1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx

104 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 4,69 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (10)
    • 1.1. Mô phôi học răng liên quan đến các nang xương hàm do răng (10)
    • 1.2. Các hệ thống phân loại nang xương hàm do răng (11)
    • 1.3. Nang chân răng (13)
    • 1.4. Phẫu thuật nang chân răng có sử dụng màng fibrin giàu tiểu cầu (24)
    • 1.5. Một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới (28)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (31)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (31)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (31)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (48)
    • 3.1. Đặc điểm lâm sàng, X quang ở bệnh nhân có nang chân răng (48)
    • 3.2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang chân răng có sử dụng màng (56)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (67)
    • 4.1. Đặc điểm lâm sàng, X quang ở bệnh nhân có nang chân răng (67)
    • 4.2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang chân răng có sử dụng màng (78)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGÔ THÁI HÙNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT NANG CHÂN RĂNG CÓ SỬ DỤNG MÀNG FIBRIN GIÀU TIỂU CẦU LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II HUẾ[.]

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Gồm 36 bệnh nhân được chẩn đoán và phẫu thuật điều trị nang chân răng có sử dụng màng fibrin giàu tiểu cầu.

Tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.3 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

- Bệnh nhân NCR có răng nguyên nhân thuộc nhóm răng trước hai hàm.

- Đã được điều trị nội nha tốt.

- Có đường kính vùng thấu quang quanh chóp ≥ 1cm và có nhu cầu lựa chọn phương pháp điều trị phẫu thuật cắt chóp, nạo nang ngay sau điều trị nội nha để rút ngắn quá trình điều trị.

- BN hợp tác trong quá trình điều trị và theo dõi.

- BN có bệnh toàn thân: bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thần kinh, bệnh lý rối loạn đông máu

- Các răng nguyên nhân có tình trạng nứt dọc.

- BN có răng nguyên nhân lung lay độ 4.

- Hồ sơ bệnh án không có đủ các thông tin cần cho nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả, tiến cứu có can thiệp lâm sàng, không nhóm chứng.

2.2.2 Cách chọn mẫu và cỡ mẫu

Chọn mẫu thuận tiện ngẫu nhiên không xác suất

Chúng tôi đã chọn được 36 bệnh nhân.

- Bộ khám Răng hàm mặt

- Máy khoan, tay khoan thẳng, khuỷu, tay khoan nhanh, chậm.

- Dụng cụ và vật liệu dùng trong phẫu thuật:

Hình 2.1 Dụng cụ phẫu thuật (Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP Hồ Chí Minh)

+ Bộ dụng cụ chụp phim song song (RINN XCP Densply, Koa Kỳ).

Hình 2.2 Bộ dụng cụ chụp phim song song (Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP Hồ Chí Minh)

- Máy chụp phim X quang của Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 2.3 Máy chụp phim X quang và tư thế chụp (Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP Hồ Chí Minh)

Máy chụp phim X quang Xmind AC.

+ Hãng sản xuất: De Gotzen, Ý

Chụp phim X quang quanh chóp bằng kỹ thuật chụp song song, được chuẩn hóa bằng bộ dụng cụ giữ phim làm sẵn và dấu khóa khớp cắn cá nhân cho phép thu được hình ảnh X quang quanh chóp tiêu chuẩn với độ phân giải từ trung bình đến cao, có thể lặp lại và chính xác Không có sự khác biệt giữa các phép đo trên X quang trước và sau phẫu thuật.

Sử dụng phần mềm X quang kỹ thuật số SOPRO imaging trên máy vi tính để đánh giá các tiêu chuẩn: kích thước ngang, kích thước dọc, mật độ tiêu xương [70].

Sử dụng biểu tượng “measure” để đo độ dài.

Hình 2.4 Máy quét phim PSPIX và phần mềm SOPRO Imaging [70] Để tăng độ tin cậy chúng tôi tiến hành: Đo kích thước ngang của răng nguyên nhân bằng thước đo Caliper Gauge (ký hiệu là dRt: kích thước răng thật), đơn vị tính là cm.

Trên phần mềm SOPRO image tiến hành đo: Đo kích thước ngang của răng trên phim chụp (viết tắt là dRp: kích thước răng trên phim, đơn vị tính là cm). Đo kích thước ngang của NCR trên phim (viết tắt là KTnp: kích thước ngang, đơn vị tính là cm). Đo kích thước dọc của NCR trên phim (viết tắt là KTdp: kích thước dọc, đơn vị tính là cm).

Kích thước ngang của NCR được đo theo mặt phẳng ngang đi vuông góc với trục của răng, nơi có đường kính tiêu xương lớn nhất.

Kích thước NCR thật sẽ được tính theo công thức:

KT ngang = dRt/dRp ˟ KTnp (cm)

KT dọc = dRt/dRp ˟ KTdp (cm)

Hình 2.5 Thước đo Caliper Gauge (Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP Hồ Chí Minh)

Máy ly tâm PRF Duo Quattro Starter System

+ Hãng sản xuất: PROCESS FOR PRF SARL, Pháp

+ Máy có màn hình LCD với 6 chương trình tạo PRF khác nhau

- Kim cánh bướm số 24G, ống nghiệm bằng thủy tinh 10ml.

Hình 2.6 Máy ly tâm PRF, kim cánh bướm, khuôn ép màng PRF

(Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP Hồ Chí Minh)

Quy trình tạo màng PRF như sau:

- Một nhân viên được tập huấn kỹ càng về quy trình chuẩn bị như: thời gian lấy máu, số lượng máu, cách vận hành máy để đảm bảo tạo ra PRF đúng thời điểm.

- Lấy 20 ml máu tĩnh mạch của bệnh nhân (dùng kim cánh bướm 24G và ống hút chân không bằng thủy tinh), cho vào 2 ống nghiệm, không sử dụng chất kháng đông, và ly tâm 2700 vòng /1 phút /12 phút. Để tránh mất lượng lớn các GFs từ PRF chúng tôi sử dụng bộ dụng cụ P.R.F-SYSTEM (Surgident, Hoa Kỳ) được tiêu chuẩn hóa lực ép để chuyển khối PRF thành màng PRF cho phép gia tăng phóng thích tổng lượng GFs từ màng PRF, với quy trình ép này tạo màng PRF có bề dày đồng nhất luôn ẩm ướt và ngâm trong huyết tương nhằm tránh ảnh hưởng cấu trúc và sinh lý của PRF, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt màng vào sang thương và khâu kín vạt Tất cả màng PRF có cùng bề dày đồng nhất là 1 mm.

Hình 2.7 Các bước tạo màng fibrin giàu tiểu cầu [79]

2.2.4 Tóm tắt các bước tiến hành nghiên cứu

Mỗi bệnh nhân vào viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo các bước sau:

- Ghi nhận phần hành chính.

- Hỏi bệnh sử, tiền sử.

- Khám lâm sàng ghi nhận các triệu chứng cơ năng.

- Chụp X quang trước phẫu thuật: X quang răng cận chóp theo kỹ thuật song song.

- Điều trị nội nha các răng cần bảo tồn trước khi phẫu thuật.

- Làm các xét nghiệm cận lâm sàng trước khi phẫu thuật.

- Phẫu thuật NCR có sử dụng màng PRF.

- Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật về lâm sàng khi ra viện.

- Bệnh nhân đến tái khám về lâm sàng và chụp X quang răng cận chóp để đánh giá kết quả sau phẫu thuật 3 tháng, 6 tháng.

Tất cả các bước nghiên cứu đều được tiến hành thống nhất cho tất cả BN và được ghi chép vào bệnh án mẫu đã thiết kế sẵn (phụ lục).

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu

Khám tổng quát, xét nghiệm cận lâm sàng

Chọn đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn

Phẫu thuật nang chân răng + sử dụng màng fibrin giàu tiểu cầu Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật về lâm sàng khi ra viện

Thu thập và xử lý số liệu Tái khám về lâm sàng và chụp X quang để đánh giá kết quả sau phẫu thuật 3 tháng, 6 tháng

2.2.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách đánh giá

2.2.5.1 Đặc điểm lâm sàng, X quang ở bệnh nhân có nang chân răng

+ Tuổi: chia thành các nhóm tuổi theo tác giả Nguyễn Thị Thu Hà [5]

+ Địa dư: Thành thị, nông thôn.

* Đau, sưng đau trước đó.

* Sưng phồng ngách lợi, biến dạng mặt.

* Xuất hiện lỗ dò vùng chóp răng.

* Ngẫu nhiên khi chụp X quang vùng mặt.

+ Thời gian mắc bệnh: Tính từ khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên tới khi vào viện điều trị phẫu thuật.

+ Nguyên nhân chết tuỷ răng nguyên nhân:

* Thất bại điều trị tủy.

+ Độ lung lay răng nguyên nhân theo Nguyễn Dương Hồng [7]

* Độ 1: khi lấy tay lay răng, mắt chưa nhìn thấy, chỉ cảm thấy lung lay.

* Độ 2: lung lay theo chiều ngang < 1 mm.

* Độ 3: lung lay theo chiều ngang ≥ 1 mm.

* Độ 4: như độ 3 và theo chiều dọc.

+ Tình trạng đổi màu răng nguyên nhân:

+ Phân bố răng nguyên nhân:

+ Tình trạng răng kế cận:

* Số răng kế cận bị ảnh hưởng.

* Số răng kế cận cần chữa tủy.

- Đặc điểm X quang: phim cận chóp theo kỹ thuật song song.

Trên phim X quang ghi nhận các thông tin:

+ Hình thể, ranh giới, kích thước vùng tiêu xương quanh chóp liên quan với cấu trúc giải phẫu lân cận.

* Hình dạng: tròn, bầu dục, hình liềm

* Ranh giới: giữa xương lành và vùng tổn thương.

 Rõ: phân biệt rõ nét đường ranh giới giữa xương và vùng tổn thương.

 Không rõ: không phân biệt được ranh giới giữa xương và vùng tổn thương.

* Kích thước ngang và kích thước dọc: 1 - 2 cm, > 2cm.

* Độ thấu quang quanh chóp:

-Tiêu chuẩn chẩn đoán: dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Ly Vông Sả

Dựa vào tiền sử răng: sang chấn, sưng đau, răng bị trồi lên, dò mủ, sau điều trị tủy, đổi màu và biểu hiện lâm sàng khi khám ở mỗi giai đoạn của nang chân răng.

+ Giai đoạn thầm lặng: không có triệu chứng chủ quan hay khách quan nào, BN đến khám chụp phim tình cờ phát hiện có viêm tiêu xương quanh chóp răng liên quan đến răng nguyên nhân, hình thể thường tròn và kích thước ≥ 1 cm.

+ Giai đoạn nang phát triển:

* Triệu chứng cơ năng: Không đau, chỉ đau khi răng bội nhiễm cấp tính.

* Triệu chứng thực thể: Nang phát triển làm biến dạng xương hàm, biến dạng mặt, sờ ngách tiền đình sưng phồng, nang tự vỡ thì có lỗ dò.

X quang: thấy hình ảnh thấu quang đồng nhất liên quan đến răng nguyên nhân, kích thước lớn hơn 1cm, ranh giới tổn thương thường rõ.

2.2.5.2 Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang chân răng có sử dụng màng fibrin giàu tiểu cầu

-Chỉ định phẫu thuật: Tất cả các trường hợp được chẩn đoán NCR vùng răng phía trước 2 hàm, sau khi được điều trị nội nha.

+ Lấy cao răng, hướng dẫn vệ sinh răng miệng trước khi phẫu thuật + Kháng sinh trước và sau phẫu thuật tránh nhiễm trùng.

+ Cho BN súc miệng bằng dung dịch Chlohexidine 0,2% hai ngày trước phẫu thuật, ngừng hoặc hạn chế hút thuốc lá ba ngày trước phẫu thuật (đối với người đang hút thuốc).

+ Chuẩn bị tâm lý cho BN, giải thích mọi thắc mắc của BN và người nhà trước phẫu thuật.

Gây tê: có thể gây tê tại chỗ, tê cận chóp bằng thuốc tê chứa Lidocain 2% và Adrenalin 1/100.000

- Các bước tiến hành phẫu thuật:

+ Thì 1: Tạo vạt Đường rạch tôn trọng mô nha chu, nằm trên nền xương lành đảm bảo quan sát rõ phẫu trường, hạn chế làm rách vạt gây chậm liền thương và đau kéo dài sau hậu phẫu.

Trong nghiên cứu này chúng tôi thống nhất sử dụng vạt bán nguyệt.

Hình 2.8 Đường rạch tạo vạt bán nguyệt [40]

+ Thì 2: Mở xương, bộc lộ nang

Xác định vị trí mở xương ngay chóp chân răng bằng cách đo khoảng cách từ cổ răng đến chóp răng trên phim sau đó xác định khoảng cách trên lâm sàng tương ứng Mở xương đủ rộng bằng mũi khoan xương hay bằng kềm gặm xương và tiết kiệm tổ chức xương Luôn bơm nước muối sinh lý làm mát khi mở xương để không cháy xương.

Hình 2.9 Mở xương, bộc lộ nang [40]

Thực hiện cắt chóp răng với mặt cắt vuông góc hoặc hơi vát ra phía ngoài, đảm bảo cắt hết phần chóp nằm trong tổn thương.

+ Thì 4: Nạo nang làm sạch tổn thương

Trường hợp tổn thương nhỏ thì chỉ cần cây nạo nhỏ để nạo sạch mô bệnh quanh chóp răng.

Trường hợp NCR lớn thì phải bóc tách giải phóng toàn bộ nang, mô viêm khỏi nền xương bên dưới bằng cây bóc tách, dùng cây nạo để nạo sạch mô bệnh lý, chú ý không để màng nang bị rách và sót lại trong xương để tránh tái phát Dùng gạc tẩm oxy già lèn chặt vào ổ mổ trong khoảng 1 phút để cầm máu.

Do tất cả các răng trong nghiên cứu đã được chỉ định điều trị tủy và trám bít ống tủy với côn gutta percha lèn dọc kỹ tại Khoa Nội nha Bệnh viện

Răng Hàm Mặt TP Hồ Chí Minh nên chúng tôi không có trám ngược trong nghiên cứu này Theo nghiên cứu của các tác giả Ly Vông Sả A Cao [1], Nguyễn Thị Thu Hà [5], Phan Văn Việt [16], Đặng Vui [17], Ajayi J.O và cs

[19] không có sự khác biệt giữa 2 nhóm trám ngược và không trám ngược sau phẫu thuật cắt chóp.

+ Thì 6: Đặt khối PRF vào vị trí khuyết hổng, sau đó đặt màng PRF che phủ lên.

Hình 2.10 Đặt màng fibrin giàu tiểu cầu che phủ (Nguồn: Trong nghiên cứu của chúng tôi)

Kiểm tra cẩn thận trước khi đóng kín vạt, dùng mũi khâu rời để tạo điều kiện thoát dịch, khâu đóng niêm mạc bằng chỉ nylon 5.0.

+ Thì 8: Điều trị và chăm sóc vết mổ

Băng ép lên vùng phẫu thuật bằng một miếng gạc tẩm nước muối để cầm máu.

- Tai biến trong phẫu thuật:

+ Khoan làm tổn thương các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, sàn mũi, ống thần kinh

+ Chảy máu do tổn thương mạch máu

- Điều trị, chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật:

Trong ngày đầu chườm đá nhẹ nhàng lên vùng phẫu thuật, vài lần/ngày,mỗi lần khoảng vài phút.

Thuốc sau mổ: dùng kháng sinh uống.

1 Cefpodoxim 200mg x 6 viên/ngày chia 3 lần (sáng - trưa - chiều) uống 5 ngày.

2 Methylprednisolon 16mg ngày uống 1 viên (sáng) x 5 ngày.

3 Efferalgan 500mg x 3 viên/ ngày chia 3 lần uống (sáng - trưa - tối) uống 3 ngày.

Theo dõi sau mổ từ 1 - 48 giờ:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm lâm sàng, X quang ở bệnh nhân có nang chân răng

Bảng 3.1 Phân bố theo tuổi (n = 36)

Tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Nhóm tuổi từ 10 - 29 tuổi và 30 - 49 tuổi đều chiếm 44,4%, từ 50 - 69 tuổi chiếm 11,2%. Độ tuổi trung bình là 32,42 ± 10,45 tuổi, nhỏ nhất là 15 tuổi và lớn nhất là 56 tuổi.

Bảng 3.2 Phân bố theo giới (n = 36)

Giới Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Bệnh nhân có nang chân răng là nam giới chiếm tỷ lệ 36,1% và nữ giới chiếm 63,9%.

Bảng 3.3 Phân bố theo nghề nghiệp (n = 36)

Nghề nghiệp Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Nghề nghiệp của bệnh nhân là công nhân chiếm tỷ lệ 41,7%, cán bộ - viên chức chiếm 27,8%, học sinh - sinh viên chiếm 11,1%, nông dân chiếm 8,3%.

Bảng 3.4 Phân bố theo địa dư (n = 36) Địa dư Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Bệnh nhân ở thành thị chiếm tỷ lệ 69,4%, ở nông thôn chiếm 30,6%.

Bảng 3.5 Lý do vào viện (n = 36)

Lý do vào viện Số bệnh nhân Tỷ lệ % Đau, sưng đau 20 55,6

Sưng phồng ngách lợi, biến dạng mặt 23 63,9

Xuất hiện lỗ dò vùng chóp răng 12 33,3

Ngẫu nhiên khi chụp X quang vùng mặt 2 5,6

Lý do đến khám do sưng phồng ngách lợi, biến dạng mặt chiếm tỷ lệ 63,9%, đau, sưng đau chiếm 55,6%, xuất hiện lỗ dò vùng chóp răng chiếm 33,3%, răng đổi màu chiếm 27,8%, ngẫu nhiên khi chụp X quang vùng mặt chiếm 5,6%.

Bảng 3.6 Thời gian mắc bệnh (n = 36)

Thời gian mắc bệnh Số bệnh nhân Tỷ lệ %

(1,2 - 6) Thời gian mắc bệnh từ 1 - 2 năm chiếm tỷ lệ 52,8%, > 2 năm chiếm 47,2%. Thời gian mắc bệnh trung bình là 2,40 ± 1,01 năm, thấp nhất là 1,2 năm và cao nhất là 6 năm.

Bảng 3.7 Nguyên nhân chết tủy (n = 36)

Nguyên nhân chết tủy Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Thất bại điều trị tủy 4 11,1

Nguyên nhân chết tủy do sâu răng chiếm tỷ lệ 33,3%, chấn thương và sau phục hình đều chiếm 19,4%, thất bại điều trị tủy chiếm 11,1%, trám răng chiếm 16,7%

Bảng 3.8 Phân bố nguyên nhân chết tủy theo giới (n = 36)

Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %

Thất bại điều trị tủy 0 0,0 4 17,4

Tổng 13 100,0 23 100,0 Ở nam giới, nguyên nhân chết tủy do chấn thương và sâu răng đều chiếm tỷ lệ 38,5% Ở nữ giới, nguyên nhân chết tủy do sâu răng chiếm tỷ lệ 30,4%

Bảng 3.9 Phân bố nguyên nhân chết tủy theo nhóm tuổi (n = 36)

Thất bại điều trị tủy 1 6,2 2 12,5 1 25,0

Nguyên nhân chết tủy do sâu răng ở nhóm tuổi 10 - 29 tuổi chiếm 43,8%

Bảng 3.10 Độ lung lay răng nguyên nhân (n = 36) Độ lung lay Số bệnh nhân Tỷ lệ % Độ 1 4 11,1 Độ 2 26 72,2 Độ 3 6 16,7

Răng nguyên nhân lung lay độ 2 chiếm tỷ lệ 72,2%, lung lay độ 1 chiếm11,1% và lung lay độ 3 chiếm 16,7%.

Bảng 3.11 Tình trạng đổi màu răng nguyên nhân (n = 36)

Tình trạng đổi màu Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Không đổi màu 3 8,3 Đã làm chụp răng 10 27,8

Tình trạng răng nguyên nhân đổi màu chiếm tỷ lệ 63,9%, không đổi màu chiếm 8,3% và đã làm chụp răng chiếm 27,8%.

Bảng 3.12 Phân bố răng nguyên nhân theo hàm trên, hàm dưới (n = 36)

Hàm Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Răng nguyên nhân ở hàm trên chiếm tỷ lệ 83,3%, hàm dưới chiếm 16,7%

Bảng 3.13 Triệu chứng lâm sàng (n = 36)

Triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ % Đau tự nhiên 15 41,7

Bệnh nhân có triệu chứng đau tự nhiên chiếm tỷ lệ 41,7%, gõ đau chiếm75,0% và có lỗ dò mủ chiếm 38,9%.

Bảng 3.14 Tình trạng phồng xương (n = 36)

Tình trạng phồng xương Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Trong nghiên cứu có 32 BN có biểu hiện phồng xương, trong đó phồng xương mặt ngoài chiếm tỷ lệ 66,7%, mặt trong chiếm 11,1%, cả mặt ngoài và mặt trong chiếm 11,1%

Bảng 3.15 Số răng kế cận bị ảnh hưởng (n = 36)

Số răng kế cận bị ảnh hưởng Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Bệnh nhân có 1 răng kế cận bị ảnh hưởng chiếm tỷ lệ 44,4% và có 2 răng kế cận bị ảnh hưởng chiếm 2,8%

Bảng 3.16 Số răng kế cận cần chữa tủy (n = 36)

Số răng kế cận cần chữa tủy Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Bệnh nhân có 1 răng kế cận cần chữa tủy chiếm tỷ lệ 44,4% và có 2 răng kế cận cần chữa tủy chiếm 2,8%

Kích thước ngang Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Kích thước ngang từ 1-2 cm chiếm tỷ lệ 88,9% và > 2 cm chiếm 11,1% Kích thước ngang trung bình là 1,42 ± 0,39 cm, nhỏ nhất là 1,0 cm và lớn nhất là 2,6 cm.

Kích thước dọc Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Kích thước dọc từ 1-2 cm chiếm tỷ lệ 94,4% và > 2 cm chiếm 5,6% Kích thước dọc trung bình là 1,43 ± 0,31cm, nhỏ nhất là 1,0 cm và lớn nhất là 2,4 cm.

Bảng 3.19 Hình dạng nang chân răng trên phim X quang (n = 36)

Hình dạng Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Hình dạng nang chân răng có hình tròn chiếm tỷ lệ 72,2% và hình bầu dục chiếm 27,8%.

Bảng 3.20 Đường viền nang chân răng trên phim X quang (n = 36) Đường viền Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Tổng 36 100,0 Đường viền nang chân răng trên X quang rõ chiếm tỷ lệ 77,8% và không rõ chiếm 22,2%.

Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang chân răng có sử dụng màng

3.2.1 Kết quả sau phẫu thuật 1 tuần

Bảng 3.21 Tình trạng vết mổ sau phẫu thuật 1 tuần (n = 36)

Tình trạng vết mổ Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Sau phẫu thuật 1 tuần, tất cả bệnh nhân đều không có biến chứng nhiễm trùng và chảy máu Vết mổ liền hoàn toàn chiếm tỷ lệ 75,0% và liền không hoàn toàn chiếm 25,0%.

Bảng 3.22 Kết quả phẫu thuật sau 1 tuần (n = 36)

Kết quả sau 1 tuần Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Biểu đồ 3.1 Kết quả phẫu thuật sau 1 tuần

Sau 1 tuần phẫu thuật bệnh nhân có kết quả tốt chiếm tỷ lệ 75,0% và khá chiếm 25,0%.

3.2.2 Kết quả sau phẫu thuật 3 tháng

Sau phẫu thuật 3 tháng, tất cả bệnh nhân đều không có triệu chứng sưng, phù nề, chảy máu và dò mủ Chỉ có 4 trường hợp có triệu chứng đau chiếm tỷ lệ 11,1%

Bảng 3.23 Đánh giá trên lâm sàng sau phẫu thuật 3 tháng (n = 36) Đánh giá lâm sàng Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Sau phẫu thuật 3 tháng về mặt lâm sàng, lành thương tốt chiếm tỷ lệ 88,9%, lành thương khá chiếm 11,1%.

Bảng 3.24 Kích thước sang thương sau phẫu thuật 3 tháng (n = 36)

Kích thước sang thương Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Không đổi hoặc lớn hơn 2 5,6

Sau phẫu thuật 3 tháng, kích thước sang thương thu hẹp chiếm tỷ lệ 94,4%, kích thước không đổi hoặc lớn hơn chiếm 5,6%.

Bảng 3.25 Mật độ thấu quang sau phẫu thuật 3 tháng (n = 36)

Mật độ thấu quang Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Sau phẫu thuật 3 tháng, tất cả 36 BN có mật độ thấu quang đều kém hơn xương lành (100,0%).

Bảng 3.26 Đánh giá trên phim X quang sau phẫu thuật 3 tháng (n = 36) Đánh giá X quang Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Lành thương không hoàn toàn 34 94,4

Trên phim X quang sau phẫu thuật 3 tháng, bệnh nhân lành thương không hoàn toàn chiếm tỷ lệ 94,4% và không lành thương chiếm 5,6%.

Bảng 3.27 Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng (n = 36)

Kết quả sau 3 tháng Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Biểu đồ 3.2 Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng

Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng, bệnh nhân có kết quả khá chiếm tỷ lệ 94,4% và kém chiếm 5,6%.

Bảng 3.28 Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng theo hàm trên, hàm dưới (n = 36)

Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %

Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng theo hàm trên và hàm dưới, bệnh nhân đạt kết quả khá với tỷ lệ lần lượt là 93,3% và 100,0%.

Bảng 3.29 Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng theo kích thước ngang (n = 36)

Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %

Tổng 32 100,0 4 100,0 Ở NCR có kích thước ngang 1-2 cm, sau phẫu thuật 3 tháng kết quả khá chiếm 100,0% Ở NCR có kích thước ngang > 2 cm, sau phẫu thuật 3 tháng kết quả khá và kém đều chiếm tỷ lệ 50,0%.

Bảng 3.30 Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng theo hình dạng nang (n = 36)

Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %

Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng theo hình dạng nang, kết quả khá ở hình tròn và bầu dục tỷ lệ lần lượt là 96,2% và 90,0%.

Bảng 3.31 Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng theo đường viền nang (n = 36) Đường viền Kết quả

Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %

Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng theo đường viền nang, kết quả khá ở đường viền rõ và không rõ tỷ lệ lần lượt là 96,4% và 87,5%.

3.2.3 Kết quả sau phẫu thuật 6 tháng

Sau phẫu thuật 6 tháng, tất cả bệnh nhân đều không có triệu chứng sưng, phù nề, chảy máu và dò mủ Chỉ có 1 trường hợp có triệu chứng đau chiếm tỷ lệ 2,8%

Bảng 3.32 Đánh giá trên lâm sàng sau phẫu thuật 6 tháng (n = 36) Đánh giá lâm sàng Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Sau phẫu thuật 6 tháng về mặt lâm sàng, lành thương tốt chiếm tỷ lệ 97,2%, lành thương khá chiếm 2,8%.

Bảng 3.33 Kích thước sang thương sau phẫu thuật 6 tháng (n = 36)

Kích thước sang thương Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Sau phẫu thuật 6 tháng, kích thước sang thương thu hẹp chiếm tỷ lệ 97,2%, kích thước mất chiếm 2,8%.

Bảng 3.34 Mật độ thấu quang sau phẫu thuật 6 tháng (n = 36)

Mật độ thấu quang Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Sau phẫu thuật 6 tháng, mật độ thấu quang kém hơn xương lành chiếm tỷ lệ 72,2% và tương đương xương lành chiếm 27,8%.

Bảng 3.35 Đánh giá trên phim X quang sau phẫu thuật 6 tháng (n = 36) Đánh giá X quang Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Lành thương không hoàn toàn 26 72,2

Trên phim X quang sau phẫu thuật 6 tháng, lành thương hoàn toàn chiếm tỷ lệ 27,8%, lành thương không hoàn toàn chiếm 72,2%.

Bảng 3.36 Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 6 tháng (n = 36)

Kết quả sau 6 tháng Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Biểu đồ 3.3 Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 6 tháng

Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 6 tháng, bệnh nhân có kết quả tốt chiếm tỷ lệ 27,8% và khá chiếm 72,2%.

Bảng 3.37 Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 6 tháng theo hàm trên, hàm dưới (n = 36)

Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %

Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 6 tháng ở hàm trên kết quả khá chiếm tỷ lệ 66,7% và ở hàm dưới tất cả đều khá (100,0%).

Bảng 3.38 Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 6 tháng theo kích thước ngang (n = 36)

Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %

Tổng 32 100,0 4 100,0 Ở NCR có kích thước ngang 1-2 cm, sau phẫu thuật 6 tháng kết quả khá chiếm 71,9% và tốt chiếm 28,1% Ở NCR có kích thước ngang > 2 cm, sau phẫu thuật 6 tháng kết quả khá chiếm 75,0% và tốt chiếm 25,0%.

Bảng 3.39 Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 6 tháng theo hình dạng nang (n = 36)

Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %

Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 6 tháng theo hình dạng nang, kết quả khá ở hình tròn và bầu dục tỷ lệ lần lượt là 61,5% và 100,0%.

Bảng 3.40 Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 6 tháng theo đường viền nang (n = 36) Đường viền Kết quả

Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %

Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 6 tháng theo đường viền nang, kết quả khá ở đường viền rõ và không rõ tỷ lệ lần lượt là 64,3% và 100,0%.

Bảng 3.41 So sánh kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng và 6 tháng (n = 36)

Kết quả Sau 3 tháng Sau 6 tháng

Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %

Biểu đồ 3.4 So sánh kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng và 6 tháng

Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng, kết quả khá chiếm tỷ lệ 94,4%, kém chiếm 5,6% và không có trường hợp nào tốt.

Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 6 tháng, kết quả khá chiếm tỷ lệ 72,2%, tốt chiếm 27,8% và không có trường hợp nào kém.

Sự khác biệt kết quả điều trị chung giữa hai thời điểm sau phẫu thuật 3 tháng và 6 tháng có ý nghĩa thống kê p < 0,05.

BÀN LUẬN

Đặc điểm lâm sàng, X quang ở bệnh nhân có nang chân răng

Nghiên cứu của chúng tôi gồm có 36 BN, nhỏ nhất là 15 tuổi, lớn nhất là

56 tuổi, trung bình là 32,42 ± 10,45 tuổi Nhóm tuổi 10 - 29 và 30 - 49 đều chiếm tỷ lệ 44,4%, nhóm tuổi 50 - 69 chiếm 11,2% (bảng 3.1). Điều này có thể do bệnh nhân ở lứa tuổi trẻ hơn thường cập nhật thông tin về bệnh lý cũng như các phương pháp điều trị răng hàm mặt tốt hơn cũng như có thể hiểu và chấp nhận các đề xuất về kế hoạch điều trị của bác sỹ, đặc biệt là những điều trị có liên quan đến sự hợp tác tự điều trị và theo dõi.

So với nghiên cứu của Phạm Nữ Như Ý (2009), tuổi nhỏ nhất là 15, tuổi lớn nhất là 54, nhóm 15 - 24 chiếm tỷ lệ cao nhất (51,7%), tỷ lệ thấp nhất ở nhóm 25 - 34 tuổi (13,3%) [18].

Trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Long (2008), người bệnh cao tuổi nhất là 79 tuổi, thấp nhất là 40 tuổi Nhóm tuổi 40-59 chiếm 41,25%; nhóm tuổi 60-79 chiếm 58,75% [10].

Nghiên cứu của Bùi Thanh Tùng (2010), tuổi nhỏ nhất trong nghiên cứu là 13 và bệnh nhân lớn tuổi nhất là 81 Tuổi trung bình là 40,3 tuổi [14].

Việc phân nhóm tuổi và cách chọn mẫu ở các nghiên cứu không thống nhất Ngoài ảnh hưởng của tần suất bệnh, các nhóm tuổi xuất hiện trong nghiên cứu còn phụ thuộc vào thành phần BN của từng cộng đồng theo từng thời điểm Do vậy, tần suất các nhóm tuổi giữa các nghiên cứu khác nhau và không đại diện cho tần suất bệnh trong cộng đồng.

4.1.1.2 Phân bố theo giới Đặc điểm về giới trong nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.2 cho thấy có

23 BN có NCR là nữ giới chiếm tỷ lệ 63,9% và 13 BN có NCR là nam giới chiếm 36,1%.

Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự như Nguyễn Mạnh Hà (2005) với nữ chiếm 67,5% và nam chiếm 32,5% [4].

Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Long (2008) trên 80 BN trong đó có 35 nam chiếm 43,75% và nữ chiếm 56,25% [10] Nghiên cứu của Bùi Thanh Tùng

(2010) tỷ lệ nam và nữ là tương đương nhau: nam 50,6%, nữ 49,4% [14]. Nghiên cứu của Terauchi M và cs (2019) tỷ lệ nữ là 65% và nam là 35% [73]. Điều này phải chăng là do nam ít quan tâm tới biểu hiện bệnh lý, nên để tổn thương kéo dài, vì vậy mà tổn thương mạn tính vùng cuống phát triển dần thành nang.

4.1.1.3 Phân bố theo nghề nghiệp

Về nghề nghiệp đối tượng nghiên cứu của chúng tôi thể hiện qua bảng 3.4 Thường gặp nhất là công nhân với 15 BN chiếm 41,7%, tiếp đến là cán bộ - viên chức có 10 BN chiếm 27,8%, học sinh - sinh viên có 4 BN chiếm 11,1%, nông dân có 3 BN chiếm 8,3%.

4.1.1.4 Phân bố theo địa dư

Phân bố bệnh nhân ở bảng 3.3, với 36 BN trong nghiên cứu chúng tôi có

25 BN ở thành thị chiếm 69,4% và 11 BN ở nông thôn chiếm 30,6%.

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Đặng Vui

(2013), tổn thương quanh chóp răng mạn tính cao hơn thành phố chiếm56,0% và thấp hơn ở nông thôn chiếm 44,0% [17].

Các tổn thương quanh chóp răng mạn tính nói chung, NCR nói riêng thường ít triệu chứng, mức độ không nặng nề làm cho BN, đặc biệt BN ở nông thôn ít quan tâm Bên cạnh đó, ở nông thôn ít có điều kiện về cơ sở và kinh tế nên được khám bệnh khó khăn hơn, thời gian mắc bệnh dài, tổn thương thường lớn Ngược lại, một phần ở thành phố bệnh nhân có nhận thức tốt về sức khỏe răng miệng và thường có điều kiện đi khám sớm Vì vậy, trong nghiên cứu chúng tôi BN ở thành phố có phần cao hơn do các tổn thương mới có và kích thước nang còn nhỏ.

Khi nghiên cứu về lý do đến khám của bệnh nhân NCR, qua bảng 3.5 nhận thấy: Lý do đến khám đa số là do sưng phồng ngách lợi, biến dạng mặt chiếm tỷ lệ 63,9%, đau, sưng đau trước đó chiếm 55,6%, xuất hiện lỗ dò vùng chóp răng chiếm 33,3%, răng đổi màu chiếm 27,8%, ngẫu nhiên khi chụp

X quang vùng mặt chiếm 5,6%. Điều này chứng tỏ rằng bệnh lý NCR có diễn biến bệnh thầm lặng, những biểu hiện trên lâm sàng thường không đặc hiệu hoặc dấu hiệu lâm sàng rất mờ nhạt, khiến cho người bệnh không quan tâm để đi khám răng miệng. Người bệnh thường đến khám khi có biểu hiện sưng phồng ngách lợi, có lỗ dò mủ mới đi khám bệnh.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hà (2005) lý do đến khám đa số là do sưng, đau âm ỉ chiếm 79,0%, dò mủ chân răng chiếm 11,4% trong khi răng đổi màu chỉ có 1 trường hợp chiếm 1% và có tới 8,6% được phát hiện ra khi đi khám ngẫu nhiên [4].

Nghiên cứu của Bùi Thanh Tùng (2010) lý do đến khám đa số là do sưng, đau âm ỉ chiếm 58,3%%, dò mủ chân răng chiếm 10,0% [14].

Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Long (2008) thì lý do đến khám đa số là do sưng đau chiếm 54,65%, dò mủ chân răng chiếm 27,91%, trong khi đó có

8,14% răng đổi màu và 9,30% được phát hiện ngẫu nhiên [10].

Nghiên cứu của Phạm Nữ Như Ý (2009), lý do đến khám bao gồm đang sưng đau hoặc đau trước đó chiếm 72,3%, thấy có lỗ dò chiếm 7,7%, đổi màu răng chiếm 6,2%, phát hiện ngẫu nhiên chiếm 13,8% [18].

Nghiên cứu của Phạm Thanh Hải và cs (2012), qua 30 trường hợp phẫu thuật NCR thì nhìn chung bệnh nhân đến khám chủ yếu do biến dạng mặt + viêm (50%) [6].

Nghiên cứu Phạm Đan Tâm (2002), nhìn chung bệnh nhân đến khám chủ yếu do dò mủ (37,9%), tiếp đến răng đổi màu (23,0%) [13].

Nghiên cứu của Ly Vông Sả A Cao (2000) với 50 trường hợp NCR được phẫu thuật, lý do đến khám thì tuyệt đại đa số bệnh nhân đến khám là do sưng viêm dò mủ, biến dạng mặt (41 trường hợp chiếm 82%) Chỉ có số ít đến khám do răng bị di lệch hoặt đổi màu (6 trường hợp chiếm 12%) và 3 trường hợp NCR nhỏ phát hiện ra nang một cách tình cờ do khám và chụp X quang để tìm vấn đề khác [1].

Theo y văn, dấu hiệu lâm sàng của bệnh lý viêm quanh chóp thường nghèo nàn và diễn biến thầm lặng nên thường BN không ý thức về các triệu chứng bệnh mà được ghi nhận ngẫu nhiên khi chụp X quang thường qui, vì vậy bệnh có nhiều thời gian dẫn đến hình thành NCR.

Qua bảng 3.6 kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, thời gian mắc bệnh từ 1 - 2 năm thường gặp hơn với 19 BN chiếm tỷ lệ 52,8% và 17 BN có thời gian mắc bệnh trên 2 năm chiếm 47,2% Không có trường hợp nào ghi nhận có thời gian mắc bệnh dưới 1 năm Thời gian mắc bệnh trung bình là 2,40 ± 1,01 năm.

Nghiên cứu của Phạm Nữ Như Ý (2009), BN thường đi khám muộn so với thời điểm phát hiện triệu chứng với 52,3% trường hợp được khám sau 1 năm phát hiện triệu chứng [18].

Theo y văn, dấu hiệu lâm sàng của bệnh lý viêm quanh chóp thường nghèo nàn và diễn biến thầm lặng nên thường BN không ý thức về các triệu chứng bệnh mà được ghi nhận ngẫu nhiên khi chụp X quang thường qui, vì vậy bệnh có nhiều thời gian dẫn đến hình thành NCR.

- Qua bảng 3.7, bảng 3.8 và bảng 3.9 trong nghiên cứu chúng tôi đánh giá về nguyên nhân chết tủy của răng nguyên nhân Nguyên nhân chết tủy do sâu răng chiếm tỷ lệ 33,3%, chấn thương và sau phục hình đều chiếm 19,4%, thất bại điều trị tủy chiếm 11,1%, trám răng chiếm 16,7% Ở nam giới, nguyên nhân chết tủy do chấn thương và sâu răng thường gặp đều với tỷ lệ 38,5% Ở nữ giới, nguyên nhân chết tủy do sâu răng thường gặp với tỷ lệ 30,4% Nguyên nhân chết tủy do sâu răng ở nhóm tuổi 10 - 29 tuổi chiếm tỷ lệ cao 43,8%

Theo nghiên cứu của Bùi Thanh Tùng (2010), nguyên nhân hay gặp nhất là sâu răng chiếm 40,6%, tiếp đến do chấn thương chiếm 33,4% [14].

Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hà (2005), nguyên nhân do sâu răng không được điều trị gặp chiếm tỷ lệ cao nhất 34,3%, tiếp đến do sang chấn chiếm 22,9% [4].

Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nang chân răng có sử dụng màng

4.2.1 Kết quả sau phẫu thuật 1 tuần

Trong nghiên cứu của chúng tôi qua bảng 3.21 và bảng 3.22 cho thấy, sau phẫu thuật 1 tuần, tất cả bệnh nhân đều không có biến chứng nhiễm trùng và chảy máu Vết mổ liền hoàn toàn chiếm tỷ lệ 75,0% và liền không hoàn toàn chiếm 25,0% Sau 1 tuần phẫu thuật có 27 bệnh nhân có kết quả tốt chiếm tỷ lệ 75,0% và 9 bệnh nhân có kết quả khá chiếm 25,0%, không có bệnh nhân nào kết quả kém. Điều này cho thấy, chúng tôi sử dụng màng PRF trong tái tạo lại khuyết hổng sau phẫu thuật NCR là khá tốt, bước đầu đánh giá cho thấy có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu khác cho thấy có sự tương đồng.

Nghiên cứu của Đặng Vui (2013), sau phẫu thuật nang chân răng 1 tuần có kết quả tốt chiếm 58,8%, khá chiếm 41,2% và không có trường hợp nào có kết quả xấu [17].

Nghiên cứu của Phan Thanh Hải và cs (2012), với 30 trường hợp phẫu thuật NCR, kết quả sau phẫu thuật 1 tuần có kết quả tốt 80% và khá 20% [6].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà (2010), với 38 trường hợp phẫu thuật NCR, kết quả sau phẫu thuật 1 tuần có kết quả tốt 94,74% và khá 5,36% [5]. Nghiên cứu của Ly Vông Sả A Cao (2000), có 50 trường hợp NCR được phẫu thuật, đánh giá khi ra viện đạt kết quả tốt và khá là 94% và xấu chiếm 6,0% với 3 trường hợp do có chảy máu và nhiễm trùng [1].

Nghiên cứu của Del Fabbro M và cs (2016) đã đưa ra nhận xét: PRF giúp cải thiện lâm sàng sau phẫu thuật rõ rệt, giúp ít đau sau phẫu thuật và ít sưng nề tuần đầu sau phẫu thuật hơn so với vật liệu khác [30].

4.2.2 Kết quả sau phẫu thuật 3 tháng

- Đánh giá trên lâm sàng sau phẫu thuật 3 tháng

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, sau phẫu thuật 3 tháng tất cả bệnh nhân đều không có triệu chứng sưng, phù nề, chảy máu và dò mủ Chỉ có 4 trường hợp có triệu chứng đau chiếm tỷ lệ 11,1%. Đánh giá kết quả lành thương trên lâm sàng sau 3 tháng ở bảng 3.23 nhận thấy: 32 BN sau 3 tháng có lành thương tốt chiếm 88,9%, 4 BN có lành thương khá 11,1% và không có trường hợp nào không lành thương.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu khác cho thấy có sự tương đồng.

Nghiên cứu của Đặng Vui (2013), sau phẫu thuật NCR 3 tháng với 57 răng có kết quả tốt chiếm 70,2% và khá chiếm 29,8% [17].

Nghiên cứu của Phan Thanh Hải và cs (2012), với 30 trường hợp phẫu thuật nang chân răng, kết quả sau phẫu thuật 3 tháng có kết quả tốt 78,5% và khá 21,5% [6].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà (2010), với 38 trường hợp phẫu thuậtNCR, kết quả sau phẫu thuật 3 tháng có kết quả tốt 96,88% và khá 3,12% [5].Nghiên cứu Dhote V.S và cs (2017) đã điều trị phẫu thuật NCR lớn hiếm gặp ở bé gái 10 tuổi làm rụng răng hàm thứ 2 có sử dụng PRF Sau 3 tháng theo dõi cho thấy quá trình liền thương lâm sàng tiến triển tốt [31].

- Đánh giá trên phim X quang sau phẫu thuật 3 tháng

Qua kết quả bảng 3.24, 3.25 cho thấy, sau phẫu thuật 3 tháng kích thước sang thương thu hẹp chiếm tỷ lệ 94,4%, kích thước không đổi hoặc lớn hơn chiếm 5,6% Tất cả 36 BN có mật độ thấu quang đều kém hơn xương lành (100,0%). Đánh giá kết quả lành thương trên X quang sau phẫu thuật 3 tháng ở bảng 3.26 nhận thấy: có 34 BN lành thương không hoàn toàn chiếm tỷ lệ 94,4%, có 2 BN không lành thương chiếm 5,6% và không có BN nào lành thương hoàn toàn.

Theo nghiên cứu của Đặng Vui (2013), sau phẫu thuật NCR 3 tháng, khi đánh giá kết quả lành thương trên X quang, có kết quả lành thương không hoàn toàn chiếm 96,5% và không lành thương chiếm 3,5% [17].

Nghiên cứu Dhote V.S và cs (2017) đã điều trị phẫu thuật NCR lớn hiếm gặp ở bé gái 10 tuổi làm rụng răng hàm thứ 2 có sử dụng PRF Sau 3 tháng theo dõi, kiểm tra trên X quang cho thấy quá trình lành thương không hoàn toàn trên X quang [31].

- Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng Đánh giá kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng cho lâm sàng và phim X quang ở bảng 3.27 Qua nghiên cứu có 34 BN kết quả khá chiếm tỷ lệ cao 94,4%, có 2 BN kết quả kém chiếm 5,6% và không có BN nào có kết quả tốt.

Phân bố kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng theo hàm trên và hàm dưới thể hiện qua bảng 3.28 Ở hàm trên có 30 bệnh nhân, sau phẫu thuật

3 tháng có 28 BN kết quả khá chiếm 93,3%, có 2 BN kết quả kém chiếm 6,7% và không có BN kết quả tốt Ở hàm dưới có 6 BN, sau phẫu thuật 3 tháng toàn bộ có kết quả khá với tỷ lệ 100%

Phân bố kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng theo kích thước ngang thể hiện qua bảng 3.29 Ở NCR có kích thước ngang 1-2 cm có 32 BN, sau phẫu thuật 3 tháng tất cả 32 BN đều có kết quả khá chiếm 100,0% và không có BN kết quả tốt và kém Ở NCR có kích thước ngang > 2 cm có 4

BN, sau phẫu thuật 3 tháng có 2 BN kết quả khá chiếm 50,0% và 2 BN kết quả kém chiếm 50,0%

Phân bố kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng theo hình dạng nang thể hiện qua bảng 3.30 Ở nang hình tròn có 26 BN, sau phẫu thuật 3 tháng có

25 BN kết quả khá chiếm 96,2%, có 1 BN kết quả kém chiếm 3,8% và không có BN kết quả tốt Ở nang hình bầu dục có 10 BN, sau phẫu thuật 3 tháng có 9

BN kết quả khá chiếm 90,0% và 1 BN có kết quả kém chiếm 10,0%

Phân bố kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng theo đường viền nang thể hiện qua bảng 3.31 Ở đường viền nang rõ có 28 BN, sau phẫu thuật

3 tháng có 27 BN kết quả khá chiếm 96,4%, có 1 BN kết quả kém chiếm 3,6% và không có BN kết quả tốt Ở đường viền nang không rõ có 8 BN, sau phẫu thuật 3 tháng có 7 BN kết quả khá chiếm 87,5%, có 1 BN kết quả kém chiếm 12,5%

4.2.3 Kết quả sau phẫu thuật 6 tháng

- Đánh giá trên lâm sàng sau phẫu thuật 6 tháng

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, sau phẫu thuật 6 tháng tất cả bệnh nhân đều không có triệu chứng sưng, phù nề, chảy máu và dò mủ Chỉ có 1 trường hợp có triệu chứng đau chiếm tỷ lệ 2,8% Đánh giá kết quả lành thương trên lâm sàng sau 6 tháng ở bảng 3.32 nhận thấy: có 35 BN sau 6 tháng lành thương tốt chiếm tỷ lệ 97,2%, có 1 BN lành thương khá chiếm 2,8% và không có trường hợp nào không lành thương. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu khác cho thấy có sự tương đồng.

Nghiên cứu của Đặng Vui (2013), sau phẫu thuật NCR 6 tháng có kết quả lành thương tốt chiếm 91,1%, lành thương khá chiếm 6,7% và không lành thương 2,2% [17].

Nghiên cứu của Phan Văn Việt (2003), với 24 trường hợp, kết quả sau phẫu thuật 6 tháng có kết quả tốt 91% và khá 9% [16].

So sánh kết quả lâm sàng sau phẫu thuật 3 tháng và 6 tháng, kết quả tốt tăng dần theo thời gian.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, toàn bộ BN không có trường hợp nào để lại sẹo co kéo gây mất thẩm mỹ, kết quả sau 6 tháng khôn g có trường hợp nào không lành thương, quá đó cho thấy sử dụng PRF trong các khuyết hổng do phẫu thuật NCR giúp quá trình liền thương nhanh chóng và giữ được thẩm mỹ vùng phẫu thuật, răng có chức năng tốt, không có triệu chứng bệnh lý.

Nghiên cứu của Lashkari K.P và cs (2016) đã sử dụng PRF trong điều trị NCR sau 3 tháng, 6 tháng và 1 năm theo dõi cho thấy quá trình liền thương lâm sàng tiến triển tốt và hoàn toàn hết các triệu chứng lâm sàng và đường dò [45].

- Đánh giá trên phim X quang sau phẫu thuật 6 tháng

Ngày đăng: 04/09/2023, 18:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Giai đoạn phát triển của răng [44] - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Hình 1.1. Giai đoạn phát triển của răng [44] (Trang 10)
Hình 1.2. Mô bệnh học nang chân răng [48] - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Hình 1.2. Mô bệnh học nang chân răng [48] (Trang 14)
Hình 1.4. Nang chân răng [82] - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Hình 1.4. Nang chân răng [82] (Trang 17)
Hình 1.5. Nang chân răng  (nang thật) [36] - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Hình 1.5. Nang chân răng (nang thật) [36] (Trang 19)
Sơ đồ 1.1. Vai trò của PRF trong quá trình liền thương [47] - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Sơ đồ 1.1. Vai trò của PRF trong quá trình liền thương [47] (Trang 25)
Hình 1.7. Thiết đồ tạo thành ba lớp sau khi ly tâm máu với lớp giữa - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Hình 1.7. Thiết đồ tạo thành ba lớp sau khi ly tâm máu với lớp giữa (Trang 28)
Hình 2.1. Dụng cụ phẫu thuật - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Hình 2.1. Dụng cụ phẫu thuật (Trang 32)
Hình 2.2. Bộ dụng cụ chụp phim song song (Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Hình 2.2. Bộ dụng cụ chụp phim song song (Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh) (Trang 32)
Hình 2.3. Máy chụp phim X quang và tư thế chụp (Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Hình 2.3. Máy chụp phim X quang và tư thế chụp (Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh) (Trang 33)
Hình 2.4. Máy quét phim PSPIX và phần mềm SOPRO Imaging [70] - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Hình 2.4. Máy quét phim PSPIX và phần mềm SOPRO Imaging [70] (Trang 34)
Hình 2.5. Thước đo Caliper Gauge - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Hình 2.5. Thước đo Caliper Gauge (Trang 35)
Hình 2.6. Máy ly tâm PRF, kim cánh bướm, khuôn ép màng PRF (Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Hình 2.6. Máy ly tâm PRF, kim cánh bướm, khuôn ép màng PRF (Nguồn: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP (Trang 35)
Hình 2.7. Các bước tạo màng fibrin giàu tiểu cầu [79] - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Hình 2.7. Các bước tạo màng fibrin giàu tiểu cầu [79] (Trang 36)
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu (Trang 37)
Hình 2.9. Mở xương, bộc lộ nang [40] - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Hình 2.9. Mở xương, bộc lộ nang [40] (Trang 42)
Hình 2.10. Đặt màng fibrin giàu tiểu cầu che phủ (Nguồn: Trong nghiên cứu của chúng tôi) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Hình 2.10. Đặt màng fibrin giàu tiểu cầu che phủ (Nguồn: Trong nghiên cứu của chúng tôi) (Trang 43)
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi (n = 36) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi (n = 36) (Trang 48)
Bảng 3.2. Phân bố theo giới (n = 36) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Bảng 3.2. Phân bố theo giới (n = 36) (Trang 49)
Bảng 3.5. Lý do vào viện (n = 36) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Bảng 3.5. Lý do vào viện (n = 36) (Trang 50)
Bảng 3.6. Thời gian mắc bệnh (n = 36) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Bảng 3.6. Thời gian mắc bệnh (n = 36) (Trang 50)
Bảng 3.7. Nguyên nhân chết tủy (n = 36) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Bảng 3.7. Nguyên nhân chết tủy (n = 36) (Trang 51)
Bảng 3.9. Phân bố nguyên nhân chết tủy theo nhóm tuổi (n = 36) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Bảng 3.9. Phân bố nguyên nhân chết tủy theo nhóm tuổi (n = 36) (Trang 52)
Bảng 3.11. Tình trạng đổi màu răng nguyên nhân (n = 36) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Bảng 3.11. Tình trạng đổi màu răng nguyên nhân (n = 36) (Trang 53)
Bảng 3.14. Tình trạng phồng xương (n = 36) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Bảng 3.14. Tình trạng phồng xương (n = 36) (Trang 54)
Bảng 3.22. Kết quả phẫu thuật sau 1 tuần (n = 36) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Bảng 3.22. Kết quả phẫu thuật sau 1 tuần (n = 36) (Trang 57)
Bảng 3.28. Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng  theo hàm trên, hàm dưới (n = 36) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Bảng 3.28. Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng theo hàm trên, hàm dưới (n = 36) (Trang 59)
Bảng 3.39. Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 6 tháng  theo hình dạng nang (n = 36) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Bảng 3.39. Kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 6 tháng theo hình dạng nang (n = 36) (Trang 65)
Bảng 3.41. So sánh kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng  và 6 tháng (n = 36) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Bảng 3.41. So sánh kết quả điều trị chung sau phẫu thuật 3 tháng và 6 tháng (n = 36) (Trang 66)
Hình dạng nang - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Nang Chân Răng Có Sử Dụng Màng Fibrin Giàu Tiểu Cầu (Full Text).Docx
Hình d ạng nang (Trang 101)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w