TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRƯỜNG THỊNH 1 1 Tính cấ[.]
Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây nhờ đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta có những bước phát triển nhanh chóng, vững chắc và mạnh mẽ Để đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc ứng dụng những thành tựu của khoa học xã hội nói chung và khoa học quản trị nói riêng là một mũi nhọn then chốt, có tính hiệu quả cao đối với quá trình phát triển ở cấp nhà nước nói chung và ở các doanh nghiệp kinh doanh nói riêng Đặc biệt là trong giai đoạn nước ta trở thành thành viên của tổ chức kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế với các nước trong và ngoài khu vực thì đây là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài Bên cạnh cơ hội đó thì các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với môi trường cạnh tranh gay gắt, đầy những thử thách và rủi ro Do đó khoa học quản trị là thành phần không thể thiếu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, từ doanh nghiệp mới thành lập đến các doanh nghiệp đã đứng vững trên thị trường.
Thực tiễn kinh doanh trong và ngoài nước đặt ra vấn đề làm thế nào để các doanh nghiệp kinh doanh thành công, làm ăn có lãi Trong cơ chế thị trường hiên nay đã chứng tỏ môi trường kinh doanh luôn vận động, biến đổi phá vỡ sự cứng nhắc của các kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển vững chắc trên thị trường thì công tác hoạch định chiến lược kinh doanh là rất quan trọng và không thể thiếu Doanh nghiệp nên có một cách thức chủ động hơn là chỉ phản ứng lại với môi trường hoạt động, và nên nỗ lực tạo ảnh hưởng, dự đoán trước những sự kiện Hoạch định chiến lược thể hiện một cách thức logic, có tính hệ thống trong việc xác định chiều hướng tương lai của doanh nghiệp.Chính vì thế các doanh nghiệp cần phải hoạch định chiến lược kinh doanh và triển khai linh hoạt để thích ứng với những biến động của môi trường Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về bản thân mình và môi trường kinh doanh bên ngoài để từ đó hình thành nên các mục tiêu chiến lược và các công cụ thực hiện thành công mục tiêu đó.
Trong thực tế, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau ngày càng gay gắt để chiếm lĩnh thị trường Đối với ngành kinh doanh mỹ phẩm cũng không loại trừ Xã hội càng phát triển thì xu hướng nâng cao chất lượng đời sống ngày càng tăng, các loại hình dịch vụ ngày càng nhiều, đặc biệt là nhu cầu chăm sóc sắc đẹp của phái nữ càng được nhiều doanh nghiệp hướng tới Hơn 10 năm qua, các thương hiệu mỹ phẩm đã xuất hiện dưới nhiều hình thức: mở văn phòng đại diện, đặt đại lý, nhà phân phối bán hàng và cả thành lập công ty, xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam Theo con số điều tra thị trường thì người Việt Nam chi cho mỹ phẩm mới chỉ đạt mức bình quân là 4 USD/ người/năm, thấp hơn 4-5 lần so với các nước cùng khu vực, nhưng với trên 80 triệu dân, Việt Nam sẽ là một thị trường đầy tiềm năng Các chuyên gia về mỹ phẩm cho biết, hầu như các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới đều đã xuất hiện tại Việt Nam như Fendi, Lower, Clairins, Loreal, Pond, Hezaline, Cruset,….Điều này cho thấy mức độ cạnh tranh ở thị trường mỹ phẩm là không nhỏ Từ cuối năm 2004 đến nay là giai đoạn bùng bổ của thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam với tốc độ tăng trưởng từ 30%
Hơn nữa, ngành mỹ phẩm hiện nay ở nước ta đang là ngành có nhiều tiềm năng, do đố rất nhiều công ty kinh doanh mỹ phẩm xuất hiện trên thị trường Trong kinh doanh thì bất cứ ai cũng mong muốn tìm kiếm lợi nhuận, tuy nhiên cũng vì lợi nhuận mà một số cá nhân hoặc công ty đã bán mỹ phẩm là hàng giả, hàng nhái, hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường với giá rẻ đến khó tin, ảnh hưởng đến quyền lợi và sức khoẻ của người tiêu dùng Hiện nay, mỹ phẩm bị làm nhái, làm giả xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều, trình độ làm giả ngày càng tinh vi khó phát hiện Gây ảnh hưởng nặng nề đến uy tín thương hiệu, tác hại trực tiếp đến lợi ích doanh nghiệp Các mặt hàng đều mang nhãn hiệu của các thương hiệu nổi tiếng thế giới: từ nước hoa có nhãn mác của hãng Calvin Klein, Lancome, Dolce & Gabbana đến kem dưỡng da mang thương hiệu Lancome… đều có giá bán khá rẻ so với nhiều cửa hàng và nhà phân phối sản phẩm mỹ phẩm chính hãng trên địa bàn thành phố Nhìn chung lượng hàng hóa rất dồi dào và giá cả luôn rẻ hơn 20 - 40% so với sản phẩm được bày bán tại các cửa hàng, đại lý chính hãng Ngoài những dấu hiệu cảm quan như chữ in mờ, giá rẻ bất thường, các loại kem vón cục thì nhìn chung các loại mỹ phẩm giả được làm rất tinh vi Không có nhân viên tư vấn có chuyên môn mà chỉ trao đổi với nhau theo kiểu thuận mua vừa bán, nhưng vẫn tấp nập khách do đánh trúng tâm lý của đa số chị em là thích dùng mỹ phẩm hàng hiệu giá rẻ Do đó, để giải quyết tình trạng mỹ phẩm giả tràn lan trên thị trường ngoài việc người tiêu dùng tự nâng cao nhận thức, trang bị cho mình những hiểu biết nhất định trong việc mua mỹ phẩm thì các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc sản xuất mỹ phẩm cũng cần phải cất cao tiếng nói của mình trong những sân chơi giành cho riêng cho mỹ phẩm như tuyên truyền và có các biện pháp chống hàng giả Qua đó mới đòi lại được uy tín, khẳng định được thương hiệu của mình và ngày càng phát triển trong trị trường mỹ phẩm đầy biến động ở Việt Nam.
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh, em nhận thấy công ty đã đạt được một số thành công như việc tăng doanh số bán qua các năm, thu hút thêm nhiều khách hàng mới,…Tuy nhiên, các chiến lược kinh doanh của công ty còn thực hiện chưa hiệu quả, đặc biệt là chiến lược cạnh tranh trong ngành mỹ phẩm Do nhiều công ty kinh doanh các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường ngày càng gia tăng, mà công ty còn chưa có chiến lược cạnh tranh phù hợp để thu hút khách hàng Chính vì thế, vấn đề hoạch định chiến lược kinh doanh trở nên quan trọng và mang tính thời cuộc đối với công ty
Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, em đã tiến hành phát phiếu điều tra và tiến hành phỏng vấn một số nhân viên trong công ty để tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của vấn đề cần giải quyết Theo kết quả điều tra sơ bộ: kết hợp giữa phiếu điều tra và phỏng vấn doanh nghiệp em nhận thấy vấn đề cần thiết giải quyết trước mắt đối với họ là hoạch định một chiến lược kinh doanh sản phẩm để định hướng thực hiện nhằm đạt được mục tiêu của chiến lược một cách hiệu quả.
Từ những nội dung trên em lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh”.
Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Luận văn nghiên cứu và giải quyết các nội dung sau:
1 Chiến lược kinh doanh là gì? Bản chất và nội dung chiến lược kinh doanh?
2 Chiến lược kinh doanh các sản phẩm mỹ phẩm Nội dung của các chiến lược kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm?
3 Hoạch định chiến lược kinh doanh: Mô hình / nội dung của các hoạt động hoạch định chiến lược kinh doanh của các công ty kinh doanh mỹ phẩm.
4 Thực trạng mô hình và nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh.
5 Những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh.
6 Giải pháp hoàn thiện quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh.
Các mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh, gắn với đặc điểm của các công ty kinh doanh mỹ phẩm.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng quy trình và các hoạt động hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset của Công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh, từ đó rút ra được các thành công, hạn chế và nguyên nhân.
Thứ ba, đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset của Công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh, theo hướng tập trung thiết lập một số phương án chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY KINH DOANH MỸ PHẨM
Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm và bản chất của chiến lược kinh doanh
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI này, quá trình toàn cầu hoá về kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ ở khắp mọi nơi, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trong môi trường khắc nghiệt này thì việc xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh nhằm tạo lợi thế cạnh tranh là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị. Để đề tài nghiên cứu được hiểu rõ hơn thì trước hết ta tìm hiểu về một số vấn đề cơ bản sau:
* Khái niệm: Theo Alan Rowe: “Chiến lược kinh doanh là chiến lược cạnh tranh (chiến lược định vị), là các công cụ, giải pháp, nguồn lực để xác lập vị thế chiến lược nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp”.
* Bản chất của chiến lược kinh doanh là tăng cường vị thế cạnh tranh bền vững của SBU (sản phẩm - dịch vụ chủ chốt) trên thị trường mục tiêu Từ đó doanh nghiệp đưa ra các chiến lược cạnh tranh hay hợp tác của các SBU.
* Nội dung: chiến lược kinh doanh bao gồm các quyết định chiến lược về không gian thị trường mục tiêu, cường độ đầu tư, quy hoạch nguồn lực cho SBU và các chiến lược chức năng.
* Loại hình: chiến lược kinh doanh gồm có các chiến lược như chiến lược tích hợp, đa dạng hoá, chiến lược cường độ, liên minh chiến lược, sát nhập và mua lại,…
2.1.2 Các nhân tố cấu thành chiến lược kinh doanh:
Chiến lược kinh doanh được cấu thành bởi bốn nhân tố cơ bản là định hướng phát triển trong dài hạn, lợi thế cạnh tranh, phạm vi hoạt động trên thị trường của sản phẩm/dịch vụ và các nguồn lực
Thứ nhất, định hướng phát triển trong dài hạn sẽ mô tả quy mô tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài (thường là 5 năm) Định hướng phát triển trong dài hạn giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn và thực hiện mục tiêu của mình một cách hiệu quả hơn
Thứ hai, lợi thế cạnh tranh là những lợi thế mà doanh nghiệp đã và đang có tiềm năng thực hiện tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng. Chiến lược thường được quan tâm nhiều hơn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.
Do đó các nhà quản trị cần chỉ ra lợi thế, vũ khí cạnh tranh của mình Hiện nay, để tìm kiếm lợi nhuận, các doanh nghiệp luôn cạnh tranh nhau bằng nhiều biện pháp như: cạnh tranh giá cả (giảm giá) hoặc cạnh tranh phi giá cả (Khuyến mãi, quảng cáo),…
Thứ ba, phạm vi hoạt động trên thị trường của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp: Lựa chọn mặt hàng sản phẩm kinh doanh trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp có thể làm được gì? Doanh nghiệp muốn làm gì? Và doanh nghiệp cần phải làm gì? Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được bán trên thị trường nào? Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ cung cấp cho thị trường sản phẩm gì, đó là sản phẩm hiện có hay sản phẩm mới khác biệt hoàn toàn với sản phẩm hiện có hay chỉ là một sản phẩm cải tiến hiện có so với nó, sản phẩm được bán trong nước hay trên thị trường nước ngoài, tập trung vào khách hàng mục tiêu nào. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xác định tập khách hàng mục tiêu trên thị trường, nhắm vào tập khách hàng mục tiêu đó để định vị sản phẩm tung ra thị trường một cách nhanh chóng, hợp lý
Thứ tư, các nguồn lực là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, gồm có nguồn lực hữu hình (con người, tài chính, vật chất, tổ chức) và nguồn lực vô hình (danh tiếng, kỹ năng, sáng tạo) Doanh nghiệp cần sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý để thực hiện mục tiêu một cách hiệu quả Đối với các doanh nghiệp nhỏ hay mới thành lập thì cần biết khai thác các yếu tố trong nguồn lực để tạo ra sức mạnh trong cạnh tranh.
Một số lý thuyết liên quan về hoạch định chiến lược kinh doanh
2.2.1 Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh
Có nhiều định nghĩa về hoạch định chiến lược là gì, mỗi định nghĩa có ít nhiều điểm khác nhau tuỳ thuộc vào quan niệm mỗi tác giả
Theo Anthony thì: “Hoạch định chiến lược là một quá trình quyết định về các mục tiêu của doanh nghiêp, về những thay đổi trong các mục tiêu, về sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu, về các chính sách để quản lý thành quả hiện tại, sử dụng và sắp đặt các nguồn lực.”
Theo Denning định nghĩa: “Hoạch định chiến lược là xác định tình thế kinh doanh trong tương lai có liên quan đặc biệt tới tình trạng sản phẩm - thị trường, khả năng sinh lời, quy mô, tốc độ đổi mới, mối quan hệ với lãnh đạo, người lao động và công việc kinh doanh”.
Còn theo Irving thì: “Hoạch định chiến lược là quá trình chính gồm cả các chiến lược thay thế để thực hiện những mục tiêu, nó phải phù hợp với những kiến thức đã được đánh giá một cách có hệ thống qua những điểm mạnh, yếu, nội tại và môi trường kinh doanh”.
Tuy các tác giả có nhiều cách diễn đạt quan điểm của mình khác nhau nhưng tất cả đều có điểm chung cho rằng hoạch định chiến lược là việc xác định các mục tiêu của doanh nghiệp và các phương pháp sử dụng để đạt được các mục tiêu đó Có thể hiểu khái niệm hoạch định chiến lược như sau: “Hoạch định chiến lược là quá trình đề ra các mục tiêu, các công việc cần phải thực hiện của công ty, tổ chức những nghiên cứu để chỉ rõ những nhân tố chính của môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, xây dựng mục tiêu dài hạn, lựa chọn trong số chiến lược thay thế” (Theo Giáo trình quản trị chiến lược – PGS.TS Lê Văn Tâm, NXB Thống Kê 2000).
Tóm lại, hoạch định chiến lược kinh doanh là một quá trình tư duy nhằm tạo lập chiến lược kinh doanh trên cơ sở nghiên cứu và dự báo các thông tin cơ bản
Hoạch định chiến lược kinh doanh là tập hợp các hành động, quyết định của lãnh đạo hướng tới việc soạn thảo các chiến lược chuyên biệt nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
2.2.2 Vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh
Một doanh nghiệp tồn tại trong một môi trường thay đổi gồm những thay đổi về công nghệ, trong các giá trị xã hội, trong tập quán tiêu dùng, trong các điều kiện kinh tế, trong các chính sách thì có thể gặp những nguy cơ, thách thức cũng như những cơ hội lớn Điều này đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Chính vì thế mà bất kỳ một doanh nghiệp nào từ khi được thành lập đều phải hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh để triển khai thực hiện nhằm thích ứng với những biến động của môi trường kinh doanh.
Thứ nhất, hoạch định chiến lược kinh doanh giúp các nhà quản trị nhận diện được thời cơ kinh doanh trong tương lai, từ đó tiến hành điều chỉnh các hoạt động ở hiện tại nhằm hướng về mục đích cuối cùng cần đạt được trong tương lai.
Thứ hai, trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh, các nhà quản trị dự kiến trước được các biến cố có thể xảy ra Nếu đó là các biến có có lợi thì nhà quản trị sẽ đưa ra các chiến lược để tận dụng, còn nếu đó là các biến cố bất lợi thì nhà quản trị sẽ đưa ra các chiến lược nhằm tránh hoặc hạn chế những thiệt hại không đáng có đối với doanh nghiệp.
Thứ ba, hoạch định chiến lược kinh doanh cung cấp cho mọi thành viên của doanh nghiệp những mục tiêu và phương hướng cụ thể của doanh nghiệp trong tương lai Việc kinh doanh theo hoạch định chiến lược sẽ thuyết phục được các thành viên hơn Các doanh nghiệp có hoạch định chiến lược sẽ thành công và đạt hiệu quả hơn là không hoạch định.
2.2.3 Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh
Theo giáo trình “Quản trị chiến lược” của tác giả Lê Thế Giới, một trong rất nhiều khuôn khổ của hoạch định chiến lược được nêu ra là quá trình gồm 5 bước.
- Bước 1: Lựa chọn sự mệnh và các mục tiêu chủ yếu của công ty
- Bước 2: Phân tích môi trường bên ngoài để nhận dạng cơ hội và đe dọa
- Bước 3: Phân tích môi trường bên trong, nhận dạng các điểm mạnh, điểm yếu
- Bước 4: Lựa chọn chiến lược trên cơ sở nguồn lực, khả năng, năng lực cốt lõi
- Bước 5: Thực thi chiến lược
Quy trình hoạch định chiến lược thứ hai đó là trong bài giảng môn học “Quản trị chiến lược” của trường đại học Thương Mại Theo bài giảng này, hoạch định chiến lược được chia thành 6 giai đoạn cơ bản.
- Bước 1: Sáng tạo tầm nhìn chiến lược
- Bước 2: Hoạch định sứ mạng kinh doanh
- Bước 3: Thiết lập các mục tiêu chiến lược
- Bước 4: Phân tích môi trường bên ngoài
- Bước 5: Phân tích môi trường bên trong
- Bước 6: Lựa chọn và ra quyết định chiến lược
2.2.4 Phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh
Việc hoạch định chiến lược kinh doanh theo phương pháp ma trận có thể sử dụng các ma trận như BCG (nếu doanh nghiệp có mục tiêu đánh giá vị thế cạnh tranh của các hoạt động kinh doanh chiến lược), hoặc TOWS (nếu doanh nghiệp có mục tiêu hoạch định các chiến lược thế vị phù hợp), ma trận BE,….
Hình 2.1: Ma trận tăng trưởng và phân chia thị trường
Nguồn: “PGS.TS.Lê Thế Giới – TS Nguyễn Thanh Liêm – ThS Trần Hữu Hải”
Ma trận này sử dụng 2 chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng của doanh số toàn ngành và mức thị phần tương đối trong ngành.
- Question Marks: Các bộ phận nằm trong vị trí này có sự tăng trưởng mạnh nhưng lại có thị phần nhỏ, nhưng lại ở trong các ngành tăng trưởng cao, vì vậy nó ẩn chứa các cơ hội lợi nhuận và tăng trưởng lâu dài
- Star: Các bộ phận nằm trong vị trí này có mức thị phần và tỷ lệ tăng trưởng cao, đặc
Mức thị phần tương đối trong ngành
Ít nhu cầu tài chính
Ít nhu cầu tài chính Cao
Lợi nhuận Các nguồn lực tài chính
Tỷ lệ tăng trưởng trong ngành (%)
Mức thị phần tương đối trong ngành
Ít nhu cầu tài chính
Ít nhu cầu tài chính Cao
Lợi nhuận Các nguồn lực tài chính
Tỷ lệ tăng trưởng trong ngành (%) trưng của vị trí mạnh, cung cấp các cơ hội tăng trưởng và lợi nhuận lâu dài hấp dẫn
Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước12
Tuy nhiên phương pháp tư vấn chuyên gia có nhược điểm là chi phí cao do chỗ đòi hỏi họ phải có nhiều kỹ năng cần thiết và trình độ nghiệp vụ cao Hơn nữa, kết quả phỏng vấn lại chịu ảnh hưởng của người đi phỏng vấn Những quan tâm cá nhân và quan điểm của người phỏng vấn có thể họ đến việc giải thích câu trả lời khác đi.
2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước
Micheal.E.Porter nghiên cứu: chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật xây dựng cho lợi thế cạnh tranh để phòng thủ ( Theo Micheal.E.Porter, Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ ).
Ansoff: Chiến lược kinh doanh như mạch kết nối chung giữa các hoạt động của doanh nghiệp và thị trường sản phẩm, nó bao gồm bốn bộ phận: phạm vi thị trường - sản phẩm, véc tơ tăng trưởng (các thay đổi mà doanh nghiệp thực hiện trên sản phẩm - thị trường), lợi thế cạnh tranh và sự cộng hưởng.( Theo Chandler, H.I (1965), Strategy and Structure New York Mc Graw Hill ).
Clausewitz một nhà chiến lược quân sự Phổ nổi tiếng cho rằng: Các nguyên tắc, các quy tắc hay kể cả hệ thống chiến lược cũng luôn luôn thất bại, chúng bị xói mòn bởi sự vô tận của thế giới… Trong chiến lược mọi điều là không chắc chắn và biến đổi ( Theo PGS.TS.Lê Thế Giới – TS Nguyễn Thanh Liêm – ThS. Trần Hữu Hải, Quản trị chiến lược – NXB Thống Kê 2007 ).
Trong nước có rất nhiều luận văn viết về hoạch định chiến lược kinh doanh, đặc biệt là trong trường đại học Thương Mại, với đề tài này có một số sinh viên của trường đã tiếp cận và hoàn thiện Cụ thể như:
Luận văn đề tài: “Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh
Nhận dạng và hoạch định sứ mạng SBUPhân tích TOWS chiến lược kinh doanh
Thiết lập nôi dung các phương án chiến lượcThiết lập quy hoạch và triển khai chiến lược kinh doanh kinh doanh
Kiểm tra và liên hệ ngược Thiết lập mục tiêu chiến lược kinh doanh của công ty sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu PROSIMEX”, sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thiết – năm 2006
Luận văn đề tài: “Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tạp phẩm và bảo hộ lao động”, sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Thuỷ - năm 2006
Luận văn đề tài: “Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của xí nghiệp xăng dầu K133”, sinh viên thực hiện trần Việt Dũng – năm 2006
Các bài luận văn đó đã giải quyết được vấn đề về quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp, đưa ra các giải pháp và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh đối với mặt hàng chủ đạo của doanh nghiệp Tuy nhiên các bài luận văn đó còn chưa trình bày đầy đủ và chi tiết về quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh Với đề tài này, em xin trình bày các bước trong mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh để làm rõ hơn về quy trình của nó cũng như để hoàn thiện về quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh tại đơn vị thực tập.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRƯỜNG THỊNH
Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset của Công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
3.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu được trực tiếp thu thập mà chưa qua xử lý sử Để thu thập được các nguồn dữ liệu này, trong luận văn em đã sử dụng phương pháp điều tra trắc nghiệm và phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp điều tra trắc nghiệm:
Phiếu điều tra được thiết kế những câu hỏi có các câu trả lời sẵn hoặc được đánh giá theo tầm quan trọng, đó là những câu hỏi có liên quan đến vấn đề hoạch định chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của mặt hàng mỹ phẩm Cruset trên thị trường Hà Nội của công ty Phiếu điều tra gồm 16 câu, phát ra 10 bản cho các cán bộ quản lý công ty và các nhân viên trong công ty, số phiếu thu về hợp lệ 10 bản Sau đó thu lại các phiếu và tổng hợp kết quả Căn cứ vào các kết quả đó rút ra nhận xét chung.
Phương pháp phỏng vấn: Đây là phương pháp mà người điều tra tiếp cận trực tiếp với đối tượng được điều tra, đưa ra những câu hỏi để họ trả lời Đối tượng phỏng vấn là chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, trưởng phòng kinh doanh Các câu trả lời thu được từ cuộc phỏng vấn là những thông tin rất có giá trị cho việc nghiên cứu đề tài.
3.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp là các bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm (2008 - 2010), nguồn tư liệu trong công ty, các thông tin từ website,giáo trình bài giảng có liên quan Sau khi thu thập được các dữ liệu luận văn đã dùng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu số liệu, đánh giá về điểm mạnh,điểm yếu, những thành công, hạn chế của vấn đề hoạch định chiến lược kinh doanh mặt hàng Cruset của công ty trên thị trường Hà Nội Phương pháp này có ưu điểm là chi phí thấp do sử dụng các tài liệu sẵn có, các con số đã được tổng hợp, thống kê
3.1.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Từ những số liệu và thông tin thu thập được bằng các phương pháp nghiên cứu trên, đề tài đã sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, áp dụng phần mềm SPSS để phân tích các dữ liệu đó Sau đó rút ra các kết luận, và đây cũng là căn cứ để đề xuất ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset trên thị trường Hà Nội.
Đánh giá tổng quan ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset của Công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh
3.2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh 3.2.1.1 Giới thiệu công ty, chức năng và nhiệm vụ
Công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh được thành lập năm 2006 với sự góp mặt của 5 cổ đông, công ty hoạt động với quan điểm “Luôn luôn cố gắng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất” Sự hiện diện của công ty với mong muốn góp một phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Địa chỉ: Phòng 206 - Tập thể viện lịch sử Đảng-Tổ 47-Phường Nghĩa Tân - Quận Cầu
Giấy-Hà Nội Địa chỉ văn phòng: 47 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội
Email: truongthinh_jsc@fpt.vn
Chức năng: Xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ (chủ yếu là bán buôn).
Nhiệm vụ: Phân phối sản phẩm ra thị trường, chủ yếu là phân phối cho các đại lý. Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh thương mại
- Mỹ phẩm Thái Lan Cruset gồm các sản phẩm chuyên về chăm sóc tóc
- Một số sản phẩm khác như mì ăn liền,bông nhập khẩu từ Thái Lan….
Chủ tịch hội đồng quản trị
Phòng kinh doanh Phòng kế toán
3.2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh 3.2.1.3 Mặt hàng và thị trường kinh doanh
Dòng mỹ phẩm chăm sóc tóc Cruset của công ty khá đa dạng, có thể phân nhóm thành:
Dầu gội đầu Cruset với các loại công dụng khác nhau như: Cruset siêu dưỡng ẩm, Cruset trị gàu, Cruset ngăn ngừa và giảm rụng tóc,…
Dầu dưỡng tóc: Cruset hấp dưỡng tóc tinh chất nhân sâm và sữa gạo, tinh chất tảo biển (Spirulina), hấp dưỡng tóc phục hồi,…
Các loại sáp và gel vuốt dưỡng tóc: Hair Food Wax, Cruset gel Scyle Wax,… Ngoài ra còn có thuốc nhuộm, thuốc duỗi và thuốc uốn tóc để tạo các kiểu tóc khác nhau,…
Sự đa dạng về chủng loại và mẫu mã là một trong những điều kiện thuận lợi trong chiến lược cạnh tranh trên thị trường Hà Nội của công ty Điều này đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm Cruset của công ty Sản phẩm tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu từ độ tuổi 18 đến 40, phổ biến trên thị trường Hà Nội Chính vì thế công ty có khả năng thích ứng kịp thời với sự biến đổi không ngừng của nhu cầu trên thị trường, góp phần nâng cao uy tín sản phẩm của mình trên thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại và sản phẩm có cùng khả năng thay thế.Mức độ bao phủ thị trường của những mạng lưới bán lẻ của công ty tương đối rộng, tập trung ở các quận trung tâm của Hà Nội như quận Đống Đa, quận Hai Bà Trưng,…
3.2.2 Phân tích nhân tố môi trường ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset của Công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh
3.2.2.1 Ảnh hưởng từ nhân tố môi trường vĩ mô
- Kinh tế: Nước ta đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước mở cửa cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận tiện trong quan hệ kinh doanh với nhau. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay lãi suất tăng cao giao động từ 11,5% đến 11,8%/năm, ngân hàng siết chặt cho vay Điều này ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của các công ty trong nước, vấn đề tài chính hạn chế sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc triển khai các chiến lược kinh doanh Công ty cổ phần phát triển thương mại cũng không ngoại lệ, khi tỷ lệ lãi suất tăng và giá cả các mặt hàng tăng thì chi phí cho sản xuất kinh doanh của công ty cũng tăng theo, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, giảm khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường Do vậy, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì công ty cần liên tục tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm hiểu, dự đoán sự biến động của nền kinh tế để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Trường Thịnh là công ty xuất nhập khẩu, do đó tỷ giá hối đoái ảnh hưởng không nhỏ tới chiến lược kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Nếu lấy năm 2000 làm gốc thì tỷ giá hối đoái VND/USD danh nghĩa tăng 13,7%(tức là VND giảm giá 13,7%), trong khi tỷ giá hối đoái thực giảm còn 93,9% (nghĩa là trên thực tế, VND đang tăng giá khoảng 6,1% so với USD) Công ty chủ yếu nhập khẩu mỹ phẩm từ Thái Lan và thanh toán bằng đồng USD nên việc VND đang có xu hướng giảm so với đồng USD gây ảnh hưởng rất lớn tới công ty trong chiến lược cạnh tranh về giá.
- Chính trị - luật pháp: Việt Nam có nền chính trị ổn định, đây là điều kiện thuận lợi cho các công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn Đối với Trường Thịnh, chính trị ổn định là điều kiện cho công ty ổn định sản xuất kinh doanh, yên tâm mở rộng thị trường và thu hút thêm các nhà đầu tư trong và ngoài nước Đồng thời hệ thống pháp luật ở nước ta ngày càng được bổ sung và hoàn thiện tạo hành lang pháp lý chung cho các ngành kinh doanh hoạt động nói chung và ngành mỹ phẩm nói riêng Do đó công ty Trường Thịnh có thể hoạt động và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.
- Văn hoá - xã hội: Ngày nay nhu cầu làm đẹp và thu nhập của người dân tăng cao thì sức mua cho mỹ phẩm cũng có xu hướng gia tăng Đây là điều kiện thuận lợi để Trường Thịnh có thể mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh doanh số bán. Các yếu tố về văn hoá – xã hội có ảnh hưởng sâu sắc tới công ty, văn hoá có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi công ty, bởi bất kỳ một công ty nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì công ty đó khó có thể đứng vững và tồn tại được Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một công ty là con người mà văn hoá là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ Do vậy, có thể khẳng định văn hoá là tài sản vô hình của mỗi công ty.
- Công nghệ - kỹ thuật: Nhu cầu làm đẹp của người tiêu dùng tăng cao đồng nghĩa với việc người tiêu dùng tạo một sức ép khá lớn tới các doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm, Trường Thịnh cũng không ngoại lệ Để làm thoả mãn nhu cầu ngày một cao đó thì các sản phẩm mỹ phẩm mới sản xuất ra ngày càng có tính năng, công dụng tốt hơn so với sản phẩm cũ cùng loại, đó là nhờ ứng dụng các thành tựu về khoa học công nghệ vào dây chuyền sản xuất
3.2.2.2 Các nhân tố cạnh trạnh trong ngành
Công thức chung của mỹ phẩm Cruset gồm sữa gạo, pro – vitamin B5, các loại vitamin khác (A, C, E), protein, nhân sâm, Keratin (thành phần chính của tóc), bảy loại thảo dược quý chiết xuất từ cây Hương Thảo, Cúc Cam, Mộc Tặc, Lá Móng,Tầm Ma,Cây Se và Hublông,…Dòng sản phẩm Cruset cao cấp của công ty (dầu gội Cruset,
Cruset Sha & Long Lasting, dầu dưỡng tóc Cruset,…) dùng để chăm sóc tóc, nuôi dưỡng tóc và da đầu,…được nhập khẩu từ Thái Lan Một thực tế cho thấy công ty còn phụ thuộc nhiều vào các nhà cung ứng Chính vì thế mà nhà cung ứng có quyền quyết định lớn về giá cả, số lượng hàng Để hoạch định chiến lược kinh doanh cho sản phẩm Cruset đòi hỏi công ty phải hiểu rõ được số lượng nhà cung ứng, theo dõi hoạt động của các nhà cung ứng để xác định được nguồn hàng mình cần, từ đó vạch ra các mục tiêu và các phương án chiến lược nhằm tiêu thụ tốt nguồn hàng Đặc biệt, công ty nên lựa chọn nhiều nhà cung ứng để giảm thiểu rủi ro và ưu tiên nhà cung ứng truyền thống để hưởng các chính sách chiết khấu của họ.
Trên thị trường Hà Nội, hiện nay có rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm về chăm sóc tóc như PNJ, Unilever, Subtil,…Kinh doanh mỹ phẩm là xu hướng mà các doanh nghiệp lựa chọn vì ngày nay nhu cầu làm đẹp đang tăng cao Một số công ty kinh doanh mỹ phẩm như công ty TNHH thương mại Anh Khoa, công ty TNHH TM & DV Phương Nghĩa,…Hầu hết các thương hiệu mỹ phẩm chăm sóc tóc đã có tên tuổi trên thị trường Việt Nam từ đầu những năm 90, trong khi đó sản phẩm mang thương hiệu Cruset của công ty chỉ có mặt tại Việt từ năm 2004 Thị phần của công ty hiện nay đang thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh Do đó công ty khó cạnh tranh về chất lượng và giá cả Hiện nay công ty đang theo đuổi phương pháp cạnh tranh về mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh.
Tập khách hàng mục tiêu của công ty trên thị trường Hà Nội là những khách hàng từ độ tuổi từ 18 đến 40 Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của công ty có xu hướng gia tăng, biểu hiện ở doanh số của công ty không ngừng tăng qua các năm từ 2008 đến năm
Công ty có rất nhiều sản phẩm với nhiều công dụng khác nhau kết hợp với mẫu mã bắt mắt, ưa nhìn để các khách hàng mục tiêu lựa chọn, đặc biệt là khi đời sống được nâng cao, nhu cầu làm đẹp của phái nữ tăng cao Đây là lợi thế của công ty đối với các đối thủ cạnh tranh Có một điều đáng chú ý là trên thị trường Hà Nội công ty nên tập trung vào một số quận trọng điểm mang tính cửa ngõ như Quận Ba Đình, Quận Hai Bà
Trưng, Quận Hoàn Kiếm Điều đáng quan tâm ở đây là khách hàng thường hay mua hàng tại các siêu thị để tránh mua phải hàng giả, do đó công ty nên tạo mối quan hệ với khách hàng, dần dần củng cố uy tín của mình Trên thị trường xuất hiện rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm về chăm sóc tóc nổi tiếng, để tồn tại và phát triển thì công ty cần hoạch định chiến lược kinh doanh để đưa sản phẩm dần trở nên quen thuộc với khách hàng.
Kết quả xử lý tổng hợp phiếu điều tra trắc nghiệm thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset của Công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh
Qua 10 phiếu điều tra được phát cho các cán bộ và nhân viên trong công ty CPPTTM Trường Thịnh với các câu hỏi xoay quanh quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh và thu về hợp lệ 10 phiếu, em có được kết quả sau:
Thứ nhất, về vấn đề công ty có hoạch định chiến lược kinh doanh theo từng đơn vị kinh doanh chiến lược hay không:
Hình 3.2: Hoạch định chiến lược kinh doanh theo từng SBU
Qua biểu đồ trên ta thấy có 60% cán bộ và nhân viên Công ty cho rằng công ty có hoạch định chiến lược kinh doanh theo từng đơn vị kinh doanh chiến lược, 40% còn lại cho rằng Công ty có hoạch định chiến lược kinh doanh theo từng đơn vị kinh doanh chiến lược nhưng chưa rõ ràng, không có nhân viên nào cho rằng Công ty không hoạch định chiến lược kinh doanh theo từng đơn vị kinh doanh chiến lược Điều này chứng tỏ Công ty nên có một công tác hoạch định chiến lược kinh doanh theo từng đơn vị kinh doanh chiến lược rõ ràng để các nhân viên hiểu và làm tốt phần việc của mình
Thứ hai, về văn bản cụ thể cho hoạch định chiến lược:
Hình 3.3: Văn bản cụ thể cho hoạch định chiến lược
Qua biểu đồ trên ta thấy 30% cán bộ và nhân viên lựa chọn Công ty hoạch định chiến lược kinh doanh cho sản phẩm Cruset dưới hình thức văn bản cụ thể, 70% còn
B Có nhưng chưa chính thức
30% lại cho rằng Công ty đã hoạch định chiến lược kinh doanh cho sản phẩm Cruset nhưng chưa chính thức, không nhân viên nào lựa chọn phương án công ty chưa có văn bản cụ thể cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset Do đó Công ty nên có văn bản chính thức trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset để nhân viên dễ dàng tiếp nhận, khi đó họ sẽ tự ý thức được công việc của mình và cố gắng hoàn thành nó.
Thứ ba, khách hàng mục tiêu của công ty:
Hình 3.4: Khách hàng mục tiêu của công ty
Nhìn vào biểu đồ ta thấy có 20% nhân viên cho rằng khách hàng mục tiêu của Công ty là những khách hàng từ 10 đến 18 tuổi, 70% nhân viên cho rằng khách hàng mục tiêu của Công ty là từ 18 đến 40 tuổi, 10% còn lại cho rằng khách hàng mục tiêu của công ty là từ 40 đến 50 tuổi Do đó, Công ty lựa chọn khách hàng từ 18 đến 40 tuổi để tập trung các chính sách về marketing nhằm thu hút họ chú ý tới sản phẩm của mình
Thứ tư, thị trường mục tiêu của công ty:
A.T hị trường Hà Nội, tập trung chủ yếu ở Quận Đống Đa, Quận Hai Bà
B T hị trường miền Bắc, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh lân cận
C T hị trường miền Nam, tập trung chủ yếu vào T ỉnh Bà Rịa, Vũng T àu
Hình 3.5: Thị trường mục tiêu của Công ty
Qua bảng trên ta thấy 100% nhân viên khẳng định rằng thị trường mục tiêu của Công ty là thị trường Hà Nội, tập trung chủ yếu ở Quận Đống Đa, Quận Hai Bà Trưng. Như vậy, Công ty đã xác định rõ thị trường mục tiêu của mình thì nên tập trung khai thác thị trường này một cách hiệu quả
Thứ năm, sản phẩm Cruset chiếm tỷ trọng lớn nhất hàng năm:
Hình 3.6: Sản phẩm Cruset chiếm tỷ trọng lớn nhất hàng năm
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy 20% nhân viên cho rằng dầu gội đầu Cruset chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất hàng năm; 50% nhân viên cho rằng dầu dưỡng tóc chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất hàng năm; 20% nhân viên cho rằng các loại sáp và gel vuốt tóc chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất hàng năm; 10% còn lại cho rằng các loại thuốc nhuộm, thuốc duỗi, thuốc uốn tóc chiếm tỷ trọng lớn nhất hàng năm Do đó Công ty nên có các chiến lược kinh doanh đối với các dòng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh trên thị trường và phát huy thế mạnh về dòng dầu dưỡng tóc Cruset
Thứ sáu, mối quan tâm về công nghệ:
C Các loại sáp và gel vuốt dưỡng tóc
D Các loại thuốc nhuộm, thuốc duỗi tóc, thuốc uốn tóc,…
A Máy móc, trang thiết bị
C T rình độ, kinh nghiệm của nhân
Hình 3.7: Mối quan tâm về công nghệ
Qua bảng trên ta thấy 10% nhân viên cho rằng mối quan tâm hàng đầu của công ty là máy móc, trang thiết bị; 20% nhân viên cho rằng mối quan tâm hàng đầu của Công ty là trình độ, kinh nghiệm của nhân viên; 70% còn lại cho rằng đó là hệ thống thông tin Do đó Công ty nên tập trung đầu tư vào hệ thống thông tin để thông tin được thu thập chính xác và truyền đi nhanh chóng tới các phòng ban trong công ty.
Thứ bảy, phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh:
Hình 3.8: Phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh
Nhìn vào bảng trên ta thấy 30% nhân viên lựa chọn Công ty hoạch định chiến lược kinh doanh theo phương pháp ma trận, 50% nhân viên lựa chọn theo phương pháp kinh nghiệm, 20% còn lại lựa chọn phương pháp chuyên gia
Thứ tám, nhân tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty:
Hình 3.9: Nhân tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạch định chiến
A T ỷ lệ lãi suất tăng cao, giao động từ 11,5 đến 11,8%
B T ình hình chính trị - xã hội ổn định
C T hị hiếu, thói quen tiêu dùng của người dân
D Sự phát triển như vũ bão của công nghệ kỹ thuật
30% 60% lược kinh doanh của Công ty
Qua biểu đồ ta thấy, nhân tố vĩ mô ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty với 60% nhân viên cho rằng do tỷ lệ lãi suất tăng cao, giao động từ 11,5 đến 11,8%; không có nhân viên nào lựa chọn tình hình chính trị - xã hội; 30% nhân viên lựa chọn thị hiếu, thói quen người tiêu dùng; 10% còn lại lựa chọn sự phát triển như vũ bão của công nghệ kỹ thuật Như vậy tình hình tăng cao của mức lãi suất ảnh hưởng rất nhiều tới công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty, lãi suất tăng cao khiến cho Công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn từ các ngân hàng để thực hiện các chiến lược kinh doanh.
Thứ chín, nhân tố môi trường nội tại ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty:
Hình 3.10: Nhân tố môi trường nội tại ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, nhân tố môi trường nội tại ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty với 10% nhân viên lựa chọn nghiệp vụ, kỹ năng, trình độ, thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ, công nhân viên; 20% lựa chọn cơ sở hạ tầng của công ty; 20% lựa chọn công tác dự báo hàng cần nhập chưa được chú trọng; 50% còn lại lựa chọn tuyên truyền Marketing và bán hàng chưa mang lại hiệu quả cao Như vậy Công ty nên tập trung vào công tác marketing và bán hàng để thu hút khách hàng mục tiêu.
A Nghiệp vụ, kỹ năng, trình độ, thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ, công nhân viên
B Cơ sở hạ tầng của công ty
C Công tác dự báo hàng cần nhập chưa được chú trọng
D T uyên truyền Marketing và bán hàng chưa mang lại hiệu quả cao
Thứ mười, mục tiêu chiến lược kinh doanh:
Hình 3.11: Mục tiêu chiến lược kinh doanh
Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần lớn 80% nhân viên lựa chọn mục tiêu chiến lược kinh doanh của Công ty là doanh thu, lợi nhuận, tăng thị phần, nâng cao vị thế cạnh tranh Do đó công ty cần quy hoạch hợp lý các nguồn lực để thực hiện được mục tiêu với thời gian ngắn nhất.
Mười một, mục tiêu tăng trưởng sản phẩm Cruset trong năm tới:
Hình 3.12: Mục tiêu tăng trưởng sản phẩm Cruset trong năm tới
C Nâng cao vị thế cạnh tranh
D T ất cả các mục tiêu trên
A Tăng trưởng từ 10 đến 20% một năm
B T ăng trưởng từ 20 đến 30% một năm
C T ăng trưởng từ 30 đến 40% một năm
Nhìn vào bảng trên ta thấy, 70% nhân viên lựa chọn mục tiêu tăng trưởng sản phẩm Cruset trong năm tới là tăng trưởng từ 10 đến 20% một năm; 30% còn lại lựa chọn tăng trưởng từ 20 đến 30% một năm, như vậy với tốc độ tăng trưởng từ 10 đến 20% một năm không phải là quá lớn so với Công ty, mục tiêu đạt ra không quá dễ mà cũng không quá khó đối với các nhân viên nên tính khả thi là rất cao.
Mười hai, công ty lựa chọn và quyết định các phương án kinh doanh:
Hình 3.13: Công ty lựa chọn và quyết định các phương án kinh doanh
Qua biểu đồ trên ta thấy, 40% nhân viên cho rằng Công ty lựa chọn và quyết định các phương án kinh doanh theo quy trình đánh giá theo mô thức hợp lý, 50% lựa chọn theo phương án kinh nghiệm, 10% lựa chọn theo phương án tư vấn chuyên gia. Như vậy Công ty đã quyết định lựa chọn phương án kinh doanh theo quy trình đánh giá theo môt hức hợp lý, dựa vào quy trình này mà các nhân viên có cái nhìn chung về công việc của mình và của toàn Công ty, từ đó họ có ý thức trách nhiệm hơn đối với hành động của mình.
Mười ba, phương thức cạnh tranh sản phẩm Cruset trên thị trường:
A Quy trình đánh giá theo mô thức hợp lý
A Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm
B Cạnh tranh về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm
C Cạnh tranh về giá cả sản phẩm
D Cạnh tranh về dịch vụ khách hàng
Hình 3.14: Phương thức cạnh tranh sản phẩm Cruset trên thị trường
Qua biểu đồ ta thấy 30% nhân viên lựa chọn phương thức cạnh tranh sản phẩm Cruset trên thị trường là cạnh tranh về dịch vụ khách hàng, 20% lựa chọn cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, 50% lựa chọn cạnh tranh về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Công ty có rất nhiều loại sản phẩm phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách hàng nên kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm rất đa dạng, đây cũng là một trong những lợi thế cạnh tranh của công ty.
Mười bốn, hoàn thiện nguồn nhân lực:
Hình 3.15: Hoàn thiện nguồn nhân lực
CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM CRUSET CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRƯỜNG THỊNH
Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset của Công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh
Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh là rất cần thiết, nhận biết được tầm quan trọng đó ban lãnh đạo của công ty đã lập kế hoạch kinh doanh trong 3 năm 2008 -2010 Công ty bắt đầu tổ chức được hệ thống quản lý chiến lược, tuy chưa áp dụng quy trình khoa học vào việc hoạch định chiến lược kinh doanh nhưng điều này đã tạo ra một thực tế quan trọng làm chuyển biến trong nhìn nhận về vai trò của chiến lược kinh doanh và sự cần thiết phải hoạch định chiến lược kinh doanh Kế hoạch kinh doanh được công ty triển khai thực hiện và mang lại một số thành công sau:
- Công ty là một doanh nghiệp trẻ, thành lập đến nay được 5 năm nhưng công ty đã trở thành một công ty có uy tín trong các công ty kinh doanh mỹ phẩm chuyên về chăm sóc tóc trên thị trường miền Bắc Công ty đã lựa chọn sản phẩm Cruet lam sản phẩm chủ đạo và tiến hành phân loại theo từng loại sản phẩm Cruset dựa trên tiêu chí chức năng, công dụng mỗi sản phẩm Việc phân loại này giúp công ty dễ dàng đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với từng sản phẩm và quy hoạch hiệu quả các nguồn lực để triển khai thực hiện.
- Công ty luôn đảm bảo cung cấp sản phẩm Cruset đạt chất lượng tốt theo đúng yêu cầu của khách hàng Đây là mặt hàng chủ đạo của công ty, danh mục mặt hàng Cruset phong phú, đa dạng, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, thu hút được thêm nhiều khách hàng mới Do đó công ty quyết định lựa chọn phương thức cạnh tranh mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường Để đưa ra được quyết định đó công ty đã tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích những biến động của thị trường như: lãi suất, tỷ giá hối đoái, công nghệ - kỹ thuật,…
- Công ty đề ra mục tiêu tăng trưởng từ 10% đến 20% một năm, đối với một cộng ty nhỏ như Trường Thịnh thì mục tiêu đề ra không quá dễ mà cũng không quá khó Với đội ngũ nhân viên có trách nhiệm và hệ thống kênh phân phối lớn thì mục tiêu này công ty có khả năng thực hiện được.
- Công ty đã có các chiến lược kinh doanh cụ thể như: phát huy thế mạnh về hệ thống phân phối rộng lớn để cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, đề ra các mục tiêu, phương thức cạnh tranh, định vị và phân bổ nguồn lực thực hiện các chiến lược đó, nâng cao tính cạnh tranh nhằm né tránh các nguy cơ về cạnh tranh đang gay gắt trên thị trường; khắc phục các điểm yếu về vốn để hạn chế các nguy cơ từ bên ngoài như: cạnh tranh gay gắt, cải thiện sự nhìn nhận của khách hàng đối với sản phẩm;….Các chiến lược này tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu của công ty.
- Công ty có một đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong công việc Đây là một lợi thế mạnh cốt lõi của công ty Đặc biệt là đội ngũ nhân viên ở phòng kinh doanh với trình độ cao, năng động, sáng tạo, là bộ phận trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với các đối tác, nghiên cứu thị trường Chính nhờ có đội ngũ nhân viên có trình độ, thái độ làm việc tốt mà trong thời gian qua doanh thu của công ty đã không ngừng tăng, thu nhập bình quân đầu người cũng từng bước được cải thiện.
Tóm lại, công ty đã có những thành công ban đầu ở các bước đầu trong mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh của mình.
4.1.2 Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những thành công mà Công ty đạt được thì còn có những hạn chế mà công ty cần phải khắc phục Cụ thể như:
- Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh được đưa ra nhưng việc áp dụng quy trình còn chưa mang tính khoa học Tần suất kiểm tra hoạch định chiến lược 1 lần 1 tuần của công ty không đảm bảo cho công ty có thể điều chỉnh linh hoạt mọi hoạt động khi gặp sự cố
- Công tác hoạch định chiến lược còn phải trải qua nhiều thủ tục rườm rà vì phải tuân thủ các quy định của chính phủ về công tác quản lý tài chính và ngân sách.
- Khi xây dựng chiến lược Công ty, các chiến lược kinh doanh chưa phù hợp với sự biến động của môi trường, chưa thực hiện hiệu quả Đồng thời Công ty chưa đề ra được các chiến lược dự phòng trong các tình huống theo diễn biến môi trường Nhất là trong giai đoạn hiện nay, tình hình cạnh tranh trên thị trường diễn ra rất khốc liệt thì việc xây dựng các chiến lược cạnh tranh phải được xây dựng một cách thận trọng, môi trường kinh doanh đầy biến động đòi hỏi công ty phải có các chiến lược dự phòng để việc triển khia hoạt động không bị gián đoạn, không gây hoặc giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho Công ty
- Hệ thống thông tin Công ty chưa chú trọng đầu tư nên việc truyền thông tin giữa các phòng ban nhiều lúc còn gặp nhiều khó khăn
- Việc huy động tài chính nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay sao cho bù đắp được chi phí sử dụng vốn và lãi vay thích đáng Đây là vấn đề đặt ra trong công ty trong suốt quá trình phát triển của mình.
- Công ty chưa sử dụng hợp lý nguồn lực sẵn có khi thực hiện chiến lược kinh doanh. 4.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế
- Nền kinh tế thị trường chưa thực sự phát triển hoàn thiện, gây nhiều sức ép đối với Công ty
- Nhà nước chưa xây dựng cơ chế quản lý rõ ràng trong hoạt động kinh doanh của các Công ty.
- Hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế của nhà nước đang trong giai đoạn vừa xây dựng vừa hoàn thiện và có sự thay đổi nhiều, gây khó khăn cho các hoạt động của Công ty.
- Trình độ nhận thức lý luận và thực tiễn của nhà quản trị còn chưa cao.
- Quy mô Công ty chưa lớn nên gặp khó khăn trong việc huy động vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác nên nguồn vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh còn hạn chế.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty còn chưa hiện đại, hệ thống thông tin chưa hiệu quả.
Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề hoạch định chiến lược kinh
4.2.1 Dự báo triển vọng thị trường kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam trong 5 năm tới:
- Lượng cung và cầu mỹ phẩm sẽ tăng nhưng trong 5 năm tới tốc độ tăng cung nhiều hơn tốc độ tăng cầu Lý do vì ngành mỹ phẩm hiện nay đang là một trong số những ngành giàu tiềm năng ở nước ta, nhu cầu ăn ngon mặc ấm đã đáp ứng được tới một khả năng nào đó thì nhu cầu làm đep được nâng lên Do đó các doanh nghiệp muốn khai thác thị trường này sẽ có thể tìm kiếm nguồn lợi nhuận nhiều hơn và có cơ hội thành công nhanh hơn Chính vì thế, trong 5 năm tới, trên thị trường Việt Nam lượng cung mỹ phẩm sẽ tăng rất cao so với lượng cầu mỹ phẩm.
- Khi lượng cung mỹ phẩm vượt quá lượng cầu mỹ phẩm đến một mức nào đó sẽ gây mất cân đối thị trường Các sản phẩm sẽ tràn lan trên thị trường, có quá nhiều loại sản phẩm để người tiêu dùng có thể lựa chọn nhưng việc quyết định mua sản phẩm thì rất hạn chế về số lượng.
- Nhu cầu các sản phẩm mang nhãn hiệu cao cấp tăng cao, đẩy mạnh tiêu thụ hàng nhập khẩu.
- Nhà nước hoàn thiện dần các quy định và quy hoạch phát triển ngành mỹ phẩm ngày một vững mạnh.
4.2.2 Quan điểm giải quyết vấn đề hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset của công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh
- Đảm bảo hoạch định chiến lược phù hợp với môi trường kinh doanh đầy biến động, phát triển tốt các nguồn lực.
- Phát huy các điểm mạnh của công ty và giảm thiểu các điểm yếu của công ty nhằm thực hiện tốt các mục tiêu mà công ty đề ra.
- Nghiên cứu sắp xếp lại hệ thống tổ chức, chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đủ sức nắm bắt kịp thời những thay đổi của thị trường
- Đảm bảo chiến lược kinh doanh thực hiện hiệu quả.
- Đảm bảo chiến lược phát huy năng lực cạnh tranh tiến tới phát triển bền vững công ty.
- Đảm bảo hiệu lực và hiệu quả công tác hoạch định chiến lược.
Giải pháp hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset của Công
4.3.1 Giải pháp hoàn thiện phân tích tình thế chiến lược kinh doanh Để đề ra được các chiến lược kinh doanh phù hợp thì công ty cần phân tích ảnh hưởng của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài công ty một cách có hệ thống.
- Về nguồn nhân lực: Đây là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của công ty. Mọi quyết định và hoạt động kinh doanh đều do con người trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện Do vậy việc hiểu rõ trình độ, năng lực, thái độ làm việc của mỗi nhân viên sẽ giúp cho nhà quản trị sử dụng đúng người đúng việc.
- Về tài chính: Công ty hoạt động kinh doanh đảm bảo có lãi chứng tỏ công ty có thể tự chủ về khả năng tài chính trên thị trường Tuy nhiên khi công ty có nguồn tài chính vững mạnh thì sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng thêm thu nhập cho nhân viên. Đánh giá được khả năng tài chính của mình giúp công ty thực hiện kinh doanh hiệu quả hơn.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc của Công ty: Nếu công ty có hệ thống kho bãi rộng thì việc nhập hàng sẽ rất thuận tiện, số lượng hàng nhập càng nhiều thì sẽ được hưởng nhiều chiết khấu, giảm bớt chi phí đi lại Hệ thống thông tin cũng là một nhân tố quan trọng để dự báo nhu cầu thị trường, kết nối các phòng ban với nhau nhằm bổ sung, hỗ trợ nhau trong công việc.
- Hệ thống phân phối: Công ty có mức độ bao phủ thị trường rộng, mạng lưới phân phối cũng là một trong những lợi thế cạnh tranh của công ty.
- Sản phẩm chủ đạo của công ty: Mỹ phẩm chuyên về chăm sóc tóc với sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, phục vụ khách hàng mục tiêu từ độ tuổi 18 đến 40 Đây cũng là một trong những lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường.
- Hoạt động Marketing và xúc tiến bán công ty chưa chú trọng đầu tư, chưa mang sản phẩm gần gũi hơn với người tiêu dùng.
- Công ty chưa tận dụng hết các nguồn lực sẵn có như: nhiều nhân viên có trình độ nhưng vì được phân công chưa đúng việc nên chưa phát huy hết khả năng của mình,
- Công ty có quy mô nhỏ nên vấn đề mở rộng sản xuất kinh doanh gặp khó khăn do việc huy động tài chính từ các tổ chức tín dụng.
- Hệ thống thông tin chưa được công ty quan tâm đầu tư nên không bám sát được tình hình thị trường.
- Cơ cấu tổ chức công ty chưa đầy đủ, các phòng ban còn ít và số lượng nhân viên chưa nhiều.
- Dùng ma trận IFAS để đánh giá các yếu tố bên trong:
Hình 4.1: Ma trận các yếu tố bên trong (IFAS)
Các yêu tố bên trong Mức độ quan trọng
Tổng điểm quan trọng Điểm mạnh:
1 Công ty có đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực làm việc tốt.
2 Công ty có khả năng tự chủ về tài chính cao.
3 Cơ sở vật chất trang thiết bị tương đối tốt.
4 Xây dựng được hệ thống phân phối rộng khắp các tỉnh thành.
5 Sản phẩm của công ty đa dạng về mẫu mã, chủng loại.
1 Hoạt động marketing và xúc tiến bán chưa được chú trọng.
2 Chưa tận dụng được nguồn lực sẵn có.
3 Hệ thống thông tin còn chưa được quan tâm đầu tư.
4 Công ty gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất.
5 Cơ cấu tổ chức chưa đầy đủ, các phòng ban và số lượng nhân viên còn ít.
Tổng số điểm quan trọng của công ty là 2.65 cho thấy công ty chỉ ở trên mức độ trung bình một ít, công ty còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được như: hoạt động marketing và xúc tiến bán hàng, chưa tận dụng hết các nguồn lực sẵn có Trong khi đó công ty có những điểm mạnh như: có uy tín lâu năm trên thị trường, đội ngũ nhân viên có chuyên môn, có khả năng tự chủ về tài chính,…để cạnh tranh trên thị trường Đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực làm việc tốt được đánh giá quan trọng nhất vì đây là năng lực cốt lõi của công ty, đầu não quan trọng tiến hành mọi hoạt động, góp phần vào sự thành công của công ty trên thị trường
Môi trường bên ngoài công ty:
Hình 4.2: Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFAS)
Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng
1 Việt Nam gia nhập WTO.
2 Thu nhập người dân ngày càng cao.
3 Thị trường ngành hàng mỹ phẩm không ngừng gia tăng.
4 Hệ thống chính trị - xã hội ổn định.
5 Có nhiều nhà cung ứng.
1 Áp lực từ phía khách hàng cao.
2 Tỷ lệ lãi suất tăng cao.
3 Nhiều đối thủ cạnh tranh khốc liệt.
4 Giá cả thị trường luôn biến động.
5 Tốc độ tăng trưởng GDP đang giảm sút.
Tổng số điểm quan trọng của các yếu tố này là 2.6 cho thấy các phản ứng của công ty đạt trên mức trung bình trong việc theo đuổi các chiến lược nhằm tận dụng các cơ hội và giảm thiểu rủi ro từ môi trường bên ngoài Các yếu tố thị trường ngành hàng mỹ phẩm không ngừng gia tăng, có nhiều nhà cung ứng, áp lực từ phía khách hàng cao, nhiều đối thủ cạnh tranh khốc liệt đều được đánh giá cao nhất vì ngành mỹ phẩm hiện nay rất giàu tiềm năng, có rất nhiều nhà đầu tư muốn kinh doanh mỹ phẩm, từ đó xuất hiện thêm nhiếu đối thủ cạnh tranh, số lượng các nhà cung ứng cũng gia tăng. Hơn nữa yêu cầu của khách hàng đối với ngành này rất cao, tạo áp lực lớn đối với các công ty mỹ phẩm.
4.3.2 Giải pháp xác lập phương án chiến lược kinh doanh
Sau khi tìm hiểu được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hôi, thách thức đối với công ty thì em sử dụng mô thức TOWS để đưa ra một số phương án chiến lược kinh doanh như sau:
Hình 4.3: Mô thức TOWS hình thành các chiến lược của Công ty Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
S1: Sản phẩm đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng tốt
S2: Mức độ bao phủ thị trường rộng
S3: Đội ngũ nhân viên có trình độ, giàu kinh nghiệm
W1: Huy động nguồn vốn gặp nhiều khó khăn
W2: Hoạt động Marketing và xúc tiến bán còn chưa hiệu quả
W3: Hệ thống thông tin chưa chú trọng đầu tư W4: Chưa sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có
Cơ hội (O) Chiến lược SO Chiến lược WO
O2: Chính trị - xã hội ổn định
S1O3: Chiến lược thâm nhập thị trường
S2O4: Chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ
W2O3O4: Đẩy mạnh hoạt động Marketing để thu hút khách hàng
W1O1: Chiến lược liên minh và hợp tác phẩm không ngừng gia tăng
O4: Thu nhập người dân ngày càng cao
Thách thức (T) Chiến lược ST Chiên lược WT
T1: Áp lực từ phía khách hàng cao
T2: Tỷ lệ lãi suất tăng cao
T3: Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh
T4: Giá cả thị trường luôn biến động
S1T1T3: Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm
S2T2T4: Chiến lược điều chỉnh giá
W4T1T3: Chiến lược tập trung hoá
Một số kiến nghị đối với nhà nước 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu:
Dưới tác động của quá trình tự do toàn cầu hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ hoạt động ngoại thương của nước ta cũng phát triển không ngừng.Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, hệ thống thuế nước ta nói chung và thuế xuất khẩu, nhập khẩu nói riêng cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện Tuy nhiên thuế xuất nhập khẩu nước ta hiện nay vẫn còn bất cập và cần được giải quyết Đặc biệt bối cảnh hiện nay, xu thế liên kết kinh tế quốc tế ngày càng được đẩy mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Nền kinh tế các nước trên thế giới hiện nay càng phụ thuộc nhau hơn và liên kết chặt chẽ với nhau hơn Do vậy việc tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải có sự điều chỉnh thích hợp, và hệ thống thuế của quốc gia cũng không tránh khỏi điều đó Nó không chỉ vừa phải đáp ứng được yêu cầu kinh tế của quốc gia mà còn phải phù hợp với thông lệ quốc tế Vì thế việc nghiên cứu thuế xuất nhập khẩu trong nước đang là một đòi hỏi cấp bách đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt nam, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, công ty TrườngThịnh cũng không ngoại lệ Là công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc tính thuế khi nhập hàng từ Thái Lan Theo Báo mớiOnline: “Bộ Tài chính vừa có công văn số 6629/BTC-TCHQ về biện pháp quản lý nhập khẩu rượu và mỹ phẩm, đề xuất nâng mức thuế suất thuế nhập khẩu hai mặt hàng này lên mức cao nhất trong khung cam kết về thuế của Việt Nam, đồng thời thu thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt.” Việc tính thuế nhập khẩu tăng cao đối với mặt hàng mỹ phẩm (khoảng 24%) gây khó khăn cho công ty trong việc định giá sản phẩm trên thị trường và nhiều khó khăn khác nữa.
* Chính sách về tiền tệ:
Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề trước mắt nhà nước ta quan tâm giải quyết Mức lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia Lạm phát cao không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh Lạm phát gây ra tình trạng thiếu tiền vì các doanh nghiệp không khai thác được nguồn tín dụng cho việc duy trì sản xuất của mình Để kiềm chế lạm phát, các biện pháp dành cho chính sách thắt chặt tiền tệ hiện nay cần phải được áp dụng một cách linh hoạt Xuất phát từ nhận định lạm phát thường xuất hiện khi lượng tiền trong lưu thông tăng, nhà nước cần hạn chế lượng tiền trong lưu thông bằng cách: Tăng lãi suất cho vay vốn và lãi suất tái chiết khấu và hạn chế mức tăng tín dụng Quy định dự trữ bắt buộc hợp lí để vừa bảo đảm an toàn hệ thống đồng thời nâng cao được khả năng thanh khoản trong hoạt động ngân hàng. Thêm nữa là việc phát hành tín phiếu và phân hạn mức mua cho các Ngân hàng Thương mại để rút bỏ bớt tiền khỏi lưu thông Đồng thời nhà nước ta nên sử dụng công cụ tỉ giá: Nên điều chỉnh tăng nhẹ VND so với USD Điều này cũng phù hợp với việc đồng đô la Mỹ liên tục bị giảm giá so với các đồng tiền khác Tăng giá VND sẽ làm giá hàng nhập khẩu giảm, tăng nguồn cung, có tác dụng giảm mức tăng giá trên thị trường nội địa, nhất là trong điều kiện nhập khẩu hiện chiếm tỉ lệ cao trong GDP của nước ta
* Đẩy mạnh cơ chế kinh doanh mỹ phẩm:
Hiện nay khi nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng cao thì thị trường mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp ngày càng nhiều Có rất nhiều loại mỹ phẩm được bán tràn lan trên thị trường, người tiêu dùng thoải mái lựa chọn Tuy nhiên có rất nhiều mỹ phẩm là hàng trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hàng giả xuất hiện rất nhiều và được bán với mức giá thấp hơn hoặc tương đương so với mỹ phẩm cùng loại có xuất xứ rõ ràng Do đó nhà nước ta cần phải kiểm soát chặt chẽ các nguồn hàng mỹ phẩm trên thị trường, thi hành nghiêm túc loại bỏ đối với những sản phẩm là hàng giả, hàng nhái trên thị trường nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng và bảo vệ quyền cạnh tranh bình đẳng giữa các công ty kinh doanh mỹ phẩm Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp nỗ lực hết mình trong kinh doanh, vừa cạnh tranh lành mạnh vừa hợp tác với nhau nhằm tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
* Chính sách thu hút đầu tư:
Không có sự phát triển kinh tế – xã hội dài hạn nào không đi đôi với ổn định vĩ mô và tăng trưởng toàn diện Các biện pháp kiềm chế lạm phát được Chính phủ Việt Nam thực hiện mới đây là một bước đi quan trọng Bên cạnh đó, sự minh bạch và quản lý nhà nước có hiệu quả là những nhân tố then chốt giúp thu hút đầu tư lâu dài Chiến lược Phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng đã chỉ rõ một vài trở ngại lớn mà Việt Nam sẽ phải vượt qua trong những năm tới, như thiết lập một môi trường cạnh tranh, phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo và nhu cầu giải quyết sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng Trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình, Việt Nam cần chủ động hơn nữa để tiếp tục thu hút đầu tư dài hạn và củng cố vị trí của mình trong khu vực Đông Nam Á, cũng như trên trường quốc tế Theo đó, các cơ quan chức năng cần giữ vững quan điểm duy trì môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh cao. Những chính sách thu hút đầu tư cần tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên như vận tải, năng lượng, phát triển đô thị, công nghệ cao, công nghệ xanh, đào tạo…; đồng thời có các chính sách thu hút đầu tư vào các ngành có triển vọng, tiềm năng trong tương lai.
Ngành kinh doanh mỹ phẩm ở nước ta hiện nay rất giàu tiềm năng, do đó nhà nước cần có các chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực này như: ưu tiên cho vay vốn để đầu tư hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư từ vốn tín dụng đầu tư của nhà nước, các chính sách ưu đãi về đất đai, chính sách về thuế nhập khẩu,….Có như thế thì mới thu hút được các cá nhân và doanh nghiệp đầu tư kinh doanh mỹ phẩm, tạo điều kiện cho cá nhân, doanh nghiệp hoạt động và làm lợi cho quốc gia
1 Fred R David (1995), Khái luận về Quản trị chiến lược , NXB Thống Kê.
2 Phạm Vũ Luận (2004), Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Thống Kê.
3 ThS Nguyễn Thanh Hải, Hoạch định chiến lược kinh doanh, NXB Bưu Điện.
4 PGS.TS Lê Thế Giới – TS Nguyễn Thanh Liêm - ThS Trần Hữu Hải, Quản trị chiến lược – NXB Thống Kê (2007).
5 Phạm Công Đoàn (1991), Kinh tế doanh nghiệp thương mại, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
6 Slide bài giảng Quản trị chiến lược, Bộ môn Quản trị chiến lược, Trường đại học Thương Mại.
7 Phạm Lan Anh (2000), Quản trị chiến lược, NXB Khoa học kỹ thuật.
8 Chandler, H.I (1965), Strategy and Structure New York - Mc Graw Hill.
9 Micheal.E.Porter, Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ.
10 Các luận văn của khoá 42, khóa 38 bộ môn Quản trị chiến lược, trường Đại học Thương Mại.
11 Các trang website http:://www.wikipedia.org, http:://www.tailieu.vn, …
12 Nguồn báo cáo tài chính của công ty CPPTTM Trường Thịnh.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CPPTTM Cổ phần phát triển thương mại
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNHH TM & DV Trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ
GS.TS Giáo sư - Tiến sĩ
PGS.TS Phó giáo sư - Tiến sĩ
GDP Tổng thu nhập quốc nội
CLKD Chiến lược kinh doanh
SBU Đơn vị kinh doanh chiến lược
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
Họ và tên sinh viên : Trương Thị Ánh Hồng
Lớp: 43A3 – Khoa : Quản trị doanh nghiệp
Ngành đào tạo : Quản trị kinh doanh - Trường đại học Thương Mại Đơn vị thực tập : Công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh
Kính gửi: Ông (Bà) : SĐT: Chức vụ : … Để tạo cơ sở hiểu biết thêm về doanh nghiệp và tạo điều kiện làm luận văn tốt nghiệp khóa học chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp thương mại thuộc ngành
Quản trị kinh doanh Kính gửi quý Ông (Bà) phiếu phỏng vấn này Kính mong Ông
(Bà) vui lòng cho biết các thông tin trong phiếu phỏng vấn
Một số câu hỏi xin Ông (bà) vui lòng trả lời giúp
Câu 1: Xin ông/ bà cho biết tình hình phát triển trong ngành kinh doanh mỹ phẩm giai đoạn hiện nay như thế nào?
Câu 2: Ông/ bà cho biết những khó khăn trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty?
Câu 3: Ông/ bà đã đưa ra giải pháp gì để hoàn thiện quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh?
Câu 4: Lợi thế cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh là gì?
Câu 5: Hiện nay công ty đang theo đuổi chiến lược cạnh tranh gì?
Câu 6: Chiến lược kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2010-2015?
Xin chân thành cảm ơn !
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
PHIẾU ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM
Họ và tên sinh viên: Trương Thị Ánh Hồng
Lớp: 43A3 – Khoa : Quản trị doanh nghiệp
Ngành đào tạo : Quản trị kinh doanh - Trường đại học Thương Mại Đơn vị thực tập : Công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh
Kính gửi: Ông (Bà) : SĐT: Chức vụ : …
Tôi là sinh viên khoa Quản trị doanh nghiệp thương mại - trường đại học Thương Mại, hiện đang thực tập tại quý công ty Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu thông tin, hoàn thiện luận văn tốt nghiệp cuối khoá được đầy đủ và trung thực, tôi rất mong Ông (Bà) hợp tác, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành những thông tin liên quan đến doanh nghiệp như sau:
Ghi chú: Khoanh tròn vào sự lựa chọn Ông (Bà) cho là đúng nhất.
I Thông tin chung liên quan đến doanh nghiệp
4 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp:
5 Tổng số lao động trong doanh nghiệp:……….
II Thông tin liên quan đến quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset của doanh nghiệp
Câu 1: Công ty có hoạch định chiến lược kinh doanh theo từng đơn vị kinh doanh chiến lược hay không?
B Có nhưng chưa rõ ràng
Câu 2: Công ty hoạch định chiến lược kinh doanh cho sản phẩm Cruset dưới hình thức văn bản cụ thể hay không?
B Có nhưng chưa chính thức
Câu 3: Khách hàng mục tiêu mà công ty muốn hướng tới là:
Câu 4: Thị trường mục tiêu của công ty là:
A Thị trường Hà Nội, tập trung chủ yếu ở quận Đống Đa, quận Hai Bà Trưng
B Thị trường miền Bắc, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh lân cận
C Thị trường miền Nam, tập trung chủ yếu vào tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu
Câu 5: Sản phẩm Cruset nào chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất hàng năm trong công ty:
C Các loại sáp và gel vuốt dưỡng tóc Cruset
D Các loại thuốc nhuộm, thuốc duỗi tóc, thuốc uốn tóc Cruset,…
Câu 6: Công nghệ nào sau đây là mối quan tâm hàng đầu của công ty?
A Máy móc, trang thiết bị
C Trình độ, kinh nghiệm của nhân viên
Câu 7: Ông (Bà) cho biết phương pháp chủ yếu trong hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là gì?
Câu 8: Nhân tố môi trường vĩ mô nào ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp?
A Tỷ lệ lãi suất tăng cao, giao động từ 11,5% đến 11,8%/năm
B Tình hình chính tri – xã hội ổn định
C Thị hiếu, thói quen tiêu dùng của người dân
D Sự phát triển như vũ bão của công nghệ kỹ thuật
Câu 9: Nhân tố môi trường vi mô nào ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp?
A Nghiệp vụ, kỹ năng, trình độ, thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ, công nhân viên
B Nhà cung cấp nhà cung cấp có quyền quyết định lớn về giá cả, số lượng hàng
C Công tác dự báo hàng cần nhập chưa được chú trọng
D Tuyên truyền Marketing và bán hàng chưa mang lại hiệu quả cao
Câu 10: Mục tiêu chiến lược kinh doanh sản phẩm cruset của công ty trong thời gian tới là:
C Nâng cao vị thế cạnh tranh
D Tất cả các mục tiêu trên
Câu 11: Mục tiêu tăng trưởng sản phẩm Cruset của công ty trong 5 năm tới là:
A Tăng trưởng từ 10 đến 20 % một năm
B Tăng trưởng từ 20 đến 30% một năm
C Tăng trưởng từ 30 đến 40% một năm
Câu 12: Công ty lựa chọn và quyết định phương án kinh doanh sản phẩm theo:
A Quy trình đánh giá theo mô thức hợp lý
Câu 13: Phương thức cạnh tranh của sản phẩm Cruset mà công ty lựa chọn để thực hiện trên thị trường là:
A Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm
B Cạnh tranh về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm
C Cạnh tranh về giá cả sản phẩm
D Cạnh tranh về dịch vụ khách hàng
Câu 14: Để thực hiện tốt việc quy hoạch nguồn lực triển khai chiến lược kinh doanh, công ty đã hoàn thiện về nguồn nhân lực như thế nào?
B Giữ nguyên nhân viên vì làm việc hiệu quả
C Giữ nguyên nhân viên nhưng kèm theo đào tạo và phát triển
Câu 15: Công ty chi ngân sách cho chiến lược là?
A Công ty chi ngân sách cho chiến lược khoảng 1 tỷ đến 1,5 tỷ
B Công ty chi ngân sách cho chiến lược khoảng 2 đến 2,5 tỷ
C Công ty chi ngân sách cho chiến lược khoảng 3 đến 3,5 tỷ
Câu 16: Tần suất kiểm tra việc hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset diễn ra:
Xin chân thành cảm ơn !
BẢNG XỬ LÝ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ KHẢO SÁT BẰNG SPSS
Hoach dinh CLKD theo tung SBU
Co nhung chua ro rang 4 40.0 40.0 100.0
Hoach dinh CLKD san pham Cruset duoi hinh thuc van ban cu the
Co nhung chua chinh thuc 7 70.0 70.0 100.0
Khach hang muc tieu cua cong ty
Thi truong muc tieu cua cong ty
Cumulative Percent Valid Thi truong Ha Noi, tap trung chu yeu o quan Dong Da, quan Hai Ba Trung
San pham Cruset chiem ty trong lon nhat
Valid Dau goi dau Cruset 2 20.0 20.0 20.0
Cac loai sap va gel vuot duong toc 2 20.0 20.0 90.0
Cac loai thuoc nhuom, thuoc duoi, thuoc uon toc 1 10.0 10.0 100.0
Moi quan tam hang dau ve cong nghe
Valid May moc, trang thiet bi 1 10.0 10.0 10.0
Trinh do, kinh nghiem cua nhan vien 2 20.0 20.0 100.0
Phuong phap hoach dinh CLKD
Valid Phuong phap ma tran 3 30.0 30.0 30.0
Nhan to vi mo anh huong nhieu toi hoach dinh CLKD
Cumulative Percent Valid Ty le lai suat tang cao, giao dong tu 11,5 den 11,8% 6 60.0 60.0 60.0
Thi hieu, thoi quen tieu dung cua nguoi dan 3 30.0 30.0 90.0
Su phat trien nhu vu bao cua cong nghe, ky thuat 1 10.0 10.0 100.0
Nhan to noi tai anh huong nhieu toi hoach dinh CLKD
Cumulative Percent Valid Nghiep vu, ky nang, trinh do, thai do lam viec cua doi ngu nhan vien
Co so ha tang cua cong ty 2 20.0 20.0 30.0
Cong tac du bao hang can nhap chua duoc chu trong 2 20.0 20.0 50.0
Tuyen truyen Marketing va ban hang chua mang lai hieu qua cao
Muc tieu CLKD Cruset thoi gian toi
Nang cao vi the canh tranh 1 10.0 10.0 20.0
Tat ca cac muc tieu tren 8 80.0 80.0 100.0
Muc tieu tang truong Cruset trong 5 nam toi
Cumulative Percent Valid Tang truong tu 10 den 20% mot nam 7 70.0 70.0 70.0
Tang truong tu 20 den 30% mot nam 3 30.0 30.0 100.0
Cong ty lua chon va quyet dinh phuong an kinh doanh theo
Cumulative Percent Valid Quy trinh danh gia theo mo thuc hop ly 5 50.0 50.0 50.0
Phuong thuc canh tranh cua Cruset
Cumulative Percent Valid Canh tranh ve chat luong san pham 2 20.0 20.0 20.0
Canh tranh ve kieu dang, mau ma san pham 5 50.0 50.0 70.0
Canh tranh ve dich vu khach hang 3 30.0 30.0 100.0
Cong ty hoan thien nguon nhan luc
Cumulative Percent Valid Giu nguyen nhan vien vi lam viec hieu qua 3 30.0 30.0 30.0
Giu nguyen nhan vien nhung kem theo dao tao va phat trien
Ngan sach cho chien luoc
Valid Khoang tu 1 den 1,5 ty 6 60.0 60.0 60.0
Tan suat kiem tra hoach dinh chien luoc Cruset
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức kinh tế thế giới đã đưa nền kinh tế sang một bước ngoặt mới Đó là nền kinh tế mở cửa và hội nhập với các nước trên thế giới Sự cạnh tranh đã và sẽ diễn ra gay gắt hơn trên thị trường Việt Nam Các doanh nghiệp Việt Nam, phần lớn là những doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn sinh ra trong một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đang bị thúc ép phải chấp nhận luật chơi trong môi trường kinh doanh toàn cầu, đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những bước đi chiến lược đúng đắn nhằm từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững vị thế của mình trên thị trường. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải hoạch định chiến lược kinh doanh đúng đắn và phù hợp với năng lực cũng như bối cảnh kinh tế chung.
Luận văn có nội dung chính là hệ thống cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh; phân tích, đánh giá thực trạng quy trình và các hoạt động hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset của công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh, từ đó rút ra được các thành công, hạn chế và nguyên nhân; đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset của công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh, theo hướng tập trung thiết lập một số phương án chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.
Luận văn “Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh” gồm các chương sau:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh.
Chương II: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh của các công ty kinh doanh mỹ phẩm Cruset.
Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset của công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh.
Chương IV: Các kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset của công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh.
LỜI CẢM ƠN Đối với một sinh viên sắp ra trường nào thì thực tập là rất cần thiết, nó như là cầu nối giữa lý luận và thực tiễn Nhờ thực tập mà em đã tìm hiểu và kết hợp được các kiến thức trong trường học với thực tế cuộc sống Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phầm phát triển thương mại Trường Thịnh, em đã tìm hiểu và học hỏi được nhiều điều bổ ích, lý thú về tình hình kinh doanh nói chung và công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty nói riêng Tuy thời gian thực tập là không dài nhưng em hiểu được muốn trở thành nhà quản trị giỏi thì ngoài việc am hiểu lý luận còn phải biết vận dụng lý luận đó vào thực tiễn như thế nào để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất Thời gian thực tập đã kết thúc với kết quả cụ thể là luận văn với đề tài: “Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh” Công ty chính là môi trường em tìm hiểu, áp dụng lý thuyết vào thực tế đầu tiên để chuẩn bị hành trang vào đời cho mình Em nhận thấy rằng công tác hoạch định chiến lược rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty Mỗi quyết định trong kinh doanh đều phải hoạch định và đưa ra chiến lược kinh doanh cụ thể, rõ ràng Để có được thành công trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh em phải nỗ lực trong việc phân tích, đánh giá thực trạng quy trình và các hoạt động hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Để nghiên cứu thành công đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Hoàng Việt bộ môn quản trị chiến lược và toàn bộ các cô, chú, anh, chị cán bộ công nhân viên công ty CPPTTM Trường Thịnh đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành bài luận văn này
Trong quá trình nghiên cứu, do sự hiểu biết của em còn hạn chế nên luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 1
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 4
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu 4
1.5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp 5
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY KINH DOANH MỸ PHẨM 6
2.1 Một số khái niệm cơ bản 6
2.1.1 Khái niệm và bản chất của chiến lược kinh doanh 6
2.1.2 Các nhân tố cấu thành chiến lược kinh doanh: 6
2.2 Một số lý thuyết liên quan về hoạch định chiến lược kinh doanh 7
2.2.1 Khái niệm hoạch định chiến lược kinh doanh 7
2.2.2 Vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh 8
2.2.3 Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh 9
2.2.4 Phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh 10
2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước12
2.4 Phân định nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh của các công ty kinh doanh mỹ phẩm 13
2.4.1 Mô hình quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty kinh doanh mỹ phẩm 13
2.4.2 Nội dung các hoạt động hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm 14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRƯỜNG THỊNH 22
3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset của Công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh 22
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 22
3.1.2 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu 23
3.2 Đánh giá tổng quan ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset của Công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh 23
3.2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh 23
3.2.2 Phân tích nhân tố môi trường ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm Cruset của Công ty cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh 25