1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Tiểu luận) thực trạng về việc làm thêm và những ảnh hưởng đến đời sống học tập của sinh viên khoa quản trị kinh doanh trường đại học lao động – xã hội (csii)

71 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Về Việc Làm Thêm Và Những Ảnh Hưởng Đến Đời Sống Học Tập Của Sinh Viên Khoa Quản Trị Kinh Doanh
Tác giả Nguyễn Hoàng Gia Trang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Lê Anh
Trường học Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,09 MB

Cấu trúc

  • I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG (0)
    • 1. Lí do chọn đề tài (4)
    • 2. Mục đích (4)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (4)
      • 3.1. Đối tượng (0)
      • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (5)
    • 4. Phương pháp xử lý số liệu (5)
      • 4.1. Phương pháp thu thập số liệu (5)
      • 4.2. Phương pháp phân tích (5)
    • 5. Một số nội dung phân tích (5)
  • II. THU THẬP THÔNG TIN (6)
  • III. PHÂN TÍCH VỚI PHẦN MỀM SPSS (14)
    • 3.1 Phân tích mô tả (0)
      • 3.1.1. Mô tả với biến định tính (14)
      • 3.1.2. Mô tả với biến định lượng (25)
      • 3.1.3. Biến đổi biến (36)
    • 3.2 Phân tích mối liên hệ (41)
      • 3.2.1. Bảng kết hợp (41)
      • 3.2.2. Bảng tương quan (46)
    • 3.3 Phân tích hồi quy (48)
      • 3.3.1. Hồi quy đơn (48)
      • 3.3.2. Hồi quy bội (49)
    • 3.4 Phân tích độ tin cậy (51)
    • 3.5 Phân tích nhân tố khám phá (52)
  • IV. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP (55)
    • 4.1 Một số kết luận (55)
    • 4.2 Một số ý kiến đề xuất (68)
      • 4.2.1 Giải pháp cho ảnh hưởng từ việc làm thêm đến kết quả học tập (68)
      • 4.2.2 Giải pháp cho ảnh hưởng từ việc làm thêm đến sức khỏe (69)
      • 4.2.4 Giải pháp cho ảnh hưởng từ việc làm thêm đến công việc phù hợp với ngành nghề (70)
    • 4.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu (71)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

Lí do chọn đề tài

Tìm việc làm thêm trong thời sinh viên không còn là hiện tượng mới lạ mà đã trở thành xu hướng phổ biến Nhu cầu này xuất phát từ chính cuộc sống học tập và sinh hoạt của sinh viên, nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu và nâng cao kỹ năng xã hội của các bạn trẻ.

Trong khoảng thời gian giao thoa từ nền công nghiệp 4.0 lên 5.0, dù đại dịch Covid-19 đã dần đi vào ổn định, nhưng những thách thức vẫn không ngừng gia tăng ở mức báo động Kinh tế thị trường đang cạnh tranh mạnh mẽ, kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng lớn đến khả năng tư duy và làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp Hiểu được điều này, sinh viên chủ động đi làm thêm, ngoài gia tăng thu nhập, còn giúp sinh viên tích luỹ được kinh nghiệm thực tiễn, cơ hội rộng mở,…

Việc đạt được kết quả học tập tốt và tích lũy nhiều kinh nghiệm khi đi làm thêm phụ thuộc vào việc sinh viên có sắp xếp thời gian hợp lý và định hướng bản thân rõ ràng Quỹ thời gian eo hẹp, áp lực và khó khăn là những vấn đề không thể tránh khỏi khi sinh viên quyết định đi làm thêm Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Lao Động – Xã hội (CSII).

Vậy thực trạng làm thêm của sinh viên khoa QTKD như thế nào? Những giải pháp hợp lý nào nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ việc vừa học vừa làm? Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng về việc làm thêm và những ảnh hưởng đến đời sống học tập của sinh viên khoa QTKD trường Đại học Lao động – Xã hội CSII” , để tiến hành thu thập và nghiên cứu.

Mục đích

Thu thập số liệu cụ thể về thực trạng làm thêm của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh đang theo học tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII).

Xác định và đo lường mức ảnh hưởng từ việc đi làm thêm đến đời sống học tập của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh đang theo học tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII).

Tìm ra sự khác biệt về nhu cầu, yếu tố tác động và mức ảnh hưởng từ việc đi làm thêm của từng nhóm sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh đang theo học tại Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII).

Từ kết quả nghiên cứu, nhóm đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực từ việc làm thêm đến sinh viên.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Việc làm thêm của sinh viên và những ảnh hưởng của nó đến đời sống học tập của sinh viên

Phạm vi không gian: Khoa Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII)

Phạm vi thời gian: Khoá K2019, K2020, K2021

Thời gian thu thập thông tin và tiến hành phân tích: 15/10/2022 đến 10/12/2022

Phương pháp xử lý số liệu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn thông qua điền form bảng hỏi của 386 sinh viên trong đó bao gồm 253 sinh viên có đi làm thêm và

115 sinh viên không đi làm thêm thông qua bảng hỏi

Kiểm tra dữ liệu và chọn lọc những phiếu trả lời hợp lệ trên phần mềm Excel Sau đó sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu và vẽ biểu đồ, viết nhận xét

Một số nội dung phân tích

Chỉ ra thực trạng về việc làm thêm và những ảnh hưởng đến đời sống học tập của sinh viên khoa QTKD trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII)

Chỉ ra mối liên hệ giữa các biến nghiên cứu

Chỉ ra sự tác động của các biến đưa vào mô hình nghiên cứu

Phân tích độ tin cậy

Xem xét độ tin cậy về thang đo của các biến nhu cầu việc làm thêm và tác động của việc làm thêm đến đời sống học tập của sinh viên khoa QTKD trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII)

Phân tích nhân tố khám phá

Xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng đến 1 tập biến quan sát (các biến về nhu cầu việc làm thêm và tác động của việc làm thêm đến đời sống học tập của sinh viên khoa QTKD trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) )

THU THẬP THÔNG TIN

Bước 1: Mục đích thu thập thông tin

- Thông qua việc tìm hiểu về ảnh hưởng của việc làm thêm đối với sinh viên góp phần đưa ra góc nhìn tổng quan, từ đó sinh viên có thể bồi đắp tri thức và kĩ năng để tự đưa ra quyết định về việc đi làm thêm và những ảnh hưởng đến đời sống học tập. Đồng thời, giúp các bạn sinh viên có thêm những phương hướng đúng đắn để cân bằng giữa làm thêm và học tập để đạt được kết quả mức tốt nhất trong những năm tháng học tại trường.

- Tìm ra thời lượng, mục đích sinh viên Đại Học Lao Đông -Xã Hội (CSII) dành thời gian đi làm thêm

- Đưa ra cách cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng từ việc đi làm thêm đến cuộc sống của sinh viên Đại Học Lao Động - Xã Hội (CSII)

Bước 2: Xác định đối tượng và phạm vi thu thập thông tin Đối tượng: Sinh viên khoa QTKD Khóa K19 -K21

Phạm vi không gian: Trường ĐH Lao Động và Xã Hội (CS2)

Phạm vi thời gian: Trong tháng 15/10/2022 – 31/10/2022.

Bước 3: Nội dung thông tin cần thu thập:

3.1 Xác định thông tin cần phân tích

- Có hoặc không đi làm thêm và nguyên nhân

- Các loại hình công việc làm thêm

- Học sực và sức khoẻ

- Thu nhập từ làm thêm và thời gian làm việc

- Nhu cầu về làm thêm

+ Có mong muốn làm thêm

+ Thời gian, lương và kinh nghiệm làm thêm - Tác động của việc làm thêm

+ Ảnh hưởng đến học tập, sức khoẻ, thời gian - Mức chi tiêu sinh hoạt và trợ cấp từ gia đình

3.2 Nội dung thông tin cần thu thập

- Có có đang làm thêm hay không? -

Nguyên nhân bạn đi làm thêm?

- Nguyên nhân bạn không đi làm thêm?

- Loại hình công việc bạn đang làm việc làm? -

Học lực và sức khoẻ của bạn như thế nào?

- Thu nhập từ làm thêm và thời gian làm việc của ban? - Nhu cầu về làm thêm

+ Có mong muốn làm thêm không?

+ Bạn muốn gì về Thời gian, lương và kinh nghiệm làm thêm? - Tác động của việc làm thêm

+ Làm thêm có ảnh hưởng đến học tập, sức khoẻ, thời gian của bạn không? - Mức chi tiêu sinh hoạt và trợ cấp từ gia đình là bao nhiêu?

Bước 4: Xây dựng phương pháp thu thập thông tin và thiết kế bảng hỏi

Bước 5: LẬP KẾ HOẠCH VÀ TIẾN HÀNH THU THẬP THÔNG TIN:

- Chuẩn bị, xác định nội dung và thiết kế bản hỏi để thu thập thông tin

- Tiến hành thu thập thông tin, bằng cách gửi Phiếu hỏi (Form) về các lớp thuộc Khoa QTKD In phiếu hỏi để khảo sát trực tiếp tại trường nếu số lượng điền form chưa đảm bảo.

- Phân tích thông tin sau khi khảo sát, xây dựng chương trình phù hợp

- Dự trừ kinh phí của thu thập thông tin: 200.000đ chi phí in 300 phiếu hỏi;

200.000đ chi phí hỗ trợ Thành viên Ban tổ chức thực hiện khảo sát trực tiếp tại Trường.

- Xác định rủi ro: các trường hợp không quan tâm và không phản hồi lại thông tin nhu cầu việc làm thêm của sinh viên

PHÂN TÍCH VỚI PHẦN MỀM SPSS

Phân tích mối liên hệ

3.2.1 Bảng kết hợp a) Giữa 2 biến định tính

*Xem xét mối liên hệ giữa khoá học và tình trạng làm thêm của sinh viên khoa QTKD thuộc Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) thực hiện khảo sát:

Với kết quả xử lý trên SPSS:

Nhận xét: Trong số tổng 368 sinh viên thực hiện khảo sát

Khoá K19 có làm thêm có 172 sinh viên, không làm thêm có 65 sinh viên Có làm thêm chiếm đa số

Khoá K20 có làm thêm có 31 sinh viên, không làm thêm có 13 sinh viên Có làm thêm chiếm đa số

Khoá K21 có làm thêm có 50 sinh viên, không làm thêm có 37 sinh viên Có làm thêm chiếm đa số

Nhìn chung ở các khoá, sinh viên có đi làm thêm chiếm đa số

*Xem xét mối liên hệ giữa khoá học và loại hình công việc làm thêm của sinh viên khoa QTKD thuộc Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) thực hiện khảo sát:

Với kết quả xử lý trên SPSS:

Nhận xét: Trong số 253 sinh viên có đi làm/tổng 368 sinh viên thực hiện khảo sát Đối với khoá K19, thì loại hình công việc Sale, Telesale có 44 sinh viên, loại hình PG,PB có 31 sinh viên, loại hình phục vụ có 64 sinh viên, loại hình gia sư có 11 sinh viên, loại hình xe ôm công nghệ có 8 sinh viên, và có 14 sinh viên làm loại hình khác Loại hình công việc phục vụ chiếm đa số Đối với khoá K20, thì loại hình công việc Sale, Telesale có 4 sinh viên, loại hình PG,PB có 4 sinh viên, loại hình phục vụ có 12 sinh viên, loại hình gia sư có 3 sinh viên, loại hình xe ôm công nghệ có 5 sinh viên, và có 3 sinh viên làm loại hình khác Loại hình công việc phục vụ chiếm đa số Đối với khoá K21, thì loại hình công việc Sale, Telesale có 5 sinh viên, loại hình PG,PB có 5 sinh viên, loại hình phục vụ có 32 sinh viên, loại hình gia sư có 3 sinh viên, có 14 sinh viên làm loại hình khác Loại hình công việc phục vụ chiếm đa số và không có sinh viên làm công việc xe ôm công nghệ

Nhận thấy rằng trong cả 3 khoá của khoa QTKD, thì loại hình công việc phục vụ vẫn chiếm đa số trong những công việc khác

*Xem xét mối liên hệ giữa Học lực và mức độ ảnh hưởng từ việc làm thêm đến học tập của sinh viên khoa QTKD thuộc Trường Đại học Lao động –

Xã hội (CSII) thực hiện khảo sát:

Với kết quả xử lý trên SPSS:

Nhận xét: Trong số 253 sinh viên có đi làm/tổng 368 sinh viên thực hiện khảo sát

Số lượng sinh viên có học lực Xuất sắc đánh giá việc làm thêm ảnh hưởng đến học tập với mức độ như sau: Hoàn toàn không ảnh hưởng là 4, Không ảnh hưởng là

Trong khi mức độ ảnh hưởng trung bình đối với học tập khi làm thêm là 3, mức độ ảnh hưởng lớn là 5 và ảnh hưởng nghiêm trọng là 3, sinh viên có học lực xuất sắc lại đánh giá làm thêm gây ảnh hưởng tương đối lớn hơn đến việc học tập.

Sinh viên có học lực Giỏi đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc làm thêm đến học tập thấp hơn, với tỷ lệ cho biết hoàn toàn không ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng cao hơn đáng kể so với tỷ lệ cho biết bị ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng nhiều Điều này cho thấy sinh viên có học lực Giỏi có khả năng cân bằng tốt giữa học tập và làm thêm, ít bị ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập.

Số lượng sinh viên có học lực Khá đánh giá việc làm thêm ảnh hưởng đến học tập với mức độ như sau: Hoàn toàn không ảnh hưởng là 21, Không ảnh hưởng là 24,Bình thường là 90, Ảnh hưởng là 27 và Rất ảnh hưởng là 9 Sinh viên có học lực Khá đánh giá việc làm thêm ở mức độ Bình thường đến học tập chiếm đa số.

Số lượng sinh viên có học lực Trung bình đánh giá việc làm thêm ảnh hưởng đến học tập với mức độ như sau: Hoàn toàn không ảnh hưởng là 1, Không ảnh hưởng là 4, Bình thường là 5, Ảnh hưởng là 6 và Rất ảnh hưởng là 1 Sinh viên có học lực Trung bình đánh giá việc làm thêm ảnh hưởng đến học tập tương đối nhiều hơn.

Số lượng sinh viên học lực loại yếu chỉ có 1 và đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc làm thêm đến học tập là Rất ảnh hưởng.

*Xem xét mối liên hệ giữa Sức khoẻ và mức độ ảnh hưởng từ việc làm thêm đến sức khoẻ của sinh viên khoa QTKD thuộc Trường Đại học Lao động –

Xã hội (CSII) thực hiện khảo sát:

Với kết quả xử lý trên SPSS:

Nhận xét: Trong số 253 sinh viên có đi làm/tổng 368 sinh viên thực hiện khảo sát

Số lượng sinh viên có sức khoẻ Rất tốt đánh giá việc làm thêm ảnh hưởng sức khoẻ với mức độ như sau: Hoàn toàn không ảnh hưởng là 17, Không ảnh hưởng là 3, Bình thường là 13, Ảnh hưởng là 5 và Rất ảnh hưởng là 5 Mức độ hoàn toàn không ảnh hưởng chiếm đa số.

Số lượng sinh viên có sức khoẻ Tốt đánh giá việc làm thêm ảnh hưởng sức khoẻ với mức độ như sau: Hoàn toàn không ảnh hưởng là 18, Không ảnh hưởng là 15, Bình thường là 36, Ảnh hưởng là 15 và Rất ảnh hưởng là 4 Mức độ ảnh hưởng bình thuờng chiếm đa số.

Số lượng sinh viên có sức khoẻ Bình thường đánh giá việc làm thêm ảnh hưởng sức khoẻ với mức độ như sau: Hoàn toàn không ảnh hưởng là 3, Không ảnh hưởng là

19, Bình thường là 58, Ảnh hưởng là 22 và Rất ảnh hưởng là 7 Mức độ ảnh hưởng bình thuờng chiếm đa số.

Số lượng sinh viên có sức khoẻ Không tốt đánh giá việc làm thêm ảnh hưởng sức khoẻ với mức độ như sau: Hoàn toàn không ảnh hưởng là 0, Không ảnh hưởng là

0, Bình thường là 3, Ảnh hưởng là 8 và Rất ảnh hưởng là 3 Mức độ ảnh hưởng chiếm đa số.

Không có sinh viên có sức khoẻ Yếu nên không đánh giá được mức độ ảnh hưởng việc làm thêm đến sức khoẻ b) Giữa 1 biến định tính và 1 biến định lượng

Phân tích hồi quy

*Xem xét sự tác động của số giờ làm thêm đến thu nhập trung bình/tháng từ việc làm thêm của sinh viên khoa QTKD thuộc Trường Đại học Lao động –

Xã hội (CSII) thực hiện khảo sát:

Với kết quả xử lý trên SPSS:

Hàm hồi quy có dạng y = 980260,426 + 22197.616x

Trong đó y là thu nhập trung bình/tháng từ việc đi làm thêm, x là số giờ làm thêm/tháng.

Với hàm hồi quy trên thì = 980260.426 là tác động của nhân tố ngoài số giờ làm thêm/tháng.

= 22197.616 là tác động của số giờ làm thêm/tháng đến thu nhập trung bình/tháng từ việc đi làm thêm Cụ thể mỗi khi số giờ làm thêm/tháng tăng 1 giờ thì thu nhập trung bình/tháng từ việc đi làm thêm tăng 22.197,616 đồng

*Xem xét sự tác động của mức ảnh hưởng đến kết quả học tập, mức ảnh hưởng đến sức khoẻ, áp lực vừa học vừa làm, mức độ khó khăn trong việc sắp xếp thời gian đến mức độ hài lòng về công việc làm thêm hiện tại của sinh viên khoa QTKD thuộc Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) thực hiện khảo sát:

Với kết quả xử lý trên SPSS:

Hàm hồi quy có dạng y = 101,125 - 0,218- 0,226 - 0,238 - 0,240

- Mức độ hài lòng với công việc làm thêm hiện tại ảnh hưởng đến kết quả học tập (x) và sức khỏe (z).- Mức độ áp lực khi vừa học vừa làm và mức độ khó khăn trong việc sắp xếp thời gian ảnh hưởng đến sự hài lòng với công việc làm thêm (y).

Từ hàm hồi quy có thể thấy = 101,125 là tác động của các nhân tố ngoài mức ảnh hưởng đến kết quả học tập, mức ảnh hưởng đến sức khoẻ, mức áp lực vừa học vừa làm và mức độ khó khăn cho việc sắp xếp thời gian.

Mức ảnh hưởng đến kết quả học tập có tác động tiêu cực đến mức độ hài lòng về công việc làm thêm hiện tại Tương quan giữa hai yếu tố này là -0,218 Điều này cho thấy khi mức ảnh hưởng đến kết quả học tập tăng lên 1 điểm, mức độ hài lòng về công việc làm thêm hiện tại sẽ giảm đi 0,218 điểm.

= - 0,226 là tác động của mức ảnh hưởng đến sức khoẻ đến mức độ hài lòng về công việc làm thêm hiện tại Mỗi khi mức ảnh hưởng đến sức khoẻ tăng 1 điểm thì mức độ hài lòng về công việc làm thêm hiện tại giảm 0,226 điểm

Mức áp lực "vừa học vừa làm" tác động tiêu cực đến mức độ hài lòng về công việc làm thêm hiện tại Cụ thể, khi mức áp lực vừa học vừa làm tăng 1 điểm thì mức độ hài lòng về công việc làm thêm hiện tại sẽ giảm 0,238 điểm.

= - 0,240 là tác động của mức độ khó khăn cho việc sắp xếp thời gian đến mức độ hài lòng về công việc làm thêm hiện tại Mỗi khi mức độ khó khăn cho việc sắp xếp thời gian tăng 1 điểm thì mức độ hài lòng về công việc làm thêm hiện tại giảm 0,240 điểm

Khi nhu cầu làm thêm tăng, mức độ hài lòng về công việc hiện tại thường giảm Điều này là do bản chất công việc thêm giờ thường căng thẳng và đòi hỏi nhiều thời gian, dẫn đến ít thời gian cho các hoạt động khác và giảm mức hài lòng chung về công việc.

*Xem xét sự tác động của thu nhập trung bình/tháng từ việc làm thêm, mức phụ cấp trung bình/tháng từ gia đình đến mức chi tiêu sinh hoạt trungbình/ tháng của sinh viên khoa QTKD thuộc Trường Đại học Lao động –

Xã hội (CSII) thực hiện khảo sát:

Với kết quả xử lý trên SPSS:

Hàm hồi quy có dạng y = 1491469,008+ 0,268+ 0,395

Trong đó y là mức chi tiêu sinh hoạt trung bình/tháng, , lần lượt là thu nhập trung bình/tháng từ việc đi làm thêm và mức phụ cấp trung bình/tháng của gia đình

Từ hàm hồi quy có thể thấy = 1491469,008 là tác động của các nhân tố ngoài thu nhập trung bình/tháng từ việc đi làm thêm và mức phụ cấp trung bình/tháng của gia đình.

= 0,268 là tác động của thu nhập trung bình/tháng từ việc đi làm thêm đến mức chi tiêu sinh hoạt trung bình/tháng Mỗi khi thu nhập trung bình/tháng tăng 1 đồng, thì mức chi tiêu sinh hoạt trung bình/tháng tăng 0,268 đồng

= 0,395 là tác động của mức phụ cấp trung bình/tháng của gia đình đến mức chi tiêu sinh hoạt trung bình/tháng Mỗi khi mức phụ cấp trung bình/tháng tăng 1 đồng thì mức chi tiêu sinh hoạt trung bình/tháng tăng 0,395 đồng

Phân tích độ tin cậy

Xem xét độ tin cậy của các biến về nhu cầu làm thêm của sinh viên khoa QTKD thuộc Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) thực hiện khảo sát:

Với kết quả xử lý trên SPSS:

Trong số tổng 368 sinh viên thực hiện khảo sát Ta có:

Hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) của thang đo là 0.656, thang đo lường sử dụng tốt.

Trong quá trình xây dựng thang đo, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều đạt giá trị lớn hơn 0,4 Điều này thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa từng biến quan sát với tổng điểm của thang đo, cho thấy sự thống nhất nội tại của thang đo Mặc dù có thể loại bỏ một số biến quan sát, song không trường hợp nào có thể làm gia tăng giá trị Hệ số tin cậy của thang đo lên mức lớn hơn 0,656.

Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích

*Xem xét độ tin cậy của các biến về ảnh hưởng từ việc làm thêm của sinh viên khoa QTKD thuộc Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) thực hiện khảo sát:

Với kết quả xử lý trên SPSS:

Trong số tổng 368 sinh viên thực hiện khảo sát Ta có:

Hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) của thang đo là 0.879, thang đo lường sử dụng tốt.

Các hệ số tương quan biến tổng (Correted item-Total Correlation) của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.4 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Hệ số tin cậy của thang đo này lớn hơn 0.879

Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích.

Phân tích nhân tố khám phá

*Xem xét nhân tố khám phá EFA

Với kết quả xử lý trên SPSS:

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0,762 > 0,5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố khám phá là hoàn toàn thích hợp.

Kết quả kiểm định Barlett’s là 662,286 với mức ý nghĩa Sig = 0.000< 0,05, cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

Kết quả cho thấy 7 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 2 nhóm.

Giá trị tổng phương sai trích = 66,73% > 50%: đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng 2 nhân tố này giải thích 66,73% biến thiên của dữ liệu.

Các hệ số tải nhân tố (Factor Loading) đều lớn hơn 0.5, và không có trường hợp biến nào cùng lúc tải lên cả hai nhân tố với hệ số tải gần nhau Nên các nhân tố đảm bảo được giá trị hội tụ và phân biệt khi phân tích EFA.

Trong số 253 sinh viên có đi làm/tổng 368 sinh viên thực hiện khảo sát Ta thấy 7 biến trên, ta chia thành 2 nhóm nhân tố khám phá:Trong đó, nhân tố thực trạng việc làm thêm (gồm các biến Thu nhập trung bình/tháng; Số giờ làm thêm/tháng; Mức chi tiêu sinh hoạt/tháng)Nhân tố tác động của việc làm thêm (gồm: Mức ảnh hưởng đến học tập, sức khoẻ, áp lực vừa học vừa làm và không xếp được thời gian)

Ngày đăng: 20/09/2023, 15:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w