Chương Sắt và một số kim loại quan trọng Câu 1.Cho Fe (Z=26) Cấu hình electron của ion Fe 3+ là

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản (Trang 56 - 60)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CÓ ĐỘ TIN CẬY CAO

2.2.3.Chương Sắt và một số kim loại quan trọng Câu 1.Cho Fe (Z=26) Cấu hình electron của ion Fe 3+ là

A. [Ar]3d6 B. [Ar]3d4

C. [Ar]3d5 D. [Ar]3d3

Câu 2. Tính chất vật lí nào dưới đây không phải là tính chất vật lí của Fe? A. Là kim loại nặng, khó nóng chảy.

B. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. C. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn. D. Có tính nhiễm từ.

Câu 3. Fe có thể tan trong dung dịch chất nào sau đây?

A. AlCl3. B. FeCl3. C. FeCl2. D. MgCl2.

Câu 4. Chọn phản ứng sai? A. 3Fe + 2O2 t0 Fe3O4

C. Fe + H2SO4 FeSO4 + H2

D. Fe + Cl2 t0 FeCl2.

Câu 5. Khi nung nóng Fe với chất nào sau đây thì tạo ra hợp chất sắt (II)?

A. Cl2.

B. S.

C. Dung dịch HNO3.

D. O2.

Câu 6. Cho Fe tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ lớn hơn 5700C thì thu được hợp chất nào sau đây?

A. Fe2O3. B. Fe(OH)3. C. FeO. D. Fe3O4.

Câu 7. Nhúng thanh sắt vào các dung dịch sau : CuCl2, AgNO3, ZnCl2 và FeCl3. Số trường hợp xảy ra phản ứng là :

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 8. Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thì sắt sẽ tác dụng theo phương trình phản ứng nào sau đây?

A. Fe + 6HNO3  Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O. B. Fe + 2HNO3  Fe(NO3)2 + H2.

C. 2Fe + 6HNO3 2Fe(NO3)3 + 3H2.

D. Fe + 4HNO3  Fe(NO3)2 + 2NO2 + 4H2O.

Câu 9. Để làm sạch bột đồng có lẫn bột sắt và bột kẽm ta dùng 1 lượng dư dung dịch nào sau đây? A. Fe(NO3)3. B. AgNO3. C. Zn(NO3)2. D. Cu(NO3)2.

Câu 10. Đun nóng 1 ít bột Fe trong bình đựng khí O2, sau đó để nguội và cho vào bình 1 lượng dư dung dịch HCl người ta thu được dung dịch X. Trong dung dịch X có những chất nào sau đây?

A. FeCl2, HCl.

B. FeCl2, FeCl3, HCl.

C. FeCl3, HCl. D. FeCl2, FeCl3.

Câu 11. Cho một miếng kim loại X vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 có màu xanh lam. Sau một thời gian thấy màu xanh của dung dịch nhạt dần, đồng thời miếng kim loại chuyển sang màu đỏ. Lấy miếng kim loại ra và nhỏ vào dung dịch còn lại một ít dung dịch NaOH thì thấy lúc đầu có kết tủa xanh xuất hiện, sau đó kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ. Vậy miếng kim loại X là

A. Al. B. Fe. C. Mg. D. Zn.

Câu 12. Trong số các loại quặng sắt : FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 thì quặng chứa hàm lượng %Fe lớn nhất là :

A. FeCO3. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeS2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 13. Tên của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 lần lượt là : A. Hematit, pirit, manhetit, xiđerit.

C. Pirit, hematit, manhetit, xiđerit. D. Xiđerit, hematit, manhetit, pirit.

Câu 14. Xét phương trình phản ứng : FeCl2 X Fe Y FeCl3 Hai chất X, Y lần lượt là A. AgNO3 dư, Cl2. B. FeCl3, Cl2. C. HCl, FeCl3. D. Cl2, FeCl3.

Câu 15. Sắt (II) oxit không bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch : A. HNO3 loãng. B. H2SO4 đậm đặc, nóng. C. HCl đậm đặc. D. HNO3 đậm đặc, nóng. Câu 16. Chọn phản ứng sai? A. 2Fe(OH)2 + O2 + 2H2O  4Fe(OH)3

B. FeO + 2HNO3  Fe(NO3)2 + H2O C. 2FeCl2 + Cl2  2FeCl3 D. 3Fe + 2O2 t0 Fe3O4 Câu 17. Chọn phản ứng sai? A. Fe + 2S t0 FeS2 B. Fe2O3 + 2Al t0 2Fe + Al2O3 C. Fe3O4 + 8HCl t0 FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O. D. Fe(NO3)2 + AgNO3  Fe(NO3)3 + Ag.

Câu 18. Sắt (II) oxit thể hiện tính khử khi phản ứng với chất nào sau đây? (1) CO, t0. (2) HCl. (3) HNO3. (4) H2SO4 đăc, nóng. A. (1), (3). B. (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4).

Câu 19.Để bảo quản dung dịch FeSO4 trong phòng thí nghiệm, người ta ngâm vào dung dịch đó một đinh sắt đã làm sạch. Chọn cách giải thích đúng cho việc làm trên.

A. Để sắt khử muối sắt (III) thành muối sắt (II) : Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

B. Để sắt tác dụng hết O2 hòa tan : 2Fe + O2 → 2FeO

C. Để Fe tác dụng hết với H2SO4 dư khi điều chế FeSO4 bằng phản ứng : Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

D. Để Fe tác dụng với các tạp chất trong dung dịch, chẳng hạn với tạp chất là CuSO4 : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Câu 20. Để điều chế Fe(NO3)2 ta cho

A. Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. B. Fe tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 dư. C. Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng. D. Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư.

Câu 21. Nhỏ vài giọt dung dịch KOH vào ống nghiệm có chứa sẵn Fe(NO3)2 thì có hiện tượng nào sau đây?

A. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

B. Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh, sau đó kết tủa chuyển dần sang màu nâu đỏ. C. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch có màu vàng.

D. Xuất hiện kết tủa màu xanh, sau đó kết tủa tan dần đến hết tạo dung dịch có màu xanh thẫm.

Câu 22. Nhận xét về tính chất hóa học của các hợp chất Fe(II) nào dưới đây là đúng? Hợp chất Tính axit – bazơ Tính oxi hóa – khử

A Fe(OH)2 bazơ chỉ có tính khử

B FeO axit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử C FeCl2 axit chỉ có tính oxi hóa

D FeSO4 trung tính vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Câu 23. Nhận xét về tính chất hóa học của các hợp chất Fe(III) nào dưới đây là đúng? Hợp chất Tính axit – bazơ Tính oxi hóa – khử

A Fe2(SO4)3 axit chỉ có tính oxi hóa B Fe2O3 axit chỉ có tính oxi hóa C Fe(OH)3 bazơ chỉ có tính khử

D FeCl3 trung tính vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Câu 24. Sắt (III) oxit thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với chất nào sau đây? (1) H2, t0. (2) HNO3. (3) H2SO4 đặc, nóng. (4) Al, t0. A. (1), (2),(3). B. (1), (4). C. (2), (3). D. (2), (3), (4).

Câu 25. Nhỏ vài giọt dung dịch KOH vào ống nghiệm có chứa sẵn Fe(NO3)3 thì có hiện tượng nào sau đây?

A. Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh, sau đó kết tủa chuyển sang màu nâu. B. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, sau đó kết tủa chuyển sang màu đen.

C. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ. D. Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh.

Câu 26. Cho dung dịch FeCl2 và ZnCl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau đó lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thì thu được chất rắn nào sau đây?

A. Fe2O3. B. FeO và ZnO. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. Fe2O3 và ZnO. D. Fe3O4.

Câu 27. Cho phản ứng : X + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O. Chất X không thể thực hiện phản ứng trên là

A. Fe3O4. B. Fe(NO3)2. C. Fe(OH)2. D. Fe2O3.

Câu 28. Cho các chất sau : Fe, FeO, Fe(OH)2, FeCl2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(OH)3 và Fe(NO3)3. Số chất bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng là :

A. 4. B. 5. C. 6. D. 7

Câu 29. Để phân biệt Fe, FeO và Fe2O3 ta lần lượt dùng các dung dịch : A. KOH, HCl.

B. HCl, KOH.

C. H2SO4, K2SO4. D. KMnO4, H2SO4.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản (Trang 56 - 60)