NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
Tổng quan chung về chuỗi cửa hàng tiện lợi của các doanh nghiệp
1.1.1 Lịch sử ra đời của hệ thống chuỗi cửa hàng tiện lợi
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến chất lượng sản phẩm và không gian mua sắm tiện nghi Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của cửa hàng tiện lợi, dần chiếm thế thượng phong so với chợ truyền thống Phân khúc thị trường tiềm năng này đang mang đến cơ hội đầu tư lý tưởng cho những nhà đầu tư nhạy bén.
Tại Hoa Kỳ, cửa hàng tiện lợi đầu tiên ra đời tại Dallas, Texas vào năm 1927 với tên gọi là Southland Ice Company, sau này đổi tên thành 7-Eleven.
Năm 1939, tại Akron, Ohio cửa hàng tiện lợi về sữa đầu tiên đã được mở ra nhờ 1 chủ sở hữu tên là JJ Lawson bán chính sản phẩm sữa của mình. Sau đó, công ty Lawson đã nâng cấp và nhân rộng cửa hàng tiện lợi này thành chuỗi, tập trung chủ yếu ở Ohio Tiếp đến, năm 1951, công ty Circle K cũng thành lập các chuỗi cửa hàng tiện lợi, kể từ thời điểm đó, nhiều thương hiệu cửa hàng khác nhau đã xuất hiện và phát triển.
Vào cuối năm 1960, số lượng các cửa hàng tiện lợi 24 giờ tăng lên để đáp ứng các nhu cầu của một bộ phận dân số trẻ và những người đang làm việc đêm hoặc ca sáng sớm Không đáng ngạc nhiên, các cửa hàng 24 giờ đầu tiên được mở ở Las Vegas vào năm 1963 và đến cuối năm 1966, ngành công nghiệp cửa hàng tiện lợi đầu tiên của Mỹ ghi nhận 1 tỷ USD doanh thu Vào cuối thập kỷ này, ngành công nghiệp đã ghi nhận 3,5 tỷ USD trong một năm bán hàng.
Tại Nhật, Năm 1974, đã có 1.000 cửa hàng tiện lợi Năm 1996, Nhật Bản đã có 47.000 cửa hàng tiện lợi, và con số này đã tăng 1.500 cửa hàng mỗi năm, Theo Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Nhật Bản, tính đến tháng 8 năm 2009, có 42.345 cửa hàng tiện lợi Chuỗi 7-Eleven dẫn đầu thị trường với 12.467 cửa hàng, tiếp theo là Lawson (9562) và FamilyMart (7604) Các nhà khai thác khác bao gồm Circle K Sunkus, hàng ngày Yamazaki, Ministop,
AM / PM Nhật Bản (được mua lại bởi Family Mart trong năm 2009), Coco Store và Seico Mart chiếm thị phần còn lại.
Tại Singapore, cửa hàng tiện lợi cũng xuất hiện từ rất sớm, nhưng có 1 đặc thù là chuỗi cửa hàng tiện lợi của Singapore bán các loại hàng hóa nhập khẩu, trong khi minimarts và các cửa hàng khác cung cấp bán các sản phẩm địa phương với một phạm vi giới hạn các sản phẩm ngoài châu Á.
Cửa hàng tiện lợi lớn ở Singapore là 7-Eleven thuộc sở hữu của Dairy Farm International Holdings và Cheers thuộc sở hữu của NTUC FairPrice. Theo số liệu của Cục Thống kê Singapore cho thấy, có 338 cửa hàng, cửa hàng tiện lợi khác như Myshop và One Plus xuất hiện trong năm 1983. Myshop thuộc về một công ty Nhật Bản, và One Plus thuộc về Emporium Holdings.
Tại Việt Nam, mô hình cửa hàng tiện lợi đã xuất hiện từ thập niên 1990 với những cửa hàng đồng giá 10.000 đồng hay những cửa hàng nhỏ tại trung tâm Q.1-TPHCM để phục vụ khách nước ngoài Đến năm 2006, thị trường cửa hàng tiện lợi thật sự nóng lên với sự xuất hiện của hàng loạt mô hình từ trong nước như Shop & Go, G7 Mart, Day & Night, đến nước ngoài như Circle K, 7 - Eleven… Hầu hết các cửa hàng này mở cửa phục vụ khách 24/24 giờ với các mặt hàng thực phẩm khô, đông lạnh, hóa mỹ phẩm và thức ăn nhanh Gần đây, khi chợ truyền thống ngày càng bộc lộ những nhược điểm về giá cả, vệ sinh thì mô hình cửa hàng tiện lợi chuyên doanh về thực phẩm ra đời.
Tháng 12 năm 2010, một thương hiệu bán lẻ của Nhật là Ministop thuộc Tập đoàn Aeon, tiến vào Việt Nam Ministop đã thỏa thuận thành lập công ty liên doanh với chuỗi cửa hàng tiện lợi G7 Mart của Tập đoàn Trung Nguyên. Tổng số vốn đầu tư trong giai đoạn 1 của G7 Mart – Ministop là 10 triệu USD, trong đó G7 Mart chiếm 75% cổ phần và Ministop đóng góp 25% Dự kiến cửa hàng tiện lợi đầu tiên của G7 Mart – Ministop sẽ khai trương vào tháng 5-2011, ít nhất 100 cửa hàng sẽ lần lượt khai trương trong năm 2011 và phát triển lên 500 cửa hàng trong vòng 5 năm.
Circle K, thương hiệu cửa hàng tiện lợi nổi tiếng của Mỹ công bố tham vọng sẽ xây dựng chuỗi cửa hàng đứng đầu thị trường Việt Nam với kế hoạch đến năm 2018 sẽ có 550 cửa hàng ở 20 tỉnh, thành trong nước và từ đây sẽ mở rộng sang khu vực khác Đặc điểm của Circle K là cửa hàng diện tích nhỏ, nhưng tiện lợi với các sản phẩm tiêu dùng ngay hoặc sản phẩm mang tính bổ sung…
Shop & Go đang sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất ở thành phố HồChí Minh với 50 cửa hàng tiện lợi (tính đến cuối tháng 3/2011) và tiếp tục phát triển rộng khắp trên quy mô toàn quốc trong những năm tiếp theo Gần đây, Công ty Cổ phần Cửa Hiệu & Sức Sống Shop & Go vừa mới đưa ra chương trình “Nâng cấp cửa hàng miễn phí” Đây là một trong những chiến lược mở rộng cửa hàng của Shop & Go để trở thành một trong những cửa hàng tiện lợi hàng đầu tại TP HCM trong những năm tới theo xu hướng đang phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam.
Hệ thống bán lẻ Family Mart Nhật Bản chính thức vào Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền cho tập đoàn Phú Thái và mở cửa hàng đầu tiên Family Mart Việt Nam vào ngày 26/1/2010 tại Q.1, TPHCM Theo kế hoạch, tập đoàn Phú Thái sẽ mở năm cửa hàng thí điểm đầu tiên, sau đó phát triển theo hướng nhượng quyền cho các cửa hàng nhỏ lẻ muốn gia nhập vào hệ thống Family Mart.
Và năm 2007, Chuỗi cửa hàng tiện lợi về thiết bị viễn thông ra đời dưới mô hình của cửa hàng Thế giới di động, và sau đó 3 năm, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Nhật Cường cũng triển khai mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi và không ngừng gia tăng mở rộng các điểm cửa hàng tiện lợi phục vụ mọi đối tượng khách hàng.
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng tiện lợi
Cửa hàng tiện lợi là một cửa hàng nhỏ, diện tích khoảng trên 50m2, chuyên bày bán các loại mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày cho người tiêu dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Đây là một phân khúc mới của thị trường bán lẻ mà nhiều nước trên thế giới đã từng phát triển qua cách đây 12-13 năm Qui mô nhỏ, đầu tư không lớn nhưng mô hình cửa hàng tiện lợi có lợi thế là phục vụ nhanh và chu đáo
Từ định nghĩa rút ra ở trên có thể thấy một số đặc trưng cơ bản của chuỗi cửa hàng tiện lợi như sau:
- Thứ nhất, diện tích nhỏ, đặt gần khu dân cư, ở những nơi tiện đường giao thông.
- Thứ hai, mặt hàng bày bán đa dạng phục vụ những nhu cầu thiết yếu của người dân.
- Thứ ba, cách trưng bày hàng hóa hiện đại, khoa học, tiện lợi cho người mua.
- Thứ tư, mở cửa thời gian tối đa trong ngày, có thể mở cửa 24h và suốt
- Thứ năm, cách thức phục vụ hiện đại, thuận tiện bất kể thời gian, giao hàng tận nhà cho khách hàng.
- Thứ sáu, giá cả thường cao hơn so với các loại hình phân phối truyền thống do cộng thêm các yếu tố tiện ích.
- Thứ bảy, đối tượng phục vụ: phục vụ cho những khách hàng có ít thời gian, có thu nhập tương đối, có nhu cầu mua sắm nhanh, tốn ít thời gian mà vẫn đảm bảo số lượng, chất lượng, an toàn và vệ sinh
Nội dung phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi của các doanh nghiệp kinh
1.2.1 Các tiêu chí phản ánh sự phát triển của chuỗi cửa hàng tiện lợi
Thứ nhất, tiêu chí về phát triển hệ thống cửa hàng thành chuỗi:
-Các cửa hàng phải đặt gần khu dân cư, tiện đường giao thông.
-Thời gian mở cửa của các cửa hàng liên tục 24h và 7 ngày trong tuần
-Địa điểm thuận lợi mua sắm, số lượng nhiều và rải khắp các khu dân cư từ thành phố tới vùng ngoại thành.
Thứ hai, tiêu chí về các mặt hàng cung cấp trong cửa hàng
-Đa dạng, phong phú, chất lượng và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
-Trình bày hiện đại, khoa học, tiện cho người mua sắm
-Giá cả phải chăng, phù hợp với nhu cầu.
Thứ ba, Tiêu chí về các dịch vụ kèm theo:
-Đội ngũ phục vụ chất lượng, tận tình, Phục vụ mọi đối tượng
-Giao hàng mọi lúc, mọi nơi.
-Chế độ bảo hành sản phẩm, tư vấn sản phẩm theo chuẩn của hãng sản xuất.
1.2.2 Nội dung phát triển theo chiều rộng ( Theo phạm vi địa lý): Là sự gia tăng về quy mô và số lượng
Khi tiến hành mở rộng quy mô của cửa hàng tiện lợi, thực chất chính là việc chúng ta đầu tư/thuê/ mở rộng thêm các cửa hàng tiện lợi tại những vị trí phù hợp với tiêu chí đặt cửa hàng tiện lợi gồm: gần khu dân cư, thuận tiện giao thông…Bên cạnh đó, chúng ta có thể mở rộng thêm diện tích trên các cửa hàng tiện lợi sẵn có trong chuỗi hệ thống Nâng cấp thêm diện tích kinh doanh, không gian bày bán các mặt hàng Để phát triển chuỗi cửa hàng theo chiều rộng, điều đặt ra là nguồn kinh phí, phải được tính toán kỹ lưỡng Cân nhắc giữa nguồn thu từ cửa hàng, tính toán doanh số có thể đạt được và định hướng phát triển của chính cửa hàng tiện lợi đó để đưa ra quyết định phù hợp có nên mở rộng thêm hay không?!
1.2.3 Nội dung phát triển theo chiều sâu chính là sự gia tăng về chất lượng trên cơ sở quy mô và số lượng không đổi
Không chỉ mở rộng về quy mô, gia tăng số lượng mà nội dung phát triển theo chiều sâu cũng hết sức quan trọng
Thứ nhất là quy hoạch phát triển, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại Một cửa hàng tiện lợi nếu có chỗ để xe, không gian chơi cho trẻ nhỏ, có mức độ an ninh, an toàn thì khiến nhiều khách hàng quan tâm và tìm đến Bên canh đó đầu tư hiện đại hóa các gian hàng, các trang thiết bị tạo sự thuận lợi cho khách hàng như: thang máy, máy tính tiền, máy kiểm tra sản phẩm…
Thứ hai là nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa Các khách hàng đến cửa hàng tiện lợi đa phần là các khách hàng có thu nhập từ trung bình khá trở lên và ít có thời gian mua sắm Vì thế, họ đến mua hàng với mong muốn có sự tiện lợi và chất lượng hàng hóa tốt hơn bên ngoài, vì vậy, nâng cao chất lượng hàng hóa kết hợp với một chính sách giá hợp lý sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh phát triển.
Trong các cửa hàng tiện lợi, thì nhân viên bán hàng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng Cần đào tạo cho nhân viên trong hệ thống không chỉ kiến thức về sản phẩm hàng hóa mà còn có kỹ năng nói chuyện với khách hàng Giải đáp được những thắc mắc về sản phẩm cho khách hàng và tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ Khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng vì được phục vụ bởi đội ngũ chuyên nghiệp, từ đó tiến tới hành vi mua hàng thường xuyên, khiến cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
Thứ ba là phát triển tốt các dịch vụ sau bán hàng bao gồm: Giao hàng tận nhà, và bảo hành sản phẩm Khi các dịch vụ này được phục vụ tận tình, chu đáo Khách hàng sẽ chính là một kênh truyền tin cho các khách hàng khác khi họ thật sự mong muốn được phục vụ tốt nhất khi họ bỏ tiền ra mua hàng hóa.
1.2.4 Kinh nghiệm phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi của một số các doanh nghiệp khác và bài học kinh nghiệm cho công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật cường
Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2006, chỉ trong vòng 2 tháng, G7 mart đã đưa vào hoạt động chuỗi cửa hàng gồm 500 cửa hàng chuẩn và 9500 cửa hàng thành viên và theo dự kiến số cửa hàng chuẩn sẽ là 10.000 vào cuối năm 2008.
Tuy nhiên, mục tiêu đó của G7 Mart đã ngày càng trở nên xa vời, số lượng các cửa hàng tiện lợi mang thương hiệu G7 Mart đã không "bùng nổ" như kế hoạch và sự thật là G7mart đã không thể hoàn thành kế hoạch đặt ra.Hoạt động của G7mart cũng không thành công như dự kiến Từ khi đi vào hoạt động, đối với các cửa hàng chuẩn G7mart, việc khai trương diễn ra khá tưng bừng nên thu hút được một lượng khách hàng tương đối đông, tuy nhiên sau khi đi vào hoạt động một thời gian, cửa hàng cứ vắng khách dần Theo như tính toán, để một cửa hàng tiện lợi làm ăn có lãi thì doanh thu của cửa hàng phải đạt từ 10 đến 12 triệu một ngày, 350- 400 triệu một tháng Tuy nhiên, trên thực tế, các cửa hàng này luôn trong tình trạng thu không đủ bù chi, doanh thu mỗi ngày chỉ đạt từ 5- 7 triệu đồng thậm chí có những nơi chỉ đạt từ 1- 2 triệu đồng một ngày Nhiều cửa hàng làm ăn không hiệu quả đã phải đóng cửa hoạt động, ra đi một cách lặng lẽ Đối với các cửa hàng thành viên, sau một thời gian hoạt động, bên cạnh những cửa hàng làm ăn tốt, thu hút thêm được nhiều khách mới thì có không ít những cửa hàng lượng khách còn ít hơn cả khi là cửa hàng tạp hóa, và cứ giảm dần theo thời gian, không thu hút được khách mới mà chủ yếu là khách hàng thân quen từ trước thậm chí một số khách hàng thân quen cũng dần dần chuyển đi mua ở những nơi khác, nhiều cửa hàng đã phải quay trở về với hình thức cửa hàng tạp hóa trước kia.
Vậy thì nguyên nhân dẫn đến việc một ý tưởng hay, khởi động hoàn hảo, rầm rộ rồi cuối cùng ra đi một cách lặng lẽ là gì?
Thứ nhất, thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam, chủ yếu vẫn là thích đi chợ, nó được định hình như một nét văn hóa rất khó thay đổi Nếu muốn kinh doanh tốt, G7 mart phải làm gì đó để có thể thay đổi được thói quen đó Tuy nhiên, G7 mart đã chưa làm được điều này
Điểm yếu của G7mart nằm ở việc không chủ động được nguồn hàng Do xung đột lợi ích sau khi tách khỏi Trung Nguyên, các nhà phân phối sản phẩm cạnh tranh không hợp tác với G7mart Thêm vào đó, các nhà sản xuất đã xây dựng hệ thống phân phối riêng, không cam kết doanh số với G7mart Điều này khiến G7mart gặp khó khăn trong việc đàm phán với các đại gia sản xuất và phân phối tiêu dùng của Việt Nam.
Thứ ba, các mặt hàng bày bán tại G7mart rất hạn chế, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân, đặc biệt là các loại rau, củ, quả,… thực phẩm tươi sống và các đồ gia dụng.
Thứ tư, vấn đề trang trí cửa hàng: G7 mart trang trí bằng những màu mát mắt và tươi trẻ (xanh, trắng), tạo nên cảm giác đối tượng phục vụ của cửa hàng là các khách hàng trẻ tuổi, trong khi đó đối với hơn 30% dân số thuộc độ tuổi từ 18 đên 35 lại là những người có xu hướng tiêu dùng ở những cửa hàng chuyên doanh, siêu thị, không ngại xa gần, không kể thời gian.
Thứ năm, cách quản lý G7mart cũng cần xem xét lại: hàng hóa ban đầu cũng được nhập từ G7mart nhưng sau đó hàng trôi nổi trên thị trường được nhập từ các chủ cửa hàng cũng rất nhiều, dẫn đến hàng hóa tràn lan, chất lượng không kiểm soát được Chủ cửa hàng là những tiểu thương với thói quen kinh doanh tự phát kiểu cũ, dẫn đến sự không thống nhất giữa các G7 mart trong khi việc tổ chức quản lý kênh vẫn rất yếu kém và không được chú ý đúng mức.
Giá cả cao hơn so với chợ và cửa hàng tạp hóa, dịch vụ tiện ích không đủ thuyết phục người tiêu dùng bỏ thêm chi phí cho các yếu tố tiện ích đó, dẫn đến hàng hóa tại cửa hàng tiện ích G7mart trở nên kém cạnh tranh.
Từ những bất hợp lý trên, cuối năm 2007, G7 mart đã đưa ra kế hoạch hoạt động mới với những chuyển biến tích cực:
Tiến hành ký lại hợp đồng với các chủ cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh để dành quyền kiểm soát 50% diện tích quầy kệ, loại bỏ những chủ cửa hàng bất hợp tác, đầu tư các cửa hàng chính chủ, cấp thẻ khách hàng thân thiết trong vòng bán kính 2km quanh cửa hàng, tung trương trình khuyến mãi
ác yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của chuỗi cửa hàng tiện lợi của các
- Cam kết nội bộ và với cộng đồng, xã hội;
- Làm việc và hành động trung thực;
Triết lý kinh doanh của công ty Trần Anh:
- Văn hóa công ty là nền tảng và trụ cột phát triển, tập hợp và tôn vinh tất cả những yếu tố nhân bản trong kinh doanh hướng tới sự phát triển hài hòa và bền vững.
- Tích kết vào trong mọi chính sách và dịch vụ mà công ty đưa ra thị trường tất cả các giá trị cơ bản tạo nên hình ảnh về một công ty kinh doanh điện máy - máy tính, thiết bị số cần phải có: Tiên phong + Tối ưu + Tiêu chuẩn
"Lấy sự Hài lòng của khách hàng làm niềm Hạnh phúc của chúng ta" là những gì mà toàn thể nhân viên công ty Trần Anh đang ngày đêm tâm niệm và phấn đấu !
1.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của chuỗi cửa hàng tiện lợi của các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị viễn thông
1.3.1 Các Yếu tố Khách quan bên ngoài doanh nghiệp:
Các yếu tố về khách hàng.
+) Thói quen tiêu dùng: là cách tiêu dùng được cố định dần dần từ hoàn cảnh sống như: chỗ ở, đi lại, quy hoạch dân cư…đặc biệt là tính cách của người tiêu dùng Thói quen tiêu dùng là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến việc kinh doanh mô hình cửa hàng tiện lợi nói riêng và đối với bất kỳ một hình thức, một loại hình kinh doanh nào nói chung.
Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của cửa hàng tiện lợi Do đó, chủ kinh doanh cần nghiên cứu kỹ lưỡng thói quen tiêu dùng và nhu cầu của khách hàng mục tiêu để đưa ra các dịch vụ phù hợp Để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, chủ cửa hàng có thể xem xét điều chỉnh các dịch vụ hiện có hoặc tìm cách tác động đến thói quen tiêu dùng của khách hàng Tuy nhiên, việc thay đổi này phải được cân nhắc kỹ lưỡng về thời gian và phương pháp thực hiện để đảm bảo hiệu quả.
+) Thu nhập: thu nhập của người dân cao hay thấp cũng là một yếu tố rất quan trọng, thu nhập sẽ ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng tiêu dùng của khách hàng, do đó nếu thu nhập thấp khách hàng sẽ không sẵn sàng chi thêm cho những khoản tiện ích và việc kinh doanh cửa hàng tiện lợi sẽ gặp nhiều khó khăn.
Những yếu tố về môi trường
+) Môi trường quy hoạch: nơi ở như thế nào, có quy củ hay không có ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh cửa hàng tiện lợi Một địa điểm quy hoạch quy củ chẳng hạn như các khu chung cư không có sự xuất hiện lộn xộn của các cửa hàng nhỏ lẻ thì cửa hàng tiện lợi sẽ có cơ hội tốt để phát triển hơn là những nơi có quá nhiều các loại cửa hàng, đại siêu thị xuất hiện Đó là vấn đề về cạnh tranh và vấn đề thói quen tiêu dùng của người dân.
+) Sự phát triển của các loại hình kinh doanh bán lẻ khác – các đối thủ cạnh tranh: siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại…Thị trường bán lẻ như một miếng bánh ngọt có giới hạn được chia nhỏ thành nhiều phần cho nhiều loại hình kinh doanh bán lẻ khác nhau, loại hình này được miếng lớn ắt loại hình khác sẽ được miếng nhỏ hơn, cũng có thể các loại hình này cùng kết hợp với nhau để làm cho chiếc bánh đó nở phồng lên, do vậy các loại hình khác phát triển ra sao có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cửa hàng tiện lợi.
Yếu tố thuộc về nền kinh tế:
Một nền kinh tế phát triển hay kém phát triển rõ ràng cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của loại hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi Cửa hàng tiện lợi là một loại hình kinh doanh hiện đại, thích hợp phát triển ở những nền kinh tế hiện đại, có lối sống văn minh, hiện đại và năng động
Các yếu tố về khoa học – kỹ thuật:
Khoa học kỹ thuật phát triển một mặt tạo điều kiện cho loại hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi có điều kiện thuận lợi để có thể nâng cao tính tiện ích trong dịch vụ của mình mặt khác giúp các doanh nghiệp có thể quản lý cửa hàng cũng như chuỗi cửa hàng một cách hiệu quả hơn từ đó tạo điều kiện để kinh doanh cửa hàng tiện lợi một cách hiệu quả.
Những vấn đề về chính sách, định hướng phát triển cho nền kinh tế như thế nào, những quy định về đăng ký kinh doanh có đơn giản hay không, thủ tục ra sao, thời gian nhanh hay chậm… tạo điều kiện thuận lợi hay rào cản cho việc kinh doanh.
1.3.2 Những yếu tố xuất phát từ doanh nghiệp
+) Đặc điểm hàng hóa doanh nghiệp bày bán: tính đa dạng của hàng hóa,chất lượng của hàng hóa, vấn đề bảo đảm quy cách, chủng loại sản phẩm,xuất xứ của sản phẩm…có tốt không, giá cả hàng hóa ra sao, có phù hợp với đối tượng khách hàng mà cửa hàng muốn nhắm tới hay không Tất cả những yếu tố đó có ý nghĩa quyết định tới việc giữ chân khách hàng, tạo ra khách hàng trung thành cho cửa hàng, giúp cửa hàng có thể tồn tại lâu bền trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt.
+)Cách thức trưng bày hàng hóa, thiết kế cửa hàng cũng là một yếu tố quan trọng Đây là hình ảnh đầu tiên tạo nên ấn tượng đối với khách hàng. Nếu như chất lượng hàng hóa có thể tạo nên khách hàng trung thành cho cửa hàng thì hình ảnh bắt mắt và thân thiện, phù hợp với tâm lý khách hàng sẽ rất hiệu quả trong việc thu hút khách hàng ngay lần đầu tiên xuất hiện Đây là điều kiện tiên quyết đối với việc kinh doanh của cửa hàng.
+)Dịch vụ: một trong những thế mạnh nổi trội nhất của cửa hàng tiện lợi đó là dịch vụ tận tình, chu đáo, mang lại sự tiện ích nhất đối với khách hàng.
Dó đó cung cách, thái độ phục vụ của nhân viên là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của cửa hàng Ngoài ra, những dịch vụ sau bán hàng cũng là các thế mạnh của cửa hàng tiện lợi, Khách hàng có thể nhận hàng tại nhà, mua hàng qua mạng Có thể bảo hành ngay tại cửa hàng mà không phải đến hãng sản xuất bảo hành….
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN LỢI CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KĨ THUẬT NHẬT CƯỜNG
Lịch sử phát triển của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường
2.1.1 Lịch sử phát triển của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường Đầu tiên, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường ban đầu là một cửa hàng duy nhất chính là Nhật Cường mobile – Phố
Lý Quốc Sư-Hà Nội, đây là một địa chỉ quen thuộc với người dân thủ đô và trên toàn quốc Từ năm 1997, bắt đầu là một cửa hàng sửa chữa điện thoại di động- một món đồ công nghệ xa xỉ với hầu hết mọi người, thì đến ngày 20/06/2011, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật cường chính thức được thành lập với mục tiêu mới, mở rộng kinh doanh bán lẻ điện thoại di động Sẵn có lợi thế là một trung tâm bảo hành điện thoại uy tín lớn, hình ảnh Nhật cường mobile năng động với nhiều sản phẩm mới lạ và độc đáo, luôn cập nhật từng ngày theo biến đổi của thị trường thế giới ngày một quen thuộc với người tiêu dùng Năm 2003, Công ty chính thức cho ra đời website bán hàng và trưng bày sản phẩm được thiết kế phải PFT telecom, là một trong ít các công ty có website bán hàng đầu tiên để quảng bá và trưng bày sản phẩm, từ đó, góp phần vào sự phát triển chung của công ty.
Tháng 4/2009, Công ty đổi tên miền mới thành www.dienthoaididong.com.vn với một giao diện hoàn toàn mới nhằm thân thiện với người tiêu dùng, phục vụ khách hàng tốt hơn và tốc độ truy cập cao hơn, khiến khách hàng tương tác với sản phẩm tốt hơn. Đến tháng 4/2012, Công ty lại tiếp tục nâng cấp website thành www.nhatcuong.com để tạo bộ nhận diện thương hiệu mới, nhằm quảng bá thương hiệu bao năm mà Nhật cường đã tạo dựng.
Hiện nay, công ty đang mở rộng thị truờng dựa trên sự phát triển của thương mại điện tử, bằng phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi và các dịch vụ tiện ích của bưu chính viễn thông Nhật Cường được khách hàng nhiều nơi trên cả nước đánh giá có mạng bán hàng qua mạng rất chuyên nghiệp và đáng tin cậy Từ khi công nghệ thông tin ở Việt Nam phát triển công ty đã phát triển mạnh thương mại điện tử, quảng cáo xây dựng website bán hàng của công ty(www.nhatcuong.com) trên mạng internet, xây dựng phát triển phòng bán hàng qua mạng một cách chuyên nghiệp nhất và chính sách dịch vụ sau bán hàng của công ty thật hữu hiệu trợ giúp cho khách hàng một cách tốt nhất.
Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường
Nă m Doanh thu Chi phí Lợi nhuận
Nộp ngân sách nhà nước
(Nguồn: Theo báo cáo tài chính các năm)
+) Biểu đồ doanh thu (BD1):
+) Biểu đồ chi phí (BD2)
+) Biểu đồ lợi nhuận (BD3)
+) Biểu đồ tăng trưởng (BD4):
Thông qua các biểu đồ Doanh số, Chi phí, Lợi nhuận và Tốc độ tăng trưởng cho thấy:
Doanh số tăng đều qua các năm, kèm theo chi phí cũng tăng tương ứng. Bên cạnh đó, lợi nhuận các năm tăng tương ứng Nhưng, trong năm 2010, do Công ty bắt đầu triển khai mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng, vì vậy, chi phí năm 2010 đột biết tăng mạnh, kèm theo đó, lợi nhuận của năm 2010 giảm đáng kể Đây là bước đầu tư cơ bản ban đầu, những năm đầu, chi phí cao, vì hệ số hoàn vốn chậm.
Phân tích thực trạng phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi của Công ty
2.2.1 Đặc điểm chuỗi cửa hàng tiện lợi của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường
Kể từ năm 2010, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường mở rộng mô hình kinh doanh bằng hình thức phát triển thành chuỗi cửa hàng tiện lợi về thiết bị viễn thông Vì vậy, Ban lãnh đạo công ty xác định, đây là hướng phát triển mục tiêu, các cửa hàng trong chuỗi phải đảm bảo: Gần khu tập trung nhiều dân cư, nằm trên các tuyến phố thuận lợi về giao thông Mặt bằng kinh doanh phải rộng từ 150m2 trở lên Đảm bảo các tiêu chí về nhận diện thương hiệu.
Mẫu thiết kế của cửa hàng (Showroom):
Về nhận diện cửa hàng:
Tất cả cửa hàng trong chuỗi của Nhật cường Mobile đều được thiết kế mặt trước bởi màu đen, thể hiện một sự trang trọng, lịch thiệp và quý phái, thông điệp Nhật cường muốn gửi tới khách hàng rằng: đến với Nhật cường mobile, Khách hàng luôn được trân trọng, phục vụ tận tình và được hưởng những sản phẩm phù hợp với chính phong cách của Khách hàng.
Logo công ty với những dải sóng liên kết, vươn xa, mang màu đỏ thể hiện sự quyết tâm chinh phục thị phần viễn thông Slogan "Uy tín là sức mạnh" khẳng định uy tín là giá trị cốt lõi, là động lực thúc đẩy sự phát triển của Nhật Cường từ những ngày đầu thành lập.
Khu vực trưng bày sản phẩm
Khu vực tiếp đón khách hàng và trưng bày sản phẩm tầng 1
Khu tiếp đón khách hàng và trưng bày nhìn từ trên xuống
Thiết kế khu bảo hành sản phẩm và cung cấp các dịch vụ sửa chữaMột số cửa hàng của Nhật cường Mobile đang hoạt động:
Phòng kế toán Phòng kinh doanh
Cửa hàng Phòng bán hàng qua mạng Tổ bảo vệ Đội vận chuyển Phòng HC-NS
2.2.2 Thực trạng chuỗi cửa hàng của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường
Hiện nay, Quy mô các cửa hàng trong hệ thống chuỗi cửa hàng của Công ty còn nhỏ, trung bình diện tích khoảng 50m2/tầng Vì diện tích nhỏ, nên Khu vực trưng bầy hạn hẹp Phòng Kỹ thuật, phòng dịch vụ và chăm sóc khách hàng còn bị tập trung, chưa phân cấp, phân khu Các showroom còn bị che lấp bởi không phải nằm trên các tuyến phố lớn
Số lượng các showroom còn thấp, hiện cả thành phố mới có 7 showroom Nếu so với các công ty trong ngành, số lượng xuất hiện của Showroom còn qúa thưa thớt
Cấu trúc quản lý của công ty được lãnh đạo bởi Tổng giám đốc, người có trách nhiệm đưa ra các quyết định chính thức về các kế hoạch và mục tiêu bán hàng.
* Phòng kế toán nhiệm vụ hạch toán kinh doanh, kiểm toán, tính lương cho nhân viên trong công ty.
* Chức năng, nhiệm vụ của phòng Hành chính – Nhân sự
- Tham mưu cho Giám đốc và cơ cấu tổ chức công ty bổ nhiệm miễn nhiệm các chức vụ quản lý lãnh đạo.
- Xây dựng kế hoạch và biên chế lao động hàng năm, hàng kỳ cho phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của cty trong từng thời kỳ.
- Xây dựng quy chế tuyển dụng, tổ chức quản lý lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong cty.
- Tổ chức ký kết hợp đồng lao động theo quy định của Nhà nước.
- Thực hiện chế độ bảo hộ lao động, bồi dưỡng độc hại, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
- Chủ trì và phối hợp với các phòng ban giải quyết các vấn đề về lao động và liên quan đến lao động.
- Thống kê, tổng hợp đánh giá tình hình sử dụng lao động, chất lượng lao động và nhu cầu lao động với nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh để có những kế hoạch và điều chỉnh kịp thời.
- Tổ chức xây dựng và quản lý định mức lao động đơn giá tiền lương.
- Xây dựng và thực hiện quy chế trả lương, trả thưởng cho người lao động.
- Xây dựng chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ.
- Hướng dẫn người lao động thực hiện chế độ BHXH, BHYT và tổ chức khám chữa bệnh cho người lao động.
- Tổ chức quản lý, lưu dữ, sử dụng hồ sơ, tài liệu và con dấu của doanh nghiệp.
- Giúp giám đốc soạn thảo các văn bản về quản lý, tổng hợp báo cáo định kỳ
* Phòng kinh doanh phụ trách tổ chức lập kế hoạch về nghiên cứu thị trường để định hướng cho các sản phẩm mà mình kinh doanh, tìm kiếm thị trường mới…Phòng kinh doanh điều hành cửa hàng và phòng bán hàng qua mạng giúp tiêu thụ tốt tại thị trường chính ở Hà Nội của công ty đồng thời thúc đẩy bán hàng qua mạng phát huy tính ưu việt của thương mại điện tử mở rộng thị trường của công ty và quảng cáo rộng rãi trên mạng internet về uy tín chất lượng cũng như các sản phẩm đa dạng của công ty.
* Phòng bảo hành có nhiệm vụ kiểm tra các sản phẩm bán ra trên thị trường giúp giảm thiểu được khả năng hàng kém chất lượng được bán ra thị trường Các sản phẩm khi gặp sự cố hỏng hóc bị lỗi sẽ được chuyển tới phòng bảo hành để các chuyên viên kỹ thuật kiểm tra và khắc phục Đồng thời phòng bảo hành cũng là nơi sửa chữa dịch vụ điện thoại di động mà khách hàng có nhu cầu sửa chữa.
Do đặc điểm phân cấp, công việc được phân bổ rõ ràng tới từng phòng ban, thế nhưng lực lượng quản lý chưa thật sự dày dặn, dẫn đến tình trạng đan xen nhiều công việc và phụ thuộc lẫn nhau Đáng kể hơn, mỗi phòng ban và nhân viên đều phải xử lý khối lượng công việc khổng lồ phát sinh từ hệ thống chuỗi cửa hàng, tạo nên vấn đề chung cho toàn mô hình quản lý là quá tải và dồn việc.
Ngoài ra, Công ty chưa thiết lập được một phòng ban chuyên trách về đào tạo các kỹ năng, hiện tại, Công ty đang liên kết với những trung tâm đào tạo, chỉ cử nhân viên đi học khi cần thiết Vì vậy, không hình thành được một đội ngũ nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, công ty cũng chưa có Phòng chăm sóc khách hàng và dịch vụ Khi mô hình chuỗi cửa hàng phát triển, Công ty cần chuyên biệt từng phòng ban thì mới đáp ứng được sự phát triển của mô hình kinh doanh mà công ty đang theo đuổi.
- Về sản phẩm và nhà cung cấp:
Sản phẩm kinh doanh cốt lõi của công ty là các mặt hàng điện tử công nghệ cao, đặc biệt là điện thoại di động và thiết bị viễn thông tiên tiến Những sản phẩm này có vòng đời ngắn, thường xuyên được cải tiến và cập nhật để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường Do đó, mức giá của các sản phẩm cần được theo dõi và điều chỉnh thường xuyên để đảm bảo tính cạnh tranh so với đối thủ.
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường điện thoại di động đó là sự phát triển của thị trường thông tin di động Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có tốc độ phát triển về viễn thông, đặc biệt là thông tin di động nhanh nhất trong khu vực, đặc biệt là giai đoạn hiện nay, tốc độ thuê bao đã tăng trưởng khá nhanh, bình quân là 47,8%/năm.
Hiện có hơn 20 hãng điện thoại đang nhắm đến thị trường VN Nhưng Nokia tiếp tục dẫn đầu về doanh số bán lẫn thị phần Kết thúc năm, tổng sản phẩm bán ra của Nokia chiếm 54% trên thị trường trong nước, nhưng thị phần của hãng giảm 1% so với năm 2008 (còn gần 50%) Samsung tăng doanh số bán 47%, nhưng thị phần giảm 5% (còn chưa đầy 30%) Trong khi đó, đối thủ mới là Apple giành được rất nhiều sự lựa chọn của khách hàng, đạt hơn 10% thị phần Motorola kết thúc một năm kinh doanh ấn tượng với doanh số bán tăng 86,6% so với năm 2008 khi nhắm vào đối tượng có thu n hập thấp, thị trường nông thôn Năm qua, doanh số bán của Black Berry tăng 96%, còn các dòng khác giảm 5%
Nhận xét chung về thực trạng phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi củ a Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường
2.3.1 Những kết quả đạt được
Qua những tìm hiểu, phân tích về thực trạng kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi của công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường, ta có thể rút ra một số những thành tựu mà công ty thu được như sau:
-Đã thiết lập được một hệ thống các cửa hàng tiện lợi ở một số Quận lớn, đưa cửa hàng tiện lợi đến gần khu dân cư, bước đầu tạo cho người dân được biết đến và làm quen với loại hình kinh doanh hiện đại này.
-Địa điểm mở cửa hàng: đã chiếm lĩnh được những vị trí đẹp, có lưu lượng người qua lại đông, có tiềm năng để cạnh tranh.
-Hàng hóa: đa dạng, có sự quan tâm đến chất lượng, an toàn, mẫu mã, chủng loại Cách thức bày bán bắt mắt, thuận tiện, dễ tìm, dễ lấy, hướng về người tiêu dùng.
-Dịch vụ: tiện lợi, chăm sóc khách hàng chu đáo, đáp ứng nhu cầu mua hàng nhanh, tiện ích của người dân, tổ chức giao hàng tận nhà nếu khách hàng có nhu cầu…
-Bộ nhận diện thương hiệu đã đi sâu vào tâm trí khách hàng.
-Doanh số tăng trưởng đều.
Với thời gian 2 năm thực hiện kế hoạch, Công ty mới chỉ có 7Showroom hoạt động và phục vụ khách hàng Tuy ít, xong Nhật cường mobile xác định “Chậm mà chắc” để chiếm lĩnh dần dần thị phần trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị viễn thông và di động Tạo bức tiền đề phát triển ồ ạt và mạnh mẽ các cửa hàng sau này của công ty.
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Nhìn về tổng thể, Các cửa hàng trong chuỗi cửa hàng tiện lợi nhìn chung đã đạt được một số thành tựu, tuy nhiên, đi sâu vào chi tiết thì tất cả các cửa hàng hiện nay đều chưa đạt được đúng những yêu cầu cần có. Địa điểm tuy là được những vị trí đẹp nhưng đôi khi không hợp lý dẫn đến kinh doanh cũng kém hiệu quả Chẳng hạn như showroom số 4 đặt tại ngã tư Khuất Duy tiến Tuy cửa hàng nằm ở phố to, lượng Khách tham gia giao thông tương đối lớn, nhưng vì tuyến đường Khuất Duy tiến là tuyến đường vành đai, đa phần, khách hàng đều di chuyển vội vàng và dài nên rất ít Khách hàng vào showroom tham quan sản phẩm Địa điểm này chỉ cung cấp được những dịch vụ bảo hành, bảo trì sản phẩm và phục vụ những khách hàng thân thiết đã biết tới Nhật cường mobile, bù lại, địa điểm này lại rất dễ thu hút lượng khách hàng tiềm năng trong tương lai, có thể qua bộ nhận diện thương hiệu mà ghi nhớ trong đầu về một cửa hàng tiện lợi về di động và thiết bị viễn thông.
Hàng hóa: hàng hóa chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng Hiện công ty có hơn 200 mặt hàng các loại nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều mặt hàng trong 500 mặt hàng công nghệ về thiết bị viễn thông và điện thoại di động.Giá cả của cửa hàng cao hơn so với các cửa hàng buôn bán điện thoại di động vừa và nhỏ nên khó có thể cạnh tranh được đặc biệt khi thu nhập của người dân còn hạn chế thì họ sẽ không thể sẵn sàng chi trả cho những khoản cộng thêm.
Thời gian mở cửa chưa hợp lý : việc mở cửa 24/24h là đặc trưng của cửa hàng tiện lợi và một số cửa hàng tiện lợi của ta cũng mở cửa 24/24h, tuy nhiên điều này là không hợp lý bởi với người dân Việt Nam, họ không có thói quen mua hàng ban đêm do đó nếu như mở cửa cả đêm như vậy sẽ gia tăng chi phí trong khi không đạt được hiệu quả.
Kinh nghiệm quản lý, trình độ chuyên môn của nhân viên cũng là một điểm đáng lưu ý.
Có một hạn chế lớn không thể không kể đến đó là các cửa hàng chưa có mật độ dầy, mức độ bao phủ mỏng và chậm, hiện nay chưa đến được với vùng nông thôn trong khi nhu cầu ở khu vực này cũng đang ngày càng lớn tạo nên một khoảng trống thị trường rất lớn cần được san lấp.
Những hạn chế như chi phí thuê mặt bằng cao, cạnh tranh gay gắt và sự thay đổi thói quen mua sắm của khách hàng đã dẫn đến tình trạng doanh thu thấp và hầu hết các showroom đều hòa hoặc lỗ vốn Trong khi đó, doanh số kể từ năm 2010 đã sụt giảm đáng kể so với thời điểm hệ thống chưa có chuỗi showroom.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là do công tác nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện tốt dẫn đến việc không hiểu rõ được sở thích và nhu cầu của khách hàng Thói quen tiêu dùng được hình trong nếp sống của người dân rất khó để có thể thay đổi Tuy nhiên, nếu được nghiên cứu và quan tâm đúng cách thì thói quen tiêu dùng của người dân hoàn toàn có thể thay đổi được Chẳng hạn, trước đây, người tiêu dùng Việt Nam hoàn toàn lạ lẫm với việc đi siêu thị mua đồ, nhưng giờ đây họ đã quen thậm chí có người đã
“nghiện” đi siêu thị vào cuối tuần.
Khó khăn về vốn: đây có thể coi là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Vốn ít, doanh nghiệp sẽ không thể đầu tư tốt cho việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, khảo sát địa điểm, hay quan tâm đúng mức đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ, không đủ điều kiện để đầu tư tốt cho trang thiết bị hiện đại. Quan trọng hơn, việc kinh doanh trong thời điểm này là rất khó khăn, tuy nhiên trong tương lai lại có triển vọng do đó, chỉ doanh nghiệp nào có đủ tiềm lực về vốn để có thể chịu bù lỗ trong điểm hiện tại mới có khả năng tiếp tục tồn tại và phát triển trong tương lai Do đó với các doanh nghiệp hạn hẹp vốn sẽ khó có thể tồn tại được.
Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông khác: xét về lịch sử hình thành và phát triển, công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuậtNhật cường đi sau về mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi Vì thế, những lợi thế dẫn đầu đã bị các doanh nghiệp viễn thông khác đón đầu, đi trước, họ đã có thị phần đáng kể trong ngành Vì thế, để giành lại thị phần cho mình, không cách nào khác, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường phải chọn cho mình một hướng đi tuy chậm nhưng chắc Học hỏi các doanh nghiệp đi trước, lấy kinh nghiệm của họ làm kinh nghiệm cho mình để có thể vững vàng thực hiện chiến lược cho tới 2020.
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN LỢI CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT NHẬT CƯỜNG
Phương hướng phát triển của Công ty đến 2020
Sau hơn hai năm thực hiện kế hoạch thiết lập chuỗi cửa hàng tiện lợi, công ty có 7 Showroom, và có sự đánh giá về các yếu tố bên ngoài và bên trong để căn cứ vào đó, làm bàn đạp và tiền đề cho kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (2010-2015) và định hướng tới 2020.
Ta có ma trận EFE: (Đánh giá các yếu tố ngoại vi):
STT Yếu tố bên ngoài Mức quan trọng
1 Tiềm năng thị trường lớn 0.13 4 0.52
2 Nhu cầu tiêu dùng tăng 0.11 3 0.33
3 Thói quen tiêu dùng của khách hàng 0.11 4 0.44
6 Hệ thống nhà cung cấp 0.08 4 0.32
8 Khuyến khích phát triển bán lẻ 0.09 3 0.27
9 Đối thủ cạnh tranh nhiều 0.09 3 0.27
(Nguồn: Số liệu Marketing của bộ phận Marketing-Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường)
Với trị số thu được là 3,15, chứng tỏ, Hệ thống cửa hàng tiện lợi của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Kỹ thuật Nhật cường đang phản ứng tốt với các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài Cụ thể:
Tiềm năng thị trường lớn:
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp trong nước và quốc tế, thị trường bán lẻ Việt Nam sở hữu tiềm năng phát triển to lớn, đặc biệt là mảng công nghệ và thiết bị viễn thông Mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt, lĩnh vực này vẫn được coi là "miếng bánh ngon", thu hút các công ty trong ngành tranh giành thị phần.
Theo thống kê, Việt Nam có dân số trẻ nhất Châu Á với 79 triệu người dưới 65 tuổi Dân số đông (89 triệu dân) cùng cơ cấu dân số trẻ, mức tăng trưởng kinh tế cao (trung bình 8%/năm từ năm 2000), đặc biệt từ 2005 - 2008 với tốc độ tăng trưởng GDP trên 8% và từ 2008 - 2010 trung bình đạt 6%, trở thành cơ hội phát triển tiềm năng cho nhiều ngành tại Việt Nam.
2010 mức tăng trưởng đã tăng lên so với 2 năm trước báo hiệu sự phát triển và phục hồi của thị trường bán lẻ trong khi đó, áp lực cạnh tranh trên thị trường chưa cao.
Tại Hội nghị Mobile Vietnam diễn ra vào năm 2004, Bộ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông GS TS Đỗ Trung Tá đã nhận định thị trường di động Việt Nam có tiềm năng và triển vọng cao Ông dự đoán vào năm 2010, số lượng thuê bao di động 2,5G sẽ đạt 20 triệu còn thuê bao di động 3G đạt 1 triệu.
Tất cả các DN trong và ngoài nước tham dự Hội nghị này cũng thừa nhận, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển thị trường di động rất nhanh.
Theo ông John Lipp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động toàn cầu (GSA), khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thì hiện nay Việt Nam có khoảng 3,7 triệu thuê bao di động, tức số người sử dụng dịch vụ này chỉ chiếm khoảng 4% dân số Con số này chứng tỏ thị trường di động Việt Nam còn tiềm năng rất lớn trong tương lai Tại châu Á, tốc độ phát triển của thị trường di động Việt Nam được đánh giá chỉ xếp sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Ông Lê Trọng Tuấn, Phó phòng khoa học công nghệ và phát triển mạng của Công ty dịch vụ viễn thông (GPC) cho biết, năm 1996 mạng Vina Phone mới có 8.000 thuê bao, thì năm 1997 là 33.000 thuê bao, năm 2002 là 1 triệu thuê bao, năm 2003 là 1,7 triệu thuê bao và đến giữa năm 2004 là trên 2 triệu thuê bao Hiện nay, cứ mỗi ngày Vina Phone lại có thêm 3.000 thuê bao mới. Tốc độ thâm nhập của điện thoại di động tại Việt Nam được đánh giá là khá nhanh, vào khoảng 5%/năm. Ông Lê Ngọc Minh, Phó Giám đốc Công ty Thông tin di động (VMS ) cũng cho biết, hiện nay mạng Mobi Phone đã có 1,5 triệu thuê bao, từ nay đến cuối năm dự kiến sẽ đạt trên 1,8 triệu thuê bao, tức là bình quân mỗi ngày có khoảng 2.000 thuê bao mới.
Bên cạnh đó là S-Phone mặc dù mới hoạt động khoảng 1 năm nay và chưa phủ sóng đủ 64/64 tỉnh thành, nhưng đã có trên 60.000 thuê bao So với
2 mạng Mobi Phone và Vina Phone lúc khởi đầu thì đây là tốc độ phát triển khá nhanh.
Trao đổi với báo chí châu Á tại Triển lãm công nghệ viễn thông châu Á - Thái Bình Dương (Communic Asia 2004) diễn ra ở Singapore từ ngày 15- 17/6/2004, đại diện 2 hãng điện thoại Samsung và Nokia còn cung cấp những thông tin lạc quan hơn: tốc độ tăng trưởng về điện thoại di động trên thế giới hiện đạt khoảng 50%/năm; riêng Việt Nam, một quốc gia đang phát triển đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 150%.
Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường điện thoại di động mới xuất hiện ở Việt Nam 9 năm trở lại đây, nhưng đã đạt 3,7 triệu thuê bao là khá nhanh. Điện thoại cố định ở Việt Nam có thời gian phát triển dài hơn, nhưng nay mới đạt khoảng 4,8 triệu máy Nhìn về tương lai, di động có thể đuổi kịp và vượt điện thoại cố định là điều hoàn toàn hiện thực.
Do đó thị trường bán lẻ thiết bị viễn thông Việt Nam là một thị trường hết sức tiềm năng và có sức hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư.VN trở thành thị trường tiêu dùng tiềm năng cho ngành bán lẻ nói chung và các cửa hàng tiện lợi nói riêng. Đối với Nhật cường Mobile đã sớm nhận ra được thị trường trong nước là thị trường rất tiềm năng,việc đầu tư của Nhật cường Mobile đã nói lên được điều đó Mặc dù,sau vài năm hoạt động kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi làm ăn chưa thật hiệu quả (Doanh số tăng chậm), nhưng Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường vẫn tiếp tục đầu tư vào việc mở rộng cửa hàng theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Nhu cầu tiêu dùng,mua sắm tăng nhanh:
Với mức tăng trưởng kinh tế cao khoảng 5.8% và đang dần vượt qua khủng hoảng kinh tế, chỉ số GDP trung bình người dân tăng Khách hàng dần dần quan tâm nhiều hơn tới thiết bị công nghệ, thiết bị viễn thông và điện thoại thông minh Người dân có xu hướng dành nhiều tiền hơn cho tiêu dùng đồ công nghệ để phục vụ nhu cầu giải trí, phục vụ công việc.
Bảng : Mức chi tiêu cho thiết bị điện tử, điện thoại di động bình quân người dân qua các năm
Mức chi tiêu cho thiết bị điện tử, điện thoại di động(1000đ)
(Số liệu điều tra tại Hà nội đến tháng 9/2012-Công ty nghiên cứu thị trường GIK)
Nếu như năm 2008, chi tiêu cho ngành thiết bị viễn thông trung bình của người dân là 220.200đ thì đến năm 2010, con số này đã là 456.500đ và năm
2012 đã là 832.900đ Điều này khẳng định, tuy rằng nền kinh tế đang bị lạm phát, khủng hoảng, chi tiêu bị hạn chế, thu hẹp lại, thì mức chi tiêu cho các thiết bị viễn thông vẫn có xu hướng tăng cao.
Thói quen tiêu dùng thay đổi có lợi:
Ngày nay, người tiêu dùng đã quan tâm nhiều hơn phương tiện hỗ trợ cuộc sống, hỗ trợ làm việc, họ không có nhiều thời gian mua sắm và yêu cầu đảm bảo chất lượng nên cửa hàng tiện lợi dần được lựa chọn thay cho một vài hình thức cửa hàng truyền thống không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tuy nhiên, các cửa hàng Nhật Cường Mobile chủ yếu là quyền sở hữu, quản lý yếu kém do khó kiểm soát được toàn bộ cửa hàng Do đó, công ty đã sử dụng hệ thống quản trị bán hàng và quản trị doanh nghiệp của Bravo để cải thiện quản lý, khắc phục nhược điểm trong việc quản lý và đặt hàng khi các cửa hàng trong chuỗi ở xa Tổng kho.
Việc gia nhập WTO: Khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO,
Một số kiến nghị với Nhà nước
3.2.1 Nhà nước cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại, quy hoạch hệ thống bán lẻ một cách khoa học:
Hiện nay, hệ thống bán lẻ nói chung và hệ thống cửa hàng tiện lợi nói riêng đều phát triển theo mô hình tự phát, thiếu tính khoa học Do đó, bên cạnh các cửa hàng kinh doanh bán lẻ hiện đại, còn tồn tại những cửa hàng nhỏ lẻ, lạc hậu Phần lớn các cửa hàng này, xuất phát từ mô hình kinh doanh gia đình, cá thể, do vậy, không có một sự đầu tư hợp lý về cơ sở hạ tầng như chỗ để xe…làm cho việc kinh doanh bán lẻ nói chung và cửa hàng tiện lợi nói riêng gặp nhiều cản trở và khó khăn Nhà nước cần có một định hướng và chiến lược rõ ràng về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phải được thống nhất các yếu tố hạ tầng có liên quan Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, có chính sách ưu đãi thuế quan với việc nhập khẩu phục vụ bán hàng hiện đại…Nhà nước cần hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có điều kiện tiếp cận với các công nghệ kinh doanh hiện đại bao gồm: Thiết lập hệ thống quản lý điện tử, tự động hóa các hoạt động kê khai thuế, đăng ký kinh doanh, trao đổi thông tin, báo cáo kế toán, xây dựng các website chỉ dẫn địa điểm bán hàng, kiến thức, kỹ năng bán hàng và quản lý hệ thống chuỗi cửa hàng, hỗ trợ pháp lý kinh doanh bán hàng qua mạng….
Chính phủ và Bộ công thương rà soát lại quy hoạch hệ thống bán lẻ hiện có, nhanh chóng thực hiện quy hoạch lại mạng lưới cho phù hợp với thực tiễn, đẩy nhanh tiến độ quy hoạch lại hệ thống bán lẻ chợ truyền thống, cửa hàng siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Trong nền kinh tế hàng hóa, Nhà nước cần phải khẳng định vai trò điều tiết thị trường trên cơ sở tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các nhà phân phối và các nhà bán lẻ Không phân biệt thành phần kinh tế nào Nhà nước cần có các chính sách, biện pháp để điều khiển các nhà phân phối lớn nhằm chủ động khắc phục những thay đổi trước sự biến động của thị trường Các cơ quan quản lý của nhà nước cần tạo ra môi trường pháp lý công bằng, tạo điều kiện cho các công ty kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế (trong đó có cả tư nhân và nước ngoài), hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tránh tình trạng xuất hiện có nhà phân phối độc quyền trong nước và ngoài nước thao túng, lũng đoạn thị trường.
Nhà nước cần kết hợp quy hoạch mạng lưới bán lẻ với quy hoạch phát triển quốc gia, thành phố, khu vực Quy hoạch mạng lưới bán lẻ phải gắn với quy hoạch phát triển khu dân cư, phát triển song song với hệ thống hỗ trợ thương mại như hệ thống giao thông, hệ thống kho hàng, hệ thống khu sản xuất….
Nhà nước khuyến khích đầu tư trong nước đi đôi với việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng hệ thống bán lẻ tại Việt nam theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với thị trường.
Nhà nước xây dựng các chính sách ưu đãi về cho thuê đất, thuế…để hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ Tạo mặt bằng kinh doanh đủ lớn cho doanh nghiệp Có chính sách ưu đãi về vốn đối với việc kinh doanh bán lẻ và chuỗi cửa hàng tiện lợi về thiết bị viễn thông nói riêng
Xây dựng cơ chế điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của mạng lưới phân phối hàng hóa thiết bị viễn thông, xây dựng dựa trên cơ cấu sản xuất, tiêu thụ của khu vực Đưa ra các tiêu chuẩn, định mức về việc phân bố cửa hàng Tiêu chuẩn cho cửa hàng tiện lợi.
3.2.2 Nhà nước hoàn thiện thể chế pháp lý:
Cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý về kinh doanh bán lẻ nói chung và kinh doanh bán lẻ hiện đại nói riêng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý về Luật cạnh tranh, Chống bán phá giá…nhằm tạo một “sân chơi” bình đẳng cho cả các Doanh nghiệp viễn thông trong nước, và nước ngoài Tránh tình trạng cá lớn nuốt cá bé, doanh nghiệp này độc quyền sản phẩm dịch vụ với doanh nghiệp khác… Để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 16.4.2005, quốc hội đã thông qua luật thương mại sửa đổi thay thế cho luật thương mại cũ ban hành năm 1997, luật thương mại 2006 có hiệu lực từ ngày 01.01.2006 Tuy nhiên, chính sách quản lý và phát triển về lĩnh vực bán lẻ đặc biệt là bán lẻ hiện đại nói chung còn tồn tại nhiều bất cập Các chính sách về thị trường, mặt hàng…đôi khi còn gây trở ngại cho các doanh nghiệp Để tạo điều kiệu thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh bán lẻ, nhà nước cần :
Xây dựng và bổ sung, hoàn thiện các chính sách về thị trường, mặt hàng…và các chính sách có liên quan khác theo hướng phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, tạo nên một định chế pháp lý quản lý đồng bộ, thống nhất và thông suốt.
Xóa bỏ các quy định bất hợp lý gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn một cách dễ dàng hơn, giúp các doanh nghiệp có thể phát huy được những ý tưởng kinh doanh triển vọng của mình, giúp họ yên tâm hơn trong việc tiến hành và ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh: chẳng hạn như kéo dài thời hạn cho vay vốn, loại bỏ một số những điều kiện khó khăn cho việc vay vốn…
Bên cạnh đó, nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện lợi tiếp cận nhanh với đất đai để giảm thiểu thời gian cũng như chi phí gây khó khăn cho các doanh nghiệp Chẳng hạn như, trong các khu đô thị mới, các khu chung cư cần dành một diện tích phù hợp cho các doanh nghiệp thuê để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư kinh doanh về các vùng nông thôn.
Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho bán lẻ hiện đại nói chung: Nhà nước có thể tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiêm lẫn nhau ở trong nước hay cử cán bộ đi khảo sát, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.
Sử dụng nguồn kinh phí về xúc tiến thương mại để mở các lớp đào tào, mời cán bộ chuyên gia nước ngoài về giảng dạy cho các cán bộ quản lý phân phối bán lẻ hiện đại học tập.
Để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại, trong đó có cửa hàng tiện lợi, nhà nước nên đầu tư vào nghiên cứu hoặc mua phần mềm quản lý bán lẻ tiên tiến Việc này giúp doanh nghiệp tiếp cận các công nghệ thông tin, công nghệ quản lý hiện đại, cải thiện hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh Nhà nước có thể bán lại hoặc cho các doanh nghiệp trong nước thuê phần mềm với giá ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh.
3.2.3 Hướng dẫn, khuyến khích hình thành và nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội bán lẻ và Hiệp hội viễn thông: