Kĩ năng sống trong môi trường học đường, những bí quyết cảm xúc, tránh xích mích, tạo mối thiện cảm ở trường phổ thông

28 749 1
Kĩ năng sống trong môi trường học đường, những bí quyết cảm xúc, tránh xích mích, tạo mối thiện cảm ở trường phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ năng giúp bạn làm chủ cảm xúc khi mất bình tĩnh: Liên tiếp trong thời gian gần đây đã xảy ra những vụ bạo lực học đường đáng tiếc và nguyên nhân lớn nhất là do những người trong cuộc không giữ được “cái đầu lạnh”. Câu hỏi đặt ra là chúng ta phải làm gì để có thể làm chủ cảm xúc khi mất bình tĩnh?10 cách tránh xích mích nơi trường học: Để có thể tránh khỏi những lúc xảy ra mâu thuẫn. Điều quan trọng là làm thế nào để hạn chế tối đa những xung đột không đáng có?7 điều gây ức chế nhất thời Học sinh: Cho đứa kế bên nhìn bài thì nó điểm cao hơn. Đội mưa đến trường thì được thông báo nghỉ học. .v..v... Là những nội dung cơ bản của tài liệu: Kĩ năng sống trong môi trường học đường, những bí quyết cảm xúc, tránh xích mích, tạo mối thiện cảm ở trường phổ thông Trân trọng giới thiệu cùng quý vị bạn đọc cùng tham khảo

Kỹ năng giúp bạn làm chủ cảm xúc khi mất bình tĩnh. Liên tiếp trong thời gian gần đây đã xảy ra những vụ bạo lực học đường đáng tiếc và nguyên nhân lớn nhất là do những người trong cuộc không giữ được “cái đầu lạnh”. Câu hỏi đặt ra là chúng ta phải làm gì để có thể làm chủ cảm xúc khi mất bình tĩnh? Cảm xúc là gì? Có rất nhiều lý do khiến ta bị rơi vào trạng thái mất bình tĩnh và khi đó là lúc ta dễ mắc sai lầm nhất. Vì không làm chủ được cảm xúc, dẫn đến không làm chủ được hành vi dẫn đến những hậu quả rất đáng tiếc. Vì vậy, điều chúng ta cần bây giờ là tìm ra những giải pháp để giúp tất cả mọi người có thể nâng cao được khả năng làm chủ cảm xúc trong những tình huống khó khăn và "hiểm nghèo" nhất. Ảnh minh họa Để làm được điều đó, trước tiên ta phải hiểu nó (cảm xúc) là gì? Cảm xúc đơn giản là những gì hình thành từ trạng thái cơ thể (tư thế, ánh mắt, cử chỉ tay chân, hành động,…) và suy nghĩ (hình ảnh, từ ngữ) của bản thân. Cơ thể và suy nghĩ tạo ra cảm xúc và ngược lại cảm xúc lại tác động ngược trở lại cơ thể và suy nghĩ của chúng ta (cơ chế hai chiều). Làm chủ được cảm xúc nghĩa là chúng ta có khả năng nhận diện, theo dõi, phân biệt được cảm xúc của mình (và cao hơn là của người khác) từ những tín hiệu cơ thể và suy nghĩ. Làm được điều này những quyết định hành vi của chúng ta được cân nhắc và không mắc phải những sai lầm đáng tiếc (ví dụ: vụ thầy tát trò, trò đánh lại được dư luân rất quan tâm gần đây). Kỹ năng giúp bạn làm chủ cảm xúc Đầu tiên, điều chỉnh trạng thái cơ thể. Như đã nói trên, cơ thể chính là nguồn gốc của cảm xúc, khi cơ thể trạng thái tích cực ban sẽ có những cảm xúc tích cực, ngược lại khi cơ thể trạng thái tiêu cực, cảm xúc sẽ tiêu cực. Lấy một ví dụ, khi bạn tức giận, cơ thể bạn sẽ có cảm giác hừng hực, tim đập nhanh hơn, tay nắm chặt,… và lúc đó nếu không điều chỉnh lại kịp thời bạn sẽ có thể mắc sai lầm, vì bạn phải tìm chỗ “chút giận”. Giải pháp lúc này là bạn phải điều chỉnh cơ thể ngay lập tức, hãy buông lỏng cơ thể, thả lỏng tay chân, hít thở thật sâu và đều. Đảm bảo chỉ trong tích tắc bạn sẽ giảm bớt được sự ức chế của mình. Tất nhiên để làm được như vậy ta lại cần phải có thời gian để rèn luyện và rút ra kinh nghiệm. Một gợi ý là hãy tự đưa ra một “hình phạt” sau mỗi lần bạn bị mất bình tĩnh. Ví dụ, tự mắng mình(“đồ khốn” chẳng hạn), tự vụt vào tay,… đừng nghĩ đó là những trò tự làm khổ mình, so với những hậu quả có thể gây ra khi mất bình tĩnh thì nó chẳng là gì cả! Thứ hai là điều chỉnh suy nghĩ. Cũng giống như cơ thể, suy nghĩ cũng là nguồn gốc sinh ra cảm xúc và suy nghĩ bị chi phối bởi hình ảnh và từ ngữ. Đã bao giờ đang đi dạo chơi đâu đó bạn tự mỉm cười một mình vì nghĩ đến một điều vui vui chưa? Và bạn có biết một trong những cách để một diễn viên khóc trong phim là nghĩ về những kỉ niệm buồn? Hai câu hỏi để khẳng định hình ảnh tác động nhiều thế nào đến suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta. Vì vậy, hiểu được và áp dụng điều này vào cuộc sống chúng ta hãy nhìn người đối diện, đặc biệt là người đang có mâu thuẫn với mình bằng con mắt nhân ái hơn. Tất nhiên khi nghĩ về một “kẻ đáng ghét” ta thường nghĩ ngay đến những điều tiêu cực, nhưng hãy thử nghĩ xem họ đã từng giúp đỡ ta trước đây chưa? Hoặc không giúp ta thì cũng đã giúp người xung quanh ta. Chắc chắn khi những hình ảnh tích cực này xuất hiện, ta sẽ có con mắt nhìn nhẹ dịu hơn về “kẻ đáng ghét” của bạn. Có thể cảm xúc với đối phương không từ ghét thành yêu, nhưng có thể là sự tôn trọng nhau hơn, thiện cảm với nhau hơn. Ngoài hình ảnh, từ ngữ cũng tác động đến cảm xúc không ít. Một sự thật là người bạn nói chuyện nhiều nhất trong một ngày chính là bản thân mình. Bạn có thể tin, hoặc không tin? Nhưng chính khoảng khắc bạn nghi ngờ tin hay không tin đó chính là lúc bạn đang nói chuyện với chính bạn. Sự “nói chuyện” này gọi là độc thoại nội tâm. “Sao cô nói chán thế nhỉ”, “sao mãi chưa ra chơi nhỉ”… đó là độc thoại. Giống như hình ảnh, từ ngữ tích cực sẽ hình thành cảm xúc tích cực. Vì thế, khi nổi giận hãy tự “độc thoại” với mình bằng những từ ngữ tích cực “bình tĩnh, bình tĩnh, thường thội mà” chẳng hạn. Mọi lí thuyết chỉ là để bổ trợ, điều quan trọng nhất vẫn là lựa chọn của mỗi người. Suy cho cùng cảm xúc của ta cũng chỉ là một sự lựa chọn, bạn lựa chọn “nổi giận” hay lựa chọn một sự “hòa bình”? Điều đó phụ thuộc vào bản thân bạn. 10 cách tránh xích mích nơi trường học. Để có thể tránh khỏi những lúc xảy ra mâu thuẫn. Điều quan trọng là làm thế nào để hạn chế tối đa những xung đột không đáng có? 1. Sẵn sàng làm hòa Khi có xung đột bạn hãy chủ động làm hòa, điều này không những thể hiện sự khoan dung, mà còn khiến bạn bè nể trọng hơn. Tất nhiên để làm chủ cảm xúc khi mất bình tĩnh và có xung đột không phải chuyện dễ, nhưng hãy cố gắng rèn luyện và chủ động trong những tình huống như vậy. Đừng đẩy không khí lên quá căng thẳng, thay vào đó, bạn hãy điều chỉnh lại cơ thể, giúp cơ thể thoải mái hơn (hít thở sâu, mỉm cười,…). 2. Thận trọng để không gây mâu thuẫn Điệu bộ, vẻ mặt hay giọng nói gay gắt của bạn có thể vô tình khiến cho bạn bè hiểu lầm. Hãy luôn thận trọng để không gây hiểu lầm trong đối thoại, tranh luận. Vì điều này làm mất thể diện cho bạn và “đối phương”, đồng thời gây tò mò, bán tán cho các bạn khác trong lớp, trong trường học. Nhưng khi lỡ xảy ra mâu thuẫn vì sự hiểu lầm, hãy chủ động làm hòa, như vậy sẽ tốt hơn cho tất cả và tốt cho cả công việc chung. Ảnh minh họa 3. Giữ thái độ cởi mở khi bất bình Sẽ có những lúc bạn bè gây cho bạn những khó chịu hay buồn bực. Những lúc như vậy thay vào việc thể hiện sự khó chịu ra mặt, bạn nên thể hiện sự bất bình hay khó chịu một cách cởi mở. Đừng nên “ngâm” trong lòng, sẽ khó chịu cho chính bạn mà người kia cũng không “buông tha”. Bạn và “đối phương” hãy ngồi lại với nhau, tháo gỡ tất cả những hiểu lầm hay vướng mắc. Bạn có thể sẽ hiểu hơn về người ta và biết đâu cũng nhận ra lỗi gì của mình chăng? 4. Chân thành trong giao tiếp, ứng xử Khi giao tiếp với bạn bè, bạn hãy nói rõ ràng, rành mạch những gì muốn nói, đề xuất các kiến nghị hay tiến cử ai đó một cách tích cực. Thiện ý của bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được bạn bè và thầy cô. 5. Không nói xấu sau lưng “kẻ thứ ba” Dù vô tình hay cố ý, nói sau lưng “kẻ thứ ba” là điều không thể chấp nhận được. Điều này không những khiến bạn bị “người thứ ba” căm ghét, mà còn khiến cho người nghe bạn mất lòng tin vào bạn, vì họ sẽ nghĩ: “Bạn nói xấu người khác được thì cũng có thể nói xấu họ được”.6. Cẩn trọng khi lắng nghe Bạn cần cẩn trọng khi lắng nghe người khác. Hãy suy xét xem người đó có mục đích gì khác hay không, mong muốn và quan điểm của người ta thực sự là gì? Nếu không, bạn sẽ bị lợi dụng hoặc trở thành người không có chính kiến, thậm chí có thể mắc sai lầm nếu không tiến hành xác minh thông tin. 7. Khôn khéo khi phủ định quan điểm của người khác Khi người khác thể hiện quan điểm, bạn có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng cũng đừng tỏ thái độ khó chịu với quan điểm của họ. Hãy mỉm cười và nói thật nhẹ nhàng rằng: “Tôi hiểu những gì bạn suy nghĩ về vấn đề này, nhưng theo tôi thì…” để bảo vệ chính kiến. Sự khôn khéo xử lý sẽ giúp bạn không bị ghét và có thể còn giúp đối phương hiểu ra nhiều điều. 8. Báo cáo thầy cô khi sự việc vượt khỏi tầm kiểm soát Hãy báo cáo với thầy cô nếu bạn bè gây khó khăn cho công việc mà tự bạn không thể giải quyết được. Đừng nghĩ, việc báo cáo thầy cô là thể hiện sự nhiều chuyện, trẻ con, có nhiều chuyện nếu không được giải quyết ngay sẽ gây ra hậu quả lớn hơn. 9. Im lặng là vàng Đôi khi, im lặng lại là cách ứng phó hay nhất với những người xỉa xói bạn. Đôi khi sự im lặng của bạn sẽ khiến người [...]... bước chân vào giảng đường đại học là các em bước vào một môi trường có nhiều khác biệt với phổ thông trong đó các hoạt động và các mối quan hệ mở rộng hơn Đó là lý do hai bạn của em không thể dành nhiều thời gian và sự quan tâm với em như cũ Cô nghĩ các bạn vẫn yêu quý em, có điều, họ đang có nhiều mối bận tâm khác nữa và chưa đủ khéo léo cũng như sâu sắc để hiểu và cảm thông với sự hụt hẫng của em... khiến nhiều học sinh nhớ "lục lại" những trò nghịch ngợm kinh điển, nhưng cũng là kỷ niệm đáng nhớ của đời học sinh "Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò" - Đó là câu nói quen thuộc khi nhắc đến các bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường Hiếu động, nghịch ngợm, luôn nghĩ ra những trò đùa hết sức tinh quái, đôi khi mang đến tình huống dở khóc dở cười là đặc điểm chung nhất của các cô cậu học trò bất cứ... nhà, nhưng có một đứa dở hơi nào đó nói: "Cô ơi bài tập hôm qua vẫn chưa nộp" - Sáng trời mưa, đang đi học thì có tin nhắn nhưng lười coi Đến trường mở máy ra xem thì thấy được thông báo nghỉ học - Bình thường không làm bài, nói để quên vở, cô giáo tin ngay Đến khi làm bài thật, để quên vở thật, cô giáo cho ngay con 0 và nằm ngay ngắn trong sổ đầu bài - Đời chỉ phát thèm mấy món trong căng tin khi bóp... im lặng không thể giải quyết hãy tìm phương án khác 10 Kết thân với bạn bè trong và ngoài lớp Mỗi ngày bạn có tới 4 đến 5 tiếng, thậm chí nhiều thời gian hơn thế trường Chừng ấy thời gian được ngồi học và chơi với những người bạn tốt hơn là với “kẻ địch” Vì thế, hãy chủ động kết thân với càng nhiều bạn bè càng tốt và hạn chế tạo ra những “kẻ thù” 7 điều gây ức chế nhất thời Học sinh Cho đứa kế bên... người khác là chìa khoá tạo nên sự gần gũi với mọi người Ngoài ra, khi gặp gỡ mọi người, em hãy bắt đầu bằng một nụ cười, lời chào hỏi và những câu hỏi thăm thông thường về sức khoẻ, công việc, học hành Không cần phải chờ người khác mở lời trước Chúc em sớm trở thành người thân thiện trong mắt mọi người! @ Em có 2 nhỏ bạn thân là Mai và Linh Tụi em quen nhau khi bước vào đại học Thời gian đầu tụi em... rất quan trọng và hai người bạn kia chiếm một vị trí rất lớn trong lòng em Thông thường, khi người ta dành nhiều tình cảm cho ai đó thì cũng dễ hụt hẫng, thất vọng khi nhận ra những người kia đang đổi thay và ít đáp lại tình cảm của mình Sự thất vọng trong mối quan hệ với hai người bạn thân của mình cũng đã khiến em mất niềm tin vào các mối quan hệ khác Phản ứng 'tự vệ' của em là thu mình lại, không... khi những suy nghĩ đó là tiêu cực hoặc ảnh hưởng không tốt đến người khác Tuy nhiên, trong những cuộc nói chuyện thông thường mang tính xã giao hoặc vui vẻ giữa những người bạn với nhau, người ta thường ít chọn những chủ đề cần phải tranh luận quan điểm nghiêm túc mà thường là những câu chuyện phiếm Cô nghĩ em có thể bắt đầu thay đổi bằng cách suy nghĩ trước những chủ đề nên trao đổi với mọi người, ví... hơn Em rất cảm ơn! (Võ Anh Thư, Bình Chánh, TP.HCM) Chào em, Thật vui vì em có ý thức hoàn thiện bản thân và mong muốn gần gũi với mọi người xung quanh Mỗi người chúng ta đều có những đặc điểm riêng về nhận thức và tính cách Có thể em có những cách nghĩ hay nhìn nhận cuộc sống khác với những bạn bè đồng trang lứa Điều này không có gì sai, em có thể giữ những quan điểm của riêng mình, trừ khi những suy... chuyên gia tâm lý rất khó tìm nguyên nhân, bởi vì tâm lý lứa tuổi có thể ảnh hưởng đến diễn biến mâu thuẫn và cách giải quyết Nếu bạn tuổi thiếu niên thì cách giải quyết mâu thuẫn sẽ khác lứa tuổi thanh niên “Vì một chuyện nhỏ mà 2 đứa không nhìn mặt nhau nữa” cũng là thách đố chuyên gia, vì “chuyện nhỏ” là chuyện gì, độ tâm lý nào … để đưa ra cách giải quyết Tâm lý đòi hỏi chuyên gia phải “cho... em Vì vậy, em hãy thử chấp nhận những đổi thay các bạn mình và xem đó là điều bình thường như dòng chảy của cuộc sống vậy Rồi có một ngày, em cũng có những mối bận tâm khác lớn hơn hai bạn ấy và cũng có thể không còn thời gian, tâm trí để quan tâm đến hai bạn nữa Điều này hoàn toàn có thể xảy ra với bất cứ ai Em hãy tự mình tìm đến những hoạt động xã hội, kết bạn với những người mới và vẫn trân trọng . gần đây). Kỹ năng giúp bạn làm chủ cảm xúc Đầu tiên, điều chỉnh trạng thái cơ thể. Như đã nói ở trên, cơ thể chính là nguồn gốc của cảm xúc, khi cơ thể ở trạng thái tích cực ban sẽ có những cảm xúc. tuổi 18, bước chân vào giảng đường đại học là các em bước vào một môi trường có nhiều khác biệt với phổ thông trong đó các hoạt động và các mối quan hệ mở rộng hơn. Đó là lý do hai bạn của em. Kỹ năng giúp bạn làm chủ cảm xúc khi mất bình tĩnh. Liên tiếp trong thời gian gần đây đã xảy ra những vụ bạo lực học đường đáng tiếc và nguyên nhân lớn nhất là do những người trong cuộc

Ngày đăng: 18/06/2014, 19:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Kỹ năng giúp bạn làm chủ cảm xúc khi mất bình tĩnh.

  • 10 cách tránh xích mích nơi trường học.

  • 7 điều gây ức chế nhất thời

  • Khổ vì không biết hòa đồng.

  • Những trò nghịch ngợm kinh điển cộp mác:

  • "nhất quỷ nhì ma"

  • Quan tâm bạn bè sao vẫn bị ghét?

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan