TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB CỦA CẤP TỈNH ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN NSNN CHO CHƯƠNG TRÌNH NTM
Chương trình NTM và nguồn vốn chương trình NTM
Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân với sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn Đến nay, khái niêm nông thôn được thống nhất với quy định tại Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-
2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã".
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định: "Xây dựng NTM ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại" Như vậy, có thể khái niệm NTM như sau:
- Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ NTM.
- NTM có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.
Xây dựng NTM là cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao
Xây dựng NTM là sự nghiệp đổi mới của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị NTM không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) góp phần xây dựng niềm tin, khơi dậy tinh thần hăng hái, chăm chỉ và đoàn kết nơi người nông dân Nhờ đó, họ cùng nhau chung tay xây dựng quê hương nông thôn ngày càng phát triển, giàu đẹp và tiến bộ, tạo nên một xã hội dân chủ, văn minh.
1.1.1.3 Đặc trưng của xây dựng NTM
Theo cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM” (Nhà xuất bản Lao động
2010), đặc trưng của NTM thời kỳ CNH –HĐH, giai đoạn 2010-2020, bao gổm:
- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao;
- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;
- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;
- An ninh tốt, quản lý dân chủ.
- Chất lương hệ thống chính trị được nâng cao
1.1.1.4 Mục tiêu của xây dựng NTM
Xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến;
Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo qui hoạch; từng bước thực hiện công nghiệp hoá
- hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;
Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ;
Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
1.1.1.5 Nguyên tắc xây dựng NTM
Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM, Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.
Qua đó, nguyên tắc xây dựng NTM bao gồm:
- Xây dựng NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện
- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư
Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của cấp tỉnh từ nguồn vốn NSNN đối với chương trình NTM
Luận văn nghiên cứu công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của cấp tỉnh từ nguồn vốn NSNN đối với chương trình xây dựng NTM theo những nội dung chính:
Theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với nguồn vốn ngân sách của chương trình NTM gồm: Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nội dung quản lý chủ yếu là xây dựng kế hoạch phân bổ vốn, quyết định phân bổ vốn, triển khai thực hiện kế hoạch phân bổ vốn, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phân bổ vốn và hoàn thành quyết toán vốn Quy trình quản lý nguồn vốn được thực hiện theo các bước: lập, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt, thực hiện và quyết toán vốn.
Nguồn vốn ngân sách địa phương
Nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển của địa phương Nguồn vốn xây dựng NTM
1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý cấp tỉnh tham gia quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB đối với chương trình NTM
1.2.1.1 Bộ máy quản lý cấp tỉnh tham gia quản lý chương trình NTM Căn cứ theo Khoản 01 Điều 04 Thông tư liên tịch số 26/TTLT-BTC-BNN- BKHĐT của liên Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện xây dựng NTM; Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của tỉnh, thành phố (gọi chung là Ban Chỉ đạo tỉnh):
Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM cấp tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh làm Trưởng ban, Phó Trưởng ban thường trực là Phó Chủ tịch UBND tỉnh và 01 Phó Trưởng ban là Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các thành viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh gồm Trưởng ban, các phó trưởng ban và
3 ủy viên là đại diện lãnh đạo các Sở: Xây dựng, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính.
Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp tỉnh
- Trưởng Ban: Chủ tịch UBND tỉnh
- Phó Trưởng ban thường trực: Phó Chủ tịch UBND tỉnh
- Phó Trưởng Ban: Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
- Ủy viên: lãnh đạo các sở, Ban, Ngành có liên quan
Văn phòng điều phối Chương trình NTM
(trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Tổ công tác giúp việc
Sơ đồ 1.3 Hệ thống quản lý thực hiện chương trình NTM (cấp tỉnh)
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp theo các văn bản quy định)
Ban Chỉ đạo tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng NTM trên phạm vi địa bàn.
Ban Chỉ đạo tỉnh thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện Chương trình trên địa bàn Số lượng cán bộ của Văn phòng Điều phối do Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh quyết định, trong đó có cán bộ hoạt động chuyên trách, chủ yếu là cán bộ Chi cục Phát triển nông thôn và cán bộ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm là cán bộ cấp phòng của các Sở, Ngành liên quan cử đến Chánh Văn phòng Điều phối là Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Chánh văn phòng Điều phối nên do Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn đảm nhiệm.
1.2.1.2 Bộ máy quản lý cấp tỉnh tham gia quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB đối với chương trình NTM Đối với nguồn vốn ngân sách để thực hiện xây dựng NTM, các cơ quan tham mưu và giúp việc cho UBND tỉnh bao gồm: Chủ trì phối hợp việc quản lý nguồn vốn, sử dụng nguồn ngân sách xây dựng NTM là Sở Tài chính các tỉnh, các cơ quan phối hợp là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc nhà nước và văn phòng UBND tỉnh
Sơ đồ 1.4: Bộ máy quản lý cấp tỉnh tham gia quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB đối với chương trình NTM
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp theo các văn bản quy định)
Bảng 1.3: Chức năng của bộ máy quản lý
UBND các tỉnh, thành phố
Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Sở Kế hoạch đầu tư
STT Cơ quan Chức năng
Cụ thể hóa, hướng dẫn các quy định của Trung ương cho phù hợp với điều kiện đặc điểm của địa phương và chỉ đạo, kiểm tra giám sát, đôn đốc thực hiện
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan của tỉnh để theo dõi, cân đối và lồng ghép vốn từ ngân sách đối với các nhiệm vụ cụ thể, giám sát việc thực hiện sử dụng các nguồn vốn và quyết toán nguồn vốn ngân sách đảm bảo theo quy định
3 Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan của tỉnh xây dựng nhu cầu kinh phí thực hiện chương trình NTM của tỉnh.
4 Sở Kế hoạch đầu tư
Chủ trì, phối hợp với cơ quan của tỉnh để theo dõi, xây dựng kế hoạch và cân đối nguồn lực xây dựng NTM.
5 Kho bạc nhà nước tỉnh
Giám sát việc sử dụng nguồn vốn đảm bảo đúng đối tượng, mục đích yêu cầu KBNN tỉnh khi phát hiện nguồn vốn sử dụng chưa phù hợp có quyền tạm thời ngừng thực hiện yêu cầu chi và có văn bản gửi Sở Tài chính.
(Bảng nội dung do tác giả tự tổng hợp từ thông tư 26/TTLT-BNN-NTC-BKHĐT)
1.2.2 Nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB ở cấp tỉnh đối với xây dựng NTM
Nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB ở cấp tỉnh đối với chương trình xây dựng NTM được quy định trong Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 củaThủ tướng chính phủ, Thông tư liên tịch số 26/TTLT-BTC-BNN-BKHĐT của liên
Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung quyết định 800/QĐ-TTg và một số văn bản khác có liên quan
1.2.2.1 Lập kế hoạch, phân bổ nguồn vốn
Lập kế hoạch vốn là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn đầu tư XDCB đối với xây dựng NTM, có ý nghĩa rất lớn đối với tính hiệu quả của dự án đầu tư Kế hoạch vốn được lập nhằm đưa ra định hướng đầu tư cho địa phương, nếu không có được một kế hoạch phù hợp sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như tình trạng thất thoát, lãng phí, không hiệu quả trong đầu tư, chậm tiến độ thực hiện dự án,…
Kế hoạch vốn đầu tư XDCB đối với xây dựng NTM được xây dựng dựa trên mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, khả năng cân đối thu chi của ngân sách địa phương, tình hình thực hiện triển khai các dự án đầu tư XDCB của chương trình đang còn dở dang
Căn cứ vào nhu cầu nguồn vốn xây dựng NTM, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn phối hợp với Sở Tài chính xác định nhu cầu nguồn vốn của Ban chỉ đạo xây dựng NTM của tỉnh, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của các huyện, thành phố và UBND các xã theo kế hoạch năm ngân sách, theo tiêu chí quốc gia về NTM cần đạt được trong năm Sau khi xác định được nhu cầu nguồn vốn thì Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ trình UBND tỉnh xem xét quyết định làm căn cứ xây dựng kế hoạch vốn Dựa trên nhu cầu thực tế phát sinh tại địa phương và tình hình thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn, hàng năm UBND tỉnh sẽ rà soát và có những điều chỉnh kế hoạch vốn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Nguồn vốn đầu tư XDCB đối với chương trình NTM được phân bổ và sử dụng theo các nguyên tắc cơ bản sau:
+ Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý vốn ngân sách thực hiện theo Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn.
Các yêu cầu đặt ra trong quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB của chương trình NTM
Dựa trên các quy định trong Thông tư liên tịch số 26/TTLT-BTC-BNN- BKHĐT của liên Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư và các văn bản liên quan, những yêu cầu xuất phát từ thực tiễn triển khai công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng của nước ta trong giai đoạn hiện nay, luận văn đưa ra những yêu cầu trong quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của chương trình NTM như sau:
Sơ đồ 1.7: Các yêu cầu trong công tác quản lý NSNN xây dựng NTM
(Nguồn: Sơ đồ do tác giả tự tổng hợp)
1.3.1 Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý vốn đầu tư từ NSNN để xây dựng NTM
Yêu cầu công khai, minh bạch cần được đảm bảo trong toàn bộ quá trình quản lý nguồn vốn, bao gồm lập nhu cầu vốn, phân bổ nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản Điều này nhằm đảm bảo rằng các hoạt động liên quan đến nguồn vốn đều được thực hiện đúng mục đích, không xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí hay sử dụng không hiệu quả.
Tính ưu tiên thực hiện
Công khai, minh bạch được thực hiện theo quy định pháp luật về NSNN Thông tin được niêm yết tại trụ sở các cơ quan hành chính cấp tỉnh và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng như công báo, website UBND tỉnh Ngoài ra, lãnh đạo cơ quan chuyên môn phải giải trình thông tin tại các cuộc họp HĐND tỉnh.
Có thể nói, công khai minh bạch là một yêu cầu thật sự cần thiết được đặt ra trong quản lý nguồn vốn đầu tư của chương trình NTM Đối tượng NTM là nông thôn, nông nghiệp và trực tiếp là những người dân Do việc phải tiếp xúc trực tiếp với người dân nên thường thông tin bị bóp méo, xuyên tạc và ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị, uy tín của Đảng, Nhà nước Càng công khai minh bạch càng tốt Người dân sẽ hiểu rõ được những việc mà Đảng, Nhà nước đang làm, đang giúp quê hương địa phương họ, tạo lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Công khai minh bạch như là một yêu cầu, một giải pháp được đặt ra Tuy nhiên, việc công khai minh bạch này chỉ giúp phần hạn chế, chứ không hoàn toàn giúp loại bỏ được những bất cập, điểm đen trong công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB được.
1.3.2 Đảm bảo vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích trong quản lý vốn đầu tư từ NSNN để xây dựng NTM
Nguồn vốn xây dựng NTM cần phải được sử dụng đúng mục đích bởi nguồn vốn đầu tư đã được xác định nhu cầu vốn và phân bổ vốn từ ngay đầu năm Chính vì vậy việc sử dụng nguồn vốn đầu tư sai mục đích sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư, hệ lụy có thể gây thất thoát, lãng phí, sai lệch nội dung của chương trình, dự án, thay đổi mục tiêu của dự án
Hiệu quả được xác định trên kết quả so với mục tiêu đã đề ra Khi việc sử dụng sai mục đích thì hiệu quả của nguồn vốn đầu tư sẽ không xác định được, việc sử dụng đó là không có tác dụng đối với chương trình Tuy nhiên việc sử dụng đúng mục đích mà không quản lý tốt các khâu tiếp theo thì cũng không thể mang lại hiệu quả tốt như mong đợi được.
Việc quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại địa phương cần bảo đảm tính hiệu quả, minh bạch và đúng đối tượng sử dụng.
1.3.3 Bảo đảm tính ưu tiên khi thực hiện quản lý vốn đầu tư từ NSNN để xây dựng NTM Để thực hiện có hiệu quả, các tỉnh thành phố cần chia nhỏ quá trình thực hiện thành nhiều giai đoạn khác nhau, phân chia thứ tự ưu tiên thực hiện NTM của các xã Cần phải ưu tiên các xã có tiềm năng để về đích chuẩn NTM trước Ngoài ra, việc hỗ trợ cũng không được dàn trải giữa các địa phương, địa phương nào khó khăn thì cần ưu tiên hỗ trợ nhiều nguồn lực vốn hơn những địa phương có điều kiện thuận lợi về kinh tế xã hội, và ưu tiên hơn những địa phương làm tốt
Nguồn vốn ưu tiên cho các công trình NTM phải nằm trong danh mục được phê duyệt theo quy định, phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng NTM theo Quyết định 491/QĐ-TTg của Chính phủ.
1.3.4 Bảo đảm tính kịp thời trong sử dụng vốn đầu tư trong quản lý vốn đầu tư từ NSNN để xây dựng NTM
Một yêu cầu nữa đặt ra đối với công tác quản lý vốn đầu tư XDCB thực hiện chương trình NTM là tính hiệu quả và kịp thời trong quá trình sử dụng vốn đầu tư phát triển.
Hiệu quả là việc so sánh nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bỏ ra với giá trị đạt được so với kỳ vọng Nguồn vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả sẽ mang lại lợi ích cho người thụ hưởng dự án, làm tăng khả năng đáp ứng như cầu của người thụ hưởng, đồng thời làm giảm chi phí bỏ ra, mang lại nguồn lợi lớn cho chủ đầu tư của dự án Đối với chương trình NTM thì đó chính là khu vực nông thôn, mà sâu xa chính là những người dân sử dụng các công trình, dự án.
Một kế hoạch được đặt ra, dự kiến thực hiện nhưng không được bố trí nguồn vốn kịp thời thì sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn Ví dụ UBND tỉnh X bố trí hỗ trợ cho UBND xã Y 2 tỷ đồng để thực hiện xây dựng trường tiểu học xã theo cơ chế hỗ trợ được UBND tỉnh X ban hành Trong năm, vì lý do nào đó, nguồn vốn chưa được UBND tỉnh X giải ngân xuống cho UBND xã Y để thực hiện Công trình thi công trường học sẽ phải dừng thực hiện do lý do thiếu vốn, nhà thầu vì năng lực tài chính hạn chế hoặc do tâm lý sợ nợ đọng vốn của chủ đầu tư Giá vật tư, giá nhân công và máy móc thi công thì không ngừng biến động qua thời gian.Công trình sẽ phải điều chỉnh lại tổng mức đầu tư, thường là điều chỉnh tăng, gây thất thoát nguồn lực cho chủ đầu tư và nhà nước Ngoài ra, công trình do chậm thi công sẽ khiến cho việc hoàn thành đưa vào sử dụng công trình bị kéo dài, ảnh hưởng đến việc sử dụng công trình và đối tượng hưởng lợi là các cháu học sinh.
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB của cấp tỉnh đối với chương trình NTM
1.4.1 Tính chất đầu tư XDCB của chương trình NTM
Chương trình MTQG xây dựng NTM là chương trình phát triển tổng hợp nhằm nâng cao mọi mặt đời sống của người dân nông thôn, bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, chính trị và an ninh trật tự Khác với các dự án đầu tư thông thường, chương trình NTM tập trung vào phát triển toàn diện, huy động sự vào cuộc của cả Đảng và Nhà nước Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) trong chương trình NTM đóng vai trò quan trọng, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa góp phần xây dựng một xã hội tiến bộ Đầu tư XDCB hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và đồng bộ sẽ tạo sự tăng trưởng kinh tế - xã hội nhanh chóng và bền vững, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.
Với tính chất như vậy đòi hỏi công tác quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB cần chặt chẽ và có những yêu cầu riêng biệt so với các công trình, dự án phát triển nói chung Cần tránh nhầm lẫn về mục tiêu, xem mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM là bộ tiêu chí, nhất là các tiêu chí về cơ sở hạ tầng thay vì mục tiêu cuối cùng của chương trình là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.
Đầu tư xây dựng cơ bản của chương trình NTM có tính quy mô lớn Xác định danh mục dự án không phù hợp sẽ dẫn đến nguồn vốn phân tán, không hiệu quả Do đó, tính chất đầu tư này tác động trực tiếp đến quy trình quản lý vốn đề cập tại mục 1.2.3 Khi chưa xác định đúng tính chất đầu tư, nguồn vốn có thể bị chuyển sang mục đích khác như tiếp khách, hội họp hay chi phí thường xuyên, dẫn đến lập nhu cầu vốn, thẩm định kế hoạch sử dụng vốn không chuẩn xác và kết quả thực tế không như kỳ vọng.
1.4.2 Phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng NTM
Phân cấp quản lý vốn đầu tư là một nhân tố quan trọng tác động đến công tác quản lý vốn đầu tư Việc phân cấp quản lý vốn của chương trình NTM giúp cho công tác quản lý vốn đầu tư của cơ quan cấp tỉnh được thực hiện dễ dàng và có hiệu quả hơn, giúp giảm thiểu tình trạng ôm đồm, chồng chéo, khó khăn, phiền hà trong quản lý
Việc phân cấp vốn quản lý đầu tư xây dựng các công trình được quy định cụ thể trong các văn bản sau:
Theo quy định tại Nghị Định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009, những công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng thì chỉ cần lập báo cáo Kinh tế kỹ thuật,đây là thiết kế 1 bước theo quy định của luật Xây dựng Thủ tục tiến hành đầu tư sẽ được đơn giản hơn so với các c ông trình Trọng điểm quốc gia, các công trình xây dựng nhóm A, nhóm B và nhóm C Đối với các công trình sử dụng nguồn vốn đầu tư phục vụ xây dựng NTM, giá trị không lớn, thường là vài tỷ đồng Do đó, các công trình NTM là những công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, kèm theo bản vẽ thi công và dự toán xây lắp Theo quy định tại điểm 5 điều 10 Thông tư liên tịch số 26/TTLT-BTC- BNN-BKHĐT của liên Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư:
- UBND cấp huyện là cấp quyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo Kinh tế kỹ thuật các công trình được NSNN hỗ trợ trên 03 tỷ đồng trong tổng giá trị công trình.
- UBND cấp xã là cấp quyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo Kinh tế kỹ thuật các công trình được NSNN hỗ trợ đến 03 tỷ đồng trong tổng giá trị công trình.
Tùy thuộc từng địa phương, UBND cấp tỉnh có quyết định phân cấp quản lý vốn đầu tư cho UBND cấp huyện, UBND cấp huyện quyết định phân cấp quản lý vốn đầu tư cho UBND cấp xã Mức vốn phân cấp để quyết định đầu tư phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội và trình độ quản lý tại các tỉnh, các huyện là khác nhau
Quá trình phân cấp quản lý vốn đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB đối với chương trình được nêu tại mục 1.2.2 của luận văn Phân cấp đầu tư càng mạnh thì nguồn vốn cấp tỉnh hỗ trợ cho địa phương giảm đi, đồng thời nâng cao chất lượng của việc sử dụng nguồn vốn do các địa phương được phép chủ động hơn trong quá trình thực hiện Sau khi UBND tỉnh hỗ trợ nguồn vốn, việc sử dụng nguồn vốn sẽ do cơ quan cấp dưới chịu trách nhiệm quản lý.
1.4.3 Năng lực quản lý vốn của các cơ quan
Năng lực quản lý vốn của các cơ quan đóng vai trò thiết yếu trong việc quản lý vốn đầu tư phát triển chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) Việc đầu tư phát triển từ vốn ngân sách địa phương đặt ra yêu cầu quản lý chặt chẽ, khoa học theo quy trình thủ tục đầu tư xây dựng được Nhà nước quy định thành văn bản pháp lý Năng lực quản lý vốn yếu kém có thể dẫn đến thất thoát, lãng phí, sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc không hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện chương trình NTM.
Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM. Năng lực quản lý vốn của các cơ quan ảnh hưởng trực tiếp đối bộ máy quản lý nguồn vốn ngân sách đầu tư cho chương trình NTM đã được nêu tại mục 1.2.1 của luận văn Cơ quan quản lý vốn của nhà nước là người trực tiếp hướng dẫn cho nhân dân, cùng nhân dân thực hiện và giám sát, phối hợp với người dân Do đó càng đòi hỏi năng lực, trình độ quản lý của các cơ quan này phải được nâng cao để kịp thời hướng dẫn cho người dân hiểu và thực hiện có hiệu quả và đúng quy định.
1.4.4 Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành quản lý vốn
Để quản lý hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn trong Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các cơ quan quản lý cấp tỉnh cần phối hợp chặt chẽ Sự thống nhất trong quá trình triển khai giúp tăng cường hiệu suất hoạt động, giải quyết các vấn đề chung và tránh tình trạng thiếu tiếng nói thống nhất dẫn đến khó khăn trong quản lý vốn đầu tư.
Phương thức phối hợp giữa các các cấp, các ngành quản lý vốn của chương trình NTM gồm một số nội dung cơ bản sau:
+ Công tác thảo luận, bàn bạc giữa các cơ quan liên quan:
定期的に、専門機関は NTM 建設資金の管理業務に関して省行政委員会に助言し、会合を開き、実施過程における困難や障害について話し合い、共通の認識を見出しています。
- Thành lập các hội nghị, hội thảo để UBND huyện, xã có cơ hội và điều kiện để đóng góp ý kiến, thắc mắc chuyên môn để làm sao công tác quản lý vốn được tốt nhất.
+ Công tác tập huấn chế độ chính sách:
- Tổ chức các lớp tập huấn việc quản lý vốn cho kế toán của UBND các xã, thị trấn; cho kế toán phòng Tài chính và kế toán của các ban chỉ đạo xây dựng NTM.
- Phổ biến chế độ chính sách, văn bản mới cập nhật trong công tác quản lý tài chính, kế toán về lĩnh vực NTM.
+ Công tác tham mưu cho UBND tỉnh:
Chương trình NTM ở tỉnh Nam Định
2.1.1 Giới thiệu chung về khu vực Nông thôn tỉnh Nam Định
Tỉnh Nam Định nằm ở phía nam đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với tỉnh Hà Nam ở phía bắc, Thái Bình ở phía đông, Ninh Bình ở phía tây và biển Đông ở phía đông nam và nam Tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh, trong đó thành phố Nam Định là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 90 km.
Khu vực Nông thôn tỉnh Nam Định bao gồm 209 xã, thị trấn thuộc 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Địa hình khu vực nông thôn tỉnh Nam Định có thể chia thành 3 vùng:
- Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống.
- Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển.
- Vùng công nghiệp - dịch vụ gồm 05 xã thuộc thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu
Diện tích đất tự nhiên của khu vực nông thôn tỉnh Nam Định là 1.619 km2,bao gồm các loại: đất cát (ven sông và ven biển), đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất feralít, đất sỏi đá và đất mới biến đổi Nguồn tài nguyên đất nông nghiệp của tỉnh được sử dụng là 106.662 ha (chiếm 65% diện tích toàn vùng), trong đó diện tích đất cấy hàng năm là 91.068 ha Đặc điểm nông hoá thổ nhưỡng tạo cho đất nông nghiệp của tỉnh có khả năng thâm canh cao, nhất là cây lúa và các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày Thêm vào đó, vùng ven biển Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng đất đang được bồi tụ ra biển với tốc độ rất nhanh, bình quân mỗi năm tiến ra biển được 80 –
120 m và cứ sau 5 năm, diện tích đất của Nam Định có khả năng tăng thêm từ 1.500 – 2.000 ha.
Diện tích rừng trồng năm 2014 là 4.723 ha, chủ yếu là trồng rừng phòng hộ ở các huyện ven biển để chắn sóng bảo vệ đê biển, ở các đồi trọc thuộc huyện Ý Yên,
Vụ Bản và các bãi bồi ven biển Khoáng sản của Nam Định không nhiều, chủ yếu là khoáng sản kim loại và nguyên liệu sét
2.1.1.2 Đặc điểm về nông nghiệp nông thôn a Quy mô dân số và phân bổ không gian
Năm 2013, dân số khu vực nông thôn tỉnh Nam Định có 1.538.108 người với mật độ dân số 950 người/km² Dân cư phân bổ tập trung phía Bắc sông Đào và khu vực duyên hải thuộc Vịnh Bắc Bộ Dân tộc sinh sống tại Nam Định chủ yếu là dân tộc Kinh, theo hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo
Thế kỷ 16, khi các nhà truyền đạo phương Tây đến Việt Nam, Nam Định là nơi truyền đạo đầu tiên và cũng từ đó, hệ thống Thiên chúa giáo phát triển và mở rộng ra các địa phương khác Nam Định là tỉnh có tỷ lệ theo đạo Thiên chúa giáo lớn, nổi tiếng với nhà thờ Bùi Chu và Vương cung thánh đường Phú Nhai b Đặc điểm kinh tế
Ngành nghề chủ yếu của người dân vùng nông thôn là làm nông nghiệp, một số nơi nổi tiếng làm tiểu thủ công nghiệp như đúc đồng Yên Xá, gỗ Yên Ninh…Vài năm gần đây, do sự phát triển của nhiều khu công nghiệp, nông dân khu vực Nông thôn tỉnh Nam Định có xu hướng chuyển sang làm công nhân dệt may, giầy da…
Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực, được mùa cả 2 vụ; trong đó vụ mùa là một trong những vụ được mùa nhất trong nhiều năm trở lại đây; chăn nuôi, thủy sản đạt kết quả khá Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản năm 2014 (theo giá so sánh 1994) ước đạt 4.999 tỷ đồng, tăng 4,1% so với năm
Năm 2013, giá trị sản phẩm trên một ha đất canh tác của Vĩnh Phúc đạt 92 triệu đồng Tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng và triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp hướng tới nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững Đề án này tập trung vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng và xây dựng mô hình "cánh đồng mẫu lớn" Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc cũng chú trọng đầu tư vào kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn.
Trong giai đoạn 2010-2015, Nam Định thực hiện xây dựng NTM Hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn được đầu tư lớn Đến nay, trên 100 xã có bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tập trung Các đường quốc lộ, tỉnh lộ được cải tạo nâng cấp và xây dựng mới Đường giao thông nông thôn và đường nội đồng được cứng hóa. 100% các xã có nhà văn hóa thôn Trường học, trạm xá khang trang, đáp ứng được nhu cầu của người dân Đến nay, công ty nước sạch Nam Định đang triển khai xây dựng các nhà máy nước sinh hoạt tại các huyện để phục vụ nước sinh hoạt cho các hộ dân. d Xã hội
Mức sống khu vực dân cư nông thôn tỉnh Nam Định còn thấp Nam Định là tỉnh có truyền thống hiếu học, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông và đỗ đại học cao nằm trong tốp đầu cả nước
Nam Định nổi tiếng với lễ hội khai ấn đền Trần, chợ Viềng, các nhà thờ lớn. Khu vực các huyện ven biển, hầu như làng, xóm nào cũng có nhà thờ họ, nhà thờ xóm
2.1.2 Tổng quan chương trình xây dựng NTM tỉnh Nam Định và quá trình thực hiện
Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách
2.2.1 Bộ máy quản lý - Các cơ quan cấp tỉnh tham gia quản lý nguồn vốn ngân sách đối với chương trình NTM ở Nam Định
Ngày 11/10/2010, UBND tỉnh Nam Định thành lập Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh giai đoạn 2010-2020 (Quyết định số 2019/QĐ-UBND) Sau đó, Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Nam Định ban hành Quyết định số 09/QĐ-BCĐ (ngày 04/3/2011) quy định quy chế hoạt động của ban chỉ đạo này.
Bảng 2.4: Chức năng của các cơ quan quản lý vốn NTM cấp tỉnh
STT Cơ quan Nội dung
Cụ thể hóa hướng dẫn các quy định của Trung ương cho phù hợp với điều kiện địa phương, chỉ đạo, kiểm tra giám sát và đôn đốc thực hiện.
- Rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách còn thiếu hoặc chưa phù hợp.
- Cân đối, bố trí nguồn vốn NSNN để thực hiện chương trình, giám sát chi tiêu, tổng hợp quyết toán kinh phí Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn xác định vốn từ NSNN đối với từng nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ban ngành, các huyện, thành phố triển khai thực hiện Chương trình theo quy định của Luật NSNN.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan Sở, Ban ngành liên quan để hướng dẫn cơ chế tài chính phù hợp với từng đề án, dự án cụ thể trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới Bên cạnh đó, cần có cơ chế lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn trong quá trình xây dựng nông thôn mới Đồng thời, tham mưu hướng dẫn các cơ chế chính sách có liên quan nhằm mục đích huy động đa dạng các nguồn lực phục vụ cho quá trình triển khai thực hiện chương trình.
3 Sở Nông - Sở Nông nghiệp là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo nghiệp và phát triển Nông thôn xây dựng NTM tỉnh Nam Định Văn phòng điều phối Ban chỉ đạo đặt tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Giúp Ban chỉ đạo điều phối các hoạt động chung trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch về xây dựng NTM tỉnh Nam Định.
- Đề xuất UBND tỉnh ban hành bổ sung cơ chế, chính sách đảm bảo đủ cơ sở pháp lý để triển khai các nội dung xây dựng NTM.
- Kiểm tra, báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh về sự phối hợp giữa các Sở, Ban ngành, UBND các huyện thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch xây dựng NTM.
4 Sở Kế hoạch đầu tư
- Rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách còn thiếu hoặc chưa phù hợp để thực hiện triển khai chương trình.
- Đề xuất các chủ trương, giải pháp thực hiện Chương trình trong tổng thể chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch thu hút các nguồn tài trợ kinh phí của nước ngoài cho việc thực hiện chương trình.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các sở, ban ngành liên quan để cân đối, phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương và tỉnh cho chương trình xây dựng NTM Ngoài ra, đơn vị này có trách nhiệm xây dựng và ban hành cơ chế hướng dẫn lập kế hoạch vốn triển khai xây dựng NTM, đảm bảo hiệu quả và đúng tiến độ.
- Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi các khoản chi liên quan đến lĩnh vực xây dựng NTM đảm bảo theo đúng chế độ, định mức tiêu chuẩn của nhà nước.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo tháng, quý, năm và các trường hợp cần thiết theo yêu cầu của UBND tỉnh.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Theo Thông tư Liên tịch số 26/TTLT-BNN-BTC-BKHĐT, chức năng nhiệm vụ và sự phối hợp của các cơ quan quản lý nguồn vốn NSNN đối với chương trình NTM còn chung chung, chưa được cụ thể hóa Tuy nhiên, khi thực hiện triển khai tại địa phương, UBND tỉnh căn cứ thêm vào chức năng nhiệm vụ của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch đầu tư, KBNN tỉnh được ban hành theo thông tư hướng dẫn của Bộ nội vụ và các bộ chủ quản liên quan; UBND tỉnh đã cụ thể hóa nhiệm vụ cho các Sở, KBNN Sự phân công cụ thể nhiệm vụ này giúp cho công việc quản lý nguồn vốn NSNN để đầu tư cho xây dựng NTM tại tỉnh Nam Định được chủ động hơn, góp phần vào sự thành công của chương trình
Trong giai đoạn 2010-2015 thực hiện chương trình NTM, các cơ quan tham mưu đã phối hợp chặt chẽ thông qua trao đổi, thảo luận thống nhất trước khi cơ quan chủ trì phối hợp trình bày phương án lên UBND tỉnh xem xét, đưa ra quyết định.
Sơ đồ 2.1: Sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện
(Nguồn: Do tác giả tự tổng hợp)
Một số bất cập có liên quan đến tổ chức hoạt động của bộ máy quản lý: Đến thời điểm hiện tại, chưa có văn bản hướng dẫn công tác quản lý vốn liên sở Tài chính, sở Kế hoạch đầu tư, sở Nông nghiệp phát triển nông thôn theo cơ chế của
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Sở Kế hoạch và đầu tư
Lập kế hoạch và phân bổ
Kiểm soát chi Cân đối NSNN, cấp phát và quyết toán
Xác định nhu cầu vốn, tổng hợp kinh phí tỉnh Tùy vào nội dung quản lý, mỗi đơn vị có một hướng dẫn thực hiện riêng, làm cho quá trình thực hiện sẽ không được rành mạch và logic cho các đơn vị được hỗ trợ vốn Trong quá trình thực hiện, thời gian để có sự trao đổi, bàn bạc và thống nhất để đưa ra phương án cuối cùng thường kéo dài, do chưa có tinh thần trách nhiệm cao giữa các sở Nhiều lúc, có cơ quan có văn bản tham gia ý kiến đóng góp còn mang tính hình thức, đồng ý nội dung dự thảo để cho hết trách nhiệm của mình.
2.2.2 Thực trạng thực hiện nội dung quản lý vốn đầu tư XCB từ nguồn vốn NSNN đối với chương trình NTM ở tỉnh Nam Định
2.2.2.1 Lập kế hoạch, phân bổ nguồn vốn xây dựng NTM a Đối với Nguồn vốn trung ương hỗ trợ.
* Vốn TPCP thực hiện chương trình xây dựng NTM
Trong giai đoạn 2011-2015, Chính phủ đã có 2 đợt hỗ trợ nguồn vốn TPCP để thực hiện chương trình xây dựng NTM tại quyết định số 195/QĐ-TTg và quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn TPCP để thực hiện chương trình xây dựng NTM, trong đó năm 2014 được hỗ trợ số tiền 83 tỷ đồng, năm 2015 được hỗ trợ số tiền 91 tỷ đồng.
Bảng 2.5: Kết quả lập kế hoạch, phân bổ nguồn vốn TPCP năm 2014 STT Nội dung Kết quả phân bổ của UBND tỉnh So sánh
1 Mục đích sử dụng Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã theo đúng mục tiêu của Chương trình MTQG xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Phù hợp theo quyết định
UBND tỉnh phân bổ đều số tiền 83 tỷ đồng cho 209 xã, thị trấn trên địa bàn khu vực nông thôn tỉnh Nam Định, chưa thực hiện ưu tiên cho các xã xây dựng NTM
Chưa phù hợp theo quyết định
3 Mức vốn hỗ trợ Mức phân bổ 397.129.000 đồng/ xã, thị trấn Chưa phù hợp theo quyết định
4 Thời hạn sử dụng vốn
Thời gian thực hiện và thanh toán kế hoạch vốn TPCP đến ngày 30/6/2015
Phù hợp theo quyết định
5 Thời hạn UBND tỉnh phân bổ vốn
Báo cáo Thường trực HĐND cùng cấp thẩm định ngày 23/3/2014
Chưa phù hợp theo quyết định
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Đánh giá tổng quát công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách đối với chương trình NTM
2.3.1 Những mặt được trong công tác quản lý vốn
Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Nam Định đã chú trọng thực hiện chủ trương xây dựng NTM, đặc biệt là quản lý vốn.
Cùng với sự đóng góp của các cơ quan tham mưu của UBND tỉnh, công tác quản lý vốn đã đạt được một số kết quả đáng ghí nhận.
2.3.1.1 Đối với bộ máy quản lý cấp tỉnh tham gia quản lý nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN cho chương trình NTM
UBND tỉnh đã cụ thể hóa nhiệm vụ cho các Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Sở Kế hoạch đầu tư và KBNN tỉnh trên cơ sở hướng dẫn của thông tư liên tịch số 26/TTLT-BNN-BKTC-BKHĐT về xây dựng NTM, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của các Sở, KBNN theo thông tư quy định của Bộ chủ quản liên quan Việc quy định cụ thể chức năng không vi phạm quy định của Trung ương, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, giúp cho công việc quản lý vốnNSNN xây dựng NTM được chủ động hơn, mang lại hiệu quả cao hơn
2.3.1.2 Đối với nội dung công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN cho chương trình NTM
(1) Việc phân bổ nguồn vốn TPCP năm 2015 thực hiện xây dựng NTM đảm bảo theo quy định của Chính phủ về đối tượng công trình được sử dụng vốn, thứ tự ưu tiên và mức vốn được hỗ trợ cho các xã, thị trấn xây dựng NTM, đã bám sát theo quyết định 131/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
(2) UBND tỉnh đã phân bổ vốn chương trình MTQG xây dựng NTM cơ bản có sự đồng đều giữa các xã thực hiện tham gia xây dựng NTM, phù hợp theo quyết định số 695/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn số 1599/BNN-KTHT của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn.
(3) Việc sử dụng nguồn vốn NSNN cho xây dựng NTM của các xã đảm bảo theo quy định của luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện xây dựng NTM. Trong quá trình thực hiện, nguồn vốn được ưu tiên sử dụng cho các công trình liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhân dân, thuộc tiêu chí NTM như đường giao thông nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, đường dân sinh thôn xóm, nhà văn hóa thôn xóm…
(4) , UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách về quản lý sử dụng nguồn vốn NSNN cho lĩnh vực xây dựng NTM Đến thời điểm hiện tại, UBND tỉnh đã ban hành 03 cơ chế hỗ trợ nguồn vốn xây dựng NTM, cụ thể như sau:
+ Cơ chế hỗ trợ cho 10 xã điểm xây dựng NTM của tỉnh (10 huyện, thành phố được chọn mỗi đơn vị 01 xã để xây dựng làm điểm).
+ Cơ chế hỗ trợ cho 85 xã xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015.
+ Cơ chế hỗ trợ cho các xã ngoài xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 (bao gồm 113 xã, thị trấn còn lại trong tổng số 209 xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nam Định).
Các cơ chế được ban hành phù hợp, kịp thời giúp cho các xã khi xây dựngNTM có thêm nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên Với nguồn thu ngân sách hạn hẹp, sự hỗ trợ từ ngân sách cấp trên vừa là động lực, vừa là một khoản bổ sung lớn cho các xã xây dựng NTM.
(6) , Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn xây dựng NTM của
Sở Tài chính đối với các xã, thị trấn diễn ra hàng năm, thường xuyên và có hiệu quả.
Phòng Quản lý ngân sách là một phòng chức năng chuyên môn, trực thuộc
Sở Tài chính tỉnh Nam Định Hàng năm, phòng quản lý ngân sách xã tiến hành kiểm tra quyết toán ngân sách xã và công tác tài chính đầu tư cơ bản xã Phòng sẽ tiến hành kiểm tra tại 10 huyện, thành phố Mỗi đơn vị sẽ chọn ra 50% số xã, phường, thị trấn để phòng kiểm tra; năm sau sẽ không kiểm tra xã đã được kiểm tra từ năm trước Công tác kiểm tra giúp cho UBND các huyện, xã thấy được những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn xây dựng NTM tại cấp xã Qua đó, phòng hướng dẫn, uốn nắn để kế toán ngân sách xã tham mưu cho chủ tịch UBND xã các biện pháp xử lý, việc sử dụng nguồn vốn trong những năm tiếp theo được tốt hơn.
2.3.1.3 Đối với quy trình quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của cấp tỉnh đối với chương trình NTM
Quy trình quản lý nguồn vốn đã được UBND tỉnh thực hiện đảm bảo theo quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các bộ chủ quản chuyên ngành
2.3.1.4 Đối với việc đảm bảo yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý vốn
(1) Bảo đảm tính công khai minh bạch đối với nội dung lập kế hoạch vốn, phân bổ, sử dụng vốn và tổ chức thực hiện Việc công khai thông qua cổng thông tin điện tử tỉnh, công báo tỉnh, niêm yết công khai tại trụ sở UBND tỉnh và các cơ quan, công khai bằng hình thức văn bản…
(2) Bảo đảm được tính hiệu quả kịp thời trong quản lý vốn đầu tư Đến
Ngày 31/12/2014, kế hoạch bố trí nguồn vốn đã được hoàn thành sớm hơn một năm so với yêu cầu của UBND tỉnh Việc đảm bảo tính kịp thời của nguồn vốn này giúp các xã, thị trấn có thêm ngân sách để xây dựng công trình, góp phần thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt được hiệu quả như mong đợi.
(3) Bảo đảm vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích Qua kiểm tra, giám sát cho thấy cơ bản nguồn vốn đầu tư được các đơn vị sử dụng đúng mục đích Đó là kết quả của quá trình quản lý vốn NSNN cho xây dựng NTM của tỉnh, là kết quả của sự phối hợp kịp thời của bộ máy quản lý nguồn vốn.
2.3.2 Những hạn chế trong công tác quản lý vốn và nguyên nhân
(1) Công tác lập, thẩm định kế hoạch sử dụng vốn và phân bổ vốn đầu tư XDCB thực hiện chương trình NTM còn nhiều yếu kém.
Việc xác định kế hoạch vốn cho đầu tư các dự án xây dựng NTM vẫn còn chưa gắn với nhu cầu thực tế tại địa phương
Việc phân bổ nguồn vốn TPCP năm 2015 thực hiện xây dựng NTM chưa đảm bảo theo quy định của Chính phủ về thời gian báo cáo HĐND cùng cấp thẩm định Việc phân bổ nguồn vốn TPCP năm 2014 thực hiện xây dựng NTM chưa đảm bảo theo quy định của Chính phủ về đối tượng ưu tiên, mức ưu tiên hỗ trợ vốn cho các xã xây dựng NTM và thời gian báo cáo HĐND cùng cấp thẩm định
(2) Thiếu cơ chế, chính sách lồng ghép vốn chương trình MTQG khác trong quản lý vốn đầu tư XDCB cho chương trình NTM
Việc UBND tỉnh Nam Định chưa ban hành văn bản liên quan đến lồng ghép các nguồn vốn NSNN để thực hiện nhiều chương trình MTQG đã gây khó khăn cho việc quản lý vốn của các Sở, ngành có liên quan Điều này khiến việc triển khai các chương trình MTQG như giảm nghèo bền vững, nước sạch nông thôn gặp nhiều trở ngại, vì không có hướng dẫn cụ thể cho việc sử dụng đồng thời nhiều chương trình trong cùng một giai đoạn.
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB
Chương trình NTM của tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020
3.1.1 Định hướng và mục tiêu chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020
3.1.1.1 Định hướng xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.
Theo thông báo số 162/TB-UBND ngày 18/8/2014 của UBND tỉnh Nam Địnhđã xác định định hướng xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, theo đó,xây dựng Nông thôn Nam Định đổi mới toàn diện, giàu đẹp, văn minh có kinh tế phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, có hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại, môi trường xanh sạch đẹp, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, hệ thống chính trị vững mạnh, xã hội nông thôn lành mạnh, an toàn, dân chủ, văn minh; bản sắc văn hóa của nông thôn đồng bằng sông Hồng được phát huy.
3.1.1.2 Mục tiêu chương trình giai đoạn 2016-2020 a Mục tiêu tổng quát
Theo kế hoạch xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Nam Định, mục tiêu đề ra là đạt 80% xã đạt chuẩn NTM, 20% xã đạt từ 14 tiêu chí trở lên chuẩn quốc gia Trong đó, 2 tiêu chí về hộ nghèo và thu nhập phải đạt, các tiêu chí còn lại phải cơ bản đạt.
80% số huyện thành phố đạt chuẩn quốc gia NTM Tỉnh Nam Định đạt chuẩn quốc gia NTM. b Mục tiêu cụ thể
- Có 100% số xã nâng cao được chất lượng quy hoạch: Các quy hoạch được rà soát, điều chỉnh, bổ sung và có cơ chế quản lý.
- Có 100% số xã đạt chuẩn 10 tiêu chí, gồm tiêu chí điện nông thôn, tiêu chí bưu điện, tiêu chí thu nhập, tiêu chí hộ nghèo, tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất, tiêu chi giáo dục, tiêu chí văn hóa, tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, tiêu chí an ninh trật tự.
- Có 90% số xã trở lên đạt chuẩn tiêu chí chợ nông thôn và có trụ sở UBND xã đạt chuẩn.
- Có 80% số xã trở lên đạt chuẩn 7 tiêu chí, gồm tiêu chí giao thông nông thôn, tiêu chí thủy lợi, tiêu chí trường học, tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, tiêu chí y tế, tiêu chí nhà ở dân cư và tiêu chí môi trường.
3.1.2 Định hướng đầu tư XDCB phục vụ chương trình NTM
Để triển khai Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 theo công văn số 796/SNN-PTNT ngày 19/11/2014 của Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn, tỉnh Nam Định sẽ định hướng đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ chương trình NTM.
3.1.2.1 Định hướng huy động nguồn lực xây dựng NTM
Huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ, nguồn lực đóng góp của con em địa phương thành đạt xa quê hương và vốn tài trợ, đầu tư của các doanh nghiệp, cùng với nguồn vốn đóng góp tự nguyện của các tầng lớp nhân dân để xây dựng NTM. Để đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, dự kiến cần huy động tổng nguồn vốn khoảng 13.760 tỷ đồng.
Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn để thực hiện chương trình NTM giai đoạn 2016-2020
STT Nguồn vốn Số tiền Tỷ lệ %
1 Nguồn vốn NSNN 3.610 tỷ đồng 26,4%
2 Vốn lồng ghép các chương trình 350 tỷ đồng 2,6%
3 Vốn tín dụng 3.500 tỷ đồng 25,6%
4 Vốn huy động các doanh nghiệp 3.010 tỷ đồng 22%
5 Vốn đóng góp của cộng đồng khu dân cư 2.410 tỷ đồng 17,6%
6 Vốn huy động đóng góp từ nguồn khác 790 tỷ đồng 5,8%
(Nguồn: Chi cục phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định năm 2015)
3.1.2.2 Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế xã hội
Tập trung nguồn lực để đầu tư hoàn thiện các công trình hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn theo chuẩn NTM ở các xã, thị trấn:
Bảng 3.2: Phương hướng phát triển hạ tầng kinh tế xã hội
STT Nội dung Kế hoạch hoàn thiện
1 Hệ thống công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất Đạt chuẩn năm 2017
Các trường mầm non, trường tiểu học cơ sở và trung học cơ sở (bao gồm cả chức năng và trang, thiết bị dạy, học) Đạt chuẩn năm 2018
3 Trụ sở xã và các công trình phụ trợ Đạt chuẩn năm 2018
4 Hệ thống chợ nông thôn Đạt chuẩn năm 2018
Hệ thống đường giao thông (đường đến trụ sở
UBND xã, đường liên xã, liên thôn và đường ngõ xóm) Đạt chuẩn năm 2019
6 Hệ thống công trình cung cấp nước sạch phục vụ đời sống nhân dân Đạt chuẩn năm 2019
Hệ thống các công trình văn hóa, thể thao (nhà văn hóa, khu vui chơi thể thao, đọc sách) của các xã và các thôn xóm Đạt chuẩn năm 2019
8 Trạm y tế và trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh Đạt chuẩn năm 2019
9 Hệ thống kênh mương, đường giao thông nội Đạt chuẩn năm 2019 đồng
(Nguồn: Chi cục phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định năm 2015)
Thu hút nguồn lực xây dựng, cải tạo và nâng cấp công trình nước sạch cùng cơ sở bảo vệ môi trường nông thôn theo quy hoạch Đến năm 2019, phấn đấu trên 80% xã, thị trấn có công trình nước sạch, đạt tiêu chí nông thôn mới về môi trường.
Đề xuất nội dung hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn
3.2.1 Đề xuất mục tiêu hoàn thiện
Quan điểm của luận văn mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách cho chương trình NTM là việc hoàn thiện nhằm bảo đảm tốt các yêu cầu đặt ra cho quản lý vốn ngân sách và tiến tới thực hiện có hiệu quả và đúng tiến độ xây dựng NTM.
Với quan điểm như vậy, xuất phát từ đánh giá việc không bảo đảm các yêu cầu cầu quản lý vốn đã nêu trong mục 2.2.4 của chương 2, luận văn cho rằng, việc hoàn thiện công tác quản lý vốn ngân sách phải hướng tới bảo đảm đầy đủ các yêu cầu, trong đó nhấn mạnh đến yêu cầu sau:
3.2.1.1 Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý vốn đầu tưUBND tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan liên quan có sự công khai, minh bạch hơn nữa trong quá trình quản lý vốn, nhằm đảm bảo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương Việc công khai minh bạch cần được áp dụng trong cả quá trình thực hiện, đặc biệt là khâu lập kế hoạch, phân bổ vốn và khâu kiểm tra, giám sát thực hiện Đây là 2 giai đoạn đầu và cuối của nội dung quản lý vốn Việc công khai trong công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn giúp cho nguồn vốn được phân bổ công bằng hơn, tránh tình trạng lập lờ thông tin, để cho một số đối tượng lợi dụng để trục lợi cá nhân như mang thông tin để đề nghị các các xã, huyện chạy vốn
Một trong những hạn chế của giai đoạn 2010-2015 là các cơ quan chưa có sự minh bạch, công khai các kết quả kiểm tra, giám sát Vì vậy, UBND tỉnh cần có những biện pháp kịp thời để việc công khai, minh bạch diễn ra tốt hơn Công khai có nhiều hình thức như công khai tại trụ sở UBND tỉnh, công khai tại trụ sở làm việc của các Sở, Ban ngành; công khai qua thông tin báo đài, trên cổng thông tin điện tử của tỉnh và bằng hình thức gửi văn bản đến cho các đối tượng được hỗ trợ. Công khai không chỉ giúp cho quá trình thực hiện được minh bạch, mà còn giúp cho các đơn vị được thụ hưởng có thể chủ động được công việc của địa phương, căn cứ vào kế hoạch nguồn vốn để đưa ra được lộ trình đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
3.2.1.2 Bảo đảm tính kịp thời trong sử dụng vốn đầu tư Đây là một yêu cầu rất quan trong trong quá trình quản lý vốn Để thực hiện được yêu cầu này, UBND tỉnh cần chủ động được nguồn vốn ngân sách tỉnh để hỗ trợ cho chương trình Căn cứ theo lộ trình, UBND sẽ phân bổ nguồn vốn phù hợp với quá trình sử dụng, nhằm đảm bảo công trình được cấp vốn đầy đủ Việc phân bổ vốn kịp thời giúp cho quá trình xây dựng các công trình được đảm bảo đúng tiến độ thi công, tránh tình trạng trượt giá vật liệu nhân công hoặc công trình bị tạm dừng do thiếu vốn
3.2.1.3 Đảm bảo vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích
Do tính chất công việc xây dựng NTM là một chương trình MTQG do Trung ương ban hành, chính vì vậy nguồn vốn hỗ trợ cũng phải được bổ sung mục tiêu cho các công trình chỉ định có sẵn, nhằm đạt được các tiêu chí về xây dựng NTM Việc sử dụng nguồn vốn sai mục đích sẽ làm cho hiệu quả sử dụng giảm đi, gây ra tình trạng lãng phí Việc đầu tư nguồn vốn dàn trải, mỗi công trình được phân bổ nguồn vốn một phần, còn lại là để nợ công nhằm đạt được các tiêu chí NTM là việc làm hết sức sai làm Việc sử dụng nguồn vốn nên ưu tiên cho một số công trình tính phổ biến cao hơn, cần thiết cho cộng đồng như đường xá, chợ Khi thực hiện thì cần làm các công trình lần lượt, khi xong các công trình này thì mới khởi công xây công trình khác
3.2.1.4 Bảo đảm tính ưu tiên khi thực hiện
Giai đoạn 2016-2020, khi thực hiện hỗ trợ nguồn vốn NSNN cho các xã, thị trấn xây dựng NTM; UBND tỉnh cần phải căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương, căn cứ vào hạ tầng cơ sở vật chất của các xã, căn cứ vào xã lớn, xã nhỏ Trước khi lập kế hoạch phân bổ vốn, UBND tỉnh cần tiến hành kiểm tra nhu cầu vốn thật sự của các xã để tập trung ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ các xã nghèo, điều kiện địa lý khó khăn, nguồn thu ngân sách kém; những xã cơ sở hạ tầng cơ bản tốt rồi thì hỗ trợ nguồn vốn ít hơn so với xã cần được ưu tiên Việc đảm bảo ưu tiên sẽ giúp cho các xã có nguồn lực để tập trung nhanh chóng về đích NTM.
3.2.2 Đề xuất nội dung hoàn thiện
Xuất phát từ những hạn chế trong công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách cho chương trình NTM, luận văn đưa ra những nội dung hoàn thiện nhằm khắc phục những nhược điểm này Dựa trên những hạn chế của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách cho chương trình NTM ở Nam Định trong mục 2.3.2, Luận văn đưa ra các nội dung hoàn thiện sau đây:
3.2.2.1.Hoàn thiện bộ máy quản lý nguồn vốn NSNN của cấp tỉnh đối với chương trình xây dựng NTM
Trong giai đoạn thực hiện xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh cần quan tâm chú trọng đến công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nguồn vốn như Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài chính và KBNN tỉnh Ngoài việc quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể và chi tiết cho từng cơ quan, UBND tỉnh cần phải ban hành cụ thể hơn nữa cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý một cách chặt chẽ hơn nữa UBND tỉnh thường xuyên có sự giám sát việc thực hiện phối hợp, khi sự phối hợp không tốt thì cần có sự nhắc nhở bằng văn bản đến các cơ quan này.
Ngày 04/11/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1996/QĐ-TTg về việc quy định, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức và biên chế của văn phòng điều phối giúp việc cho ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp. Trong quyết định có nêu nhiệm vụ quyền hạn của Văn phòng điều phối chương trình NTM cấp tỉnh “Tham mưu xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ và giám sát tình hình thực hiện vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác để xây dựng NTM trên địa bàn” Do đó, trong quá trình thực hiện, Văn phòng điều phối như là cầu nối giữa Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn trong việc quản lý nguồn vốn NSNN cho chương trình NTM Đây là điểm khác biệt so với các văn bản hướng dẫn khác của Trung ương Đến nay, chưa có thông tư hướng dẫn quyết định 1996/QĐ-TTg của Thủ tướng, khi có văn bản hướng dẫn thì UBND tỉnh cần tiến hành cụ thể hóa ngay văn bản của Trung ương, quy định rõ chức năng nhiệm vụ của Văn phòng điều phối NTM tỉnh nói riêng và các cơ quan cấp tỉnh tham gia quản lý nguồn vốn NSNN cho xây dựng NTM nói chung
3.2.2.2 Hoàn thiện nội dung quản lý vốn NSNN cho chương trình xây dựng NTM a Công tác lập kế hoạch và phân bổ nguồn vốn
(1) Đối với nguồn vốn TPCP xây dựng NTM
Theo kế hoạch tại quyết định 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2016, Chính phủ tiếp tục hỗ trợ các tỉnh, thành phố nguồn vốn TPCP để thực hiện xây dựng NTM Đồng thời, dự kiến trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020, Chính phủ sẽ dành một nguồn vốn lớn từ TPCP để hỗ trợ các địa phương xây dựng NTM Trong năm 2014, UBND tỉnh phân bổ nguồn TPCP xây dựng NTM chưa đảm bảo theo quyết định 195/QĐ-TTg và năm 2015 phân bổ nguồn TPCP cơ bản đảm bảo theo quyết định 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính vì vậy, năm 2016 và các năm tiếp theo, UBND tỉnh cần thực hiện bám sát các nội dung quy định của văn bản Trung ương, căn cứ vào đó để thực hiện lập kế hoạch và phân bổ nguồn TPCP đảm bảo theo quy định, trong đó cần chú trọng đến đối tượng ưu tiên, mức ưu tiên hỗ trợ và quy trình thực hiện lập kế hoạch và phải được HĐND tỉnh có văn bản thông qua.
(2) Đối với nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng NTM
Trong giai đoạn 2010-2015, UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng NTM cơ bản có sự đồng đều giữa các địa phương tham gia xây dựng NTM, đảm bảo theo quy định của Trung ương theo quyết định 800/QĐ-TTg và quyết định số 695/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Trong thời gian tới, do chương trình bước vào giai đoạn 02 nên sẽ có nhiều sự thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình như mức hỗ trợ, cơ chế hỗ trợ…Chính vì vậy, các Sở Tài chính,
Sở Kế hoạch đầu tư và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần theo dõi sát các văn bản chế độ chính sách mới của Trung ương về lĩnh vực NTM, tham mưu và trình UBND tỉnh ban hành các cơ chế mới nhằm cụ thể hóa trên cơ sở điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
(3) Đối với nguồn vốn NS tỉnh
Căn cứ vào dự kiến tình hình kinh tế trong các năm tiếp theo, dự kiến các khoản thu phát sinh trên địa bàn, các chế độ chính sách liên quan đến chi tiêu mới, các cơ quan cân đối nguồn thu chi ngân sách, lập kế hoạch và trình UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn kịp thời, chính xác và đảm bảo thông thoáng cho các đơn vị. b Sử dụng nguồn vốn
Việc sử dụng nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2010-2015 đảm bảo theo yêu cầu tỉnh, phù hợp với tình hình kinh tế địa phương Các cơ quan và UBND tỉnh sẽ tiếp tục quản lý việc sử dụng nguồn vốn đúng chế độ, công trình nhận hỗ trợ và thủ tục chi tuân theo quy định về đấu thầu, đầu tư công, xây dựng, cùng các văn bản pháp lý liên quan.
Một số kiến nghị đối với Trung ương
Thứ nhất, trong giai đoạn 2016-2020 Chính phủ chỉ thực hiện 02 chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình MTQG xây dựng NTM và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.
Trong bối cảnh nguồn lực ngân sách Trung ương và địa phương đều khó khăn, việc thực hiện nhiều chương trình MTQG sẽ cần một nguồn vốn rất lớn để có thể thực hiện trong trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020 Qua thực tế cho thấy,nhiều chương trình MTQG sau khi triển khai thực hiện đã không mang lại hiệu quả mong muốn như ban đầu, nhiều chương trình kế hoạch chỉ 5 năm nhưng khi thực hiện phải kéo dài thêm giai đoạn 02, giai đoạn 03 Mỗi một chương trình MTQG khi thực hiện sẽ phải huy động nguồn lực con người và nguồn vốn rất lớn để thực hiện.
Thực hiện Luật đầu tư công mới và chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020, việc thực hiện số lượng chương trình mục tiêu giảm xuống là hết sức cần thiết, phù hợp với điều kiện đất nước hiện nay.
Việc chỉ thực hiện 02 chương trình là chương trình xây dựng NTM và chương trình giảm nghèo bền vững sẽ giúp cho tập trung nguồn lực, việc thực hiện sẽ đạt hiệu quả cao hơn Đồng thời, đây là 02 chương trình có liên hệ chặt chẽ đến người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người dân, chương trình cũng tạo cầu nối giữa các cấp ủy đảng chính quyền với người dân, đặc biệt trong bối cảnh sắp đại hội Đảng toàn quốc khóa XII, mang lại niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
Thứ hai, Trung ương sớm phân bổ kế hoạch vốn chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.
Kế hoạch vốn hỗ trợ trung hạn cho tỉnh Nam Định, Chính phủ cần phân bổ và có thông báo để UBND tỉnh Nam Định có thể chủ động trong việc điều hành, giao kế hoạch cho các đơn vị cấp dưới Đồng thời, việc phân bổ kế hoạch vốn cần cụ thể và chi tiết số tiền, đồng thời kế hoạch phân bổ này phải chính xác, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tỉnh Nam Định; tránh tình trạng kế hoạch phân bổ và thực tế phân bổ khác xa nhau, làm cho kế hoạch chỉ nằm trên giấy, gây ra việc chỉ đạo điều hành của tỉnh gặp khó khăn.
Thứ ba, Bộ ngành liên quan sớm ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn
Theo Quyết định 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng, Văn phòng điều phối Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM các cấp được thành lập với các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế theo quy định Tuy nhiên, đến tháng 9/2015, các bộ liên quan như Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính vẫn chưa ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện quyết định này, dẫn đến việc triển khai nhiệm vụ ở cấp tỉnh gặp khó khăn Việc ban hành hướng dẫn chi tiết là rất cần thiết để Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh kiện toàn nhân sự và quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng điều phối NTM tỉnh trong quản lý nguồn vốn, qua đó đảm bảo hiệu quả thực hiện chương trình.
Nam Định là một tỉnh nghèo, có xuất phát điểm thấp, khả năng tích lũy để mở rộng đầu tư rất hạn chế, người dân khu vực nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Chính vì vậy, chương trình NTM có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh Nam Định Cho đến nay, chương trình xây dựng NTM đã thực sự khẳng định đây là chương trình phù hợp với đặc điểm và tình hình nông thôn Nam Định, và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao cho đối tượng trực tiếp là người dân Nguồn vốn chương trình NTM đã giúp cho các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân về giao thông, giáo dục, sản xuất…, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân Chương trình NTM không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội, chính trị to lớn, tạo niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước; góp phần vào thành công của Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XIX Việc phân tích công tác quản lý nguồn vốn NSNN xây dựng NTM đối với các cơ quan cấp tỉnh giúp cho UBND tỉnh, các sở ban ngành thấy rõ được thực trạng hoạt động quản lý nguồn vốn, kết quả sử dụng nguồn vốn và những thách thức khó khăn trong tương lai Từ đó, các cơ quan cấp tỉnh có thể tham mưu cho UBND tỉnh những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng trong công cuộc xây dựng NTM của tỉnh Nam Định Với mục đích nghiên cứu được trình bày trong Chương I, Luận văn đã tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý nguồn vốn xây dựng NTM của cơ quan cấp tỉnh từ năm 2010 đến năm 2014 trên địa bàn tỉnh Nam Định Từ những phân tích, đánh giá các nội dung của công tác quản lý đã nêu bật lên những ưu điểm nhược điểm và nguyên nhân của những hạn chế đó Những kết quả phân tích, đánh giá đó là nền tảng, cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn NTM Công tác quản lý vốn NTM là một đề tài khá mới, đòi hỏi phải có kiến thức, trình độ phân tích, đánh giá, tổng hợp khái quát và phải hiểu biết rộng về tình hình kinh tế xã hội khu vực nông thôn Với kiến thức và thời gian nghiên cứu của tác giả còn hạn chế cho nên cho nên các phân tích và giải pháp đưa ra trong luận văn ít nhiều còn phiến diện,chủ quan Vì vậy, đề tài không tránh khỏi những hạn chế nhất định Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, nhận xét, đóng góp của Thầy cô, bạn bè và các độc giả để đề tài này có thể tiếp thục được nghiên cứu, bổ sung và ngày càng hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban chấp hành TW Đảng (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
05/8/2018 về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
2 Chính Phủ (2009), Nghị định số 12/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
3 Hội Nông dân Việt Nam (2013), Sổ tay tuyên truyền về xây dựng Nông thôn mới.
4 Ngô Tuấn Hải (2014- Luận án Tiến sĩ trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội); Quản lý nhà nước về xây dựng kết cấu hạ tầng theo chương trình xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Ninh.
5 Nguyễn Mậu Thái (2015 - Luận án tiến sĩ trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam); Nghiên cứu xây dựng NTM các huyện phía Tây thành phố Hà Nội.
6 Phan Thị Thu Hiền (2015 - Luận án Tiến sĩ trường Đại học Kinh tế quốc dân); Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam.
7 Từ Quang Phương, Phạm Văn Hùng đồng chủ biên, Giáo trình Kinh tế Đầu tư (năm 2012), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
8 Thủ tướng Chính Phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
9 Thủ tướng Chính Phủ (2014), Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 25/1/2014 giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2014 thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM.
10 Thủ tướng Chính Phủ (2015), Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày
23/1/2015 giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2015 thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM.
11 Thủ tướng Chính Phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày
16/4/2009 về ban hành bộ tiêu chí quốc gia Nông thôn mới.
12 Thủ tướng Chính Phủ (2012), Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 8/6/2012 về Sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
13 Thông tư liên tịch Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư
(2011), Thông tư liên tịch số 26/TTLT-BNN-BTC-BKHĐT về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
14 Thông tư Bộ Nông nghiệp (2009), Thông tư số 54/TT-BNNPTNT về hướng dẫn một số nội dung thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới.
15 Thông tư Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 19/TT-BTC về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
16 Thông tư Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 28/TT-BTC về Quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.
17 Trịnh Thị Thúy Hồng (2012 - Luận án tiến sĩ trường đại học Kinh tế quốc dân); Quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định.
18 UBND tỉnh Nam Định (2014), Báo cáo sơ kết 04 năm thực chương trình
Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới; kế hoạch năm 2015.
19 UBND tỉnh Nam Định (2011), Quyết định 08/QĐ-UBND ngày
09/4/2011 về việc ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư, quy định huy động, quản lý vốn, quản lý đầu tư, xây dựng tại các xã xây dựng NTM tỉnh Nam Định giai đoạn 2011- 2015.
20 UBND tỉnh Nam Định (2010), Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày
04/3/2011 về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2020.
21 UBND tỉnh Nam Định (2010), Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày
12/11/2010 về triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Nam Định giai đoạn 2011- 2015.
22 Vũ Nhữ Thăng (2015 - Tạp chí Tài chính); Tăng cường nguồn lực xây dựng NTM.
CHỨC CẤP HUYỆN, XÃ VÀ NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG XÂY DỰNG
Xin kính chào anh/chị, Chương trình xây dựng NTM là chương trình của toàn Đảng, toàn dân, có ý nghĩa tích cực trong xây dựng nông thôn, ổn định đời sống cho nhân dân Hiểu được vai trò quan trọng đó, tôi thực hiện luận văn thạc sĩ về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB xây dựng NTM tại địa bàn tỉnh Nam Định Rất mong anh/chị bớt chút thời gian giúp tôi hoàn thành bản khảo sát này. Mọi ý kiến của anh/chị vô cùng quý giá đối với luận văn thạc sĩ của tôi
Xin chân thành cảm ơn ! - Câu 1 Anh/chị thực hiện nhiệm vụ gì trong tổ công tác giúp việc xây dựng NTM trong quản lý vốn của tỉnh?
1 Xác định nhu cầu vốn, tổng hợp kinh phí
2 Lập kế hoạch và phân bổ vốn
3 Kiểm soát chi vốn đầu tư
4 Theo dõi việc thực hiện vốn đầu tư tại các cấp dự toán
5 Cân đối NSNN, cấp phát và quyết toán
Câu 2 Trong quá trình thực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng NTM, theo anh/chị khâu nào là khâu khó khăn nhất?
1 Xác định nhu cầu vốn
2 Lập, thẩm định kế hoạch sử dụng vốn
3 Bố trí kế hoạch phân bổ vốn
4 Theo dõi quá trình thực hiện