1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công xã trường thịnh – huyện ứng hòa thành phố hà nội

86 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Chính Công Tại Xã Trường Thịnh – Huyện Ứng Hòa – Thành Phố Hà Nội
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Lý Hành Chính
Thể loại Luận Văn
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 652 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG (8)
    • 1.1 Bản chất của dịch vụ hành chính công (8)
      • 1.1.1 Quan niệm về dịch vụ hành chính công (8)
      • 1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ hành chính công (10)
    • 1.2 Mục tiêu, nguyên tắc và nội dung của dịch vụ hành chính công (11)
      • 1.2.1 Mục tiêu của dịch vụ hành chính công (11)
      • 1.2.2 Nguyên tắc của dịch vụ hành chính công (12)
      • 1.2.3 Nội dung của dịch vụ hành chính công (12)
    • 1.3 Chất lượng dịch vụ hành chính công, các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hành chính công (14)
      • 1.3.1 Chất lượng dịch vụ hành chính công (14)
      • 1.3.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công (15)
      • 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hành chính công (16)
    • 1.4. Vai trò của cải cách hành chính công (17)
    • 1.5. Yêu cầu, thách thức đối với dịch vụ HCC và chất lượng dịch vụ hành chính công trong quá trình hiện nay (18)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI XÃ TRƯỜNG THỊNH – HUYỆN ỨNG HÒA – THÀNH PHỐ HÀ NỘI (19)
    • 2.1. Khái quát về xã Trường Thịnh (19)
      • 2.1.1 Về kinh tế (19)
      • 2.1.2. Về văn hóa – xã hội (22)
      • 2.1.3. Công tác nội chính (23)
    • 2.2 Tình hình thực hiện dịch vụ quản lý hành chính công và chất lượng dịch vụ hành chính công tại xã Trường Thịnh (24)
      • 2.2.1 Phân cấp quản lý hành chính công (24)
      • 2.2.2 Tình hình thực hiện quản lý hành chính công và chất lượng dịch vụ HCC tại xã Trường Thịnh (25)
    • 2.3 Đánh giá chung chất lượng dịch vụ hành chính công tại xã Trường Thịnh (39)
      • 2.3.1 Đánh giá chung (39)
      • 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân (42)
  • Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI XÃ TRƯỜNG THỊNH - HUYỆN ỨNG HÒA THÀNH PHỐ HÀ NỘI (45)
    • 3.1 Quan điểm, định hướng nâng cao chất lượng DVHCC cấp xã (45)
    • 3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng DVHCC tại xã Trường Thịnh (46)
      • 3.2.1 Thay đổi căn bản tư duy nhận thức về DVHCC và vai trò của (46)
      • 3.2.2 Thấm nhuần và triển khai triết lý và các nguyên tắc cơ bản của quản lý chất lượng trong DVHCC (47)
      • 3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức (48)
      • 2.3.4 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và ứng dụng CNTT (54)
      • 3.2.5 Hoàn thiện tổ chức quản lý trong hệ thống DVHC (56)
      • 3.2.6 Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu TCVN ISO 9001:2000 trong cung ứng dịch vụ hành chính công (57)
  • KẾT LUẬN................................................................................................62 (66)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................72 (76)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG

Bản chất của dịch vụ hành chính công

1.1.1 Quan niệm về dịch vụ hành chính công Ở Việt Nam, cải cách hành chính (CCHC) được đặt ra tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) khi chúng ta chủ trương đổi mới toàn diện đất nước Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17-9-2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 đã xác định phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính Đồng thời Nhà nước cũng ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan đến DVHCC, điển hình là các văn bản: i) Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 4/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành thực hiện cơ chế :một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.

Và cơ chế "một cửa" được thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó là tại nhiều địa phương khác ii) Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày20/6/2006 về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩnTCVN ISO 9001:2000 về hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước.iii) Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lí nhà nước giai đoạn 2007-2010 iv) Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22-6-2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương V) Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) lại nhấn mạnh “ phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính”.

Theo một số nhà khoa học Trung Quốc, theo nghĩa rộng: “Hành chính công là hoạt động quản lý của Chính phủ nhằm giải quyết những công việc công cộng Nội hàm của hành chính công bao gồm chữ hành chính và chữ công cộng”

PGS.TS Lê Chi Mai cho rằng: “Dịch vụ hành chính công là một loại hình dịch vụ do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện để phục vụ quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức và công dân”.

Theo đó, dịch vụ hành chính công là một loại hình dịch vụ công, một hoạt động thuộc quản lý nhà nước, tuy nhiên, DVHCC không bao hàm nội dung rộng, phức tạp của quản lý Nhà nước, mà DVHCC chỉ tập trung vào những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức và công dân với Nhà nước như: cấp giấy phép; cấp giấy chứng nhận, xác nhận; thu các khoản đóng góp vào ngân sách và quỹ đất; giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm hành chính…

Giữa cải cách hành chính và cải cách hành chính công có sự khác biệt không thể đánh đồng như nhiều người vẫn quan niệm Nếu như cải cách hành chính bao gồm bốn nội dung là: i) Cải cách thể chế; ii) Cải cách bộ máy; iii) Xây dựng đội ngũ công chức; iv) Quản lý tài chính công; và thực hiện đổi mới quản lý nhà nước trên tất cả các mặt về kinh tế, quốc phòng, ngoại giao, văn hóa, giáo dục; thì cải cách hành chính công chỉ giới hạn vào cách quản lý những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của công dân và tổ chức do cơ quan nhà nước thực hiện Như vây, cải cách hành chính và đổi mới quản lý nhà nước sẽ rộng hơn cải cách hành chính công

Nói tóm lại, hành chính công về bản chất chính là một bộ phận của dịch vụ công do cơ quan nhà nước cung cấp phục vụ quyền và nghĩa vụ của công dân và tổ chức.

Biểu số 1: Hành chính công là một bộ phận của dịch vụ công

( Nguồn: Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công ở thành phố Hà Nội để đáp ứng yêu cầu hội nhập, GS.TS Nguyễn Đình Phan, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội – 2010)

1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ hành chính công

- Dịch vụ hành chính: Kết quả hoạt động do các tổ chức hành chính thực hiện nhằm giải quyết công việc theo yêu cầu của khách hàng Hình thức thể hiện cuối cùng của dịch vụ hành chính thường là các loại văn bản mang tính pháp lý.

- Cung cấp dịch vụ hành chính: Hoạt động của tổ chức hành chính đưa dịch vụ hành chính tới khách hàng nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

CÔNG CỘNG DỊCH VỤ HÀNH

Dịch vụ xã hội ( điện, đường, trường, trạm, thi đấu thể thao

Dịch vụ công ích ( cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường

Cấp giấy chứng nhận, xác nhận

Thu các khoản đóng góp vào ngân sách và quỹ nhà đất

Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính

- Tổ chức hành chính: Cơ quan hành chính thuộc hệ thống quản lý nhà nước thực hiện việc cung cấp dịch vụ hành chính.

- Khách hàng của dịch vụ hành chính: Tổ chức hay cá nhân tiếp nhận hay sử dụng dịch vụ hành chính có liên quan (nói chung là nhân dân).

Do vậy dịch vụ hành chính công mang đặc thù riêng có:

Là hoạt động chủ yếu thuộc quản lí của nhà nước, do cơ quan hành chính nhà nước cung cấp.

Là những hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận, nếu có chỉ là dưới dạng thu lệ phí nộp ngân sách nhà nước.

Mọi người dân đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ với tư cách là đối tượng phục vụ của chính quyền.

Sản phẩm của dịch vụ hành chính công thể hiện dưới dạng hữu hình là các văn bản và các quyết định.

Mục tiêu, nguyên tắc và nội dung của dịch vụ hành chính công

1.2.1 Mục tiêu của dịch vụ hành chính công

Cải cách hành chính công là một trong những nội dung quan trọng của cải cách hành chính Mục tiêu của cải cách hành chính công là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu trong xu thế phát triển mới hiện nay Cụ thể như sau:

 Công khai hóa, minh bạch hóa các quy định và thủ tục hành chính theo đúng pháp luật quy định.

 Chuyển từ cơ chế xin – cho sang cơ chế phục vụ.

 Giảm thời gian giải quyết và thời gian chờ đợi cho tổ chức và công dân khi có công việc mà cơ quan hành chính nhà nước cần giải quyết.

 Tận tâm, nâng cao trình độ và trách nhiệm, nghiệp vụ, tinh thần thái độ trong phục vụ cung cấp dịch vụ hành chính công.

 Loại bỏ các thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho nhân dân.

1.2.2 Nguyên tắc của dịch vụ hành chính công

 Nguyên tắc pháp trị: trong nền kinh tế thị trường, chính phủ làm việc theo pháp luật, các đạo luật là cơ sở , là căn cứ làm việc của cơ quan hành chính.

 Nguyên tắc phục vụ: tức là DVHCC phải quán triệt nguyên tắc công dân là trên hết, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân Chính phủ công khai đưa ra các cam kết về chất lượng DVHCC Trình tự, quy trình phải ngắn ngọn, không gây phiền hà, phương thức làm việc phải công khai để quần chúng nhân dân tiện giám sát.

 Nguyên tắc công bằng: mọi người dân dù ở cương vị nào, mọi tổ chức dù ở thành phần kinh tế nào đều được Nhà nước đối xử công bằng trước pháp luật.

 Nguyên tắc hiệu quả: Hành chính công phải đạt được sự thống nhất của ba yêu cầu là: yêu cầu về kinh tế (nghĩa là cung cấp các DVHCC có chất lượng tốt trên cơ sở nhân lực, tài lực, vật lực tương đối ít) ; yêu cầu về hiệu quả (nghĩa là làm được nhiều việc với chi phí thấp); yêu cầu về chất lượng (nghĩa là thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng).

1.2.3 Nội dung của dịch vụ hành chính công

 Xây dựng các văn bản pháp quy liên quan đến hành chính công.

 Cấp giấy phép như : giấy phép đăng kí kinh doanh và một số giấy phép chứng nhận hành nghề có điều kiện, giấy phép xây dựng, giấy phép đầu tư , giấy phép về quyền sử dụng đất

 Cấp các loại giấy chứng nhận: công chứng,cấp giấy chứng minh thư, cấp giấy khai sinh, khai tử, cấp giấy đăng kí kết hôn, cấp đăng kí xe, cấp giấy tạm trú, tạm vắng

 Thu các khoản đóng góp vào ngân sách và quỹ nhà nước : thu thuế

 Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và xử lí các vi phạm hành chính.

Những nội dung chủ yếu đó của DVHCC được thể hiện ở thể chế, thủ tục hành chính và cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” Thể chế đóng vai trò quyết định nhưng thủ tục hành chính chiếm vị trí quan trọng Cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá của cải cách hành chính Thủ tục hành chính là các quy định dựa trên pháp luật và cũng là các hướng dẫn về trình tự cụ thể thực hiện những quy định của pháp luật Thủ tục hành chính hàng ngày liên quan đến công việc nội bộ của cơ quan, cấp chính quyền cũng như với các tổ chức, cá nhân trong mối quan hệ với nhà nước Cơ chế

“một cửa, một cửa liên thông” là giải pháp đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước và các cá nhân, tổ chức “Một cửa” ở đây là có bộ phận đại diện của cơ quan hành chính nhận hồ sơ của dân và tại đây công khai các hồ sơ, nhận hồ sơ đó. Tại ''một cửa'', cán bộ chỉ hẹn ngày người dân đến trả hồ sơ Thay vì người ta phải đi 3-4 cơ quan thì bây giờ chỉ phải đi 1 cơ quan Còn nội bộ cơ quan hành chính giải quyết như thế nào thì đó là việc của cơ quan hành chính.Việc giải quyết vẫn theo chức năng của từng cơ quan đối với từng loại công việc mà người dân đề nghị giải quyết Thực hiện cơ chế "một cửa",

"một cửa liên thông" góp phần tăng cường năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước, kỹ năng, nghiệp vụ hành chính, cũng như tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhằm xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Mặt khác, cơ chế "một cửa liên thông" đã điều chỉnh mối quan hệ giữa nhân dân và công chức, tạo cơ chế giám sát, quản lý của nhân dân đối với cơ quan nhà nước, giữa lãnh đạo với cán bộ, công chức thuộc quyền, thể hiện rõ bản chất của công tác cải cách thủ tục hành chính.Vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể hơn trong phần “Thực trạng thực hiện mô hình “một cửa, một cửa liên thông” tại xã Trường Thịnh”, nhằm đánh giá được hiệu quả phục vụ những nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trong xu thế ngày càng phát triển, mở rộng như hiện nay.

Chất lượng dịch vụ hành chính công, các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hành chính công

1.3.1 Chất lượng dịch vụ hành chính công

Chất lượng dịch vụ hành chính công được đánh giá là mức độ thỏa mãn của khách hàng (tổ chức và công dân) được đo bằng hiệu số giữa chât lượng mong đợi và chất lượng đạt được.

Nếu kí hiệu: A là dịch vụ mong đợi, B là dịch vụ thực nhận.

Theo đó: A < B là chất lượng tuyệt hảo

A > B là chất lượng không đạt được

A = B là chất lượng được thỏa mãnKhoảng cách A – B càng ngắn thì chất lượng dịch vụ cung cấp càng thõa mãn tốt nhu cầu khách hàng.

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công

DVHCC là một loại hình dịch vụ do đó khi đánh giá chất lượngDVHCC ta cũng phải sử dụng 5 tiêu thức “RATER”

 Độ tin cậy (reliability): biểu hiện ở khả năng thực hiện dịch vụ đã hứa hẹn một cách đáng tin cậy và chính xác.

 Sự đảm bảo (assurance): thời gian giải quyết công việc nhanh, đúng quy định, dân chủ, công khai, minh bạch, rõ ràng, tiết kiệm, không gây phiền hà, giữ gìn bí mật.

 Tính hữu hình (tangibles): biểu hiện ở điều kiện vật chất thiết bị và hình thức bên ngoài của nhân viên phục vụ.

 Sự thấu cảm (empathy): là sự quan tâm, lưu ý cá nhân đối với từng khách hàng Là sự hiểu biết lẫn nhau trong quá trình tiếp xúc, giải quyết công việc.

 Trách nhiệm (responsiveness): biểu hiện ở khía cạnh sẵn lòng giúp đỡ khách hàng và cung cấp dịch vụ mau lẹ

DVHCC có tính đặc thù riêng do vậy khi áp dụng 5 tiêu thức RATER để đánh giá chất lượng của nó ta có thể cụ thể hóa bằng 7 tiêu thức sau đây:

 Đơn giản hóa quy trình và thủ tục: thủ tục và quy trình cung cấp DVHCC càng đơn giản thì càng được đánh giá cao về chất lượng

 Đồng bộ hóa về thể chế và thực hiện.

 Minh bạch và công khai: trong cung cấp DVHCC thì vấn đề công khai minh bạch càng rõ ràng thì càng được đánh giá cao

 Đảm bảo độ tin cậy : tuân thủ theo quy định của pháp luật cung ứng theo đúng yêu cầu của khách hàng.

 Rút ngắn thời gian: chất lượng DVHCC cao đòi hỏi thời gian cung cấp DVHCC càng ngắn

 Cán bộ cung ứng DVHCC: trách nhiệm, nhiệt tình, chu đáo, thân thiện và lịch sự, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ.

 Ứng dụng công nghệ và thiết bị hiện đại trong cung ứng DVHCC.

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hành chính công

DVHCC là kết quả của quá trình quản lý hành chính đối với các quyền và nghĩa vụ của tổ chức – công dân Nó luôn được hoàn thiện, nâng cao tùy thuộc vào các nhân tố sau:

 Sự hoàn thiện của hệ thống luật và các chính sách của Nhà nước.

 Cơ chế quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước.

 DVHCC đề ra các thể chế để thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của tổ chức và cá nhân đối với Nhà nước, nhưng việc đề ra các thể chế đó đòi hỏi phải tuân theo cơ chế quản lý và hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước.

 Sự tiến bộ của khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới DVHCC, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào DVHCC Ứng dụng công nghệ thông tin đã đem lại năng suất cao, chất lượng tốt, tiện lợi, tiết kiệm…trong việc giải quyết công việc của DVHCC.

 Trình độ, năng lực, tinh thần, thái độ làm việc của đội ngũ công chức làm việc trong lĩnh vực DVHCC: Con người là yếu tố đóng vai trò quyết định trong DVHCC Đòi hỏi của những người làm việc trong lĩnh vực này là những người không chỉ có kiến thức về quản lý, quản lý nhà nước, phải chuyên nghiệp, có kỹ năng nghề nghiệp, tay nghề mà còn phải có lương tâm, tinh thần, thái độ, tác phong làm việc; tận tụy, trách nhiệm trong cung ứng DVHCC.

 Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được nâng cao sẽ đẩy mạnh công tác quản lý và cung cấp dịch vụ hành chính công.

Vai trò của cải cách hành chính công

Theo báo cáo đánh giá về môi trường kinh doanh năm 2011 của Ngân hàng thế giới (WB) vừa được công bố, Việt Nam được xếp trong Top

10 nền kinh tế cải cách tốt nhất, đứng thứ 78/183 quốc gia, tăng 10 bậc về môi trường kinh doanh Đây là thứ hạng cao nhất của Việt Nam trong nhiều năm gần đây Cũng theo báo cáo trên, Việt Nam đã áp dụng cơ chế một cửa, giảm nhiều thủ tục hành chính, tổ chức lại bộ máy, thực hiện phân quyền, phân cấp mạnh mẽ và ngày càng đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực cải cách TTHC, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế cho rằng, nền kinh tế - xã hội nước ta hiện nay có 3 loại yếu kém nổi bật làm hạn chế sự phát triển và đổi mới, đó là : kết cấu hạ tầng chưa đảm bảo; nhân lực có chất lượng chưa đầy đủ; cải cách hành chính tuy có tiến bộ nhưng còn chậm Trong cải cách hành chính thì cải cách các thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng DVHCC là một khâu đột phá hiện đang được nhà nước, nhân dân và các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, chú ý Dịch vụ hành chính công liên quan trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ của các cá nhân và tổ chức, tạo điều kiện và môi trường pháp lý cho các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội

Theo như ông Alain Cany - Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu(Eurocham) khuyến cáo: ‘‘Việt Nam có thể bị mất từ 20-30% chi phí do hệ thống hành chính không hiệu quả’ Nếu vấn đề này được giải quyết sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn, đồng thời nâng cao lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam Tính cho đến nay, đã có 24 bộ, ngành và 63 địa phương thông báo lên mạng, công khai với dân, với doanh nghiệp chức phận của mình Hoàn thành giai đoạn 1 Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước (gọi tắt là Đề án 30), thống kê lại vẫn còn khoảng 5,7 nghìn thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền trong cả nước Nhưng, mới làm đến đây đã thấy “lộ diện” khoảng 1 nghìn thủ tục hành chính ban hành không đúng quy định, chồng chéo…, vẫn “vô tư” được áp dụng trong nhiều năm qua, đồng thời, đó chính là lý do làm phát sinh ‘ tiêu cực’ trong giải quyết các thủ tục hành chính. Để bảo đảm tính bền vững của cải cách TTHC, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 về Kiểm soát TTHC. Theo đó, thiết lập cơ chế pháp lý cho hoạt động kiểm soát TTHC từ khâu dự thảo cho đến việc thực thi trên thực tế, hạn chế tối đa việc trong quá trình ban hành thể chế phát sinh nhiều TTHC mới nhằm xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thân thiện với doanh nghiệp và nhân dân.

Yêu cầu, thách thức đối với dịch vụ HCC và chất lượng dịch vụ hành chính công trong quá trình hiện nay

 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy hội nhập kinh tế.

 Đổi mới quản lí và nội dung quản lí dịch vụ hành chính công. Chuyển từ cơ chế xin - cho sang cơ chế phục vụ, thực hiện phân cấp quản lí giữa các cấp chính quyền trong cung ứng dịch vụ hành chính công.

 Từng cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước cần rà soát và giảm các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, minh bạch và công khai các thủ tục, quy trình, thời gian, phí và lệ phí cho mọi người dân, tổ chức biết và thực hiện.

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI XÃ TRƯỜNG THỊNH – HUYỆN ỨNG HÒA – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Khái quát về xã Trường Thịnh

Xã Trường Thịnh nằm ở điểm giao cắt giữa đường quốc lộ 73 với đường quốc lộ 21B thuộc khu vực phía Bắc huyện Ứng hòa, thành phố Hà Nội Dọc theo quốc lộ 21B theo hướng đi chùa Hương chỉ 4km là tới thị trấn Vân Đình – thủ phủ của huyện Ứng Hòa Hiện nay, tại địa bàn xã Trường Thịnh thì toàn bộ các tuyến đường liên thôn, liên xã đều đã được bê-tông hóa Đồng thời với vị trí thuận lợi, với hệ thống giao thông đồng bộ, phát triển đã tạo cho Trường Thịnh có nhiều thế mạnh trong giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội Với dân số khoảng 6000 dân, xã gồm có 6 thôn gồm: Trung thịnh, Đống vũ, Họa đống, Yên trường, Hoa đường, Thanh sam đều được công nhận là làng văn hóa Trong đó có 2 trong 6 thôn được công nhận là làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng mây tre đan xuất khẩu.

Theo các báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và phương hướng nhiệm vụ kinh tế xã hội năm tiếp theo từ năm 2006 tới năm 2010 của UBND xã Trường Thịnh Nhóm nghiên cứu đã tổng kết được kết quả sau :

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình từ năm 2006 đến 2010 là10,96% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp (TTCN) – xây dựng và thương mại dịch vụ.

Xuất phát là một xã thuần nông, với tổng diện tích canh tác là 903 ha Trong đó diện tích cấy lúa vào khoảng 731 ha, đã đem lại cho xã khoảng 4300 tấn thóc mỗi năm Ngoài ra UBND xã còn tổ chức vận động nhân dân trồng cây vụ đông, mỗi năm đạt khoảng 50% đến 70% diện tích canh tác Theo thống kê mỗi năm trong xã có khoảng 180 con trâu, bò, khoảng 2000 con lợn khoảng 11500 con gia cầm Chính vì vậy mà sản lượng nông nghiệp trong xã không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong xã mà còn phục vụ cho mục đích thương mại Gần đây xã đã áp dụng và triển khai nhiều mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp mới như mô hình nuôi lợn thịt, lợn giống, mô hình chăn nuôi gia cầm, sắp tới là mô hình nuôi chạch, nuôi cá rô đồng… với triển vọng tăng thu nhập cho người dân, tăng nguồn thu cho xã.

Nghề thủ công truyền thống luôn được xem là mang lại thu nhập bổ sung cho người dân làm nghề nông nghiệp Tuy nhiên, đây thậm chí đây còn là nguồn thu nhập chính của nhân dân, đặc biệt trong 2 thôn Đống Vũ và Hoa Đường với mức thu nhập bình quân là 1,5 triệu đồng/ 1 người/ 1 năm Năm 2009 xã có đưa vào thí điểm một số mô hình và đến nay đã đạt được nhiều thành quả nhất định, và đây là nguồn thu nhập mới của xã trong tương lai gần Ví dụ như mô hình sản xuất tăm hương xuất khẩu ở thôn Trung Thịnh và thôn Hoa Đường, mô hình sản xuất gạch bê tông ở thôn Đống Vũ … Các hoạt động thương mại dịch vụ ngày càng được mở rộng với bên ngoài và kèm theo đó chính là các thủ tục hành chính cũng ngày càng gia tăng và cơ bản nhằm tạo thuận lợi để tạo sự thông thoáng và bảo vệ quyền lợi của người dân trong các hoạt động mua bán giá trị cao, đặc biệt là thu hút các doanh nghiệp.

Về công tác xây dựng cơ bản: xã có chủ trương tập trung huy động các nguồn vốn xây dựng cơ bản, cộng với sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên,trong thời gian 2006 – 2010 xã đã xây dựng và hoàn thiện trụ sở UBND xã, hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã, đặc biệt là hoàn thiện 2 đường làng nghề Đống Vũ và Hoa Đường, 8 phòng học 2 tầng trường THCS, trường mầm non Yên Trường, Họa Đống…

Về thương mại – dịch vụ : liên tục phát triển, số hộ tham gia kinh doanh thương mại – dịch vụ ngày càng tăng Các hộ đầu tư cửa hàng, cửa hiệu, mở rộng quy mô, chủng loại hàng hóa phong phú đã phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Dưới đây là bảng số liệu tốc độ phát triển kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế trong các năm từ 2006 đến 2010 của xã Trường Thịnh.

Biểu số 2 : Tốc độ phát triển kinh tế các năm từ 2006 đến 2010

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

( Nguồn : các báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và phương hướng nhiệm vụ kinh tế xã hội từ năm 2006 tới năm 2010 của UBND xã Trường Thịnh)

Biểu số 3 : Cơ cấu thành phần kinh tế trong các năm từ 2006 đến 2010

TTCN – xây dựng 37,5% 38,4% 39,0% 40,5% 41,5% thương mại dịch vụ 15,5% 15,6% 16,0% 16,5% 17,5%

( Nguồn : các báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và phương hướng nhiệm vụ kinh tế xã hội từ năm 2006 tới năm 2010 của UBND xã Trường Thịnh)

Về công tác tài chính ngân sách: trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2010 cán cân ngân sách của xã luôn được cân bằng (tổng thu ngân sách = tổng chi ngân sách) Công tác thu chi ngân sách đã có nhiều cố gắng, chi ngân sách đáp ứng chi thường xuyên, đột xuất phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội – an ninh quốc phòng Việc thu ngân sách thực hiện theo đúng luật ngân sách, đúng quy định Tuy nhiên trong công tác thu ngân sách có một số khoản thu chưa đạt như thu thuế đất ở và thu các loại phí, lệ phí, đây là một trong những hạn chế trong công tác quản lý HCC trên địa bàn.

Về công tác quản lý đất đai và môi trường: trong thời gian này, công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã được chú trọng, từ đó đã hạn chế được tình trạng lấn chiếm đất đai UBND xã đã phối hợp với các thôn tập trung việc giải quyết tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân Kết quả đã giải quyết xong cơ bản theo thẩm quyền xã.

Về công tác môi trường: công tác vệ sinh môi trường được quan tâm, các thôn duy trì hoạt động đội ngũ thu gom rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường chung.

2.1.2 Về văn hóa – xã hội

Công tác giáo dục, đào tạo: chất lượng đào tạo của cả ba nhà trường nằm trên địa bàn xã đều có tiến bộ, tỷ lệ học sinh đạt học sinh giỏi, đỗ tốt nghiệp và lên lớp đạt tỷ lệ cao, cuộc vận động hai không trong ngành giáo dục được các cấp, các ngành và nhân dân đồng tình ủng hộ Đặc biệt trong giai đoạn này trường THCS và THCS đóng trên địa bàn xã vinh dự được công nhận là trường chuẩn Quốc gia.

Công tác y tế - dân số - gia đình và trẻ em:

 công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, chương trình y tế quốc gia thực hiên có hiệu quả Hiện tại trạm y tế xã đã có 5 cán bộ y tế, 6/6 thôn đều có nhân viên y tế thôn Phối kết hợp làm tốt công tác trực khám chữa bệnh cho nhân dân Kết quả trong năm đã khám được 2500 lượt người mỗi năm.

 công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được tập trung chỉ đạo sát sao Mỗi năm tổ chức từ 3 đến 5 đợt truyền thông dân số, tỷ lệ sinh luôn có xu hướng giảm xuống Năm 2010 ước đạt 1,4% giảm 0,4% so với năm

2009, tỷ lệ sinh con thứ ba cũng giảm đáng kể so với năm 2009.

 duy trì việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và đối tượng chính sách xã hội.

Công tác văn hóa – thông tin – thể dục, thể thao:

Tình hình thực hiện dịch vụ quản lý hành chính công và chất lượng dịch vụ hành chính công tại xã Trường Thịnh

2.2.1 Phân cấp quản lý hành chính công

Công cuộc đổi mới của đất nước, yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu hướng mở cửa, hội nhập tạo ra những tiền đề và đòi hỏi phải đổi mới, tăng cường phân cấp quản lý nhà nước nhằm phát huy mạnh mẽ tính chủ động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền các cấp trong quản lý, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

UBND Thành phố Hà Nội căn cứ vào quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương để quy định cụ thể về thẩm quyền phê duyệt,quyết định của các cấp hành chính nói chung và cấp xã nói riêng.Thực hiện phân cấp vừa tăng thêm trách nhiệm, quyền hạn, chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, khai thác tốt hơn các nguồn lực và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp; đồng thời giảm bớt gánh nặng công việc cho các cấp hành chính cấp trên để có thời gian tập trung đi sâu nghiên cứu, đề xuất, giải quyết các vấn đề chuyên môn về quản lý nhà nước.

Theo đó, các cấp hành chính được quy định cụ thể về thẩm quyền và các thủ tục hành chính có trách nhiệm giải quyết một cách cụ thể, rõ ràng. Trong đó, đối với cơ quan hành chính cấp phường, xã, thị trấn được quy định cụ thể tại Bảng I Bộ thủ tục hành chính tại phường, xã, thị trấn.

2.2.2 Tình hình thực hiện quản lý hành chính công và chất lượng dịch vụ HCC tại xã Trường Thịnh a) Bộ máy quản lý hành chính Nhà nước xã Trường Thịnh; trách nhiệm và quyền hạn trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ HCC.

 Bộ máy quản lý và thực hiện cung cấp dịch vụ HCC.

Bộ máy hành chính cấp xã nói chung và xã Trường Thịnh nói riêng tuân theo các quy định về cơ cấu thổ chức của Nhà nước, bao gồm UBND, các phòng ban chuyên môn và thực tế, hành chính công còn diễn ra ở một số hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội Trong đó, bộ máy đóng vai trò quyết định là UBND và các phòng ban chuyên môn Hiện nay, mô hình tổ chức bộ máy hành chính của xã Trường Thịnh bao gồm lãnh đạo UBND và các ban chuyên môn: Tư pháp - Hộ tịch, Văn phòng – Thống kê, Địa chính – Xây dựng, Tài chính – Kế toán, Văn hóa – Xã hội, Chỉ huy quân sự.

Trách nhiệm cung ứng dịch vụ HCC.

Cung ứng dịch vụ HCC chỉ là một trong những chức năng cơ bản của bộ máy quản lí hành chính của xã đảm nhận Dịch vụ HCC và một bên là các loại dịch vụ cung ứng khác như: giáo dục, y tế, giao thông công cộng, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội … đều là những bộ phận cấu thành dịch vụ công

Thực hiện đổi mới và từng bước hiện đại hóa là một xu thế đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống – xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng và hợp pháp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mọi cá nhân và tổ chức để giải quyết tốt tất cả mọi mối quan hệ trong xã hội Và để giải quyết nhanh chóng và hợp pháp các nhu cầu và mối quan hệ đó trên cơ sở trước tiên là thực hiện các mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức và các cơ quan hành chính nhà nước chính là các sản phẩm cung ứng dịch vụ HCC

Như vậy, về mặt sản phẩm cung ứng, cung ứng dịch vụ HCC có thể hiểu là quá trình tiếp nhận, thụ lý, giải quyết và trả kết quả các thủ tục hành chính Các thủ tục hành chính mà UBND cấp xã có quyền và nghĩa vụ cung ứng đã được nêu chi tiết tại Bảng I Bộ thủ tục hành chính tại phường, xã, thị trấn.

Về phương thức tiến hành cung ứng dịch vụ hành chính công hiện nay được thực hiện theo sự thống nhất mô hình cung ứng trên toàn thành phố Hà Nội, đó là mô hình “một cửa và một cửa liên thông” Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội thì các thủ tục hành chính ngày càng phải được đơn giản, công khai và minh bạch hóa Nghị quyết 38/NQ-

CP ngày 4-5-1994 của Chính Phủ về cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của tổ chức công dân, và Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 4-9-2003 của Thủ tướng Chính Phủ về ban hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ban hành các quy chế nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết trên và từng bước được áp dụng phổ biến và nâng cao tại tất cả các địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung.

“Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính Nhà nước, từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ,đến trả kết quả thông qua một đầu mối là “ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành chính Nhà nước Sự ra đời của Quyết định số 93/2007/NĐ- TTg ngày 22-6-2007 của Thủ tướng Chính Phủ về “thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương” là một sự bổ sung nhằm hoàn chỉnh hơn trong thực hiện “cơ chế một cửa” về quy định trách nhiệm của các cơ quan hành chính trong việc thực hiện cơ chế giải quyết các thủ thủ tục hành chính Theo đó, quy định tại điều 1 có nêu rõ “Cơ chế một cửa liên thông” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan hành chính Nhà nước cùng cấp, hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính Nhà nước Đồng thời tiếp đó, điều 2 của Quyết định quy định rõ những nguyên tắc trong việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “ cơ chế một cửa liên thông” như sau:

(1) Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.

(2) Công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.

(3) Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

(4) Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng và thuận tiện cho tổ chức, các nhân.

(5) Đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan hành chính Nhà nước để giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân.

Theo báo cáo của các địa phương trên cả nước, cho tới nay đã có trên 85% cơ quan hành chính cấp tỉnh, 98% cơ quan hành chính cấp huyện và 95% cơ quan hành chính cấp xã đã triển khai thực hiện cơ chế "một cửa".

Về thực hiện cơ chế "một cửa liên thông", đã có hơn 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành triển khai liên thông trên các lĩnh vực đất đai, đăng ký kinh doanh, xây dựng, lao động - thương binh và xã hội, cấp phép quảng cáo, cấp phép khai thác khoáng sản, hộ tịch, hộ khẩu, lý lịch tư pháp giữa cơ quan hành chính cấp xã với cơ quan hành chính cấp huyện và giữa các cơ quan hành chính cùng cấp với nhau Có thể nhận thấy kết quả bước đầu của cải cách thủ tục hành chính thông qua thực hiện cơ chế

"một cửa", "một cửa liên thông" là đã giảm việc đi lại của người dân, doanh nghiệp, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, số hồ sơ hành chính giải quyết đúng hẹn đạt tỷ lệ cao, công khai, minh bạch, bình đẳng, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư, tổ chức và doanh nghiệp trên các lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất b) Thực trạng tình hình thực hiện và chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công tại xã Trường Thịnh.

 Thực trạng thực hiện theo mô hình “một cửa, một cửa liên thông” (cơ chế tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính)

Theo cách hiểu chung nhất từ khảo sát trong nhân dân, các dịch vụ hành chính công chính là thực hiện các thủ tục hành chính, và một bộ phận trong đó vẫn còn tư tưởng tiêu cực về việc cung cấp dịch vụ hành chính công xuất phát từ bệnh quan liêu, cửa quyền, trì trệ của bộ máy quản lý hành chính nhà nước, với cách nhìn về một cơ chế cung ứng dịch vụ hành chính công, chính là cơ chế “xin-cho”.

Đánh giá chung chất lượng dịch vụ hành chính công tại xã Trường Thịnh

Cơ chế “một cửa và một cửa liên thông” được áp dụng đã góp phần làm tăng đáng kể chất lượng DVHCC tại địa bàn xã Trường Thịnh, quy trình và thủ tục cung cấp DVHCC tại xã được đơn giản hóa, đồng bộ về thể chế, minh bạch công khai, rút ngắn về thời gian, tăng trách nhiệm, nhiệt tình, chu đáo, thân thiện và lịch sự, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của cán bộ cung cấp từ đó làm tăng độ tin cậy của dịch vụ cung cấp. Điều đó cho thấy, việc thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” đã tạo bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính Nhà nước với tổ chức, công dân, giảm phiền hà, hạn chế quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, được đông đảo nhân dân đồng tình, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước được nâng cao Việc đánh giá về chất lượng dịch vụ hành chính công của xã Trường Thịnh không chỉ từ phía cá nhân, tổ chức yêu cầu cung ứng dịch vụ hành chính công và tự bản thân cán bộ, nhân viên UBND xã – những người cung ứng dịch vụ hành chính công – cũng có những đánh giá riêng.

Từ phía người dân, cụ thể là:

 Về cung cách giao tiếp, người dân được đón tiếp thân thiện, hướng dẫn nhiệt tình, thấu đáo.

 Về nội dung, người dân được công khai các quy định thống nhất về hồ sơ, trình tự và thời gian giải quyết thủ tục cho từng loại công việc cụ thể: nếu không thuộc phạm vi trách nhiệm giải quyết của bộ phận “một cửa” thì được tư vấn đầy đủ tại các cơ quan hành chính khác Khi gặp hồ sơ, giấy tờ thiếu sót, không hợp lệ thì được hướng dẫn và bổ sung cụ thể.

 Về chi phí, người dân được công khai các loại chi phí, lệ phí phải nộp, không phải thêm một khoản nào khác ngoài quy định của Nhà nước, đặc biệt là tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại liên hệ vì đã có thời gian cụ thể được công khai hóa tại bộ phận “một cửa”.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất trong thực tế các thủ tục hành chính ngày càng tăng như hiện nay nhưng theo khảo sát đánh giá chung về chất lượng phục vụ và thái độ cung ứng dịch vụ hành chính công tại xã thì 87% ý kiến của nhân dân đánh giá là tương đối tốt và hài lòng Tuy nhiên, từ phía cán bộ, nhân viên UBND xã - những người cung ứng dịch vụ hành chính công – thì tự nhận thấy rằng chất lượng phục vụ chưa thực sự tốt do còn nhiều hạn chế tồn tại khách quan và chủ quan khó khắc phục, đặc biệt trong xu thế chung của xã hội, các thủ tục hành chính sẽ ngày càng tăng cả về số lượng và cả độ phức tạp của nội dung thủ tục và sự triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin so trình độ chuyên môn, trình độ tin học của của cán bộ, nhân viên chưa thực sự được nâng cao.

Thực tế ghi nhận chất lượng trong cung ứng DVHCC tại xã TrườngThịnh mặc dù còn nhiều hạn chế và thiếu sót nhưng đã đạt được một số mục tiêu của dịch vụ hành chính công như chuyển từ cơ chế xin – cho sang cơ chế phục vụ; giảm thời gian giải quyết và thời gian chờ đợi cho tổ chức và công dân; tận tâm, nâng cao trình độ và trách nhiệm, nghiệp vụ, tinh thần thái độ trong phục vụ cung cấp dịch vụ hành chính công, đảm bảo nguyên tắc trong việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “ cơ chế một cửa liên thông” và theo đúng nguyên tắc phục vụ, đảm bảo công bằng và thỏa mãn tốt nhu cầu của nhân dân trên địa bàn xã Đồng thời đảm bảo được các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công như đơn giản hóa quy trình và thủ tục, đồng bộ hóa về thể chế và thực hiện, minh bạch và công khai, tuân thủ theo quy định của pháp luật cung ứng theo đúng yêu cầu của nhân dân, có trách nhiệm, nhiệt tình, chu đáo, thân thiện và lịch sự, đặc biệt đang từng bước nâng cao trình độ, năng lực cán bộ, công chức và ứng dụng công nghệ và thiết bị hiện đại vào phục vụ cung ứng DVHCC.

Tuy nhiên, xã hội luôn luôn phát triển đi đôi với việc nhu cầu về DVHCC của ngày dân ngày càng cao và trở nên khắt khe hơn Những con số thu nhận trước mắt chưa thể khẳng định chắc chắn rằng trong tương lai,

“Bộ phận một cửa” của UBND xã Trường Thịnh có đầy đủ điều kiện về con người và cơ sở vật chất để đáp ứng những nhu cầu ngày càng phát sinh đó Cũng giống như tại Thành phố Hà Nội thì Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một Thành phố rất phát triển về mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội, và đặc biệt chính là nhu cầu về DVHCC Viện Nghiên cứu phát triển và Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch khảo sát chỉ số hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ hành chính công Kết quả đợt khảo sát thứ ba từ năm 2006 đến nay với mục đích nhằm đánh giá một cách chính xác nhất mức độ hài lòng của người dân về các nhóm dịch vụ hành chính công hàng ngày có liên quan trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân: “Chất lượng tăng nhưng hài lòng giảm”

Năm 2006, lần đầu tiên khảo sát chỉ số hài lòng của người dân về chất lượng các dịch vụ hành chính công như: thu gom rác thải, vận tải hành khách công cộng, y tế, cấp giấy chủ quyền nhà đất, cấp phép xây dựng, công chứng và thu thuế hộ cá thể Mặc dù lúc đó điều kiện, phương tiện, trang thiết bị và thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính đáp ứng cho công việc còn rất thấp, song tỷ lệ hài lòng đều đạt ở mức từ 60% trở lên Đến năm 2008, khi tiến hành khảo sát lần thứ hai cũng với các lĩnh vực dịch vụ hành chính công nêu trên, chỉ số hài lòng của người dân lại giảm xuống hầu hết ở mức dưới 60% Cụ thể, cấp phép xây dựng, chỉ số hài lòng giảm từ 74,1% xuống 57,4%; cấp giấy chủ quyền nhà, đất từ 60,3% xuống 39,2%; vận tải hành khách công cộng từ 78,2% xuống 49,5%

Còn tại thời điểm hiện nay, mặc dù ở hầu hết các cơ quan hành chính từ TP đến phường xã đều đã áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông, hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO, nhiều thủ tục hành chính được đơn giản hóa…, song theo nhận định của một chuyên gia thuộc nhóm khảo sát, chỉ số hài lòng của người dân ở các nhóm dịch vụ nêu trên vẫn không tăng, thậm chí có nhiều dịch vụ hành chính công còn giảm so với kết quả của đợt khảo sát năm 2008. Điều này cho thấy, nếu chất lượng dịch vụ hành chính công ngày càng được cải thiện và nâng cao hơn nữa thì sẽ tạo được sự hài lòng, và sự tin tưởng tuyệt đối, vững chắc từ phía nhân dân, đồng thời tạo thuận lợi trong việc cung ứng các thủ tục nhanh gọn chính là tạo thuận lợi cho nhân dân và cho xã trong phát triển kinh tế - xã hội, và đẩy mạnh nâng cao chất lượng DVHCC tại xã Trường Thịnh nói riêng và các cấp hành chính nói chung ngày càng trở nên cấp thiết hơn.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Nhận được nhiều sự ủng hộ, đánh giá cao từ phía nhân dân, tuy nhiên trên thực tế chất lượng dịch vụ hành chính công xã Trường Thịnh vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu cũng như xu thế kinh tế - xã hội như hiện nay.

 Một số thủ tục giải quyết còn rườm rà và giải quyết các vụ việc về hành chính công còn chưa đảm bảo thời gian quy định.

 Trong quản lý dịch vụ hành chính công tuy đã có áp dụng công nghệ thông tin nhưng còn thiếu nhiều phương tiện hỗ trợ, trang bị không đồng bộ và ứng dụng chưa thực sự sâu rộng, chưa hiện đại và hiệu quả còn thấp

 Thái độ và năng lực phục vụ của cán bộ, công chức chưa thực sự đạt hiệu quả và còn tồn tại hạn chế, thiếu sót.

 Nguyên nhân chủ yếu của các yếu kém trên là do:

 Nhận thức về tính chất và yêu cầu của dịch vụ hành chính công chưa rõ trong nhiều cán bộ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực dịch vụ hành chính công, đổi mới tư duy về quản lý dịch vụ hành chính công

 Đội ngũ cán bộ, nhân viên đa phần là có trình độ THPT hay được đào tạo trung cấp Trình độ chuyên môn chưa cao đồng thời còn rất hạn chế trong việc được đào tạo nâng cao thông qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn với số lượng trung bình được học từ 3 đến 4 lớp, vì vậy vẫn còn xảy ra một số sai sót trong tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính.

 Số lượng công việc ngày càng tăng trong khi máy móc, trang thiết bị vừa thiếu, đồng thời chưa có cán bộ chuyên môn về tin học, các cán bộ,nhân viên hầu như chưa được học nhiều về tin học, và có chứng chỉ về tin học nhưng lại không có điều kiện để áp dụng thực tiễn, hiệu quả trong ứng dụng công nghệ thông tin vì vậy chưa thực sự được bộc lộ và chưa đem được lại sự trợ giúp cho bộ phận cung ứng dịch vụ hành chính công.

 Cơ chế thu thập thông tin, ý kiến phản hồi của công dân, tổ chức nếu chỉ cơ bản thông qua bộ phận tiếp dân thì sẽ còn hạn chế, nhưng hòm thư góp ý mặc dù có nhưng lại chưa đạt hiệu quả Đồng thời cũng chưa xây dựng các đường dây nóng để tiếp nhận ý kiến phản ánh của công dân, tổ chức.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI XÃ TRƯỜNG THỊNH - HUYỆN ỨNG HÒA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Quan điểm, định hướng nâng cao chất lượng DVHCC cấp xã

Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc- Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC đã nói: “TTHC là dòng chảy liên tục, phản ánh các mặt của đời sống xã hội Vì thế, cần liên tục giám sát, kiểm tra sao cho các TTHC khi được ban hành phải đảm bảo mục tiêu quản lý nhưng phải đem lại thuận lợi cho dân với phương châm đặt lợi ích của xã hội là ưu tiên hàng đầu”, nghĩa là đảm bảo chất lượng DVHCC cung cấp là tốt nhất cho các cá nhân và tổ chức Với những thuận lợi về vị trí địa lí, tiềm lực kinh tế - xã hội như đã nêu trong các phần trên, xã Trường Thịnh cùng với định hướng chú trọng phát triển nông nghiệp và làng nghề tiểu thủ công nghiệp lâu đời, hiện đang là nơi thu hút các doanh nghiệp xây dựng sản xuất kinh doanh Chính vì vây, nâng cao chất lượng DVHCC được xác định luôn luôn là khâu quan trọng trong thực hiện các mục tiêu của xã; theo đúng định hướng nâng cao chất lượng DVHCC:

 Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công phải gắn với thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trên cơ sở nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, Chính quyền các cấp đồng thời tăng cường xây dựng củng cố một nền hành chính dân chủ vì dân, do dân và phục vụ dân, đảm bảo thực hiện các mục tiêu của cải cách hành chính công.

 Nền hành chính dịch vụ hành chính công có chất lượng và hiệu quả cao chỉ được hình thành trên cơ sở xây dựng được bộ máy hành chính trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại, đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất và năng lực, hoạt động có hiệu lực Các bộ phận xác định cụ thể, rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, có sự phối hợp thực hiện công việc giữa các bộ phận đẩy nhanh và hiệu quả công việc, đảm bảo xây dựng một nền HCC hội nhập, văn minh, hiện đại dựa trên bộ máy hành chính trong sạch, vững mạnh.

 Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai minh bạch các thủ tục hành chính tạo sự thuận lợi cho người dân, tổ chức trong tiếp cận và thực hiện các thủ tục hành chính công. Nền hành chính dịch vụ có chất lượng cao là nền hành chính tạo được điều kiện thuận thuận lợi nhất cho người dân thực hiện các giao dịch dân sự. Theo đó, các thủ tục hành chính phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực thi, và người dân dễ dàng tiếp cận Việc công khai hóa và minh bạch hóa sẽ là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện đồng thời cũng tạo cơ sở cho người dân trực tiếp tham gia vào đánh giá, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các dịch vụ hành chính công, góp phần tích cực chống quan liêu,cửa quyền, tham nhũng, lãng phí.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng DVHCC tại xã Trường Thịnh

3.2.1 Thay đổi căn bản tư duy nhận thức về DVHCC và vai trò của CBCC

Tư duy nhận thức là khâu mở đầu, dẫn dắt mọi hành vi, thái độ và cách ứng xử cũng như các quyết định trong thực hiện các công vụ hành chính công Tư duy nhận thức là cơ sở định hướng trong triển khai tổ chức các công vụ hành chính và thái độ hành vi cách ứng xử của CBCC trong thực hiện các công việc hành chính công.

DVHCC không đơn giản chỉ là quản lí hành chính mà là nền hành chính phục vụ, vì dân, do dân, phục vụ dân Theo quan điểm này, đối tượng phục vụ quan trọng nhất trong hệ thống DVHCC là các cá nhân, tổ chức được coi chính là các “khách hàng” cần phục vụ của nền hành chính Giải quyết các mối quan hệ dân sự phải xuất phát từ nhu cầu chính đáng hợp pháp của “khách hàng” và nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất Bác Hồ đã nói “ Công chức là công bộc của dân, là người phục vụ, dân đóng thuế trả lương cho CBCC để phục vụ lại người dân vì lợi ích chung” Mỗi cán bộ, nhân viên cần hiểu rõ phục vụ “khách hàng” chính là phục vụ lợi ích của của mỗi cá nhân công chức Bởi vì chính các khách hàng trên là người trả công cho những hoạt động dịch vụ của họ thông qua nguồn thu thuế đóng góp từ khách hàng Dịch vụ hành chính tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng phát triển tốt, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Mặt khác, do đặc điểm của DVHCC là một loại hàng hóa công cộng, vì vậy trong một số trường hợp chính cán bộ, công chức cũng có nhu cầu thực hiện các giao dịch xã hội và được quyền hưởng các dịch vụ hành chính công khi họ tham gia các hoạt động trong xã hội với tư cách là một công dân Trong trường hợp này, bản thân cán bộ, công chức cũng là khách hàng và cũng có nhu cầu cần được phục vụ tốt Chính vì vậy, nhận thức đúng về bản chất của dịch vụ hành chính công sẽ không còn chỗ đứng cho những hành vi thái độ cửa quyền, hạch sách, nhũng nhiễu nhân dân theo cơ chế “xin – cho” trước đây, mà thay vào đó là nghĩa vụ, trách nhiệm và thái độ phục vụ “khách hàng” với chất lượng cao.

3.2.2 Thấm nhuần và triển khai triết lý và các nguyên tắc cơ bản của quản lý chất lượng trong DVHCC

Triển khai và thực hiện các nguyên tắc cơ bản của quản lí chất lượng trong dịch vụ HCC Định hướng theo khách hàng là nguyên tắc đầu tiên trong quản lý chất lượng nói chung và đặc biệt chất lượng dịch vụ trong đó có chất lượng dịch vụ hành chính Bởi lẽ, chất lượng dịch vụ hành chính được đánh giá trực tiếp bằng cảm nhận của khách hàng Đáp ứng yêu cầu khách hàng là căn cứ quan trọng nhất để đánh giá trình độ năng lực và kết quả đạt được của chất lượng dịch vụ hành chính cung cấp, mức độ hài lòng của người dân chính là căn cứ để đề bạt, khen thưởng hoặc kỉ luật cán bộ.

Tổ chức xây dựng hoàn chỉnh hệ thông thông tin phản hồi chất lượng phục vụ dịch vụ hành chính công, bên cạnh cơ chế thu thập thông tin, ý kiến phản hồi qua sự phản ánh trực tiếp của người dân qua bộ phận tiếp dân, qua tổ công tác tiếp nhận, và hòm thư góp ý, giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của công dân về giải quyết thủ tục hành chính, Đồng thời nên xây dựng các đường dây nóng để tiếp nhận ý kiến phản ánh của công dân, tổ chức, sẽ tăng thêm tính hiệu quả phản hồi cao hơn.

Bên cạnh đó, cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị; đáp ứng yêu cầu hoàn thiện nhanh và đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục làm rõ và đúng chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan hành chính, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng và phù hợp; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp và hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại Đến năm 2020 xây dựng được một nền hành chính phục vụ trong sạch, minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội.

3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức

Nhiều năm qua, chúng ta nỗ lực xây dựng một nền hành chính công chuyên nghiệp, hiệu quả nhưng kết quả đạt được còn thấp Theo đánh giá của các chuyên gia, "rào cản" lớn nhất hiện nay mà Việt Nam hiện đang mắc phải là còn tồn tại cơ chế “xin – cho” và trình độ CBCC chưa đạt yêu cầu Ông Đinh Duy Hòa, Vụ trưởng Vụ CCHC (Bộ Nội vụ) cho biết: "Theo thống kê chưa đầy đủ, có tới 30% công chức cấp xã chưa qua đào tạo Như vậy, chúng ta có thể mường tượng được công chức cấp xã không được đào tạo mà ngồi giải quyết những công việc thuộc thẩm quyền về đất đai, hộ tịch thì làm sao giải quyết tốt việc cho công dân" Cũng theo ông Hòa, công tác xây dựng, nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC chưa đạt mục tiêu đề ra Trong các cơ quan hành chính nhà nước, chỉ có khoảng 30% CBCC làm việc có hiệu quả cao, số còn lại không có hiệu quả gì đặc biệt.

Nguyên nhân đầu tiên gây ảnh hưởng đến chất lượng CBCC là do khâu tuyển dụng đầu vào còn nhiều bất cập Dù vấn đề đào tạo, bồi dưỡng CBCC tuy đã có những nét đổi mới, nhưng vẫn chưa có những cải cách cơ bản như mục tiêu của chương trình tổng thể CCHC đã đề ra Các chương trình đào tạo còn trùng lắp nhiều, nặng lý thuyết, thiếu thực hành, chưa có tính liên thông dẫn đến đội ngũ CBCC chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong cơ chế mới Xây dựng tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa cơ quan, giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính; hoạt động có kỷ luật, kỷ cương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Hai trong số những vấn đề người dân mong đợi nhiều nhất trong giai đoạn cải cách hành chính sắp tới đó là cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, đơn giản, thuận tiện cho người dân; và đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Người dân cũng mong muốn được tham gia nhiều hơn vào việc phát hiện và tố giác những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của công chức để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức Việc thực hiện đề án 30 của cả nước trong suốt thời gian qua cho thấy các bộ, ban, ngành đã rà soát, chuẩn hóa và niêm yết công khai các thủ tục hành chính, hoàn thành cơ chế một cửa liên thông như mục tiêu đã đề ra đơn giản hóa 30% thủ tục hành chính rườm rà Song trên thực tế, thủ tục có thông thoáng đến mấy nhưng nhận thức và thói quen của cán bộ công chức vẫn làm việc theo cơ chế xin-cho thì mọi thủ tục được cắt giảm cũng sẽ trở thành vô nghĩa Nếu cán bộ công chức không là gốc của mọi công việc, không ý thức việc làm của mình là phục vụ nhân dân thì người dân vẫn không hài lòng với nền hành chính công vụ Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2006 về việc Phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010, có thể nói đây là cơ sở quan trọng để thúc đẩy công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của chúng ta hiện nay.

Trong tình hình mới, khi chuyển sang cơ chế một cửa, một cửa liên thông đòi hỏi năng lực công chức mang tính chất tổng hợp hiểu biêt rộng, nắm chắc pháp luật, quy chế, dựa trên hiểu biết sâu về chuyên môn nghiệp vụ hành chính Việc đào tạo cũng cần chuyển hướng cho theo kịp yêu cầu mới Đào tạo phát triển tính chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa, chuyển dần từ kỹ năng chuyên sâu sang kỹ năng tổng hợp, đa năng Cán bộ chuyên môn được đào tạo các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn với số lượng và chất lượng tốt hơn Đổi mới công tác đào tạo công chức sát với thực tế hướng vào giải quyết những vấn đề thiết thực được đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính và đậc biệt là kỹ năng, kiến thức quan hệ giao tiếp với nhân dân trong thực hiện cung cấp dịch vụ hành chính công Thông qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng hành chính đảm bảo tính thông nhất trong giải quyết các yêu cầu của nhân dân Cần thường xuyên rà soát, đánh giá lại một cách cơ bản đầy đủ đội ngũ cán bộ công chức hiện hành.

Dịch vụ hành chính công chỉ có thể đạt chất lượng cao khi mỗi cán bộ, công chức được giao đúng việc, đúng trách nhiệm, quyền hạn, được đối xử dân chủ bình đẳng trong công việc Một yêu cầu rất quan trọng khác là xác định đúng năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sở trường của từng người để phân công bố trí công việc phù hợp Đồng thời đảm bảo sự ổn định để chuyên môn hóa, có sự điều chuyển cần thiết để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và phòng ngừa tiêu cực Đổi mới chế độ công chức và công vụ (bao gồm sửa đổi quy chế thi tuyển, bồi dưỡng, đào tạo mới và trẻ hoá đội ngũ cán bộ, công chức, kiên quyết xử lý và sa thải những người thoái hoá, biến chất; tăng cường biện pháp và phối hợp lực lượng đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, cửa quyền trong bộ máy quản lý nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước).

Hiện nay, làm việc tại bộ phận “một cửa” xã Trường Thịnh có duy nhất một cán bộ có trình độ Đại học, còn lại là trình độ trung học phổ thông Một hiện tượng phổ biến là các cơ quan hành chính thường không tuyển dụng được và giữ chân được người có trình độ cao Nguyên nhân cơ bản là chế độ đãi ngộ không đủ để đảm bảo, không thu hút và giữ chân được họ Chính vì vậy, giải quyết chế độ đãi ngộ là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong thu hút và giữ chân và làm trong sạch bộ máy cán bộ, nhân viên trong cung cấp dịch vụ hành chính Nhà nước Theo Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 vừa được Chính phủ ban hành thì một trong những mục tiêu quan trọng nhất là cải cách, nâng cao chế độ, chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức Theo đó, Chính phủ sẽ nỗ lực để thực hiện tiền tệ hóa đầy đủ tiền lương và điều chỉnh tiền lương tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập trong xã hội, nhằm đảm bảo đời sống cho cán bộ, công chức Như vậy, ngoài mục tiêu nhằm đảm bảo cuộc sống cho đội ngũ cán bộ, công chức thì nỗ lực của Chính phủ trong việc cải cách, nâng cao chế độ tiền lương sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công.

Theo khoản 2 Điều 63 Luật Cán bộ, công chức có quy định về “Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải thông qua thi tuyển” "Hiện nay, Hà Nội đang soạn thảo đề án thi tuyển công chức cho phường, xã Có thể đợt thi đầu tiên sẽ được tiến hành ngay " GĐ Sở Nội vụ Lưu Tiến Định thông báo tại hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về cải cách hành chính (CCHC) cấp xã, phường, thị trấn Chủ tịch, bí thư cũng phải đạt chuẩn Nhiều ý kiến từ các xã, phường trong công tác tuyển dụng “muốn được giao quyền tự chủ trong việc tuyển chọn cán bộ"

Vì vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức xã Trường Thịnh cần thực hiện:

Một là, tiếp tục đổi mới, thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ, trước hết là công tác đánh giá cán bộ phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện, thực sự lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ Đánh giá đúng cán bộ tạo tiền đề quy hoạch, bố trí, sử dụng đúng cán bộ

Hai là, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ xã Trên cơ sở quy hoạch cán bộ và căn cứ vào tiêu chuẩn, nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp

Ngày đăng: 12/09/2023, 18:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số liệu kết quả khảo sát bằng bảng hỏi do nhóm nghiên cứu thu được thực hiện ngày 20 – 21/1/2011 tại xã Trường Thịnh - Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công xã trường thịnh – huyện ứng hòa   thành phố hà nội
Bảng s ố liệu kết quả khảo sát bằng bảng hỏi do nhóm nghiên cứu thu được thực hiện ngày 20 – 21/1/2011 tại xã Trường Thịnh (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w