1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình hà nội

93 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình - Hà Nội
Tác giả Đinh Thị Thu Hương
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Đình Kiệm
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ kinh tế
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 294,15 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (9)
    • 1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động của Ngân hàng thương mại (9)
      • 1.1.1. Khái niệm NHTM (9)
      • 1.1.2. Hoạt động của NHTM (9)
    • 1.2. Tín dụng ngân hàng và các hình thức tín dụng ngân hàng (11)
      • 1.2.1. Tín dụng ngân hàng (11)
      • 1.2.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng (13)
      • 1.2.3. Các đặc trưng của tín dụng ngân hàng (14)
    • 1.3. Tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại (15)
      • 1.3.1. Khái niệm về tín dụng bán lẻ (15)
      • 1.3.2. Đặc điểm hoạt động của tín dụng bán lẻ (16)
      • 1.3.3. Một số loại hình tín dụng bán lẻ (17)
      • 1.3.4. Sự cần thiết phải phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ (19)
      • 1.3.5. Các nhân tố tác động đến hoạt động tín dụng bán lẻ (22)
    • 1.4. Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của hoạt động tín dụng bán lẻ 20 1. Các chỉ tiêu định lượng (26)
      • 1.4.2. Các chỉ tiêu định tính (27)
    • 1.5. Kinh nghiệm phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của một số NHTM (28)
      • 1.5.1. Kinh nghiệm phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của một số NHTM trong và ngoài nước (28)
      • 1.5.2. Bài học kinh nghiệm phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ cho Ngân hàng (31)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỀN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH - HÀ NỘI (34)
    • 2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội (34)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội 28 2.1.2. Mô hình tổ chức bộ máy của Ngân hàng An Bình - Hà Nội (34)
      • 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội (39)
    • 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ của NH TMCP An Bình - Hà Nội (55)
      • 2.2.1. Hệ thống các sản phẩm tín dụng bán lẻ của NH TMCP An Bình - Hà Nội. 49 2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội (55)
    • 2.3. Đánh giá về hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội (67)
      • 2.3.1. Kết quả đạt được (67)
      • 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân (72)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH - HÀ NỘI (78)
    • 3.1. Định hướng, mục tiêu và quan điểm phát triển tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội (78)
      • 3.1.1. Mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ giai đoạn 2015 - 2016 (78)
      • 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ đến năm 2020 (79)
      • 3.1.3. Các quan điểm về phát triển tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội (81)
    • 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng (83)
      • 3.2.1. Giải pháp chung trong việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội (83)
      • 3.2.2. Giải pháp cụ thể đối với một số sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng (86)
    • 3.3. Một số kiến nghị, đề xuất (88)
      • 3.3.1. Kiến nghị với cơ quan nhà nước (88)
      • 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (88)
      • 3.3.3. Đề xuất với Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội (89)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................85 (91)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Ngân hàng thương mại và hoạt động của Ngân hàng thương mại

Hiện nay, tuy khái niệm về NHTM ở mỗi nước có đặc điểm khác nhau, nhưng đều thống nhất coi NHTM là doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ và cung ứng những dịch vụ tài chính cho nền kinh tế; Là một trong những tổ chức tài chính trung gian, gọi chung là các định chế tài chính có chức năng giống nhau là dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn.

Theo khoản 3, điều 4, Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam năm 1997, đã được sửa đổi bổ sung năm 2010 có quy định: “ Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”

Theo khoản 12, điều 4 của luật này có quy định: “ Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ, thanh toán qua tài khoản

1.1.2.1 Nghiệp vụ tạo vốn - Nghiệp vụ Nợ

Là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, được gọi là nghiệp vụ cơ bản, vì các nguồn vốn này nằm bên tài sản Nợ trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại Các nguồn vốn của ngân hàng thương mại gồm:

- Vốn tự có và quỹ ngân hàng;

- Vốn tiền gửi của khách hàng;

- Các nguồn khác như vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng như khi làm đại lý, dịch vụ thanh toán, làm trung gian thanh toán…

1.1.2.2 Nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn hình thành của Ngân hàng - Nghiệp vụ tài sản Có

Là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn hình thành của ngân hàng, chúng thuộc bên Có trên bảng tổng kết tài sản, nên còn được gọi là nghiệp vụ Có

+ Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác;

+ Nghiệp vụ tín dụng thế chấp;

+ Nghiệp vụ tín dụng ứng trước vào tài khoản;

+ Nghiệp vụ tín dụng thuê mua và tín dụng đầu tư;

+ Nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng.

+ Xây dựng hoặc mua thêm nhà cửa để làm trụ sở văn phòng;

+ Mua sắm trang thiết bị, máy móc dụng cụ làm việc;

+ Mua sắm các phương tiện vận chuyển;

+ Xây dựng hệ thống kho quỹ.

Ngoài tài sản lưu động, còn có các khoản thuộc tài sản có như: Các khoản phải thu, các khoản khác…

1.1.2.3 Nghiệp vụ trung gian - Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ Ngân hàng

Dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển vừa hỗ trợ đáng kể cho nghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư, vừa tạo nguồn thu nhập cho ngân hàng (các khoản tiền hoa hồng, lệ phí ) Đây là nghiệp vụ mà ngân hàng thương mại thực hiện theo sự uỷ nhiệm của khách hàng được hưởng tiền hoa hồng như:

- Chuyển tiền cho khách hàng sang địa phương khác để họ sử dụng theo yêu cầu hoặc trả cho một người nào đó;

- Thu hộ: Ngân hàng đứng ra thay mặt khách hàng để thu hộ các khoản kỳ phiếu đến hạn, chứng khoán, hàng hóa ;

- Ủy thác: Là nghiệp vụ mà ngân hàng làm theo ủy thác của khách hàng như: quản lý tài sản hộ, chuyển gia tài hộ, bảo quản chứng khoán và vật có giá, thanh lý tài sản của xí nghiệp bị phá sản ;

- Mua bán hộ: Theo ủy nhiệm của khách hàng, ngân hàng đứng ra phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu, mua bán ngoại tệ, kim khí quý, đá quý cho khác hàng;

- Kinh doanh vàng, bạc, ngoại tệ để kiếm lời nếu được phép của ngân hàng trung ương;

- Làm tư vấn tài chính tiền tệ, như: Cung cấp thông tin, hướng dẫn chính sách tiền tệ, thương mại, lập dự án đầu tư tín dụng, ủy thác đầu tư cho khách hàng.

Tín dụng ngân hàng và các hình thức tín dụng ngân hàng

Tín dụng là một hệ thống các quan hệ phân phối theo nguyên tắc có hoàn trả giữa người đang tạm thời thừa vốn sang người tạm thời thiếu vốn và ngược lại

Tín dụng có đặc điểm sau:

- Căn cứ quan trọng nhất của tín dụng là sự tin tưởng;

- Tín dụng là hình thức chuyển quyền sử dụng vốn (mà không chuyển quyền sở hữu) giữa người cho vay và người đi vay;

- Người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay cả vốn gốc và tiền lãi sau một thời gian theo thỏa thuận giữa hai bên;

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng luôn được coi là hình thức tín dụng cơ bản và quan trọng nhất.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng trong đó một bên tham gia là các ngân hàng và tổ chức tín dụng, bên còn lại là các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân Bên phía các tổ chức tín dụng thì các ngân hàng đóng vai trò chủ đạo, do đó loại hình quan hệ tín dụng này được gọi là tín dụng ngân hàng Do mục tiêu của tín dụng ngân hàng là kinh doanh thu lợi nhuận nên phương tiện chuyển tải vốn ở đây là tiền tệ Tín dụng ngân hàng cũng có quy mô lớn và thời hạn tín dụng dài hơn so với tín dụng thương mại Cũng vì sự phát triển của các tổ chức tín dụng nhằm thu lợi nhuận nên tín dụng ngân hàng đã phát triển thành một hệ thống trong xã hội và chiếm tỷ lệ đại đa số trong các loại quan hệ tín dụng.

Hiện nay ở nước ta, thị trường vốn chưa phải là kênh phân bổ vốn một cách có hiệu quả của nền kinh tế, cụ thể là thị trường chứng khoán vẫn còn yếu Do đó vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế vẫn phải dựa vào thị trường tiền tệ tức là nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng Các ngân hàng với những lợi thế về mạng lưới, đối tượng khách hàng của các ngân hàng không phải chỉ là các doanh nghiệp, mà cả tư nhân, hộ cá thể Một mặt, họ là những người có quan hệ tín dụng với ngân hàng, cụ thể là vay tiền ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau; Mặt khác, họ là người gửi tiền tiết kiệm, là nơi cung ứng nguồn vốn huy động cho ngân hàng Chính vì thế mà các ngân hàng trở thành kênh cung ứng vốn hữu hiệu cho nền kinh tế Do đó tín dụng ngân hàng là loại hình tín dụng chủ yếu và phổ biến nhất

Theo khoản 14, điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010 của Việt nam có quy định: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tín dụng khác”.

Có thể thấy rằng, hoạt động cấp tín dụng và hoạt động cho vay của ngân hàng đều là các giao dịch tín dụng Tuy nhiên, cấp tín dụng là khái niệm rộng bao gồm nhiều nghiệp vụ, trong đó bao gồm cả hoạt động cho vay Cho vay chỉ là một nghiệp vụ nằm trong hoạt động tín dụng, nhưng luôn là một nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất

1.2.2 Các hình thức tín dụng ngân hàng

1.2.2.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay

- Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản vay mà thời hạn không quá 12 tháng nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn như: Bổ sung ngân quỹ: Đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn; Bổ sung nhu cầu vốn lưu động, hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân

- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, thường được sử dụng cho nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp; Cấp vốn cho xây dựng cơ bản; Đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, Các công trình thuộc cơ sở hạ tầng; Cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn;

- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng (đường xá, bến cảng, sân bay),

1.2.2.2 Căn cứ vào bảo đảm tín dụng

- Tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: Là hình thức cấp tín dụng mà số tiền cho vay được xác định dựa trên tài sản đảm bảo của khách hàng gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình như: Nhà cửa, đất đai, phương tiện đi lại, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế, hàng hóa, chuyển nhượng nợ phải thu của khách hàng đi vay dưới hai hình thức: Thế chấp và cầm cố.

- Tín dụng có bảo đảm không phải bằng tài sản: Là sự cam kết của một, hoặc nhiều người về việc trả nợ ngân hàng thay cho khách hàng vay vốn khi người vay không có khả năng trả nợ.

1.2.2.3 Căn cứ vào đối tượng tín dụng

- Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được sử dụng hỗ trợ vốn lưu động cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Cho vay dự trữ hàng hóa; Cho vay chi phí sản xuất; Cho vay để thanh toán công nợ.

- Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản cố định như: Đầu tư để mua sắm tài sản cố định; Cải tiến và đổi mới kỹ thuật; Mở rộng sản xuất; Xây dựng các xí nghiệp và công trình mới.

1.2.2.4 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay

- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cấp cho các nhà doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng cấp cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như: Mua sắm nhà cửa, xe cộ, các loại hàng hóa bền chắc (tủ lạnh, điều hòa, máy giặt …).

1.2.2.5 Căn cứ vào chiến lược kinh doanh

- Tín dụng bán buôn: Là tín dụng được cấp chủ yếu cho các tập đoàn, công ty và các tổ chức khác.

- Tín dụng bán lẻ: Là những khoản cho vay có giá trị nhỏ được cung ứng cho các cá nhân, hộ gia đình cũng như cho các doanh nghiệp nhỏ Cấp tín dụng bán lẻ (bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác) đối với các khách hàng cá nhân, hộ gia đình, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư, đời sống.

1.2.3 Các đặc trưng của tín dụng ngân hàng

Tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại

1.3.1 Khái niệm về tín dụng bán lẻ

Hiện nay, hoạt động tín dụng của ngân hàng rất phong phú, trong đó tín dụng bán lẻ là một loại hình tín dụng đang được các ngân hàng chú trọng phát triển nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng đầy đủ hơn mọi nhu cầu trong cuộc sống của khách hàng cũng như nhằm tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng.

Theo cách hiểu phổ biến nhất, tín dụng bán lẻ là những khoản cho vay có giá trị nhỏ được cung ứng cho các cá nhân, hộ gia đình và cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tuy vậy theo ABBANK, cấp tín dụng bán lẻ là việc cấp tín dụng bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác đối với các khách hàng cá nhân, hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng

Xuất phát từ thực tế đó nên trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập đến vấn đề tín dụng bán lẻ cho các khách hàng cá nhân và hộ gia đình.

1.3.2 Đặc điểm hoạt động của tín dụng bán lẻ

1.3.2.1 Đối tượng khách hàng đa dạng, phức tạp Đối tượng khách hàng của tín dụng bán lẻ chủ yếu là các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp nhỏ Đây là các thành phần kinh tế năng động, nhạy bén, nhưng kém ổn định và thiếu bền vững trong kinh doanh Những người có thu nhập cao thường có xu hướng vay nhiều hơn Với họ, việc vay mượn chỉ là công cụ để đạt được mức sống như mong muốn Và việc trả nợ cho ngân hàng cũng dựa trên ý thức trách nhiệm hoàn trả đầy đủ và đúng hạn của khách hàng.

1.3.2.2 Nguồn trả nợ khó chứng minh, khả năng tài chính không ổn định, thiếu minh bạch

Khi nhận được một đơn xin vay của cá nhân, hộ gia đình Điều đầu tiên một cán bộ tín dụng cần làm là phải đánh giá khả năng trả nợ của đơn xin vay đó Mức thu nhập và sự ổn định trong thu nhập, hay phương án kinh doanh phục vụ cho đời sống gia đình có hiệu quả không là những thông tin rất quan trọng Nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn lại có thu nhập thấp dưới mức trung bình, việc làm và chỗ ở của họ ít ổn định, nếu cho đối tượng khách hàng này vay, ngân hàng sẽ có những khoản vay nhỏ, rủi ro hơn Như vậy, việc đánh giá khả năng tài chính của một khách hàng là rất khó khăn Bởi lẽ, một cá nhân, một hộ gia đình có thể dễ dàng hơn trong việc giữ kín thông tin của mình so với các doanh nghiệp.

1.3.2.3 Quy mô khoản vay nhỏ lẻ

Tín dụng bán lẻ chủ yếu cung cấp cho các cá nhân và hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh nhỏ, dịch vụ, đời sống Do vậy, các khoản vay này cần tiến hành các thủ tục vay qua nhiều khâu, việc quản lý khoản vay thường chắp vá và thời gian quản lý có thể kéo dài trong nhiều năm.

1.3.2.4 Tài sản đảm bảo phong phú, phức tạp về tính chất pháp lý

Do nhu cầu về đời sống, về sản xuất, kinh doanh của các cá nhân và hộ gia đình rất phong phú và đa dạng, nên tài sản đảm bảo trong hoạt động tín dụng bán lẻ cũng rất phong phú, đa dạng và phức tạp Ngân hàng có thể cho vay không có tài sản đảm bảo Trong trường hợp này, sự đảm bảo cho khoản vay là sự tin tưởng vào chính ý thức trả nợ của người đi vay Ngân hàng có thể cho vay có tài sản đảm bảo là tài sản hình thành từ vốn vay (như vay mua ô tô, vay mua nhà) Trong trường hợp này, ngân hàng cần tiến hành các thủ tục vay và các thủ tục về tài sản đảm bảo phức tạp hơn Ngoài hình thức đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, ngân hàng cũng nhận tài sản của chính người đi vay hoặc của bên thứ ba Dù ở trường hợp nào, thì tài sản đảm bảo trong tín dụng bán lẻ cũng liên quan đến các cá nhân với nhiều mối quan hệ sở hữu phức tạp Do vậy, ngân hàng khi nhận tài sản đảm bảo đó cần làm rõ các mối quan hệ liên quan để tránh xảy ra tranh chấp.

1.3.2.5 Các khoản tín dụng bán lẻ thường có chi phí vốn lớn và lãi suất cho vay cao

Tín dụng bán lẻ thường là một trong các khoản mục tài sản mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng Tuy nhiên, tín dụng bán lẻ lại có chi phí cao, với nhiều rủi ro (vì tình hình tài chắnh của các cá nhân và hộ gia đình có thể thay đổi nhanh chóng tuỳ theo tình trạng công việc và sức khỏe của họ) Do tín dụng bán lẻ có nguồn cho vay cũng từ chính nguồn huy động vốn từ dân cư do vậy lãi suất cho vay trong tín dụng bán lẻ cũng cần phải cao tương ứng để đủ bù đắp chi phí huy động vốn.

1.3.3 Một số loại hình tín dụng bán lẻ

1.3.3.1 Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở Ở đâu và bất cứ khi nào cũng tồn tại nhu cầu về nhà ở Tuy vậy, không phải ai cũng có đủ điều kiện mua nhà bằng tiền của mình ngay từ khi còn trẻ, họ phải tích lũy và thực hiện điều đó khi đã về già Hướng giải quyết vấn đề này chính là sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở của các ngân hàng

Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở là việc cho vay để mua nhà - đất ở, xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà ở và mua sắm trang trí nội thất nhà ở phục vụ nhu cầu đời sống đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình Việc mua bất động sản dưới hình thức nhà cửa hoặc khu căn hộ thường làm tăng nhu cầu vay vốn trung dài hạn (thông thường 15 năm đến 30 năm) và các khoản vay này sẽ được đảm bảo bằng chính bất động sản đó.

1.3.3.2 Cho vay hộ gia đình

Nền kinh tế có rất nhiều thành phần kinh tế, trong đó chiếm một tỷ trọng không nhỏ là các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh Như các doanh nghiệp khác, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh rất phong phú:

Từ việc mở cửa hàng tạp hóa tại chợ, kinh doanh các mặt hàng nhỏ lẻ tại gia đình, đến các hộ gia đình sản xuất theo hình thức vườn ao chuồng hay sản xuất công - nông nghiệp, các hộ gia đình tại các làng nghề

Như vậy, cho vay hộ sản xuất kinh doanh là việc cấp tín dụng cho các hộ gia đình để phục vụ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ đời sống.

1.3.3.3 Cho vay cán bộ, công nhân viên

Cán bộ, công nhân viên (CBCNV) trong các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đoàn thể chủ yếu sống bằng lương và thu nhập do cơ quan nơi làm việc chi trả.

Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của hoạt động tín dụng bán lẻ 20 1 Các chỉ tiêu định lượng

1.4.1 Các chỉ tiêu định lượng

1.4.1.1 Dư nợ tín dụng bán lẻ

Dư nợ tín dụng bán lẻ thể hiện quy mô hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng Dư nợ tín dụng bán lẻ càng cao, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng tức là hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng đang phát triển tốt, số lượng khách hàng ngày càng nhiều.

1.4.1.2 Số lượng khách hàng cá nhân

Số lượng khách hàng của một ngân hàng ngày càng gia tăng thể hiện các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đang đáp ứng rất tốt nhu cầu của khách hàng và khiến khách hàng hài lòng Điều này cũng cho thấy ngân hàng này đang hoạt động kinh doanh rất tốt và đang từng bước mở rộng thị phần tín dụng bán lẻ của mình.

1.4.1.3 Sự đa dạng của sản phẩm tín dụng bán lẻ Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng bán lẻ phù hợp với nhu cầu thị trường, linh hoạt theo từng phân khúc khách hàng khác nhau nhưng vẫn mang bản sắc riêng của ngân hàng là một chỉ tiêu thể hiện sự tập trung phát triển tín dụng cá nhân, giúp ngân hàng có cơ hội đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và gia tăng doanh số Tuy nhiên, sự đa dạng hoá sản phẩm cần phải được thực hiện trong tương quan so với các nguồn lực hiện có của ngân hàng, tránh dàn trải nguồn lực quá mức.

Ngoài ra các ngân hàng đa năng còn chủ động cạnh tranh bằng cách cung cấp sản phẩm liên quan hỗ trợ tín dụng như bảo hiểm tín dụng, dịch vụ nhà đất (thủ tục pháp lý sang tên đăng bộ, bảo lãnh thực hiện hợp đồng…) giúp ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn mà cũng tránh bớt rủi ro trong kinh doanh.

1.4.1.4 Hệ thống kênh phân phối

Hệ thống kênh phân phối của ngân hàng thể hiện ở số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và đơn vị trực thuộc đang hoạt động Đặc điểm của khách hàng cá nhân là số lượng lớn nhưng dàn trải, đồng thời tâm lý khách hàng ngày càng không muốn bỏ ra thời gian, công sức đi xa mới có thể giao dịch được với ngân hàng, trong khi các điểm giao dịch của ngân hàng đối thủ luôn hiện diện khắp nơi Vì vậy một ngân hàng có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớn sẽ giúp dễ dàng tiếp cận khách hàng ở nhiều địa bàn

Ngày nay, yêu cầu của khách hàng ngày càng được nâng cao khi muốn được đáp ứng nhu cầu ngay tại nhà, văn phòng… bằng những thiết bị hiện đại như máy vi tính, điện thoại với các chương trình cho vay trực tuyến Chính vì vậy kênh phân phối trực tiếp tại quầy giao dịch đang bộc lộ hạn chế, do đó xu hướng hiện nay là mở rộng các kênh phân phối trên nền tảng công nghệ cao.

Phát triển tín dụng bán lẻ phải đảm bảo đi đôi với tăng chất lượng tín dụng bán lẻ Chất lượng tín dụng một phần được thể hiện ở mức độ an toàn vốn tín dụng thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu – đánh giá khả năng thu hồi nợ.

Theo quy định của NHNN Việt Nam hiện nay thì “Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) Tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng càng thấp càng tốt Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn Mức dưới 3% có thể coi là ngưỡng khá tốt trong hoạt động ngân hàng Tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế và Việt Nam là 5%.

1.4.2 Các chỉ tiêu định tính

1.4.2.1 Mức độ hài lòng của khách hàng

Khách hàng hài lòng, thỏa mãn với các sản phẩm tín dụng bán lẻ cho thấy chất lượng các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích của ngân hàng ngày cao Tiếng lành đồn xa, điều đó còn làm gia tăng số lượng khách hàng đến với ngân hàng Đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng chính là yếu tố quyết định cho sự ra đời hay kết thúc của một sản phẩm tín dụng Việc đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng sẽ giúp ngân hàng hiểu rõ hơn về thói quen, hành vi và cảm nhận của khách hàng, từ đó ngày càng hoàn thiện hơn các sản phẩm tín dụng của ngân hàng.

1.4.2.2 Tiện ích của sản phẩm

Ngày nay các tiện ích của sản phẩm tín dụng được đánh giá dựa trên mức độ nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, công sức nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả Ví dụ như dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép khách hàng ngồi tại nhà hay bất cứ nơi đâu với một máy tính nối mạng hay một điện thoại di động thông minh là có thể tiến hành giao dịch, chuyển tiền trong và ngoài nước nhưng vẫn đảm bảo an toàn thông tin của khách hàng bằng các công nghệ bảo mật hiện đại, tiên tiến.

1.4.2.3 Thương hiệu của ngân hàng

Thương hiệu chính là lợi thế cạnh tranh của ngân hàng, giúp ngân hàng mở rộng thị phần cũng như kênh phân phối Một thương hiệu mạnh sẽ tạo ra sự tin tưởng, an tâm cho khách hàng, ngay cả những khách hàng chưa giao dịch tại ngân hàng Một thương hiệu mạnh, có hình ảnh tốt đẹp không những có một lượng lớn khách hàng trung thành lâu dài mà còn có ưu thế hơn trong việc thu hút thêm các khách hàng mới và việc quảng bá thương hiệu, giới thiệu hình ảnh cũng tốn kém ít chi phí hơn so với các đối thủ cạnh tranh Có thể nói, thương hiệu chính là tài sản vô hình của ngân hàng.

Kinh nghiệm phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của một số NHTM

và ngoài nước và bài học kinh nghiệm cho ABBANK.

1.5.1 Kinh nghiệm phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của một số NHTM trong và ngoài nước

1.5.1.1 Kinh nghiệm từ các NHTM của nước Mỹ.

Có thể khẳng định rằng không có tín dụng tiêu dùng thì nền kinh tế Mỹ không thể phát triển như ngày nay Đa số người dân Mỹ vay tiền Ngân hàng để mua nhà với thời hạn hợp đồng từ 10 năm đến 30 năm Mua xe ôtô, đồ dùng gia đình từ 3-5 năm, thậm chí mua quần áo với thời hạn tín dụng từ 3-6 tháng

Tuy nhiên, trong vòng 10 năm trở lại đây, thị trường nhà đất phát triển mạnh.Các ngân hàng và tổ chức tín dụng đã bất chấp rủi ro cho vay cả những hợp đồng tín dụng nhà ở dưới chuẩn (thậm chí cho vay cả những khách hàng không có khả năng tài chính) Các tổ chức tài chính phố Wall còn gom góp các hợp đồng cho vay nhà theo nhóm rủi ro làm tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu chứng khoán hóa ra thị trường Mỹ và thị trường tài chính thế giới Khi giá bất động sản giảm, một số lớn hợp đồng tín dụng để đảm bảo cho phát hành trái phiếu chứng khoán hóa trở thành nợ xấu; Trái phiếu chứng khoán hóa mất giá trên thị trường thứ cấp khiến cho ngân hàng và các người đầu tư nắm giữ trái phiếu này lỗ nặng hoặc mất khả năng thanh toán.

Như vậy, bài học ở đây là tăng trưởng tín dụng nóng, tiêu chuẩn tín dụng không chặt chẽ, cho vay dưới chuẩn, cho vay cả những khách hàng không có khả năng tài chính, đồng thời phát hành trái phiếu với sự bảo đảm bằng các hợp đồng tín dụng nhà ở dưới chuẩn tới mức không thể kiểm soát được trên thị trường thứ cấp

1.5.1.2 Kinh nghiệm của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

- Ngân hàng HSBC Việt Nam: Với tham vọng trở thành ngân hàng nước ngoài có dịch vụ bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, HSBC đang nỗ lực để đưa ra các loại sản phẩm tài chính cá nhân như gói sản phẩm Khởi nghiệp, Vợ chồng son, Thành viên mới, Gia đình lớn Trong đó, sản phẩm vay tiêu dùng trong gói Khởi nghiệp, giá trị lên đến 250 triệu đồng đang được nhiều người quan tâm Để tiếp cận nguồn vốn này, HSBC cũng không đòi hỏi các điều kiện quá khắt khe đối với khách hàng (không cần thế chấp tài sản hay bảo lãnh công ty, không cần chứng minh mục đích sử dụng vốn ) và hồ sơ vay được giải quyết trong vòng 48 tiếng Hay sản phầm vay mua nhà trong gói Vợ chồng son lãi suất chỉ 9,5%/năm, giá trị khoản vay lên đến 70% giá trị ngôi nhà và thời hạn vay dài 25 năm HSBC cũng là ”Ngân hàng có dịch vụ cao cấp tốt nhất dành cho khách hàng cá nhân tại Việt Nam” do Euromoney bình chọn năm 2012.

So với các ngân hàng trong nước, sản phẩm tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng nước ngoài đang thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng hơn, vì thủ tục đơn giản và không cần tài sản đảm bảo Các chiêu cạnh tranh của ngân hàng ngoại thường nhắm đến là giảm tối đa các thủ tục, khuyến khích người dân tiếp cận với khoản vay

- Ngân hàng ANZ Việt Nam: Vượt qua các thách thức chung của kinh tế VN và thế giới trong năm qua, ANZ đã đạt được những kết quả kinh doanh vượt trội trong lĩnh vực kinh doanh tài chính cá nhân và được công nhận là “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2013” do tạp chí uy tín Asian Banker trao tặng Lựa chọn

“sân chơi” hợp lý (phân khúc khách hàng cao cấp và khách hàng triển vọng tại các đô thị lớn) và khai thác triệt để thế mạnh chuyên môn của mình, ANZ Việt Nam là ngân hàng nước ngoài đi tiên phong đưa các gói sản phẩm đầu tư tiên tiến về thị trường nội địa như Sản phẩm đầu tư Song Tệ (Dual Currency Investment), Sản phẩm đầu tư Cấu Trúc (Structured Investment Products), ANZ Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng ưu tiên và dịch vụ quản lý tài tài sản. Đây là những sản phẩm ngân hàng mang tính cá nhân hóa rất cao, có thể được thiết kế riêng cho từng khách hàng tùy theo nhu cầu của họ trong từng giai đoạn Cụ thể, đội ngũ Quan hệ Khách hàng được đào tạo kỹ càng sẽ có trách nhiệm liên lạc chặt chẽ với khách hàng, phân tích nhu cầu tài chính, đầu tư hay bảo vệ của họ và gia đình, sau đó cùng với chuyên gia tài chính đầu tư của ngân hàng sẽ giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với kỳ vọng lợi nhuận hay khả năng chấp nhận rủi ro của họ

1.5.1.3.Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB).

Theo The Asian Banker, Vietcombank được lựa chọn là “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2015” căn cứ trên những thành tựu nổi bật mà ngân hàng đã đạt được trong năm qua Với thị phần đạt trên 28%, Vietcombank đã xác lập vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực thẻ và các dịch vụ ngân hàng điện tử để khẳng định sự tăng trưởng đột phá trong lĩnh vực cốt lõi - bán lẻ Trong những năm qua, VCB đã tiếp tục đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng bán lẻ, tiếp cận trực tiếp nhu cầu của khách hàng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo, giảm thiểu và chuẩn hóa các quy trình thủ tục VCB đã chủ động tiếp cận các cơ quan, doanh nghiệp để giới thiệu cung cấp dịch vụ trả lương cho các cán bộ công chức, viên chức qua tài khoản Tính đến cuối năm 2013, đã có hơn 15.000 cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam trả lương qua hệ thống VCB Với mục tiêu tăng cường bán chéo sản phẩm bán lẻ cho cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp đang có quan hệ giao dịch với Vietcombank, thời gian qua, Vietcombank đã tiếp cận và triển khai bán hàng tại một số doanh nghiệp lớn như: Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam (PVEP), Công ty bảo hiểm Dầu khí (PVI), Tập đoàn Bảo Việt… Vietcombank cũng là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam phát hành và làm đại lý thanh toán cho cả 5 tổ chức thẻ tín dụng lớn nhất thế giới (Visa, Master, Amex, JCB, Dinners Clup).

1.5.1.4 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank).

Năm 2014, Techcombank đã đạt được giải thưởng ”Ngân hàng bán lẻ của năm” do Asian Banking and Finance bình chọn Từ năm 2007, Techcombank đã nhanh chóng gia nhập và triển khai các sản phẩm tín dụng bán lẻ tín chấp trên cơ sở đánh giá khách hàng, quản lý rủi ro và thu nợ tập trung theo mô hình, quy trình quản lý của ngân hàng bán lẻ Một loạt các sản phẩm tín dụng bán lẻ được ra đời đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Techcombank đã đẩy mạnh các hoạt động liên kết với các cửa hàng, nhà sản suất, siêu thị để cho vay Tại khu vực Hà Nội, trên hàng trăm cửa hàng, siêu thị đã ký các hợp đồng liên kết với Techcombank để giới thiệu khách hàng mua sắm trả góp với Techcombank, đặc biệt trong lĩnh vực xe máy, máy tính, đồ dùng điện tử Siêu thị điện máy Nguyễn Kim, nội thất Nhà Xinh và nhiều hệ thống siêu thị khác liên kết với Techcombank để hỗ trợ lãi suất cho khách hàng mua hàng trả góp Techcombank cũng đả triển khai mô hình cho vay lưu động tại các Trung tâm siêu thị và các cửa hàng bán lẻ, dùng đòn bẩy là sản phẩm linh hoạt và phê duyệt nhanh Do vậy, năm 2013 dư nợ tín dụng bán lẻ của Techcombank đạt 11.215 tỷ đồng tăng trưởng 17% so với 2012

1.5.2 Bài học kinh nghiệm phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ cho Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội

1.5.2.1 Giảm thiểu thủ tục vay

Trên cơ sở quy trình tín dụng bán lẻ đã được ban hành, ABBANK cần thường xuyên tổ chức học tập triển khai nghiên cứu các sản phẩm tín dụng bán lẻ, bổ sung chỉnh sửa các quy trình để đảm bảo không gây phiền hà cho khách hàng và an toàn cho hoạt động của ngân hàng Có như vậy, mới thu hút và giữ chân được khách hàng cá nhân, các hộ gia đình Do đối tượng khách hàng này có một mối quan tâm là thủ tục vay đơn giản nhất và họ có thể nhận tiền vay nhanh nhất kể từ khi đặt vấn đề vay với ngân hàng Nếu điều kiện vay quá khắt khe, thủ tục quá rườm rà, ABBANK có thể sẽ bị loại ra khỏi cuộc đua mở rộng thị trường do các đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình sẽ chuyển sang hoạt động tại ngân hàng khác có thủ tục vay đơn giản hơn

1.5.2.2 Giao tiếp với khách hàng cá nhân và hộ gia đình Đối tượng khách hàng của tín dụng bán lẻ tương đối phức tạp và đa dạng về thành phần, tính cách và trình độ hiểu biết khác nhau Do việc tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng cá nhân là các cán bộ tín dụng, nên thái độ nhiệt tình, trách nhiệm và tính chuyên nghiệp trong công việc của bộ phận cán bộ này là rất quan trọng.ABBANK cần quán triệt và thường xuyên giáo dục cán bộ về đạo đức nghề nghiệp,chuyên môn nghiệp vụ; nghiêm khắc xử lý những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, quan liêu trong việc hướng dẫn thủ tục và thực hiện thủ tục vay cho khách hàng Cán bộ tín dụng cần nhận diện được nhu cầu của khách hàng và làm thế nào để giúp họ đạt được mục đích cuối cùng của mình theo một cách tốt nhất và chân thành nhất, hãy xem khách hàng như người thân và phục vụ họ như phục vụ người thân của mình.

1.5.2.3.Về mô hình hoạt động

Là một NH TMCP có các chi nhánh phủ rộng 29 tỉnh thành trên toàn quốc, ABBANK cần ngày càng hơn nữa mở rộng hệ thống kênh phân phối của mình Bên cạnh đó, ABBANK cũng cần tăng cường nguyên tắc phối kết hợp trong hệ thống, đặc biệt đối với các chi nhánh hoạt động trên cùng địa bàn, các công ty trong hệ thống để tránh cạnh tranh trong nội bộ gây lãng phí nguồn lực toàn ngành Mặt khác cần nâng cao trách nhiệm phục vụ các khách hàng của chi nhánh bạn đến giao dịch tại chi nhánh Hơn nữa để nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động tín dụng bán lẻ, ABBANK cần có một bộ phận chuyên trách tín dụng bán lẻ và quan hệ khách hàng cá nhân, đồng thời nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tín dụng bán lẻ

1.5.2.4 Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng bán lẻ

Trên cơ sở các ngân hàng bạn đã xúc tiến sản phẩm tín dụng bán lẻ ABBANK cũng cần học tập, rút kinh nghiệm trong việc triển khai các sản phẩm tương tự dựa trên những lợi thế của mình nhưng vẫn sáng tạo, khác biệt, mang bản sắc riêng của ABBANK về chất lượng sản phẩm, phong cách phục vụ Song song với điều đó, ABBANK cũng cần có những lộ trình phát triển một cách nhanh chóng và toàn diện các sản phẩm tín dụng bán lẻ chưa được triển khai tại các ngân hàng bạn

1.5.2.5 Về cơ chế giám sát rủi ro.

Rút kinh nghiệm từ bài học cho vay nhà dưới chuẩn ở Mỹ, ABBANK cần có một tiêu chuẩn tín dụng chặt chẽ, hình thành cơ chế giám sát rủi ro phù hợp và tuân thủ các chuẩn mực quản trị rủi ro

Qua nghiên cứu chương 1, luận văn đã phân tích, luận giải các vấn đề cơ bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau: Trình bày khái niệm về tín dụng, tín dụng bán lẻ, giới thiệu đặc điểm, vai trò và sự cần thiết phát triển tín dụng bản lẻ chi đánh giá mức độ bán lẻ hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại Luận văn đã đưa ra các tiêu ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại, cũng như kinh nghiệm phát triển tín dụng bán lẻ của một số ngân hàng thương mại trong nước và thế giới, và rút ra bài học kinh nghiệm cho NHTM AB-Bank.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỀN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH - HÀ NỘI

Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội

Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình - Hà Nội (ABBANK) được thành lập theo giấy phép số 535/GP-UB do UBND TP.HCM cấp vào ngày 13 tháng 5 năm

1993 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng TMCP nông thôn An Bình - Hà Nội

Năm 2014 là năm ABBANK kỉ niệm 20 năm thành lập và phát triển, là dấu mốc đầy ý nghĩa về sự trưởng thành của ABBANK trên thị trường Tài chính – Ngân hàng Việt Nam Đến nay, ABBANK đã trở thành cái tên thân thuộc với trên 17.000 khách hàng doanh nghiệp và trên 400.000 khách hàng cá nhân tại 29 Tỉnh - Thành phố trên cả nước, thông qua mạng lưới lên tới 144 Chi nhánh/ phòng giao dịch. Tính đến tháng 06/2014, vốn điều lệ của ABBANK đã đạt gần 4.800 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 50.000 tỷ đồng. Định hướng kinh doanh theo quan điểm thận trọng, bởi vậy các chỉ tiêu tài chính của ABBANK luôn tăng trưởng ổn định, các chỉ tiêu đảm bảo an toàn đều được giữ vững Bên cạnh đó, cùng sự sát cánh và hỗ trợ của các cổ đông là các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội – Geleximco, Maybank

- ngân hàng lớn nhất Malaysia, và Tổ chức tài chính quốc tế - IFC (trực thuộc Ngân hàng Thế giới), ABBANK có nguồn lực tài chính vững mạnh và cơ cấu quản trị theo những thông lệ quốc tế tốt nhất, và phát triển mạnh mẽ như một ngân hàng bán lẻ đa năng.

Năm 2002: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ABBANK tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào chuyên ngành kinh doanh ngân hàng thương mại.

Năm 2004: ABBANK tăng vốn điều lệ lên 70,04 tỷ đồng.

Năm 2005: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lược của ABBANK Các cổ đông lớn khác gồm: Tổng công ty tài chính Dầu Khí (PVFC), Tổng công ty Xuất - Nhập khẩu Hà Nội (GELEXIMCO).

Năm 2006: Vốn điều lệ tăng từ 165 tỷ đồng vào đầu năm lên 1131 tỷ đồng vào cuối năm.

- ABBANK ký kết hợp tác chiến lược với Agribank và các công ty thành viên của EVN như: PC1, PC2, PC3…

- ABBANK trở thành thành viên của mạng thanh toán PAYNET Đồng thời, vốn điều lệ của ABBANK tăng lên 2.300 tỷ đồng

- ABBANK triển khai thành công phần mềm ngân hàng (core banking) vào hoạt động trên toàn hệ thống.

- Maybank chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của ABBANK với tỷ lệ sở hữu là 15%.

- ABBANK tăng vốn điều lệ lên 2.705 tỷ đồng.

- ABBANK công bố hợp tác với Prudential VN và ngân hàng Deutsche Bank.

- Tháng 9/2012, ABBANK chính thức khai trương Hội sở mới tại 170 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1 và triển khai giao dịch ngoài giờ tại Sở giao dịch.

- Tháng 12/2012, ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ lên 4.200 tỷ đồng

Năm 2013: Tính đến tháng 12/2013, mạng lưới giao dịch của ABBANK đạt

140 điểm trải rộng khắp 29 tỉnh thành trên toàn quốc.

MỘT SỐ GIẢI THƯỞNG CỦA ABBANK:

+ Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2013 do Ngân hàng Wells Fargo(Mỹ) trao tặng.

+ Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500)

+ Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2012 tại Liên hoan doanh nghiệp rồng vàng và thương hiệu mạnh Việt Nam;

+ Doanh nghiệp Thương mại dịch vụ tiêu biểu 2012 - Top Trade Service do

Bộ công thương trao tặng;

+ Thương hiệu vàng 2012 do Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức trao tặng;

+ Nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia 2010 và 2012 do Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng;

+ Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010 do Báo Sài Gòn Giải Phóng trao tặng;

+ Cúp vàng Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam 2010 do Hiệp hội các Nhà bán lẻ Việt Nam trao tặng;

+ Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam 2010 do VCCI và công ty Nielsen trao tặng;

+ Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc 2007 và 2010 do Wachoviabank – ngân hàng lớn của Mỹ trao tặng;

+ Giải thưởng Quả Cầu Vàng - The Best Banker cho ngân hàng phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ công nghệ cao do Ban tổ chức hội chợ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm Banking Expo 2007 trao tặng;

+ “Nhà phát hành trái phiếu công ty bản tệ tốt nhất Châu Á” do Tạp chí Asia Money bình chọn;

2.1.2 Mô hình tổ chức bộ máy của Ngân hàng An Bình - Hà Nội

Hình vẽ dưới đây thể hiện mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của ABBANK:

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của ABBank

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC (TGĐ & CÁC PHÓ TGĐ) ĐẠI HỘI ĐỒNG

UB NHÂN SỰ UB TÍN DỤNG UB QL RỦI RO UB ĐẦU TƯ &

HĐ RỦI RO HĐ MARKETING

TÀI SẢN NỢ - CÓ HĐ THI ĐUA HĐ TÍN DỤNG HĐ KT

KHỐI NGUỒN VỐN & ĐẦU TƯ KHỐI QL TÍN

KHỐI KHDN DỤNG KHỐI DV &

HỖ TRỢ KHỐI NHÂN KHỐI VẬN SỰ

KHỐI KHCN KHỐI QL TÍN KHỐI QL RỦI RO

Phòng giao dịch Phòng giao dịch

Văn phòng khu vực (miền Bắc, Trung, Nam)

Quản lý nghiệp vụ chiều dọc theo phân cấp của khu vựcChi nhánh

2.1.3 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội

2.1.3.1 Quan hệ hợp tác, đầu tư

ABBANK đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với nhiều đối tác chiến lược là các tập đoàn trong nước và nước ngoài, như Hợp tác sâu rộng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các công ty - nhà thầu của EVN, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội – Geleximco, Ngân hàng Maybank – ngân hàng lớn nhất Malaysia, Tổ chức tài chính quốc tế - IFC (trực thuộc Ngân hàng Thế giới) nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các bên, tăng cường hợp tác hướng đến mục tiêu trở thành đối tác chiến lược của nhau, phù hợp với định hướng và chiến lược phát triển tổng thể của mỗi bên.

Năm 2012 cũng đánh dấu một bước phát triển quan trọng của ABBANK khi cổ đông chiến lược nước ngoài Maybank chính thức nâng tỉ lệ sở hữu cổ phần từ 15% lên 20% - Mức tối đa theo quy định hiện hành về tỉ lệ sở hữu của một cổ đông nước ngoài tại ngân hàng thương mại Việt Nam Năm 2014, ABBANK đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ từ 4.200 tỷ đồng lên 4.800 tỷ đồng từ việc chuyển đổi thành công 59,8 triệu trái phiếu chuyển đổi phát hành năm 2010 thành cổ phiếu phổ thông ghi danh cụ thể Sau khi tăng vốn, tổng sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 30%, trong đó Tổ chức tài chính quốc tế - IFC sở hữu 10%.

Nhờ có sự hỗ trợ tích cực của các cổ đông lớn như tiền gửi từ Geleximco, EVN và các hạn mức ưu đãi từ IFC và Maybank mà ABBANK đã đạt được kết quả ấn tượng về công tác huy động vốn trong năm 2014

Những năm qua, ABBANK đã không ngừng cải tiến nền tảng công nghệ thông tin, phát triển các giải pháp mang tính tổng hợp, phát triển hệ thống Corebanking và đầu tư cơ sở hạ tầng Thành tựu quan trọng là việc hoàn thành dự án hiện đại hóa ngân hàng Điều này đã giúp ABBANK có được một cơ sở công nghệ ngân hàng vững chắc

Năm 2014, khối Công nghệ thông tin của ABBANK đã chủ trì triển khai 16 dự án về quản lý cơ sở hạ tầng, điển hình như dự án Xây dựng Trung tâm dữ liệu, dự án Nâng cấp hạ tầng mạng WAN (mạng diện rộng) và chuyển đổi mô hình quản lý truy cập Internet…; 150 dự án phát triển ứng dụng, sản phẩm cho phát triển kinh doanh Bên cạnh đó ABBANK đã chủ động tập trung nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng “Kế hoạch bảo mật Công nghệ thông tin giai đoạn 2013 -

Năm 2014, ABBANK đã có trên 17.000 khách hàng doanh nghiệp và trên 400.000 khách hàng cá nhân tại 29 Tỉnh - Thành phố trên cả nước, thông qua mạng lưới lên tới 144 Chi nhánh/ phòng giao dịch với 158 máy ATM và 407 máy POS trên toàn quốc Chiến lược phát triển mạng lưới giai đoạn 2013 - 2015: Toàn hệ thống có 150 Chi nhánh - Phòng giao dịch; Trên 200 máy ATM; Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng trên mọi miền đất nước (góp phần tạo nên vị thế, hình ảnh, thương hiệu của ABBANK).

2.1.3.4 Công tác quản trị điều hành

Bám sát diễn biến phức tạp của tình hình, Ban lãnh đạo ABBANK đã có chủ trương ứng phó kịp thời với diễn biến bất thường của thị trường tài chính trong và ngoài nước Về huy động vốn, ABBANK đã có sự điều hành bằng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp bám sát diễn biến thị trường theo nguyên tắc “lãi thực dương”; Đảm bảo dự trữ bắt buộc; Đáp ứng khả năng thanh khoản và nhu cầu tăng trưởng tín dụng của hệ thống ABBANK đã điều hành hoạt động tín dụng theo diễn biến của nền kinh tế và chỉ đạo của Chính phủ Trong hoạt động dịch vụ, ABBANK đã đẩy nhanh tiến độ triển khai các sản phẩm dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm.

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội

Trái với dự báo lạc quan thời điểm đầu năm, kinh tế Thế giới năm 2014 suy giảm Theo báo cáo của Công ty dịch vụ tài chính Standard and Poor, kinh tế Thế giới năm 2014 chỉ tăng trưởng ở mức 2,7% - 3,1%, thấp hơn mức dự đoán 3,3% -3,5% đầu năm Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam đã đang dần phục hồi, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2014 đạt 5,42%, mức tăng trưởng này tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2013.

Trong bối cảnh đầy thách thức đối với nền kinh tế nói chung cũng như hệ thống ngân hàng nói riêng đó, 2014 được đánh giá là một năm hoạt động an toàn và ổn định của Ngân hàng An Bình - Hà Nội, ngân hàng tiếp tục nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của đối tác và khách hàng Tháng 4/2014, ABBANK thu hút thêm cổ đông lớn nước ngoài là Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), nâng vốn điều lệ từ gần 4.200 tỷ đồng lên gần 4.800 tỷ đồng Quy mô hoạt động năm 2014 có sự tăng trưởng khả quan về cả tổng tài sản, dư nợ cho vay và huy động vốn. Điều đó được thể hiện cụ thể ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng Tổng tài sản, Cho vay, Huy động của ABBANK giai đoạn 2012 - 2014 Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng tài sản Cho vay Huy động

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK các năm 2012 - 2014)

Kết thúc năm 2014, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội tăng từ 41.626 tỷ đồng năm 2012 lên 57.792 tỷ đồng, gấp 1,39 lần so với 2012 và hoàn thành 115% kế hoạch năm Dư nợ cho vay của ngân hàng tăng từ 20.125 tỷ đồng năm 2012 lên 37.558 tỷ đồng năm 2014, tăng gấp 1,17 lần so với 2012 và hoàn thành 152% kế hoạch năm Tổng nguồn vốn huy động tăng từ 25.490 tỷ đồng năm

Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ của NH TMCP An Bình - Hà Nội

2.2.1 Hệ thống các sản phẩm tín dụng bán lẻ của NH TMCP An Bình - Hà Nội

Hoạt động cho vay bán lẻ của ABBANK chỉ bắt đầu được quan tâm phát triển từ năm 2007 – 2010 nên vẫn còn khá khiêm tốn Hiện tại, ABBANK đang từng bước hình thành các sản phẩm - dịch vụ tín dụng bán lẻ theo thông lệ với các sản phẩm tín dụng đa dạng, bao gồm 12 sản phẩm sau:

(i) Cho vay sản xuất kinh doanh và Cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh dịch vụ

Thấu hiểu được những mong muốn của khách hàng cá nhân muốn làm chủ cơ sở kinh doanh của mình, hộ kinh doanh cá thể mở rộng quy mô sản xuất, doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu vay vốn bổ sung kinh doanh bằng đồng Việt Nam,ABBANK đã cho ra đời bộ sản phẩm cho vay Sản xuất kinh doanh với nhiều ưu điểm nổi bật: Tài trợ tối đa lên đến 80% giá trị tài sản đảm bảo với thời gian cho vay tối đa là 60 tháng hoặc 12 tháng

(ii) Cho vay mua xe ô tô

Với thủ tục đơn giản, linh hoạt, thời gian vay lên tới 60 tháng; mức cho vay tối đa 75% giá trị xe mua, khách hàng có thể vay để mua ô tô phục vụ nhu cầu tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh Ngoài ra, mức cho vay sẽ lên đến 90% nhu cầu vốn nhưng không quá 70% giá trị tài sản đảm bảo nếu TSĐB là bất động sản

(iii) Cho vay mua nhà/ đất/ xây sửa chữa nhà

Sản phẩm này giúp mọi khách hàng mua được căn nhà, đất để ở như mong muốn với thời gian vay dài lên tới 240 tháng, thời gian ân hạn 36 tháng; mức cho vay tối đa lên đến 90% nhu cầu vốn nhưng không quá 70% giá trị tài sản đảm bảo với tài sản đảm bảo chính là bất động sản khách hàng định mua

(iv) Cho vay cầm cố Sổ tiết kiệm/ Số dư tài khoản

Giúp khách hàng có được nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu kịp thời, ABBANK đã đưa ra gói tín dụng Cho vay cầm cố Sổ tiết kiệm/ Số dư tài khoản. Sản phẩm này có thời gian vay linh hoạt, được xác định phù hợp với nhu cầu của người vay; mức cho vay dựa trên nhu cầu vay vốn thực tế và trị giá của tài sản cầm cố.

Sản phẩm cho vay du học Youstudy nhằm đáp ứng nhu cầu chứng minh tài chính du học hoặc cho vay thực sự để đi du học Đối với chứng minh tài chính thời gian vay tối đa là 60 tháng, mức cho vay tối đa 100% học phí và/hoặc sinh hoạt phí. Đối với cho vay thực sự thời gian vay tối đa là 120 tháng, mức cho vay tối đa là 90% học phí và/hoặc sinh hoạt phí. Đối tượng khách hàng là cá nhân người Việt Nam, có quan hệ thân nhân với du học sinh, có nhu cầu cho thân nhân đi du học tại nước ngoài, có thu nhập ổn định, đảm bảo trả nợ trong thời gian vay vốn.

(vi) Cho vay thấu chi

Khách hàng có thể chi tiêu vượt số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại ABBANK và chỉ trả lãi trên số tiền và số ngày thực tế sử dụng Thời hạn của hạn mức thấu chi tối đa là 12 tháng và có thể có hoặc không có tài sản đảm bảo (tín chấp) Hạn mức cấp tối đa đối với Thấu chi tín chấp là 5 lần thu nhập ổn định hàng tháng và không quá 100 triệu đồng; đối với Thấu chi có tài sản đảm bảo là bất động sản: tối đa 8 lần thu nhập ổn định hàng tháng và không quá 300 triệu đồng.

(vii) Cho vay tiêu dùng thế chấp

Giúp khách hàng có ngay nguồn tài chính đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà, cưới hỏi… và cải thiện đời sống Thời gian vay tối đa 60 tháng Mức cho vay tối đa không vượt quá 70% tài sản đảm bảo của khách hàng hoặc tài sản bảo lãnh của bên thứ 3.

(viii) Cho vay tiêu dùng tín chấp

Sản phẩm này giúp khách hàng có ngay nguồn tài chính cho các mục đích tiêu dùng mà không cần tài sản thế chấp Thời gian vay tối đa 36 tháng, mức cho vay tối đa 200 triệu đồng Tuy nhiên đối tượng khách hàng phải là những người đáp ứng được tiêu chuẩn về mức lương tối thiểu 10 triệu đồng cũng như công việc ổn định.

(ix) Cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết Để đáp ứng nhu cầu và tăng tính chủ động, linh hoạt trong đầu tư cho các khách hàng của mình, ABBANK đã đưa ra gói sản phẩm Cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết Sản phẩm có thời gian vay tối đa 06 tháng, mức cho vay lên tới 15 tỷ đồng/khách hàng.

(x) Cho vay mua cổ phiếu chưa niêm yết

Mức cho vay lên đến 50% thị giá nhưng không quá 4 lần mệnh giá Thời hạn cho vay lên tới 12 tháng và tài sản bảo đảm tiền vay là cổ phiếu chưa được niêm yết thuộc danh mục cổ phiếu được ABBANK chấp thuận.

(xi) Cho vay mua cổ phần phát hành lần đầu thuộc EVN Đây là sản phẩm đặc trưng riêng có của ABBANK Đối tượng cho vay là cán bộ, công nhân viên thuộc tập đoàn EVN có thời gian công tác tính tới thời điểm xét cho vay trên 12 tháng Phương thức cho vay có thể là từng lần hoặc cho vay theo Hạn mức tín dụng Thời hạn cho vay và hạn mức tín dụng tùy theo từng trường hợp cụ thể và mục đích vay vốn của khách hàng.

2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội

2.2.2.1 Thực trạng chung về hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP

An Bình - Hà Nội a) Tín dụng bán lẻ so với tín dụng nói chung của ABBANK

ABBANK là một trong những Ngân hàng TMCP có vị thế mạnh và bề dày kinh nghiệm trong cho vay đầu tư - phát triển, cho vay đối với các doanh nghiệp. Riêng hoạt động cho vay bán lẻ của ABBANK còn khiêm tốn và chỉ bắt đầu được quan tâm phát triển từ năm 2007 - 2010

Trước thời điểm 2007, hoạt động cho vay bán lẻ chủ yếu được phát triển tự phát tại các Chi nhánh và được thực hiện trên cơ sở quy định chung về cho vay của Ngân hàng Nhà nước và của ABBANK Trong giai đoạn này, ABBANK gần như chưa có định hướng - cơ chế - chính sách, cũng như phát triển hệ thống sản phẩm tín dụng bán lẻ một cách rõ ràng Từ năm 2010, ABBANK đã có định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ (bao gồm tín dụng bán lẻ), hướng mục tiêu phấn đấu trở thành Ngân hàng thương mại hiện đại hàng đầu ở Việt Nam trong việc cung cấp các sản phẩm - dịch vụ bán lẻ.

Năm 2014 là một năm đặc biệt, đánh dấu mốc quan trọng khi ABBANK tròn

20 năm thành lập Với ý nghĩa này, hoạt động quảng bá thương hiệu của ABBANK được chú trọng đặc biệt với thông điệp “ABBANK – Ngân hàng bán lẻ thân thiện cùng bề dày 20 năm kinh nghiệm và phát triển ổn định, bền vững trên thị trường”. Đến nay, tuy hoạt động tín dụng bán lẻ của ABBANK đã có rất nhiều kết quả khả quan, nhưng tỉ trọng vẫn còn thấp so với hoạt động tín dụng bán buôn Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.6 Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng của ABBANK giai đoạn 2012 - 2014 Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng dư nợ tín dụng 20.125 100% 23.266 100 37.558 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK các năm 2012 -

Biều đồ 2.4 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng của

ABBANK giai đoạn 2012 – 2014 Đơn vị: %

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK các năm 2012 -

Đánh giá về hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội

2.3.1.1 Về công tác tổ chức hoạt động Để hướng dẫn hệ thống trong hoạt động tín dụng bán lẻ, Tổng Giám đốc đã ban hành các văn bản quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ Theo đó, quy trình tín dụng bán lẻ đã được tách riêng khỏi quy trình tín dụng doanh nghiệp và cải tiến theo hướng đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng. Ngoài ra, vẫn đảm bảo tách bạch các khâu quan trọng trong chu trình xử lý tín dụng, như: Đề xuất, phê duyệt, giải ngân và theo dõi khoản vay.

Sau một thời gian triển khai cấp tín dụng bán lẻ, phần lớn các Chi nhánh đều thừa nhận quy trình cấp tín dụng mới đảm bảo tính độc lập, công khai, minh bạch

61 và đặc biệt đã tăng cường tính an toàn trong hoạt động - Trong đó, nổi bật là khâu quản lý thông tin đầu vào của phân hệ tín dụng thuộc hệ thống do bộ phận quản trị tín dụng thực hiện.

2.3.1.2 Về dư nợ tín dụng bán lẻ

Năm 2014, có một sự tăng trưởng tích cực trong hoạt động tín dụng cá nhân.

Dư nợ tín dụng cá nhân đạt 10.989 tỷ đồng; chiếm 29,26% tổng dư nợ tín dụng, tăng 6,07% so với năm 2013 Nhìn chung tỉ trọng tín dụng cá nhân so với tổng dư nợ tín dụng của ABBANK những năm qua thường dao động quanh mức trên 25%. Thành tích này là con số đáng ghi nhận trong giai đoạn khó khăn hiện nay của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng ngày càng được kiểm soát tốt hơn, tỉ lệ nợ xấu thường xuyên ở mức thấp hơn nợ xấu chung toàn ngân hàng.

Kết quả có được ngày hôm nay là nhờ tầm nhìn và định vị đúng đắn của Ban lãnh đạo Ngân hàng, đưa ABBANK trở thành một “Ngân hàng bán lẻ thân thiện”.

2.3.1.3 Về số lượng khách hàng cá nhân

Số lượng khách hàng cá nhân của Ngân hàng đến 31/12/2014 đạt 442.814 khách hàng, tăng 65.983 khác hàng so với cuối năm 2013 Tổng số thẻ phát hành trong năm 2014 đạt 64.009 thẻ tăng 3.633 thẻ so với năm 2013; trong đó: thẻ YOUCard là 57.277 thẻ, thẻ Visa Debit là 3.322 thẻ và thẻ Visa Credit là 3.400 thẻ.

Trong năm vừa qua ABBANK đã rất tích cực quảng bá hình ảnh ”Ngân hàng bán lẻ thân thiện và có trách nhiệm với cộng đồng” qua rất nhiều chương trình an sinh xã hội, từ thiện như Tết An Bình - Hà Nội ”Trao hơi ấm – nhận nụ cười”, tài trợ cho chương trình ”24h Sống Xanh”, ”Nhân tài đất Việt”

Số lượng khách hàng cá nhân của ABBANK tuy tăng trưởng khá tốt trong những năm 2012 – 2014 nhưng vẫn còn khá khiêm tốn so với các NH TMCP khác. Chính vì vậy trong năm 2014, ABBANK đã triển khai mở rộng các kênh giao dịch khác ngoài kênh truyền thống để giảm chi phí, gia tăng thị phần và giúp khách hàng tiếp cận ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ liên quan dễ dàng, thuận tiện hơn như

62 triển khai mới ”Dịch vụ chuyển khoản liên ngân hàng”, ”Thanh toán tiền tự động YOUautopayE”, ”Dịch vụ thanh toán tiền điện trực tuyến E-Online”

2.3.1.4 Về công tác nghiên cứu và triển khai danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ

Nhìn chung, số lượng sản phẩm tín dụng bán lẻ của ABBANK là 12 sản phẩm so với các ngân hàng khác như ngân hàng VietcomBank 9 sản phẩm, OceanBank 16 sản phẩm và ngân hàng nước ngoài HSBC 6 sản phẩm, thì ABBANK đang cung cấp tương đối “đầy đủ” các sản phẩm tín dụng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và hộ gia đình ABBANK đã có một số sản phẩm “lợi thế”, chiếm thị phần không nhỏ trên thị trường, như: Cho vay tiêu dùng tín chấp; Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở; Cho vay sản xuất kinh doanh với thời hạn cho vay dài, lãi suất hấp dẫn với nhiều nấc cho vay khác nhau.

ABBANK cũng đã triển khai một số sản phẩm đặc thù, như: Cho vay mua cổ phần phát hành lần đầu thuộc EVN, Cho vay mua cổ phiếu chưa niêm yết

Phần lớn các sản phẩm tín dụng bán lẻ của ABBANK đã được xây dựng thành quy định sản phẩm cụ thể, giúp cho cho việc cung cấp sản phẩm đến khách hàng được toàn diện, hiệu quả và thống nhất trên toàn hệ thống.

2.3.1.5 Về hệ thống kênh phân phối

Mạng lưới ABBANK đến 31/12/2014 đạt 145 điểm giao dịch bao gồm 30 chi nhánh, 99 Phòng giao dịch và 16 Quỹ tiết kiệm trên 29 tỉnh, thành phố So với cùng kỳ năm 2013 đã tăng thêm 4 Phòng giao dịch và 1 Quỹ tiết kiệm.

Tuy vậy mạng lưới giao dịch của ABBANK vẫn còn thấp so với các ngân hàng bạn Điều này là do ABBANK mới chỉ thật sự định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ 4 năm trở lại đây Chính vì vậy, việc mở rộng mạng lưới là cần thiết để có thể tiếp cận với nhiều địa bàn dân cư, tạo điều kiện cho người dân có thể dễ dàng đến giao dịch, thanh toán, phát triển hình hình ảnh và thương hiệu của ABBANK.

Dưới đây là bảng so sánh về số lượng Chi nhánh, Phòng giao dịch của ABBANK với một số NHTMCP khác:

Biểu đồ 2.7 Số lượng Chi nhánh, Phòng giao dịch của một số Ngân hàng tính đến 31/12/2014

VPBank SHB ABBank HDBank DongABank SacomBank

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các Ngân hàng năm 2014) 2.3.1.6 Về tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.10 Tỷ lệ nợ xấu trên Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ của ABBANK giai đoạn 2012 – 2014 Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ tín dụng bán lẻ 5.014 5.396 10.989

Tổng dư nợ tín dụng 20.125 23.266 37.558

Tỷ lệ dư nợ TDBL/tổng dư nợ TD(%) 24,91 23,19 29,26

Tỷ lệ nợ xấu TDBL/Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ tín dụng(%) 2,79 2,29 4,8

(Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê của ABBANK các năm 2012 - 2014)

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu của tín dụng bán lẻ qua các năm 2012 –

2014 đều thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của tổng dư nợ tín dụng Tuy nhiên năm

2014, tỷ lệ nợ xấu của tín dụng bán lẻ là 3,5% là do các khoản nợ cũ tiềm ẩn trước đây tiếp tục chuyển nhóm

Việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ ngoài việc phát triển chiều rộng còn cần chú trọng đến chiều sâu, tức là ABBANK phải kiểm soát tốt nợ xấu Theo kế hoạch kinh doanh năm 2015, ABBANK sẽ đưa tỷ lệ nợ xấu xuống còn dưới 3% (theo quy định của NHNN).

2.3.1.7 Mức độ hài lòng của khách hàng

Năm 2014 là một năm hoạt động khá thành công của ABBANK về hoạt động tín dụng bán lẻ ABBANK đã xây dựng được các chính sách riêng cho từng phân nhóm khách hàng như các chương trình tri ân khách hàng thân thiết, tặng quà sinh nhật hay các chương trình khuyến mãi cho từng đối tượng khách hàng; Xây dựng kênh bán hàng qua điện thoại; Tiếp tục xây dựng chương trình khuyến mãi nhằm hỗ trợ bán hàng Bên cạnh đó, ABBANK cũng tăng cường các khóa đào tạo công tác bán hàng cho cán bộ tín dụng, để làm sao đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Chính vì vậy số lượng khách hàng cá nhân của ngân hàng đã tăng lên nhanh chóng đạt 442.814 khách hàng năm 2014, tăng 65.983 khách hàng so với năm 2013, điều đó chứng tỏ khách hàng đã và đang hài lòng về các sản phẩm, dịch vụ của ABBANK.

2.3.1.8 Tiện ích của sản phẩm

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH - HÀ NỘI

Định hướng, mục tiêu và quan điểm phát triển tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội

3.1.1 Mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ giai đoạn 2015 - 2016

Năm 2015 được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn, kinh tế chưa phục hồi, lãi suất có xu hướng giảm, Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng của các ngân hàng nhằm mục tiêu thúc đẩy tái cơ cấu các ngân hàng Trước tình hình đó, ABBANK đã đề ra một kế hoạch khắc phục khó khăn, duy trì ổn định, phục hồi nợ xấu, tăng trưởng cân đối và bền vững với mục tiêu của chung của toàn ngân hàng như sau:

- Tổng tài sản tăng 15% so với năm 2014, đạt 66.178 tỷ đồng;

- Huy động tăng 8% so với năm 2014, đạt 55.381 tỷ đồng;

- Lợi nhuận trước thuế tăng 110% so với năm 2014, đạt 400 tỷ đồng.

Trong đó mục tiêu phát triển của tín dụng bán lẻ nói riêng như sau: a) Một số chỉ tiêu phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu phát triển tín dụng bán lẻ của ABBANK năm 2015- 2016 Đơn vị: Tỷ đồng

Tăng trưởng tín dụng bán lẻ hàng năm (%) 32,0 28,3

Tỷ trọng dư nợ TDBL/tổng dư nợ (%) 21,10 21,34

Tỉ lệ Nợ xấu - quá hạn TDBL 3,0 3,0

(Nguồn: Báo cáo của Hội đồng quản trị của ABBANK năm 2014) Để đạt được mục tiêu trên, trong giai đoạn 2015 - 2016, ABBANK tập trung thực hiện 3 mục tiêu cốt lõi:

- Đảm bảo tài chính lành mạnh: Phấn đấu giảm tỉ lệ nợ xấu xuống dưới 3% vào năm 2016; Tốc độ tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ phải cao hơn tốc độ tăng chi phí hoạt động trong tín dụng bán lẻ.

- Tối đa hóa giá trị khách hàng: Duy trì nền khách hàng hiện có, tăng số lượng khách hàng mới và tăng số lượng sản phẩm - dịch vụ của mỗi khách hàng.

- Tối đa hóa giá trị cán bộ ngân hàng: Nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ liên quan tới công tác tín dụng bán lẻ - Nhất là đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân. b) Kế hoạch phát triển đổi mới sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện hành

Năm 2015, để dần chuẩn hóa bộ sản phẩm tín dụng bán lẻ, ABBANK dự kiến chỉnh sửa và nghiên cứu xây dựng quy định về một số sản phẩm sau:

- Sản phẩm ứng trước tiền bán chứng khoán.

- Sản phẩm cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá.

- Sản phẩm cho vay tiêu dùng theo hạn mức tín chấp.

- Các sản phẩm liên quan đến nhu cầu mua mới và xây dựng - sửa chữa - cải tạo nhà ở.

- Sản phẩm cho vay hộ gia đình sản xuất - kinh doanh.

- Sản phẩm cho vay mua ô tô

- Các sản phẩm đặc thù khác, như: Cho vay nuôi trồng thủy - hải sản khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long; Cho vay trồng cây công nghiệp khu vực Miền núi Tây Nguyên

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ đến năm 2020

Chiến lược phát triển của Ngân hàng đã được Đại hội cổ đông phê duyệt từ nay đến năm 2020 là đưa ABBANK trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu ở Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực bán lẻ với sứ mệnh là cung cấp các giải pháp tài chính thân thiện, hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của khách hàng

Theo đó, đến năm 2020, dư nợ bán lẻ bao gồm cá nhân và khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt tỉ lệ tối thiểu là 60% trên tổng dư nợ Chính vì vậy, ABBANK đã đưa các định hướng cụ thể để đạt các mục tiêu trên:

Một là, phát triển hệ thống tín dụng bán lẻ đa dạng được định hướng theo nhu cầu của khách hàng (trên cơ sở nâng cao chất lượng các hoạt động truyền thống của ABBANK); Tiếp tục tiếp cận và mở rộng danh mục các sản phẩm tín dụng bán lẻ; Tập trung khai thác các sản phẩm thế mạnh; Chủ động nghiên cứu nhu cầu mới nhằm ban hành các sản phẩm mới để khai thác thị trường trên địa bàn Đối với các sản phẩm lớn đã lưu hành, có thể tách thành nhiều sản phẩm nhỏ chuyên biệt Ví dụ: Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở có thể tách thành các sản phẩm: Cho vay mua nhà chung cư, biệt thự; Cho vay mua nhà đối với người có thu nhập thấp, Cho vay xây dựng nhà mới

Hai là, mở rộng đối tượng sử dụng các sản phẩm tín dụng bán lẻ theo từng phân khúc thị trường và khách hàng Cụ thể: Tiến hành phân tích - đánh giá những thuận lợi, khó khăn; Đánh giá khả năng tăng trưởng của từng sản phẩm tín dụng bán lẻ; Xác định khách hàng mục tiêu - Phương thức tiếp cận, tiếp thị đến từng đối tượng và chính sách ưu tiên của của Chi nhánh trong hoạt động tín dụng bán lẻ , để xây dựng kế hoạch phát triển khả thi cho từng năm và cho cả giai đoạn 2015-2020.

Ba là, gia tăng nguồn thu từ hoạt động tín dụng bán lẻ vẫn đảm bảo an toàn.

Trên cơ sở đó, định hướng cho các Chi nhánh trong toàn hệ thống chủ động điều hành hoạt động kinh doanh tín dụng bán lẻ để gia tăng nguồn thu; Chủ động nhận diện và đối phó với các rủi ro tiềm ẩn Đồng thời, các Chi nhánh của ABBANK cần tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng bán lẻ để tháo gỡ và hỗ trợ các khách hàng khắc phục khó khăn.

Bốn là, ABBANK tăng cường đầu tư và ứng dụng hoạt động tín dụng bán lẻ với hệ thống công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng đầy đủ và nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng bán lẻ Đối với các sản phẩm đơn giản (Cho vay tiêu dùng tín chấp, Thấu chi tài khoản tiền gửi, ) nghiên cứu triển khai chương trình vay vốn trực tuyến qua mạng internet để vừa rút ngắn thời gian xử lý - phê duyệt khoản vay, vừa tạo thuận lợi cho khách hàng.

Năm là, trên cơ sở hợp tác kinh doanh với các đối tác, ABBANK cần thực hiện chiến lược bán chéo sản phẩm; Cho vay thanh toán hoá đơn tiền điện - nước; Cho vay du học; Cho vay đối với các sản phẩm cụ thể khác nhằm đáp ứng nhu cầu cùa khách hàng.

Sáu là, phát huy lợi thế cạnh tranh để phát triển nền khách hàng ổn định; Tìm kiếm đối tác tin tưởng và thực hiện phân phối sản phẩm tín dụng bán lẻ qua kênh phân phối của bên thứ ba (các siêu thị, công ty bảo hiểm, công ty sản xuất ).

3.1.3 Các quan điểm về phát triển tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội

Thứ nhất, thúc đẩy tín dụng bán lẻ trên cơ sở nền khách hàng bền vững.

Thực tế cho thấy, hoạt động tín dụng bán lẻ luôn gắn với nền tảng là khách hàng cá nhân - hộ gia đình và các doanh nghiệp tư nhân với quy mô nhỏ Khách hàng là trung tâm - định hướng của doanh nghiệp; Không có khách hàng, Ngân hàng sẽ không hoạt động được Vì vậy, nhiệm vụ của ABBANK là phải thu hút và giữ chân khách hàng bằng các biện pháp tối ưu.

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng

3.2.1 Giải pháp chung trong việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội

3.2.1.1 Nâng cao chất lượng quản trị tín dụng bán lẻ

- Xây dựng kho dữ liệu và thông tin khách hàng cá nhân cùng với việc xây dựng tiêu chuẩn khách hàng, đánh giá mức rủi ro và nâng cao tiến độ xử lý các khâu cho vay bán lẻ Xây dựng hệ thống xếp hạng khách hàng cá nhân để thẩm định, phân tích - định lượng rủi ro và quyết định cấp hạn mức tín dụng (hoặc hạn mức các khoản vay độc lập) cho từng khách hàng.

- Nâng cao việc sử dụng hệ thống thông tin về quản lý quan hệ khách hàng để phục vụ tốt hơn các nhu cầu hiện có; Khai thác và phục vụ các nhu cầu mới của của khách hàng.

3.2.1.2 Hoàn thiện mô hình hoạt động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Hoàn chỉnh mô hình tổ chức hoạt động Ngân hàng bán lẻ độc lập và chuyên trách - Tách bạch với công tác cấp tín dụng bán buôn.

- Kịp thời sửa đổi, bổ sung trình tự - thủ tục cấp tín dụng bán lẻ cho phù hợp với thực tế; Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính; Phù hợp với đặc thù của từng sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân:

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng chất lượng; Tư vấn nhằm thoả mãn các yêu cầu sản phẩm - dịch vụ tín dụng bán lẻ; Am hiểu các sản phẩm bán lẻ để tư vấn và bán chéo sản phẩm cho khách hàng.

+ Thường xuyên đào tạo, nâng cao đạo đức kinh doanh Ngân hàng, trình độ chuyên môn và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc cho tất cả cán bộ liên quan tới công tác cấp tín dụng bán lẻ trong hệ thống ABBANK.

+ Thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo về chuyên môn - kỹ năng cho từng công việc cụ thể (đào tạo chuyên môn bắt buộc cho tất cả cán bộ làm công tác tín dụng , đào tạo mở về kỹ năng theo định hướng khách hàng ).

+ Nghiên cứu xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực; Trong đó, xây dựng chính sách lương - thưởng phù hợp, dựa trên cơ chế thị trường.

3.2.1.3 Mở rộng mạng lưới giao dịch

- Tiếp tục mở rộng mạng lưới các Chi nhánh bán lẻ - Phòng giao dịch (kênh phân phối chính của tín dụng bán lẻ) ở các địa bàn thuận lợi, như: thành phố lớn; đô thị; khu vực đông dân cư.

- Tạo điều kiện hỗ trợ phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ thông qua phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử E-banking; Phát triển số lượng máy ATM; Phát triển hệ thống Call center và hệ thống Contact center, HomeBanking, SMS Banking, PhoneBanking…

3.2.1.4 Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tín dụng bán lẻ

Tập trung xây dựng các sản phẩm có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối để đa dạng hoá danh mục sản phẩm để mở rộng và phát triển tín dụng bán lẻ.

- Trên cơ sở phân khúc thị trường và sự phát triển trong từng thời kỳ, cung cấp một danh mục sản phẩm đầy đủ và liên tục; đổi mới sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của khách hàng; xây dựng thêm một số sản phẩm tín dụng như cho vay mua hàng trả góp bằng cách liên kết với các trung tâm điện máy, trung tâm mua sắm…

- Đánh giá, chỉnh sửa, bổ sung để chuẩn hoá các sản phẩm tín dụng

- Kết hợp các hình thức bán chéo sản phẩm tín dụng với các sản phẩm bán lẻ khác (có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với khách hàng) nhằm tăng hiệu quả hoạt động và thu hút khách hàng Thiết kế các sản phẩm bán lẻ kết hợp với các sản phẩm bảo hiểm.

- Cải thiện chất lượng sản phẩm - dịch vụ tín dụng bán lẻ.

- Xây dựng các quy trình sản phẩm tín dụng bán lẻ theo hướng giảm thiểu thủ tục và rút gọn thời gian giao dịch cho khách hàng

3.2.1.5 Phát triển hoạt động Marketing theo định hướng Ngân hàng bán lẻ

- Tiến hành phân đoạn thị trường theo khách hàng, ngành nghề, địa bàn để có chính sách (sản phẩm, giá ) phù hợp.

- Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng cá nhân.

- Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường ở cả Hội sở chính và ở các Chi nhánh.

- Triển khai thực hiện các kế hoạch quảng bá thương hiệu đồng bộ, có hệ thống.

3.2.1.6 Nâng cao chất lượng công tác khách hàng

- Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng (với những lá thư cảm ơn, bó hoa mừng sinh nhật, hay những lời quan tâm đúng mức ) sẽ giúp ABBANK duy trì được nền tảng khách hàng vững chắc.

- Thực hiện phân loại - đánh giá thực trạng khách hàng đang quan hệ với ABBANK và mức độ cạnh tranh của các Tổ chức tín dụng đối với Ngân hàng thông qua quan hệ khách hàng Sử dụng hệ thống tính điểm tín dụng để đánh giá đơn xin vay của khách hàng.

- Xây dựng chính sách khách hàng cá nhân phù hợp, trên cơ sở đó đảm bảo tăng trưởng tín dụng bán lẻ và các dịch vụ bán lẻ khác; Đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng bán lẻ.

3.2.2 Giải pháp cụ thể đối với một số sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội

3.2.2.1 Sản phẩm cho vay cán bộ - công nhân viên

- Về thủ tục cho vay: Cần tiến hành hợp tác với các cơ quan, đoàn thể, đơn vị đã và đang có quan hệ tín dụng tại ABBANK và các đơn vị khác để triển khai hình thức cho vay CBCNV Từ đó, có thể giảm thiểu được thủ tục yêu cầu xác nhận đơn vị công tác; Có sự quản lý khách hàng về mức thu nhập và thông tin khách hàng khi thay đổi vị trí công tác tương đối chặt chẽ; ABBANK có thể mở rộng đối tượng khách hàng các nhân có mức thu nhập ổn định

Một số kiến nghị, đề xuất

3.3.1 Kiến nghị với cơ quan nhà nước

- Hoàn thiện cơ chế - chính sách và các nguyên tắc dưới luật (Luật ngân hàng, luận các tổ chức tín dụng) về mối quan hệ tín dụng giữa các chủ thể tham gia; Điều chỉnh các hoạt động tín dụng trong khuôn khổ pháp lý rõ ràng; Môi trường thông tin phải công khai - minh bạch hóa.

- Xây dựng khung pháp lý đồng bộ cho việc phát triển hoạt động tín dụng.

- Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản nhằm thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế và dân cư Quán triệt chủ trương mọi đơn vị tổ chức thực hiện trả lương qua tài khoản cá nhân mở tại Ngân hàng.

- Chính phủ cần tăng cường quản lý việc cấp giấy phép cho các Ngân hàng Thương mại, nhằm hạn chế việc thành lập các Ngân hàng chưa đủ điều kiện hoạt động (tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh).

- Chính phủ cần có chính sách linh hoạt và nên tham khảo ý kiến của các Ngân hàng khi xây dựng lộ trình mở cửa cho các ngân hàng thương mại nước ngoài thành lập tại Việt Nam

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC Ngân hàng Nhà nước Từ đó, xây dựng một cơ quan thông tin mà tất cả các Ngân hàng có thể truy cập thông tin về một khách hàng cá nhân có lý lịch vay ở tất cả các hệ thống Việc thành lập một cơ quan thông tin tín dụng hoàn hảo sẽ cho phép các Ngân hàng có thể biết được lịch sử đi vay và hành vi của khách hàng; Giúp các Ngân hàng tránh được những sai lầm đắt giá.

- Xây dựng các quy định, hướng dẫn riêng biệt cho tín dụng bán lẻ - Nhất là trong điều kiện phải kích cầu tiêu dùng trong nước để lấp khoảng trống khi cầu trên thị trường xuất khẩu của Việt nam giảm mạnh (do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu) Tiêu dùng trong nước có vai trò quan trọng trong việc duy trì mức tăng trưởng GDP cao ở Việt Nam Chính vì vậy, dịch vụ Ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng cần được khuyến khích mở rộng và phát triển Việc áp đặt mức lãi suất trần bằng 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước cần được sửa đổi (nếu muốn ngành này phát triển).

- Do cơ cấu và thể thức hoạt động của tín dụng bán lẻ khác với hình thức cho vay doanh nghiệp, nên Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức hội thảo với các NHTM nhằm làm rơ đặc trưng của hoạt động tín dụng bán lẻ; Chia sẻ những thông lệ toàn cầu tốt nhất; Qua đó giúp hiểu rõ hơn bản chất và quy luật hoạt động của hình thức kinh doanh này trong tương lai.

- Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm hỗ trợ khu vực tín dụng bán lẻ.

3.3.3 Đề xuất với Ngân hàng TMCP An Bình - Hà Nội

- Thị phần tín dụng bán lẻ ở Việt Nam còn nhiều tiềm năng Tuy nhiên, do đặc thù của Tín dụng bán lẻ, nên việc cho vay chứa nhiều rủi ro Việc tăng trưởng cũng cần hợp lý, không tăng trưởng nóng Hàng năm, cần đánh giá hiệu quả - chất lượng tín dụng bán lẻ cụ thể để có kế hoạch tăng trưởng đối với từng sản phẩm - dịch vụ (cũng như phát triển các địa bàn cho vay hợp lý, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho các khoản vay).

- Nhà nước đã ban hành luật kinh doanh bất động sản nhưng ABBANK chưa có sản phẩm cho vay thuộc lĩnh vực này Tại các thành phố lớn, như: Hà Nội, TP.

Hồ Chí Minh có tiềm năng phát triển tốt sản phẩm này; do vậy ABBANK cần nghiên cứu, ban hành sản phẩm cho vay kinh doanh bất động sản

- Hiện tại, tín dụng bán lẻ của ABBANK vẫn trong phạm vi tín dụng tiêu dùng cho các đối tượng khách hàng cá nhân Do vậy, ABBANK cần mở rộng đối tượng khách hàng đến các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và hộ kinh doanh Mở rộng mục đích vay của các khách hàng cá nhân, ABBANK có thể ban hành quy

83 trình cho vay hộ kinh doanh nhằm thu hút khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh với các Ngân hàng bạn trong chiến lược phát triển tín dụng bán lẻ.

- Thực tế, các Công ty Chứng khoán muốn được cung cấp một hạn mức tín dụng nhất định nhằm phục vụ cho vay nhà đầu tư ngay trong ngày Vì vậy, ABBANK cần nghiên cứu để ban hành các quy định thuộc dịch vụ này.

- ABBANK cần tăng cường và tách biệt đội ngũ cán bộ tín dụng bán lẻ cả về số lượng và chất lượng.

- Danh mục các sản phẩm tín dụng bán lẻ của ABBANK tuy đã phong phú, nhưng việc đưa sản phẩm tới khách hàng có nhu cầu thực sự vẫn chưa hiệu quả Do vậy, ABBANK cần chỉ đạo từng địa bàn hoạt động phải có sự kết hợp với địa phương, các cơ quan để tiến hành khảo sát, điều tra nhu cầu vay của khách hàng - Thực hiện chiến lược quảng bá sản phẩm và thương hiệu ABBANK

Qua nghiên cứu chương 3, luận văn đã trình bày những định hướng, mục tiêu hoạt động của Ngân hàng ABBank – Hà Nội về phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ trong những năm tới và xác định rõ định hướng mở rộng tín dụng bán lẻ là một trong những định hướng phát triển quan trọng trong chiến lược xây dựng Ngân hàng thành một tập đoàn tài chính đa năng Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu các chương trước, đã đề xuất hệ thống giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng ABBank – Hà Nội Tựu chung lại, hệ thống giải pháp đề cập đến tăng cường thu hút khách hàng, nguồn lực cho hoạt động tín dụng bán lẻ, phát triển các kênh phân phối thông qua việc phát triển mạng lưới, tăng cường chính sách marketing, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ngày đăng: 13/09/2023, 14:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của ABBank - Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình   hà nội
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của ABBank (Trang 37)
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK giai đoạn 2012 - 2014 - Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình   hà nội
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK giai đoạn 2012 - 2014 (Trang 43)
Bảng 2.2. Tổng tài sản của ABBANK giai đoạn 2012 -  2014 - Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình   hà nội
Bảng 2.2. Tổng tài sản của ABBANK giai đoạn 2012 - 2014 (Trang 46)
Bảng 2.3. Tổng nguồn huy động vốn của ABBANK giai đoạn 2012 - 2014 - Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình   hà nội
Bảng 2.3. Tổng nguồn huy động vốn của ABBANK giai đoạn 2012 - 2014 (Trang 47)
Bảng 2.5.  Kết quả hoạt động dịch vụ của ABBANK giai đoạn 2012 - 2014 - Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình   hà nội
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động dịch vụ của ABBANK giai đoạn 2012 - 2014 (Trang 52)
Bảng 2.6. Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng của ABBANK  giai đoạn 2012 - 2014 - Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình   hà nội
Bảng 2.6. Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng của ABBANK giai đoạn 2012 - 2014 (Trang 59)
Bảng 2.7. Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ của ABBANK giai đoạn 2012 - 2014 - Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình   hà nội
Bảng 2.7. Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ của ABBANK giai đoạn 2012 - 2014 (Trang 60)
Bảng 2.8. Kết quả tín dụng bán lẻ theo loại hình sản phẩm của ABBANK giai đoạn 2012 - 2014 - Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình   hà nội
Bảng 2.8. Kết quả tín dụng bán lẻ theo loại hình sản phẩm của ABBANK giai đoạn 2012 - 2014 (Trang 62)
Bảng 2.9. Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ theo khu vực - Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình   hà nội
Bảng 2.9. Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ theo khu vực (Trang 66)
Bảng 2.10. Tỷ lệ nợ xấu trên Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ của ABBANK  giai đoạn 2012 – 2014 - Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình   hà nội
Bảng 2.10. Tỷ lệ nợ xấu trên Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ của ABBANK giai đoạn 2012 – 2014 (Trang 70)
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển tín dụng bán lẻ của ABBANK   năm 2015- 2016 - Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình   hà nội
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển tín dụng bán lẻ của ABBANK năm 2015- 2016 (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w