BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TRẦN THỊ HUYỀN TRANG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀNH THƯƠNG SAU NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI CÓ SỬ DỤNG FIBRIN GIÀU TIỂU CẦU LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP[.]
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: 60 răng của 30 bệnh nhân, mỗi bệnh nhân có 2 răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm được phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới tại Phòng khám Răng Hàm Mặt, Khoa Tai Mũi Họng - Mắt - Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế trong thời gian từ tháng 5/2021 đến 7/2022.
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, có răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm, có sự tương đồng về độ khó và kiểu phẫu thuật theo Parrant được xác định trên phim toàn cảnh.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và hợp tác trong suốt quá trình điều trị phẫu thuật và theo dõi.
- Bệnh nhân có bệnh toàn thân và yếu tố nguy cơ (tiểu đường, tim mạch, bệnh lý về máu, HIV, hút thuốc lá, rối loạn tâm thần kinh).
- Bệnh nhân đang điều trị bệnh nha chu trong thời gian nghiên cứu.
- Bệnh nhân có rối loạn về máu: bệnh bạch cầu, rối loạn yếu tố đông máu.
- Bệnh nhân có rối loạn tâm thần.
- Bệnh nhân đang mang thai.
- Bệnh nhân đang điều trị tia xạ vùng hàm mặt.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả tiến cứu, có can thiệp lâm sàng không đối chứng.
2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu: Mẫu trong nghiên cứu gồm 30 bệnh nhân (60 răng) đến khám, điều trị và phẫu thuật nhổ RKHD lệch, ngầm trong thời gian nghiên cứu.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện tất cả bệnh nhân đạt tiêu chuẩn lựa chọn Mỗi BN sẽ được ghép PRF tại một răng sau khi phẫu thuật nhổ răng, răng còn lại bên đối diện được xử lý theo phương pháp thông thường là bơm rửa sạch và khâu đóng Răng được ghép PRF được phân vào một nhóm gọi là bên ghép PRF, các răng còn lại vào một nhóm gọi là bên không ghép. Tiến hành chọn mẫu tích luỹ theo thời gian đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu.
- Máy ảnh kỹ thuật số.
- Dụng cụ để tạo khối PRF:
+ Máy ly tâm: Chúng tôi sử dụng máy ly tâm DUO Quattro của hãng Biotech.
+ Bộ Kit đi kèm máy ly tâm
Hình 2.2 Bộ Kit đi kèm máy ly tâm
- Dụng cụ phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới
+ Bộ dụng cụ khám: khay, gương, thám trâm, kẹp gắp.
+ Thuốc tê, thuốc sát khuẩn, nước muối sinh lý, betadin.
+ Lưỡi dao, cán dao, cây bóc tách, mũi khoan cắt răng, mũi khoan cắt xương, bộ bẩy, kìm răng số 8 hàm dưới, kìm kẹp kim, kéo, chỉ khâu.
2.2.4 Tóm tắt các bước nghiên cứu
- Bệnh nhân tới khám tại Phòng khám Răng Hàm Mặt, Khoa Tai Mũi Họng - Mắt - Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế.
- Chọn BN theo tiêu chuẩn nghiên cứu, thông báo mời bệnh nhân tham gia nghiên cứu Bệnh nhân được chọn vào mẫu nghiên cứu sẽ được giải thích, thông báo đầy đủ về mục đích nghiên cứu, quy trình phẫu thuật và quy định khi tham gia nghiên cứu BN điền và ký tên vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Khám lâm sàng tại chỗ: đánh giá vị trí hình thể, tình trạng tổ chức xung quanh nhất là tình trạng nhiễm trùng tại chỗ Tìm các triệu chứng cơ năng, thực thể như đau nhức, sưng nề, dắt thức ăn, răng mọc lệch, cắn niêm mạc má
- Đặc điểm của răng trên phim Panorama: Tư thế lệch, tương quan chân răng với ống răng dưới, hình thể chân răng, mức độ khó nhổ của răng theoPeterson, cải tiến của Mai Đình Hưng và cộng sự (1995) [8].
- Cận lâm sàng: công thức máu, máu chảy, máu đông, HIV, HbsAg.
- Phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới: BN được bốc thăm để xác định bên thử nghiệm ghép PRF, bên còn lại sẽ được phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới thông thường, không ghép PRF Các răng được nhổ cách nhau 1 tháng.
- Đánh giá kết quả phẫu thuật: theo dõi tình trạng tại huyệt ổ răng và toàn thân của BN sau phẫu thuật tại các thời điểm sớm sau 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ và 7 ngày.
- Thu thập số liệu, xử lý số liệu và hoàn thiện luận văn.
Ghi nhận đặc điểm răng khôn hàm dưới lệch, ngầm
Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được chọn vào nghiên cứu
Chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị Đánh giá kết quả sau phẫu thuật 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ và 7 ngày Phẫu thuật nhổ răng, ghép PRF Phẫu thuật nhổ răng, không ghép
Xử lý số liệu và phân tích theo hai mục tiêu
- Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang của RKHD mọc lệch, ngầm.
- Đánh giá hiệu quả lành thương sau nhổ RKHD có sử dụng PRF.
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ nghiên cứu
2.2.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá
2.2.5.1 Đặc điểm lâm sàng, X quang của răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm
- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
+ Tuổi: chia theo nhóm tuổi mọc răng, tuổi trưởng thành và tuổi xương có độ can-xi hoá cao thành 3 nhóm tuổi như sau: 18 - 35 tuổi. + Giới tính: nam, nữ.
+ Nghề nghiệp: chia thành 5 nhóm ngành nghề theo dịch tễ học: Học sinh-sinh viên, công chức viên chức, nông dân, buôn bán, khác (nội trợ…).
- Đặc điểm lâm sàng răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm:
+ Lý do đến khám: sưng, đau, khít hàm, rò mủ, sâu răng, dắt thức ăn, cắn niêm mạc má, khác (dự phòng…)
+ Tiền sử bản thân: đã từng mắc các bệnh như gan, đái tháo đường, tim mạch…
+ Các bệnh răng miệng đang mắc: sâu răng, viêm tuỷ, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm quanh cuống…
+ Tình trạng khớp cắn: có sai lệch khớp cắn, khớp cắn tốt
+ Triệu chứng lâm sàng trước khi điều trị: sưng, sốt, rò mủ, đau, khít hàm, dắt thức ăn, cắn niêm mạc má, khác…
+ Biến chứng của RKHD lệch, ngầm: viêm quanh thân răng, viêm mô tế bào, khít hàm, viêm loét niêm mạc má, tổn thương răng 7 kế cận, sâu răng 8, tổn thương thần kinh răng dưới…
+ Tình trạng RKHD: lệch hay ngầm
+ Tư thế, kiểu lệch của RKHD: thẳng, lệch gần, lệch xa, lệch ngoài, lệch trong, nằm ngang, nằm ngược.
- Đặc điểm X quang của răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm:
Phim X quang được sử dụng trong nghiên cứu là phim hàm chếch hay phim panorama. Đánh giá, phân loại RKHD lệch, ngầm trên lâm sàng và X quang theo Pell, Gregory và Winter [5].
+ Theo chiều ngang: Tương quan của chiều rộng thân răng khôn (b)và khoảng rộng xương giữa mặt xa răng số 7 và phần cành cao xương hàm dưới (a) phía xa răng khôn
• Loại I: khoảng giữa bờ xa R7 và bờ trước cành cao bằng hoặc lớn hơn bề rộng gần - xa của thân răng khôn: a ≥ b
• Loại II: khoảng giữa bờ xa răng số 7 và bờ trước cành cao nhỏ hơn bề rộng gần - xa của thân răng khôn: a < b
• Loại III: răng khôn hoàn toàn ngầm trong xương hàm
+ Theo chiều đứng: Độ sâu của răng khôn so với mặt nhai răng 7
• Vị trí A1: điểm cao nhất của RKHD bằng hay cao hơn mặt nhai răng số 7, không kẹt.
• Vị trí A2: điểm cao nhất của RKHD bằng hay cao hơn mặt nhai răng số 7, có kẹt.
• Vị trí B: điểm cao nhất của RKHD nằm ở giữa mặt nhai và cổ răng số 7
• Vị trí C: điểm cao nhất của RKHD nằm thấp hơn cổ răng số 7.
+ Theo tương quan của trục răng số 8 so với trục răng số 7
Có 7 tư thế lệch của trục răng số 8 so với trục răng số 7 Trong 7 tư thế này có thể phối hợp với sự xoay: Trục răng thẳng (Ngầm đứng), Trục răng nằm ngang (Ngầm ngang), Răng lộn ngược (Ngầm ngược), Răng lệch gần - góc, Răng lệch xa - góc, Răng lệch má, Răng lệch lưỡi Có thể có 3 tư thế xoay phối hợp: Xoay phía má, xoay phía lưỡi, xoay vặn trên trục chính của răng số 8.
- Đánh giá chỉ số độ khó nhổ RKHD: giúp dự kiến kế hoạch phẫu thuật
(phương pháp phẫu thuật, phương tiện, dụng cụ, hướng lấy răng…)
Theo Peterson, cải tiến của Mai Đình Hưng và CS (1995) đề nghị cách đánh giá mức độ khó nhổ RKHD theo thang điểm với 04 tiêu chí sau [8]:
+ Tương quan khoảng rộng xương hàm từ mặt xa răng 7 đến cành cao xương hàm dưới phía xa răng khôn và bề rộng của răng khôn
Loại 1: khoảng rộng xương > rộng thân răng khôn 1 điểm Loại 2: khoảng rộng xương < rộng thân răng khôn 2 điểm Loại 3: Răng khôn ngầm hoàn toàn trong xương 3 điểm
+ Vị trí độ sâu Điểm cao nhất của răng khôn nằm ngang hay cao hơn 1 điểm mặt nhai răng 7, nhưng không bị kẹt (A1) Điểm cao nhất của răng khôn nằm giống răng 7 2 điểm nhưng bị kẹt (A2) Điểm cao nhất của răng khôn nằm dưới mặt nhai và 3 điểm trên cổ răng 7(B) Điểm cao nhất của răng khôn nằm dưới cổ răng 7(C) 4 điểm
Lệch gần góc hay thẳng ở vị trí A 1 điểm
Răng nằm ngang hay lệch má, lưỡi, hay xa góc ở vị trí A 2 điểm
Răng đứng ở vị trí B hoặc C 3 điểm
Răng lệch xa góc ở vị trí B hoặc C 4 điểm
Một chân răng hay nhiều chân chụm thon xuôi chiều bẩy 1 điểm Hai chân dạng xuôi chiều bẩy hay 1 chân có phần chóp mảnh 2 điểm
Ba chân dạng xuôi chiều bẩy, 1 hay nhiều chân chụm ngược 3 điểm chiều, 1 chân to hay mảnh cong kiểu móc câu.
Hai hay nhiều chân dạng ngược chiều nhau 4 điểm
- Đánh giá mức độ khó nhổ của RKHD:
+ Ít khó: Những răng có điểm từ 1-5 điểm
+ Khó trung bình: Những răng có tổng số điểm từ 6-10 điểm+ Rất khó: Những răng có tổng số điểm từ 11-15 điểm
2.2.5.2 Đánh giá hiệu quả lành thương sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới có ghép và không ghép fibrin giàu tiểu cầu
+ Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật
• Giải thích, tư vấn cho bệnh nhân.
• Khám toàn thân để phát hiện các bệnh lý như tim mạch, đái tháo đường, dùng thuốc ức chế miễn dịch… Kiểm tra huyết áp của bệnh nhân.
• Cận lâm sàng: công thức máu, máu chảy, máu đông, HIV, HbsAg.
• Bệnh nhân được đánh dấu các điểm mốc trên mặt bằng bút lông không xoá được Đo khoảng cách từ nắp bình tai đến khoé mép và khoảng cách từ nắp bình tai tới điểm trước cằm.
• Dụng cụ gây tê: bơm tiêm sắt, kim tiêm, thuốc tê lidocain 2%.
• Dụng cụ phẫu thuật: lưỡi dao mổ số 15 nhọn, cây bóc tách, banh vạt có cây bóc tách, cây banh vạt, banh môi má, kim chỉ vicryl 4.0, kẹp cầm máu, kéo, nạo, mũi khoan mở xương, cắt thân, chia chân răng, kìm, bẩy.
+ Phương pháp vô cảm: Gây tê bằng phương pháp gây tê vùng và tại chỗ niêm mạc phía ngoài đủ để phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch, ngầm. Gây tê gai Spix 1 ống xylocain 20mg/ml ephinephrine 12,5mg/ml kết hợp 1 ống tê tại chỗ (lợi mặt trong và mặt ngoài ổ răng) để làm co mạch, đỡ chảy máu khi rạch lợi và bóc tách.
+ Tạo vạt lợi: Vạt tam giác đáy ngoài: gồm có hai đường:
Phương pháp xử lý số liệu
- Tất cả số liệu nghiên cứu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
- Giá trị của các chỉ số được trình bày dưới dạng tần số (n), tỷ lệ (%). Các biến số định lượng được mô tả trung bình ( X ´ ) và độ lệch chuẩn (SD), trung vị và khoảng tứ phân vị.
- Phân tích bằng các kiểm định:
+ Kiểm định Chi bình phương (2) để so sánh sự khác biệt tỷ lệ của hai hay nhiều nhóm Phép kiểm định chính xác Fisher được dùng thay thế cho phép kiểm định Chi bình phương khi số quan sát nhỏ hoặc khi có trên 20% số ô trong bảng n x m có tần số kỳ vọng < 5.
+ Kiểm định T test để so sánh 2 số trung bình của 2 mẫu độc lập có phân phối chuẩn Đối với dữ liệu có phân phối lệch thì kiểm định phi tham số Wilcoxon tổng xếp hạng được dùng để thay thế (Wilcoxon Raksum test hay còn gọi Mann Whitney U test)
+ Kiểm định T bắt cặp đối với dữ liệu phân phối chuẩn và kiểm định
Wilcoxon xếp hạng có dấu (Wilconxon Signed Rank test) đối với phân phối không chuẩn.
+ Sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê khi khoảng tin cậy (CI) > 95 (p < 0,05).
- Biện pháp khống chế sai số:
+ Dùng bệnh án nghiên cứu thống nhất để thu thập thông tin
+ Tất cả các răng đều được tiến hành phẫu thuật do cùng một nghiên cứu viên thực hiện.
+ Cán bộ tham gia nghiên cứu được tập huấn chung, thống nhất phương pháp phẫu thuật, kỹ thuật đánh giá và tham gia suốt quá trình nghiên cứu
Đạo đức trong nghiên cứu
- Việc tiến hành nghiên cứu được thông qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế.
- Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho bệnh nhân, không nhằm mục đích nào khác.
- Bệnh nhân được giải thích rõ ràng về mục tiêu nghiên cứu, tiến hành khi được sự chấp nhận tự nguyện của đối tượng nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đối tượng có quyền từ chối không tiếp tục tham gia
- Các thông tin thu thập được của bệnh nhân được giữ bí mật tuyệt đối và chỉ dùng với mục đích nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm lâm sàng, Xquang của răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm
3.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân
3.1.1.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi (n0)
Nhóm tuổi Số lượng BN Tỷ lệ (%)
(19 - 50) Nhận xét: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 26,8 ± 8,4 Bệnh nhân có nhóm tuổi từ 18 - 24 chiếm tỷ lệ 56,7%; nhóm tuổi 25 - 35 tuổi chiếm tỷ lệ 30,0%; còn lại là > 35 tuổi chiếm 13,3%.
3.1.1.2 Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo giới tính (n0)
Giới tính Số lượng BN Tỷ lệ (%) p
Nhận xét: Bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 56,7%; bệnh nhân nam chiếm
43,3% Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ nam và nữ với p > 0,05 Tỷ lệ nam/nữ đến khám phẫu thuật nhổ RKHD lệch ngầm là 1/1,3.
3.1.1.3 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Bảng 3.3 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp (n0)
Nghề nghiệp Số lượng BN Tỷ lệ (%)
Sinh viên Cán bộ Buôn bán Khác
Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Nhận xét: Trong nghiên cứu này đối tượng là sinh viên chiếm tỷ lệ
70,0%; đối tượng thuộc các nhóm có tỷ lệ tương đương là nhóm cán bộ chiếm 10,0%; nhóm buôn bán chiếm 10,0% và nhóm đối tượng có nghề nghiệp khác (nội trợ, lao động tự do…) chiếm 10,0%.
3.1.2 Đặc điểm lâm sàng, X quang của răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm
Bảng 3.4 Lý do đến khám răng khôn hàm dưới lệch, ngầm (n0)
Lý do đến khám Số lượng BN Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Tất cả bệnh nhân đến khám vì lý do sưng (100,0%), các lý do đau, khít hàm, giắt thức ăn đều chiếm tỷ lệ 96,7%, chỉ có 1 trường hợp là cắn niêm mạc má, chiếm tỷ lệ 3,3%.
3.1.2.1 Đặc điểm về tư thế răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm
Bảng 3.5 Tư thế răng khôn hàm dưới theo cung răng
Số răng Tỷ lệ % Số răng Tỷ lệ % Số răng Tỷ lệ %
*Kiểm định Chính xác Fisher
Nhận xét: Trong tất cả 60 răng khôn hàm dưới, răng khôn mọc thẳng đứng chiếm tỷ lệ cao nhất với 36,7%; tiếp theo là răng khôn hàm dưới ngầm ngang chiếm tỷ lệ 30,0%, lệch gần chiếm 26,6% và lệch xa 6,7%.
Sự khác biệt về tư thế mọc răng giữa hai cung răng bên phải và trái không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.1.2.2 Đặc điểm độ sâu của răng khôn hàm dưới so với răng hàm lớn thứ hai
Bảng 3.6 Vị trí độ sâu răng khôn hàm dưới so với răng hàm lớn thứ hai theo cung răng
Số răng Tỷ lệ % Số răng Tỷ lệ % Số răng Tỷ lệ % p*
*Kiểm định Chính xác Fisher
Nhận xét: Răng khôn hàm dưới ở vị trí A1 chiếm tỷ lệ cao nhất (56,7%), vị trí A2 chiếm tỷ lệ 33,3%, còn lại là vị trí B (6,7%) và vị trí C (3,3%).
Sự khác biệt về vị trí độ sâu RKHD giữa hai cung răng bên phải và trái không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.1.2.3 Đặc điểm tương quan khoảng rộng xương
Bảng 3.7 Tương quan khoảng rộng xương theo cung răng
Số răng Tỷ lệ % Số răng Tỷ lệ % Số răng Tỷ lệ %
*Kiểm định Chính xác Fisher
Tương quan khoảng rộng xương loại I hay gặp nhất chiếm tỷ lệ 56,7%, sau đó là loại II chiếm 36,7%, loại III chiếm tỷ lệ 6,6%.
Sự khác biệt về tỷ lệ tương quan khoảng rộng xương giữa hai cung răng bên phải và trái không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.1.2.4 Đặc điểm hình dáng chân răng của răng khôn hàm dưới
Bảng 3.8 Hình dáng chân răng khôn hàm dưới lệch, ngầm
*Kiểm định Chính xác Fisher
Nhận xét: Hình thể chân răng chụm chiếm tỷ lệ 46,7%; chân răng chụm, dùi trống chiếm 33,4%; chân răng cong chiếm 3,3%.
Sự khác biệt về hình dáng chân răng giữa cung răng bên phải và trái không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.1.2.5 Chỉ số độ khó của răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm
Bảng 3.9 Chỉ số độ khó răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm
Số răng Tỷ lệ % Số răng Tỷ lệ % Số răng Tỷ lệ % p*
*Kiểm định Chính xác Fisher
Nhận xét: Độ khó nhổ từ 1 - 5 điểm chiếm tỷ lệ cao nhất (65,0%), từ 6-
10 điểm chiếm 30,0% và từ 11 - 15 điểm chiếm 5,0%.
Sự khác biệt về độ khó nhổ giữa cung răng bên phải và trái không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Đánh giá hiệu quả lành thương sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm có sử dụng fibrin giàu tiểu cầu
3.2.1 Đánh giá hiệu quả lành thương sau các thời điểm của bên ghép và bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu
3.2.1.1 Đánh giá mức độ đau của bên ghép và bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu
Bảng 3.10 Đánh giá mức độ đau của bên ghép fibrin giàu tiểu cầu
Sau 12 giờ Sau 48 giờ Sau 7 ngày
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ độ đau (%) (%) (%)
Không đau 0 0 11 36,7 30 100,0 Đau nhẹ 8 26,7 19 63,3 0 0 Đau vừa 15 50,0 0 0 0 0 Đau dữ dội 7 23,3 0 0 0 0
** Kiểm định dấu và hạng Wilcoxon
Nhận xét: Sau 12 giờ tỷ lệ huyệt ổ răng bên ghép PRF đau vừa chiếm tỷ lệ cao nhất là 50,0% Có 8 huyệt ổ răng đau nhẹ (26,7%) và 7 huyệt ổ răng đau dữ dội (23,3%) Sự khác biệt về mức độ đau giữa thời điểm 12 giờ và 48 giờ có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Bảng 3.11 Đánh giá mức độ đau của bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu
Sau 12 giờ Sau 48 giờ Sau 7 ngày
Không đau 0 0 0 0 30 100,0 Đau nhẹ 1 3,3 13 43,3 0 0 Đau vừa 12 40,0 16 53,3 0 0 Đau dữ dội 17 56,7 1 3,3 0 0
** Kiểm định dấu và hạng Wilcoxon
Nhận xét: Sau 12 giờ tỷ lệ huyệt ổ răng bên không ghép PRF đau nhẹ chiếm 3,3%; đau vừa chiếm 40,0% và đau dữ dội chiếm 56,7% Sau 48 giờ, tỷ lệ đau nhẹ là 43,3%; đau vừa 53,3% và đau dữ hội là 3,3% Sau 7 ngày, 100,0% bệnh nhân không còn cảm giác đau Sự khác biệt về mức độ đau của bên không ghép PRF giữa thời điểm 12 giờ và 48 giờ có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
3.2.1.2 Đánh giá mức độ chảy máu của bên ghép và bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu
Bảng 3.12 Đánh giá mức độ chảy máu của bên ghép fibrin giàu tiểu cầu
Sau 6 giờ Sau 24 giờ Sau 48 giờ
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ chảy máu lượng (%) lượng (%) lượng (%)
Chảy máu rỉ từ mép vết mổ 3 10,0 0 0 0 0
Nhận xét: Sau 6 giờ, tỷ lệ huyệt ổ răng không chảy máu chiếm tỷ lệ 90,0%.
Tỷ lệ huyệt ổ răng có tình trạng chảy máu rỉ ra từ vết mổ chiếm 10,0%.
Sau 24 giờ và 48 giờ, không có trường hợp nào bị chảy máu nữa.
Bảng 3.13 Đánh giá mức độ chảy máu của bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu
Sau 6 giờ Sau 24 giờ Sau 48 giờ Số lượng
Chảy máu rỉ từ mép vết mổ 11 36,7 2 6,7 0 0
Nhận xét: Ở nhóm không ghép PRF, sau 6 giờ, tỷ lệ huyệt ổ răng chảy máu chiếm 36,7%; sau 24 giờ, tỷ lệ này chiếm 6,7%; sau 48 giờ, không còn huyệt ổ răng nào chảy máu.
3.2.1.3 Đánh giá tình trạng sưng nề của bên ghép và bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu
Bảng 3.14 Đánh giá tình trạng sưng nề của bên ghép fibrin giàu tiểu cầu
Trung vị (Khoảng tứ phân vị) p**
** Kiểm định dấu và hạng Wilcoxon
Nhận xét: Sau 24 giờ chỉ số phần trăm sưng nề cao nhất là 2,47 Chỉ số phần trăm sưng nề giảm dần theo thời gian, tại thời điểm 72 giờ chỉ số % sưng nề là 0,99 và còn lại 0,24 sau 7 ngày phẫu thuật Sự khác biệt về chỉ số phần trăm sưng nề theo thời gian có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Bảng 3.15 Đánh giá tình trạng sưng nề của bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu
Trung vị (Khoảng tứ phân vị) p**
** Kiểm định dấu và hạng Wilcoxon
Nhận xét: Ở bên không ghép PRF sau 24 giờ, chỉ số phần trăm sưng nề là 5,46 (3,52 - 6,72); sau 72 giờ chỉ số % sưng nề là 3,17 (1,94 - 4,52) và còn lại 0,53 (0 - 1,46) sau 7 ngày phẫu thuật Sự khác biệt về chỉ số phần trăm sưng nề ở bên không ghép PRF theo thời gian có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
3.2.1.4 Tình trạng viêm huyệt ổ răng của bên ghép và bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu
Bảng 3.16 Tình trạng viêm huyệt ổ răng của bên ghép fibrin giàu tiểu cầu tại thời điểm sau phẫu thuật 7 ngày
Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Sau 7 ngày phẫu thuật, không có trường hợp nào bị viêm huyệt ổ răng.
Bảng 3.17 Tình trạng viêm huyệt ổ răng của bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu tại thời điểm sau phẫu thuật 7 ngày
Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Ở bên không ghép PRF sau 7 ngày phẫu thuật, có 10,0% huyệt ổ răng có viêm.
3.2.2 So sánh hiệu quả lành thương sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới giữa nhóm ghép fibrin giàu tiểu cầu và không ghép fibrin giàu tiểu cầu
3.2.2.1 So sánh mức độ đau giữa bên ghép fibrin giàu tiểu cầu và bên không ghép
Bảng 3.18 Tình trạng đau giữa bên ghép và bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu tại thời điểm 12 giờ sau phẫu thuật
Bên ghép PRF Bên không ghép PRF n % n %
Không đau 0 0 0 0 Đau nhẹ 8 26,7 1 3,3 Đau vừa 15 50,0 12 40,0 Đau dữ dội 7 23,3 17 56,7
*Kiểm định Chính xác Fisher
Không đau Đau nhẹ Đau vừa Đau dữ dội
56.7 Bên ghép PRF Bên không ghép PRF
Biểu đồ 3.2 So sánh mức độ đau giữa bên ghép và bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu tại thời điểm 12 giờ sau phẫu thuật
Nhận xét: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng đau tại thời điểm 12 giờ sau phẫu thuật ở nhóm ghép PRF và không ghép PRF (p < 0,05) Ở nhóm ghép PRF, mức độ đau vừa chiếm tỷ lệ 50,0%; đau nhẹ chiếm tỷ lệ 26,7%; đau dữ dội chiếm 23,3%
Trong khi ở nhóm không ghép, mức độ đau dữ dội chiếm 56,7%; đau vừa chiếm 40,0%.
Bảng 3.19 Tình trạng đau giữa bên ghép và bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu tại thời điểm 48 giờ sau phẫu thuật
Bên ghép PRF Bên không ghép PRF n % n %
Không đau 11 36,7 0 0 Đau nhẹ 19 63,3 13 43,3 Đau vừa 0 0 16 53,3 Đau dữ dội 0 0 1 3,3
*Kiểm định Chính xác Fisher
Không đau Đau nhẹ Đau vừa Đau dữ dội 0
3.3 Bên ghép PRF Bên không ghép PRF
Biểu đồ 3.3 So sánh mức độ đau giữa bên ghép và bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu tại thời điểm 48 giờ sau phẫu thuật
Nhận xét: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng đau tại thời điểm 48 giờ sau phẫu thuật ở nhóm ghép PRF và không ghép PRF (p < 001). Ở nhóm ghép PRF, mức độ đau nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất (63,3%); còn lại là không đau chiếm 36,7% Trong khi ở nhóm không ghép, mức độ đau vừa chiếm phần lớn (53,3%); đau nhẹ chiếm 43,3% và đau dữ dội chiếm 3,3%.
Bảng 3.20 Tình trạng đau giữa bên ghép và bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu tại thời điểm 7 ngày sau phẫu thuật
Bên ghép PRF Bên không ghép PRF n % n %
Không đau 30 100,0 30 100,0 Đau nhẹ 0 0 0 0 Đau vừa 0 0 0 0 Đau dữ dội 0 0 0 0
Nhận xét: Sau phẫu thuật nhổ răng 7 ngày, không có trường hợp nào bị đau ở cả hai nhóm.
3.2.2.2 So sánh tình trạng chảy máu giữa bên ghép fibrin giàu tiểu cầu và bên không ghép
Bảng 3.21 Tình trạng chảy máu giữa bên ghép và bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu tại thời điểm 6 giờ sau phẫu thuật
Tình trạng chảy máu Bên ghép PRF Bên không ghép n % n %
Chảy máu rỉ từ vết mổ 3 10,0 11 36,7
*Kiểm định Chi bình phương
Không chảy máu Chảy máu rỉ từ vết mổ 0
36.7 Bên ghép PRF Bên không ghép PRF
Biểu đồ 3.4 So sánh tình trạng chảy máu giữa bên ghép và bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu tại thời điểm 6 giờ sau phẫu thuật
Nhận xét: Sau 6 giờ, tỷ lệ không chảy máu ở bên ghép PRF (90,0%), bên không ghép (63,3%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.22 Tình trạng chảy máu giữa bên ghép và bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu tại thời điểm 24 giờ sau phẫu thuật
Tình trạng chảy máu Bên ghép PRF Bên không ghép n % n %
Chảy máu rỉ từ vết mổ 0 0 2 6,7
*Kiểm định Chính xác Fisher
Không chảy máu Chảy máu rỉ từ vết mổ 0
9.7 Bên ghép PRF Bên không ghép PRF
Biểu đồ 3.5 So sánh tình trạng chảy máu giữa bên ghép PRF và bên không ghép PRF tại thời điểm 24 giờ sau phẫu thuật
Nhận xét: Sau 24 giờ phẫu thuật, bên ghép PRF không còn huyệt ổ răng nào còn chảy máu, bên không ghép còn 2 huyệt ổ răng còn rỉ máu từ vết mổ.
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05.
3.2.2.3 So sánh tình trạng sưng nề giữa bên ghép fibrin giàu tiểu cầu và bên không ghép
Bảng 3.23 So sánh tình trạng sưng nề giữa bên ghép và bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu tại các thời điểm sau phẫu thuật
Bên ghép PRF Bên không ghép p*** Trung vị
Bên ghép PRF Bên không ghép PRF
Biểu đồ 3.6 So sánh tình trạng sưng nề giữa bên ghép và bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu tại các thời điểm sau phẫu thuật
Nhận xét: Chỉ số phần trăm sưng nề của bên ghép PRF thấp hơn bên không ghép tại cả ba thời điểm đánh giá Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê: tại thời đểm 6 giờ (p < 0,001); 72 giờ (p < 0,001) và 7 ngày (p < 0,05).
3.2.2.4 So sánh tình trạng viêm ổ răng của bên ghép fibrin giàu tiểu cầu và bên không ghép sau phẫu thuật 7 ngày
Bảng 3.24 So sánh tình trạng viêm ổ răng của bên ghép và bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu sau phẫu thuật 7 ngày
Tình trạng Bên ghép PRF Bên không ghép n % n % viêm huyệt ổ răng
*Kiểm định Chính xác Fisher
Không viêm Viêm huyệt ổ răng
9.7 Bên ghép PRF Bên không ghép PRF
Biểu đồ 3.7 So sánh tình trạng viêm ổ răng của bên ghép và bên không ghép fibrin giàu tiểu cầu sau phẫu thuật 7 ngày
Nhận xét: Sau phẫu thuật 7 ngày, bên không ghép có 3 huyệt ổ răng bị viêm chiếm tỷ lệ 10,0%, trong khi đó bên ghép PRF 100% không bị viêm huyệt ổ răng Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng, Xquang của răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm
4.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân
4.1.1.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 30 bệnh nhân tuổi từ 19 đến 50 tuổi, tuổi trung bình là 26,8 ± 8,4 Bảng 3.1 cho thấy nhóm tuổi từ 18 - < 25 tuổi chiếm phần lớn với tỷ lệ 56,7%; tiếp đến là nhóm tuổi 25 - 35 tuổi chiếm tỷ lệ 30,0% và còn lại là nhóm > 35 tuổi chiếm 13,3%
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại Phòng khám Răng Hàm Mặt, Khoa Tai Mũi Họng - Mắt - Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trường Đại học
Y - Dược Huế là nơi tiếp nhận và điều trị chủ yếu cho đối tượng sinh viên bảo hiểm y tế nên phân bố nhóm tuổi trên là phù hợp với thực tế.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi lựa chọn bệnh nhân có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên Với độ tuổi này, răng đã phát triển hoàn toàn, bệnh nhân có sức khỏe và có sự lành thương là tốt nhất để giảm các yếu tố gây nhiễu khi đánh giá hiệu quả lành thương của PRF.
Bảng 4.1 Tuổi trung bình của bệnh nhân trong một số nghiên cứu
STT Tác giả Số BN Tuổi trung bình
So sánh về tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhưng không đáng kể Nghiên cứu của Nguyễn Hà Quốc Trung (2021) cho thấy độ tuổi trung bình của bệnh nhân có răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm là 23,2 ± 2,47 [18]
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Đăng (2019) cho thấy độ tuổi trung bình của đối tượng là 23,35 ± 4,23, trong đó độ tuổi 18 - 24 chiếm tỷ lệ cao nhất với 65,0% [1] Nghiên cứu của Asutay F và CS (2017) cho thấy độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 20,32 (18 - 29) tuổi [19].
Sự khó khăn của việc phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới tăng lên theo tuổi tác, do sự phát triển liên tục của chân răng, dây chằng nha chu mỏng dần, răng bị dính khớp, hàm dưới trở nên cứng hơn và giòn hơn, và tăng cung răng Nhiều nghiên cứu cho rằng thời gian phẫu thuật nhổ răng tốt nhất là trước 25 tuổi, từ 25 tuổi trở về sau biến chứng tăng lên đáng kể và thời gian lành thương lâu hơn [62]
Hiệp hội Bác sĩ phẫu thuật Răng Hàm Mặt Hoa Kỳ ước tính rằng khoảng 85% răng khôn cuối cùng sẽ cần phải loại bỏ Hiệp hội khuyến nghị nên nhổ cả 4 chiếc răng hàm thứ ba ở độ tuổi thanh niên - tốt nhất là ở tuổi vị thành niên, trước khi các chân răng hình thành hoàn chỉnh - để giảm thiểu các biến chứng như đau và nhiễm trùng sau nhổ.
4.1.1.2 Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao hơn với 56,7% Kết quả này là hoàn toàn phù hợp vì cỡ mẫu của chúng tôi chưa thể đại diện cho một quần thể Hơn nữa, mẫu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, và chỉ chọn những răng đáp ứng đủ tiêu chuẩn Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ nam và nữ trong nghiên cứu của chúng tôi với p > 0,05 (Bảng 3.2).
Bảng 4.2 Phân bố giới tính của bệnh nhân trong một số nghiên cứu
STT Tác giả Số BN Nam
Khi so sánh tỷ lệ phân bố giới tính nam và nữ trong nghiên cứu của chúng tôi với một số nghiên cứu khác Kết quả cho thấy, nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với một số nghiên cứu trước đây
Nghiên cứu của Lê Thị Thuỳ Ly (2021) với tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm 54,0%, Nguyễn Hà Quốc Trung (2021) tỷ lệ nữ chiếm 76,7%, Nguyễn Minh Đăng (2019) tỷ lệ nữ là 77,5%, Asutay F (2017) tỷ lệ nữ chiếm 80,0% Không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong các nghiên cứu này (p>0,05) [1], [9], [18].
Sự khác biệt về có thể phụ thuộc vào phân bố tỷ lệ nam, nữ tại các địa điểm nghiên cứu khác nhau và phương pháp thu thập mẫu ở các nghiên cứu chưa đồng nhất.
4.1.1.3 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp của bệnh nhân chủ yếu là sinh viên chiếm tỷ lệ 70,0%; còn lại là cán bộ (10,0%); buôn bán (10,0%) và nghề tự do (10,0%) (Bảng 3.3) Như vậy nghề nghiệp của bệnh nhân phẫu thuật răng khôn hàm dưới lệch trong nghiên cứu chúng tôi chủ yếu là cán bộ, sinh viên (80%) Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Minh Đăng (2019) cho thấy nghề nghiệp chủ yếu của đối tượng là học sinh, sinh viên, cán bộ viên chức (75%), còn lại là công nhân (7,5%) và nghề khác (17,5%) [1].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh (2015) cũng cho kết quả tương tự. Nghề nghiệp của bệnh nhân chủ yếu là sinh viên chiếm tỷ lệ 70,0%; còn lại là cán bộ (10,0%); buôn bán (10,0%) và nghề tự do (10,0%) [13].
4.1.2 Đặc điểm lâm sàng, X quang của răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm
Bảng 3.4 cho thấy, tất cả bệnh nhân đến khám vì lý do sưng (100,0%), tiếp theo là các lý do đau, khít hàm, giắt thức ăn đều chiếm tỷ lệ 96,7%, chỉ có
1 trường hợp đến khám là do cắn niêm mạc má, chiếm tỷ lệ 3,3%
Kết quả này phù hợp với tác giả Nguyễn Minh Đăng (2019) với lý do khám do sưng đau là 27,5%, giắt thức ăn là 25,0%, nhổ răng dự phòng là 20,0% và lý do khác là 17,5% [1].
Trong nghiên cứu của Ziad Malkawi (2011), tỉ lệ bệnh nhân phàn nàn vì viêm quanh thân răng là 77,98%, vì sâu răng là 18,34%, vì lí do chỉnh nha là 3,06% [42].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh (2015) lý do sưng đau chiếm tỷ lệ lớn nhất 76,7%, dắt thức ăn 10%, chỉnh nha và khám định kỳ chiếm 13,3%
[13] Có thể thấy, nhu cầu chỉnh nha của giới trẻ ngày càng nhiều hơn, nên nhổ RKHD theo yêu cầu của chỉnh nha ngày càng tăng ở lứa tuổi trẻ.
4.1.2.2 Tư thế mọc của răng khôn hàm dưới
Đánh giá hiệu quả lành thương sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới có sử dụng fibrin giàu tiểu cầu
4.2.1 Đánh giá hiệu quả giảm đau của khối fibrin giàu tiểu cầu
Cảm giác đau là một trong những phàn nàn nhiều nhất của bệnh nhân sau nhổ RKHD, do ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống Việc đánh giá đau sau phẫu thuật hết sức khó khăn vì không thể xác định dựa trên một dấu hiệu thực thể khách quan Chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào dấu hiệu chủ quan qua cảm giác của bệnh nhân Cảm giác này rất khác nhau tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân, tâm lý, hoàn cảnh sinh sống, xã hội, tùy thuộc vào thời gian bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau và đáp ứng với thuốc giảm đau.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân tự đánh giá mức độ đau của mình theo thang đo độ đau của VAS vào 12 giờ, 48 giờ và 7 ngày sau phẫu thuật nhổ răng gồm 4 mức độ: 0: không đau, 1-3: đau nhẹ, khó chịu, 3-7: đau vừa (đau nhưng chịu đựng được), 7-10: đau dữ dội (đau không chịu được). Triệu chứng đau giảm dần theo thời gian theo dõi sau phẫu thuật nhổ răng ở cả 2 nhóm Tuy nhiên, ở các thời điểm sau 12 giờ, 48 giờ và 7 ngày triệu chứng đau ở nhóm ghép PRF giảm nhiều hơn đáng kể so với nhóm không ghép và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê với p 0,05) [26]
Trong khi đó, nghiên cứu của F Asutay và CS (2017), cho rằng mức độ đau sau phẫu thuật nhổ răng không phụ thuộc vào PRF F Asutay nghiên cứu trên 30 người từ 18-29 tuổi Kết quả được theo dõi sau 6 giờ, 12 giờ, 1,2,3,4,5,6,7 ngày Nhận xét thấy, chỉ số VAS ở hai nhóm không có sự khác biệt lớn [19] Nghiên cứu của Esen A và CS (2017), Gandevivala A và CS
(2017) cho không có sự khác biệt về mức độ đau giữa 2 nhóm ghép và không ghép PRF vào các thời điểm 1 ngày, 3 ngày và 7 ngày sau phẫu thuật [36], [32].
Như vậy, kết quả khác nhau của các nghiên cứu có thể do nhiều yếu tố liên quan như tiêu chuẩn chọn mẫu, quy trình nghiên cứu cũng như do cảm giác đau là cảm giác chủ quan phụ thuộc nhiều vào bệnh nhân
4.2.2 Đánh giá hiệu quả cầm máu của khối fibrin giàu tiểu cầu
Chảy máu sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới là biến chứng thường gặp Chảy máu có thể từ xương ổ răng hay từ niêm mạc Phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch ngầm khó có thể làm tổn thương ống thần kinh răng dưới gây chảy máu sau phẫu thuật Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều được cắn gạc trong 30 phút đến 1 tiếng sau khi phẫu thuật nhổ răng, và được tiếp tục kiểm tra sau 6 giờ, 24 giờ và 48 giờ.
Kết quả nghiên cứu tại thời điểm 6 giờ sau phẫu thuật nhổ răng cho thấy:
Tỷ lệ chảy không chảy máu ở nhóm ghép PRF (90,0%) cao hơn so với nhóm không ghép (63,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Còn tại thời điểm 24 giờ, bên ghép PRF không còn huyệt ổ răng nào còn chảy máu, bên không ghép còn 2 huyệt ổ răng (6,7%) còn rỉ máu từ vết mổ Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p > 0,05 Sau 48 giờ sau phẫu thuật nhổ răng, tất cả các huyệt ổ răng đều không bị chảy máu.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Bá Anh Đức: trong 6 giờ đầu, tỷ lệ không chảy máu ở bên ghép PRF (92,31%) cao hơn so với bên không ghép (69,23%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,035 Sau 24 giờ sau phẫu thuật, bên không ghép còn 2 huyệt ổ răng (7,69%) còn rỉ máu từ vết mổ, bên ghép PRF không còn huyệt ổ răng nào còn chảy máu (p > 0,05)
Chảy máu có thể do nguyên nhân tại chỗ hay nguyên nhân toàn thân. Khi chảy máu, phải kiểm tra các yếu tố tại chỗ trước khi nghĩ đến nguyên nhân toàn thân Các nguyên nhân tại chỗ hay gặp là tổn thương niêm mạc hay xương, sót mảnh chân răng hay mô hạt viêm, nhiễm trùng ổ răng và tiêu hủy sớm cục máu đông Các nguyên nhân tại chỗ đáp ứng tốt nhất với kiểm soát tại chỗ, bao gồm phẫu thuật tỉ mỉ, tránh tổn thương bó mạch thần kinh răng dưới.
Hiệu quả cầm máu của gel PRF có thể dễ dàng nhận thấy được Trong khối gel PRF có rất nhiều các yếu tố cần thiết cho quá trình đông máu như yếu tố V, yếu tố VIII, yếu tố IX, fibronectin, P-sectin, yếu tố Von Willebrand. Trong quá trình lành thương, huyệt ổ răng sau đó sẽ được lấp đầy cục máu đông, chính cục máu đông này sẽ ngăn không cho quá trình chảy máu xảy ra. Gel PRF được đặt vào huyệt ổ răng có vai trò như cục máu đông sẽ sớm giúp ngăn ngừa quá trình chảy máu.
Ứng dụng fibrin giàu tiểu cầu trong phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm
4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển sang dạng gel của fibrin giàu tiểu cầu
Trong quá trình nghiên cứu sử dụng PRF chúng tôi nhận thấy yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng nhiều đến khả năng thành công trong việc chuyển PRF từ dạng dung dịch sang dạng gel Đầu tiên, lựa chọn tĩnh mạch ngoại vi phù hợp là rất quan trọng, tĩnh mạch phải đủ lớn để không bị vỡ thành mạch vì chúng ta sử dụng kim có kích cỡ lớn và lượng máu phải đủ khoảng 20ml Chúng tôi thường sử tĩnh mạch nền trung gian ở khuỷu tay.
Lựa chọn kích cỡ kim lấy máu cũng rất quan trọng, chúng tôi thường sử dụng kim có kích cỡ 21G trở lên, kim lấy máu nhỏ hơn sẽ gây vỡ tế bào máu trong quá trình hút máu, ảnh hưởng đến quá trình chuyển sang dạng gel của PRF Hút máu với áp lực nhẹ và từ từ Quá trình hút dịch huyết tương bằng pipet để chuyển sang các lọ khác nhau cũng phải thao tác nhẹ nhàng Tốc độ của máy ly tâm cần phải tăng từ từ Các động tác gây ra chuyển động mạnh có thể gây vỡ tế bào máu đỏ và tiểu cầu, ảnh hưởng đến chất lượng khối PRF. Thời gian trung bình để PRF chuyển từ dạng dung dịch sang dạng gel khoảng 30 phút tại nhiệt độ phòng 25 0 C Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, nhiệt độ phòng càng thấp càng kéo dài thời gian chuyển dạng của PRF càng dài.
4.3.2 Ưu điểm và ứng dụng của PRF
Hiệu quả của ứng dụng PRF trong phẫu thuật nhổ răng khôn răng bước đầu có thể thấy được trong nghiên cứu của chúng tôi Các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cũng chỉ ra hiệu quả của PRF đối với sự lành thương của mô mềm và mô xương PRF có thể là vật liệu sinh học tốt nhất có thể ghép vào huyệt ổ răng sau nhổ vì nó là một sản phẩm tự thân, không gây ra các phản ứng thải ghép của cơ thể, dễ sử dụng và giá thành rẻ.
Hiệu quả hạn chế chảy máu sau phẫu thuật sẽ còn rõ ràng hơn khi chúng ta tiến hành nghiên cứu sau nhổ các răng mà không đủ mô lợi để khâu kín huyệt ổ răng như răng khôn hàm dưới Đối với các khuyết hổng xương lớn như nang, khe hở cung hàm… chúng ta có thể sử dụng PRF kết hợp với xương tự thân, các sản phẩm xương bột nhân tạo khác Màng fibrin (PRF) chế tạo cùng PRF có thể sử dụng làm dày niêm mạc xoang hàm trong phẫu thuật ghép xương nâng xoang hoặc cùng vạt niêm mạc che phủ phần xương ghép nhằm nâng cao kết quả điều trị.