1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí

133 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Hoạt Động Quản Lý Danh Mục Đầu Tư Tại Công Ty Cổ Phần Quản Lý Quỹ Đầu Tư Tài Chính Dầu Khí
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,81 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG (7)
    • 1.1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động quản lý danh mục đầu tư (7)
    • 1.1.2. Các loại hình quản lý danh mục đầu tư (8)
    • 1.1.3. Quy trình hoạt động quản lý danh mục đầu tư (8)
    • 1.3. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG (9)
      • 1.3.1. Khái niệm phát triển hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại Công ty quản lý quỹ (9)
      • 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh phát triển hoạt động quản lý danh mục đầu tư (10)
    • 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (12)
      • 1.4.1. Các nhân tố bên ngoài (12)
      • 1.4.2. Các nhân tố thuộc về Công ty quản lý quỹ (12)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DẦU KHÍ (13)
    • 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DẦU KHÍ (PVFC CAPITAL) (13)
      • 2.1.1. Giới thiệu chung (13)
      • 2.1.2. Mô hình tổ chức và hoạt động (13)
      • 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh (15)
    • 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DẦU KHÍ (16)
      • 2.2.1. Các loại hình quản lý danh mục đầu tư của Công ty cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Tài chính Dầu khí (16)
    • 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DẦU KHÍ (20)
      • 2.3.1. Kết quả đạt được (20)
      • 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân (21)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DẦU KHÍ (22)
    • 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DẦU KHÍ (22)
      • 3.1.1. Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Tài chính Dầu khí giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2025 (22)
      • 3.1.2. Định hướng hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Tài chính Dầu khí (23)
    • 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DẦU KHÍ (23)
      • 3.2.1. Giải pháp đối với Công ty cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Tài chính Dầu khí 93 3.2.2. Một số kiến nghị (23)
  • KẾT LUẬN........................................................................................................106 (26)

Nội dung

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG

Khái niệm và vai trò của hoạt động quản lý danh mục đầu tư

Danh mục đầu tư là sự kết hợp nắm giữ các loại chứng khoán, hàng hóa, bất động sản, các công cụ tương đương tiền mặt hay các tài sản khác bởi một cá nhân hay một nhà đầu tư thuộc tổ chức với mục đích làm giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa đầu tư.

Quản lý danh mục đầu tư (QLDMĐT)

Theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP “Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là hoạt động quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua bán, và nắm giữ các chứng khoán vì quyền lợi của khách hàng” Và sau đó, Luật chứng khoán năm số 70/2006/QH11 đã định nghĩa cụ thể về hoạt động quản lý danh mục đầu tư như sau: “Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là việc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện quản lý theo ủy thác của từng nhà đầu tư trong mua, bán, nắm giữ chứng khoán”.

Phân biệt quản lý danh mục đầu tư và quản lý quỹ đầu tư Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hoạt động này chính là cách thức phân chia lợi nhuận và gánh chịu rủi ro trong hoạt động đầu tư

Hoạt động quản lý danh mục đầu tư: kết quả đầu tư của các nhà đầu tư được hạch toán một cách độc lập, kết quả đầu tư của các nhà đầu tư khác nhau của cùng một tổ chức nhận ủy thác quản lý có thể rất khác nhau

Hoạt động quản lý quỹ đầu tư: mỗi nhà đầu tư sở hữu một phần danh mục đầu tư của quỹ và được phân chia lợi nhuận hoặc gánh chịu rủi ro tương ứng với tỷ lệ góp vốn vào quỹ.

Vai trò của hoạt động quản lý danh mục đầu tư

- Hoạt động QLDMĐT góp phần làm đa dạng và phong phú thêm các kênh đầu tư an toàn và hiệu quả trên thị trường chứng khoán để các nhà đầu tư tìm hiểu và lựa chọn.

- Giúp các nhà đầu tư ủy thác trong hoạt động đa dạng hóa danh mục đầu tư, tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro trong hoạt động đầu tư.

- Đưa hoạt động đầu tư tập trung vào một số tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, có bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động phân tích và đầu tư

- Góp phần tạo tính minh bạch cho thị trường thông qua cơ chế quản lý tài sản riêng biệt, độc lập và minh bạch giữa các nhà đầu tư.

Các loại hình quản lý danh mục đầu tư

Có nhiều cách thức để phân loại các loại hình QLDMĐT khác nhau, theo đó công ty quản lý quỹ có thể sử dụng làm căn cứ để xây dựng các gói dịch vụ QLDMĐT khác nhau về nội dung cách thức quản lý, đầu tư và thu phí quản lý và phí thưởng.

Căn cứ vào đặc điểm của vốn ủy thác ban đầu: có thể chia thành

QLDMĐT bằng tiền và QLDMĐT bằng tài sản.

Căn cứ vào thẩm quyền ra quyết định đầu tư: có thể chia thành

QLDMĐT chỉ định và QLDMĐT không chỉ định.

Căn cứ vào việc phân chia lợi nhuận trong quá trình đầu tư: có thể chia thành QLDMĐT có chia sẻ và QLDMĐT không chia sẻ.

Quy trình hoạt động quản lý danh mục đầu tư

Quy trình hoạt động quản lý danh mục đầu tư là một chuỗi các khâu thực hiện khác nhau bao gồm từ việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm Khách hàng, thực hiện nhận ủy thác, đầu tư và quản lý danh mục đầu tư cho Khách hàng cho đến khi Hợp đồng quản lý danh mục đầu tư kết thúc và Khách hàng thực hiện tất toán Hợp đồng với công ty quản lý quỹ

Trong một chuỗi quy trình đó, thì hoạt động đầu tư và quản lý danh mục cho Khách hàng ủy thác đóng một vai trò quan trọng và then chốt quyết định hiệu quả của hoạt động quản lý danh mục đầu tư Việc thực hiện đầu tư cho Khách hàng bao gồm bốn bước cơ bản: (1) xác định mục tiêu đầu tư, (2) thiết lập chiến lược đầu tư, (3) xây dựng danh mục và (4) phân bổ tài sản cho nhà đầu tư ủy thác.

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG

1.3.1 Khái niệm phát triển hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại Công ty quản lý quỹ

Phát triển được hiểu theo nghĩa rộng nhất là một khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn

Vận dụng khái niệm phát triển trên có thể thấy một hoạt động quản lý danh mục đầu tư của công ty quản lý quỹ phải được đánh giá sự phát triển trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Thứ nhất, sự tăng trưởng về mặt quy mô hoạt động quản lý danh mục đầu tư hàng năm

Thứ hai, sự phát triển về mặt chất lượng hoạt động quản lý danh mục đầu tư

Thứ ba, vệc chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý danh mục đầu tư cũng là một thước đo đánh giá sự phát triển của hoạt động này

Thứ tư, phát triển hoạt động quản lý danh mục đầu tư cũng đi kèm với việc đang dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp, nhằm phù hợp với những biến đổi của thị trường, những thay đổi của luật pháp và đáp ứng tối đa các nhu cầu mà khách hàng đặt ra.

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh phát triển hoạt động quản lý danh mục đầu tư

Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng về quy mô quản lý, khách hàng và doanh thu từ phí quản lý

 Quy mô quản lý và tốc độ tăng quy mô quản lý:

Quy mô quản lý được thể hiện bởi chỉ tiêu về số dư vốn ủy thác đầu tư của tất cả các khách hàng ủy thác tính tại một thời điểm hoặc số dư vốn ủy thác đầu tư bình quân tính trên một thời kỳ

Tốc độ tăng quy mô quản lý trong một thời kỳ được xác định bằng tỷ lệ tăng trưởng của giá trị vốn ủy thác bình quân của kỳ này so với kỳ liền trước, và được tính bằng công thức:

Tốc độ tăng quy mô quản lý = ( Số vốn ủy thác bình quân kỳ này

Số vốn ủy thác bình quân kỳ trước

 Số lượng khách hàng, tốc độ tăng số lượng khách hàng:

S lượng khách hàng ủy thác quản lý danh mục đầu tư được tính bằng số lượng khách hàng ký Hợp đồng ủy thác quản lý danh mục với công ty quản lý quỹ và đã thực hiện giải ngân vốn ủy thác

Tốc độ tăng số lượng khách hàng ủy thác được tính toán dựa vào sự so sánh giữa số lượng khách hàng bình quân của kỳ này so với kỳ lần trước với công thức tính cụ thể như sau:

Tốc độ tăng số lượng khách hàng = ( Số khách hàng bình quân kỳ này

Số khách hàng bình quân kỳ trước

 Doanh thu từ phí quản lý danh mục đầu tư và phí thưởng:

Phí quản lý danh mục đầu tư là số tiền mà khách hàng phải trả cho công ty quản lý quỹ khi sử dụng dịch vụ ủy thác quản lý danh mục đầu tư.

Phí thưởng là tỷ lệ phần trăm phần lợi nhuận vượt trội từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư mà khách hàng trả cho công ty quản lý quỹ khi kết quả hoạt động quản lý danh mục thu được lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận kỳ vọng mà khách hàng ủy thác đặt ra

Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động đầu tư cho khách hàng ủy thác quản lý danh mục đầu tư

 Doanh thu từ hoạt động đầu tư:

Doanh thu đầu tư là tổng thu nhập ròng từ hoạt động đầu tư đem lại.

 Tỷ suất lợi nhuận đầu tư trên tổng vốn đầu tư bình quân:

Tỷ suất lợi nhuận đầu tư được tính toán bằng tỷ lệ giữa phần lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư trên tổng số vốn đầu tư bình quân trong kỳ, theo đó công thức tính toán như sau:

Tỷ suất lợi nhuận đầu tư = Tổng lợi nhuận từ đầu tư x 100

Tổng vốn đầu tư bình quân

 Tỷ lệ tăng trưởng giá trị tài sản ròng (NAV) của danh mục đầu tư: Giá trị tài sản ròng (NAV) của danh mục đầu tư được tính bằng tổng giá trị thị trường của các tài sản trong danh mục đầu tư trừ đi tổng các khoản phải trả của danh mục đầu tư trong kỳ.

Từ kết quả NAV của danh mục đầu tư cuối kỳ, công ty quản lý quỹ và khách hàng ủy thác sẽ tính toán được tỷ lệ tăng trưởng giá trị tài sản ròng của danh mục đầu tư theo công thức:

Tỷ lệ tăng trưởng NAV của danh mục = ( NAV cuối kỳ này

Nhóm chỉ tiêu định tính trong việc đánh giá sự phát triển hoạt động quản lý danh mục đầu tư

 Về tính đa dạng của các dịch vụ quản lý danh mục đầu tư

Số lượng các loại hình dịch vụ QLDMĐT cung cấp, các đặc điểm của các loại hình này có phù hợp và bắt kịp với nhu cầu của các khách hàng trên thị trường hay không là thước đo hiệu quả của hoạt động quản lý danh mục.

 Về đặc điểm của khách hàng ủy thác

Các đặc điểm quan trọng của các khách hàng ủy thác là đối tượng khách hàng ủy thác là ai, mục tiêu và chiến lược đầu tư của khách hàng, mức lợi nhuận kỳ vọng cũng như khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng khi thực hiện ủy thác QLDMĐT cho công ty quản lý quỹ

 Về mức độ chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý danh mục

Mức độ chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý danh mục đầu tư được thể hiện ở trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, mức độ hoàn thiện các quy trình quản lý, các trang thiết bị hỗ trợ hoạt động quản lý danh mục hay các biện pháp đề phòng rủi ro trong hoạt động quản lý danh mục đầu tư…

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ

1.4.1 Các nhân tố bên ngoài

1.4.1.1 Nền kinh tế và thị trường - chứng khoán

1.4.1.3 Khách hàng và đối thủ cạnh tranh

1.4.1.4 Các nhân tố khách quan khác

1.4.2 Các nhân tố thuộc về Công ty quản lý quỹ

1.4.2.4 Các nhân tố chủ quan khác

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DẦU KHÍ

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DẦU KHÍ (PVFC CAPITAL)

Tên Công ty: Công ty cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Tài chính Dầu khí GPHĐ: số 23/UBCK-GP do UBCKNN cấp ngày 14/12/2007 Địa chỉ: Tầng 6, tòa nhà 22 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: (+84) 04.39747088

Vốn điều lệ: 100.000.000.000 VNĐ (Một trăm tỷ đồng)

 Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán

 Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán

2.1.2 Mô hình tổ chức và hoạt động

PVFC Capital hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với quyền lực cao nhất thuộc về Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát với mục tiêu đại diện cho Đại hội đồng cổ đông để quản lý và kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty.

Bộ máy điều hành của Công ty do Ban Tổng Giám đốc đứng đầu, các phòng ban được chia làm hai bộ phận riêng biệt: Bộ phận kinh doanh và Bộ phận quản lý Bộ phận kinh doanh bao gồm hai ban: Ban Đầu tư và Ban Phát triển kinh doanh đảm nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh chính của Công ty Bộ phận quản lý với vai trò hỗ trợ kinh doanh và đảm bảo sự vận hành của Công ty bao gồm ba phòng: Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Kế toán và Phòng Pháp chế và Kiểm soát nội bộ

Cơ cấu tổ chức của Công ty có thể được miêu tả trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của PVFC Capital Đại hội đồng cổ đông

Ban Tổng Giám đốc Ban Kiểm soát

Ban Phát triển kinh doanh

Phòng Hành chính Tổng hợp

Phòng Pháp chế và Kiểm soát nội bộ

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: 1000 đồng

1 Doanh thu hoạt động kinh doanh 917.985 5.694.483 8.878.111

2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - 3.000.000

4 Chi phí hoạt động kinh doanh 473.174 1.062.673 1.315.266

5 Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh (3 - 4) 444.811 4.631.809 4.562.845

6 Doanh thu từ hoạt động tài chính 13.409.849 18.444.183 21.042.617

8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 9.517.792 11.857.855 15.369.433

9 Lợi nhuận thuần/Lỗ từ hoạt động kinh doanh (5 + 6 - 7 - 8) (3.261.843) 2.273.842 1.027.331

13 Tổng lợi nhuận/lỗ kế toán trước thuế (9 + 12) (3.261.843) 2.273.842 1.427.331

14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - - -

15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn loại (865.332) 47.051 140.592

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (2.396.511) 2.226.791 1.286.739

(Nguồn: Báo cáo tài chính từ 2008 đến 2010 của PVFC Capital)

Qua báo cáo kết quả kinh doanh của PVFC Capital trong ba năm liên tiếp kể từ khi thành lập đến nay có thể thấy Công ty đã bước đầu triển khai hoạt động kinh doanh chính và thu được một số các kết quả đáng ghi nhận.

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm vừa qua có mức tăng trưởng đều qua các năm Nếu như năm đầu tiên thành lập, doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty chỉ đạt ở mức rất khiêm tốn chưa đến 1 tỷ đồng thì bước sang các năm 2009, 2010; doanh thu đã tăng lần lượt lên mức 5.69 tỷ đồng năm 2009 (gấp hơn 6 lần năm 2008) và đến năm

2010 là 8.88 tỷ đồng (tăng hơn 56% so với năm 2009).

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DẦU KHÍ

2.2.1 Các loại hình quản lý danh mục đầu tư của Công ty cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Tài chính Dầu khí

Về cơ bản, các loại hình dịch vụ quản lý danh mục đầu tư mà PVFC Capital cung cấp có thể chia thành 04 loại chính sau:

2.2.1.1 Quản lý danh mục đầu tư có chỉ định, không chia sẻ lợi nhuận Đây là hoạt động PVFC Capital ký Hợp đồng quản lý danh mục với Khách hàng mà trong hợp đồng quy định rõ: các quyền quyết định đầu tư thuộc về Khách hàng PVFC Capital như một đơn vị quản lý đầu tư đơn thuần cho Khách hàng ủy thác và chỉ thực hiện hoạt động đầu tư vốn ủy thác theo các chỉ định giao dịch từ phía Khách hàng đưa ra

2.2.1.2 Quản lý danh mục đầu tư có chia sẻ lợi nhuận

Quản lý danh mục đầu tư có chia sẻ lợi nhuận là hình thức quản lý mà PVFC Capital nhận vốn quản lý của khách hàng để thực hiện đầu tư và nhận được phần chia sẻ lợi nhuận đầu tư nếu mức lợi nhuận này vượt trên mức lợi nhuận kỳ vọng ban đầu của khách hàng.

2.2.1.3 Quản lý danh mục đầu tư lợi tức cố định

Quản lý danh mục đầu tư lợi tức cố định là hoạt động quản lý mà PVFC Capital và khách hàng sẽ thống nhất một mức lợi suất cố định đối với nguồn vốn ủy thác quản lý danh mục đầu tư Sau thời hạn ủy thác, khách hàng sẽ nhận lại vốn ủy thác và phần lợi tức từ hoạt động ủy thác theo một tỷ lệ phần trăm cố định quy định trong Hợp đồng ủy thác

2.2.1.4 Quản lý danh mục đầu tư bằng tài sản

Quản lý danh mục đầu tư bằng tài sản là một loại hình dịch vụ mới được triển khai của PVFC Capital bắt đầu từ tháng 04/2011 khi Luật chứng khoán mới sắp được áp dụng Theo đó, PVFC Capital sẽ nhận chuyển nhượng lại toàn bộ tài sản là cổ phiếu, trái phiếu… đang thuộc quyền sở hữu của các khách hàng để thực hiện quản lý và tìm kiếm các cơ hội thoái vốn đem lại lợi nhuận đầu tư.

2.2.2 Quy trình hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại Công ty cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Tài chính Dầu khí

Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư tại PVFC Capital hiện nay được áp dụng theo hai quy trình liên quan được ban hành trong nội bộ Công ty đó là Quy trình nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư và Quy trình đầu tư.

2.2.2.1 Quy trình nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư

Quy trình nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư được miêu tả tóm tắt thông qua sơ đồ sau: m ki m ch ng

Tham chiếu Tiến trình Đ m n/ k t h p đ ng

Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiệp vụ QLDMĐT 2.2.2.2 Quy trình đầu tư

Quy trình đầu tư của PVFC Capital được xây dựng để áp dụng chung cho tất cả các hoạt động đầu tư của PVFC Capital, bao gồm cả hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn ủy thác của Khách hàng mà PVFC Capital thực hiện quản lý danh mục.

Dưới đây là tóm tắt sơ đồ quy trình đầu tư đang áp dụng tại PVFC Capital.

LƯU ĐỒ QUY TRÌNH CHUNG

Trách nhiệm Tài liệu liên quan Ghi chú

Mô tả công việc thực hiện

Tìm kiếm cơ hội đầu tư Ban đầu tư:

+Bộ phận kinh doanh + Bộ phận phân tích

Phân tích đánh giá cơ hội ĐT và lập phương án ĐT Bộ phận phân tích Phương án đầu tư Phương án đầu tư 7 bước (đính kèm quy trình)

Lập tờ trình đầu tư Bộ phận phân tích

+ Tờ trình đầu tư + Báo cáo phương án đầu tư + Các tài liệu quan khác đến DN

Tổng giám đốc Hội đồng quản trị

Không vượt hạn mức Vượt hạn mức

Giám đốc đầu tư kiểm tra và ký vào hồ sơ trước khi trình

Thực hiện đầu tư Bộ phân kinh doanh –

Hợp đồng mua bán (đối với cổ phiếu OTC)

03 báo giá (đối với các cổ phiếu OTC)

Phòng PC&KTKSNB ký nháy vào hợp đồng

Lưu hồ sơ và quản lý sau đầu tư Bộ phân kinh doanh –

+ Hồ sơ đầu tư + Hợp đồng và các tài liệu quan khác

01 bản tờ trình copy và 01 hợp đồng gốc (đối với giao dịch OTC)

Báo cáo hoạt động đầu tư Bộ phân kinh doanh –

+ BC Kết quả GD hàng ngày (nếu phát sinh) + Báo cáo tổng hợp

CK tồn + Báo cáo NAV + Báo giá OTC

Báo cáo ngày, tháng, quý Được duyệt

Sơ đồ 2.3: Quy trình đầu tư 2.2.3 Thực trạng hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại Công ty cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Tài chính Dầu khí

Thực trạng hoạt động quản lý danh mục đầu tư của PVFC Capital hiện nay có thể được mô tả như sau:

Về số lượng Hợp đồng và đối tượng khách hàng

Sau hơn ba năm đi vào hoạt động, PVFC Capital hiện đang quản lý 08 Hợp đồng ủy thác quản lý danh mục đầu tư, trong đó có 05 Hợp đồng ký với PVFC, 02 Hợp đồng ký với PVN và Petro Mekong và 01 Hợp đồng với đơn vị ngoài ngành là Công ty tài chính điện lực (EVN Finance).

Về quy mô vốn quản lý của các Hợp đồng ủy thác

Tính đến 31/12/2010 giá trị vốn ủy thác quản lý danh mục đầu tư của PVFC Capital chỉ ở mức 350,8 tỷ đồng tương ứng với ba Hợp đồng ủy thác với PVFC (02 Hợp đồng) và EVN Finance (01 Hợp đồng)

Dưới đây là bảng tổng kết các Hợp đồng QLDMĐT theo Báo cáo tài chính năm 2010 của PVFC Capital.

Các Hợp đồng QLDMĐT của PVFC Capital tính đến 31/12/2010

STT Tên Hợp đồng Ngày ký

Vốn ủy thác ban đầu

Vốn ủy thác hiện tại

1 PVFC1 14/11/2008 150 tỷ đồng 30 tỷ đồng

2 PVFC2 24/08/2009 350 tỷ đồng 305,8 tỷ đồng

3 EVN Finance 24/04/2009 15 tỷ đồng 15 tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010

Về hiệu quả hoạt động đầu tư cho danh mục ủy thác

Theo báo cáo số liệu tình hình hoạt động quản lý danh mục đầu tư của PVFC Capital năm 2010 gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước có thể thấy giá trị thị trường của các danh mục đầu tư chốt cuối năm 2010 đều giảm khá sâu so với giá trị vốn ủy thác hiện tại, cụ thể:

Bảng 2.7 : Giá trị thị trường của các Hợp đồng QLDMĐT tính đến 31/12/2010

Vốn ủy thác hiện tại

1 PVFC1 30 tỷ đồng 11.02 tỷ đồng 18.98 tỷ đồng

2 PVFC2 305.8 tỷ đồng 251.79 tỷ đồng 54.01 tỷ đồng

3 EVN Finance 15 tỷ đồng 7.91 tỷ đồng 7.09 tỷ đồng

Về doanh thu từ phí QLDMĐT

Qua ba năm hoạt động, doanh thu từ các Hợp đồng QLDMĐT và doanh thu các hoạt động dịch vụ khác của PVFC Capital được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 2.8: Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ năm 2008-2010 Đơn vị tính: %

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Doanh thu hoạt động QLDMĐT 51.666.667 2.040.739.801 4.535.099.153

2 Doanh thu quản lý quỹ 866.036.122 2.007.145.033 1.993.206.264

3 Phí thưởng dịch vụ QLQ - 1.646.143.629 2.350.118.923

Như vậy, về giá trị tuyệt đối, doanh thu từ phí quản lý danh mục đầu tư của Công ty tăng đều qua các năm

Cùng với việc gia tăng giá trị doanh thu từ phí QLDMĐT, cơ cấu đóng góp của nguồn doanh thu từ hoạt động này cũng tăng đáng kể, từ mức rất nhỏ chỉ chiếm 5.63% năm 2008 lên mức 35.84% năm 2009 và đạt trên51.08% năm 2010 và trở thành nguồn doanh thu chủ đạo từ cho hoạt động kinh doanh của PVFC Capital.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DẦU KHÍ

Trước hết, PVFC Capital đã từng bước triển khai và mở rộng các loại hình dịch vụ quản lý danh mục đầu tư khác nhau phù hợp với nhu cầu của khách hàng và những thay đổi của luật pháp và nền kinh tế.

Thứ hai, PVFC Capital đã khai thác tương đối triệt để đối tượng khách hàng quan trọng nhất là Tổng Công ty PVFC và từng bước mở rộng đối tượng khách hàng sang các đơn vị khác trong và ngoài ngành dầu khí.

Ba là, quy mô vốn ủy thác và doanh thu từ phí quản lý đối với Hợp đồng QLDMĐT của Công ty đều tăng qua các năm Quy mô vốn ủy thác quản lý danh mục đầu tư tại thời điểm cuối năm 2008 chỉ ở mức 30 tỷ đồng thì đến năm 2009 đã tăng lên 460 tỷ đồng, cuối năm 2010 là 350.8 tỷ đồng và đặc biệt đến 30/06/2011 giá trị này đã tăng đột biến lên 2,950 tỷ đồng.

Hơn nữa, Công ty cũng đã từng bước xây dựng hệ thống các quy trình nghiệp vụ liên quan đảm bảo những yêu cầu và chuẩn mực cơ bản của pháp luật và hoạt động QLDMĐT

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong thời gian vừa qua, tuy nhiên nhìn chung hoạt động quản lý danh mục đầu tư của Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Tài chính Dầu khí vẫn chưa thực sự phát triển, biểu hiện ở các mặt hạn chế sau: a Kết quả hoạt động quản lý danh mục đầu tư chưa cân xứng với tiềm năng của PVFC Capital, thể hiện: Số lượng Hợp đồng ít, quy mô vốn quản lý và phí quản lý danh mục đầu tư thu được còn thấp. b Số lượng và đối tượng Khách hàng của PVFC Capital còn bị giới hạn c Hiệu quả hoạt động đầu tư theo danh mục ủy thác còn thấp d Việc thực hiện quản lý danh mục chưa được chủ động, chuyên biệt và hiện đại.

2.3.2.2 Nguyên nhân a Nguyên nhân từ phía Công ty cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Tài chínhDầu khí

Thứ nhất, Công ty chưa xây dựng được một định hướng phát triển thống nhất PVFC Capital là công ty quản lý quỹ mới được thành lập trong thời điểm thị trường tài chính chứng khoán gặp nhiều khó khăn

Thứ hai, Quy trình nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư của Công ty chưa đầy đủ

Thứ ba, Trình độ cán bộ quản lý và nguồn nhân lực chuyên môn hóa chưa cao, năng suất làm việc thấp

Hơn nữa, Công ty chưa được trang bị kỹ thuật hiện đại cả về phần cứng và phần mềm

Cuối cùng, do phạm vi hoạt động của Công ty còn hạn chế, mới chỉ tập trung ở khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận b Các nguyên nhân khách quan

- Nền kinh tế và thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khăn

- Môi trường pháp lý chưa đầy đủ

- Tính cạnh tranh trên thị trường cao

- Sự hỗ trợ từ các cổ đông chưa mang tính đồng bộ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DẦU KHÍ

ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DẦU KHÍ

3.1.1 Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Tài chính Dầu khí giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2025

Xây dựng PVFC Capital trở thành một thương hiệu mạnh về quản lý quỹ, cung cấp các dịch vụ đa dạng và hiệu quả, gắn liền tên tuổi với các dự án Dầu khí trọng điểm quốc gia, góp phần quảng bá hình ảnh, thương hiệu của PVFC và PVN ra thị trường quốc tế.

3.1.2 Định hướng hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Tài chính Dầu khí

Trên cơ sở chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh đã được phê duyệt, PVFC Capital cũng đã xây dựng những định hướng phát triển hoạt động quản lý danh mục đầu tư cho toàn công ty, cụ thể:

- Tập trung phát triển và mở rộng thị trường, khách hàng cho hoạt động quản lý danh mục đầu tư.

- Nghiên cứu và đa dạng hóa các dịch vụ quản lý danh mục đầu tư.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư cho danh mục ủy thác của khách hàng.

- Phát triển các hoạt động bổ trợ cho hoạt động quản lý danh mục đầu tư.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DẦU KHÍ

3.2.1 Giải pháp đối với Công ty

3.2.1.1 Xây dựng định hướng phát triển thống nhất trong dài hạn đối với tất cả các hoạt động trong đó xem hoạt động quản lý danh mục đầu tư như là một hoạt động nền tảng của PVFC Capital

PVFC Capital cần xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, trong đó chú trọng việc xác định vai trò và vị trí của hoạt động quản lý danh mục đầu tư trong tổng thể các hoạt động kinh doanh của Công ty

3.2.1.2 Hoàn thiện quy trình quản lý danh mục đầu tư

PVFC Capital cần xây dựng hoàn chỉnh một quy trình cho hoạt động quản lý danh mục đầu tư bao gồm cả khâu thực hiện quản lý và khâu đầu tư và quản lý sau đầu tư, đặc biệt trong đó hoạt động đầu tư cho danh mục cần được quan tâm nhất.

3.2.1.3 Đa dạng hóa dịch vụ và đối tượng Khách hàng

Ty thuộc vào các biến động của thị trường và các nhu cầu phát sinh của Khách hàng, PVFC Capital cần xem xét và đa dạng hóa tính chất của các nghiệp vụ cũ và mới để đảm bảo có các điều chỉnh, thay đổi phù hợp với nhu cầu của Khách hàng

3.2.1.4 Phát triển nguồn nhân lực của Công ty

PVFC Capital cần có một phương án xây dựng và phát triển tổng thể nguồn nhân lực quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư, cụ thể:

- Xây dựng Bảng mô tả công việc cho từng vị trí, từng bộ phận…

- Chú trọng tuyển dụng các nhân sự chất lượng cao nhân sự nước ngoài.

- Đào tạo nguồn nhân lực sẵn có nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng với từng vị trí công việc

- Xây dựng một chế độ lương thưởng và đãi ngộ hợp lý đảm bảo tính gắn bó cho các cán bộ nhân viên đối với công ty trong điều kiện thị trường nhân lực cạnh tranh hiện nay.

3.2.1.5 Đầu tư phát triển công nghệ thông tin phục vụ hoạt động QLDMĐT

3.2.2.1 Đối với Tổng Công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam

Thứ nhất, cần điều chỉnh mối quan hệ kinh doanh giữa PVFC và PVFC Capital

Thứ hai, PVFC xem xét và hỗ trợ PVFC Capital trong công tác tìm kiếm và giới thiệu các Khách hàng tiềm năng cho hoạt động quản lý danh mục đầu tư

Thứ ba, PVFC cần xem xét và hỗ trợ PVFC Capital hơn nữa trong công tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân sự cho công ty quản lý quỹ

Thứ tư, PVFC cần hỗ trợ hơn nữa cho PVFC Capital trong việc nghiên cứu, xây dựng và phát triển hoạt động công nghệ thông tin trong công tác quản lý danh mục đầu tư

3.2.2.2 Đối với các cấp quản lý Nhà nước

Một là, cần bổ sung và hoàn thiện các quy định về hoạt động của công ty quản lý quỹ nói chung và hoạt động quản lý danh mục đầu tư nói riêng.

Hai là, sớm ban hành các quy định rõ hơn về hoạt động quản lý danh mục đầu tư bằng tài sản

Ba là, các cơ quan Nhà nước mà cụ thể là Bộ Tài chính và Ủy ban chứng khoán cần xem xét và mở rộng các quy định cho phép các ngân hàng thương mại mở rộng dịch vụ ngân hàng lưu ký để tăng tính cạnh tranh trên thị trường

Cuối cùng, sự minh bạch và phát triển của thị trường tài chính - chứng khoán là một yêu cầu tất yếu đảm bảo cho sự hoạt động và phát triển của các công ty quản lý quỹ.

Ngày đăng: 12/09/2023, 18:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của PVFC Capital - Phát triển hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của PVFC Capital (Trang 14)
Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiệp vụ QLDMĐT 2.2.2.2. Quy trình đầu tư - Phát triển hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí
Sơ đồ 2.2 Quy trình nghiệp vụ QLDMĐT 2.2.2.2. Quy trình đầu tư (Trang 17)
Sơ đồ 2.3: Quy trình đầu tư - Phát triển hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí
Sơ đồ 2.3 Quy trình đầu tư (Trang 18)
Bảng 2.8: Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ năm 2008-2010 - Phát triển hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí
Bảng 2.8 Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ năm 2008-2010 (Trang 20)
Sơ đồ 1.1: Quy trình QLDMĐT bằng tiền - Phát triển hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí
Sơ đồ 1.1 Quy trình QLDMĐT bằng tiền (Trang 32)
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Phát triển hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí
Bảng 2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 68)
Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản của PVFC Capital - Phát triển hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí
Bảng 2.4 Cơ cấu tài sản của PVFC Capital (Trang 70)
Bảng 2.5 : Cơ cấu nguồn vốn của PVFC Capital - Phát triển hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí
Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn của PVFC Capital (Trang 72)
Sơ đồ 2.2: Quy trình nghiệp vụ QLDMĐT - Phát triển hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí
Sơ đồ 2.2 Quy trình nghiệp vụ QLDMĐT (Trang 79)
Bảng 2.8: Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ năm 2008-2010 - Phát triển hoạt động quản lý danh mục đầu tư tại công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư tài chính dầu khí
Bảng 2.8 Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ năm 2008-2010 (Trang 97)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w