TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CP DƯỢC VTYT HẢI DƯƠNG
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Dược VTYT Hải Dương
Tên đơn vị: Công ty CP Dược VTYT Hải Dương
Địa chỉ: 102 Chi Lăng - Phường Nguyễn Trãi – TP Hải Dương
Lịch sử hình thành và phát triển công ty
- Công ty CP Dược VTYT Hải Dương tiền thân là Xí nghiệp Liên hợp Dược Hải Hưng Xí nghiệp được thành lập ngày 01-7-1983 theo quyết định số 07/TC ngày 23 tháng 6 năm 1983 của UBND tỉnh Hải Hưng Xí nghiệp được thành lập trên cơ sở sát nhập công ty Dược và Xí nghiệp Dược phẩm tỉnh Hải Hưng, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Liên hiệp các Xí nghiệp Dược Việt Nam về quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật theo quy định của nhà nước.
- Sau khi thực hiện quyết định chia cắt tỉnh Hải Hưng thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, ngày 01/01/1997 xí nghiệp thực hiện quyết định của Tỉnh và Sở y tế chia tách các doanh nghiệp, ngày 31/12/1997 Liên hợp Dược Hải Hưng đã tiến hành chia tách Xí nghiệp và chuyển toàn bộ các hiệu thuốc trực thuộc nằm trên địa giới tỉnh Hưng Yên về Công ty Dược - Vật tư y tế Hưng Yên cùng toàn bộ tài sản, tiền vốn và lao động.
- Ngày 02 tháng 12 năm 1999 Xí nghiệp Liên hiệp Dược Hải Hưng được đổi tên thành Công ty Dược VTYT Hải Dương theo quyết định số 2749/1999/QĐ-UB của UBND tỉnh Hải Dương Công ty Dược – VTYT Hải Dương là đơn vị sản xúât kinh doanh, hạch toán kế toán độc lập và có tài khoản, con dấu riêng.
- Ngày 18/6/2002 UBND tỉnh Hải Dương có quyết định số 2750/QĐ-UB đồng ý cho công ty Dược VTYT Hải Dương chuyển đổi hình thức sở hữu từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần.
- Ngày 14/02/2003 UBND tỉnh Hải Dương có quyết định số 452/QĐ-UB phê duyệt phương án cổ phần hoá chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần Dược – VTYT Hải Dương với vốn điều lệ là 10.260.000.000 đồng.
- Ngày 10-11/3/2003 Đại hội cổ đông lần thứ nhất thông qua điều lệ công ty CP Dược VTYT Hải Dương.
- Ngày 01 tháng 4 năm 2003 Công ty CP Dược VTYT Hải Dương chính thức được thành lập và đi vào hoạt động với tên giao dịch là:
HADUPHARCO Trụ sở chính của công ty đặt tại: 102 Chi Lăng - Phường Nguyễn Trãi –TP.Hải Dương.
- Tháng 6/2007 công ty đổi tên giao dịch thành HD PHARMA
- Lĩnh vực hoạt động của công ty: sản xuất – kinh doanh; xuất nhập khẩu dược phẩm, hoá chất, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, nuôi trồng chế biến dược liệu.
- Trong quá trình hình thành và phát triển công ty đã trải qua rất nhiều thăng trầm (trong thời kỳ bao cấp, khoảng thời gian từ năm 1985 đến năm
1993, liên tục 8 năm liền công nhân không có việc làm, thường xuyên phải nghỉ luân phiên, tiền lương thấp, chỉ đạt 60-70% lương tối thiểu ) Công ty đã vượt qua nhiều khó khăn, tự học hỏi, tự hoàn thiện và đã trở thành một đơn vị sản xuất - kinh doanh có uy tín trong ngành Dược Việt Nam.Đồng thời công ty còn được bình chọn là một trong mười doanh nghiệp vừa và nhỏ chấp hành tốt chế độ chính sách với người lao động.
Đặc điểm về hoạt động kinh doanh tại Công ty CP Dược VTYT Hải Dương
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của Công ty CP Dược – VTYT Hải Dương
Công ty Cổ phần Dược – VTYT Hải Dương là công ty chuyên sản xuất, kinh doanh các loại dược phẩm, dược liệu, mỹ phẩm, dược thực phẩm, trang thiết bị dụng cụ y tế, in mác bao bì, biểu mẫu y tế, thu mua, nuôi trồng, chế biến dược liệu, cung ứng thuốc cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận; Dự phòng thuốc cho lũ lụt, thảm hoạ thiên tai xảy ra; Hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về tài chính và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty CP Dược VTYT Hải Dương là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân vì vậy cần phải chấp hành và tuân thủ theo đúng những quy định mà nhà nước đã đề ra.
Doanh nghiệp phải luôn luôn phấn đấu, nghiên cứu thị trường trong nước và nước ngoài để có những kế hoạch kinh doanh hợp lý, đem lại hiệu quả cao
Tổ chức kinh doanh trên các lĩnh vực đã đăng ký theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp phải phấn đấu và không ngừng áp dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất và quản lý, nhằm đem lại hiệu quả cao tránh xảy ra sai sót và thất thoát gây ra thiệt hại lớn cho công ty.
Tổ chức sản xuất tốt, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động Luôn luôn chú trọng tới an toàn lao động của các cán bộ công nhân viên trong toàn công ty Đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa để phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước, thực hiện chế độ chính sách quản lý, sử dụng vốn, vật tư, tài sản, bảo toàn vốn, thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước.
Doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng đã ký kết với các đơn vị khác, tránh xảy ra tranh chấp và kiện cáo nhằm làm mất uy tín của công ty.
Quản lý tốt đội ngũ cán bộ, công nhân trong công ty theo quy định của nhà nước Không ngừng nâng cao, bồi dưỡng kiến thức, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho cán bộ công nhân viên nhằm phát triển nguồn nhân lực Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động Phân phối lợi nhuận theo kết quả lao động hợp lý.
Công ty Cổ phần Dược – VTYT Hải Dương là công ty chuyên sản xuất, kinh doanh các loại dược phẩm, dược liệu, mỹ phẩm, dược thực phẩm, trang thiết bị dụng cụ y tế, in mác bao bì, biểu mẫu y tế
Công ty có thị trường sản phẩm trên 61 tỉnh thành trong cả nước Từ miền trung trở ra là thị trường chủ yếu, từ miền trung trở vào là thị trường tiềm năng của công ty Công ty chủ yếu sản xuất và kinh doanh thuốc và vật tư y tế thông thường, với giá cả phải chăng để phục vụ những khách hàng là người tiêu dùng trong cả nước Với tỉnh Hải Dương và một số tỉnh lân cận, thị phần sản phẩm của công ty chiếm tới 70%,trong đó 30% là các mặt hàng do công ty trực tiếp sản xuất, còn lại là các mặt hàng do công ty kinh doanh Nhà cung cấp chủ yếu là các mặt hàng của những công ty có thương hiệu trên thị trường và có uy tín với người tiêu dùng như: Công ty Dược Phẩm TW1, Traphaco, Hapharco,…
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Dược VTYT Hải Dương
Qua hơn 6 năm cổ phần hoá cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý củaCông ty đã có nhiều thay đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu quản lý cũng như phạm vi quản lý.
1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CPDược VTYT Hải Dương
Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY
Phòng Kế toán tài vụ Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Nghiệp vụ kinh doanh
Hiệu thuốc TP Hải Dương
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty
1.3.3.1 Đại hội đồng cổ đông
Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần
Gồm 3 thành viên, là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh của công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông).
Gồm 3 thành viên, một thành viên có chuyên môn về kế toán, một thành viên có trình độ chuyên môn về Dược, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau: Có quyền kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, tính trung thực, tính hợp pháp của việc ghi chép hoá đơn, chứng từ và lập sổ kế toán …
1.3.3.4 Phòng Tổ chức – Hành chính
Giúp ban giám đốc bố trí sắp xếp lao động trong Công ty Xây dựng đơn giá tiền lương, quỹ lương hàng năm của Công ty Theo dõi, thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thưởng và các chế độ chính sách khác Chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho cán bộ công nhân viên.
1.3.3.5 Phòng Kế toán tài vụ
- Thực hiện giám sát, quản lý các hoạt động tài chính của Công ty Giám đốc bằng đồng tiền, theo dõi, giám sát, kiểm tra để đồng vốn sử dụng có hiệu quả Tư vấn cho giám đốc về các lĩnh vực tài chính, tín dụng của công ty.
- Chịu trách nhiệm trước HĐQT và Ban giám đốc về việc theo dõi, đề xuất thu chi, thanh toán công nợ, kịp thời thu hồi vốn và sử dụng vốn có hiệu quả Chuẩn bị vốn kịp thời cho yêu cầu của sản xuất và kinh doanh Phát hiện kịp thời các vi phạm chế độ tài chính trong công ty Thực hiện báo cáo đúng tiến độ các chế độ tài chính kế toán theo quy trình.
1.3.3.6 Phòng Kiểm tra chất lượng
Xây dựng các loại quy trình liên quan đến Phòng Kiểm tra chất lượng. Kiểm nghiệm các nguyên liệu, bao bì, bán thành phẩm, sản phẩm trung gian và thành phẩm Kiểm tra tất cả các khâu của quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường một sản phẩm
Phân tích sản phẩm trả về, tham gia công tác truy tìm nguyên nhân các lỗi bất thường Tham gia vào chương trình tự thanh tra với các bộ phận khác của Công ty Quản lý tốt tài sản, máy móc, dụng cụ kiểm nghiệm, đảm bảo luôn sẵn sàng phục vụ sản xuất Phát hành các phiếu kiểm nghiệm và chịu trách nhiệm về các số liệu kiểm nghiệm trước Công ty cũng như cơ quan kiểm nghiệm cấp trên Tham gia công tác đào tạo.
1.3.3.7 Phòng Đảm bảo chất lượng.
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng , thành lập và điều hành mạng lưới quản lý chất lượng, tham vấn về chất lượng sản phẩm.
Soạn thảo mới và soạn thảo bổ sung các quy trình thao tác chuẩn, quy trình kỹ thuật Soạn thảo quy trình chế biến gốc cho mặt hàng mới, triển khai sau khi sản xuất ít nhất 3 lô tại phân xưởng Tiếp tục theo dõi, khảo sát đánh giá ít nhất 3 lô sau khi ban hành quy trình chế biến gốc Khảo sát thông số kỹ thuật, điều chỉnh công thức và bổ sung quy trình (nếu cần)
1.3.3.8 Phòng Nghiên cứu phát triển
Tham mưu cho HĐQT và BGĐ về chiến lược nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ dược phẩm trong công ty Xây dựng chương trình nghiên cứu dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và từng giai đoạn cụ thể theo chỉ đạo củaHĐQT và BGĐ. Đối với mặt hàng mới: Nghiên cứu dạng bào chế, nguyên phụ liệu đưa vào sản xuất, quy trình sản xuất, dạng bao bì đóng gói, dạng tuổi thọ, độ ổn định của thuốc, điều kiện bảo quản Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (nếu có yêu cầu). Khảo sát khả năng ứng dụng ở quy mô sản xuất lớn Triển khai sản xuất Đối với mặt hàng sắn có: Nghiên cứu cải tiến nhằm hợp lý hoá quy trình, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất lao động trong sản xuất
Tổ chức sản xuất để thực hiện đúng kế hoạch sản xuất theo nguyên tắc, quy trình sản xuất của Công ty Sản xuất đúng quy trình kỹ thuật đạt tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm đã đăng ký Hướng dẫn quản lý công nhân thực hiện các quy trình kỹ thuật Thực hiện các quy định về ghi chép hồ sơ lô sản phẩm, sổ sách, biểu mẫu, biên bản.
Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu liên quan đén quy trình sản xuất Tham gia công tác nghiên cứu, triển khai các quy trình sản xuất mới Tham gia tìm hiểu, đánh giá các sự cố trong quá trình sản xuất và lưu thông phân phối, thẩm định các quy trình sản xuất, thiết bị Tham gia vào quy trình tự thanh tra Đánh giá nhà cung cấp nguyên liệu, bao bì Tham gia công tác đào tạo, thi nâng bậc cho công nhân Thực hiện tốt thoả ước lao động, đảm bảo ngày giờ công.
Tham mưu cho HĐQT và BGĐ về chất lượng và tính năng, tác dụng của các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh Xây dựng các quy trình quản lý và sử dụng các loại máy móc thiết bị Hướng dẫn và kiểm tra việc vận hành các loại máy móc thiết bị.
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện vệ sinh bảo trì, bảo dưỡng, trùng tu,đại tu các thiết bị, thiết bị điện hoặc đổi mới máy móc thiết bị Theo dõi và quản lý các hệ thống điện và hệ thống cung cấp khí sạch, cung cấp khí nén,khí thải, hệ thống cấp thoát nước Phân tích nguyên nhân hư hỏng của thiết bị và lập biên bản về tình trạng thiết bị trước khi đưa vào sửa chữa Quản lý tình trạng kỹ thuật của thiết bị (hồ sơ thiết bị)
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP DƯỢC VTYT HẢI DƯƠNG
Đặc điểm sản phẩm tiêu thụ và quản lý sản phẩm tại Công ty CP Dược VTYT Hải Dương
2.1.1 Đặc điểm sản phẩm tiêu thụ tại Công ty
Sản phẩm tiêu thụ của Công ty CP Dược VTYT Hải Dương là những sản phẩm thuốc và VTYT phục vụ công tác khám và chữa bệnh cho nhân dân Những sản phẩm này đã được phòng kiểm nghiệm kiểm tra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sau đó tiến hành nhập kho sản phẩm Bên cạnh các mặt hàng truyền thống, Công ty còn nghiên cứu sản xuất các mặt hàng mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Những mặt hàng mới của Công ty tuy chưa phải đã có doanh số chiếm tỷ lệ cao trong doanh số của công ty nhưng kết quả kinh doanh trong những năm gần đây cho thấy các loại thuốc đang dần dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng Là những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người, thể thích nhỏ nhưng lại có giá trị rất lớn nên công tác quản lý thành phẩm rất chặt chẽ Mặt hàng của công ty hiện đang có mặt nhiều nơi trên toàn quốc, được nhiều khách hàng dụng và tin dùng, qua đấy có thể thấy thị trường của công ty là tương đối ổn định vì tỷ lệ doanh thu từ phía khách hàng ổn định và chiếm tỷ lệ cao.
Danh mục một số mặt hàng do Công ty sản xuất:
STT TÊN THUỐC ĐVT GIÁ QUY CÁCH
2 Bổ phế chỉ khái lộ Chai 7.500 K/80 C/125ml
3 Bổ phế thận 100ml Chai 3.000 K/120 chai
4 Cồn 70 độ 500ml Chai 9.450 K/28 chai 500ml
5 Cồn 90 độ 50ml Lọ 1.470 K/300 lọ/50ml
6 Cồn 90 độ 500ml Chai 10.500 K/28 chai 500ml
7 Cồn sát trùng 70 độ Lọ 1.365 K/300 lọ/50ml
8 Dầu gấc Vina 400mg Lọ 36.750 K/120 lọ/100 viên
9 Dầu gấc Vina HD 300mg Lọ 30.000 K/120 lọ/100 viên
10 Dầu gấc Vina HD 300mg Lọ 25.000 K/280 lọ/50 viên
11 Dầu gấc Vina HD 300mg Hộp 15.000 K/84 H/30 viên
12 Dầu gấc Vinaroten Lọ 7.500 L/50ml
13 Diệp hạ châu Hộp 9.000 K/120 H/40 viên
18 Hoạt huyết dưỡng não Hộp 7.000 H/20 viên
19 Hoạt huyết dưỡng não Hộp 16.800 K/80 H/100viên
20 Hoạt huyết dưỡng não HD Hộp 30.000 K/80 H/100 viên
21 Kim tiền thảo Lọ 16.000 K/180 L/100 viên
22 Kẹo cam Doremon Lọ 2.000 K/150 L/50 viên
23 Kẹo cam Doremon Lọ 1.000 K/336 L/20 viên
24 Kẹo cam Trâu vàng Lọ 1.600 K/300 L/20 viên
25 Kẹo cam Vịt Donal Lọ 1.507 K/250 L/20 viên
27 Natriclorid 0.9% cũ Lọ 630 K/480 lọ/10ml
28 Natriclorid 0.9% mới Lọ 1.300 K/480 lọ/10ml
29 Ngậm bạc hà Lọ 2.499 K/150 lọ/150 viên
30 Nước cất 2ml Ống 241.5 K/3600 ống
31 Nước cất 5ml Ống 330 K/2000 ống
32 Nước súc miệng HB Chai 4.000 K/28 chai/500ml
37 Povidone 100ml 10% Lọ 7.000 K/90 lọ/100ml
38 Povidone 20ml 10% Lọ 2.800 K/240 lọ/20ml
39 Povidone 500ml 10% Lọ 31.500 K/20 chai/500ml
40 Thuốc uống lục vị Chai 10.500 K/80 chai/100ml
41 Terpin benzoat Vỉ 788 K/54H/20vỉ/10viên
45 Vitamin 3B vỉ nén Vỉ 1.100 K/120 H/10vỉ
2.1.2.Yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ tại Công ty Để thích nghi với nền kinh tế thị trường, giữ chữ tín với khách hàng, Công ty không ngừng đẩy mạnh khối lượng sản xuất và tiêu thụ. Quá trình tiêu thụ các mặt hàng của Công ty được quản lý chặt chẽ từ khâu quản lý chất lượng thành phẩm nhập kho đến những phương thức bán hàng tối ưu nhất không chỉ với mục đích tối đa hoá lợi nhuận mà còn phục vụ được nhu cầu của người tiêu dùng nhanh và thuận tiện nhất
-Về khối lượng và chất lượng thành phẩm: Trước khi sản xuất sản phẩm, công ty phải khảo sát thị trường, dựa vào nhu cầu thực tế và những hợp đồng đã ký kết để tiến hành sản xuất Số lượng hàng tồn kho rất nhiều, mọi sản phẩm đều có hạn sử dụng nên đòi hỏi Công ty phải có biện pháp bảo quản một cách hợp lý để tránh hư hỏng và thất thoát số lượng hàng tồn kho đó Sản phẩm sản xuất của công ty hầu hết là thuốc, vật tư y tế có liên quan đến tính mạng và sức khỏe của con người nên vấn đề về chất lượng được quan tâm hàng đầu Để đảm bảo chất lượng, công ty phải kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, khi sản phẩm hoàn thành sẽ được phòng kiểm nghiệm kiểm tra mới cho nhập kho và xuất kho lưu hành trên thị trường Những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng hay đã quá hạn sử dụng thì công ty sẽ tiến hành huỷ theo quy định của ngành.
-Về vận chuyển: Nếu khách hàng yêu cầu, Công ty vận chuyển hàng đến tận nơi và chịu mọi chi phí vận chuyển cho khách hàng Nếu khách hàng đến mua hàng tại Công ty và tự vận chuyển về thì Công ty có thể hỗ trợ một phần chi phí.
-Về giá bán: Việc xác định giá bán một sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến hiệu quả kinh doanh của sản phẩm đó, giá bán phải được tính toán dựa trên cơ sở giá thành thực tế thành phẩm xuất kho và dựa trên sự biến động của giá cả thị trường Giá bán tại các cửa hàng có thể dao động trong phạm vi nhất định theo sát giá chỉ đạo của công ty Khi muốn tăng hoặc giảm giá một mặt hàng nào phải có quyết định của Giám đốc và Phòng Kinh doanh và phải có thông báo cho khách hàng Tùy vào từng thời điểm khác nhau mà Công ty đưa ra giá bán khác nhau, sao cho Công ty vừa bù đắp được chi phí sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo có lãi Với khách mua hàng với số lượng lớn và thường xuyên có thể được giảm giá theo tỷ lệ % thích hợp.
- Về bán hàng: Công ty áp dụng nhiều phương thức bán hàng khác nhau như bán hàng theo hợp đồng, bán hàng trực tiếp hoặc bán hàng thông qua các hiệu thuốc trực thuộc Công ty.
Công ty bán thuốc và VTYT cho khách hàng có kèm theo các hình thức ưu đãi như: chiết khấu, giảm giá, hỗ trợ vận chuyển….Bên cạnh đó công ty còn có các hình thức để tăng tiêu thụ sản phẩm của mình như: mở các cửa hàng mới giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, khuyến mại, tham gia các hội chợ triển lãm về thuốc nói riêng và hàng tiêu dùng nói chung.
Chính vì Công ty có biện pháp quản lý tốt khâu tiêu thụ nên thị trường của Công ty không ngừng được mở rộng, sản phẩm của Công ty càng ngày càng có uy tín trên thị trường trong nước.
2.2 Thực trạng kế toán tiêu thụ tại Công ty CP Dược VTYT Hải Dương.
2.2.1 Các phương thức tiêu thụ tại Công ty
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiêp, do đó Công ty luôn chú trọng đến khâu tiêu thụ sản phẩm với các phương thức tiêu thụ khác nhau
Phương thức bán hàng trực tiếp
Khách hàng đến công ty mua hàng trực tiếp tại kho (hay trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho) của Công ty Số hàng được bàn giao cho khách hàng tại kho sau khi khách hàng thanh toán hay chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản Khách hàng đến mua hàng trực tiếp thường là các đại lý bán buôn các sản phẩm của Công ty rồi phân phối đến những quầy bán lẻ.
Phương thức tiêu thụ nội bộ
Bán hàng qua các hiệu thuốc trực thuộc Công ty
Công ty có hệ thống các nhà thuốc trực thuộc Công ty nằm khắp các huyện trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhằm mục đích đưa thuốc tới tận tay người tiêu dùng Các hiệu thuốc này chuyên bán những sản phẩm của công ty Bên hiệu thuốc sẽ được hưởng thù lao dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá Ngoài ra công ty còn có chính sách thưởng các hiệu thuốc nếu trong tháng hoặc trong quý bán vượt mức quy định mà công ty đề ra.Thông thường tại các hiệu thuốc bán hàng theo đúng giá bán buôn,bán lẻ do Công ty quy định.
Các trường hợp tiêu thụ nội bộ khác
Dùng vật tư, hàng hoá, dịch vụ để biếu, tặng, quảng cáo, chào hàng hay sử dụng sản phẩm phục vụ cho sản xuất kinh doanh
Bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng
Công ty chỉ sử dụng hình thức này đối với những Công ty Dược phẩm có chức năng sản xuất tương tự như Công ty Dược VTYT Hải Phòng, Công ty Dược VTYT Vĩnh Phúc… Công ty sản xuất nước cất để đổi tinh bột sắn làm tá dược thuốc viên do Công ty Dược phẩm Vĩnh Phúc sản xuất, hay Công ty đổi sản phẩm Novocain do Công ty sản xuất lấy nụ hoè đã chế biến của Công ty Dược phẩm Thái Bình để làm chè thanh nhiệt Giá trao đổi là giá bán của hàng hoá, vật tư đó trên thị trường.
2.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng theo các phương thức tại Công ty
Sơ đồ 2.1: Qui trình hạch toán doanh thu
Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, đơn đặt hàng bộ phận bán hàng (Phòng kinh doanh, Phòng kế hoạch) lập hoá đơn GTGT làm cơ sở xuất hàng, theo dõi hạch toán doanh thu trong tháng
VD1 : Ngày 13/01/2008 xuất bán hàng cho bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, hoá đơn GTGT số 0003751 (Biểu 2.3)
(HĐ,GTGT,PT) Bảng kê chứng từ gốc Lập chứng từ ghi sổ
Kế toán phản ánh doanh thu như sau:
VD2 : Ngày 14/01/2008 xuất bán hàng cho hiệu thuốc Kinh Môn, phiếu xuất kho số 18 (Biểu 2.2)
Hiệu thuốc thanh toán ngay bằng tiền mặt, lấy phiếu thu (Biểu 2.1)
Kế toán phản ánh doanh thu như sau:
Biểu 2.1: Phiếu thu Đơn vị:Công ty CP Dược VTYT Hải Dương Địa chỉ:102 Chi Lăng-Nguyễn Trãi-TP Hải Dương
Họ và tên người nộp tiền: Nguyễn Văn Hưng Địa chỉ: Hiệu thuốc Kinh Môn - Hải Dương
Lý do nộp tiền: Trả tiền hàng
Viết bằng chữ: Một trăm linh ba triệu một trăm tám ba nghìn năm trăm đồng
Kèm theo:………chứng từ gốc:……….
Biểu 2.2: Phiếu xuất kho Đơn vị:Công ty CP Dược VTYT Hải Dương Địa chỉ:102 Chi Lăng-Nguyễn Trãi-TP Hải Dương
Mẫu số: 03PXH-3LL AQ/2003B
Liên 2: Dùng để chuyển hàng Ngày 14/01/2008
Họ và tên người mua: Hiệu thuốc Kinh Môn
Xuất tai kho: Thành phẩm
Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá
Số lượng Đơn giá Thành tiền
Số tiền bằng chữ: Một trăm linh ba triệu một trăm tám ba nghìn năm trăm đồng
Biểu 2.3: Hoá đơn giá trị gia tăng
HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
DU/2008B 0003751 Đơn vị bán hàng: Công Ty CP Dược - VTYT Hải Dương Địa chỉ: 102 Chi Lăng-Nguyễn Trãi-Hải Dương
Số tài khoản: 46310000002408 Điện Thoại: 03203.858842-03203.858825 MST: 08000110118
Họ tên người mua: DS Nguyễn Văn Cậy
Tên đơn vị:Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương Địa chỉ: 402 Nguyễn Lương Băng –TP Hải Dương - Hải Dương
Hình thức thanh toán:CK MST: 0800280758
T Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
2 Hoạt huyết DN(H5vỉ) Hộp 300 30.000 9.000.000
Thuế suất GTGT:5% Tiền thuế GTGT: 1.445.000
Tổng cộng tiền thanh toán 30.345.000
Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi triệu ba trăm bốn lăm nghìn đồng
(Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên)
Kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý để tiến hành lập bảng kê tổng hợp hàng hoá, dịch vụ bán ra theo từng khách hàng, từng nội dung kinh tế để tiện theo dõi (Biểu 2.4)
Kế toán tổng hợp căn cứ vào bảng kê lập chứng từ ghi sổ phản ánh doanh thu và ghi vào sổ nhật ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 511 (Biểu 2.5)
Biểu 2.4: BẢNG KÊ TỔNG HỢP HÀNG HOÁ BÁN RA
Tên KH: Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hải Dương Đơn vị tính: VNĐ
Diễn giải SL Đơn giá (đ)
Doanh số bán chưa thuế (đ)
HHDN (H5vỉ) 300hộp 30.000 9.000.000 Dextrose 500ml 1000ch 10.500 10.500.000
(Ký, ghi rõ họ tên)
Biểu 2.5 : Sổ cái tài khoản 511 (Trích )
TÊN TÀI KHOẢN: DOANH THU
Số hiệu TK: 511 Chứng từ ghi sổ Diễn giải
57 31/01/08 Doanh số bán ra ngoài 131 830.511.158
59 31/01/08 Thành phẩm bán tại PX viên 131 37.282.215
61 31/01/08 TP Baby sup bán ra 136 39.255.563
72 31/01/08 Kết chuyển hàng bán bị trả lại 5212 35.426.282
73 31/01/08 Kết chuyển giảm giá hàng bán 5213 6.509.000
Kết chuyển doanh thu thuần 911 7.534.342.714
27 28/02/08 Doanh thu bán hàng nội bộ 136 1.872.990.114
29 28/02/08 Doanh số bán ra ngoài 131 2.251.044.782
43 28/02/08 TP Baby sup bán ra 136 20.407.000
44 28/02/08 Thành phẩm bán tại PX viên 131 51.650.850
46 28/02/08 Kết chuyển hàng bán bị trả lại 5212 33.537.993
50 28/02/08 Kết chuyển giảm giá hàng bán 5213 4.861.920
Kết chuyển doanh thu thuần 911 5.538.510.757
TÊN TÀI KHOẢN: DOANH THU
Chứng từ ghi sổ Diễn giải
51 31/03/08 Doanh số NL bán ra ngoài 131
72 31/03/08 Kết chuyển hàng bán bị trả lại 5212 68.710.313
73 31/01/08 Kết chuyển giảm giá hàng bán 5213 13.464.510
Kết chuyển doanh thu thuần 911 7.288.473.591
Hải Dương, ngày 31 tháng 03 năm 2008
(Kí, ghi rõ họ tên)
(Kí, ghi rõ họ tên)
(Kí, ghi rõ họ tên)
Thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty CP Dược
2.3.1 Kế toán chi phi bán hàng tại Công ty
Công ty đang áp dụng chế độ kế toán số 48/2006/BTC - chế độ kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bởi vậy chỉ sử dụng tài khoản tổng hợp là 642 để theo dõi các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán hàng và quản lý Công ty (Không sử dụng TK 641) Do đó hạch toán chi phí bán hàng được hạch toán chung vào chi phí quản lý doanh nghiệp
2.3.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty
Ngày 01/01/2008 Công ty tiếp khách Công ty OPM hoá đơn thanh toán số 005782 tổng tiền 1.347.000 đồng Kế toán lập phiếu chi số 07 và định khoản ghi:
Ngày 15/01/2008 Công ty tổ chức Hội nghị khách hàng 2007 tại huyện Kinh Môn Tổng chi phí hết 13.547.600 đồng, phiếu chi 102 Kế toán định khoản ghi:
Ngày 31/01/2008 Công ty trả tiền điện thắp sáng bằng TGNH cho Công ty điện lực số tiền 43.078.520 đồng, uỷ nhiệm thu 132 Kế toán định khoản ghi:
Trong tháng 01/2008 tiền lương phân bổ cho nhân viên quản lý và bán hàng là 300.000.000 đồng
Cuối tháng căn cứ vào các bảng kê thu chi tiền mặt, TGNH đã được phân loại theo từng nội dung kinh tế lập chứng từ ghi sổ và vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, vào sổ cái tài khoản 642 (Biểu 2.13)
Căn cứ vào số liệu phát sinh của chi phí 642 kế toán tổng hợp thực hiện kết chuyển chi phí sang TK xác định kết quả kinh doanh theo định khoản
( Số kết chuyển là số đã trừ số phát sinh giảm chi phí ghi bên có TK 642)
VD số liệu tháng 01/2008 là:
Biểu 2.13: Sổ cái tài khoản 642 (Trích )
TÊN TÀI KHOẢN: CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đối ứng
69 31/01/08 Phân bổ tiền lương quản lý 334 300.000.000
Phân bổ BHYT,BHXH 3383,4 51.000.000 Trích thù lao HVCT 3388 5.000.000
71 31/01/08 Trích phân bổ thuế môn bài 3388 3.000.000
Kết chuyển chi phí QLDN 911 510.616.439
Kết chuyển chi phí QLDN 911 382.608.752
01 02/03/08 Thu tiền mặt giảm Chi phí 111 3.676.625
03 04/03/08 Thu tiền mặt giảm Chi phí 111 30.000
Kết chuyển chi phí QLDN 911 427.700.217
Hải Dương, ngày 31 tháng 03 năm 2008
(Kí, ghi rõ họ tên)
(Kí, ghi rõ họ tên)
(Kí, ghi rõ họ tên)
2.3.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty
Thực tế trong tháng 01/2008 kết chuyển lãi, lỗ từ hoạt động tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của Công ty CP Dược VTYT Hải Dương
Tổng doanh thu tháng 01/2008 là 7.574.630.916 đồng
Tổng giá vốn hàng bán là
Chi phí BH và chi phí QL
Chi phí từ hoạt động tài chính
Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Kết chuyển chi phí bán hàng, CP Quản lý DN
Lãi gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán
LNhuận từ HĐKD = Lãi gộp + TNhập khác - Cphí QLDN,bán hàng
Vậy trong tháng 01/2008 Công ty Dược VTYT Hải Dương đã đạt số lợi nhuận là 153.300.044 đồng.
VD : Ngày 22/01/2008 thanh lý một bộ bàn ghế gỗ làm việc của phòng Kiểm tra chất lượng với giá trị thanh lý là 150.000 đồng cho bà Nguyễn Thị Hảo, phiếu thu số 77 Kế toán định khoản và ghi sổ:
Kế toán căn cứ vào phiếu thu vào chứng từ ghi sổ và vào sổ cái tài khoản
Cuối tháng căn cứ vào phát sinh bên có của TK 711 kế toán kết chuyển sang TK Xác định kết quả kinh doanh theo định khoản
VD số liệu của tháng 01/2008 là
Biểu 2.14: Sổ cái tài khoản 711 (Trích )
TÊN TÀI KHOẢN: THU NHẬP KHÁC
Chứng từ ghi sổ Diễn giải
38 31/01/08 Thu lãi đầu tư tài chính dài hạn 112 2.000.000
72 31/01/08 K/c thu nhập xác định KQ 911 5.400.000
09 09/03/08 Thu thanh lý tài sản 111 800.000
69 31/03/08 Kết chuyển xác định KQ 911 800.000
Hải Dương, ngày 31 tháng 03 năm 2008
(Kí, ghi rõ họ tên)
(Kí, ghi rõ họ tên)
(Kí, ghi rõ họ tên)
Hàng tháng căn cứ vào các hợp đồng tín dụng với các cá nhân, với các tổ chức tín dụng công ty thực hiện trích trước lãi tiền vay phải trả tính vào chi phí tài chính, và khi thực trả hàng tháng lãi tập hợp ngay vào TK 635 Vào sổ cái TK 635 (Biểu 2.15)
Ngày 31/01/2008 ngân hàng thu lãi vay vốn lưu động theo hợp đồng tín dụng tổng số lãi phải trả là 31.354.022 đồng bằng TGNH Kế toán định khoản và hạch toán :
Tính lãi tiền vay cá nhân theo hợp đồng tín dụng 6 tháng trả lãi một lần với lãi suất 0.8% /tháng 1.249.453.800 x 0.8% = 9.995.631
Kế toán định khoản và hạch toán:
Cuối tháng kế toán tổng hợp chi phí tài chính phát sinh trên TK 635 kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh theo định khoản:
Vào sổ cái TK 911 (Biểu 2.16)
Số liệu cụ thể tháng 01/2008 là
Sau đó vào sổ cái TK 421 các khoản lãi chưa phân phối trong tháng (Biểu 2.17)
Biểu 2.15: Sổ cái tài khoản 635 (Trích )
TÊN TÀI KHOẢN: CHI PHÍ TÀI CHÍNH
Diễn giải TK đối ứng
40 31/01/08 Chi trả lãi vay NH 112 31.354.022
60 31/01/08 Trích trước lãi vay cá nhân 3388 9.995.631
72 31/01/08 Kết chuyển CP tài chính 911 41.349.653
32 28/02/08 Chi trả lãi vay NH 112 37.430.632
48 28/02/08 Trích trước lãi vay cá nhân 3388 8.838.000
51 28/02/08 Kết chuyển CP tài chính 911 46.268.632
40 31/03/08 Chi trả lãi vay NH 112 68.891.733
67 31/03/08 Trích trước lãi vay cá nhân 3388 12.288.500
68 31/03/08 Kết chuyển CP tài chính 911 81.180.233
Hải Dương, ngày 31 tháng 03 năm 2008
(Kí, ghi rõ họ tên)
(Kí, ghi rõ họ tên)
(Kí, ghi rõ họ tên)
Biểu 2.16: Sổ cái tài khoản 911 (Trích )
TÊN TÀI KHOẢN: XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
Chứng từ ghi sổ Diễn giải
Hải Dương, ngày 31 tháng 03 năm 2008
Biểu 2.17: Sổ cái tài khoản 421 (Trích )
TÊN TÀI KHOẢN: LÃI CHƯA PHÂN PHỐI
Chứng từ ghi sổ Diễn giải
30 31/01/08 Chi trả cổ tức cuối năm 2007 111 185.304.000
33 31/01/08 Chi trả cổ tức cuối năm 2007 111 96.835.200
35 31/01/08 Chi trả cổ tức cuối năm 2007 111 4.416.000
62 31/01/08 Thu lãi kinh doanh của đơn vị nội bộ
76 31/01/08 Trích cổ tức phần vốn nhà nước
28/02/08 Trích trước TN quỹ bổ sung vốn KD
28/02/08 Trích trước TN quỹ phúc lợi 415.8 86.491.186
Hải Dương, ngày 31 tháng 03 năm 2008
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VTYT HẢI DƯƠNG
Đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty CP Dược VTYT Hải Dương
3.1.1 Những thành tựu đạt được
Mặc dù phần hành kế toán này bao gồm nhiều khâu công việc với khối lượng lớn nhưng kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm đã phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế diễn ra một cách trung thực, số liệu ghi chép rõ ràng, các nghiệp vụ có liên quan đến thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ đáp ứng được các yêu cầu quản lý đặt ra, cụ thể:
- Để hạch toán trung thực tình hình nhập - xuất - tồn, tình hình tiêu thụ thành phẩm, kế toán đã sử dụng đầy đủ các chứng từ liên quan đến nhập, xuất,tồn thành phẩm, bán hàng thanh toán với khách hàng và việc luân chuyển các chứng từ ở công ty tương đối gọn nhẹ và hợp lý Những hóa đơn chứng từ này đều hợp với biểu mẫu do Bộ tài chính quy định Kế toán chi tiết thành phẩm được thực hiện rất chi tiết, chặt chẽ, có sự phối hợp đối chiếu, trao đổi giữa kế toán thành phẩm với thủ kho Hệ thống sổ sách kế toán chi tiết và tổng hợp tại công ty được tổ chức tương đối chặt chẽ, hợp lý, đảm bảo tính rõ ràng, rành mạch Thông qua sổ sách kế toán, kế toán thành phẩm theo dõi sự biến động của thành phẩm và phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Kho thành phẩm luôn luôn được theo dõi một cách chặt chẽ về số lượng cũng như chất lượng, đặc biệt là chất lượng thành phẩm.
- Mối quan hệ đối chiếu, trao đổi giữa kế toán tiêu thụ và các phần hành có liên quan như: Kế toán giá thành, thủ kho, kế toán quỹ, được cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính chính xác của số liệu, nếu tồn tại sai sót thì kịp thời được phát hiện và có biện pháp xử lý.
- Hoạt động tiêu thụ của công ty diễn ra liên tục, thường xuyên hàng ngày với phương châm: Đa dạng hóa sản phẩm, đa phương hóa tiêu thụ, thực hiện các chính sách chế độ thu hút khách hàng.
- Công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm được thực hiện đúng theo chế độ quy định hiện hành một cách chính xác, kịp thời đã đáp ứng được công tác quản lý và giúp cho ban lãnh đạo đưa ra những phương án tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục và hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công ty quản lý nói chung, công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng.
- Về hệ thống sổ hạch toán tiêu thụ thành phẩm
Công ty chưa kết nối mạng LAN trong phòng tài chính kế toán Điều này gây trở ngại nhiều trong công tác kế toán của công ty vì các phần hành kế toán luôn có một mối liên hệ mật thiết với nhau, đầu ra của phần hành này cũng có thể chính là đầu vào của phần hành khác như phần hành kế toán hàng tồn kho với phần hành kế toán giá thành…Việc nối mạng LAN giúp cho việc chia sẻ thông tin kế toán được dễ dàng hơn và nó cũng giúp thực hiện công việc kế toán tổng hợp dễ dàng nhanh chóng Ngoài ra, việc nối mạng LAN này cũng giúp cho việc công tác quản lý được dễ dàng thuận lợi.
Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
Trong môi trường công nghệ thông tin hiện nay quá trình cung cấp thông tin đóng vai trò quan trọng đến quyết định kịp thời của Ban lãnh đạo đặc biệt là thông tin tài chính kế toán Thông qua tiêu thụ, doanh nghiệp thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng của thành phẩm, thu hồi vốn bỏ ra, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn Qua đó tăng được vòng quay của vốn, mở rộng được quy mô sản xuất và nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với nền kinh tế quốc dân, thông qua tiêu thụ sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội, giữ vững quan hệ cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiền và hàng Từ những vấn đề trên việc tiêu thụ thành phẩm và quản lý thành phẩm là rất cần thiết Do vậy, doanh nghiệp phải thực hiện tốt yêu cầu quản lý về các phương thức bán hàng, từng loại thành phẩm tiêu thụ, theo dõi khách hàng, đôn đốc thu hồi nhanh và đầy đủ tiền hàng Đồng thời trên cơ sở đó xác định đúng đắn kết quả từng hoạt động.
Kế toán thành phẩm phục vụ đắc lực cho công tác quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp Thông qua số liệu của kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm mà chủ doanh nghiệp biết được mức độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh tiêu thụ của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những thiếu sót, mất cân đối giữa các khâu để từ đó có những biện pháp xử lý thích hợp Còn đối với các cơ quan Nhà nước thì thông qua đó biết được mức độ hoàn thành kế hoạch nộp thuế Đối với các doanh nghiệp khác thông qua số liệu đó để xem có thể đầu tư hay liên doanh với doanh nghiệp hay không
Vì sản xuất là cơ sở của tiêu thụ nên có thể nói rằng kế toán thành phẩm và tiêu thụ có mối quan hệ mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau Kế toán thành phẩm có chính xác, đầy đủ và kịp thời, phản ánh rõ tình hình nhập, xuất thì kế toán tiêu thụ mới phản ánh và giám đốc kịp thời kế hoạch, thực hiện tiêu thụ về số lượng, doanh thu tiêu thụ, tình hình thanh toán tiền hàng, thanh toán với ngân sách nhà nước và xác định được chính xác kết quả tiêu thụ Ngược lại tổ chức tốt kế toán tiêu thụ sẽ tạo điều kiện cho kế toán thành phẩm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình Do vậy hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ là một vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng Để làm tốt nghiệp vụ này, kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm cần thực hịên các yêu cầu sau:
-Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời, giám sát chặt chẽ về tình hình hiện có và sự biến động của từng loại thành phẩm trên cả hai mặt số lượng và giá trị.
-Theo dõi, phản ánh và giám sát chặt chẽ quá trình tiêu thụ, ghi chép kịp thời, đầy đủ chi phí liên quan đến việc bán hàng, thu nhập bán hàng.
- Xác định chính xác kết quả của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp, phản ánh và giám đốc tình hình phân phối kết quả, đôn đốc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Thực hiện tốt các yêu cầu trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quản lý chặt chẽ thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ Tuy nhiên để phát huy được vai trò và thực hiện tốt các yêu cầu đó đòi hỏi phải tổ chức kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thật khoa học hợp lý, đồng thời cán bộ kế toán phải nắm vững nội dung của việc tổ chức công tác kế toán đó.
Nhằm đảm bảo tính khoa học trong hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ cũng như làm tròn nhiệm vụ của kế toán là xử lý và cung cấp thông tin, hoàn thiện khâu hạch toán này cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính, tôn trọng chế độ kế toán Kế toán không chỉ là một công cụ quản lý kinh tế của các đơn vị mà còn là công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước Do đó tuân thủ chế độ tự nó sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý hữu quan Việc tổ chức kế toán tại từng đơn vị cụ thể được phép vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong kế toán để phù hợp đặc diểm của đơn vị
- Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở đảm bảo công tác kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời chính xác, và hiệu quả.
- Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí, giảm nhẹ công việc kế toán nhưng vẫn mang tính khoa học, đảm bảo hiệu quả công tác kế toán nói chung.
Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty CP Dược VTYT Hải Dương
- Về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán máy việc mã hoá cho từng sản phẩm, hàng hoá hoàn toàn có thể thực hiện được Vì vậy công ty có thể theo dõi chi tiết doanh thu cho từng danh điểm thành phầm, hàng hoá. Như vậy, các nhà quản lý có thể nắm bắt được tình hình tiêu thụ của từng loại thành phẩm, hàng hoá, biết được thành phẩm hàng hoá nào có lãi, loại nào bị lỗ Từ đó có những quyết định kinh doanh và lập kế hoạch tiêu thụ cho từng loại hàng hoá sao cho hiệu quả
- Về chiết khấu thương mại và chiếu khấu thanh toán Để công cụ chiết khấu mang lại hiệu quả cao, không những kích thích khách hàng mua của công ty với số lượng lớn mà còn thanh toán nhanh Công ty nên phân biệt rõ ràng giữa hai hình thức chiết khấu là chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán.
Chiết khấu thương mại là khoản giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với số lượng lớn.
Khoản chiết khấu thương mại này doanh nghiệp nên áp dụng một cách linh động vì đối với sản phẩm mới thì việc sử dụng chiết khấu thương mại còn có ý nghĩa như hình thức quảng cáo Còn đối với sản phẩm sắp lỗi thời (chẳng hạn như có sản phẩm mới thay thế) thì việc sử dụng chiết khấu này có thể làm giảm bớt được lượng hàng tồn kho.
Chiết khấu thanh toán là khoản tiền công ty giảm cho khách hàng do khách hàng thanh toán tiền hàng trước thời hạn theo hợp đồng. Để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn kinh doanh trong khi công ty vẫn đi vay Ngân hàng và trả lãi cũng như để tăng vòng quay vốn, công ty nên xây dựng mức chiết khấu theo thời gian thanh toán dựa trên những yếu tố sau:
+ Tỷ lệ lãi vay ngân hàng hiện tại
+ Số tiền lãi công ty phải trả ngân hàng hàng tháng.
+ Khả năng thanh toán của từng khách hàng có danh số mua hàng ổn định Dựa vào các thông số trên để đề ra các mức chiết khấu khác nhau sao cho đảm bảo khoản chiết khấu danh cho khách hàng là ít nhất để bù lại bằng việc giảm lãi tiền vay của công ty với Ngân hàng Tuy nhiên mức tối thiểu của tỷ lệ chiết khấu phải lớn hơn lãi suất tiền gửi ở Ngân hàng để tránh tình trạng khách hàng bán được nhưng không trả tiền cho công ty mà lại gửi vào ngân hàng hưởng lãi suất.
Ngoài khoản chiết khấu thanh toán, công ty cũng nên có biện pháp đối ứng với khách hàng nợ nhiều năm Công ty nên tính lãi suất đối với các khoản nợ quá hạn tương ứng với lãi suất ngân hàng.
- Về khoản phải thu của khách hàng
Như phần đánh giá thực trạng đã đề cập, các khoản phải thu của khách hàng dư đầu kỳ và phát sinh trong kỳ của công ty là khá lớn với số lượng khách hàng nhiều, nhưng công ty lại không lập dự phòng phải thu khó đòi. Việc không lập dự phòng có thể dẫn đến những rủi ro không đáng có làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty Về thực chất, nếu dự phòng xảy ra thì đó là nguồn bù đắp thiệt hại, hơn nữa tăng chi phí, giảm lãi thì thuế phải nộp sẽ ít đi Điều này là có lợi cho doanh nghiệp Còn nếu lập dự phòng rồi mà không xảy ra thì doanh nghiệp hoàn nhập dự phòng vẫn đảm bảo cân bằng giữa doanh thu và chi phí.
VD: Tại Công ty khoản phải thu dư cuối kỳ là 21.726.631.578 đồng là một khoản khá lớn Nên cuối kỳ, kế toán phải dự kiến số nợ phải thu khó đòi và tiến hành lập dự phòng như sau:
Vào cuối kỳ kế toán sau, kế toán tính lại số dự phòng và so với số dự phòng của kỳ trước.
- Nếu dự phòng tăng, kế toán lập thêm phần chênh lệch theo bút toán:
Nợ TK 642: Phần tăng thêm
- Còn nếu dự phòng giảm thì kế toán tiến hành hoàn nhập dự phòng phần chênh lệch giảm: