1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cơ điện lạnh đà nẵng

72 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cấu Trúc Vốn Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Của Công Ty Cơ Điện Lạnh Đà Nẵng
Tác giả Phan Thị Diệu Hạnh
Người hướng dẫn Th.S Võ Văn Vang
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 793 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (2)
    • 1.1. CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (0)
      • 1.1.1. Cấu trúc vốn và các nhân tố cấu thành cấu trúc vốn (2)
      • 1.1.2. Phân tích và đánh giá cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp (3)
        • 1.1.2.1. Tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp (3)
        • 1.1.2.2. Tính ổn định của nguồn tài trợ (5)
      • 1.1.3. Cấu trúc vốn tối ưu và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tối ưu (7)
      • 1.1.4. Tác động của cấu trúc vốn đến doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp (8)
        • 1.1.4.1. Cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính (8)
        • 1.1.4.2. Cấu trúc tài chính và rủi ro tài chính của doanh nghiệp (9)
    • 1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP (0)
      • 1.2.1. Cơ cấu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (11)
        • 1.2.1.1. Vốn cố định (11)
        • 1.2.1.2. Vốn lưu động (12)
      • 1.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp (14)
        • 1.2.2.1. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp (14)
        • 1.2.2.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong DN14 1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp (14)
        • 1.2.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định (15)
        • 1.2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động (16)
        • 1.2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong Doanh nghiệp (19)
      • 1.2.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DN (21)
    • 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CƠ ĐIỆN LẠNH ĐÀ NẴNG (0)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (22)
      • 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty (23)
      • 2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cơ điện lạnh Đà Nẵng (Searee) (24)
      • 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán tại công ty cơ điện lạnh Đà Nẵng (27)
        • 2.1.4.1. Tổ chức sản xuất (27)
        • 2.1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý (29)
    • 2.2. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CƠ ĐIỆN LẠNH ĐÀ NẴNG (0)
      • 2.2.1. Cấu trúc vốn của công ty cơ điện lạnh Đà Nẵng (33)
        • 2.2.1.1. Đánh giá cấu trúc vốn (33)
        • 2.2.1.2. Đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính và rủi ro tài chính (36)
      • 2.2.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty (37)
        • 2.2.2.1. Kết cấu vốn cố định của Công ty (37)
        • 2.2.2.2. Tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty (38)
        • 2.2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty (41)
      • 2.2.3. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty (43)
        • 2.2.3.1. Kết cấu và tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động tại công ty cơ điện lạnh Đà Nẵng (43)
        • 2.2.3.2. Tình hình vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công (50)
      • 2.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp (54)
        • 2.2.4.1. Hệ số quay vòng vốn của Công ty (54)
        • 2.2.4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (55)
      • 2.2.5. Khả năng thanh toán của công ty cơ điện lạnh Đà Nẵng (56)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG CẤU TRÚC VỐN TỐI ƯU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY SEAREE (60)
    • 3.1. Thực hiện một cơ trúc vốn hợp lý tại công ty cơ điện lạnh Đà Nẵng (60)
    • 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiêu quả sử dụng vốn tại công ty Searee (62)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.1 Cơ cấu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ… hay hoạt động bất cứ ngành nghề nào khác, các DN cần phải có một lượng vốn nhất định Số vốn kinh doanh có được biểu hiện dưới dạng tài sản, trong hoạt động tài chính của

DN Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả là yếu tố quan trọng nhất có tính chất quyết định đến mức độ tăng trưởng hay suy thoái của DN Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta cần nắm rõ về vốn, đặc điểm của nó ra sao.

1.2.1.1 Vốn cố định Định nghĩa: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp Tài sản cố định là những tư liệu lao động đáp ứng hai tiêu chuẩn sau:

- Thời gian sử dụng: Từ một năm trở lên

- Tiêu chuẩn về giá trị: Phải có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định do Nhà nước quy định phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ (theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/BTC thì TSCĐ có giá từ 10.000.000 trở lên) Theo hình thái biểu hiện, TSCĐ được chia thành 2 loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình

* TSCĐ hữu hình: Là những tài sản có hình thái, vật chất, chia thành các nhóm sau:

- Nhà cửa, vật kiến trúc

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn

- Thiết bị, dụng cụ quản lý

- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm

- Các TSCĐ hữu hình khác

* TSCĐ Vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện những lượng giá trị lớn mà doanh nghiệp đã đầu tư, liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh Bao gồm các loại sau:

- Chi phí thành lập doanh nghiệp

- Chi phí về bằng phát minh sáng chế

- Chi phí nghiên cứu phát triển

- Chi phí về lợi thế thơng mại

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của vốn cố định được gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó là TSCĐ Vì vậy, khi nghiên cứu về vốn cố định trước hết phải dựa trên cơ sở tìm hiểu về TSCĐ TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động có giá trị lớn tham gia một cách trực tiếp vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp qua nhiều chu kỳ sản xuất Về mặt giá trị: Giá trị của TSCĐ được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm mà nó tạo ra trong quá trình sản xuất. Đặc điểm về mặt hiện vật và giá trị của TSCĐ đã quyết định đến đặc điểm chu chuyển của vốn cố định Song quy mô của vốn cố định lại được quyết định bằng quy mô TSCĐ Qua mối liên hệ đó ta có thể khái quát những nét đặc thù về sự vận động của vốn cố định trong sản xuất kinh doanh như sau:

Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất

Vốn cố định luân chuyển dần dần, từng phần khi tham gia vào quá trình sản xuất. Một phần sẽ gia nhập vào chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với giảm dần giá trị sử dụng của TSCĐ Phần còn lại của vốn cố định được cố định trong các chu kỳ sản xuất kế tiếp, nếu như phần vốn luân chuyển dần dần được tăng lên thì phần vốn cố định giảm tương ứng với mức suy giảm dần về giá trị sử dụng của TSCĐ Kết thúc sự biến thiên nghịch chiều đó cũng là lúc TSCĐ hết thời hạn sử dụng và vốn cố định cũng hoàn thành một vòng luân chuyển.

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục.

Như vậy, dưới góc độ tài sản thì vốn lưu động được sử dụng để chỉ các tài sản lưu động Vốn lưu động chịu sự chi phối bởi tính luân chuyển của tài sản lưu động Vốn lưu động luôn dược chuyển hóa qua nhiều hình thái vật chất khác nhau và chuyển hóa phần lớn vào giá trị sản phẩm, phần còn lại chuyển hóa trong lưu thông Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên liên tục nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng và mang tính chu kỳ Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu của quá trình tái sản xuất Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục thì phải có đủ vốn lưu động để đầu tư vào các tư liệu lao động khác nhau, đảm bảo cho tư liệu lao động tồn tại một cách hợp lý, đồng bộ với nhau trong một cơ cấu Do đặc điểm của vốn lưu động là trong quá trình sản xuất kinh doanh luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, sự vận động tuần hoàn liên tục đã quyết định sự vận động của vốn lưu động.

Trong DN, việc quản lý tốt vốn lưu động có vai trò rất quan trọng Muốn quản lý tốt vốn lưu động các DN phải phân biệt được các bộ phận cấu thành của vốn lưu động để trên cơ sở đó đề ra được các biện pháp quản lý với từng loại:

Tiền mặt và chứng khoán có thể bán được: Tiền trong quỹ của doanh nghiệp, các khoản tiền gửi, chứng khoán…

Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu là phổ biến Các hóa đơn chưa được thanh toán tạo thành các khoản phải thu, phản ánh tín dụng thương mại Tín dụng thương mại giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín và vị thế thị trường.

DN trên thị trường đồng thời cũng có thể dẫn tới rủi ro trong hoạt động kinh doanh của DN.

Hàng tồn kho: Việc tồn tại vật tư, hàng hóa dự trữ, tồn kho là bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp

1.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

1.2.2.1 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Hiệu quả tài chính là mối quan hệ kinh tế mà chủ thể nhận được và chi phí kinh tế mà DN bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó Hiệu quả tài chính là điều đầu tiên các DN quan tâm tới Thông qua đó DN có thể lập được hiệu quả trước mắt và lâu dài.

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho chúng sinh lời tối đa nhằm mục tiêu tối đa hóa khả năng sinh lời của chủ sở hữu.

Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện thông qua tốc độ quay vòng vốn Doanh nghiệp có tốc độ quay vòng vốn nhanh được đánh giá là sử dụng vốn hiệu quả hơn Tuy nhiên, tốc độ quay vòng vốn lại phụ thuộc vào các yếu tố như mức tiêu thụ, phương thức thanh toán và cả những yếu tố khách quan như chính sách kinh tế do nhà nước ban hành.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CƠ ĐIỆN LẠNH ĐÀ NẴNG

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CƠ ĐIỆN LẠNH ĐÀ NẴNG (SEAREE) 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CƠ ĐIỆN LẠNH ĐÀ NẴNG

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty cơ điện lạnh Đà Nẵng – với tên giao dịch là SEAREE (Sea Refrigeration Electrical Engineering), là thành viên chính thức của hiệp hội lạnh quốc tế - IIR).

Ngày 30/8/1998 công ty cơ điện lạnh Đà Nẵng được thành lập và là đơn vị thành viên của công ty xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung (Seaprodex Đà Nẵng). Ngày 26/10/1998 công ty cơ điện lạnh Đà Nẵng sáp nhập vào công ty Kỹ Nghệ Lạnh Searefeco.

Ngày 29/10/2004 công ty cơ điện lạnh Đà Nẵng đưa vào hoạt động nhà máy và văn phòng mới tại đường số 10, khu công nghiệp Hòa Khánh –quận Liên Chiểu - thành phố Đà Nẵng.

Tên công ty : Công ty cơ điện lạnh Đà Nẵng.

Tên giao dịch : Searee. Địa chỉ : Đường số 10, khu công nghiệp Hòa Khánh – Quận Liên

Chiểu – Thành phố Đà Nẵng Điện thoại : (84-511)3736253

Fax : (08-511)3736252 Địa chỉ website : http://www.searee.com Địa chỉ Email : searee@searefico.com

 Mục tiêu chiến lược: Trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực Khoa học - Kỹ thuật - Công nghệ

 Sản phẩm dịch vụ: Chất lượng.

 Khách hàng: Thỏa mãn nhu cầu khách hàng luôn đi cùng với sự phát triển của khách hàng.

 Nội bộ: Phát huy tám chữ vàng “Tài năng - Bản lĩnh - Sáng tạo - Đoàn kết”.

 Nguồn nhân lực: Đội ngũ kỹ sư và chuyên viên kỹ thuật của công ty cơ điện lạnh Đà Nẵng đã được huấn luyện về bảo trì, bảo dưỡng ở các nước như Singapore, Mỹ, Nhật, Thái Lan, Ý, Đan Mạch, Đức.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Chức năng của công ty:

Công ty cơ điện lạnh Đà Nẵng hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực sau: -Tư vấn, khảo sát, thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công lắp đặt các trình lạnh công nghiệp, điều hòa không khí, hệ thống điện, hệ thống phòng cháy, thang máy, cấp thoát nước, cơ khí thuộc các ngành công nghiệp và dân dụng.

- Sản xuất và gia công, chế tạo máy móc, thiết bị, vật liệu cơ điện lạnh.

Thầu thi công xây dựng, trang trí nội ngoại thất các công trình dân dụng công nghiệp, triển khai dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị cơ điện lạnh, phương tiện vận tải, đảm bảo chất lượng, tiến độ và an toàn lao động.

- Kinh doanh các loại vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị.

Sản phẩm của công ty:

Thiết bị áp lực: Bình chứa cao áp, bình chứa hạ áp, bình trung gian, bình ngưng ống chùm nằm ngang, bình tách dầu, bình tách lỏng, bình tách khí không ngưng

Panel cách nhiệt: Panel cách nhiệt PU, cửa bản lề kho lạnh, cửa tò vò kho lạnh…

Thiết bị lạnh công nghiệp: Thiết bị cấp đông siêu tốc, Băng chuyền cấp đông nhanh dạng rời kiểu xoắn ốc, tủ cấp đông tiếp xúc, tủ cấp đông gió, máy đá vảy, thiêt bị ngưng tụ kiểu bay hơi cưỡng bức…

Hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho building, resort, các nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy sản xuất dược phẩm

Hệ thống lạnh cho nhà máy chế biến thủy sản và súc sản, Hệ thống lạnh cho nhà máy bia và nước giải khát, hệ thống lạnh cho nhà máy sữa…

Các công trình tiêu biểu: : Siêu thị BigC Hà Nội, Hà Nội Horison Hotel,

Sunrise Hotel ở Nha Trang, Công ty cổ phần Pynerphaco, công ty cổ phần dược TƯ Mediphaco, Nam Hải resort, trung tâm học liệu đại học Thái Nguyên, Rose garden hotel, viện anh ngữ ELI, siêu thị big C Đà Nẵng…

Nhiệm vụ của công ty: Để đảm thực hiện các chức năng trên, công ty có những nhiệm vụ sau:

- Thường xuyên trao đổi, mở rộng quan hệ giao dịch, liên kết với các đối tác để mở rộng thị trường, tăng năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, tìm hiểu khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cung cấp kịp thời và hiệu quả.

- Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước nhằm tìm cơ hội kinh doanh, không ngừng nâng cao uy tín của công ty trên thị trường

- Tổ chức thực hiện tốt chế độ hạch toán theo quy định của nhà nước, hoạt động theo đúng chủ trương, đường lối chính sách của nhà nước.

- Ngày càng hoàn thiện công tác tổ chức theo hướng gọn nhẹ và đạt hiệu quả cao, phân chia trách nhiệm và quản lý cán bộ công nhân viên theo phân cấp quản lý của công ty, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chính sách đối với người lao động, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội chủ nghĩa.

2.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cơ điện lạnh Đà Nẵng

Một số kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Dưới đây là một số chỉ tiêu thể hiện kết quả kinh doanh qua các năm:

Bảng 2 1: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng tài sản 67.457.982.542 59.888.398.301 80.979.780.264 Vốn chủ sở hữu 12.346.018.079 14.594.372.617 12.978.733.019

Doanh thu thuần 150.086.308.205 100.994.694.148 132.136.312.030 Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh 6.368.704.764 7.961.740.846 6.704.065.050

Tổng lợi nhuận trước thuế 6.197.818.037 7.948.701.858 6.698.395.423

Doanh nghiệp hoạt động trong ngành cơ điện lạnh thường thực hiện các hợp đồng lớn và kéo dài, dẫn đến việc doanh thu phản ánh không chỉ kết quả hoạt động trong kỳ hiện tại mà còn bao gồm cả kết quả của các kỳ trước Ngoài ra, một phần doanh thu trong kỳ cũng sẽ được hạch toán vào các kỳ sau khi công trình được quyết toán.

Trong năm 2009 hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được kết quả tốt, lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh tăng lên đáng kể Tình hình kinh tế nhìn chung trong năm 2008 không mấy khả quan dẫn đến giá trị của các hợp đồng ký kết giảm, do đó lợi nhuần thuần hoạt động kinh doanh thấp hơn các năm khác.Năm 2010, lợi nhuần thuần hoạt động sản xuất kinh doanh giảm so với năm

2009 nhưng vẫn ở mức cao, tổng tài sản tăng lên đáng kể.

Nhìn chung tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng không rõ rệt qua 3 năm Năm 2009 tăng so với năm 2008 nhưng sang năm 2010 thì lại giảm so với 2009, năm 2008 doanh nghiệp đạt kết quả thấp nhất và doanh nghiệp đạt kết quả cao nhât vào năm 2009.

Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp:

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CƠ ĐIỆN LẠNH ĐÀ NẴNG

2.2.1 Cấu trúc vốn của công ty cơ điện lạnh Đà Nẵng

2.2.1.1 Đánh giá cấu trúc vốn

Nhìn chung, nguồn vốn của Searee được tài trợ chủ yếu từ các khoản nợ vay ngân hàng Thông thường, khi trúng thầu thì bộ phận tín dụng của công ty sẽ lập hồ sơ vay vốn để phục vụ cho công trình Công ty đã và đang là khách hàng uy tín của một số ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như: Techcombank Đà Nẵng,VIB bank, ngân hàng NN & PTNT-KCN Đà Nẵng, ngân hàng Việt- Nga, Indovina bank Đà Nẵng…Công ty chủ yếu vay nợ từ các ngân hàng này để phục vụ cho quá trình kinh doanh của mình, do là khách hàng quen thuộc và uy tín nên các khoản tín dụng được ưu đãi về lãi suất Còn nguồn vốn CSH của Searee do công ty mẹSearefico cung cấp.

Bảng 2.2: Cấu trúc vốn của công ty Searee qua các năm. ĐVT:Đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệnh 2009/2008

1 Nợ phải trả 68.001.047.245 45.294.025.684 55.111.964.463 22.707.021.561 50,13% -9.817.938.779 -17,81% a Nợ ngắn hạn 64.185.722.395 42.237.758.134 51.800.037.438 21.947.964.261 51,96% -9.562.279.304 -18,46% b Nợ dài hạn 3.815.324.850 3.056.267.550 3.311.927.025 759.057.300 24,84% -255.659.475 -7,72%

3 Tổng tài sản (Tổng nguồn vốn) 80.979.780.264 59.888.398.301 67.457.982.542 21.091.381.963 35,22% -7.569.584.241 -11,22%

5 Tỷ suất tự tài trợ (2/3) 16,03% 24,37% 18,30% -8,34% -34,23% 6,07% 33,15%

6 Tỷ suất nợ trên vốn CSH (1/2) 523,94% 310,35% 446,39% 213,59% 68,82% -136,04% -30,48%

10 Tỉ suất NVCSH trên NVTX (2/9) 77,28% 82,68% 78,85% -5,40% -6,53% 3,84% 4,87%

Dựa vào bảng số liệu ta thấy tỷ suất nợ của công ty hầu như thay đổi không đáng kể, tỷ suất nợ năm 2009 giảm so với năm 2008 là 6,07% trong tổng cơ cấu tài sản, tỷ suất nợ năm 2010 tăng so với năm 2009 là 8,34%, nguyên nhân này là do tốc độ tăng của nợ phải trả cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (50,13%>35,22%). Nhìn chung, tỷ suất nợ của công ty ít biến động nhưng vấn đề đáng quan tâm là liệu tỷ suất nợ quá cao qua các năm ảnh hưởng tốt hay xấu đến hiệu quả tại công ty?

Tỷ lệ tài trợ từ nguồn vốn vay ngắn hạn (NVCSH) của doanh nghiệp tương đối thấp và ổn định trong những năm qua Cụ thể, tỷ lệ này đạt 18,30% vào năm 2008, tăng lên 24,37% vào năm 2009 và giảm xuống 16,03% vào năm 2010 Sự gia tăng tỷ lệ tự tài trợ vào năm 2009 (6,07%) là do vốn chủ sở hữu tăng trong khi tổng tài sản giảm.

2010, tỷ suất tự tài trợ lại giảm đi so với năm 2009 do tổng tài sản tăng mạnh (32,35%).

Nhìn chung, trong những năm qua dựa vào số liệu ở bảng phân tích ta có thể thấy rằng tỷ suất nợ của công ty là khá cao, tính tự chủ về tài chính của công ty là thấp và dễ bị gây sức ép từ các chủ nợ Công ty khó có cơ hội tiếp nhận vốn từ bên ngoài như vay ngắn hạn hoặc sự đầu tư từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân khác. Nhưng, đối với công ty cơ điện lạnh Đà Nẵng là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây lắp thì tỷ suất nợ thường cao, đây là điều có thể chấp nhận được.

Tính ổn định về tài trợ thể hiện mức ổn định khi sử dụng các nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh Tính ổn định liên quan đến nguồn vốn sử dụng có tính chất thường xuyên hay tạm thời

Tỷ suất NVTX và tỷ suất NVTT biến động không rõ nét qua 3 năm, nhìn chung có sự ổn định tương đối về các tỷ suất này qua các năm Năm 2008 tỷ suất NVTX là 23,21%, đến năm 2009 tỷ suất này là 29,47% tăng 6,26%, nhưng sang năm 2010 tỷ suất này giảm xuống còn 20,47%.

Nhìn chung, tỷ suất NVTT cao hơn rất nhiều so với tỷ suất NVTX và có xu hướng tăng Năm 2010 tỷ suất NVTT là 79,26% Điều này cho thấy nguồn tài trợ của DN phần lớn là nợ ngắn hạn, nên DN chịu áp lực về việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khá cao, tính ổn định của các nguồn tài trợ còn thấp Những nguyên nhân dẫn đến tình hình này là quy mô của DN tăng quá nhanh Tổng tài sản vào cuối năm 2010 tăng 35,22% so với cuối năm 2009 trong khi VCSH trong thời gian tương ứng lại giảm 11,07% nên DN phải huy động một lượng vốn từ các ngân hàng và tổ chức khác

2.2.1.2 Đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính và rủi ro tài chính

Bảng 2.3: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính và rủi ro tài chính.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008

11.(RE -TSLV) -0,77% 1,54% -1,78% Để có thể đánh giá chính xác việc công ty đã khai thác triệt để hiệu ứng đòn bẩy tài chính hay chưa và tác động của việc xây dựng cấu trúc vốn đến hiệu quả và rủi ro tài chính của DN Qua bảng phân tích trên chúng ta có những nhận xét sau: Trong năm 2008: Độ lớn ĐBTC là 4,46 đồng thời trong năm công ty đã duy trì một tỷ suất nợ rất cao 81,7% trong khi đó hiệu quả kinh doanh của công ty là 9,72% và hiệu quả tài chính đạt ở mức 38,9% là rất cao Điều này cho thấy trong năm 2008 bộ phận quản lý tài chính phân bổ cơ cấu vốn là rất hiệu quả và hợp lý, với tỷ suất nợ trên thì thì rủi ro tài chính của công ty là tương đối an toàn.

Trong năm 2009 thì đòn bẩy tài chính có giảm so với năm trước là do công ty đã giảm khoản nợ vay xuống còn 75,63%, tuy nhiên hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tài chính đều tăng so với năm trước, rủi ro tài chính giảm và mức độ an toàn cao hơn so với 2008.

Trong năm 2010 công ty đã vay nhiều hơn, tăng tỷ suất nợ lên 83,97%, độ lớn ĐBTC cũng tăng lên 5,24, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tài chính đều tăng ROE rất cao 42,49%, cho thấy công ty đã phát huy được hiệu ứng thuận của đòn bẩy tài chính

Từ những phân tích trên cho thấy tình hình tài chính của công ty cơ điện lạnh Đà Nẵng trong những năm qua tương đối tốt Công ty vẫn duy trì tỷ suất nợ cao trong cấu trúc vốn của mình tuy nhiên vẫn đảm bảo mức an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Việc duy trì một tỷ suất nợ cao qua các năm đã làm tăng hiệu ứng thuận của đòn bẩy tài chính tuy nhiên cũng mang đến cho công ty nhiều rủi ro

2.2.2 Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty

2.2.2.1 Kết cấu vốn cố định của Công ty

Bảng 2.4: Kết cấu vốn cố định của công ty ĐVT: Đồng

Vốn cố định Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

2 Đầu tư TC dài hạn - - - -

4 Chi phí trả trước dài hạn 150.843.153 1,49% 173.998.512 1,51% 207.467.649 1,63% Tổng cộng 10.139.727.911 100% 11.504.389.050 100% 12.763.836.236 100%

Nhìn chung, qua bảng số liệu trên, ta thấy tình hình vốn cố định của Công ty ổn định, có giảm nhưng không đáng kể Cụ thể do các yếu tố sau:

Tài sản cố định: Công ty quan tâm đầu tư TSCĐ, nguyên giá tăng lên qua các năm Năm 2008, giá trị TSCĐ là 12.556.368.587 đồng, chiếm tỷ trọng 98,37% trong tổng vốn cố định Năm 2009, tài sản cố định là 11.330.390.538 đồng, chiếm tỷ trọng98,49% trong tổng vốn cố định Năm 2010, TSCĐ là 9.988.884.758 đồng, chiếm tỷ trọng 98,51% trong tổng vốn cố định Nguyên nhân giảm là do Công ty có đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị phục vụ cho việc mở rộng hoạt động sản xuất, nhưng một số máy móc thiết bị cũ nên làm cho mức trích khấu hao tăng Mà nguyên giá TSCĐ có tăng nhưng vẫn tăng ít hơn so với mức trích khấu hao tăng nên đã làm cho tài sản cố định có xu hướng giảm nhưng không đáng kể từ năm 2008 đến năm 2010

Chi phí trả trước dài hạn năm 2008 là 207.467.649 đồng, chiếm tỷ trọng 1,63% trong tổng vốn cố định Năm 2009 là 173.998.512 đồng, chiếm tỷ trọng 1,51% trong tổng vốn cố định Năm 2010 là 150.843.153 đồng, chiếm tỷ trọng 1,49% trong tổng vốn cố định Nguyên nhân giảm chi phí này là do khi giá trị xây lắp dở dang hoàn thành, chi phí trả trước cho nhà thầu cũng được quyết toán cùng với chi phí phải trả.

2.2.2.2 Tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty

Searee thống nhất quản lý, hạch toán theo dõi TSCĐ của công ty tại phòng kế toán Hằng năm, các bộ phận phòng ban lập kế hoạch mua sắm TSCĐ, lập văn bản, dự toán trình công ty xem xét và phê duyệt tổng thể đầu tư hằng năm Đối với những TSCĐ có giá trị lớn phải có luận chứng khoa học kỹ thuật để biết thời gian đầu tư cũng như thời gian có thể thu hồi vốn.

Tại công ty các TSCĐ được phân loại dựa vào đặt trưng kỹ thuật:

Nhà cửa, vật kiến trúc:

STT Mã số Tên TSCĐ GTCL

3 TS0223 Nhà nghỉ công nhân 1.673.720.654

4 TS0229 Hệ thống đường bộ, cấp thoát nước 1.245.461.320

5 TS0224 Nhà kho vật tư 985.316.246

6 TS0234 Tường rào, cổng ngõ, nhà bảo vệ 653.249.850

7 TS0166 Nhà xưởng xí nghiệp 635.212.322

9 TS0206 Văn phòng công trường di động (3 cái) 135.256.462

Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất:

STT Mã số Tên TSCĐ GTCL

1 TS0271 Máy phun Foam áp lực cao HYDRA100R11 2.675.122.012

2 TS0235 Cầu lăn 5 tấn khẩu độ 20m 1.223.544.252

3 TS0253 Máy chấn tole MURATECH 945.123.325

4 TS0291 Máy cắt tole thủy lực YAWEL model QC 12Y 864.122.332

5 TS0290 Máy đột Amado ARIE3 222 654.325.450

6 TS0174 Máy tiện hiệu KEME 453.421.056

7 TS0064 Dây chuyền sản xuất panel 385.476.254

8 TS0307 Xe nâng bằng điện (3 cái) 380.564.563

9 TS0245 Hệ thống khí nén 04460 254.527.562

Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn:

STT Mã số Tên TSCĐ GTCL

1 TS0288 Xe Mercedes-Benz E250 CGI 1.352.562.456

3 TS0216 Xe ô tô 7 chổ hiệu Mitsubishi pajero 886.123.365

4 TS0162 Xe Toyota 2ACE 8 chổ 744.255.433

Thiết bị văn phòng phục vụ quản lý:

- Hệ thống điều hòa không khí.

- IBM server system X3650 M3 + comrack cabinet.

- Máy tính xách tay Dell core i3350.

- Hệ thống điện, thu lôi chống sét.

Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty. ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2009/2008

Tài sản cố định là một bộ phận cấu thành nên vốn cố định và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng giá trị tài sản

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG CẤU TRÚC VỐN TỐI ƯU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY SEAREE

Thực hiện một cơ trúc vốn hợp lý tại công ty cơ điện lạnh Đà Nẵng

Để cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thì phải có vốn nhưng quy mô của hoạt động sản xuất nhỏ hay lớn tùy thuộc vào cơ cấu vốn và với một mức doanh thu nào đó đòi hỏi phải có một lượng vốn thích hợp.

Việc quản lý cấu trúc tài chính của doanh nghiệp luôn đi kèm với nhu cầu vốn, do đó các nhà quản lý tài chính cần tìm kiếm nguồn vốn cho công ty một cách hợp lý Nhu cầu vốn này sẽ được ước tính trong kế hoạch tài chính của công ty.

Từ đó, đưa ra một cấu trúc tài chính phù hợp, an toàn và hiệu quả.

Khi mà khủng hoảng tài chính đang là mối đe dọa hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp thì việc xây dưng cấu trúc vốn phù hợp được xem là giải pháp hữu hiệu để tồn tại và phát triển bền vững Việc thiết lập một cơ cấu vốn tối ưu không chỉ đảm bảo khả năng thanh toán, đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao, mà còn giúp doanh nghiệp có cơ hội huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào lĩnh vực mới…

Theo một số chuyên gia tài chính, cho đến nay, nhiều doanh nhân vẫn quan niệm rất đơn giản về cơ cấu vốn của doanh nghiệp, chỉ khi nào cần đầu tư mới đi vay vốn hoặc phát hành cổ phiếu Chính "tâm lý" này đã ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội đầu tư của doanh nghiệp và tính an toàn của cấu trúc vốn Thực tế cho thấy, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều quá phụ thuộc vào nguồn vốn vay Sự chạy theo doanh thu dẫn tới việc doanh nghiệp không kiểm soát được chặt chẽ dòng tiền thu về Còn sự mất cân đối nguồn vốn là hệ quả của việc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư vào trung hạn Mặt khác, tỷ lệ vốn tự có quá lớn dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan, không có chiến lược Tất cả những tồn tại điển hình này đã ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, mà cụ thể là làm mất khả năng thanh toán, mất cơ hội kinh doanh (do không chủ động được về nguồn vốn) và gặp nhiều trở ngại trong việc huy động vốn Một cơ cấu vốn tối ưu phải hội đủ 4 yếu tố: đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo chi phí vốn tối ưu thấp nhất, tạo đủ nguồn vốn cho các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp, mang lại lợi ích cao nhất cho chủ sở hữu Hay nói cách khác, cơ cấu vốn tối ưu chính là sự cân bằng giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu Có một thực tế là trong khi một loạt doanh nghiệp đang khát vốn, phải tìm đủ mọi cách để tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài thì vẫn có không ít doanh nghiệp dùng quá nhiều vốn tự có, rất ngại đi vay Việc không dùng đòn bẩy nợ sẽ khiến các doanh nghiệp đã, đang hoặc sẽ phải đối diện với 4 hậu quả: không có quy mô vốn lớn, ngại hay không đủ tự tin để tiếp cận các dự án lớn, khó có cơ hội tăng tốc, không thu hút được nguồn vốn bên ngoài.

Vì vậy, xây dựng một cấu trúc vốn cần chú ý đến các điểm sau: điều chỉnh cơ cấu nợ/vốn chủ sở hữu hợp lý (lập lại dự báo tài chính tối thiểu là 1 năm), hoàn thiện các hệ số tài chính thông qua việc so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực và tại Việt Nam, đưa ra phương thức quản trị tài chính hiệu quả (yếu tô quan trọng nhất để duy trì cơ cấu vốn tối ưu), tái cấu trúc lại doanh nghiệp và các khoản đầu tư (bằng cách chia tách, sát nhập hoặc bán bớt cổ phần ) Còn để thực hiện việc tái cấu trúc vốn, doanh nghiệp phải trải qua 5 bước: Phân tích và rà soát (đặc biệt là về hoạt động tài chính), dự báo tài chính cho các năm tới, xác định cơ cấu vốn tối ưu, lựa chọn giải pháp thực hiện để đạt cơ cấu vốn tối ưu, tổ chức thực hiện và đánh giá giải pháp Bên cạnh đó, để thực hiện thành công việc tái cấu trúc vốn, doanh nghiệp còn phải lập dự báo tài chính trong khoảng 3 năm, bao gồm: Dự báo bảng cân đối kế toán, dự báo kết quả kinh doanh, dự báo nhu cầu vốn dài hạn, dự báo biến động dòng tiền Điều doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình thiết lập cơ cấu vốn tối ưu là phải căn cứ tình hình thực tế của thị trường và từng giai đoạn phát triển cụ thể của doanh nghiệp để đưa ra giải pháp phù hợp Vì việc kinh doanh thành công không có công thức chung cho tất cả các doanh nghiệp, và việc tái câu trúc vốn hiệu quả cũng vậy.

Giải pháp nhằm nâng cao hiêu quả sử dụng vốn tại công ty Searee

3.2.1 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Định kì phải xem xét đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định Điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với giá cả thị trường Đánh giả tài sản cố định thấp hơn giá trị thực của nó thì không thực hiện tái sản xuất tài sản cố định: như đánh giá cao hơn giá trị thực thì sẽ nâng cao giá thành sản xuất, sản phẩm tạo ra được định giá cao mất đi tính cạnh tranh và khó tiêu thụ Đánh giá lại tài sản cố định giúp cho nhà quản lí nắm bắt được tình hình biến động vốn của Công ty Để có những giải pháp đúng đắn đối với loại vốn này như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản cố định không cần thiết, tài sản sử dụng không hiệu quả góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động

Thực hiện chế độ bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố định theo quy định Một mặt, đảm bảo tài sản cố định duy trì năng lực hoạt động bình thường, tránh được tình trạng hư hỏng Mặt khác thông qua việc bảo quản bảo dưỡng, đầu tư mới Công ty có cơ sở để quản lý tốt hơn các chi phí sửa chữa máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản dở dang, tránh tình trạng vốn cố định ở Công ty nhiều nhưng hiệu quả mang lại không cao Đầu tư mới khi đã xác định khá chính xác nhu cầu thị trường cũng như dung lượng thị trường, khả năng hoạt động kinh doanh lâu dài của thiết bị được đầu tư mới

Giảm thiểu tối đa thời gian thiệt hại trong sản xuất Chẳng hạn như khi thiếu nguyên liệu cho sản xuất thì máy móc ngừng hoạt động Do đó, công tác chuẩn bị nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định (Công ty phải chủ động được nguồn cung cấp) Đồng thời, khi thiết bị bị hỏng thì phải nhanh chóng khắc phục sửa chữa, đưa nhanh trở lại vào quá trình sản xuất

Trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, hiện đại cũng như việc đầu tư mới, Công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách nâng cao tay nghề cho công nhân Nắm rõ tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định sẽ giúp họ quản lý và sử dụng tốt hơn đạt hiệu quả cao hơn Để giảm bớt nguồn vốn ứ đọng, Công ty có thể xem xét thuê những tài sản sử dụng trong thời gian ngắn (thay vì phải vay thêm nợ để mua nhưng lại sử dụng không hết công suất), cho thuê những tài sản hiện tại chưa cần thiết sử dụng, thậm chí bán cả những tài sản sử dụng không hiệu quả.

3.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Doanh nghiệp hoạt động trên cả 3 khối: Lạnh công nghiệp, dịch vụ cơ điện công trình và kinh doanh Trong đó khố lạnh công nghiệp và dịch vụ cơ điện công trình là hai lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp còn hoạt động kinh doanh chỉ nhằm mục đích phục vụ hai hoạt động nói trên Tuy nhiên, xét về khả năng sinh lời thì hoạt động kinh doanh lại mang tỷ suất lợi nhuận cao hơn Cụ thể, từ số liệu của quý IV năm 2009 ta thấy:

Lĩnh vực Doanh thu Giá vốn

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu

Do có những sản phẩm cảu doanh nghiệp tự sản xuất được có chất lượng caonhưng giá lại rẽ hơn nhiều so với thị trường Chẳng hạn như băng chuyền cấp đông nhanh IQF có chất lượng tương đương với hàng ngoại nhập nhưng giá lại rẽ hơn 30-50% Bên cạnh đó, tính độc đáo của sản phẩm, chất lượng cao, giá cả cạnh tranh nên khi khách hàng có nhu cầu sữa chữa hay thay thếthiết bị mới thường tìm đến doanh nghiệp, do vậy nên hoạt động này mang lại tỷ suất lợi nhuận khá cao. Khả năng sinh lợi trong lĩnh vực kinh doanh mở ra tiềm năng phát triển cho doanh nghiệp Do vậy nếu doanh nghiệp có phwong án đầu tư phù hợp cho hoạt động mở rộng kinh doanh sẽ gia tăng được khả năng sinh lời, từ đó có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Một số biện pháp quản lý vốn lưu động Định kỳ phải kiểm kê đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu để xác định vốn lưu động hiện có Trên cơ sở đó đối chiếu với sổ sách để có hướng điều chỉnh hợp lý

Tính toán tương đối chính xác nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch cũng như có kế hoạch sử dụng số vốn đó

Xác định nhu cầu vốn lưu động để Công ty chủ động tìm các nguồn tài trợ. Muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh (vốn cố định cũng như vốn lưu động), Công ty phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị tài chính ngân hàng Công ty cần có kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm để xin vay vốn ngắn hạn tạm trữ vật tư hàng hóa Công ty phải thiết lập và trình bày các dự án có tính khả thi cao nhằm tìm kiếm các nguồn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi phục vụ cho đầu tư chiều sâu và phát triển lâu dài

Thu hút vốn nhàn rỗi trong nội bộ bằng cách phát hành trái phiếu Công ty cho công nhân viên

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Lập kế hoạch thu chi tiền mặt, xác định lượng tiền dự trữ hợp lý không cao quá như hiện nay, không để lượng tiền nhàn rỗi nhiều, phải nhanh chóng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn, Công ty có thể sử dụng mua hàng trả tiền sớm để hưởng chiết khấu giảm giá, trả bớt các khoản nợ,

Cần rà soát chặt chẽ tình hình thanh toán công nợ, lập kế hoạch đôn đốc, thu hồi công nợ nhanh chóng để tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá lâu Sau khi thu hồi được công nợ, doanh nghiệp cần đưa vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi an toàn, tránh tình trạng khách hàng từ chối thanh toán, dây dưa trong thanh toán

Có biện pháp mua hàng thanh toán ngay được hưởng ưu đãi hoa hồng, giảm giá, hưởng các khoản chiết khấu khi thanh toán trước hạn, Trong chừng mực nhất định chi tiền cho việc thu tiền sẽ làm cho thời gian thu tiền ngắn lại, giảm các khoản phải chi để dự trù phải thu nợ khó đòi, giảm tổn thất nợ khó đòi sẽ tiết kiệm được chi phí

Tính toán nhu cầu tiêu dùng để dự trữ vật tư, hàng hóa hợp lý tránh được tình trạng hàng tồn kho quá cao

Những vật tư, hàng hóa ứ đọng lâu ngày do kém phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu sử dụng Công ty cần chủ động giải quyết Hàng hóa ứ đọng trước đây quá cao thì nên giảm giá để giảm giá trị của lượng hàng hóa này, phần chênh lệch thiếu phải được xử lý và kịp thời bù đắp góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động

Searee hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cơ điện công trình cho nên phần lớn doanh thu của đơn vị là từ hoạt động này Doanh thu chủ yếu phụ thuộc vào 3 yếu tố:

- Số lượng các công trình hoàn thành và bàn giao.

- Giá quyết toán công trình.

Do vậy, để btăng doanh thu trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh các hoạt động marketing như:

- Chiến lược đặt giá tranh thầu thấp nhất.

- Chiến lược tập trung vào trọng điểm.

- Chiến lược liên kết để tăng cường sức cạnh tranh.

Trong thời gian tới, công ty nên tập trung lực lượng thi công, áp dụng phương pháp thi công tiên tiến, nâng cao mức độ cơ giới hóa để rút ngắn thời gian làm việc cảu mỗi giai đoạn thi công đồng thời tổ chức thi công hợp lý,nhanh gọn, dứt điểm, giữ vững tiến độ và sự cân đối nhịp nhàng trong sản xuất,góp phần giảm bớt gián đoạn giữa các bước thi công.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển, tìm một chổ đứng vững chắc trên thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều phải quan tâm đến vấn đề tạo lập và sử dụng đồng vốn của mình sao cho có hiệu quả nhất Đây có thể coi là vấn đề có ý ngĩa vô cùng quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Ngày đăng: 20/09/2023, 20:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm. - Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cơ điện lạnh đà nẵng
Bảng 2. 1: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm (Trang 25)
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT - Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cơ điện lạnh đà nẵng
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT (Trang 27)
Sơ đồ 2.2: Quá trình cung cấp dịch vụ cơ điện - Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cơ điện lạnh đà nẵng
Sơ đồ 2.2 Quá trình cung cấp dịch vụ cơ điện (Trang 28)
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY - Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cơ điện lạnh đà nẵng
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY (Trang 29)
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN - Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cơ điện lạnh đà nẵng
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN (Trang 32)
Bảng 2.2: Cấu trúc vốn của công ty Searee qua các năm. - Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cơ điện lạnh đà nẵng
Bảng 2.2 Cấu trúc vốn của công ty Searee qua các năm (Trang 34)
Bảng 2.3 : Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính và rủi ro tài chính. - Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cơ điện lạnh đà nẵng
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính và rủi ro tài chính (Trang 36)
Bảng 2.4: Kết cấu vốn cố định của công ty - Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cơ điện lạnh đà nẵng
Bảng 2.4 Kết cấu vốn cố định của công ty (Trang 37)
Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty qua các năm. - Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cơ điện lạnh đà nẵng
Bảng 2.6 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty qua các năm (Trang 42)
Bảng 2.7: Kết cấu vốn lưu động của công ty qua các năm. - Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cơ điện lạnh đà nẵng
Bảng 2.7 Kết cấu vốn lưu động của công ty qua các năm (Trang 44)
Bảng 2.8: Tình hình sử dụng vốn lưu động qua các năm. - Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cơ điện lạnh đà nẵng
Bảng 2.8 Tình hình sử dụng vốn lưu động qua các năm (Trang 51)
Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty qua các năm. - Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cơ điện lạnh đà nẵng
Bảng 2.9 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty qua các năm (Trang 53)
Bảng 2.10: Hệ số quay vòng vốn của Công ty qua các năm. - Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cơ điện lạnh đà nẵng
Bảng 2.10 Hệ số quay vòng vốn của Công ty qua các năm (Trang 54)
Bảng 2.11: Tỷ suất lợi nhuận của công ty qua các năm. - Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cơ điện lạnh đà nẵng
Bảng 2.11 Tỷ suất lợi nhuận của công ty qua các năm (Trang 55)
Bảng 2.12: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các năm. - Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty cơ điện lạnh đà nẵng
Bảng 2.12 Khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các năm (Trang 57)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w