1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

13 399 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 90,58 KB

Nội dung

Thành viên Tuổi Học Trò 123doc.org TÓM TẮT VỀ KỸ NĂNG SỐNG - Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. - Theo quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. - Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: 1. Học để biết (Learing to know) gồm các kỹ năng tư duy như: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả, ; 2. Học làm người (Learing to be) gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, ; 3. Học để sống với người khác (learing to live together) gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp,thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; 4. Học để làm (Learing to do) gồm kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm, Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. 2. Phân loại kỹ năng sống Có nhiều loại KNS và nhiều cách phân loại KNS, tùy theo quan niệm về KNS. 2. Lợi ích của giáo dục kỹ năng sống Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh sẽ mang lại cho các em những lợi ích sau đây: 2.1. Lợi ích về mặt sức khỏe 2.2. Lợi ích về mặt giáo dục. 2.3. Lợi ích về mặt văn hóa xã hội. 2.4. Lợi ích về kinh tế, chính trị. 3. Vì sao cần tiếp cận phương pháp giáo dục kỹ năng sống. 4. Giáo dục KNS cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới Thành viên Tuổi Học Trò 123doc.org 5. Một số kỹ năng sống cơ bản 5.1. Kỹ năng giao tiếp 5.1.2. Thiết lập tình bạn 5.1.3 Sự cảm thông 5.1.4. Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè 5.1.5. Thương lượng 5.1.6. Giải quyết xung đột không dùng bạo lực 5.1.7. Giao tiếp hiệu quả 5.1.7.1. Giao tiếp bằng lời : Sử dụng ngôn từ 5.2. Kỹ năng tự nhận thức 5.3. Kỹ năng xác định giá trị 5.4. Kỹ năng ra quyết định 5.4.1. Tư duy phê phán 5.4.2. Tư duy sáng tạo 5.4.3. Giải quyết vấn đề Sơ đồ các bước ra quyết định 5.5. Kỹ năng kiên định 5.6. Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng 5.6.1. Biểu hiện của sự căng thẳng 5.6.1.1. Yếu tố cơ thể 5.6.1.2 Yếu tố tình cảm 5.6.1.3. Yếu tố tư duy, suy nghĩ 5.6.1.4. Yếu tố hành vi 5.6.2. Cách chống lại căng thẳng (Stress) 5.7. Kỹ năng đạt mục tiêu Thu nhập Liệt kê các giải pháp lực Kết quả sự lựa chon và hạn chế cảm xúc Xác định Kiểm định lại hiệu quả của Hành Ra quyết Thành viên Tuổi Học Trò 123doc.org GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG I. Một số vấn đề chung về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống 1. Quan niệm về kỹ năng sống Có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống (KNS): - Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. - Theo quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. - Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: 1. Học để biết (Learing to know) gồm các kỹ năng tư duy như: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả, ; 2. Học làm người (Learing to be) gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, ; 3. Học để sống với người khác (learing to live together) gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp,thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; 4. Học để làm (Learing to do) gồm kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm, Quan niệm của WHO nhấn mạnh đến khả năng của cá nhân có thể duy trì trạng thái tinh thần và biết thích nghi tích cực khi tương tác với người khác và với môi trường của mình. Quan niệm này mang tính khái quát nhưng chưa thể thể hiện ngay các kỹ năng cụ thể, mặc dù khi phân tích sâu thì thấy tương đối gần với nội hàm kỹ năng sống theo quan niệm của UNESCO. Quan niệm của UNESCO là quan niệm rất chi tiết, cụ thể, có nhấn mạnh thêm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ. Quan niệm của UNICEF nhấn mạnh rằng kỹ năng không hình thành và tồn tại một cách độc lập mà trong mối tương tác mật thiết có sự cân bằng với kiến thức và thái độ. Kỹ năng mà một người có được (ví dụ: kỹ năng thương lượng) một phần lớn cũng nhờ có được kiến thức (ví dụ về nội dung thương lượng). Việc đề cập thái độ cũng là một góc nhìn hữu ích với thái độ có tác động mạnh mẽ đến kỹ năng (Ví dụ, thái độ kì thị khó làm cho một người thực hiện tốt kỹ năng biết thể hiện sự tôn trọng với người khác). Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy “kỹ năng sống” bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng Thành viên Tuổi Học Trò 123doc.org xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Lưu ý: + Có nhiều tên gọi khác nhau của kỹ năng sống, ví dụ: kỹ năng tâm lý xã hội (Social Emotial Skills) + Một kỹ năng có thể có những tên gọi khác nhau, ví dụ: kỹ năng hợp tác còn gọi là kỹ năng làm việc theo nhóm; hoặc kỹ năng giải quyết vấn đề còn gọi là kỹ năng xử lý tình huống; …) + Các KNS không độc lập mà có liên quan và củng cố cho nhau. Ví dụ: tư duy sáng tạo góp phần giúp cho việc giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả hơn. + Kỹ năng sống không phải tự nhiên có được mà được hình thành trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành kỹ năng sống diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục. + Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Kỹ năng sống mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân, kỹ năng sống mang tính XH vì kỹ năng sống phụ thuộc vào các giai đoạn và phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống và văn hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc. + Cần phân biệt kỹ năng sống với các kỹ năng thực hiện công việc, kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp như đọc, đếm, vẽ, soạn văn bản, xác định phương hướng, 2. Phân loại kỹ năng sống Có nhiều loại KNS và nhiều cách phân loại KNS, tùy theo quan niệm về KNS. Ví dụ: * Theo UNESCO, WHO và UNICEF, có thể xem KNS gồm các kỹ năng cốt lõi sau: - Giải quyết vấn đề - Suy nghĩ/tư duy phân tích có phê phán - Kỹ năng giao tiếp hiệu quả - Ra quyết định - Tư duy sáng tạo - Kỹ năng giao tiếp ứng xử cá nhân - Kỹ năng tự nhận thức/tự trọng và tự tin của cá nhân, xác định giá trị - Thể hiện sự cảm thông - Ứng phó với căng thẳng và cảm xúc. * Trong giáo dục ở Anh, KNS được chia thành 6 nhóm chính là: 1. Hợp tác nhóm 2. Tự quản 3. Tham gia hiệu quả 4. Suy nghĩ/tư duy bình luận, phê phán 5. Suy nghĩ sáng tạo 6. Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề * Trong giáo dục chính quy ở nước ta những năm vừa qua, KNS thường được phân loại theo các mối quan hệ, bao gồm các nhóm sau: 1. Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các KNS cụ thể như: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin, 2. Nhóm các kỹ năng phân biệt và sống với người khác, bao gồm các KNS cụ thể như: giao Thành viên Tuổi Học Trò 123doc.org tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác, 3. Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, bao gồm các KNS cụ thể như: tìm kiếm và xử lý thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, Tuy nhiên, mọi cách phân loại đều là tương đối. Trên thực tế các KNS thường không hoàn toàn tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau.Ví dụ: Khi cần ra một quyết định một cách phù hợp thì những kỹ năng sau đây thường được vận dụng : Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng xác định giá trị, Hay để có thể giao tiếp một cách có hiệu quả cần phối hợp những kỹ năng sau: kỹ năng cảm thông, chia sẽ, kỹ năng kiềm chế, đương đầu với cảm xúc, Hoặc để đạt được mục tiêu cần phối hợp các kỹ năng sau: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, 2. Lợi ích của giáo dục kỹ năng sống Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh sẽ mang lại cho các em những lợi ích sau đây: 2.1. Lợi ích về mặt sức khỏe - Giáo dục kỹ năng sống góp phần xây dựng hành vi sức khỏe lành mạnh cho cá nhân và cộng đồng. - Giáo dục kỹ năng sống sẽ giúp các em giải quyết được những nhu cầu để chúng phát triển. - Giáo dục kỹ năng sống tạo khả năng cho mỗi cá nhân có thể tự bảo vệ sức khỏe cho mình và cho mọi người trong cộng đồng - Giáo dục kỹ năng sống góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, đảm bảo cho trẻ phát triển tốt về thể chất, tinh thần và xã hội. 2.2. Lợi ích về mặt giáo dục. - Giáo dục kỹ năng sống sẽ có những tác động tích cực đối với: - Quan hệ giữa thầy và trò, bạn và bạn. - Hứng thú trong học tập. - Để hoành thành công việc của mỗi cá nhân một cách sáng tạo và có hiệu quả. - Đề cao chuẩn mực đạo đức cũng như vai trò chủ động, tự giác của học sinh trong quá trình học tập, tu dưỡng. 2.3. Lợi ích về mặt văn hóa xã hội. - Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. - Giáo dục kỹ năng sống có giá trị đặc biệt đối với thanh thiếu niên lớn lên trong một xã hội văn hóa đa dạng, nền kinh tế phát triển và thế giới là một mái nhà chung. 2.4. Lợi ích về kinh tế, chính trị. - Giáo dục kỹ năng sống nhằm hình thành những phẩm chất mà các nhà kinh tế và chính trị trong tương lai cần có. - Giáo dục kỹ năng sống giải quyết một cách tích cực nhu cần và quyền trẻ em, giúp các em xác định được nghĩa vụ của mình đối với bản thân gia đình và xã hội, giúp phần củng cố sự ổn định chính trị của quốc gia. 3. Vì sao cần tiếp cận phương pháp giáo dục kỹ năng sống. Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống giúp cho mỗi người phát triển các kỹ năng cá nhân và xã Thành viên Tuổi Học Trò 123doc.org hội mà họ cần đê giữ gìn bản thân an toàn, trở thành những người có trách nhiệm và có tinh thần độc lập, sáng tạo. Tiếp cận kỹ năng sống cũng có khả năng làm chủ tính cảm và xúc cảm của mỗi cá nhân. Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống làm cho người ta hiểu rằng có một khoảng cách giữa kiến thức và hành vi của con người. Vì vậy, nếu chỉ chú ý tiếp thu kiến thức thì con người có thể nhận được những thông tin, nhưng lại có ít ảnh hưởng đến hành vi. Ngược lại nếu có được những kỹ năng sống thì sự tác động lên cuộc sống của họ sẽ tích cực. Khi những kỹ năng của mỗi người phát triển và nâng cao thì sự tự tin và tự trọng cũng sẽ mạnh và có trách nhiệm trước sức khỏe bản thân và cộng đồng. 4. Giáo dục KNS cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới Hiện nay, đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa KNS vào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa vào chương trình chính khóa ở Tiểu học và Trung học. Việc giáo dục KNS cho HS ở các nước được thực hiện theo ba hình thức: - Coi KNS là một môn học riêng biệt, - KNS được tích hợp vào một vài môn học chính; - KNS được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương trình. Tuy nhiên, chỉ có một số không đáng kể các nước đưa KNS thành một môn học riêng biệt, trong số đó cần kể tới Malawi, Cabodia. Còn đa số các nước, để tránh sự quá tải trong nhà trường, thường tích hợp KNS vào một phần nội dung môn học, chủ yếu là các môn khoa học xã hội như giáo dục sức khỏe, giáo dục giới tính, quyền con người, giáo dục môi trường Một số nước đó sử dụng tiếp cận “Whole Approach” trong dó có hình thức xây dựng “Trường học thân thiện” nhằm thúc đẩy việc tích hợp KNS vào các môn học trong nhà trường. 5. Một số kỹ năng sống cơ bản 5.1. Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp giúp cho quá trình tương tác giữa các cá nhân và tương tác trong nhóm và với tập thể đông đảo hơn. Kỹ năng giao tiếp giúp cá nhân bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của minh, giúp người khác hiểu mình rõ hơn. Thái độ cảm thông đối với người khác cũng góp phần giúp họ giải quyết vấn đề mà họ gặp phải. Kỹ năng hợp tác và làm việc tập thể là các yếu tố quan trọng trong kỹ năng giao tiếp, giúp đem lại hiệu quả cao cho nhóm và giúp cá nhân tăng cường sự tự tin và hiệu quả trong việc thương thuyết, xử ký tình huống và giúp đỡ người khác. * Đối với học sinh, sinh viên, kỹ năng này nhằm giúp • Biết được các kỹ năng cần thiết khi giao tiếp • Có khả năng thực hành giao tiếp có hiệu quả • Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác 5.1.2. Thiết lập tình bạn Mỗi cá nhân cần có nhiều bạn bè để chia sẽ, bày tỏ, thổ lộ những điều mà mình quan tâm. Việc thiết lập tình bạn bắt đầu từ sớm nhất của cuộc đời, nhưng thanh thiếu niên cần phải nhận biết được tình bạn hình thành như thế nào và phải thiết lập và phát triển ra sao để cả hai bên cùng có lợi, đồng thời phải biết khước từ kiểu tình bạn có thể đưa họ đến những hành vi nguy hiểm như quan hệ tình dục bừa bãi, nghiện ma túy, trộm cắp, cờ bạc 5.1.3 Sự cảm thông Bày tỏ sự cảm thông bằng cách tự đặt mình vào vị trí của người khác, đặc biệt khi thanh thiếu niên phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng do hoàn cảnh hoặc do những hành vi của chính bản thân họ gây ra. Điều này có nghĩa là hiểu và coi hoàn cảnh của người khác như hoàn cảnh của chính mình và tìm cách giảm bớt gánh nặng bằng sự chia sẽ với họ hơn là lên án hoặc coi khinh họ. Do vậy, cảm thông cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ người đó để học có thể tự quyết định Thành viên Tuổi Học Trò 123doc.org và đứng vững trên đôi chân của minh một các nhanh chóng nhất 5.1.4. Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè có nghĩa là bảo vệ những giá trị và niềm tin của bạn thân nếu phải đướng đầu với những ý nghĩ và việc làm ai trái của bạn bè. Bản thân phải dừng ngay những việc mà minh tin là sai lầm và có khả năng bảo vệ quyết định của mình dù điều này không được nhóm bạn đồng tình. Do vậy, khi cả nhóm bạn bè gây những ảnh hưởng thói quen xấu thì việc phản đối, khước từ bạn bè là một kỹ năng rất quan trọng. 5.1.5. Thương lượng Thương lượng là một kỹ năng quan trọng trong mỗi quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Nó liên quan đến tính kiên địn, sự cảm thông cũng như khả năng đương đầu với sự đe dọa hoặc rủi ro tiềm tàng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Nó liên quan đến tính kiên định, sự cảm thông cũng như khả năng đươcng đầu với sự đe dọa hoặc rủi ro tiềm tàng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau kể cả sức ép của bạn bè hoặc xác định rõ vị trí của cá nhân và thiết lập sự hiểu biết nhau. 5.1.6. Giải quyết xung đột không dùng bạo lực Xung đột là điều không thể tránh khỏi và đôi khi lại là cần thiết song kỹ năng giải quyết +xung đột trên cơ sở xây dựng. Kỹ năng này giúp cá nhân giải quyết tình huống của bản thân hoặc giúp người khác hiểu mà giải quyết xung đột không dùng bạo lực. 5.1.7. Giao tiếp hiệu quả Một trong những kỹ năng sống quan trong là Kỹ năng giao tiếp một cách có hiệu quả với mọi người. Việc này bao gồm cả kỹ năng lắng nghe và hiểu được người khác thể hiện việc giao tiếp của họ như thế nào cũng như hiểu được người ta giao tiếp với nhau ra sao. 5.1.7.1. Giao tiếp bằng lời : Sử dụng ngôn từ + Ngừng làm việc, ngừng xem TV, ngừng đọc. + Nhìn vào người nói + Giữ khoảng cách phù hợp giữa hai người. + Đừng quay sang người khác khi người nói đang nói. + Tư thế ngồi ngay ngắn. + Hãy gật đầu và nói “vâng, vâng”, “tôi hiểu” để cho người đối thoại biết rằng bạn đang lắng nghe và hiểu những gì anh ấy/ cô ấy nói. + Nếu bạn không hiểu, hãy nói cho họ biết, đừng giả vờ lắng nghe! + Nhắc lại các cụm từ mang thông tin chính là để nắm rõ hơn những gì người đối thoại đang nói. + Đừng ngắt lời người đang nói 5.2. Kỹ năng tự nhận thức Kỹ năng tự nhận thức giúp hiểu rõ về bản thân mình: đặc điểm, tính cách, thói quen, thái độ, ý kiến, cách suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình, các mối quan hệ xã hội cũng như những điểm tích cực và hạn chế của bạn thân. Tự nhận thức là cơ sở rất quan trọng giúp cho việc giao tiếp hiệu quả và có tinh thần trách nhiệm đối với người khác. Tự nhận thức cũng liên quan đến kỹ năng xác định giá trị, tức là thái độ, niềm tin của bản thân và điều minh cho là quan trọng hay cần thiết. Nhận thức rõ về bản thân giúp cá nhân thể hiện sự tự tin và tính kiên định để có thể giải quyết vấn đề ra quyết định hiệu quả. Tự nhận thức cũng giúp bản thân đặt ra những mục tiêu phấn đấu phù hợp và thực tế. Học sinh cần nhận biết và hiểu rõ bản thân, những tiềm năng, tình cảm, cảm xúc, cũng như vị trí của mình trong cuộc sống, mặt mạnh và mặt yếu của họ. Họ cũng có sự hiểu biết về bản sắc dân tộc và niền văn hóa mà từ đó họ đã được sinh ra. Đồng thời họ phải hiểu về các nguy cơ và các yếu tố thúc đẩy làm tăng nguy cơ (Trong đó có yếu tố môi trường, bạn bè, phim ảnh, tình huống căng Thành viên Tuổi Học Trò 123doc.org thẳng ) cũng như hiểu biết về những yếu tố mang tính bảo vệ (Yếu tố tích cực của bạn bè, gia đình xã hội). Đối với học sinh kỹ năng này nhằm giúp • Biết nhận thức và thể hiện được bản thân mình. • Có thể đánh gia được mặt tốt và mặt chưa tốt của bản thân. 5.3. Kỹ năng xác định giá trị Giá trị là thái độ, niềm tin, chính kiến và cách suy nghĩ của bản thân mình và điều mà minh cho là quan trọng. Trong đó, có cả những suy nghĩ chủ quan, thành kiến của bản thân, nhưng có khi bản thân không nhận ra. Xác định giá trị là hiểu rõ những thái độ, niềm tin, cách suy nghĩ đó. Xác định giá trị cũng khắc phục thái độ phân biệt đối xử (ví dụ liên quan đến các vấn đề HIV/AIDS). Cần lưu ý rằng mỗi người xuất thân từ những hoàn cảnh khác nhau, được giáo dục khác nhau và có kinh nghiệm sống khác nhau cho nên những suy nghĩ và thái độ khác nhau. Điều này sẽ giúp bản thân biết tôn trọng ý kiến của người khác, góp phần cũng cố mối quan hệ của bản thân ngườ khác. Đối với học sinh kỹ năng này nhằm giúp: • Hiểu rõ giá trị là niềm tin, chính kiến, thái độ, định hướng cho hoạt động và hành vi của mỗi người. • Thấy rõ được ý nghĩa của việc hình thành kỹ năng xác định giá trị cho bản thân và biết tôn trọng giá trị của người khác. • Biết phân tích lợi, hại, được, mất của một hành vi cá nhân muốn thực hiện. 5.4. Kỹ năng ra quyết định Trong cuộc sống mỗi ngày một người có thể phải ra nhiều quyết định. Tùy theo tình huống xảy ra, người ta phải lựa chon ra một quyết định nhưng đồng thời cũng phải ý thức được các tình huống có thể xảy ra do sự lựa chọn của mình. Do đó cần phải cân nhắc thận trọng những quyết định, lường trước được hậu quả trước khi quyết định của mình là đúng, hợp lí. Đối với học sinh kỹ năng này nhằm giúp: • Luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán, tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề một cách có cân nhắc cái lợi, cái hại của từng giải pháp để cuối cùng có được quyết định đúng đắn. • Nắm được cái bước ra quyết định. • Thực hành được kỹ năng ra quyết định. * Kỹ năng ra quyết định bao gồm: 5.4.1. Tư duy phê phán Học sinh lớn lên trong cơ thế giới hôm nay phải đương đầu với nhiều vấn đề, nhiều tình huống trong cuộc sống đòi hỏi thường xuyên các em phải ra quyết định phù hợp, nếu không sẽ phải trả giá cho những quyết định sai lầm. Vì vậy, học sinh phải có khả năng phân tích một cách có phê phán môi trường sống của các em và những thông tin đa dạng, phức tạp tác động tới họ một cách dồn dập. 5.4.2. Tư duy sáng tạo Cuộc sống của con người luôn tiếp cận với các sự vật mới, phương thức mới, ý tưởng mới, cách sắp xếp và tổ chức mới, đó chính là tư duy sáng tạo. Điều đó rất quan trọng trong kỹ năng sống bởi vì con người thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngời và không bình thường. Trong hoàn cảnh đòi hỏi phải có tư duy sáng tạo để có thể đáp ứng lại một cách phù hợp. 5.4.3. Giải quyết vấn đề Chỉ có thể thông qua việc thực hành ra quyết định và giải quyết vấn đề thì học sinh mới có thể xây dựng được những kỹ năng cần thiết để có những lựa chọn tốt trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà Thành viên Tuổi Học Trò 123doc.org các em phải đương đầu Sơ đồ các bước ra quyết định 5.5. Kỹ năng kiên định Tính kiên định: Là kỹ năng thực hiện được những gì mình muốn hoặc từ chối bằng được những gì mình không muốn với sự tôn trọng có xem xét với tới quền và nhu cầu của người khác với nhu cầu và quyền của mình một cách hài hòa đúng mức. Đó là tính kiên định theo chiều hướng tích cực ví dụ như: một cô gái từ chối sự tán tỉnh của người bạn trai cùng lớp hoặc của người đàn ông lớn tuổi hơn, hoặc một em bé thuyết phục mẹ để tiếp tục được đi học. Kiên định là sự cân bằng giữa hiếu thắng, vị kỷ và phục tùng, phụ thuộc. - Tính hiếu thắng: Luôn chỉ nghĩ đến quyền và nhu cầu của bản thân, quên đi quyền và nhu cầu của người khác, luôn muốn mọi người phục tùng mình, bất kể điều đúng hay sai. - Tính phục tùng: Thể hiện sự phụ thuộc, bị động tới mức coi quyền và nhu cầu của người khác là trên hết, quên mất quyền và nhu cầu của cá nhân mình bất kể điều đó là hợp lý. Đối với học sinh kỹ năng kiên định nhằm giúp • Phân biệt tính kiên định, phục tùng, hiếu thắng. • So sánh với quyền và nhu cầu của bản thân cũng như biết tôn trọng quyền và nhu cầu của người khác để lựa chọn thái độ và hành vi phù hợp. Các yếu tố chính của kiên định • Biết rõ bạn muốn gì và cần gì. • Có thể nói lên điều mình muốn và cần. • Cố gắng và có quyết tâm để lo cho nhu cầu và sự an toàn của mình. Lưu ý • Kỹ năng kiên định là có thể rèn luyện được. Thu nhập Liệt kê các giải pháp lực Kết quả sự lựa chon và hạn chế cảm xúc Xác định Kiểm định lại hiệu quả của Hành Ra quyết Thành viên Tuổi Học Trò 123doc.org • Kỹ năng kiên định làm tăng thêm sự tự tin. • Kiên định giúp bạn cảm thấy sự thoải mái khi ứng phó với các tình huống. • Quyền được thể hiện thái độ kiên định: Quyền được bảo vệ nhân cách và lòng tự trọng của mình mà không vi phạm vị quyền của người khác. Thể hiện thái độ kiên định Tính kiên định • Cởi mở và thành thật với bản thân và người khác • Lắng nghe ý kiến của người khác • Bày tỏ sự thông cảm đối với hoàn cảnh của người khác • Tự trọng và tôn trọng người khác • Xử lý cảm xúc của mình • Thể hiện rõ ý kiến và mong muốn của mình. • Nói không và giải thích lý do • Thực hiện theo ý muốn của mình mà không tồn tại đến quyền của người khác. Thái độ hung hăng • Thực hiện bằng được điều minh muốn bất kể điều gì, thậm chí làm phương hại đến quyền lợi người khác. • Buộc người khác làm điều họ không muốn. • Nói lớn tiếng và thô lỗ. • Ngắt lời người khác. • Luôn đặt nhu cầu và quyền lợi của minh lên trên. Thái độ phục tùng • Yên lặng vì sợ người khác giận. • Tránh xung đột. • Đồng ý khi trong lòng không muốn. • Luôn đặt nhu cầu người khác lên trên. • Chiều theo những việc minh không muốn. • Trong lòng giận dữ và khó chịu nhưng không nói ra. • Mơ hồ về ý nghĩa và điều minh muốn. • Biện minh hành động của minh là vì người khác. • Không có thái độ kiên quyết. 5.6. Kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng Cam xúc là một phần hiển nhiên của cuộc sống. Khi một cá nhân có khả năng đương đầu với sự căng thẳng thì căng thẳng lại là một nhan tố tích cực bơi vì chính những sực ép sẽ éo buộc cá nhân đó phải tạp trung vào cộng việc của mình và ứng phó một cách thích hợp. Tuy nhiên, sự căng thẳng còn có sức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu nó quá lớn và không giải tỏa nổi nếu thiếu kỹ năng ứng phó. Do đó, học sinh cần phải có khả năng nhận biết sự căng thẳng, nguyên nhân và hậu quả, cũng như biết cách ứng phó với nó. Đối với học sinh kỹ năng này nhằm giúp • Biết được một số tình huống đẽ gây căng thawngt trong cuộc sống, cảm xúc thường có khi căng thẳng. • Biết cách ứng phó tích cực khi ở trong tình huống căng thẳng. 5.6.1. Biểu hiện của sự căng thẳng Hiểu và nhận diên được những dấu hiệu của sự căng thẳng của bản thân mình là hết sức cần [...]... cầu có khi đặt mục tiêu nào đó • Thực hành lập kế hoạch để thức hiện mục tiêu • Để tạo hiệu quả cao trong giáo dục học sinh phải tùy theo từng nội dung, từng tình huống cụ thể, công việc cụ thể mà vận dụng phối hợp các kỹ năng sông một cách linh hoạt, sáng tạo Có thể nói ít trường hợp chỉ dùng một kỹ năng mà thành công Thành viên Tuổi Học Trò 123doc.org ... người hỗ trợ, giúp đỡ mình thưc hiện mục tiêu đó? • Trong thời gian bao lâu có thể hòa thành? Ngắn hạn (1 ngày – 1 tuần), trung hạn (1 tháng – 3 tháng), dài hạn (6 tháng – 1 năm hoặc nhiều năm) • Ngày tháng hoàn thành • Biễu diễn từng mốc thời gian thực hiện • Thuận lợi, khó khăn • Khẳng định quyết tâm • So sánh với kết quả cuối cùng Đối với học sinh kỹ năng này giúp: • Xác định được những yêu cầu có khi... gần đây nhất * Cảm thấy mất lòng tin 5.6.1.4 Yếu tố hành vi * Khó ngủ, ăn không ngon * Nói năng không rõ ràng khó hiểu * Nói năng liên tục về một sự việc * Hay tranh luận * Rút lui * Phóng đại * Không muốn tiếp xúc với người khác * Uống rựu bia * Uống thuốc an thần Thành viên Tuổi Học Trò 123doc.org * Không muốn năng động bình thường 5.6.2 Cách chống lại căng thẳng (Stress) * Quan tâm đến cơ thể và hành... * Bày tỏ tình cảm một cách hợp lý * Hãy linh hoạt và nỗ lực thay đổi * Ăn uống hợp lý và tập thể thao * Làm gì đó vui vẻ, đọc sách hoặc làm gì đó đẻ không bị bận tâm vì nguyên nhân gây căng thẳng 5.7 Kỹ năng đạt mục tiêu Mục tiêu là điều chúng ta muốn thực hiện, muốn đạt tới Mục tiêu có thể là sự mong muốn hiểu biết (muốn biết về một cái gì đó), một sự thay đổi về thái độ hay thay đổi một hành vi (làm . Trò 123doc.org GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG I. Một số vấn đề chung về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống 1. Quan niệm về kỹ năng sống Có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống (KNS): -. pháp giáo dục kỹ năng sống. 4. Giáo dục KNS cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới Thành viên Tuổi Học Trò 123doc.org 5. Một số kỹ năng sống. hệ thống giáo dục. + Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Kỹ năng sống mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân, kỹ năng sống mang tính XH vì kỹ năng sống phụ thuộc

Ngày đăng: 06/07/2015, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w