GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh nhu cầu được ăn no, mặc đẹp thì nhu cầu về giải trí của con người cũng ngày được nâng cao Và sự phát triển của hệ thống mạng toàn cầu nói chung và mạng xã hội Tiktok nói riêng chính là một trong những yếu tố góp phần đáp ứng cho nhu cầu ấy TikTok hiện có mặt ở hơn 150 quốc gia, có hơn 1 tỷ người dùng và đã được tải xuống hơn 200 triệu lần chỉ riêng ở Mỹ Ứng dụng TikTok đã được tải xuống hơn 2,6 tỷ lần trên toàn thế giới, theo báo cáo của Sensor Tower vào tháng 12 năm
2020 Phần lớn người sử dụng là thế hệ gen Z (những người sinh 1997 đến năm 2012). Cũng từ đó, mạng xã hội Tiktok dần trở thành thói quen giải trí, tiêu khiển của giới trẻ, điển hình là các bạn học sinh, sinh viên Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội Tiktok không chỉ dừng lại ở mức độ giải trí mà còn có tác động lớn đến tâm lý, lối sống, hành vi và cách ứng xử của sinh viên trong các mối quan hệ Ngày nay, mạng xã hội Tiktok đang lôi cuốn một lượng đông đảo sinh viên Việt Nam nói riêng tham gia Với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, các đối tượng nghiên cứu coi mạng xã hội Tiktok là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và việc sử dụng đã trở thành một thói quen hàng ngày Với tư cách là những người nghiên cứu, tôi muốn nghiên cứu vấn đề này để hiểu rõ hơn về mạng xã hội mà tôi đang sử dụng và tìm hiểu những tác động của mạng xã hội Tiktok đối với các sinh viên - những người đang coi mạng xã hội như là một “thực đơn tinh thần” không thể thiếu được trong đời sống của mình.Bên cạnh với những lợi ích mà Tiktok đem lại thì việc lạm dụng nó đã làm cho người dùng bị ảnh hưởng rất nhiều về thời gian, sức khỏe cũng như công việc Hội chứng “nghiện” Tiktok khiến nhiều bạn trẻ tiêu tốn thời gian, sức khỏe dẫn đến chểnh mảng học hành, kết quả học tập sa sút Vậy mới thấy, tính năng chia sẻ, kết nối thông tin của Tiktok quả như một “con dao hai lưỡi”, thông tin bổ ích cũng có nhiều song thông tin tiêu cực thật khó để kiểm soát Hội chứng “nghiện” Tiktok đang trở thành thực trạng đáng báo động trong giới trẻ hiện nay Do đó, luận văn này bước đầu xác định những tác động của mạng xã hội Tiktok đối với sinh viên Việt Nam, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao các tác động tích cực, hướng sinh viên sử dụng mạng xã hội Tiktok một cách lành mạnh hơn.
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu về mức độ tác động của mạng xã hội Tiktok đối với sinh viên Tìm hiểu về lượng thời gian sử dụng mạng xã hội Tiktok của sinh viên Tìm hiểu về mục đích sử dụng mạng xã hội Tiktok của sinh viên Tìm hiểu về những tác động tích cực của mạng xã hội Tiktok đối với sinh viên Tìm hiểu về những tác động tiêu cực của mạng xã hội Tiktok đối với sinh viên Từ đó đưa ra các đề xuất và giải pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng Tiktok trong học tập của sinh viên.
Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Tiktok của sinh viên.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của việc lạm dụng Tiktok đến học tập, đời sống của sinh viên.
- Đề xuất một số hàm ý quản trị từ kết quả nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài trả lời các câu hỏi sau:
Thứ nhất, những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng Tiktok của sinh viên trong đời sống hàng ngày và ảnh hưởng của việc lạm dụng Tiktok đến đời sống sinh viên.
Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc sử dụng Tiktok hàng trong đời sống sinh viên.
Thứ ba, những hàm ý quản trị nào có thể đúc kết từ kết quả nghiên cứu?
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của mạng xã hội tiktok trong việc quản lý thời gian học tập và đời sống của sinh viên hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại các trường đại học ở việt nam.
Thời gian: Tháng 12/2022 đến hết tháng
1/2023 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài là bài nghiên cứu định lượng có kết hợp với nghiên cứu định tính với các nội dung sau:
Kết quả nghiên cứu định tính là mô hình đề xuất, bản hỏi chính thức nhằm khảo sát đánh giá của sinh viên Gồm các bước:
- Tổng hợp cơ sở lý thuyết, cơ sở thực nghiệm là các nghiên cứu có liên quan đển đề xuất mô hình.
Thông tin được thu thập, tổng hợp từ các giáo trình, sách báo nghiệp vụ cũng như các nghiên cứu liên quan trước đây của các tác giả trong và ngoài nước để phân tích, đánh giá và đưa ra mô hình phù hợp nhất với địa bàn nghiên cứu.
- Thiết kế bản hỏi nháp, xin góp ý của chuyên gia, phỏng vấn thử - chạy thử, kiểm định thang đo hình thành bản hỏi chính thức.
Sau khi xác định được mô hình lý thuyết phù hợp, tác giả thiết kế bản hỏi nháp. Sau đó,tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, sinh viên; chỉnh sửa bản hỏi, hình thành thang đo sơ bộ.
Trên bản hỏi đã được góp ý; tác giả tiến hành khảo sát thử 50 sinh viên để kiểm định thang đo.Kết quả thu được được xử lý bằng phần mềm SPSS, hoàn thành bản hỏi chính thức.
Thông qua bản câu hỏi chính thức, tác giả tiến hành khảo sát khách hàng Đối tượng khảo sát là những sinh viên đang theo học tại các trường đại học Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả tiến hành kiểm định thang đo, phân tích nhân tố, phân tích hồi qui và kiểm định mô hình bằng phần mềm SPSS.
1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài này xác định tầm ảnh hưởng của mạng xã hội tiktok trong việc quản lý thời gian học tập và đời sống của sinh viên hiện nay Qua đó giúp đánh giá ảnh hưởng của mạng xã hội tiktok đến sinh viên trong bối cảnh hiện nay Từ kết quả nghiên cứu đề tài cung cấp một số hàm ý trong quản lý thời gian góp phần giúp sinh viên quản lý, phân bổ thời gian tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này xác định tầm ảnh hưởng của mạng xã hội tiktok trong việc quản lý thời gian học tập và đời sống của sinh viên hiện nay Qua đó giúp đánh giá ảnh hưởng của mạng xã hội tiktok đến sinh viên trong bối cảnh hiện nay Từ kết quả nghiên cứu đề tài cung cấp một số hàm ý trong quản lý thời gian góp phần giúp sinh viên quản lý, phân bổ thời gian tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày.
KẾT CẤU DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Nội dung chính của luận văn dự kiến gồm 5 chương :
Chương 1: Giới thiệu về đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết , cơ sở thực nghiệm và mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị.
TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu liên quan
(1) Lê Văn Nam và cộng sự (2021), Các nhân tố tác động đến hành vi sử dụng mạng xã hội Tiktok của học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả phân tích 250 phiếu điều tra, đồng thời đánh giá tác động của nhóm nhân tố nhận thức bao gồm: Nhận thức rủi ro; Nhận thức sự dễ dàng sử dụng; Nhận thức lợi ích và Chuẩn chủ quan tác động đến hành vi sử dụng Tiktok của học sinh THPT tại Hà Nội Hành vi sử dụng Tiktok của học sinh THPT tại Hà Nội được đo lường và đánh giá bởi các nhân tố: Thời gian sử dụng; Tần suất sử dụng; Thiết bị công nghệ sử dụng và các hoạt động chủ yếu trên nền tàng Tiktok Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thêm cơ sở lý thuyết để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo, cũng như giúp cho nhà trường, phụ huynh, học sinh đưa ra các quyết định về sử dụng MXH này trong môi trường giáo dục THPT tại Hà Nội.
(2) Nguyễn thị Aí My và cộng sự (2022), đánh giá tác động của tik tok đến sinh viên trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tiến hành phân tích 200 phiếu khảo sát online từ sinh viên đại diện 6 khoa tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. Đồng thời, đánh giá sự tác động của Tik Tok đến sinh viên của trường trên 4 khía cạnh: Nhận thức; Tài chính; Sức khỏe - Làm đẹp; Kết quả học tập Kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp để khắc phục hoặc hạn chế thấp nhất những tiêu cực mà Tik Tok tác động đến sinh viên Nhóm tác giả góp phần giúp nhà trường và sinh viên
4 có những đổi mới về việc sử dụng Tik Tok một cách tích cực hơn và phục vụ cho những nghiên cứu sau này.
(3) Đoàn Thị Kim Loan và Lưu Thị Trinh (2016), các yếu tố tác động đến ý định sử dụng mạng xã hội của sinh viên: Trường hợp khảo sát tại các trường Đại học ở TP Biên Hòa, Đồng Nai
Sinh viên là nhóm khách hàng trẻ, tiềm năng đối với các sản phẩm, công nghệ dựa trên nền tảng internet như mạng xã hội Nghiên cứu hành vi chấp nhận, ý định sử dụng những sản phẩm này của nhóm khách hàng này sẽ có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận cũng như thực tiễn Nghiên cứu này sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM – Technology Acceptance Model) thông qua mô hình kinh tế lượng cấu trúc tuyến tính (SEM – Structural Equotion Model) phân tích các yếu tố tác động đến ý định sử dụng mạng xã hội của nhóm khách hàng là sinh viên trong các trường đại học Trong điều kiện kết quả khảo sát sinh viên các trường đại học tại Tp Biên Hòa cho thấy các yếu tố tác động đến ý định sử dụng mạng xã hội của sinh viên gồm quy chuẩn chủ quan, thái độ sử dụng, và nhận thức kiểm soát hành vi Kết quả nghiên cứu tạo nền tảng lý luận quan trọng giúp các nhà làm marketing nhận thức rõ các yếu tố chi phối hành vi chấp nhận sử dụng công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mới của nhóm khách hàng là sinh viên, hỗ trợ hiệu quả cho việc ra quyết định marketing, kinh doanh nhất là lĩnh vực thương mại điện tử.
(4) Nguyễn Lan Nguyên (2020), tác động của mạng xã hội Facebook đến sinh viên hiện nay: Thực trạng và đề xuất chính sách
Với sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng trực tuyến hiện nay, các mạng xã hội, đặc biệt là mạng xã hội Facebook đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống sinh viên Bài viết này sẽ tập trung phân tích tác động của mạng xã hội Facebook đến sinh viên theo một số phương diện chính sau: tác động đến việc học tập; tác động đến việc phát triển kỹ năng; tác động đến việc rèn luyện thái độ Đồng thời, bài viết cũng trình bày một số đề xuất chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tác động của mạng xã hội Facebook đến sinh viên Việt Nam trong thời gian tới.
- Khung lý thuyết của bài nghiên cứu là mạng xã hội, sinh viên, lý thuyết sự lựa chọn hợp lý.
Đánh giá tài liệu lược khảo
Thứ nhất, các biến độc lập từ các nghiên cứu trước như sau:
STT Tác giả Bài nghiên cứu
1 Lê Văn Nam và Các nhân tố tác động đến hành vi cộng sự (2021) sử dụng mạng xã hội Tiktok của học sinh trung học phổ thông tại
- Thời gian sử dụng - Tần suất sử dụng Thiết bị công nghệ sử dụng và các hoạt động chủ yếu trên nền
5 tàng Tiktok Nguyễn thị Aí My đánh giá tác động của tik tok đến - Nhận thức và cộng sự (2022) sinh viên trường Đại học Kinh tế - - Tài chính
2 Kỹ thuật Bình Dương - Sức khỏe - Làm đẹp
- Kết quả học tập Đoàn Thị Kim các yếu tố tác động đến ý định sử - Quy chuẩn chủ Loan và Lưu Thị dụng mạng xã hội của sinh viên: quan
3 Trinh (2016)Trường hợp khảo sát tại các - Thái độ sử dụng trường Đại học ở TP Biên Hòa, - Nhận thức kiểm Đồng Nai soát hành vi
Nguyễn Lan tác động của mạng xã hội - Tác động đến Nguyên (2020) Facebook đến sinh viên hiện nay: việc học tập
Thực trạng và đề xuất chính sách - Tác động đến 4 việc phát triển kỹ năng
- Tác động đến việc rèn luyện thái độ
Thứ hai, về phương pháp nghiên cứu, đa số các bài nghiên cứu trên sử dụng chủ yếu là dữ liệu thứ cấp, vận dụng thống kê mô tả để đánh giá thực trạng.
Thứ ba, từ đó, tác giả sẽ thu thập dữ liệu sơ cấp từ khảo sát các sinh viên, nhằm thêm góc nhìn khách quan cho phân tích thực trạng.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
2.3.1 Khái niệm về mạng xã hội
Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến, là nơi mà mọi người có thể xây dựng các mối quan hệ ảo với những người có chung tính cách, sở thích, nghề nghiệp… hoặc với cả những người có mối quan hệ ngoài đời thực Mạng xã hội hiện nay có nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, và có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính bảng , laptop, điện thoại di động,…
2.3.2 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý
Lý thuyết lựa chọn hợp lý tuyên bố rằng các cá nhân sử dụng các tính toán hợp lý để đưa ra các lựa chọn hợp lý và đạt được kết quả phù hợp với mục tiêu cá nhân của họ Những kết quả này cũng liên quan đến việc tối đa hóa lợi ích cá nhân Sử dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý được kỳ vọng sẽ dẫn đến các kết quả mang lại cho mọi người sự hài lòng và lợi ích lớn nhất, với sự lựa chọn hạn chế mà họ có sẵn.
Lý thuyết lựa chọn hợp lý thường gắn liền với các khái niệm về tác nhân duy lý, tư lợi và bàn tay vô hình Nhiều nhà kinh tế cho rằng các yếu tố liên quan đến lý thuyết lựa chọn hợp lý đều có lợi cho nền kinh tế nói chung Adam Smith là một trong những nhà kinh tế học đầu tiên phát triển các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết lựa chọn
6 hợp lý Có nhiều nhà kinh tế tranh cãi về tính xác thực của lý thuyết lựa chọn hợp lý và lý thuyết bàn tay vô hình.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Dựa trên các lý thuyết liên quan về mạng xã hội, quản lý thời gian các mô hình nghiên cứu trước, dự kiến Mô hình đề xuất nghiên cứu của tác giả như sau
SINH VIÊN Kết quả học tập
Nguồn: Tác giải tổng hợp và đề xuất.
Các biến trong mô hình:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BÀI TIỂU LUẬN
Các hoạt động/ Thời gian
1 Xây dựng đề cương tiểu luận X
2 Chương 1: Giới thiệu đề tài X
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên
4 Chương 3: Thiết kế nghiên cứu X
5 Chương 4: Kết quả nghiên cứu X
6 Chương 5: Kết luận và kiến nghị X
KẾT QUẢ KHẢO SÁT SƠ BỘ HỖ TRỢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CUỘC KHẢO SÁT
SÁT Mục đích cuộc khảo sát:
Mục đích của cuộc khảo sát nhằm lấy ý kiến đánh giá của các sinh viên đang theo học tại các trường đại học trên lãnh thổ Việt Nam về vấn đề ảnh hưởng của MXH Tiktok tới cuộc sống của sinh viên hiện nay.
Từ đó, là hỗ trợ phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm giúp sinh viên tránh khỏi những tiêu cực của MXH và tận dụng MXH tốt hơn. Đối tượng , qui mô, cơ cấu mẫu khảo sát:
- Đối tượng khảo sát : Toàn bộ sinh viên đang theo học tại các trường đại học trên cả nước.
- Quy mô khảo sát: 50 người Sau khi phát ra 50 phiếu, thu về 50 phiếu, tất cả phiếu đều đạt yêu cầu Vậy có 50 phiếu được đưa vào phân tích.
- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện
Cơ sở cho thiết kế phiếu khảo sát:
- Tham khảo ý kiến 2 chuyên gia để chỉnh sửa bản hỏi, hình thành Phiếu khảo sát chính thức.
- Sau khi thiết kế, tham khảo ý kiến, chỉnh sửa bản câu hỏi nháp; tác giả đã hình thành được bản câu hỏi chính thức khảo đánh giá về tác động của MXH Tiktok đến đời sống sinh viên hiện nay.
- Bản hỏi chính thức gồm 24 biến quan sát .
- Các biến quan sát được đo lường trên thang đo Likert 5 mức độ: thay đổi từ 1
= hoàn toàn không đồng ý đến 5 = hoàn toàn đồng ý.
KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU
Thống kê mô tả các biến
Bảng 5.1: Thống kê mô tả các biến
Trung Độ lệch n bình chuẩn
B1 ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC (NT)
Bạn tích cực cập nhật và theo dõi tin tức trên Tik Tok?
Việc Chính phủ, cơ quan, ban ngành đưa ra các thông tin chính thống trên của Tik Tok giúp bạn tiếp cận thông tin nhanh và hiệu quả hơn?
Trong nhận thức của bạn, Tik Tok là một ứng dụng mang tính tích cực?
Các video về mẹo hay trên Tik Tok giúp bạn tránh được các vấn đề tiêu cực trong cuộc sống?
Tik Tok là một ứng dụng mang tính rủi ro cao đối với người dùng về bảo mật thông tin?
Các video về từ thiện trên Tik Tok tác động tích cực đến ý định từ thiện của bạn?
B2 ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÀI CHÍNH (TC)
Những người có sức ảnh hưởng trên Tik Tok tác động đến ý định mua hàng của bạn?
Các Livestream trên Tik Tok thu hút và tác động đến ý định mua hàng của bạn?
Mua hàng trên Tik Tok đem đến cho bạn trải nghiệm không tốt vì sản phẩm kém chất lượng?
Trên Tik Tok xuất hiện nhiều vụ lừa đảo việc làm “việc nhẹ, lương cao”?
Tik Tok xuất hiện tình trạng lừa đảo tiền bạc thông qua tin nhắn đối với bạn?
Tik Tok tác động tích cực đến tình hình tài chính cá nhân của bạn?
B3 ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP (HT)
Kiến thức từ các kênh học thuật trên Tik Tok bổ ích đối với bạn?
Các video chia sẻ kiến thức và kỹ năng tạo hứng thú học tập đối với bạn?
Lướt Tik Tok chiếm dụng thời gian dành cho việc học tập của bạn?
Tik Tok giúp bạn phát triển tri thức và kỹ năng?
Tik Tok tác động tích cực đến bạn trong học tập?
Các kiến thức và kỹ năng được chia sẻ trên Tik Tok có độ sai lệch cao?
B4: ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUỸ THỜI GIAN VÀ CUỘC SỐNG SINH VIÊN (TG)
Những thí nghiệm và hành động nguy hiểm trên Tik Tok ảnh hưởng tích cực đến bạn?
Việc chế biến thực phẩm theo video trên Tik Tok tốt cho sức khỏe của bạn?
Bạn thức quá khuya để sử dụng ứng dụng Tiktok?
Tik Tok tác động tích cực đến sức khỏe của bạn?
Bạn có đang “nghiện Tik Tok?
Bạn dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi trong ngày để lướt Tiktok?
(Nguồn: kết quả xử lý trên SPSS – Phụ lục 3 )