NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN NHẬP KHẨU CỦA EU
Lý luận chung về rào cản môi trường trong thương mại quốc tế
Rào cản môi trường hay còn gọi là rào cản xanh là hệ thống quy định những tiêu chuẩn về môi trường trong hoạt động sản xuất, từ việc sử dụng nguyên vật liệu đến trình độ công nghệ sản xuất, từ xử lý chất thải đến tận thu, sử dụng và tái chế chất thải, từ việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu phát thải đến thực hiện kế hoạch quản lý môi trường…được các nước sử dụng trong thương mại quốc tế như một công cụ nhằm hạn chế hàng hóa của nước khác thâm nhập vào thị trường nước mình với lý do đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng trong nước và góp phần bảo vệ môi trường.
Rào cản môi trường trong thương mại quốc tế rất đa dạng và được áp dụng rất khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể ở từng nước Tuy nhiên, về tổng thể rào cản môi trường bao gồm:
Nhóm 1: Các phương pháp chế biến và sản xuất theo quy định môi trường Nhóm 2: Các yêu cầu về đóng gói bao bì
Nhóm 4: Phí, thuế và các khoản thu liên quan đến môi trường
Nhóm 5: Các biện pháp kiểm dịch động thực vật
Nhóm 6: Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đối với sản phẩm
Nhìn chung, không có tiêu chuẩn quốc tế thống nhất nào cho các quy định rào cản xanh, do đó, các nước phát triển có thể tự do áp dụng các tiêu chuẩn ngày càng phức tạp và khắt khe hơn Với trình độ công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, việc áp dụng các tiêu chuẩn này đối với các nước phát triển là không khó, do vậy, rào cản xanh sẽ thay thế hiệu quả cho rào cản thuế quan trong lộ trình phải cắt giảm dần theo các cam kết, thỏa thuận kinh tế của WTO Các nước đang và kém phát triển sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng những quy định và tiêu chuẩn của các nước phát triển Tuy nhiên, việc đáp ứng những yêu cầu này là một tất yếu, thể hiện xu hướng của thời đại, của sự văn minh, sự phát triển bền vững và cũng là mong muốn chung của toàn nhân loại Tại các nước đang phát triển, mặc dù chưa phát triển bằng các cường quốc kinh tế, song các nước này đã dần nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của rào cản môi trường trong thương mại quốc tế Các nước này đang cố gắng áp dụng và đưa rào cản xanh vào trong hệ thống các công cụ quản lý, điều hành nhập khẩu của quốc gia mình Do trình độ công nghệ chưa phát triển, chưa thể áp dụng các kỹ thuật kiểm tra tiên tiến nên ở các nước đang phát triển, rào cản xanh chưa thực sự phát huy tác dụng đối với việc bảo hộ hàng hóa nội địa.
Tiêu chuẩn và quy định về môi trường của EU đối với hàng thủy sản
Thị trường EU là một thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng, nhưng lại có những quy định hết sức phức tạp về sản xuất và thương mại, đặc biệt là đối với thực phẩm để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Riêng trong lĩnh vực thủy sản EU đã ban hành nhiều văn bản pháp quy bao gồm các chỉ thị và quy định về chất lượng và an toàn vệ sinh trong sản xuất và tiêu thụ thủy sản tại các nước thành viên của Liên Minh Châu Âu Dưới đây là một số rào cản môi trường đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU:
1.2.1 Quy định của EU về bao bì và phế thải bao bì
Trong vấn đề quản lý bao bì và phế thải bao bì, Liên minh châu Âu quy định rất chặt chẽ trong Chỉ thị 94/62/EEC bao gồm các quy định về thành phần của bao bì (quan tâm chủ yếu đến tỷ lệ kim loại nặng tối đa trong bao bì) và những yêu cầu cụ thể đối với việc sản xuất bao bì Chỉ thị đã được chuyển vào luật quốc gia của các nước thành viên, đồng thời cũng được áp dụng cho cả hàng nhập khẩu Đây là những yêu cầu chung nhất của Liên minh châu Âu về vấn đề bao bì và phế thải bao bì Tuy nhiên việc thi hành Chỉ thị trên thực tế ở các nước khác nhau có thể dưới những hình thức khác nhau, mà điển hình nhất là chương trình “Green Dot”được áp dụng ở Đức, Bỉ, và Pháp Ở Đức, ngành thương mại và công nghiệp buộc phải thu hồi lại các nguyên liệu bao bì để tái sử dụng hay tái chế Quy định này còn áp dụng cho cả hàng hoá nhập khẩu, tức là các công ty nước ngoài cũng phải tuân thủ như các công ty của Đức Các bao bì có in ký hiệu xanh “Green Dot”là những bao bì có thể được sử dụng lại hoặc tái chế, và nhà sản xuất/nhập khẩu sản phẩm đựng trong bao bì đó đã tham gia vào hệ thống quản lý bao bì phế thải, đã trả phí cho việc tái chế bao bì
1.2.2 Quy định về nhãn hiệu cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ
Các nhãn hiệu cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ đang nhanh chóng trở nên phổ biến tại thị trường EU Hiện nay có rất nhiều dấu tiêu chuẩn quốc gia khác nhau, ở Đức, các hiệp hội trồng trọt khác nhau sử dụng các biểu tượng khác nhau, ở Thụy Điển, nhãn hiệu sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ là KRAV, Hà Lan sử dụng dấu tiêu chuẩn EKO Cho đến nay, tuy EU chưa có nhãn hiệu chung cho sản phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ, mới chỉ có từng nước thành viên có nhãn hiệu riêng của mình nhưng ủy ban Châu Âu đã có quy định cụ thể về dán nhãn cho sản phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ Nhãn hiệu cho thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Những dấu hiệu trên nhãn mác thể hiện một cách rõ ràng rằng sản phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ
+ Sản phẩm được sản xuất, nhập khẩu từ nước thứ ba theo quy định
+ Sản phẩm được sản xuất hay nhập khẩu bởi chủ thể kinh doanh là người sản xuất, nhập khẩu từ nước thứ Ba.
+ Hướng dẫn sử dụng và hạn sử dụng
1.2.3 Quy định kiểm tra thú y đối với thịt gia súc, gia cầm và thủy sản Đây là quy định về VSATTP nhưng lại liên quan gián tiếp đến môi trường Cụ thể, một số khâu trong quá trình nuôi trồng và chế biến thủy sản, đưa các sản phẩm thủy sản vào thị trường EU có ảnh hưởng tới môi trường Sử dụng quá nhiều kháng sinh, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, dùng nhiều kháng sinh trong bảo quản hải sản đánh bắt và xử lý chất thải của các nhà máy chế biến thực phẩm chưa tốt đã gây ra ô nhiễm môi trường Quy định này được cụ thể hóa trong một số các chỉ thị và Quyết định sau: Chỉ thị 97/78/EEC; chỉ thị 91/493/EEC, chỉ thị 91/492/EEC, chỉ thị 96/22/EEC, chỉ thị 96/23/EEC; chỉ thị 92/48/EEC; quyết định 97/296/EEC và chỉ thị 91/67/EEC.
Như vậy, theo luật của EU, khi thủy sản xuất khẩu vào thị trường này được coi là vi phạm quy định về môi trường của EU nếu phạm phải 1 trong 4 nguyên nhân: xử lý chất thải ở khu vực chế biến chưa tốt (chỉ thị 91/493/EEC), giám sát các khu vực sản xuất còn kém (chỉ thị 91/492/EEC), sử dụng các chất gây ô nhiễm môi trường không đúng quy định (chỉ thị 96/23/EEC), sử dụng thiết bị thay nước kém hiệu quả trong quá trình vận chuyển (chỉ thị 91/67/EEC).
1.2.4 Quy định về chất phụ gia trong thực phẩm
Theo luật của EU, khi hàng nhập khẩu vi phạm quy định chất phụ gia trong thực phẩm thì không có nghĩa là vi phạm quy định về môi trường mà là vi phạm các quy định về ATTP Chỉ được coi là vi phạm về môi trường trong trường hợp nguyên nhân vi phạm là phụ gia phẩm màu – những chất gây ô nhiễm môi trường đã được quy định giám sát sử dụng trong Chỉ thị 96/23/EEC và trong luật thực phẩm của EU
1.2.5 Quy định của EU về truy xuất nguồn gốc sản phẩm
1.2.5.1 Quy định về xuất xứ hàng hóa
1.2.5.2 Quy định của EU về khả năng truy xuất sản phẩm
Chỉ thị 178/2002 của EC đề ra các nguyên tắc và yêu cầu chung của luật thực phẩm Theo đó, vấn đề an toàn thực phẩm cần xử lý chuỗi sản xuất thực phẩm liên tục từ khâu sản xuất thức ăn chăn nuôi Về khả năng truy xuất, tại điều 18 quy định: các sản phẩm này phải truy xuất ngược đến nhà cung cấp và khách hàng và các hệ thống phải hoạt động để đảm bảo cung cấp thông tin này cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu Tất cả các thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi đưa ra thị trường phải được ghi nhãn đầy đủ để tạo điều kiện cho việc nhận diện và truy xuất nguồn gốc của chúng Ngoài ra EU còn quy định về an toàn sản phẩm chung, trong đó yêu cầu các Công ty phải: có khả năng truy xuất ngược về khâu sản xuất, có các hệ thống triệu hồi các sản phẩm không an toàn, thông báo cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các sản phẩm không an toàn (Chỉ thị 91/492/EEC), quy định yêu cầu tất cả các sản phẩm thủy sản phải được nhận diện bằng “số hiệu lô” (Chỉ thị 89/398/EEC)…
1.2.6 Quy định của EU về bảo vệ môi trường và nguồn lợi
* Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường - ISO 14000
* Hệ thống và kiểm tra và quản lý sinh thái - EMAS
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THÍCH NGHI VỚI RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG TRONG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO EU 2.1 Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào EU
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong những năm qua đã có những tăng trưởng rõ rệt Từ năm 2006 EU đã lần lượt vượt Mỹ và Nhật Bản thành nhà
NK thủy sản lớn nhất của Việt Nam Từ chỗ thị phần NK chỉ chiếm 5,7 % tổng XK thủy sản của VN (năm 2003) đến nay thị phần của EU đã chiếm đến23,5%, chứng tỏ EU đã có vị trí rất quan trọng trong việc giải quyêt đầu ra cho thủy sản Việt Nam
2.2 Phân tích thực trạng thích nghi với rào cản môi trường hàng thủy sản của EU đối với Việt Nam
2.2.1 Thực trạng thích nghi với quy định về bao bì và phế thải bao bì
Bao bì xuất khẩu của hàng thuỷ sản Việt Nam mới đáp ứng được yêu cầu VSATTP, còn chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, vì bao PE được làm từ hạt nhựa PE có tác dụng đảm bảo VSTP, nhưng bao này khi thải ra môi trường lại gây ô nhiễm môi trường Tại EU, bao PE cũng đang là vấn đề cần được khắc phục, nhiều sản phẩm đông lạnh vẫn phải dùng loại bao này Chính vì vậy, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam không bị vi phạm Quy định bao bì và phế thải bao bì của EU.
2.2.2 Thực trạng thích nghi với quy định về nhãn hiệu cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ
Trong thực tế hiện nay, Việt Nam chưa có quy định bắt buộc hay tiền lệ dán nhãn sản phẩm nhưng trong nước cũng đã xuất hiện nhiều sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, nhiều doanh nghiệp cũng có nhu cầu dán nhãn sinh thái cho sản phẩm dịch vụ của mình do những cố gắng nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường của mình.
Trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, để giữ vững uy tín và thương hiệu sản phẩm cá tra từ lâu đã được xuất khẩu ra thị trường thế giới, đồng thời sản phẩm đạt chuẩn GLOBALGAP sẽ giúp khách hàng an tâm hơn khi sử dụng, các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực áp dụng tiêu chuẩn GLOBALGAP trong sản xuất cá tra ngay từ khi bộ tiêu chuẩn GLOBALGAP dành cho cá tra vừa có hiệu lực Bắt đầu từ năm 2009, nhiều trại nuôi cá tra, ba sa đã được chứng nhận Global GAP.Hiện có khoảng 45% nhà máy chế biến cá tra đã hoặc đang chứng nhận đạt tiêu chuẩn này
2.2.3 Thực trạng thích nghi với quy định về chất phụ gia trong thực phẩm, quy định kiểm tra thú y đối với thịt gia súc, gia cầm và thủy sản
Hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU đã bị nhiễm kháng sinh nặng trong thời kỳ 2001 – 2002 Nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu đã bị trả về, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam Lúc này, các doanh nghiệp mới thực sự quan tâm đến những vấn đề chính sách sản phẩm xuất khẩu của mình Cùng với đó, Chính phủ, các Bộ ngành liên quan cũng ban hành nhiều quyết định, chỉ thị, triển khai kiểm soát du lượng các chất độc hại trong thủy sản, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh Nhờ sự tích cực vào cuộc của các cơ quan chức năng cũng như ý thức của các doanh nghiệp cũng đã được nâng cao, số vụ vi phạm đã giảm đi đáng kể. Đến nay mới chỉ có 78/264 cơ sở chế biến thuỷ sản được Bộ Thuỷ sản công nhận đạt tiêu chuẩn ngành về điều kiện đảm bảo VSATTP, bao gồm các loại hình chế biến thuỷ sản đông lạnh, chế biến thuỷ sản khô, chế biến đồ hộp, chế biến nước mắm xuất khẩu Chỉ số này cho thấy, còn đến 70,5% số cơ sở chưa đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP ngành thuỷ sản và còn 20% sản phẩm còn đang được sản xuất trong điều kiện không đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP (78/264 doanh nghiệp chiếm 80% lượng hàng xuất khẩu)
2.2.4 Thực trạng thích nghi với quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Hầu hết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy hải sản đều thu mua nguyên liệu qua các chủ vực, thương lái tại các cảng cá chứ không trực tiếp thu mua của ngư dân Những chủ vựa này cũng không mua từ một tàu mà từ hàng chục,thậm chí hàng trăm tàu thuyền, mà đa phần các chủ tàu lại không thực hiện nghiêm việc lấy chứng nhận khai thác, truy nguyên nguồn gốc một cách rõ ràng Một số tàu hoạt động ngoài khơi còn bán hải sản ngay trên biển cho các tàu dịch vụ chứ không cần về bến Mặt khác do nghề cá nước ta quy mô nhỏ, khó quản lý giám sát, Nhà nước chưa có quy định nghiêm ngặt về mùa vụ, ngư trường đánh bắt theo mùa Do vậy, việc bắt buộc Doanh nghiệp ghi rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm đánh bắt được theo quy định của EU cũng gặp khó khăn.
THỰC TRẠNG THÍCH NGHI VỚI RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG
Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào EU
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong những năm qua đã có những tăng trưởng rõ rệt Từ năm 2006 EU đã lần lượt vượt Mỹ và Nhật Bản thành nhà
NK thủy sản lớn nhất của Việt Nam Từ chỗ thị phần NK chỉ chiếm 5,7 % tổng XK thủy sản của VN (năm 2003) đến nay thị phần của EU đã chiếm đến23,5%, chứng tỏ EU đã có vị trí rất quan trọng trong việc giải quyêt đầu ra cho thủy sản Việt Nam.
Phân tích thực trạng thích nghi với rào cản môi trường hàng thủy sản của EU đối với Việt Nam
2.2.1 Thực trạng thích nghi với quy định về bao bì và phế thải bao bì
Bao bì xuất khẩu của hàng thuỷ sản Việt Nam mới đáp ứng được yêu cầu VSATTP, còn chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, vì bao PE được làm từ hạt nhựa PE có tác dụng đảm bảo VSTP, nhưng bao này khi thải ra môi trường lại gây ô nhiễm môi trường Tại EU, bao PE cũng đang là vấn đề cần được khắc phục, nhiều sản phẩm đông lạnh vẫn phải dùng loại bao này Chính vì vậy, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam không bị vi phạm Quy định bao bì và phế thải bao bì của EU.
2.2.2 Thực trạng thích nghi với quy định về nhãn hiệu cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ
Trong thực tế hiện nay, Việt Nam chưa có quy định bắt buộc hay tiền lệ dán nhãn sản phẩm nhưng trong nước cũng đã xuất hiện nhiều sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, nhiều doanh nghiệp cũng có nhu cầu dán nhãn sinh thái cho sản phẩm dịch vụ của mình do những cố gắng nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường của mình.
Trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, để giữ vững uy tín và thương hiệu sản phẩm cá tra từ lâu đã được xuất khẩu ra thị trường thế giới, đồng thời sản phẩm đạt chuẩn GLOBALGAP sẽ giúp khách hàng an tâm hơn khi sử dụng, các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực áp dụng tiêu chuẩn GLOBALGAP trong sản xuất cá tra ngay từ khi bộ tiêu chuẩn GLOBALGAP dành cho cá tra vừa có hiệu lực Bắt đầu từ năm 2009, nhiều trại nuôi cá tra, ba sa đã được chứng nhận Global GAP.Hiện có khoảng 45% nhà máy chế biến cá tra đã hoặc đang chứng nhận đạt tiêu chuẩn này
2.2.3 Thực trạng thích nghi với quy định về chất phụ gia trong thực phẩm, quy định kiểm tra thú y đối với thịt gia súc, gia cầm và thủy sản
Hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU đã bị nhiễm kháng sinh nặng trong thời kỳ 2001 – 2002 Nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu đã bị trả về, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt Nam Lúc này, các doanh nghiệp mới thực sự quan tâm đến những vấn đề chính sách sản phẩm xuất khẩu của mình Cùng với đó, Chính phủ, các Bộ ngành liên quan cũng ban hành nhiều quyết định, chỉ thị, triển khai kiểm soát du lượng các chất độc hại trong thủy sản, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh Nhờ sự tích cực vào cuộc của các cơ quan chức năng cũng như ý thức của các doanh nghiệp cũng đã được nâng cao, số vụ vi phạm đã giảm đi đáng kể. Đến nay mới chỉ có 78/264 cơ sở chế biến thuỷ sản được Bộ Thuỷ sản công nhận đạt tiêu chuẩn ngành về điều kiện đảm bảo VSATTP, bao gồm các loại hình chế biến thuỷ sản đông lạnh, chế biến thuỷ sản khô, chế biến đồ hộp, chế biến nước mắm xuất khẩu Chỉ số này cho thấy, còn đến 70,5% số cơ sở chưa đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP ngành thuỷ sản và còn 20% sản phẩm còn đang được sản xuất trong điều kiện không đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP (78/264 doanh nghiệp chiếm 80% lượng hàng xuất khẩu)
2.2.4 Thực trạng thích nghi với quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Hầu hết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy hải sản đều thu mua nguyên liệu qua các chủ vực, thương lái tại các cảng cá chứ không trực tiếp thu mua của ngư dân Những chủ vựa này cũng không mua từ một tàu mà từ hàng chục,thậm chí hàng trăm tàu thuyền, mà đa phần các chủ tàu lại không thực hiện nghiêm việc lấy chứng nhận khai thác, truy nguyên nguồn gốc một cách rõ ràng Một số tàu hoạt động ngoài khơi còn bán hải sản ngay trên biển cho các tàu dịch vụ chứ không cần về bến Mặt khác do nghề cá nước ta quy mô nhỏ, khó quản lý giám sát, Nhà nước chưa có quy định nghiêm ngặt về mùa vụ, ngư trường đánh bắt theo mùa Do vậy, việc bắt buộc Doanh nghiệp ghi rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm đánh bắt được theo quy định của EU cũng gặp khó khăn.
Các Bộ, ngành liên quan cũng đã ban hành các hướng dẫn để các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có thể đáp ứng được các yêu cầu của quy định IUU Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hải sản lo ngại rằng cho đến nay, quy định IUU vẫn đang là rào cản lớn đối với họ
2.2.5 Thực trạng thích nghi với quy định về bảo vệ môi trường và nguồn lợi
Tính đến hết năm 2009, sau 10 năm triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tại Việt Nam, chỉ có 450 chứng chỉ được cấp Theo nhận xét của các chuyên gia môi trường, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường Tiêu chuẩn ISO 14001 được ban hành lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2000, lúc đầu chỉ được các doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh áp dụng, gần đây cũng có một số doanh nghiệp Việt Nam áp dụng nhưng vẫn còn ít so với số lượng hơn 6000 doanh nghiệp được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
2.3 Đánh giá về thực trạng thích nghi với rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào EU
2.3.1 Những kết quả đạt được
Tuy vấp phải nhiều quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU, bằng những nỗ lực của mình, thủy sản Việt Nam đã từng bước được cải thiện, đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn về rào cản môi trường Kết quả là ngày càng có nhiều doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU Tính đến tháng 04/2011, có tổng cộng
379 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường EU
Công tác quản lý chất lượng ngày càng được cải thiện Trong những năm gần đây, vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm thủy sản về cơ bản được giải quyết,đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
2.3.2 Bất cập từ phía Việt Nam
Hệ thống pháp luật môi trường của Việt Nam vẫn chưa thật hoàn thiện, còn có sự chưa thống nhất về văn bản pháp luật giữa các Bộ, ngành Ở các địa phương, đội ngũ cán bộ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và quản lý đều yếu và thiếu Trong khi đó, việc nghiên cứu tìm các chất kháng sinh bị cấm phục vụ cho sản xuất thủy sản đạt yêu cầu về chất lượng, VSATTP và bảo vệ môi trường còn chưa được đầu tư thích đáng quản lý còn thiếu đồng bộ trong tất cả các khâu từ đánh bắt, chế biến, tiêu thụ đối với hải sản bị cấm đánh bắt, hoặc địa phương này thì thực hiện nghiêm túc chặt chẽ, nhưng địa phương khác thì lơi lỏng dẫn đến việc thực hiện pháp luật không nghiêm, không thường xuyên và không triệt để.
Hầu hết các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU chưa thực sự quan tâm đến các quy định về môi trường của EU (quy định bao bì và phế thải bao bì, quy định nhãn hiêu cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ), mà chủ yếu chỉ quan tâm tới các quy định về VSATTP Tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản, bơm nước, đưa tạp chất vào tôm để hưởng chênh lệch giá khi phân loại và làm tăng trọng lượng đang diễn ra phổ biến trên thị trường. Đây là vấn đề khó khăn cho các cơ sở chế biến thuỷ sản hiện nay Việc làm này gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp.
2.3.3 Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thích nghi với các rào cản môi trường của EU
Công nghệ chế biến thuỷ sản của Việt Nam chưa ở mức tiên tiến, hiện đại khi so sánh với các nước có ngành công nghiệp chế biến phát triển, nên công đoạn xử lý tạp chất trong thuỷ sản còn kém Trong khi đó, chất lượng nguyên liệu đầu vào chưa cao và không ổn định.
Nuôi trồng thủy sản mới chỉ phát triển về chiều rộng, chưa được chú trọng hiện đại hóa, phát triển theo hướng nuôi công nghiệp.
Cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản còn nhiều bất cập, chưa được đầu tư thích đáng Nhiều vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu về nước sạch, và tiêu nước thải cho ao, ruộng nuôi, nhất là hạ tầng vùng mới chuyển đổi
Quy hoạch cụ thể cho tiểu vùng sinh thái, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung chưa đồng bộ, chậm và còn lúng túng Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ở nhiều địa phương chưa vững chắc, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÍCH NGHI VỚI RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG TRONG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT
Phương hướng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đến năm 2020
Ngành thủy sản cơ bản được công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới.
Kinh tế thủy sản đóng góp 30-35% GDP trong khối nông – lâm – ngư nghiệp,tốc độ tăng giá trị sản xuất ngàngh thủy sản từ 8-10%/năm Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8-9 tỷ USD Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5-7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65-70% tổng sản lượng
Giải pháp thích nghi với rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào EU
Có 3 giải pháp chính đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thích nghi với rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng thủy sản của EU:
- Cập nhật và hiểu rõ các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng thủy sản
- Tuân thủ các quy định về môi trường của EU ngay từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, chế biến tại Việt Nam
- Đổi mới công nghệ và phương thức sản xuất
Một số kiến nghị nhằm thích nghi với rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào EU
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, ban hành các quy định về môi trường trong hoạt động thương mại
- Xây dựng các tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế
- Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản
- Hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU
- Hạn chế rào cản môi trường vào thị trường EU bằng con đường ngoại giao và các cam kết
3.3.2 Kiến nghị đối với hiệp hội thủy sản
- Phát triển thương hiệu gắn với hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm
- Hỗ trợ doanh nghiệp để giảm chi phí và giá thành
- Tạo dựng hình ảnh chung về ngành thuỷ sản Việt Nam
- Ngăn ngừa tranh chấp thương mại và nâng cao khả năng giải quyết tranh chấp
- Tích cực hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nguyênliệu thuỷ sản
- Tổ chức nhiều phương thức quản lý cộng đồng
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hội nhập đang là xu thế chung của toàn cầu Quốc gia nào cũng muốn vừa tham gia hội nhập vừa bảo vệ thị trường nội địa Và những rào cản chính là những công cụ hữu hiệu giúp các quốc gia thực hiện đồng thời hai mục đích ấy Các nước ngày càng có xu hướng ít sử dụng những biện pháp bảo hộ mang tính lộ liễu như áp đặt lệnh cấm, hạn chế số lượng hoặc áp đặt thuế suất thuế nhập khẩu cao Thay vào đó, các biện pháp bảo hộ được lồng vào những lý do chính đáng như để bảo vệ những ngành sản xuất trong nước trước những hành động thương mại không lành mạnh.
Tự do hóa thương mại, một mặt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, mặt khác làm trầm trọng thêm những vấn đề môi trường toàn cầu Đó là vấn đề ô nhiễm môi trường qua biên giới, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Việc thực hiện các hiệp định, công ước quốc tế về môi trường cũng như áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về môi trường trong bối cảnh tự do hoá thương mại đã góp phần tích cực hạn chế ô nhiễm môi trường giữa các nước, khuyến khích sản xuất và trao đổi sản phẩm thân thiện với môi trường Tuy nhiên, trong bối cảnh tự do hoá thương mại, khi các rào cản thương mại được loại bỏ, các tiêu chuẩn và quy định về môi trường, trong nhiều trường hợp, đã trở thành “hàng rào xanh” trong buôn bán quốc tế và ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển Trong điều kiện như vậy, việc đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường trong buôn bán quốc tế hiện nay đang là thách thức to lớn đối với các nước kém phát triển, nơi đang thiếu nhiều điều kiện để thực hiện và áp dụng các hiệp định, công ước và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường.
Xuất khẩu Việt Nam hiện nay đang là trụ cột chính của nền kinh tế Trong những năm tới, đẩy mạnh xuất khẩu vẫn là định hướng chiến lược quan trọng của
Việt Nam trong đó có mặt hàng thủy sản Thủy sản hiện đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế quốc dân, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động… góp phần quan trọng trong việc tạo sự phát triển cho nền kinh tế Hiện nay, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang khoảng 155 thị trường trên thế giới, trong đó ba thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản Trong những năm gần đây, EU đã thay thế thị trường
Mỹ và Nhật trở thành thị trường có thị phần xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam Tuy vậy, đây lại là thị trường khó tính, chứa đựng nhiều loại rào cản đa dạng và phức tạp, trong đó rào cản môi trường đang được sử dụng ngày một nhiều hơn. Trong điều kiện như vậy, vấn đề đặt ra đối với ngành thủy sản Việt Nam là cần có chính sách thương mại và môi trường như thế nào để khai thác triệt để các lợi thế của ngành, góp phần vượt qua các rào cản môi trường thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU Xuất phát từ những yêu cầu trên, học viên chọn đề tài:
“ Rào cản môi trường của EU đối với hàng thủy sản và giải pháp thích nghi của
Việt Nam ” làm luận văn thạc sỹ kinh tế.
2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến rào cản nói chung và các loại rào cản phi thuế quan nói riêng như của PGS.TS Đinh Văn Thành (2005),
Nghiên cứu các rào cản trong thương mại quốc tế và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam, Nhà xuất bản thống kê Trong cuốn này, tác giả đã hệ thống các loại rào cản trong thương mại quốc tế, thực trạng các rào cản theo một số ngành hàng, mặt hàng và thuộc một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm vượt rào cản để đẩy mạnh xuất khẩu Có thể nói đây là nghiên cứu khái quát nhất về các loại rào cản trong thương mại quốc tế hiện nay.
Bên cạnh đó, luận án tiến sỹ trường Đại học kinh tế quốc dân năm 2008 của Đào Thị Thu Giang có tựa đề “Các biện pháp vượt rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam” cũng đã nghiên cứu một cách có hệ thống về rào cản phi thuế quan ở các thị trường xuất khẩu khác nhau của Việt Nam đối với 1 số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thực trạng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như biện pháp để vượt rào cản phi thuế quan, thúc đẩy xuất khẩu.
Ngoài ra, rào cản môi trường cũng được nghiên cứu trong các đề tài cấp bộ hay trong các tạp chí, bài báo trong thời gian qua Tuy nhiên, trong hầu hết các nghiên cứu này, rào cản môi trường chỉ được nghiên cứu đến ở khía cạnh những quy định, tiêu chuẩn mà các nước đang áp dụng chứ không gắn với một thị trường và một mặt hàng cụ thể.
Như vây, về cơ bản, các nghiên cứu trước đây mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chung về rào cản trong thương mại quốc tế hoặc một rào cản cụ thể như rào cản phi thuế quan, rào cản kỹ thuật hoặc có nghiên cứu về rào cản môi trường nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu một mặt hàng cụ thể cho một thị trường cụ thể Vì vậy, cho đến thời điểm này vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về rào cản môi trường đối với một mặt hàng cụ thể của Việt Nam.
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá tác động của rào cản môi trường của thị trường EU đối với hàng thủy sản của Việt Nam Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thích nghi, vượt rào cản môi trường để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về rào cản môi trường trong thương mại quốc tế, những quy định về rào cản môi trường của EU đối với hàng thủy sản nhập khẩu làm nền tảng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng ở chương 2.
Phân tích thực trạng và tác động hệ thống rào cản môi trường của EU đối với hàng thủy sản Việt Nam, trên cơ sở đó làm rõ những hạn chế của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam và đánh giá khả năng trong việc thích nghi những yêu cầu về môi trường của thị trường EU Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm thích nghi những quy định về môi trường của thị trường EU đối với mặt hàng thủy sản
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về rào cản môi trường, hệ thống các quy định của rào cản môi trường của EU đối với hàng thủy sản Việt Nam và các biện pháp vượt rào cản nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Trước hết, luận văn sẽ tập trung vào khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm
2011 Đây là khoảng thời gian mà xuất khẩu của Việt Nam thực sự có nhiều tăng trưởng đáng kể, nền kinh tế được hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đi kèm với đó là nguy cơ đối mặt với các rào cản môi trường ngày càng gia tăng.