CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HÀNH VI NHÀ ĐẦU TƯ VÀ TÂM LÝ BẦY ĐÀN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
1.1.1 Khái niệm nhà đầu tư cá nhân
Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể phân loại thành nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức đầu tư Trong đó, nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, thực hiện đầu tư trên tài khoản của chính mình để đạt được mục tiêu tài chính của cá nhân.
Theo Từ điển Farlex Financial Dictionary, tổ chức đầu tư trên thị trường chứng khoán được định nghĩa là một tổ chức kinh doanh nắm giữ và quản lý tài sản cho khách hàng và cho chính mình Từ điển thu ạt ngữ tài chính định nghĩa tổ chức đầu tư là các tổ chức mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng lớn bằng tài sản của họ hoặc bằng chính tài sản của khách hàng hiện do họ quản lý Các tổ chức đầu tư là các công ty đầu tư, quỹ đầu tư, các ngân hàng thương mại, công ty tài chính
1.1.2 Đặc điểm nhà đầu tư cá nhân
Các đặc điểm chính của nhà đầu tư cá nhân:
-Nhà đầu tư cá nhân thường có vốn đầu tư nhỏ nên mức độ đa dạng hóa danh mục đầu tư là thấp, quy mô và khối lượng giao dịch không lớn như các nhà đầu tư tổ chức.
-Nhà đầu tư cá nhân thường không có chiến lược đầu tư dài hạn và theo các triết lý đầu tư cụ thể, dễ bị tác động và bị tổn thương.
-Quá trình ra quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân thường diễn ra nhanh chóng do bản thân nhà đầu tư tự quyết định trên tài khoản đầu tư của mình.
1.1.3 Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi nhà đầu tư
Các nhà sinh học cho rằng hành vi là cách sống và hoạt động trong một môi trường nhất định dựa trên sự cần thiết thích nghi tối thiểu của cơ thể với môi trường.Những người theo chủ nghĩa hành vi quan niệm “hành vi là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích tác động vào cơ thể” Trong khi đó, tâm lý học
Mácxít coi con người là một chủ thể tích cực chứ không phải là một cá thể thích nghi thụ động với môi trường, do đó hành vi của con người bao giờ cũng có mục đích để đảm bảo cho con người không chỉ tồn tại mà còn phát triển Vì vây, hành vi được hiểu là “một chuỗi các hành động nổi tiếp nhau một cách tương đổi nhằm đạt được mục đích để thỏa mãn nhu cầu của con người”.
Như vậy, hành vi nhà đầu tư cá nhân trên TTCK có thể được định nghĩa là chuỗi hành động của nhà đầu tư trước các kích thích của môi trường bên ngoài có liên quan đến thị trường chứng khoán và các yếu tổ bên trong thuộc về nhà đầu tư.
Các nhân tố tác động đến hành vi nhà đầu tư cá nhân bao gồm các nhóm nhân tố bên trong thuộc về nhà đầu tư và các nhóm nhân tố bên ngoài.
Nhóm nhân tố bên trong thuộc về bản thân nhà đầu tư bao gồm: khả năng nhân thức; giới tính; độ tuổi; cảm xúc cá nhân; tâm trạng.
- Khả năng nhân thức: Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh về mức độ ảnh hưởng của khả năng nh ân thức đến quyết định tham gia thị trường chứng khoán Benjamin, Brown và Shapiro (2006) thu thập dữ liệu từ cuộc khảo sát quốc gia về thanh niên năm 1979 và kết hợp với các câu hỏi phỏng vấn đã tìm ra mối tương quan mạnh mẽ giữa khả năng nhân thức và khả năng tích lũy tài sản ròng dương Các tác giả cũng chỉ ra rằng, những người trả lời thông minh thường có xu hướng tham gia nhiều hơn vào thị trường chứng khoán Kezdi và Willis (2003) sử dụng kết quả cuộc điều tra Y tế và hưu trí (HRS) giai đoạn 1992 - 2000 tại Hoa Kỳ để kiểm định mối quan hệ giữa khả năng nhân thức của hộ gia đình (thông qua các chỉ số nhân thức như: chỉ số thông minh - IQ; trí nhớ; tư duy toán; và sự mất trí nhớ) với quyết định tham gia vào TTCK Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: các hộ gia đình có chỉ số nhân thức cao tham gia nhiều hơn trên TTCK Nghiên cứu của Smith và Willis (2009) cũng chỉ ra rằng các hộ gia đình có điểm trí nhớ cao hơn có mức tích lũy tổng tài sản và tài sản tài chính cao hơn Năm 2008, Christelis, Japelli và Padula đã đưa ra những kết quả tương tự khi sử dụng dữ liệu khảo sát về y tế,tuổi tác và hưu trí ở Châu Âu (SHARE) đối với những người từ 50 tuổi trở lên ở 11 nước Châu Âu Kết quả nghiên cứu cho thấy có một mức tăng một độ lệch chuẩn trong tư duy tính toán, sự lưu loát và trí nhớ làm tỷ lệ quyết định tham gia thị trường chứng khoán tổng thể tăng lần lượt là 1,8%, 1.7% và 1.3%.
-Độ tuổi: các bằng chứng tâm lý học cho thấy người lớn tuổi sẽ phản ứng không thích hợp với thông tin mới bởi họ thường xử lý và tổng hợp thông tin mới châm và kém hiệu quả hơn Các nhà đầu tư lớn tuổi thường có hiệu ứng phân bổ tài khoản yếu hơn (Dhar và Zhu, 2006), nắm giữ danh mục ít tâp trung hơn (Goetzmann và Kumar, 2008) và có mức độ quá tự tin thấp hơn những nhà đầu tư trẻ tuổi (Barber và Odean, 2001 Nghiên cứu của Kumar (2009) cũng chỉ ra các nhà đầu tư lớn tuổi cũng ít bị cuốn vào các hoạt động đầu tư mạo hiểm (có tính cờ bạc) trên thị trường chứng khoán Đồng thời, tác giả cũng làm rõ mối quan hệ giữa tuổi tác, kinh nghiệm đầu tư và kỹ năng đầu tư Kết quả nghiên cứu cho thấy, kết quả đầu tư ở độ tuổi sau 70 có sự suy giảm, điều này chứng tỏ có những tác động tiêu cực của tuổi tác Các ước lượng hồi quy cho thấy, kỹ năng đầu tư tăng theo kinh nghiệm do nhứng tác động tích cực của việc học hỏi theo thời gian nhưng lại suy giảm theo tuổi tác do ảnh hưởng bất lợi của việc lão hóa nh ân thức Đồng thời, sự suy giảm diễn ra nhanh hơn ở những nhà đầu tư lớn tuổi có trình độ thấp hơn và nghèo hơn.
-Giới tính: Một số nghiên cứu cũng đã làm rõ mối quan hệ của giới tính đến các quyết định đầu tư trên TTCK Việt Nam Về mối quan hệ giữa giới tính và tâm lý tự tin, nghiên cứu của Odean (2001) và Pulford (1997) đã kết luân nam giới thường có mức độ tự tin hơn nữ giới Đồng thời, nghiên cứu của Odean (1998) cũng chỉ ra rằng, sự quá tự tin làm cho các nhà đầu tư thường giao dịch nhiều hơn những nhà đầu tư khác và kết quả là thành quả giao dịch thường không hiệu quả.
- Cảm xúc cá nhân: Các nghiên cứu về tài chính cảm xúc (emotional finance)- một lĩnh vực hẹp của tài chính hành vi đã chứng tỏ các cảm xúc của cá nhân có tác động đến quyết định đầu tư Trước hết, cảm xúc sẽ tạo cho từng cá nhân có những đánh giá khác nhau về rủi ro và sự không chắc chắn Ricaciardi (2008) cho rằng, trong khi rủi ro có thể nhân biết được, đo lường được nhưng sự không chắc chắn không thể được xác định, không thể đo lường và chưa được biết đến. Nghiên cứu của Shefrin (2002) và Lee (2006) cũng đã chứng tỏ mối quan hệ giữa cảm xúc và quán tính giá (momentum), cảm xúc phấn khích trong vô thức bản thân nó có một động lực Cảm xúc của cá nhân được kích thích bởi các thông tin, ví dụ thông tin tốt kích động những cảm xúc như phấn khích hay vui vẻ trong khi thông tin xấu kích động sự lo lắng và căng thẳng Thông thường thị trường châm trễ trong việc phản ứng lại những tác động tạo ra từ thông tin xấu.
- Tâm trạng: Lucey và Dowling (2005) nghiên cứu sự kết nối giữa tâm trạng và hành vi kinh tế Theo đó, con người sử dụng tâm trạng của họ như thông tin trong hầu hết các quyết định Thông thường một tâm trạng tốt có liên quan đến việc ra quyết định ít cẩn thân hơn Tâm trạng của nhà đầu tư có tác động đến sự e ngại rủi ro (theo Kliger và Levy,2003).
Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm: nhân tố thuộc về kinh tế, nhân tố thuộc về chính trị-văn hóa- xã hội:
- Nhân tố thuộc về kinh tế: bao gồm các nhân tố thuộc về kinh tế vi mô, vĩ mô, các nhân tố thuộc về thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
Tổng quan về tâm lý bầy đàn
1.2.1 Khái quát chung về tâm lý
Tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan, có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết được nãy sinh từ các hoạt động sống của từng người và gắn bó với các quan hệ xã hội, là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc chúng ta, nó tham gia điều khiển, điều chỉnh những hành vi, hành động, hoạt động của con người.
1.2.2 Khái niệm về tâm lý bầy đàn
Tâm lý bầy đàn là hiện tượng tinh thần chung của nhiều cá nhân, phát sinh do sự tương tác tâm lý giữa các thành viên trong đám đông hay cộng đồng; hoặc bởi tâm lý nào đó nổi trội, có sức ảnh hưởng Tức là cá tính có ý thức (ý thức cá nhân) biến mất vá có sự xoay chuyển tình cảm, suy nghĩ của các cá nhân về cùng một hướng.
Theo Gustave Le Bon: Tâm lí bầy đàn (Psychologie des foules), trong những điều kiện nhất định và chỉ ở đó mà thôi, một tập hợp những con người sẽ có những đặc tính hoàn toàn khác biệt với những đặc tính của riêng từng con người trong đó.
Cá tính có ý thức bị biến mất, tình cảm và suy nghĩ của mọi cá nhân đều hướng về một phía Một tâm hồn chung được hình thành, nó dĩ nhiên có thể biến đổi, nhưng hoàn toàn là một thể loại xác định, điều này không phải lúc nào cũng đòi hỏi sự có mặt đồng thời của nhiều thành viên tại một địa điểm duy nhất.
1.2.3 Đặc điểm của tâm lý bầy đàn
Quy luật về sự đồng nhất tâm hồn đám đông.
Cho dù những thành viên riêng biệt tạo nên đám đông khác nhau kiểu gì, cho dù lối sống, việc làm, tính cách, học thức của họ giống nhau hoặc khác nhau ra sao, chỉ cần qua sự trở thành đám đông, tất cả họ sẽ cùng có một kiểu tâm hồn tập thể, điều này làm cho họ cảm nhận, suy nghĩ, hành động theo kiểu hoàn toàn khác hẳn khi họ chỉ là những cá thể riêng biệt cảm nhận, suy nghĩ và hành động. Đám đông được điều khiển bởi sự vô thức.
Phần lớn những hành động hàng ngày của chúng ta là kết quả tác động của những động lực vô thức nằm ngoài sự hiểu biết của chúng ta.
Sự biến đổi tình cảm trong từng cá nhân.
Sự xuất hiện những đặc tính riêng biệt của đám đông được quyết định bởi ba nguyên nhân khác nhau:
Nguyên nhân đầu tiên nằm ở chỗ các thành viên của đám đông chỉ nguyên với cái cảm giác là số đông đã có một sức mạnh vô địch, cho phép nó hiến mình cho bản năng, điều mà khi chưa là thành viên của đám đông nó nhất thiết phải kiềm chế. Nguyên nhân thứ hai là sự lây nhiễm tinh thần, thành viên của có thể hy sinh mong muốn cá nhân cho mong muốn của cả tập thể.
Nguyên nhân thứ ba và là nguyên nhân quan trọng nhất, nó làm cho thành viên của đám đông bộc lộ những cá tính đặc biệt hoàn toàn mâu thuẫn với những cá tính của những người đó khi họ chưa là thành viên của đám đông.
2.4 Ứng dụng của tâm lý học vào tài chính
Quy tắc dựa theo kinh nghiệm (Heuristics)
Quy tắc dựa theo kinh nghiệm (heuristic) hay còn gọi là quy tắc “ngón tay cái”, là những phương pháp nhà đầu tư sử dụng để làm giảm thiểu sự tìm kiếm thông tin cần thiết để đưa ra giải pháp cho một vấn đề, tức là nhà đầu tư giải quyết vấn đề dựa trên kinh nghiệm.
Quy tắc dựa theo kinh nghiệm cung cấp những cách tiếp c ân thuyết phục mang tính chủ quan, đồng thời cũng phản ánh một thực tế là đánh giá của con người về khả năng và rủi ro thường không tuân thủ chính xác lý thuyết về xác suất Mọi người có xu hướng liên hệ xác suất không phải với sự kiện mà là với những mô tả sự kiện (Tversky and Kochler, 2002) Mặc dù người ta có thể dùng các quy tắc dựa theo kinh nghiệm để đơn giản hóa tâp hợp dữ liệu, nhưng một cách chính xác hơn, chúng được coi như là công cụ làm đơn giản hóa quá trình lựa chọn Các quy tắc dựa theo kinh nghiệm đặc biệt quan trọng khi có sự không chắc chắn bởi vì sự không chắc chắn làm giảm đi tính hiệu quả của những tính toán logic phức tạp.
Các lệch lạc về hành vi:
Hirshleifer (2001) cho rằng phần lớn các lỗi hành vi của nhà đầu tư là do 4 nhóm nguyên nhân chính: tự lừa dối (self - deception); heuristic simplification (quá trình đơn giản hóa dựa vào kinh nghiệm); cảm xúc (emotion); và tương tác xã hội (social interaction).
Khái niệm và hệ quả của các lệch lạctrong hành vi của nhà đầu tư được Michael M Pompian (2006) mô tả khái quát như sau:
- Lệch lạc tâm lý do quá tự tin (Overconfident Bias)
Là trạng thái tâm lý khi một người có niềm tin thiếu cơ sở trong lập luận, đánh giá và khả năng nhận thức mang tính trực giác Trong ước lượng về khả năng xảy ra của một sự việc nào đó, họ thường đánh giá không chính xác vì họ cho rằng mình thông minh hơn hoặc thông tin mà họ nhận được tốt hơn những nhà đầu tư khác trên thị trường Lý do gây ra tâm lý này là do xu hướng tìm kiếm thông tin mang tính bổ sung và củng cố thêm cho các thông tin mà các nhà đầu tư sẵn có và mong muốn được được trở nên chuyên nghiệp và thành thạo hơn so với người khác Tuy vậy, tâm lý này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tư Khi các nhà đầu tư quá tự tin vào quyết định của mình, họ thường làm ngơ trước những thông tin trái chiều Những người quá tự tin luôn giao dịch với tần suất lớn do muốn nắm bắt và tận dụng các thông tin đặc biệt mà họ nghĩ chỉ họ có được trên thị trường Điều nguy hiểm hơn và thông thường gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư khi họ tự tin thái quá là họ luôn nắm giữ một danh mục đầu tư thiếu đa dạng và đánh giá không đúng về rủi ro họ đang gánh chịu.)
- Lệch lạc tâm lý do sợ thua lỗ (Loss Aversion Bias)
Là trạng thái tâm lý con người sợ sự thua lỗ, cái mất tác động tâm lý lơn hơn so với tác động củ một khoản lời tương đương Tâm lý sợ thua lỗ cũng dần trở nên phổ biến với các nhà đầu tư trên thị trường Tâm lý này có thể được giải thích dựa trên lý thuyết triển vọng, được phát triển bởi Tversky và Kahneman năm 1979.
- Lệch lạc tâm lý do quá lạc quan (Overoptimism Bias)
Là trạng thái tâm lý con người có khuynh hướng đánh giá bản thân họ như là vượt trội hơn so với mức trung bình Điều này làm cho họ thường đánh giá lạc quan thái quá về thị trường, hệ thống kinh tế và các tiềm năng đầu tư Nhiều nhà đầu tư lạc quan thái quá tin tưởng rằng đầu tư xấu sẽ không có ảnh hưởng với họ, điều đó làm ảnh hưởng đến các danh mục đầu tư bởi vì con người thất bại việc thừa nhận bất lợi tiềm tàng trong các quyết định đầu tư.
- Lệch lạc tâm lý do ảo giác về kiểm soát (Illusion of control Bias)
Lệch lạc do ảo giác về khả năng kiểm soát trạng thái tâm lý nhà đầu tư có thể dùng lý trí và cảm xúc để điều khiển hay ít nhất là làm ảnh hưởng đến kết quả đầu tư song trên thực tế thì họ không thể Ví dụ như tại Las Vegas nơi mà các sòng bạc chứng kiến rất nhiều hình thức khác nhau của tâm lý ảo tưởng Một số khách quen của sòng bạc cho rằng họ có thể có tác động đến kết quả của trò chơi súc sắc thông qua việc tập trung suy nghĩ Khi gieo hạt súc sắc, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rang con người ném súc sac rat mạnh khi họ co gang giành được điểm cao So khác ngẫu nhiên thành công trong việc dự đoán ket quả của những đồng tiền sap ngửa tin rang họ là những người có thể dùng suy nghĩ để tiên liệu ket quả, và neu như có một ngoại cảnh làm mat tâp trung tinh thần sẽ ngay lâp tức làm mat đi khả năng đó và điều này không lay lại được.
- Lệch lạc tâm lý tự quy kết (Self Attribution Bias)
Tâm lý tự quy kết hay tâm lý tự huyễn hoặc là trạng thái tâm lý con người coi thành công của mình là do bẩm sinh, do tài năng hay khả năng nhạy cảm trước diễn biến trong tương lai, nhưng khi thất bại lại đổ lỗi cho sự thiếu may mắn.
- Lệch lạc tâm lý thừa nhận (Confirmation Bias)
Cơ sở lý thuyết của tài chính hành vi
Các giả định của lý thuyết triển vọng:
Lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng giả định các cá nhân hành xử hợp lý tức là con người kinh tế là “lý trí” và các hành vi không hợp lý sẽ bị loại bỏ hoặc sẽ không có vai trò quan trọng hay tác động lớn do trong ngắn hạn chúng sẽ bị các áp lực của thị trường loại bỏ Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm của các nhà tài chính hành vi, điển hình như công trình nghiên cứu của Simon Kahneman và A.Tversky đã cho thấy các giả định của lý thuyết tài chính truyền thống nói chung và Lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng nói riêng có nhiều khiếm khuyết về thực nghiệm.
Lý thuyết triển vọng tiếp cận theo hướng giả định các cá nhân là không hợp lý (irrational) Theo Thaler, hầu hết các hành vi kinh tế là không hoàn toàn hợp lý, chúng tạo ra các kết quả sai lệch đáng kể so với giá trị cơ bản trên thị trường tài chính.
- Nội dung lý thuyết triển vọng:
Hành vi của con người có 3 đặc điểm chính mà lý thuyết độ thỏa dụng kỳ vọng không thể giải thích được, đó là: (i) Tùy thuộc vào bản chất của triển vọng là gì, hành vi của con người đôi lúc thể hiện sự không thích rủi ro song đôi lúc lại ưa thích rủi ro (tìm kiếm rủi ro) Con người đưa ra quyết định dựa trên lời và lỗ; (ii) Con người đánh giá các khoản lời và lỗ so với một mức tham khảo nào đó và thông thường mức tham khảo đó ứng với tình trạng hiện tại của người đó; (iii) Con người sợ thua lỗ bởi các khoản thua lỗ tác động đến cảm xúc của họ mạnh mẽ hơn cái được.
Các kết luận trên được chứng minh dựa trên các nghiên cứu của Kahneman và A.Tversky qua các kết quả trả lời các tình huống trong điều tra qua bảng hỏi và được tổng hợp trong nghiên cứu của Ackert và Deaves Cụ thể như sau:
Tình huống 1: Tưởng tượng rằng bạn phải đối mặt với hai quyết định cùng một lúc như sau Trước hết, xem xét cả hai quyết định, sau đó chỉ ra lựa chọn mà bạn thích hơn.
Lựa chọn (i): Chọn giữa P1($240) và P2(0,25; $1000).
Lựa chọn (ii): Chọn giữa P3(-$750) và P4(0,75; -$1000).
Lựa chọn (i) là giữa việc chắc chắn nhận được $240 và 25% cơ hội nhận được $1000 Lựa chọn (ii) là giữa việc chắc chắn mất $750 và 75% cơ hội mất
$1000. Đối với Tình huống 1, theo kết quả nghiên cứu trên quy mô mẫu 150 người của Tversky, A và D Kahneman, có 84% số người được hỏi chọn P1 của Lựa chọn (i), điều này thể hiện sự không thích rủi ro Tuy nhiên, 87% số người lại chọn P4 của Lựa chọn (ii), điều này thể hiện sự ưa thích rủi ro Trong trường hợp này, lý thuyết độ thỏa dụng kỳ vọng đã không thể giải thích sự thay đổi trong thái độ đối với rủi ro Tuy v ây, lý thuyết triển vọng lại giải thích những thay đổi đó tùy thuộc vào bản chất của triển vọng Theo Ackert và Deaves, trong Tình huống 1, người ta nh ân thấy sự không thích rủi ro trong cái được và sự ưa thích rủi ro trong cái mất.Điều đó có nghĩa là, tình trạng “được - mất” đã đánh dấu một điểm giới hạn giữa không thích rủi ro và thích rủi ro.
Lựa chọn (i): Giả sử bạn giàu có hơn hiện tại $300 Chọn giữa P5($100) và P6(0,50; $200).
Lựa chọn (ii): Giả sử bạn giàu có hơn hiện tại $500 Chọn giữa P7(-$100) và P8(0,50; -$200)
Trong tình huống này, hai lựa chọn (i) và (ii) thực chất về kết cục tính toán đều như nhau Trong cả hai trường hợp đều là lựa chọn giữa việc chắc chắn có được $400 và một triển vọng với 50% cơ hội có được $500 và 50% cơ hội có $300. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Tversky, A và D Kahneman cho thấy 72% số người được hỏi chọn P5 và 64% trong số họ chọn P8 Điều đó cho thấy con người thể hiện sự không thích rủi ro đối với lựa chọn (i) nhưng thích rủi ro ở lựa chọn (ii) Tình huống này thể hiện sự khác nhau của thái độ đối với rủi ro giữa cái được và cái mất là do sự thay đổi trong thu nhập, chứ không phải mức thu nhập sẽ ảnh hưởng đen lựa chọn của con người Tức là, như Ackert và Deaves đã khẳng định, con người đánh giá một tình huống dựa trên cái được và cái mất so với một mức thu nhập tham khảo, thường là mức thu nhập hiện tại Các tác giả cũng lưu ý rằng, trong tình huống này hai quyFt định dựa trên mức thu nhập ban đầu khác nhau Lý thuyết độ thỏa dụng kỳ vọng giả định rằng con người đánh giá các kFt quả dựa trên mức thu nhập cuối cùng, không quan tâm ban đầu họ có bao nhiêu Điều này dẫn tới đặc điểm chính thứ hai của việc ra quyFt định: con người đánh giá các triển vọng dựa trên cái được và cái mất so với một mức tham khảo Thông thường mức tham khảo là tình trạng của người đó ở thời điểm hiện tại.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng con người dường như cảm nhận cái mất mạnh mẽ hơn cái được với một giá trị tương đương Điều này thể hiện qua tình huống thứ 3 được đề cập trong nghiên cứu của Tversky, A và D Kahneman:
Tình huống 3: Giá trị nào của x sẽ khien bạn cảm thấy hai sự lựa chọn sau là như nhau: P9(0) và P10(0,50; x; -$25)?
Trong tình huống này, P9 là tình trạng của người được hỏi ở hiện tại Nghiên cứu của Tversky, A và D Kahneman cho kết quả trung bình của các câu trả lời là
$61 Kết quả này hàm ý rằng, khi mất đi $25, một người sẽ yêu cầu có được $61 để không cảm thấy khác nhau nếu chấp nhận hoặc loại bỏ cơ may này Kết quả này cho thấy rõ ràng rằng con người khá sợ rủi ro.
Sự không thích rủi ro, theo Ackert &Deaves là một khái niệm miêu tả sự quan sát rằng cái mất có ảnh hưởng lớn hơn cái được đối với hầu hết mọi người Để cân bằng thì x = $25, phần được phải lớn hơn giá trị tuyệt đối của phần mất hai lần nhằm giảm thiểu sự khác nhau giữa hai triển vọng Điều này phản ánh đặc điểm thứ
3 của hành vi con người, đó là con người sợ thua lỗ bởi cái mất tác động đến cảm xúc của họ mạnh mẽ hơn cái họ có được Ackert &Deaves (2010) cho rằng, ba đặc điểm chính quan sát được của việc ra quyết định của con người được miêu tả ở các kết quả của các tình huống trên đòi hỏi những đặc điểm nhất định của hàm giá trị: con người thể hiện sự không thích rủi ro ở phần được (phần lời) và sự thích rủi ro ở phần mất (phần lỗ), có nghĩa là hàm giá trị lồi ở phần giá trị dương và lõm ở phần giá trị âm Các quyết định được thực hiện bằng cách chú ý vào cái được và cái mất, có nghĩa là luận điểm của hàm giá trị không phải là mức thu nhâp, mà là sự thay đổi trong mức thu nhập đó; và con người không thích thua lỗ, do vậy đồ thị hàm giá trị đối với phần mất có độ dốc hơn phần được.
Thay vì sử dụng xác suất đơn giản như trong thuyết độ thỏa dụng kỳ vọng, lý thuyết triển vọng sử dụng các tỷ trọng quyết định Các tỷ trọng quyết định là hàm số của các xác suất Ackert và Deaves đã sử dụng hàm v(z) ký hiệu cho sự thay đổi trong thu nhâp, trong đó z được sử dụng thay thF w - kí hiệu cho mức thu nhâp Các tác giả cũng đề c âp đFn giá trị của các triển vọng V(P) Đối với triển vọng P(pr, z1, z2), giá trị là:
Trong đó 0(pr) là tỷ trọng quyết định tương ứng với xác suất pr Chú ý rằng V(P) - giá trị của triển vọng, là tương đương với U(P) - độ thỏa dụng kỳ vọng của một triển vọng.
Hình 1.1: Hàm giá trị (Tversky & Kahneman)
Hình 1.1 mô tả một hàm giá trị tiêu biểu Thay đổi trong thu nhập từ một điểm tham khảo quyết định giá trị dọc trục tung, chứ không phải giá trị thu nhập cuối cùng Cũng cần chú ý rằng hàm giá trị có dạng lồi ở phần giá trị dương, thể hiện sự không thích rủi ro, và dạng lõm ở phần giá trị âm, thể hiện sự thích rủi ro Cuối cùng, mặc cho sự không thích rủi ro ở phần được, và thích rủi ro ở phần mất, cái mất vẫn có tác động lớn hơn cái được Điều này là rất rõ ràng vì hàm giá trị ở phần mất dốc hơn so với phần được, ngụ ý rằng cái mất tác động đến cảm xúc của con người mạnh mẽ hơn cái được với cùng một giá trị tuyệt đối Nói một cách khác, con người thể hiện sự không thích thua lỗ.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÂM LÝ
Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 - 2014
Năm 2008 thị trường chứng khoán Việt Nam từng có mức tăng trưởng ngoạn mục nhất trở thành thị trường giảm diểm nhất chỉ sau 1 năm: VN-Index đóng cửa chỉ còn 315,62 điểm mất 605,45 điểm tương đương 65,33% - năm tòi tệ nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tháng 1-6: Thị trường giảm mạnh Khởi đầu tại 921,07 điểm, mất đi gần 60% giá trị sau 6 tháng.
Tháng 6-9: Phục hồi trong ngắn hạn Tăng 168,55 điểm tương đương 45,52%
Tháng 9-12: Thị trường tiếp tục có xu thế giảm điểm dô khủng hoảng kinh tế VN-Index tiếp tục mất 223,48 điểm tương đương 41,45%.
Năm 2009 thị trường chứng khoán Việt Nam đã tạo đáy và đi lên: Quý I, VN-Index tạo đáy, chỉ còn 235,5 điểm vào ngày 24/02 (thấp nhất từ năm 2007 đến nay) Cả năm, VN-Index tăng trưởng 170% lên đỉnh chạm mức là 633 điểm vào ngày 23/10, sau đó đảo chiều mất 48,24 % xuống 427 điểm, đóng cửa năm 2009 đạt
Năm 2010 thị trường chứng khoán Việt Nam ổn định, không có nhiều biến động VN-Index chỉ dao động trong khoảng 485 +/- 65 điểm Kết thúc năm tại484,66 diểm giảm 10,11 điểm tương đương 2% so với 494,77điểm ngày21/12/2009.
Năm 2011 xu thế giảm bao trùm thị trường Việt Nam Tuy có sự tăng điểm nhẹ vào cuối tháng 5 và cuối tháng 8 nhưng tăng không đáng kể so với xu hướng giảm điểm của thị trường VN-Index đã giảm từ mức 485,97 điểm xuống 351,55 điểm giảm 134,42 điểm tương đương 27,66% Năm 2011 VN-Index không phản ánh chính xác thị trường Hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng“ diễn ra khá nhiều trong năm.
Năm 2012 thị trường chúng khoán chọn một nhịp hình Sin
6 tháng đầu năm: thị trường chứng khoán tăng mạnh, đạt đỉnh 488,07 điểm (phiên giao dịc ngày 08/05) tăng 44,9% so với đầu năm.
6 tháng cuối năm: từ những bất ổn phát sinh, tăng trưởng GDP thấp, nợ xấu cùng sự minh bạch của hệ thống ngân hàng Thị trường chứng khoán Việt Nam lại tiếp tục rơi vào tình trạng khó khăn.
Sau sự kiện “Ngày thứ 3 đen tối“ (21/08) bầu Kiên bị bắt VN-Idex mất 4,7%, hàng loạt cổ phiếu giảm sàn, vốn hóa thị trường bốc hơi gần 1 tỷ USD.
Đến tháng 11 vốn hóa thị trường mất hơn 92.000 tỷ đồng so với ngày20/08.
Tháng 12 thị trường có tín hiệu phục hồi, chốt phiên 28/12 VN-Index dừng ở 413,73 điểm tăng 17,69% so với đầu năm.
Năm 2013 thị trường chứng khoán Việt Nam phục hồi mạnh mẽ Thị trường chứng khoán nhận được nhiều sự hỗ trợ tích cực từ vĩ mô:
Gói cứu trợ bất động sản 30.000 tỷ đồng
Xử lý nợ xấu thông qua VAMC
Lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm
VN-Index tăng từ 413,73 điểm lên 504,63 điểm tăng 22,2%
Năm 2014: với xu thế tăng điểm mạnh mẽ trong khoảng 3 tháng đầu nămVN-Index đã tiến lên trên mốc 600 điểm đạt 607,55 điểm (24/03) Tuy nhiên không tăng được lâu, xu thế giảm điểm quay trở lại, hết phiên ngày 13/05 VN-Index còn513,9 điểm Kết thúc đợt giảm giá mạnh, thu hút nhà đầu tư VN-Index tăng ngoạn mục, vượt đỉnh hồi tháng 3, chốt phiên ngày 03/09 đạt 640,2 điểm (giá cao nhất trong 1 năm gần đây).
Một số biểu hiện của hành vi bầy đàn trên thị trường:
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam, hành vi bầy đàn là một biểu hiện nổi bật trong thị trường.
Sự tham gia “chơi” chứng khoán theo kiểu “mốt” thời thượng Một bộ phận lớn nhà đầu tư tham gia thị trường với năng lực và hiểu biết hạn chế về thị trường, bỏ qua các yếu tố cơ bản của CP để chạy theo triển vọng lợi nhuận trước mắt khi đầu tư vào TTCK Thành phần nhà đầu tư trên TTCK rất đa dạng, đến từ mọi tầng lớp trong xã hội Một số lượng lớn những nhà đầu tư gia nhập mới thị trường, tranh mua cổ phiếu với kỳ vọng quá lớn đã đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh, bong bóng thị trường hình thành, cổ phiếu được định giá quá cao Những khoản lợi nhuận lớn đạt được trước đó của những nhà đầu tư hiện hữu trên TTCK Việt Nam đã lôi kéo ngày càng nhiều nhà đầu tư gia nhập mới, góp phần gia tăng bong bóng giá CP Những khoản lợi nhuận mà các nhà đầu tư trước đó đã đạt được có vai trò như một điểm tham chiếu cho những người gia nhập tiếp theo sau, và họ chạy theo một viễn cảnh rằng TTCK Việt Nam sẽ còn tiếp tục gia tăng không có điểm dừng. Một ví dụ điển hình khác về hành vi bầy đàn trên TTCK Việt Nam đó là tâm lý “chuộng ngoại” trên thị trường, đặc biệt là những năm trước Với hiểu biết, và năng lực hạn chế, trên thị trường nhiều thời điểm đã xảy ra hiện tượng các nhà đầu tư hành xử theo hướng những gì được kiến nghị, dự báo trong các báo cáo phân tích của các tổ chức tài chính trên thế giới Ví dụ như vào ngày 29 tháng 8, 2007, Ngân hàng Hong Kong Thượng Hải tại Việt Nam công bố nhận định về TTCK Việt Nam vào thời điểm đó rằng giá của các cổ phiếu tại thị trường Việt Nam đang ở mức thấp sau một đợt điều chỉnh Cùng lúc, Ngân hàng Citigroup cũng đưa ra báo cáo phân tích qua đó nhận định rằng Việt Nam có đủ khả năng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đang lan rộng lúc đó VN-Index lúc này đang ở mức 900 điểm, sau khi xuất hiện những bình luận lạc quan về thị trường của hai tổ chức tài chính quốc tế uy tín, thì VN-Index lập tức tăng vọt, từ mức xấp xỉ 900 điểm vào cuối tháng 8,
2007 lên mức 1100 điểm vào giữa tháng 10, 2007 Một vài ví dụ khác có thể liệt kê là cuối tháng 3/2010, Ngân hàng HSBC đưa ra dự báo: NHNN sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 1% trong một vài tuần tới và tỷ lệ lạm phát sẽ lên đến 12% vào cuối quý 11/2010 Lập tức, tâm lý bi quan xuất hiện và nhiều nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu, VN- Index rớt từ 512 xuống còn 503 điểm.
Ngoài ra, hành vi bầy đàn trên thị trường còn biểu hiện qua nhiều thời điểm các nhà đầu tư phản ứng một cách quá mức trên quy mô toàn thị trường Trong nhiều giai đoạn, toàn bộ thị trường đều tăng (giảm) điểm với biên độ gần như kịch trần (sàn) đồng loạt Bắt đầu từ những cổ phiếu blue chip, tâm lý lạc quan (bi quan) bao trùm toàn thị trường Và kết quả là, bất kể cổ phiếu dù tình hình cơ bản là tốt hay xấu đều đi theo xu hướng thị trường: tăng (giảm) kịch trần (sàn) Một số thời điểm xảy ra hiện tượng này như trong tháng 4, tháng 5/2009, một số ngày thị trường đồng loạt tăng trần (với số mã tăng trần đạt hơn 90%), nhưng sau đó đã nhanh chóng sụt giảm trở lại với các mức sụt giảm khác nhau giữa các mã.
Phân tích tâm lý nhà đầu tư dựa trên lý thuyết tâm lý học tài chính hành vi
2.2.1.1 Tâm lý trông cờ sự may rủi
Dễ dàng đưa ra các quyết định đầu tư dựa vào cảm tính, dựa vào một tin đồn,một lời khuyên, một lời phát biểu mà không tự mình nghiên cứu để đưa ra các kết luận của chính mình về việc mua hay bán cổ phiếu nào, giá bao nhiêu, khi nào và tại sao.
Tâm lý đó khiến cho nhà đầu tư không tự nhìn vào chính mình để đánh giá mình, các quyết định của mình, và để tự chịu trách nhiệm Và rất dễ dẫn đến việc trông chờ vào người khác, để hỗ trợ, giúp đỡ Và nếu việc dựa vào người khác đó không đem lại kết quả như mong muốn thì họ quay ra trách móc và đổ lỗi.
Respons e % Các tiêu chỉ khi lựa chọn cổ phiếu của một cty
Ngành, lĩnh vực kinh doanh cổ phiếu 92 46.0 Lịch sử giá cổ phiếu, khối lượng giao dịch 62 31.0 BCTC, tình hình SXKD của cty từ 3-5 năm 68 34.0 Tình hình SXKD hiện tại của cty 88 44.0 Đội ngũ lãnh đạo của cty 26 13.0
Các chỉ số tài chính liên quan đến cty 68 34.0 Các phân tích kĩ thuật, cơ bản của giới phân tích 32 32.0
Kết quả điều tra 200 nhà đầu tư cho thấy:
Kết quả bảng thống kê trên cho thấy ngành, lĩnh vực kinh doanh cổ phiếu là tiêu chí được 46% nhà đầu tư lựa chọn khi tìm hiểu cổ phiếu của một công ty; 44% lựa chọn tiêu chí tình hình sản xuất hiện tại của công ty.
Sự chênh lệch với các tiêu chí còn lại không nhiều nhưng rõ ràng nếu chỉ ưu tiên cho hai chỉ số này khi tìm hiểu thông tin về một cổ phiếu nào đó thì thật sự là rủi ro lớn, nó chỉ giúp NĐT tạm an tâm với những đầu tư tạm thời, ngắn hạn.
Chỉ có 13% nhà đầu tư lựa chọn tìm hiểu thông qua đội ngũ lãnh đạo công ty,nhà đầu tư thường không có thói quen tìm hiểu sâu vào tình hình cụ thể của công ty,đây rõ ràng cũng là nhược điểm lớn, vì một khi nắm giữ cổ phiếu của một công ty nào đó, nhà đầu tư đã trở thành chủ của doanh nghiệp.
Chính những tâm lý này khiến cho nhà đầu tư tự mình tước bỏ của mình một điều rất quan trọng-quyền biểu quyết bằng chính kiến và đồng tiền của mình-Biểu quyết về các định hướng phát triển doang nghiệp.
2.2.1.2 Thiếu tự tin trong đầu tư
Kết quả điều tra khảo sát 200 nhà đầu tư cho thấy:
+ Có 44 nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong quá trình đầu tư.
+ Có 80 nhà đầu tư thích phân tích thông tin đầy đủ, tránh đầu tư dàn trải. Tuy nhiên khi so sánh 2 nhóm nhà đầu tư trên kết hợp với với yếu tố rủi ro thì có sự mâu thuẫn, kết quả thể hiện ở bảng sau:
Sẵn sàng chấp nhận rủi ro
Phân tích đầy đủ tránh rủi ro và dàn trải
Quyết định khi nghe thông tin cổ phiếu đang nắm giữ sắp rớt giá mạnh
Phớt lờ vì chỉ là thông tin chưa chính thức
Bán ngay mợt phần hoặc toàn bộ vì sợ mất giá
Tìm hiểu kĩ thông tin rồi mới quyết định
Nhờ bạn bè và người thân tư vấn thêm
Làm theo đa số nhà đầu tư khác 2 4.54 2 2.56
+ Có tới 28 nhà đầu tư trong nhóm 44 nhà đầu tư sẵn sàn chấp nhận rủi ro khi đầu tư lại quyết định bán ngay một phần hay toàn bộ cổ phiếu chỉ khi mới nghe thông tin cổ phiếu đang nắm giữ rớt giá, chiếm 63.63%
+ Có 48 nhà đầu tư trong nhóm 80 nhà đầu tư cho rằng phải phân tích đầy đủ thông tin trong đầu tư để tránh rủi ro và dàn trãi cũng quyết định bán ngay một phần hay toàn bộ cổ phiếu chỉ khi mới nghe thông tin cổ phiếu đang nắm giữ rớt giá, chiếm 61.53%.
Một chứng minh khác thể hiện tại bảng 3 : Có 66 trong tổng 90 nhà đầu tư đồng ý đầu tư chứng khoán là dài hạn và tốn nhiều công sức cũng sẵn sàn bán ngay một phần hay toàn bộ cổ phiếu khi nghe tin cổ phiếu sắp rớt giá mạnh.
Bảng 3 Định nghĩa về đầu tư chứng khoán Total Một cuộc đầu tư dài hạn đòi hỏi nhiều công sức
Ngắn hạn, yếu tố may rủi rất quan trọng
Một phần công việc kinh doanh
Là cuộc chơi, yếu tố may rủi rất quan trọng
Cases Cases Cases Cases Cases
Quyết định khi nghe thông tin cổ phiếu đang nắm giữ sắp rớt giá mạnh
Phớt lờ vì chỉ là thông tin chưa chính thức
Bán ngay một phần hoặc toàn bộ vì sợ mất giá
Tìm hiểu kĩ thông tin rồi mới quyết định
Nhờ bạn bè và người thân tư vấn thêm
Làm theo đa số nhà đầu tư khác
M t c u c đ ầu tư d ài h ạn đ òi h ỏi n hi ều cô ng sứ c ột cuộc đầu tư dài hạn đòi hỏi nhiều công sức ột cuộc đầu tư dài hạn đòi hỏi nhiều công sức Ng ắn h ạn , y ếu tố m ay rủ i r ất q ua n trọ ng
M t p hầ n cô ng vi c k in h do an h ột cuộc đầu tư dài hạn đòi hỏi nhiều công sức ệc kinh doanh
Là cu c c hơ i, yế u tố m ay rủ i r ất q ua n trọ ng ột cuộc đầu tư dài hạn đòi hỏi nhiều công sức
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Định nghĩa về đầu tư chứng khoán
Như vậy nhà đầu tư luôn đề ra cho mình những lý tưởng đầu tư: Phải sẵn sàn chấp nhận rủi ro, phải phân tích đầy đủ thông tin khi ra quyết định nhưng lý tưởng đó lại khác xa thực tế đầu tư của họ, chỉ với thông tin chưa chính thức (giá cổ phiếu đang nắm giữ rớt mạnh) thì phần lớn đã vội bán cổ phiếu.
Nguyên nhân chính từ thiếu nhận định đầu tư, nhầm lẫn mục đích và tiêu chí đầu tư của chính cá nhân mình, từ đó thiếu tự tin và chánh kiến trong đầu tư Làm cho nhà đầu tư có sự thay đổi đầu tư khi rủi ro diễn ra.
Sự thiếu tự tin trong việc ra quyết định đầu tư được thể hiện rõ trong bảng sau:
Việc ra quyết định mua bán
Dễ Khó Khôn g có ý kiến Ra quyết định đầu tư dựa vào
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia phân tích, nhà môi giới
Dựa vào nghiên cứu của chính mình
Nhờ bạn bè, người thân tư vấn 12 14 26
Kết quả khảo sát cho thấy có 100 nhà đầu tư trong 166 nhà đầu tư ra quyết định đầu tư dựa vài các đánh giá và nghiên cứu của chính mình lại cho rằng đầu tư chứng khoán là khó, như vậy một lần nữa cho ta thấy tâm lý nhà đầu tư Việt Nam thường không tin tưởng vào năng lực đầu tư chứng khoán của chính bản thân mình.
2.2.2 Hành vi không hợp lý mang tính tập thể
Nhìn lại thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008, thì sứ mệnh làm chủ thị trường đã được giao cho các nhà đầu tư nước ngoài:
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÂM LÝ BẦY ĐÀN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Minh bạch hóa thông tin
Việc minh bạch hóa thông tin là vấn đề tối cần thiết để nâng cao tính hiệu quả thị trường Nâng cao hiệu lực của các quy định pháp luật.
Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng như Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) cần bổ sung, điều chỉnh những quy định về công bố thông tin theo hướng hoàn chỉnh, bao quát các vấn đề, và đặc biệt là đảm bảo tính hiệu lực cao. Hiện tại, mức xử phạt hành chính đối với các công ty, tổ chức niêm yết (gọi chung là công ty niêm yết), và những người có liên quan (cổ đông nội bộ, người thân của cổ đông nội bộ) trong trường hợp vi phạm pháp luật về công bố thông tin được cho là quá thấp, không đủ mức răn đe người, pháp nhân vi phạm Cụ thể, hiện nay những vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán được quy định trong Nghị định 36/2007/NĐ-CP, trong đó mức phạt của các vi phạm về công bố thông tin chỉ đang dừng ở mức 10 - 20 triệu đồng Với mức phạt như thế này, các công ty niêm yết và những người liên quan trong nhiều trường hợp “sẵn sàng” vi phạm pháp luật về công bố thông tin và chịu mức phạt này Những quy định trong Nghị định 36/2007/NĐ-CP do được ban hành từ cách đây khá lâu, thiếu cập nhật, không còn thích hợp với điều kiện thực tế thị trường hiện nay, nên việc sửa đổi hoặc ban hành một văn bản pháp luật thay thế phù hợp với tình hình hơn là điều cần thiết Bên cạnh đó, các mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán trong Nghị định 36/2007/NĐ- CP căn cứ vào Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2002 (mức xử phạt tối đa đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán là
70 triệu đồng), trong khi đó Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính sửa đổi năm 2008 có mức xử phạt tối đa đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán là 500 triệu đồng, nên việc gia tăng mức xử phạt để tạo tính răn đe đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, trong đó có vi phạm về công bố thông tin là hợp lý Đề tài đề xuất mức tối đa khung mức phạt nên bằng với mức tối đa quy định trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2008, khung mức phạt càng cao sẽ càng có tính răn đe đối với những cá nhân, pháp nhân có ý định vi phạm Ngoài ra, cũng không loại trừ trường hợp, các công ty niêm yết (đặc biệt là các công ty có quy mô nhỏ), và những người có liên quan thiếu những hiểu biết, không nắm rõ các quy định về công bố thông tin, cũng như không nhận thức được tầm quan trọng của minh bạch thông tin đối với giá trị hình ảnh doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư Do đó, việc phổ biến các kiến thức, các quy định này đối với công ty niêm yết, cá nhân liên quan là điều cần thiết Tuy nhiên, quan trọng nhất là việc sử dụng biện pháp xử phạt hành chính với mức phạt cao, phổ biến rộng rãi những quy định này đến các công ty niêm yết.
Một vấn đề nổi cộm khác của công bố thông tin là chất lượng thông tin được công bố Trong thời gian qua, có không ít những bài học về chất lượng các thông tín công bố về phía đơn vị công bố và đơn vị kiểm toán Trường hợp của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) là một ví dụ điển hình Mặc dù các báo cáo tài chính của BBT đã được kiểm toán nhưng đơn vị kiểm toán đã bỏ sót những khoản mục trọng yếu của BBT Trong một thời gian dài, những vấn đề về “sức khỏe” tài chính của BBT đã không được phát hiện, cuối cùng dẫn đến việc phá sản của công ty này là điều không tránh khỏi Và những nhà đầu tư với những thông tin được công bố không đầy đủ vẫn đầu tư vào BBT là người gánh chịu thiệt hại lớn nhất từ sự phá sản này Điều này đặt ra vấn đề về chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm toán.
Cơ quan chức năng của TTCK, cụ thể là Ủy ban chứng khoán nhà nước, cần kết hợp với các cơ quan, tổ chức nghề nghiệp chuyên môn về kế toán, kiểm toán như Hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam, ban hành những quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn hành nghề kiểm toán, và chuẩn mực kiểm toán Điều này sẽ góp phần làm cho chất lượng thông tin công bố tốt hơn.
Hành vi “làm giá”, thao túng thị trường là một hiện tượng phổ biến trên TTCKViệt Nam Hành động này làm “bóp méo” thị trường, mang lại những khoản lợi kếch xù cho những tổ chức làm giá, và gây thiệt hại cho những “con mồi” - các nhà đầu tư thiếu hiểu biết Việc phát hiện để xử phạt hành vi này của UBCKNN tỏ ra kém hiệu quả Trong thời gian tới, tôi đề xuất UBCKNN cần xây dựng ban chuyên môn chuyên nghiên cứu về vấn đề “làm giá ” ứng dụng những mô hình phát hiện hành vi “làm giá ” trên thế giới để thực hiện chức năng quản lý thị trường hiệu quả hơn, góp phần bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Nghiên cứu và áp dụng chính sách biên độ giao dịch, cải thiện cơ sở hạ tầng thông tin
Về vấn đề môi trường chính sách, cần nghiên cứu áp dụng các biện pháp sử dụng biên độ giao dịch, nghiệp vụ bán khống một cách hiệu quả nhằm cải thiện khả năng điều chỉnh nhanh chóng thị trường về đúng giá trị thực Việc loại bỏ quy định về biên độ giao dịch, cũng như nghiệp vụ bán khống luôn là con dao hai lưỡi Mặt tích cực của việc này là giúp thị trường nhanh chóng điều chỉnh, tránh được tâm lý bầy đàn có khả năng xảy ra khi tình trạng tăng (giảm) điểm kịch trần (sàn) kéo dài của những cổ phiếu mới niêm yết hay những công ty đột ngột có mức lợi nhuận đột biến Nhưng ở chiều hướng đối lập, việc loại bỏ quy định biên độ giao dịch, áp dụng nghiệp vụ bán khống có thể khiến thị trường phản ứng thái quá trước thông tin được công bố, gây ra biến động mạnh của thị trường một cách bất hợp lý Do đó, cần nghiên cứu kỹ về vấn đề sử dụng biên độ bao nhiêu % là phù hợp để giúp thị trường có những điều chỉnh hợp lý hơn Đồng thời, nghiên cứu về cơ sở pháp lý,điều kiện thị trường, đặc biệt nâng cao chất lượng hạ tầng thông tin để có thể triển khai nghiệp vụ bán khống trên thị trường vào thời điểm thích hợp.
Nâng cao năng lực nhà đầu tư
Sự thiếu hiểu biết hay kém cỏi về năng lực cũng như kiến thức liên quan đến việc đầu tư trên TTCK cũng là một trở ngại đối với việc hạn chế tâm lý bầy đàn trên thị trường Một nhà đầu tư hợp lý sẽ đưa ra quyết định đầu tư dựa trên sự cân nhắc rủi ro và tỷ suất sinh lợi từ những thông tin được công bố trên thị trường Trong khi ở Việt Nam số nhà đầu tư cá nhân làm được điều này còn quá ít ỏi Có nhiều lý do để giải thích cho vấn đề này như: Hiện nay, hầu hết các tổ chức liên quan đến vấn đề dạy và cấp chứng chỉ về chứng khoán còn quá ít trên thị trường, học phí cho việc đào tạo còn khá cao Tâm lý ngại sẵn có của một số nhà đầu tư cho rằng việc học liên quan đến tính toán, định giá phức tạp và rắc rối, và họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này Và số lượng nhà đầu tư chưa có kiến thức “cơ bản” trình độ học vấn còn quá thấp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, và cho dù có tham gia đào tạo cũng khó có khả năng để hiểu và nắm bắt Một số công ty chứng khoán cũng tổ chức hướng dẫn cho các nhà đầu tư nhưng vẫn còn sơ xài và chưa hiệu quả Chủ yếu vẫn là hướng dẫn về cách thức thực hiện giao dịch trên thị trường mà chưa chú trọng đến các kiến thức về quản lý danh mục đầu tư Để khắc phục điều này tất nhiên cần có sự mở rộng về quy mô cũng như chất lượng đào tạo nhằm cung cấp cho nhà đầu tư được những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi hoạt động trên thị trường
Như từng đề cập, ngoài nhân tố bất cân xứng tin thì tâm lý bầy đàn của nhà đầu tư còn được tạo ra từ ảnh hưởng của các nhân tố hành vi Do đó, việc cải thiện minh bạch thông tin thị trường vẫn không thể loại trừ được hành vi bầy đàn trong thị trường Ngay cả các thị trường phát triển với mức độ minh bạch thông tin ở mức cao như Mỹ, hành vi bầy đàn vẫn còn khá phổ biến.
Đưa ra quy định công bố thông tin phù hợp
Các nhân tố hành vi như sự tự tin quá mức, phụ thuộc vào kinh nghiệm hay thuật toán máy móc, đã góp phần tạo ra tâm lý bầy đàn, khiến thị trường không hiệu quả ngay cả khi thông tin được công bố đầy đủ Như từng giới thiệu trong phần cơ sở lý thuyết, kinh tế học thí nghiệm sẽ là công cụ tốt để sử dụng trong trường hợp này Những nghiên cứu của kinh tế học thí nghiệm sẽ giúp hiểu hơn về cơ chế ra quyết định của con người, từ đó giúp đưa ra những quy định về kỹ thuật công bố thông tin, hình thức thông tin, nội dung và khối lượng thông tin cần thiết phù hợp với điều kiện thực của thị trường để tác động một cách tích cực đến quá trình xử lý thông tin của nhà đầu tư Những thí nghiệm được tiến hành bởi các nhà kinh tế IMF cho thấy việc tiến hành và đạt kết quả tốt từ các thí nghiệm kinh tế là hoàn toàn khả thi Hiện tại, khả năng áp dụng ở Việt Nam còn khá hạn chế Thiết nghĩ trong tương lai, cần có những đầu tư nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này nhằm đưa ra những quy định phù hợp hơn khi xét tới tác động của các nhân tố hành vi.
Những thách thức đối với tính bền vững của các kết quả ước lượng của đề tài có thể đến từ nhân tố: không thực hiện tính beta chéo thị trường theo tỷ trọng. Trong thị trường, quy mô các công ty niêm yết là khác nhau nên ảnh hưởng đến thị trường là khác nhau Do đó, việc xét tới nhân tố tỷ trọng theo quy mô của các công ty niêm yết trong việc tính beta chéo thị trường thì sẽ cho kết quả chính xác hơn Do điều kiện thu thập, tổng hợp, xử lý số liệu về quy mô các công ty niêm yết toàn thị trường trong suốt giai đoạn mẫu là một công việc với khối lượng khổng lồ Trong khả năng của mình, tôi chưa có điều kiện thực hiện được điều này, nên tôi tạm chấp nhận kết quả đo lường từ cách tính beta chéo thị trường không có trọng số Đây vừa là thách thức, vừa là một hướng mở rộng, điều chỉnh mô hình của đề tài trong tương lai.
Bên cạnh đó, trong mô hình gốc của HS có xét tới 3 nhân tố trong Fama vàFrench (1993) (gồm: quy mô (SMB), giá trị sổ sách/giá trị thị trường (HML), tỷ suất sinh lợi thị trường), và các nhân tố vĩ mô đưa vào mô hình để đánh giá tính bền vững của mô hình Trong điều kiện thu thập số liệu không cho phép, đề tài tôi chưa thực hiện các kiểm định xét tới các nhân tố này Trong tương lai, việc mở rộng đề tài sẽ hướng tới việc đưa những biến vừa nêu vào mô hình để đánh giá tính bền vững của các ước lượng hành vi bầy đàn trong thị trường.