1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản

118 1,8K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 2,87 MB

Nội dung

Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

- -oOo- -

Lê Thị Thanh Thủy

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VÀ THIẾT KẾ TRÊN MÁY VI TÍNH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG GIẢNG DẠY PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 12 - BAN CƠ BẢN

Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học hóa học

Mã số : 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS LÊ TRỌNG TÍN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2008

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, tin học đã xâm nhập vào tất cả các ngành nghề, hầu như tất cả các công việc đều được xử lí trên máy vi tính với tốc độ nhanh như chớp, độ chính xác thật hoàn hảo Trong bối cảnh chung đó, Đại hội Đảng lần thứ IX đã thông qua Nghị quyết đổi mới phương pháp dạy học bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học làm cho HS chủ động tiếp nhận kiến thức

Theo xu hướng đổi mới phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS, Bộ giáo dục

và đào tạo đã có quyết định kể từ năm học 2006 - 2007 sẽ tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông và

kì thi tuyển sinh đại học áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan toàn bộ đối với bộ môn Hóa học Năm học 2008 – 2009 là năm học đầu tiên áp dụng bộ sách giáo khoa mới đại trà, nên GV rất cần

có một hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan dùng làm tài liệu tham khảo để kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của HS; và HS có thể sử dụng tích cực để tự học, tự kiểm tra kiến thức của mình ở nhà

Việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế trên máy vi tính cũng có một

số khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Hóa trường ĐHSP TP.HCM thực hiện nhưng đó chỉ mới là những nghiên cứu bước đầu, chưa chuyên sâu, chưa có tính hệ thống và chỉ mới thực hiện ở một chương hay một phần ở chương trình sách giáo khoa cũ, chưa có đề tài nào xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan thuộc chương trình sách giáo khoa 12 mới được áp dụng trên toàn quốc kể từ năm học 2008 - 2009 Các đề tài đó sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual Basic kết hợp với Microsoft Access để thiết kế trên máy vi tính, chứ chưa có đề tài nào sử dụng SQL Server 2000 để thiết kế chương trình trắc nghiệm khách quan trên máy vi tính Việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế trên máy vi tính dành cho đối tượng là HS trường THPT Trường Chinh và một

số trường tương đương là chưa có

Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài “XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VÀ THIẾT KẾ TRÊN MÁY VI TÍNH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 12 - BAN CƠ BẢN” với mong muốn đề tài của mình góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của GV và việc học tập của HS

2 Mục đích nghiên cứu

 Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn phần hóa vô cơ lớp 12

- Ban cơ bản có độ tin cậy cao

Trang 3

 Thiết kế chương trình trắc nghiệm khách quan trên máy vi tính bằng phần mềm SQL Sever

2000

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Cơ sở lý thuyết về SQL Sever 2000

 Cơ sở lý thuyết về trắc nghiệm khách quan

 Cơ sở lý thuyết hóa vô cơ lớp 12 - Ban cơ bản

 Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan có độ tin cậy cao phần hóa vô cơ lớp 12 - Ban cơ bản

 Xây dựng chương trình trắc nghiệm khách quan trên máy vi tính

 Thực nghiệm sư phạm

 Xử lý kết quả thực nghiệm bằng thống kê toán học

 Ý kiến đề xuất

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan có độ tin cậy

cao và thiết kế chương trình trắc nghiệm khách quan trên máy vi tính

Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp luận : Dựa trên nền tảng triết học duy vật biện chứng về quá trình dạy và học của GV và HS

 Phương pháp nghiên cứu :

 Phương pháp phân tích và tổng hợp

 Phương pháp phân loại và hệ thống lý thuyết

 Phương pháp mô hình hóa

 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

 Phương pháp chuyên gia

 Phương pháp thực nghiệm

 Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê toán học

6 Điểm mới của đề tài

Trang 4

 Đề tài xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hóa vô cơ lớp

12 - Ban cơ bản (áp dụng trên toàn quốc kể từ năm học 2008 - 2009) nhằm hỗ trợ cho GV có một hệ thống bài tập dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình dạy học hóa học ở phổ thông

 Thiết kế chương trình trắc nghiệm khách quan trên máy vi tính sử dụng phần mềm SQL Server 2000 giúp cho GV có thể kiểm tra kết quả học tập của HS bằng cách cho HS kiểm tra trực tiếp trong phòng máy vi tính, chương trình còn hỗ trợ cho GV có thể soạn và chỉnh sửa bài tập trắc nghiệm

dễ dàng, đề kiểm tra được trộn theo 4 mức độ hiểu, biết, vận dụng và tổng hợp; ngoài ra chương trình còn hỗ trợ cho HS có thể tự ôn tập và kiểm tra kiến thức tại nhà

7 Giả thuyết khoa học

Nếu đề tài thực hiện thành công sẽ nâng cao được chất lượng giảng dạy môn hóa học ở trường phổ thông Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan tốt thì sẽ giúp GV có được một nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy; thiết kế chương trình trên máy vi tính thành công sẽ giúp GV nâng cao được việc kiểm tra - đánh giá thành quả học tập của HS, đồng thời giúp HS có thể tự học, tự kiểm tra kiến thức của mình

8 Giới hạn của đề tài

Đề tài tập trung xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan phần hóa vô cơ lớp 12 - Ban

cơ bản theo bộ sách giáo khoa ban hành năm 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo

Trang 5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận về trắc nghiệm khách quan

1.1.1 Khái niệm [19] [26]

Theo nghĩa chữ Hán “trắc” là đo, “nghiệm” là suy xét, chứng thực

TNKQ là phương pháp KT- ĐG kết quả học tập của HS bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm gọi

là “khách quan” vì cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm

1.1.2 Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan [26]

1.1.2.1 Câu trắc nghiệm đúng – sai

Đây là loại câu hỏi được trình bày dưới dạng câu phát biểu và HS trả lời bằng cách lựa

chọn một trong hai phương án đúng hoặc sai

1.1.2.2 Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn

Đây là loại câu hỏi thông dụng nhất Loại này có một câu phát biểu căn bản gọi là câu dẫn và có nhiều câu trả lời để HS lựa chọn, trong đó chỉ có một câu trả lời đúng nhất hay hợp lí nhất còn lại đều là sai, những câu trả lời sai gọi là câu mồi hay câu nhiễu

a Ưu điểm

 GV có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra – đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau, chẳng hạn như :

Trang 6

 Xác định mối tương quan nhân quả Nhận biết các điều sai lầm Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau

 Định nghĩa các khái niệm Tìm nguyên nhân của một số sự kiện Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều vật

 Xác định nguyên lí hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện Xác định thứ tự hay cách sắp đặt nhiều vật Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm

 Độ tin cậy cao hơn : yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so với các loại TNKQ khác khi số phương án chọn lựa tăng lên

 Tính giá trị tốt hơn : với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn người

ta có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lí, định luật, tổng quát hóa rất hữu hiệu

 Thật sự khách quan khi chấm bài : điểm số của bài TNKQ không phụ thuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt của HS và trình độ người chấm bài

b Nhược điểm

 Loại câu hỏi này khó soạn vì phải tìm câu trả lời đúng nhất, những câu còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lí Ngoài ra phải soạn câu hỏi hỏi thế nào đó để đo được các mức trí năng cao hơn mức biết, nhớ, hiểu

 Có những HS có óc sáng tạo, tư duy tốt có thể tìm ra câu trả lời hay hơn đáp án thì sẽ làm cho HS đó cảm thấy không thỏa mãn

 Các câu hỏi nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi

và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu hỏi TNTL soạn

 Tốn kém giấy mực để in đề loại câu hỏi này so với các loại câu hỏi khác và cũng cần nhiều thời gian để HS đọc nội dung câu hỏi

c Cách viết câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn

Câu hỏi loại này có thể dùng thẩm định trí năng ở mức biết, khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đoán cao hơn Vì vậy, khi viết câu hỏi loại này cần lưu

Trang 7

 Câu chọn cũng phải rõ ràng, dễ hiểu và phải có cùng loại quan hệ với câu dẫn,

có cấu trúc song song nghĩa là chúng phải phù hợp về mặt ngữ pháp với câu dẫn

 Nên có 5 phương án trả lời để chọn cho mỗi loại câu hỏi Nếu số phương án trả lời ít thì yếu tố đoán mò hay may rủi sẽ tăng lên Nhưng nếu có quá nhiều phương án để chọn thì GV khó soạn và HS thì mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi Các câu gây nhiễu phải có vẻ hợp lí và có sức hấp dẫn như nhau để nhử HS kém chọn

 Phải chắc chắn chỉ có một phương án trả lời đúng, các phương án còn lại thật

1.1.2.3 Câu trắc nghiệm ghép đôi

Đây là loại hình đặc biệt của loại câu hỏi nhiều lựa chọn, trong đó HS tìm cách ghép các câu trả lời ở trong cột này với câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp

a Ưu điểm

Câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng, loại này thích hợp với tuổi HS THCS hơn Có thể dùng nhiều loại câu hỏi này để đo các mức trí năng khác nhau Câu trắc nghiệm ghép đôi đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối tương quan

b Nhược điểm

Loại câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc thẩm định các khả năng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức Muốn soạn câu hỏi này để đo mức trí năng cao đòi hỏi nhiều công phu Ngoài ra, nếu danh sách mỗi cột dài thì tốn nhiều thời gian cho HS đọc nội dung mỗi

cột trước khi ghép đôi

1.1.2.4 Câu trắc nghiệm điền khuyết

Đây là câu hỏi TNKQ nhưng có câu trả lời tự do HS viết câu trả lời bằng một hay vài từ hoặc một câu ngắn

a Ưu điểm

Trang 8

HS có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường, phát huy óc sáng kiến HS không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra tìm ra câu trả lời Dù sao việc chấm điểm cũng nhanh hơn TNTL song rắc rối hơn những loại câu TNKQ khác Loại này cũng dễ soạn hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn

b Nhược điểm

Khi soạn thảo loại câu hỏi này thường dễ mắc sai lầm là trích nguyên văn các câu

từ trong SGK Phạm vi kiểm tra loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn vào chi tiết vụn vặt Việc chấm

bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn

1.1.3 Quy trình xây dựng một bài trắc nghiệm khách quan tiêu chuẩn hóa [28]

Quy trình xây dựng một bài trắc nghiệm khách quan tiêu chuẩn hóa rất phức tạp, có thể tóm tắt các bước của quy trình đó như sau :

(1) Xác định mục tiêu : Xác định mục tiêu muốn kiểm tra - đánh giá cho rõ ràng Cần phân

chia nội dung chương trình thành các nội dung cụ thể và xác định tầm quan trọng của từng nội dung đó

để phân bố trọng số

(2) Lập bảng đặc trưng : Người ta tiến hành lập bảng đặc trưng bằng cách dùng ma trận hai

chiều để phân bố câu hỏi theo trọng số của nội dung và mục tiêu cần kiểm tra Phân loại từng câu hỏi trắc nghiệm theo 2 chiều cơ bản : một chiều là chiều các nội dung quy định trong chương trình và chiều kia là chiều các mục tiêu dạy học hay các yêu cầu kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS … cần đạt được Số lượng câu hỏi tùy thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi loại mục tiêu và mỗi loại nội dung

(3) Cá nhân viết câu hỏi

(4) Trao đổi trong nhóm đồng nghiệp

(5) Biên tập lại câu hỏi TNKQ và đưa vào ngân hàng câu hỏi

(6) Lập đề thi và tổ chức thi thử

(7) Chấm thi và phân tích thống kê các kết quả thi thử

(8) Chỉnh lí các câu hỏi kém chất lượng và đưa vào ngân hàng

(9) Lập đề thi từ ngân hàng và tổ chức thi

(10) Chấm thi và phân tích kết quả

(11) Công bố kết quả

Trong toàn bộ quy trình trên, các bước từ (3) đến (8) phải lặp lại nhiều lần để hoàn thiện dần và tăng số lượng các câu trắc nghiệm trong ngân hàng

Trang 9

1.1.4 Phân tích và đánh giá một bài trắc nghiệm khách quan loại câu hỏi có nhiều lựa chọn [18] [26]

Để đánh giá chất lượng câu hỏi hay một bài TNKQ có nhiều đại lượng đặc trưng Sau đây chỉ giới thiệu một số đại lượng đặc trưng quan trọng mà nhiều người quan tâm bằng cách giải thích định tính đơn giản

1.1.4.1 Phân tích câu hỏi

Để xác định độ khó và độ phân biệt của một câu hỏi người ta tiến hành như sau : Chia mẫu HS làm 3 nhóm :

 Nhóm điểm cao (H) : từ 25%  27% số HS có điểm cao nhất

 Nhóm điểm thấp (L) : từ 25%  27% số HS có điểm thấp nhất

 Nhóm điểm trung bình (M) : từ 46%  50% số HS còn lại

 Độ khó (K) được tính như sau :

N

N N

N HML

(0 ≤ K ≤ 1 hay 0% ≤ K ≤ 100%)

NH : Số HS thuộc nhóm giỏi trả lời đúng câu hỏi

NM : Số HS thuộc nhóm trung bình trả lời đúng câu hỏi

NL : Số HS thuộc nhóm kém trả lời đúng câu hỏi

N : Tổng số HS tham gia làm bài kiểm tra

K càng lớn thì câu hỏi càng dễ :

0 ≤ K ≤ 0,2 : là câu hỏi rất khó

0,2 ≤ K ≤ 0,4 : là câu hỏi hơi khó

0,4 ≤ K ≤ 0,6 : là câu hỏi trung bình

L H

N N

N N

(-1 ≤ P ≤ 1) (NH - NL)max là hiệu số (NH - NL) khi một câu hỏi được toàn thể HS trong nhóm giỏi trả lời đúng và không có HS nào trong nhóm kém trả lời đúng

Trang 10

P của phương án đúng càng dương thì câu hỏi đó càng có độ phân biệt cao P của phương

án mồi càng âm thì câu mồi đó càng hay vì nhử được nhiều HS kém chọn

Các câu thỏa mãn các tiêu chuẩn sau đây được xếp vào các câu hỏi hay :

 Độ khó nằm trong khoảng 0,4 ≤ K ≤ 0,6

 Độ phân biệt P ≥ 0,3

 Câu mồi nhử có tính chất hiệu nghiệm tức là có độ phân biệt âm

1.1.4.2 Đánh giá một bài trắc nghiệm khách quan

Một bài TNKQ tin cậy để sử dụng KT - ĐG bao gồm những câu hỏi tương đối đạt chuẩn

và dựa vào những đặc điểm sau :

a Trung bình cộng số câu đúng

N

f

X  ivới : X : số câu hỏi, N : số HS kiểm tra

fi : số HS trả lời đúng câu hỏi thứ i

Trung bình cộng số câu trả lời đúng phải vào khoảng X/2

b Phương sai, độ lệch chuẩn của bài trắc nghiệm

 Phương sai :

N

X X

Si

2

Trong đó : X : trung bình cộng số câu đúng

Xi : số câu trả lời đúng của HS thứ i

N : số HS tham gia kiểm tra

Công thức Kuder - Richardson 21 tính hệ số tin cậy :

Trang 11

K R

Trong đó : M : điểm trung bình của bài trắc nghiệm

K : số câu hỏi trong bài trắc nghiệm

S2 : phương sai của bài trắc nghiệm

d Độ giá trị

Độ giá trị là giá trị nội dung bài TNKQ Một bài TNKQ đuợc coi là có giá trị nội dung khi các câu hỏi trong bài là một mẫu tiêu biểu của tổng thể các kiến thức, kĩ năng, mục tiêu dạy học Mức độ giá trị nội dung được ước lượng bằng cách so sánh nội dung của bài TNKQ với nội dung của chương trình học Điều này được thể hiện trong quá trình xác định mục tiêu kiểm tra và bảng đặc trưng để phân bố câu hỏi, lựa chọn câu hỏi

e Độ khó của bài trắc nghiệm

Phương pháp đơn giản để xét độ khó của bài trắc nghiệm là đối chiếu điểm trung bình (mean) của bài trắc nghiệm ấy với điểm trung bình lý tưởng của nó

Điểm trung bình lý tưởng là trung điểm giữa điểm tối đa có thể có được và điểm may rủi kì vọng của nó Điểm may rủi kì vọng này bằng số câu hỏi trắc nghiệm chia với số lựa chọn cho mỗi câu Sở dĩ ta lấy điểm trung bình để xác định mức khó hay dễ của bài trắc nghiệm là vì điểm trung bình bị chi phối hoàn toàn bởi độ khó trung bình của các câu hỏi tạo thành bài trắc nghiệm đó

Tóm lại : Một bài TNKQ hay là :

 Bài TNKQ đó phải có giá trị tức là nó đo được cái cần đo

 Bài TNKQ phải có độ tin cậy, một bài TNKQ hay nhưng có độ tin cậy thấp thì cũng không

có ích, một bài TNKQ có độ tin cậy cao nhưng vẫn có thể có độ giá trị thấp, như vậy một bài TNKQ có

độ tin cậy thấp thì không thể có độ giá trị cao

Để đánh giá độ tin cậy cần chú ý đến sai số đo lường chuẩn, số HS tham gia làm bài kiểm tra và đặc điểm thống kê của bài TNKQ

1.2 Cơ sở lý luận phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản [27]

1.2.1 Mục tiêu

Trang 12

1.2.1.1 Đại cương về kim loại

 Kiến thức : HS biết :

 Vị trí, đặc điểm về cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí và hóa học chung của kim loại, dãy điện hóa của kim loại

 Khái niệm hợp kim và cấu tạo của hợp kim

 Các phương pháp điều chế kim loại

 Kĩ năng làm thí nghiệm đơn giản về kim loại

1.2.1.2 Kim loại kiềm Kim loại kiềm thổ Nhôm

 Kiến thức : HS biết :

 Vị trí, cấu tạo, tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm Tính chất

và ứng dụng một số hợp chất quan trọng của chúng

 Phương pháp điều chế kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm

HS hiểu : Nguyên nhân gây ra tính khử mạnh của kim loại kiềm, kim loại kiềm

thổ, nhôm

 Kĩ năng : Rèn kĩ năng :

 Từ cấu tạo nguyên tử suy ra tính chất

 Giải bài tập về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm

 Tiến hành một số thí nghiệm đơn giản

 Tình cảm, thái độ :

 Có thái độ tích cực, tự giác trong học tập

 Có tinh thần hợp tác trong lao động

1.2.1.3 Sắt và một số kim loại quan trọng

 Kiến thức : HS biết :

Trang 13

 Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của sắt và một số hợp chất quan trọng của sắt Thành phần, tính chất và ứng dụng của gang, thép

 Tính chất và ứng dụng của crom, đồng, niken, kẽm, chì, thiếc

HS hiểu : Nguyên nhân gây ra tính chất hóa học cơ bản của hợp chất sắt (II) và

 Xu thế của thế giới về việc giải quyết năng lượng, nhiên liệu, nguyên vật liệu

 Vai trò của hóa học đối với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, càng đa dạng

về năng lượng, nhiên liệu, nguyên vật liệu

 Tình cảm, thái độ :

 HS có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu Yêu thích và có thái độ tích cực trong học tập hóa học

Trang 14

1.2.2 Nội dung chương trình

1.2.2.1 Đại cương về kim loại

Gồm 12 tiết (8 tiết lý thuyết, 3 luyện tập, 1 thực hành)

1.2.2.2 Kim loại kiềm Kim loại kiềm thổ Nhôm

Gồm 10 tiết (7 lý thuyết, 2 luyện tập, 1 thực hành)

1.2.2.3 Sắt và một số kim loại quan trọng

Gồm 9 tiết (6 lý thuyết, 2 luyện tập, 1 thực hành)

Bài 17 Vị trí của kim loại trong bảng

tuần hoàn và cấu tạo của kim loại

Bài 18 Tính chất của kim loại Dãy điện

hóa của kim loại

Bài 21 Điều chế kim loại

Bài 20 Sự ăn mòn kim loại

Bài 24 Thực hành : Tính chất, điều chế

kim loại, sự ăn mòn kim loại

Bài 25 Kim loại kiềm và hợp chất của kim

loại kiềm

Bài 26 Kim loại kiềm thổ và hợp chất của

kim loại kiềm thổ

Bài 28 Luyện tập Tính chất kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng

Bài 27 Nhôm và hợp chất của nhôm

Bài 29 Luyện tập Tính chất của nhôm

và hợp chất của nhôm

Bài 30 Thực hành : Tính chất của Na, Mg, Al và hợp chất của chúng

Trang 15

1.2.2.4 Phân biệt một số chất vô cơ

Gồm 3 tiết (2 lý thuyết, 1 luyện tập)

1.2.2.5 Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường

Gồm 3 tiết (3 lý thuyết)

1.2.3 Chuẩn kiến thức và kĩ năng

1.2.3.1 Đại cương về kim loại

1 Vị trí và cấu Kiến thức :

Bài 31 Sắt Bài 32 Hợp chất của sắt

Bài 34 Crom và hợp chất của crom

Bài 36 Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc

Bài 39 Thực hành : Tính chất hóa học của sắt, đồng và những hợp chất của

sắt, crom

Bài 40 Nhận biết một số ion trong dung dịch Bài 41 Nhận biết một số chất khí Bài 42 Luyện tập : Nhận biết một số chất vô cơ

Bài 43 Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế Bài 44 Hóa học và vấn đề xã hội Bài 45 Hóa học và vấn đề môi trường

Trang 16

tạo của kim loại Biết được : vị trí, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng, một số kiểu mạng

tinh thể kim loại phổ biến, liên kết kim loại

Kĩ năng :

 So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và cộng hóa trị

 Quan sát mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim loại, rút ra được nhận xét

2 Tính chất của

kim loại Dãy

điện hóa của

kim loại

Kiến thức :

Hiểu được :

 Tính chất vật lí chung : có ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt

 Tính chất hóa học chung là tính khử (khử phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit, ion kim loại trong dung dịch muối)

 Quy luật sắp xếp trong dãy điện hóa kim loại (các nguyên tử được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần

tính oxi hóa) và ý nghĩa của nó

Kĩ năng :

 Dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa – khử vào dãy điện hóa

 Viết được các phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử, chứng minh tính chất của kim loại

 Tính thành phần % về khối lượng của kim loại trong hỗn hợp

Biết được : Khái niệm hợp kim, tính chất (dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng

chảy …), ứng dụng của một số hợp kim (thép không gỉ, đuyra)

 Các khái niệm : Ăn mòn kim loại, ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa

 Điều kiện xảy ra ăn mòn kim loại

 Biết các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn

Trang 17

vào những đặc tính của chúng

5 Điều chế kim

loại

Kiến thức :

Hiểu được : Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại (điện phân,

nhiệt luyện, dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn)

Kĩ năng :

 Lựa chọn các phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp

 Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại

 Viết các phương trình hóa học điều chế kim loại cụ thể

 Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại

1.2.3.2 Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm

 Trạng thái tự nhiên của NaCl Phương pháp điều chế kim loại kiềm

 Tính chất hóa học của một số hợp chất : NaOH NaHCO3, Na2CO3, KNO3

Kĩ năng :

 Dự đoán tính chất hóa học của đơn chất và một số hợp chất kim loại kiểm Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương

pháp điều chế

 Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của kim loại

kiềm và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm

 Tính thành phần % về khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản ứng

2 Kim loại

kiềm thổ và hợp

Kiến thức :

Biết được :

Trang 18

chất  Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của kim loại kiềm

thổ Tính chất hóa học, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O

 Khái niệm về nước cứng, tác hại của nước cứng, cách làm mềm nước cứng

 Cách nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch

Hiểu được : Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh

Biết được : Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí, trạng thái tự

nhiên, ứng dụng của nhôm

 Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của nhôm

 Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm Xác định thành phần

% về khối lượng của nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng

 Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm Tính khối lượng boxit

để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng

Trang 19

1.2.3.3 Sắt và một số kim loại quan trọng

 Viết các phương trình hóa học minh họa tính khử của sắt Tính thành phần

% về khối lượng sắt trong hỗn hợp phản ứng Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm

 Nhận biết được ion Fe2+, Fe3+ trong dung dịch

 Tính thành phần % về khối lượng của các muối sắt hoặc oxit trong phản ứng Xác định công thức hóa học của oxit sắt theo số liệu thực nghiệm

Trang 20

quá trình sản xuất gang, thép

 Viết các phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong lò luyện gang, luyện thép

 Phân biệt được một số đồ dùng bằng gang, thép

 Sử dụng và bảo quản hợp lí một số hợp kim của sắt Tính khối lượng quặng sắt cần thiết để sản xuất một lượng gang xác định theo hiệu suất

 Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất của mỗi kim loại cụ thể

Sử dụng và bảo quản hợp lí đồ dùng làm bằng các kim loại niken, kẽm, thiếc và chì

Trang 21

 Tính thành phần % về khối lượng kim loại trong hỗn hợp phản ứng

1.2.3.4 Phân biệt một số chất vô cơ

 Cách tiến hành nhận biết các ion riêng biệt trong dung dịch

Kĩ năng : Giải lí thuyết một số bài tập thực nghiệm nhận biết một số ion cho trước

Kĩ năng : Giải lí thuyết một số bài tập thực nghiệm nhận biết một số chất khí cho

trước trong một số lọ không dán nhãn

1.2.3.5 Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường

 Tìm thông tin và trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử

lí thông tin và rút ra nhận xét về các vấn đề trên

 Giải quyết một số tình huống trong thực tế về tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, vật liệu, chất phế thải …

 Tính khối lượng chất, vật liệu, năng lượng sản xuất được bằng con đường hóa học

2 Hóa học và

vấn đề xã hội

Kiến thức :

Biết được : Hóa học đã góp phần thiết thực giải quyết các vấn đề về lương thực,

thực phẩm, tơ sợi, thuốc chữa bệnh, thuốc cai nghiện ma túy

Kĩ năng :

Trang 22

 Tìm thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong bài học, xử

lí thông tin, rút ra kết luận về các vấn đề trên

 Giải quyết một số tình huống trong thực tiễn về thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm

 Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng

về vấn đề ô nhiễm môi trường Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn

đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường

 Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn Tính toán lượng khí thải, chất thải trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất

1.3 Cơ sở lý luận về SQL Sever 2000 [29]

1.3.1 Giới thiệu

SQL Server 2000 là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Relational Database Management System (RDBMS)) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client Computer và SQL Server Computer Một RDBMS bao gồm databases, database engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu

E-SQL Server có 7 editions : Enterprise, Standard, Personal, Developer, Desktop

Engine (MSDE), Win CE, Trial Trong đó Personal được tối ưu hóa để chạy trên PC nên có thể cài đặt

trên hầu hết các phiên bản Windows kể cả Windows 98 Chúng tôi đề nghị bạn sử dụng bản SQL Server này

1.3.2 Cài đặt SQL Server 2000

Trang 23

 Ở màn hình thứ nhất sau khi chạy install, chọn SQL Server 2000 Components để cài đặt

 Ở màn hình thứ hai Install Components, bạn chọn Install Database Server

 Ở màn hình Computer Name, chọn Local Computer

 Ở màn hình Installation Selection, chọn Create a new instance of SQL Server, or install

Client Tools

 Ở màn hình User Information, nhập tên và công ty của bạn

 Ở màn hình Software License Agreement, chọn Yes

 Ở màn hình Install Definition, bạn chọn Client and Server Tools

 Ở màn hình Setup Type, chọn Typical

 Ở màn hình Service Accounts, chọn Use the Local System account

 Ở màn hình Authentication Mode nhớ chọn Mixed Mode

 Các bước sau các bạn cứ chọn Next để cài đặt

Sau khi install bạn sẽ thấy một icon nằm ở góc phải bên dưới màn hình, đây chính là Service Manager Bạn có thể Start, Stop các SQL Server services dễ dàng bằng cách double-click vào icon này Chú ý là Service Manager phải được Start khi thực hiện các chương trình liên quan đến SQL Server

Nếu icon Service Manager không thấy xuất hiện ở góc phải màn hình thì chúng ta chọn Start -

Programs - Microsoft SQL Server - Service Manager và bạn có thể Start, Stop các SQL Server Service

1.3.3 Backup hoặc Restore database

Vào Start - Programs - Microsoft SQL Server - Enterprise Manager Chạy chương trình

này lên

1.3.3.1 Backup

Sau khi chạy chương trình Enterprise Manager lên thì bạn bung lần lượt các nút trên cây thư mục bên tay trái cho đến khi tới mục Databases, lúc này bạn muốn Backup database nào thì click chuột phải vào database đó rồi chọn All Taks - Backup Database như hình sau :

Trang 24

Ở ô Database bạn sẽ chọn database cần backup Ô Name để bạn nhập tên backup, ở đây

bạn không cần thay đổi và bạn chỉ thay đổi nếu database bạn cần backup không đúng Ở phần

Destination nếu chưa có vị trí đích mà bạn sẽ lưu file backup này thì bạn sẽ ấn nút Add để nhập đường

dẫn Ở phần check FileName nhập tên của file backup cần lưu , lưu ý tên file nên đặt cùng tên với tên

database Sau đó bấm OK để hoàn thành vịệc Backup

1.3.3.2 Restore

Để restore database đầu tiên bạn cần làm là tạo 1 database cùng tên trong SQL Server

bằng cách chạy Enterprise Manager, sau đó bung ra đến mục database, rồi click chuột phải vào mục database chọn “New Database”, sau đó sẽ xuất hiện hộp thoại bạn chỉ cần nhập tên database mà bạn

cần restore và nhấn nút OK

Sau đó click chuột phải tiếp vào mục database và chọn All Tasks - “Restore Database”

để mở hộp thoại Restore database lên

Check vào mục From Device ở hàng Restore, ở khung “Parameter” ấn nút “Select

Trang 25

1.4.2 Phương pháp và đối tượng điều tra

 Phương pháp điều tra : Dùng phiếu điều tra, phỏng vấn

 Đối tượng điều tra : GV dạy học Hóa học, HS vừa mới tốt nghiệp THPT và đang học lớp

12

1.4.3 Kết quả điều tra

Bảng 1.1 Danh sách các trường được điều tra về việc xây dựng hệ thống bài tập TNKQ và việc sử

dụng chương trình TNKQ trên máy vi tính

Đối tượng điều tra

1.4.3.1 Kết quả điều tra GV

Câu 1 Trong quá trình KT – ĐG kết quả học tập bộ môn hóa học ở lớp 12, thầy cô thường xuyên sử dụng phương pháp KT – ĐG nào?

 65,5% GV thường xuyên sử dụng TNKQ

 27,6% GV thường xuyên sử dụng TNKQ kết hợp TNTL

 6,9% GV có ý kiến khác : Kết hợp Kiểm tra miệng, TNKQ và TNTL

Trang 26

Câu 2 Khi soạn câu hỏi TNKQ, thầy cô tuân theo các bước nào trong quy trình soạn 1 bài TNKQ sau đây?

 41,4% GV tuân theo bước thứ 3, 10, 11

 17,2% GV tuân theo bước thứ 1, 2, 3, 10, 11

 6,9%% GV tuân theo bước thứ 3, 4, 10, 11

 6,9% GV tuân theo bước thứ 1, 2, 3, 4, 5, 10, 11

 27,6% GV tuân theo bước thứ 2, 3, 10, 11

Câu 3 Thầy cô đã từng sử dụng chương trình TNKQ trên máy vi tính để KT - ĐG kết quả học tập của HS chưa?

 17,2% GV đã từng sử dụng chương trình TNKQ trên máy vi tính

 82,8% GV chưa từng sử dụng chương trình TNKQ trên máy vi tính

Câu 4 Theo thầy cô, thuận lợi khi sử dụng chương trình TNKQ trên máy vi tính để KT - ĐG

kết quả học tập của HS là gì?

 65,5% GV đồng ý với ý kiến thứ 1 là tiết kiệm được thời gian chấm bài

 86,2% GV đồng ý với ý kiến thứ 2 là cho kết quả làm bài ngay sau khi HS hoàn tất bài kiểm tra

 34,5% GV đồng ý với ý kiến thứ 3 là quản lí được toàn bộ điểm số của HS ở từng bài kiểm tra

 89,7% GV đồng ý với ý kiến thứ 4 là chỉnh sửa đề thi dễ dàng

 79,3% GV đồng ý với ý kiến thứ 5 là ít tốn tiền photo đề thi cho HS

 58,6% GV đồng ý với ý kiến thứ 6 là mỗi HS làm trên một máy riêng với những mã đề khác nhau nên tránh được hiện tượng “copy bài” của nhau

 65,5% GV đồng ý với ý kiến thứ 7 là cho kết quả đáng tin cậy

 82,8% GV đồng ý với ý kiến thứ 8 là có thể kiểm tra được kiến thức về thí nghiệm hóa học một cách trực quan hơn

Câu 5 Theo thầy cô, khó khăn khi sử dụng chương trình TNKQ trên máy vi tính để KT -

ĐG kết quả học tập của HS là gì?

 20,7% GV đồng ý với ý kiến thứ 1 là trình độ tin học của HS kém

 75,9% GV đồng ý với ý kiến thứ 2 là không có đủ phòng máy vi tính

 93,1% GV đồng ý với ý kiến thứ 3 là chưa có chương trình TNKQ trên máy vi tính

 62,1% GV đồng ý với ý kiến thứ 4 là đòi hỏi GV phải có một trình độ tin học nhất định

 Ý kiến khác :

 GV không biết điểm sai của HS khi làm bài

 Phải có một ngân hàng đề phong phú và hay

Trang 27

 Không thể kiểm tra kiến thức theo từng chuyên đề hoặc tổng hợp, chung một số chương thay vì chỉ có kiểm tra toàn chương trình

 Phần mềm chưa tích hợp được các font chữ, chưa kết hợp được với các phần mềm ứng dụng khác như các phần mềm hóa học, equation …

Câu 6 Thầy cô có mong muốn có hệ thống bài tập TNKQ phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản và chương trình trắc nghiệm trên máy vi tính không?

 69% GV rất mong muốn có hệ thống bài tập TNKQ

 31% GV mong muốn có hệ thống bài tập TNKQ

1.4.3.2 Kết quả điều tra HS

Câu 1 Việc tự học, tự rèn luyện kiến thức ở nhà của em diễn ra như thế nào?

 42,7% HS thường xuyên tự học, tự rèn luyện kiến thức ở nhà

 30,7% HS thỉnh thoảng tự học, tự rèn luyện kiến thức ở nhà

 26,6% HS không tự học, tự rèn luyện kiến thức ở nhà

Câu 2 Khi tự học, tự rèn luyện kiến thức ở nhà em gặp khó khăn nào?

 10% HS cho rằng lượng bài tập GV cho không đủ

 65,3% HS cho rằng bài tập không có đáp án nên không biết mình làm đúng hay sai

 13,3% HS không mong muốn

1.4.3.3 Phân tích kết quả điều tra

a Phân tích kết quả điều tra GV

Trang 28

 65,5% GV sử dụng TNKQ hoàn toàn để KT - ĐG kết quả học tập của HS, 34,5% GV ngoài sử dụng TNKQ còn sử dụng kết hợp với kiểm tra miệng và TNTL Tuy nhiên, hầu như không GV nào tuân theo đúng quy trình xây dựng bài tập TNKQ, cá nhân GV tự soạn bài tập rồi cho HS kiểm tra, chấm điểm và công bố kết quả Tìm hiểu chúng tôi biết được rằng không phải GV không biết quy trình xây dựng bài tập TNKQ mà do GV phải dạy nhiều lớp, nhiều trường nên không

có đủ thời gian làm theo đúng quy trình, và GV cũng biết được rằng nếu làm không đúng theo quy trình thì cũng sẽ có những bài tập không hay, không đạt yêu cầu GV cũng mong muốn là sẽ có một hệ thống bài tập TNKQ có độ tin cậy để họ sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình dạy học của mình

 82,8% GV chưa từng sử dụng chương trình TNKQ trên máy vi tính, qua tìm hiểu chúng tôi biết được nguyên nhân là do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường không có đủ máy vi tính, và do không có sẵn chương trình TNKQ hay đã có nhưng khó sử dụng Và GV cho biết thêm là

có một số chương trình TNKQ trên máy vi tính chưa tích hợp được font chữ, chưa liên kết được với các phần mềm hóa học, equation …, chỉ mới kiểm tra kiến thức theo toàn chương trình chứ chưa kiểm tra được kiến thức theo từng chuyên đề hay tổng hợp, chưa trộn được kiến thức ở một số chương lại với nhau

b Phân tích kết quả điều tra HS

 73,4% HS có tự học, tự rèn luyện kiến thức ở nhà, chỉ có 26,6% HS là không

tự học ở nhà Tìm hiểu chúng tôi biết nguyên nhân là do các em này lười học, ham chơi điện tử, game, online 65,3% HS gặp khó khăn trong việc tự rèn luyện kiến thức ở nhà vì bài tập không có đáp án nên nhiều khi các em không biết mình làm có đúng hay không

 83,3% HS chưa từng sử dụng chương trình TNKQ trên máy vi tính để tự học

và có 86,6% HS mong muốn có chương trình TNKQ để tự học, tự rèn luyện kiến thức ở nhà để nâng cao kết quả học tập của mình

Kết luận chương 1

Ở chương này chúng tôi trình bày những vấn đề về cơ sở lí luận của đề tài :

 Đầu tiên, chúng tôi nghiên cứu cơ sở lí luận về TNKQ, tìm hiểu quy trình xây dựng một bài TNKQ, các chỉ số để đánh giá 1 câu hỏi TNKQ và bài TNKQ như độ khó, độ phân biệt, hệ số tin cậy,

độ lệch chuẩn, phương sai, điểm trung bình, độ khó của bài

Trang 29

 Tiếp theo, chúng tôi nghiên cứu mục tiêu dạy học, nội dung chương trình, chuẩn kiến thức

và kĩ năng phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản để xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ

 Chúng tôi nghiên cứu cơ sở lí luận về SQL Server 2000, tìm ra những thuật giải để lập trình

và viết chương trình TNKQ trên máy vi tính

 Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng việc xây dựng hệ thống bài tập TNKQ, việc sử dụng chương trình TNKQ trên máy vi tính của GV để KT - ĐG kết quả học tập của HS và điều tra việc

tự học, tự rèn luyện kiến thức ở nhà của HS Chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết GV đều không tuân theo đúng quy trình xây dựng bài tập TNKQ và hầu như chưa có sẵn chương trình TNKQ trên máy vi tính

để KT - ĐG kết quả học tập của HS Việc tự học, tự rèn luyện kiến thức ở nhà của HS còn gặp nhiều khó khăn do bài tập tự rèn luyện chưa có đáp án và cũng chưa có công cụ nào hỗ trợ việc tự học cho các em cả Điều này càng cho thấy tính cấp thiết của đề tài

Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành xây dựng hệ thống bài tập TNKQ theo đúng quy trình, có độ tin cậy cao và thiết kế trên máy vi tính sẽ được trình bày lần lượt ở chương 2 và chương 3

Trang 30

2.1 Lập bảng đặc trưng nội dung kiểm tra – đánh giá

Trên cơ sở mục tiêu và nội dung dạy học, chúng tôi xác định mục tiêu và nội dung kiểm tra – đánh giá kết quả học tập phần hóa vô cơ lớp 12 – Ban cơ bản Chúng tôi tiến hành liệt kê, thử nghiệm xếp hạng, gán trọng số và lập bảng đặc trưng cho mỗi nội dung cần kiểm tra ở mỗi chương

2.1.1 Chương Đại cương kim loại

kim loại 9 2 2 3 2

2

Tính chất của kim loại Dãy điện hóa của kim loại

Khái niệm, tính chất, ứng dụng

3 Hợp kim

Khái niệm 2 1 1 Các dạng ăn mòn

kim loại

7 2 2 3

4 Sự ăn mòn kim loại

Chống ăn mòn kim loại

1 Kim loại kiềm

Ứng dụng Trạng thái tự nhiên Điều chế

2 Hợp chất kim NaOH, NaHCO3, Na2CO3 6 1 2 3

Trang 31

loại kiềm Toán kim loại kiềm và

4 Hợp chất kim loại kiềm thổ Toán kim loại kiềm thổ và

hợp chất 9 2 4 3 Khái niệm 2 1 1

1 Sắt

Trạng thái tự nhiên 2 1 1 Hợp chất Fe(II) 8 5 2 1 Hợp chất Fe(III) 7 2 3 2

4 Crom và hợp chất của crom

Tính chất vật lí 1 1 Tính chất hóa học 3 3 Hợp chất của đồng 3 1 2

Trang 32

2.1.4 Chương Phân biệt một số chất vô cơ

1 Nhận biết một số ion trong dung dịch 11 2 3 2 4

2.2 Xây dựng hệ thống bài tập TNKQ có độ tin cậy cao

Trên cơ sở bảng đặc trưng nội dung KT - ĐG, chúng tôi tiến hành viết câu hỏi TNKQ với số lượng câu hỏi lớn hơn số lượng câu hỏi trong bảng đặc trưng, với 4 mức độ : biết, hiểu, vận dụng và tổng hợp Sau đó, chúng tôi trao đổi trong nhóm đồng nghiệp, cụ thể là tổ Hóa - Trường THPT Trường Chinh - Q.12 :

Bảng 2.1 Danh sách GV trao đổi hệ thống bài tập TNKQ

1 Thầy Nguyễn Anh Minh - tổ trưởng 14 năm

Sau khi đồng nghiệp nhận xét, đóng góp ý kiến về tính khoa học, tính chính xác của hệ thống bài tập TNKQ, chúng tôi biên soạn lại và đưa vào ngân hàng câu hỏi Tiến hành lập đề thi và tổ chức thi Cụ thể như sau :

 Chương Đại cương kim loại : Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trên 4 lớp ở

trường THPT Trường Chinh - Q.12 :

Trang 33

1 12C3 47 Cô Đồng Thị Như Thảo 20

2 12C4 47 Thầy Nguyễn Anh Minh 20

 Chương Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm : Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư

phạm trên 8 lớp, ở 3 trường THPT : Trường Chinh - Q.12, Đa Phước - Bình Chánh và Trương Vĩnh Kí

- Tân Phú :

1 12C4 47 Thầy Nguyễn Anh Minh

4

Trường

Chinh

5 12A3 32 Cô Phạm Thị Thanh Nhàn

6

Đa

Phước 12A6 37 Cô Phạm Thị Thanh Nhàn 20

7 12A4 25 Thầy Lê Tấn Diện

8

Trương

Vĩnh Kí 12A12 35 Thầy Lê Tấn Diện 40

Tổng 316 140

 Chương Sắt và một số kim loại quan trọng : Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm

trên 7 lớp, ở 2 trường THPT : Trường Chinh - Q.12 và Đa Phước - Bình Chánh :

1 12C4 47 Thầy Nguyễn Anh Minh

12C11 47 Thầy Nguyễn Anh Minh 30

6 12A1 30 Cô Phạm Thị Thanh Nhàn

7

Đa

Phước 12A2 31 Cô Phạm Thị Thanh Nhàn 20

Tổng 295 125

 Chương Phân biệt một số chất vô cơ : Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trên 2 lớp

ở trường THPT Trường Chinh - Q.12 :

Trang 34

1 12C5 48 Cô Trần Thị Nhung 15

2 12C6 47 Cô Trần Thị Nhung 15

Tổng 95 30

 Chương Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường : Chúng tôi xây dựng

được 24 câu, tiến hành thực nghiệm lồng ghép vào các bài kiểm tra ở các chương như sau :

2 Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm 3

3 Sắt và một số kim loại quan trọng 8

Tổng 24

Sau khi có kết quả thi TNKQ, chúng tôi tiến hành xử lí kết quả theo các tiêu chí đề ra ở mục

[1.1.4] Đánh giá chất lượng câu hỏi bằng độ khó và độ phân biệt; đánh giá bài kiểm tra TNKQ bằng

hệ số tin cậy, độ lệch chuẩn, điểm trung bình, điểm trung bình lý tưởng, độ khó của bài, độ khó vừa

phải bằng phần mềm đánh giá TNKQ của ThS Lý Minh Tiến - Giảng viên khoa tâm lí giáo dục -

Trường ĐHSP Tp.HCM Chỉnh lí các câu hỏi kém chất lượng và đưa vào ngân hàng câu hỏi Cuối

cùng, chúng tôi hoàn thiện được 288 câu hỏi TNKQ phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản Cụ thể như

sau :

2 Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm 99

3 Sắt và một số kim loại quan trọng 89

5 Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường

22

Tổng 288

Toàn bộ hệ thống bài tập TNKQ phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản lần lượt được trình bày từ

mục [2.2.1] đến mục [2.2.5]

(Vì độ dài luận văn có giới hạn nên đáp án chúng tôi để ở phần phụ lục)

2.2.1 Chương Đại cương kim loại

Trang 35

Câu 1 Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn là

A từ nhóm IB đến nhóm VIIIB

B nhóm IA (trừ hidro), IIA, IIIA (trừ bo) và một phần của nhóm IVA, VA, VIA

C gồm các nguyên tố họ Lantan và Actini

D cả A, B, C đều đúng

Câu 2 Chọn câu phát biểu sai

A Mạng tinh thể kim loại gồm các ion dương dao động liên tục ở các nút mạng và các electron tự

do chuyển động hỗn loạn giữa các ion dương

B Nguyên tử của nguyên tố kim loại chỉ nhường electron thành ion dương, không bao giờ nhận electron trở thành ion âm

C Nguyên tử của tất cả các nguyên tố kim loại đều có ít electron (1,2 hoặc 3 electron) ở các phân lớp ngoài cùng

D Liên kết kim loại là liên kết giữa các ion dương kim loại nhờ lực hút tĩnh điện của các electron

tự do

Câu 3 Phát biểu nào sau đây không đúng?

A Trong cùng chu kì, nguyên tử kim loại có bán kính nhỏ hơn nguyên tử phi kim

B Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít (1 đến 3 electon)

C Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử phi kim thường có từ 4 đến 7 electron

D Trong cùng nhóm, số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử thường bằng nhau

Câu 4 Mạng tinh thể kim loại gồm có

A nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân

B nguyên tử kim loại và các electron độc thân

C nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do

D ion kim loại và các electron độc thân

Câu 5 Kim loại có những tính chất vật lí chung nào?

A Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao

B Tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim

C Tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt, có ánh kim

C kiểu mạng tinh thể khác nhau

D mật độ ion dương khác nhau

Trang 36

Câu 7 Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất và kim loại có tính dẻo nhất lần lượt là

Câu 10 Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng những

chất nào sau đây để khử độc thủy ngân?

B Kim loại là chất oxi hóa, ion kim loại là chất khử

C Kim loại là chất khử, ion kim loại là chất oxi hóa

D Kim loại là chất khử, ion kim loại có thể là chất khử hoặc chất oxi hóa

Câu 14 Dãy kim loại tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường là

A K, Na, Ca, Ba

B Fe, Zn, Li, Au

Trang 37

37

Câu 17 Trường hợp nào sau đây không tạo ra kim loại?

A Mg + dung dịch Pb(NO3)2

B Fe + dung dịch CuCl2

C Na + dung dịch Cu(NO3)2

D Cu + dung dịch AgNO3

Câu 18 Khi nhúng dây Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 thì quan sát thấy hiện tượng

A dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu xanh

B dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu vàng và có kim loại màu đỏ thoát ra

C dung dịch không đổi màu, có kim loại màu xám bám vào dây Cu

D dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu xanh và có kim loại màu xám bám vào dây Cu

Câu 19 Cho các phương trình hóa học sau :

(1) Fe + 2Fe3+  3Fe2+

(2) Ag+ + Fe2+  Fe3+ + Ag

(3) Cu + 2Fe3+  2Fe2+ + Cu2+

(4) Zn + Cu2+  Zn2+ + CuThứ tự sắp xếp các cặp oxi hóa - khử nào sau đây theo chiều giảm tính khử của kim loại đồng thời theo chiều tăng tính oxi hóa của ion kim loại?

A Zn2+/Zn, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag, Fe2+/Fe

B Zn2+/Zn, Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Ag+/Ag, Fe3+/Fe2+

C Zn2+/Zn, Fe3+/Fe2+, Cu2+/Cu, Ag+/Ag, Fe2+/Fe

D Zn2+/Zn, Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag

Câu 20 Nhúng lá sắt vào các dung dịch sau :

MgCl2, FeCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, KNO3, H2SO4 loãng,

ZnSO4, HNO3, H2SO4 (đặc, t0)

Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là

A 3 B 5 C 6 D 4

Câu 21 Cho các phản ứng sau :

(1) AgNO3 + Fe(NO3)3  Ag + Fe(NO3)2

(2) AgNO3 + Fe(NO3)2  Ag + Fe(NO3)3

(3) Fe + 2Fe(NO3)3  3Fe(NO3)2

(4) Cu + 2Fe(NO3)3  2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2

(5) Ag + Fe(NO3)3  AgNO3 + Fe(NO3)2

Trang 38

Câu 22 Có 4 dung dịch : Al2(SO4)3, FeCl2, Zn(NO3)2, Pb(NO3)2 Kim loại có thể khử được tất cả các cation trong 4 dung dịch là kim loại nào sau đây?

C Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 dư

D Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 dư

Câu 24 Bộ Cu có lẫn tạp chất là bột Zn và bột Pb Dùng dung dịch nào sau đây có thể loại bỏ được

C Mg, Ba, Al, Fe, Ag

D Mg, Ba, Al, Fe

Câu 26 Để tách riêng từng kim loại ra khỏi dung dịch chứa đồng thời muối AgNO3 và Pb(NO3)2, người ta dùng lần lượt các kim loại nào?

A Cu, Fe

B Ag, Pb

C Pb, Fe

D Zn, Cu

Câu 27 Chọn phát biểu sai

A Giống như kim loại, hợp kim có cấu tạo tinh thể và có nhiệt độ nóng chảy xác định

B Hợp kim là vật liệu có chứa kim loại cơ bản và 1 số kim loại khác hoặc phi kim

C Tính chất hóa học của hợp kim tương tự tính chất của các chất tham gia tạo thành hợp kim

D Tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim khác nhiều so với tính chất của các đơn chất cấu tạo nên hợp kim

Câu 28 Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để

khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là

A phương pháp thủy luyện

B phương pháp nhiệt luyện

C phương pháp điện phân

D phương pháp thủy phân

Câu 29 Phương pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng chất khử như C, Al, CO, H2 ở nhiệt độ cao để khử ion kim loại trong hợp chất Hợp chất đó là

A muối rắn

B dung dịch muối

C oxit kim loại

D hidroxit kim loại

Trang 39

Câu 30 Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm (CuO, Al2O3, MgO), t0 Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm

A Cu, Al2O3, MgO

B Cu, Al, Mg

C Cu, Al, MgO

D Cu, Al2O3, Mg

Câu 31 Từ Fe2O3 người ta điều chế Fe bằng cách nào?

A Điện phân nóng chảy Fe2O3

B Khử Fe2O3 ở nhiệt độ cao

C Nhiệt phân Fe2O3

D A, B, C đều đúng

Câu 32 Từ dung dịch Cu(NO3)2 có thể điều chế Cu bằng cách nào?

A Cô cạn dung dịch rồi nhiệt phân muối rắn Cu(NO3)2

B Dùng Fe khử Cu2+ trong dung dịch Cu(NO3)2

C Cô cạn dung dịch rồi điện phân nóng chảy Cu(NO3)2

D A, B, C đều đúng

Câu 33 Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện (nhờ chất

khử CO) đi từ oxit kim loại tương ứng?

B sự oxi hóa kim loại

C sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường

D sự biến đơn chất kim loại thành hợp chất

Câu 35 Sự phá hủy kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hóa trong

môi trường được gọi là

A sự khử kim loại

B sự tác dụng của kim loại với nước

C sự ăn mòn hóa học

D sự ăn mòn điện hóa

Câu 36 Chọn câu phát biểu đúng Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra

A sự oxi hóa ở cực dương

B sự khử ở cực âm

C sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm

Trang 40

D sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương

Câu 37 Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa là gì?

A Các điện cực phải tiếp xúc với nhau hoặc được nối với nhau bằng dây dẫn

B Các điện cực phải được nhúng trong dung dịch điện li

C Các điện cực phải khác nhau về bản chất

D Cả 3 điều kiện trên

Câu 38 Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép Hiện tượng nào

sau đây xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?

A Đồng bị ăn mòn

B Sắt bị ăn mòn

C Sắt và đồng đều bị ăn mòn

D Sắt và đồng đều không bị ăn mòn

Câu 39 Sau một ngày lao động, người ta phải làm vệ sinh bề mặt kim loại của các thiết bị máy móc,

dụng cụ lao động Việc làm này có mục đích chính là gì?

A Để kim loại đỡ bị ăn mòn

B Để kim loại sáng bóng đẹp mắt

C Để không gây ô nhiễm môi trường

D Để không làm bẩn kim loại khi lao động

Câu 40 Một chiếc chìa khóa làm bằng hợp kim Cu – Fe bị rơi xuống đáy giếng Sau 1 thời gian

chiếc chìa khóa sẽ

A bị ăn mòn hóa học

B không bị ăn mòn

C bị ăn mòn điện hóa

D ăn mòn điện hóa hoặc hóa học tùy theo lượng Cu – Fe có trong chìa khóa đó

Câu 41 Để bảo vệ vỏ tàu thủy làm bằng thép khỏi bị ăn mòn điện hóa thì người ta gắn vào mặt ngoài

của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những khối kẽm Nguyên nhân của việc làm trên là do

A tấm Zn cách li vỏ tàu với nước biển

B xảy ra sự ăn mòn hóa học, Zn đóng vai trò cực âm nên bị ăn mòn, thép được bảo vệ

C xảy ra sự ăn mòn điện hóa, Zn đóng vai trò cực âm nên bị ăn mòn, thép được bảo vệ

D xảy ra sự ăn mòn điện hóa, Zn đóng vai trò cực dương nên bị ăn mòn, thép được bảo vệ

Câu 42 Cho 1 thanh Al tiếp xúc với 1 thanh Zn trong dung dịch HCl quan sát sẽ thấy hiện tượng

A Thanh Zn tan, bọt khí H2 thoát ra ở thanh Al

B Thanh Al tan, bọt khí H2 thoát ra ở thanh Zn

Ngày đăng: 30/01/2013, 11:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Danh sách các trường được điều tra về việc xây dựng hệ thống bài tập TNKQ và việc sử  dụng chương trình TNKQ trên máy vi tính - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
Bảng 1.1. Danh sách các trường được điều tra về việc xây dựng hệ thống bài tập TNKQ và việc sử dụng chương trình TNKQ trên máy vi tính (Trang 25)
Bảng 2.1. Danh sách GV trao đổi hệ thống bài tập TNKQ - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
Bảng 2.1. Danh sách GV trao đổi hệ thống bài tập TNKQ (Trang 32)
Bảng 4.1. Danh sách các lớp thực nghiệm khẳng định tính tin cậy của hệ thống bài tập TNKQ - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
Bảng 4.1. Danh sách các lớp thực nghiệm khẳng định tính tin cậy của hệ thống bài tập TNKQ (Trang 93)
Bảng 4.2. Danh sách các lớp thực nghiệm chương trình TNKQ trên máy vi tính - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
Bảng 4.2. Danh sách các lớp thực nghiệm chương trình TNKQ trên máy vi tính (Trang 94)
Bảng 4.3. Danh sách các lớp thực nghiệm việc tự rèn luyện kiến thức ở nhà - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
Bảng 4.3. Danh sách các lớp thực nghiệm việc tự rèn luyện kiến thức ở nhà (Trang 95)
Bảng 4.4. Bảng phân loại kết quả và các chỉ số đánh giá câu hỏi TNKQ, bài kiểm tra : Đại cương kim  loại - Lớp 12C7 - Trường Chinh - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
Bảng 4.4. Bảng phân loại kết quả và các chỉ số đánh giá câu hỏi TNKQ, bài kiểm tra : Đại cương kim loại - Lớp 12C7 - Trường Chinh (Trang 95)
Đồ thị 4.1. Đồ thị phân loại kết quả kiểm tra lớp 12C7 - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
th ị 4.1. Đồ thị phân loại kết quả kiểm tra lớp 12C7 (Trang 96)
Bảng 4.5. Bảng phân loại kết quả và các chỉ số đánh giá câu hỏi TNKQ, bài kiểm tra : Hợp chất của  kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
Bảng 4.5. Bảng phân loại kết quả và các chỉ số đánh giá câu hỏi TNKQ, bài kiểm tra : Hợp chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ (Trang 96)
Đồ thị 4.2. Đồ thị phân loại kết quả kiểm tra lớp 12C9 - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
th ị 4.2. Đồ thị phân loại kết quả kiểm tra lớp 12C9 (Trang 97)
Đồ thị 4.4. Đồ thị phân loại kết quả kiểm tra lớp 12A4 và 12A12 - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
th ị 4.4. Đồ thị phân loại kết quả kiểm tra lớp 12A4 và 12A12 (Trang 98)
Bảng 4.8. Bảng phân loại kết quả kiểm tra,  phân phối điểm số,  phân phối tần suất và phân phối tần  suất lũy tích của lớp 12C1 - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
Bảng 4.8. Bảng phân loại kết quả kiểm tra, phân phối điểm số, phân phối tần suất và phân phối tần suất lũy tích của lớp 12C1 (Trang 99)
Bảng 4.10. Bảng phân loại kết quả kiểm tra,  phân phối điểm số,  phân phối tần suất và phân phối tần  suất lũy tích của lớp 12C3 - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
Bảng 4.10. Bảng phân loại kết quả kiểm tra, phân phối điểm số, phân phối tần suất và phân phối tần suất lũy tích của lớp 12C3 (Trang 101)
Bảng 4.12. Bảng phân loại kết quả kiểm tra,  phân phối điểm số,  phân phối tần suất và phân phối tần  suất lũy tích của lớp 12C7 - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
Bảng 4.12. Bảng phân loại kết quả kiểm tra, phân phối điểm số, phân phối tần suất và phân phối tần suất lũy tích của lớp 12C7 (Trang 102)
Bảng 4.11. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra của lớp 12C3 - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
Bảng 4.11. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra của lớp 12C3 (Trang 102)
Đồ thị 4.7. Đồ thị lũy tích lớp 12C7 - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
th ị 4.7. Đồ thị lũy tích lớp 12C7 (Trang 103)
Bảng 4.14. Bảng phân loại kết quả kiểm tra,  phân phối điểm số,  phân phối tần suất và phân phối tần  suất lũy tích của lớp 12C8 - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
Bảng 4.14. Bảng phân loại kết quả kiểm tra, phân phối điểm số, phân phối tần suất và phân phối tần suất lũy tích của lớp 12C8 (Trang 103)
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra của lớp 12C7 - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra của lớp 12C7 (Trang 103)
Đồ thị 4.8. Đồ thị lũy tích lớp 12C8 - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
th ị 4.8. Đồ thị lũy tích lớp 12C8 (Trang 104)
Đồ thị 4.9. Đồ thị lũy tích lớp 12C9 - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
th ị 4.9. Đồ thị lũy tích lớp 12C9 (Trang 105)
Đồ thị 4.11. Đồ thị lũy tích lớp 12C11 - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
th ị 4.11. Đồ thị lũy tích lớp 12C11 (Trang 108)
Bảng 4.22. Bảng phân loại kết quả kiểm tra,  phân phối điểm số,  phân phối tần suất và phân phối tần  suất lũy tích của lớp 12C4 và 12C8 - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
Bảng 4.22. Bảng phân loại kết quả kiểm tra, phân phối điểm số, phân phối tần suất và phân phối tần suất lũy tích của lớp 12C4 và 12C8 (Trang 108)
Đồ thị 4.12. Đồ thị lũy tích lớp 12C8 và 12C4 - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
th ị 4.12. Đồ thị lũy tích lớp 12C8 và 12C4 (Trang 109)
Bảng 4.23. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra   của lớp 12C8 và 12C4 - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
Bảng 4.23. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra của lớp 12C8 và 12C4 (Trang 109)
Bảng 4.24. Bảng phân loại kết quả kiểm tra,  phân phối điểm số,  phân phối tần suất và phân phối tần  suất lũy tích của lớp 12C5 và 12C7 - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản
Bảng 4.24. Bảng phân loại kết quả kiểm tra, phân phối điểm số, phân phối tần suất và phân phối tần suất lũy tích của lớp 12C5 và 12C7 (Trang 110)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w