1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị đến năm 2020

121 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Điều Kiện Thúc Đẩy Xuất Khẩu Của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Hữu Nghị Đến Năm 2020
Trường học trường đại học
Chuyên ngành kinh tế
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2020
Thành phố hà nội
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,43 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG BÁNH KẸO VIỆT NAM (9)
    • 1.1 Đặc điểm xuất khẩu bánh kẹo Việt Nam (31)
      • 1.1.1 Khái niệm xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu (31)
      • 1.1.2 Vai trò của xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu (32)
      • 1.1.3 Nội dung thúc đẩy xuất khẩu (38)
      • 1.1.4 Đặc điểm xuất khẩu bánh kẹo Việt Nam (39)
      • 1.1.5 Tầm quan trọng của thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng bánh kẹo Việt Nam (43)
    • 1.2 Nghiên cứu điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu (44)
      • 1.2.1 Điều kiện về sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp (44)
      • 1.2.2 Điều kiện về hỗ trợ xuất khẩu (46)
      • 1.2.3 Điều kiện về tiềm lực của doanh nghiệp (49)
    • 1.3 Kinh nghiệm nghiên cứu điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của một số doanh nghiệp bánh kẹo trong nước (51)
      • 1.3.1 Công ty cổ phần Kinh Đô ( KDC) (51)
      • 1.3.2 Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà ( HAIHACO) (52)
      • 1.3.3 Công ty cổ phần Bibica ( BBC) (54)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU BÁNH KẸO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ GIAI ĐOẠN (13)
    • 2.1. Xuất khẩu bánh kẹo của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị (56)
      • 2.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị (56)
      • 2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (68)
      • 2.1.4 Kết quả hoạt động xuất khẩu (70)
    • 2.2 Thực trạng nghiên cứu điều kiện thúc đẩy xuất khẩu bánh kẹo của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị giai đoạn 2007-2012 (73)
      • 2.2.1 Điều kiện về sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp (73)
      • 2.2.2 Điều kiện về hỗ trợ xuất khẩu (77)
      • 2.2.3 Điều kiện về tiềm lực của doanh nghiệp (81)
    • 2.3 Đánh giá điều kiện thúc đẩy xuất khẩu bánh kẹo của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị giai đoạn 2007-2012 (88)
      • 2.3.1 Những mặt đạt được (88)
      • 2.3.2 Những mặt hạn chế (89)
      • 2.3.3 Nguyên nhân hạn chế (91)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÁC ĐIỀU KIỆN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ ĐẾN NĂM 2020 (95)
    • 3.1 Thuận lợi và khó khăn trong tăng cường điều kiện thúc đẩy xuất khẩu đối với công ty (95)
      • 3.3.1. Thuận lợi (95)
      • 3.3.2. Khó khăn (96)
    • 3.2 Phương hướng và mục tiêu tăng cường điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của công ty đến năm 2020 (98)
    • 3.3 Một số giải pháp tăng cường điều kiện thúc đẩy xuất khẩu tại công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị (100)
      • 3.3.1 Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (100)
      • 3.3.2 Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, tăng cường đổi mới, cải tiến công nghệ sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị (104)
      • 3.3.3 Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu (106)
      • 3.3.7 Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh xuất khẩu theo từng năm và từng giai đoạn cụ thể (112)
      • 3.3.8 Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu “ Hữu Nghị” trên thị trường quốc tế (113)
      • 3.3.9 Các giải pháp khác (114)
    • 3.4 Một số kiến nghị (115)
      • 3.4.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước (115)
      • 3.4.2 Đối với các hiệp hội ngành hàng (116)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................95 (118)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................97 (120)

Nội dung

CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG BÁNH KẸO VIỆT NAM

Đặc điểm xuất khẩu bánh kẹo Việt Nam

1.1.1 Khái niệm xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh thu lợi bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường ngoài nước và với yêu cầu sản phẩm hoặc dịch vụ đó phải di chuyển ra khỏi biên giới một quốc gia Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế Khi việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.

Hoạt động XK là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu đời trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy hình thức đầu tiên chỉ là hàng đổi hàng, song ngày nay XK đã được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, XK là một hình thức đầu tiên và ít rủi ro nhất để các DN tham gia vào thị trường KTQT.

Hoạt động XK diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng, hàng thực phẩm, thủy hải sản cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao, dịch vụ tư vấn, dịch vụ thông tin, du lịch Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho quốc gia tham gia nói chung và cho doanh nghiệp tham gia trực tiếp nói riêng.

Hoạt động XK diễn ra trên phạm vi rộng và không bị giới hạn về điều kiện không gian hay thời gian Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, song cũng có thể kéo dài đến hàng năm hay vài năm, có thể tiến hành trên phạm vi toàn lãnh thổ hai quốc gia hay nhiều quốc gia trên thế giới

Ngày nay các quốc gia trên thế giới dù là nước siêu cường như Mĩ, Nhật Bản hay là nước đang phát triển như Việt Nam thì việc thì việc thúc đẩy XK vẫn là việc làm cần thiết Bài học thành công của các con rồng Châu Á cũng như một số nước ASEAN đều cho thấy, xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước này Xuất khẩu là cơ sở của nhập khẩu, là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện để thúc đẩy kinh tế phát triển Thúc đẩy xuất khẩu là đi đôi với việc tăng tổng sản phẩm quốc dân, tăng tiềm lực kinh tế, quân sự.

Bởi thế hoạt động xuất khẩu nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng là việc làm hết sức có ý nghĩa trước mắt cũng như lâu dài.

* Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu

- Một là hàng hóa ra khỏi biên giới quốc gia: đây là đặc điểm rất khác biệt so với hoạt động mua bán ở thị trường trong nước.

- Hai là đồng tiền thanh toán trong xuất khẩu rất đa dạng ( ngoại tệ, hàng hoá, dịch vụ ): thông thường do hai bên thỏa thuận nhưng thường có xu hướng dùng đồng ngoại tệ mạnh ( hiện nay như đồng USD, EURO)

- Ba là pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất khẩu rất đa dạng: ngoài việc tuân theo hệ thống pháp luật của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu còn chịu sự áp đặt của thông lệ quốc tế, tập quán quốc tế

- Bốn là nghiên cứu về xuất khẩu ta thấy có 3 yếu tố chính trong hoạt động xuất khẩu là chủ thể xuất khẩu ( người xuất khẩu, người bán ); đối tượng của hoạt động xuất khẩu ( rất đa dạng gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình); khách hàng ( chủ thể nhập khẩu, người tiêu dùng ).

1.1.2 Vai trò của xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu

Xuất khẩu là một trong những hoạt động quan trọng của hoạt động ngoại thương, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi doanh nghiệp nói riêng và mỗi quốc gia nói chung

1.1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Vai trò của xuất khẩu thể hiện trên các mặt sau:

Trước hết, XK có vai trò thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng cường hiệu quả sản xuất, khai thác được lợi thế tương đối của từng quốc gia Do những điều kiện khác nhau nên mỗi quốc gia đều có thế mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về những lĩnh vực khác Để có thể khai thác được những lợi thế, giảm thiểu bất lợi, tạo ra sự cân bằng trong quá trình phát triển, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau, bán những sản phẩm mà mình sản xuất thuận lợi và mua những sản phẩm mà mình sản xuất khó khăn Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu không nhất thiết phải diễn ra giữa các nước có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác Một quốc gia thua thiệt về tất cả các lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, nhân công, tiềm năng kinh tế… thông qua hoạt động xuất khẩu cũng sẽ có điều kiện phát triển kinh tế nội địa hay nói cách khác, một quốc gia dù ở một tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác Bằng việc khai thác các lợi thế này các quốc gia tập trung vào SX và XK mặt hàng có lợi thế tương đối và nhập khẩu những mặt hàng không có lợi thế tương đối Sự chuyên môn hoá trong SX làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế tương đối của mình một cách tốt nhất để tiết kiệm được những nguồn nhân lực như: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên… trong quá trình sản xuất hàng hoá

Thứ hai, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Công nghiệp hoá theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục nghèo nàn và chậm phát triển ở nước ta Tuy nhiên sự tăng trưởng của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có bốn điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn và kĩ thuật.Trong thời kì hiện nay, hầu hết các nước đang phát triển đều thiếu vốn, kỹ thuật và thừa lao động Để giải quyết được tình trạng này họ buộc phải nhập khẩu từ bên ngoài những yếu tố mà trong nước chưa có khả năng đáp ứng. Để CNH đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật tiên tiến Thực tiễn cho thấy nguồn vốn nhập khẩu một nước ( đặc biệt là nước đang phát triển như Việt Nam), có thể huy động từ các NV chính như đầu tư nước ngoài, các hình thức liên doanh liên kết; Vay nợ, viện trợ, tài trợ; Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ; Xuất khẩu sức lao động.

Tầm quan trọng của NV đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ thì không ai có thể phủ nhận được, song việc huy động vốn này không phải là dễ dàng Sử dụng các nguồn vốn này các nước đi vay cần phải chấp nhận những thiệt thòi nhất định và dù bằng cách này hay cách khác thì cũng sẽ phải hoàn lại vốn.

Bởi vậy, nguồn vốn quan trọng nhất mà mỗi nước có thể trông chờ vào là nguồn vốn thu từ hoạt động xuất khẩu, quyết định đến quy mô và và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung.

Thứ ba, XK đóng góp vào quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Đẩy mạnh hoạt động XK sẽ giúp các nước nhất là các nước kém phát triển và đang phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới.

Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nghiên cứu điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu

1.2.1 Điều kiện về sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp

Chất lượng của sản phẩm là yếu tố hàng đầu tạo nên sự thành công của doanh nghiệp Sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo VSATTP sẽ được khách hàng lựa chọn và tin dùng Ngày nay, khi trình độ dân trí và điều kiện kinh tế ngày càng tăng, người dân quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình và gia đình thì yếu tố chất lượng của sản phẩm lại càng được chú trọng hàng đầu khi họ quyết định tiêu dùng một sản phẩm nào đó nhất là các sản phẩm thực phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người Vì vậy các doanh nghiệp thực phẩm nói chung và các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo nói riêng ngày nay hầu hết đều đề cao vấn đề yếu tố chất lượng trong sản xuất, các sản phẩm đều phải đạt chứng nhận HACCP và quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO Có như vậy thì sản phẩm mới được khách hàng chấp nhận và lựa chọn tiêu dùng Đối với các sản phẩm xuất khẩu lại càng cần phải quan tâm chú trọng đến vấn đề chất lượng và VSATTP vì khi đã để mất uy tín thì sẽ rất khó lấy lại được niềm tin của khách hàng Với mỗi loại SP khác nhau, DN phải luôn luôn giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng SP Việc nâng cao chất lượng SP có ý nghĩa hết sức quan trọng, chất lượng SP tăng lên sẽ thu hút được khách hàng, tăng khối lượng hàng tiêu thụ, nâng cao uy tín doanh nghiệp và SP, mở rộng thị trường XK, từ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà DN đã đề ra.

Bên cạnh vấn đề chất lượng, sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại sản phẩm cũng chiếm được cảm tình của khách hàng Một sản phẩm có chất lượng tốt nhưng nếu đơn điệu về chủng loại và mẫu mã thì sẽ không có nhiều cơ hội để NTD lựa chọn Ngày nay thị hiếu của người dân ngày một gia tăng, có những đòi hỏi rất khắt khe về các sản phẩm tiêu dùng Các sản phẩm tràn ngập thị trường với vô vàn chủng loại và đa dạng về màu sắc khiến cho người dân ngày càng có những lựa chọn khó tính khi quyết định trả tiền để tiêu dùng một sản phẩm Ngoài chất lượng tôt và đảm bảo VSATTP, sản phẩm còn cần phải có sự đa dạng về chủng loại và đẹp về hình ảnh bao bì mẫu mã để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước.

Ngày nay, giá cả không phải là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng vẫn luôn được coi là một trong những yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng và tạo cho sản phẩm có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Sản phẩm khi đã có chất lượng tốt và mẫu mã hình ảnh bao bì đẹp, đa dạng về chủng loại thì sự cạnh tranh về giá là rất cấn thiết Với các sản phầm đồng dạng của nhiều nhà sản xuất, NTD sẽ ưu tiên lựa chọn những sản phẩm mà có giá thấp hơn Nhất là đối với các sản phẩm bánh kẹo rất đa dạng về chủng loại, có vô số các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và có nhiều mặt hàng thay thế thì sự cạnh tranh về giá lại càng trở nên gay gắt Do đó các DN cần phải tổ chức sản xuất kinh doanh sao cho thật hiệu quả để tiết kiệm chi phí, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu là biện pháp cơ bản để hạ giá thành sản phẩm Với các doanh nghiệp thực phẩm, giá cả sản phẩm là một vấn đề làm cho doanh nghiệp phải đầu tư nghiên cứu để có được chính sách giá tốt nhất nhằm cạnh tranh trên thị trường Giá cả của SP thực phẩm phụ thuộc vào các yếu tố như: các nguồn nguyên liệu vật liệu bao bì đầu vào, các chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, xúc tiến bán hàng … của doanh nghiệp Do đó, công tác tổ chức thu mua NVL đầu vào và tổ chức sản xuất một cách khoa học sẽ tiết kiệm được lao động sống, nâng cao hệ số sử dụng máy móc thiết bị và trang bị cộng nghệ, hạn chế và xoá bỏ mọi tổn thất do mất mát, hư hỏng và hao hụt, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Đồng thời góp phần cho các doanh nghiệp đạt được chỉ tiêu hiệu quả trong SXKD ( như năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, vòng quay của vốn nhanh, khả năng sinh lời lớn, sức sản xuất lớn hơn ).

1.2.2 Điều kiện về hỗ trợ xuất khẩu

1.2.2.1 Hoạt động quảng cáo và truyền thông marketing quốc tế

Quảng cáo là một công cụ marketing quan trọng giúp nhà sản xuất đạt mục tiêu truyền thông, một trong các mục tiêu của marketing Giúp thông tin về sản phẩm, dịch vụ, tạo sự chú ý, quan tâm, gợi mở và tạo nhu cầu cho sản phẩm mới, tăng mức bán, duy trì nâng cao thị phần và mở rộng thị trường Quảng cáo còn hỗ trợ cho các chính sách khác trong chính sách marketing mix như thông tin cho khách hàng biết về địa điểm phân phối, các điều kiện mua bán, thông tin và tạo sự khác biệt cho sản phẩm, xây dựng nhận thức về sản phẩm, hay là quảng cáo thông tin về chính sách giá cả, hay các chương trình khuyến mại của DN.

Quảng cáo còn là công cụ cạnh tranh vì nó tạo áp lực buộc nhà sản xuất nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá bán sản phẩm, phá bỏ thế độc quyền Giúp họ giữ uy tín, giữ thị phần và thâm nhập vào những thị trường mới.

Quảng cáo được thực hiện thông qua nhiều phương tiện truyền thông Mỗi loại đều có độc giả và đặc điểm riêng, bao gồm: phương tiện phát sóng (radio, truyền hình); phương tiện in ấn: báo chí, tạp chí, ấn phẩm; quảng cáo ngoài trời (outdoor): pano, bảng điện; quảng cáo qua bưu phẩm (direct mail) trang vàng niên giám; quảng cáo trên mạng internet; quảng cáo trên vật dụng, phim video, các phương tiện di động.

Mỗi phương tiện đều có những độc giả riêng, có vị trí nhất định trong việc hấp dẫn các nhà quảng cáo, đồng thời cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng khi thể hiện các thông điệp quảng cáo đến các đối tượng.

Truyền thông là hoạt động nhằm thông báo cho khách hàng hiện tại và tiềm ẩn của DN đặc điểm và giá trị của SP mà DN chào bán, thông qua đó tác động đến hành vi mua hàng của khách hàng Ngày nay, vấn đề đặt ra đối với các DN không phải là có nên làm truyền thông hay không mà là làm thế nào để truyền thông có hiệu quả nhất đến khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của DN.

Hoạt động quảng cáo và truyền thông marketing quốc tế có vai trò quan trọng trong việc tạo được ấn tượng tích cực và hình ảnh thương hiệu nhất quán trong tâm trí khách hàng

1.2.2.2 Hoạt động nghiên cứu lựa chọn thị trường và xúc tiến xuất khẩu

Nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết, đầu tiên của bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bắt đầu kinh doanh, đang kinh doanh hoặc muốn mở rộng và phát triển kinh doanh Đối với DN xuất khẩu, nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập và xử lý các thông tin nhằm giúp người xuất khẩu ra quyết định đúng đắn đồng thời hoạch định chính sách marketing phù hợp Nghiên cứu thị trường thế giới cần phải đạt được các mục đích: xuất khẩu cái gì? dung lượng thị trường đó là bao nhiêu? tập quán thị hiếu tiêu dùng, các kênh tiêu thụ, sự biến động về giá cả, hệ thống pháp luật điều chỉnh thương mại? người trong giao dịch là ai? sử dụng phương thức nào? và chiến lượng kinh doanh trong từng giai đoạn?

Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu và tiếp cận thị trường Trước hết là các thông tin từ các tổ chức quốc tế và trong nước như Trung tâm thương mại quốc tế ( ITC), các tổ chức XTTM quốc tế, các Thương vụ nước ngoài tại Việt Nam, Cục xúc tiến Thương mại, Tổng cục thống kê, Trung tâm thông tin, các Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài, các Hiệp hội, các Trung tâm XTTM địa phương, Trung tâm hội chợ triển lãm, Phòng xúc tiến thương mại của các tỉnh/thành phố trong cả nước và các tổ chức tư vấn khác Nguồn quan trọng thứ hai là nguồn tin từ báo đài, Internet, các bản tin, các thời báo, ấn phẩm, từ các thương nhân làm ăn buôn bán Các thông tin được thu nhập từ thị trường, cần lựa chọn các thông tin cần thiết và đáng tin cậy.

Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là nghiên cứu khả năng bán một loại mặt hàng hoặc nhóm mặt hàng nào đó trên địa bàn xác định Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung ứng để thoả măn nhu cầu của khách hàng.

Kết quả nghiên cứu lựa chọn thị trường và xúc tiến XK là nhằm bán được SP hàng hóa phù hợp với thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu hay với các nhu cầu thị trường ngách đặc thù, đồng thời đảm bảo hài hòa với khả năng cung ứng SP và năng lực sản xuất của DN Xúc tiến xuất khẩu có chức năng cơ bản là khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu Ngoài ra, xúc tiến xuất khẩu còn giữ vị trí mở đường cho một

DN sản xuất tham gia thị trường quốc tế.

1.2.2.3 Xây dựng và phát triển thương hiệu trên thị trường quốc tế Để có thể đạt được những mục tiêu kinh doanh trên thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, có một SP tốt, giá cả hợp lý và kênh phân phối phù hợp cũng chưa đủ.

DN cần xây dựng thương hiệu của mình thành một thương hiệu được khách hàng ưa chuộng đồng thời xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng Ở bất kỳ ngành nghề nào, tên thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nhận thức của người tiêu dùng và tạo nên viễn cảnh tương lai cho sản phẩm.

THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU BÁNH KẸO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ GIAI ĐOẠN

Xuất khẩu bánh kẹo của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

2.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị tiền thân là xí nghiệp bánh kẹo Trần Hưng Đạo, được thành lập vào năm 1946 trực thuộc Công ty thực phẩm Miền Bắc –

Bộ Thương Mại Sau thời kỳ đổi mới cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị chính thực được thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định số 1260/QĐ-BTM ngày 8/12/1997 với danh nghĩa là Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị chịu sự quản lý và giám sát của nhà nước Đến năm 2006, theo chủ trương cổ phần hóa các DN của Nhà nước công ty chính thức thực hiện cổ phần hóa trở thành Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị trong đó nhà nước vẫn giữ 51% vốn cổ phần Năm 2009, công ty đổi tên thành Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị, trực thuộc Công ty Thực phẩm Miền Bắc, đến năm 2011 thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam

Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị có tên giao dịch quốc tế là Huunghi Food Joint Stock Company Tên viết tắt: Huunghifood., Jsc Trụ sở chính: 122 Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội Điện thoại : 043.8643362/ 043.8646669 Fax: 84.048642579

Email: Trade@huunghi.com.vn Website: http://www.huunghi.com.vn.

Trải qua quá trình phát triển hơn nửa thế kỷ, từ một xưởng sản xuất bánh quy nhỏ hiện nay Hữu Nghị đã trở thành một công ty hùng mạnh sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam với nhiều nhà máy sản xuất chính cùng hàng trăm dây chuyền sản xuất hiện đại và nhiều hệ thống Bakery - showroom giới thiệu SP.

Không ngừng mở rộng sản xuất và phát triển một cách bền vững, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị đã đạt được nhiều thành tích và danh hiệu uy tín trong nước Lĩnh vực hoạt động của DN là sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, và kinh doanh trên thị trường nội địa cũng như kinh doanh xuất nhập khẩu

Sản xuất là một trong những hoạt động quan trọng nhất của Huunghifood, các nhà máy sản xuất bánh kẹo mang thương hiệu Hữu Nghị Các SP tiêu biểu của Công ty: bánh mì, bánh tươi, bánh gato, bánh qui, bánh cracker, bánh kem xốp, bánh layer cake, lương khô, mứt tết, kẹo, bánh trung thu, thực phẩm chế biến (giò, ruốc, thịt nguội, xúc xích, v.v…) SP của Hữu Nghị được sản xuất trên dây chuyền hiện đại với quy trình SX đảm bảo các tiêu chuẩn VSATTP được các cơ quan kiểm định kiểm chứng và cấp giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng của Hữu Nghị được kiểm soát nghiêm ngặt theo chiêu chuẩn ISO: 9001-2008 và HACCP.

Về XK, những năm gần đây, khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, Hữu Nghị cũng đã dần dần thâm nhập sâu vào thị trường thế giới cụ thể như sau:

- Năm 2006 trở về trước: chủ yếu chỉ tập trung vào thị trường trong nước.

- Năm 2007-2009: Hữu Nghị mới chỉ bắt đầu quan tâm đến thị trường nước ngoài và quan tâm đến hoạt động xuất khẩu Mới xuất khẩu được sản phẩm bánh trứng nướng sang thị trường Trung Quốc bằng hình thức xuất khẩu ủy thác.

- Năm 2010-2012: chú trọng đầu tư vào hoạt động XK KNXK không ngừng tăng Năm 2010 đạt 223.134 USD, năm 2011 đạt 5.389.015 USD, 6 tháng đầu năm

2012 đạt 2.514.932 USD, 9 tháng đầu năm 2012 đạt 3.798.957 USD Đến nay, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị đã thiết lập quan hệ kinh doanh với nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Anh, Tây Ban Nha, Úc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Đông Timor, Campuchia v.v Công ty có uy tín trong nhập khẩu và phân phối các loại SP như: đường, bánh kẹo, thuốc lá,nguyên liệu, hương liệu phục vụ chế biến bánh, mứt, kẹo

Với tầm nhìn đến năm 2020 trở thành tập đoàn công nghiệp thực phẩm và sứ mệnh là cung cấp bánh kẹo, thực phẩm sạch, sử dụng tiện ích, mang lại sức khỏe cho người tiêu dùng và, mang đậm hương vị truyền thống Giá trị cốt lõi của công ty là áp dụng bí quyết công nghệ truyền thống và hiện đại trên dây chuyền hiện đại, tiên tiến nhất Tạo dựng được sự tin cậy ở khách hàng và mang đến quyền lợi, giá trị kinh tế, thương mại, niềm tự hào cho nhân viên, đối tác và các cổ đông để cùng gắn bó với nhau trong một chuỗi lợi ích đồng hành.

Mạng lưới phân phối nội địa mạnh và độ phủ rộng với hàng trăm nhà phân phối, hơn 140.000 đại lý bán lẻ trên cả nước, giới thiệu ra thị trường trên 100 nhóm hàng và hàng trăm loại sản phẩm bánh kẹo cao cấp mang thương hiệu Hữu Nghị. Lực lượng lao động lớn mạnh với khoảng 3.000 cán bộ công nhân viên Công ty Hữu Nghị có tham vọng trở thành một trong những nhà xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối tên tuổi tại Việt Nam Công ty đang hướng tới tìm kiếm đối tác, đặt văn phòng đại diện tại nhiều nước trên thế giới.

Với tổng số vốn điều lệ là 73,425 tỷ đồng Cho đến nay Công ty đã đầu tư xây dựng được 4 nhà máy với các dây chuyền SX hiện đại, công nghệ tiên tiến.

Hình 2.1 Logo của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị được tổ chức theo loại cơ cấu trực tuyến - chức năng, bộ máy tổ chức được phân công chức năng rõ rệt, ứng với mỗi phòng ban có một người chịu trách nhiệm quản lý phòng ban đó, các cá nhân trong cùng một bộ phận thực hiện các hoạt động mang tính chất tương đồng

Bộ máy quản trị của công ty được thể hiện cụ thể dưới sơ đồ sau:

( Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

* Hội đồng quản trị: gồm 4 người có chức năng xác lập và điều hành chiến lược phát triển công ty.

 01 Tổng giám đốc: Điều hành hoạt động doanh nghiệp, triển khai chiến lược và bảo đảm hiệu quả hoạt động

 03 Phó Tổng Giám đốc chuyên trách: Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh, Phó Tổng Giám đốc phụ trách hành chính nhân sự, Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất Mỗi người có chức năng điều hành các hoạt hoạt động của khối mình phụ trách.

 05 Giám đốc các nhà máy và chi nhánh: điều hành hoạt động sản xuất của nhà máy, chi nhánh mình phụ trách.

* Các phòng ban của Công ty

- Phòng Tổ chức nhân sự: thực hiện công tác quản trị nhân lực, tuyển chọn, đào tạo lao đông, thực hiện chính sách tiền lương trong công ty, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động.

Thực trạng nghiên cứu điều kiện thúc đẩy xuất khẩu bánh kẹo của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị giai đoạn 2007-2012

2.2.1 Điều kiện về sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp

Hiện nay, các nhà máy sản xuất của Hữu Nghị đều hoạt động sản xuât tuân thủ theo đúng quy trình quản lý chất lượng ISO 9001-2008 từ khâu thu mua nguyên vật liệu bao bì đầu vào, tổ chức sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm đều liên kết ăn khớp với nhau và hoạt động hiệu quả, luôn lấy yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm làm tiêu chuẩn hàng đầu trong sản xuất chế biến đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu Do đó, các sản phẩm mang thương hiệu Hữu Nghị đều đạt chất lượng cao, nhiều năm liền được NTD bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao Không những là hài lòng khách hàng trong nước mà còn đạt chuẩn xuất khẩu và nhận được sự khen ngợi của khách hàng nước ngoài Tất cả các sản phẩm của Hữu Nghị đều được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng do Cục an toàn vệ sinh thực phẩm– Bộ y tế kiểm nghiệm và chứng nhận Bên cạnh đó, dây chuyền sản xuất bánhSalsa của công ty còn được Trung tâm Chứng nhận Phù hợp Tiêu chuẩnQUACERT đánh giá và cấp giấy chứng nhận HACCP Điều này giúp nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng và rất phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế với nhu cầu đưa sản phẩm vào các thị trường với nhận thức cao của người tiêu dùng và yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm Đây là chìa khoá giúp cho SP của công ty vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại; nâng cao uy tín, chất lượng đối với sản phẩm; tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước và mở rộng thị trường quốc tế Bên canh đó, tất cả các nguồn nguyên vật liệu bao bì đầu vào để sản xuất ra thành phẩm đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, 100% đều có giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng do Cục an toàn vệ sinh thực phẩm kiểm nghiệm và cấp phép Các nguyên liệu bao bì nhập khẩu đều có giấy chứng nhận đạt yêu cầu nhập khẩu và đều qua kiểm nghiệm tại các trung tâm chứng nhận của quốc gia. Để có thể sản xuất ra được những sản phẩm đạt chất lượng thì khâu bảo quản NVL là rất quan trọng do đặc điểm hầu hết các NVL là khó bảo quản, dễ hư hỏng, suy giảm chất lượng nhanh Thực tế công tác này của Công ty đã cố gắng thực hiện rất tốt song do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, vấn đề này vẫn còn một số khiếm khuyết cần khắc phục.

Các sản phẩm của Hữu Nghị rất đa dạng về chủng loại và phong phú về mẫu mã bao bì Mỗi dòng sản phẩm có đến hàng chục loại mặt hàng với kiểu dáng và quy cách đóng gói khác nhau Với cùng một dây chuyền sản xuất nhưng lại sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm có mẫu mã riêng biệt: có loại sản phẩm đóng gỏi nhỏ để phục vụ đi lễ chùa, có loại sản phẩm đóng gói vừa để phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân, có loại sản phẩm lại được đóng vào hộp giấy, hộp thiếc rất sang trọng để phục vụ làm quà biếu tặng trong các dịp lễ tết Có các SP bổ sung một số vi chất như DHA, vitamin, canxi lại chủ yếu phục vụ tầng lớp mẫu giáo, học sinh Còn các SP sử dụng đường không năng lượng lại phục vụ cho những người ăn kiêng và bị bệnh tiểu đường Như trên dây chuyền sản xuất bánh Cracker có đến hơn 10 loại sản phẩm với các chủng loại, quy cách đóng gói và mẫu mã bao bì hoàn toàn khác nhau như: bánh Blanca 50g chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lễ chùa,bánh gói Logo 250g, Omi 300g, Omoni 350g, Coconut 200g, kẹp kem 275g chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân; các loại bánh hộp giấy có công nghệ sản xuất hiện đại hơn như Omoni 315g, Party 300g, Bridal 320g hay hộp thiếc cao cấp hơn hẳn là Gift 400g và Love 350g lại chủ yếu phục vụ nhu cầu biếu tặng trong các dịp lễ tết.

Công ty có xu hướng ngày càng quan tâm chú ý đến việc thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm Mẫu mã của các sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng khi đưa ra thị trường dựa trên nhu cầu về bao bì Có thể nhận thấy một loạt các sản phẩm được thiết kế bao bì rất bắt mắt và phù hợp với thẩm mỹ của người Á Đông như: Omoni, Limousine, Tipo, Olive Thiết kế đặc biệt được chú trọng trong sản phẩm bánh trung thu và mứt tết đặc biệt Các sản phẩm xuất khẩu cũng được thiết kế dựa trên yêu cầu của khách hàng ở mỗi nước.

Mỗi sản phẩm được thiết kế bao gói với các chất liệu khác nhau, phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm Đảm bảo các thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên công ty và địa chỉ sản xuất, các thông tin về thành phần dinh dưỡng của bánh kẹo, trọng lượng và hướng dẫn cách bảo quản… đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu

So với các đối thủ cạnh tranh, giá bán của các sản phẩm Hữu Nghị được coi là phù hợp với mọi tầng lớp tiêu dùng Trong thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, công ty cũng đã rất nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm Là một DN sản xuất bánh kẹo, NVL dùng trong sản xuất bánh kẹo của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm, hàng năm Công ty phải sử dụng một khối lượng NVL tương đối lớn như đường, sữa, bột mì, hương liệu một phần do thị trường trong nước cung cấp, phần còn lại phải nhập ngoại như Bescote,mạch nha, sorbitol, sữa bột, bơ, hương liệu Do vậy, điều kiện cung ứng bị thất thường, giá cả chịu sự biến động lớn của các nhân tố kinh tế và chính trị, hơn thế nữa việc nhập khẩu từ các thị trường nước ngoài gây nhiều bất lợi cho Công ty về những khoản tín dụng và giá cả không hợp lý ví dụ như khi nhập khẩu Công ty phải trả tiền trước nhưng hàng về chậm 1-3 tháng trong thời gian đó vốn của Công ty bị ứ đọng chưa kể trường hợp giá cả có khả năng biến động, ngoài ra sự biến động về tỉ giá ngoại tệ cũng có ảnh hưởng tương đối lớn đối với công ty. Để giảm bớt những thiệt hại nói trên, với sản lượng sản xuất hàng năm tương đối lớn ( năm 2011 là 23.000 tấn) và công tác lập kế hoạch của công ty được thực hiện rất tốt nên vào thời điểm giá tốt nhất trong năm, công ty thường ký được những hợp đồng kính tế với các nhà cung ứng NVL bao bì lớn ( được xem là bạn hàng chiến lược như Công ty dầu thực vật Cái Lân, Công ty sản xuất bột mì Vimaflour, Công ty mía đường Nghệ An, Công ty đường Quảng Ngãi, Công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến …) với sản lượng lớn cho cả quý hoặc cả năm kế hoạch Như vậy đến thời điểm giá cả NVL đầu vào có sự biến động tăng cao thì công ty đã có một lượng hàng dự trữ đủ lớn với giá cạnh tranh để phục vụ SX Vì vậy trong thời gian ngắn, sản phẩm của công ty sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự tăng giá NVL đầu vào. Đó cũng là những điều kiện rất tốt giúp cho công ty có thể chủ động trong việc đàm phán với các đối tác nước ngoài và ký kết được những hợp đồng XK trong dài hạn.

Ngoài nguyên liệu, yếu tố bao bì cũng chiếm phần lớn trong cơ cấu giá thành của SP bánh kẹo Bao bì gồm thùng carton, túi, khay nhựa, duplex, hộp giấy, cuộn màng Cũng như nguyên liệu, công ty cũng đã xây dựng được mối quan hệ bạn hàng tốt đẹp với các nhà cung ứng bao bì lớn trong nước cũng như nước ngoài. Đối với thùng carton thì 100% là mua của các nhà cung ứng trong nước Trong thời gian qua, công ty cũng đã chú trọng nghiên cứu và sử dụng các loại thùng carton khác nhau đối với mỗi SP tiêu thụ trong nước hay XK ra nước ngoài Đối với các

SP bánh kẹo tiêu thụ trong thị trường nội địa thì công ty sử dụng loại thùng carton có kết cấu 3 lớp với định lượng giấy vừa phải Còn đối với các SP xuất khẩu đòi hỏi chất lượng cao để đảm bảo trong quá trình vận chuyển đường dài và bốc xếp luân chuyển hàng nhiều lần từ kho công ty đến khách hàng thì công ty sử dụng loại thùng carton có kết cấu 5 lớp với định lượng giấy cao hơn Ngoài các nhà cung ứng cuộn màng trong nước, công ty cũng đã mở rộng tìm kiếm các nhà cung ứng cuộn màng nước ngoài với chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh hơn hẳn Như hiện nay các sản SP cuộn màng Staff, Lucky của công ty đều được nhập khẩu 100% Sắp tới, công ty sẽ triển khai cuộn màng bánh Tipo, cuộn màng bánh Salsa với các đối tác nước ngoài.

Việc tổ chức sản xuất ở các nhà máy cũng được vận hành một cách nhịp nhàng, có hệ thống và khoa học giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành

Hiện nay công tác xây dựng mức giá đối với các sản phẩm xuất khẩu do phòng Xuất khẩu của công ty đảm nhiệm Việc định giá chủ yếu dựa trên các mục tiêu của của công ty như tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa thị phần và dẫn đầu về chất lượng sản phẩm… Đối với mỗi sản phẩm khác nhau Công ty có các mức giá khác nhau Đối với mỗi thị trường khác nhau Công ty cũng có các mức giá khác nhau. Việc định giá dựa trên những nhân tố như: Giá thành của sản phẩm, chi phí lưu thông, ước tính lợi nhuận của công ty, lợi nhuận nhà phân phối, lương công nhân và lấy giá của các đối thủ cạnh tranh làm điểm định hướng Căn cứ vào những diễn biến trên thị trường, môi trường kinh doanh và từng thời điểm nhất định công ty sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp.

Bảng 2.3 Mức giá một số sản phẩm xuất khẩu của công ty năm 2010-2012

Stt Danh mục Đơn vị tính

1 Tipo 300g USD/KG Đài Loan 4.06 4.17 4.40

2 Quy kem 152g USD/KG Hàn Quốc 2.12 2.19 2.27

3 Salsa 380g USD/KG Thái Lan 3.16 3.23 3.36

( Nguồn: Phòng Xuất khẩu) 2.2.2 Điều kiện về hỗ trợ xuất khẩu

2.2.2.1 Hoạt động quảng cáo và truyền thông marketing quốc tế

Trong khi hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp khác trên các phương tiện thông tin đại chúng hay quảng cáo bằng cách là tài trợ cho những hoạt động thể thao, các hội thi… là rất mạnh như Kinh Đô, Bibica… thì hoạt động quảng cáo của Hữu Nghị là rất mỏng Chi phí quảng cáo là rất lớn đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông như tivi, các báo có tên tuổi nên Hữu Nghị chọn phương án là quảng cáo ít, chọn phương tiện quảng cáo ít tốn kém mà dần dần tạo dựng uy tín của mình, đây là điều không phải doanh nghiệp nào cũng làm được Việc tiết kiệm chi phí quảng cáo cũng giúp công ty theo đuổi chiến lược này, giúp cho công ty có thể giảm tối đa giá thành sản phẩm của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh trên phân đoạn thị trường mà công ty đã lựa chọn.

Hữu Nghị đã tiến hành các phương thức marketing trực tiếp với khách hàng thông qua việc giới thiệu sản phẩm, mua hàng trực tiếp qua Internet, tư vấn tiêu dùng, giải đáp những thắc mắc liên quan đến sản phẩm qua số máy trợ giúp, marketing trực tiếp qua thư, marketing trực tiếp qua catalogue, tiếp thị từ xa… 2.2.2.2 Hoạt động nghiên cứu lựa chọn thị trường và xúc tiến xuất khẩu

Nắm bắt thị trường, nghiên cứu thị trường đầy đủ và dự báo chính xác thị trường tiêu thụ có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định chiến lược sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Xúc tiến xuất khẩu đang được coi là một trong những biện pháp quan trọng nhất để khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện còn diễn biến phức tạp.

Trong những năm qua, công ty cũng rất tích cực trong việc tìm hiểu thông tin thị trường nước ngoài thông qua các phương tiện truyền thông cũng như nguồn tin từ các tổ chức XTTM ( các ấn phẩm, các nghiên cứu thị trường, các báo cáo, các thông tin, các cơ sở dữ liệu, bản tin điện tử…) Đồng thời có sự trao đổi thông tin và phối hợp phát triển hoạt động thông tin, tuyên truyền quảng bá với các trung tâm thông tin của các Bộ/Ngành Ngoài ra, công ty cũng thường xuyên tìm hiểu và đăng ký tham gia các sự kiện XTTM như hội chợ triển lãm, hội thảo chuyên đề, diễn đàn

DN, tập huấn đào tạo do cục XTTM tổ chức, do các Hiệp hội ngành hàng tổ chức hoặc cơ quan đại diện thương mại tại nước ngoài giới thiệu Bên cạnh đó, Hữu Nghị cũng đã tích cực tham gia vào các hội chợ lớn trong nước và các hội chợ thương mại quốc tế như hội chợ xuân, hội chợ Expo, hội chợ ở các nước Nga, Myanma, Campuchia, Trung Quốc… Năm 2009 công ty đã tham gia 10 hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, 11 hội chợ xuân ( trong đó có 6 hội chợ thực hiện ở các tỉnh như: Hải Phòng, Thái Nguyên), 4 hội chợ nước ngoài ( 1 hội chợ tại Nga, 2 hội chợ tại Trung Quốc, 1 hội chợ tại châu Phi) Năm 2010 công ty đã tham gia một hội chợ tại Myanma vào tháng 4, một hội chợ tại Quảng Châu – Trung Quốc vào tháng 6 và một hội chợ tại Campuchia vào tháng 9, đồng thời công ty có cử người sang gặp gỡ và làm việc với khách hàng tại Myanma vào tháng 11/2010 Năm 2011 công ty đã tham gia một hội chợ tại Campuchia vào tháng 4, một hội chợ tại Thái Lan vào tháng 10 Năm 2012, công ty có tham gia một hội chợ tại Philipin vào tháng 3, một hội chợ tại Myanma vào tháng 6

Công ty cũng đầu tư các trang thiết bị để phục vụ XK như lắp đặt hệ thống điện thoại để gọi đi quốc tế, kết nối Internet, chú trọng cải tiến trang web của Hữu Nghị và tích hợp xây dựng cơ sở dữ liệu về DN để có khả năng kết nối tốt hơn.

Hiện tại Hữu Nghị đang hoạt động kinh doanh xuất khẩu với hai phương thức xuất khẩu chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác.

Sơ đồ 2.3 Hình thức xuất khẩu trực tiếp

Đánh giá điều kiện thúc đẩy xuất khẩu bánh kẹo của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị giai đoạn 2007-2012

- Công ty thường xuyên tham gia các hoạt động tiếp thị, hội chợ, triển lãm quảng cáo trong và ngoài nước và đạt kết quả tốt Hàng năm có tổ chức các chuyến công tác nước ngoài nhằm mục đích khảo sát và thăm dò thị trường xuất khẩu và cũng đạt hiệu quả cao Tại các kỳ hội chợ triển lãm quốc tế và các chuyến công tác nước ngoài đa phần công ty đều tìm được khách hàng xuất khẩu mới.

- Các sản phẩm xuất khẩu đa phần đều đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm cũng như hình ảnh mẫu mã và mức giá Một số sản phẩm đã được đăng ký và được cấp chứng nhận đạt chất lượng quốc tế như chứng chỉ Hala, chứng chỉ FDA Các chứng chỉ này sẽ giúp công ty tiến xa hơn trên con đường hội nhập KTQT.

- Có sự cải tiến không ngừng về hình ảnh bao bì của các sản phẩm xuất khẩu phù hợp với yêu cầu thay đổi của các khách hàng ở các thị trường nước ngoài khác nhau.

- Đầu tư mua sắm các dây chuyền sản xuất và các MMTB hiện đại với công nghệ sản xuất tiên tiến, xây dựng mới và cải tiến nâng cấp các nhà xưởng sản xuất theo hướng đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu xuất khẩu

- Nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu của công ty cũng ngày càng được hoàn thiện Công ty liên tục tuyển dụng và chiêu mộ những cán bộ giỏi nghiệp vụ và có kinh nghiệm để phục vụ tốt hơn cho công tác xuất khẩu Bên cạnh đó, công ty cũng bước đầu xây dựng các chính sách về tiền lương, tiền thưởng tương đối tốt nhằm khuyến khích các nhân lực phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của công ty

Bên cạnh những mặt đạt được, Công ty vẫn còn bộc lộ một số hạn chế sau:

- Về công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu: mặc dù trong những năm gần đây công ty đã rất chú trọng đến việc đầu tư mua sắm các dây chuyền MMTB có công nghệ sản xuất hiện đại song tỉ lệ vẫn còn thấp, vẫn tồn tại các dây chuyền cũ sản xuất bán thủ công, hoạt động với công suất thấp, hay hỏng hóc giữa chừng dẫn đến việc sản xuất bị đình trệ, tiêu hao nhiều nhiên liệu dẫn đến hao phí năng lượng lớn,sản xuất kém hiệu quả Một số dây chuyền sản xuất của Công ty đã được đầu tư sử dụng từ thời kỳ mới thành lập đến nay đã trở nên lỗi thời so với công nghệ sản xuất hiện đại hiện nay Mặc dù đã được sửa chữa, cải tiến nhưng cũng chỉ giảm một phần ảnh hưởng từ yếu tố công nghệ Một số dây chuyền sản xuất của công ty có công suất thực tế thấp hơn hẳn so với công suất thiết kế Bên cạnh đó, việc mua lại cácMMTB cũ cũng làm giảm năng suất và phát sinh thêm nhiều chi phí trong quá trình sản xuất Điển hình là dây chuyền bánh Cake và dây chuyền kẹo, do mua phải dây chuyền nhập khẩu cũ của nước ngoài nên sau một thời gian nhận chuyển giao công nghệ của bên chuyên gia và đi vào sản xuất, MMTB thường xuyên bị hư hỏng dẫn đến sản xuất bị gián đoạn nên có lúc bị trễ tiến độ giao hàng xuất khẩu, gây ra nhiều tổn thất cho công ty.

- KNXK của công ty tuy có tăng qua các năm nhưng tăng chưa đồng đều, hầu hết chỉ tập trung vào một vài dòng SP chính xuất khẩu vào một vài thị trường chính. Như hiện nay thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Trung Quốc với sản phẩm xuất khẩu chủ lực là dòng bánh Tipo Với gần 80% sản lượng xuất khẩu bánh kẹo làm cho thị trường này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xuất khẩu của công ty Với một tỷ trọng lớn như vậy thì cũng đồng nghĩa với việc tính rủi ro của nó là rất cao.

- Chưa đa dạng hóa các phương thức huy động vốn Quy mô vốn chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động đầu tư tại công ty trong các giai đoạn tiếp theo. Các quỹ dự phòng và quỹ đầu tư phát triển còn thấp Nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn vay từ các ngân hàng và vốn tự có, trong đó có một phần đáng kể là lợi nhuận chưa phân phối được giữ lại và tạm sử dụng trong cơ cấu vốn Nguồn vốn từ các cán bộ công nhân viên vẫn chưa được tận dụng hết, do công ty chưa lên sàn chứng khoán nên việc huy động vốn từ bên ngoài thông qua cổ phiếu lại càng khó khăn hơn Do đó việc đầu tư vốn cho hoạt động xuất khẩu vẫn còn rất hạn chế, kinh phí dành cho các hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán hàng nước ngoài còn hạn hẹp, quy mô các hoạt động quảng bá tiếp thị còn quá ít so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

- Công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu của Công ty còn chưa đầy đủ nên không tận dụng được hết các cơ hội thị trường có khả năng đem lại lợi nhuận lớn.Chất lượng bị hạn chế ở khả năng tiếp thị ở thị trường nước ngoài, do vậy việc XK chủ yếu của công ty là do môi giới với nước ngoài chứ không bán trực tiếp cho người tiêu dùng, khó thâm nhập vào thị trường nước ngoài và chưa có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế Có thị trường mới chỉ xuất sang được một chuyến hàng duy nhất là họ từ chối không đặt thêm bất cứ một chuyến nào khác.

Như thị trường Mông Cổ và Đài Loan, năm 2011 xuất sang một cont hàng bánh quy kem 165g Từ đó đến nay đã rất nhiều lần đàm phán để chào hàng lại nhưng tuyệt đối không thể nhận thêm được một đơn đặt hàng nào từ phía họ

- Công tác nghiên cứu và phát triển SP xuất khẩu mới tuy cũng đã được đề cao nhưng hoạt động cũng chưa thực sự hiệu quả vì còn thiếu một định hướng rõ ràng về mặt chiến lược, hầu hết nghiên cứu chỉ dựa trên các SP đã có của đối thủ đi trước hoặc làm theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài nhưng cũng chỉ thay đổi về kiểu dáng bao bì chứ không tạo sự khác biệt về mặt công nghệ của sản phẩm Bên cạnh đó, việc tìm kiếm thông tin còn chậm

- Do ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật nên SP của công ty chưa đến được một số nước Indonesia là một ví dụ điển hình Đạo Hồi là một tôn giáo có số tín đồ lớn thứ hai trên thế giới và là thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm Đạo Hồi có luật Halal, một bộ luật quy định tất cả các vấn đề ăn uống, sinh hoạt, sản xuất và chế biến thực phẩm của đạo Hồi Thực phẩm Halal là những loại thực phẩm được người đạo Hồi chứng nhận và sử dụng, nó không chỉ đơn giản là những loại thực phẩm thông thường, mà nó là những loại thực phẩm được quản lý rất nghiêm ngặt từ nguồn nguyên liệu đến cách chế biến Do đó, nắm rõ luật Halal là một điều cần thiết đối với các doanh nghiệp nếu muốn phát triển sản phẩm của mình trong thị trường của người đạo hồi Vì vậy muốn XK vào thị trường này, công ty còn phải cố gắng nhiều hơn nữa trong công tác nghiên cứu sản xuất.

- Công tác lập kế hoạch XK còn yếu nên ảnh hưởng rất lớn tới công tác thu mua NVL đầu vào và tổ chức SX Vì nếu xây dựng được kế hoạch XK rõ ràng, công ty hoàn toàn có thể chủ động trong việc ký kết các hợp đồng mua nguyên liệu bao bì từ sớm để phục vụ SX Nếu không có kế hoạch từ trước, khi ký được hợp đồng XK rồi mới triển khai SX thì việc thu mua NVL bao bì sẽ bị thụ động và rơi vào tình trạng đặt hàng gấp để kịp tiến độ xuất hàng nên thường sẽ không mua được giá tốt nhất và việc triển khai SX cũng bị thụ động.

- Công ty chưa có giải pháp cụ thể để hạn chế rủi ro trong việc đầu tư mua sắm các dây chuyền MMTB

- Công ty chưa xây dựng được kế hoạch tài chính trong dài hạn, chưa có kế hoạch phân bổ và sử dụng nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng một cách hợp lý và khoa học

- Cán bộ kinh doanh xuất khẩu còn chưa thực sự chủ động trong công việc.

Do hầu hết đều là những nhân viên mới, chưa có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong công ty nên chưa hiểu rõ về quy trình hoạt động SX cũng như đặc tính của từng SP Vì vậy còn thụ động với công việc được giao Chưa chủ động trong việc đàm phán với khách hàng, đa số đều làm theo yêu cầu của họ nên dẫn đến việc thường xuyên thay đổi mẫu mã bao bì của một loại SP Như có SP vừa mới XK được một chuyến, đến chuyến tiếp theo khách hàng muốn thay đổi nội dung hoặc hình ảnh trên bao bì của SP đó rồi lại tiếp tục yêu cầu thay đổi ngay vào chuyến hàng sau đã gây nên việc mất thêm nhiều chi phí cũng như thời gian và nhân lực cho sự thay đổi đó

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÁC ĐIỀU KIỆN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ ĐẾN NĂM 2020

Thuận lợi và khó khăn trong tăng cường điều kiện thúc đẩy xuất khẩu đối với công ty

Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành bánh kẹo là một trong những ngành có mức tăng trưởng cao và ít nhạy cảm với sự biến động nền kinh tế Dù cho kinh tế có khó khăn đến mấy thì bánh kẹo vẫn là một mặt hàng mà rất nhiều người vẫn có nhu cầu Bánh kẹo là một trong những mặt hàng có khả năng “kháng khủng hoảng” cao nhất Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất bánh kẹo Mỹ, trong 52 tuần (tính đến ngày 19/4/2009), ngành sản xuất bánh kẹo ở Mỹ tăng trưởng 3,7% trong khi nhiều ngành khác giậm chân tại chỗ hoặc bị xuống dốc không phanh

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam Lợi thế về dân số của Việt Nam đã thu hút ngày càng nhiều các công ty thực phẩm nước ngoài nhảy vào thị trường Theo nhận định của các chuyên gia, doanh nghiệp bánh kẹo trong nước hoàn toàn có thể giữ được lợi thế cạnh tranh của mình trong tương lai

Cùng với sự phát triển không ngừng của nên kinh tế thế giới, thu nhập và đời sống của người dân sẽ ngày một gia tăng kéo theo nhu cầu tiêu dùng cũng không ngừng phát triển.

Thời gian gần đây, các thủ tục hải quan cũng như thuế xuất khẩu của Chính phủ đang tạo ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Hiện nay và trong tương lai sẽ hình thành nhiều tổ chức tư vấn xuất khẩu hoạt động ở cả trong và ngoài nước sẽ giúp công ty tiếp cận được nguồn thông tin tốt hơn và xác thực hơn

Xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra tất yếu sẽ tạo ra những thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị nói riêng có cơ hội được hòa nhập và lưu thông sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế.

Với việc tham gia các hiệp định mậu dịch tự do (FTA), Việt Nam không chỉ có điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, mà còn đón nhận những dòng vốn mới, kinh nghiệm quản lý và công nghệ từ các nền kinh tế phát triển Đây có thể được xem như là bước quan trọng để tái cơ cấu nền kinh tế.

Những năm qua, tại nhiều thị trường, tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài đã phối hợp với cơ quan chức năng ở nước sở tại cũng như trong nước tổ chức nhiều hoạt động thiết thực góp phần hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp về công tác thị trường ngoài nước, công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm bạn hàng, đơn hàng, hợp đồng, giải quyết những vấn đề vướng mắc trong tranh chấpthương mại, quảng bá thương hiệu, giải quyết những vấn đề trong điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và các rào cản thương mại khác tại các thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Năm 2012, kinh tế thế giới chưa thoát khỏi suy thoái và tiếp tục diễn biến phức tạp Các chỉ số kinh tế cho thấy, kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn rất khó khăn Những yếu tố gây bất ổn kinh tế vĩ mô như lạm phát cao, thắt chặt tín dụng… tiếp tục tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh Hậu quả của nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, lạm phát gia tăng và giá hàng hóa cao đã làm giảm đáng kể lợi nhuận của các công ty bánh kẹo Có hơn 17.000 công ty đã nộp đơn phá sản chỉ trong quý I/2012 và tính từ đầu năm đến tháng 8/2012 cả nước đã có khoảng 26.000 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp, với dự kiến mức tăng trưởng chỉ khoảng 5% trong năm nay Sức mua trong nước rất yếu, dẫn tới hệ quả là tỉ lệ hàng tồn kho cao Xuất khẩu trong năm 2012 cũng gặp khó, bởi các đối tác xuất khẩu chính của Việt Nam đang phải vật lộn với những khó khăn kinh tế.

Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới công bố mới đây, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 xuống 3,9%. Khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ lên tới đỉnh điểm vào nửa đầu năm 2013 và sẽ nhích dần lên từ nửa cuối 2013 Đó cũng là một trong những khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đối với công ty Hữu Nghị nói riêng.

Nền kinh tế mở cửa, môi trường kinh doanh bình đẳng đồng nghĩa với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài ngày một gia tăng Ngoài áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp cùng ngành trong nước như Kinh Đô, Bibica, Hải Hà, Hải Châu, Tràng An, Quãng Ngãi …, Hữu Nghị còn phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với các các nhãn hiệu nhập khẩu và hàng nhập lậu qua biên giới. Đối với các doanh nghiệp bánh kẹo, nguyên vật liệu đầu vào chính bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa, trứng và các hương liệu, phụ gia khác chiếm tỉ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm Trong đó, chi phí bột và đường chiếm tỷ trọng lớn nhất Do đó, sự biến động của giá các nguyên vật liệu đầu vào có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành của các sản phẩm bánh kẹo Mức tăng giá các nguyên liệu này trong nửa đầu 2012 đã gây áp lực lên lợi nhuận của các doanh nghiệp Do Việt Nam nhập khẩu hầu hết lượng bột mì, nên giá bột mì trong nước sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá lúa mì thế giới Theo báo cáo của Hiệp hội Ngũ cốc Quốc tế (IGC), do sự biến đổi điều kiện thời tiết ở các vùng sản xuất chính tại châu Âu, sản lượng lúa mì của thế giới có khả năng bị sụt giảm và đẩy giá lên mức cao kỷ lục trong niên vụ

2012 – 2013 Bên cạnh đó mới đây, Nga đã gia hạn việc tạm ngừng xuất khẩu lúa mì để ổn định nhu cầu trong nước do hạn hán kéo dài đã khiến lượng cung lúa mì giảm sút Việc Nga, một trong những nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới ngừng xuất khẩu đã đẩy giá lúa mì lên cao, đây là điểm hết sức bất lợi cho các DN sản xuất bánh kẹo của Việt Nam do lúa mì là nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất bánh kẹo và cũng là nguyên liệu gần như nhập khẩu hoàn toàn Với nguyên liệu đường, phần lớn nguồn cung đến từ nội địa Năm 2009 – 2010, do cung không đủ cầu nên đã đẩy giá đường trong nước tăng cao Gần đây, thị trường mía đường thoát khỏi sự mất cân bằng cung – cầu như những năm trước tuy nhiên nhu cầu đường có xu hướng tăng cao vào dịp cuối năm nên dự báo giá đường sẽ tăng nhẹ khoảng 4% trong năm

2012 Bên cạnh đó, giá đường thế giới cũng cso xu hướng tăng do khí hậu khong tôt ảnh hưởng đến sản xuất Giá nguyên liệu tăng sẽ đẩy giá bánh kẹo cả trong và ngoài nước tăng theo

Ngoài ra, các yếu tố khác như chi phí nhân công, lãi suất, giá năng lượng cũng tác động tới giá thành bánh kẹo Chi phí nhân công thường được điều chỉnh hàng năm tùy thuộc vào làm phát và mức tăng trưởng của từng DN sản xuất; giá điện, gas và xăng dầu không ngừng gia tăng đều có thể dẫn tới tăng giá SP.

Như vậy, tất cả các yếu tố trên sẽ gây tác động dẫn tới một kết quả tất yếu là giá thành để sản xuất ra một SP bánh kẹo của mỗi Công ty trong ngành sẽ tăng cao trong thời gian tới.

Phương hướng và mục tiêu tăng cường điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của công ty đến năm 2020

Hoạt động SXKD trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi công ty phải có chiến lược và định hướng đúng đắn, linh hoạt trong từng giai đoạn với mục tiêu phát triển cụ thể để công ty phấn đấu và cố gắng thực hiện để đảm bảo mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất và nâng cao được năng lực cạnh tranh Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông diễn ra và tháng 4 năm 2012, ban lãnh đạo công ty đã nêu rõ định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo trong đó có phương hướng và mục tiêu hoàn thiện các điều kiện thúc đẩy xuất XK của công ty đến năm 2020 như sau:

- Tập trung nghiên cứu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, phát huy các mặt hàng truyền thống mà Công ty có thế mạnh, khai thác hiệu có quả tiềm năng đất đai nhà xưởng và các nguồn lực có sẵn để nâng cao hình ảnh cũng như vị thế của Công ty trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

- Mở rộng quy mô kinh doanh, phát triển hoạt động theo cả chiều rộng và chiều sâu Khai thác mọi tiềm năng thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng SP, loại bỏ những SP đã lỗi thời, cải tiến bao bì, mẫu mã để có đủ khả năng cạnh tranh được với các SP nhập ngoại và hướng tới xuất khẩu.

- Tiếp tục thực hiện chiến lược khác biệt và đa dạng hóa sản phẩm, tập trung sản xuất các mặt hàng truyền thống, tập trung nguồn lực phát triển ổn định sản xuất kinh doanh, nhằm giữ vững thị phần mà mình đang nắm giữ.

- Tập trung mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Hoàn thiện công tác đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại chi nhánh Bình Dương (diện tích 3ha) để tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường tiềm năng như Thailand, Singapo, Malaysia, Indonesia, Philipine, Cambodia, Brunei

- Tổ chức huy động vốn, đảm bảo đầy đủ vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi để xuất khẩu.

- Tuyển dụng và đào tạo một đội ngũ cán bộ trẻ có đủ năng lực, trình độ, tay nghề đáp ứng được yêu cầu công việc trong từng giai đoạn phát triển của Công ty. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý của công ty, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu.

- Chú trọng công tác điều tra nghiên cứu, dự báo thị trường Duy trì và tổ chức lại hệ thống kênh phân phối theo hướng cung cấp SP đến tay người tiêu dùng.Đồng thời mở thêm một số cơ sở ở những vùng có tiềm năng phát triển, đặc biệt là khu vực cửa khẩu biên giới.

- Thực hiện cải tiến và đổi mới công tác quản trị để nâng cao chất lượng và hiệu quả điều hành.

Trên cơ sở những định hướng chung đó, Công ty đã đề ra những mục tiêu cụ thể cần thực hiện như sau:

- Đến năm 2015, hoàn thành công tác đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mới tại Bình Dương và đi vào hoạt động sản xuất nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường các nước lân cận Đồng thời phấn đấu nâng sản lượng và doanh thu xuất khẩu lên cao, chiếm 30% tổng sản lượng của toàn công ty

- Tiếp tục giữ vững vị trí thủ lĩnh thị trường bánh mỳ mặn tại Mở rộng thị trường miền Nam, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống phân phối tại các tỉnh thành miền Nam Tiến tới xuất khẩu sản phẩm chủ lực này vào năm 2015.

- Xây dựng được thành công 3 nhãn hiệu bánh cookies, cracker và wafer đạt chuẩn xuất khẩu.

- Đến năm 2015 mở và hoàn thiện hệ thống phân phối tại Trung quốc cho nhãn hàng bánh trứng nướng.

- Tiếp tục củng cố uy tín của Hữu Nghị trên thị trường quốc tế Đầu tư mạnh vào việc mở rộng thị trường XK, giữ vững những thị trường xuất khẩu truyền thống, tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu tiềm năng mà Hữu Nghị chưa thâm nhập được như Nam phi, LB Nga, Negenia… Phấn đấu trở thành nhà XK bánh kẹo uy tín đảm bảo cả về chất lượng SP và tiến độ giao hàng.

- Đến năm 2020 phấn đấu trở thành Tập đoàn công nghiệp thực phẩm hàng đầu Việt Nam.

Một số giải pháp tăng cường điều kiện thúc đẩy xuất khẩu tại công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

3.3.1 Đa dạng hóa các phươ ng th ức huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Vốn có vai trò hết sức quan trọng, là điều kiện cơ bản và thiết yếu để một

DN được thành lập và tiến hành hoạt động SXKD Thực tế cho thấy nhu cầu vốn để mở rộng SXKD trong các DN Việt Nam là rất lớn, đồng thời hiện tượng thiếu vốn trầm trọng đang là khó khăn chung với các DN khi muốn duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là trong giai đoạn nên kinh tế khó khăn như hiện nay Nhiều DN do không có nguồn vốn bổ sung kịp thời nên đã bị mất đi vị trí của mình trên thị trường Trên cơ sở thực tiễn các phương thức tạo vốn và huy động vốn mà các DN thường khai thác, cũng như tính bền vững, có thể thực hiện việc đa dạng hóa các phương thức huy động vốn dựa trên các kênh như sau: tín dụng của ngân hàng, tín dụng thuê mua, tín dụng thương mại, tăng vốn cổ phần.

- Tín dụng ngân hàng: tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất đối với các DN Việt Nam hiện nay Để huy động được vốn đầu tư qua tín dụng ngân hàng thì Công ty cần xây dựng kế hoạch tài chính rõ ràng cả trong ngắn hạn và dài hạn dựa trên các chiến lược tài chính cụ thể của mình, có dự án đầu tư, phương án SXKD khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật Để không ngừng gia tăng uy tín, công ty cần phải thực hiện đúng các cam kết với các ngân hàng Thương Mại Mối quan hệ này sẽ là cơ sở tích cực để huy động vốn cho các dự án đầu tư sau này

- Tín dụng thuê mua: có hai phương thức giao dịch chủ yếu mà công ty có thể thực hiện là thuê tài chính và thuê vận hành để bổ sung những MMTB, phương tiện vận chuyển phục vụ cho sản xuất

+ Thuê tài chính: Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê Bên cho thuê cam kết mua tài sản theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản hoặc tiếp tục thuê Hình thức này sẽ giúp cho công ty không phải bỏ ra một lượng vốn đầu tư lớn ngay từ đầu để mua tài sản, giúp công ty nhanh chóng thực hiện các dự án đầu tư, tận dụng các cơ hội đầu tư.

+ Thuê vận hành: DN thuê TS theo phương thức thuê vận hành thì chỉ thuê trong thời hạn rất ngắn so với toàn bộ thời gian hữu ích của TS Khi DN muốn chấm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước cho bên cho thuê một thời gian khá ngắn. Hình thức này có thể được áp dụng đối với những TS có tính chất mùa vụ như Trung Thu, Mứt Tết, bánh kẹo hộp Tết Các mặt hàng này thường được sản xuất trong thời gian rất ngắn( từ 1-3 tháng) và một năm mới sản xuất một lần, vì thế việc mua tài sản mới để sản xuất thì không thích hợp, gây ra sự lãng phí vốn.

- Tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các

DN, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hóa Khi DN mua nguyên liệu, hàng hóa mà chưa phải trả tiền ngay tức là DN đã được các nhà cung cấp cho vay nên hình thức này còn được gọi là tín dụng của nhà cung cấp Công ty có thể huy động một lượng vốn rất lớn từ việc đàm phán để kéo dài thời hạn thanh toán khi mua hàng ( thánh toán sau 30-60 ngày kể từ ngày giao hàng và xuất hóa đơn) hoặc thanh toán theo hạn mức tín dụng ( được hưởng hạn mức tín dụng là 5 tỉ hay 7 tỉ tùy vào sản lượng của từng mặt hàng, khi khoản nợ vượt quá hạn mức này công ty mới phải thanh toán số nợ quá hạn) Bên cạnh đó, công ty vẫn tiếp tục thực hiện chế độ thanh toán tiền ngay đối với các đại lý và nhà phân phối của công ty khi lấy hàng.

- Tăng vốn cổ phần: Nếu tiến hành tăng vốn cổ phần công ty cần xây dựng phương án đầu tư trung hạn và dài hạn khả thi trình Đại hội cổ đông xem xét, việc tăng vốn cổ phần thường dành cho đầu tư chiều sâu mua sắm máy móc thiết bị và do đại hội cổ đông quyết định nên kênh huy động này thường mất nhiều thời gian và công sức, hơn nữa thị trường chứng khoán Việt nam hiện nay chưa được khởi sắc Tuy nhiên đây là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng mà công ty cần quan tâm.

Trước hết công ty cần lập dự án có tính khả thi cao để huy động NV nhàn rỗi của công nhân viên trong công ty, mặc dù đây không phải là NV lớn nhưng nó mang tính quan trọng trong hoàn cảnh thiếu vốn, hơn nữa việc huy động này còn nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ công nhân viên trong hoạt động SXKD

Phát hành cổ phiếu mới và cổ phiếu thưởng cho các cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối Kết hợp phát hành cổ phiếu thưởng và quyền mua cổ phiếu phát hành mới.

Bên cạnh việc đa dạng hoá các kênh huy động vốn đầu tư, việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Trên cơ sở những sự bất hợp lý trong việc phân bổ vốn cho các hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cũng như sự eo hẹp về NV, các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có thể áp dụng:

- Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn chi tiết cho từng giai đoạn và từng hạng mục cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn Hoạt động đầu tư của công ty phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ, mang tính bột phát mà phải tập trung vào các khâu then chốt, những sản phẩm XK chủ lực có ý nghĩa quan trọng đến sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Quy trách nhiệm đến từng phòng ban chức năng có liên quan Cần quy định rõ quyền hạn và trách nhịêm của các bộ phận, các cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ được giao để đảm bảo các kế hoạch được thực hiện nghiêm túc, triệt để Có như vậy thì mới hướng toàn bộ hoạt động của các đơn vị phòng ban, các cán bộ công ty vào việc thực hiện mục tiêu chung của công ty, làm cho công ty càng lớn mạnh, nâng cao vị thế của công ty trên thị trường trong nước và hướng tới thị trường xuất khẩu.

- Phân bổ vốn một cách hợp lý Các hoạt động đầu tư vào công nghệ, máy móc thiết bị, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm XK, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ XK, đầu tư cho hoạt động truyền thông marketing quốc tế cần được phân bổ một cách hợp lý nhất.

3.3.2 Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, tăng cường đổi mới, cải tiến công nghệ sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị

Chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên khả năng cạnh tranh của hàng hóa nói chung và đặc biệt là sản phẩm bánh kẹo nói riêng Chất lượng có ý nghĩa sống còn đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào trên thị trường hiện nay Cho dù tất cả các công tác khác có làm tốt đến đâu nhưng chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu thì cũng không được khách hàng chấp nhận Đó là một thực tế mà không ai có thể phủ nhận Đối với mặt hàng bánh kẹo là mặt hàng liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm lại càng quan trọng và cần được đầu tư chú trọng hơn nữa Do vậy một trong những giải pháp hàng đầu nhằm hoàn thiện các điều kiện để thúc đẩy XK phải kể đến là tiếp tục nâng cao chất lượng SP trong thời gian tới Giải pháp này cũng phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại là ngày càng tiêu dùng những hàng hóa với chất lượng cao Để nâng cao chất lượng của sản phẩm đòi hỏi phải thực hiện hàng loạt các biện pháp đồng bộ từ việc đầu tư MMTB hiện đại, đổi mới cải tiến công nghệ sản xuất chế biến, kiểm soát tốt chất lượng đầu vào cũng như chất lượng đầu ra trong quá trong SX, bảo quản hàng hóa.

Việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị được thực hiện dựa trên tình hình thực tế hiện tại của doanh nghiệp cùng với sự phát triển tiến bộ của khoa học công nghệ quốc tế và phải mang tính lâu dài. Đối với công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị, MMTB là yếu tố cơ bản của

Một số kiến nghị

3.4.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Thực phẩm nói chung và bánh kẹo nói riêng là những sản phẩm cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của con người, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của các tầng lớp dân cư trong xã hội, đòi hỏi sử dụng nhiều lao động và các lọai nguyên liệu nông sản như như bột mì, đường, trứng, dầu thực vật… Vì thế, ngành được Nhà nước dành cho những chính sách ưu đãi nhất định, cụ thể là những ưu đãi trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước về tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị… Với những khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế và nền kinh tế mở cửa cạnh tranh gay gắt, các DN phải không ngừng đổi mới và giữ vững vị thế của mình Bên cạnh đó sự hỗ trợ từ phía nhà nước cho các chính sách ưu đãi dành cho DN trong nước có ý nghĩa rất to lớn.

Những ràng buộc pháp lý đối với ngành bánh kẹo chủ yếu liên quan đến an toàn thực phẩm và bảo vệ quyền lợi của NTD Nạn nhái mẫu hàng hóa, giá rẻ, chất lượng không đảm bảo gây ảnh hưởng rất nhiều đến sản lượng và uy tín của DN Để ngăn chặn tình trạng này, các DN đã phải liên tục triển khai các chương trình như đầu tư nâng cấp bao bì SP, tuyên truyền những đặc điểm giúp NTD phân biệt giữa hàng giả và hàng thật, phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện hàng giả trên thị trường Các nỗ lực của các DN vẫn chưa thể khắc phục được nhiều hiện tượng hàng giả hàng nhái trên thị trường Do đó rất cần các cơ quan có thẩm quyền can thiệp để có các biện pháp chống nạn hàng nhái, hàng giả và các hình thức trốn thuế khác Nhà nước bảo hộ thương hiệu, bảo vệ DN cũng là bảo vệ NTD. Đồng hành cùng những nỗ lực trong hoạt động xây dựng, khuếch trương và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp ngành bánh kẹo, những lễ tuyên dương doanh nghiệp xuất sắc nhằm tôn vinh giá trị của thương hiệu bánh kẹo Việt cũng là củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào những sản phẩm nội.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật theo hướng ổn định, đồng bộ và không chồng chéo Xây dựng hệ thống pháp luật kinh doanh hoàn chỉnh, thông thoáng, phù hợp với xu thế hội nhập KTQT, xóa bỏ lực cản đối với các hoạt động xuất khẩu.

Chính phủ cần định hướng trong lĩnh vực xuất khẩu, thành lập và triển khai các quỹ hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu, quỹ bảo hiểm xuất khẩu, ngân hàng xuất nhập khẩu, quỹ khen thưởng xuất khẩu… Hỗ trợ cho các DN xuất khẩu bánh kẹo, có chính sách thu hút đầu tư, tăng cường đầu tư cho công tác thiết kế, in ấn bao bì để đủ sức cạnh tranh với mẫu mã của các mặt hàng bánh kẹo ngoại nhập.

Có chính sách xã hội hoá trong lĩnh vực đào tạo, đáp ứng nhu cầu NNL với trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế xã hội của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đằng trong quá trình hội nhập KTQT Đa dạng hoá chương trình đào tạo trên cơ sở xây dựng một hệ thống liên thông đào tạo phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng của nhân lực và năng lực của các cơ sở đào tạo. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia như hệ thống giao thông, điện nước, đường xá, kho tàng, bến cảng, kết cầu hạ tầng thương mại tại các khu cửa khẩu biên giới… Xây dựng chính sách phát triển các dịch vụ logicstic Hoàn thiện chính sách biên mậu, hướng doanh nghiệp xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính để tránh những rủi ro trong hoạt động thương mại biên giới.

Cuối cùng, mong muốn Nhà nước tăng cường các quan hệ hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi trong việc ký kết các hiệp định liên quan đến xuất nhập khẩu, nhất là các ưu đãi mà các quốc gia dành cho Việt Nam.

3.4.2 Đối với các hiệp hội ngành hàng

Thời gian qua các hiệp hội chuyên về hàng thực phẩm bánh kẹo của ViệtNam đã có nhiều cố gắng trong hoạt động và đã giúp đỡ cho các DN kinh doanh xuất khẩu bánh kẹo Tuy nhiên, vai trò của các hiệp hội ngành hàng còn chưa rõ nét, khả năng đóng góp cho DN còn nhiều hạn chế

Trong thời gian tới, vai trò của hiệp hội cần được nâng cao hơn nữa thông qua hỗ trợ các DN xuất khẩu trong việc tìm kiếm bạn hàng và thâm nhập thị trường, nhất là đối với các thị trường mới, chia sẻ các thông tin về thị trường đến các doanh nghiệp một cách nhanh nhất đồng thời đưa ra các khuyến cáo cần thiết

Ngoài ra, các hiệp hội ngành hàng nên thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm ngành thực phẩm ở trong và ngoài nước để các DN thực phẩm nói chung và công ty Hữu Nghị nói riêng có cơ hội tiếp cận thị trường XK và tìm kiếm khách hàng nước ngoài được dễ dàng hơn Tổ chức các hội nghị, hội thảo để các DN có điều kiện gặp gỡ trao đổi đóng góp ý kiến với nhau và tìm ra các định hướng phát triển phù hợp Có thêm nhiều diễn đàn, tạp chí giới thiệu ra nước ngoài để quảng bá hình ảnh của các công ty bánh kẹo Việt Nam.

Ngày đăng: 12/09/2023, 18:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Thị phần bánh kẹo trong nước - Nghiên cứu điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị đến năm 2020
Hình 1.1 Thị phần bánh kẹo trong nước (Trang 40)
Hình 1.2 Tỷ trọng thị trường XK bánh kẹo Việt Nam 6 tháng đầu 2012 - Nghiên cứu điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị đến năm 2020
Hình 1.2 Tỷ trọng thị trường XK bánh kẹo Việt Nam 6 tháng đầu 2012 (Trang 41)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị - Nghiên cứu điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị đến năm 2020
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị (Trang 59)
Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất bánh Tipo - Nghiên cứu điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị đến năm 2020
Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất bánh Tipo (Trang 63)
Bảng 2.1 Kết quả họat động SXKD của công ty giai đoạn 2007-2011 - Nghiên cứu điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị đến năm 2020
Bảng 2.1 Kết quả họat động SXKD của công ty giai đoạn 2007-2011 (Trang 69)
Bảng 2.2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2010-2012 - Nghiên cứu điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị đến năm 2020
Bảng 2.2 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2010-2012 (Trang 72)
Bảng 2.3 Mức giá một số sản phẩm xuất khẩu của công ty năm 2010-2012  Stt Danh mục Đơn vị - Nghiên cứu điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị đến năm 2020
Bảng 2.3 Mức giá một số sản phẩm xuất khẩu của công ty năm 2010-2012 Stt Danh mục Đơn vị (Trang 77)
Bảng 2.4 Tình hình XK năm 2010-2012 của công ty theo hình thức XK - Nghiên cứu điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị đến năm 2020
Bảng 2.4 Tình hình XK năm 2010-2012 của công ty theo hình thức XK (Trang 80)
Sơ đồ 2.4 Hình thức xuất khẩu trực tiếp - Nghiên cứu điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị đến năm 2020
Sơ đồ 2.4 Hình thức xuất khẩu trực tiếp (Trang 80)
Bảng 2.6  Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2007 - 2011 - Nghiên cứu điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị đến năm 2020
Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2007 - 2011 (Trang 84)
Hình 2.2 Tỷ trọng nguồn vốn giai đoạn 2007-2011 - Nghiên cứu điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị đến năm 2020
Hình 2.2 Tỷ trọng nguồn vốn giai đoạn 2007-2011 (Trang 85)
Bảng 2.7  Vốn đầu tư nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2007 - 2011 - Nghiên cứu điều kiện thúc đẩy xuất khẩu của công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị đến năm 2020
Bảng 2.7 Vốn đầu tư nguồn nhân lực của công ty giai đoạn 2007 - 2011 (Trang 87)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w