1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận văn thạc sĩ kế toán hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội trong kiểm soát rủi ro tín dụng

13 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 167,28 KB

Nội dung

Hệ thống kiểm tra, KSNB và bộ phận kiểm toán nội bộ là cấu trúc nòng cốt của quản trị điều hành doanh nghiệp, là cơ sở nền tảng, điều kiện tiên quyết của quản lý rủi ro trong hoạt động n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

***

TRẦN THỊ YẾN LINH

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ NỘI

TRONG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà Nội, Năm 2010

Trang 2

I

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh doanh ngân hàng là một hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro, như rủi ro tín dụng, rủi ro thiếu vốn kinh doanh, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá Giảm thiểu rủi ro, đặc biệt rủi ro do những nguyên nhân chủ quan trong hoạt động kinh doanh ngân hàng như cho vay không có tài sản đảm bảo, giải ngân không đúng mục đích, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên…,là vấn đề được chú trọng tại các ngân hàng hiện nay

Hệ thống kiểm tra, KSNB và bộ phận kiểm toán nội bộ là cấu trúc nòng cốt của quản trị điều hành doanh nghiệp, là cơ sở nền tảng, điều kiện tiên quyết của quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng Do đó, các ngân hàng cần thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, gia tăng giá trị cho các

ngân hàng Trước những vấn đề trên, Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội

bộ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội trong kiểm soát rủi ro tín dụng” đã được lựa chọn để nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ

Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng

Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội trong kiểm soát rủi ro tín dụng

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội trong kiểm soát rủi ro tín dụng

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI

BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Hệ thống kiểm soát nội bộ” theo Chuẩn mực kiểm toán số 400 qui định: “Hệ thống KSNB là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để

Trang 3

II

kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu tài sản của đơn vị”

KSNB là một chức năng thường xuyên của đơn vị, tổ chức và trên cơ sở xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc để tìm ra các biện pháp ngăn chặn nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đã đặt ra của đơn vị:

 Bảo vệ tài sản của đơn vị

 Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin

 Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý

 Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý

Thiết lập hệ thống KSNB chính là xác lập một cơ chế giám sát mà ở đó nhà quản lý không quản lý bằng lòng tin, mà bằng những quy định rõ ràng nhằm mục tiêu:

Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm tàng trong kinh doanh; Bảo vệ tài sản khỏi bị

hư hỏng, mất mát, hao hụt; Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của công ty cũng như các quy định của luật pháp; Đảo bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra; Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư,

cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ

Một hệ thống KSNB vững mạnh là nhân tố của một hệ thống quản trị doanh nghiệp vững mạnh, và điều này rất quan trọng đối với công ty có nhà đầu tư bên ngoài KSNB đang dần được xem là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp kiểm soát được rủi ro của mình thông qua cả chức năng đảm bảo và chức năng tư vấn cho Ban Giám đốc và cho các chủ sở hữu Vai trò của KSNB chuyển dịch từ vai trò truyền thống trong hoạt động đánh giá công tác quản lý sang hoạt động mang tính chất tư vấn và đưa ra các đảm bảo mang tính khách quan cho các cấp quản lý

- Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm các yêu tố cấu thành sau:

Trang 4

III

Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong đơn vị và bên ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình KSNB

Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát chung chủ yếu liên quan tới quan điểm, thái độ và nhận thức cũng như hành động của các nhà quản lý trong doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, Ủy ban kiểm soát và

Bộ phận kiểm toán nội bộ

Hệ thống thông tin chủ yếu của đơn vị bao gồm hệ thống chứng từ kế toán,

hệ thống sổ kế toán và hệ thống bảng tổng hợp, cân đối kế toán Trong đó, quá trình lập và cân đối kế toán đóng vai trò quan trọng trong công tác KSNB của doanh nghiệp

Các thủ tục kiểm soát là những cách thức xác định và trình tự cụ thể để duy trì hành vi kiểm soát một cách thường xuyên trong tổ chức, do các nhà quản lý xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản:

Nguyên tắc phân công, phân nhiệm

Nguyên tắc bất kiêm nhiệm

Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn

- Trên cơ sở lý luận của hệ thống KSNB thì sự cần thiết của hệ thống KSNB đối với hoạt động ngân hàng thể hiện: Công tác kiểm tra, KSNB có vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng Hệ thống kiểm tra, KSNB và bộ phận kiểm toán nội bộ là cấu trúc nòng cốt của quản trị điều hành doanh nghiệp, là cơ sở nền tảng, điều kiện tiên quyết của quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng Do đó, các ngân hàng cần thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, gia tăng giá trị cho các ngân hàng

- Đặc điểm hoạt động ngân hàng ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống KSNB của ngân hàng thương mại (NHTM)

Trang 5

IV

Hoạt động kinh doanh của các NHTM gặp nhiều rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái… trong đó rủi ro tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của bất kỳ ngân hàng nào hoạt động này mang nhiều rủi ro, đó là những biến cố bất lợi ngoài sự mong đợi của ngân hàng Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể được chia làm hai nhóm chính:

 Nhóm thuộc về cơ chế, chính sách và bản thân ngân hàng: Thiếu chính sách cho vay, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, việc cấp tín dụng quá tập trung, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học

 Nhóm thuộc về con người trong đó có cán bộ Ngân hàng thương mại và người đi vay

Chúng ta đều nhận thấy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không chỉ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng mà kéo theo một quá trình xử lý phức tạp, kéo dài Do vậy mà phòng ngừa rủi ro tín dụng là biện pháp tối ưu mà mỗi ngân hàng cần lựa chọn

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ NỘI TRONG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

Sau khi khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và của Chi nhánh Bắc Hà Nội, Chương 2 tập trung phân tích thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm soát rủi ro tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội Xuất phát từ đặc điểm hoạt động tín dụng và những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, Luận văn đã tìm hiểu môi trường kiểm soát, thủ tục kiểm soát, bộ phận kiểm tra nội bộ và hệ thống kế toán trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng, qua đó chỉ ra những mặt đã đạt được và hạn

Trang 6

V

chế của hệ thống KSNB với việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội Cụ thể là:

Về môi trường kiểm soát:

BIDV đã ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban KSNB, ban hành và phê duyệt các đề cương kế hoạch kiểm tra hàng năm, nội dung kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hoạt động KSNB của ngân hàng Ngoài ra, bộ phận kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh cũng xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra tại đơn vị theo từng mảng nghiệp vụ nhằm góp phần phát hiện những bất hợp lý, sơ hở trong hoạt động nghiệp vụ từ đó giảm thiểu được rủi ro ngân hàng

Về mặt cơ cấu tổ chức: Chi nhánh đã từng bước thay đổi căn bản về cơ cấu

tổ chức nhằm hướng tới khách hàng, thúc đẩy và cải tiến dịch vụ Việc tạo lập cơ cấu tổ chức mới như tách biệt giữa phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân và Dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp, phòng QHKH Cá nhân và phòng QHKH Doanh nghiệp, giữa bộ phận QHKH với bộ phận Quản trị tín dụng và bộ phận Quản lỷ rủi ro giúp cho Chi nhánh nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, tăng khả năng kiểm soát và hạn chế rủi ro

Về thủ tục kiểm soát hoạt động tín dụng:

Chi nhánh đưa ra cơ chế phân cấp, ủy quyền phán quyết tín dụng khá chi tiết

về đối tượng và mức độ ủy quyền, đảm bảo rõ ràng, cụ thể trong triển khai tổ chức thực hiện hoạt động tín dụng Cơ chế này giao quyền chủ động cho từng đối tượng được phân cấp, xác định rõ trách nhiệm của các cấp phê duyệt tín dụng

Những hạn chế còn tồn tại của hệ thống KSNB trong kiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh gồm:

Trang 7

VI

Ban Kiểm tra nội bộ trực thuộc Tổng giám đốc được tổ chức thống nhất từ Hội sở chính đến các đơn vị thành viên Tuy vậy, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động cũng chưa được triển khai thực hiện, tính độc lập của các cuộc kiểm tra không cao, chưa đạt được mục tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngân hàng

Đối với Chi nhánh bộ phận Kiểm tra nội bộ thuộc phòng Quản lý rủi ro chịu

sự điều hành Giám đốc nên trong chừng mực nhất định, hoạt động kiểm tra nội bộ chưa thực sự độc lập, khách quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình Mặt khác cán bộ kiểm tra nội bộ chưa được đào tạo nhiều về nghiệp vụ kiểm toán dẫn đến hoạt động kiểm tra kiểm soát nhằm phát hiện nguy cơ tiềm ẩn rủi ro còn hạn chế

Về mặt cơ cấu tổ chức: Do dư nợ tín dụng của Chi nhánh lớn, một số cán bộ làm công tác tín dụng chưa thể bổ sung đầy đủ ngay Do đó đối với các PGD, Giao dịch viên kiêm nhiệm vai trò cán bộ quản trị tín dụng, thực hiện các giao dịch tín dụng trong phạm vi kiểm soát được

Về chính sách nhân sự, chưa xây dựng được đội ngũ nhân viên có tính chuyên nghiệp cao, tác phong làm việc còn chậm, thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong công tác nhất là trong phân tích, thẩm định và quản lý tín dụng Chi nhánh cũng chưa có chế độ đãi ngộ thực sự hấp dẫn và phù hợp đối với cán bộ thực hiện công tác KSNB để kịp thời động viên, tạo động lực tốt để đội ngũ này thực sự toàn tâm, toàn ý trong công việc

Về thủ tục kiểm soát hoạt động tín dụng: Quá trình kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay vẫn còn sơ sài và mang tính hình thức nên vẫn có những sai sót, vi phạm xẩy ra trong quá trình cho vay

Nguyên nhân những tồn tại trên là do hệ thống KSNB chưa được xây dựng một cách hoàn chỉnh, đồng bộ và chính thức hóa, các thủ tục kiểm tra và giám sát

Trang 8

VII

của Ngân hàng chủ yếu được xây dựng dựa trên kinh nghiệm tích lũy vì khái niệm KSNB chỉ được thực sự quan tâm trong những năm gần đây

Về tổ chức: Thiếu sự phân định trách nhiệm và nhiệm vụ trong quá trình tổ chức, chưa đầy đủ giữa các chức năng: Đề xuất, phân tích, phê duyệt, giải ngân, quản lý sau giải ngân, xử lý nợ xấu; Phân cấp ủy quyền chưa đủ rõ ràng, tạo nên

sự phức tạp và không chắc chắn; Chưa có bộ phận xử lý nợ xấu độc lập

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC

HÀ NỘI TRONG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

Hệ thống KSNB là một công cụ hữu hiệu để thực hiện chiến lược phát triển, đạt được mục tiêu đề ra, đồng thời kiểm soát rủi ro tín dụng tại BIDV nói chung và Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội nói riêng Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống KSNB tại Chi nhánh hiện nay trong chừng mực nhất định vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong việc đảm bảo tính vững chắc và an toàn trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh Hầu hết các biện pháp kiểm soát đều tập trung vào giải quyết các rủi ro đã xảy ra mà chưa phát huy tính chủ động trong phòng ngừa rủi

ro Do vậy, hoàn thiện và phát huy hiệu quả hoạt động của KSNB là tất yếu nhằm ngăn chặn kịp thời các sai phạm

Một là, cần sớm hoàn thiện môi trường KSNB của BIDV và Chi nhánh Ngân

hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội gắn với xu hướng vận động, phát triển tự nhiên theo hình thức tập đoàn tài chính trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Hai là, cần tăng cường nhận thức về KSNB trong Ngân hàng thương mại

Nhà nước với tư cách là một tập đoàn tài chính

Trang 9

VIII

Ba là, tăng cường ứng dụng tin học trong công tác quản trị điều hành, đặc

biệt là quản lý tài chính, quản lý giao dịch và quản lý tài sản, tin học hóa hoàn toàn

hệ thống kế toán của các đơn vị thành viên

Bốn là, Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ

đạo đức nghề nghiệp để nâng cao năng lực trình độ của cán bộ Chi nhánh Mặt khác Ngân hàng cần có chính sách đãi ngộ phù hợp với các cán bộ làm công tác KSNB tạo điều kiện cho đội ngũ này an tâm trong công việc

Năm là, Nhà nước bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng, các cơ

chế chính sách liên quan đến việc tạo môi trường pháp lý cho hệ thống KSNB, làm cho hệ thống KSNB tại ngân hàng thực sự là công cụ quản lý của các cấp lãnh đạo góp phần vào phòng chống rủi ro

Hoàn thiện môi trường kiểm soát

Đối với Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam: BIDV cần sớm ban hành các quy định về KSNB trong hệ thống tạo điều kiện cho công tác KSNB có chiều sâu, mang tính tích cực và hiệu quả cao hơn đồng thời cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra nội bộ trong toàn hệ thống, chú trọng và nâng cao chất lượng tự kiểm tra tại các chi nhánh, mở rộng quy mô và phạm vi phúc tra của Hội sở chính

Đối với Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội: Ban lãnh đạo cần phát huy hiệu lực của KSNB trong hầu hết các mặt hoạt động của Ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng

Về công tác tổ chức: Thực hiện nghiêm túc mức phân quyền phán quyết và

thẩm định theo quy trình đang làm hiện nay Quán triệt quan điểm coi kết quả thẩm định là tiêu chí quan trọng và duy nhất cần quan tâm trước mỗi quyết định cho vay

Chính sách nhân sự: Ngân hàng cần có sự đầu tư quan tâm thường xuyên đến

đội ngũ cán bộ điều hành và trực tiếp làm công tác tín dụng

Trang 10

IX

Hoàn thiện thủ tục kiểm soát

Thủ tục KSNB nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ được phát huy khi BIDV và Chi nhánh có các chính sách hợp lý Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng mỗi giai đoạn sẽ là kim chỉ nam cho việc đề ra và thực hiện các chiến lược

cụ thể thông qua một loạt các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại mỗi ngân hàng

- Tại Hội sở chính cần kiểm soát giới hạn tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực Hội sở chính cần giao kế hoạch tăng trưởng và mức phán quyết tín dụng cho từng chi nhánh gắn với đặc điểm khách hàng và chất lượng tín dụng của chi nhánh dựa theo tiêu chí chất lượng: nợ xấu, nợ nhóm 2, nợ cơ cấu, nợ treo…

Hội sở chính cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát tín dụng thông qua phân hệ tín dụng, đây là công cụ hữu hiệu trong kiểm tra giám sát hiện nay

- Tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội cần thiết phải:

Xác định vai trò trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh, có chế tài cụ thể cho các đơn vị, cá nhân để phát sinh nợ xấu,

nợ cơ cấu nhóm 2, lãi treo…làm giảm hiệu quả kinh doanh tín dụng;

Xây dựng các quy trình cho vay đặc thù tại Chi nhánh như cho vay mua tàu biển, cho vay thi công đóng tàu, cho vay quản chấp lô hàng…trên cơ sở quy trình tín dụng chung nhất BIDV đã ban hành;

Kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân, tăng cường công tác quản lý tín dụng

Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Ngày đăng: 20/04/2021, 07:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w