1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần may nhà bè

84 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 2,31 MB

Cấu trúc

  • 2.4.1.1. Phân tích công việc (38)
  • 2.4.1.2. Thực trạng hoạt động tuyển dụng tại Công ty (39)
  • 2.4.1.3. Tình hình bố trí nhân sự tại Công ty (46)
  • 2.4.2. Phân tích thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty 48 1. Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (46)
  • 2.4.3. Phân tích thực trạng hoạt động duy trì nguồn nhân lực tại Công ty 52 1. Phân tích tình hình trả công lao động (50)
    • 2.4.3.2. Tiền thưởng, phụ cấp và các chế độ phúc lợi công ty (53)
  • 2.4.4. Nhận xét đánh giá về công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty (59)
    • 2.4.4.2. Công tác đào tạo (59)
    • 2.4.4.3. Công tác chi trả lương (60)
    • 2.4.4.4. Các khoản phụ cấp và thưởng theo lương (61)

Nội dung

Phân tích công việc

Phân tích công việc là một phần quan trọng trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực ở mỗi công ty Giúp xác định được các trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn, các tiêu chí khi thực hiện công việc,… từ đó nhà quản trị có thể tuyển được đúng người đúng việc và

SVTH : Nguyễn Mạnh Dũng đánh giá được đúng năng lực thực hiện của nhân viên (Nguồn: Trần Kim Dung, 2003, trang 68).

Nhận biết được vai trò và tầm quan trọng của phân tích công việc, Ban lãnh đạo đã xây dựng được bản mô tả công việc theo đúng tiêu chuẩn ISO đối với từng chức danh trong công ty Mỗi nhân viên ở các phòng ban đều có bản mô tả công việc trong đó có xác định rõ công việc mà nhân viên đó phải làm là gì, các mối quan hệ trong thực hiện công việc, những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn nhân viên của họ Cụ thể như: Công việc của người quản lý đào tạo và phát triển là hoàn thiện các chương trình đào tạo để phát triển tối đa các kỹ năng thực hiện công việc của người lao động phục vụ cho mục tiêu và chiến lược đầu tư kinh doanh của Công ty, công việc của người quản lý tuyển dụng là chịu trách nhiệm tìm kiếm và lựa chọn những ứng viên phù hợp với mục tiêu và chiến lược tuyển dụng của Công ty, quản lý hiệu quả công tác tuyển dụng trong công ty.

Thực trạng hoạt động tuyển dụng tại Công ty

Nguồn tuyển dụng: Là một trong những công ty sản xuất, kinh doanh hàng may mặc đứng đầu Việt Nam, Nhabeco không ngừng mở rộng qui mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm Nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng, lượng lao động làm việc trong Công ty ngày càng nhiều Để có thể tuyển được những ứng viên có năng lực và phù hợp với đòi hỏi của công việc, hiện nay Công ty đang sử dụng hai hình thức tuyển dụng chủ yếu đó là tuyển dụng nội bộ và tuyển dụng từ nguồn bên ngoài

Nguồn cung ứng nội bộ bao gồm những công nhân viên hiện đang làm việc trong công ty, những người đã từng làm việc tại công ty và những ứng viên do công nhân viên trong công ty giới thiệu Khi có nhu cầu tuyển dụng, Công ty sẽ thông báo tới toàn thể công nhân viên trong công ty, ứng viên nào thấy đủ khả năng thì sẽ tự ứng cử hoặc đề cử. Ban lãnh đạo và các phòng ban có nhu cầu tuyển dụng sẽ dựa vào tiêu chuẩn tuyển dụng để đưa ra quyết định tuyển chọn.

Trường hợp đặc biệt, tổng công ty có nhận một số con em của công nhân viên làm việc lâu năm, gia đình khó khăn vào làm công nhân may trong các xí nghiệp.

Nếu một phòng ban nào trong công ty có một vị trí trống, thì phòng tổ chức lao động sẽ xem xét những thành viên trong ban đó xem có ai có khả năng đảm đương và sẽ đưa vào vị trí đó hay tìm những ứng viên có tên trong danh sách nhân sự của công ty ( có thể cùng phòng hay khác phòng). Ưu điểm: đối với những người được tuyển từ nội bộ của công ty, họ nắm bắt rất rõ tình hình hoạt động của công ty, nên tiết kiệm được thời gian đào tạo lại và thời gian thích ứng của họ cũng nhanh so với người mới Điều này giúp làm tăng hiệu quả sản xuất, quan trọng là có thể tạo ra môi trường làm việc có tính cạnh tranh, phấn đấu trong nội bộ công ty góp phần nâng cao năng suất làm việc và hiệu quả công việc.

Nhược điểm: với cách tuyển dụng này dể xảy ra việc đố kị, chia rẽ nội bộ nhằm tranh giành quyền lực và làm mất đoàn kết có một số trường hợp khi một số người không nhận được vị trí như mong muốn thường tỏ ra bất mãn, ghanh ghét, đố kị với người được đề bạt, trọng dụng Đôi khi còn gây trở ngại và làm mất uy tín của người đề bạt Dẫn đến việc công việc bị trì trệ, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.

Tuyển dụng từ nguồn bên ngoài : Bên cạnh nguồn cung nội bộ, hàng năm Công ty còn tuyển một số lượng lớn công nhân viên từ bên ngoài doanh nghiệp Nguồn lao động này có được thông qua giới thiệu của các trung tâm giới thiệu việc làm, qua báo chí, internet, qua hội chợ việc làm và các trường Đại học.

Trung tâm giới thiệu việc làm: Công ty có liên kết với một số trung tâm giới thiệu việc làm, khi có nhu cầu tuyển dụng, công ty gởi thông báo cho các trung tâm đó và nhờ họ tìm kiếm các ứng viên.

Qua báo chí, internet: Đây là phương pháp hiện đang được sử dụng rộng rãi trong Công ty, phương pháp này được sử dụng để tìm kiếm các ứng viên có trình độ và các vị trí khó tìm Hàng năm Công ty có đăng quảng cáo, tuyển dụng trên các tờ báo Lao động , báo Thanh niên khoảng từ 3 đến 4 lần một năm Ngoài ra, hiện nay công ty còn đăng ký mở mạng tại 2 trang web việc làm : www.VietNamworks.com và www.Kiemviec.com. Thông qua hai trang web này Công ty có thể tìm kiếm được thông tin của tất cả các ứng viên và những vị trí thích hợp với yêu cầu tuyển dụng Nếu thấy phù hợp sẽ gọi điện cho họ đến nộp hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp tại công ty.

Ngoài ra, Công ty còn tuyển được một số lượng lớn lao động thông qua việc dán thông báo tại cổng Công ty trên thông báo sẽ ghi đầy đủ thông tin như: số lượng, hồ sơ dự tuyển bao gồm những gì, thời gian nộp hồ sơ…và thông qua giới thiệu của chính quyền địa phương Lượng lao động này chủ yếu là lao động phổ thông, họ thường tự tìm đến các công ty để xin việc làm.

Bảng 9: Nguồn cung ứng lao động của công ty

Nguồn tuyển dụng Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)

Yết thị trước cổng công ty 22 22

Trung tâm giới thiệu việc làm 18 18

Nguồn: Theo kết quả điều tra NBC Qua kết quả điều tra tại công ty (Bảng 9) ta thấy: Trong số những người được phỏng vấn, thì số người làm việc trong công ty do người quen giới thiệu chiếm tỷ trọng cao nhất 49%, do dán thông báo trước cổng chiếm 22%, qua trung tâm giới thiệu việc làm chiếm 18%, còn lại là thông qua báo chí, internet chỉ chiếm 11% trong tổng số.

Nhìn chung, nguồn cung ứng lao động của Công ty khá dồi dào Tuy nhiên, vẫn chưa khai thác được tối đa nguồn lao động từ bên ngoài thông qua các phương tiện quảng cáo như báo chí, internet Nguồn cung ứng lao động trong công ty chủ yếu vẫn là nguồn cung nội bộ do công nhân viên trong Công ty giới thiệu Do vậy, Công ty cần mở rộng hơn nữa các hình thức thu hút này để nâng cao hiệu quả tuyển dụng trong thời gian tới.

Quá trình tuyển dụng tại công ty

Hình 6 :quá trình tuyển dụng của công ty

Nguồn: Phòng tổ chức – lao động

Tiếp nhận xử lý hồ sơ

Thử việc và ra quyết định tuyển dụng

Mô tả quá trình tuyển dụng của NBC

Kế hoạch nhân sự: Định kì vào đầu năm trưởng bộ phận căn cứ vào chiến lược phát triển của công ty căn cứ vào chỉ tiêu của từng bộ phận, tiến hành lập nhu cầu tuyển dụng nhân sự và chuyển về phòng tổ chức lao động Trưởng phòng tổ chức lao động tổng hợp nhu cầu nhân sự của các bộ phận, lập kế hoạch nhân sự cho toàn công ty Kế hoạch này phải diễn dãi chi tiết số lượng công nhân viên phù hợp với chỉ tiêu, khối lượng và yêu cầu công việc trong kì sắp tới Sau đó kế hoạch nhân sự được trình cho tổng giám đốc kí hay phó giám đốc phụ trách về sản xuất kí duyệt và chấp nhận tùy theo qui mô và mức độ tuyển dụng Nếu được duyệt sẽ tiến hành thông báo tuyển dụng, ngược lại nếu không được duyệt thì trả lại cho trưởng bộ phận các phòng ban lập lại kế hoạch khác.

Thông báo tuyển dụng: sau khi xác định nhu cầu cần tuyển dụng, và nguồn tuyển dụng công ty ra thông báo tuyển dụng rộng rãi trong toàn công ty Thông báo tuyển dụng

SVTH : Nguyễn Mạnh Dũng được dán trước cổng công ty, gửi cho một số trung tâm tuyển dụng, đăng sách báo, website của công ty và một số trang web việc làm.

Tiếp nhận xử lý hồ sơ:

Hồ sơ xin việc nộp tại phòng tổ chức lao động từ 7h30 đến 10h30 sáng các ngày trong tuần Phòng tổ chức lao động sẽ tiến hành phân loại, xem xét hồ sơ của ứng viên đáp ứng đủ yêu cầu của công ty không Những hồ sơ hợp lệ sẽ được nhận, còn những hồ sơ không hợp lệ sẽ được trả lại cho người lao động bổ sung Đối với những lao động phổ thông thì những hồ sơ đạt yêu cầu thif được phỏng vấn và tiến hành đưa đi khám sức khỏe.

Tình hình bố trí nhân sự tại Công ty

Theo kết quả điều tra tại Công ty ta thấy: có tới 77% số người được phỏng vấn cho rằng công việc hiện tại cho phép họ sử dụng tốt các năng lực cá nhân, điều này thể hiện việc bố trí nhân sự tại Công ty là khá tốt, tuy nhiên vẫn còn một số ít lao động cho rằng công việc hiện tại không cho phép họ sử dụng tốt năng lực cá nhân.

Biểu đồ 7 dưới đây sẽ cho biết về mức đánh giá của người lao động đối với cách bố trí nhân sự của Công ty.

Biểu đồ 7 :Đánh Giá của Người Lao Động về Cách Bố Trí Nhân Sự Tại Công Ty

Nguồn tin: Kết quả điều tra NBCTheo biểu đồ 7, có tới 48% đáp viên đánh giá năng lực hiện tại của họ so với yêu cầu công việc là tương đối phù hợp, 29% cho rằng năng lực của họ phù hợp với yêu cầu công việc, 6% cho rằng rất phù hợp với yêu cầu công việc Nói chung tình hình bố trí công việc là tương đối phù hợp, tuy nhiên vẫn còn một số đáp viên cho rằng năng lực thực hiện của họ không phù hợp với yêu cầu công việc, điều này có nghĩa là yêu cầu công việc cao hơn hoặc thấp hơn so với năng lực của họ Do đó, Công ty cần phải bố trí công việc sao cho hợp lý, công bằng, tránh tình trạng người làm nhiều, người làm ít, gây bất mãn cho người lao động.

Phân tích thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty 48 1 Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

2.4.2.1 Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Công ty luôn đặt ưu tiên hàng đầu trong việc đào tạo và phát triển nhân viên, nuôi dưỡng các sở trường của họ Ban giám đốc Công ty nhận thức rằng sự thành công liên tục của Công ty sẽ phụ thuộc vào những nhân viên được đào tạo ở mọi mức độ và trong mọi

Rất không phù hợp Không phù hợp Tương đối phù hợp Phù hợp

Rất phù hợp chức vụ, việc đào tạo và phát triển sẽ giúp cho người lao động có thể nâng cao hiệu quả làm việc và khắc phục các nhược điểm trong công việc

Tình hình đào tạo được phòng tổ chức lao động soạn thảo dựa trên nhu cầu cần đào tạo và hướng phát triển của công ty Phòng tổ chức sẽ trình lên ban giám đốc duyệt dựa trên bảng đã được duyệt phòng tổ chức lao động sẽ tiến hành thực hiện phòng tổ chức có nhiệm vụ thông báo chương trình đào tạo đến các phòng ban và các xí nghiệp. Phòng tổ chức có nhiệm vụ liên hệ với các trường, trung tâm để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng và mời giáo viên về giảng dạy giáo viên được mời đến thường là giảng viên của các trường đại học lớn như dh bách khoa, kỹ thuật công nghệ Trường trung cấp may thời trang, IGTC, trường doanh nhân trẻ( YBC),…

Bên cạnh những lớp học do giảng viên giảng dạy, công ty còn tổ chức các lớp học do các lãnh đạo trong công ty trực tiếp tham gia giảng dạy Công ty cũng tổ chức các lớp học ngoại ngữ để nâng cao khả năng ngoại ngữ cho nhân viên.

Bảng 11 : Nội Dung Các Khóa Đào Tạo và Số Người Tham Dự Năm 2009 – 2010

Stt Nội dung đào tạo Đối tượng Số lượng

1 Bồi dưỡng công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm

Công nhân kiểm tra chất lượng chưa được đào tạo

2 Bồi dưỡng công tác điều hành, tổ chức sản xuất, kĩ thuật

3 Nâng cao năng lực quản lý, va kĩ năng giao việc

Quản đố, liên chuyền trưởng, truyền trưởng

4 Lớp trung cấp may Cán bộ quản lý, truyền trưởng, tổ trưởng

Bảng 12 : kế hoạch đào tạo năm 2010

Stt Nội dung đào tạo Đối tượng Loại hình

1 Lớp quản trị sản xuất nâng cao

Tổ trưởng, truyền trưởng x Tháng 3, 5,

2 Lớp bồi dưỡng, kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Nhân viên kiểm phẩm x Tháng 3

3 Bồi dưỡng lớp tổ trưởng sản xuất và kĩ thuật sản xuất.

Tổ trưởng sản xuất, bộ phận kĩ thuật x Tháng 3,5,

4 Lớp bổ túc văn hóa Công nhân có trình độ học vấn thấp, không bằng cấp. x Tháng 3, 4

5 Lớp công nhân kĩ thuật may bình phát

6 Lớp KCS trưởng Đào tạo cho những người chuẩn bị làm tổ x Tháng 3, 9

SVTH : Nguyễn Mạnh Dũng trưởng

7 Lớp nghiệp vụ XNK Phòng kế hoạch TT-

8 Lớp cao đẳng QTKD Phó giám đốc x Tháng 11 Đánh giá những thay đổi của học viên Đối với nhân viên gián tiếp sản xuất, sau mỗi khóa đào tạo, Công ty sẽ có “Phiếu điều tra đánh giá khóa học của học viên” để họ đánh giá về mức độ chất lượng của khóa học, phương pháp dảng dạy, mức độ ưa thích đối với khóa học, nội dung khóa học có liên quan đến công việc hiện tại hay không,…Dựa trên những đánh giá đó để Công ty xem xét lại những gì chưa phù hợp, sửa đổi và nâng cao chất lượng đối với khóa học trong những lần kế tiếp. Đối với nhân viên trực tiếp sản xuất tham gia các khóa đào tạo về kỹ thuật sản xuất, nâng cao tay nghề thì sau mỗi khóa đào tạo sẽ được tổ chức thi tay nghề cả về lý thuyết và thực hành Như vậy thì sẽ đánh giá đúng hơn hiệu quả của đào tạo bởi có những người nắm chắc phần lý thuyết nhưng lại chưa áp dụng được vào trong thực tiễn và ngược lại. Qua kết quả điều tra tại Công ty, trong số 100 người được phỏng vấn thì có 66/100 người đã tham gia vào các khóa đào tạo do công ty tổ chức, trong đó tỷ lệ học viên ưa thích các khóa đào tạo chiếm 88% (biểu đồ 7) Như vậy, đa số các học viên tham gia đều ưa thích các khóa đào tạo của Công ty.

Biểu đồ 7 : Tỷ lệ thích chương trình đào tạo

Nguồn tin: Kết quả điều tra

Về mức độ hiệu quả của các khóa đào tạo, thông qua phiếu điều tra công nhân viên trong công ty ta có kết quả như sau:

Biểu đồ 8 : Đánh Giá Mức Độ Hiệu Quả của Các Khóa Đào Tạo

Nguồn tin: Kết quả điều tra

Có tới 65% số người tham gia đánh giá các khóa đào tạo là tương đối hiệu quả, 23% đánh giá ở mức độ rất hiệu quả và còn lại 12% số người tham gia đánh giá các khóa đào tạo là không hiệu quả.

Nhìn chung, công tác đào tạo tại công ty là tương đối hiệu quả Hàng năm, Công ty có tổ chức các khóa đào tạo nhằm bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên trong Công ty.

Phân tích thực trạng hoạt động duy trì nguồn nhân lực tại Công ty 52 1 Phân tích tình hình trả công lao động

Tiền thưởng, phụ cấp và các chế độ phúc lợi công ty

Thưởng toàn tổng công ty, hình thức này áp dụng khi lợi nhuận của công ty tăng lúc đó công ty sẽ trích một phần phần thưởng cho người lao động.

Thưởng lương tháng 13, các ngày lễ tết, 30/4, 01/5, 2/ 9

Thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu: nguồn tiền thưởng này được lấy từ phần tiết kiệm được khi sản xuất.

Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng giảm tỉ lệ hàng hỏng.

Thưởng đột xuất: phần tiền thưởng này được lấy từ quĩ khen thưởng phúc lợi của doanh nghiệp nó được áp dụng một cách linh hoạt trong quá trình thực hiện.

Tại các xí nghiệp có 3 loại thưởng thường xuyên:

 Ở công ty có 4 hình thức phụ cấp:

 Phụ cấp trách nhiệm: phụ thuộc vào tính chất quan trọng của công việc và chức vụ đảm nhận mà các nhân viên làm việc ở các phòng ban được trả thêm khoản phụ cấp trách nhiệm khác nhau Mức phụ cấp mà công ty qui định từ 50.000đ đến 300.000đ tùy thuộc vào công việc mà người lao động đảm đương.

 Phụ cấp độc hại, hay nóng: những công nhân trực tiếp làm trong những môi trường như: công nhân hàn xì, công nhân nồi hơi, công nhân nấu ăn, … mức phụ cấp được hưởng là 10% tiền sản phẩm hay tiền lương cấp bậc công việc.

 Phụ cấp thâm niên: tùy vào thời gian công tác, của người lao động mà có các mức phụ cấp khác nhau Mức phụ cấp mà công ty qui định từ 35.000đ đến 70.000đ ứng với thời gian công tác trên một năm.

 Phụ cấp tiền ăn giữa ca: áp dụng cho toàn thể cán bộ công nhân viên, trong công ty Mỗi ngày làm việc cán bộ công nhân viên sẽ được phụ cấp 6.000đ/ suất ăn Và số tiền này trích từ quĩ lương.

- Các chế độ phúc lợi

Sự quan tâm của công ty đối với công nhân viên, người lao động được thể hiện qua chế độ phúc lợi Phúc lợi có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với xí nghiệp và được áp dụng cho tất cả người lao động làm trong xí nghiệp

Phúc lợi của công ty có các loại hình sau:

– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Công ty dùng mức lương cơ bản để đóng BHXH, BHYT cho người lao động.

Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu*HSL căn bản Mức lương tối thiểu hiện nay Chính phủ quy định là 730,000 đ/tháng (730.000 đồng từ tháng 5/2010)

HSL căn bản: tùy vào trình độ tay nghề, kiến thức, kinh nghiệm, thâm niên làm việc mà có các hệ số lương căn bản khác nhau, sau 3 năm thì sẽ nâng lên một bậc.

Chăm sóc sức khỏe, trợ cấp ốm đau, thai sản

 Các trường hợp nghỉ việc được hưởng lương

-Nghỉ phép: Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất thì được nghỉ 14 ngày/năm Đối với các phòng ban thì được nghỉ 12 ngày/năm

Những lao động mà đến cuối năm vẫn còn ngày phép thì sẽ được xí nghiệp thanh toán vào cuối năm.

-Nghỉ vào các dịp lễ tết gồm:

Ngày giỗ tổ Hùng Vương: 1 ngày

Ngày 30/04: 1 ngày Ngày 1/5: 1 ngày Ngày 2/9: 1 ngày Tết dương lịch: 1 ngày Tết âm lịch: 4 ngày Ngoài ra người lao động còn được nghỉ 3 ngày việc riêng nhưng vẫn được hưởng nguyên lương, đó là: bản thân người lao động đám cưới, tứ thân phụ mẫu của người lao động qua đời.

- Nghỉ hưởng lương theo BHXH.

Nghỉ ốm, nghỉ trông con ốm: đối với các phòng ban thanh toán tối đa 30 ngày/năm và bộ phận sản xuất thanh toán tối đa 40 ngày/năm.

Nghỉ sinh: đối với phòng ban nghỉ 4 tháng, bộ phận SX nghỉ 5 tháng.

Bảng 15 : Tổng Quỹ Lương Tháng và Tiền Lương Bình Quân của Người Lao Động Năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Tổng quỹ lương bq tháng 1000đ 11.617.308 12.289.620 672.312 105.8

Số lao động bq trong danh sách Người 6.186 6054 (132) 97.87

Tiền lương bq người/tháng 1000đ/người 1.878 2.030 152 108.1

Nguồn tin: Phòng Tài chính – Kế toán Qua bảng 15 ta thấy tổng quỹ lương bình quân tháng của năm 2010 tăng lên rõ rệt so với năm 2009, mức tăng là 672.312 ngàn đồng tương ứng với 105.8% Số lao động bình quân trong danh sách của năm 2010 giảm 132 người so với năm 2009, tốc độ tăng của tổng quỹ lương cao hơn so với tốc độ tăng của số lao động trong danh sách nên tiền lương bình quân tháng của người lao động tăng 152 ngàn đồng tương đương với 108.1% so với năm 2009 Tuy nhiên, mức lương bình quân tháng này vẫn chưa phán ánh chính xác mức lương tháng thực tế của người lao động do số lượng quản lý trong Công ty chiếm tỷ trọng cao và mức thu nhập của họ cao hơn nhiều so với công nhân trực tiếp sản xuất, dẫn đến chênh lệch giữa mức lương cao nhất và mức lương thấp nhất trong Công ty là rất lớn.

Qua đánh giá của người lao động mà chủ yếu là nhân viên trực tiếp sản xuất về mức lương mà họ nhận được so với mức lương của các công ty khác trong ngành (Biểu đồ 9) ta thấy: có tới 61% người lao động nhận xét mức lương Công ty trả cho họ là tương đương với các công ty khác trong ngành, 9% nhận xét mức lương họ nhận được là cao hơn mức lương của các công ty khác trong ngành và 1% cho rằng mức lương của Công ty trả cho họ là cao hơn rất nhiều so với các công ty khác trong ngành Còn lại, 27% số người được phỏng vấn cho rằng mức lương Công ty trả cho họ thấp hơn các công ty khác trong ngành và 2% cho rằng mức lương họ nhận được là thấp hơn rất nhiều so với mức lương của các công ty khác trong ngành.

Biểu đồ 9 : Đánh Giá của Người Lao Động về Mức Lương của Công Ty so với Các Công Ty Khác Trong Ngành

Nguồn tin: Kết quả điều tra NBC Nhìn chung, tiền lương là một vấn đề nhạy cảm và các nhà quản trị cần phải xem xét để đưa ra mức lương hợp lý cho người lao động Nhất là trong tình hình thị trường hiện nay, giá cả đang leo thang và lạm phát không ngừng tăng thì ban lãnh đạo Công ty cần phải xem xét, điều chỉnh mức lương để đảm bảo mức thu nhập tối thiểu cho người lao

Thấp hơnNgang nhauCao hơnCao hơn rất nhiều động, kích thích họ làm việc nhiệt tình, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty.

Các khoản phúc lợi khác

Hiện nay, Công ty còn áp dụng nhiều khoản phúc lợi khác đối với công nhân viên trong Công ty như sau: Khi người lao động cưới hỏi hoặc nhà có đám tang sẽ được hưởng 200.000đ/người Ngoài ra, người lao động còn được nhận quà tết của Công ty vào dịp cuối năm với trị giá 100.000đ/người.

Biểu đồ 10 : Đánh Giá của Người Lao Động về Bữa Ăn tại Công ty

Nguồn tin: Kết quả điều tra NBC

Theo như đánh giá của người lao động về chất lượng bữa ăn tại Công ty trong (biểu đồ 10) ta thấy: 56% số người được phỏng vấn đánh giá bữa ăn tại Công ty là tạm được, 15% đánh giá chất lượng bữa ăn là ngon và còn lại 29% số người được phỏng vấn đánh giá bữa ăn tại Công ty là dở Nhìn chung, chất lượng bữa ăn tại Công ty là tương đối tốt. Tuy nhiên, Công ty nên luân phiên thay đổi hơn nữa các món ăn và trong tình hình thị trường hiện nay, giá lương thực, thực phẩm ngày một tăng thì Công ty nên chú ý đến việc điều chỉnh mức giá cho mỗi suất ăn để đảm bảo giá trị dinh dưỡng của bữa ăn và đảm bảo sức khỏe cho người lao động hoàn thành tốt công việc trong ngày.

Biểu đồ 11 : Đánh Giá của Người Lao Động về Cách Bố Trí Thời Gian Nghỉ Ngơi và Làm Việc tại Công Ty

Không hợp lýTương đối hợp lýHợp lý

Nhận xét đánh giá về công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty

Công tác đào tạo

 Tổng công ty rất chú trọng đến việc đào tạo cho cán bộ công nhân viên Hiện nay công ty đang có chiến lược phát triển theo chiều sâu nên công tác đào tạo được quan tâm nhiều hơn.

 Chương trình đào tạo đa dạng phong phú, giáo viên được mời từ các trường có uy tín và phù hợp với từng môn học.

Tuy nhiên hiện nay ở công ty có một thực tế là:

 Các học viên chưa có tinh thần tự giác cao trong việc tham gia các khóa đào tạo của công ty Trước các buổi học phòng tổ chức lao động thường phải gọi điện nhắc nhở Nguyên nhân của tình trạng này là do thời gian các khóa đào tạo được tổ chức vào ngày nghỉ.

 Chương trình học được đưa ra một cách chủ quan, không có sự khảo sát về thời gian học cho phù hợp với lịch làm việc và nghỉ ngơi của đối tượng được đào tạo.

 Các khóa học đào tạo chủ yếu dành cho cán bộ quản lý và nhân viên thuộc khối văn phòng Chỉ có một số ít công nhân được đào tạo chuyên sâu, nâng cao tay nghề Đa số công nhân chỉ được đào tạo trong thời gian đầu khi mới vào công ty,không có nhiều cơ hội nâng cao tay nghề.

Công tác chi trả lương

Nhìn chung các hình thức chi trả lương này phù hợp với đặc điểm của từng công việc của các bộ phận khác nhau trong công ty Mỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm hạn chế riêng. Áp dụng hình thức trả lương sản phẩm cho bộ phận lao động trực tiếp tham gia sản xuất là phù hợp

Bởi vì nó có những ưu điểm sau:

 Kích thích người lao động làm việc: Trả lương theo sản phẩm sẽ làm cho công nhân tích cực trong công việc, tránh tình trạng thụ động trong hoạt động sản xuất. Mặt khác tạo ra sự thi đua giữa các công nhân với nhau tạo nên sự sôi nỗi trong công việc.

 Tiền lương được trả còn gắn liền với doanh thu của xí nghiệp thông qua hệ số trượt Chính điều này tạo ra sự gắn kết với nhau giữa các lao động trong toàn công ty

 Phương pháp trả lương này có lợi cho cả công nhân và doanh nghiệp: bằng cách gia tăng số lượng, công nhân cũng tăng mức thu nhập của mình Trong khi đó công ty lại có nhiều sản phẩm chất lượng với chi phí thấp hơn.

Bên cạnh đó hình thức trả lương này có các hạn chế sau:

 Vào những thời điểm không có đơn đặt hàng thì thu nhập của công nhân giảm sút nhiều, không đủ đảm bảo cuộc sống thì họ sẽ bỏ việc để đi tìm công việc khác.

 Công nhân sẽ chú ý đến số lượng mà họ làm được hơn là tiết kiệm nguyên liệu và bảo quản máy móc.

 Việc áp dụng tính lương theo sản phẩm đôi khi tạo ra sự chênh lệch trong thu nhập của cá nhân trong cùng một tổ, một chuyền và một xí nghiệp tạo nên tâm lý thua thiệt, dẫn đến tình trạng chán nản bỏ việc.

 Mức lương khoán áp dụng cho công nhân nghiệp vụ, khối phục vụ là phù hợp, ptuy nhiên điểm yếu của nó là không đem lại sự kích thích và động viên cao về mặt vật chất đối với người lao động Người lao động sẽ không có tinh thần tự giác cao trong công việc.

 Cách trả lương cho khối văn phòng là lương thời gian nhưng vẫn gắn kết với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là rất tốt.

 Mức lương dành cho lao động mới tuyển vào và đang được đào tạo còn thấp, không đủ để họ trang trải cho các sinh hoạt hàng ngày, trong khi hầu hết lao động là người ở tỉnh.

 Hiện nay trong các công ty chỉ có một vài xí nghiệp được trang bị máy chấm công Do đó, các nhân viên thống kê tiền lương phải mất rất nhiều thời gian cho việc chấm công nhưng có lúc lại sai.

Các khoản phụ cấp và thưởng theo lương

Với các khoản phụ cấp và thưởng được nêu ở phần trên đã chứng tỏ công ty rất chú trọng đến tác động của các khoản thưởng và phụ cấp đối với người lao động Các khoản thưởng này góp phần làm tăng thêm thu nhập và tạo ra sự động viên khuyến khích người lao động trong công việc Công ty ngày càng cố gắng hoàn thiện hơn nữa hệ thống phụ cấp và thưởng cho người lao động Trong hệ thống phụ cấp và thưởng theo lương còn tồn tại một số vấn đề sau đây.

 Công ty chưa có một quỹ lương tách biệt rõ ràng, việc này sẽ hạn chế tính linh hoạt và sự chủ động trong việc chi thưởng.

 Công ty chưa có một hệ thống đánh giá xét thưởng rõ ràng, quy định ai là người chịu trách nhiệm đánh giá xét thưởng để cho việc xét thưởng trở nên công bằng và minh bạch.

 Các khoản thưởng lớn chỉ tập trung vào thời điểm cuối năm, hình thức thưởng còn chưa phong phú Các phần thưởng thường lặp đi lặp lại vào những dịp lễ giống nhau qua nhiều năm sẽ làm giảm sự hứng thú khi nhận lương.

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ

3.1 Xây dựng bảng mô tả công việc cho các bộ phận

3.1.1 BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN HÀNH CHÁNH

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ

Số 04 đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, HCM Điện thoại: (08) 38720077 - 38729124 Fax: (08) 38725107 Email: info@nhabe.com.vn Web: http://www.nhabe.com.vn

Vị trí Nhân viên hành chánh Thời gian làm việc

Giờ hành chính Quản lý trực tiếp Nguyễn Văn Lợi

Thực hiện hoạt động hành chánh của công ty.

1 Theo dõi, kiểm tra nhân viên vệ sinh thực hiện công việc, tình hình công tác vệ sinh một tuần kiểm tra 3 lần theo

2 Làm thủ tục đăng báo và liên hệ với các cơ quan nhà nước để thực hiện hoạt động hành chánh văn phòng.

3 Quản lý thực hiện hợp đồng giữ xe Theo dõi số lượng xe trung bình gởi hàng tháng, theo dõi thời hạn hợp đồng, cách thức giữ xe, tư vấn áp dụng các biện pháp giữ xe an toàn cho công nhân viên Công ty Hàng tháng lập biên bản kiểm tra việc giữ xe của công ty.

4 Quản lý mối quan hệ với các cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội nghề nghiệp Lập danh sách các cơ quan chính quyền đia phương theo biểu mẫu danh sách nhà cung ứng Ghi chú các thời gian phải xây dựng mối quan hệ.

5 Quản lý các loại hợp đồng của Phòng hành chính nhân sự Lập file để lưu các loại hợp đồng theo thứ tự trong danh mục Danh mục hợp đồng gồm các loại sau: Stt, số hợp đồng, ngày ký hợp đồng, thời hạn hợp đồng, tên đối tác, mã hợp đồng tham khảo.

6 Quản lý bản photo đăng ký kinh doanh có công chứng, hàng tháng kiểm tra số bản đăng ký kinh doanh còn, để lập kế hoạch công chứng tiếp Số bản công chứng tồn là 20.

1 Trình độ học vấn/chuyên môn:

- Có bằng Trung cấp trở lên thuộc lĩnh vực Hành chính văn phòng, Khoa học xã hội nhân văn., sư phạm, Lưu trữ văn thư, thư ký văn phòng.

- Vi tính văn phòng tương đương loại B trở lên.

- Tiếng Anh trình độ A trở lên.

- Có kiến thức về công tác hành chánh.

- Chữ viết đẹp rõ ràng.

- Kỹ năng giao tiếp tốt.

- Kỹ năng soạn thảo công văn, thông báo tốt.

- Sử dụng thành thạo Word, Excel.

- Ít nhất 1 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý hành chánh, thư ký, tiếp tân.

- Phẩm chất đạo đức: trung thực, nhanh nhẹn.

- Khéo léo và tế nhị trong giao tiếp.

3.1.2 BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN BẢO VỆ

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ

Số 04 đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, HCM Điện thoại: (08) 38720077 - 38729124 Fax: (08) 38725107 Email: info@nhabe.com.vn Web: http://www.nhabe.com.vn

Vị trí Nhân viên bảo vệ Thời gian làm việc

Giờ hành chính Quản lý trực tiếp Nguyễn Thị Thanh

2 M c đích công vi cục đích công việc ệc

Thực hiện hoạt động bảo vệ công ty.

1 Lập sổ theo dõi tài sản, vật tư, hàng hoá xuất nhập ra khỏi công ty Sổ theo dõi tài sản xuất nhập gồm các cột sau: ngày, người giữ tài sản, tên tài sản, qui cách, đơn vị, số lượng, nhập/xuất, ghi chú.

2 Ghi sổ sách chính xác các trường hợp xuất nhập vật tư, hàng hoá ra khỏi Công ty Mọi tài sản xuất ra khỏi công ty phải có phiếu xuất hoặc giấy đồng ý cho xuất của Ban Giám đốc Trường hợp xuất không có giấy (đột xuất) thì người xuất phải ký vào cột ghi chú sổ theo dõi xuất nhập tài sản

3 Kiểm tra con dấu và chữ ký của người có đủ thẩm quyền ký xác nhận giấy tờ và hóa đơn xuất nhập

4 Hàng tuần, bảo vệ lập báo cáo nhập xuất tài sản trong công ty chuyển Tổ trưởng bảo vệ kiểm tra.

5 Khi khách đến liên hệ giao dịch Bảo vệ hỏi rõ lai lịch của khách sau đó liên hệ văn phòng hoặc người cần gặp Nếu bộ phận văn phòng công ty đồng ý tiếp thì bảo vệ đề nghị khách đăng ký và xuất trình giấy tờ tùy thân trước khi vào công ty

6 Bảo vệ có trách nhiệm giúp khách, công nhân viên đưa xe vào đúng vị trí khi khách công nhân viên dừng xe trước công ty, phát thẻ xe, thu thẻ xe khi khách – công nhân lấy lại xe, giúp khách công nhân viên chuyển xe từ chỗ để xe ra ngoài.

7 Khi có thư báo, bưu phẩm, quà tặng Nhân viên bảo vệ nhận từ tay người đưa đến đồng thời chuyển ngay đến bộ phận văn thư của Công ty xử lý.

8 Trường hợp phân ca trực cho tại cùng một địa điểm thì bảo vệ phải lập biên bản bàn giao ca theo quy định

9 Lập sổ theo dõi khách gồm các cột sau: ngày, họ tên, bộ phận/cơ quan, giờ đến/đi, nội dung công việc, ghi chú.

10 Thứ bảy hàng tuần, bảo vệ photo sổ theo dõi khách chuyển về Trưởng phòng hành chính nhân sự.

11 Trường hợp bảo vệ được phân công làm ca, hoặc đổi cho người khác thì phải chuyển giao đầy đủ các sổ ghi chép trên đây, chìa khoá, phương tiện làm việc v.v.

12 Quản lý chìa khoá các bộ phận, chìa khoá chính, ghi rõ số khoá đã bàn giao trong sổ trực ban khi được phân công.

13 Liên hệ cơ quan lân cận hoặc địa phương để hợp đồng phối hợp khi cần thiết (khi có sự uỷ nhiệm của lãnh đạo).

14 Thường xuyên kiểm tra tài sản, phát hiện ra những CNV xâm phạm tài sản và nội qui của Công ty, báo cáo Tổ trưởng bảo vệ, Tổ trưởng bảo vệ có trách nhiệm báo cáo cho

TP HCNS xem xét và xử lý.

15 Kiểm tra các thiết bị PCCC đầu tháng.

16 Không tự ý bỏ vị trí gác, trực, không lơ là chây lười, không ngủ trong giờ làm việc, không hút thuốc và sử dụng các chất ma túy, không đánh bài bạc trong giờ làm việc, không uống rượu, bia trong giờ làm việc

17 Nhắc nhở nhân viên, công nhân khách đến làm việc luôn tuân thủ các biện pháp an toàn lao động

18 Kiên quyết không cho nhân viên và khách có mùi rượu, bia, mang chất nổ… vào Công ty.

19 Thực hiện các công việc khác do Trưởng phòng phân công.

1 Trình độ học vấn/chuyên môn/kiến thức:

- Trình độ tương đương Phổ thông trung học trở lên.

- Nghiệp vụ bảo vệ và giao tiếp.

- Nghiệp vụ ứng phó trong tình huống khẩn cấp.

- Nghiệp vụ cấp cứu người bị nạn.

- Nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy.

- Võ thuật chiến đấu, cách sử dụng các công cụ hỗ trợ.

- Ít nhất 1 năm kinh nghiệm ở vị trí bảo vệ.

- Phẩm chất đạo đức: trung thực, nhanh nhẹn.

3.1.3 BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN KCS FINAL

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ

Số 04 đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, HCM Điện thoại: (08) 38720077 - 38729124 Fax: (08) 38725107 Email: info@nhabe.com.vn Web: http://www.nhabe.com.vn

Vị trí Nhân viên KCS Thời gian làm việc

Giờ hành chínhQuản lý trực tiếp Trưởng phòng KCS

2 M c đích công vi cục đích công việc ệc

Thực hiện hoạt động Kiểm tra chất lượng thành phẩm.

3 Nhi m v c th :ệc ục đích công việc ục đích công việc ể:

1 Kiểm soát chất lượng trước khi đóng gói

2 Kết hợp với xưởng hoàn thành xử lý các sự cố trong sản xuất

3 Nắm vững các yêu cầu kỹ thuật của mã hàng đang triển khai sản xuất trên chuyền.

4 Báo cáo ngay cho Tổ trưởng các sự cố trong sản xuất

5 Kiểm tra khu vực hoàn thành sản phẩm đúng theo tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn của khách hàng.

6 Kiểm sau ủi: đạt về lỗi ngoại quan, đủ thông số theo đúng hướng dẫn Kiểm tra hàng giữ được vệ sinh công nghiệp.

7 Kiểm khu vực đóng gói: phụ liệu đóng gói sử dụng đúng theo bảng màu, cách đóng gói và tỷ lệ đóng gói theo đúng tài liệu kỹ thuật.

Ngày đăng: 05/09/2023, 12:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Môi trường quản trị tài nguyên nhân lực - Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần may nhà bè
Hình 1 Môi trường quản trị tài nguyên nhân lực (Trang 7)
Hình 2: Quá trình hoạch định nguồn nhân lực - Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần may nhà bè
Hình 2 Quá trình hoạch định nguồn nhân lực (Trang 12)
Hình 3 : Sơ đồ phân tách công việc . - Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần may nhà bè
Hình 3 Sơ đồ phân tách công việc (Trang 13)
Bảng 1: Tình hình nhân sự khối văn phòng của công ty - Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần may nhà bè
Bảng 1 Tình hình nhân sự khối văn phòng của công ty (Trang 24)
Hình 5: Cơ cấu nhân sự của công ty - Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần may nhà bè
Hình 5 Cơ cấu nhân sự của công ty (Trang 27)
Bảng 4: Thị trường gia công quốc tế  trong 3 năm 2007 – 2008 - 2009 - Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần may nhà bè
Bảng 4 Thị trường gia công quốc tế trong 3 năm 2007 – 2008 - 2009 (Trang 32)
Bảng 5: Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty - Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần may nhà bè
Bảng 5 Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty (Trang 33)
Bảng 6:  Cơ cấu thị trường xuất khẩu tại công ty - Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần may nhà bè
Bảng 6 Cơ cấu thị trường xuất khẩu tại công ty (Trang 34)
Bảng 7: Cơ cấu mặt hàng gia công xuất khẩu - Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần may nhà bè
Bảng 7 Cơ cấu mặt hàng gia công xuất khẩu (Trang 36)
Bảng 9:  Nguồn cung ứng lao động của công ty - Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần may nhà bè
Bảng 9 Nguồn cung ứng lao động của công ty (Trang 41)
Hình 6 :quá trình tuyển dụng của công ty - Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần may nhà bè
Hình 6 quá trình tuyển dụng của công ty (Trang 41)
Bảng 10 : Số Lượng Lao Động Tuyển Mới Năm 2009 - 2010 - Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần may nhà bè
Bảng 10 Số Lượng Lao Động Tuyển Mới Năm 2009 - 2010 (Trang 44)
Bảng 12 :  kế hoạch đào tạo năm 2010 - Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần may nhà bè
Bảng 12 kế hoạch đào tạo năm 2010 (Trang 48)
Hình thức trả - Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần may nhà bè
Hình th ức trả (Trang 52)
Bảng 15 : Tổng Quỹ Lương Tháng và Tiền Lương Bình Quân của Người Lao Động Năm - Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần may nhà bè
Bảng 15 Tổng Quỹ Lương Tháng và Tiền Lương Bình Quân của Người Lao Động Năm (Trang 55)
3.1.2. BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN BẢO VỆ - Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần may nhà bè
3.1.2. BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN BẢO VỆ (Trang 65)
3.1.3. BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN KCS FINAL - Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần may nhà bè
3.1.3. BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC NHÂN VIÊN KCS FINAL (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w