1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tái cấu trúc để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam

97 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tái Cấu Trúc Để Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận văn
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 0,9 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1..............................................................................................................3 (8)
    • 1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại (8)
      • 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại (8)
      • 1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại (8)
        • 1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng (8)
        • 1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán (9)
        • 1.1.2.3 Chức năng tạo tiền (9)
      • 1.1.3. Phân loại các ngân hàng Thương mại tại Việt nam (10)
    • 1.2 Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại (11)
      • 1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh (11)
      • 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại (11)
        • 1.2.2.1 Năng lực tài chính (11)
        • 1.2.2.2 Nguồn nhân lực (12)
        • 1.2.2.3 Năng lực quản lý (12)
        • 1.2.2.4 Hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hóa dịch vụ (13)
        • 1.2.2.5 Năng lực công nghệ (13)
    • 1.3 Một số vấn đề về tái cấu trúc ngân hàng thương mại (13)
      • 1.3.1 Nội dung của tái cấu trúc (13)
      • 1.3.2 Kinh nghiệm tái cấu trúc của một số nước trên thế giới (16)
        • 1.3.2.2 Kinh nghiệm tái cấu trúc ngân hàng của Thái lan (19)
        • 1.3.2.3 Kinh nghiệm tái cấu trúc ngân hàng của Trung quốc (23)
  • CHƯƠNG II..........................................................................................................22 (27)
    • 2.1 Quá trình phát triển của NHTMCP NTVN (27)
    • 2.2 Đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng cổ phần ngoaị thương Việt nam (30)
      • 2.2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoan 2008-2011 (30)
      • 2.2.2 Hoạt động huy động vốn và cho vay (33)
      • 2.2.3 Cung cấp các dịch vụ thanh toán, dich vụ thẻ tín dụng, dich vụ ngoại hối, mở rộng các chi nhánh (34)
      • 2.2.4. Hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ và các dịch vụ mới (36)
    • 2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh (37)
      • 2.3.1 Năng lực tài chính (37)
        • 2.3.1.1 Quy mô vốn (37)
        • 2.3.1.2 Chất lượng tài sản có (38)
        • 2.3.1.3 Hệ số an toàn vốn Car và mức sinh lời (39)
        • 2.3.1.4 Khả năng sinh lời (42)
      • 2.3.2 Năng lực công nghệ (43)
        • 2.3.2.1 Trình độ công nghệ (43)
        • 2.3.3.2 Trình độ khai thác trang thiết bị máy móc (44)
      • 2.3.3 Nguồn nhân lực (44)
      • 2.3.4 Một số vấn đề hạn chế năng lực cạnh tranh của Vietcombank (48)
    • CHƯƠNG 3............................................................................................................48 (0)
      • 3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (52)
        • 3.1.1 Những cơ hội của Vietcombank (52)
        • 3.1.2 Những thách thức của Vietcombank (56)
        • 3.1.3 Mục tiêu phát triển của Vietcombank (63)
        • 3.1.4 Tái cấu trúc ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (66)
      • 3.2 Các giải pháp tái cấu trúc ngân hàng Vietcombank (67)
        • 3.2.1 Lựa chọn mô hình phát triển (67)
        • 3.2.2 Giải quyết nợ xấu (67)
        • 3.2.3 Xây dựng chiến lược kinh doanh (68)
        • 3.2.4 Tăng vốn tự có (69)
        • 3.2.4 Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực công nghệ (79)
        • 3.2.5 Nâng cao năng lực quản lý, chất lượng nguồn nhân lực, (83)
      • 3.3 Nhóm giải pháp từ phía chính phủ và ngân hàng nhà nước (83)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................81 (0)

Nội dung

Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. Ở Việt Nam, theo luật các tổ chức tín dụng thì ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán

Theo luật các tổ chức tín dụng do quốc hội khóa X thông qua vào ngày 07 tháng 12 năm 1997 thì ngân hàng thương mại là một tôt chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt dộng ngân hàng và các hoạt đọng khác có liên quan

Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.

1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay.

1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.

Với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin hiên nay trên 85% nghiệp vụ ngân hàng được xử lý bằng máy vi tính các nghiệp vụ về dịch vụ thanh toán đa dạng hơn như thanh toán điện tử liên ngân hàng, thẻ ATM, Internet banking, phone banking

Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với nhtm do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn.

1.1.3 Phân loại các ngân hàng Thương mại tại Việt nam

+ Ngân hàng thương mại nhà nước là ngân hàng thương mại do nhà nước thành lập đầu tư vốn và hoạt đọng tổ chức kinh doanh thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước, hội đồng quản trị do thống đốc ngân hàng nhà nước bổ nhiệm và miễn nhiệm sau khi thống nhất ban tổ chức cán bộ của chính phủ Hiện nay Việt Nam có 5 NHTMNN trong đó có một ngân hàng chính sách xã hội Việt nam hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận ( có phụ lục kèm theo )

+ Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập dưới dạng công ty cổ phần trong đó có các doanh nghiêp, tổ chức tín dụng tổ chức khác và cá nhân cùng góp vốn theo qui định của ngân hàng nhà nước hiện tại chung ta có 35 ngân hàng TMCP

+ Ngân hàng thương mại liên doanh là ngân hàng được thành lập trên vốn góp của Việt nam và nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh, ngân hàng liên doanh là 1 pháp nhân Việt Nam có trụ sở chính tại Việt Nam hoạt động theo giấy phép thành lập và các quy định liên quan của pháp luật hiện có 4 NHLD hoạt động tại Việt nam

+ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là chi nhánh phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài được ngân hàng nước ngoài đảm bảo chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ cam kết của chi nhánh tại Việt nam, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền và nghĩa vụ do pháp luật Việt nam qui định hoạt động theo giấy phép mở chi nhánh và các quy định có liên quan đến pháp luật việt nam hiện nay có 50 chi nhánh đang hoạt động tại Việt Nam

Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh được rất nhiều các học giả đưa ra dưới góc độ khác nhau tuy nhiên phải nhìn nhận trong từng thời kỳ mới đưa ra khái niệm chuẩn xác. Trong nền kinh tế thị trường tự do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điều kiện thị trường cạnh tranh hjoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa háo số lượng hàng hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần; còn trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh tư bản và do vậy quan niệm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới.

Năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng tranh đua, tranh giành về các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và cả những phương thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế.

Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm và dich vụ, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có của minhg nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại 1.2.2.1 Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của NHTM” phải hiểu khác với “Năng lực tài chính của một doanh nghiệp ” Bởi vì: Năng lực tài chính của một doanh nghiệp là nguồn lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời… đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh được tiến hành bình thường Còn Năng lực tài chính của một NHTM là khả năng tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thể hiện ở quy mô vốn tự có, chất lượng tài sản, chất lượng nguồn vốn, khả năng sinh lời và khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.

Năng lực tài chính của một NHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng Năng lực tài chính của một NHTM càng được đảm bảo thì mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng càng thấp và năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường càng cao.

Do vậy, Năng lực tài chính của NHTM phải không ngừng được nâng cao và hoàn thiện và là điều kiện không thể thiếu được bất cứ một NHTM nào.

Nguồn nhân lực rất quan trọng đối với các ngân hàng thương mại, năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực được thể hiện ở những yếu tố như trình độ dào tạo,trình độ chuyên môn nghiệp vụ, động cơ phấn đấu, mức độ cam kết của người lao động nhân sự mang tính kết nối các nguồn lực của ngân hàng mà la yếu tố đầu tiên của sự đổi mới và cải tiến các nhân tố khác.Trình độ hay kỹ năng của ngồn nhân lực là những tiêu chí quan trọng thể hiện chất lượng của nguồn nhân lực. Động cơ phấn đấu và mức độ cam kết cũng thể hiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng so với ngân hàng khác, một ngân hàng có môi trường chuyên nghiệp sẽ thu hut được nhiều nhân tài đến làm việc.

Năng lực quản lý được thể hiện khả năng điều hành của hội đông quản trị cũng như ban Giám đốc ngân hàng, năng lực quản lý thể hiện ở mức độ chi phối và khả năng giám sát của hội đồng quản trị đối với ban giám đốc : số lượng, chất lượng hiệu lực thực hiện các chiến lược kinh doanh của ngân hàng, kiểm toán, kiểm soát nội bộ Năng lực quản lý quyết định đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực của ngân hàng.

Năng lực của hội đồng quản trị cung như ban giám đốc bị chi phối bởi cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại, cơ cấu tổ chức phản ánh cơ chế phân bổ các nguồn lực có phù hợp với qui mô trình độ quản lý của ngân hàng, phù hợp với cạnh tranh của ngành hay yêu cầu của thị trường hay không, cơ cấu tổ chức các phòng ban, đơn vị tác nghiệp, bổ nhiệm cán bộ.

1.2.2.4 Hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hóa dịch vụ

Kênh phân phối thể hiện số lượng chi nhánh của ngân hàng và các đơn vị trực thuộc khác như sở giao dịch,phòng giao dịch, hoạc sự phân bổ theo vùng và lãnh thổ, các ngân hàng áp dụng khoa hoc công nghệ làm rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian , làm giảm tác động của mạng lưới chi nhánh rộng khắp đối với năng lực cạnh tranh của ngân hàng.Vai trò của mạng lưới chi nhánh rộng khắp vẫn có ý nghĩa trông điều kiện các dịch vụ truyền thống của ngân hàng vẫn còn phát triển. Đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp là một chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng, một ngân hàng có nhiều dịch vụ cung cấp cùng với sự quản lý tốt sẽ là lợi thế cạnh tranh thực sự sự đa dạng hóa dịc vụ sẽ giúp cho ngân hàng phat triển tốt và ổn định hơn tạo lợi thế cạnh tranh nhất định về mặt quy mô vớii điều kiện phù hợp với nguồn nhân lực hiện có của ngân hàng

Các ngân hàng thương mại không chỉ áp dụng các phần mềm mang tính nghiệp vụ như hệ thống thanh toán điện tử, hện thống ngân hàng bán lẻ, thẻ ATM mà còn hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống quản lý nguồn lực lực, hệ thống quản lý nguồn thông tin vv Khả năng nâng cấp đổi mới công nghệ của các NHTM cũng là tiêu chí phản ánh năng lực công nghệ của một ngân hàng.

Một số vấn đề về tái cấu trúc ngân hàng thương mại

1.3.1 Nội dung của tái cấu trúc

+ Tái cấu trúc về vốn tự có của các ngân hàng

Thông thường, NHNN sẽ khuyến khích các NHTM tăng thêm vốn điều lệ từ các cổ đông hiện hữu hay góp mới từ các ngân hàng nước ngoài Với các ngân hàng không tự tìm được vốn, NHNN có thể tái cấp vốn bằng nguồn vay từ các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hay Ngân hàng Thế giới (WB).

Biện pháp xử lý nợ xấu được sử dụng phổ biến nhất là xử lý tài sản đảm bảo (bán, phát mại), nhằm thu hồi vốn vay Tuy nhiên, việc xử lý tài sản đảm bảo không đơn giản và cần nhiều thời gian, đặc biệt là với một số dự án bất động sản còn nằm trên giấy hoặc/và bị định giá cao.

Bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất Nhưng thị trường mua bán nợ ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu hình thành và còn khá nhiều bất cập, khiến hoạt động mua bán, xử lý các khoản nợ của tổ chức tín dụng nói riêng, của các doanh nghiệp nói chung chưa đạt hiệu quả.

Hiện nay, mới chỉ có Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) của Bộ Tài chính đang thực hiện nghiệp vụ này DATC xử lý các khoản nợ đã mua thông qua nhiều biện pháp khác nhau, tùy thực tế cụ thể tại doanh nghiệp khách nợ và đánh giá của DATC, như bán tài sản đảm bảo nợ, khai thác cho thuê tài sản, sử dụng tài sản đảm bảo để góp vốn với doanh nghiệp khác; thu nợ có chiết khấu hoặc bán nợ cho tổ chức kinh doanh nợ khác, xử lý tài chính để cơ cấu lại nợ và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Chuyển nợ xấu thành vốn góp tại doanh nghiệp có thể được coi là biện pháp khả quan, nhưng phải được thực hiện chắc chắn, căn cứ vào năng lực của ngân hàng và khả năng phục hồi của doanh nghiệp, tránh khả năng biến nợ xấu từ "thiệt đơn" thành "thiệt kép" đối với ngân hàng.

Theo thông lệ quốc tế, khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ ngân hàng, ngân hàng sẽ đóng vai trò chính trong quá trình cơ cấu lại nợ, lên phương án và triển khai phương án phục hồi sản xuất kinh doanh, bơm thêm vốn, giám sát nguồn thu bán hàng Sau khi trở thành cổ đông, ngân hàng sẽ thực hiện các giải pháp tái cấu trúc DN như xoá một phần nợ và lãi, hoãn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về thị trường, quản trị, hỗ trợ về tài chính như cho vay, bảo lãnh nhằm phục hồi từ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán thành doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi. Đây là hoạt động khá mới tại Việt Nam và cũng chỉ có DATC đã thực hiện thành công hoạt động này Các doanh nghiệp đã được DATC tái cấu trúc thành công đến nay đều hoạt động kinh doanh có lãi, đã trả hết nợ ngân sách, nợ bảo hiểm xã hội, trả gần hết nợ cho DATC.

Xử lý nợ xấu thông qua mua - bán nợ hoặc mua - bán nợ gắn với tái cấu trúc

DN khách nợ là hoạt động kinh doanh rủi ro, nhưng thực tế cho thấy có thể xây dựng các tiêu chí để kiểm soát, quản trị các rủi ro này Điều quan trọng là hiệu quả kinh tế phải được đặt lên hàng đầu, mọi phương án kinh doanh mua - bán nợ và tái cấu trúc DN phải được nghiên cứu kỹ để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất.

+ Giải quyết vấn đề thanh khoản

Giải quyết vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng không phải là bài toán đơn giản vì phải tập trung vào củng cố niềm tin của người dân với VND Hiện nay, các NH nhỏ nhìn chung là gặp nhiều khó khăn hơn so với các ngân hàng lớn, nhất là khi lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng cao Nếu chậm trễ trong giải bài toán thanh khoản của hệ thống NHTM thì sự trả giá của nền kinh tế là rất đắt.

Có thể thấy, giải pháp trần lãi suất dù là về tiền gửi hay cho vay hoặc cả 2, đều là những biện pháp hành chính, phi thị trường, không thể giải quyết được tận gốc vấn đề, kéo theo nhiều tốn kém về chi phí hành chính khác để thanh tra, kiểm tra, giám sát và một loạt những hệ lụy đáng lo ngại.

Do vậy, các chính sách về trần lãi suất không nên kéo dài Hơn nữa, những cơ chế, chính sách này thường bị quốc tế phản ứng, hạ điểm xếp hạng tín dụng chung đối với Việt Nam và làm chậm quá trình tự do hóa lãi suất của Việt Nam.

Trong điều kiện hiện tại, NHNN cũng có thể tăng thêm dự trữ bắt buộc cho tài khoản VND, đi liền với trả lãi suất cho khoản dự trữ bắt buộc ở mức hợp lý để hút tiền về, vừa chống lạm phát, lại tránh được tác động đẩy lãi suất cho vay Hàng tháng, các ngân hàng phải trích nộp tiền dự trữ bắt buộc và nếu không có thì phải vay NHNN sẽ rút một lượng tiền lớn từ các tổ chức tín dụng, đồng thời sử dụng nguồn vốn này để tái cấp vốn cho những ngân hàng đang thiếu vốn và còn dư địa để tăng trưởng tín dụng. Biện pháp này sẽ không gây áp lực lên lãi suất đầu vào của các tổ chức tín dụng.

NHNN nên tạo tính thanh khoản nhiều hơn trên thị trường hai, tức là giữa các NHTM, do đó, tạo điều kiện cho các ngân hàng này sử dụng hữu hiệu thị trường một, trong việc thu hút vốn từ dân cư và doanh nghiệp NHNN cần sử dụng những công cụ, biện pháp của thị trường như: thị trường mở (OMO), liên ngân hàng, tái cấp vốn, tái chiết khấu… Đồng thời, để các ngân hàng thiếu thanh khoản có thể dễ dàng vay được trên thị trường liên ngân hàng thì NHNN có thể áp dụng các biện pháp tạo sự tin tưởng khi các ngân hàng và các tổ chức cho vay lẫn nhau như bảo lãnh các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng. Điều này phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch để tránh tình trạng đi "cửa sau" của các ngân hàng NHNN có thể đưa ra các điều kiện cụ thể đối với các ngân hàng để được bảo lãnh, các khoản phí được áp dụng tùy vào "thể trạng" của từng ngân hàng.

1.3.2 Kinh nghiệm tái cấu trúc của một số nước trên thế giới

1.3.2.1 Kinh nghiệm tái cấu trúc ngân hàng của Nhật bản

Những năm 1990, sau hơn một thập kỷ tăng trưởng nóng, “bong bóng kinh tế” Nhật Bản xì hơi, khiến hệ thống ngân hàng, nhà tài trợ vốn chính cho TTCK và thị trường bất động sản lâm vào khủng hoảng nặng nề…Chính phủ Nhật Bản đã phải đứng trước quyết tâm cải cách toàn diện hệ thống tài chính nước này Những kinh nghiệm thành công của cuộc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Nhật Bản sẽ là những bài học quý đối với Việt Nam Tôi xin giới thiệu nghiên cứu của TS Phạm Tiến Đạt, Phó chủ nhiệm Bộ môn Tà chính doanh nghiệp, Học viện Ngân hàng về vấn đề này

Vào giữa những năm 1980, với cam kết của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là sẽ giữ ổn định tỷ giá đồng yên, các công ty chỉ tập trung vào hoạt động sản xuất, phó thác việc tạo vốn cho các ngân hàng khiến nền kinh tế tăng trưởng nhanh, mức đầu tư lớn (khoảng 30% GDP) Giá bất động sản tăng nhanh liên tục, làm tăng giá trị tài sản thế chấp Những khoản vay lại tiếp tục được đầu tư vào bất động sản và thị trường cổ phiếu, khiến ”bong bóng” bất động sản ngày một bị bơm căng Các thống kê cho thấy, giá bất động sản và cổ phiếu tăng vọt từ năm 1987 - 1990 đã làm tăng sự giàu có của Nhật Bản lên gấp 4 lần.

Toàn bộ quốc đảo Nhật Bản chỉ chiếm 0,3% diện tích thế giới nhưng có thời điểm, giá trị đất đai của Nhật Bản quy đổi chiếm tới 60% giá trị đất đai của toàn thế giới Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Nhật Bản cũng không giống bất cứ một nước công nghiệp nào khác Năm 1988, chỉ tính riêng giá trị cổ phần của Công ty điện thoại NTT đã lớn hơn toàn bộ giá trị các hãng lớn của Đức (như Daimler, Siemen, Alianz, Krupp, Thyssen, BMW, Bayer, Hoechst, BASF) và ngân hàng Đức cộng lại Chỉ số P/E của doanh nghiệp Nhật Bản lúc đó lên tới 90 - 100, trong khi đó, mức trung bình ở các nước phương Tây là 17 - 20. Đến năm 1990, nền kinh tế bị tăng trưởng quá nóng và hậu quả là “bong bóng” bất động sản vỡ tung Giá bất động sản và cổ phiếu tụt dốc nhanh chóng (giá bất động sản chỉ cũn ẳ so với trước kia) mà “nhà tài trợ chớnh” cho tất thảy cỏc hoạt động này lại chính là các ngân hàng Nhật Bản Do vậy, khi giá tài sản giảm mạnh và kéo dài thì giá trị tài sản thế chấp cũng vì thế mà giảm theo, các doanh nghiệp con nợ bị thua lỗ hàng loạt, nợ quá hạn và nợ khó đòi tăng cao đã gây ra cuộc khủng khoảng tín dụng trong hệ thống ngân hàng.

Quá trình phát triển của NHTMCP NTVN

Ngân hàng Ngoại thương chính thức được thành lập ngày 01/04/1963 theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương.

Năm 1990, Vietcombank chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại VIETCOMBANK theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank.

Ngày 26/12/2007 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là NHTM nhà nước đầu tiên phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Ngày 02/06/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức chuyển mình thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Trải qua hơn năm xây dựng và phát triển, Vietcombank ngày nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, hơn 300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tạiViệt Nam, 1 công ty con tại Hồng Kông, 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên kết, 1 văn phòng đại diện tại Singapore Bên cạnh đó VIETCOMBANK còn phát triển một hệ thống Autobank với 11.183 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ

(POS) trên toàn quốc Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ

Ngày 7/4/2011, Vietcombank được The Asian Banker - Tạp chí hàng đầu thế giới về cung cấp thông tin chiến lược trong lĩnh vực dịch vụ tài chính - trao tặng giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại năm 2011” (The Best Domestic Trade Finance Bank, VietNam) và giải thưởng

“Phát triển tài năng và lãnh đạo” (The Asian Banker Talent and Leadership Development Award) Ông Phạm Quang Dũng – Phó Tổng giám đốc Vietcombank

- cũng đã vinh dự nhận giải thưởng “Nhà Lãnh đạo Ngân hàng trẻ và triển vọng năm 2011” khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (The Asian Banker Promising Young Banker Award, 2011).

Ngày 10/4/2011, Vietcombank được trao biểu trưng Top Ten “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2011” Đây là năm thứ 9 liên tiếp Vietcombank nhận danh hiệu này.

Ngày 30/9/2011, Vietcombank đã ký kết thành công thoả thuận hợp tác chiến lược với Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) - một thành viên của Tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản) – thông qua việc bán cho đối tác 15% vốn cổ phần.

Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường, trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao, Vietcombank vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như của hơn 4 triệu khách hàng cá nhân

Vietcombank xác định cho mình các mục tiêu phát triển cụ thể trên cơ sở mô thức hoạt động của Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng (VIETCOMBANK Holdings) cùng với kỳ vọng có được sự đóng góp tích cực của các cổ đông mới, đặc biệt là các cổ đông/đối tác chiến lược trong và ngoài nước:

Hoạt động dịch vụ tài chính ngân hàng – mảng hoạt động kinh doanh “lõi” của vietcombank:

+ Hoạt động ngân hàng thương mại là duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh chủ đạo và truyền thống này của vietcombank (ngân hàng bán buôn; kinh doanh vốn (treasury); dịch vụ thanh toán; tài trợ thương mại (trade finance); tài trợ/đầu tư dự án.

+ Mở rộng và đẩy mạnh hoạt động sang các lĩnh vực: ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp vừa & nhỏ; ngân hàng đầu tư (tư vấn, môi giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư…); dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ tài chính quốc tế khác.

+ Đẩy mạnh việc phát triển Tập đoàn thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập công ty; đầu tư vào các lĩnh vực phi tài chính có khả năng sinh lợi cao; đầu tư/ quản lý đầu tư, phát triển các dự án kết cấu hạ tầng.

+ Nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh; lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu hàng đầu, tăng trưởng bền vững là mục tiêu xuyên suốt.

+ Cấu trúc lại mô thức tổ chức và quản trị doanh nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất, đặc biệt trong các lĩnh vực: nghiên cứu chiến lược; quản trị rủi ro; quản trị tài chính, kiểm tra/kiểm toán nội bộ

Đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng cổ phần ngoaị thương Việt nam

Bảng 2 So sánh kết quả kinh doanh giai đoạn 2008-2011 Đơn vị : Triệu VN đồng

Nguồn vốn chủ sở hữu 13,945,830 16,710,333 20,130,674 28,636,696 120% 120% 142%

Thu nhập ngoài lãi thuần 2,317,597 2,788,138 3,206,359 2,473,103 120% 115% 77%

Lãi/(lỗ) thuần từ HĐ dịch vụ 791,343 989,213 1,137,595 1,509,733 125% 115% 133%

Lãi/(lỗ) thuần từ HĐKD ngoại hối 952,911 918,309 1,056,055 1,179,584 96% 115% 112%

Lãi/(lỗ) thuần từ HĐKD và đầu tư chứng khoán (490,215) 356,173 409,599 24,012 -73% 115% 59 %

Thu từ góp vốn, mua cổ phần 679,402 396,437 455,903 1,020,690 58% 115% 224%

Lãi/(lỗ) thuần từ HĐ khác 303,156 128,006 147,207 (1,260,916) 42% 115% -857%

Lợi nhuận thuần từ HĐKD trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 6,347,224 5,792,887 6,897,189 9,170,934 91% 119% -119%

Chi phí dự phòng rủi ro (2,757,299) (788,513) (1,471,372) (3,473,529) 29% 187% -236%

Lợi ích cổ đông thiểu số (16,340) (23,398) (26,206) (20,521) 143% 112% -78%

Lợi nhuận thuần sau thuế và lợi ích cổ đông thiểu số 2,711,324 3,921,355 3,064,491 4,196,811 145% 78% 137%

Tỷ suất LNST/Tổng TS 1,22% 1,53% 1,19% 1.15%

Hệ số an toàn vốn (CAR) 8,9% 8,11% 8,5% 11.13%

Thu nhập bình quân/người/tháng 10,63 14,7 17,03 22.4

( Trích nguồn báo cáo tài chính hàng năm 2008-2011 của Vietcombank)

Tổng tài sản hợp nhất của Vietcombank tính đến 31/12/2011 gần 367nghìn tỷ đồng - tăng 19,2% so với cuối năm 2010

Bảng 3 Bảng so sánh tổng tài sản Vietcombank giai đoan 2008-2011 Đơn vị : Tỷ VN đồng

( Nguồn báo cáo tài chính hàng năm Vietcombank) 2.2.2 Hoạt động huy động vốn và cho vay

Năm 2011 là năm đặc biệt khó khăn trong hoạt động huy động vốn vay trong cả hệ thống ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng do các chính sách thắt chặt quản lý tiền tệ của nhà nước, và môi trường hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức tín dụng trước diễn biến phức tạp của thị trường ban lãnh đạo của ngân hàng đã xác định nhiệm vụ huy đông vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt trong năm Vietcombank một mặt tuân thủ các quy định của NHNN mặt khác đưa r a các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn như tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng , đa dạng hóa sản phẩm huy động bên cạnh đó Vietcombank con chủ động vay vốn từ nước ngoài,và tích cực tham gia trên thị trường liên ngân hàng.

Tính đến 31/12/2011 tổng tài sản đạt 367 nghìn tỷ đồng tăng 19.2 % so với 2010

2008 2009 2010 2011 t?ng t i s ài s ?n Tổng tài sản

Huy động vốn từ nền kinh tế đạt hơn 241 nghìn tỷ đồng đạt 16 % so với cùng kỳ năm trước trong đó toàn hệ thống ngân hàng đạt khoảng 11% đặc biệt huy động vốn từ dân cư đạt 122 nghin tỷ tăng 23 % so với năm trước chiếm 50.4 % huy động vốn từ nền kinh tế điều này khẳng định thương hiệu và uy tín của ngân hàng Vietcombank huy đông vốn từ tổ chức kinh tế đạt 120 nghìn tỷ tăng 9.7 %, huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng đạt 87 nghìn tỷ tăng 24.7 %,dư nợ cho vay khách hàng đạt 209 nghìn tỷ đồng tăng 18.4% tỷ lệ nợ xấu 2.03 %.

2.2.3 Cung cấp các dịch vụ thanh toán, dich vụ thẻ tín dụng, dich vụ ngoại hối, mở rộng các chi nhánh.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao Các dịch vụ là Vietcombank Internet Banking, Vietcombank Money, SMS Banking, Vietcombank Cyber Bill Payment,… đang và đã tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng của khách hàng

Dư nợ tín dụng đạt gần 209 nghìn tỷ đồng trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt hơn 26 nghìn tỷ tăng 31%, dư nợ cho vay xuất khẩu đạt hơn 22 nghìn tỷ tăng 64% , kiểm soát được tốc độ tăng trưởng dưới 20 % đề ra.

Doanh số kiều hối đạt hơn 1,4 tỷ USD, chiếm gần 16% thị phần cả nước Tỷ trong cho vay phi sản xuất giảm từ 12% xuống còn 9.4 % thấp hơn khá nhiều do tỷ lệ tối đa do NHNN quy định 16%, dư nợ cho vay SME chiếm 14.4% tín dụng thể nhân chiêm tỷ trọng 10 % tổng dư nợ.

Năm 2011 Vietcombank đã phát hành trên 1 triệu thẻ các loại và tiếp tục khằng định vị trí hàng đầu trên thị trường thẻ gấp 1.5 lần so với chỉ tiêu kế hoạch dề ra, doanh số thẻ tín dụng đạt khoảng 4624.5 tỷ VNĐ tăng 43 % so với 2010 chiếm trên 50 % toàn bộ hệ thống ngân hàng, Vietcombank có mạng lưới POS lớn nhất với tổng số lượng máy đạt được 22000 máy đứng thứ 2 mạng lưới ATM với tổng số

Thị phần doanh số thanh toán thẻ quốc tế của Vietcombank vẫn tiếp tục khẳng định ưu thế vượt trội về hoạt động thanh toán thẻ quốc tế với 53% thị phần, cao hơn gần 4 lần so với ngân hàng đứng thứ hai là ACB với 13% thị phần Tuy nhiên nhiều ngân hàng đang chú trọng phát triển mảng hoạt động này và cạnh tranh ráo riết với Vietcombank để giành thị phần, đặc biệt là ACB, Vietinbank, Sacombank, Eximbank.Thị phần máy ATM của Agribank dẫn đầu về mạng lưới ATM với 17,5% thị phần Mở rộng mạng lưới ATM không còn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh doanh thẻ của các ngân hàng khi việc kết nối liên thông mạng ATM đi vào hoạt động hiệu quả và bao phủ hầu như toàn thị trường. Hiện tại, Smartlink đang vận hành một hệ thống xử lý thông tin với 25 ngân hàng thành viên tham gia, trong đó 21 ngân hàng đã triển khai kết nối thành công và hoạt động ổn định với số lượng xử lý trung bình của hệ thống đạt trên 400.000 giao dịch/ ngày, số lượng thẻ phát hành đạt gần 4 triệu thẻ và được chấp nhận thanh toán tại hơn 2.500 ATM và trên 15.000 đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn Việt Nam.

Thị phần máy POS của Vietcombank vẫn dẫn đầu về mạng lưới POS với 26,5% thị phần song Vietcombank đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều ngân hàng như: Vietinbank, Agribank, ACB, Eximbank, Sacombank PG Bank chiếm trên 10% thị phần nhưng không phải là đối thủ cạnh tranh của Vietcombank do đơn vị chấp nhận thẻ của

PG Bank chính là các cửa hàng xăng dầu trong cùng hệ thống của PG Bank.

Năm 2011 Vietcombank tích cực cân đối ngoaị tệ cho nền kinh tế và là đầu mối cho xuất khẩu trong điều kiện ngoại hối siết chặt tỷ giá ổn định, Vietcombank đã có nhiều giải pháp linh hoạt mở rộng khai thác các nguồn ngoại tệ nhằm cam kết cho nhập khẩu hàng thiết yếu doanh số mua bán ngoại tệ đạt ở mức 34.5 tỷ USD

Mặc dù năm 2011 và đầu năm 2012 tình hình kinh tế thế giới bất ổn tỷ giá biến động phức tạp đã gây ảnh hưởng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nhưng với lợi thế về sản phẩm và nguồn nhân lực hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank vẫn đạt được ở mức 38.8 tỷ USD tăng 25.5 % so với năm trước, và chiếm 19.2 % tổng kim ngach XNK trong cả nước Vietcombank đã triển khai một số chương trình tập trung cho xuất khẩu và tăng cường giới thiệu sản phẩm dịch vụ tới khách hàng thông qua việc tiếp xúc với hoạt động ngành hàng xuất khẩu chủ lực quảng bá dịch vụ tài trợ thương mại

2.2.4 Hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ và các dịch vụ mới

Vietcombank luôn coi công nghệ là chìa khóa then chốt để phát triển nâng cao quản trị rủi ro và quản trị hệ thống , trong năm 2011 hệ thống công nghệ thông tin được duy trì ổn định, làm nền tảng vững chắc cho việc phát triển các sản phầm ,các dịch vụ hiện đại cung ứng thông tin kịp thời cho hoạt động quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đấp ứng mục tiêu phát triển chiến lược dài hạn trong năm 2012 phát triển hệ thống Core banking,hệ thống tài trợ thương mại xử lý tập trung hệ thống quản trị và phân tích dữ liệu

- Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của NHNN không ngừng được cải thiện, góp phần không nhỏ vào việc tăng cường hiệu quả trong thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, năng lực thanh tra giám sát, đảm nhận ngày càng tốt hơn vai trò trung tâm thanh toán của nền kinh tế Hệ thống dự liệu của cả hệ thống ngân hàng đã được tin học hóa kết nối với cả hệ thống, cung cấp thông tin hàng ngày cho NHNN làm cơ sở hoạch định và thực thi các chính sách quản lý.

- Hệ thống corebanking (hệ thống quản trị ngân hàng tập trung) đã được ứng dụng phổ biến ở ngân hàng, giúp cải thiện đáng kể hiệu quả của hoạt động nội bộ ngân hàng như kế toán thanh toán, quản trị rủi ro, đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng…; các dữ liệu trong hoạt động được nối mạng trực tuyến giữa các phòng, ban tại trụ sở chính, chi nhánh đảm bảo kiểm soát, phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin đồng thời còn giúp các Vietcombank hiện đại hóa hệ thống thanh toán, đa dạng hóa hình thức huy động vốn, cho vay, với những sản phẩm tiện ích ngân hàng hiện đại cung ứng cho doanh nghiệp và dân cư, mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng.

Trải qua nhiều năm cố gắng hoàn tất các thủ tục, yêu cầu theo qui định của luật pháp nước sở tại, cuối năm 2011 vừa qua công ty TN Monex- một công ty trực thuộc của Vietcombank tại Mỹ đã thành công trong việc được cấp giấy phép hoạt động, theo đó công ty đã hoàn tất việc xây dựng Phòng Giao dịch đầu tiên và đã chính thức cung cấp một số dịch vụ đại lí và lữ hành trên lãnh thổ Mỹ Đây là một điều kiện rất quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để Vietcombank có thể đẩy mạnh hoạt động thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển tiền từ Mỹ - một thị trường truyền thống chiếm thị phần cao nhất đối với hoạt động kiều hối về Việt Nam hiện nay, qua đó sẽ góp phần thúc đẩy doanh số kiều hối qua Vietcombank tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Đánh giá năng lực cạnh tranh

Năng lực tài chính thể hiện ở quy mô vốn của ngân hàng, vốn điều lệ là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của ngân hàng vốn điều lệ cao thì vốn chủ sở hữu của ngân hàng cao năm 2011 vốn CSH của ngân hàng đạt 28.6 tỷ đồng tăng 8520 tỷ so với năm 2010

Bảng 4.Bảng chủ sở hữu tại một số Ngân hàng thương mại năm 2011 Đơn vị : Tỷ đồng

Tên Ngân hàng Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) Tổng tài sản (ước lượng)

( Trích nguồn thời báo kinh tế sài gòn 11.1.2012)

Như vậy quy mô vốn chủ sở hữu của VIETCOMBANK cao nhất trong các ngân hàng thương mại đã nêu ở trên,vốn chủ sở hữu đảm bảo cho ngân hàng chống đỡ những rủi ro trong quá trình kinh doanh tiền tệ, vốn chủ sở hữu càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng chống đỡ những biến động lớn của môi trường kinh doanh, một khi sự phụ thuộc giữa các nền kinh tế ngày càng gia tăng, vốn chủ sở hữu ảnh hưởng đến việc dầu tư công nghệ vì ngân hàng chỉ có thể sử dụng vốn tự có để đầu tư công nghệ mà công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ của ngân hàng, cũng như sự thành bại của ngân hàng

Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt vì hàng hoá sử dụng trong kinh doanh là tiền tệ Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính trung gian, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của Ngân hàng thương mại là nhận tiền gửi của khách hàng (Huy động vốn) với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và cung ứng các dịch vụ thanh toán (sử dụng vốn).

2.3.1.2 Chất lượng tài sản có

+ Chất lượng tài sản: Tài sản của một NHTM thể hiện ở bên tài sản có trên Bảng cân đối kế toán của NHTM đó Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM mà tài sản có bao gồm tài sản sinh lời (Chiếm từ 80-90% tổng tài sản có) và tài sản không sinh lời (chiếm từ 10- 20% tổng tài sản có) Tài sản sinh lời gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính và

38 các khoản đầu tư vào giấy tờ có giá chứng khoán, góp vốn liên doanh liên kết… Chất lượng tài sản của NHTM là 1 chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về tài chính, năng lực quản lý của một tổ chức tín dụng Hầu hết rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đều tập trung ở tài sản có.

Tóm lại Vietcombank có năng lực tài chính tốt và luôn duy trì được hoạt động bình thường và phát triển một cách ổn định, bền vững trong mọi điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước và trên thế giới Vietcombank có khả năng cung cấp tín dụng có hiệu quả và các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế. Vietcombank luôn đáp ứng đầy đủ yêu cầu khách hàng về vốn và các dịch vụ ngân hàng phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong nước và thế giới. Vietcombank còn phải bảo đảm được sự tồn tại và phát triển của mình một cách an toàn, không xảy ra những đổ vỡ hay phá sản.

Năng lực tài chính của một NHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng Năng lực tài chính của một NHTM càng được đảm bảo thì mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng càng thấp và năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường càng cao.

Do vậy, Năng lực tài chính của NHTM phải không ngừng được nâng cao và hoàn thiện và là điều kiện không thể thiếu được bất cứ một NHTM nào.

2.3.1.3 Hệ số an toàn vốn Car và mức sinh lời

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng Nó được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.

CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%

Tỉ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.

Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở Việt Nam tỉ lệ này hiện đang là 8%, giống như chuẩn mực Basel mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến.

Khi tính toán tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, người ta xét đến hai loại vốn: vốn cấp I(vốn nòng cốt) và vốn cấp II(vốn bổ sung), trong đó vốn cấp I được coi là có độ tin cậy và an toàn cao hơn Ngoài yêu cầu đảm bảo cho CAR từ 8% trở nên, các ngân hàng còn phải đảm bảo tổng vốn cấp II không được vượt quá 100% vốn cấp I

Một ngân hàng có ROE luôn cao nhất trong khối ngân hàng quốc doanh và trong Top 5 ngân hàng cổ phần những năm gần đây nhưng hai năm chật vật vẫn chưa xong yêu cầu đảm bảo hệ số CAR.

Ngày 1/11, Ngân hàng Nhà nước có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thống đốc, yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc Thông tư 13 và Thông tư 19 về quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động.

Thông tư 13 có hiệu lực từ 1/10/2010, trong đó yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số CAR) của các ngân hàng là 9%, thay vì mức 8% trước đó Với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), đến lúc này và có thể cho đến đầu năm tới vẫn chưa thể “nghiêm túc” thực hiện được quy định này.

Bảng 5 Bảng chỉ tiêu của một số ngân hàng thương mại năm 2011

Tên Ngân hàng Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng)

Tổng tài sản (ước lượng)

( Trích nguồn báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2011)

CÁC GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG

VIỆT NAM 3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. 3.1.1 Những cơ hội của Vietcombank

Ghi nhận và đánh giá những thành tích nổi bật trong hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong các năm qua và các đóng góp tích cực của Vietcombank đối với sự phát triển của ngành ngân hàng nói riêng, nền kinh tế quốc dân nói chung, trong năm 2011, nhiều tổ chức uy tín trong nước và quốc tế đã bình chọn và trao giải cho Vietcombank Có thể kể đến các giải thưởng và danh hiệu uy tín như

“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 5 năm liên tiếp 2006 - 2011” do Tạp chí Asia Money trao tặng; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại” do các Tạp chí Trade Finance, The Asian Banker, Global Trade Review - UK trao tặng; Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2011”; và hàng loạt các giải thưởng chứng nhận cho chất lượng sản phẩm dịch vụ như “Giải pháp CNTT hay nhất cho sản phẩm Ngân hàng trực tuyến/di động”; Giải nhất “Phần mềm sáng tạo Vietcombank Ibanking”.

Năm 2011, Vietcombank cũng vinh dự là Ngân hàng dẫn đầu về chỉ số sức mạnh thương hiệu toàn quốc theo kết quả của báo cáo nghiên cứu, khảo sát tài chính cá nhân của công ty Nielsen thực hiện tháng 10/2011.

Sau một quá trình nỗ lực tiếp xúc tìm kiếm và đàm phán, ngày 30/09/2011, Vietcombank đã ký kết thành công thoả thuận hợp tác chiến lược với Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) - một thành viên của tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản) thông qua việc bán cho đối tác 15% vốn cổ phần trên cơ sở pha loãng đầy đủ. Như vậy, Vietcombank sẽ phát hành thêm 347,6 triệu cổ phần phổ thông cho Mizuho, với tổng trị giá hợp đồng là 11,8 nghìn tỷ VND Thặng dư vốn Vietcombank thu được sau khi bán cổ phần cho đối tác chiến lược là 8.343 tỷ VND. Bên cạnh lợi ích Vietcombank thu được, việc Mizuho đầu tư một lượng tiền lớn vào Việt Nam trong giai đoạn khó khăn hiện nay là rất cần thiết cho cán cân thanh toán của Việt Nam, đồng thời tạo sự quan tâm và tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài khác đối với thị trường tài chính - tiền tệ và tương lai phát triển của Việt Nam nói chung.

Trải qua nhiều năm cố gắng hoàn tất các thủ tục, yêu cầu theo qui định của luật pháp nước sở tại, cuối năm 2011 vừa qua công ty TN Monex- một công ty trực thuộc của Vietcombank tại Mỹ đã thành công trong việc được cấp giấy phép hoạt động, theo đó công ty đã hoàn tất việc xây dựng Phòng Giao dịch đầu tiên và đã chính thức cung cấp một số dịch vụ đại lí và lữ hành trên lãnh thổ Mỹ Đây là một điều kiện rất quan trọng, tạo cơ sở pháp lý để Vietcombank có thể đẩy mạnh hoạt động thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển tiền từ Mỹ - một thị trường truyền thống chiếm thị phần cao nhất đối với hoạt động kiều hối về Việt Nam hiện nay,

53 qua đó sẽ góp phần thúc đẩy doanh số kiều hối qua Vietcombank tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Trong năm 2011, Vietcombank đã thiết lập quan hệ hợp tác với nhiều ngân hàng quốc tế thông qua việc ký kết các biên bản ghi nhớ và hợp tác trong đó thỏa thuận vay 200 triệu USD và ký biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện với Ngân hàng China Development Bank - CDB (Trung Quốc) trước sự chứng kiến của Lãnh đạo cấp cao và doanh nghiệp 2 nước Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Ngân hàng Intesa Sanpaolo (Italia) nhằm hỗ trợ các khách hàng doanh nghiệp trong kế hoạch phát triển kinh doanh ra thị trường quốc tế; ký biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Shinhan Bank (Hàn Quốc) nhằm đẩy mạnh quá trình hợp tác kinh doanh, tăng cường quan hệ hợp tác kinh doanh với các Tổ chức thẻ quốc tế trên toàn cầu như Visa, MasterCard, American Express, JCB, Diner Club và CUP.

Năm 2011, vietcombank đặc biệt quan tâm đổi mới và tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm Vietcombank đã đẩy mạnh chương trình chăm sóc khách hàng, ban hành các chính sách phù hợp với từng phân đoạn khách hàng Bên cạnh việc tăng cường đào tạo về kỹ năng chăm sóc khách hàng, phát động các phong trào thi đua nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, trong năm, đối với khách hàng bán lẻ, vietcombank đã nâng cao chất lượng của VCC; củng cố bộ phận quản lý bán, hình thành một bộ phận chuyên chăm sóc khách hàng và tổ chức cuộc thi “Nụ cười Vietcombank”,”Phòng giao dịch văn minh hiệu quả”,”Giao dịch viên xuất sắc” nhằm chuẩn hoá các kỹ năng giao tiếp, phong cách phục vụ khách hàng, đồng thời tôn vinh các giao dịch viên xuất sắc, các phòng giao dịch có chất lượng tốt, nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ Đối với khách hàng thẻ, vietcombank tập trung giữ và mở rộng các khách hàng lớn tiềm năng Đối với khách hàng tổ chức kinh tế, vietcombank đã có sự sát sao, tổ chức các hội nghị khách hàng, theo dõi, có kế hoạch kinh doanh và tính lợi nhuận đối với từng khách hàng Kết quả đạt được là khách hàng tổ chức được duy trì ở mức hơn 74.000 khách hàng, khách hàng cá nhân là hơn 6 triệu khách hàng.

Song song với đổi mới công tác khách hàng, trong năm 2011, vietcombank cũng đã lấy chủ trương nâng cao chất lượng dịch vụ làm trọng tâm, nhờ đó chất lượng dịch vụ của vietcombank đã liên tục được cải thiện, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của đông đảo các tầng lớp khách hàng, góp phần duy trì và nâng cao uy tín, thương hiệu của vietcombank trên thị trường.

Sau hơn một năm thực hiện, vietcombank đã xác lập và triển khai những quy chuẩn giá trị văn hóa trên toàn hệ thống Thông qua việc quán triệt nội dung văn hóa mới Vietcombank và bằng nhiều hình thức thể hiện đa dạng, phong phú phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn của Vietcombank, những giá trị văn hóa Vietcombank đã lan tỏa sâu rộng đến lớp lớp cán bộ công nhân viên toàn hệ thống, những giá trị cốt lõi của bản sắc văn hóa Vietcombank là tin cậy, chuẩn mực, sẵn sàng đổi mới, bền vững và nhân văn đang dần tạo ra những sự khác biệt căn bản và làm nên bản sắc văn hóa doanh nghiệp nổi bật của Vietcombank Thực hiện theo tinh thần của ban lãnh đạo ngân hàng, nhiệm vụ của mỗi thành viên đại gia đình Vietcombank hôm nay phải có trách nhiệm giữ gìn, phát huy và truyền tiếp những giá trị này cho các thế hệ mai sau.

Liên tục trong 2 năm 2010 - 2011, Vietcombank vinh dự được bình chọn là một trong 10 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam và là Ngân hàng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Kết quả này một lần nữa ghi nhận sự đóng góp to lớn của Vietcombank đối với ngân sách nhà nước, đồng thời khẳng định tính hiệu quả vượt trội trong hoạt động kinh doanh của Vietcombank cũng như thể hiện cam kết phát triển của một “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng”.

Nhận thức sâu sắc trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn, vietcombank thường xuyên quan tâm đến công tác an sinh xã hội và tham gia tích cực các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn với những chương trình ý nghĩa, có quy mô và tầm ảnh hưởng sâu rộng như “Nghĩa tình Trường Sơn”, “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”, “Nối vòng tay lớn”, “Ngày vì người nghèo”, trang bị xuồng Hải quân CQ - 01 tặng cán bộ, chiến sỹ quần đảo Trường sa, ủng hộ các nạn nhân động đất và sóng thần tại Nhật Bản… Trong năm, Vietcombank đã dành hơn 100 tỷ đồng cho các chương trình an sinh xã hội.

Bên cạnh đó trong quá trình hội nhập vào WTO, ngành ngân hàng nói chung chung cung như Vietcombank nói riêng , hội nhập quốc tế để mở ra cơ hội hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoach định chính sách tiền tệ đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro nâng cao vị thế của Vietcombank trên thị trường quốc tế, đồng thời vietcombank có điều kiên tranh thủ vốn, công nghệ , đào tạo lại đội ngũ nhân viên và cán bộ có khả năng theo kịp yêu kịp yêu cầu phát triển thị trường tài chính trong và ngoài nước.

Hội nhập quốc tế sẽ tao động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và nâng cao tính minh bạch của Vietcombank băt buộc ngân hàng phải ngày càng chuyên môn hóa hơn chuyên môn nghiệp vụ nâng cao sử dụng vốn nhanh chóng tiếp cận phát triển các dịch vụ mới và đặc biệt nâng cao việc sử dụng vốn, từ đó khai thác hiệu quả các dich vụ nhằm mở rộng thị phần tài chính quốc tế và khu vực.

Vietcombank là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam vì vậy có quá nhiều cơ hội trong việc tạo ra những sản phẩm cạnh tranh trong nước và xa hơn là tầm khu vực và trên thê giới muốn vậy ngân hàng phải đổi mới từng bước nâng cao uy tín và vị thế nhờ mở rông quan hệ hợp tác về các vấn đề liên quan đến tài chính tiền tệ, các diễn biến kinh tế, chiến lược vĩ mô, có cơ hội học hỏi các ngân hàng thương mại liên doanh,tận dụng các cơ họi về nguồn vốn,công nghệ ngân hàng khác, kinh nghiệm quản lý , tiếp cận các dich vụ ngân hàng tiên tiến đó là động lực cho vietcombank đổi mới cải cách, hệ thống quản lý tạo cho Vietcombank phát triển thành một ngân hàng năng động an toàn hiệu quả phù hợp với điều kiện tại Việt nam cũng như những thông lệ quốc tế

3.1.2 Những thách thức của Vietcombank

● Khả năng tiếp tục giảm trần lãi suất, theo Nghị quyết của Quốc hội cũng như chủ trương chung của Chính phủ và NHNN, chính sách tiền tệ năm 2012 sẽ tiếp tục được định hướng chặt chẽ nhưng sẽ giảm dần lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Do đó, khi lạm phát các tháng gần đây đang có xu hướng giảm, khả năng giảm trần lãi suất vào đầu năm sau là hoàn toàn có thể Việc sử dụng mệnh lệnh hành chính để buộc các ngân hàng chỉ được huy động với lãi suất không vượt quá trần có lẽ chỉ là giải pháp mang tính tình thế, khó có thể duy trì được lâu dài, nói cách khác đây là giải

Ngày đăng: 12/09/2023, 19:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. So sánh kết quả kinh doanh giai đoạn 2008-2011 - Tái cấu trúc để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam
Bảng 2. So sánh kết quả kinh doanh giai đoạn 2008-2011 (Trang 31)
Bảng 3. Bảng so sánh tổng tài sản Vietcombank giai đoan 2008-2011                                                                             Đơn vị : Tỷ VN đồng - Tái cấu trúc để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam
Bảng 3. Bảng so sánh tổng tài sản Vietcombank giai đoan 2008-2011 Đơn vị : Tỷ VN đồng (Trang 33)
Bảng 4.Bảng chủ sở hữu tại một số Ngân hàng thương mại năm 2011 - Tái cấu trúc để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam
Bảng 4. Bảng chủ sở hữu tại một số Ngân hàng thương mại năm 2011 (Trang 38)
Bảng 5.  Bảng chỉ tiêu của một số ngân hàng thương mại năm 2011  Tên Ngân hàng Vốn chủ sở - Tái cấu trúc để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam
Bảng 5. Bảng chỉ tiêu của một số ngân hàng thương mại năm 2011 Tên Ngân hàng Vốn chủ sở (Trang 40)
Bảng 7. Bảng cơ cấu lao động giai đoan 2007-2011 - Tái cấu trúc để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam
Bảng 7. Bảng cơ cấu lao động giai đoan 2007-2011 (Trang 44)
Bảng 8. Bảng báo cáo nguồn nhân lực và lợi nhuận  tại các phòng giao dịch và chi nhánh - Tái cấu trúc để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam
Bảng 8. Bảng báo cáo nguồn nhân lực và lợi nhuận tại các phòng giao dịch và chi nhánh (Trang 45)
Bảng 9. Bảng báo cáo theo cơ cấu giới tinh - Tái cấu trúc để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam
Bảng 9. Bảng báo cáo theo cơ cấu giới tinh (Trang 46)
Bảng 11.Bảng lương bình quân và số cán bộ thôi việc trong năm - Tái cấu trúc để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam
Bảng 11. Bảng lương bình quân và số cán bộ thôi việc trong năm (Trang 47)
Bảng 12.Bảng cơ cấu chất lượng nợ của Vietcombank quý 1 năm 2012 - Tái cấu trúc để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam
Bảng 12. Bảng cơ cấu chất lượng nợ của Vietcombank quý 1 năm 2012 (Trang 48)
Bảng 13.Bảng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2012 - Tái cấu trúc để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam
Bảng 13. Bảng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2012 (Trang 64)
Bảng 14.Bảng so sánh một số chỉ tiêu dầu năm 2012                                  Đơn vị : Tỷ đồng - Tái cấu trúc để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam
Bảng 14. Bảng so sánh một số chỉ tiêu dầu năm 2012 Đơn vị : Tỷ đồng (Trang 65)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w