1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh

153 3,4K 29
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH __________________ Trần Thị Thanh Tâm RÈN LUYỆN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC CHƯƠNG OXILƯU HUỲNH ( LỚP 10 - BAN NÂNG CAO ) Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HIỀN Thành Phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Đề tài này được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của TS.Nguyễn Thị Hiền và các thầy cô giáo khoa Hóa trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. Xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Thị Hiền – với lòng biết ơn sâu sắc – cô đã dành nhiều thời gian để đọc bản thảo, bổ sung và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Hóa học, phòng quản lý sau Đại Học và các thầy cô trong tổ bộ m ôn Hóa học đã tạo nhiều thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn sâu sắc Ban giám hiệu, tập thể giáo viên và học sinh các trường THPT Tân Hiệp, THPT Nguyễn Văn Tiếp, THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Thiên Hộ Dương đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm theo đúng kế hoạch. Sau cùng tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè đặc biệt là chồng và cha mẹ chồng luôn quan tâm , động viên về tinh thần trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Trần Thị Thanh Tâm CÁC CHỮ VIẾT TẮT HS : Học sinh GV : Giáo viên THPT : Trung học phổ thông DH : Dạy học HH : Hóa học PTHH : Phương trình hóa học TN : Thực nghiệm ĐC : Đối chứng PPDH : Phương pháp dạy học PTKT : Phương tiện kĩ thuật HUNK : Hiệu ứng nhà kính MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công cuộc xây dựng đất nước ta trong thời đại mới đòi hỏi phải có những người lao động tự chủ năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề thường gặp, luôn luôn theo kịp được với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, có đạo đức, biết giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc qua đó góp phần xâ y dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh. Muốn vậy, chúng ta cần vận dụng tốt một trong những thành tựu xuất sắc của khoa sư phạm ở nhiều nước trong thế kỷ XX về tâm lý học và lý luận dạy học là : cách tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh l à đặt họ vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tự lực tự giác tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo và hình thành quan điểm đạo đức. Trước tình hình đó, với suy nghĩ và mong muốn được đóng góp và làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình trong giai đoạn hiện tại của đất nước chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hoá học - khi dạy chương oxi - lưu hùynh (lớp 10- Ban nâng cao) ” 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2.1 . Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy học hoá học ở trường THPT Việt Nam. 2.2 . Đối tượng nghiên cứu : Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hoá học - chương oxilưu huỳnh (lớp 10 - Ban nâng cao). 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và đề xuất 1 số biện pháp nhằm r èn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua việc dạy học hoá học 10 ở trường THPT 4. Nhiệm vụ của đề tài 4.1. Nghiên cứu lí luận về đổi mới phương pháp dạy học hoá học, về những biểu hiện của năng lực sáng tạo và biện pháp rèn luyện năng lực đó cho học sinh. 4.2. Điều tra thực tiễn dạyhọc môn hoá học 10 (Ban nâng cao), trong việc rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh. 4.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường năng lực sáng tạo c ho học sinh. 4.4. Kiểm tra tính giá trị và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 5. Giả thuyết khoa học Nếu có biện pháp phù hợp và trình độ cần thiết của giáo viên thì có thể bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua việc dạyhọc hoá học. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Tổng kết một số cơ sở lý luận về những biểu hiện của năng lực sáng tạo cho học sinh THPT trong dạyhọc hoá học. 6.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh hoá 10. 7. Phương pháp nghiê n cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : Nghiên cứu lý luận, tổng hợp các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Sử dụng phương pháp điều t ra để điều tra thực tiễn dạyhọc hoá học 10 ở trường trung học phổ thông. - Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để tiến hành lên lớp theo hai loại giáo án để so sánh. 8. Giới hạn của đề tài Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh khi dạy chương oxilưu huỳnh - lớp 10 - Ban nâng cao. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Năng lực sáng tạo của học sinh, những biểu hiện của năng lực sáng tạo và cách kiểm tra đánh giá Chúng ta đang đứng ở những năm đầu của thế kỷ XXI, thế giới đang xảy ra sự bùng nổ về tri thức khoa học công nghệ. Sáng tạo là một trong những phẩm chất tư duy được nhấn mạnh trong mục tiêu giáo dục nhằm chuẩn bị nguồn lực con người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Báo cáo của Ban chấp hành trung ương Đảng tại Đại Hội Đại biểu toà n quốc lần thứ X của Đảng về phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 – 2010 đã nêu rõ : Tạo được chuyển biến cơ bản về phát triển giáo dục và đào tạo…Ưu tiên hàng đầu cho việt nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, PP dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ GV v à tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của HS, SV [3]. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho mỗi nhà giáo dục là tìm ra và đổi mới PPDH phù hợp, hiện đại để bồi dưỡng năng lực sáng tạo, bồi dưỡng HS giỏi, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Vậy năng lực sáng tạo là gì ? Tính sáng tạo được biểu hiện như thế nào trong quá trình dạy học ? 1.1.1. Năng lực sáng tạo là gì? 1.1.1.1. Khái niệm năng lực Năng lực ( Capacite – Pháp, Capacity – Anh) : Còn gọi là khả năng thực hiện như khả năng giải nhanh các bài tập … là một sự kết hợp linh hoạt và độc đáo của nhiều đặc điểm tâm lý của một người, tạo thành những điều kiện chủ quan thuận lợi giúp cho người đó tiếp thu dễ dàng, tập dượt nhanh chóng và hoạt động đạt hiệu quả cao trong một lĩnh vực nào đó [25]. Theo từ điển Tiếng việt thông dụng: “Năng lực là khả năng làm tốt công việc”. Trong tâm lý học người ta coi năng lực là những thuộc tính tâm lý riêng của cá nhân, nhờ những thuộc tính này mà con người hoàn thành tốt đẹp một loạt hoạt động nào đó, mặc dù phải bỏ ra ít sức l ao động. Người có năng lực về một mặt nào đó thì không phải nỗ lực nhiều trong quá trình công tác mà vẫn khắc phục được nhiều khó khăn một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn những người khác hoặc có thể vượt qua khó khăn mới mà người khác không thể vượt qua được. Theo các nhà tâm lý học, năng lực chính là khả năng thực hiện một hoạt động nào đó trong một thời gian nhất định nhờ những điều kiện nhất định và những tri thức tiểu xảo đã có. Năng lực chứa đựng yếu tố mới mẻ linh hoạt, có thể giải quyết nhiệm vụ thành công trong những tì nh huống khác nhau, trong một lĩnh vực hoạt động rộng hơn. Do vậy, năng lực của học sinh sẽ là mục đích của dạy học, giáo dục, những yêu cầu về bồi dưỡng phát triển năng lực cho học sinh cần đặt đúng c hỗ của chúng trong mục đích dạy học. Năng lực của mỗi người một phần dựa trên cơ sở tư chất. Nhưng năng lực hình thành và phát triển chủ yếu là dưới tác dụng của sự rèn luyện thông qua dạy học và giáo dục. Năng lực (tiếng la tinh là « competentia », có nghĩa là gặp gỡ, khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau) [6]: Năng lực : Là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức. Năng lực : Là những khả năng và kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm g iải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội…và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt [26]. Hiện nay, người ta quan tâm nhiều đến phát triển năng lực hành động. Vậy năng lực hành động có cấu trúc như thế nào? Cấu trúc năng lực hành động gồm: Năng lực chuyên môn: Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn cũng như đánh giá kết quả một cách độc lập, có PP và đảm bảo chính xác về mặt chuyên m ôn (bao gồm khả năng tư duy logic, phân tích, tổng hợp và trừu tượng; khả năng nhận biết các mối quan hệ thống nhất trong quá trình). Năng lực phương pháp: Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong công việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề đặt ra. Trung tâm của năng lực PP là những PP nhận thức, xử lý, đánh giá, truyền thụ và giới thiệu. Năng lực xã hội: Là k hả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau với sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Trọng tâm của năng lực xã hội là ý thức được trách nhiệm của bản thân cũng như của những người khá c, tự chịu trách nhiệm, tự tổ chức, có khả năng thực hiện các hành động xã hội, khả năng cộng tác và giải quyết xung đột. Năng lực cá thể: Là khả năng suy nghĩ và đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của mình; phát triển được năng khiếu cá nhân cũng như xây dựng và thực hiện kế hoạch cho cuộc sống riêng; những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các hành vi ứng xử. Các thành phần năng lực “gặp nhau” tạo thành năng lực hành động. NĂNG LỰC HÀNH ĐỘNG Năng lực Cá thể Năng lực Xã hội Năng lực chuyên môn Năng lực Phươn g pháp Sơ đồ 1.1. Cấu trúc năng lực hành động 1.1.1.2. Khái niệm sáng tạo Có rất nhiều quan niệm về sáng tạo. Sáng tạo (reation) : Nghĩa là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có sẵn[25, tr.15]. Sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi . theo những cách khác với thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác, “ nhìn ” theo những cách không bị hạn chế bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn . Theo từ điển Tiếng việt thông dụng thì : “ Sáng tạo là nghĩ ra và làm ra những giá trị vật chất hoặc tinh thần ”. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô tập 42 thì : “ Sáng tạo là một loại hoạt động mà kết quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay vật chất có tính cách tân, có ý nghĩa xã hội, có giá trị”. Theo nhà tâm lý học thì sáng tạonăng lực đáp ứng một cách thích đáng nhu cầu tồn tại theo lối mới, năng lực gây ra cái gì đấy mới mẻ. Sự thích ứng như vậy, nếu có xu hướng nội tâm lý thì chủ yếu liên quan tới cảm giác phát hiện sự nảy sinh những ý và nghĩa trong, quá trình hình thành mục đích, nếu có xu hướng ngoại tâm lí thì mang hình thức của các cấu trúc mới, những quy trình hoặc sáng chế mới hoặc tiếp tục tồn tại.[41] Theo từ điển Triết học, sáng tạo là quá trình, hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất. Mặc dù, có nhiều ý kiến khác về bản chất nguồn gốc của trí sáng tạo nhưng vì nó rất cần cho cuộc sống nên nhà tâm lý học đã tìm cách đo lường, đánh giá năng lực sáng tạo của mọi cá nhân. Người ta đưa ra một tình huống với một số điều kiện, xuất phát từ yêu cầu đề xuất càng nhiều giải pháp càng tốt, trong một thời gian càng ngắn càng hay. Việc đánh giá được căn cứ vào số lượng tí nh mới mẻ, tính độc đáo, tính hữu ích của các đề xuất. Những trắc nghiệm theo hướng như vậy, cùng với nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác đã cho biết : - Sáng tạo là một tiềm năng vốn có trong mỗi người, khi gặp dịp thì bộc lộ. - Mỗi người thường chỉ quen sáng tạo trong một vài lĩnh vực nào đó (toán, văn, mỹ thuật… ) và có thể luyện tập để phát triển đầu óc sáng tạo trong lĩnh vực đó. Như vậy, sáng tạo cần cho bất cứ lĩnh vực nào của hoạt động xã hội loài người và cho mọi người. Bởi vì trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường gặp nhiều tình huống cần có sáng kiến mới giải quyết tốt được. Học sinh phải giải bài toán. Nhà sản xuất phải đưa r a thị trường sản phẩm phù hợp với yêu cầu người mua. Nhà thiết kế phải tạo ra mẫu mã mới thu hút thị hiếu người tiêu dùng. Thầy cô phải biết dùng phương pháp giảng dạy hay, gây [...]... dưỡng năng lực sáng tạo cho HS c Những biện pháp bồi dưỡng rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS trong dạy học hóa học d Các cách kiểm tra đánh giá năng lực sáng tạo của HS trong dạy học hóa học 1.6.3 Kết quả điều tra Kết quả điều tra thực trạng được thể hiện cụ thể qua bảng xử lý số liệu sau : Bảng 1.1: Kết quả điều tra thực trạng về biểu hiện của năng lực sáng tạo của HS trong dạy học hóa học I Những... hiện của năng lực sáng tạo của HS trong dạy học hóa học Đa phần các giáo viên đều đồng ý đó là những biểu hiện của năng lực sáng tạo của HS, nhưng mức độ ở một số biểu hiện của năng lực sáng tạo ở HS vùng sâu thấp hơn ở thành thị Bảng 1.2: Kết quả điều tra thực trạng về mức độ bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho HS trong dạy học hóa học Trả lời II Mức độ bồi dưỡng năng lực Thường sáng tạo cho học sinh xuyên... duy hóa học của HS, đồng thời đánh giá sơ bộ đầu vào của HS Chúng tôi đã phát phiếu điều tra cho 26 GV (thuộc 5 trường trong đó có 3 trường vùng sâu) dạy học hóa học của Tỉnh Tiền Giang để lấy ý kiến về việc rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS trong việc dạy học hóa học với các nội dung như sau: a Những biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập hóa học b Tình hình rèn luyện bồi dưỡng năng. .. nhân loại khám phá và đề nghị trong tất cả với mọi lĩnh vực của cuộc sống” Do đó, vấn đề Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học cũng thật sự đáng được coi trọng Những quan niệm về năng lực sáng tạohọc sinh: Từ các cơ sở trên chúng ta có thể có những quan niệm về năng lực sáng tạo của học sinh như sau : - Năng lực tự chuyển tải tri thức và kỹ năng từ lĩnh vực quen biết sang... 1.6 Thực trạng bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh trong khi dạy học hóa học ở một số trường THPT tỉnh Tiền Giang 1.6.1 Mục tiêu điều tra Để nắm rõ được thực trạng việc dạyhọc hóa học ở trường THPT thì việc điều tra là biện pháp hữu hiệu để chúng ta nắm bắt được tình hình dạy học của GV và HS trên lớp để từ đó làm cơ sở cho việc rèn luyện bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho HS 1.6.2 Nội dung và... Tính chất đặc thù của phương pháp dạy học hóa học: Phương pháp dạy học hóa học là hình chíếu độc đáo của phương pháp nhận thức hóa học trên mặt phẳng tâm lý học của học sinh Nói cách khác, phương pháp nhận thức hóa học đã được chuyển hóa, xử lý sư phạm thành PP dạy học hóa học tức là sử dụng những biện pháp sư phạm làm cho HS dễ tiếp thu và sử dụng Phương pháp dạy học hóa học là sự kết hợp giữa tư duy... lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành quan điểm đạo đức Như vậy, trách nhiệm chủ yếu của người GV là tìm ra biện pháp hữu hiệu để rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS từ khi cấp sách đến trường 1.1.2 Những biểu hiện của năng lực sáng tạo Trong quá trình học tập của học sinh, sáng tạo là yêu cầu cao nhất trong bốn cấp độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng, sáng tạo Tuy nhiên ngay từ những... và tự điều khiển của trò) Nhằm làm cho trò chiếm lĩnh khái niệm hóa học Cấu trúc và chức năng của phương pháp dạy học hóa học (sơ đồ 1.2): PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Phương pháp dạy P truyền thụ P điều khiển Phương pháp học P tự điều khiển P lĩnh hội Sơ đồ 1.2 Cấu trúc của phương pháp dạy học hoá học Như vậy PP dạy học hóa học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học, với tư cách là 2 phân hệ độc... 38.46 0 0.00 Giáo viên có chú trọng bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh Qua việc điều tra cho thấy rằng có đến 61,54% GV có những nỗ lực đáng kể trong việc nâng cao chất lượng DH, thường xuyên chú ý đến yêu cầu bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho HS Tuy nhiên, còn 38,46% GV đôi khi mới chú ý đến việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho HS Một số GV trong giờ học bài mới, thường chỉ đặt những câu hỏi có... đầu học hóa học, việc dạy học phải xuất phát từ trực quan sinh động tới những khái niệm trừu tượng của hóa học (2) Các lớp 10, 11, 12 khi vốn khái niệm đã phong phú thì HS có thể vận dụng những khái niệm như một công cụ để tư duy Trong phương pháp dạy học hóa học việc sử dụng mối liên hệ nhân qủa giữa cấu tạo và tính chất như một phương pháp dạy học cơ bản trong môn hóa học Đối tượng của hóa học là . hiện của năng lực sáng tạo cho học sinh THPT trong dạy và học hoá học. 6.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh hoá. 2.2 . Đối tượng nghiên cứu : Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hoá học - chương oxi – lưu huỳnh (lớp 10 - Ban nâng cao). 3. Mục

Ngày đăng: 30/01/2013, 11:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2. Về phương pháp dạy học hóa học và tình hình dạy học hóa học ở trường THPT hiện nay  - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
1.2. Về phương pháp dạy học hóa học và tình hình dạy học hóa học ở trường THPT hiện nay (Trang 20)
b. Tình hình rèn luyện bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho HS. - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
b. Tình hình rèn luyện bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho HS (Trang 32)
Bảng 1.2: Kết quả điều tra thực trạng về mức độ bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho HS trong dạy học hóa học - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
Bảng 1.2 Kết quả điều tra thực trạng về mức độ bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho HS trong dạy học hóa học (Trang 34)
Bảng 1.3: Kết quả điều tra thực trạng về các cách kiểm tra đánh giá năng lực sáng tạo của HS trong dạy học hóa học - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
Bảng 1.3 Kết quả điều tra thực trạng về các cách kiểm tra đánh giá năng lực sáng tạo của HS trong dạy học hóa học (Trang 35)
1.Kết hợp các hình thức kiểm tra đ ánh giá khác nhau  như:viết, vấn đáp, thí nghiệm,  trắc nghiệm tự luận, trắc  nghiệm khách quan - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
1. Kết hợp các hình thức kiểm tra đ ánh giá khác nhau như:viết, vấn đáp, thí nghiệm, trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan (Trang 35)
b. Hãy cho biết cách lắp ống nghiệm như hình vẽ nào là đúng nhấ t? Giải thích?  - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
b. Hãy cho biết cách lắp ống nghiệm như hình vẽ nào là đúng nhấ t? Giải thích? (Trang 78)
c. Đun nóng đồng thời cả ống hình trụ thứ hai, hãy giải thích tại sao : + Lượng kết tủa đen ở cốc đựng dung dịch Pb(NO 3)2 giả m ?  + Trên lớp bông trắng có xuất hiện chất bột màu vàng ?  Giải :   - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
c. Đun nóng đồng thời cả ống hình trụ thứ hai, hãy giải thích tại sao : + Lượng kết tủa đen ở cốc đựng dung dịch Pb(NO 3)2 giả m ? + Trên lớp bông trắng có xuất hiện chất bột màu vàng ? Giải : (Trang 79)
Hãy cho biết cách mô tả như các hình trên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong số các chất khí sau đây : H 2, O2, Cl2, HCl, SO2, H2S - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
y cho biết cách mô tả như các hình trên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong số các chất khí sau đây : H 2, O2, Cl2, HCl, SO2, H2S (Trang 80)
Bài 19 : Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
i 19 : Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi (Trang 80)
Bảng 2.1: Kết quả điều tra thực trạng về các biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS trong dạy học hóa học - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
Bảng 2.1 Kết quả điều tra thực trạng về các biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS trong dạy học hóa học (Trang 82)
Bảng 3.1b: Bảng tính phương sai S2,độ lệch chuẩn S, hệ số biến thiên V và đại lượng kiểm định T(bài luyện tập oxi trường Tân Hiệp) - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
Bảng 3.1b Bảng tính phương sai S2,độ lệch chuẩn S, hệ số biến thiên V và đại lượng kiểm định T(bài luyện tập oxi trường Tân Hiệp) (Trang 89)
Bảng 3.1a: Tần số, tần suất, tần suất lũy tích và % số HS đạt điểm xi - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
Bảng 3.1a Tần số, tần suất, tần suất lũy tích và % số HS đạt điểm xi (Trang 89)
Bảng 3.2b: Bảng tính phương sai S2,độ lệch chuẩn S, hệ số biến thiên V và đại lượng kiểm định T(Bài lưu huỳnh trường Tân Hiệp) - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
Bảng 3.2b Bảng tính phương sai S2,độ lệch chuẩn S, hệ số biến thiên V và đại lượng kiểm định T(Bài lưu huỳnh trường Tân Hiệp) (Trang 90)
Bảng 3.2a: Tần số, tần suất, tần suất lũy tích và % số HS đạt điểm xi. Số HS đạt  - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
Bảng 3.2a Tần số, tần suất, tần suất lũy tích và % số HS đạt điểm xi. Số HS đạt (Trang 90)
Bảng 3.3a: Tần số, tần suất, tần suất lũy tích và % số HS đạt điểm xi. Số HS đạt  - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
Bảng 3.3a Tần số, tần suất, tần suất lũy tích và % số HS đạt điểm xi. Số HS đạt (Trang 91)
Bảng 3.4b: Bảng tính phương sai S2,độ lệch chuẩn S, hệ số biến thiên V và đại lượng kiểm định T (Bài lưu huỳnh trường Nguyễn Văn Tiếp) - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
Bảng 3.4b Bảng tính phương sai S2,độ lệch chuẩn S, hệ số biến thiên V và đại lượng kiểm định T (Bài lưu huỳnh trường Nguyễn Văn Tiếp) (Trang 92)
Bảng 3.5a: Tần số, tần suất, tần suất lũy tích và % số HS đạt điểm xi. Số HS đạt  - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
Bảng 3.5a Tần số, tần suất, tần suất lũy tích và % số HS đạt điểm xi. Số HS đạt (Trang 93)
Bảng 3.7b: Bảng tính phương sai S2,độ lệch chuẩn S, hệ số biến thiên V và đại lượng kiểm định T (Bài luyện tập về oxi trường Thiên Hộ Dương) - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
Bảng 3.7b Bảng tính phương sai S2,độ lệch chuẩn S, hệ số biến thiên V và đại lượng kiểm định T (Bài luyện tập về oxi trường Thiên Hộ Dương) (Trang 95)
Bảng 3.7a: Tần số, tần suất, tần suất lũy tích và % số HS đạt điểm xi. Số HS đạt  - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
Bảng 3.7a Tần số, tần suất, tần suất lũy tích và % số HS đạt điểm xi. Số HS đạt (Trang 95)
Bảng 3.8a: Tần số, tần suất, tần suất lũy tích và % số HS đạt điểm xi. Số HS đạt  - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
Bảng 3.8a Tần số, tần suất, tần suất lũy tích và % số HS đạt điểm xi. Số HS đạt (Trang 96)
3.4.1.5. Bảng phân phối tần số, tần suất chung cho bốn trường - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
3.4.1.5. Bảng phân phối tần số, tần suất chung cho bốn trường (Trang 97)
3.4.2.5. Bảng chung cho bốn trường - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
3.4.2.5. Bảng chung cho bốn trường (Trang 106)
3.4.2.5. Bảng chung cho bốn trường - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
3.4.2.5. Bảng chung cho bốn trường (Trang 106)
a/ Viết cấu hình electron của nguyên tố oxi? Xác  định số  e độc thân từ  đó  suy  ra  liên kết  của  phân tử  oxi và CTCT  của nó ?  - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
a Viết cấu hình electron của nguyên tố oxi? Xác định số e độc thân từ đó suy ra liên kết của phân tử oxi và CTCT của nó ? (Trang 126)
1. Hai dạnh thù hình của lưu huỳnh Hoạt động 3:  - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
1. Hai dạnh thù hình của lưu huỳnh Hoạt động 3: (Trang 135)
1. a/ Dạng thù hình là gì? Oxi có mấy dạng thù hình? Chúng khác và giống nhau ở điểm  nào?  - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
1. a/ Dạng thù hình là gì? Oxi có mấy dạng thù hình? Chúng khác và giống nhau ở điểm nào? (Trang 135)
KL: Ghi trong bảng sau: Nhiệt độ Trạng  - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
hi trong bảng sau: Nhiệt độ Trạng (Trang 137)
Cho HS quan sát hình ảnh về một số ứng dụng của S.  - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
ho HS quan sát hình ảnh về một số ứng dụng của S. (Trang 139)
1. Có mấy dạng thù hình của lưu hùyn h? Chúng có điểm gì giống nhau và khác nhau ?  - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
1. Có mấy dạng thù hình của lưu hùyn h? Chúng có điểm gì giống nhau và khác nhau ? (Trang 144)
BẢNG PHÂN PHỐ IT (STUDENT) - Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học hóa học chương oxi - lưu huỳnh
BẢNG PHÂN PHỐ IT (STUDENT) (Trang 152)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w