LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN SSI
Giới thiệu chung về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
1.1 Giới thiệu chung về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua, bán chứng khoán cho chính mình Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên SGDCK hoặc thị trường OTC Tại một số thị trường vận hành theo cơ chế khớp giá (quote driven) hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường Lúc này, công ty chứng khoán đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một số lượng chứng khoán nhất định của một số loại chứng khoán và thực hiện mua bán chứng khoán với các khách hàng để hưởng chênh lệch giá.
1.1.2 Các loại tự doanh chứng khoán
Hoạt động đầu tư ngân quỹ: Do chứng khoán là các tài sản có tính thanh khoản cao nên thay vì nắm giữ lượng tiền mặt nhàn rỗi không thể sinh lời, các công ty chứng khoán thực hiện nắm giữ các chứng khoán theo các danh mục đầu tư, hoạt động này vừa hưởng lợi lại có thể chuyển đổi sang tiền mặt khi cần.
Đầu tư hưởng lợi: Bất kỳ một nhà đầu tư dù là cá nhân hay tổ chức khi đầu tư cũng đều nhằm mục đích này và lợi nhuận mang lại từ trái tức, cổ tức hay phần chênh lệch giá Đầu tư hưởng lợi bao gồm:
-Hoạt động kinh doanh chênh lệch giá: Kinh doanh chênh lệch giá là việc các nhà đầu tư chứng khoán ở một mức giá thấp và bán chúng ỏ một mức giá cao hơn hoặc mua chứng khoán ở một nơi có mức giá thấp và bán chúng ở một nơi có mức giá cao hơn, phần lợi nhuận thu ề là phần chênh lệch giá.
-Hoạt động đầu cơ: Hoạt động đầu cơ được các nhà đầu cơ sử dụng với hi vọng được lợi nhuận thông qua hành vi chấp thuận rủi ro về giá chứng khoán Tức là mua nhiều chứng khoán vào thời điểm giá thấp và bán chúng với giá cao trong tương lai.
-Hoạt động đầu tư phòng vệ: Là hoạt động nhằm tự bảo vệ trước sự biến động của giá chứng khoán của các nhà đầu tư tham gia thị trường Để có thể thực hiện được mục đích của mình, các nhà đầu tư phòng vệ phải sử dụng đến các công cụ phòng vệ như option, future, swap,… các công cụ này sẽ cho phép các nhà đầu tư bảo vệ mình trước những sự biến động theo chiều hướng không thuận lợi của giá chứng khoán.
Hoạt động tạo lập thị trường: Nhiệm vụ của các nhà hoạt động tạo lập thị trường là tạo tính thanh khoản cho thị trường thông qua việc nắm giữ một lượng chứng khoán để sẵn sàng giao dịch với khách hàng.
Hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát: Các nhà đầu tư thường chấp nhận bỏ ra một chi phí lớn để nắm được quyền kiểm soát và trong tương lai dễ dàng điều tiết và thu được những khoản lợi cao như mong muốn Mục đích của họ không chỉ nhằm vào các công ty mới thành lập, hoặc các công ty sắp phá sản… để thực hiện hoạt động thâu tóm sát nhập, tận dụng ưu thế trên thị trường và thương hiệu trước đó của các công ty bị thâu tóm, nắm quyền kiểm soát
1.1.3.Yêu cầu của hoạt động tự doanh
- Tách biệt quản lý: Các công ty chứng khoán phải có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động Sự tách biệt này bao gồm tách biệt về: yếu tố con người; quy trình nghiệp vụ; vốn và tài sản của khách hàng và công ty.
- Ưu tiên khách hàng: Công ty chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh. Điều đó có nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của công ty Nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng cho các khách hàng trong quá trình giao dịch chứng khoán Do có tính đặc thù về khả năng tiếp cận thông tin và chủ động trên thị trường nên các công ty chứng khoán có thể sẽ dự đoán trước được diễn biến của thị trường và sẽ mua hoặc bán tranh của khách hàng nếu không có nguyên tắc trên.
– Góp phần bình ổn thị trường: Các công ty chứng khoán hoạt động tự doanh nhằm góp phần bình ổn giá cả thị trường Trong trường hợp này, hoạt động tự doanh được tiến hành bắt buộc theo luật định Luật các nước đều quy định các công ty chứng khoán phải dành một tỷ lệ % nhất định các giao dịch của mình (ở Mỹ là60%) cho hoạt động bình ổn thị trường Theo đó, các công ty chứng khoán có nghĩa vụ mua vào khi giá chứng khoán bị giảm và bán ra khi giá chứng khoán lên nhằm giữ giá chứng khoán ổn định.
- Hoạt động tạo thị trường: Khi được phát hành, các chứng khoán mới chưa có thị trường giao dịch Để tạo thị trường cho các chứng khoán này, các công ty chứng khoán thực hiện tự doanh thông qua việc mua và bán chứng khoán, tạo tính thanh khoản trên thị trường cấp hai Trên những thị trường chứng khoán phát triển, các nhà tạo lập thị trường (Market – Makers) sử dụng nghiệp vụ mua bán chứng khoán trên thị trường OTC để tạo thị trường. Theo đó, họ liên tục có những báo giá để mua hoặc bán chứng khoán với các nhà kinh doanh chứng khoán khác Như vậy, họ sẽ duy trì một thị trường liên tục đối với chứng khoán mà họ kinh doanh.
1.1.4.Mục đích của hoạt động tự doanh
Mục đích của hoạt động tự doanh là nhằm thu lợi nhuận cho chính công ty thông qua hành vi mua, bán chứng khoán với khách hàng Nghiệp vụ này hoạt động song hành với nghiệp vụ môi giới, vừa phục vụ lệnh giao dịch cho khách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính mình, vì vậy trong quá trình hoạt động có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa thực hiện giao dịch cho khách hàng và cho bản thân công ty Do đó, luật pháp của các nước đều yêu cầu tách biệt rõ ràng giữa các nghiệp vụ môi giới và tự doanh, công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của mình Thậm chí luật pháp ở một số nước còn quy định có 2 loại hình công ty chứng khoán là công ty môi giới chứng khoán chỉ làm chức năng môi giới và công ty chứng khoán có chức năng tự doanh.
Khác với nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán chỉ làm trung gian thực hiện lệnh cho khách hàng để hưởng hoa hồng,trong hoạt động tự doanh công ty chứng khoán kinh doanh bằng chính nguồn vốn của công ty Vì vậy, công ty chứng khoán đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý,đặc biệt trong trường hợp đóng vai trò là các nhà tạo lập thị trường.
Quy trình thực hiện đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại SSI
Thực chất của hoạt động tự doanh chứng khoán là đầu tư thông qua danh mục đầu tư của mình Cũng như các hoạt động nghiệp vụ khác, hoạt động tự doanh không có một quy trình chuẩn hay bắt buộc nào Các công ty chứng khoán, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của mình sẽ có các quy trình nghiệp vụ riêng, phù hợp. Tuy nhiên, trên giác độ chung nhất, bất kỳ một công ty chứng khoán nào có hoạt động tự doanh cũng đều có những bộ phận chuyên gia nghiên cứu phân tích để đưa ra các dự đoán có các tác động trực tiếp tới các quyết định đầu tư Bộ phận nghiên cứu đầu tư của SSI tập trung vào việc nghiên cứu và dự đoán các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến việc đầu tư như lãi suất, tỷ giá, dự đoán khuyng hướng biến động của toàn thị trường nói chung cũng như phân tích và dự đoán sự phát triển hay tăng trưởng trong tương lai của từng ngành, khu vự kinh doanh cụ thể Quy trình hoạt động tự doanh được chia thành một số bước sau:
1.2.1.Xác định mục tiêu đầu tư
Trong việc đầu tư chứng khoán thì phải xác định rõ mục tiêu đầu tư chứng khoán là gì Vì vậy mới có sự cố gắng để đạt được mục tiêu đề ra Sau đây là một số mục tiêu đầu tư của công ty:
-Bảo toàn số vốn với số lượng vốn ban đầu và sức mua của nó không thay đổi nếu thị trường có biến động.
-Có lợi tức dù trong hoàn cảnh nào của nền kinh tế
-Thời gian đầu tư: Không có nguy cơ rủi ro, biểu hiện là chứng khoán sẽ không bao giờ bị đáo hạn khi người đầu tư còn muốn giữ nó.
-Dễ bán ngay khi được giá hoặc khi người đầu tư không muốn giữ.
1.2.2 Khai thác tìm kiếm các cơ hội đầu tư
Sau khi xây dựng được mục tiêu đầu tư của công ty, bộ phận tự doanh sẽ triển khai tìm kiếm các nguồn hàng hóa, cơ hội đầu tư theo mục tiêu đã định.
Công việc này đòi hỏi mỗi cán bộ tự doanh phải mất công sức khá lớn để tìm kiếm và phát triển cơ hội đầu tư tốt nhất.
1.2.3 Phân tích cơ hội đầu tư
Trong giai đoạn này, bộ phận tự doanh có thể kết hợp với bộ phận phân tích trong công ty tiến hành thẩm định, đánh giá chất lượng của các khoảnđầu tư Kết quả của giai đoạn này sẽ là những kết luận cụ thể về việc công ty có nên đầu tư hay không và đầu tư với số lượng, giá cả bao nhiêu thì hợp lý.
Cụ thể có các bước phân tích sau:
Phân tích cơ bản là một trong những phương pháp phân tích chứng khoán được sử dụng rất phổ biến Các nhà đầu tư theo cách tiếp cận này thường quan tâm nhiều tới các thông số cơ bản của một công ty như tốc độ tăng trưởng doanh số và lợi nhuận, từ đó rút ra những kết luận về giá trị thực tế sau đó nhà đầu tư có quyết định mua hay không
Phân tích vĩ mô nền kinh tế:
Bao gồm các vấn đề phân tích sau:
Phân tích tình hình kinh tế- chính trị- xã hội trong nước và quốc tế.
+ Mức tăng trưởng kinh tế của các nước nắm quyền chi phối nền kinh tế trên thế giới.
+ Mức tăng tưởng kinh tế của các nước trong khu vực
+ Mức tăng trưởng của các nước có tỉ trọng giao dịch thương mại lớn đối với quốc gia và trực tiếp đối với SSI Như đối với Việt Nam thì thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Trung Đông
+ Môi trường kinh té chính trị của Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư của tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư nước ngoài.
+ Chính sách tiền tệ và các chính sách tài khóa có tác động rất lớn tới quyết định đầu tư
+ Chính sách pháp luật như tính đồng bộ của hệ thống luật pháp, tính khả thi của hệ thống pháp luật, tính hiệu quả của hệ thống pháp luật Hiện tại ở Việt Nam, sự ra đời của Luật chứng khoán 2006, là một điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán Và nó cũng tạo điều kiện quan trọng cho các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức nước ngoài, các quỹ đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam
+ Phân tích yếu tố văn hóa xã hội và môi trường tự nhiên
Bao gồm các vấn đề sau:
+ Thực trạng của ngành trong nền kinh tế
+ Trình độ công nghệ của ngành: công nghệ của công ty sản xuất đóng vai trò khá quan trọng vì nó là phương tiện trực tiếp tạo ra sản phẩm cung cấp ra thị trường giúp cho doanh nghiệp tồn tại. + Chiến lược phát triển của ngành: Nó cho biết sự phát triển trong tương lai của ngành như thế nào Qua đó dự đoán được tốc độ tăng trưởng của công ty trong ngành Qua đó phân tích được triển vọng của ngành để có thể dự đoán được tương lai.
+ Quy mô thị trường và thị phần của những đối tượng lớn
+ Triển vọng phát triên của ngành Điều nay thể hiện thông qua chính sách vĩ mô của chính phủ trong việc phát triển ngành này như thế nào, và cơ hội của ngành này trong giai đoạn mở cửa và hội nhập.
Phân tích chung về doanh nghiệp
+ Lịch sử của doanh nghiệp Đôi khi việc nghiên cứu quá khá của doanh nghiệp là điều rất có ích để có thể hiểu rõ được chiến lược phát triển của SSI hiện nay và trong tương lai Đem lại cho người phân tích cái nhìn toàn diện hơn về doanh nghiệp
Tại SSI, trên con đường hướng tới sự thành công và phát triển của khách hàng, hiểu rằng chất lượng và hiệu quả dịch vụ luôn gắn liền với trình độ và năng lực của đội ngũ nhân sự Trong bối cảnh nền tài chính Việt Nam đang trên đà liên tục phát triển, SSI luôn nỗ lực tuyển dụng, đào tạo và hoàn thiện nguồn nhân lực bao gồm những cá nhân xuất sắc nhất, với bề dày kinh nghiệm từ các tập đoàn quốc tế và nội địa SSI cũng luôn chú tâm xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, khuyến khích nhân viên phát huy tối đa năng lực bản thân và khả năng sáng tạo, nhằm đem lại lợi ích và sự hài lòng tối đa cho khách hàng Vì vậy, cùng với danh tiếng và thương hiệu SSI, nguồn nhân lực chất lượng cao chính là tài sản quý giá nhất của công ty.
+ Vốn và cơ cấu vốn
-Quá trình tăng vốn của doanh nghiệp: cần tìm hiểu vốn hiện tại cũng như nhu cầu tăng vốn trong thời gian tới
-Vốn chủ sở hữu, thặng dư vốn, lợi nhuận: nếu doanh nghiệp có lợi nhuận lớn và tỷ lệ vay nợ hiện tại cao thì nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ tăng vốn để giảm bớt chi phí vay.
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
Cần phân tích các chỉ số như
-EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu, chỉ số cho biết khả năng sinh lợi của công ty trên mỗi cổ phần của cổ đông đóng góp là bao nhiêu.
-P/E: Price/EPS, cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cho mỗi cổ phiếu cao hơn mức thu nhập hiện tại là bao nhiêu lần
Phương pháp thực hiện đầu tư theo nghiệp vụ tự doanh
Phương pháp đầu tư theo Warren Buffett
Thực hiện theo các nguyên tắc:
-Đầu tư vào công ty chứ không đầu tư vào cổ phiếu
-Đầu tư theo giá trị thực: Những câu hỏi Warren Buffett đặt trước khi quyết định chọn công ty (cổ phiếu) để đầu tư
-Chọn thời điểm mua, bán
Phương pháp đầu tư theo Benjamin Graham Đầu tư theo ba chỉ tiêu chính của Benjamin Graham:
-Chỉ tiêu lợi nhuận/ Doanh thu
Phương pháp đầu tư theo William J.Oneil Đầu tư theo tiêu chuẩn (CANSLIM):
C: lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của quý gần nhất
A: sự gia tăng lợi nhuận hàng năm
N: sản phẩm mới, sự quản lý mới, giá cổ phiếu đạt mức giá cao mới
S: tình hình cung và cầu
L: cổ phiếu dẫn đầu và cổ phiếu tụt hậu
I: sự ủng hộ của các định chế tài chính và đầu tư
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN SSI
Vài nét về công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn SSI
Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI - HOSE) là định chế tài chính hàng đầu và uy tín trên thị trường Việt Nam Với tiềm lực tài chính vững mạnh, đội ngũ cán bộ hùng hậu, chuyên nghiệp, SSI luôn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ vượt trội và luôn đảm bảo tối đa lợi ích cổ đông SSI là công ty chứng khoán có mạng lưới hoạt động rộng tại những thành phố lớn như Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nha Trang, Vũng Tàu.
SSI thu hút được không những sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước, mà còn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài danh tiếng Một số khách hàng tiêu biểu của SSI là Morgan Stanley, HSBC, Vinamilk, Hoàng Anh Gia Lai, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex, Credit Suisse, BIDV, ANZ, Tập đoàn C.T Group, Prudential VN, Deutsche Bank,
Bên cạnh đó, SSI luôn là cửa ngõ vào thị trường Việt Nam của các nhà đầu tư quốc tế với nhiều họat động kết nối Đặc biệt, hội nghị Gateway to Vietnam - sự kiện thường niên của SSI luôn là sự kiện tài chính gây tiếng vang lớn trong giới tài chính trong nước, quốc tế, quy tụ đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và hàng trăm nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đi cùng với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống công nghệ thông tin trong ngành tài chính, SSI cũng đã có những bước chuyển mình cơ bản để nhanh chóng đối mặt với những thách thức, đồng thời đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai như tái cấu trúc về công nghệ để duy trì hệ thống hạ tầng ổn định, bảo mật, an toàn đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các hoạt động kinh doanh hàng ngày.
Nhận thức rất rõ những khó khăn trong thời gian tới, SSI luôn sẵn sàng đối mặt với những thách thức và nắm bắt, hiện thực hóa các cơ hội để công ty tiếp tục phát triển lớn manh.
Hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn SSI
- Dịch vụ chứng khoán: Sản phẩm, dịch vụ cơ bản đối với chứng khoán niêm yết như mở tài khoản giao dịch; môi giới, tư vấn, giao dịch, thực hiện lệnh, thanh toán tiền, lưu ký, và hỗ trợ chuyển nhượng đối với chứng khoán chưa niêm yết.
Sản phẩm dịch vụ tài chính hợp tác đầu tư chứng khoán và hỗ trợ khách hàng giao dịch chứng khoán.
Sản phẩm dịch vụ giao dịch điện tử gồm có Smart Trading, Web Trading, Contact Center, SMS
Sản phẩm báo cáo nhận định thị trường, phân tích ngành, phân tích cổ phiếu, tổ chức đi thăm các công ty niêm yết, tổ chức hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư… đáp ứng nhu cầu của khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân
-Quản lý quỹ: Huy động và quản lý các quỹ đầu tư trong nước, các quỹ đầu tư nước ngoài
-Quản lý danh mục đầu tư: Bao gồm quản lý danh mục đầu tư toàn bộ và quản lý danh mục đầu tư chỉ định cho các khách hàng tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
-Tư vấn đầu tư: Tư vấn đầu tư cho các khách hàng tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
-Dịch vụ ngân hàng đầu tư: Tư vấn tài chính doanh nghiệp: Định giá doanh nghiệp, tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, mua bán và sát nhập, chia tách giải thể doanh nghiệp
-Tư vấn huy động vốn trên thị trường vốn trong và ngoài nước, bao gồm thị trường chứng khoán và thị trường nợ: tư vấn cổ phần hóa, tư vấn và bảo lãnh phát hành ( Phát hành lần đầu ra công chúng, phát hành riêng lẻ), tư vấn niêm yết tư vấn phát hành các sản phẩm cấu trúc và phái sinh
Nguồn vốn và kinh doanh tài chính: Kinh doanh nguồn vốn bao gồm các hoạt động đầu tư vốn thông qua các Hợp đồng tiền gửi, ủy thác, repo, hợp tác đầu tư, mua bán giấy tờ có giá lãi suất cố định…và các loại giao dịch được cơ cấu đặc biệt khác
-Dịch vụ liên quan đến trái phiếu: Môi giới, hỗ trợ thực hiện hóa các nhu cầu mua bán của nhà đầu tư thông qua phương thức đấu thầu, bảo lãnh phát hành trái phiếu
-Dịch vụ thiết kế, xây dựng các sản phẩm cấu trúc linh hoạt để tận dụng tối đa các nhu cầu vay vốn cũng như đầu tư vốn của thị trường với mức lãi suất hấp dẫn và thời hạn phù hợp.
Thực trạng hoạt động tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán SSI
2.3.1 Thực trạng nguồn vốn tự doanh của SSI Được thành lập với vốn điều lệ ban đầu 6 tỷ đồng, cung cấp hai nghiệp vụ chính: dịch vụ chứng khoán và tư vấn đầu tư, SSI đã trở thành tổ chức tài chính hàng đầu thực hiện sứ mệnh kết nối vốn và cơ hội đầu tư
Thành tựu đạt được Năm Quá trình tăng vốn
SSI được vinh danh là thành viên tiêu biểu tại HNX và top 2014
10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất tại
Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2014 do tạp chí Forbes trao tặng.
Tiếp tục nhận được các giải thưởng quan trọng do Asia
Asset, Finance Asia trao tặng năm 2014.
Công ty môi giới tốt nhất Việt
Nam do The Trade Asia trao tặng.
SSI được vinh danh là thành viên tiêu biểu tại HNX và Top
10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất tại
Top 500 Doanh nghiệp Tư nhân lớn nhất Việt Nam
Top 1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (V1000)
Brokers Poll 2013 với 24 giải thưởng danh giá.
Vinh danh tại Asia Asset
Management Awards với 3 danh hiệu: “Công ty
Quản lý Quỹ tốt nhất Việt
2013 01/03/2013: SSI tăng vốn điều lệ lên 3,537,949,420,000 VND
Nam” năm 2013, “Tổng Giám đốc của năm” cho bà Lê Thi
Lệ Hằng – Tổng giám đốc
Công ty Quản lý Quỹ SSI trong năm 2013, “Giám đốc Đầu tư của năm 2013” cho ông Nguyễn Thanh Tùng –
Phó Tổng giám đốc Công ty
The Asset trao tặng giải thưởng: “Ngân hàng Đầu tư tốt nhất Việt Nam” 2013 và
“Nhà Tư vấn tốt nhất Việt
Nguồn vốn & Kinh doanh tài chính.
"Nhà Tư vấn tốt nhất Việt
8/2012: SSI là công ty duy nhất của Việt Nam nhận được giải thưởng "Công ty Quản lý Quỹ tốt nhất Việt Nam"
2012 30/01/2012: SSI tăng vốn điều lệ lên 3,526,117,420,000 VND
SSI vinh dự đón nhận Huân
Chương Lao Động Hạng Ba cho những thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển Thị trường chứng khoán giai đoạn 2000 – 2010, góp phần vào sự nghiệp xây dựng
Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
SSI chính thức có chiến thắng kép khi đạt hai giải thưởng
“Ngân hàng Đầu tư tốt nhất
Việt Nam” và “Nhà Môi giới tốt nhất Việt Nam” do
SSI là Công ty duy nhất đạt được 2 giải thưởng của The
Asset, bao gồm: “Ngân hàng Đầu tư tốt nhất” và “Nhà Tư vấn tốt nhất”.
Suisse, SSI đã tư vấn phát hành thành công trái phiếu quốc tế lãi suất cao đầu tiên trên thị trường của HAG với tổng giá trị huy động là 90 triệu USD Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp tư nhân
VN tham gia huy động thành công vốn trên thị trường vốn quốc tế.
07/2011: Tư vấn thành công đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của
Petrolimex – đợt IPO thành công lớn thứ nhì của năm
2011 về giá trị vốn huy động
03/2010: Tư vấn thành công đợt chào mua công khai đầu tiên trên TTCKVN giữa công ty CP Thủy sản Hùng Vương
(HVG) và Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản An
11/2010: Hội thảo “Gateway to Vietnam" lần thứ hai được tổ chức, thu hút sự tham gia của hơn 600 nhà đầu tư tổ chức trong nước và quốc tế, mang đến cho các nhà đầu tư cái nhìn tổng thể về tiềm năng của thị trường Việt Nam và khối doanh nghiệp tư
2010 03/03/2010: SSI tăng vốn điều lệ lên 1,755,558,710,000 VND
18/5/2010: SSI tăng vốn điều lệ lên 3,511,117,420.000 VND nhân.
SSI nằm trong danh sách 10 doanh nghiệp tư nhân đóng thuế nhiều nhất
SSI được Finance Asia trao giải “Nhà Môi giới tốt nhất
Việt Nam”, “Nhà Tư vấn tốt nhất Việt Nam” lần thứ 3 liên tiếp và là Công ty đầu tiên được nhận giải “Ngân hàng Đầu tư tốt nhất Việt Nam”
Công ty Quản lý Quỹ SSI
(SSIAM) trở thành Công ty
Quản lý Quỹ đầu tiên tại Việt
Nam nhận giải thưởng “Best
House” của tạp chí Asian
03/07/2009: SSIAM là công ty đầu tiên được cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài.
09/09/2009: SSI chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu với tầm nhìn mới, diện mạo mới.
10/2009: Thực hiện thành công đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi lớn nhất năm
2009 cho Công ty CP Hoàng
11/2009: Hội thảo “Gateway to Vietnam” lần đầu do SSI và EuroMoney đồng tổ chức gây tiếng vang lớn thu hút hang tram nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham dự, đã giới thiệu một cách thuyết phục các cơ hội đầu tư tiềm năng tại VN.
2009 30/01/2009: SSI tăng vốn điều lệ lên 1.533.334.710.000 đồng.
Quỹ SSI (SSIAM) và Daiwa
SMBC Capital ký thỏa thuận thành lập và quản lý Quỹ đầu tư DSCAP – SSIAM Vietnam
– quỹ nước ngoài duy nhất tại
VN đến thời điểm này
SSI được Finance Asia trao giải “Nhà Môi giới tốt nhất
Việt Nam” và “Nhà Tư vấn tốt nhất Việt Nam” lần thứ 2 liên tiếp
01/2008: Thực hiện thành công đợt phát hành cổ phiếu lớn nhất năm 2008 cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai
06/2008: Daiwa trở thành cổ đông chiến lược của SSI.
09/2008: Khối Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư được thành lập.
25/12/2008: Thực hiện thành công đợt đấu giá thành công nhất năm 2008 cho
Ngân hang Công thương Việt
SSI được tạp chí danh tiếng
Finance Asia trao giải “Nhà
Môi giới tốt nhất Việt Nam”
03/3/2008: SSI tăng vốn điều lệ lên 1.199.998.710.000 đồng.
16/4/2008: SSI tăng vốn điều lệ lên 1.366.666.710.000 đồng.
04/2007: Thực hiện thành công đợt IPO cho DPM (Tổng
Công ty Cổ phần Phân bón và
Hóa chất Dầu khí), là đợt IPO có quy mô lớn nhất và thành công nhất năm 2007 với
4.565 nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá Đây cũng là đợt IPO có khối lượng cổ phần chào bán lớn nhất từ khi TTCKVN thành lập tính
2007 07/2007: SSI tăng vốn điều lệ lên799.999.170.000 VNĐ đến 2007.
06//2007: Thực hiện thành công đợt chào bán riêng lẻ lớn nhất đối vơi công ty tư nhân cho MPC (Công ty CP
Tập đoàn Thủy sản Minh
07/2007: ANZ trở thành cổ đông chiến lược của SSI.
03/08/2007: Công ty Quản lý Quỹ SSI, Công ty TNHH
MTV của SSI được thành lập.
29/10/2007: SSI chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch
Chứng khoán TP Hồ Chí
11/2007: Thành lập Quỹ tầm nhìn SSI là quỹ thành viên nội địa với quy mô 1.700 tỷ đồng
– quỹ đầu tư nội địa có quy mô lớn nhất và thuộc top 10 quỹ đầu tư có giá trị lớn nhất trên thị trường
30/11/2006: Thực hiện thành công đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi đầu tiên trên TTCKVN cho chính
SSI, đi đầu trong việc mở ra một hình thức phát hành mới cho các công ty đại chúng và công ty niêm yết ngoài phát hành cổ phần thông thường.
15/12/2006: Cổ phiếu SSI đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
Hà Nội (nay là Sở Giao dịch
02/2006: SSI tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng
05/2006: SSI tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán có quy mô vốn lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt nam tại thời điểm đó
02/2005: Mở rộng hoạt động với 5 nghiệp vụ chính: Tư vấn 2005 2/2005: SSI tăng vốn điều lệ lên 26 tỷ đồng đầu tư chứng khoán, Môi giới chứng khoán, Tự doanh, Lưu ký chứng khoán và Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
10/03/2005: Tư vấn thành công đợt IPO của VSH (Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn
Sông Hinh) – Công ty thủy điện đầu tiên thực hiện IPO trên TTCKVN Đây cũng là đợt
IPO đầu tiên sử dụng dịch vụ repo.
06/2005: Hoạt động với 6 nghiệp vụ, trong đó nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán là nghiệp vụ được bổ sung.
12/2005: Thực hiện đợt bảo lãnh phát hành lớn nhất của
TTCKVN đến thời điểm này cho 5,4 triệu cổ phần SACOM
(Công ty CP Cáp & Vật liệu
6/2005: SSI tăng vốn điều lệ lên 52 tỷ đồng
2004 4/2004: SSI tăng vốn điều lệ lên 23 tỷ đồng
09/07/2002: Thành lập Chi nhánh tại Hà Nội, mở rộng hoạt động kinh doanh ra các tỉnh phía Bắc.
07/2001: SSI có 4 nghiệp vụ chính: Tư vấn Đầu tư chứng khoán, Môi giới Chứng khoán,
Tự doanh và Lưu ký Chứng khoán.
02/2001: SSI tăng vốn điều lệ lên 9 tỷ đồng
07/2001: SSI tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng
30/12/1999: SSI được thành lập, đặt trụ sở chính tại TP
HCM và hoạt động với hai nghiệp vụ: Môi giới Chứng khoán và Tư vấn Đầu tư
2000 30/12/1999: Vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng.
SSI đang có chiến lược tăng vốn điều lệ từ 4.273 tỷ lên 4.700 tỷ bằng cách: o Phát hành cổ phiếu thưởng trị giá 712 tỷ đồng (tăng 20% vốn điều lệ) từ nguồn vốn thặng dư và lợi nhuận để lại năm 2014 cho cổ đông hiện hữu o Phát hành cố phiếu theo chương trình chọn người lao động trị giá 100 tỷ đồng cho HĐQT, Ban kiểm soát, và nhân sự chủ chốt của SSI và các công ty con Việc phát hành nhằm mục đích gắn kết lợi ích của nhân viên và công ty cũng như để bổ sung thêm vốn lưu động cho công ty o Phát hành 10% cổ tức bằng cố phiếu, tương đương 427,3 tỷ đồng (427,7 triệu cổ phiếu) từ lợi nhuận giữ lại trong năm 2014 Tỷ lệ phát hành: 10:1, cứ 10 cổ phiếu đang sở hữu thì cổ đông được nhận cổ tức bằng một cổ phiếu. o Trong đại hội cổ đông cuối năm 2014, SSI đã công bố kế hoạch phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu trong năm 2015 Trong quý 1/2015, SSI đã phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu và công ty có kế hoạch phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu trong quý 2/2015, tương đương với 600 trái phiếu với mệnh giá 500 triệu đồng
2.3.2 Đánh giá hoạt động tự doanh của SSI
CTCP Chứng khoán Sài gòn (SSI) vẫn tiếp tục là công ty chứng khoán có tổng tài sản và danh mục đầu tư lớn nhất trong khối các công ty chứng khoán.
Tại thời điểm 30/6/2013, tổng tài sản của SSI lên đến hơn9.000 tỷ đồng, tăng 1.000 tỷ so với đầu năm.
Tiền và tương đương tiền của SSI đạt hơn 2.900 tỷ, tăng 964 tỷ so với đầu năm trong đó tiền của NĐT là 930 tỷ (tăng 236 tỷ so với đầu năm) Ngoài ra SSI còn có 1.592 tỷ đồng để dưới dạng đầu tư tài chính ngắn hạn, đây là khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng Tính chung lượng tiền của SSI khoảng 3.570 tỷ đồng.
Tuy nhiên nợ phải trả của SSI cũng tăng từ 2.677 tỷ đồng đầu năm lên 3.842 tỷ cuối quý 2 (tăng 43,5%), các khoản nợ này không có khoản nào là vay nợ ngân hàng, chủ yếu là khoản phải trả nhà đầu tư 1.900 tỷ khoản nhận ký quỹ ngắn hạn để thực hiện việc môi giới cho khách hàng và khoản phải trả hộ cổ tức, gốc và lãi trái phiếu (hơn 358 tỷ đồng trong khi số dư đầu năm chỉ 4 tỷ đồng).
Về tình hình đầu tư tài chính, SSI đầu tư hơn 1.360 tỷ vào công ty liên kết (tăng 150 tỷ so với đầu năm) SSI đã thoái sạch vốn tại ABT (chuyển sang cho PAN) và đầu tư mới vào BBC và VFG.
Ngoài ra công ty đầu tư gần 2.350 tỷ vào các cổ phiếu niêm yết, OTC và đầu tư dài hạn khác.
6 tháng đầu năm 2013, SSI đã mua thêm hơn 2 triệu cổ phiếuPVS, 950.000 cổ phiếu FPT, 455.950 cổ phiếu PVD, 146.460 cổ phiếu GAS SSI vẫn giữ nguyên tỷ lệ đầu tư tại VFMVF4 (14,2 triệu ccq, tương đương 17,6% vốn điều lệ của VF4); gần 2,5 triệu cổ phiếu TMT, 2,33 triệu cổ phiếu SVC và APC.
Danh mục đầu tư ngắn hạn của SSI tại ngày 30/6/2013
Nếu tính chung cả danh mục đầu tư dài hạn, SSI hiện đang nắm 2.897.300 cổ phiếu FPT (tăng gấp đôi so với lượng nắm giữ đầu năm).
Danh mục đầu tư dài hạn
Thành tựu và hạn chế
Từ công ty nhỏ nhất vươn lên lớn nhất
Thị trường chứng khoán Việt Nam khai trương hoạt động tháng 7/2000, từ đó đến nay, vai trò của thị trường chứng khoán đối với sự phát triển của nền kinh tế ngày càng lớn Trong năm
2014, tổng giá trị huy động vốn qua thị trường chứng khoán là 280.000 tỷ đồng, bao gồm: huy động vốn qua trái phiếu 241.000 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2013; huy động qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng và cổ phần hoá 26.000 tỷ đồng, phát hành riêng lẻ hơn 12.000 tỷ đồng Mức vốn hóa thị trường năm 2014 tăng 11,82% so với năm 2013, tương đương 31% GDP Thị trường chứng khoán đã trở thành kênh dẫn vốn dài hạn, cùng với kênh ngân hàng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng ở mức hợp lý Nhiều ý kiến đánh giá, nếu như không có kênh chứng khoán, Việt Nam khó có thể đạt mức tăng trưởng GDP năm 2014 là 5,98% và mức tăng 6,11% trong 6 tháng đầu năm 2015 Đồng hành cùng Thị trường chứng khoán Việt Nam, SSI được thành lập ngày 30/12/1999 với số vốn điều lệ ban đầu 6 tỷ đồng, hoạt động với hai nghiệp vụ: môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán Đến nay, SSI đã triển khai đầy đủ các nghiệp vụ của một công ty chứng khoán, vốn điều lệ được nâng lên gần 4.300 tỷ đồng.
Nỗ lực kinh doanh được ghi nhận trên bình diện quốc tế
Năm 2014, SSI đạt doanh thu 1.565 tỷ đồng, tăng 115%; lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 859,9 tỷ đồng, tăng162% so với năm 2013; Công ty đứng ở vị trí số 1 về thị phần môi giới tính chung trên toàn Thị trường chứng khoán Mặc dù phải đối mặt với áp lực từ thị trường tiền tệ khi lãi suất tiếp tục giảm mạnh,SSI vẫn đảm bảo được hoạt động kinh doanh nguồn vốn, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu giao dịch ký quỹ của nhà đầu tư Lựa chọn những sản phẩm có cấu trúc phù hợp và đầu tư hợp lý, Khối Nguồn vốn và kinh doanh tài chính SSI không những đảm bảo được thanh khoản, mà còn đóng góp tỷ trọng đáng kể trong lợi nhuận chung của Công ty SSI tiếp tục được vinh danh là Nhà tư vấn tốt nhất Việt Nam và Ngân hàng đầu tư tốt nhất Việt Nam do The Asset và FinanceAsia trao tặng SSI cũng đã mở rộng hợp tác với các ngân hàng để tạo ra những sản phẩm hỗ trợ nhà đầu tư vay vốn với chi phí thấp, cơ cấu linh hoạt, phù hợp với hoạt động giao dịch chứng khoán Công ty Quản lý quỹ SSI (SSIAM) đã đưa ra sản phẩ’m quỹ mở SSI - SCA và Quỹ ETF SSIAM HNX30, góp phần đa dạng hóa các sản phẩ’m của SSI, cung cấp thêm cho khách hàng kênh đầu tư mới bên cạnh kênh đầu tư truyền thống vào cổ phiếu. SSIAM tiếp tục giành được những giải thưởng danh giá như giải thưởng Công ty quản lý quỹ tốt nhất Việt Nam 2014 của Tạp chí The Asset, giải thưởng Công ty quản lý quỹ đầu tư tốt nhất Việt Nam 2014 do Tạp chí World Finance trao tặng Tháng 6/2015, SSI lần thứ hai nhận được giải thưởng "Nhà môi giới tổ chức tốt nhất Việt Nam" từ Alpha Southeast Asia Bên cạnh đó, SSI được Forbes Việt Nam bình chọn trong "Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất".
Với sự linh hoạt và nhạy bén, SSI đã thành công với vai trò là cầu nối vững chắc kết nối nguồn vốn đầu tư tới những doanh nghiệp cần vốn để phát triển.
Hệ thống quản trị và kiểm soát rủi ro được phát triển đồng bộ
Xác định kiểm soát rủi ro và quản trị công ty là một trong những nền tảng để phát triển bền vững, SSI luôn vận hành bộ máy với tôn chỉ minh bạch, hiệu quả, tạo nên nhiều giá trị cho nhà đầu tư, đồng thời linh hoạt thích ứng với những biến động của thị trường Bên cạnh đó, Công ty chú trọng kiểm soát chi phí, cân đối nguồn vốn, ổn định nguồn tiền, nâng cao tổng tài sản Năm 2014, lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu (ROE) của SSI đạt 13% so với mức 8% năm 2013; lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) tăng lên 8,4%; tổng tài sản đạt trên 8.000 tỷ đồng.
Thực tế, SSI đã triển khai một cách đồng bộ và có hệ thống các biện pháp quản trị công ty và quản trị rủi ro từ việc theo dõi, đánh giá, nhận định và dự báo thị trường, đến xây dựng chiến lược đầu tư, hệ thống hạn mức, cảnh báo và quy trình xử lý Công ty bảo đảm an toàn về quản lý thanh khoản, không phát sinh bất kỳ sự cố rủi ro nào Song song với đó, một bộ máy hỗ trợ được phối hợp nhuần nhuyễn, có chiến lược cụ thể và nghiệp vụ vững vàng, hạ tầng công nghệ được đầu tư tốt đã đóng góp lớn vào những thành tựu của Công ty Những nỗ lực của cả bộ máy SSI đã được Asiamoney đánh giá cao và trao giải thưởng "Công ty tốt nhất Việt Nam về quản trị doanh nghiệp năm 2014".
Tiếp tục sứ mệnh kết nối vốn và cơ hội đầu tư
Lãnh đạo SSI chia sẻ, Công ty sẽ tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa ra nhiều giải pháp công nghệ để không ngừng nâng cao thị phần môi giới cũng như phát triển các nghiệp vụ kinh doanh cốt lõi khác Năm 2015, Công ty đặt mục tiêu tạo lập các kênh phân phối ở nước ngoài để các công ty liên kết có thể giới thiệu và bán sản phẩm của Việt Nam ra thị trường thế giới Đã đến lúc, SSI nhìn xa hơn để khai thác tối đa lợi thế, hoàn thiện mình theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm vươn xa hơn ra những thị trường mới, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia Theo SSI, nguồn nhân lực vẫn luôn là yếu tố quan trọng mang lại sự khác biệt và tính cạnh tranh cho Công ty Cơ hội chia đều cho tất cả, nhưng một tổ chức có nguồn nhân lực vững chắc, nghiệp vụ chuyên môn tốt và luôn tràn đầy đam mê nhiệt huyết sẽ là tổ chức có nhiều khả năng chớp được cơ hội mới SSI sẽ tiếp tục tập trung phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng cao để sẵn sàng sát cánh, nắm bắt và tận dụng cơ hội.
Quan trọng hơn cả, để đánh giá hiệu quả của một bộ máy, phải thấy được sự phát triển bền vững của bộ máy cũng như khả năng đáp ứng nhanh với những biến động của thị trường Đây chính là điểm khác biệt mà SSI đã xây dựng trong 15 năm qua. Công ty sẽ tiếp tục theo đuổi trong những năm tới để hướng tới sự phát triển bền vững cho cả bộ máy và các bên liên quan.
Sứ mệnh của SSI được xác định ngay từ khi thành lập đó là
"Kết nối vốn và cơ hội đầu tư" Hội nghị Gateway to Vietnam - sự kiện thường niên của SSI là một trong những hoạt động hiện thực hóa sứ mệnh đó, giúp Công ty trở thành cửa ngõ vào thị trường Việt Nam của các nhà đầu tư quốc tế Tập thể SSI sẽ bằng mọi nguồn lực, tập trung mọi thế mạnh của đội ngũ giàu năng lực hiện có, tối ưu hệ thống công nghệ để thực hiện sứ mệnh đã đề ra.Trong giai đoạn tới, SSI còn rất nhiều việc phải làm, nhiều thử thách cần chinh phục, nhưng với sự ủng hộ và tin tưởng của cổ đông, khách hàng và các đối tác, Công ty tự tin tiếp tục cuộc hành trình để hướng tới những thành tựu cao hơn.
SV: Vũ Thùy Dương - CQ534669
-Kinh tế vĩ mô với hiều bất ổn đã và đang có những ảnh hưởng tiêu cực tới giá chứng khoán Bên cạnh đó, các doanh nghiệp niêm yết gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh khiến giá cổ phiếu sụt giảm Giá cổ phiếu biến động ảnh hưởng lớn đến giao dịch của công ty.
-Lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp, do đó gây áp lực cho việc giảm lãi suất cận biên và các hoạt động đầu tư tiền gửi của SSI.
-Ảnh hưởng của Thông tư 36/2014 tới việc cung cấp nguồn vốn cho Thị trường chứng khoán Với việc thực hiện thông tư 36/2014, nguồn vốn giải ngân cho các hoạt động đầu tư chứng khoán của tổ chức và cá nhân bị ảnh hưởng mạnh và điều này sẽ làm ảnh hưởng tới thanh khoản của thị trường.
-SSI đang nắm giữ 10.267.000 cổ phiếu công ty cổ phần cao su Hoàng Anh với giá trị sổ sách là 523,617 tỷ đồng và đang phải trích lập dự phòng 297,7 tỷ đồng cho khoản đầu tư này Các chuyên gia cho rằng SSI có thể sẽ phải tăng trích lập dự phòng cho khoản đầu tư vào cổ phiếu HNG trong thời gian tới.
PHẦN III: MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA
Môi trường pháp lý là yếu tố quan trọng gây tác động tới thị trường chứng khoán, nó có thể tạo ra những tác động tích cực tới thị trường nhưng ngược lại nó cũng có thể đem lại những tác động tiêu cực cho thị trường Thật vậy, một môi trường đầu tư với khung pháp lý hoàn chỉnh, chặt chẽ sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầ tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi để thị trường phát triển.
Các văn bản quy định thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán
3.1.1.Quy định của pháp luật về việc tách bạch hoạt động môi giới và tự doanh
Pháp luật quy định, trong quá trình thực hiện hoạt động tự doanh và hoạt động môi giới chứng khoán, công ty chứng khoán phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, công ty chứng khoán, công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của chính mình
Thứ hai, công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch trực tiếp với khách hàng và không được thu phí giao dịch của khách hàng trong trường hợp này
Thứ ba, trong trường hợp lênh mua/bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng tới giá của loại chứng khoán đó,công ty chứng khoán không được mua/bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mua/bán chứng khoán đó
Thứ tư, khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán cùng loại chứng khoán đó cho chính mình ở mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá của khách hàng trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện
Các nguyên tắc trên được thiết lập nhằm đẩm bảo tách bạch hai chức năng môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán của công ty chứng khoán qua đó đảm bảo lợi ích hợp pháp của khách hàng Nguyên tắc này xuất phát từ việc nhận thức ưu thế của công ty chứng khoán so với khách hàng khi tiến hành hoạt động đầu tư. Công ty chứng khoán là người hoàn toàn chủ động về thời điểm, phương thức mua bán Hơn nữa, họ lại là chủ thể có khả năng và điều kiên nắm bắt một cách chính xác tất cả các thông tin liên quan đến các lệnh mua/bán của khách hàng Chẳng hạn, khi nhận được các lệnh mua bán một loại chứng khoán với một số lượng lớn từ khách hàng, công ty chứng khoán có thể dự đoán được mức độ ảnh hưởng của các lệnh mua bán này đối với diễn biến giá cả của chứng khoán, từ đó công ty chứng khoán có thể ra quyết định đầu tư trước khách hàng một bước Đặc biệt là lệnh mua bán của khách hàng là người thuộc các công ty niêm yết nhưng không thuộc trường hợp phải công bố công khai Điều 53 Tự doanh chứng khoán ( Thông tư hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán)
1 Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch cho tài khoản của chính mình.
2 Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán phải được thực hiện với danh nghĩa chính mình, không được mượn danh nghĩa của người khác hoặc thực hiện với danh nghĩa cá nhân hoặc cho người khác sử dụng tài khoản tự doanh.
3 Các trường hợp sau không được coi là tự doanh chứng khoán: a) Mua, bán chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch; b) Mua, bán cổ phiếu quỹ.
4 Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình.
5 Công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch thỏa thuận với khách hàng.
6 Trong trường hợp lệnh mua, bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của loại chứng khoán đó, công ty chứng khoán không được mua, bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mua, bán chứng khoán đó.
7 Khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán cùng chiều cùng loại chứng khoán đó cho mình ở mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá của khách hàng trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện.
Giữa hoạt động tự doanh và hoạt động tư vấn đầu tư, pháp luật quy định công ty chứng khoán phải thông báo cho khách hàng các giao dịch mà mình là một bên của giao dịch đó Quy định này nhằm đảm bảo tính khách quan trong quá trình tư vấn đầu tư cho khách hàng, tránh tình trạng công ty chứng khoán dụ dỗ, lôi kéo khách hàng mua bán chứng khoán để trục lợi cho mình Quy định của pháp luật là như vậy nhưng trên thực tế hầu như chưa có công ty chứng khoán nào tuân thủ quy định này
3.1.2.Quy định của pháp luật về vai trò điều tiết thị trường của công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán tham gia thị trường với tư cách là nhà đầu tư có tổ chức, có năng lực tài chính mạnh và có kinh nghiệm thị trường Ở thị trường chứng khoán của các nước phát triển, công ty chứng khoán còn có vai trò của nhà tạo lập thị trường Từ sau cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán thế giới ngày28/10/1929, chính phủ các nước đã ban hành những luật lệ bổ sung cho hoạt động của thị trường chứng khoán, trong đó đòi hỏi một sự phối hợp giữa nhà nước với các thành viên tham gia sở giao dịch chứng khoán nhằm ngăn chặn những cuộc khủng hoảng giá chứng khoán có thể xảy ra trên thị trường Điều này là hoàn toàn hợp lý vì hoạt động của công ty chứng khoán phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình hoạt động của thị trường, khi thị trường chứng khoán khủng hoảng thì không những nền kinh tế ảnh hưởng mà ngay cả quyền lợi của nhà đầu tư, các công ty chứng khoán cũng bị ảnh hưởng Theo quy định của các nước, các công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh phải dành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua chứng khoán khi giá giảm và bán chứng khoán dự trữ khi giá lên quá cao nhằm góp phần điều tiết và bình ổn giá trên thị trường Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay chưa có quy định này.Cũng vì một phần bởi nguyên nhân này mà cuộc khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra năm 2007 đã tác động nghiêm trọng đến thị trường chứng khoán Việt Nam khi gia chứng khoán liên tục sụt giảm mà không có biện pháp can thiệp nào tỏ ra có hiệu lực Trong bối cảnh đó, Nhà nước đã thực hiện tất cả các giải pháp gồm cả giải pháp dài hạn và ngắn hạn trong đó huy động Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước đứng ra mua cổ phiếu nhằm cứu vãn tình trạng ban tháo cổ phiếu, vực dậy tâm lý các nhà đầu tư Vào giai đoạn này, các công ty chứng khoán Việt Nam thay vì thực hiện vai trò của nhà trung gian bình ổn, điều tiết thị trường thì lại liên tục bán tháo cổ phiếu Hiệp hội kinh doanh chứng khoán đã nhiều lần đứng ra kêu gọi, thậm chí Hiệp hội còn có ý định thông qua nghị quyết về việc nghiêm cấm các công ty chứng khoán không được bán ra Vì chưa có quy định nào bắt buộc công ty chứng khoán phải thực hiện chức năng điều tiết thị trường nên mới diễn ra tình trạng như vậy.
Mặc dù sự can thiệp của các công ty chứng khoán bị giới hạn và phụ thuộc vào nguồn vốn tự doanh và quỹ dự trữ chứng khoán nhưng việc tham gia điều tiết, bình ổn, dẫn dắt thị trường vẫn là chức năng có ý nghĩa rất quan trọng tác động trực tiếp đến tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường Do vậy, nếu pháp luật ghi nhận chính thức vai trò này sẽ góp phần tích cực làm cho thị trường phát triển an toàn, bền vững qua đó gián tiếp bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư.
3.1.3.Quy định của pháp luật về hoạt động tự doanh Điều 60 Luật chứng khoán quy định về: Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán
1 Công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây: a) Môi giới chứng khoán; b) Tự doanh chứng khoán; c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán; d) Tư vấn đầu tư chứng khoán.
2 Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
3 Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này, công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác.
Công ty SSI là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu cung cấp những dịch vụ trên, hoạt động tự doanh cùng với môi giới chứng khoán là hai nghiệp vụ mang lại nguồn lợi lớn cho công ty Trong đó, Luật chứng khoán 2006 giải thích: “Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình”
Theo quy định hiện nay, những điều kiện và yêu cầu đối với công ty chứng khoán bao gồm điều kiện để hoạt động tự doanh, điều kiện về cơ sở vật chất của công ty chứng khoán phải đảm bảo các yêu cầu sau:
-Có trụ sở đảm bảo yêu cầu, đảm bảo an ninh, an toàn theo quy định
Ảnh hưởng của môi trường pháp lý đến hoạt động tự doanh chứng khoán
Yếu tố môi trường pháp lý có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tự doanh của các công ty chứng khoán Tùy từng luật chứng khoán của các nước khác nhau mà các công ty chứng khoán có sự khác biệt trong nghiệp vụ tự doanh chứng khoán Ví dụ: ở nước quy định mức vốn pháp định đối với nghiệp vụ tự doanh thì các công ty chứng khoán sẽ có các chiến lược khác nhau trong nghiệp vụ tự doanh
Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000 nhưng đến ngày 01/01/2007 Luật chứng khoán mới có hiệu lực áp dụng Đây cũng là một trong những lý do khiến hàng loạt các công ty chứng khoán đua nhau thành lập vào cuối năm 2006 Luật chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 song trên thực tế hành lang pháp lý cho hoạt động của công ty chứng khoán nói chung và hoạt động tự doanh nói riêng vẫn chưa đầy đủ và vững chắc Ngoài ra, hoạt động của công ty chứng khoán còn chịu sự chi phối của nhiều bộ luật như Luật ngân hàng tài chính, Luật doanh nghiệp, Luật thuế…Trong điều kiện các bộ luật đang trong quá trình hoàn thiện, do đó khó khăn đối vớ công ty chứng khoán là rất lơn Vì vậy, công ty chứng khoán phải tự xây dựng quy chuẩn hạn mức và điều chỉnh theo sự phát triển của công ty và thị trường.
Nhân tố môi trường pháp lý còn ảnh hưởng tới sự thành bại trong nghiệp vụ tự doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán Việc không chặt chẽ trong luật chứng khoán sẽ ảnh hưởng tới tự doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán Ủy ban chứng khoán nhà nước đã ban hành luật và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007 với việc hạn chế các công ty chứng khoán trong hạn mức tự doanh, các công ty chứng khoán sẽ không được các ngân hàng mẹ rót tiền vào hoạt động tự doanh như trước kia đã phần nào ảnh hưởng tới hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán có ngân hàng mẹ đỡ đầu
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về hoạt động kinh doanh của Công ty chứng khoán
Để có thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả, đòi hỏi phải có khuôn khổ pháp luật thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản pháp quy đầy đủ, rõ ràng, điều chỉnh các mặt hoạt động của thị trường chứng khoán và các chủ thể tham gia thị trường Trong đó công ty chứng khoán và nhà đầu tư là hai chủ thể giữ vai trò đặc biệt quan trọng quyết định sự ổn đinh, bền vững và phát triển của thị trường Đây là hai chủ thể có mối quan hệ biện chứng với nhau về lợi ích trong suốt quá trình tham gia thị trường Quyền lợi của hai chủ thể này vừa thống nhất vừa có khả năng xung đột lẫn nhau Vì vậy, việc pháp luật điều chỉnh hoạt động của hai chủ thể này phải được thực hiện trên những nguyên tắc nhất định:
Thứ nhất, đảm bảo tính kế thừa trong quá trình hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động động kinh doanh công ty chứng khoán để bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Hiện nay, hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung, pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán và nhà đầu tư nói riêng đã đạt được những thành tựu và kết quả quan trọng góp phần tạo nên những bước phát triển vượt bậc của Thị trường chứng khoán Việt Nam Theo đó, hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã tạo ra cơ sở pháp lý và môi trường minh bạch, an toàn để các chủ thể yên tâm tham gia thị trường từ đó khẳng định và làm tăng vai trò của thị trường chứng khoán tập trung – kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, góp phần cải thiện cơ cấu hệ thống tài chính, làm cho nền kinh tế bớt sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng; tạo cơ sở pháp lý làm tiền đề xây dựng hệ thống các tổ chức trung gian hoạt động trên thị trường chứng khoán (trong đó có công ty chứng khoán), các tổ chức lưu ký chứng khoán và ngân hàng chỉ định thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức này hoạt động kinh doanh, giao dịch chứng khoán Mặt khác, hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã duy trì và thể chế hóa nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong hầu hết các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán bằng việc thiết lập nên những nguyên tắc, yêu cầu, quy định mà các công ty chứng khoán phải tuân thủ nhằm mục đích hạn chế, giảm bớt xung đột lợi ích giữa công ty chứng khoán và nhà đầu tư. Pháp luật đặt ra các điều kiện chặt chẽ khi công ty chứng khoán khi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động, trong đó có các điều kiện về số vốn pháp định, về điều kiện đối với người lãnh đạo, quản lý, điều hành, người hành nghề kinh doanh, về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, về quy trình giao dịch, kiểm soát nội bộ Bên cạnh đó, trong suốt quá trình hoạt động công ty chứng khoán phải tuân thủ các quy định liên quan đến việc ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng; tách bạch tài khoản tự doanh của công ty chứng khoán với tài khoản giao dịch của khách hàng; ưu tiên lệnh của khách hàng trước lệnh của mình; nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kinh doanh chứng khoán tại công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên công ty; công bố thông tin trong trường hợp công ty chứng khón là một bên đối tác của khách hàng
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi để các công ty chứng khoán hoạt động ổn định, hiệu quả nhưng vẫn bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Công ty chứng khoán là một thiết chế trung gian không thể thiếu trên thị trường chứng khoán, với vai trò cầu nối bắt buộc giữa các nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán tập trung, công ty chứng khoán tham gia thị trường với tư cách là một chủ thể kinhh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán cho khách hàng Vì vậy cũng giống như tất cả các chủ thể kinh doanh khác, các quyền của họ phải được pháp luật ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ Mặc dù trong mối quan hệ với nhà đầu tư, công ty chứng khoán có những ưu thế nhất định và thậm chí có khả năng xung đột lợi ích song không phải vì thế mà pháp luật lại được quyền thiết lập những quy định được áp đặt, cấm đoán ảnh hưởng đến các quyền cơ bản của công ty chứng khoán Chẳng hạn, để hạn chế tình trạng công ty chứng khoán thành lập tràn lan, Nhà nước có thể thiết lập và ban hành quy định về điều kiện thành lập công ty chứng khoán theo hướng chặt chẽ và khắt khe hơn đối với năng lực của các chủ thể xin cấp phép,nhưng nếu các chủ thể này đáp ứng được tất cả các điều kiện của pháp luật thì các cơ quan quản lý vẫn phải cho phép họ được tổ chức thành lập và hoạt động Sự can thiệp, điều tiết của Nhà nước không phải là can thiệp duy ý chí mà phải tôn trọng các quy luật khách quan, bảo đảm sự dân chủ, tạo điều kiện cho công ty chứng khoán tự do, tự chủ trong hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật Kinh nghiệm của các nước cho thấy, quản lý thị trường chứng khoán nói chung, quản lý, giám sát mối quan hệ pháp lý giữa công ty chứng khoán và nhà đầu tư nói riêng là tạo ra sự minh bạch, công khai thông tin và kỷ luật thị trường nghiêm ngặt, đồng thời phải tuyên truyền, giáo dục các chủ thể tham gia thị trường những kiến thức tối thiểu về đầu tư chứng khoán.
Đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường
Một số thị trường chứng khoán sẽ không thể phát triển nếu như sản phẩm trên thị trường nghèo nàn, đơn điệu Vì vậy, điều kiện tiên quyết là cần phải xây dựng cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển của nhiều sản phẩm chứng khoán theo những lộ trình phù hợp.
Ngoài cổ phần phổ thông, chúng ta cần bổ sung thêm một số loại cổ phần ưu đãi nhằm làm đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường cổ phiếu như: cổ phần ưu đãi tích lũy, cổ phần ưu đãi không tích lũy, cổ phần ưu đãi tham dự chia phần,…để nhà đầu tư có nhiều lựa chọn theo nhu cầu của mình Trên cơ sở cổ phiếu, nên phát triển chứng khoán phái sinh là quyền mua cổ phần và chứng quyền Ngoài ra pháp luật cần quy định cụ thể hơn về tách, gộp cổ phần để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà phát hành có công cụ để đáp ứng đòi hỏi của thị trường từng thời kỳ “Việc tách cổ phần nhằm điều chỉnh cho giá thị trường của cổ phiếu hạ xuống, còn việc gộp cổ phần nhằm điều chỉnh cho giá thị trường của cổ phiếu tăng lên”
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán có liên quan mật thiết với thị trường bất động sản Các khoản cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam chủ yếu có bảo đảm bằng nhà, đất Sự “thăng trầm” của thị trường chứng khoán ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng Hiện nay thị trường bất động sản đang đóng bang Một trong những nguyên nhân là người có nhu cầu mua nhà không có nguồn tài chính Một trong những giải pháp dài hạn là phát triển các kênh hỗ trợ vốn cho người mua nhà Trong đó, chứng khoán hóa là một phương án hiệu quả.
“Chứng khoán hó là nghiệp vụ phổ biến trên thị trường vốn vay toàn cầu, theo đó một tổ chức bán tài sản phái sinh ra dòng tiền mặt cho một công ty khác được thành lập vì mục đích này, công ty này sẽ phát hành ra một trái phiếu Trái phiếu này được bảo đảm bằng dòng tiền mặt phát sinh từ tài sản gốc” Trong nghiệp vụ chứng khoán sẽ có hai giao dịch chính Giao dịch thứ nhất là chủ sở hữu gốc sẽ bán đứt (chuyển nhượng quyền sở hữu) tài sản phát sinh ra dòng tiền mặt (ví dụ như quyền đòi nợ từ hợp đồng vay, quyền yêu cầu thanh toán phí li-xăng ) cho một công ty có nghiệp vụ chứng khoán hóa (SPV) Giao dịch thứ hai là SPV sẽ phát hành trái phiếu được bảo đảm bằng tài sản được chuyển nhượng, cụ thể là dòng tiền mặt phát sinh từ tài sản này Như vậy, bằng nghiệp vụ chứng khoán hóa, một lượng vốn khổng lồ được huy động và rủi ro được phân tán Ngoài ra, cần phải đa dạng hóa kênh phân phối chứng khoán Ngoài phát hành riêng lẻ và chào bán chứng khoán ra công chúng, chúng tôi đề xuất pháp luật cần bổ sung thêm các phương thức phát hành linh hoạt khác đáp ứng yêu cầu thực tế của thị trường Ví dụ, phát hành cho nhà đầu tư có tổ chức, phương thức phát hành đăng ký linh hoạt,…Ngoài ra, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về thị trường OTC để bảo đảm thị trườngOTC là một thị trường giao dịch chính thức ở Việt Nam với những qui tắc đầy đủ và toàn diện.
Nâng cao chất lượng sản phẩm chứng khoán trên thị trường chứng khoán
Chất lượng của chứng khoán được thể hiện ở năng lực của nhà phát hành, độ tin cậy của chứng khoán, các cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư mà chứng khoán mang lại và những tiêu chí khác Hiện nay cơ sở pháp lý để xác định giá cổ phiếu chưa đầy đủ, do vậy việc xác định giá trị cổ phiều nhiều khi còn cảm tính và không có độ tin cậy cao Để khắc phục điều này, chúng tôi đề nghị cần sớm hoàn thiện các qui định pháp luật về định giá tài sản doanh nghiệp phù hợp với các chuẩn mực quốc tế hiện hành (nhất là các hướng dẫn của Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế). Tiếp đến, chất lượng của cổ phiếu còn được thể hiện ở quyền và lợi ích của cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số Để bảo đảm được điều này cần hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp liên quan đến quản trị doanh nghiệp theo hướng bảo đảm tính minh bạch, nâng cao vai trò của ban kiểm soát, xây dựng cơ chế ủy quyền (các cổ đông nhỏ ủy quyền cho một tổ chức chuyên nghiệp hoặc cổ đông lớn đại diện cho tiếng nói của mình trong công ty cổ phần) Thị trường trái phiếu hiện nay vẫn chủ yếu là trái phiếu chính phủ Trái phiếu doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn trên thị trường, chỉ chiếm 3% GDP Một trong những nguyên nhân này là chất lượng trái phiếu doanh nghiệp chưa cao Trước hết lãi suất và giá của trái phiếu chưa có độ tin cậy cao vì chưa được xác định trên cơ sở vững chắc Do vậy, cần qui định lãi suất trái phiếu được tính trên cơ sở lãi suất trái phiếu kho bạc nhà nước cộng/trừ một tham số nhất định và nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc hình thành đường cong lợi suất chuẩn Đồng thời, cần qui định điều kiện bắt buộc phải được định mức tín nhiệm đối với phát hành trái phiếu với qui mô vốn lớn hoặc có thời hạn vay dài hạn Mặc dù là chủ nợ, nhưng thông thường nhà đầu tư luôn luôn có vị trí bất lợi hơn nhà phát hành xuất phát từ sự bất cân xứng thông tin và thiếu cơ chế giám sát nhà phát hành sử dụng vốn Do vậy, cần phải hoàn thiện các qui định pháp luật về minh bạch hóa thông tin và các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư Ngoài ra, pháp luật cần hoàn thiện theo hướng qui định cụ thể quyền và trách nhiệm của đại diện người sở hữu trái phiếu nhằm bảo đảm đại diện người sở hữu trái phiếu có nhiều quyền năng trong việc giám sát việc sử dụng vốn của nhà phát hành, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của trái chủ Mặt trái của nghiệp vụ chứng khoán hóa, như đã thể hiện ở cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm
2008, là rất khủng khiếp nếu không kiểm soát chặt chẽ Do vậy, để có thể triển khai được nghiệp vụ chứng khoán hóa thì trước hết phải xây dựng cơ sở pháp lý để hình thành và cho đi vào hoạt động các SPV SPV có tư cách pháp nhân Tiếp đến là tiêu chuẩn hóa các tài sản được chứng khoán hóa, chủ thể được phép bán tài sản cho công ty nghiệp vụ chứng khoán hóa Các khoản vay dưới chuẩn không được phép chứng khoán hóa, ngoài ra cần buộc nhà phát hành phải giữ lại ít nhất 5% tổng giá trị tài sản gốc như là một nguồn quỹ phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư Qui trình nghiệp vụ chứng khoán hóa phải minh bạch rõ ràng, nhà phát hành phải công bố đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư, các bên có nghĩa vụ báo cáo với các cơ quan quản lý và thực hiện các thủ tục khác sao cho cơ quan quản lý có thể tiếp cận thông tin, hoặc can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu bất thường Trái phiếu hình thành từ nghiệp vụ chứng khoán hóa phải được xếp hạng tín nhiệm ở mức đầu tư trở lên mới được phát hành Ngoài ra chủ sở hữu gốc phải có nghĩa vụ thông tin đầy đủ về bản chất, tình trạng của tài sản gốc Trong trường hợp chủ sở hữu gốc cố ý che giấu thông tin, đưa thông tin sai sự thật về tài sản gốc thì phải mua lại tài sản gốc và bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan.
Duy trì hạn mức đầu tư và xây dựng cơ chế tự đánh giá rủi ro trong nội bộ nhà đầu tư có tổ chức
Nhà đầu tư có tổ chức là các định chế không thể thiếu trên thị trường chứng khoán, do vậy cần cho phép các nhà đầu tư từ ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư…tham gia vào thị trường chứng khoán Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro cho các tổ chức này và ngăn chặn rủi ro lây lan sang các chủ thể khác, thì cần tiếp tục duy trì và hoàn thiện các qui định về hạn mức đầu tư vào thị trường chứng khoán của các tổ chức này Ngoài ra, các nhà đầu tư có tổ chức phải tự xây dựng bộ máy hoặc cơ chế ngăn ngừa rủi ro bao gồm cả cơ chế tự soát xét thông tin liên quan đến chứng khoán mục tiêu mà không được lệ thuộc hoàn toàn vào thông tin, tư vấn của bên thứ ba.
Hình thành và phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro
Các công cụ phòng ngừa rủi ro phổ biến là hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai (hợp đồng giao sau), hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ và các chứng khoán tổng hợp Các công cụ này được sử dụng để phòng ngừa rủi ro giá cả Các công cụ phái sinh có thể được giao dịch trên thị trường chứng khoán và chủ yếu là trên thị trường OTC Trong đó, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai rất phổ biến trên thị trường Trong giai đoạn đầu, Việt Nam nên tập trung xây dựng và phát triển hai công cụ này “Quyền chọn là một hợp đồng cho phép người mua quyền được phép lựa chọn việc thực hiện hay không thực hiện việc mua hay bán một số lượng chứng khoán nhất định trước hoặc trong một khoảng thời gian xác định với một mức giá được xác định trước.Các hàng hóa cơ sở của hợp đồng quyền chọn có thể là cổ phiếu,trái phiếu, ngoại tệ, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hay chỉ số chứng khoán,…” Quyền chọn gồm có quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán Trong hợp đồng quyền chọn người mua quyền chọn có nghĩa vụ trả phí quyền chọn cho người bán quyền chọn. Phí quyền chọn là mức giới hạn tối đa thiệt hại của người mua quyền chọn Nghĩa là giả sử nếu người mua quyền chọn mua xét thấy giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện quyền mua giảm rất nhiều so với giá thực hiện quyền chọn nên không thực hiện quyền chọn thì sẽ mất phí quyền chọn Người bán quyền chọn phải thực hiện nghĩa vụ bán hàng hoặc mua hàng tùy thuộc vào loại hợp đồng quyền chọn khi người mua quyền chọn thực hiện quyền chọn “Hợp đồng tương lai là một hợp đồng mua hoặc bán hàng hóa được giao trong tương lai mà
-Theo giá tại thời điểm giao kết hợp đồng;
-Các bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng bao gồm giao hàng và thanh toán theo giá xác định;
-Được thiết kế để chấp nhận hoặc chuyển rủi ro;
-Được thanh toán bù trừ thông qua tổ chức thanh toán bù trừ trung gian;
-Hợp đồng được hoàn thành bằng việc giao hàng và thanh toán thực tế hoặc cân đối lời lỗ trước thời điểm giao hàng”
Không phải hàng hóa nào cũng có thể trở thành hàng hóa cơ sở cho hợp đồng tương lai Chỉ có những hàng hóa thỏa mãn những điều kiện luật định mới được giao dịch theo hợp đồng tương lai, thông thường là các hàng hóa có tính thanh khoản cao như cổ phiếu phổ thông, trái phiếu chính phủ, chứng chỉ quỹ, …và khối lượng giao dịch của chứng khoán cơ sở phải đạt được mức tối thiểu nhất định Bên mua và bên bán trong hợp đồng tương lai buộc phải đóng tiền bảo chứng (tiền ký quỹ) vào tổ chức thanh toán bù trừ.
Nếu xảy ra lỗ cho một hợp đồng tương lai thì tổ chức thanh toán bù trừ sẽ chuyển tiền từ tài khoản bảo chứng để bù đáp khoản lỗ, nếu số dư tiền bảo chứng không đủ đạt mức tối thiểu thì khách hàng phải nộp bổ sung cho đủ Nếu một hợp đồng tương lai có lãi, số tiền lãi sẽ được chuyển vào tài khoản bảo chứng của khách hàng Khách hàng có quyền rút số tiền này ra nhưng phải bảo đảm mức bảo chứng tối thiểu Hợp đồng tương lai có thể chấm dứt khi đáo hạn và các bên hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và thanh toán trên thực tế hoặc trước thời điểm giao hàng, một vị thế mở được đóng lại bằng cách ký một hợp đồng ở vị thế ngược lại Trong trường hợp này, số tiền bảo chứng còn lại không còn cần thiết và khách hàng có thể rút lại số tiền này Nội dung của hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai phải phù hợp với những qui tắc kinh doanh chung về loại hàng hóa cơ sở nếu không thị trường hàng hóa cơ sở có nguy cơ bị bóp méo Vì vậy pháp luật về chứng khoán phái sinh cần phải qui định rõ nguyên tắc này và trao cho cơ quan quản lý hoặc sở giao dịch có quyền buộc các bên phải sửa đổi nội dung của hợp đồng hoặc phải giao kết hợp đồng theo mẫu chuẩn do cơ quản lý hoặc sở giao dịch phát hành Tùy từng loại hợp đồng (quyền chọn hay tương lai) mà phải có những nội dung bắt buộc theo luật định Các hợp đồng này phải phản ánh được hoạt động của thị trường cơ sở và không được có các điều khoản ngăn cản việc giao hàng và thanh toán hoặc các điều khoản trái với luật hoặc tập quán kinh doanh thông thường liên quan đến hàng hóa cơ sở Ví dụ, giá của hợp đồng tương lai tại thời điểm đáo hạn phải phán ánh được giá thị trường của hàng hóa cơ sở.
Nâng cao năng lực và trách nhiệm của các công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán là một trong những trụ cột chính của thị trường chứng khoán, là một định chế tài chính trung gian kết nối nhà đầu tư với các chủ thể khác trên thị trường Pháp luật chứng khoán Việt Nam có khá đầy đủ các qui định điểu chỉnh tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường đã bộc lộ nhiều vấn đề Những vấn đề tồn tại trong tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán không những gây thiệt hại trực tiếp cho nhà đầu tư mà còn có nguy cơ gây ra rủi ro hệ thống Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật theo hướng nâng cao năng lực và trách nhiệm của công ty chứng khoán là rất cần thiết.
Thứ nhất, cần nâng mức vốn pháp định của công ty chứng khoán: Hiện nay mức vốn pháp định của công ty chứng khoán được quy định tại điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/7/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán: Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng; tự doanh chứng khoán là 100 tỷ đồng; bảo lãnh phát hành chứng khoán là
165 tỷ đồng và tư vấn đầu tư chứng khoán là 10 tỷ đồng Mức vốn pháp định quá thấp dẫn đến một thực trạng là khi thị trường chứng khoán gặp khó khăn, một loạt các công ty chứng khoán làm ăn thua lỗ và có nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản “Theo công bố của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), tính đến hết năm
2011, cả nước có 65/105 công ty chứng khoán báo lỗ, 71/105 công ty chứng khoán có lỗ lũy kế Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng cho biết, hoạt động của các công ty chứng khoán đạt hiệu quả kém, chỉ tiêu an toàn tài chính thấp, do đó, nếu không thực hiện tái cấu trúc triệt để (trong đó mấu chốt là tái cấu trúc hoạt động tài chính) thì các công ty chứng khoán - trụ cột chính của thị trường chứng khoán - sẽ không thể trụ vững và thực hiện được vai trò, vị trí và nhiệm vụ được giao” Như vậy, việc tăng mức vốn pháp định là bắt buộc nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty chứng khoán, đặc biệt đối với công ty chứng khón tự doanh và thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành.
Thứ hai, hoàn thiện các qui định pháp luật liên quan đến hoạt động môi giới của công ty chứng khoán: Hoạt động môi giới chứng khoán là hoạt động chủ yếu của các công ty chứng khoán của Việt Nam Hoạt động môi giới cũng được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm và có những qui định rất chi tiết tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho nghiệp vụ này “Tuy nhiên những quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động môi giới chứng khoán còn khá mờ nhạt và quá ít, thực tế chưa tạo được một cơ sở pháp lý chung nhất cho hoạt động môi giới phát triển” Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán hiện nay cho thấy các công ty chứng khoán xâm phạm quyền và lợi ích của nhà đầu tư là rất phổ biến “Các sai phạm chủ yếu mà nhà đầu tư hay tố nhân viên hành nghề chứng khoán là tự ý sử dụng tiền và chứng khoán của khách hàng, gây thua lỗ nghiêm trọng cho khách; tự ý rút tiền, chuyển chứng khoán từ tài khoản này sang tài khoản khác; tự ý dùng tài sản của khách hàng để cầm cố, thế chấp vay tiền; tư vấn cho khách một đằng,hành động một nẻo… Khi vấn đề bung vỡ (nhà đầu tư có đơn kiện đến cơ quan chức năng và gửi báo chí), nhưng công ty chứng khoán nơi sử dụng lao động thường có thái độ đổ hết lỗi cho nhân viên, quá trình xử lý vì thế thường nghiêng về phần thiệt cho nhà đầu tư là chính” Sở dĩ, xảy ra thực trạng này cũng xuất phát nguyên nhân chưa có bộ qui tắc hành nghề kinh doanh chứng khoán với những chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa những hành vi méo mó nêu trên Do vậy, cần sớm ban hành bộ qui tắc hành nghề kinh doanh chứng khoán là cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh hoạt động môi giới chứng khoán, trong đó phân định rõ trách nhiệm của công ty chứng khoán, người môi giới chứng khoán, nhân viên của công ty chứng khoán Đồng thời, cần phải tách bạch tài khoản của khách hàng để tránh tình trạng lạm dụng tài khoản của khách hàng để trục lợi “Các cơ quan quản lý cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, theo đó yêu cầu công ty chứng khoán quản lý tách bạch từng tài khoản của khách hàng, tạo cơ sở bảo vệ tốt hơn nữa quyền và lợi ích của nhà đầu tư chứng khoán”. Ngoài ra, các qui định của pháp luật về việc nhận lệnh và chuyển lệnh trên thị trường, mở tài khoản giao dịch và thời gian thanh toán, về phí và lệ phí trong hoạt động môi giới chứng khoán cần phải được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện
Thứ ba, hoàn thiện các qui định của pháp luật về tự doanh chứng khoán: Hoạt động tự doanh chứng khoán cũng là một nghiệp vụ quan trọng của công ty chứng khoán Các công ty tự doanh chứng khoán sẽ đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường giúp cho chứng khoán có tính thanh khoản cao Tuy nhiên, hiện nay hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán còn rất hạn chế Để phát triển hoạt động tự doanh trên thị trường, ngoài việc phải tăng vốn pháp định như đã nêu ở trên, cần phải giải quyết được những vấn đề sau: Tách biệt rõ ràng giữa nghiệp vụ môi giới chứng khoán và nghiệp vụ tự doanh chứng khoán; Pháp luật cần qui định rõ ràng và cụ thể những chuẩn mực ứng xử của công ty chứng khoán hoạt động tự doanh như: nghĩa vụ ưu tiên khách hàng; không được xung đột lợi ích với khách hàng, …Đồng thời cần phải có những chế tài nghiêm khắc và cụ thể xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động tự doanh Ngoài ra pháp luật liên quan đến các nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán của công ty chứng khoán cũng cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện nhằm bảo đảm nâng cao hiệu quả và trách nhiệm của công ty chứng khoán, bảo đảm cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững.
Thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam
Theo định nghĩa của ISOCO thì: “Định mức tín nhiệm là sự đánh giá được hiển thị bằng hệ thống hệ số tín nhiệm đã được thiết lập và xác định về khả năng thanh toán nợ của một chủ thể, một khoản nợ, một chứng khoán nợ hoặc của người phát hành các nghĩa vụ này” Với qui tắc “nhà phát hành thanh toán” và “công khai kết quả định mức tín nhiệm”, nhà đầu tư có thể đánh giá được khả năng trả nợ của người đi vay hoặc rủi ro tín dụng của chứng khoán nợ mà ra quyết định đầu tư mà không phải mất chi phí Xác định được hệ số định mức tín nhiệm còn giúp nhà phát hành xác định được mức lãi suất vay hợp lý, vừa phản ánh được mức độ rủi ro, vừa đảm bảo khả năng thanh toán nợ của nhà phát hành Vì vậy, để thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển, việc thành lập và cho đi vào hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm là điều kiện tiên quyết Cho đến nay, Việt Nam chưa có một văn bản qui phạm pháp luật nào qui định một cách chi tiết về tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm Do vậy, theo chúng tôi cần nghiên cứu và sớm ban hành một văn bản điều chỉnh về tổ chức hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm theo hướng:
-Tổ chức định mức tín nhiệm có tư cách pháp nhân và được tổ chức theo loại hình công ty trách nhiệm hữu
-Khống chế tỷ lệ nắm giữ cổ phần có quyền biểu quyết hoặc tỷ lệ vốn góp trong tổ chức định mức tín nhiệm;
-Qui định cụ thể về điều kiện thành lập tổ chức định mức tín nhiệm, chú trọng đến điều kiện vốn pháp định và nhân lực;
-Có cơ chế kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn ngừa xung đột lợi ích phát sinh từ hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm Ví dụ, cấm hoặc kiểm soát mối quan hệ kinh tế giữa tổ chức định mức tín nhiệm và/hoặc người có liên quan của tổ chức này với chủ thể được định mức tín nhiệm và/hoặc bên có liên quan của chủ thể này;
-Công khai, minh bạch về phương pháp, qui trình, kết quả định mức tín nhiệm;
-Tổ chức định mức tín nhiệm phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm và phải bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư Cần phải qui định chặt chẽ về tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm nhằm kiểm soát và hạn chế những rủi ro mà tổ chức này có thể gây ra cho nhà đầu tư và toàn bộ thị trường “Hệ số xếp hạng tín nhiệm không chính xác gây ra rủi ro hệ thống cho thị trường tài chính của Mỹ và là một trong những nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng tài chính ở Mỹ”.
Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, giám sát thị trường
Pháp luật cần trao cho cơ quan quản lý các công cụ quản lý hiệu quả và đặc thù, như tiêu chuẩn hóa thông tin thu thập, quyền thu thập thông tin từ bất kỳ bên liên quan nào, nghĩa vụ báo cáo ngay khi thực hiện giao dịch, hệ thống cập nhật thông tin tự động,quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra khi phát hiện giao dịch có bất thường Cơ quan quản lý có quyền can thiệp hoặc ngăn chặn các giao dịch hoặc hành vi gây phương hại đến thị trường Ví dụ trong quản lý thị trường phái sinh, cơ quan quản lý có quyền: áp đặt hạn mức dao động giá, yêu cầu tính thêm tiền bảo chứng, thanh khoản hoặc chuyển nhượng vị thế mở, đình chỉ hoặc rút gọn lại giao dịch,
…Cơ quan quản lý có quyền áp dụng các biện pháp chế tài như cảnh cáo, khiển trách, buộc trả lại các khoản thu bất chính, phạt vi phạm, áp đặt điều kiện giao dịch, áp đặt trình trạng nhất định, đình chỉ giao dịch, cấm giao dịch, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép, đề nghị áp dụng các biện pháp chế tài hình sự trong trường hợp nghiêm trọng Pháp luật cũng cần cho phép cơ quan quản lý được quyền khởi kiện một chủ thể nào đó ra tòa để buộc phải chịu trách nhiệm dân sự Như vậy, pháp luật cần qui định chi tiết và đầy đủ các biện pháp chế tài là công cụ hữu hiệu để cơ quan quản lý sử dụng quản lý và giám sát thị trường Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần sử dụng các biện pháp cưỡng chế nhiều khi chưa chắc đã bảo đảm hiệu quả quản lý Do vậy, nên đưa thêm cơ chế cảnh báo sớm, tức là cơ quan quản lý sẽ cảnh báo cho đối tượng quản lý về những sai phạm, rủi ro hoặc vấn đề khác để đối tượng quản lý điều chỉnh, khắc phục Cơ quan quản lý cũng có quyền và nghĩa vụ cảnh báo sớm cho toàn bộ thị trường và áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro.Ngoài ra, cần bổ sung thêm cơ chế tham vấn và đồng thuận, theo cơ chế này cơ quan quản lý và đối tượng quản lý sẽ cũng trao đổi và thống nhất các biện pháp mà đối tượng quản lý phải thực hiện nhằm tránh, hạn chế hoặc kiểm soát rủi ro Ngoài ra, để hỗ trợ cho hoạt động quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, cần xây dựng cơ chế pháp lý để các tổ chức tự quản bao gồm sở giao dịch chứng khoán, hiệp hội ngành nghề chứng khoán, trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán tham gia sâu vào hoạt động quản lý và giám sát thị trường chứng khoán Theo đó, các tổ chức tự quản này có quyền được ban hành qui chế điều chỉnh hoạt động của thành viên, giám sát hoạt động của các thành viên tham gia thị trường, điều tra các hành vi bất thường, và áp dụng một số biện pháp chế tài dưới sự giám sát của Ủy ban chứng khoán nhà nước.