LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MARKETING HỖN HỢP VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH SỮA NƯỚC
Khái quát về chiến lược marketing hỗn hợp
1.1.1 Khái niệm marketing hỗn hợp trong kế hoạch marketing
Marketing là một thuật ngữ có nhiều định nghĩa khác nhau tùy theo quan điểm nghiên cứu Trong lĩnh vực kinh doanh “Marketing là tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu thông qua quá trình trao đổi, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận”
Theo Phillip Kotler định nghĩa “Marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thỏa mãn nhu cầu và ước muốn thông qua các tiến trình trao đổi”
Hiệp hội marketing Mỹ định nghĩa “ Marketing là quá trình kế hoạch hóa và thực hiện các quyết định về sản phẩm, định giá, xúc tiến và phân phối cho các hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi, nhằm thỏa mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức.
Như vậy hai nhiệm vụ cơ bản của marketing đó là (1) nghiên cứu phát hiện, phân tích đánh giá lựa chọn nhu cầu và mong muốn của khách hàng và các đối tác có liên quan; (2) thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng san phẩm/dịch vụ và các công cụ marketing trong hỗn hợp marketing của doanh nghiệp.
Kế hoạch marketing là một kế hoạch chức năng, là công cụ để điều hành hoạt động marketing của doanh nghiệp Kế hoạch marketing là một văn bản quản lý chứa đựng các chỉ dẫn cho hoạt động marketing sẽ thực hiện cho một thương hiệu hoặc một loại sản phẩm Bản chất của kế hoạch hoạt động marketing là quá trình xác định các cơ hội, nguồn lực, các mục tiêu, xây dựng các chiến lược với các định hướng và kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện và điều khiển hoạt động marketing của doanh nghiệp Các bước công việc trong kế hoạch marketing bao gồm :
Phân tích SWOT là công cụ quan trọng trong thiết kế và triển khai chiến lược marketing SWOT giúp doanh nghiệp đánh giá cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu của mình trên thị trường, qua đó xác định các hướng đi phù hợp Bằng cách tận dụng cơ hội và khắc phục điểm yếu, doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi thế của mình, đồng thời giảm thiểu rủi ro và khai thác nguy cơ tiềm ẩn.
Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp Xác định các nhóm khách hàng tiềm năng trên thị trường và đánh giá lựa chọn những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng phục vụ tốt nhất
Việc xây dựng chiến lược marketing là vô cùng quan trọng, trong đó xác định mục tiêu và định hướng hoạt động marketing trên thị trường là bước đầu tiên Mục tiêu và định hướng này sẽ quyết định đến các biện pháp marketing cụ thể mà doanh nghiệp triển khai, do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra những mục tiêu và định hướng phù hợp với tình hình thực tế của mình.
Xác định hỗn hợp marketing và kế hoạch thực hiện cụ thể
Vậy Marketing hỗn hợp (Marketing mix) là một kế hoạch cụ thể, góp phần quan trọng trong kế hoạch marketing tổng thể để đạt được mục tiêu mong muốn của doanh nghiệp Marketing hỗn hợp gồm 4 yếu tố cơ bản (4P) : chiến lược sản phẩm (Product), chiến lược giá (Price), chiến lược phân phối (Place) , chiến lược truyền thông marketing tích hợp (Promotion) Bốn yếu tố này hoạt động phối hợp với nhau trong một chiến lược marketing
1.1.2 Nội dung của marketing hỗn hợp
Sản phẩm theo quan điểm của marketing là tất cả những gì được đưa ra chào bán trên thị trường với khả năng thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn của khách hàng
Cấu thành nên sản phẩm gồm các yếu tố vật chất và phi vật chất Có ba bộ phận cấu thành nên sản phẩm hoàn chỉnh :
Thứ nhất: Các yếu tố bản chất cốt lõi của sản phẩm, đó là những lợi ích cơ bản, những giá trị mà người tiêu dùng nhận được từ sản phẩm Đó chính là công dụng hay giá trị cơ bản của sản phẩm.
Thứ hai: Các yếu tố hữu hình của sản phẩm như đặc tính sử dụng, chỉ tiêu, chất lượng, kiểu dáng, màu sắc, bao gói, thương hiệu … Những yếu tố này thường được khách hàng cảm nhận bằng các giác quan, họ có thể nhận thức và so sánh được với những sản phẩm cạnh tranh khác.
Thứ ba: Các khía cạnh mở rộng của sản phẩm (còn gọi là sản phẩm hoàn chỉnh), là toàn bộ dịch vụ đi kèm với sản phẩm.
Một trong những quyết định quan trọng nhất của marketing liên quan tới sản phẩm là các quyết định về :
Danh mục và dòng sản phẩm
Danh mục hay hỗn hợp sản phẩm lả tập hợp tất cả những loại sản phẩm và mặt hàng mà một người bán cụ thể để đưa ra bán cho người mua Danh mục sản phẩm của công ty sẽ có chiều rộng, chiều dài, chiều sâu và mật độ nhất định Chiều rộng thể hiện công ty có bao nhiêu loại sản phẩm khác nhau Chiều dài là tổng số mặt hàng trong danh mục sản phẩm Chiều sâu thể hiện có bao nhiêu phương án của mỗi sản phẩm trong loại.
Đặc tính sản phẩm Để xác định được đặc tính sản phẩm, doanh nghiệp thường dựa trên nghiên cứu hành vi khách hàng mục tiêu, quá đó xây dựng bản mô tả các yếu tố và đặc điểm của sản phẩm theo mong muốn của khách hàng
Quyết định về bao gói và dịch vụ đi kèm
Bao gói cho sản phẩm là quyết định đóng gói sản phẩm nhằm cung ứng trên thương trường Bao bì thiết kế tốt có thể tạo ra giá trị thuận tiện cho người tiêu dùng và giá trị khuyến mại cho nhà sản xuất.
Việc thiết kế bao bì có hiệu quả cho sản phẩm mới cần thông qua một số quyết định Cần xác định rõ khải niệm bao bì, xác định bao bì về cơ bản là như thế nào hay có tác dụng gì đối với sản phẩm, bao bì có chức năng bảo vệ tốt hơn cho sản phẩm không? Có mở ra phương pháp quảng bá mới cho sản phẩm không? Cần cung cấp những thông tin nhất định về sản phẩm, về công ty hay điều gì khác không?
Đặc điểm của sản phẩm và thị trường sữa nước Việt Nam
1.2.1 Đặc điểm của sản phẩm sữa nước
Là sữa được vắt từ bò và là nguồn dinh dưỡng tự nhiên hữu ích Nó vốn giàu dinh dưỡng, cung cấp các chất đạm, vitamin, khoáng chất cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày
Tuy nhiên, chất lượng (thành phần) của sữa tươi không ổn định, phụ thuộc vào giống bò, bản thân con bò, thời kỳ tạo sữa, mùa trong năm, thời điểm trong ngày…
Môi trường giàu dinh dưỡng của sữa rất lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn Bên cạnh những vi khuẩn có ích có thể dùng để chế biến thực phẩm cho con người như sữa chua, phô mai… và vi khuẩn lành tính không có hại cho sức khỏe, trong sữa còn vô số vi khuẩn độc hại Vì vậy, không nên uống sữa tươi chưa qua xử lý Sữa này còn gọi là sữa tươi nguyên liệu.
Là sữa có thành phần hoàn toàn từ sữa bò tươi (99%), có hoặc không bổ sung phụ gia và qua xử lý ở nhiệt độ cao để chuyển hóa nguyên liệu, cho phép bổ sung sữa bột hoặc chất béo không quá 1% tính theo khối lượng của sữa tươi nguyên liệu. Sữa tiệt trùng
Sữa nước có thành phần cơ bản là sữa bò tươi, kết hợp với sữa bột nguyên kem hoặc sữa tách béo tùy theo loại Ngoài ra, còn có các chất béo và thành phần khác Để đảm bảo an toàn, sữa phải được gia nhiệt ở nhiệt độ cao (135 - 150 độ C) trong thời gian ngắn (4 - 6 giây) nhằm tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có hại.
Sau khi đóng chai, sữa tiếp tục được gia nhiệt một lần nữa ở 120 độ C trong vòng 15 - 20 giây để giảm vi khuẩn tái nhiễm trong quá trình đóng chai và từ chai. Sữa thanh trùng
Là sản phẩm sữa nước (có thể là sữa tươi hoặc sữa bột) Quá trình thanh trùng thông thường là sự gia nhiệt từ 72 – dưới 100 độ C trong vòng 12 – 20 giây
Tuổi thọ sản phẩm ngắn (8 – 10 ngày) và phải bảo quản ở nhiệt độ 5 – 7 độ C trong bao bì chưa mở.
Sữa hoàn nguyên tiệt trùng
Là loại sữa pha trộn từ nguyên liệu sữa bột và chất béo các loại, nước, có hoặc không bổ sung phụ liệu qua xử lý nhiệt độ cao.
1.2.2 Đặc điểm của ngành kinh doanh sữa nước
Với mỗi sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có đối tượng mục tiêu riêng muốn hướng đến Cụ thể, đối tượng sử dụng sản phẩm sữa nước thường được chia thành các phân khúc thị trường khác nhau, bao gồm trẻ em, thiếu niên, người trưởng thành, người cao tuổi Ngoài ra, một số thương hiệu còn khai thác thị trường dành riêng cho phụ nữ hoặc những người hoạt động thể thao nhiều Việc phân chia đối tượng khách hàng đa dạng phụ thuộc vào chiến lược phân khúc thị trường riêng biệt của từng doanh nghiệp.
Vì Việt Nam là nước có kết cấu dân số trẻ, bởi vậy, các công ty sản xuất sữa trên thị trường Việt Nam chủ yếu hướng đến đối tượng trẻ em Các sản phẩm sữa nước dành cho đối tượng trẻ em hiện tại rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã Do đó, sự cạnh tranh của các công ty trên đoạn thị trường này ngày càng trở nên gay gắt và khó khăn
Mặt khác, xét trên khía cạnh người tiêu dùng, với đời sống ngày càng phát triển thì việc lựa chọn sản phẩm sữa phù hợp với trẻ em ngày càng được các bậc phụ huynh quan tâm hơn Các tiêu chí để đánh giá lựa chọn sản phẩm không chỉ là giá cả mà đặc biệt hơn vẫn là chất lượng của sản phẩm và yếu tố tin tưởng sản phẩm của người tiêu dùng
Trong hoạt động kinh doanh các sản phẩm sữa, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có chiến lược marketing hỗn hợp phù hợp và đạt hiệu quả để phát huy tối đa các lợi thế cạnh tranh và hạn chế điểm yếu của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh xâm nhập thị trường mới ngày càng khó khăn, marketing hỗn hợp đóng vai trò then chốt Hoạt động tiếp xúc trực tiếp bằng sản phẩm và con người của công ty với khách hàng mục tiêu gặp nhiều rào cản, đặc biệt về văn hóa vùng miền và luật pháp Chiến lược marketing hỗn hợp hiệu quả là chìa khóa để tạo dựng danh tiếng và uy tín cho công ty, các sản phẩm và thương hiệu trên thị trường mới.
Giữa các chiến lược về giá, sản phẩm, phân phối và xúc tiến trong chiến lược marketing hỗn hợp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên sức mạnh tổng thể của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường.
Các yếu tố chi phối đến marketing hỗn hợp
1.3.1 Môi trường marketing vĩ mô
Có thể nói, nền kinh tế Việt Nam từ 2008 đến 2012 đã trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn Nếu như từ năm 2000 đến 2007, nền kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng tốt với mức tăng bình quân (CAGR) là 6,7%/năm thì trong 5 năm gần đây, mức tăng trưởng này chỉ đạt 4,5% GDP năm 2012 chỉ đạt mức tăng trưởng 5,03%, mức thấp nhất kể từ năm 1999.
Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cùng với cơ cấu tăng trưởng phụ thuộc quá mức vào vốn và lao động mà không chú trọng đầu tư chiều sâu, nền kinh tế rơi vào trạng thái quá nóng dẫn đến lạm phát cao Trong khi giai đoạn 2000-2006 lạm phát ở mức dưới 10% và đảm bảo tăng trưởng, thì từ 2008 đến nay lạm phát diễn biến thất thường với biên độ lớn, phản ánh sự bất ổn của cơ cấu kinh tế Điều này đòi hỏi phải có các chính sách đột phá nhằm thay đổi mô hình tăng trưởng.
Biểu đồ 1.1: Mức GDP bình quân đầu người tại Việt Nam gia đoạn 2008 -2012
Nguồn : Tổng cục thống kê 2012
Qua biểu đồ ta thấy mức thu nhập bình quân theo đầu người tại Việt Nam tăng qua các năm Hơn thế nữa, trong nhịp sống công nghiệp hóa cùng với nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu của người dân với các sản phẩm sữa ngày càng tăng lên nhanh chóng vì đây là một trong những mặt hàng tiêu dùng thuận tiện và mang lại dinh dưỡng cao.
1.3.1.2 Môi trường văn hóa xã hội
Thị trường sữa nước, đặc biệt là sữa nước dành cho trẻ em, được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự gia tăng dân số Dân số Việt Nam đạt gần 90 triệu vào năm 2012, với khoảng 2/3 dân số dưới 34 tuổi Tốc độ phát triển dân số này tạo ra nhu cầu lớn về sữa nước, thúc đẩy sự phát triển của thị trường.
Bảng 1.1 Quy mô dân số Việt Nam qua các thời kỳ. Đơn vị: Triệu người
Năm Dân số Năm Dân số
Nguồn : Tổng cục thống kê 2012
Biểu đồ 1.2 Dân số Việt Nam qua các thời kỳ
Nguồn : Tổng cục thống kê 2012
1.1.1.3 Môi trường khoa học công nghệ
Trước sự phát triển của khoa học công nghệ, các nhà sản xuất sữa tại Việt Nam ngày càng chú trọng đầu tư hệ thống sản xuất với dây chuyền sản xuất tiên tiến đại Ngoài ra hệ thống đóng gói sản phẩm cũng được các công ty quan tâm và đầu tư nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Về chất lượng nguồn sữa tươi, các nhà sản xuất tại Việt Nam ngày càng chú trọng đầu tư về con giống, thức ăn, chuồng trại, công nghệ vắt sữa tiên tiến… đồng thời cũng gia tăng số lượng đàn bò và nhà máy sản xuất sữa Các yếu tố trên giúp nâng cao chất lượng nguồn sữa tươi trong nước và góp phần củng cố lòng tin của người tiêu dùng vào các mặt hàng Việt.
1.3.1.4 Môi trường chính trị - luật pháp
Nước ta được đánh giá là một trong những nước ổn định chính trị nhất thế giới Đó là yếu tố quan trọng giúp cho các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài dài hạn và tạo cho người lao động yên tâm làm việc để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, đã có các tiêu chuẩn về sản xuất, các quy chế về cạnh tranh, việc bảo vệ bản quyền, phát minh sáng chế, chính sách thuế với các hàng hóa nhập ngoại… đang được thực hiện nhằm bảo vệ doanh nghiệp khỏi tình trạng hàng giả, hàng nhái Tuy nhiên, do đặc điểm kinh tế nước ta còn chưa phát triển toàn bộ, còn manh mún nên vẫn còn nhiều sản phẩm nhập lậu, trốn thuế, hàng giả … trên thị trường, điều này gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Việt Nam là nước là khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều này đã tạo nhiều điều kiện để phát triển nguồn nguyên liệu đầu cho việc chăn nuôi bò sữa.
Thị trường nội địa của IDP hiện tại chủ yếu là thị trường miền Bắc Đây là nơi tập trung dân số với khí hậu bốn mùa khác nhau, do vậy thị hiếu tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào thời vụ cũng khác nhau Sản phẩm sữa của công ty được tiêu thụ nhiều vào mùa hè nhưng miền Bắc là khu vực có mùa đông nên sản phẩm được tiêu thụ ít hơn trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, với những đặc trưng của khí hậu miền Nam là nóng quanh năm và dân số đông gấp đôi Hà Nội thì đây là cơ hội lớn đối với IDP trong thời gian tới.
1.3.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Hiện tại, trên thị trường sữa nước Việt Nam có hơn 25 doanh nghiệp đang hoạt động Sức cạnh tranh ngày càng tăng lên Mặc dù nhu cầu của người tiêu dùng vẫn ngày càng gia tăng nhưng với sự gia nhập ngành của nhiều công ty, quá trình phân chia miếng bánh thị phần diễn ra ngày càng sôi động.
Những đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường phải kể đến Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty TNHH Dutchlady Việt Nam, Công ty cổ phần Sữa
TH True milk, Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu Sơn La … Những công ty này cạnh tranh chủ yếu với nhau trên thị trường sữa nước dành cho trẻ em
1.3.2.1 Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát Vinamilk cung cấp cho khách hàng những danh mục các sản phẩm, hương vị và bao bì với nhiều mẫu mã và đa đạng sự lựa chọn nhất.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP CỦA SẢN PHẨM SỮA TƯƠI BA VÌ TẠI CÔNG TY CP SỮA QUỐC TẾ IDP
Khái quát chung về Công ty cổ phần Sữa Quốc tế IDP
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sữa quốc tế IDP Được thành lập năm 2004, Công ty cổ phần Sữa Quốc tế IDP có trụ sở và nhà máy chế biến các sản phẩm sữa đặt tại hai địa phương có nguồn nguyên liệu lớn của nước ta Nhà máy sữa Chương Mỹ cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25 km về phía tây và Nhà máy sữa Ba Vì tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội đã đi vào hoạt động từ đầu năm 2010.
Ngay từ những ngày đầu bước vào hoạt động, công ty đã thực hiện đầu tư mua sắm lắp đặt dây chuyền sản xuất sữa hiện đại, công nghệ tiến tiến từ các hãng nổi tiếng trên thế giới như: dây chuyền chế biến sữa của tập đoàn APV Âu Châu, dây chuyền thiết bị đóng gói khép kín của tập đoàn Tetra Pak Thuỵ Điển Đây là hệ thống dây chuyền thiết bị công nghệ vào loại hiện đại bậc nhất tại châu Á và thế giới.
Trong vòng 9 năm hoạt động, IDP đã tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa Dòng sản phẩm chủ đạo của công ty đưa ra thị trường mang thương hiệu "Ba Vì" bao gồm: sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa chua ăn Ba Vì Ngoài ra còn có các dòng sản phẩm khác như: sữa tươi tiệt trùng z'Dozi nhiều hương vị, sữa thanh trùng Purina
Các sản phẩm của IDP đã được UBND Hà Nội công nhận là "Sản phẩm Công nghiệp chủ lực" của thành phố Về chất lượng sản phẩm, sữa Ba Vì của IDP đã vinh dự nhận giải thưởng "Europe Golden Award for Quality" (Giải thưởng Cúp vàng Châu Âu về Chất lượng) từ tổ chức Trade Leaders Club tại Madrid, Tây Ban Nha.
Lễ trao tặng cúp vàng và chứng nhận có sự tham dự của các Đại sứ quán và các doanh nghiệp đến từ hơn 30 Quốc gia trên toàn Thế giới Sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và đang thực hiện những hoạt động xúc tiến để đưa sản phẩm xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á.
2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty
“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “
“IDP cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”
Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.
Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp Tôn trọng Công ty, tôn trọng đối tác Hợp tác trong sự tôn trọng.
Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.
Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty. Đạo đức
Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức
2.1.3 Các nguồn lực của Công ty cổ phần Sữa Quốc tế IDP
Tài sản của công ty
Trong vòng 9 năm hoạt động và phát triển, tài sản của IDP đã tăng lên qua từng năm Theo bảng cân đối kế toán của IDP từ năm 2008 đến năm 2012 được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 2.1 Tài sản của Công ty cổ phần Sữa Q uốc tế IDP từ năm 2008 đến năm 2012
Năm Tài sản ( Đơn vị : đồng)
Nguồn : Phòng kế toán công ty CP sữa quốc tế IDP Nguồn nhân lực
Với đội ngũ cán bộ nhân viên và nhân viên bán hàng hơn 1000 người, lòng nhiệt tình, tâm huyết với công việc và sức trẻ là những gì IDP có được Hơn nữa, đội ngũ nhân viên của IDP được qua đào tạo với những kĩ năng cần thiết phục vụ cho công việc sản xuất và công tác quản lí Bên cạnh đó, IDP còn nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia về các lĩnh vực chuyên môn.
2.1.4 Các dòng sản phẩm của Công ty CP Sữa Quốc tế IDP
Dòng sữa tươi Ba Vì : Là dòng sản phẩm chủ lực của Ba Vì.
Sữa tươi Ba Vì với công nghệ sản xuất hiện đại, mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào từ vitamin và khoáng chất Để đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng, IDP đã đa dạng hóa dòng sản phẩm với hai loại: sữa tươi Ba Vì thanh trùng và sữa tươi Ba Vì tiệt trùng, đáp ứng mọi sở thích và thói quen tiêu dùng.
Hương vị : Có các loại hương vị là : Không đường, Có đường và Hương dâu
Bao bì : Có ba loại bao bì : Hộp Wedge 900ml, Hộp Brik 180 ml , Hộp Brik 110 ml
Sữa tươi Ba Vì thanh trùng không đường hộp giấy 900 ml
Sữa tươi Ba Vì tiệt trùng thêm đường Saccaroza
Sữa tươi Ba Vì tiệt trùng 110ml hương vị dâu
Dòng sữa tươi zDOZI : Tập trung chủ yếu vào loại hộp 110 ml với 4 hương vị :
Có đường hương cam, hương dâu, hương Sôcôla.
Sữa tươi tiệt trùng z’DOZI 110ml có đường
Sữa tươi tiệt trùng z’DOZI 110ml hương vị cam
Sữa tươi tiệt trùng z’DOZI 110ml hương vị dâu
Sữa tươi tiệt trùng z’DOZI 110ml hương Sôcôla
Dòng sữa tươi Love in Farm : Love'in Farm sử dụng nguồn sữa tươi chọn lọc từ các nông trại bò sữa của những người nông dân Việt Nam cần cù và yêu lao động Tại đây các cô bò được sống cùng thiên nhiên, được yêu thương và chăm sóc như thành viên trong gia đình để cho ra nguồn sữa tươi ngon, tự nhiên và giàu dưỡng chất. Đây là dòng sữa mới được IDP tung ra thị trường từ tháng 1/2013
Sữa tươi Love’in farm thanh trùng hộp 900ml
Sữa tươi Love’in farm không đường hộp Hộp Brik 180 ml và Bịch Fino
Love’in farm không đường hộp Hộp Brik 180 ml , 110 ml và Bịch Fino 200ml
Love’in farm hương dâu Hộp Brik 180 ml , 110 ml
Có hai nhãn hiệu : Sữa chua nhãn hiệu Love’in farm và Ba Vì
Sữa chua Love’in farm vị nha đam
Sữa chua Love in farm có đường
2.1.5 Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty CP sữa quốc tế IDP
2.1.5.1 Mục tiêu và nhiệm vụ kinh doanh của công ty
Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế IDP chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa Sản phẩm chủ lực là thương hiệu "Ba Vì" gồm sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng và sữa chua ăn Ba Vì Ngoài ra, công ty còn cung cấp các dòng sản phẩm khác như sữa tươi tiệt trùng z'Dozi nhiều hương vị và sữa thanh trùng Purina.
Nhiệm vụ của doanh nghiệp :
Trong giai đoạn hiện nay, công ty để ra một số nhiệm vụ cụ thể như sau :
Công ty phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt các nghĩa vụ với nhà Nước Đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện và không ngừng nâng cao điều kiện làm việc cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên
Tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước Xây dựng Công ty cổ phần sữa quốc tế IDP trở thành một doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm sữa lớn trong nước cũng như trong khu vực.
Phát triển đa dạng hóa sản phẩm Đẩy mạnh phát huy sản phẩm mũi nhọn và không ngừng nâng cao chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng.
Hoạch định cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật, phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ phòng Marketing
Phòng Marketing có chức năng và nhiệm vụ đầy đủ :
Thu thập thông tin marketing để dự báo tình hình thị trường và xác định kích cỡ, tiềm năng ở từng đoạn thị trường Hoạch định chiến lược kinh doanh cho từng khu vực thị trường.
Nghiên cứu chính sách Marketing – mix với các biến số: Sản phẩm, giá, phân phối, truyền thông marketing tích hợp Đồng thời, tổ chức thực hiện chính sách marketing.
Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động marketing.
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 – 2010
Lợi nhuận gộp về bán hàng 52.560 52.560 57.600 66,1% 60,3%
Lợi nhuận /(lỗ) trước thuế 1.610 1.610 3.100 76% 39,3%
Lợi nhuận /(lỗ) sau thuế 1.577 (21.813) (-1.806) - - Đơn vị: triệu đồng Nguồn : Phòng kế toán công ty CP sữa quốc tế IDP
Tình hình thực hiện so với kế hoạch:
Năm 2011, trước bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản và trước nguy cơ phá sản do tình trạng tăng trưởng nóng trong những năm qua, lại gặp chính sách thặt chặt tiền tệ của Chính phủ, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, và để bám sát chiến lược đã được HĐQT hoạch định, Ban Giám đốc đã chỉ đạo thực hiện kế hoạch SXKD năm 2011 không đi theo hướng tăng trưởng nóng mà tập trung nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí nhằm đạt hiệu quả tối đa Kết quả là năm 2011, doanh thu công ty chỉ đạt 74% so với kế hoạch, nhưng lợi nhuận lại đạt 1,5 tỷ đồng trong khi chỉ tiêu kế hoạch lỗ 1,8 tỷ đồng Bên cạnh đó, các chương trình Marketing dành cho thương hiệu Ba Vì truyền thống chưa được quan tâm đúng mức cũng góp phần làm giảm doanh thu
Bảng 2.3 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 – 2011 Đơn vị: triệu đồng
Lợi nhuận gộp về bán hàng 34.739 52.560 57.600 66,1% 60,3%
Chi phí Marketing và bán hàng 38.313 37.730 78.000 102% 49,1%
Chi phí quản lí doanh nghiệp 12.505 10.539 10.500 118% 119,1
Lợi nhuận /(lỗ) trước thuế 1.217 1.610 3.100 76% 39,3%
Thực trạng phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và chiến lược marketing cho sản phẩm sữa tươi Ba Vì
Thông qua việc khảo sát và nghiên cứu thị trường sữa nước, IDP đã thực hiện phân đoạn thị trường cho sản phẩm sữa tươi Ba Vì được dựa trên một số biến số sau:
Phân đoạn thị trường theo biến số nhân khẩu học, đó là tuổi tác
Từ 1-3 tuổi: Với nhóm tuổi này nhu cầu dinh dưỡng của các bé là rất lớn do các bé chuyển từ việc bú sữa mẹ sang chế độ ăn dặm và uống sữa ngoài Trong giai đoạn này, ngoài sữa mẹ thì sữa bột luôn được các bậc phụ huynh quan tâm hơn cả vì sự bổ sung dinh dưỡng cho bé rất tốt Mặt khác với nhóm tuổi này, cha mẹ các bé là người ra quyết định trong việc mua sản phẩm gì và lựa chọn sản phẩm như thế nào.
Từ 4-12 tuổi : Đây là giai đoạn các bé bắt đầu đi học mẫu giáo và học tiểu học Với nhóm tuổi này là giai đoạn các bé cần nhiều năng lượng hơn vì bắt đầu phải học tập nhiều Do đó việc lựa chọn các sản phẩm tiện lợi cho các bé như thế nào rất được các phụ huynh quan tâm Sữa nước được đánh giá là một trong những sản phẩm tiện dụng và giành được nhiều quan từ các phụ huynh và các bé Hơn nữa, sữa cũng không thể thiếu trong chế độ ăn hằng ngày của các em Các sản phẩm sữa nước là một trong những lựa chọn ưu tiên hàng đầu so với các dòng sữa khác bởi sự tiện dụng mang lại Với nhóm tuổi này, theo những phân tích về mặt đặc điểm tâm lý, các bé đã có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nhãn hiệu sản phẩm, tuy nhiên, cha mẹ các bé vẫn là người ra quyết định chính trong việc lựa chọn mua
Từ 13-19 tuổi : Với nhóm tuổi này là giai đoạn các em bắt đầu dậy thì bởi vậy các sản phẩm về sữa đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.
Các bậc phụ huynh giành cho các bé tự lựa chọn nhiều hơn cho khẩu phần ăn hằng ngày của các em Với nhóm tuổi này, các em đã bắt đầu tự quyết định mua sản phẩm và tự trực tiếp thực hiện việc mua sản phẩm để tiêu dùng Mặt khác, đối với nhóm tuổi này, các em đang trong tuổi dậy thì nên đã hình thành tính cách riêng của bản thân Bởi vậy, việc lựa chọn sản phẩm phụ thuộc vào hình ảnh và thương hiệu của công ty
Từ 20-34 tuổi, và trên 45 tuổi: Với các nhóm tuổi này thì việc sử dụng sữa nước có tỷ lệ giảm dần Do vào những tuổi này họ quan tâm đến những sản phẩm khác hơn ngoài sữa.
Biểu đồ 2.1 Nhóm tuổi sử dụng sữa nước
Nguồn : Phòng Marketing – Công ty CP sữa quốc tế IDP 2012
Phân đoạn thị trường theo khu vực địa lý :
Căn cứ vào mật độ dân số và khả năng tiêu thụ sản phẩm, IDP phân chia thành ba đoạn thị trường lớn đó là miền Bắc, miền Trung, và miền Nam.
Thị trường nội địa của IDP tập trung chủ yếu tại miền Bắc, với doanh thu chiếm hơn 50% tổng doanh thu trong nước Sự nhận biết thương hiệu cao hơn tại khu vực này dẫn đến mức tiêu thụ sản phẩm lớn Tuy nhiên, miền Trung là thị trường có sức mua thấp, doanh thu thấp và mạng lưới phân phối của công ty tại đây còn hạn chế.
Tại khu vực miền Nam, mặc dù sức nhu cầu của người tiêu dùng và sức mua lớn nhưng công ty phải đối mặt với nhiều đổi thủ cạnh tranh lớn trên đoạn thị trường này như Vinamilk, Cô Gái Hà Lan …
2.2.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu
Sau khi thực hiện phân đoạn thị trường, IDP đã đưa ra quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm sữa tươi Ba Vì là nhóm đối tượng trẻ em từ 4-12 tuổi tại thị trường miền Bắc Thực vậy, quy mô của đoạn thị trường này lớn vì Việt Nam là một trong những nước có cơ cấu dân số trẻ Với tổng số dân Việt Nam hiện nay khoảng 88 triệu dân thì dân số ở miền Bắc khoảng 29 triệu dân và cơ cấu dân số trong độ tuổi từ 4-12 tuổi chiếm khoảng 51%, như vậy thị trường mục tiêu ước tính khoảng 17,6 triệu dân Như vậy, quy mô của đoạn thị trường này được đánh giá đủ lớn để IDP thực hiện lựa chọn làm thị trường mục tiêu so nhãn hiệu sữa tươi Ba Vì trong thời gian qua.
Thứ hai, thị trường này có những đặc điểm riêng nổi bật so với các đoạn thị trường khác Những đối tượng trong độ tuổi này chưa có thu nhập và sống phụ thuộc vào gia đình Cha mẹ là người chăm lo từ bữa ăn đến giấc ngủ cho con cái, điều này hoàn toàn đúng với trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi, do đó, bố mẹ cũng đồng thời là người mua sắm những sản phẩm tiêu dùng cho các em trong đó có sản phẩm sữa Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ là người quyết định sản phẩm sẽ mua cho con mình dựa theo kinh nghiệm và sự giới thiệu
Tuy nhiên, đối với trẻ em từ 6 tuổi trở lên, các em đã có ý thức nên các em sẽ có thể tự ra quyết định cho mình trong việc lựa chọn những nhãn hiệu sữa và các hương vị theo sở thích của từng em
Việc nắm bắt sở thích thương hiệu của trẻ em là điều vô cùng quan trọng.
Do đó, các tiêu chí để lựa chọn nhãn hiệu để tiến hành những hoạt động truyền thông cho nhóm đối tượng này.
Theo những kết quả nghiên cứu IDP tiến hành điều tra cho thấy trẻ em thường lựa chọn nhãn hiệu dựa trên các yếu tố như hình ảnh, bao bì, quà tặng đính kèm, chương trình khuyến mại, thông tin quảng cáo Hình ảnh bao bì là yếu tố đầu tiên gây ấn tượng với trẻ em Một bao bì bắt mắt với các hình ảnh ngộ nghĩnh thường là được các bé chú ý và là tiêu chí để các bé lựa chọn sản phẩm Bên cạnh các yếu tố bao bì thì các phần quà tặng khuyến mại kèm theo sản phẩm cũng luôn là sức hút với trẻ em khi lựa chọn mua sản phẩm.
Ngoài ra, một yếu tố cũng rất quan trọng tác động tới các bé là các chương trình quảng cáo Những kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nhiều trẻ em chịu ảnh hưởng của thông tin quảng cáo sản phẩm và dựa vào đó để lựa chọn nhãn hiệu khi mua sản phẩm sữa
Thực trạng marketing hỗn hợp của sản phẩm sữa tươi Ba Vì
2.3.1 Chính sách về sản phẩm
2.3.1.1 Chủng loại và chất lượng sản phẩm
Với sản phẩm sữa, lợi ích cốt lõi mà người tiêu dùng tìm kiếm ở sản phẩm là mang lại nguồn dinh dưỡng cao với những thành phần bổ dưỡng cho cơ thể Đó là lợi ích cốt lõi chung của các sản phẩm sữa Tuy nhiên, với những phân nhóm khách hàng khác nhau thì lợi ích của sản phẩm sữa cũng có sự thay đổi Với trẻ em thì nhu cầu chủ yếu là cung cấp nguồn dinh dưỡng để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ Tuy nhiên, với các đối tượng khác thì nhu cầu này lại có sự khác biệt Ví dụ với phụ nữ, nhu cầu từ các sản phẩm sữa là giúp tăng cường sức khỏe, chống lão hóa Với người cao tuổi thì nhu cầu chủ yếu là bổ sung canxi để chống loãng xương và tăng cường sức khỏe Do đó tùy từng đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau mà một công ty xác định lợi ích sản phẩm cốt lõi khác nhau.
Về chủng loại sản phẩm
Sữa tươi Ba Vì được đánh giá là dòng sản phẩm tiềm năng và có hiệu quả kinh tế cao Hiện tại, công ty cung cấp hai dòng sản phẩm chính là sữa tươi Ba Vì thanh trùng và sữa tươi Ba Vì tiệt trùng.
Về hương vị, có các hương vị là : Không đường, Có đường và Hương dâu.
Về bao bì đóng gói, có ba loại bao bì là hộp Wedge 900ml, hộp Brik 180 ml , và hộp Brik 110 ml.
Các dòng sản phẩm sữa tươi Ba Vì hiện nay đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên nếu so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành thì nhãn hiệu sữa tươi Ba Vì vẫn chưa thực sự có nhiều dòng sản phẩm đa dạng. Công ty cổ phần Sữa Quốc tế IDP đã xác định thị trường chính của mình là thị trường miền Bắc, với đối tượng khách hàng có thu nhập bình dân Trong nỗ lực nhằm cung cấp những sản phẩm sữa phù hợp nhất với người tiêu dùng thì công ty đã và đang thực hiện được chiến lược đa dạng hóa sản phẩm với việc mở rộng chủng loại hàng hóa trong cùng một nhãn hiệu sản phẩm
Về chất lượng sản phẩm
Chính sách chất lượng của Công ty Cổ phần sữa quốc tế IDP Việt Nam là:
“Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo pháp luật quy định”, điều này được thể hiện cụ thể ở các khía cạnh dưới đây.
Thứ nhất, trước khi tung một sản phẩm mới ra thị trường, IDP luôn gửi sản phẩm mẫu đi kiểm định để kiểm tra từ các tiêu chuẩn chất lượng đến thành phần dinh dưỡng Chẳng hạn, IDP đã liên kết với viện dinh dưỡng quốc gia làm cuộc thử nghiệm lâm sàng, chứng minh sự phù hợp của sản phẩm sữa tươi Ba Vì trong nước sản xuất với thể trạng của người Việt
Thứ hai, công ty áp dụng quy trình kiểm soát chặt chẽ trong quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm tối ưu Đặc biệt, sản phẩm sữa tươi Ba Vì được sản xuất hoàn toàn không chứa chất bảo quản, qua đó lưu giữ trọn vẹn hàm lượng dinh dưỡng và hương vị tự nhiên.
Do đó, công ty CP sữa quốc tế IDP là một trong những doanh nghiệp sản xuất sữa coi trọng yếu tố công nghệ sản xuất Hiện tại, hai công nghệ chế biến sữa phổ biến hiện nay là: công nghệ tiệt trùng và công nghệ thanh trùng đã được IDP chú trọng đầu tư Công ty đã đầu tư 2 nhà máy trị giá hàng triệu USD với các dây chuyền máy móc, thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới ở Chương Mỹ và Ba Vì, gần vùng nguyên liệụ sản xuất
Với công nghệ tiệt trùng, sữa được xử lý ở nhiệt độ khoảng 140 độ C trong 4 giây Việc xử lý ở nhiệt độ cao và trong thời gian rất ngắn như vậy đã diệt hết các vi khuẩn mà không ảnh hưởng đến chất lượng của sữa Ngoài ra, sữa được chế biến và đóng gói trên dây chuyền khép kín trong điều kiện hoàn toàn vô trùng và được bảo vệ trong bao bì nhiều lớp để tránh các tác nhân gây hại của môi trường bên ngoài.
Do đó, sữa vẫn có thể được sử dụng tốt đến 6 - 9 tháng mà hoàn toàn không cần đến chất bảo quản. Ở công nghệ thanh trùng, sữa được xử lý ở nhiệt độ khoảng 90 độ C trong 30s rồi được làm lạnh đột ngột ở 4 độ C, một số nhà sản xuất lớn còn sử dụng thêm công nghệ ly tâm tách khuẩn và cũng hoàn toàn không sử dụng chất bảo quản Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, sữa thanh trùng luôn phải được bảo quản trong một điều kiện hết sức nghiêm ngặt, ở 4-6 độ C và hạn sử dụng trong vòng 10 -15 ngày
Thứ ba, IDP với tổng kinh phí đầu tư lên tới 600 tỷ đồng, công ty đã thiết lập một bộ phận nông vụ với các cán bộ giàu kinh nghiệm để hỗ trợ nông dân trong việc chăn nuôi bò sữa Hiện tại, công ty CP Sữa quốc tế Ba Vì đang phát triển đàn bò sữa vùng nguyên liệu ở 7 tỉnh phía bắc như: Hà Nội, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Quảng Ninh, với hơn 4.000 hộ chăn nuôi, tổng đàn bò khoảng 16.000 con Đây là những vùng nguyên liệu tiềm năng, có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất thích hợp cho phát triển đàn bò, với chất lượng sữa tốt Đàn bò sữa của IDP liên tục tăng lên theo các năm, cụ thể năm 2011 tăng 400 con, sản lượng sữa tăng 25% so với năm 2010.
Qua ba năm thực hiện giai đoạn một (2009-2012) tại Ba Vì, chương trình đã thực sự mang lại những thay đổi lớn trong phát triển kinh tế của người nông dân cũng như chuyên nghiệp hóa nghề chăn nuôi bò
Chất lượng sản phẩm sữa tươi Ba Vì tốt làm cho người tiêu dùng tin tưởng và tin dùng sản phẩm nhiều hơn Tuy nhiên, các dòng sản phẩm của nhãn hiệu sữa tươi Ba Vì chưa được đa dạng hóa để thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của khách hàng.
2.2.1.2 Thương hiệu, bao bì sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Sữa tươi Ba Vì là một sản phẩm dành cho đối tượng khách hàng chính là trẻ em Tên thương hiệu “Ba Vì” xuất phát từ nguồn nguyên liệu của công ty, đó là thương hiệu sản phẩm Thương hiệu là dấu hiệu cạnh tranh nhất để ghi nhớ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp… khẳng định mấu chốt của doanh nghiệp đó Mỗi thương hiệu có một tập hợp các yếu tố nhận diện bao gồm: Tên Thương hiệu và biểu tượng và các dấu hiệu nhận diện khác như hình vẽ, màu sắc …
Công ty CP sữa quốc tế IDP với thương hiệu sản phẩm sữa tươi Ba Vì có hệ thống nhận diện như dưới đây :
Thương hiệu “Sữa tươi Ba Vì” với hai màu sắc chủ đạo là trắng và xanh mang hàm ý sâu sắc Màu xanh trong chữ “Ba Vì” với hàm ý giữa đồng cỏ Ba Vì bát ngát tươi xanh, nơi thiên nhiên ưu đãi, thổ nhưỡng tốt tươi, nơi những chú bò căng mọng được chăm chút dưỡng nuôi cho nguồn sữa tươi ngon ngậy Sữa tuơi Ba Vì được chế biến từ sữa bò tươi nguyên chất của đàn bò sữa vùng núi ba Vì bằng công nghệ hệ thống thiết bị hiện đại, không sử dụng chất bảo quản Mặt khác, với chiến lược định vị sản phẩm trong tâm trí khách hàng là sản phẩm “Sữa tươi” , điều này được thể hiện qua gam màu trắng – với hàm ý thể hiện sự tinh khiết, tươi, sạch là màu sắc chủ đạo trong tên thương hiệu của của sữa tươi “Ba Vì”.
Đóng gói sản phẩm trở thành công cụ marketing đắc lực khi mẫu mã đẹp mắt, ấn tượng có tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng Mẫu mã bao bì được thiết kế tốt tạo ra giá trị tiện lợi, hữu dụng cho khách hàng Ngược lại, nhà sản xuất cũng hưởng lợi nhờ giá trị khuyến mại mà bao bì mang lại Đó chính là lý do mẫu mã, bao bì được coi là lợi thế cạnh tranh, là yếu tố quan trọng khiến khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp này thay vì đối thủ khác.
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP
Dự báo thị trường sữa nước và định hướng chiến lược marketing của công ty với sản phẩm sữa tươi Ba Vì
3.1.1 Quan điểm phát triển của Công ty CP sữa quốc tế IDP Để có cơ sở đầy đủ cho việc hoạch định mục tiêu định hướng phát triển từ nay đến năm 2015, Công ty cổ phần Sữa Quốc tế IDP đã xác định một số quan điểm phát triển như sau :
- Giữ vững định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa của một doanh nghiệp cổ phần.
- Phát triển công ty theo hướng hiện đại hóa khoa học và công nghệ tiên tiến hiện đại Luôn coi trọng nhân tố con người, xây dựng kế hoạch dài hạn phát triển nguồn nhân lực.
- Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh tới các thị trường khác trong nội địa và kết hợp với địa phương và khu vực để cùng phát triển.
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích quốc gia và an ninh trật tự. Những quan điểm này không chỉ là cơ sở để công ty hoạt định chiến lược phát triển trong thời gian tới mà còn là tư tưởng chỉ đạo trong suốt quá trình phát triển của IDP trong thời gian qua.
Phương hướng phát triển của công ty trong giai đoạn 2013-2020 Để thực hiện chiến lược đã vạch ra, đưa công ty phát triển tới một tầm cao mới từ nay đến năm 2020, Công ty cổ phần Sữa Quốc tế IDP phải thực hiện được những mục tiêu và phương hướng như sau :
Các mục tiêu chủ yếu của Công ty: “Trở thành 1 trong 5 công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa, và là công ty số 1 về các sản phẩm sữa nước dành cho trẻ em”
Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
Tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển công ty giai đoạn 2010-2015 đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 24/4/2010 Theo đó, Đại hội đồng cổ đông giao cho Hội đồng quản trị xem xét, quyết định điều chỉnh kế hoạch doanh thu giai đoạn 2013- 2015 cho phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu lợi nhuận
Kiên định và tiếp tục đi theo con đường cạnh tranh bằng chất lượng và tiếp tục đầu tư quảng bá cho các thương hiệu sữa tươi Ba Vì thành thương hiệu sữa hàng đầu dành cho trẻ em Việt Nam Theo đó, Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho Hội đồng quản trị xem xét, quyết định việc hợp tác với các đối tác để đầu tư phát triển thương hiệu sữa tươi Ba Vì tại miền Nam, và các nước khác
Duy trì và phát triển sản phẩm chủ lực sữa tươi Ba Vì, tiếp tục đầu tư phát triển sản phẩm mới để tăng dần doanh thu lên 30% tổng doanh thu
Giãn tiến độ đầu tư dự án mở rộng và nâng cấp nhà máy đến năm 2015 Huy động vốn để sớm triển khai đầu tư dự án phát triển vùng nguyên liệu để cung cấp sữa tươi cho sản xuất Sữa chua ăn và Sữa tươi tiệt trùng Ba Vì.
Các mục tiêu môi trường, xã hội và cộng đồng của IDP được thể hiện rõ qua đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, tận tâm và trung thành Họ chấp nhận con đường gian nan, luôn nỗ lực hết mình để nâng cao chất lượng Áp dụng phương pháp quản lý "Quản trị mục tiêu" của Chủ tịch Hội đồng quản trị, các Trưởng bộ phận dần thích nghi với áp lực công việc, chủ động trong công việc và hoàn thành mục tiêu, kết quả đề ra Văn hóa doanh nghiệp IDP cũng thay đổi theo hướng đề cao tính trung thực và minh bạch.
3.1.2 Dự báo thị trường sữa nước giai đoạn 2013-2015
Theo EMI, ngành sữa vẫn tiếp tục là ngành có tốc độ phát triển ổn định và lợi nhuận cao trong thời gian tới, tuy tốc độ tăng trưởng dự báo sẽ chậm hơn thời gian qua Cụ thể, có thể thấy qua dự báo về tốc độ tăng trưởng kép về doanh thu của các sản phẩm sữa qua bảng sau:
Bảng 3.1 : Tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) các sản phẩm sữa
Thị trường sữa nước tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với nhu cầu tiêu thụ ước tính gần 300 triệu lít sữa mỗi năm, tương ứng với giá trị thị trường hơn 100 triệu đô la Mỹ Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của ngành sữa nước là trên 20% Đặc biệt, giai đoạn 2011-2015, thị trường này ghi nhận CAGR trung bình khoảng 24,2%, phản ánh nhu cầu tiêu thụ sữa ngày càng tăng của người dân Việt Nam Đây là một thị trường đầy tiềm năng với triển vọng phát triển dài hạn.
Thị trường sữa bột có thể sẽ tăng trưởng chậm hơn trong giai đoạn tới Điều này là do tỉ lệ sinh ở Việt Nam đang chậm lại, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành này Trong những năm tới, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ vẫn phổ biến ở khu vực nông thôn Do đó, thị trường sữa bột trong thời gian tới vẫn ở các thành phố và các tỉnh xung quanh CAGR trung bình cho cả mảng sữa bột là khoảng 13% cho giai đoạn 2009-2014 (EMI 2009) Về tiềm năng thị trường sữa uống, các sản phẩm sữa nước vẫn chiếm vị trí quan trọng nhất Các sản phẩm sữa chua và sữa đặc có đường, như đã phân tích ở trên, đã bước vào giai đoạn bão hòa Do đó, trong thời gian tới, đây sẽ là 2 mảng sản phẩm có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, với CAGR của sữa chua là khoảng 7 % và sữa đặc có đường là 3%
3.1.3 Phân tích mô hình SWOT của Công ty CP Sữa Quốc tế IDP
3.1.3.1 Các điểm mạnh và điểm yếu của công ty Điểm mạnh
1 IDP có nguồn lao động tay nghề cao, cần cù chăm chỉ, tiếp thu công nghệ mới với giá nhân công thấp làm giảm chi phí đầu vào, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ thấp giá thành sản phẩm.
2 Công ty sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại, nhập khẩu công nghệ từ các nước Châu Âu, sử dụng dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế Bên cạnh đó, lợi thế về mặt kĩ thuật cho phép công ty cung ứng các sản phẩm có chất lượng cao
Thị trường mục tiêu và chiến lược Marketing cho sản phẩm sữa tươi Ba Vì giai đoạn 2013-2015
3.2.1 Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu luôn là một vấn đề quan trọng trong chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing của một doanh nghiệp Từ thị trường mục tiêu này, công ty mới có cơ sở để xác định kế hoạch marketing hỗn hợp cho sản phẩm Và điều quan trọng là, chỉ có thể thỏa mãn được khách hàng mục tiêu thì công ty mới tạo ra lợi nhuận
Trong suốt 9 năm qua, Sữa tươi Ba Vì của IDP đã định hướng và lựa chọn mục tiêu sản phẩm chủ lực của mình là trẻ em từ 4 đến 12 tuổi Đây cũng chính là phân khúc thị trường chính mà doanh nghiệp hướng tới trong thời gian qua.
Tuy nhiên, cũng giống những thị trường mục tiêu khác, trải qua thời gian sẽ có những thay đổi và trong đó sẽ xuất hiện những người tiêu dùng mới IDP duy trì và củng cố thị trường mục tiêu để nắm bắt những thay đổi nhỏ của thị trường để phát triển những chính sách về sản phẩm cho phù hợp.
Từ 2013-2015, IDP tập trung khai thác sâu thị trường nông thôn, miền Trung và mở rộng thị trường miền Nam Đồng thời, công ty vẫn chú trọng vào nhóm đối tượng mục tiêu từ 4-12 tuổi.
Như phân tích trên, IDP xác định thị trường mục tiêu cho sản phẩm sữa tươi
Ba Vì trong thời gian tới là đối tượng trẻ em từ 4-12 tuổi Với nhóm đối tượng khách hàng này, đặc điểm đang là học sinh mẫu giáo và tiểu học nên việc mua sản phẩm là do sự quyết định của các phụ huynh Sản phẩm vẫn được IDP định hướng sẽ giành cho đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình trở lên. Để cạnh tranh trên thị trường khốc liệt, công ty đã quyết định định vị sản phẩm bằng sự khác biệt hóa của sản phẩm và dịch vụ Công cụ để tạo điểm khác biệt dựa trên các yếu tố cơ bản về sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và hình ảnh.
Các yếu tố tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm là: chất lượng, mẫu mã và giá thành của sản phẩm Với thế mạnh là có nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định từ các trang trại chăn nuôi bò sữa thì việc sản xuất các sản phẩm với nguồn nguyên liệu sữa sạch, an toàn và được kiểm tra chặt chẽ bởi các cơ quan nhà nước trước khi được bán ra thị trường là một thế mạnh của IDP so với các đối thủ cạnh tranh khác cùng ngành Yếu tố này đã tạo ra lợi thế cạnh tranh hoàn toàn khác biệt so với đối thủ khác khi nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp này.
Mặt khác, với thị trường mục tiêu hướng tới là các bé trong độ tuổi từ 4-12, thì việc bổ sung các thành phần dinh dưỡng trong sữa như các chất DHA, ARA … là rất quan trọng Đây là những vi chất cần thiết hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ, có tác dụng giúp trẻ khỏe mạnh và tăng cường khả năng hoạt động tư duy Việc nhấn mạnh những giá trị tăng thêm của sản phẩm là một trong những nhân tố quan trọng trong việc truyền thông sản phẩm của IDP tới khách hàng.
Với thị trường mục tiêu đã được xác định đối với sản phẩm sữa tươi Ba Vì cho giai đoạn 2013-2015, mục tiêu marketing cho giai đoạn này sẽ là tăng thị phần nhờ việc khai thác sâu hơn phân khúc thị trường mục tiêu và mở rộng phát triển thị trường khác Mục tiêu về thị phần của IDP cho sản phẩm sữa tươi Ba Vì trong giai đoạn 2008-2012 là 15% thị phần sữa nước Tuy nhiên, đến nay, mục tiêu này vẫn chưa hoàn thành So sánh về thị phần với hai đối thủ cạnh tranh là Vinamilk và Duchlady thì vẫn còn có khoảng cách rất lớn Do đó trong giai đoạn sắp tới, mục tiêu tăng thị phần với sản phẩm sữa tươi Ba Vì vẫn phải được duy trì.
Bởi vậy, trong giai đoạn tới mục tiêu marketing tăng thị phần lên 15% và tập trung khai thác triệt để hơn phân khúc thị trường mục tiêu bằng việc đẩy mạnh xây dựng nhãn hiệu trên thị trường miền Bắc để khẳng định vị thế, mở rộng sang thị trường miền Trung và miền Nam.
Các giải pháp marketing hỗn hợp đối với sản phẩm sữa tươi Ba Vì
3.3.1 Chính sách về sản phẩm
3.3.1.1 Về chất lượng sản phẩm
Nâng cao hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm sữa tươi Ba Vì đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 khắt khe, công ty luôn coi trọng công tác kiểm soát chất lượng Quy trình giám sát nghiêm ngặt giúp đảm bảo rằng sản phẩm được phân phối trên thị trường luôn đạt các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm, mang đến cho người tiêu dùng sự an tâm tuyệt đối về chất lượng và tính an toàn của sản phẩm.
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường
Với dây chuyền công nghệ hiện đại, sản phẩm sữa tươi Ba Vì đã được đảm bảo về mặt an toàn thực phẩm Tuy nhiên, để tạo sự khác biệt cho sản phẩm, công ty cần nghiên cứu các thành phần dinh dưỡng được bổ sung thêm trong sản phẩm để đáp ứng được các nhu cầu ngày càng tăng thêm của khách hàng mục tiêu.
Trong chiến lược mở rộng thị trường miền Bắc, IDP sẽ tập trung cải tiến sản phẩm Sữa tươi Ba Vì với các thành phần dinh dưỡng mới như DHA, chất xơ, omega 3-6, tinh chất trà xanh và mầm lúa mạch Các thành phần này sẽ đáp ứng nhu cầu sức khỏe của trẻ em trong độ tuổi 4-12, giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường thị lực và trí thông minh Để phù hợp với thị hiếu của từng khu vực, IDP sẽ thực hiện khảo sát nghiên cứu để thu thập dữ liệu về nhu cầu và thị hiếu của khách hàng nhằm mang lại nguồn dinh dưỡng hữu ích cho người tiêu dùng mỗi ngày.
Vì vậy, công ty cần tập trung nỗ lực cho việc nghiên cứu sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng Bên cạnh việc chủ động sử dụng nguồn nhân lực của bộ phận Marketing, công ty có thể kết hợp với các Viện nghiên cứu, trường Đại học để thực hiện việc điều tra, nghiên cứu thị trường để đạt được kết quả như mong muốn.
Chủ động về nguồn nguyên liệu đầu vào
Công ty luôn cố gắng chủ động trong việc mua các nguồn nguyên liệu đầu vào với chất lượng sữa được đảm bảo và khắc phục tối đa việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu này Ngoài việc duy trì đàn bò sữa ổn định bằng chính sách trợ giá đến từng hộ nông dân từ việc hỗ trợ thức ăn gia súc, phương tiện, kỹ thuật chăn nuôi đến bao tiêu sản phẩm đầu ra với giá thành ổn định, công ty còn phát triển thêm các đàn bò sữa mới bằng việc đầu tư mở rộng trang trại chăn nuôi Với cách làm này, công ty sẽ kiểm soát được kỹ lưỡng nhất có thể chất lượng đầu ra của sản phẩm, hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
3.3.1.2 Bao gói sản phẩm Để phát triển thương hiệu sữa tươi Ba Vì thì công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc bao gói sản phẩm Một số biện pháp tăng thêm giá trị sản phẩm như : Thiết kế vị trí cầm nắm trên bao bì và ống hút: Điều này giúp khách hàng có thể dễ dàng sử dụng sản phẩm mà không sợ bị tràn sữa ra ngoài trong quá trình sử dụng.
Thiết kế bao bì có nhiều kích cỡ, dung tích khác nhau để tăng thêm sự lựa chọn cho các bé.
Thiết kế lốc bao gồm 6-20 hộp nhỏ, có quai xách được để tăng tính tiện lợi cho khách hàng khi mua nhiều sản phẩm và dễ dàng hơn khi tiêu thụ ở các kênh phân phối lớn như đại siêu thị, siêu thị gia đình.
Sử dụng nhiều loại bao bì khác nhau cho các kênh phân phối khác nhau để đa dạng hóa các đối tượng khách hàng Chẳng hạn đối với các kênh phân phối ở khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận, công ty có thể sử dụng loại bao bì PE 3 lớp hoặc 5 lớp có thời hạn sử dụng 3-6 tháng, các sản phẩm phân phối xa sử dụng bao vì Fino. 3.3.1.3.Thương hiệu sản phẩm
Công ty đã tiến hành việc đăng ký thương hiệu “sữa tươi Ba Vì” Tuy nhiên, việc truyền thông thương hiệu, đảm bảo uy tín và hình ảnh thương hiệu còn chưa thực hiện được nhiều.
Trong tương lai, công ty cần tăng cường truyền thông tới khách hàng Công tác truyền thông này sẽ được trình bày cụ thể trong các mục tiếp theo.
3.3.1.4 Phát triển sản phẩm mới
Như đã phân tích ở trên, công ty cần thực hiện công tác nghiên cứu thị trường để đáp ứng những nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng Mặt khác, công ty cần gia tăng thêm giá trị của thuộc tính sản phẩm bằng cách bổ sung thêm các thành phần phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu như:
Sữa có bổ sung vitamin, khoáng chất, canxi, DHA giúp cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Sữa có tăng cường miễn dịch, giúp tăng sức đề kháng của trẻ
Sữa giàu canxi, ít béo, ít cholesterol
Sữa có hàm lượng lactose thấp cho trẻ gặp vấn đề trong việc tiêu hóa các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa.
Giá cả là công cụ marketing nhạy bén tác động mạnh mẽ đến nhu cầu và sự chấp nhận của khách hàng Do đó, để định giá sản phẩm, IDP cần nghiên cứu giá cả đối thủ, áp dụng chính sách cấp chiết khấu linh hoạt cho đơn hàng số lượng lớn và tăng hoa hồng đại lý Các khuyến nghị cụ thể bao gồm tăng chiết khấu cho đơn hàng khối lượng cao, tăng hoa hồng cho đại lý.
Để đảm bảo chất lượng đầu ra, cần quản lý chặt chẽ nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào, giảm thiểu rủi ro về an toàn thực phẩm Ngoài ra, để tăng thị phần và củng cố lợi thế cạnh tranh, cần tìm kiếm nhà cung ứng mới cung cấp sản phẩm đầu vào thông dụng với giá cả hợp lý, giúp tiết kiệm chi phí đầu vào trong khi vẫn tối đa hóa lợi nhuận.
Thứ ba, tăng cường việc quản lý lưu kho một cách có hiệu quả nhằm giảm chi phí tồn kho, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, giảm chi phí vốn.
Thứ tư, IDP cần có chính sách giá đãi ngộ thích hợp với những khách hàng truyền thống, đại lý tiêu thụ nhiều sản phẩm.
Thứ năm, IDP thực hiện chiến lược định giá cao với sản phẩm cao cấp trong cùng nhãn hiệu sản phẩm ngang bằng với một số sản phẩm cạnh tranh, đặc biệt là Vinamik Điều này, để tạo được đẳng cấp vượt trội với khách hàng của mình
3.3.3 Chính sách về phân phối
Một số giải pháp liên quan nhằm hỗ trợ cho hoạt động marketing hỗn hợp đối với sản phẩm sữa tươi Ba Vì
3.4.1 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên làm công tác marketing
Hiện nay, công ty đã có đội ngũ khá năng động, có kinh nghiệm và trình độ, tuy nhiên với một số nghiệp vụ như marketing, sự hiểu biết thị trường của nhiều cán bộ còn chưa sâu Do đó, công ty nên tổ chức thường xuyên các buổi đào tạo với các chuyên gia để nắm vững hơn về nghiệp vụ, tăng khả năng nhận biết và đánh giá các thông tin về thị trường, xu hướng phát triển nền kinh tế cho toàn bộ các cán bộ quản lý.
Mặt khác đội ngũ nhân viên marketing có vai trò quan trọng trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường của doanh nghiệp Họ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và tác động tới thái độ và hành vi mua của khách hàng Họ là những người đại diện cho công ty đi giới thiệu, chào hàng, bán hàng Một người bán hàng tốt là người có khả năng gợi mở nhu cầu và thúc đẩy người mua hàng đồng thời làm cho khách hàng tin tưởng sản phẩm của công ty.
Hiện nay, để phát triển hệ thống các cửa hàng đại diện thì công ty cần xây dựng được một đội ngũ nhân viên bán hàng đông đảo Công ty cần chú trọng tới việc thường xuyên nâng cao trình độ và khả năng bán hàng của nhân viên Công ty nên thường xuyên tổ chức các lớp học, các buổi nói chuyện để nhân viên hiểu biết hơn về ngành sữa, có các kiến thức cơ bản về sản phẩm và có khả năng hướng dẫn khách hàng khi lựa chọn các sản phẩm của công ty
Ngoài ra, công ty cũng nên xây dựng chính sách khoán doanh thu cho các cửa hàng và có mức thưởng doanh số cụ thể khi nhân viên bán vượt doanh thu nhằm tạo động lực cho nhân viên bán hàng Có như vậy, công ty mới tăng cường hiệu suất tiêu thụ, tiếp cận được với khách hàng, hiểu được những nhu cầu của họ và có những biện pháp phản ứng kịp thời.
Nội dung đào tạo của công ty căn cứ vào yêu cầu thực tế của công việc Về cơ bản, nội dung đào tạo nên gồm các phần: đào tạo chung (văn hóa doanh nghiệp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm …) và phần đào tạo được thiết kế riêng cho các phòng ban, vị trí (kỹ năng quản lý, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng bán hàng, quản trị nhân sự …).
Tùy theo từng nội dung đào tạo, công ty có thể lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp như; tổ chức dã ngoại kết hợp học văn hóa doanh nghiệp, tổ chức lớp học có chuyên gia, tổ chức các buổi hội thảo, học tập kinh nghiệm từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bên cạnh chính sách đào tạo và nâng cao trình độ nhân viên, công ty cần có chính sách thu hút nhân tài nhằm ngày càng củng cố và phát triển đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, tài giỏi Đối với bộ phận marketing, công ty cần tìm kiếm và đào tạo theo từng nhiệm vụ cho các nhóm chức năng:
- Tìm kiếm và đào tạo chuyên viên nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp cho bộ phận nghiên cứu thị trường.
- Tìm kiếm và đào tạo trưởng nhóm quản lý kênh phân phối một cách chuyên nghiệp.
- Tìm kiếm và đào tạo trưởng nhóm quản lý sản phẩm.
- Tìm kiếm và đào tạo trưởng nhóm hoạt động truyền thông.
- Tìm kiếm và đào tạo trưởng nhóm chính sách, giá.
3.4.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin marketing Để làm tốt công việc thiết kế sản phẩm đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, công ty cần có:
Hệ thống thông tin khách hàng hoạt động hiệu quả cho phép công ty thu thập thông tin phản hồi đầy đủ từ khách hàng Nhờ đó, công ty có thể triển khai biện pháp khắc phục và phòng ngừa nhanh chóng, cải thiện đáng kể chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
-Liên tục phát triển các kênh thu thập thông tin khách hàng thông qua các cuộc nghiên cứu thị trường, nhà phân phối, khách hàng để thu thập các thông tin về sản phẩm dịch vụ của công ty Qua đó, IDP có thể đưa ra những ý tưởng mới để hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ của mình.
Một số kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Hỗ trợ, phát triển chăn nuôi bò sữa, phát triển vùng nguyên liệu đầu vào
Theo số liệu thống kê, tính đế cuối năm 2012, tổng đàn bò của Việt Nam đạt trên 166.000 con, và trên 120.000 con đang nuôi chủ yếu tại nông hộ gia đình, với quy mô nhỏ, năng suất sữa thấp và tận dụng các sản phẩm sữa phụ trong trồng trọt là chính, do đó chất lượng sữa nguyên liệu cũng chưa đảm bảo.
Nhiều doanh nghiệp mua sữa từ các hộ nông dân, dù tiêu chuẩn chất lượng sữa mua vào của nhà máy không cao nhưng số lượng sữa không đạt các tiêu chuẩn chất lượng chiếm tới 20-25%.
Thực tế này cho thấy, vấn đề tồn tại lớn nhất của ngành sữa Việt Nam là thiếu nguyên liệu sữa tươi Đầu vào thiếu nên việc sản xuất chủ yếu dựa vào việc nhập khẩu từ nước ngoài, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nước nhập khẩu sữa nhiều nhất trên thế giới.
Trong thời gian tới, Nhà nước và các bộ ban ngành cần ứng dụng công nghệ cao, đưa bò sữa thành vật nuôi chủ lực trong nông nghiệp Định hướng phát triển theo mô hình nông trại có quy mô lớn tập trung, ứng dụng công nghệ cao để tối ưu hóa quản lý đàn.
Mô hình nuôi bò sữa tập trung dưới sự đầu tư của doanh nghiệp hoặc theo hình thức: doanh nghiệp lớn là chủ đạo về con giống, dịch vụ kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm; hộ chăn nuôi gia đình tập trung nuôi bò sữa và khai thác sữa.
- Tạo quỹ hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu từ nguồn vốn huy động, tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Nhà nước khuyến khích đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại vào ngành sản xuất sữa, bao gồm mua sắm thiết bị tiên tiến từ các nước phát triển và chuyển giao công nghệ từ các công ty hàng đầu thế giới Chi phí nghiên cứu này được xem là một phần của giá thành sản phẩm, đảm bảo chất lượng và sức cạnh tranh của ngành sữa trong nước.
Mặt khác, Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp thông qua liên doanh, liên kết thực hiện chuyển giao công nghệ để sản xuất thiết bị trong nước đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật hiện đại Khuyến khích sử dụng thiết bị chế tạo trong nước tương đương chất lượng thiết bị nhập khẩu cho các dự án đầu tư.
Ngoài ra Nhà nước cần tăng cường năng lực nghiên cứu cho một số Viện nghiên cứu để có khả năng tập trung nghiên cứu các vấn đề khoa học công nghệ về chế biến và bảo quản sữa, vệ sinh an toàn thực phẩm
Hoàn thiện môi trường pháp lý
Thứ nhất, Nhà nước cần ban hành tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm sữa theo thông lệ quốc tế để làm cơ sở giám sát, kiểm tra. Thứ hai, để tăng cường kiểm tra chặt chẽ về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong nước thì bắt buộc các doanh nghiệp phải công bố, đăng ký chất lượng sản phẩm Và việc kiểm tra, thẩm định chất lượng sản phẩm xuất, nhập khẩu theo tiêu chuẩn Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Thứ ba, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng các phòng kiểm nghiệm chất lượng sữa để làm đối trọng với các phòng kiểm nghiệm của các nhà máy chế biến sữa, từ đó tăng sự lựa chọn cho người chăn nuôi, tạo sự công bằng trong quá trình kiểm định chất lượng sữa.
Thứ tư, hoàn thiện các văn bản pháp luật để quản lý giá sữa, đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà sản xuất, phân phối và tiêu dùng.
Thứ năm, hoàn thiện cơ chế giám sát và quản lý chặt chẽ từ phía cơ quan quản lý về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường sữa, đặc biệt là hành vi quảng cáo gây ngộ nhận cho người tiêu dùng.
Thứ sáu, tăng cường vai trò của Hiệp hội sữa Việt Nam trong quản lý ngành để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Hỗ trợ về tài chính và tín dụng Đề nghị Nhà nước có giải pháp khấu trừ thuế VAT đầu vào cho các doanh nghiệp, tổ chức thu mua sữa tươi trực tiếp của các hộ nông dân nhằm khuyến khích các doanh nghiệp mua sữa nguyên liệu trong nước để chế biến (hiện tại yêu cầu phải có hoá đơn tài chính mà nông dân không có).
Nhà nước hỗ trợ tín dụng thông qua các khoản vay đầu tư cho các dự án phát triển giống bò sữa, xây dựng và mở rộng cơ sở chăn nuôi bò sữa, cũng như các cơ sở thu gom và chế biến sữa theo tiêu chuẩn công nghiệp.
Hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực
Các doanh nghiệp lập chương trình và kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ và thợ lành nghề Việc đào tạo phải tiến hành theo phương châm vừa phát triển chiều rộng nhằm đáp ứng yêu câu trước mắt, đồng thời cũng phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu, các cán bộ nghiên cứu khoa học đầu ngành để chuẩn bị cho phát triển ngành trong tương lai Kết hợp cả đào tạo trong nước và ngoài nước; cả chính quy và tại chức; cả ngắn hạn và dài hạn.