1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rào cản môi trường của eu đối với hàng thủy sản và giải pháp thích nghi của việt nam

89 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 661,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN NHẬP KHẨU CỦA EU (10)
    • 1.1 Lý luận chung về rào cản môi trường trong thương mại quốc tế (10)
    • 1.2 Tiêu chuẩn và quy định về môi trường của EU đối với hàng thủy sản (21)
    • 1.3 Kinh nghiệm thích nghi của Thái Lan đối với rào cản môi trường của EU (32)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÍCH NGHI VỚI RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG (35)
    • 2.1. Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào EU (35)
    • 2.2 Phân tích thực trạng thích nghi với rào cản môi trường hàng thủy sản của EU đối với Việt Nam (44)
    • 2.3 Đánh giá về thực trạng thích nghi với rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào EU (56)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÍCH NGHI VỚI RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG TRONG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT (64)
    • 3.1 Phương hướng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm tới (64)
    • 3.2 Giải pháp thích nghi với rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào EU (67)
    • 3.3 Một số kiến nghị nhằm thích nghi với rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào EU (74)
  • KẾT LUẬN................................................................................................................82 (86)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................84 (88)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN NHẬP KHẨU CỦA EU

Lý luận chung về rào cản môi trường trong thương mại quốc tế

“Rào cản thương mại” hay “hàng rào thương mại” là khái niệm được sử dụng để chỉ các chính sách, các quy định của một quốc gia, một khu vực hay một khối kinh tế điều chỉnh các hoạt động thương mại của quốc gia, khu vực hay khối kinh tế đó với phần còn lại của thế giới mà mục đích của các biện pháp này là nhằm cản trở và hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa.

Sở dĩ các rào cản này ra đời là do có sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực, các khối kinh tế khi tham gia vào thương mại quốc tế Có thể nói, trong mối quan hệ về kinh tế, thương mại, lợi thế của quốc gia này đồng nghĩa với bất lợi thế của quốc gia khác Như vậy, các quốc gia đều cố gắng tận dụng triệt để lợi thế của mình, tuy nhiên, đến lượt mình các quốc gia này cũng sẽ phải đối đầu với những lợi thế của các quốc gia khác Từ sự xung đột này mà các quốc gia đã không ngừng đề ra các biện pháp để bảo vệ lợi ích thương mại của mình.

Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại thì việc các quốc gia đề ra những rào cản này là đi trái với thông lệ quốc tế, trái với xu thế chung Điều đó khiến cho các nước này phải tìm ra các biện pháp khác vừa đáp ứng mục tiêu bảo hộ vừa không gây nên phản ứng tiêu cưc từ các nước khác.

Mặt khác, trong những thập niên gần đây, môi trường đã trở thành vấn đề cấp bách, thế giới ngày càng quan tâm hơn đến bảo vệ môi trường và sức khỏe con người Mục tiêu hàng đầu trong chính sách phát triển của mỗi quốc gia là phát triển bền vững (phát triển gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên…) Xuất phát từ bối cảnh này mà trong thương mại quốc tế, rào cản môi trường đã ra đời, trở thành công cụ đắc lực được các quốc gia sử dụng ngày càng nhiều thay cho các rào cản thuế quan và phi thuế quan khác.

Cho đến nay, vẫn chưa có một khái niệm chính thức nào về rào cản môi trường Có người định nghĩa rằng: “rào cản môi trường là một hệ thống quy định những tiêu chuẩn về môi trường sản xuất, trình độ công nghệ, xử lý chất thải, giải pháp tận thu, sử dụng, tái chế chất thải, giảm thiểu phát thải, tổ chức quản lý…”. Còn theo Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường Mai Ái Trực thì nội dung chủ yếu của rào cản môi trường là “các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn đối với thực phẩm và các sản phẩm trực tiếp phục vụ cuộc sống của con người như đồ dùng gia đình, sản phẩm dệt may, giày dép, đồ nhựa…” Như vậy, rào cản môi trường hay còn gọi là rào cản xanh là hệ thống quy định những tiêu chuẩn về môi trường trong hoạt động sản xuất, từ việc sử dụng nguyên vật liệu đến trình độ công nghệ sản xuất, từ xử lý chất thải đến tận thu, sử dụng và tái chế chất thải, từ việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu phát thải đến thực hiện kế hoạch quản lý môi trường…được các nước sử dụng trong thương mại quốc tế như một công cụ nhằm hạn chế hàng hóa của nước khác thâm nhập vào thị trường nước mình với lý do đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng trong nước và góp phần bảo vệ môi trường.

Như vậy, chỉ nên hiểu khái niệm này một cách tương đối Bởi các quy định và tiêu chuẩn môi trường này chỉ được coi là rào cản nếu chúng gây cản trở cho hoạt động thương mại của các quốc gia khác và đối với những quốc gia, doanh nghiệp không đáp ứng được những yêu cầu này thì chúng được coi là những rào cản đối với quốc gia, doanh nghiệp đó, còn đối với các quốc gia, doanh nghiệp khác thì chúng không được coi là rào cản Rào cản môi trường nếu được hiểu theo nghĩa hẹp là các quy định về môi trường, được phân biệt với các biện pháp kỹ thuật khác như kiểm dịch động thực vật hay an toàn vệ sinh thực phẩm Tuy nhiên, rào cản môi trường lại được hiểu theo nghĩa rộng hơn, không chỉ là các quy định liên quan trực tiếp đến môi trường mà còn là quy định liên quan gián tiếp đến môi trường như kiểm dịch động thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm Các quy định này liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường vì mục đích sức khỏe cộng đồng.

1.1.2 Phân loại rào cản môi trường

Rào cản môi trường trong thương mại quốc tế rất đa dạng và được áp dụng rất khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể ở từng nước Tuy nhiên, về tổng thể rào cản môi trường bao gồm:

Nhóm 1: Các phương pháp chế biến và sản xuất theo quy định môi trường Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào Các tiêu chuẩn này áp dụng cho giai đoạn sản xuất, nghĩa là giai đoạn trước khi sản phẩm được tung ra bán trên thị trường Về mặt môi trường, việc xem xét quy trình sản xuất là để giải quyết một trong ba câu hỏi trọng tâm của quá trình quản lý môi trường: Sản phẩm được sản xuất như thế nào? Sản phẩm được sử dụng như thế nào? Sản phẩm được vứt bỏ như thế nào? và các quy trình này có làm tổn hại đến môi trường hay không Những quy định và tiêu chuẩn về phương pháp chế biến được áp dụng để hạn chế chất thải ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo. Đây là những quy định và tiêu chuẩn đối với công nghệ, quá trình sản xuất sản phẩm nhằm đánh giá xem quá trình sản xuất có gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường hay không Ví dụ, EU đã đưa vào áp dụng nguyên tắc truy xuất nguồn gốc đối với hàng thủy sản nhập khẩu tức là các sản phẩm thủy sản muốn nhập khẩu vào EU phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh và môi trường từ khâu nuôi trồng, chế biến đến vận chuyển…

Nhóm 2: Các yêu cầu về đóng gói bao bì

Vấn đề bao bì sau tiêu dùng liên quan đến việc xử lý chất thải rắn Các chính sách đóng gói bao gồm những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng…Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên liệu đóng gói đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh hoặc dùng lại Những trường hợp không phù hợp có thể bị thị trường từ chối cả nguyên liệu đóng gói và sản phẩm chứa trong bao bì Việc sử dụng các tiêu chuẩn về bao bì và đóng gói nhiều khi sẽ ảnh hưởng đến cạnh tranh thương mại quốc tế. Điều này bắt nguồn từ sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định, về chi phí sản xuất bao bì, các nguyên liệu dùng để sản xuất bao bì và khả năng tái chế ở các nước khác nhau.

Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùng biết sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường Khác với nhãn hiệu sản phẩm, nhãn sinh thái chứng nhận hàng hóa đạt được các yêu cầu về môi trường sinh thái Các tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, một quá trình còn được gọi là phương pháp phân tích từ đầu đến cuối Theo phương pháp này, người ta sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó Các giai đoạn này bao gồm giai đoạn tiền sản xuất (chế biến các nguyên liệu thô), sản xuất, phân phối (bao gồm đóng gói), sử dụng và loại bỏ sau khi sử dụng. Trên các thị trường mà người tiêu dùng ưa thích sản phẩm “xanh”, tác dụng của nhãn hiệu sinh thái được coi là một công cụ xúc tiến, đồng thời nó sẽ tác động đến sự cạnh tranh của những sản phẩm không dán nhãn trong cùng một chủng loại Do đó, tuy là việc dán nhãn mang tính chất tự nguyện nhưng các chương trình nhãn sinh thái cũng có thể ảnh hưởng đến thương mại quốc tế.

Nhóm 4: Phí, thuế và các khoản thu liên quan đến môi trường

Phí, thuế và các khoản thu liên quan đến môi trường (có thể gọi chung là phí môi trường) thường được áp dụng nhằm ba mục tiêu chính: 1) thu lại các chi phí phải sử dụng cho môi trường, 2) thay đổi cách ứng xử của cá nhân và tập thể đối với các hoạt động liên quan đến môi trường, 3) thu các quỹ cho các hoạt động bảo vệ môi trường Các loại phí môi trường có thể không đánh trực tiếp vào nước xuất khẩu mà đánh vào người tiêu dùng nước nhập khẩu nhưng cũng ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu vì người tiêu dùng sẽ tiêu thụ sản phẩm ít hơn Thông thường, người ta sử dụng các loại thuế và phí sau đây:

+ Phí sản phẩm: loại phí này được áp dụng cho các sản phẩm gây ô nhiễm như sản phẩm có chứa hóa chất độc hại hoặc có một số thành phần cấu thành của sản phẩm gây khó khăn cho việc thải loại sau sử dụng.

+ Phí đối với chất thải: loại phí này được áp dụng đối với các chất thải gây ô nhiễm thoát vào không khí, nước hoặc đất, hoặc gây ra tiếng ồn Các khoản phí này có thể được đánh vào thời điểm tiêu thụ.

+ Phí hành chính: các khoản phí này thường được áp dụng kết hợp cùng với các quy định để trang trải các chi phí dịch vụ của chính phủ và có thể được thu dưới hình thức phí giấy phép, đăng ký, phí kiểm định và kiểm soát.

Cơ sở của việc đánh thuế hay thu phí vì mục đích môi trường được dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm và sử dụng các nguồn lực môi trường phải chịu phí.

Nhóm 5: Các biện pháp kiểm dịch động thực vật

Tiêu chuẩn và quy định về môi trường của EU đối với hàng thủy sản

Thị trường EU là một thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng, nhưng lại có những quy định hết sức phức tạp về sản xuất và thương mại, đặc biệt là đối với thực phẩm để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Riêng trong lĩnh vực thủy sản EU đã ban hành nhiều văn bản pháp quy bao gồm các chỉ thị và quy định về chất lượng và an toàn vệ sinh trong sản xuất và tiêu thụ thủy sản tại các nước thành viên của Liên MinhChâu Âu, trong đó liên quan trực tiếp đến việc nhập khẩu thủy sản từ các nước thứ ba Các nước thứ ba chỉ được Ủy Ban Châu Âu xét và ra quyết định chấp nhận cho nhập khẩu thủy sản vào EU sau khi đạt được 3 điều kiện tương đương sau đây:

 Một là: Đảm bảo tương đương về chất lượng và điều kiện an toàn vệ sinh trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm thủy sản.

 Hai là: Tương đương về hệ thống luật lệ kiểm soát chất lượng.

 Ba là: Tương đương về tổ chức, chức năng nhiệm vụ năng lực hoạt động thực tiễn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh của sản phẩm thủy sản.

Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là những tiêu chuẩn chính để sản phẩm thủy sản vào được thị trường EU Theo luật thực phẩm của EU số 2002/178/EC, mỗi công dân đều có mong muốn chính đáng về an toàn và chất lượng thực phẩm họ tiêu dùng Để đáp ứng yêu cầu chính đáng này, luật thực phẩm của Liên Minh Châu Âu thực hiện nguyên tắc quản lý chất lượng và kiểm soát định hướng quá trình qua các dây chuyền cung cấp thực phẩm – từ tàu đánh bắt hoặc trang trại nuôi trồng thủy sản tới bàn ăn.

Dưới đây là một số rào cản môi trường đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU:

1.2.1 Quy định của EU về bao bì và phế thải bao bì

Bao bì là một bộ phận không thể thiếu của hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá xuất nhập khẩu và vấn đề xử lý phế thải bao bì sau khi sản phẩm được sử dụng đang được đặt ra một cách cấp thiết nhằm mục đích hạn chế tối thiểu phế thải bao bì từ nguồn rác sinh hoạt để bảo vệ môi trường.

Trong vấn đề quản lý bao bì và phế thải bao bì, Liên minh châu Âu quy định rất chặt chẽ trong Chỉ thị 94/62/EEC bao gồm các quy định về thành phần của bao bì (quan tâm chủ yếu đến tỷ lệ kim loại nặng tối đa trong bao bì) và những yêu cầu cụ thể đối với việc sản xuất bao bì Chỉ thị đã được chuyển vào luật quốc gia của các nước thành viên, đồng thời cũng được áp dụng cho cả hàng nhập khẩu

Phế thải bao bì là các loại bao bì hay vật liệu làm bao bì được bỏ ra sau khi kết thúc quá trình vận chuyển, chuyên chở, phân phối hay tiêu dùng

Quá trình sản xuất và thành phần của bao bì phải tuân theo các yêu cầu sau:

- Bao bì phải được sản xuất sao cho thể tích và khối lượng được giới hạn đến mức tối thiểu để duy trì mức an toàn, vệ sinh cần thiết đối với sản phẩm chứa trong bao bì và đối với người tiêu dùng

- Bao bì phải được thiết kế, sản xuất, buôn bán theo cách thức cho phép tái sử dụng hay thu hồi, bao gồm tái chế và hạn chế đến mức tối thiểu tác động đối với môi trường khi chất phế thải bao bì bị bỏ đi

- Bao bì sẽ được sản xuất theo cách có thể hạn chế tối đa sự có mặt của nguyên liệu và các chất độc hại do sự phát xạ, tro tàn khi đốt cháy hay chôn bao bì, chất cặn bã (bảng 1.1).

- Trên bao bì phải ghi rõ thành phần nguyên liệu sử dụng được sử dụng chế tạo bao bì để thuận tiện hơn trong việc thu gom, tái chế và tái sử dụng Đối với bao bì có thể tái sử dụng (Reusable nature of Packaging), ngoài việc tuân thủ các yêu cầu nêu trên còn phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

- Tính vật lý và các đặc trưng của bao bì phải cho phép sử dụng lại một số lần nhất định trong điều kiện sử dụng được dự đoán trước là bình thường

- Quá trình sản xuất bao bì phải đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho người lao động.

- Phải đáp ứng yêu cầu đặc biệt về thu hồi bao bì khi bao bì không được tái sử dụng trong thời gian dài và thành phế thải Đối với việc thu hồi và tái chế bao bì phải tuân theo các quy định sau:

- Bao bì thu hồi ở dạng vật liệu tái có thể tái sử dụng thì phải được dùng vào việc sản xuất ra những sản phẩm có thể bán được theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng khối lượng vật liệu dùng để sản xuất ra sản phẩm đó, miễn sao phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành của châu Âu Việc định ra tỷ lệ này có thể khác nhau, phụ thuộc vào loại vật liệu làm bao bì

- Loại bao bì thu hồi dạng phế phẩm năng lượng phải thu được tổi thiểu lượng calo cho phép.

- Từ 50-60% bao bì tính theo khối lượng phải được tái chế hay đốt để thu lại năng lượng

- Loại bao bì không thể tái sử dụng hoặc tái sinh, phải đem đốt thì phải đảm bảo các khí độc hại thải ra không làm ảnh hưởng đến môi trường.

Bảng 1.1: Mức giới hạn đối với một số hoá chất trong bao bì

STT Các chất bị cấm hoặc hạn chế Giới hạn

12 Bao bì bằng gỗ rừng không tái sinh Cấm

(Nguồn: Chỉ thị 94/62/EEC của Liên minh châu Âu về bao bì và phế thải bao bì - www.cbi.nl) Đây là những yêu cầu chung nhất của Liên minh châu Âu về vấn đề bao bì và phế thải bao bì Tuy nhiên việc thi hành Chỉ thị trên thực tế ở các nước khác nhau có thể dưới những hình thức khác nhau, mà điển hình nhất là chương trình

Kinh nghiệm thích nghi của Thái Lan đối với rào cản môi trường của EU

Đối với Thái Lan, một đất nước không có nhiều nguồn lợi thuỷ sản từ biển mà chỉ có nhiều từ sông và nền nông nghiệp phát triển Thái Lan là một trong ba nước đứng đầu về xuất khẩu lúa gạo và thuỷ sản ra thị trường thế giới Trong đó,

EU là thị trường lớn của Thái Lan Nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đáp ứng các quy định môi trường của EU khi xuất khẩu hàng thuỷ sản để rút ra những bài học cho Việt Nam là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay

Thái Lan đã áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là thuỷ sản, thịt gia súc gia cầm,rau quả và hàng dệt may Hiện nay, Thái Lan là một trong số các nước xuất khẩu chủ yếu tôm và cá hồi vào các thị trường có hệ thống quy định và tiêu chuẩn ngặt nghèo về VSATTP và môi trường như Mỹ, Nhật Bản và EU Trong ngành nuôi tôm, kể từ tháng 11/1992 nông dân phải đăng ký với Bộ Thuỷ sản; các trang trại lớn phải xây dựng khu xử lý nước và các chất thải đáp ứng được tiêu chuẩn áp dụng trong ngành Thêm vào đó, Thái Lan còn thành lập nhiều trung tâm kiểm tra chất lượng tôm xuất khẩu như dư lượng độc tố, kiểm tra chặt chẽ nguồn thuốc phòng bệnh Hơn nữa, Chính phủ Thái Lan còn khuyến khích các ngư dân áp dụng các biện pháp đánh bắt hải sản thích hợp để bảo vệ các loài động vật biển khác như rùa biển

Khi EU nêu ra vấn đề hoá chất có trong sản phẩm tôm của Thái Lan, thì Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan tiến hành làm thủ tục để Hội đồng Châu Âu làm minh bạch các chiến lược hiện tại và những kế hoạch trong tương lai của Thái Lan nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoá chất trong hai loại sản phẩm trên Ngoài ra, Thái Lan còn đề nghị sự hợp tác của EU nhằm thực hiện một tiêu chuẩn duy nhất để kiểm định hàng nhập từ Thái Lan và những nơi khác, đồng thời yêu cầu EU giúp đỡ Thái Lan nâng cao khả năng về công nghệ sinh học và kiến thức về sản phẩm hữu cơ.

Bên cạnh đó, Thái Lan kiên quyết cấm sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi (5 loại kháng sinh), vì chúng có liên quan đến bệnh ung thư, trong đó có CAP từ lâu đã là trở ngại lớn đối với xuất khẩu tôm của Thái Lan vào EU Mọi trường hợp vi phạm đều bị đình chỉ hoạt động kinh doanh, sản xuất và bị phạt 10.000 baht. Thái Lan cũng cấm sử dụng các chất gây ô nhiễm môi trường mà EU nêu ra trong Phụ lục I của Chỉ thị 96/23/EEC Họ xây dựng các tiêu chuẩn ngành về vùng nuôi ATVSTP và sạch bệnh đối với các cơ sở nuôi công nghiệp.

Trong lĩnh vực nuôi trồng nông thuỷ sản, khác hẳn với Trung Quốc, TháiLan có những biện pháp mạnh, đồng bộ (có các văn bản của Thủ tướng, Bộ Nông nghiệp, Bộ Thuỷ sản, Cục Thuỷ sản, ) để quản lý và xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm Họ có cả các biện pháp để quản lý nguyên liệu nhập khẩu và chú trọng tới khâu xử lý kỹ thuật, đặc biệt quan tâm tới bảo tồn tài nguyên biển Tất cả những cố gắng và nỗ lực của Thái Lan trong quản lý hoạt động nuôi trồng và chế biến nông, thuỷ sản nhằm nâng cao chất lượng, VSATTP và BVMT đã giúp cho họ từ Nhóm II vươn lên Nhóm I.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thái Lan cũng có một số hạn chế nhất định: (1) Thiết bị kiểm tra dư lượng kháng sinh không tương đương với EU nên dẫn tới tình trạng nhiều lô hàng thuỷ sản xuất khẩu sang EU, phía Thái Lan kiểm tra là 0 phần tỉ CAP, nhưng EU lại kiểm tra thấy 0,04 hoặc 0,05 phần tỉ, dư lượng kháng sinh quá mức cho phép nên nhiều lô hàng bị EU tiêu huỷ hoặc trả lại (Thái Lan bị

EU huỷ hàng nhiều hơn Việt Nam) Trước tình hình đó, Thái Lan lại chậm trễ trong việc nâng cấp thiết bị kiểm tra và nâng cao trình độ của nhân viên kiểm tra; (2) Các doanh nghiệp thuỷ sản Thái Lan còn chậm trễ trong việc mua máy ELISA kiểm tra dư lượng kháng sinh trong hàng thuỷ sản xuất khẩu Tính đến thời điểm này, cả nước Thái Lan mới có 5 máy ELISA, trong khi đó Việt Nam có trên 20 máy Chính vì vậy dẫn tới tình trạng, EU đã kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra tăng cường đối với thuỷ sản của Thái Lan (thời hạn áp dụng dài hơn so với Việt Nam,Việt Nam được EU bãi bỏ biện pháp kiểm tra này từ 3/10/2002) Trong khi đó, đến tháng 5/2003 EU mới bãi bỏ biện pháp kiểm tra 100% các lô hàng thuỷ sản xuất khẩu của Thái Lan, chuyển sang áp dụng biện pháp kiểm tra thông thường.

THỰC TRẠNG THÍCH NGHI VỚI RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG

Thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào EU

2.1.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm qua

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nguồn lợi thủy, hải sản giàu có và phong phú trong khu vực và trên thế giới và có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, đứng thứ 4 về sản lượng sản xuất và qui mô xuất khẩu thủy sản (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia) Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km; Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2 Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản Kim ngạch xuất khẩu thủy sản không ngừng tăng, trung bình 18%/năm giai đoạn 1998-2008. Đơn vị: nghìn USD Biểu đồ 2.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2005-2T/2011

Nguồn: tác giả tổng hợp từ Tổng cục thống kê

Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản có sự thay đổi rõ nét từ năm 2000 Nếu như trước đây Việt Nam chỉ xuất khẩu qua hai thị trường trung gian là Hồng Kông và Singapore thì nay sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt tại 170 quốc gia trên thế giới và được nhiều quốc gia ưa chuộng Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thị trường EU được coi là thị trường xuất khẩu thủy sản chiến lược của Việt Nam với thị phần chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (so với Mỹ 16% và Nhật Bản 19% ) Mặc dù gặp khủng hoảng song châu Âu vẫn là thị trường nước ngoài quan trọng nhất của mặt hàng thuỷ sản Việt Nam Năm 2009, giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang EU đạt 1,1 tỉ USD (đứng thứ 2 sau giày da về khối lượng xuất khẩu) Trong top 10 thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, khối EU có 4 quốc gia đó là Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia Các thị trường nhập khẩu lớn khác là Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Australia và Đài Loan.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2010

Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Trong những năm gần đây, các sản phẩm mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng được đa dạng hóa Các sản phẩm như tôm, cá tra, cá ngừ, hàng khô, mực,bạch tuộc là đã tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản Tôm đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu,chiếm 38,4%.

Bảng 2.1: Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2007–2010

Sản lượng (nghìn tấn) Kim ngạch (triệu USD)

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Mặt hàng tôm: Tổng giá trị xuất khẩu tôm trong 11 tháng đầu năm 2009 đạt khoảng 1,3 tỷ đôla, tăng 0,03% về giá trị, và khoảng 170 tấn, tăng 7,4% về khối lượng

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu tôm từ năm 2006 - 2010

Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản vẫn là 2 thị trường chủ lực, tuy nhiên trong

11 tháng đầu năm đều sụt giảm Xuất khẩu tôm sang Nhật giảm 4,5% về lượng và 2,8% về giá trị; sang Mỹ giảm 6,2% về khối lượng và 15,3% về giá trị Đối với thị trường Nhật, mặc dù Việt Nam vẫn là nhà cung cấp số 1, nhưng hiện nay đang chịu sự cạnh tranh lớn từ Thái Lan và Indonesia; khi hai nước này trong năm nay đều tăng sản lượng xuất khẩu sang Nhật trong khi Việt Nam lại giảm Đối với thị trường

Mỹ, nếu năm 2008, Việt Nam đứng thứ 3, chỉ sau Thái Lan và Indonesia thì năm

2009, đến hết tháng 9/2009 Việt Nam tụt xuống vị trí số 5 sau Êcuado và Trung Quốc Ngoài ra, các nhà nhập khẩu Mỹ đang tìm đến nguồn hàng từ các nước gần kề nhằm giảm chi phí vận chuyển.

Mặt hàng cá sa, cá batra: chiếm khoảng 32% kim ngạch xuất khẩu: Trong 10 tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu khoảng 500 tấn cá, đạt kim ngạch 1,12 tỷ đôla, giảm gần 9% về khối lượng và 10% về giá trị so với năm trước Thị trường lớn nhất của cá tra là EU, chiếm 40,8%; tiếp đó là Mỹ 10%; Asean 6,5%.

Các mặt hàng khác: như cá ngừ, bạch tuộc, mực đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái Cá ngừ giảm 1,2% về lượng và 10,2% về giá trị Mực và bạch tuộc giảm 12,9% về khối lượng và 7,7% về giá trị.

2.1.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU

2.1.2.1 Về kim ngạch xuất khẩu

Từ những năm 1980, sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường EU dưới một nhãn hiệu chung là Seaprodex Ngay từ những năm đầu tiên thâm nhập thị trường EU, sản phẩm thủy sản được xuất khẩu chung với các sản phẩm nông sản khác với số lượng ít nhưng đã gây được tình cảm của người tiêu dùng Châu Âu Nhận thức được rằng, quá trình tiêu thụ sản phẩm cuối cùng, đặc biệt là tiêu thụ với giá trị gia tăng thông qua xuất khẩu, là động lực bảo đảm cho sự tăng trưởng và phát triển của các hoạt động sản xuất, khai thác và nuôi trồng, bên cạnh việc giữ vững các thị trường truyền thống, ngành thủy sản đã chủ trường tích cực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó EU là một trong những lựa chọn hàng đầu Do đây là một thị trường lớn, ổn định, giá tốt nhưng có đòi hỏi rất cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là sau những vụ ngộ độc thực phẩm nên để thành công ở thị trường này, ngành đã xác định không ngừng nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược xúc tiến thâm nhập thị trường Ngành đã hướng dẫn các doanh nghiệp phấn đấu liên tục nhiều năm để tạo nên những chuyển biến tích cực theo hướng này Những nỗ lực đó đã đem lại kết quả rõ rệt Từ tháng 11/1999, Việt Nam được công nhận vào danh sách 1 (List A) các nước xuất khẩu thủy sản vào EU, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã chính thức được công nhận về pháp lý để khẳng định được chỗ đứng tại 15 nước EU Đến 01/01/2006, Việt Nam có 171 doanh nghiệp (trong tổng số 394 doanh nghiệp chế biến thủy sản lớn của cả nước) đủ tiêu chuẩn được cấp phép (code) xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU.

Từ năm 1996-1999, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU tăng rất nhanh với tốc độ trung bình hàng năm 54,92% Theo số liệu thống kê của

EU, năm 1996 kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam đạt 26,9 triệu USD, năm

1997 – 65 triệu USD, năm 1998 tăng lên 92,5 triệu USD Trong những năm 2000-

2002, hoạt động xuất khẩu bị chững lại và có xu hướng giảm sút, sau khi EU tăng cường kiểm tra dư lượng các chất kháng sinh và hạ thấp ngưỡng phát hiện dư lượng các chất này trong sản phẩm Nhờ những nỗ lực khắc phục của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và nông ngư dân Việt Nam, từ năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trở lại Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU đạt 116,7 triệu USD, năm 2004 – 231,5 triệu USD, năm 2005 – 367,3 triệu USD

Giai đoạn 2006-2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và xuất khẩu thủy sản sang EU có xu hướng tăng, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2007-2008 khi mà Việt Nam mới gia nhập WTO và đạt đỉnh với 4,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong đó xuất khẩu thủy sản sang EU đạt 1,141 tỷ USD Tuy nhiên, đến năm 2009, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng toàn cầu thì ngành xuất khẩu thủy sản của nước ta cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng khi mà các nước EU nhập khẩu ít thủy sản hơn, tiêu dùng ít hơn để đối phó với khủng hoảng kinh tế, khiến kim ngạch xuất khẩu vào EU chỉ đạt 1,113 tỷ USD

Bảng 2.2: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU giai đoạn 2000-20 10

Năm Kim ngạch (triệu USD) Sản lượng (nghìn tấn)

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Từ năm 2006 EU đã lần lượt vượt Mỹ và Nhật Bản thành nhà NK thủy sản lớn nhất của Việt Nam Từ chỗ thị phần NK chỉ chiếm 5,7 % tổng XK thủy sản của VN (năm 2003) đến nay thị phần của EU đã chiếm đến 23,5%, chứng tỏ EU đã có vị trí rất quan trọng trong việc giải quyêt đầu ra cho thủy sản Việt Nam Mặc dù so với nhu cầu thủy sản của EU, giá trị cung cấp của Việt Nam còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng gần 2,8% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của EU.Tuy nhiên năm 2010 vừa qua đã là một năm thắng lợi của thủy sản Việt Nam trên thị trường EU, nhiều chỉ tiêu được cải thiện sau một năm sụt giảm tương đối trước đó - 2009

Năm 2010, Việt Nam đã XK sang EU 364.000 tấn thủy sản, trị giá 1,18 tỷ USD, tăng 4% về khối lượng và 9,6% về giá trị so với năm 2009 Thủy sản của Việt Nam nhập khẩu vào EU và được tiêu thụ chủ yếu ở các nước Đức, TâyBan Nha, Italia, Hà Lan và Pháp, trong đó Đức và Tây Ban Nha là hai nước NK lớn nhất

Bảng 2.3: Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU năm 2010

Năm 2010 So với cùng kỳ 2009 (%)

KL (tấn) GT (USD) ↑↓KL ↑↓GT

Các nước khác thuộc EU 127.995 414.866

Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

2.1.2.2 Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Hàng thủy sản Việt Nam hiện đã xuất khẩu tới 27 quốc gia EU, gồm các mặt hàng sản phẩm cá, tôm, mực, bạch tuộc…

Bảng 2.4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU 2010 Mặt hàng

Năm 2010 So với cùng kỳ 2009 (%)

SL (nghìn tấn) GT (triệu USD) ↑↓SL ↑↓GT

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Cá đông lạnh cũng là mặt hàng có mức tăng xuất khẩu sang EU đều và đáng kể Xuất khẩu cá của Việt Nam sang thị trường này đã vượt xa tôm không những về khối lượng mà cả về giá trị, vươn lên đứng trên Nhật (66 triệu USD năm 2003), chỉ sau Mỹ (141 triệu USD) và chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu cá của Việt Nam (352 triệu USD) Năm 2004, xuất khẩu cá của Việt Nam sang EU tiếp tục tăng trưởng với giá trị xuất khẩu đạt 231,5 triệu USD, gấp 3 lần so với năm 2003, chiếm gần một nửa trá trị xuất khẩu thủy sản sang EU Sản phẩm cá chủ lực của Việt Nam xuất sang thị trường này là cá tra, cá basa và cá ngừ.

Những năm 2003-2008 đánh dấu những bước thâm nhập rất thành công và ồ ạt của phile cá tra vào Bỉ, Hà Lan và tiếp đến là Đức và Tây Ban Nha, mặc dù việc chiếm lĩnh thị phần nhanh chóng và áp đảo của phile cá tra đã tạo nên một số phản ứng tiêu cực trên các thị trường này.

Sau khi đạt mức đỉnh cao vào năm 2008, xuất khẩu cá tra vào EU lại liên tục giảm liền trong hai năm 2009 và 2010 Tây Ban Nha và Đức là hai thị trường tiêu thụ nhiều nhất đều giảm mạnh nhập khẩu từ Việt Nam Hiện nay, giá cá tra xuất khẩu đã tăng lên 3 USD/kg, cải thiện hơn rất nhiều so với mức 2,3-2,5 USD cách đây mấy tháng, tuy vậy còn thấp hơn đến 30% so với giá bán cho thị trường Mỹ Dự đoán doanh số xuất khẩu cá tra sang EU sẽ thấp hơn năm 2010 bởi hai lý do chính là nguồn cung cấp từ Việt Nam thấp hơn và tiêu thụ cá tra không mạnh như trước do giá cả tăng và có nhiều dư luận không tốt trên thị trường Mặc dù trong nước sẽ có nhiều diễn biến phức tạp trong sản xuất nguyên liệu và xuất khẩu cá tra, đồng thời có những yếu tố bất lợi về truyền thống trên một số thị trường trong khối, nhưng EU vẫn cần được coi là một địa bàn chiến lược của phile cá tra Việt Nam, tiêu thụ đến gần 36% (511 triệu USD) tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong năm 2010.

Phân tích thực trạng thích nghi với rào cản môi trường hàng thủy sản của EU đối với Việt Nam

Các quy định về môi trường ngày nay trở thành rảo cản rất khó vượt qua đối với các doanh nghiệp Việt Nam Các quy định của EU ngày càng chặt chẽ và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường này. Đây là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ xuất khẩu sang thị trường EU mà còn sang nhiều thị trường khác trong điều kiện trình độ công nghệ lạc hậu, ý thức và sự hiểu biết về môi trường còn thấp.

2.2.1 Thực trạng thích nghi với quy định về bao bì và phế thải bao bì

Hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU chủ yếu là hàng đông lạnh, bao bì đựng sản phẩm là bao PE, có hộp carton ở ngoài Trên hộp carton có ghi: kích cỡ, tên sản phẩm, ngày sản xuất, tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp, ngày hết hạn, điều kiện bảo quản (-18 độ c) Hàng đông lạnh được đựng trong bao

PE để giữ nhiệt độ và ngăn cách sản phẩm không bị ô nhiễm từ bao carton, đảm bảoVSATTP Các doanh nghiệp sử dụng bao gói hàng thuỷ sản theo đúng yêu cầu củaTrung tâm KTCL&VSTS - Bộ Thuỷ sản Như vậy, có thể thấy rằng bao bì xuất khẩu của hàng thuỷ sản Việt Nam mới đáp ứng được yêu cầu VSATTP, còn chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, vì bao PE được làm từ hạt nhựa PE có tác dụng đảm bảo VSTP, nhưng bao này khi thải ra môi trường lại gây ô nhiễm môi trường Việc tồn dư bao PE trong môi trường tự nhiên đang được các nhà khoa học trên thế giới tìm giải pháp khắc phục, thay thế bằng một loại bao khác không gây ô nhiễm môi trường mà vẫn đảm bảo được nhiệt độ lạnh và VSTP Tại EU, bao PE cũng đang là vấn đề cần được khắc phục, nhiều sản phẩm đông lạnh vẫn phải dùng loại bao này Chính vì vậy, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam không bị vi phạm Quy định bao bì và phế thải bao bì của EU Tuy nhiên, khi được hỏi về Quy định bao bì của EU, phần lớn các doanh nghiệp đều chưa có được thông tin đầy đủ nên không hiểu rõ các yêu cầu cụ thể để đáp ứng, mà mới chỉ làm theo yêu cầu của Trung tâm KTCL&VSTS - Bộ Thuỷ sản

2.2.2 Thực trạng thích nghi với quy định về nhãn hiệu cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ

Hiện nay, tiêu chuẩn ghi nhãn sinh thái là công cụ quản lý môi trường được áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới, được coi là tiêu chuẩn chung về môi trường thay cho những quy định về hàng rào thuế quan Việt Nam đang áp dụng nhãn sinh thái được chia thành 3 loại theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO:

- Loại I (ISO 14024) là chương trình tự nguyện, dựa trên tiêu chí của bên thứ

3 nhằm cung cấp chứng nhận ủy quyền sử dụng nhãn môi trường cho các sản phẩm thể hiện được sự thân thiện với môi trường theo loại hình cụ thể dựa trên chu trình sống của sản phẩm.

- Loai II ( ISO 14021) là sự tự công bố mang tính chất thong tin về môi trường.

- Loại III ( ISO 14025) là chương trình tự nguyện được lượng hóa bằng các dữ liệu về sản phẩm trong đó các loại chỉ tiêu do bên thứ 3 định trước và dựa vào quá trình đánh giá chu trình sống của sản phẩm.

Trong thực tế hiện nay, Việt Nam chưa có quy định bắt buộc hay tiền lệ dán nhãn sản phẩm nhưng trong nước cũng đã xuất hiện nhiều sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, nhiều doanh nghiệp cũng có nhu cầu dán nhãn sinh thái cho sản phẩm dịch vụ của mình do những cố gắng nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường của mình.

Trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, để giữ vững uy tín và thương hiệu sản phẩm cá tra từ lâu đã được xuất khẩu ra thị trường thế giới, đồng thời sản phẩm đạt chuẩn GLOBALGAP sẽ giúp khách hàng an tâm hơn khi sử dụng, các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực áp dụng tiêu chuẩn GLOBALGAP trong sản xuất cá tra ngay từ khi bộ tiêu chuẩn GLOBALGAP dành cho cá tra vừa có hiệu lực Bắt đầu từ năm 2009, nhiều trại nuôi cá tra, ba sa đã được chứng nhận Global GAP. Hiện có khoảng 45% nhà máy chế biến cá tra đã hoặc đang chứng nhận đạt tiêu chuẩn này

2.2.3 Thực trạng thích nghi với quy định về chất phụ gia trong thực phẩm, quy định kiểm tra thú y đối với thịt gia súc, gia cầm và thủy sản

Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang thị trường

EU nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung thực hiện chưa tốt các quy định pháp luật môi trường của nhà nước Trong khi đó, EU lại là thị trường có hệ thống quy định về môi trường đối với nhập khẩu hàng thủy sản hết sức ngặt nghèo và khó thực hiện Đây là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam Nếu các doanh nghiệp của ta đã thực hiện tốt các quy định pháp luật môi trường của nhà nước thì cũng không gặp mấy khó khăn trong việc đáp ứng các quy định môi trường của EU vì các quy định bảo vệ môi trường của Việt Nam cũng tương tự như các quy định môi trường của EU như Luật bảo vệ môi trường (Điều 14, 16, 19), Luật Thủy sản (Điều 33, 36, 38, 45, 49)

Rào cản về VSATTP và môi trường của EU đang ngày càng được nâng lên để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường (năm 2001 EU hạ giới hạn phát hiện dư lượng CAP và các kháng sinh cấm sử dụng khác trong tôm đông lạnh nhập khẩu thấp hơn mức giới hạn trước đây nhiều lần và thi hành những biện pháp cứng rắn trong vấn đề này khiến cho các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam và nhiều nước khác trong khu vực bị một phen lao đao)

Hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU đã bị nhiễm kháng sinh nặng trong thời kỳ 2001 - 2002 Tháng 12/2001, qua kiểm tra EU đã phát hiện 23 lô hàng thủy sản của Việt Nam vi phạm Tháng 1/2002 – 12/2002, EU lại phát hiện thêm 49 lô hàng thủy sản nữa của Việt Nam vi phạm Phía EU cảnh báo nếu Việt Nam không chấm dứt, họ sẽ áp dụng trở lại chế độ kiểm tra 100% các lô hàng thủy sản xuất khẩu của ta

Sau hàng loạt lô hàng hàng xuất khẩu sang EU bị trả lại do vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm cũng như các quy định về quản lý môi trường, các doanh nghiệp Việt Nam mới thực sự bắt đầu quan tâm đến những vấn đề về chính sách sản phẩm xuất khẩu của mình Bản thân các Bộ, ngành có liên quan cũng bắt tay vào cuộc Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã ban hành: (1) Chỉ thị 07/2002/CT- TTg ngày 25/2/2002 về việc tăng cường quản lý việc sử dụng kháng sinh, hóa chất trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật; (2) Nghị định số 70/2003/NĐ-CP ngày 17-6-2003 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản Bộ Thủy sản đã ban hành các quyết định và quy chế sau: (1) Quyết định số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/1/2002 về việc cấm sử dụng một số hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh thủy sản; (2) Quyết định số 03/2002/QĐ- BTS ngày 23/1/2002 về việc ban hành quy chế quản lý thuốc thú y thủy sản; (3) Quyết định số 04/2002/QĐ-BTS ngày 24/1/2002 về việc ban hành quy chế quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung; (4) Quy chế quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 60/2003/QĐ-BNN ngày 06-3-

2003 về việc công bố Danh mục thuốc thú y được phép sản xuất, xuất khẩu, đóng gói lại, nhập khẩu, lưu hành, sử dụng và hạn chế sử dụng tại Việt Nam năm 2003

Cùng với việc ban hành các quyết định và quy chế quản lý hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản, Bộ Thủy sản đã tiến hành chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai thực hiện kế hoạch kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong hải sản và thủy sản nuôi, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc thú y, thức ăn, hóa chất tẩy rửa, khử trùng, nước đá, nguyên liệu và sản phẩm thủy sản

Việc đạt được những tiêu chuẩn của EU về dư lượng kháng sinh quá khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam Trong khi đó, quy trình kiểm tra chất lượng hàng hoá chủ yếu dựa trên cơ sở nhận biết cảm quan bên ngoài sản phẩm nên không đánh giá chính xác được chất lượng sản phẩm chứ chưa nói đến vấn đề xác định sản phẩm đó có chứa hoá chất kháng sinh bị cấm hay không Ngay các thiết bị kiểm tra hiện đại hiện nay của Việt Nam cũng có chênh lệch về trình độ với thiết bị kiểm tra của EU

Đánh giá về thực trạng thích nghi với rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào EU

2.3.1 Những kết quả đạt được

Tuy vấp phải nhiều quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU, bằng những nỗ lực của mình, thủy sản Việt Nam đã từng bước được cải thiện, đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn về rào cản môi trường Kết quả là ngày càng có nhiều doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU Tháng 4/2007, Ủy ban Châu Âu đã chính thức công nhận thêm 37 cơ sở chế biến thủy sản của Việt Nam vào danh sách được phép xuất khẩu sang EU Ngoài ra, EU đã sửa đổi thông tin của 23 doanh nghiệp so với danh sách cũ Ngày 17/01/2008, Ủy ban Châu Âu lại ban hành thông báo D4/RM/agm D(2007) 441851 về việc công nhận thêm 25 doanh nghiệp ViệtNam đủ điều kiện sản xuất an toàn vệ sinh để xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường này Trong đó có 2 doanh nghiệp thủy sản sản xuất đồ hộp, 23 cơ sở còn lại sản xuất hàng thủy sản đông lạnh Những doanh nghiệp mới được công nhận có thể xuất hàng thủy sản vào EU từ 31/01/2008 Tính đến tháng 04/2011, có tổng cộng

379 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường EU. Ngoài ra, từ 18 đến 20/09/2007, tại Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam đã được Ủy ban Châu Âu chọn làm nơi hội thảo về các tiêu chuẩn thủy sản và nuôi trồng thủy sản của Liên minh Châu Âu Đây là niềm tự hào cho ngành thủy sản Việt Nam, đánh dấu những thành quả tốt đẹp của thủy sản Việt Nam được thế giới công nhận.

Công tác quản lý chất lượng ngày càng được cải thiện Trong những năm gần đây, vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm thủy sản về cơ bản được giải quyết, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế Năm 2005 là năm ngành thủy sản triển khai rộng rãi chương trình kiểm soát dư lượng hóa chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản với việc tiến hành đối với hầu hết các loài thủy sản nuôi tập trung như tôm sú, tôm thẻ chân trăng, tôm càng xanh, cá basa, cá tra, cá rô phi và cua Ngoài ra, ngành còn thực hiện khá tốt nhiều biện pháp kiểm soát khác như việc đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản, chất lượng giống thủy sản nhập khẩu, kiểm dịch thủy sản, hoạt động của những người hành nghề thú y thủy sản Năm 2006, NAFIQAVED tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức, thành lập tổ chức quản lý chất lượng và thú y thủy sản ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước và chú trọng triển khai công tác này đến cấp huyện, xã Trong quý 1/2006, website của NAFIQAVED được đưa vào hoạt động để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ những vướng mắc trong việc giải quyết các rào cản an toàn vệ sinh, an toàn dịch bệnh của thị trường hàng thủy sản Với sự quan tâm và hỗ trợ của NAFIQAVED như vậy, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã hợp tác với cơ quan chức năng của EU để nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường của hàng thủy sản ViệtNam Trong tháng 11/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị vớiBan quản lý dự án tăng cường năng lực kiểm nghiệm các nước ASEAN (do liên minh Châu Âu hỗ trợ) nâng cấp một số phòng kiểm nghiệm thủy sản Việt Nam thành phòng kiểm chứng của khu vực Việc này rất quan trọng bởi nó không chỉ khẳng định độ tin cậy, chính xác và năng lực của cơ quan quản lý Việt Nam mà còn tránh việc kiểm tra nhiều lần nhằm giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu, tạo tiền đề quan trọng cho việc nâng cao giá trị, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang EU Cũng trong tháng 3/2008, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản và Cục trưởng Cục an toàn thực phẩm, dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng thuộc Bộ Y tế Italia vừa ký kết bản ghi nhớ về hợp tác vào EU thông qua cửa ngõ Italia và Việt Nam tạo điều kiện trong nhập khẩu hàng nông sản của Italia Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Italia cho rằng, Việt Nam cần tăng cường xuất khẩu hàng thực phẩm sang Italia, trong đó chú trọng mặt hàng thủy sản như: tôm hùm, tôm các loại, cá tra, basa philê Đây là thị trường tiêu thụ mạnh về thủy sản, đồng thời các nhà nhập khẩu Italia cũng rất quan tâm tới thủy sản Việt Nam Các chương trình kiểm soát dư lượng và vùng nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ vẫn được công nhận Hiện hai cơ quan vẫn đang tiếp tục duy trì việc trao đổi thông tin tình hình xuất khẩu và kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam, thực hiện báo cáo định kỳ lô hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Italia nhằm ngăn chặn hoạt động gian lận thương mại và giả mạo chứng thư.

2.3.2 Bất cập từ phía Việt Nam

Các quy định pháp luật môi trường hiện hành của Việt Nam đã có tác động tích cực đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, điều chỉnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu theo hướng phù hợp với các quy định môi trường của EU trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, hệ thống pháp luật môi trường của Việt Nam vẫn chưa thật hoàn thiện, còn có sự chưa thống nhất về văn bản pháp luật giữa các Bộ, ngành Ngoài ra, quản lý Nhà nước về sử dụng vật tư, hóa chất, chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản có lúc chưa được chặt chẽ, chưa thống nhất từ Trung ương đến địa Phương Nhưng quan trong hơn cả, quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn kém hiệu quả. Ở các địa phương, đội ngũ cán bộ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và quản lý đều yếu và thiếu Trong khi đó, việc nghiên cứu tìm các chất kháng sinh bị cấm phục vụ cho sản xuất thủy sản đạt yêu cầu về chất lượng, VSATTP và bảo vệ môi trường còn chưa được đầu tư thích đáng.

Hiện tượng đánh bắt hải sản ven bờ bằng phương pháp huỷ diệt vẫn diễn ra ở nhiều địa phương, các cơ quan chức năng không đủ người và phương tiện để quản lý, ý thức pháp luật của một số bộ phận dân cư chưa cao Mặt khác, quản lý còn thiếu đồng bộ trong tất cả các khâu từ đánh bắt, chế biến, tiêu thụ đối với hải sản bị cấm đánh bắt, hoặc địa phương này thì thực hiện nghiêm túc chặt chẽ, nhưng địa phương khác thì lơi lỏng dẫn đến việc thực hiện pháp luật không nghiêm, không thường xuyên và không triệt để.

Một thực tế khá phổ biến hiện nay là hầu hết các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU chưa thực sự quan tâm đến các quy định về môi trường của EU (quy định bao bì và phế thải bao bì, quy định nhãn hiêu cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ), mà chủ yếu chỉ quan tâm tới các quy định về VSATTP Khi được hỏi về khía cạnh môi trường của các quy định VSATTP của

EU thì đa phần các doanh nghiệp đều trả lời "không biết" Vì họ cho rằng, các quy định về VSATTP của EU là chỉ đưa ra các yêu cầu về VSATTP, chứ không liên quan gì đến môi trường

Tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản, bơm nước, đưa tạp chất vào tôm để hưởng chênh lệch giá khi phân loại và làm tăng trọng lượng đang diễn ra phổ biến trên thị trường Đây là vấn đề khó khăn cho các cơ sở chế biến thuỷ sản hiện nay Việc làm này gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản bị EU tiêu huỷ hàng vì đã vi phạm quy định kiểm tra thú y của EU (sử dụng quá nhiều kháng sinh bị cấm trong nuôi trồng thuỷ sản, những chất vừa gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng, vừa gây ô nhiễm môi trường, có trong Chỉ thị 96/23/EEC)

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam biết tới Quy định kiểm tra thú y đối với thịt gia súc, gia cầm và thuỷ sản của EU Nhưng họ chỉ biết quy định này là một quy định về VSATTP, chứ hoàn toàn không biết tới khía cạnh môi trường của quy định Kể từ năm 2001, có khá nhiều doanh nghiệp thuỷ sản vi phạm Quy định kiểm tra thú y (dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản quá mức cho phép) và đã bị EU trả lại, tiêu huỷ hàng Các doanh nghiệp cho rằng, EU cấm sử dụng các kháng sinh là do những chất này có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của người tiêu dùng, mà họ không hề biết rằng 7/10 chất kháng sinh cấm sử dụng hoàn toàn cũng là những chất gây ô nhiễm môi trường đã được EU nêu rõ trong Chỉ thị 96/23/ EEC Chính vì vậy, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của ta chỉ hiểu một cách đơn giản: vi phạm quy định kiểm tra thú y là vi phạm quy định về VSATTP, chứ không phải là vi phạm quy định về môi trường của EU Cho đến nay, phần lớn các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam vẫn không hề biết rằng họ đã vi phạm quy định về môi trường của EU Đây chính là sự phức tạp trong hệ thống quy định môi trường của EU.

Tính đến đầu năm 2003, chúng ta vẫn còn hơn một nửa số doanh nghiệp thuỷ sản chưa có điều kiện sản xuất tốt Những doanh nghiệp này có chung đặc điểm sau: Thiết bị chế biến cũ, đôi khi không đồng bộ nên sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng và VSATTP; Xử lý chất thải chưa tốt, các doanh nghiệp tư nhân ít quan tâm tới vấn đề này nên dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh nhà máy Một số doanh nghiệp cũng quan tâm tới BVMT, nhưng do thiếu kinh phí nên không thể đầu tư thiết bị xử lý chất thải hiện đại và đồng bộ đạt hiệu quả cao, mà thay bằng thiết bị cũ, không đồng bộ hiệu quả BVMT thấp, hoặc không có kinh phí để mua thiết bị xử lý môi trường Trong khi đó, các doanh nghiệp có điều kiện sản xuất tốt đều có công nghệ chế biến hiện đại và hệ thống xử lý chất thải đạt hiệu quả cao, nên luôn đảm bảo VSATTP và BVMT.

Nói đến các quy định môi trường của EU, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản tuy biết, nhưng chưa thật đầy đủ; trong khi đó, các cơ sở nuôi trồng thủy sản và bà con nông dân thì hầu như không biết Điều đó dẫn tới tình trạng: nguyên liệu đầu vào phần lớn không đáp ứng được các quy định của EU Trong khi đó, công nghệ chế biến lại không thuộc loại hiện đại và trình độ quản lý chưa cao, nên không xử lý hết được những tạp chất trong nguyên liệu Chính vì vậy, về cơ bản sản phẩm vẫn chưa đáp ứng được các quy định về VSATTP và môi trường của EU

2.3.3 Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thích nghi với các rào cản môi trường của EU

Phần lớn các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tới hệ thống các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng thuỷ sản Chính vì vậy mà các doanh nghiệp thiếu thông tin, nên không đáp ứng được các yêu cầu của EU.

Họ chưa hiểu rõ các quy định môi trường của EU, chưa cố gắng để hiểu rõ và đáp ứng các quy định này Điều quan trọng là bản thân doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu và tuân thủ.

Một số doanh nghiệp chế biến thủy sản đã chủ động tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho hệ thống xử lý môi trường, áp dụng phương pháp xử lý hiện đại, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp chưa quan tâm thỏa đáng và gặp khó khăn về vốn đầu tư, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÍCH NGHI VỚI RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG TRONG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT

Phương hướng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm tới

Tháng 9 năm 2010, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, trong đó nêu rõ:

- Phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa có thương hiệu, uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành sản xuất – khai thác tài nguyên tái tạo, lợi thế của nghề cá nhiệt đới, chuyển nghề cá nhân dân thành nghề cá hiện đại, tạo sự phát triển đồng bộ, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước

- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá, gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, cơ khí hận cần dịch vụ và chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu cho thủy sản Việt Nam

- Phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi và an sinh xã hội.

- Ngành thủy sản cơ bản được công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới.

- Kinh tế thủy sản đóng góp 30-35% GDP trong khối nông – lâm – ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngàngh thủy sản từ 8-10%/năm Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8-9 tỷ USD Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5-7 triệu tấn, trong đó nuôi trồng chiếm 65-70% tổng sản lượng

Tại hội thảo về Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015, định hướng đến 2020, ngày 1-6, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết: Việt Nam phấn đấu giữ vững nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu 8-10%/năm Đến năm

2015, kim ngạch thủy sản xuất khẩu đạt 6,5-6,7 tỷ USD Tỷ lệ sản phẩm chế biến, gia tăng giá trị xuất khẩu phấn đấu đạt 70-75% Cơ cấu thị trường xuất khẩu vẫn dựa vào ba thị trường chính là EU, Nhật, Mỹ (chiếm 60-65%) Bên cạnh đó, Việt Nam cần mở rộng ra các thị trường tiềm năng khác như Đông Âu, ASEAN, Nam Âu, Trung Đông, Nam Mỹ…Để đạt được mục tiêu của chương trình, ngoài hai sản phẩm chủ lực lâu nay là tôm và cá tra, cần mở rộng thêm các sản phẩm thủy sản khác mà Việt Nam đang có nhiều thế mạnh để phát triển như nhuyễn thể (nghêu, hàu), cá ngừ, cá chẽm, cá rô phi, rong biển…

3.1.2 Triển vọng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU trong những năm tới

EU hiện là một thị trường rộng lớn và đâỳ tiềm năng đối với các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam Đây cũng là thị trường chính của thuỷ sản Việt Nam hàng chục năm qua và có nhiều triển vọng cho việc đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản củaViệt Nam trong thời gian tới Điều này được minh chứng qua các nhân tố sau:

Thứ nhất : Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Cộng đồng Châu Âu từ năm 1990 Hiệp định hợp tác với EU ngày 17 – 7 1995, tạo cơ hội thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ mối qua hệ hợp tác với các quốc gia thành viên và cả cộng đồng trên mọi lĩnh vực hỗ trợ phát triển khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, văn hoá xã họi, đầu tư kinh tế thương mại và đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO.

Thứ hai : Việc ngành thuỷ sản Việt Nam đáp ứng yêu cầu cao của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm đã giúp sản phẩm thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang EU không những ngày càng tăng mà còn có chỗ đứng vững chắc ở các thị trường đòi hỏi khắt khe khác như Mỹ, Nhật Bản và Canađa.

Thứ ba : Do sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên ngày càng giảm vì những quy định liên quan đến bảo vệ nguồn lợi và môi trường, nên EU ngày càng phụ thuộc vào thuỷ sản nhập khẩu Chính vì vậy, thương mại cũng sẽ được ưu tiên trong chính sách hỗ trợ của EU, giúp các nước phát triển hiểu rõ hơn về WTO, các hàng rào kỹ thuật trong thương mại hoặc kiểm dịch động vật Ngành thuỷ sản Việt Nam có thể được lợi rất lớn do EU ưu tiên hổ trợ trong lĩnh vực kiểm dịch động vật. Ngoài ra EU còn dành quỹ hổ trợ thông qua quỹ tín thác Châu Á, Quỹ đầu tư Châu Á Việt Nam là một trong 178 nước dược hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập( GSP) với mức thuế thấp hơn 3,5% so với mức thuế thông thường Được hưởng GSP, thuế xuất khẩu thuỷ sản sang EU không những sẽ giảm, mà việc xem xét mức thuế sẽ được thực hiện sau 3- 5 năm chứ không phải hàng năm như trước đây với số lượng mặt hàng nhiều hơn Hiện nay, tỷ lệ mặt hàng thuỷ sản được hưởng GSP lên tới 80% Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU ngày càng tiêu dùng nhiều thuỷ sản hơn, vì họ cho rằng thuỷ sản là loại thực phẩm sạch và bổ dưỡng Đây là tín hiệu tốt cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào EU, hàng năm Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn hàng thuỷ sản gồm tôm, cá ngừ, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và nhiều mặt hàng cá đông lạnh các loại.

Thứ tư : Nếu trước đây rất khó thực thi các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm vì giữa các nước khác nhau có những quy định khác nhau, thì bây giờ EU chỉ có một cơ quan quản lý duy nhất là cục quản lý ATTPEU, một khuôn khổ luật pháp duy nhất và một cơ chế duy nhất là luật chung về thực phẩm để có thể đảm bảo nếu xảy ra rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm thì chỉ trong vòng 1 giờ đã được đệ trình lên cục quản lý an toàn thực phẩm EU Nếu biện pháp đề xuất được đa số thành viên cục quản lý an toàn thực phẩm EU ủng hộ, thì sản phẩm có mới nguy cơ đó sẽ bị triệu hồi khỏi các kênh phân phối trên thị trường Với những quy định mới này là hoàn toàn có lợi, thứ nhất nó dễ áp dụng, không phải nghiên cứu quá nhiều văn bản; thứ hai là mọi vấn đề rõ ràng hơn, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được hệ thống hoá và đảm bảo tính logic; thứ ba là không một nước thành viên nào được quyền đặt ra thêm quy định riêng đối với hàng nhập khẩu.

Như vậy với các nhân tố nêu trên cùng với nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản có xu hướng tăng mạnh ở các nước châu Âu, hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu và được phép xuất khẩu vào thị trường EU sẽ tạo mọi nhiều cơ hội hơn để tăng cường xuất khẩu sang khối thị trường này Hiện EU là thị trường có mức tăng trưởng mạnh của thuỷ sản Việt Nam Trong tương lai, mức tăng trưởng này có khả năng tiếp tục tăng mạnh Sự cạnh tranh với mức giá rẻ của các mặt hàng đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phảm là yếu tố qyết định giữ vững thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường EU Có thể khẳng định triển vọng xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này là rất tốt và ổn định trong các năm tới.

Giải pháp thích nghi với rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào EU

3.2.1 Cập nhật và hiểu rõ các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng thủy sản

Thuỷ sản là nhóm hàng mà quá trình sản xuất và chế biến có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao nếu không nhận được sự quan tâm thoả đáng của các nhà sản xuất Hơn nữa, khi xuất khẩu vào EU hàng thuỷ sản còn phải vượt qua rào cản VSATTP và môi trường của thị trường này Muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản sang EU thì các doanh nghiệp phải sản xuất các hàng hoá có chất lượng cao, đáp ứng tốt tiêu chuẩn VSATTP và BVMT Khía cạnh VSATTP và môi trường của sản phẩm chưa được các doanh nghiệp quan tâm thoả đáng (đặc biệt là khía cạnh môi trường), nên dẫn tới tình trạng hàng thuỷ sản của ta rất chật vật khi vượt qua rào cản VSATTP và môi trường của thị trường EU Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng thuỷ sản Việt Nam cần chú trọng cập nhật và hiểu rõ các quy định về môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng thuỷ sản và các tiêu chuẩn quản lý môi trường của EU đối với nhóm hàng này.

Hệ thống các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng thuỷ sản rất phức tạp và ngặt nghèo Đa phần mỗi quy định lại được điều chỉnh bởi nhiều chỉ thị, đôi khi các chỉ thị lại được bổ sung, sửa đổi, hoặc thay thế.

Có những quy định vừa là quy định về VSATTP, vừa là quy định về môi trường Vì vậy, muốn hiểu được khía cạnh môi trường của quy định phải đọc kỹ các chỉ thị và tìm ra các điều khoản nói về vấn đề môi trường trong từng chỉ thị Chính vì thế, muốn sản xuất ra các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đáp ứng được các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU thì các doanh nghiệp Việt Nam phải cập nhập và hiểu rõ các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu.

3.2.2 Tuân thủ các quy định về môi trường của EU ngay từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, chế biến tại Việt Nam Để đạt được chất lượng hàng chế biến xuất khẩu vào thị trường EU, các doanh nghiệp cần đổi mới nhận thức về việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn môi trường của các nước nhập khẩu hàng thủy sản nói riêng, và của EU nói chung. Cần có sự liên kết ngang (doanh nghiệp chế biến - người nuôi thủy sản), liên kết dọc (nuôi trồng, thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản) Sự liên kết chặt chẽ này sẽ tạo ra các sản phẩm thủy sản sạch, giúp việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản

"từ ao nuôi đến bàn ăn" dễ dàng hơn.

* Trong nuôi trồng thuỷ sản

Sản xuất thủy sản phát triển kéo theo sự gia tăng ô nhiễm môi trường và suy thoái các hệ sinh thái là điều rất dễ xảy ra nếu như không có những biện pháp chăm lo môi trường thủy sản.Ngoài ra, môi trường nuôi trồng thủy sản còn chịu tác động ô nhiễm rất lớn từ các ngành khác Do vậy, việc triển khai mạnh mẽ hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản là rất cần kíp.

Các hộ dân và doanh nghiệp cần nhanh chóng quy hoạch đầu tư các vùng nuôi trồng thủy sản an toàn,tập trung theo quy mô công nghiệp với công nghệ tiên tiến theo mô hình sinh thái bền vững, tại các vùng trọng điểm nhằm tạo sản lượng nuôi trồng lớn với chất lượng nguyên liệu cao, đáp ứng được các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời hạn chế thiệt hại cho môi trường và dịch bệnh thủy sản.

Thường xuyên kiểm soát chất lượng môi trường vùng nước nuôi để vừa đảm bảo phòng trừ dịch bệnh, vừa đáp ứng đòi hỏi cao của thị trường EU về chất lượng vùng nước nuôi trồng.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống từ nơi sản xuất, đến lưu thông trên thị trường Kiên quyết chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng hóa chất, kháng sinh có hại trong nghề nuôi, tiến đến nghề nuôi hòa hợp môi trường, chủ động bảo vệ môi trường sinh thái, tái tạo và phát triển đới rừng ngập mặn và các hệ sinh thái có sức sinh sản cao khác.

Từng bước thí điểm nuôi cá biển, tôm hùm bằng thức ăn nhân tạo, tiến tới dùng hoàn toàn thức ăn công nghiệp thay thế cho thức ăn bằng cá tạp để giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường, phòng ngừa dịch bệnh và cho chất lượng sản phẩm đồng đều, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Áp dụng rộng rãi các giải pháp công nghệ sinh học chọn lọc và có hiệu quả nhằm đảm bảo phát triển bền vững về môi trường, nhằm đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh Cần áp dụng các chế phẩm vi sinh để chủ động xử lý chất thải đáy ao trong quá trình nuôi.

* Trong khai thác thuỷ sản:

Các doanh nghiệp và ngư dân cần đầu tư nâng cao kỹ thuật bảo quản sản phẩm thủy sản trên tàu đánh bắt xa bờ, áp dụng công nghệ bảo quản hàng tươi sống, đầu tư thiết bị cấp đông nhanh, giải quyết tốt khâu bảo quản sản phẩm sau thu hoạch ngay trên biển và tại bờ, nhằm cải thiện chất lượng nguyên liệu hải sản. Đối với những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao với thị trường châu Âu ví dụ như cá ngừ đại dương, cần có đội tàu chuyên nghiệp ngay trên biển để ngư dân có thể tiếp nhiên liệu, thực phẩm, giảm bớt chi phí ra vào bờ có thêm thời gian đánh bắt Đồng thời ngư dân cũng có thể bán cá khi vừa đánh bắt được ngay trên biển, có như thế chất lượng cá mới được nâng cao Trước mắt cần trang bị cho họ thiết bị kỹ thuật sơ chế cá đạt chất lượng cao hơn.

Xây dựng, triển khai thực hiện mã hóa các nguồn nuôi, tạo tiền đề để thực hiện truy suất nguồn gốc.

Các doanh nghiệp cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc yêu cầu ngư dân kê khai thông tin khi thu mua sản phẩm.

* Trong sản xuất và chế biến thuỷ sản:

Nâng cấp điều kiện sản xuất, đầu tư công nghệ hiện đại, ít gây ra ô nhiễm môi trường, công nghệ sạch trong chế biến thực phẩm xuất khẩu Tăng cường áp dụng ISO14001 và hệ thống quản lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theoHACCP, GMP, SSOP ở tất cả các cơ sở từ đánh bắt, nuôi trồng đến thu gom, bảo quản, vận chuyển, phân phối và chế biến thủy sản để đảm bảo nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu đạt yêu cầu chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Đầu tư trang thiết bị xử lý môi trường, thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường Thực hiện các chương chương trình "công nghệ sạch", "sản xuất sạch", "nhãn sinh thái" đối với các sản phẩm của mình.

Doanh nghiệp chế biến cần tăng cường năng lực kiểm soát và phát hiện dư lượng kháng sinh, hóa chất trong nguyên liệu, áp dụng hệ thống truy nguyên ngồn gốc sản phẩm Thông qua việc lập danh sách các cơ sở, nguồn nuôi, tàu thu mua nguyên liệu thủy sản, cơ sở thu mua, tiến hành kiểm tra, công nhận các cơ sở đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Trong trường hợp nguồn nguyên liệu trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tổ chức tìm kiếm và nhập khẩu cấc nguồn nguyên liệu đa dạng, thích hợp, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng. Để áp dụng tiêu chuẩn về môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm theo EU cần có sự đào tạo kiến thức cho các ngư dân, các doanh nghiệp và những người liên quan đến sản xuất kinh doanh thủy sản Các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước của trung ương và địa phương cần phối hợp đồng bộ để kiểm soát, ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc các hiện tượng sai trái trong việc làm hàng giả, sử dụng các hóa chất không được phép, hủy hoại chất lượng nguyên liệu.

Các doanh nghiệp cần có chương trình sản xuất ổn định và kiểm soát được quá trình đó, có hệ thống kiểm soát tài liệu và dữ liệu, thiết bị đo lường, kiểm tra chính xác, có hệ thống kịp thời phát hiện mầm bệnh và mối nguy hiểm có liên quan đến chế biến thực phẩm.

3.2.3 Đổi mới công nghệ và phương thức sản xuất

Nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam thời gian qua đã sử dụng quá nhiều phân hoá học, thuốc BVTV và chất kháng sinh bị cấm, nên đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Bên cạnh đó, công nghệ chế biến nhóm hàng này phần lớn là công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường Phương thức sản xuất và công nghệ chế biến lại đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng môi trường của hàng xuất khẩu Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp Việt Nam nên đổi mới phương thức sản xuất và công nghệ chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu.

Một số kiến nghị nhằm thích nghi với rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào EU

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước

3.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, ban hành các quy định về môi trường trong hoạt động thương mại

Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005 là một bước tiến khi đưa ra những quy định cụ thể về các tiêu chuẩn môi trường bắt buộc phải được áp dụng; về công tác đánh giá tác động môi trường và bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Tuy nhiên, nó cũng chưa phản ánh hết được các yêu cầu của WTO về môi trường và thương mại Hơn nữa, hệ thống pháp luật về môi trường của Việt Nam hiện nay cũng chưa đầy đủ, thiếu các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết khiến việc áp dụng gặp nhiều khó khăn Liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động thương mại thì hiện nay, chúng ta cũng chưa có những văn bản pháp luật quy định cụ thể. Để giải quyết tình trạng nêu trên, các cơ quan nhà nước cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn chức năng quản lý của mình, đồng thời nâng cao ý thức tự giác và trách nhiệm chung của các doanh nghiệp, qua đó nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định về môi trường đối với hàng xuất khẩu Một số biện pháp được đề xuất là:

- Với vai trò ban hành các quy định, nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy định liên quan tới BVMT Với mục tiêu BVMT nói chung, nhiệm vụ quản lý thương mại các sản phẩm có liên quan tới môi trường cần được thể hiện rõ trong các văn bản pháp luật (về phạm vi, đối tượng điều chỉnh, phương pháp và cơ quan quản lý).

- Củng cố các nhiệm vụ và chức năng khác của nhà nước trong lĩnh vực BVMT, đặc biệt là trong khâu giám sát thực hiện các quy định Các cơ quan quản lý cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn tuyên truyền nâng cao ý thức và sự tuân thủ của doanh nghiệp trong lĩnh vực BVMT, từ đó sẽ gián tiếp nâng cao năng lực đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường quốc tế nói chung và của thị trường

- Nghiên cứu ban hành những công cụ quản lý mới (mang tính chất kinh tế) nhằm khuyến khích ý thức tự giác của doanh nghiệp, hạn chế tối đa sự rườm rà và tiêu cực do áp dụng cơ chế hành chính gây ra Việc áp dụng các công cụ này mặc dù nhìn chung là có lợi và là một xu hướng tất yếu, nhưng ngược lại cũng cần phải cân nhắc nhiều vấn đề cụ thể: chi phí cao (khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ), trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ còn hạn chế…

3.3.1.2 Xây dựng các tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế

Các tiêu chuẩn môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc chứng nhận tính thân thiện với môi trường của sản phẩm Khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước phát triển, chúng ta phải đáp ứng được những tiêu chuẩn rất khắt khe của thị trường này Tuy nhiên, để đạt được chứng nhận về các tiêu chuẩn này là một điều rất khó khăn khi mà chúng ta thiếu nguồn lực và các thông tin cần thiết Các nước phát triển thường lợi dụng điều này đưa ra nhiều tiêu chuẩn nhằm gây khó khăn cho hàng hóa xuất khẩu của nước ta

Năm 2006, Việt Nam có đến 6000 tiêu chuẩn quốc gia, trong số này chỉ có25% phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế Con số này thực sự rất ít nhất là khi nước ta đang ngày càng hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới Hiện nay, sau khi rà soát, các tiêu chuẩn chất lượng không cần thiết đã được loại bỏ, sửa đổi theo hướng phù hợp, hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế Nhờ vây, tỉ lệ tiêu chuẩn Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế đã tăng lên đến 34%.

Việc xây dựng các tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp cho hàng hóa của nước ta dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của các nước phát triển Đồng thời, nó cũng góp phần dựng nên hàng rào ngăn cản những hàng hóa có hại đối với môi trường nhập khẩu vào nước ta Do vậy, việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế là một trong những biện pháp rất quan trọng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp với bộ ngành liên quan, các địa phương để nhanh chóng sửa đổi các tiêu chuẩn cũ đã lạc hậu, ban hành các tiêu chuẩn môi trường mới, đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn môi trường quốc tế hoặc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế.

3.3.1.3 Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản

Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo an toàn về sinh thái, đa dạng về sinh học, phát triển nền thuỷ sản bền vững Quy hoạch phải đảm bảo phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.

Quy hoạch phải phát huy được lợi thế tối đa sinh thái của cả nước, rà soát, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển nuôi trồng thủy sản, kết hợp với việc lập các dự án đầu tư cụ thể Gắn quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản với quy hoạch phát triển thủy lợi và đê biển chung trên địa bàn. Trong khi quy hoạch cần phối hợp với các ngành lâm nghiệp và thủy lợi xây dựng quy hoạch hệ thống đê biển và các dự án đầu tư xây dựng đê biển, các dự án xây dựng mới, cải tạo các hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản và chuyển dịch cơ cấu sản xuất

Trong quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông CửuLong và các quy hoạch của các tỉnh, thành, cần nhanh chóng tập trung quy hoạch môi trường vùng và các kế hoạch bảo vệ môi trường cụ thể trong phân vùng quy hoạch Tập trung quan tâm đến bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt, bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản nước mặn ven biển, bảo vệ môi trường trong các trang trại vùng sản xuất nuôi trồng kinh tế hộ, bảo vệ môi trường nuôi thủy sản trên sông rạch nhằm giải quyết vấn đề cấp và thoát nước trong nuôi trồng thủy sản.

Quản lý và xử lý chất thải nuôi trồng thủy sản, các vật tư hóa chất, các chế phẩm hóa học và sinh học sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản. Đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt cần tập trung quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản, quản lý các mô hình phát triển nuôi trồng gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường Ứng dụng các mô hình công nghệ xử lý chất thải nuôi trồng thủy sản thích hợp như: xử lý chất thải bùn thải, xử lý khử trùng nước thải trước lúc thải ra đáp ứng tiêu chuẩn môi trường Tập trung xử lý chất thải triệt để ở các mô hình nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp, nuôi cá bè trên sông rạch, quản lý chặt chẽ dịch hại tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản. Đối với nuôi trồng thủy sản nước mặn ven biển cần tập trung giải quyết: Khi đào đắp phát triển các vuông nuôi tôm cá mới ở các vùng đất phèn hoặc khi nạo vét bùn thải vuông, vệ sinh ao nuôi cần bố trí hồ thu hồi bùn, xử lý chất thải thủy sản và khử phèn nước thải trước lúc thải ra sông rạch bằng các giải pháp ủ khử trùng, trung hòa bằng vôi, hóa chất đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đặt ra Nước thải nuôi trồng thủy sản ở các mô hình nuôi công nghiệp, nuôi thâm canh, nuôi mật độ cao phải được bố trí diện tích hồ chứa để xử lý triệt để nguồn bệnh có thể lan truyền ra môi trường xung quanh Nước cấp vào cần được xử lý đáp ứng tiêu chuẩn môi trường,đặc biệt vùng nuôi tập trung cần có giải pháp quản lý cộng đồng đối với vấn đề ngăn chặn các hành vi thải chất thải nước thải nhiễm bệnh trong các ao nuôi có dịch bệnh ra môi trường nước sông rạch làm tổn thất cộng đồng người dân nuôi trồng thủy sản trong khu vực.

Vấn đề thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước mặn là vấn đề cực kỳ quan trọng để bảo đảm phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư đáp ứng các yêu cầu cấp nước cho nuôi trồng, thoát nước và làm sạch nước sau quá trình nuôi để bảo vệ môi trường trong toàn khu được quy hoạch nuôi trồng thủy sản.

Tăng cường giám sát chất lượng môi trường nước để dự báo diễn biến môi trường cũng như dịch bệnh có thể phát sinh Từ đó, có các giải pháp xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra Quản lý chặt chẽ nguồn vật tư hóa chất cung ứng trên thị trường phục vụ cho nuôi trồng thủy sản theo quy định của nhà nước Quản lý chất lượng sản phẩm nuôi trồng cung ứng cho thị trường chế biến sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

3.3.1.4 Hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU

Hàng thủy sản Việt Nam muốn thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường EU phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, VSATTP và BVMT của thị trường này Những năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng thủy sản xuất khẩu sang EU đã quan tâm tới việc nâng cao chất lượng và VSATTP, còn tiêu chuẩn BVMT thì chưa được quan tâm Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thông tin về các quy định môi trường của EU, hạn chế về vốn cho việc đầu tư thiết bị xử lý môi trường và thiếu các cán bộ giỏi về môi trường Để đáp ứng được các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng thủy sản, các doanh nghiệp Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về tài chính, thông tin, đào tạo nhân lực,v.v Chỉ khi các doanh nghiệp đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn về VSATTP và môi trường của EU, sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam mới được nâng lên và chúng ta có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này

Ngày đăng: 12/09/2023, 18:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Mức giới hạn đối với một số hoá chất trong bao bì - Rào cản môi trường của eu đối với hàng thủy sản và giải pháp thích nghi của việt nam
Bảng 1.1 Mức giới hạn đối với một số hoá chất trong bao bì (Trang 24)
Bảng 2.1: Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2007–2010 - Rào cản môi trường của eu đối với hàng thủy sản và giải pháp thích nghi của việt nam
Bảng 2.1 Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2007–2010 (Trang 37)
Bảng 2.4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU  2010 Mặt hàng - Rào cản môi trường của eu đối với hàng thủy sản và giải pháp thích nghi của việt nam
Bảng 2.4 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU 2010 Mặt hàng (Trang 41)
Bảng 2.3: Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU năm 2010 - Rào cản môi trường của eu đối với hàng thủy sản và giải pháp thích nghi của việt nam
Bảng 2.3 Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU năm 2010 (Trang 41)
Bảng 2.5:Xuất khẩu nhuyễn thể sang EU năm 2010 - Rào cản môi trường của eu đối với hàng thủy sản và giải pháp thích nghi của việt nam
Bảng 2.5 Xuất khẩu nhuyễn thể sang EU năm 2010 (Trang 43)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w