1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính tại bưu điện tỉnh vĩnh phúc

61 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Bưu Chính Tại Bưu Điện Tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả Vũ Huy Hiệu
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Vĩnh Phúc
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 157,34 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BƯU ĐIỆN TỈNH VĨNH PHÚC (6)
    • 1.1. Quá trình hình thành công ty BC-VT Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc (6)
    • 1.2. Quá trình hình thành công ty BC Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc (7)
    • 2.1. Giám đốc (9)
    • 2.2. Phó giám đốc (9)
    • 2.3. Phòng Tổ chức- Hành chính (9)
    • 2.4. Phòng Kế toán - Thống kê – Tài chính (9)
    • 2.5. Phòng kế hoạch đầu tư (10)
    • 2.6. Phòng kinh doanh Bưu chính- Viễn thông tin học (10)
    • 2.7. Tổ tổng hợp (10)
    • 2.8. Tổ Điện báo chuyển tiền (11)
    • 2.9. Tổ khai thác vận chuyển (11)
    • 2.10. Bưu cục thành phố Vĩnh Yên (11)
    • 2.11. Các bưu điện huyện, thị xã (11)
    • 3. Tình hình tài chính của Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc (12)
    • 4. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc (14)
      • 4.1. Bối cảnh kinh tế xã hội (14)
        • 4.1.1. Sự phát triển của tỉnh Vĩnh phúc tác động tới dịch vụ bưu chính (14)
        • 4.1.2. Những tác động của tiến trình hội nhập và thực hiện các cam kết khi (15)
      • 4.2. Sức ép cạnh tranh của các đối thủ trong ngành Bưu chính (16)
      • 4.3. Trình độ của cán bộ, công nhân viên tại Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc (17)
      • 4.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ tại Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc (18)
      • 4.5. Mạng lưới hoạt động (19)
      • 5.1. Hoạt động dịch vụ Bưu chính (23)
      • 5.2. Dịch vụ Phát hành báo chí (0)
      • 5.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ tài chính bưu chính (0)
      • 1.1. Tính không vật chất (28)
      • 1.2. Quá trình sản xuất mang tính dây chuyền (28)
      • 1.3. Quá trình sản xuất gắn liền với tiêu thụ sản phẩm (29)
      • 1.4. Tải trọng không đồng đều theo thời gian và không gian (30)
    • 2. Thực trạng chất lượng dịch vụ Bưu chính tại Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc (31)
      • 2.1. Tình hình thực hiện chất lượng dịch vụ Bưu chính tại Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc (31)
        • 2.1.1. Chất lượng sản phẩm (31)
          • 2.1.1.1. Thời gian (31)
          • 2.1.1.2. Độ chính xác (33)
          • 2.1.1.3. Độ an toàn (33)
          • 2.1.1.4. Tính bí mật (33)
          • 2.1.1.5. Độ lưu thoát (33)
          • 2.1.1.5. Chất lượng vận chuyển (34)
          • 2.1.1.6. Chất lượng phục vụ (34)
      • 2.2. Thực trạng chất lượng dịch vụ bưu chính theo đánh giá của khách hàng (36)
        • 2.2.1. Độ tin cậy (36)
        • 2.2.2. Sự đảm bảo (38)
        • 2.2.3. Sự thấu cảm (40)
        • 2.2.4. Sự trách nhiệm (41)
        • 2.2.4. Tính hữu hình (42)
      • 2.3. Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính tại Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện (44)
        • 2.3.1. Đầu tư và mở rộng mạng lưới, hiện đại hóa công nghệ (44)
        • 2.3.2. Sử dụng và phát triển công nghệ vào các hoạt động dịch vụ bưu chính (45)
        • 2.3.3. Đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ,công nhân viên (45)
        • 2.3.4. Chú trọng vào công tác chăm sóc khách hàng (46)
    • 3. Đánh giá chung về chất lượng dịch vụ và công tác nâng cao chất lượng dịch vụ tại Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc (47)
      • 3.2. Những nhược điểm (48)
      • 3.3. Nguyên nhân của hạn chế (48)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH VĨNH PHÚC (28)
    • 2.2. Tiếp tục mở rộng mạng lưới giao dịch (51)
    • 2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ (52)
    • 2.4. Mở rộng và nâng cao các loại hình dịch vụ khác nhăm đáp ưng nhu cầu khách hàng (53)
      • 2.4.1. Dịch vụ Bảo hiểm Bưu điện (53)
      • 2.4.2. Dịch vụ thu hộ (53)
      • 2.4.3. Dịch vụ COD-phát hàng thu tiền (54)
      • 2.4.4 Dịch vụ DATAPOST (54)
    • 2.5. Thực hiện các chính sách khách hàng mềm dẻo,linh hoạt (55)
    • 2.6. Tiếp tục cải thiện nâng cao các công nghệ sử dụng trong bưu chính (55)
    • 3.1. Kiến nghị với Nhà nước (56)
    • 3.2. Kiến nghị với tổng công ty bưu chính Việt Nam (57)
  • KẾT LUẬN (60)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BƯU ĐIỆN TỈNH VĨNH PHÚC

Quá trình hình thành công ty BC-VT Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 1-1-1997 Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tách ra khỏi Bưu điện Vĩnh Phúc và tổ chức hoạt động kinh doanh độc lập Đến nay, Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc đã khá đầy đủ nguồn cơ sở vật chất sẵn sàng hoàn thành các nhiệm vụ của Tổng công ty giao.

Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc có sự hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau:

Trong những năm 1930- 1945 giao thông liên lạc Vĩnh Yên, Phúc Yên phục vụ cho hoạt động của xứ uỷ, Khu uỷ và tổ chức Đảng địa phương lãnh đạo nhân dân giành chính quyền.

Từ năm 1945: Bưu điện Vĩnh Yên sau đó là Bưu điện Vĩnh Yên phục vụ sự chỉ đạo của chính quyền cách mạng và nhu cầu của nhân dân.

Năm 1950: Bưu điện Vĩnh Yên được đổi tên là Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc Từ năm 1945 đến 1954 Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc đã đóng góp vào công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi cuối cùng

Từ năm 1954 – 1975: Bưu điện Vĩnh Phúc góp phần vào công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa xã hội và tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Mạng lưới thông tin liên lạc phát hành báo chí được thiết lập khá hoàn chỉnh và đồng bộ.

Từ năm 1975 đến năm 1986 Bưu điện phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Từ năm 1986 đến năm 1996: Bưu điện tỉnh tích cực tham gia công cuộc đổi mới, thực hiện kế hoạch tăng tốc giai đoạn I Ngành Bưu điện Việt nam nói chung và Bưu điện Vĩnh Phúc nói riêng khi bước vào đổi mới là việc dỡ bỏ cơ chế tập trung bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh

Năm 1996 Bưu điện Vĩnh Phúc được tái lập, thực hiện kế hoạch tăng tốc giai đoạn II phát triền Bưu chính Viễn thông (1996- 2000) là : hoàn thành nối mạng quốc tế, hiện đại hoá thông tin liên lạc quốc gia, phát triển mạng điện thoại trong cả nước, phát triển mạng Bưu chính đa dịch vụ Mở rộng mạng viễn thông nông thôn,đến năm 2000 liên lạc thông suốt bằng điện thoại đến hầu hết các xã Lãnh đạo Bưu điện tình Vĩnh Phúc xác định nhiệm vụ trọng tâm là mở rộng mạnh mẽ mạng viễn thông theo hướng hiện đại.

Quá trình hình thành công ty BC Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc

Từ năm 2008 Bưu điện Tỉnh Vĩnh Phúc chính thức là tổ chức kinh tế, đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn Bưu chính Việt nam, trước kia là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Bưu chính và viễn thông được tách ra làm hai công ty hoạt động độc lập với nhau.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy giúp việc được qui định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kèm theo quyết định số 64/QĐ-TCCB ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Tổng giám đốc Tổng Công ty Bưu chính Việt nam, nay là Tập đoàn Bưu chính Việt Nam.

2.Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Bưu điện Vĩnh Phúc

BĐ Thị xã Phúc Yên huyện Tam Đảo huyện Lập Thạch

BƯU ĐIỆN TNH VĨNH PHÚC

Bưu cục TP Vĩnh Yên Phòng Tổ chức- Hành chính

Phòng KT - TK – TC Phòng kế hoạch đầu tư

Phòng KD BC-VT TH

Tổ Điện báo chuyển tiền

Tổ khai thác vận chuyển

Bưu cục Điểm BĐ-VH xã

Khối sản xuất BC Khối quản lý-nghiệp vụ

M ô hình Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của Bưu điện Tỉnh Vĩnh Phúc

Mô hình hoạt động quản lý và sản xuất của Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc

Giám đốc

Giám đốc Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc do Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Việt nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật khen thưởng sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Giám đốc Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc là người đại diện theo pháp luật của Bưu điện tỉnh, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và trước pháp luật về quản lý, điều hành hoạt động của Bưu điện tỉnh trong phạm vi quyền hạn, nghĩa vụ qui định tại điều lệ tổ chức, hoạt động của Bưu điện tỉnh và các văn bản khác của Tổng Công ty, cấp uỷ, chính quyền địa phương Giám đốc là người có quyền điều hành quản lý cao nhất của Bưu điện tỉnh.

Phó giám đốc

Phó giám đốc Bưu điện tỉnh do Tổng Giám đốc Tổng công ty bổ nhiệm,miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc Bưu điện tỉnh Phó giám đốc là người giúp Giám đốc quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của đơn vị theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc; chịu trách nhiệm trứoc giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền

Phòng Tổ chức- Hành chính

Phòng TC-HC có quyền hạn và nhiệm vụ như sau:

+ Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất của Bưu điện tỉnh và trình lãnh đạo phê duyệt.

+ Chủ trì xây dựng các nội qui, qui chế nội bộ của Bưu điện tỉnh;

+ Thường trực Hội đồng lương, tuyển dụng, kỷ lụât, BHLĐ;

+ Xây dựng phương án cán bộ, xây dựng qui hoạch và trình lãnh đạo phê duyệt. + Sắp xếp lao động : định biên, điều động luân chuyển

+ Quản lý công tác tiền lương, định mức lao động, một số định mức khác. + Tuyển dụng, đào tạo, nâng lương, nâng bậc, khen thưởng, kỷ luật.

+ Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ;

+ Tổ chức công tác lễ tân, khánh tiết;

+ Quản lý tài sản của văn phòng, điều hành các phương tiện của văn phòng,công tác bảo vệ, điện nước

Phòng Kế toán - Thống kê – Tài chính

Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng KT-TK-TC được quy định như sau:

Tổ chức công tác KTTKTC: mô hình, nhân sự, tổ chức thực hiện công tácTCKT theo qui định.

Quản lý, kiểm tra giám sát mọi hoạt động kinh tế, tài chính, XDCB phát sinh trong toàn bộ Bưu điện tỉnh.

Cung cấp số liệu về KTTKTC cho các bộ phận liên quan, chỉ đạo điều hành toàn bộ công tác KTTKTC.

Tổ chức các hoạt động kinh tế.

Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của các đơn vị.

Có trách nhiệm quản lý toàn bộ vật tư, tiền vốn, công nợ và xét duyệt quyết toán cho các đơn vị trong toàn Bưu điện tỉnh.

Phòng kế hoạch đầu tư

Công tác kế hoạch: xây dựng, , trình duyệt kế hoạch, giao kế hoạch cho các đơn vị, tổ chức thực hiện và đôn đốc thực hiện.

Công tác đầu tư: Xây dựng kế hoạch đầu tư; tổ chức thực hiện hiệu quả quá trình đầu tư; khảo sát, lập dự án, thiết kế, đấu thầu, thi công, giám sát, quyết toán, các báo cáo về công tác sửa chữa, đầu tư

Chủ trì mua sắm vật tư; xây dựng kế hoạch về vật tư, lựa chọn nhà cung cấp,hợp đồng, mua sắm, tiếp nhận vật tư.

Phòng kinh doanh Bưu chính- Viễn thông tin học

Quản lý mạng Bưu chính : Các dịch vụ Bưu chính; mạng vận chuyển; các Bưu cục; các điểm đại lý; các điểm Bưu điện văn hoá xã.

Quản lý các dịch vụ về tài chính Bưu chính: Tiết kiệm, chuyển tiền

Quản lý PHBC trong toàn tỉnh kể cả báo kinh doanh và báo công ích.

Quản lý các dịch vụ hợp tác với các đơn vị trong và ngoài ngành: bán thẻ, đại lý Quản lý giá cước theo quy định Nhà nước và nội bộ đơn vị.

Quản lý công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng : Xây dựng thương hiệu, chăm sóc khách hành lớn, khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng ; Nghiên cứu thị trường, các chính sách khuyến mại, giải quyết khiếu nại

Quản lý mạng công nghệ thông tin : Mạng CNTT cua Bưu điện tỉnh, kinh doanh các dịch vụ CNTT.

Tổ tổng hợp

Tổng hợp số liệu, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, chất lượng hàng tháng, từng kỳ

Xây dựng lịch công tác, chương trình nội dung làm việc của lãnh đạo Bưu điện tỉnh.

Công tác thanh tra: Xây dựng, phối hợp với các bộ phận để tổ chức thực hiện, báo cáo công tác thanh tra.

Công tác Y tế : Xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ sức khởe của CBCNV, lao động và bảo vệ môi trường.

Thường trực công tác Đảng, công đoàn.

Tổ Điện báo chuyển tiền

Là tổ sản xuất trực thuộc Bưu điện tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau :

Khai thác Điện báo phổ thông; Đối soát các nghiệp vụ chuyển tiền;

Trung tâm đầu mối mạng nghiệp vụ, chuyển tiền và điện báo;

Tổ khai thác vận chuyển

Là tổ sản xuất trực thuộc Bưu điện tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:

Tổ chức khai thác túi gói Bưu chính- PHBC nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế. Vận chuyển nội tỉnh

Khai thác túi Bưu chính hệ I.

Bưu cục thành phố Vĩnh Yên

Là đơn vị sản xuất trực thuộc Bưu điện tỉnh có nhiệm vụ sau:

Có bộ máy quản lý, có tổ đội sản xuất như mô hình các Bưu điện huyện, thị xã. Hoạt động sản xuất kinh doanh: đựơc giao kế hoạch doanh thu, giao kế hoạch chi phí, xét chất lượng thi đua như các đơn vị trực thuộc.

Do đặc thù Bưu cục thành phố Vĩnh Yên không có con dấu và tài khoản riêng nên Bưu điện tỉnh ủy quyền cho sử dụng một tài khoản của Bưu điện tỉnh để Bưu cục Vĩnh Yên giao dịch theo dấu của Bưu điện tỉnh.

Các bưu điện huyện, thị xã

Các Bưu điện huyện, thị là các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo phân cấp của Bưu điện tỉnh, có con dấu riêng và được mở tài khoản ở ngân hàng trên địa bàn tỉnh, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bưu điện tỉnh về mọi hoạt động của mình trong phạm vi quyền hạn, nghĩa vụ được giao và các qui chế quản lý nội bộ của Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc ( ban hành kèm theo quyết định số 64/ QĐ – TCLĐ ngày 07/12/2007 của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam) và các quy chế quản lý nội bộ của Bưu điện tỉnh.

Các Bưu điện huyện, thị có mô hình tổ chức đầy đủ như sau ( tùy quy mô của từng đợn vị có thể thành lập số tổ ít hơn) :

Tổ quản lý : bao gồm lãnh đạo, kế toán, kho quỹ, kỷ luật viên Bưu điện xã, hành chính, kiểm soát viên.

Tổ khai thác – vận chuyển.

Tổ giao dịch trung tâm.

Tình hình tài chính của Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc

Bưu điện Vĩnh Phúc là đơn vị hoạh toán phụ thuộc trực thuộc Tổng Công ty Bưu Chính Việt Nam Được tổng Giám Đốc giao quyền quản lý, sử dụng tài sản, nguồn vốn phù hợp với quy mô và nhiệm vụ kinh doanh, phục vụ và phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn được giao Bưu Điện tỉnh có thể được Tổng Giám đốc bổ sung thêm vốn hoặc điều động vốn đã giao để đáp ứng yêu cầu kinh doanh của Tổng Công Ty Bưu Chính Việt Nam. Bưu Điện Tỉnh Vĩnh Phúc được Tổng Công Ty Bưu Chính Việt Nam xác định lợi nhuận và được trích lập các quỹ theo quy định Việc xác định lợi nhuận được thực hiện tại Bưu Điện tỉnh về kinh doanh Bưu chính Viễn thông.

Bưu Điện Tỉnh Vĩnh Phúc chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng Công Ty Bưu Chính Việt Nam theo nội dung đã quy định tại Điều lệ Tổng Công Ty Bưu Chính Việt Nam Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính về các hoạt động tài chính quản lý vốn và tài sản của nhà Nước.

Việc quản lý tài sản, vốn và các quỹ được hoạch toán tại Bưu Điện tỉnh, Bưu Điện tỉnh được sử dụng quỹ của mình để phục vụ kịp thời nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn.

Bảng 1 : Tình hình tài sản của Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1.Tiền mặt 10.345.378.098 10.524.246.752 11.638.420.871 4.072.938.821 2.Các khoản phải thu 2.947.987.473 3.312.604.032 1.193.315.966 2.058.418.723 3.Phải thu nội bộ 380.987.467 400.322.915 411.781.175 509.175.041 4.Hàng tồn kho 594.926.046 612.523.045 5.659.560.812 5.198.248.457 5.Tài sản ngắn hạn khác 4.293.485 5.000.000 797.320.561 2.066.910.925

II Tài sản dài hạn 28.431.358.300 28.923.637.749 27.894.525.741 25.257.114.791

1.Tài sản cố định 27.835.983.364 28.235.802.406 27.041.563.210 24.433.743.338 2.Tài sản dài hạn khác 595.374.936 687.835.343 852.962.531 823.371.453

(Nguồn: Phòng kế toán-thống kê-tài chính Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc)

Từ năm 2006 đến năm 2008 tài sản của Bưu điện tỉnh luôn tăng, cao nhất là năm 2008 tăng 3.805.132.373 đồng( tương đương 8,77%) Đó là do Bưu điện Vĩnh Phúc không ngừng mở rộng quy mô Hàng năm đã dành một phần lớn lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng và xây dựng cơ bản Nhưng đến năm 2009 tài sản của Bưu điện giảm 8.020.337.193 (tương đương 16,99%), đó là do cuối năm 2008 đầu năm 2009 Bưu chính và Viễn thông được tách ra làm 2 công ty riêng, hoạch định tài sản riêng.

Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1.Nợ ngắn hạn 14.487.937.192 14.876.520.729 20.520.540.627 14.232.480.823 2.Nợ dài hạn 183.845.097 171.162.393 206.453.967 246.896.967

II.Vốn chủ sở hữu 28.033.148.586 28.330.328.456 26.456.149.357 24.683.428.968

2.Nguồn kinh doanh và quỹ khác

(Nguồn: Phòng kế toán-thống kê-tài chính Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc)

Nguồn vốn của Bưu điện đều liên tục tăng qua các năm từ 2006 đến năm

2008 Trong năm 2008 nguồn vốn tăng nhiều nhất tăng 3.805.132.373 đồng (tương đương 8,77%) đó là do nợ ngắn hạn trong năm 2008 được tăng lên cao so với năm

2007 tăng 5.644.019.898 đồng (tương đương 37,94%) Đến năm 2009 thì nguồn vố của Bưu điện giảm khá nhiều giảm 8.020.337.193 đồng ( tương đương 16,99%) đó là do ngành Bưu chính được tách ra khỏi Viễn thông nên lam cho nợ ngắn hạn giảm

Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc

4.1.Bối cảnh kinh tế xã hội

4.1.1 Sự phát triển của tỉnh Vĩnh phúc tác động tới dịch vụ bưu chính

Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của các tỉnh phía Bắc, có cơ hội mở rộng và thu hút đầu tư trong và ngoài nước Sau khi được tái lập vào năm 1997, Vĩnh Phúc vẫn là một tỉnh thuần nông, cơ cấu GDP năm 1997: nông nghiệp 52%, dịch vụ 36%, công nghiệp 12%, thu ngân sách đạt gần 100 tỷ đồng. Đến năm 2006 Vĩnh Phúc đã vươn lên đứng thứ 9 trong các tỉnh thành trên cả nước về thu ngân sách với 4.027 tỷ đồng Vĩnh phúc là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển nhanh nhất miền Bắc về công nghiệp hoá hiện đại hoá, tỷ trọng các ngành hàng hoá trong các cụm công nghiệp các khu công nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập GDP của tỉnh, riêng khu công nghiệp Quang Minh hàng năm đóng góp hơn 10 % GDP của Tỉnh Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2006 đạt trên 7800 tỷ đồng Mục tiêu của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ 2006 đến 2010 là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 14 – 15% trong đó:công nghiệp, xây dựng 18,5 – 20%.Dịch vụ: 13 – 14%.Nông, lâm, thủy sản: 5 – 5.5%.Tổng kim nghạch xuất khẩu trên địa bàn: 380 triệu USD.Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng:58,5% ; dịch vụ 27,3% ; Nông lâm – thủy sản: 14,3%.GDP bình quân đầu người đạt:1100USD,

Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc nằm trên địa bàn tỉnh nơi giáp với thủ đô Hà Nội, giáp với sân bay Nội bài, có hệ thống giao thông đường bộ(đường Quốc lộ số 2), đường sắt, đường thủy,có nên kinh tế phát triển nhất trong vùng, nơi đông dân cư, lượng khách hàng giao dịch lớn, Đó chính là những điều kiện thuận lợi để cho ngành bưu chính nói riêng và Bưu điện nói chung phát triển, chất lượng ngày càng nâng cao,

Bên cạnh những thuận lợi đó Bưu điện Vĩnh Phúc cũng gặp những khó khăn.

Là đơn vị mới được chia tách từ Bưu điện tỉnh(cũ), hoạt động chuyên về Bưu chính-

Vĩnh Phúc Hiện nay trên địa bàn đã có nhiều nhà khai thác tham gia hoạt động kinh doanh các dịch vụ Bưu chính-PHBC và chuyển phát nhanh, do đó thị phần bị chia sẻ, với cơ chế khuyến mãi linh hoạt, giá cả hấp dẫn họ đã thu hút được một lượng lớn khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng của đơn vị.

4.1.2.Những tác động của tiến trình hội nhập và thực hiện các cam kết khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới của ngành bưu chính

Việc nước ta chính thức tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 7/11/2006 vừa qua đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế Sự kiện này sẽ đem lại những tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội với những thuận lợi và khó khăn đan xen. Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh, chúng ta đã chính thức hoá việc mở cửa thị trường cho đầu tư nước ngoài và đưa ra lộ trình phù hợp tiến tới không hạn chế vốn nước ngoài Các công ty chuyển phát hàng đầu nước ngoài, thực chất chỉ có một vài tập đoàn đa quốc gia (và hầu hết đã có mặt tại Việt Nam) với thương hiệu và năng lực kỹ thuật vượt trội sẽ tiếp tục chiếm ưu thế ở thị trường chuyển phát nhanh quốc tế và mảng thị trường chất lượng cao, khách hàng chính của họ là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Các công ty Việt Nam vẫn có cơ hội phát triển ở thị trường chuyển phát trong nước hoặc đại lý quốc tế và mảng thị trường chất lượng trung bình, khách hàng đại chúng.

Phù hợp với định hướng xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, Việt Nam cũng đã cam kết không phân biệt đối xử giữa các dịch vụ chuyển phát nhanh và các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh, kể cả Bưu chính Việt Nam, đối với các loại hình dịch vụ chuyển phát nhanh đã cho phép cạnh tranh Theo cam kết này, Bưu chính VN khi cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh đã mở cho cạnh tranh không được phép sử dụng những ưu đãi, đặc quyền vốn chỉ dành riêng cho cung cấp dịch vụ Bưu chính Nói cách khác, các công ty chuyển phát nhanh thành viên của Tập đoàn VNPT sẽ phải độc lập về mặt tổ chức sản xuất kinh doanh và hạch toán.

Nhìn lại kết quả đàm phán cũng như những cam kết mở cửa thị trườngBưu chính trong tổng thể những cam kết mở cửa thị trường chung của Việt Nam khi gia nhập WTO, chúng ta có thể khẳng định rằng, những kết quả đã đạt được cũng như những nhượng bộ cần thiết trong cam kết chung là hợp lý, bảo đảm được ý đồ và mục tiêu đã đề ra Nhìn nhận một cách khách quan, việc mở cửa thị trường dịch vụ bưu chính trong đó dịch vụ chuyển phát nhanh phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước Do tiềm lực vốn, công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam bị thua thiệt và bị mất các mảng thị trường tiềm năng là không nhỏ Lĩnh vực dịch vụ chuyển phát nhanh là một trong những lĩnh vực chịu nhiều sức ép mở cửa mạnh nhất trong đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam

Gia nhập WTO mới chỉ là sự khởi đầu cho hành trình hội nhập nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của toàn cầu hoá để phát triển đất nước Với kinh nghiệm của một ngành đã sớm hiện đại hoá, hội nhập và hợp tác quốc tế thành công từ gần 20 năm qua, Bưu chính Việt Nam chủ động và tự tin bước vào chặng đường mới Để tiếp tục thành công trong chặng đường mới này, toàn thể cán bộ công nhân viên chức trong toàn ngành, từ cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo cần phải:

- Đổi mới hơn nữa, sáng tạo hơn nữa trong nhận thức, tư duy và hành động;

- Chủ động hoàn thiện cơ chế chính sách để thu hút và động viên các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành; đề ra các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh, phát huy lợi thế nhằm tiếp tục phát triển mạnh trong môi trường có cạnh tranh nước ngoài và bước ra được thị trường khu vực và thế giới;

- Tích cực hội nhập, liên doanh liên kết quốc tế nhằm không ngừng thu hẹp trình độ phát triển với khu vực và thế giới, thu hẹp khoảng cách số;

- Phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của Bưu chính phục vụ phát triển, xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa;

4.2 Sức ép cạnh tranh của các đối thủ trong ngành Bưu chính

Bưu chính là ngành kinh doanh về các dịch vụ chuyển phát nhanh EMS, dịch vụ PHBC, dịch vụ tài chính bưu chính Các dịch vụ này hiện đang bị cạnh tranh bởi các nhà cung cấp dịch vụ lớn, đảm bảo chất lượng sản phẩm, thời gian, độ chính xác, an toàn, bí mật, độ lưu loát, chất lượng vận chuyển và chất lượng phục vụ. Đây là những yếu tố tạo ra sự cạnh tranh đối với ngành Bưu chính của Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc

Ngoài BĐT Vĩnh Phúc cung cấp dịch vụ EMS, hiện còn có chuyển phát nhanh DHL, VIETTEL… cũng đang bị cạnh tranh về lĩnh vực này Các doanh nghiệp khác với lợi thế về thời gian, thuận tiện ( nhận gửi tại nhà) đang thu hút khách hàng ngày càng nhiều Nhiều khách hàng lớn thường có hàng gửi đi quốc tế đã chuyển sang sử dụng dịch vụ của DHL, VIETTEL…

Về lĩnh vực phát hành báo chí, VIETEL hiện là một đối thủ cạnh tranh lớn. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ EMS của VIETTEL thường đặt báo luôn cho họ. Mọi lợi thế của VIETTEL về báo chí là hành trình báo về và phát báo cho khách hàng của họ sớm và có tỷ lệ hoa hồng cao hơn Bưu điện.

Về dịch vụ tài chính bưu chính, thì các dịch vụ của Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các ngâ hàng thương mại, các hãng vận tải Bắc- nam Với các ngân hàng thì họ đưa ra mức lãi suất tiền gửi cao, nên thu hút được đông đảo khách hàng, còn các hãng vận tải thì họ đưa ra mức cước rất mềm, thủ tục lại đơn giản, gọn nhẹ.

Do đó đẻ có thể cạnh tranh được với các nhà dịch vụ lớn thì Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc phải đưa ra được sự khác biệt về chiến lược cạnh tranh trong đó quan trong nhất là chất lượng sản phẩm so với đối thủ để tạo niềm tin và sự tin cậy của khách hàng đối với Bưu điện

Thực trạng chất lượng dịch vụ Bưu chính tại Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc

Trong những năm gần đây tập đoàn Bưu chính Việt Nam luôn chú trọng vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ Bưu chính Các Bưu điện tỉnh thành phố đã từng bước triển khai đổi mới quy trình nghiệp vụ, hiện đại hóa cơ sở vật chất, sử dụng CNTT vào sản xuất, nhằm phát triển các dịch vụ Bưu chính, giúp Bưu điện tiếp cận và thu hút khách hàng.

2.1 Tình hình thực hiện chất lượng dịch vụ Bưu chính tại Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1.Chất lượng sản phẩm Để đảm bảo được tính chất của ngành cũng như muốn đạt được niềm tin của khách hàng vào việc sử dụng dịch vụ Hiện nay Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra một số chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm nhằm thu hút được khách hàng như sau

Mỗi một dịch vụ của Bưu điện Vĩnh Phúc đều có đặc trưng là một phương thức truyền, trao đổi thông tin, do đó yêu cầu đáp ứng về mặt thời gian là rất quan trọng Bản thân mỗi dịch vụ do đặc tính về kinh tế - kỹ thuật nên thời gian thực hiện dịch vụ cũng khác nhau.Trong mỗi loại dịch vụ cũng có nhiều loại dịch vụ với các cấp thời gian khác nhau.Thời gian thực hiện dịch vụ là một chỉ tiêu quan trọng không những thể hiện khả năng thực hiện dịch vụ mà còn là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng, hiệu quả của dịch vụ.

Thời gian thực hiện một dịch vụ Bưu chính.

- Thời gian tại cơ sở gửi

- Thời gian tại cơ sở trung gian.

- Thời gian tại cơ sở phát.

- Thời gian trong quá trình vận chuyển.

Hành trình của một dịch vụ Bưu chính bắt đầu từ bưu cục gốc qua bưu cục trung gian đến tay người nhận Việc rút ngắn thời gian toàn trình trên cơ sở rút ngắn thời gian của từng bộ phận.

Thời gian từ giờ chấp nhận ký gửi đến giờ đóng chuyển khỏi bưu cục gốc. Thời gian chấp nhận : Bưu phẩm được đặt tại cơ sở Bưu điện từ khi bỏ vào hộp đến khi chuyển khỏi Bưu điện.

Thời gian chuyển đi: Bưu phẩm được chuyển đi khỏi địa phương nơi Bưu điện phụ trách đến khi bưu phẩm tới nơi bưu cục nhận.

Thời gian tại cơ sở trung gian là khi Bưu phẩm, Bưu kiện đến địa phương nơi Bưu điện trung gian đến khi chuyển tiếp khỏi khu vực này.

Thời gian từ khi Bưu phẩm, Bưu kiện, thư chuyển tiền đến địa phương nơi Bưu điện phát đến khi phát xong cho người nhận ở bất kỳ đâu.

Bảng 8: Thời gian nhận và thời gian khai thác dòng đi

Thời gian tối đa Thời gian tối thiểu 2006-2007 2008 - 2009 2006 - 2007 2008 - 2009

- Tại hòm thư cơ sở

- Tại hòm thư đường phố

- Tại bộ phận giao dịch

(Nguồn: Phòng kinh doanh Bưu chính Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc)

Bảng 9: Thời gian từ khi bưu phẩm, bưu kiện đến bưu cục phát đến khi phát xong cho người nhận

Khu vực Thời gian tối đa Thời gian tối thiểu

(Nguồn: Phòng kinh doanh Bưu chính Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc)

Hiện nay Bưu điện Vĩnh Phúc đang thực hiện một số biện pháp nhằm nang cao chất lượng dịch vụ như:Cải tiến thời gian của hành trình tiếp nhận, giao phát bưu phẩm, bưu kiện, cải tiến các bưu cục là nơi giao dịch với khách hàng.Cải tiến thời gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đó là một vấn đề liên quan đến hoạt động của một số ngành như ngành vận tải

Bưu điện là một ngành mà sản phẩm không cho phép có phế phẩm, chỉ cần một dịch vụ không được thực hiện chính xác thì sẽ dẫn đến hậu quả về nhiều mặt về: kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh Do đó, yêu cầu về thực hiện chỉ tiêu này của Bưu điện Vĩnh Phúc là phải hoàn thành 100%. Độ chính xác ở đây được thể hiện ở: độ chính xác về thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện Chẳng hạn đối với dịch vụ chuyển phát thư từ báo chí là sự chính xác về phương tiện vận chuyển theo yêu cầu của khách hàng

2.1.1.3.Độ an toàn Đây là một trong những chỉ tiêu phải đảm bảo thực hiện 100% Chỉ tiêu này đòi hỏi các bưu gửi phải được đảm bảo an toàn như: không bị thất lạc, không bị mất cắp, phải đảm bảo giao đúng nơi nhận

Do các dịch vụ Bưu chính thường là truyền thông tin từ người gửi tới người nhận nên việc đảm bảo tính bí mật là rất quan trọng Việc để thất lạc thông tin sẽ gây ra những tổn thất không nhỏ đối với cả người gửi lẫn người nhận thông tin

2.1.1.5 Độ lưu thoát Đó là chỉ tiêu thể hiện mức độ xử lý thông tin của Bưu điện Kết quả của quá trình này đó là: số lượng sản phẩm dịch vụ (số bưu phẩm, số bưu kiện ) bị tồn đọng là bao nhiêu? chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số? Đơn vị thể hiện chỉ tiêu này là số phần trăm (%) hoặc số lượng tuyệt đối. Yêu cầu về độ lưu loát được thực hiện tùy theo tình hình thực tế nhu cầu của khách hàng (theo từng thời điểm) hay theo khả năng của Bưu điện (sử dụng các thiết bị xử lý thông tin như thế nào hay phải hợp lý hóa quá trình sản xuất như thế nào? )

Thông thường yêu cầu này không nhất thiết phải được đảm bảo 100% nhưng cũng không được vượt quá giới hạn cho phép. Đối với chỉ tiêu này phải tổ chức công tác dự báo, xác định được thời giờ cao điểm trong ngày hay vào những ngày lễ, tết, quốc khánh, ngày 8/3 để có biện pháp đề phòng.

Bảng 10: Độ lưu thoát của dịch vụ Bưu chính Đơn vị: %

(Nguồn: Phòng kinh doanh Bưu chính Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc)

Ta phải chọn phương thức hợp lý góp phần thúc đẩy nhanh quá trình lưu chuyển thông tin, giảm chi phí khai thác Trong Bưu chính đó là việc kết hợp tối ưu giữa phương thức vận chuyển chuyên ngành và phương thức vận chuyển tư nhân, công cộng, xe đạp, xe máy Tùy thuộc vào địa hình và quảng đường vận chuyển mà chọn loại nào cho phù hợp Ví dụ đối với dịch vụ EMS để đảm bảo chỉ tiêu chất lượng thì phải có phương thức tiếp nhận nhanh (nhận tại nhà qua điện thoại), chia chọn nhanh (tổ khai thác riêng CPN EMS ở Bưu điện Vĩnh Phúc bao gồm 15 người có 8 giao dịch và 7 bưu tá), phát nhanh (phương tiện chuyên dụng) Với lưu lượng hiện nay và trong thời gian tới ta phải sử dụng thêm phương tiện xã hội vì chưa có thể đảm bảo hoàn toàn bằng phương tiện chuyên ngành do nguyên nhân hiệu quả kinh tế.

Phải đảm bảo lưu thoát hết khối lượng thông tin trong thời gian tới Bưu điện Vĩnh Phúc cần nâng cấp phương tiện vận chuyển chuyên ngành giảm nhằm giảm mức độ phụ thuộc vào chất lượng phương tiện vận chuyển xã hội

Bưu điện Vĩnh Phúc đã đưa ra những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng phục vụ theo 2 chỉ tiêu sau: Bán kính phục vụ/1 bưu cục.Số dân phục vụ / 1 bưu cục

Bảng 11: Bán kính phục vụ của Bưu cục Đơn vị: km

Bưu cục R Số bưu cục R Số bưu cục R Số bưu cục R

(Nguồn: Phòng kinh doanh Bưu chính Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc)

Bảng 12: Số lượng Bưu cục của Bưu điện Vĩnh Phúc tính trên đầu dân

Quận, huyện, phường Dân số

Bình quân số người/Bưu cục

(Nguồn: Phòng kinh doanh Bưu chính Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc)

Bán kính phục vụ bình quân của một bưu cục là 1.5 Km (năm2009 ).

Số dân phục vụ bình quân của một bưu cục là 37.84 người (năm 2009).

Hai chỉ tiêu trên càng rút ngắn thì thể hiện chất lượng phục vụ của một bưu cục càng lớn Ta có thể thấy rõ một bưu cục càng phục vụ ít người thì chất lượng phục vụ của nó càng tốt hơn Đối với các bưu cục đó là việc xây dựng, bố trí sao cho hợp lý Mỗi một bưu cục phải tính đến tổng hợp các nhân tố tác động, tính đến khả năng mở rộng phát triển trong tương lai Việc bố trí các bưu cục vừa phải tính đến các đặc điểm kỹ thuật của ngành (thuận tiện với các mạng, các tuyến đường cho các xe Bưu chính vào ra), vừa phải dựa trên cơ sở phát triển của vùng, thuận tiện cho khách hàng vì “lối vào càng thuận tiện khách hàng càng đông” (trang11 thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế Bưu điện số 1/93) Khả năng quy hoạch phát triển của vùng trong tương lai có thể là một khu công nghiệp lớn hoặc một khu dân cư được hình thành

2.2.Thực trạng chất lượng dịch vụ bưu chính theo đánh giá của khách hàng

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH VĨNH PHÚC

Tiếp tục mở rộng mạng lưới giao dịch

Do tính đặc thù của Bưu điện Vĩnh Phúc là phát triển theo địa bàn vùng lãnh thổ, vùng dân cư, kinh tế cho nên công tác phân bố địa điểm là rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả của phục vụ (với khách hàng, điều quan trọng đối với họ là các điều kiện thuận lợi khi sử dụng các dịch vụ, trong đó có cả điều kiện phân bổ địa điểm sao cho hợp lý, thuận tiện).

Phải áp dụng các phương pháp nghiên cứu thị trường và các mô hình dự toán để lựa chọn các điểm bố trí sao cho đó phải là khu vực địa lý có khả năng thu hút khách hàng, có tính đến khả năng giao tiếp hiện có, thói quen đi lại của dân cư và khả năng thu hút các cơ sở đã có Đồng thời cũng phải dự kiến sức mua của dân cư trong vùng này và tỷ lệ của sức mua đó bị thu hút bởi cơ sở mới thành lập trong địa điểm dự kiến, dự toán doanh số tiềm tàng củâ các cơ sở này.

Việc bố trí địa điểm phải kết hợp giữa yêu cầu đặc thù của ngành về bố trí sản xuất và sự phát triển của vùng (quy hoạch), sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng như tính thuận lợi (bán kính phục vụ của một bưu cục, số trạm điện thoại công cộng trong một bán kính nhất định ). Để mở rộng mạng lưới phục vụ, đơn vị hoạt động dịch vụ Bưu chính Bưu điện cần nhanh chóng đầu tư trang thiết bị, chuẩn bị tốt cả về cơ sở vật chất lẫn con người để nâng cao chất lượng phục vụ Cụ thể là:

Tiếp tục mở rộng mạng lưới bưu cục ở tất cả các quận , huyện trong tỉnh Tại những trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn, huyện nên đầu tư nối mạng vi tính để giải quyết công việc nhanh nhất, giảm bớt các công đoạn thủ công.

Tại các bưu cục ở vùng sâu vùng xa cũng nên mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ Bưu chính Bước đầu có thể thực hiện khai thác thủ công nếu không kịp đầu tư trang thiết bị Sau đó, từng bước đầu tư để các bưu cục này chuyển sang khai thác trên mạng tin học.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Để nâng cao được đội ngũ cán bộ thì ngay việc tổ chức tuyển chọn lao động cần phải được tiến hành một cách khoa học hơn như: Ở bộ phận giao dịch: nên tuyển chọn người có chuyên môn nghiệp vụ của ngành, có khả năng giao tiếp tốt, cần chú ý đến ngoại hình, ưu tiên người có khả năng ngoại ngữ. Ở bộ phận khai thác: nên tuyển chọn người có sức khỏe tốt, có trình độ nghiệp vụ, nên ưu tiên nam giới. Ở bộ phận quản lý: nên tuyển dụng những người có trình độ đại học và trên đại học, ưu tiên những người có kinh nghiệm Đưa ra chính sách đãi ngộ với những người có trình độ chuyên môn cao, tránh hiện tượng chảy máu chất xám.

Thu nhập chủ yếu của cán bộ công nhân là tiền lương Vậy trả lương đúng cho người lao động là thực hiện cho việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao trách nhiệm cá nhân và cộng đồng giữa các nghiệp vụ trong đơn vị Bưu điện tỉnh xây dựng nội quy xét năng suất chất lượng cho tập thể và cá nhân.

Thường xuyên đưa ra hình thức bình bầu trong các tổ nhằm tăng khả năng làm việc của mỗi công nhân.

Nên tổ chức các cuộc thăm quan và học tập phương thức làm việc của các Bưu

Nhân viên luôn có thái độ niềm nở, ân cần, chu đáo với khách hàng khi đến giao dịch kể cả khi khách hàng chưa đến để sử dụng dịch vụ, thái độ phục vụ của giao dịch viên có thể sẽ kéo khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ của mình.

Mở rộng và nâng cao các loại hình dịch vụ khác nhăm đáp ưng nhu cầu khách hàng

Tại các bưu cục nên có các tờ hướng dẫn chỉ dẫn cụ thể để hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Biện pháp này sẽ rất hữu ích khi khách hàng phải chờ đợi đến lượt mình, vì nó sẽ giúp khách hàng cảm thấy thuận tiện khi chờ đợi và khi đến lượt mình thì khách hàng sẽ giao dịch nhanh hơn do đã nắm được quy trình.

Phát triển nguồn nhân lực với cơ cấu lao động hợp lý Tăng lao động trực tiếp, tính giảm lao động gián tiếp

2.4.Mở rộng và nâng cao các loại hình dịch vụ khác nhăm đáp ưng nhu cầu khách hàng

2.4.1.Dịch vụ Bảo hiểm Bưu điện Đây là dịch vụ đã có từ khá lâu nhưng mới được phát triển trong vòng vài năm trở lại đây và đã gặt hái được nhiều thành công so với các ngành bảo hiểm khác Việc triển khai dịch vụ này dựa vào thế mạnh đó là mạng lưới rộng lớn của ngành Bưu điệnvà các Bưu cục nên dịch vụ này đã được tuyên truyền đến người dân

Tổng doanh thu năm 2008 của Bảo hiểm Bưu điện tăng 61% so với năm

2007, gấp hơn 2 lần mức tăng trưởng bình quân chung của toàn thị trường Năm

2009 cũng là năm thứ hai liêp tiếp Bảo hiểm Bưu điện có nhiều đổi mới khá thành công Doanh thu bảo hiểm gốc tiếp tục tăng trưởng 30% so với năm trước - cao hơn tỷ lệ tăng 22% của thị trường, tăng gần gấp đôi doanh thu bảo hiểm gốc năm 2007. Công tác quản trị doanh nghiệp, quản lý nghiệp vụ được đặc biệt chú trọng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2008 được chính thức công nhận góp phần nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng dịch vụ

Dịch vụ thu hộ là dịch vụ hợp tác giữa Bưu điện với các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thu tiền qua mạng lưới Bưu cục và các điểm phục vụ của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam theo Hợp đồng ký kết giữa 2 bên Phí dịch vụ do Bên nhờ thu trả hoặc Bưu điện thu ở Người nộp tiềntheo thỏa thuận với người thu.Bưu điện sẽ thu hộ theo dữ liệu sẵn có do Bên nhờ thucung cấp qua hệ thống mạng máy tính hoặc thu hộ theo yêu cầu của Người nộp tiền Thời gian cung cấp dịch vụ tại các Bưu cục thực hiện theo giờ mở cửa qui định và thực hiện tất các ngày trong năm trừ các ngày nghỉ theo hướng dẫn của Tổng công ty Bưu chính.

Hiện nay Bưu điện Vĩnh Phúc đang hợp tác với Bảo hiểm Prudential, HT- Mobile tại các bưu cục trung tâm tỉnh và các bưu điện trực thuộc Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc.

2.4.3.Dịch vụ COD-phát hàng thu tiền

Phát hàng thu tiền, theo Quyết định 2173/QĐ-BC của Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Nam (VNPT), là dịch vụ đặc biệt mà người sử dụng gửi kèm với các dịch vụ bưu chính để uỷ thác cho bưu điện thu hộ một khoản tiền của người nhận khi phát bưu gửi và trả tiền đó cho người gửi Theo đó, khi bên A gửi hàng hoá dưới dạng bưu phẩm, bưu kiện cho bên B, bên A sẽ nhờ bưu điện thu hộ tiền hàng giúp mình Và bên A sẽ mất cước phí chuyển bưu phẩm bưu kiện đó.

COD sẽ giúp người sử dụng rút ngắn khoảng cách không gian, khắc phục được khoảng cách vị trí địa lý và có tính an toàn, bảo đảm cao cho hàng hóa gửi đi. Đối tượng khách hàng của dịch vụ này sẽ không chỉ là tư nhân mà còn hướng tới các doanh nghiệp - với mục đích bán hàng và phân phối sản phẩm từ xa, qua đường bưu điện.

Thời hạn thực hiện dịch vụ COD cho mỗi lần sử dụng sẽ không quá 12 tháng, mức giá trị hàng hóa tối đa lên tới 50 triệu đồng Và thời hạn lưu giữ hàng hóa tại các bưu cục, bưu điện không được phép quá sáu tháng Về quy định khối lượng, kích cỡ của hàng hóa đều được quy định giống với dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện.

Dựa trên sự lai ghép công nghệ giữa Bưu chính-Tin học-Viễn thông, DATAPOST được xem như là công nghệ chuyển thư tín của thế kỷ 21, DATAPOST đem lại những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp thường xuyên chuyển thông tin qua thư tín tới nhiều khách hàng với số lượng lớn và thời gian ngắn

DATAPOST mang lại khả năng cho phép khách hàng có thể gửi các thư tín,tài liệu, ấn phẩm có nội dung giống nhau hoặc khác nhau cho nhiều người nhận với số lượng không hạn chế qua hệ thống DATAPOST Sử dụng dịch vụ này thật tài liệu và gửi bằng phương tiện điện tử tới một trung tâm DATAPOST gần địa chỉ phát nhất Tại đó tài liệu sẽ được in trên hệ thống Laser tốc độ cao, có thể in từng bản riêng hoặc thêm tờ lá mặt ghi địa chỉ lên trên, sau đó hệ thống gấp lồng phong bì sẽ chia thư vào bì và chuyển phát đến người nhận

Với công nghệ tiên tiến và các sản phẩm mang tính dây chuyền,DATAPOST là một giải pháp hữu hiệu cho việc tiết kiệm thời gian chi phí, nhân lực

Thực hiện các chính sách khách hàng mềm dẻo,linh hoạt

Chiến lược cạnh tranh khách hàng luôn là mục tiêu hàng đầu của Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc Khách hàng là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển và thành công của doanh nghiệp Do đó để đảm bảo công tác nâng cao chất lượng dịch vụ luôn đạt hiệu quả cao thì Bưu điện phải đi sâu vào khách hàng, đặt nền tảng của sự tin tượng trong mỗi khách hàng đền giao dịch Giải quyết công việc cho khách hàng nhanh chóng, thuận tiện nhưng phải đạt được độ chính xác cao nhất Để đảm bảo sự gắn bó của khách hàng với Bưu điện thì doanh nghiệp luôn phait tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nhằm đem lại những dịch vụ tốt nhất cho họ

` Với đối tượng là những doanh nghiệp mục tiêu của những khách hàng này thường là những sản phẩm Bưu kiện, Bưu phẩm có số lượng lớn,họ thường đòi hỏi thời gian vận chuyển nhanh chóng chính xác, đảm bảo được sự an toàn cho sản phẩm Đây là những đối tượng có sự hiểu biết nhiều nên Bưu điện có thể dựa vào đây để phát triển các dịch vụ mới, tư vấn và thúc đẩy họ tham gia vào các thị trường của mình Đối với khách hàng là những cá nhân nhỏ lẻ họ thường đền để gửi tiết kiểm hoặc những dịch vụ mà họ sử dụng mang tính thời vụ Với những khách hàng này thì độ an toàn được xếp lên hàng đầu Do đó Bưu điện phải tạo cho họ những ấn tượng ngay từ những lần giao dịch đầu tiên để họ cảm thấy yên tâm và thường xuyên sử dụng các dịch vụ, Bưu điện cần có nhưng hình thức khuyến mại để quản bá hình ảnh của mình với những đối tượng này

Tiếp tục cải thiện nâng cao các công nghệ sử dụng trong bưu chính

Đổi mới công nghệ phải căn cứ vào chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vào tình hình và xu hướng phát triển của công nghệ trên thế giới, vào thực trạng và khả năng công nghệ hiện có, vào khả năng nắm bắt tiếp thu để lựa chọn công nghệ thích hợp nhằm sản xuất ra những sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường cụ thể trên cơ sở tiết kiệm được chi phí, sản phẩm dịch vụ sản xuất ra phải được người tiêu dùng chấp nhận cả về chất lượng và giá cả Trong điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp cần kết hợp đổi mới có trọng điểm ở những khâu có những bộ phận then chốt với đầu tư đồng bộ.

Tăng cường tiếp thụ chuyển giao công nghệ hiện đại; từng bước tiến tới làm chủ công nghệ cả phần cứng và phần mềm, sản xuất các sản phẩm có chất lượng quốc tế Nâng cao năng lực sản xuất thiết bị trong nướcTăng cường hợp tác trao đổi, tham gia thị trường phân công lao động quốc tế, thực hiện chuyên môn hoá sản xuất một số sản phẩm tại Việt Nam; đẩy mạnh thị trường xuất khẩu ra nước ngoài

- Chú trọng ưu tiên huy động vốn và đầu tư về nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp phần mềm Năm 2010, doanh số phần mềm phấn đấu đạt trên 30% trong doanh số công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học Tăng nhanh tỷ trọng phần mềm trong các sản phẩm; từng bước thâm nhập thị trường khu vực và quốc tế thông qua phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất.

3.Một số kiến nghị nhăm tăng cường chất lượng dịch vụ bưu chính

Kiến nghị với Nhà nước

Vấn đề giá cước Bưu chính còn nhiều bất cập, Nhà nước quy định cho các sản phẩm truyền thống và xác định khung giá cho những dịch vụ gia tăng giá trị. Với chính sách giá cước hiện nay đã không kích thích được tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân Bưu chính để nâng cao chất lượng sản phẩm Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, Nhà nước chỉ quản lý vĩ mô bằng việc xác định khung giá cho các loại hình dịch vụ có chức năng phục vụ để có chính sách giá cước mềm dẻo linh hoạt với khách hàng trong từng thời kỳ Nếu khung giá Nhà nước đưa ra mà thấp hơn so với chi phí thực tế của một đơn vị sản phẩm thì Nhà nước cần có chính sách trợ giá đối với các dịch vụ Bưu chính - Viễn thông Đẩy nhanh việc xây dựng Pháp lệnh, Luật Bưu chính-Viễn thông cùng hệ thống các văn bản pháp quy khác tạo điều kiện chuyển mạnh bưu chính, viễn thông sang thị trường cạnh tranh; chủ động thực hiện lộ trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế

Nhanh chóng xây dựng và ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển bưu chính, viễn thông và Internet Cho phép các doanh nghiệp trong nước có đủ điều kiện tham gia thị trường cung cấp dịch vụ cơ bản, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ ứng dụng công nghệ tin học trong nước và quốc tế Mở rộng thị trường cạnh tranh trên cơ sở phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước Xây dựng các chính sách đảm bảo cho cơ chế thị trường vận hành có hiệu quả; chính sách điều tiết phục vụ kinh doanh, công ích, phổ cập dịch vụ Sớm xây dựng và công bố lộ trình mở cửa thị trường bưu chính, viễn thông, Internet theo các mốc thời gian cho từng dịch vụ cụ thể

Có những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm tận dụng, huy động nguồn lực của các ngành, địa phương tham gia phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; nâng cao năng lực phục vụ cộng đồng; tăng khả năng truy nhập dịch vụ cho người dân trong xã hội

Quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia như: phổ tần số vô tuyến điện, kho số, mã số; tên vùng, miền; địa chỉ; thương quyền; tạo bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động

Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước thống nhất về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ; năng lực quản lý phải theo kịp tốc độ phát triển Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả trong môi trường mở cửa cạnh tranh

Thiết lập các tiền đề cần thiết cho bưu chính, viễn thông, tin học trong quá trình Việt Nam tham gia AFTA, APEC, thực hiện Hiệp định Thương mạiViệt - Mỹ, gia nhập WTO.

Kiến nghị với tổng công ty bưu chính Việt Nam

Quản lý chất lượng phải được lập kế hoạch và thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất trong tất cả các doanh nghiệp Bưu chính trực thuộc Tổng công ty để nâng cao hiệu quả chung của quá trình cung ứng dịch vụ.

Tổng công ty cho phép mở thêm bưu cục cấp II và các ghi sê giao dịch, bán báo lẻ, tem thư để tăng doanh thu cước và để nâng cao chất lượng phục vụ vì số dân mà một bưu cục Vĩnh Phúc phục vụ còn rất lớn

Thực hiện công tác thanh tra kiểm tra nhăm chấn chỉnh, xử lý kịp thời và nghiêm trị những hành vi, biểu hiện sai trái làm mất mát tài sản của khách hàng

Quản lý theo pháp luật, giảm bớt biện pháp hành chính, tăng cường các biện pháp “hậu kiểm”, không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chú trọng định hướng và dự báo; gắn quy hoạch, kế hoạch với hệ thống cơ chế chính sách và thị trường; đảm bảo phát triển lành mạnh, bình đẳng Bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, người tiêu dùng và của doanh nghiệp.

Thường xuyên quán triệt cho CBCNV về tầm ý nghĩa quan trọng cua chất lượng dịch vụ Bưu chính, coi công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, quyết định sự phát triển dịch vụ của các đơn vị

Thường xuyên đổi mới cơ chế khen thưởng thi đua, động viên khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu xuất sắc trong phong trao thi đua khen để khích lệ CBCNV trong sản xuất

Tăng cường hợp tác với VNPT và các đối tác khác để nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ, đảm bảo sản xuất kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững

Ngày đăng: 17/07/2023, 07:18

w