KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận chung

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản (Trang 116 - 118)

C. CO2, SO2 D.SO 2, NO2

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận chung

1. Kết luận chung

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ đề ra ban đầu, chúng tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu. Cụ thể như sau :

 Chúng tôi nghiên cứu cơ sở lí luận về TNKQ : các loại câu hỏi TNKQ và ưu điểm, nhược điểm của mỗi loại câu hỏi, quy trình xây dựng bài TNKQ tiêu chuẩn hóa, các chỉ số để đánh giá câu hỏi hay bài TNKQ như độ khó, độ phân biệt, hệ số tin cậy, độ lệch chuẩn, phương sai, điểm trung bình …; cơ sở lí luận phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản : chúng tôi nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình, chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng chương, đây là kim chỉ nam để chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập TNKQ; cuối cùng chúng tôi nghiên cứu cơ sở lí luận SQL Server 2000 để tìm ra những nguyên tắc, nguyên lí chung để thiết kế chương trình TNKQ trên máy vi tính. Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng việc xây dựng hệ thống bài tập TNKQ, việc sử dụng chương trình TNKQ trên máy vi tính và việc tự học, tự rèn luyện kiến thức ở nhà của HS.

 Trên cơ sở mục tiêu và nội dung giảng dạy, chúng tôi xác định mục tiêu và nội dung KT - ĐG, từ đó lập bảng đặc trưng cho từng chương, tiến hành xây dựng hệ thống bài tập TNKQ theo đúng quy trình như trình bày ở mục [1.1.3]. Chúng tôi nhờ các chuyên gia là thầy cô trong tổ bộ môn đóng góp ý kiến, nhận xét hệ thống bài tập; rồi biên tập lại câu hỏi và đưa vào ngân hàng bài tập TNKQ. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trên với 612 HS ở 3 trường THPT Trường Chinh - Q.12, Đa Phước - Bình Chánh và Trương Vĩnh Kí - Tân Phú, với 21 lượt kiểm tra. Đối với mỗi câu hỏi, chúng tôi tiến hành tính độ khó, độ phân biệt. Đối với bài TNKQ, chúng tôi tính hệ số tin cậy, độ lệch chuẩn, điểm trung bình, điểm trung bình lý tưởng, độ khó của bài, độ khó vừa phải. Biên tập lại những câu hỏi kém chất lượng và chúng tôi hoàn thành được hệ thống bài tập gồm 288 câu TNKQ có 4 lựa chọn.

Stt Chương SL câu

1 Đại cương kim loại 62

2 Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm 99

3 Sắt và một số kim loại quan trọng 89

4 Phân biệt một số chất vô cơ 16

5 Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường

22

 Viết chương trình TNKQ trên máy vi tính và đặt tên chương trình là CTest. CTest gồm có 3 phiên bản : phiên bản Server, Client và Client Home. Phiên bản Server được cài đặt trên máy chủ của phòng máy và chỉ GV mới có thể truy cập. Phiên bản Client được cài trên máy con của phòng máy và được sử dụng bởi HS. Phiên bản Client Home là phiên bản cho phép HS tự học ở nhà, tự rèn luyện kiến thức. Chúng tôi đã đưa toàn bộ hệ thống bài tập gồm 288 câu TNKQ đã xây dựng vào chương trình CTest, và phân loại thành 4 mức độ : biết, hiểu, vận dụng và tổng hợp. Ở phiên bản Server, GV có thể tạo đề kiểm tra từ ngân hàng câu hỏi đã nhập vào chương trình thành nhiều mã đề khác nhau; hay GV cũng có thể tự tạo đề kiểm tra bằng cách nhập trực tiếp vào chương trình, cách thức nhập câu hỏi, chèn hình ảnh, chèn các công thức hóa học hay kí hiệu toán học như trong Word. Hệ thống câu hỏi TNKQ trong các bài kiểm tra được phân loại thành 4 mức độ : biết, hiểu, vận dụng và tổng hợp. GV có thể sử dụng để kiểm tra kiến thức HS với thời gian mong muốn, chẳng hạn 15 phút, 20 phút, 45 phút hay 60 phút … Sau khi HS hoàn tất bài kiểm tra thì sẽ có kết quả ngay lập tức, và sẽ hiện ra đáp án rõ ràng cho từng câu hỏi TNKQ ở mỗi máy con. Chương trình có thể quản lí điểm của tất cả các bài kiểm tra của từng lớp, qua đó giúp GV nhìn thấy được sự tiến bộ hay thụt lùi của từng HS để điều chỉnh cho phù hợp. Ở phiên bản Client Home, chúng tôi cũng đã tạo sẵn một số đề để HS tự học, tự rèn luyện kiến thức ở nhà. Ở mỗi câu trả lời, chúng tôi có đáp án rõ ràng và đưa ra cách giải nhanh đối với một số bài tập TNKQ.

 Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 3 trường THPT trên địa bàn Tp.HCM, với 727 HS. Kết quả thực nghiệm cho thấy độ tin cậy của hệ thống bài tập TNKQ, tính khả thi của chương trình CTest trong việc KT - ĐG kết quả học tập của HS.

2. Kiến nghị

 Về hệ thống bài tập TNKQ : Để hệ thống bài tập TNKQ có thể sử dụng lâu dài, thì hằng năm cần được bổ sung thêm, tính toán thống kê rồi biên tập và chỉnh lí lại những câu hỏi kém chất lượng.

 Về cơ sở vật chất để tiến hành KT - ĐG kết quả học tập của HS bằng chương trình CTest : Hầu như hiện nay trường nào cũng được trang bị phòng máy vi tính để giảng dạy cho HS nên việc kiểm tra trên phòng máy là đều dễ dàng, tuy nhiên số lượng phòng máy không nhiều, thường mỗi trường chỉ khoảng 2 - 3 phòng, các máy con hầu như đã xuống cấp. Chúng tôi đề nghị trang bị thêm máy vi tính. Việc này đòi hỏi một khoảng kinh phí tương đối lớn, tuy nhiên theo chúng tôi biết thì hiện nay Tp.HCM có chương trình cho vay vốn kích cầu nên các trường có thể thực hiện được điều này dễ dàng.

 Về việc tự học, tự rèn luyện kiến thức ở nhà của HS : Hiện nay hầu như các bậc phụ huynh HS đều trang bị cho con em mình máy vi tính tại nhà, nên việc các em sử dụng phần mềm tự học tại nhà là dễ dàng. Tuy nhiên, còn những em không có máy vi tính thì sao? Chúng tôi đề xuất 1 cách là GV có thể tổ chức cho các em học nhóm với nhau. Cách này cũng rất hiệu quả và phù hợp với xu hướng dạy học hiện nay.

Trên đây là toàn bộ đề tài mà chúng tôi nghiên cứu, chúng tôi hy vọng hệ thống bài tập TNKQ này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho GV, và phương pháp KT - ĐG kết quả học tập của HS bằng chương trình CTest sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của GV.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản (Trang 116 - 118)