GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Theo tổng kết của các nhà nghiên cứu, ngành xây dựng đóng góp trung bình từ 15-16% GDP Tuy nhiên, khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, ngành xây dựng bị ảnh hưởng sớm nhất và phục hồi lâu hơn so với ngành khác Theo báo cáo 10/2009 của IMF, ngành xây dựng có số người thất nghiệp lớn trong tổng số người thất nghiệp Tại Anh, sản lượng ngành xây dựng quý 2/2009 giảm 12% so với cùng kỳ năm 2008, tại Mĩ giảm 16.7%
Trong xây dựng cơ bản, tư vấn đầu tư và xây dựng là một bộ phận cấu thành quan trọng, góp phần giúp xây dựng cơ bản hoàn thành được nhiệm vụ của mình
Tại Việt Nam, cũng như các ngành kinh tế khác, từ năm 2008, xây dựng cơ bản nói chung và ngành tư vấn đầu tư xây dựng nói riêng phải đối diện với những khó khăn chung như biến động giá, mặt bằng lãi suất ngân hàng cao… ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động SXKD Từ năm 2011 chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm đầu tư công của Chính phủ, đặc biệt là các dự án có nguồn vốn ngân sách và trái phiếu không được bố trí vốn hoặc bố trí vốn ít dẫn đến DN gặp khó khăn trong việc bố trí các khoản chi phí phục vụ SXKD và các hoạt động khác Chính vì vậy, vấn đề kiểm soát nội bộ về chi phí trong DN được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết DN phải tăng cường cho mình những biện pháp kiểm soát chi phí hữu hiệu, tránh lãng phí để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của DN.
Là một DN tư vấn đầu tư xây dựng các công trình giao thông, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Giao thông vận tải cũng không tránh khỏi các khó khăn chung của ngành Tuy nhiên, thực tế tại Công ty có nhiều khoản chi phí không có hiệu quả chẳng hạn như việc đầu tư sửa chữa tòa nhà gần 15 tỷ đồng năm 2011 với mục đích cho thuê, nhưng hiện nay vẫn chưa cho thuê được; bỏ ra chi phí để tổ chức đào tạo cho người lao động chưa thực sự hiệu quả và đáp ứng thực tế công việc, Như vậy, có thể thấy việc kiểm soát nội bộ chi phí của Công ty còn tồn tại những vấn đề hạn chế và việc hoàn thiện HTKSNB với việc tăng cường kiểm soát chi phí cho Công ty được đặt ra cấp thiết trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay.
Là một cán bộ công tác tại Công ty, với mong muốn được góp phần cho sự phát triển của Công ty, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát chi phí tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng GTVT” Tác giả hy vọng, những giải pháp đề xuất trong luận văn sẽ giúp ích Công ty kiểm soát tốt chi phí, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của đơn vị.
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của thực tiễn quản lý, lý luận về HTKSNB, về chi phí đã được hình thành, phát triển và được rất nhiều nhà khoa học quan tâm Qua quá trình tra cứu tài liệu và tìm hiểu thực tế, tác giả nhận thấy có không ít đề tài nghiên cứu đã tiếp cận, phân tích về hoàn thiện HTKSNB; về hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí; về hoàn thiện HTKSNB với việc tăng cường kiểm soát chi phí.
Nhóm đề tài về hoàn thiện HTKSNB có thể kể đến một số công trình như sau: đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam” của tác giả Trương Viết Dũng; đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Toyota Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Hồng Vân; đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phần trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Lê Thị Luyến Trong nhóm đề tài này, các tác giả đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản, những cái nhìn tổng quan về HTKSNB, trong đó nêu lên lý luận chung về kiểm soát trong quản lý; vai trò, vị trí của HTKSNB đối với công tác quản lý; các yếu tố cấu thành nên HTKSNB; đặc điểm chung về HTKSNB trong các loại hình doanh nghiệp mà đề tài đề cập đến Từ đó, các tác giả vận dụng vào thực trạng của đơn vị cụ thể để đưa ra giải pháp hoàn thiện HTKSNB của đơn vị đó.
Nhóm đề tài về hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí có thể kể đến một số công trình như sau: đề tài “Tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất cơ khí” của tác giả Tạ Hương Lan; đề tài “Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí kinh doanh dịch vụ viễn thông tại các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt nam” của tác giả Nguyễn ThịMai Chi; đề tài “ Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp chế biến chè tại Thái Nguyên” của tác giả Đinh
Xuân Thủy Trong nhóm đề tài này, các tác giả đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về bản chất của chi phí, phân loại chi phí, đối tượng tập hợp và phương pháp tập hợp chi phí từ đó nêu lên sự cần thiết phải kiểm soát chi phí Vận dụng những lý luận chung về chi phí vào thực trạng của đơn vị cụ thể, từ đó tìm ra giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí.
Nhóm đề tài hoàn thiện HTKSNB với việc tăng cường kiểm soát chi phí có thể kể đến một số công trình sau: đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ về chi phí SXKD ở Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí” của tác giả Chu Thị Thủy; đề tài
“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ về chi phí tại công ty viễn thông Hà Nội” của tác giả Trần Thị Kim Thanh; đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ về chi phí SXKD tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn Thanh Hóa” tác giả Lê Thị Tiến Các tác giả đã nêu lên lý luận về HTKSNB trong hệ thống quản lý, về công tác kiểm soát chi phí với công tác quản lý Đồng thời tác giả phân tích được đặc điểm kinh doanh, phân tích các bộ phận cấu thành của HTKSNB về kiểm soát chi phí trong các doanh nghiệp theo ngành nghề Trên cơ sở vận dụng lý luận và phân tích thực trạng kiểm soát nội bộ về chi phí SXKD ở đơn vị cụ thể, các tác giả đã đưa ra các giải pháp để hoàn thiện HTKSNB với việc tăng cường kiểm soát chi phí tại đơn vị đó.
Nhóm đề tài về hoàn thiện HTKSNB đã hệ thống những lý luận chung về HTKSNB, tuy nhiên chưa đi sâu vào nghiên cứu vào kiểm soát chi phí Nhóm đề tài về tổ chức kế toán chi phí chỉ đi sâu vào hạch toán kế toán chi phí, chưa thể hiện mối liên hệ giữa chi phí với hệ thống kiểm soát chung của cả đơn vị Nhóm đề tài hoàn thiện HTKSNB với việc tăng cường kiểm soát chi phí hệ thống hóa được các nguyên lý chung HTKSNB, chi phí, kiểm soát chi phí, tuy nhiên chưa có tác giả nào bổ sung lý luận mới về HTKSNB với kiểm soát chi phí, đặc biệt là phương pháp kiểm soát chi phí Trong luận văn này, tác giả hệ thống hóa lý luận về HTKSNB với việc kiểm soát chi phí đồng thời đưa ra các lý luận về công cụ và phương pháp kiểm soát chi phí Từ phân tích thực trạng HTKSNB về kiểm soát chi phí của đơn vị, đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện những khâu yếu trong kiểm soát chi phí,góp phần cho sự phát triển của đơn vị.
Mục tiêu nghiên cứu
Về mặt lý luận: đưa ra cơ sở lý luận về bản chất và các bộ phận cấu thành HTKSNB, khái niệm chi phí, phân loại chi phí từ đó đưa ra cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ chi phí.
Về mặt thực tiễn: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu thực trạng,đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện cho Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư vàXây dựng GTVT một HTKSNB với việc tăng cường kiểm soát chi phí.
Câu hỏi nghiên cứu
1 Căn cứ để hoàn thiện HTKSNB với việc tăng cường kiểm soát chi phí?
2 Thực trạng HTKSNB với việc kiểm soát chi phí tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT như thế nào?
3 Giải pháp nào có thể áp dụng để tăng cường kiểm soát nội bộ chi phí tạiCông ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT?
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: HTKSNB với việc kiểm soát chi phí tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT
Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng giao thông vận tải; Về thời gian: Từ năm 2009 đến năm 2012; Về nội dung: Chi phí củaCông ty bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu về HTKSNB với việc kiểm soát chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công, chi phí chung.
Phương pháp nghiên cứu
Cách thức tiếp cận và giải quyết câu hỏi nghiên cứu đặt ra: Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, luận văn vận dụng khung lý thuyết về HTKSNB với việc kiểm soát chi phí được xây dựng ở chương II để phân tích thực trạng; áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong thu thập và xử lý thông tin
Nguồn dữ liệu: Luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ từ các đơn vị của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựngGTVT như phòng Tài chính – kế toán, phòng QLKD, …
Phương pháp phân tích dữ liệu: Luận văn phân tích thực trạng những dữ liệu thu thập được theo sườn của khung lý thuyết; so sánh thực trạng so với tiêu chuẩn tương ứng nêu ra tại khung lý thuyết; từ đó đánh giá thực trạng, đưa ra những thảo luận nghiên cứu và giải pháp để hoàn thiện thực trạng.
Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Trên phương diện lý luận: luận văn đưa ra cơ sở lý luận về HTKSNB với việc kiểm soát chi phí
Trên phương diện thực tiễn: Vận dụng cơ sở lý luận nêu ở trên với đơn vị cụ thể là Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT, luận văn đã luận giải vềHTKSNB chi phí của đơn vị, phân tích ưu điểm và hạn chế, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích tiết kiệm chi phí trên cơ sở sự phát triển bền vững của đơn vị.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, luận văn bao gồm bốn chương:
Chương I: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương II: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ với việc kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp.
Chương III: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc kiểm soát chi phí tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Giao thông vận tải.
Chương IV: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp và kết luận.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Những vấn đề chung về hệ thống kiểm soát nội bộ trong DN
2.1.1 Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ
Trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, chức năng kiểm tra kiểm soát luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và được thực hiện chủ yếu bởi hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
Theo Spencer Picket, tác giả cuốn “Internal Control: A Manager’s Journey”,
“HTKSNB là những cơ chế để đảm bảo đạt được các mục tiêu Hệ thống kiểm soát tốt sẽ tăng cường hiệu quả, đảm bảo sự tuân thủ luật pháp và các quy tắc, có thông tin tốt, loại trừ được lỗi và sự lạm dụng” Theo đó, HTKSNB là công cụ để DN đạt được mục tiêu.
Theo chuẩn mực về kiểm soát của Hiệp hội kế toán Canada (CICA) “Kiểm soát nội bộ bao gồm tất cả các thành phần của tổ chức hỗ trợ để đạt được mục tiêu của tổ chức Các thành phần này bao gồm các nguồn lực, hệ thống, tiến trình, văn hóa, cơ cấu và nhiệm vụ” Theo khái niệm này, Hiệp hội kế toán Canada muốn nhấn mạnh đến thành phần tạo nên kiểm soát nội bộ, đó là các nguồn lực, hệ thống, tiến trình, văn hóa, cơ cấu và nhiệm vụ giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu.
Theo Các tổ chức đồng tài trợ của Mỹ (COSO), “Kiểm soát nội bộ là một tiến trình được thiết kế bởi các nhà quản lý để cung cấp sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu: Hiệu lực và hiệu quả của hoạt động; Sự tin cậy của các báo cáo tài chính và sự tuân thủ luật pháp và các quy tắc của tổ chức” Các tổ chức đồng tài trợ của Mỹ quan tâm đến việc tổ chức đạt được gì khi thực hiện kiểm soát nội bộ.
Theo Mục 10, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ thì “HTKSNB là các quy định và thủ tục kiểm soát do các đơn vị được kiểm toán xây dựng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị HTKSNB bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các TTKS”
Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) , “HTKSNB là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động” Theo đó, kiểm soát nội bộ là một chức năng thường xuyên của đơn vị, tổ chức và trên cơ sở xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc để tìm ra biện pháp ngăn chặn nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đặt ra của đơn vị [3]
Như vậy, tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kiểm soát nội bộ , song chúng có những điểm chung là giảm bớt các nguy cơ tiểm ẩn trong SXKD, đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và bảo cáo tài chính; đảm bảo thực hiện các chế độ pháp lý Cụ thể, các mục tiêu của HTKSNB là:
Bảo vệ tài sản của đơn vị: Tài sản của đơn vị được bảo vệ bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình và các tài sản phi vật chất khác như sổ sách kế toán, các tài liệu quan trọng của DN Những tài sản này có thể bị đánh cắp, lạm dụng vào những mục đích khác nhau hoặc bị hư hại nếu không được bảo vệ bởi các hệ thống kiểm soát thích hợp.
Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin Thông tin kinh tế, tài chính do bộ máy kế toán xử lý và tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc hình thành các quyết định của các nhà quản lý Như vậy, các thông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời về thời gian, tính chính xác và tin cậy về thực trạng hoạt động và phản ánh đầy đủ, khách quan các nội dung chủ yếu của mọi hoạt động kinh tế, tài chính.
Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý: HTKSNB được thiết kế trong
DN phải đảm bảo các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động SXKD của DN phải được tuân thủ đúng mức Cụ thể, hệ thống kiểm soát nội bộ cần: Thứ nhất, duy trì và kiểm tra việc tuân thủ các chính sách có liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp; Thứ hai, ngăn chặn và phát hiện kịp thời cũng như xử lý các sai phạm và gian lận trong mọi hoạt động của doanh nghiệp; Thứ ba, đảm bảo việc ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác cũng như việc lập báo cáo tài chính trung thực và khách quan.
Bảo đảm hiệu quả của hoạt động: Các quá trình kiểm soát trong đơn vị được thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết các tác nghiệp, gây ra sự lãng phí trong hoạt động và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực trong DN.
Bên cạnh đó, định kỳ các nhà quản lý thường đánh giá kết quả hoạt động trong DN được thực hiện với cơ chế giám sát của HTKSNB DN nhằm nâng cao khả năng quản lý, điều hành của bộ máy quản lý DN.
2.1.2 Các bộ phận cấu thành HTKSNB
Theo COSO, HTKSNB bao gồm năm yếu tố cơ bản là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và giám sát Theo Alvin A
A.Arens và James – tác giả cuốn “Kiểm toán”, các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thể thức kiểm soát.
Theo mục 23, Chuẩn mực kiểm toán số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ,
HTKSNB bao gồm 3 yếu tố: Môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các TTKS
Quan điểm của COSO phù hợp với các tổ chức kinh doanh tài chính vì tại các tổ chức này, việc đánh giá rủi ro được đề cao, chú trọng Đối với các doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp có Nhà nước nắm cổ phần chi phối, việc đánh giá rủi ro không được đặt ra cấp thiết như các tổ chức kinh doanh tài chính Để đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như đảm bảo hiệu quả trong hoạt động trong đơn vị là Công ty cổ phần trong đó Nhà nước nắm cổ phần chi phối, HTKSNB bao gồm các yếu tố sau: Môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ
Môi trường kiểm soát bao môi trường kiểm soát bên trong và bên ngoài DN. a Môi trường kiểm soát bên trong DN
Những vấn đề chung về chi phí và kiểm soát chi phí
2.2.1 Khái niệm và phân loại chi phí
Xét về bản chất kinh tế, chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động SXKD của DN Chi phí sản xuất có thể hiểu là biểu hiện bằng tiền của các hao phí lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD được tính cho một thời kỳ nhất định; hoặc chi phí là những tổn thất về nguồn lực, tài sản cụ thể và dịch vụ được sử dụng trong hoạt động SXKD [5]
Nhìn nhận ở góc độ kế toán, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam 01 - chuẩn mực chung thì chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm vốn phân phối cho cổ đông hoặc vốn chủ sở hữu.
Trên góc độ của kế toán, chi phí được nhìn nhận như những khoản phí tổn thực tế phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất của DN bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình SXKD thông thường của DN và các chi phí khác để đạt được một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định, mục đích cụ thể trong kinh doanh.
Nhận thức chi phí có thể khác nhau về quan điểm, hình thức thể hiện chi phí tuy nhiên chúng đều có những điểm chung: Chi phí là hao phí tài nguyên (kể cả hữu hình và vô hình), vật chất, lao động; Những hao phí này gắn liền với mục đíchSXKD; Phải định lượng được bằng tiền và được xác định trong một khoảng thời gian nhất định.
Thứ nhất, Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Theo chức năng hoạt động, chi phí bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất Việc phân loại chi phí theo chức năng hoạt động giúp cho DN có thể xác định rõ vai trò, chức năng của từng khoản mục chi phí trong quá trình hoạt động SXKD tại DN Trong mối quan hệ với phạm vi sản xuất, chi phí được phân thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất [5] a Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định Chi phí sản xuất bao gồm ba khoản mục chi phí sau: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Chi phí NVL trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm toàn bộ chi phí NVL sử dụng trực tiếp trong từng quá trình sản xuất sản phẩm như chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ… Chi phí NVL trực tiếp thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá thành sản phẩm dịch vụ, nhưng dễ nhận diện, định lượng chính xác, kịp thời khi phát sinh Trong quản lý chi phí, chi phí NVL trực tiếp thường được định mức theo từng loại sản phẩm và có thể nhận diện trên hồ sơ kỹ thuật sản xuất, định mức vật tư trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… của công nhân trực tiếp thực hiện từng quá trình sản xuất Chi phí nhân công trực tiếp dễ nhận diện, định lượng chính xác, kịp thời khi phát sinh Trong quản lý, chi phí nhân công trực tiếp được định mức theo từng loại sản phẩm, dịch vụ.
Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả các chi phí sản xuất cần thiết khác phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung thường bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng; Chi phí NVL dùng cho quản lý phân xưởng; Chi phí công cụ dùng trong sản xuất; Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, TSCĐ khác dùng trong hoạt động sản xuất; Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại xưởng sản xuất.
Chi phí sản xuất chung có một số đặc điểm sau: Bao gồm nhiều yếu tố chi phí có nguồn gốc phát sinh, đặc điểm khác nhau; Liên quan đến nhiều hoạt động của quá trình sản xuất sản phẩm khác nhau; Khi sản lượng sản phẩm sản xuất thay đổi có những khoản chi phí thay đổi tỷ lệ như chi phí điện, nhiên liệu… nhưng cũng có những khoản chi phí không thay đổi như khấu hao nhà xưởng theo phương pháp bình quân, lương nhân viên cố định… và cũng có cả những chi phí có tính hỗn hợp như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị; Các yếu tố chi phí khác nhau thuộc nhiều bộ phận quản lý nên khó kiểm soát b Chi phí ngoài sản xuất Để tổ chức quản lý và thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, các DN còn phải thực hiện tiếp một số khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vi sản xuất Các khoản hi phí này được gọi là chi phí ngoài sản xuất Chi phí ngoài sản xuất bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN.
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dich vụ trong kỳ.
Chi phí bán hàng bao gồm: Chi phí lương và các khoản trích theo lương của lao động trực tiếp, gián tiếp hay quản lý trong hoạt động bán hàng, vận chuyển hàng hóa tiêu thụ; Chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng trong việc bán hàng, vận chuyển hàng hóa tiêu thụ; Chi phí về công cụ, dụng cụ dùng trong việc bán hàng như bao bì sử dụng luân chuyển, các quầy hàng…; Chi phí khấu hao thiết bị và TSCĐ dùng trong bán hàng như khấu hao phương tiện vận chuyển, khấu hao cửa hàng, nhà kho…; Chi phí dịch vụ thuê ngoài liên quan đến bán hàng như chi phí quảng cáo, chi phí hội chợ, chi phí bảo trì, bảo hành, chi phí khuyến mãi…; Chi phí khác bằng tiền trong hoạt động bán hàng.
Chi phí bán hàng có hai đặc điểm sau: Thứ nhất, chi phí bán hàng bao gồm cả những khoản chi phí thay đổi tỷ lệ với khối lượng sản phẩm tiêu thụ như chi phí vận chuyển, bao bì, nhãn mác sản phẩm… cũng có cả các chi phí có tính cố định như chi phí khấu hao theo phương pháp bình quân của cửa hàng, lương nhân viên quản lý bán hàng Nói cách khác, chi phí bán hàng cũng thể hiện các đặc điểm của chi phí hỗn hợp Thứ hai, chi phí bán hàng gồm nhiều khoản chi phí do nhiều bộ phận khác nhau quản lý và rất khó kiểm soát.
Chi phí quản lý DN:Khoản mục chi phí này bao gồm tất cả chi tiêu liên quan đến công việc hành chí, quản trị ở phạm vi toàn DN Ngoài ra, chi phí quản lý DN còn bao gồm cả những chi phí mà không thể ghi nhận vào những khoản mục chi phí nói trên
Cụ thể, chi phí quản lý DN thường bao gồm: Chi phí lương và các khoản trích theo lương của bộ máy quản lý DN; Chi phí vật liệu, năng lượng, nhiên liệu dùng trong hành chính quản trị; Chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong công việc hành chính quản trị; Chi phí khấu hao thiết bị, TSCĐ dùng trong công việc hành chính quản trị; Chi phí dich vụ điện nước, điện thoại, bảo hiểm, phục vụ chung toàn DN; Các khoản thuế, lệ phí chưa tính vào giá trị tài sản; Các khoản chi phí liên quan đến sự giảm sút giá trị tài sản do tác động của thị trường, tình hình kinh tế dùng trong SXKD như dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hao hụt trong khâu dự trữ,…; Các chi phí khác bằng tiền liên quan đến phục vụ quản lý toàn DN.
Kiểm soát nội bộ chi phí trong DN tư vấn đầu tư và xây dựng
2.3.1 Đặc thù của ngành tư vấn đầu tư và xây dựng
Tư vấn đầu tư và xây dựng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, góp phần lớn giúp xây dựng cơ bản hoàn thành được nhiệm vụ của mình: đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người như nơi ở, đi lại và đặc biệt là các cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, tạo nền tảng cho các loại hình SXKD khác phát triển
Tư vấn đầu tư và xây dựng giúp cho nhà đầu tư xây dựng được kế hoạch chi tiết, khả thi và hiệu quả cho mỗi công trình Nó góp phần giảm thiểu rủi ro của nhà đầu tư khi đầu tư vào những công trình lớn, nâng cao tính hiệu quả của công trình và làm giảm lãng phí, thất thoát trong xây dựng cơ bản nhờ xây dựng được dự toán chi phí và dựa vào các hồ sơ khảo sát, thiết kế Từ đó, nhà đầu tư kiểm soát được tiến độ thi công, các khoản mục chi phí và đánh giá chất lượng công trình.
Tư vấn đầu tư xây dựng là hoạt động mang tính đặc thù, phức tạp đòi hỏi hàm lượng chất xám và trình độ lao động trí óc cao Do vậy, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao là ưu tiên hàng đầu của các đơn vị tư vấn
Sản phẩm tư vấn đầu tư xây dựng không giống bất cứ sản phẩm thông thường nào khác, đó là sự tập hợp kiến thức, trình độ, kinh nghiệm của từng cá nhân trong một tập thể Sản phẩm không theo một dây chuyền sản xuất hàng loạt mà có tính chất cá biệt, mỗi sản phẩm có một điểm riêng nhất định.
Sản phẩm tư vấn đầu tư xây dựng thường xuyên thay đổi theo giai đoạn, theo nhu cầu, thị hiếu của khách hàng Sản phẩm tư vấn đầu tư xây dựng không chỉ mang ý nghĩa kinh tế - kỹ thuật mà còn mang tính nghệ thuật, mang màu sắc dân tộc, thói quen, tập quán sinh hoạt Do vậy sản phẩm tư vấn đầu tư xây dựng phản ánh trình độ kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật và văn hóa nghệ thuật của từng giai đoạn lịch sử của một đất nước.
Sản phẩm tư vấn đầu tư và xây dựng được đơn vị tư vấn thực hiện giám sát tác giả trong suốt quá trình thi công xây lắp, hoàn thiện và nghiệm thu công trình.
Từ lúc đơn vị tư vấn thiết kế bàn giao hồ sơ cho chủ đầu tư cho đến khi hồ sơ thiết kế được duyệt chính thức đưa vào thi công là một khoảng thời gian phụ thuộc vào nhiều cơ quan liên quan, nhiều giai đoạn mà cơ quan tư vấn thiết kế phải chịu trách nhiệm từ khi sản phẩm thiết kế hoàn thành bàn giao cho đến khi công trình xây dựng được thi công xong.
Một tính chất đặc thù khác, đó là kết cấu giá thành của sản phẩm tư vấn đầu tư xây dựng Chi phí lớn nhất trong kết cấu giá thành sản phẩm tư vấn là chi phí nhân công Hầu hết các đơn vị tư vấn đều đưa ra biện pháp quản lý là khoán lương cho sản phẩm thiết kế theo tỷ lệ % trên doanh thu Đối tượng nhận khoán gồm nhân viên của đơn vị có ký hợp đồng lao động và các cộng tác viên.
2.3.2 Đặc điểm kiểm soát nội bộ trên từng khoản mục chi phí
2.3.2.1 Kiểm soát nội bộ chi phí NVL
Chi phí NVL trực tiếp chiếm khoảng 20% trong cơ cấu giá thành của sản phẩm tư vấn đầu tư và xây dựng Vì vậy kiểm soát và quản lý chặt chẽ chi phí NVL trực tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm Sự phân chia trách nhiệm trong kiểm soát NVL tại đơn vị tư vấn đầu tư xây dựng áp dụng nguyên tắc phân công phân nhiệm và nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa các bộ phận: bộ phận duyệt mua, bộ phận mua hàng, bộ phận nhập xuất kho và kế toán vật tư a Kiểm soát quá trình mua hàng và nhập kho:
Thứ nhất, Ban hành các văn bản chính thức về chính sách đặt hàng, giá cả và chất lượng vật tư mua, về việc lựa chọn nhà cung cấp… để bảo đảm việc mua vật tư nằm trong tầm kiểm soát của Ban Giám đốc.
Thứ hai, Khi có nhu cầu cung ứng vật tư, bộ phận liên quan sẽ lập phiếu đề nghị mua vật tư và gửi cho bộ phận mua hàng Phiếu này phải được lập dựa trên kế hoạch sản xuất, nhu cầu đột xuất, thường xuyên… và được xem xét ký duyệt bởi người có thẩm quyền.
Thứ ba, Bộ phận mua hàng tiến hành lập đơn đặt hàng trên cơ sở Phiếu đề nghị mua và phải được xét duyệt hợp lý.
Thứ tư, Khi nhận hàng phải được kiểm tra về chất lượng và số lượng bởi một bộ phận độc lập và lập thành văn bản (Biên bản kiểm nghiệm vật tư) làm căn cứ để thanh toán Sự tách biệt giữa các chức năng nhận hàng, kiểm nghiệm và nhập kho sẽ ngăn ngừa được gian lận trong khâu này.
Thứ năm, Báo cáo nhận hàng (Phiếu nhập kho) phải ghi rõ nội dung về số lượng, chủng loại, chất lượng, ngày nhận và các nội dung liên quan khác, đồng thời phải có đủ chữ ký các bộ phận liên quan. b Kiểm soát quá trình bảo quản và xuất kho vật tư:
Thứ nhất, Cần xác lập quy trình bảo quản tồn trữ để giảm hao hụt và không bị mất phẩm chất Bên cạnh đó duy trì mức dự trữ NVL hợp lý tránh gây gián đoạn trong sản xuất hoặc bị ứ đọng vốn.
Thứ hai, Phiếu xuất vật tư phải được lập trên cơ sở Phiếu xin lĩnh vật tư do người phụ trách những bộ phận sản xuất lập căn cứ vào nhu cầu, trong đó nêu rõ số lượng và chất lượng của loại vật tư cần thiết.
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI VIỆC KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG GTVT
Giới thiệu chung về Công ty
Tên: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải. Trụ sở giao dịch: 371 Kim Mã - P Ngọc Khánh - Q Ba Đình - TP Hà Nội Quyết định chuyển đổi DN Nhà nước thành Công ty Cổ phần số 2834/QĐ- BGTVT ngày 15/8/2005 và số 4382/QĐ-BGTVT ngày 18 tháng 11 năm 2005 của
Bộ Giao thông Vận tải.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số: 0103010328 ngày 16 tháng 12 năm 2005, bổ sung lần 1, lần 2, lần 3 và đăng ký thay đổi lần 4 ngày 05 tháng 10 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
Vốn điều lệ: 20.295.890.000 đồng (Hai mươi tỷ, hai trăm chin mươi lăm triệu, tám trăm chin mươi ngàn đồng).
Cơ cấu vốn: Nhà nước: 49% ; Cổ đông là cán bộ công nhân viên Công ty: 29%; Cổ đông ngoài: 22%
Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải tiền thân là Viện Nghiên cứu thiết kế Đường sắt được thành lập từ năm 1959 Năm 1989 trên cơ sở sáp nhập 3 Công ty: Công ty Khảo sát thiết kế Đường sắt, Công ty Nghiên cứu Thiết kế đầu máy toa xe, Ban Khoa học Kinh tế kỹ thuật - Tổng Cục Đường sắt thành Viện NCTK Đường sắt Đến năm
1994 đổi tên thành Công ty Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Tháng 12/2005 hoàn thành việc cổ phần hoá chuyển đổi từ DN Nhà nước với tên gọi là Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải
Hiện nay, lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là tư vấn đầu tư xây dựng các công trình giao thông; cho thuê nhân lực trong phạm vi luật định; Thiết kế mạng thông tin, bưu chính viễn thông công trình xây dựng; Thiết kế lắp đặt hệ thống điện công trình giao thông; Thi công xây dựng các công trình thực nghiệm và các công trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới; Mua bán máy móc, thiết bị và phụ tùng thay thế; Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê, cho thuê văn phòng làm việc, cho thuê máy móc thiết bị; Tư vấn giám sát chất lượng quá trình lắp đặt và chuyển giao công nghệ máy móc, thiết bị công nghiệp và các phương tiện giao thông vận tải; Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp; Thiết kế cấp thoát nước; Đại lý bán vé tầu hoả; Mua bán hàng điện tử, điện lạnh; Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh; Giám sát thi công xây dựng đối với công trình đường dây và trạm biến áp đến 220KV, lĩnh vực: Lắp đặt thiết bị công trình,xây dựng hoàn thiện; Thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp đến 35KV.(Công trình tiêu biểu Công ty thực hiện 10 năm gần đây trình bày ở phụ lục 1 Năng lực máy móc thiết bị của Công ty được trình bày ở phụ lục 2)
Những đặc điểm của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng
GTVT ảnh hưởng đến công tác kiểm soát nội bộ chi phí.
3.2.1 Đặc điểm của bộ máy tổ chức quản lý điều hành
Bộ máy quản lý của Công ty CP TVĐT&XD GTVT được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng Với mô hình này, bộ máy quản lý gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu quản lý và điều hành nhiệm vụ SXKD của Công ty Trong bộ máy có sự phân công, phân cấp chặt chẽ, rõ ràng, phân định trách nhiệm cụ thể giữa các thành viên trong Ban giám đốc, các phòng ban của Công ty tạo thuận lợi trong quá trình chỉ đạo thực hiện hoạt động SXKD Cụ thể:
Trong sơ đồ tổ chức, quản lý điều hành tại Công ty CP tư vấn ĐT&XD GTVT, HĐQT là cơ quan cao nhất được bầu từ các kỳ Đại hội cổ đông của Công ty. TGĐ là người điều hành mọi hoạt động SXKD, là người đại diện trước pháp luật của Công ty trong mọi giao dịch TGĐ được HĐQT thuê dưới hình thức bổ nhiệm và miễn nhiệm Các Phó TGĐ là người giúp việc cho TGĐ, được phân công phụ trách một số lĩnh vực và chịu trách nhiệm trước TGĐ
Các Giám đốc Xí nghiệp chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Xí nghiệp và chịu trách nhiệm trước TGĐ về chuyên môn nghiệp vụ Các trưởng phòng trong khối quản lý phụ trách chung tất cả các công việc thuộc chức năng,nhiệm vụ của phòng mình, và chịu trách nhiệm trước TGĐ về các nghiệp vụ,chuyên môn phòng mình.
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức, quản lý điều hành tại Công ty CP tư vấn ĐT&XD GTVT
3.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty CPTVĐT&XD
Bộ máy kế toán giữ vai trò quan trọng với toàn bộ hoạt động của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung Các nghiệp vụ kế toán phát sinh được tập trung ở phòng kế toán của công ty Tại đây thực hiện việc tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ phương pháp thu thập xử lý thông tin ban đầu, thực hiện đầy đủ việc ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ tài chính, cung cấp một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin về toàn cảnh về tình hình tài chính của Công ty Từ đó tham mưu cho Ban Giám đốc để đề ra các biện pháp, các quyết định phù hợp với đường lối phát triển của Công ty
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty CP tư vấn ĐT&XD GTVT
Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ phận kế toán, có kinh nghiệm nghề nghiệp lâu năm, chịu trách nhiệm chung nhất về toàn bộ mặt hoạt động tài chính của Công ty Có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán trong đơn vị, phân công, bố trí công việc cho các kế toán viên và kế toán tổng hợp, giám sát kiểm tra và bố trí công việc.
Kế toán trưởng còn là trợ lý cho TGĐ, tham mưu cho TGĐ các vấn đề liên quan đến tài chính, kinh tế, đầu tư, vốn vay, kiến nghị những biện pháp kinh tế nhằm nâng cao hoạt động của DN Ngoài ra, Kế toán trưởng còn là người phải thường xuyên cập nhật những nội dung mới, những sửa đổi mới trong chế độ kế toán và phổ biến những quy định đó cho cấp dưới.
Kế toán các xí nghiệp: Có nhiệm vụ thu thập, ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu chi phí phát sinh ở xí nghiệp, tập hợp gửi về phòng TCKT.
Kế toán tổng hợp: Là người thực hiện phần hành “kế toán tổng hợp” Có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra các bút toán hạch toán kế toán của các kế toán viên theo chuẩn mực kế toán, phụ trách lưu giữ chứng từ theo quy định, tổng hợp số liệu về các hợp đồng, thanh quyết toán các phần công việc xác định kết quả lãi, lỗ,
Kế toán các xí nghiệp
Kế toán TSCĐ, CCDC, NVL
Kế toán tạm ứng, thu nhập
Kế toán thuế, thu, chi
Thủ quỹ ghi chép sổ cái, tính chi phí, giá thành Kế toán tổng hợp cũng là người lên các báo cáo tổng hợp hàng tháng, hàng quý, cuối năm lên các báo cáo tài chính theo quy định, các báo cáo gửi cho cơ quan thuế
Kế toán TSCĐ, CCDC, NVL: theo dõi ghi chép chi tiết tình hình tăng giảm, khấu hao TSCĐ cũng như tình hình nhập xuất tồn kho từng loại vật tư.
Kế toán tạm ứng, thu nhập: theo dõi các khoản vay, nợ của công ty; ghi chép, thanh toán các khoản tạm ứng và thu nhập của cán bộ công nhân viên
Kế toán thuế, thu, chi: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán lập phiếu thu, phiếu chi Hàng tháng làm tờ khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN; cuối quý làm thuế thu nhập DN; cuối năm làm quyết toán thuế thu nhập DN.
Kế toán tiền lương: Là người đảm nhiệm phần hành kế toán tiền lương Theo dõi, chấm công đối với cán bộ công nhân viên; tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời đầy đủ tình hình về sự biến động số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian và kết quả lao động Nhiệm vụ tính toán và hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ các khoản khấu trừ vào lương, các khoản thu nhập, trợ cấp cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Thủ quỹ: Có trách nhiệm thu giữ, quản lý tiền mặt tại công ty Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán để nhập xuất tiền mặt Sau đó tổng hợp đối chiếu thu chi với kế toán có liên quan Hàng tháng tổng kết thu chi, thông báo tình hình tồn quỹ thực tế cho TGĐ, so sánh số dư thực tế tại quỹ với số dư trên sổ sách Nếu có sự chênh lệch phải tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Khái quát về HTKSNB chi phí tại Công ty CP TVĐT&XD GTVT
3.3.1.1 Môi trường kiểm soát bên trong Công ty a Đặc thù quản lý
HĐQT là cơ quan cao nhất được bầu từ các kỳ Đại hội cổ đông của Công ty. TGĐ là người điều hành mọi hoạt động SXKD, là người đại diện trước pháp luật của Công ty trong mọi giao dịch TGĐ được HĐQT thuê dưới hình thức bổ nhiệm và miễn nhiệm Các hoạt động SXKD của Công ty được thực hiện dưới sự lãnh đạo thống nhất của TGĐ, bên cạnh đó còn có sự trợ giúp của các Phó TGĐ và các phòng ban chức năng Khi TGĐ đi vắng sẽ uỷ quyền cho các Phó TGĐ điều hành
Tại Công ty, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ là một người có năng lực và tâm huyết với công việc TGĐ cùng lãnh đạo Công ty định hướng kinh doanh, tổ chức cán bộ, hoạt động tài chính, quan hệ đối ngoại, tuyên truyền, khen thưởng, kỷ luật, phê chuẩn các quyết định, chính sách và thủ tục kiểm soát sẽ áp dụng tại Công ty
Bộ máy quản lý của Công ty là những người có trách nhiệm và biết lắng nghe ý kiến, phản hồi của người lao động Chính điều đó tạo ra được môi trường làm việc hài hoà, hiệu quả khi đa số người lao động hài lòng và có trách nhiệm với công việc của mình.
Quan điểm điều hành của lãnh đạo Công ty là luôn hỗ trợ và khuyến khích các cá nhân để đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc Quan điểm về kiểm soát chi phí là tối ưu hóa các khoản chi phí Để cụ thể hóa quan điểm của mình, lãnh đạo Công ty đã thực hiện phân cấp quản lý áp dụng trong từng lĩnh vực: kế hoạch – kinh doanh; tài chính – kế toán; vật tư – thiết bị; kỹ thuật – chất lượng; tổ chức cán bộ - lao động và tiền lương Cụ thể:
Thứ nhất, trong lĩnh vực kế hoạch-kinh doanh: Phân cấp quản lý trong tổ chức và quan hệ làm việc: phòng QLKD của Công ty và phòng Kế hoạch tổng hợp của các Chi nhánh phụ trách lĩnh vực này Phân cấp quản lý trong xây dựng và đánh giá thực hiện kế hoạch SXKD quý, năm do các bộ phận thực hiện và trình
TGĐ duyệt thông qua phòng QLKD Căn cứ vào kế hoạch được giao và khả năng thực hiện hàng tháng, quý, năm của các bộ phận, phòng QLKD tham mưu trình TGĐ bổ sung hoặc điều chỉnh kế hoạch SXKD Phân cấp quản lý trong định hướng, mục tiêu phát triển thị trường: Phòng QLKD tham mưu chính cho TGĐ.
Các chi nhánh chịu trách nhiệm xây dựng biện pháp và tổ chức thực hiện để mở rộng thị trường Phân cấp quản lý trong công tác đấu thầu: Phòng QLKD chủ trì, phòng Hợp tác quốc tế và chi nhánh được giao nhiệm vụ phối hợp tiếp cận chủ đầu tư các dự án, tìm hiểu thông tin của các nhà thầu khác Phân cấp quản lý trong việc ký kết, thực hiện và quản lý hợp đồng kinh tế: Phòng QLKD tham mưu cho TGĐ ký kết hợp đồng với chủ đầu tư hoặc đối tác kinh doanh và giao cho chi nhánh hoặc nhà thầu phụ thực hiện Phân cấp quản lý trong công tác nghiệm thu, thanh quyết toán: Phòng QLKD chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các bộ phận thực hiện lập và ký nghiệm thu công việc hoàn thành; lập hồ sơ thanh toán với chủ đầu tư hoặc đối tác liên danh và gửi phòng TCKT một bộ hồ sơ để ghi nhận doanh thu Việc thanh, quyết toán nội bộ được thực hiện một lần vào tháng cuối quý và được thực hiện khi Công ty đã quyết toán xong với chủ đầu tư hoặc với nhà thầu chính Phân cấp quản lý lưu giữ hợp đồng, hồ sơ thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng: hồ sơ gốc được lưu giữ ở phòng QLKD, phòng TCKT; bản sao gửi phòng Quản lý kỹ thuật chất lượng và các đơn vị liên quan
Thứ hai, trong lĩnh vực tài chính-Kế toán: Phân cấp quản lý trong tổ chức và quan hệ làm việc: Phòng TCKT của Công ty cùng bộ phận kế toán ở phòng Kế hoạch tổng hợp của các bộ phận chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực Tài chính-Kế toán Bộ phận kế toán ở các bộ phận chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc chi nhánh và chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của kế toán trưởng và phòng TCKT của Công ty Phân cấp quản lý trong quản lý tài chính: Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính quý, năm trình TGĐ thông qua phòng TCKT Hàng tháng, phòng TCKT thẩm xét kế hoạch cấp vốn cho các bộ phận và kiểm tra, kiểm soát các khoản thu chi, sử dụng vốn của các bộ phận Các bộ phận chịu trách nhiệm nhận, quản lý sử dụng có hiệu quả toàn bộ vốn và tài sản Công ty giao Phân cấp quản lý trong hạch toán kế toán: Phòng TCKT chịu toàn bộ trách nhiệm về hạch toán kế toán và báo cáo tài chính trước các cơ quan chức năng, HĐQT và cổ đông công ty Các bộ phận mở sổ sách theo dõi thu, chi theo từng dự án; theo dõi chi phí, công nợ, thanh toán các dự án mà mình thực hiện và tập hợp nộp chứng từ theo quy định về phòng TCKT Công ty Việc sử dụng hóa đơn: công ty thống nhất một mã số thuế của Công ty, con dấu trên hóa đơn đầu ra là con dấu của Công ty Phân cấp quản lý trong công tác chấp hành thanh tra, kiểm toán: Phòng QLKD và phòng
TCKT chủ trì, phối hợp với các bộ phận có liên quan để cùng thực hiện và giải trình những nội dung mà cơ quan thanh tra, kiểm toán yêu cầu.
Thứ ba, trong lĩnh vực Vật tư – Thiết bị: Phân cấp quản lý trong việc xây dựng kế hoạch mua sắm: Giám đốc bộ phận chịu trách nhiệm lập kế hoạch mua sắm và Văn phòng tổng hợp lại nhu cầu mua sắm của cả Công ty, trình TGĐ phê duyệt.
Phân cấp quản lý trong việc quản lý trang thiết bị, vật tư, văn phòng phẩm: Văn phòng công ty chịu trách nhiệm tham mưu cho TGĐ mua sắm, quản lý, sử dụng và sửa chữa trang thiết bị, vật tư, văn phòng phẩm Phân cấp quản lý trong công tác kiểm tra, kiểm kê: Văn phòng cùng phòng TCKT có trách nhiệm tham mưu cho
TGĐ kiểm tra tác quản lý vật tư thiết bị và thành lập Hội đồng kiểm kê của Công ty.
Thứ tư, trong lĩnh vựa kỹ thuật – Chất lượng: Phân cấp quản lý trong việc quản lý chất lượng sản phẩm: tất cả các sản phẩm đều do Công ty ký duyệt và đóng dấu Phòng Quản lý kỹ thuật chất lượng có trách nhiệm KCS tất cả các dự án đảm bảo chất lượng, đúng yêu cầu của hồ sơ dự thầu và hợp đồng đã ký Phân cấp quản lý trong nghiệm thu sản phẩm: trước khi mời chủ đầu tư nghiệm thu, phòng Quản lý kỹ thuật chất lượng phải tiến hành nghiệm thu nội bộ trước Phân cấp quản lý trong việc bảo hành sản phẩm: khi có phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm, phòng Quản lý chất lượng kỹ thuật cùng bộ phận liên quan kiểm tra, phân tích nguyên nhân và cùng đề ra giải pháp khắc phục, lập báo cáo gửi TGĐ Phân cấp quản lý trong việc lưu trữ hồ sơ: Chi nhánh có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ gốc và nộp
01 bộ hồ sơ hoàn thiện đầy đủ chữ ký duyệt, con dấu của cơ quan thẩm định về lưu trữ tại thư viện Công ty.
Thứ năm, trong lĩnh vực tổ chức cán bộ-lao động và tiền lương: phòng Tổ chức cán bộ lao động tham mưu cho TGĐ phương án quy hoạch, đào tạo cán bộ. Lãnh đạo các bộ phận có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý cán bộ công nhân viên thuộc đơn vị mình Các chi nhánh có quyền chủ động xây dựng và thay đổi mô hình tổ chức SXKD cho phù hợp với thực tế trình Công ty quyết định; trực tiếp điều động bố trí lao động trong Chi nhánh; đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Phân cấp quản lý trong công tác quản lý lao động: công ty ký hợp đồng không xác định thời hạn và có thời hạn từ 3 tháng trở lên Trường hợp dưới 3 tháng, ủy quyền cho giám đốc bộ phận ký hợp đồng Phân cấp quản lý trong công tác quản lý tiền lương: Công ty quản lý mọi chính sách có liên quan đến tiền lương và quyết định các chính sách về tiền lương của người lao động trong Công ty Phân cấp quản lý trong công tác quản lý giáo dục, đào tạo: Công ty thống nhất quản lý công tác giáo dục đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu chung của Công ty và tiết kiệm chi phí đào tạo Phân cấp quản lý trong công tác thi đua, khen thưởng kỷ luật: công ty và chi nhánh có trách nhiệm lập kế hoạch và tổ chức thực hiện bình xét thi đua, báo cáo kết quả về Công ty thông qua phòng Tổ chức cán bộ lao động Mọi quyết định có liên quan đến người lao động Chi nhánh phải gửi đến TGĐ (thông qua phòng Tổ chức cán bộ lao động). b Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức, quản lý điều hành được thiết lập theo mô hình trực tuyến chức năng dưới sự lãnh đạo thống nhất của TGĐ
Công ty thiết lập được sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộ lĩnh vực hoạt động của mình Mỗi bộ phận đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ khác nhau không bị chồng chéo và không có chức năng nào bị bỏ trống mà chưa có bộ phận phụ trách
Bảng 3.1 Chức năng các khối chuyên môn
Các khối chuyên môn Chức năng
Khối sản xuất Trực tiếp tạo ra sản phẩm theo chuyên môn của các bộ môn.
Khối văn phòng Tham mưu cho TGĐ về: công tác quản trị, công tác quản lý, sửa chữa, cải tiến thiết bị, phương tiện, vật tư; công tác mua sắm máy thiết bị, phương tiện, vật tư; công tác báo cáo, thống kê.
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Qua việc phân tích cụ thể ở chương III về HTKSNB về chi phí, tác giả thấy Công ty CP TVĐT&XD GTVT đã có những kết quả nhất định trong việc kiểm soát nội bộ về chi phí Bên cạnh đó cũng còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục
4.1.1.1 Về môi trường kiểm soát
Bộ máy quản lý của Công ty CP TVĐT&XD GTVT được tổ chức theo hình thức trực tuyến – chức năng, tuyến có sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cùng với đội ngũ nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức tốt Công ty có sự phân cấp quản lý rõ ràng cho từng lĩnh vực hoạt động, do đó mà công việc không bị chồng chéo.
Chính sách nhân sự về tuyển dụng, đào tạo và khen thưởng rõ ràng, hợp lý đã tạo ra được môi trường làm việc hài hoà, hiệu quả khi đa số người lao động đều hài lòng và có trách nhiệm với công việc của mình Công ty truyền đạt được những mục tiêu kinh doanh cho người lao động tạo điều kiện để cán bộ chuyên môn và nhân viên làm việc vì những mục tiêu này
Công tác kế hoạch, dự toán về sản xuất, tiêu thụ, thu chi quỹ, kế hoạch hay dự án đầu tư, sửa chữa tài sản cố định, đặc biệt là kế hoạch tài chính được thực hiện khá chi tiết giúp cung cấp thông tin quản lý về tình hình sản xuất, tài chính, cung ứng vật tư, bố trí nhân công… Việc lập kế hoạch, dự toán được lãnh đạo công ty coi trọng, lấy đó là một trong những cơ sở để đánh giá hoàn thành nhiệm vụ hay sự cố gắng phấn đấu trong công việc.
Công tác giám sát các hoạt động của Công ty được thực hiện bởi Ban kiểm soát bằng các kế hoạch đánh giá định kỳ Công tác giám sát có góp phần tạo cho từng người lao động cũng như đơn vị ý thức hơn trong công việc của mình đặc biệt là việc kiểm soát chi phí.
Nhìn chung, với những ưu điểm về phân cấp quản lý, chính sách nhân sự và công tác kế hoạch, dự toán, Công ty đã tạo ra một môi trường kiểm soát nội bộ tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm soát nội bộ chi phí của Công ty.
4.1.1.2 Về hệ thống thông tin kế toán phục vụ công tác kiểm soát chi phí
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung và phân quyền Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty hợp lý, hiệu quả Trong đó quy định rõ ràng, cụ thể chức năng nhiêm vụ từng nhân viên kế toán, đảm bảo sự kiểm tra đối chiếu lẫn nhau giữa các phần hành kế toán Nhờ có bộ máy kế toán hợp lý, phòng TCKT đã thực hiện đúng chức năng của mình là tham mưu cho giám đốc trong việc điều hành công ty, và luôn cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về tình hình tài chính của công ty cho các đối tượng quan tâm
Tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu tập trung tạo sự lãnh đạo tập trung thống nhất cho kế toán trưởng điều hành quản lý bộ máy kế toán tài chính Bộ máy tổ chức kế toán tương đối hoàn chỉnh về số lượng nhân viên cũng như việc tổ chức các phần hành kế toán Kế toán trưởng theo dõi nhân viên và phân công đảm nhiệm các phần hành kế toán cụ thể Tính chuyên môn hoá trong tổ chức bộ máy là ưu điểm lớn trong tổ chức bộ máy kế toán Đội ngũ nhân viên có năng lực, có chuyên môn trình độ đều tốt nghiệp đại học và đều có kinh nghiệp nhiều năm trong lĩnh vực TCKT đảm nhiệm nên đã đạt hiệu quả cao Công tác kế toán luôn luôn hoàn thiện những nhiệm vụ được giao như công tác quản lý chi phí, phân tích tình hình tài chính nội bộ, phục vụ cung cấp thông tin cho các đối tượng trong và ngoài Công ty quan tâm đến tình hình tài chính.
Về hình thức tổ chức công tác kế toán: Tình hình thực tế cho thấy, công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung là phù hợp Quy định mở và ghi chép trên sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết…tương đối chặt chẽ và khoa học Công ty luôn chấp hành đúng các chính sách, chế độ kế toán tài chính của nhà nước, các chính sách giá, thuế Tổ chức mở sổ kế toán một cách phù hợp để phản ánh tình hình biến động của quá trình SXKD.
Việc phân công trách nhiệm rõ ràng cho các kế toán viên đảm nhiệm những phần hành kế toán tại Công ty đã đạt được những thành tựu khá tốt Các chứng từ được sử dụng để chứng minh cho các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh tại Công ty là tương đối phong phú và đa dạng Không những sử dụng chứng từ mang tính “bắt buộc” theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC mà còn có một khối lượng lớn các chứng từ “không bắt buộc” được kế toán Công ty thiết kế phục vụ cho quá trình ghi nhận chi phí phù hợp với những hoạt động đặc thù của Công ty nhưng hợp lý, hợp lệ dựa trên các mẫu Báo cáo tài chính đã ban hành Công tác kiểm tra chứng từ được thực hiện đầy đủ, phù hợp với việc phân loại, ghi sổ, lưu trữ chứng từ đã được kế toán làm rất tốt, phục vụ cho công tác kiểm tra, tra cứu thông tin được rõ ràng với hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán được áp dụng theo quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC.
Do tính chất đặc thù trong ngành, quy mô Công ty mà kế toán đã tổ chức chi tiết cho các tài khoản, hệ thống sổ sách được phân loại chi tiết cho từng đối tượng để tiện theo dõi, kiểm tra và đối chiếu Hình thức Sổ kế toán Nhật ký chung đang áp dụng với sự trợ giúp của phần mềm kế toán đã có hiệu quả tích cực đối với bộ máy tổ chức kế toán Sự theo dõi chi tiết, tổng hợp luôn thực hiện được
4.1.1.3 Về TTKS chi phí và thực trạng công tác kiểm soát chi phí
Tại Công ty, các TTKS chi phí và công tác kiểm soát chi phí luôn được TGĐ quan tâm hàng đầu, vì đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty Các TTKS chi phí được quy định rõ ràng về nội dung, cách tính và định mức. Công tác kiểm soát chi phí được làm chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch chi phí cho đến khâu thực hiện chi phí và công tác hạch toán chi phí trên cả hai mặt: kiểm soát vật chất và kiểm soát phi vật chất đối với từng yếu tố chi phí: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
Cùng với việc áp dụng nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các chức năng thực hiện chi phí là ban hành các quy định, TTKS, công tác kiểm soát chi phí ngày càng hoàn thiện và phát huy sự hữu hiệu giúp đẩy mạnh sự phát triển hoạt động SXKD cho Công ty.
4.1.2.1 Về môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát của Công ty CP TVĐT&XD GTVT hiện còn tồn tại những mặt hạn chế sau đây:
Thứ nhất, trong công tác quản lý, Công ty đã làm rất tốt ở khâu phân cấp quản lý Tuy nhiên, chất lượng của các cán bộ quản lý trong từng cấp chưa được Công ty quan tâm đúng mức Tại Hội nghị người lao động hàng năm, Công ty tiến hành lấy phiếu tín nhiệm cho cán bộ quản lý, tuy nhiên việc làm này chỉ mang tính hình thức, số phiếu không được công khai và những cán bộ năng lực kém vẫn tiếp tục làm công tác quản lý Điều này làm giảm hiệu quả và lòng tin của người lao động Một bộ phận người lao động sẽ không có được động cơ phấn đấu, không dành tâm huyết cho công việc, dẫn đến giảm hiệu quả công việc tức là những khoản chi phí Công ty bỏ ra phục vụ cho hoạt động SXKD không có hiệu quả Bên cạnh đó, cán bộ quản lý năng lực yếu sẽ không có được các quyết sách đúng đắn để tiết kiệm tối đa chi phí cho Công ty Chẳng hạn như việc đưa ra quyết định đầu tư sửa chữa, hiện đại hóa tòa nhà làm việc hiện tại để cho thuê Công ty đã thực hiện một khoản chi phí lên tới gần 15 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay đã 2 năm nhưng tòa nhà vẫn chưa cho thuê được, trong khi cán bộ công nhân viên Công ty phải làm việc ở những dãy nhà cấp bốn kém chất lượng, phụ thuộc thời tiết Ví dụ cụ thể, sau khi mưa, người lao động phải dành thời gian để dọn dẹp vệ sinh phòng và như vây thời gian phục vụ cho công việc chính giảm, hiệu quả công việc giảm, chi phí tăng.
Thứ hai, trong chính sách nhân sự, việc đào tạo của Công ty ở một số khóa học chưa hiệu quả Chẳng hạn, Công ty mở lớp đào tạo tiếng Anh, mời các giáo viên nước ngoài về dạy Việc đào tạo này sẽ là rất hữu ích nếu đúng đối tượng Tuy nhiên, do phòng Tổ chức cán bộ lao động không hạn chế số lượng và thành phần tham gia lớp học nên dẫn đến đăng ký đi học tràn lan Trường hợp những người lao động thực hiện những công việc không tiếp xúc với tiếng Anh, sau một thời gian sẽ mai một và không phục vụ cho thực tế công việc Trong khi đó chi phí mời giáo viên nước ngoài về giảng dạy là không hề nhỏ.
Các giải pháp đề xuất
4.2.1 Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát
4.2.1.1 Trong công tác quản lý: thực hiện khảo sát đánh giá cán bộ quản lý một cách triệt để
Trên thực tế, tính hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong các hoạt động của Công ty phụ thuộc chủ yếu vào các cấp phận quản lý Nếu các nhà quản lý cho rằng, công tác kiểm tra kiểm soát đặc biệt là kiểm soát chi phí là quan trọng và không thể thiếu được đối với mọi hoạt động trong Công ty thì mọi thành viên của Công ty sẽ có nhận thức đúng đắn về hoạt động kiểm tra, kiểm soát chi phí và tuân thủ mọi quy định cũng chế độ đề ra Ngược lại, nếu các nhà quản lý coi nhẹ hoạt động kiểm tra, kiểm soát chi phí thì chắc chắn các quy chế về kiểm soát chi phí sẽ không được vận hành một cách hiệu quả.
Khi thực hiện khảo sát đánh giá cán bộ quản lý, Công ty sẽ nhận được những ảnh hưởng tích cực: Thứ nhất, kết luận của việc khảo sát, đánh giá trực tiếp phản ánh sự đánh giá của tổ chức, cấp trên, cấp dưới, đồng sự đối với người đó, phản ánh sự thừa nhận của tổ chức đối với cố gắng của người đó Thứ hai, Công ty căn cứ vào kết luận khảo sát, đánh giá để trả lương và đề bạt cán bộ quản lý Do vậy mà mỗi cán bộ quản lý đều coi trọng sự đánh giá của Công ty và Công ty phải nâng cao tính công bằng trong công việc khảo sát đánh giá cán bộ quản lý nhằm nâng cao hoặc duy trì tính tích cực của mỗi cán bộ quản lý.
Nội dung của khảo sát đánh giá cán bộ quản lý bao gồm: Đánh giá cống hiến và khảo sát đánh giá năng lực Đánh giá cống hiến: Khảo sát đánh giá cống hiến là khảo sát đánh giá mức độ cống hiến của cán bộ quản lý trong quá trình đảm nhiệm chức vụ, trong một thời kỳ nhất định đối với việc thực hiện mục tiêu của Công ty. Điều đó cũng có nghĩa là đánh giá và so sánh cống hiến thực tế của một cán bộ quản lý, một bộ phận quản lý so với yêu cầu mà Công ty đặt ra đối với cá nhân và bộ phận của cán bộ quản lý đó Khảo sát đánh giá năng lực: Khảo sát đánh giá năng lực có nghĩa là thông qua việc khảo sát công tác quản lý của cán bộ quản lý trong một thời gian nhất định để đánh giá năng lực thực hiện và tiềm lực phát triển của họ, phân tích xem họ có phù hợp với yêu cầu cần có của chức vụ đang đảm nhiệm hay không, tố chất và năng lực của họ sau khi đảm nhiệm chức vụ hiện nay có được nâng cao hay không, từ đó có thể biết rằng họ có thể đảm nhiệm chức vụ quan trọng hơn hay không.
Trình tự, phương pháp khảo sát, đánh giá cán bộ quản lý bao gồm: Xác định nội dung khảo sát đánh giá, lựa chọn người đánh giá, phân tích kết quả đánh giá, phát hiện sai lệch, thông báo kết quả đánh giá, căn cứ vào kết luận đánh giá, xây dựng hồ sơ nhân tài của Công ty.
Căn cứ vào kết luận đánh giá, xây dựng hồ sơ nhân tài của Công ty: Định kỳ đánh giá cán bộ quản lý một cách nền nếp sẽ giúp Công ty hiểu được quá trình trưởng thành và đặc điểm của từng cán bộ quản lý, giúp Công ty xây dựng được hồ sơ nguồn nhân lực, phân loại cán bộ quản lý để tiến hành quản lý Ví dụ, căn cứ vào tiềm lực phát triển có thể chia cán bộ quản lý thành những nhóm sau: Có thể đề bạt ngay; có thể đề bạt sau khi đào tạo; có thể đảm đương nhiệm vụ, nhưng có một số khiếm khuyết cần khắc phục; không phù hợp, cần thay đổi Phân loại được cán bộ quản lý sẽ giúp ích cho Công ty trong hoạch định chính sách nhân sự, tổ chức đào tạo và phát triển cán bộ quản lý.
4.2.1.2 Về nhân sự: a Chính sách tuyển dụng, đào tạo và sử dụng lao động
Công ty cần có kế hoạch cụ thể và chi tiết cho việc đào tạo, căn cứ vào nhu cầu phát sinh từ thực tế công việc ở các bộ phận Việc đào tạo cần đảm bảo đúng nguyên tắc người cử đi học các ngành đào tạo phải đúng ngành, nghề đang làm hoặc phù hợp với ngành nghề Công ty đang có nhu cầu sử dụng Khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ như hỗ trợ kinh phí, thời gian học tập, khen thưởng cho những người có thành tích học tập tốt.
Bên cạnh đó, Công ty cần có kế hoạch tinh giản lực lượng lao động trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay Để có một lực lượng tinh nhuệ, Công ty cần định kỳ phân loại, đánh giá đối với cán bộ công nhân viên thành các loại: Đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cần đào tạo thêm và không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Căn cứ để phân loại chính là các phiếu giao việc, báo cáo công việc hàng tuần, hàng tháng, được xây dựng thành mẫu biểu chung cho từng đơn vị. Định kỳ luân phiên công việc giữa các thành viên trong bộ phận tránh tình trạng ngưng trệ công việc khi nhân viên phụ trách nghỉ việc đột xuất. b Chính sách khen thưởng, chế độ phúc lợi
Khuyến khích sự phát huy tinh thần làm việc, sáng tạo của nhân viên bằng các phần thưởng hiện vật, bằng khen khích lệ đối với những phát minh, sáng chế khoa học phù hợp với các hoạt động cũng như công tác kiểm soát của Công ty.
Quan tâm đến đời sống của nhân viên: hỗ trợ vật chất, tinh thần thích hợp nhằm giải quyết những khó khăn vật chất, tinh thần, tạo niềm tin để khích lệ tinh thần làm việc và phát huy năng lực của người lao động Ngoài phúc lợi cho người lao động, Công ty cần quan tâm đến phúc lợi cho người nhà của họ Ví dụ, công ty có chính sách trợ cấp và hỗ trợ ngày phép khi thân nhân của bị đau ốm hay tổ chức các chuyến du lịch dã ngoại hàng năm cho người lao động cùng gia đình Khi đó, người lao động an tâm làm việc và đạt năng suất cao. c Khuyến khích người lao động tham gia kiểm soát chi phí
Nhà quản lý phải làm cho người lao động nhận thức được rằng tiết kiệm chi phí chính là làm tăng thu nhập cho chính bản thân mình Mặc dù người lao động không phải là nguyên nhân gây ra chi phí nhưng họ làm chủ hành động phát sinh chi phí Do vậy bản thân họ quan tâm, tham gia kiểm soát chi phí là cần thiết.Một nguyên tắc khi tham gia kiểm soát đó là “Tham gia là bị ràng buộc” vì vậy khuyến khích nhân viên tham gia nghĩa là tạo ra sự ràng buộc giữa các nhân viên với kiểm soát chi phí của DN
Khuyến khích người lao động tham gia và trao đổi thông tin về chi phí.Những thông tin này trước hết là ở bộ phận họ làm việc hay những thông tin ở bộ phận khác, từ đó tạo ra sự tự giám sát và giám sát lẫn nhau Khuyến khích người lao động đưa ra các đề xuất, sáng kiến giảm chi phí Lãnh đạo không chỉ giám sát mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tôn trọng những đề xuất của người lao động
Có chế độ khen thưởng thoả đáng với những đề xuất hiệu quả, và ngay cả những đề xuất thiếu tính hiệu quả nhà quản lý cũng cần có thông tin phản hồi để nhân viên thấy rằng ý kiến của họ được quan tâm, tôn trọng
Công khai các thông tin về chi phí, những biến động về chi phí sẽ được trên toàn Công ty Đảm bảo tính minh bạch của thông tin và nguyên tắc khách quan trong kiểm soát chi phí Như vậy các thông tin được công bố sẽ đáng tin cậy, mặt khác các nhân viên cũng có thể dựa vào những thông tin này để kiểm soát cấp trên của mình, kiểm soát các bộ phận khác
4.2.1.3 Nâng cao chất lượng hồ sơ lập dự toán và khảo sát thiết kế
Công tác lập dự toán, khảo sát thiết kế có vai trò quan trọng trong việc mang về nguồn thu cho công ty Hiện tại, dự toán chuyên ngành được lập trên cở sở các định mức cũ, lạc hậu làm cho giá trị dự toán không chính xác, điều này làm Công ty mất nhiều khoản chi phí để khắc phục sai sót như chi phí đi lại bảo vệ nhiều lần, chi phí in ấn hồ sơ nhiều lần, đặc biệt với những công trình mà có chủ đầu tư ở xa trụ sở Công ty, lượng hồ sơ lớn dẫn đến chi phí in ấn và vận chuyển rất lớn Ví dụ như dự án CP2, CP3, công ty làm nhà thầu phụ, trong khi trụ sở nhà thầu chính ở Lào Cai và lượng hồ sơ thì khổng lồ Dự án K1, K2 thì có đại diện chủ đầu tư tại Đà Nẵng; công trình Gò Vấp có đại diễn chủ đầu tư tại TP Hồ Chí Minh… việc hồ sơ chuyển qua chuyển lại sửa chữa nhiều lần làm tăng những chi phí không đáng có cho Công ty Để giảm thiểu tình trạng này, Công ty cần:
Thứ nhất, nâng cao công tác lập dự toán, khảo sát, thiết kế như tổ chức các lớp bồi dưỡng cho từng chuyên ngành
Thứ hai, có những văn bản gửi các cơ quan cao hơn như Viện kinh tế xây dựng, Bộ xây dựng kiến nghị xây dựng những định mức mới cho chuyên ngành đường sắt, thông tin tín hiệu đường sắt phù hợp với thực tế hiện tại
Đóng góp của đề tài
Luận văn đã có những đóng góp nhất định ở cả hai mặt lý luận và thực tiễn. Ngoài việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về HTKSNB về chi phí, từ đó nêu lên được sự cần thiết phải kiểm soát nội bộ về chi phí đối với DN; tác giả còn đưa ra được lý luận cơ bản về phương pháp công cụ kiểm soát chi phí
Luận văn đã đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng HTKSNB với kiểm soát chi phí, khẳng định những mặt làm được, những mặt còn hạn chế, rút ra những nhận xét, đánh giá và những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trong HTKSNB về chi phí của Công ty CP tư vấn ĐT&XD GTVT;
Luận văn đề xuất những giải pháp hoàn thiện HTKSNB với việc tăng cường kiểm soát chi phí của Công ty CP TVĐT&XD GTVT với các nội dung sau:
Thứ nhất, hoàn thiện môi trường kiểm soát, tập trung vào các nội dung: Hoàn thiện công tác khảo sát, đánh giá cán bộ quản lý Căn cứ vào kết quả khảo sát đánh giá đó, xây dựng được hồ sơ nhân tài cho Công ty; Hoàn thiện chính sách đào tạo, có kế hoạch cụ thể hợp lý về cắt giảm nhân sự trong bối cảnh khó khăn hiện nay;Phát huy tối đa năng lực tiềm ẩn của người lao động, xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí, để người lao động chung tay với nhà quản lý xây dựng một HTKSNB về chi phí có hiệu quả; hành lập bộ phận KTNB
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán, tập trung vào các nội dung:
Phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa các bộ phận liên quan đến quá trình thực hiện chi phí; Thực hiện đối chiếu chứng từ, sổ sách một cách thường xuyên và các chứng từ, Phiếu định tài khoản nên được ký duyệt hằng ngày; Ban hành các quy định về quản lý máy tính, phần mềm quản lý và bảo vệ dữ liệu.
Thứ ba, hoàn thiện các TTKS, tập trung vào các nội dung: Áp dụng phương pháp khoán chi phí; Xây dựng quy chế thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Hoàn thiện TTKS về chi phí NVL; Hoàn thiện TTKS chi phí nhân công; Hoàn thiệnTTKS chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai
nghiên cứu trong tương lai
Bên cạnh những đóng góp trên của Luận văn thì đề tài vẫn còn những hạn chế nhất định như sau:
Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu của luận văn là ba loại chi phí là chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung Trong khi đó, trong DN nói chung, ngoài ba loại chi phí trên còn các chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN,…
Thứ hai, việc phân tích, nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi Công ty CP tư vấn ĐT&XD GTVT, chưa đặt trong mối quan hệ so sánh với HTKSNB về chi phí với các đơn vị tư vấn đầu tư xây dựng khác
Từ hạn chế trên của đề tài nghiên cứu, tác giả có một số gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo như sau: mở rộng nghiên cứu đối với tất cả chi phí phát sinh trongDN; nghiên cứu đặt trong mối quan hệ so sánh với các DN khác cùng lĩnh vực hoạt động.
Kết luận đề tài nghiên cứu .92 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Công trình tiêu biểu Công ty thực hiện 10 năm gần đây Phụ lục 2: Năng lực thiết bị máy móc của Công ty Phụ lục 3: Một số báo cáo nội bộ của Công ty
HTKSNB là sản phẩm và là trách nhiệm của cấp quản lý Công ty Nhưng nó đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong Công ty để làm cho nó trở nên hữu hiệu Một HTKSNB hữu hiệu với việc tăng cường kiểm soát chi phí không thể được xây dựng một lần trong ngắn hạn, một sớm một chiều Xã hội phát triển, môi trường kinh doanh thay đổi kéo theo sự thay đổi của các rủi ro Do đó, HTKSNB trong
Công ty cần phải được hoàn thiện liên tục để phù hợp với môi trường mới Vì vậy, HTKSNB của các DN nói chung và của Công ty CP TVĐT&XD GTVT nói riêng, luôn tồn tại những yếu tố đe dọa đến sự hữu hiệu là điều tất yếu Công ty cần phải thường xuyên cập nhật những thay đổi ảnh hưởng tới HTKSNB, đánh giá hệ thống để tìm ra những yếu tố chưa phù hợp, những nhân tố đe dọa sự hữu hiệu, từ đó đề ra giải pháp để hoàn thiện.
Qua quá trình nghiên cứu về tình hình hoạt động ở Công ty CP tư vấn ĐT&XD GTVT, với sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy, sự giúp đỡ của đồng nghiệp, và sự nỗ lực của bản thân tìm hiểu từ báo chí và các tài liệu liên quan, luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau:
Thứ nhất, Luận văn đã khái quát những lý luận cơ bản về HTKSNB, lý luận cơ bản về chi phí và kiểm soát chi phí đồng thời nêu lên đặc điểm kiểm soát nội bộ về chi phí trong DN tư vấn đầu tư xây dựng.
Thứ hai, Luận văn đã đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng; rút ra những nhận xét, đánh giá những mặt làm được và những mặt còn hạn chế về HTKSNB với kiểm soát chi phí của Công ty CP tư vấn ĐT&XD GTVT
Thứ ba, trên cơ sở đánh giá thực trạng, Luận văn đã đề xuất những giải pháp hoàn thiện HTKSNB với việc tăng cường kiểm soát chi phí của Công ty CP TVĐT&XD GTVT, nhằm giúp cho các nhà quản trị, những đối tượng quan tâm đến công ty có cách nhìn đúng đắn, chính xác về thực trạng của công ty để có quyết định đúng đắn trong tương lai.
Với kiến thức và khả năng nghiên cứu còn có hạn, luận văn chỉ đề xuất được một số giải pháp Theo thời gian, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thì các HTKSNB với việc tăng cường kiểm soát chi phí còn phải được tiếp tục củng cố, hoàn thiện dần lên thành một hệ thống chặt chẽ và nó sẽ là công cụ đắc lực để Công ty CP TVĐT&XD GTVT đạt được mục tiêu của mình.
143/2001/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2 Ngô Quang Huân, Võ Thị Quý, Nguyễn Quang Thu, Trần Quang Trung
(1998), “Quản trị rủi ro”, Nhà xuất bản giáo dục;
3 TS Nguyễn Thị Phương Hoa (2009), “ Giáo trình Kiểm soát quản lý ”, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân;
4 PGS.TS.Nguyễn Ngọc Quang (2011), “ Phân tích báo cáo tài chính ”, Nhà xuất bản Tài Chính;
5 PGS.TS.Nguyễn Ngọc Quang (2011), “ Kế toán quản trị ”, Nxb Đại học
6 Nguyễn Quang Quynh (2011), “ Kiểm toán tài chính ”, Nxb Đại học Kinh tế
7 PGS.TS.Lê Văn Tâm, PGS.TS.Ngô Kim Thanh (2010), “ Giáo trình Quản trị DN ”, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân;
8 Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2007), “ Nguyên lý quản lý ”, Nxb.
9 Tricc-jsc (2012), “ Hồ sơ năng lực ”;
10 Tricc-jsc (2010), “Hệ thống quản lý chất lượng”.
TT Tên công trình Năm thực hiện
1 Khảo sát - Thiết kế kỹ thuật tuyến Đường sắt Hà Nội -
Phố Lu 1999÷2000 4.200 Tổng Công ty Đường sắt VN
Lập Quy hoạch phát triển ngành Đường sắt Việt Nam đến năm
2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 06/2002/QĐ-TTG ngày 07/01/2002
1998÷2002 1.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
3 Lập Dự án và thiết kế cải tạo 4 hầm Đường sắt đèo Hải
Vân (liên danh với Tư vấn Pháp - FREYSSINET) 1999÷2002 4.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
4 Lập Dự án hiện đại hoá TTTH tuyến Hà Nội - Vinh (liên danh với Tư vấn Pháp - SYSTRA) 1999÷2002 4.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
5 Khảo sát - Thiết kế kỹ thuật tuyến ĐS Hà Nội - Lạng Sơn 2001÷2002 3.500 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam 6
Khảo sát - TKKT và giám sát thi công Dự án khôi phục 9 cầu; dự án khôi phục 10 cầu tuyến ĐS Thống Nhất (liên danh với Tư vấn Nhật Bản - JTC)
1994÷2002 10.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
7 Khảo sát - Thiết kế kỹ thuật mở mới ga Hải Vân - Tuyến ĐSTN 2002÷2003 1.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
8 Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị của đường ngang cảnh báo tự động; Ga điện khí tập trung 2000÷2004 5.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
9 Lập DAKT hiện đại hoá TTTH các tuyến phía Bắc và khu đầu mối Hà Nội và Vinh - Nha Trang 2001÷2004 5.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
10 Khảo sát - Thiết kế kỹ thuật thi công DA đường, ga, kiến trúc, cống trên toàn tuyến ĐSTN 1996÷2005 20.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
11 Lập DAKT, KS - TKKTTC các hạng mục thuộc Dự án: “Bền vững CSHTĐS miền Trung từ Quảng Bình - Khánh Hoà” 1998÷2005 8.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
12 Lập DAKT và Khảo sát - Thiết kế KTTC cầu Yên Xuân -
Tuyến ĐSTN 1998÷2005 3.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
13 Khảo sát - Thiết kế KTTC hệ thống đường ngang trên toàn tuyến ĐSTN 2001÷2005 6.500 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
14 Lập DAKT và TKKT đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ
Long - Cái Lân 2001÷2006 25.000 Cục Đường sắt Việt
15 Lập DAKT và TKKT dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt - tuyến ĐSTN (Liên danh với Tư vấn Nhật bản JTC) 2002÷2006 30.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
16 Lập BCĐT, DAĐT nâng cấp điện khí hoá tuyến ĐS Hà Nội -
Hải Phòng 2004÷2006 8.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
17 Thiết kế bản vẽ thi công công trình gia cố đường sắt khu vực đèo Hải Vân 2004÷2006 2.200 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
18 Dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu còn lại trên tuyến đường sắt Thống Nhất 2007÷2008 6.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
19 Lập báo cáo đầu tư đường sắt Mụ Gia - Thà Khẹt 2007÷2008 2.200 Cục Đường sắt Việt
20 Lập Nghiên cứu Khả thi Dự án Cải tạo Đường sắt khu vực đèo Khe Nét 2007÷2009 2.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
CÁC DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT
21 và đường bộ trong hệ thống đường sắt Việt Nam 2008÷2009 3.400
22 Thống kê số liệu và giám sát các vị trí vi phạm hành lang an toàn tuyến đường sắt phía Bắc 2008÷2009 5.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
23 Lập dự án đầu tư XDCT: Xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến tuyến đường 70 (GĐ2) - TP Hà Nội 2008÷2009 2.064 Công ty cổ phần TAS-
24 Lập BCĐT dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam 2008÷2010 56.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam 25
TKBVTC công trình Nút giao Xuân Phương - Dự án: xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến tuyến đường 70
2009÷2010 5.114 Công ty cổ phần TAS-
26 Thiết kế kỹ thuật các cầu yếu còn lại trên tuyến Đường sắt
Thống nhất 2009÷2010 28.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
27 Dự án Lập lại trật tự hành lang an toàn trên các tuyến Đường sắt theo QĐ 1856 của Thủ tướng Chính phủ (GĐ2) 2009÷2010 45.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
1 Lập Dự án TKT và DAĐT tuyến xe điện thí điểm Hà Nội
(tuyến số 3 ga Hà Nội - Nhổn) 2002÷2007 4.000
Ban QL dự án phát triển GTCC và xe điện Hà Nội
2 Thẩm tra DAĐT đường sắt đô thị Hà Nội - Hà Đông 2005÷2006 5.000 Cục Đường sắt Việt
3 Lập BCĐT tuyến đường sắt đô thị Hà Nội đoạn KS Deawoo -
Láng - Hoà Lạc (tuyến số 5) 2004÷2006 1.000 Cục Đường sắt Việt
4 Lập dự án tiền khả thi tuyến số 4 - Đường sắt đô thị
Thành phố Hồ Chí Minh (cùng Tư vấn Trung Quốc) 2006÷2007 1.000
Khu quản lý Đường Sắt Đô Thị - TP Hồ Chí Minh
5 Lập Dự án đầu tư Đường sắt trên cao Hà Nội (tuyến số 1 Yên
Viên - Ngọc Hồi) 2006÷2008 19.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
6 Tư vấn chung Dự án Xây dựng tuyến số 1 - Đường sắt Đô thị
TP Hồ Chí Minh (cùng tư vấn Nhật) 2008 28.000
BQL Dự án đường sắt Đô thị TP Hồ Chí Minh
7 Lập DA ĐT xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP Hồ Chí
BQL Dự án đường sắt Đô thị TP Hồ Chí Minh
8 Lập Dự án đầu tư xây dựng tuyến Đường sắt Đô thị
TP Hồ Chí Minh (tuyến số 4) 2009÷2010 13.000
BQL Dự án đường sắt Đô thị TP Hồ Chí Minh
9 Thiết kỹ thuật Đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) 2009 40.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
10 Lập DA ĐT đường sắt đô thị tuyến 5, 6 TP Hồ Chí Minh
(cùng tư vấn Tây Ban Nha) 2009÷2010 15.000
BQL Dự án đường sắt Đô thị TP Hồ Chí Minh
1 Tổng thầu EPC thiết kế chế tạo toa xe khách 2 tầng 2001 4.200 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
2 Thiết kế, chỉ đạo thi công các toa xe đoàn tàu S1, S2 2001 1.312 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
3 Tổng thầu EPC nghiên cứu, thiết kế chế tạo đoàn tầu kéo đẩy
(DMU) 2003 22.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
4 Dự án thiết kế các loại hình toa xe năm 2006 2006 837 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
CÁC DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
CÁC DỰ ÁN CƠ KHÍ
5 đường sắt trong cả nước 1996÷2006 6.000 sắt Việt Nam
6 KS, lập DA, thiết kế và TVGS CT: “Cải tạo, nâng cấp toa xe năm 2008” 2008 898 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
7 KS, lập DA, thiết kế và TVGS CT: “Cải tạo, nâng cấp toa xe năm 2009” 2009 758 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
8 KS, Lập DAĐT, thiết kế và lập tổng dự toán CT: “Đóng mới
300 toa xe hàng” 2009 741 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
9 Lập DAĐT CT: “Lắp ráp, chế tạo 20 đầu máy trong nước” 2009 766 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
10 KS, Lập DAĐT, thiết kế và GSTC CT: “Cải tạo, nâng cấp các ram xe tàu SE1/2” 2010 573 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
1 Lập DAKT và TKKT đường Hồ Chí Minh đoạn Tân Kỳ -
Bộ GTVT (Ban QLDA đường Hồ Chí Minh)
2 Dự án giao thông nông thôn WB2 - Chương trình năm thứ nhất 2000 5.000 Bộ Giao thông Vận tải
3 Khảo sát, lập báo cáo NCKT Quốc lộ 7, đoạn tây cầu Đô
Lương - Nậm Cắn (225Km) 2000 10.000 Bộ GTVT - Ban quản lý dự án 85
4 Lập Báo cáo NCKT Quốc lộ 14 2000÷2001 1.200 Bộ Giao thông Vận tải
5 Khảo sát bước thiết kế kỹ thuật công trình: Km205+400 -
Km236+840 Quốc lộ 3 2001 3.000 Bộ Giao thông Vận tải
Khảo sát, thiết kế kỹ thuật và lập dự toán dự án đường Hồ Chí
Minh công trình: Cầu sông Rộ (Km7+130,79); cầu Đập
(Km7+891,76) tuyến đường Hồ Chí Minh về quê Bác
Bộ Giao thông Vận tải (Ban quản lý đường
7 Khảo sát, thiết kế kỹ thuật Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ
14B Đoạn Hòa Cầm - Thạnh Mỹ (Km51+500 - Km62+500) 2001 2.500 Bộ Giao thông Vận tải
8 Thiết kế kỹ thuật các cầu Quốc lộ 10 2001÷2002 4.000 Bộ Giao thông Vận tải
9 Thiết kế kỹ thuật Quốc lộ 3 đoạn Bờ Đậu - Thuỷ Khẩu 2001÷2002 1.500 Bộ Giao thông Vận tải
10 Khảo sát, Thiết kế kỹ thuật và lập dự toán đoạn qua thị trấn
Tân Kỳ - thuộc dự án đường Hồ Chí Minh 2002 1.500
Bộ Giao thông Vận tải Ban quản lý đường
11 Khảo sát, thiết kế kỹ thuật công trình: Nâng cấp quốc lộ 7 đoạn tây cầu Đô Lương - Khe Thơi và đoạn ngã ba Diễn Châu 2002 6.000
Bộ Giao thông Vận tải Ban quản lý dự án đường bộ 4
12 Khảo sát, thiết kế kỹ thuật Dự án: Nâng cấp Quốc lộ 7 đoạn
Khe Thơi - Nậm Cắn (Km120 - Km225) 2002 7.000 Bộ Giao thông Vận tải
Ban quản lý dự án 85
13 Lập DAKT và TKKT đường giao thông nông thôn 6 tỉnh phía
Bắc 2002÷2003 3.000 Bộ Giao thông Vận tải
14 Khảo sát, lập báo cáo NCKT dự án tuyến nối các huyện ở tây Thanh Hóa 2003÷2004 4.000 Bộ Giao thông Vận tải
15 Khảo sát, lập báo cáo NCKT Dự án cải tạo nâng cấp QL70
Km0 - Km85 tỉnh Phú Thọ - Yên Bái 2004 2.500 Bộ Giao thông Vận tải
CÁC DỰ ÁN ĐƯỜNG BỘ
16 Lập DAKT đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi 2003÷2004 2.500
17 Khảo sát, lập báo cáo NCKT tuyến đường Mường Chăm -
Nậm On (Lào) đi cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An) 2003 7.000 Bộ Giao thông Vận tải
18 Lập DAKT nâng cấp các QL sử dụng vốn dư QL10 đoạn Hải
Dương - Quý Cao 2003÷2004 1.000 Bộ Giao thông Vận tải
19 Lập DAKT và TKKT đường Nam Quảng Nam (200Km) 2003÷2005 30.000 Bộ Giao thông Vận tải
20 Lập DAKT và TKKT Quốc lộ 4B (tổng B) 2004÷2005 8.000 Bộ Giao thông Vận tải
21 Khảo sát và lập dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa
Bộ Giao thông Vận tải Khu quản lý đường bộ
22 Lập DAKT và TKKT đường Hồ Chí Minh đoạn Cao Bằng -
Bộ Giao thông Vận tải (Ban QLDA đường
23 Thiết kế kỹ thuật các cầu yếu QL1A 2004÷2005 5.000 Bộ Giao thông Vận tải
24 Lập DAKT đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng 2005÷2006 6.000 Bộ Giao thông Vận tải
25 Lập DAKT đường cao tốc Việt Trì - Lào Cai 2005÷2006 5.000 Bộ GTVT (PMU5)
Bộ Giao thông Vận tải
26 Thiết kế kỹ thuật dự án đường Hồ Chí Minh (đoạn Chơn
Thành - Đức Hoà) 2008 3.500 Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh 27
Lập thiết kế bản vẽ thi công: Đường phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng tại huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình
Ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi Ninh Bình
28 Lập báo cáo (NCKT) và TKKT Dự án đầu tư và thiết kế bản vẽ đường bộ vào nhà máy thủy điện Bắc Nà 2008 2.000 Công ty cổ phần thủy điện Bắc Nà
1 TVGS các cầu ĐSTN (vốn ODA Nhật) 1996÷2012 15.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
2 TVGS 4 hầm Hải Vân (vốn Pháp) 2003÷2004 6.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
3 TVGS hiện đại hoá TTTH Hà nội - Vinh (vốn Pháp) 2010÷2011 3.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
4 TVGS đóng mới các toa xe đường sắt 2000÷2010 4.000 Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
1 Xe TOYOTA Camry 3.0-V6 Chiếc 1 Nhật 04 chỗ
2 Xe TOYOTA Corolla Chiếc 1 Nhật 04 chỗ
3 Xe TOYOTA Hiace Chiếc 2 Nhật 15 chỗ
4 Xe MAZDA Chiếc 1 Nhật 15 chỗ
5 Xe FORD Transit Chiếc 1 Mỹ 12 chỗ
6 Xe FORD Everest Chiếc 2 Mỹ 07 chỗ
7 Xe Innova Chiếc 2 Nhật 07 chỗ
1 Máy vi tính để bàn Chiếc 285 Nhật, ĐNA
3 Máy vi tính xách tay Chiếc 48 Nhật, ĐNA
4 Số mạng LAN Mạng 24 Theo phòng
5 Máy vẽ khổ A0 Chiếc 1 Nhật
6 Máy vẽ khổ A1 Chiếc 1 Nhật
7 Máy in LASER khổ A3 Chiếc 24 Nhật
8 Máy in LASER khổ A4 Chiếc 53 Nhật
9 Máy SCANER khổ A4 Chiếc 8 Nhật
10 Máy Photocopy khổ A0 Chiếc 2 Nhật
11 Máy Photocopy khổ A3 Chiếc 5 Nhật
12 Máy chiếu hắt 3M Bộ 1 Mỹ Dùng film
13 Máy chiếu đa năng EIKI Bộ 3 Nhật
1 Máy toàn đạc điện tử TOPCON-701 Bộ 1 Nhật Độ chính xác 2”
2 Máy toàn đạc điện tử TOPCON-702 Bộ 4 Nhật Độ chính xác 2”
3 Máy toàn đạc điện tử TOPCON-703 Bộ 2 Nhật Độ chính xác 3”
4 Máy toàn đạc điện tử SET-4B Bộ 2 Nhật Độ chính xác 5”
5 Máy toàn đạc điện tử SET-6E Bộ 1 Nhật Độ chính xác 10”
6 Máy kinh vĩ THEO - 20A Bộ 7 Đức Độ chính xác 20”
7 Máy kinh vĩ 010E Dahlta Bộ 1 Đức Độ chính xác 20”
8 Máy thuỷ bình tự động TOPCON ATG3 Bộ 4 Nhật Độ phóng đại 30L
9 Máy thuỷ bình tự độngSELT Bộ 6 Đức Độ phóng đại 32L
10 Máy thuỷ bình tự động C030 Bộ 2 Nhật Độ phóng đại 20L
11 Máy thuỷ bình Ni025 Bộ 9 Đức Độ phóng đại 20L
12 Sổ tay điện tử SOKKIA Chiếc 3 Nhật
13 Thiết bị đo độ cao Chiếc 2 Nhật Điện tử
14 Hệ định vị vệ tinh GPS Chiếc 1 Nhật
15 Thiết bị định vị vệ tinh GPS cầm tay Chiếc 1 Nhật
16 Máy ảnh DIGITAL 3.0 Chiếc 5 Nhật
17 Camera PANASONIC DIGITAL Chiếc 2 Nhật
18 Máy khoan XY-1 Bộ 10 T Quốc
19 Máy khoan UKB 12/25 Bộ 3 Liên xô
20 Máy bơm bùn Bộ 4 Liên Xô , Đức
21 Máy phát điện Máy 3 Nhật 1 KW
22 Máy bơm nước Máy 5 Nhật
THIẾT BỊ, MÁY MÓC PHỤC VỤ THIẾT KẾ
THIẾT BỊ, MÁY MÓC PHỤC VỤ KHẢO SÁT
2 Thiết bị dò khuyết tật kim loại SONATEST Chiếc 1 Mỹ
3 Máy siêu âm kim loại TI-14 Chiếc 1 Nhật
4 Thiết bị siêu âm dò bê tông Profometer Chiếc 1 Nhật
5 Máy hiện sóng Chiếc 1 Malaysia
6 Súng bắn bê tông Chiếc 1 Thuỵ sĩ
7 Dụng cụ đo chuyển vị MITUTOYO Bộ 1 Nhật
8 Thiết bị đo nhiệt độ CN Bộ 1 Nhật
9 Thiết bị đo tiếng ồn DAWE Bộ 1 Đức
10 Thiết bị đo dòng cảm ứng MX-1220 Chiếc 1 Nhật
11 Máy đếm tần SFR Chiếc 1 Nhật
13 Máy đo điện trở M-210 Chiếc 1 Nhật
14 Máy đo điện từ trường Chiếc 1 Mỹ
15 Máy phát sóng cao tần Chiếc 1 Pháp
16 Máy phát xung Chiếc 1 Anh
17 Megamet Sanwa DW-507 Chiếc 1 Nhật
18 Máy đếm tốc độ vòng quay Bộ 1 Nhật
19 Bộ dụng cụ đo cơ khí Chiếc 1 Nga
20 Máy dò khuyết tật bê tông Bộ 1 Nhật
21 Máy sàng lắc HUMBO Bộ 1 Mỹ Có 10 sàng
22 Máy nén tam liên Bộ 2 T Quốc
23 Máy nén nhất liên Chiếc 8 T Quốc
24 Máy cắt đất tự động Chiếc 2 T Quốc
25 Cân điện tử SARTORIUS Chiếc 2 Nhật Độ chính xác10-2
26 Cân đòn AHAU Chiếc 2 Mỹ Nga Độ chính xác10-2
28 Lò nung 1.100 o C Bộ 1 Việt nam
Sè tiÒn nợ phải thu
Sè tiÒn nợ phải trả
I pHảI THU KHáCH HàNG (tk 131)
1 Tổng Công ty ĐS Việt nam 390.404.500 2.247.937.965 1.857.533.465
5 Các CT thuộc vốn hạ tầng 2.327.095.641 2.327.095.641
6 Ban QLDA các cầu ĐS ( RPMU) 533.468.796 1.172.392.000 638.923.204
7 Nhà máy xi măng Tam điệp tỉnh Ninh bình 28.461.091 28.461.091
10 Công ty t vấn thiết kế đ ờng bộ 27.635.000 10.000.000 17.635.000
11 Công ty cổ phần t vấn TK Cầu - Đ ờng 133.554.000 133.554.000
12 Ban DA ĐSĐT HN (B.QLPTVT CC và xe điện HN) 909.308.272
13 Ban quản lý dự án 18 1.067.179.000 50.000.000 1.017.179.000
14 Công ty t vấn XD CTGT4 31.000.000 31.000.000
16 Ban QLĐT XD mỏ Apatit VN -Công ty Apatit VN 38.400.000 500.000.000 461.600.000
18 Ban QLDA Th¨ng Long 66.392.000 66.392.000
19 Cục đ ờng sắt Việt Nam 3.585.067.337 7.088.959.561 3.503.892.224
21 Công ty cổ phần công trình 6 294.626.271 48.000.000 246.626.271
22 Công ty xi măng Bỉm sơn 55.595.400
24 DA n.cao a.toàn cầu ĐS tuyến HN-TP HCM 44 cầu 262.311.500 262.311.500
26 Công ty TNHH T vấn DONGRIM 983.314.800 983.314.800
27 Công ty TNHH Thành Long 114.500.000
28 Các CT của XN TTTH 101.632.000 101.632.000
Số tiền nợ phải trả Đơn vị tính : Đồng báo cáo tình hình công nợ tại doanh nghiệp Đến ngày 31 tháng 3 năm 2013
TT Tên đơn vị quan hệ công nợ Số tiền nợ phải thu
30 Các CT của XN đ ờng 670.521.000 444.075.000 226.446.000
31 Các CT XN cầu hầm 402.131.897 1.020.978.079 618.846.182
33 Ban QLDA CSHT thuỷ lợi Ninh Bình 403.076.000 403.076.000
34 Công ty cổ phần thuỷ điện Bắc Nà 41.296.000 41.296.000
35 Công ty CP T vấn xây dựng giao thông 8 15.000.000 15.000.000
36 Ban QLDA ĐS đô thị TP Hồ Chí Minh 526.304.000 4.418.809.000 3.892.505.000
38 Công ty CP XD Du lịch Hải phát 150.000.000 150.000.000
39 Ban đền bù GPMB thành phố Hạ Long 21.000.000
40 Bệnh viện đa khoa huyện T ơng D ơng 91.555.000 91.555.000
41 Liên danh TV Nhật ( OC, Tonichi ) 7.408.102.064 7.408.102.064
42 Công ty CP t vấn thiết kế và xây dựng GT4 822.784.661 822.784.661
44 Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia 9.853.556.000 9.853.556.000
45 Ban Quản lý Dự án Cầu Rồng 1.949.878.795 1.949.878.795
46 Công ty TNHH giám sát xây dựng Tieyan Bắc Kinh 2.732.205.000 2.732.205.000
II Phải trả cho ng ời bán (TK 331)
1 Nhà máy cơ khí cầu đ ờng 20.000.000 20.000.000
2 Công ty cổ phần xây dựng điện n ớc Hà nội 49.250.000
3 Liên hiệp KSĐC xử lý nền móng công trình 70.000.000 70.000.000
4 Trung tâm phát triển công nghệ địa chính 50.000.000 11.010.000 38.990.000
5 Trung tâm hỗ trợ phát triển KHKT- ĐH Mỏ địa chất 990.000.000
6 Trung tâm nghiên cứu địa kỹ thuật 120.000.000
8 Công ty cổ phần phát triển đầu t HAFICO GROUP 100.000.000 100.000.000
9 Công ty t vấn thiết kế cầu đ ờng 16.417.650
10 Bà Vuốt đại diện nhóm CG Viện CL GTVT 15.000.000 15.000.000
11 Công ty CP TVTK và XD GT 4 1.494.000.000 258.271.000 1.235.729.000
12 Công ty KSTK công trình GT ( Tr ờng ĐH GTVT) 10.925.900 10.925.900
13 Trung tâm t vấn đầu t và phát triển GTVT 126.000.000 126.000.000
16 Tổng công ty TVTK GTVT - Bộ GTVT 500.000.000 500.000.000
17 Công ty cổ phần t vấn và xây dựng Đông Hải 12.500.000 12.500.000
18 Giám đốc ban tìm việc Gia lâm ( Ông Ninh) 5.000.000
19 CN TT Thông tin và thẩm định giá miền nam 10.000.000 10.000.000
20 Công ty CP TVĐT và XDGT 8 48.616.500 48.616.500
21 Công ty TNHH Siêu Thanh 37.324.000 37.324.000
22 Công ty CPTVĐT và XDCD Hà tây 11.250.000 11.250.000
23 Công ty XNK cung ứng VTTBĐS 211.476.761 211.476.761
24 Công ty TVXDGT Nghệ an 25.000.000 25.000.000
25 Công ty CP t vấn thiết kế 179 365.750.000 76.681.991
27 Công ty CP phát triển GTVT 16.011.600 16.011.600
28 Công ty CP chứng khoán Vim com 110.000.000 110.000.000
29 Công ty TNHH Công nghệ và DV Đtử TM VN 4.878.950
30 Công ty cổ phần t vấn KSTK Hà nội 355.668.342 355.668.342
31 Cty CP TVTKXD CTGT Tr ờng Định 762.918.000 254.600.100 508.317.900
32 Nhà máy cao su 75 Bộ quốc phòng 85.864.240 85.864.240
34 Cty CP T vấn đo đạc và KS xây dựng HDB VN 23.700.000 1.822.805.586 1.799.105.586
35 Trung tâm Q.hoạch đô thị và nông thôn tỉnh HD 78.425.000 78.425.000
36 Trung tâm tài nguyên và MT tỉnh Hd ơng 24.495.630 24.495.630
37 Côgn ty CP TV và ĐT XD Việt Anh 105.000.000
38 CH Thiết bị VPP King Jim Lê Thị Minh 31.069.000 31.069.000
39 Công ty CP TVTK GTVT 4 (Nghệ an) 527.493.000 527.493.000
40 Công ty CP TVXD và th ơng mại Việt Mỹ 75.000.000 775.457.833
41 Công ty TVTKGTVT phía nam 50.000.000
42 Công ty TNHH địa ốc Vạn Phú Mỹ 26.400.000 26.400.000
43 Công ty CP TVKS đo đạc và XD Hà nội 400.000.000 400.000.000
46 Liên hiệp địa chất CTXD và môi tr ờng 226.414.029
47 Công ty TNHH tin học Tây Đô 137.614.400 137.614.400
48 Công ty TNHH dịch vụ kiểm toán và t vấn UHY 41.250.000 41.250.000
49 Cty TNHH TM& giải pháp công nghệ Quốc H ng 33.795.300 33.795.300
51 Cty TNHH du lịch và vận tải Thành Tiến 49.500.000 49.500.000
52 Công ty CP Trắc địa Bản đồ Đại Thành 202.671.000 202.671.000
54 Cty CP T vấn tài nguyên và môi tr ờng VN 352.942.700 352.942.700
55 Công ty CP toa xe Hải phòng 813.764.300 813.764.300
56 Công ty CP quản lý đ ờng sông số 8 90.000.000 90.000.000
57 Công ty CP thẩm định giá dầu khí PIV
58 Công ty TNHH TM và DV Hải Bằng 10.456.160 10.456.160
63 Công ty CP TVXD và kiểm định công trình KNH 150.000.000 150.000.000
64 Cửa hàng trắc địa bản đồ 96.973.100 96.973.100
65 Trung tâm nghiên cứu khí t ợng khí hậu 103.950.000
67 Công ty CP t vấn thiết kế và xây dựng CDC 27.000.000 27.000.000
68 Công ty CP ĐT&TVXD ADCOM 207.187.000 207.187.000
69 Cửa hàng nội thất Viễn Đông II 46.550.000 46.550.000
70 Trung tâm l u ký chứng khoán Việt Nam 5.000.000
72 Nhà máy Xe lửa Gia Lâm 604.720.000 604.720.000
73 Xí nghiệp trắc địa bản đồ - Cty trắc địa bản đồ 1.796.863.742 1.796.863.742
74 XN PT công nghệ trắc địa bản đồ - Cty Trđịa BĐ 100.000.000 10.112.950 89.887.050
76 C.ty TNHH lặn KS và thi công Thành công 90.000.000 90.000.000
77 Ông Phan Duy Pháp CG CTTV ĐHXD 50.000.000 50.000.000
78 Công ty CPCĐ và PTNT 30.000.000 30.000.000
79 Công ty khoa học CN và BV môi tr ờng 11.400.000 11.400.000
80 Viện khoa học công nghệ GTVT- TT KHCN BVMT 5.947.000 5.947.000
82 Công ty xây dựng công trình Hà nội 75.000.000 75.000.000
83 Đoạn Quản lý đ ờng sông số 7 15.000.000 15.000.000
86 Công ty TKXDGTCT Đà nẵng 265.665.608 265.665.608
87 Công ty t vấn XDCTGT5 - Cty CP TVXDCTGT5 246.092.573 246.092.573
Céng dù TK 331 7.409.593.059 9.136.640.143 6.700.217.018 8.427.264.102 III Phải trả cho ng ời bán (TK 336)
1 Đề tài ncứu, ctạo t.nghiệm TX đủ tch gthông - kphí ĐSVN ( ÔVHùng) 377.000.000
2 CT Đ.chỉnh 7 DANCKT cầu L