1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh

133 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 317,62 KB

Nội dung

luật của chủ thể quản lý, nhằm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

Người hướng dẫn khoa học: TS Bùi Thị Nga

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan

và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và những lời chỉ bảo ân cần của các tập thể và các

cá nhân, các cơ quan trong và ngoài trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS Bùi Thị người hướng dẫn khoa học đã tận tâm bồi dưỡng kiến thức, phương pháp nghiên cứu và trực tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Nga-Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Học viện Nông nghiệp Hà Nội, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, cùng các thầy, cô giáo Bộ môn Quản trị kinh doanh đã giúp đỡ tôi về tài liệu cũng như thời gian để tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Lãnh đạo, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh; Ban lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh 03 trường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp thông tin, số liệu, cho

ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực tế

để làm luận văn.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, thực hiện và hoàn chỉnh luận văn, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy giáo, cô giáo và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Phương

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN vii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN vii

THESIS ABSTRACT ix

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

2.1.2 Sự cần thiết phải GDKNS cho học sinh phổ thông 15

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và đặc điểm của giáo dục KNS cho học sinh phổ thông ở các thành phố lớn 18

2.1.4 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông 22

2.1.5. Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường phổ thông 28 2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 35

2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 35

2.2.2 Kinh nghiệm trong nước 39

2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Bắc Ninh và một số công trình nghiên cứu liên quan 43

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45

Trang 5

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 45

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 45

3.1.2 Công tác giáo dục đào tạo tại thành phố Bắc Ninh 48

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 52

3.2.1 Phương pháp tiếp cận 52

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 53

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 54

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 54

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 56

4.1. THỰC TRẠNG GDKNS VÀ QUẢN LÝ GDKNS CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH 56

4.1.1. Thực trạng về hoạt động giáo dục kỹ năng sống của các trường phổ thông trong tỉnh 57 4.1.2. Thực trạng quản lý GDKNS cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 65

4.1.3. Đánh giá thực trạng việc quản lý giáo dục kỹ năng sống ở các trường phổ thông trong tỉnh 73 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GDKNS CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRONG TỈNH 77

4.2.1 Nguyên tắc xây dựng giải pháp 77

4.2.2. Một số giải pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường phổ thông Bắc Ninh 81

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95

5.1 KẾT LUẬN 95

5.2 KIẾN NGHỊ 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC 100

Trang 6

Cơ sở vật chất Đoàn viên thanh niên Giáo dục kỹ năng sống Giáo dục

Giáo dục ngoài giờ lên lớp Giáo viên

Giáo viên chủ nhiệm Hoạt động

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Học sinh

Kỹ năng sống Phương pháp Quản lý

Số lượng Trung học cơ sở Trung học phổ thông

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn

hóa Liên hợp quốc Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Số lượng trường, lớp các bậc học 49

Bảng 3.2 Tỉ lệ huy động học sinh qua các năm 49

Bảng 3.3 Cơ sở vật chất 50

Bảng 3.4.Quy mô học sinh, cán bộ giáo viên 3 trường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 50

Bảng 3.5.Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh 3 trường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 51

Bảng 3.6 Đối tượng khảo sát 54

Bảng 3.7 Bảng đánh giá 4 mức độ Likert 55

Bảng 3.8 Bảng đánh giá 3 mức độ Likert 55

Bảng 4.1.Nhận thức của CMHS và HS về sự cần thiết của hoạt động GDKNS 58 Bảng 4.2.Đánh giá thực trạng về một số KNS của học sinh các trường phổ thông trong TP Bắc Ninh 61

Bảng 4.3.Lý do học sinh chưa hình thành được những kỹ năng sống cần thiết 62 Bảng 4.4 Nhận thức của giáo viên về trách nhiệm GDKNS 64

Bảng 4.5.Mức độ xây dựng kế hoạch hoạt động về Quản lý GD KNS từ cấp trên 66

Bảng 4.6 Mức độ xây dựng kế hoạch GDKNS ở các trường 67

Bảng 4.7 Các hình thức tổ chức GDKNS cho HS 69

Bảng 4.8.Sự chỉ đạo, phối hợp giữa cán bộ quản lý với các lực lượng giáo dục 71 Bảng 4.9 Mức độ đánh giá kết quả GDKNS của HS 72

Trang 8

vi

Trang 9

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Thị Lan Phương

Tên Luận văn: “Quản lý giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”

Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp

Việt Nam Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý giáo dục KNS cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, và đề xuất một số giải pháp nâng cao kết quả quản lý giáo dục KNS cho học sinh trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp xử lý số liệu: excel, bảng, biểu

Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

- Thống kê phân tích (phân tổ, so sánh, tổng hợp)

- Phương pháp thang đo Likert

Kết quả chính và kết luận

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một bộ phận quan trọng của giáo dục nhà trường, nhằm hình thành cho học sinh ý thức, hành vi, thái độ, cách ứng xử có văn hóa và khả năng ứng phó với những tình huống phức tạp của cuộc sống Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn lúc nào hết.

Luận văn đã thực hiện khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh và rút ra được những nhận định sau:

Trang 10

Các trường đã chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong cả năm học phù hợp với từng đặc điểm của lớp, nhưng công tác

tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục KNS cho học sinh lại chưa thật sự hiệu quả.

Đội ngũ giáo viên các trường chưa được tập huấn một cách bài bản nhằm nâng cao trình độ tổ chức hoạt động, vì vậy hiệu quả hoạt động giáo dục KNS của các nhà trường chưa cao.

Sự phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

đã được thực hiện nhưng chưa chặt chẽ, chưa phát huy được hết tiềm năng của các lực lượng giáo dục.

Công tác quản lý còn lỏng lẻo, có kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động nhưng hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục KNS của nhà trường vẫn chưa thực sự tốt.

Luận văn đã đưa ra 7 giải pháp quản lý áp dụng trong thời gian tới:

- Kế hoạch hóa quá trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống phù hợp với học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường.

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho thầy và trò nhà trường.

- Quản lý việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các bộ môn.

- Quản lý việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong công tác chủ

nhiệm lớp.

- Quản lý việc phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Quản lý công tác kiểm tra đánh giá và thi đua khen thưởng hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

Tôi tin tưởng rằng, các giải pháp này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.

Trang 11

THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyen Thi Lan Phuong

Thesis title: “Administration of life skills education for high school students in Bac Ninh city, Bac Ninh province”

Major: Business Management Code: 60 34 01 02

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture

(VNUA) Research Objectives

Thesis studies the current situation of education management life skills for students of secondary schools in the province of Bac Ninh City, Bac Ninh province, and proposed some solutions to improve the results

of management education life skills to students in next time.

Materials and Methods

- Primary data collection

- Secondary data collection

Data analysis methods: excel, tables, graphs

Data analysis

Descriptive statistics

Statistical analysis (classification, preparation, generalisation)

Likert scale

Main findings and conclusions

Life skills education for high school students, which plays an important role in high school education system, helps students develop their awareness, behaviors, attitudes, cultural behaviors, and the ability to cope with complex life situations In the context of the present globalization, internationalization and the strong development of the market economy, life skills education for high school students has become more important and urgent than ever.

Trang 12

The thesis has examined the real situation of life skills education and administration of life skills education for students in high schools in Bac Ninh city, Bac Ninh province and draws the following conclusions:

All high schools in Bac Ninh city have actively developed life skills education plans for students throughout the school year in accordance with each class's characteristics, but the organization and direction of the life skills education for pupils has showed to be not effective enough.

Teaching staffs have not been trained properly in order to improve organization and operation skills, so the effectiveness of education of life skills of schools has shown to be not assessed as high.

The collaboration and co-operation between educational and educational institutions has been implemented, but not yet close enough, not bringing into play the full potential of educational forces.

non-Management work has still been loose; though plans of testing performance have been implemented, the administration of schools in life skills education has shown not to be effective.

This thesis has proposed 7 solutions which can be applied in the coming time:

- Planning the process of management of life skills education appropriate to high school students and contemporary conditions of high schools.

- Supplying training courses to improve the awareness and skills

of organization of educational activities of life skills education to both high school students and teaching staffs.

subjects.

- Managing the implementation of the activities of life skills

education within the tasks of head teacher.

- Managing the co-ordination between schools with parents and social organizations in order to educate life skills for students.

- Managing the procedures of testing, evaluation and emulation and commendation in the field of life skills education.

These above-proposed solutions, as I believe, will contribute to improving the quality of life skills education for students in the current period.

Trang 13

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngoài việc nắm vững tri thức, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, có phẩm chất kỹ năng sống tốt thì cần phải có kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập Đặc biệt trong

xu thế hội nhập với một xã hội không ngừng biến đổi như hiện nay, đòi hỏi con người phải thường xuyên ứng phó với những thay đổi hàng ngày của cuộc sống, mục tiêu giáo dục không chỉ giúp con người học để biết, học để làm, học để làm người mà còn học để cùng chung sống Do đó, vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết.

Kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả những nhu cầu, thách thức của cuộc sống Kỹ năng sống là hành trang quan trọng giúp các thế hệ trẻ bước vào đời Giáo dục kỹ năng sống là làm sao trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng về cuộc sống để các em có thể thích ứng với cuộc sống và để có thể tự mình xử lý mọi tình huống trong thực tế một cách tốt nhất Giáo dục kỹ năng sống nhằm giáo dục hình thành nhân cách, tình cảm, đạo đức học sinh.

Học sinh phổ thông là những học sinh đang trong quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách, những thói quen cơ bản chưa có tính ổn định mà đang được hình thành và củng cố Do đó việc giáo dục cho học sinh kỹ năng sống để giúp các em có thể sống một cách

an toàn và khỏe mạnh là việc làm cần thiết Chính những kết quả này sẽ là

cơ sở, là nền tảng giúp học sinh phát triên nhân cách sau này.

Tuy nhiên, kỹ năng sống không phải tự nhiên có mà là kết quả rèn luyện của mỗi người trong suốt cuộc đời, trong các mối quan hệ xã hội, dưới ảnh hưởng của giáo dục, trong đó giáo dục nhà trường có vai trò hết sức quan trọng Giáo dục nhà trường tạo ra những cơ sở ban đầu quan trọng nhất cho sự phát triển nhân cách nói chung và kỹ năng sống của trẻ nói riêng Ở trường phổ thông, hoạt động quản lý giáo dục trong đó có công tác tổ chức, quản lý giáo dục kỹ năng sống là một yêu cầu tất yếu, là một hoạt động mang tính chất xã hội chính trị quan trọng Nó gắn liền với cơ cấu vai trò nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.

Trang 14

Ở Việt Nam nói chung và ở Bắc Ninh nói riêng kỹ năng sống chưa thực sự được chú trọng trong hệ thống giáo dục cũng như trong cuộc sống Nền giáo dục của chúng ta cứ như đang cố dạy cho học sinh, sinh viên thật nhiều kiến thức để làm được việc khi ra trường Điều này dẫn đến một thực trạng là sinh viên khi ra trường biết nhiều kiến thức nhưng lại không có khả năng làm việc cụ thể.

Hiện nay tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, không ít bộ phận học sinh thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân, vi phạm pháp luật, đạo đức, nạo phá thai, xâm phạm tình dục, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet… Gây bức xúc cho nhà trường, gia đình và xã hội Nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu hụt về kỹ năng sống.

Vì vậy đòi hỏi phải trang bị và rèn luyện những kỹ năng sống cơ bản, cần thiết giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh, để chúng có thể tự tin tham gia vào cuộc sống đa dạng hiện nay và thích nghi với những thay đổi của xã hội.

Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức, do đó giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học và các hoạt động giáo dục chưa thực sự hiệu quả Đặc biệt là công tác quản lý, chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống còn hạn chế, lúng túng trong việc lựa chọn con đường, cách thức

tổ chức hoạt động rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý giáo dục

Kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh, tỉnh

Bắc Ninh” làm luận văn tốt nghiệp.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý giáo dục KNS cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, và đề xuất một số giải pháp nâng cao kết quả quản lý giáo dục KNS cho học sinh trong thời gian tới.

Trang 15

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý giáo dục kỹ năng

sống.

- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản

lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở một số trường phổ thông trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao kết quả quản lý giáo dục KNS cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

1.3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu về quản lý giáo dục KNS cho học sinh trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Phạm vi về không gian

Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý GDKNS cho học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, cụ thể nghiên cứu hoạt động quản lý GDKNS tại Sở Giáo dục và đào tạo Bắc Ninh, Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, Trường THPT Hàn Thuyên , Trường THCS Ninh Xá.

Trang 16

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay khi xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật càng tiến bộ thì nhu cầu học tập của con người càng lớn Con người có nhu cầu muốn học để hiểu biết, để làm việc, để tự khẳng định bản thân và để hòa nhập tốt hơn với cộng đồng ngày càng tiến bộ Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ nói chung và cho học sinh trong nhà trường phổ thông hiện nay là vô cùng cấp thiết Giáo dục kỹ năng sống trở thành 1 trong 5 nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động theo chỉ thị số 40/2008/TC-BGDĐT do Bộ trưởng ký ngày 22/07/2008.

GD KNS cần đòi hỏi sự huy động nguồn lực của gia đình, nhà trường và xã hội Hiện nay GDKNS tại các trường học chỉ mới tích hợp

ở môn Giáo dục công dân, hoặc lồng ghép trong một số hoạt động GD ngoài giờ lên lớp Mục đích, nội dung của GDKNS cho học sinh trong các giờ giảng, trong các hoạt động chưa được xác định đúng mức, rõ ràng vì thế hiệu quả của việc GDKNS còn nhiều hạn chế.

Đề tài nghiên cứu với mong muốn nâng cao hiệu quả quản lý việc GDKNS cho HS, tạo ra sự thống nhất nhận thức và hành động một cách hệ thống trong nhà trường.

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

* Quản lý

Khái niệm “quản lý” được hình thành từ rất lâu và cùng với sự phát triển của tri thức nhân loại cũng như nhu cầu của thực tiễn nó được xây dựng và phát triển ngày càng hoàn thiện hơn Mọi hoạt động của xã hội đều cần tới quản lý Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một hệ thống xã hội cả ở tầm vĩ mô và vi mô Hoạt động quản

lý là hoạt động cần thiết phải thực hiện khi những con người kết hợp với nhau trong các nhóm, các tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung.

Chính vì thế quản lý được hiểu bằng nhiều cách khác nhau và được định

Trang 17

nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau trên cơ sở những quan điểm và các cách tiếp cận khác khau:

Theo thực tiễn - Theo lý thuyết hệ thống -Theo thuyết hành vi

- Cách tiếp cận theo thực tiễn: trên cơ sở phân tích sự quản lý bằng cách nghiên cứu kinh nghiệm thông thường qua các trường hợp cụ thể Từ việc nghiên cứu những trường hợp thành công hoặc thất bại, sai lầm ở các trường hợp cá biệt của những người quản lý cũng như những dự định của họ để giải quyết những vấn đề đặc trưng, để từ đó giúp họ hiểu được phải làm như thế nào

để quản lý có hiệu quả trong những hoàn cảnh tương tự.

xét các hoạt động quản lý như một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm những yếu tố và mối liên hệ tương tác giữa các nhân tố để đạt được mục tiêu đã xác định.

- Cách tiếp cận theo thuyết hành vi: dựa trên những ý tưởng cho rằng quản lý là làm cho công việc hoàn thành thông qua con người Do vậy việc nghiên cứu nên tập trung vào mối quan hệ giữa người với người Đây là trường hợp phải tập trung vào khía cạnh con người trong quản lý, vào niềm tin khi còn người làm việc cùng nhau để hoàn thành các mục tiêu thì “con người nên hiểu con người: Với học thuyết này giúp con người quản lý ứng xử một cách có hiệu quả hơn với những người dưới quyền.

Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1998) cho rằng:

- Định nghĩa quản lý một cách kinh điển nhất là: tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.

- Ngày nay hoạt động quản lý được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo), và kiểm tra.

Theo tác giả Trần Khánh Đức (2011): “Quản lý là hoạt động có ý thức của conngười nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực

và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất”.

Trang 18

máy, một xí nghiệp, một trường học hay một quốc gia Mỗi hệ quản

lý bao gồm hai bộ phận gắn bó khăng khít với nhau:

Bộ phận quản lý (giữ vai trò chủ thể quản lý) có chức năng điều khiển hệ quản lý, làm cho nó vận hành với mục tiêu đã đặt ra.

Bộ phận bị quản lý (đối tượng quản lý - giữ vai trò khách thể quản lý) gồm những người thừa hành trực tiếp sản xuất và bản thân quá trình sản xuất.

Trong quản lý chủ thể quản lý và đối tượng quản lý lại có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức Khi mục tiêu của tổ chức thay đổi sẽ tác động đến đối tượng quản lý thông qua chủ thể quản lý.

- Từ sự phân tích cách tiếp cận và quan niệm của các học giả đã nêu ta có thể hiểu: Quản lý là tác động có định hướng có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hệ thống đạt đến mục tiêu đã định và làm cho nó vận hành tiến lên một trạng thái mới về chất.

Còn có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý, cụ thể như sau :

- Từ điển Từ và ngữ Hán Việt có ghi: “Quản lý là phụ trách việc chăm nom và sắp đặt công việc trong một tổ chức” (Nguyễn Lân, 1989).

- Còn theo Nguyễn Ngọc Quang (1989), nhà sư phạm, người góp phần đổi mới lý luận dạy học, đã nêu về khái niệm quản lý trong tập bài giảng “Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục” như sau : “Quản lý là

sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động gọi chung là khách thể quản lý, nhằm thực hiện các hoạt động để đạt được mục tiêu dự kiến”.

- Trong giáo trình “Quản lý giáo dục và trường học” dùng cho học viên cao học chuyên ngành Giáo dục học đã viết : “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội” (Trần Kiểm, 1997).

của mình đã nêu: “Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định”.

khoa học quản lý” đã viết : “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động”.

Trang 19

Như vậy, có thể nói: Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất.

Tóm lại, quản lý là một khoa học vì nó nghiên cứu, phân tích

về công việc quản lý, các quan hệ quản lý trong các tổ chức Nó tổng quát hóa các kinh nghiệm tốt thành các nguyên tắc và lý thuyết

áp dụng cho mọi hình thức quản lý tương tự Nó cung cấp khái niệm

cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu các môn học về quản lý.

Để quản lý có hiệu quả, nhà quản lý phải linh hoạt vận dụng các lý thuyết vào những tình huống cụ thể Nó đòi hỏi sự khôn khéo và tinh tế cao để đạt tới mục tiêu Nghệ thuật này chủ yếu phải được học ngay trong thực tiễn.

* Quản lý giáo dục

Để tồn tại và phát triển, con người phải trải qua quá trình lao động, học tập và qua cuộc sống hàng ngày con người nhận thức thế giới xung quanh, dần dần tích lũy được kinh nghiệm, từ đó nảy sinh nhu cầu truyền đạt những hiểu biết ấy cho nhau Đó chính là nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục.

Quản lý giáo dục trên cơ sở quản lý nhà trường là một phương hướng cải tiến quản lý giáo dục theo nguyên tắc tăng cường phân cấp quản lý nhà trường nhằm phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm và quyền hạn của các chủ theer quản lý trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo mà xã hội đang yêu cầu Như vậy, quản lý giáo dục chính là quá trình tác động có định hướng của nhà quản lý giáo dục trong việc vận hành nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu đề ra Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến nhà trường, làm cho nhà trường tồ chức một cách khoa học,

có kế hoạch quá trình dạy và học theo mục tiêu đào tạo.

Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổi những mục đích của mình Giống như khái niệm “quản lý” đã trình bày

ở trên, khái niệm “quản lý giáo dục” cũng có nhiều quan niệm khác nhau.

Theo M.I.Kônđacốp: quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp kế hoạch hóa nhằm đảm bảo vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển, mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng.

“Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy

Trang 20

luật của chủ thể quản lý, nhằm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục đến mục tiêu, tiến lên trạng thái mới về chất”

- Theo tác giả Hồ Văn Liên (2007), trong tập bài giảng về “Tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục” thì: “Quản lý giáo dục là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý giáo dục đến khách thể quản lý trong một tổ chức, làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”.

Cụ thể hơn: “Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục có tổ chức,

có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý) lên đối tượng giáo dục và khách thể quản lý giáo dục về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp, các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”.

Như vậy, quản lý giáo dục là một loại hình quản lý được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất Trong tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý có sự tác động của người đến người Đó là sự tác động qua lại tạo thành một loại quan hệ xã hội đặc biệt là quan hệ quản lý.

Tóm lại, quản lý giáo dục là một loại lao động điều khiển lao động Quản lý giáo dục trong xã hội ta hiện nay là hướng tới việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Vậy “Quản lý giáo dục là quá trình đạt đến mục tiêu giáo dục của hệ thống giáo dục bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra,…”.

* Quản lý trường học

Trường học (hay nhà trường) là tổ chức cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, là nơi trực tiếp thực hiện công tác đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ Khái niệm quản lý trường học đã được các nhà lý luận quản lý giáo dục giải thích như sau :

- Theo nhà giáo Phạm Minh Hạc (2002): “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà

Trang 21

trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”.

- Phạm Viết Vượng (2005) đã nêu : “Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực giáo dục

để nâng cao giáo dục và đào tạo trong nhà trường”.

- Hoặc “Quản lý trường học chính là những công việc của nhà trường mà người cán bộ quản lý trường học thực hiện những chức năng quản lý để thực hiện các nhiệm vụ công tác của mình Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình dạy và học”.

Từ đó có thể nói : “Quản lý trường học được hiểu là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu đã đề ra”.

Có nhiều cấp quản lý trường học: cấp cao nhất là Bộ GD-ĐT, nơi quản lý nhà trường bằng các biện pháp vĩ mô Có hai cấp trung gian quản lý trường học là Sở GD-ĐT ở tỉnh, thành phố và các Phòng Giáo dục ở các quận, huyện Cấp quản lý quan trọng trực tiếp của hoạt động giáo dục là cơ quan quản lý trong các nhà trường.

Mục đích của quản lý nhà trường là đưa nhà trường từ trạng thái đang có tiến lên một trạng thái phát triển mới, bằng phương thức xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực đó vào phục vụ cho việc tăng cường chất lượng giáo dục.

Công tác quản lý trong nhà trường bao gồm quản lý các hoạt động diễn ra trong nhà trường và sự tác động qua lại giữa nhà trường với các hoạt động ngoài xã hội Quản lý nhà trường như là quản lý một hệ thống bao gồm các thành tố:

Thành tố tinh thần: mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, các

kế hoạch, biện pháp giáo dục.

Thành tố con người: cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh Thành tố vật chất: cơ sở vật chất, tài chính, các trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập.

Trang 22

Trọng tâm quản lý nhà trường phổ thông là quản lý các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trường và các quan hệ giữa nhà trường với xã hội trên những nội dung sau đây:

- Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Quản lý hoạt động xã hội của nhà trường, hoạt động của đoàn thể.

- Quản lý tài chính và quản lý sử dụng cơ sở vật chất

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của hiệu trưởng có trong tất cả các thành tố nói trên của quản lý nhà trường vì: Thực chất quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh phổ thông là hướng tới quản lý các hoạt động dạy họcvà hoạt động giáo dục giúp học sinh hình thành các khả năng tâm lý xã hội, đểhọc sinh nâng cao hiểu biết, củng cố mở rộng kiến thức đã học với đời sống thựctiễn, củng cố các

kỹ năng, hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu như:Năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lựctổ chức, quản lý, hợp tác và cạnh tranh, năng lực hoạt động chính trị xã hội

2.1.1.2 Kỹ năng sống và giáo dục kỹ

năng sống * Kỹ năng sống

Kỹ năng sống (life skills) là khái niệm được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong lĩnh vực hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90, các tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) như WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), UNICEF (Quỹ cứu trợ Nhi đồng LHQ), UNESCO (Tổ chức Văn hóa, khoa học và Giáo dục của LHQ) đã chung sức xây dựng chương trình giáo dục Kỹ năng sống cho thanh thiếu niên Tuy nhiên, cho đến nay khái niệm này vẫn nằm trong tình trạng chưa có một định nghĩa rõ ràng và đầy đủ.

Có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống (KNS):

Theo tổ chức y tế thế giới WHO (1993): Kĩ năng sống là năng lực tâm lý xã hội, là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng

Trang 23

thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này.

- Theo UNICEF: Kĩ năng sống là khả năng phân tích tình huống

và ứng xử, khả năng phân tích cách ứng xử và khả năng tránh được các tình huống Các kĩ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức

“cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế “làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất

và mang tính chất xây dựng (UNICEF Thái Lan, 1995).

- Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc quan niệm: Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày Đó là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực, giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày (UNESCO, 2003).

Từ các quan niệm về KNS nêu trên, có thể rút ra nhận xét:

- Có nhiều cách biểu đạt khái niệm kỹ năng sống với quan niệm rộng hẹp khác nhau tùy theo cách tiếp cận vấn đề Khái niệm KNS được hiểu theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những năng lực tâm lý xã hội (TLXH) Theo nghĩa rộng, KNS không chỉ bao gồm năng lực tâm lý xã hội

mà còn bao gồm cả những kỹ năng tâm vận động.

định nội hàm của khái niệm nông, sâu khác nhau dẫn đến phạm vi phản ánh của khái niệm rộng, hẹp khác nhau) nhưng điểm thống nhất trong các quan niệm về KNS là: khẳng định KNS thuộc về phạm trù năng lực (hiểu kỹ năng theo nghĩa rộng) chứ không thuộc phạm trù kĩ thuật của hành động, hành vi (hiểu kỹ năng theo nghĩa hẹp).

- Do tính chất phức tạp của KNS nên trong thực tế, các tài liệu về kỹ năng sống đề cập đến mọi lĩnh vực hoạt động từ học tập để chuẩn bị vào nghề, cách học ngoại ngữ, kỹ năng làm cha mẹ đến tổ chức trại hè Tuy nhiên cần phân biệt giữa những kỹ năng để sống còn như học chữ, học nghề, làm toán, tới bơi lội,

với khái niệm KNS đã được đề cập ở các định nghĩa nêu trên.

Trang 24

Tóm lại, khái niệm KNS được hiểu theo nhiều cách khác nhau ở từng khu vực và từng quốc gia Ở một số nước, KNS được hướng vào giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và phòng bệnh Một số nước khác KNS lại hướng vào giáo dục hành

vi và cách ứng xử, giáo dục an toàn giao thông, bảo vệ môi trường hay giáo dục lòng yêu hòa bình Theo đó, vấn đề phát triển KNS cho thanh thiếu niên ở các nước cũng khác nhau Có nước chỉ hạn chế những KNS cần cho lĩnh vực bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các tệ nạn xã hội, nghĩa là KNS chỉ dành cho một nhóm đối tượng có nguy cơ cao

để đương đầu với những thách thức của xã hội, KNS không phải là cần cho mọi người Nhưng ở một số nước khác, sự nhận thức về KNS sâu sắc hơn, do đó KNS được phát triển cho mọi đối tượng để với những KNS đó con người có thể vận dụng vào giải quyết các vấn đề xã hội khác nhau, trong các hoàn cảnh và tình huống khác nhau của từng loại đối tượng Tuy nhiên, xu hướng chung là sử dụng khái niệm KNS của UNESCO (sử dụng khái niệm theo nghĩa rộng) để triển khai các hoạt động phát triển KNS cho các đối tượng trong xã hội, đặc biệt là thanh thiếu niên Điều này được lý giải bởi hai lý do:

Thứ nhất, nếu hiểu KNS theo nghĩa hẹp là đồng nhất KNS với năng lực TLXH do đó làm giảm đi phạm vi ảnh hưởng cũng như tác dụng của KNS Năng lực TLXH đề cập tới khả năng của con người biểu hiện những cách ứng xử đúng hoặc chính xác khi tương tác với người khác trong các tình huống khác nhau của môi trường xung quanh dựa trên nền văn hóa nào đó Nhưng điều cần lưu ý là, con người không chỉ cần có năng lực thích ứng với những thách thức của cuộc sống mà con người còn cần và phải biết cách thay đổi một cách phù hợp và mang tính tích cực.

Thứ hai, khái niệm KNS theo nghĩa rộng đã bao hàm trong nó năng lực TLXH với ý nghĩa là thành phần có vai trò chung trong việc hỗ trợ cho sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất, giúp cá nhân sống hạnh phúc với những người khác trong xã hội Bên cạnh đó, theo nghĩa rộng, khái niệm KNS còn đề cập đến khả năng con người quản lý được các tình huống rủi ro, không chỉ đối với bản thân mà còn có thể gây ảnh hưởng đến mọi người trong việc chấp nhận các biện pháp ngăn ngừa rủi ro Đây chính là khả năng con người quản lý một cách thích hợp bản thân, người khác và xã hội trong cuộc sống hàng ngày.

Với phân tích nêu trên, tác giả luận văn sử dụng khái niệm KNS trong nghiên cứu luận án với nội hàm: “khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của

Trang 25

mình phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản

lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày”.

Do tiếp cận kỹ năng sống tương đối đa dạng nên cũng có nhiều cách phân loại KNS Theo tổng hợp của tác giả Nguyễn Thanh Bình (2007), tồn tại các cách phân loại KNS như sau:

Phân loại xuất phát từ lĩnh vực sức khỏe Theo cách phân loại này có 3 nhóm kỹ năng:

Nhóm thứ nhất, là nhóm kĩ năng nhận thức bao gồm các kỹ năng, cụ thể: tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, tư duy phân tích, khả năng sáng tạo, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị ;

Nhóm thứ hai, là các kỹ năng đương đầu với xúc cảm, gồm các

kỹ năng cụ thể: ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế sự căng thẳng, kiểm chế được cảm xúc, tự quản lý, tự giám sát và tự điều chỉnh;

Nhóm cuối cùng, là nhóm kỹ năng xã hội (hay kỹ năng tương tác) với các kỹ năng thành phần: giao tiếp, quyết đoán, thương thuyết, từ chối, hợp tác, sự cảm thông chia sẻ, khả năng nhận thấy thiện cảm của người khác.

UNESCO cho rằng cách phân loại KNS theo 3 nhóm nêu trên mới chỉ dừng ở các vấn đề cụ thể khác nhau trong đời sống xã hội Vì thế, UNESCO đề xuất thêm các KNS như: vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức khỏe, dinh dưỡng; các vấn đề về giới tính, giới tính, sức khỏe sinh sản; ngăn ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS; phòng tránh rượu, thuốc lá và ma túy; phòng ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro; hòa bình và giải quyết xung đột; gia đình và cộng đồng; giáo dục công dân; bảo vệ thiên nhiên và môi trường; phòng chống buôn bán trẻ em và phụ nữ.

Với mục đích giúp người học ứng phó với các vấn đề của cuộc sống và tự hoàn thiện mình, UNICEF phân loại KNS theo các mối quan hệ của cá nhân với các nhóm KNS:

các kỹ năng: Kỹ năng tự nhận thức, lòng tự trọng, sự kiên định, đương đầu với cảm xúc, đương đầu với căng thẳng;

+ Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác, với cá kỹ năng thành phần: kỹ năng quan hệ tương tác liên nhân cách, sự cảm thông, đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn

bè hoặc của người khác, thương lượng, giao tiếp có hiệu quả.

Trang 26

+ Nhóm kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, gồm các kỹ năng: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề.

Những cách phân loại nêu trên đã đưa ra bảng danh mục các KNS

có giá trị trong nghiên cứu phát triển lý luận về KNS và chỉ có tính chất tương đối, trên thực tế, các KNS có mối quan hệ mật thiết với nhau bởi khi tham gia vào một tình huống cụ thể, con người cần phải sử dụng rất nhiều kỹ năng khác nhau Ví dụ, khi cần quyết định một vấn đề nào đó, cá nhân phải sử dụng những kỹ năng như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo và kỹ năng kiên định,

Kết quả nghiên cứu về KNS của nhiều tác giả đã khẳng định: “dù phân loại theo hình thức nào thì một số kỹ năng vẫn được coi là kỹ năng cốt lõi như: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực; kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng đặt mục tiêu ”.

* Giáo dục kỹ năng sống

Giáo dục kỹ năng sống là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp học sinh có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội như quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhânvới mọi người chung quanh và của cá nhân với chính mình, giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn đồng thời thích ứng tốt nhất với môi trường sống.

Việc giáo dục những kỹ năng cuộc sống chính là sự bổ sung

về kiến thức và năng lực cần thiết cho các cá nhân thanh thiếu niên học sinh để họ có thể hoạt động độc lập và giúp họ chủ động tránh được những khó khăn trong thực tế đời sống.

Đối với học sinh, nhất là học sinh phổ thông, giáo dục kỹ năng sống là môn học trang bị những tri thức giúp học sinh hình thành những

kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con người với môi trường sống Thông qua hoạt động Giáo dục kỹ năng sống

sẽ trang bị thêm cho học sinh những kỹ năng tự chủ, kỹ năng nói không, khả năng tự đưa ra quyết định và thích nghi, biết chấp nhận, hóa giải được những tác động tiêu cực trong cuộc sống chung quanh.

Giáo dục kỹ năng sống là hoạt động giúp cho người học có khả năng về

Trang 27

mặt tâm lý xã hội để phán đoán và ra quyết định tích cực, nghĩa là để “nói không với cái xấu” Nhưng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không phải là đưa ra những lời giải đơn giản cho những câu hỏi thông thường mà giáo dục kỹ năng sống phải nhằm hướng đến thay đổi hành vi.

Thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống, học sinh được rèn luyện năng lực tư duy, chất lượng các môn học cũng như chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng lên.

Có rất nhiều KNS mà con người cần học trong suốt cuộc đời, nhưng đối với học sinh phổ thông, nội dung giáo dục kỹ năng sống cần tập trung vào một

số kỹ năng cơ bản cần thiết sau: kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng từ chối, phòng ngừa cám dỗ, kỹ năng biết sống lành mạnh, phòng chống tai tệ nạn xã hội, kỹ năng biết tự nhận thức đúng bản thân, kỹ năng biết xác định mục tiêu phù hợp, kỹ năng tư duy sáng tạo giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định.

Có hai cách tiếp cận trong giáo dục kỹ năng sống:

- Các hoạt động tập trung vào kỹ năng cốt lõi như kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp ứng xử Theo cách này, bằng hoạt động với chủ đề kỹ năng cụ thể, người học sẽ hiểu về kỹ năng sống đó và vận dụng để giải quyết các tình huống.

- Mỗi kỹ năng gắn với một vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và cần vận dụng những kỹ năng khác nhau để giải quyết.

Công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chỉ đạt được kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục : Nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội.

2.1.2 Sự cần thiết phải GDKNS cho học sinh phổ thông

Lý do cần phải giáo dục KNS cho học sinh phổ thông được lý giải qua các phương diện sau:

thành và phát triển kỹ năng sống trở thành một yêu cầu quan trọng đối với cá nhân và

là tiêu chí về nhân cách con người hiện đại Hội nghị giáo dục thế giới họp tại Senegan tháng 4 - 2000 đã thông qua kế hoạch hành động giáo dục cho mọi người (Kế hoạch hành động Dakar) gồm 6 mục tiêu lớn Trong đó mục tiêu 3 đã vạch ra rằng: “Đảm bảo nhu cầu học tập của tất cả thế hệ trẻ và người lớn được đáp ứng thông qua bình đẳng tiếp cận với các chương trình học tập và

Trang 28

chương trình kĩ năng sống thích hợp” Mục tiêu này đã yêu cầu các quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận những chương trình KNS phù hợp.

Mục tiêu 6 của chương trình hành động Giáo dục cho mọi người (Dakar) cũng khẳng định: Nâng cao toàn bộ các mặt của chất lượng giáo dục và đảm bảo có thể nhận rõ và đo được những kết quả đó về các kỹ năng cơ bản của KNS UNESCO đã xác định những lĩnh vực cần được quan tâm đặc biệt về giáo dục KNS, bao gồm:

- Liên quan đến việc làm: Các chương trình giáo dục KNS trong giáo dục nghề nghiệp không nên tiến hành một cách độc lập mà cần thực hiện theo hướng thường tích hợp vào các chương trình dạy kĩ năng nghề nghiệp (cả trong giáo dục chính quy hoặc không chính quy) Điều này cho phép đồng thời thực hiện 2 mục tiêu: một là, tăng cường

cơ hội học tập, chuẩn bị cho cá nhân bước vào thế giới công việc bằng việc tạo cho họ đầu vào là các kĩ năng nghề nghiệp được đào tạo; hai là, tăng cường tính hiệu quả và sự phù hợp của cá nhân với các kĩ năng nghề được đào tạo (có đáp ứng nhu cầu thị trường không? Có đáp ứng đầy đủ mong muốn của cá nhân không? Có giúp nâng cao mức độ thu nhập của họ không? Có giảm những tổn thương/thiệt hai về kinh tế, xã hội của họ không?).

- Liên quan đến sức khỏe, HIV/AIDS và lạm dụng ma túy: Hội nghị giáo dục thế giới đã nhận thức được nhu cầu cấp bách hiện nay là đấu tranh với đại dịch HIV/AIDS (do một nửa những người nhiễm dịch mới ở lứa tuổi từ 15 đến 24) Giáo dục phòng tránh HIV/AIDS là một trong 15 nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững Một chương trình phòng tránh HIV tốt là nó có thể tạo ra sự thay đổi hành vi để làm giảm những nguy cơ của nhiễm HIV Điều này càng đúng khi những chương trình này cung cấp các thông tin cơ bản và giúp thanh thiếu niên phát triển những kĩ năng sống cần thiết để ra quyết định và hành động theo những quyết định liên quan đến sức khỏe.

lược xây dựng hòa bình Điều đó có nghĩa là thông qua giáo dục (chính quy và phi chính quy) những cá nhân có được kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng sống cần thiết để xây dựng nền móng vững chắc cho lòng tôn trọng quyền con người, các nguyên tắc dân chủ và chống lại bạo lực, tội ác Tiếp cận KNS tạo ra một mô hình mà mỗi người có thể phát triển các kỹ năng phân tích, tư duy phê phán, ra quyết định (học để biết); tự trọng, thiện chí, sáng tạo (học để tự khẳng định mình); giao tiếp, sống với người khác, giải quyết xung đột, hợp tác và cam

Trang 29

kết xã hội (học để chung sống với mọi người); giải quyết ổn thoả đối với mọi việc khác nhau (học để làm).

một biểu hiện của chất lượng giáo dục Vì thế, trong mục tiêu 6 của kế hoạch hành động Dakar về giáo dục cho mọi người KNS được coi là một khía cạnh của chất lượng giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục cần tính đến những tiêu chí đánh giá KNS của người học Tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường, xét cho cùng là để nâng cao chất lượng giáo dục Giáo dục KNS là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt đáp ứng nhu cầu của người học có năng lực để đáp ứng những thách thức của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân Mặt khác, thực hiện giáo dục KNS thông qua những phương pháp hướng đến người học (lấy học sinh làm trung tâm) và phương pháp dạy học tương tác, cùng tham gia, đề cao vai trò tham gia chủ động, tự giác của người học và vai trò chủ đạo của người dạy sẽ có những tác động tích cực đối với những mối quan hệ người dạy và người học, người học với người học Đồng thời, người học cảm thấy

họ được tham gia vào các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của bản thân, họ sẽ thích thú và học tập tích cực hơn Như vậy giáo dục KNS cho người học, cụ thể là học sinh phổ thông đồng thời thể hiện tính khoa học và nhân văn của giáo dục.

* Xét từ góc độ văn hóa, chính trị: Giáo dục KNS giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghi trong pháp luật Việt Nam và quốc tế Giáo dục KNS giúp con người sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hội hiện đại với văn hóa đa dạng và với nền kinh tế phát triển và thế giới được coi là một mái nhà chung.

* Xét theo yêu cầu của sự phát triển bền vững: trong số 15 nội dung cơ bản

về giáo dục vì sự phát triển bền vững đã được UNESCO xác định thì có rất nhiều nội dung thông nhất với giáo dục KNS để giải quyết các vấn đề cụ thể như: quyền con người, hòa bình và an ninh, bình đẳng giới, đa dạng văn hóa và hiểu biết về giao lưu văn hóa, sức khỏe, HIV/AIDS, các nội dung về bảo vệ môi trường, giảm nghèo, tinh thần và trách nhiệm tập thể Đồng thời hình thành được những KNS cốt lõi như kỹ năng đặt mục tiêu; kỹ năng xác định giá trị; kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề,

kỹ năng kiên định giúp cho mỗi cá nhân có thể định hướng tới cuộc sống lành mạnh phù hợp với các giá trị sống của xã hội, để có chất lượng cuộc sống và có những hành vi tích cực trong giải quyết các vấn đề

Trang 30

của cuộc sống giúp thúc đẩy phát triển bền vững của cả cá nhân và của tập thể Bên cạnh những kỹ năng sống cốt lõi trên, những kỹ năng sống chung như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, thiện chí, suy nghĩ tích cực còn được

áp dụng vào giải quyết các nội dung cụ thể để tạo ra sự phát triển bền vững.

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng và đặc điểm của giáo dục KNS cho học sinh phổ thông ở các thành phố lớn

2.1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNS cho học sinh

phổ thông * Đặc điểm tâm lý của học sinh phổ thông

Tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn đã trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn chưa vững chắc, các em bắt đầu thời

kỳ phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển, cấu trúc của tế bào bán cầu đại não có những đặc điểm như trong cấu trúc tế bào não của người lớn, số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên, liên kết các phần khác nhau của vỏ não lại, điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hóa hoạt động phân tích, tổng hợp của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập và rèn luyện.

Nhìn chung, lứa tuổi các em đã phát triển cân đối, khoẻ và đẹp, đa số các em

có thể đạt được những khả năng phát triển về cơ thể như người lớn, đó là yếu tố cơ bản giúp học sinh phổ thông có thể tham gia các hoạt động phong phú, đa dạng, phức tạp của chương trình giáo dục Ở học sinh phổ thông tính chủ định trong nhận thức được phát triển, tri giác có mục đích đã đạt tới mức cao, quan sát trở nên có mục đích, hệ thống và toàn diện hơn, tuy nhiên nếu thiếu sự chỉ đạo của giáo viên thì quan sát của các em cũng khó đạt hiệu quả cao Vì vậy, giáo viên cần quan tâm hướng quan sát của các em vào những nhiệm vụ nhất định, không vội kết luận khi chưa tích luỹ đủ các sự kiện Cũng ở lứa tuổi này các em đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn, tính phê phán cũng phát triển Có thể nói nhận thức của học sinh phổ thông chuyển dần từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính, nhờ tư duy trừu tượng dựa trên kiến thức các khoa học và vốn sống thực tế của các em đã tăng dần Hứng thú học tập của các em gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp, ý thức học tập đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định trong các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân, điều này giúp các em có thể tham gia hoạt động giáo dục với vai trò chủ thể của

Trang 31

các hoạt động đó Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh phổ thông, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của các em Học sinh phổ thông có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình: quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng, xuất hiện ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng, tình cảm nghĩa vụ đó là những giá trị nổi trội và bền vững Các em có khả năng đánh giá về mặt mạnh, mặt yếu của bản thân mình và những người xung quanh, có những biện pháp kiểm tra đánh giá sự tự ý thức bản thân như viết nhật ký, tự kiểm điểm trong tâm tưởng, biết đối chiếu với các thần tượng, các yêu cầu của xã hội, nhận thức vị trí của mình trong

xã hội, hiện tại và tương lai Đa số học sinh đến hết học kỳ I lớp 10 đã định hướng được khối thi của mình Nói chung các em đã biết đánh giá nhân cách trong tổng thể nhưng thường đánh giá người khác khắt khe hơn đối với bản thân mình, sự đánh giá còn thiếu tính biện chứng đôi khi mâu thuẫn nhau Các em có khả năng tự ý thức, thường đòi hỏi người khác nhiều hơn sự cố gắng của bản thân Các em có thể trách cha mẹ nói nhiều, nhưng bản thân lại hay mắng, nạt em, mong muốn cha mẹ hiểu mình, nhưng mình lại thờ ơ không chia sẻ, không hiểu hết nỗi buồn, hoàn cảnh khó khăn của cha mẹ, sự đau khổ khi có đứa con hư Sự tự ý thức còn thể hiện thích tham gia các hoạt động mà mình yêu thích, song chưa xuất phát từ động cơ vì mục đích xã hội, hay lợi ích cộng đồng mà đa số nhất thời do bản thân hay do theo bạn bè Nhu cầu giao tiếp hoạt động của lứa tuổi này rất lớn, các em không thể “ngồi yên”, bởi vậy một môi trường tốt, hoạt động phù hợp với sở thích, với năng lực học sinh có định hướng của gia đình và xã hội sẽ giúp các em tự khẳng định mình Học sinh phổ thông là lứa tuổi quyết định sự hình thành nhân sinh quan, thế giới quan về

xã hội, tự nhiên, các nguyên tắc và quy tắc cư xử Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là sự phát triển hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất của vũ trụ, những quy luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và của sự tồn tại xã hội loài người Lứa tuổi này các em quan tâm nhiều tới các vấn đề liên quan đến con người, vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa ý trí và tình cảm Ở lứa tuổi này các em có nhu cầu được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm, muốn được bàn bè thừa nhận Đây là cơ sở cho việc học sinh thích tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Đời sống tình cảm của các em rất phong phú, điều đó được thể hiện rõ nhất trong tình bạn, có yêu cầu cao đối với bạn, một số phẩm chất tốt

Trang 32

của tình bạn được hình thành: sự vị tha, chân thật, tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ, hiểu biết lẫn nhau Các em có khả năng đồng cảm, tình bạn mang tính xúc cảm cao, thường lý tưởng hoá tình bạn, nguyên nhân kết bạn cũng rất phong phú, nhóm bạn đã mở rộng có cả nam và nữ và ở một số em đã xuất hiện sự lôi cuốn đầu tiên khá mạnh mẽ, xuất hiện nhu cầu chân chính về tình yêu với tình cảm sâu sắc Để giáo dục học sinh phổ thông có hiệu quả nhà giáo dục cần chú ý xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các em, đó là mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cần tin tưởng, tạo điều kiện để các em phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, độc lập, nâng cao tinh thần trách nhiệm với bản thân.

Tóm lại, sự phát triển nhân cách của học sinh phổ thông là một giai đoạn rất quan trọng, giai đoạn chuyển đổi từ trẻ em lên người lớn Đây là lứa tuổi đầu thanh niên với những đặc điểm tâm lý đặc thù khác với tuổi thiếu niên, các em đã đạt tới sự trưởng thành về thể lực và sự phát triển nhân cách Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh phổ thông là điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục kỹ năng sống cho các em có hiệu quả Các lực lượng giáo dục phải biết phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục những hạn chế trong sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi này để lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức thích hợp, phát huy được tính tích cực chủ động của các em trong hoạt động giáo dục theo định hướng của mục tiêu giáo dục kỹ năng sống.

* Các yếu tố thuộc về chương trình giáo dục phổ thông

Để thực hiện giáo dục KNS cho học sinh phổ thông thì mục tiêu về giáo dục KNS phải được đặt ra trong chương trình giáo dục phổ thông Theo

đó, nội dung giáo dục KNS cho học sinh phổ thông phải được hoạch định; các hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải được xác định cụ thể Các yếu tố nêu trên phải được mô tả trong văn bản chương trình giáo dục KNS cho học sinh và trở thành một nội dung của chương trình giáo dục phổ thông Phân tích trên cho thấy, nếu vấn đề KNS chưa được đặt

ra, chưa được xác định như một yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của chương trình giáo dục phổ thông thì khó có thể thực hiện giáo dục KNS cho học sinh.

* Các yếu tố thuộc môi trường gia đình và xã hội

Dưới góc độ giáo dục, gia đình, xã hội không chỉ là lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục mà còn là môi trường giáo dục quan trọng Trong lĩnh vực giáo dục KNS cho học sinh, môi trường gia đình và môi trường xã hội có thể tác động theo hướng tích cực hoặc không tích cực đối với quá trình hình thành và

Trang 33

phát triển KNS của học sinh Do KNS thuộc 35 phạm trù năng lực nên sự trải nghiệm có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển KNS Gia đình và xã hội chính là môi trường nơi xác lập các tình huống diễn ra sự trải nghiệm của học sinh.

2.1.3.2 Đặc điểm của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông ở các thành phố lớn

Sự phát triển nhanh-mạnh, với quy mô lớn về các lĩnh vực kinh tế, chính trị,

xã hội ở các thành phố lớn đã tạo ra những khác biệt trong phát triển giáo dục của các thành phố lớn so với các đô thị nhỏ, các khu vực nông thôn, đặc biệt là các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn Tính phát triển không đều nói chung, phát triển không đều về giáo dục nói riêng (do tác động của sự phát triển không đều về kinh tế) là một tính quy luật Với giáo dục KNS cho học sinh cũng như vậy Từ đặc điểm về phát triển kinh tế xã hội, phát triển giáo dục của các thành phố lớn, có thể xác định 2 đặc điểm chính của giáo dục KNS cho học sinh phổ thông ở các thành phố lớn như sau:

phổ thông phát triển mà yêu cầu về giáo dục KNS cho học sinh phổ thông cũng rất cao Học sinh phổ thông có nhiều điều kiện để tham gia vào các hoạt động, các mối quan hệ đa dạng, sinh động tại các thành phố lớn Khi tham gia vào các hoạt động và quan hệ này, theo đặc điểm của lứa tuổi các em luôn khao khát gặt hái được những thành công Tuy nhiên, trước khi được giáo dục KNS, chính sự thiếu hụt KNS là rào cản đến với những thành công như mong muốn của các em Khảo sát trên học sinh các trường phổ thông cho thấy có đến hơn nửa học sinh chưa từng nghe nói đến KNS Như vậy, sự thiếu hụt KNS do chưa được giáo dục KNS đã hạn chế khả năng và mức độ thành công của học sinh trong nhiều hoạt động và quan hệ là yếu tố kích thích nhu cầu được giáo dục KNS của học sinh ở các thành phố lớn Mặt khác, do tính đa dạng, phức tạp trong môi trường sống ở các thành phố lớn nên những rủi ro đối với học sinh cũng cao hơn Tình trạng học sinh mắc các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật có dấu hiệu gia tăng cả về tính chất lẫn mức độ nghiêm trọng so với các khu vực khác Thực tế này đòi hỏi phải tăng cường giáo dục KNS cho học sinh ở các thành phố lớn.

gặp không ít khó khăn Thuận lợi vì có nhiều chủ thể (cá nhân và các tổ chức) khác nhau có thể cung cấp dịch vụ giáo dục về KNS cho học sinh Theo quy luật

Trang 34

cung cầu, khi học sinh có nhu cầu được giáo dục KNS thì sẽ xuất hiện những chủ thể đáp ứng nhu cầu đó cho học sinh Có thể nhận thấy, ngay cả khi giáo dục học đường chưa tổ chức giáo dục KNS cho học sinh thì ngoài xã hội đã có nhiều cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục KNS cho học sinh Thêm vào

đó, với điều kiện về cơ sở vật chất cũng như tài chính, các hình thức giáo dục KNS cho học sinh được thực hiện rất đa dạng, phong phú, hấp dẫn và lội cuốn được học sinh Giáo dục KNS cho học sinh ở các thành phố lớn cũng gặp không

ít khó khăn Những khó khăn này thể hiện ở các phương diện như: khó thống nhất các nội dung giáo dục KNS cho học sinh; mức độ đảm bảo các yêu cầu sư phạm của các phương pháp, hình thức giáo dục KNS cho học sinh ít được kiểm soát; đánh giá KNS của học sinh không được thực hiện có hệ thống, Tất cả những điều này đòi hỏi các trường phổ thông ở các thành phố lớn phải chủ động, tích cực trong việc giáo dục KNS cho học sinh đồng thời phải phát huy được vai trò chủ đạo của giáo dục nhà trường trong giáo dục KNS cho học sinh.2.1.4 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông

2.1.4.1 Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống

Mục tiêu của giáo dục KNS cho học sinh không dừng lại ở việc làm thay đổi nhận thức cho học sinh bằng cách cung cấp thông tin, tri thức mà tập trung vào mục tiêu xây dựng hoặc làm thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực, mang tính xây dựng đối với các vấn đề đặt ra trong cuộc sống Giáo dục KNS giúp học sinh hiểu được những tác động mà hành vi và thái độ của mình có thể gây ra, có thái độ và hình vi tích cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đối với các vấn đề của cuộc sống Học sinh phổ thông có KNS sẽ biết ứng dụng những nguyên tắc phát triển bền vững vào cuộc sống của mình Có thể khẳng định, giáo dục KNS cho học sinh là trang bị cho các em một chiếc cầu nối giữa hiện tại với tương lai, giúp các em thích ứng với cuộc sống hiện đại không ngừng biến đổi.

Cụ thể, giáo dục kỹ năng sống nói chung và giáo dục các kỹ năng xử lý tình huống, ra quyết định, kỹ năng tự nhận thức, xác định giá trị nói riêng cho học sinh nhằm:

Trang bị cho các em những kiến thức hiểu biết về một số chuẩn mực về hành vi đạo đức và pháp luật trong mối quan hệ của các em với những tình huống cụ thể, những lời nói, việc làm của bản thân với những người thân trong gia đình, với bạn bè và các mối quan hệ ngoài xã hội

Trang 35

Giúp các em học tập, rèn luyện những kỹ năng nói, nhận xét, đứng trước tập thể, lựa chọn, thực hiện hành vi ứng xử và quyết đoán…

Giúp các em có những thái độ trách nhiệm đối với lời nói, việc làm của bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân…

Theo UNESCO ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: kiến thức, kỹ năng và thái độ Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp… Thành công chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ hoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh Vì vậy, kỹ năng sống sẽ là hành trang không thể thiếu Biết sống, làm việc và thành đạt là ước mơ không quá xa vời, là khát khao chính đáng của những ai biết trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết và hữu ích.

Khối lượng kiến thức của chúng ta sẽ trở nên lỗi thời nhanh chóng trong thời đại mới Trong môi trường không ngừng biến động con người luôn đối diện với áp lực cuộc sống từ những yêu cầu ngày càng đa dạng, ngày càng cao trong quan hệ xã hội, trong công việc và cả trong quan hệ gia đình Quá trình hội nhập với thế giới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên môn, yêu cầu về các kỹ năng sống ngày càng trở nên quan trọng Thiếu kỹ năng sống con người dễ hành động tiêu cực, nông nổi Giáo dục cần trang bị cho người học những kỹ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, xung đột.

2.1.4.2 Vai trò của giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trong giai đoạn hiện nay

Giáo dục KNS góp phần thực hiện mục tiêu GD toàn diện:

Mục tiêu của giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị năng lực cần thiết cho HS, đặc biệt

là năng lực hành động, năng lực thực tiễn Bản chất của GDKNS là hình thành và phát triển cho HS các khả năng: làm chủ bản thân, giao tiếp ứng xử rõ ràng là phù hợp với mục tiêu GD phổ thông.

Giáo dục KNS là quá trình chuẩn bị hành trang cho HS thích ứng với những thách thức của cuộc sống hội nhập và phát triển:

Giữa nhận thức và hành vi của con người có khoảng cách KNS là cầu nối giúp còn người biến kiến thức thành thái độ, hành vi tích cực, lành mạnh.

Trang 36

Trong cuộc sống hội nhập phát triển, người có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng, biết ứng xử tích cực và phù hợp sẽ thành công hơn và yêu đời Người thiếu KNS thường bị vấp ngã, dễ bị thất bại trong cuộc sống.

Bên cạnh việc chuẩn bị hành trang cho cá nhân, GDKNS còn góp phần ngăn ngừa các vấn đề xã hội, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội.

2.1.4.3 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

phổ thông a Chương trình

Kỹ năng sống cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc là thay đổi nhận thức cho học sinh bằng cung cấp thông tin tri thức mà tập trung vào mục tiêu xây dựng hoặc làm thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực, mang tính xây dựng đối với các vấn đề đặt ra trong cuộc sống Giáo dục KNS giúp học sinh hiểu được những tác động mà hành vi thái độ của mình có thể gây ra có thái độ và hành vi tích cực đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đối với các vấn đề của cuộc sống Học sinh có KNS sẽ biết trang bị những nguyên tắc phát triển bền vững vào cuộc sống của mình giúp trang bị cho cho các em những kỹ năng cần thiết để thích ứng với cuộc sống hiện đại không ngừng biến đổi Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là những kỹ năng sống cốt lõi cần hình thành và phát triển cho các em Để việc giáo dục KNS đạt hiệu quả không chỉ thực hiện trong nhà trường, qua các môn học chính khóa, dù rất quan trọng, mà chương trình GDKNS còn phải được thực hiện kết hợp với nhiều cách khác như: sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; các hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú; hoạt động văn hóa, nghệ thuật; hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa; hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật; hoạt động tham quan, dã ngoại Chương trình GDKNS qua các hoạt động Đoàn thanh niên cũng có hiệu quả trong thời gian qua như: Chương trình “Học làm người có ích”; Chương trình “Một ngày để sống - Sống có niềm tin”; Chương trình “Một ngày để sống - Sống biết tiết kiệm”; Chương trình “Vượt qua nỗi sợ hãi”; Chương trình “Học kì quân đội”…

b Nội dung

Hiện nay, giáo dục KNS đang được nhiều người quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập, việc giáo dục KNS như tên gọi của nó (life skills) với ý nghĩa là học làm người (learning to be) và nhất là kỹ năng thích ứng, hòa nhập với cuộc sống, ứng phó tích cực với các tình

Trang 37

huống trong cuộc sống (learning to live together) chưa được quan tâm nhiều Theo cách tiếp cận KNS qua 4 trụ cột của UNESCO, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho học sinh phổ thông các nội dung thuộc 2 nhóm KNS sau đây:

Nhóm kỹ năng trong học tập, làm việc,vui chơi giải trí: Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, quan sát, đưa ra y kiến chia sẻ trong nhóm;

Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung; Kỹ năng làm việc theo nhóm; Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kỹ năng tư duy xuyên môn như: phân tích, tổng hợp, so sánh…

Nhóm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập, ứng phó với các tình huống cuộc sống: Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng; Kỹ năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân; Biết phân biệt hành vi đúng - sai, phòng tránh tai nạn; Kỹ năng trình bày y kiến, diễn đạt, thuyết trình trước đám đông; Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, bão lũ; kỹ năng ứng phó với tai nạn như cháy, nổ ; Kỹ năng ứng phó với tai nạn đuối nước; Kỹ năng sống còn là những kiến thức về giới tính, chống lại sự cám dỗ từ tệ nạn xã hội, chống xâm phạm tình dục; Kỹ năng ứng phó với một tình huống bạo lực trong học sinh (khi tình trạng bạo lực trong học sinh thường xảy ra) Những nhóm kỹ năng trên rất cần thiết trang bị cho các em học sinh bậc THPT, nhất là trong môi trường xã hội hiện nay.

c Phương pháp giáo dục KNS cho học sinh

Phương pháp giáo dục là cách tác động qua lại giữ nhà giáo dục

và người được giáo dục, trong đó nhà giáo dục giữ vai trò chủ đạo nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục đề ra Tùy từng đối tượng

để áp dụng phương pháp giáo dục nhằm mang lại hiệu quả cao nhất Đối với học sinh phổ thông có thể sử dụng các phương pháp như:

Phương pháp dạy học nhóm:

Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm

vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp Năng lực hợp tác được xem là một trong những năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện nay, chính vì vậy, phát triển năng lực hợp tác từ trong trường học đã trở thành

Trang 38

một xu thế giáo dục trên thế giới Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ chính là sự phản ánh thực tiễn của xu thế đó Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy tính tích cực, trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh.

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp dùng một câu có thật hoặc truyện được viết dựa trên những trường hợp xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để chứng minh cho một vấn đề hay một số vấn đề Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không phải trên văn bản viết Cần lưu ý vì trường hợp điển hình được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nên nó phải tương đối phức tạp, với các tuyến nhân vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản Trường hợp điển hình có thể dài hay ngắn, tuỳ từng nội dung vấn đề song phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với trình độ HS và thời lượng cho phép Tùy từng trường hợp, có thể tổ chức cho cả lớp cùng nghiên cứu một trường hợp điển hình hoặc phân công mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợp khác nhau.

Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác Đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là "tình huống gợi vấn đề" vì "Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề" Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho HS những khó khăn về lí luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.

Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các

em vừa thực hiện hoặc quan sát được Việc “diễn” không phải là phần

Trang 39

chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.

Phương pháp trò chơi

Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái

độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.

Phương pháp dạy học theo dự án.

Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phù hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án Hình thức làm việc chủ yếu theo nhóm Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.

d Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Nội dung giáo dục là nhân tố quyết định đến việc hình thành và phát triển

kỹ năng sống của học sinh, nhưng để nội dung đó được truyền tải đến học sinh hiệu quả và tích cực nhất, thì hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục có vai trò hêt sức quan trọng Vì vậy để học sinh có thể tiếp thu kiến thức, hình thành

và phát triển kỹ năng sống hiệu quả cần có những hình thức giáo dục phù hợp, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh, phù hợp với hoàn cảnh của nhà trường.

Trên cơ sở lý luận đó, có thể hiểu hình thức giáo dục kỹ năng sống là cách tổ chức giáo dục, cách tiến hành các hoạt động cụ thể để đạt được mục đích giáo dục Mục tiêu giáo dục đề ra sẽ đạt hiệu quả cao khi nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục được kết hợp chặt chẽ, logic, khoa học và phù hợp với thực tiễn.

Trong thực tiễn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có nhiều hình thức, phương pháp giáo dục, mỗi hình thức, phương pháp giáo dục có ưu điểm và hạn chế của nó, để tiến hành hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như mục tiêu đề ra cần phối hợp đồng bộ tất cả các hình thức và biện pháp giáo dục, bao gồm:

thông qua các môn học, đặc biệt thông qua môn học xã hội, có thể dạy tiến hành lồng ghép hoặc dạy học tích hợp, điều đó phụ thuộc vào thực

tế kế hoạch giảng dạy và công tác giảng dạy của giáo viên.

Trang 40

+ Giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động ngoại khóa Đây

là một hình thức giáo dục mở, học sinh có thể chủ động thông qua đó tích cực tiếp thu kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.

+ Giáo dục KNS thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên, các chương trình hoạt động có định hướng, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đây là hình thức giáo dục hiệu quả giúp cho học sinh hình thành kỹ năng giao tiếp, ứng

xử, giúp cho học sinh trở nên năng động hơn trong cuộc sống.

với lực lượng khác trong xã hội, huy động nguồn lực xã hội để giáo dục tốt cho các em từ nhà trường đến gia đình và ngoài xã hội.

e Kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS cho học sinh

Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng, kiểm tra là đối chiếu với kế hoạch để xác định đúng mức độ đạt được so với kế hoạch, phát hiện những sai lệch xem xét những gì đã đạt, chưa đạt, cùng nguyên nhân của chúng và những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn để điều chỉnh cho kịp thời Kiểm tra đánh giá thúc đẩy quá trình giáo dục phát triển.

2.1.5 Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường phổ thông

2.1.5.1 Mục tiêu quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường là tổ hợp những cách thức, con đường của chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục theo dự kiến Thực chất của các phương pháp quản lý giáo dục là tổ hợp các tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch đến nhận thức, tình cảm, hành vi của đối tượng làm thúc đẩy, kích thích họ thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.

Mục tiêu của quản lý giáo dục KNS cho học sinh là làm cho quá trình giáo dục vận hành một cách đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS Quá trình này bao gồm:

thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong xã hội hiện nay.

điều chỉnh hành vi của bản thân, biết ứng phó trước những tình huống căng thẳng trong quá trình giao tiếp.

Ngày đăng: 10/07/2021, 08:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
2. Hồ Văn Liên (2007). Tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục. NXB Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh Khác
3. Nguyễn Bá Sơn (2000). Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
4. Nguyễn Ngọc Quang (1989). Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, NXB Hà Nội, Hà Nội Khác
5. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1998). Bài giảng những vấn đề lý luận quản lý giáo dục và quản lý nhà trường. Trường CBQL, Hà Nội Khác
6. Nguyễn Thanh Bình (2007). Tổng quan lịch sử nghiên cứu kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống. Viện Nghiên cứu Sư phạm - ĐHSP Hà Nội Khác
7. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Kim Dung, Lưu Thu Thủy và Vũ Thị Sơn (2003). Những nghiên cứu và thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, Hà Nội Khác
8. Phạm Minh Hạc (1997). Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực. NXB Giáo dục, Hà Nội Khác
9. Phạm Minh Hạc (2002). Giáo dục TG đi vào thế kỷ XXI. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
10. Phạm Viết Vượng (2005). Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Khác
11. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh (2015). Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 Khác
12. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh (2016). Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016 Khác
13. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh (2017). Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017 Khác
14. Trần Khánh Đức (2011). Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
15. Trần Kiểm (1997). Quản lý giáo dục và trường học. Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội Khác
16. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2016). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh năm 2016 Khác
17. Zimin P.V, M.L Konđakop, N.L Saxerđotop (1985). Những vấn đề quản lý trường học (Vương Bích Liên biên dịch). Trường cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.Tiếng Anh Khác
18. Dakar Framework for Action (2000). World Education Forum, Senegan Khác
19. UNESCO (2003). Life skills The bridge to human capabilities, UNESCO education sector position paper. Draft 13 6/2003 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w