Chương Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm Câu 1 Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản (Trang 43 - 56)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CÓ ĐỘ TIN CẬY CAO

2.2.2.Chương Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm Câu 1 Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là

Câu 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là

A. ns2-. B. ns1.

C. ns2np1. D. (n-1)dxnsy.

Câu 2. Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation nào sau đây?

A. Ag+. B. Cu+. C. K+. D. Na+.

Câu 3. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp và mềm là do yếu tố nào sau đây? A. Khối lượng riêng nhỏ.

C. Tính khử mạnh hơn các kim loại khác.

D. Kim loại kiềm có mạng lập phương tâm khối, cấu trúc tương đối rỗng và liên kết kim loại yếu.

Câu 4. Tính bazơ tăng dần theo thứ tự từ trái sang phải là A. LiOH < KOH < NaOH < CsOH < RbOH.

B. NaOH < LiOH < KOH < RbOH < CsOH. C. LiOH < NaOH < KOH < RbOH < CsOH. D. KOH < NaOH < LiOH < CsOH < RbOH.

Câu 5. Khi cho Na vào dung dịch CuSO4 thì có hiện tượng A. bề mặt Na có màu đỏ và dung dịch nhạt màu. B. sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh. C. sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ. D. bề mặt Na có màu đỏ và có kết tủa màu xanh.

Câu 6. Hiện tượng xảy ra khi cho mẫu natri vào nước là A. không có hiện tượng gì.

B. natri tan dần có sủi bọt khí thoát ra. C. natri bốc cháy tạo ra khói màu vàng.

D. natri bị nóng chảy và chạy trên mặt nước, có khói trắng tạo ra kèm theo tiếng nổ lách tách.

Câu 7. Khi cắt kim loại natri thì bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi, đó là do có sự hình thành các chất nào sau đây?

A. NaOH, Na2CO3, NaHCO3.

B. Na2O, NaOH, Na2CO3, NaHCO3. C. NaOH, Na2CO3, NaHCO3.

D. Na2O, NaOH, Na2CO3.

Câu 8. Để bảo quản các kim loại kiềm cần phải làm gì? A. Ngâm chúng vào nước.

B. Giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín. C. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất. D. Ngâm chúng trong dầu hỏa.

Câu 9. Điện phân dung dịch NaCl có vách ngăn thì sản phẩm thu được là A. Na, Cl2.

B. NaOH, Cl2, O2.

C. NaClO, H2. D. NaOH, Cl2, H2.

Câu 10. Kim loại được dùng làm tế bào quang điện là kim loại

A. Cs. B. Na. C. K. D. Li.

A. LiCl. B. NaNO3.

C. KBr. D. KHCO3.

Câu 12. Muối NaHCO3 có tính chất nào sau đây? A. Kiềm.

B. Axit.

C. Trung tính. D. Lưỡng tính.

Câu 13. Nhúng quỳ tím vào dung dịch Na2CO3 thì quỳ tím A. chuyển sang màu hồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. chuyển sang màu xanh.

C. mất màu hoàn toàn. D. không đổi màu.

Câu 14. Dung dịch NaOH tác dụng được với dãy chất nào sau đây? A. NO, Cu(NO3)2, NH4Cl, HCl.

B. Al2O3, CO2, NaHCO3, ZnCl2.

C. CO, H2S, Cl2, AlCl3, C6H5OH. D. NaAlO2, Zn, S, NaHSO4.

Câu 15. Một HS thực hiện 2 thí nghiệm như sau :

Thí nghiệm 1 : Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3. Thí nghiệm 2 : Cho từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl. Quan sát hiện tượng ở 2 thí nghiệm thấy

A. hiện tượng ở cả 2 thí nghiệm không có gì khác nhau. B. ở thí nghiệm 1 không có khí thoát ra.

C. ở thí nghiệm 1 một lúc sau mới có khí thoát ra, ở thí nghiệm 2 có khí thoát ra ngay. D. ở thí nghiệm 2 một lúc sau mới có khí thoát ra, ở thí nghiệm 1 có khí thoát ra ngay.

Câu 16. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị là

A. 1 e. B. 3 e. C. 4 e . D. 2 e.

Câu 17. Tính chất hóa học chung của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ là A. tính khử yếu.

B. tính khử mạnh.

C. tính oxi hóa yếu. D. tính oxi hóa mạnh.

Câu 18. Xếp các kim loại kiểm thổ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, thì A. bán kính nguyên tử giảm dần.

B. tính khử giảm dần.

C. năng lượng ion hóa giảm dần.

D. khả năng tác dụng với nước giảm dần.

Câu 19. Magie không tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường? A. Ni(NO3)2.

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch CuSO4. D. Dung dịch NaCl.

Câu 20. Magie kim loại đang cháy có thể dùng biện pháp nào sau đây để dập tắt lửa?

C. Phun nước. D. Phủ cát.

Câu 21. Cách nào sau đây thường được dùng để điều chế kim loại Ca? A. Điện phân CaCl2 nóng chảy.

B. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn. C. Dùng Al để khử CaO ở nhiệt độ cao.

D. Dùng kim loại Ba để đẩy Ca ra khỏi dung dịch CaCl2.

Câu 22. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ A. có bọt khí thoát ra.

B. có kết tủa trắng.

C. có kết tủa trắng và bọt khí. D. không có hiện tượng gì.

Câu 23. Phản ứng nào dưới đây giải thích đồng thời sự hình thành thạch nhũ trong hang động và sự xâm thực của nước mưa với đá vôi? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. BaCO3 + CO2 + H2O Ba(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2 CaCO3+ CO2 + H2O. C. CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2 + H2O. D. CaCO3 t0 CaO + CO2.

Câu 24. Cho các chất : Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Dựa vào mối quan hệ giữa các chất vô cơ, hãy chọn dãy biến đổi nào sau đây có thể thực hiện được.

A. Ca  CaCO3 Ca(OH)2 CaO. B. CaCO3 Ca  CaO  Ca(OH)2. C. Ca  CaO  Ca(OH)2  CaCO3. D. CaCO3 Ca(OH)2 Ca  CaO.

Câu 25. Dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong thì hiện tượng quan sát được là A. nước vôi bị vẩn đục ngay.

B. nước vôi bị đục dần. C. nước vôi trong.

D. nước vôi bị đục dần sau đó trong trở lại.

Câu 26. Thành phần hóa học của thạch cao sống là A. CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5H2O.

B. CaSO4. C. CaSO4.2H2O.

D. Ca(H2PO4)2.CaSO4.2H2O.

Câu 27. Khoáng chất nào sau đây không chứa canxi cacbonat?

C. Đá hoa. D. Thạch cao.

Câu 28. Loại thạch cao nào dùng để đúc tượng? A. Thạch cao nung CaSO4.H2O.

B. Thạch cao sống CaSO4.2H2O. C. Thạch cao khan CaSO4. D. A, B, C đều đúng.

Câu 29. Một ống nghiệm đựng dung dịch X. Dẫn luồng khí CO2 dư đi từ từ vào đáy ống nghiệm. Dung dịch trong ống nghiệm tạo kết tủa trắng sau đó trong suốt. Lấy ống nghiệm đem đun thì thấy trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng. Dung dịch X là

A. dung dịch NaAlO2. B. dung dịch Ca(OH)2.

C. dung dịch KOH. D. dung dịch AlCl3.

Câu 30. Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch sau : BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(HCO3)2. Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên?

A. AgNO3. B. Quỳ tím.

C. Phenolphtalein. D. Na2CO3.

Câu 31. Cho từ từ khí CO2 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2. Đồ thị nào biểu diễn số mol của muối Ca(HCO3)2 theo số mol CO2?

Câu 32. Nước cứng là nước có chứa nhiều ion nào? A. Na+ và Mg2+.

B. Ba2+ và Ca2+.

C. Ca2+ và Mg2+. D. K+ và Ba2+.

Câu 33. Có thể loại bỏ tính cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi vì lí do nào sau đây? A. Nước sôi ở nhiệt độ cao (ở 100oC, áp suất khí quyển).

B. Khi đun sôi đã làm tăng độ tan của các chất kết tủa. C. Khi đun sôi các chất khí hòa tan trong nước thoát ra.

a a 2a nCO2 A. nCa(HCO3)2 a a 2a nCO2 B. nCa(HCO3)2 a a 2a nCO2 D. nCa(HCO3)2 a a 2a nCO2 C. nCa(HCO3)2

D. Các muối hiđrocacbonat của canxi và magie bị phân hủy bởi nhiệt để tạo kết tủa.

Câu 34. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?

A. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo. B. Gây ngộ độc nước uống.

C. Làm hỏng các dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm. D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 35. Các chất trong dãy nào sau đây đều có thể làm mềm nước cứng vĩnh cửu? A. Ca(OH)2, K2CO3.

B. Ca(OH)2, K3PO4.

C. Na3PO4, H2SO4. D. Na2CO3, K3PO4.

Câu 36. Có thể dùng chất nào sau đây để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?

A. NaCl. B. H2SO4. C. KNO3. D. Na2CO3.

Câu 37. Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+, 0,02 mol Ca2+, 0,01 mol Mg2+, 0,05 mol HCO3-, 0,02 mol Cl-. Nước trong cốc thuộc loại nào?

A. Nước cứng có tính cứng tạm thời. B. Nước cứng có tính cứng toàn phần. C. Nước cứng có tính cứng vĩnh cữu. D. Nước mềm.

Câu 38. Trong nước tự nhiên thường có lẫn một lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Có thề dùng dung dịch nào sau đây để loại đồng thời các cation trong các muối trên ra khỏi nước?

A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch K2SO4.

C. Dung dịch NaNO3. D. Dung dịch Na2CO3.

Câu 39. Để làm mềm 1 loại nước có chứa các ion : Ca2+, Mg2+, HCO3-, SO42- ta dùng chất nào sau đây?

A. Ca(OH)2. B. NaOH. C. BaCl2. D. Na2CO3.

Câu 40. Cho Al (Z=13). Cấu hình electron của Al3+ là A. 1s22s22p63s23p1.

B. 1s22s22p63s23p3.

C. 1s22s22p63s2. D. 1s22s22p6.

Câu 41. Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lí của nhôm là chưa chính xác? A. Màu trắng bạc.

B. Là kim loại nhẹ.

C. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, tốt hơn Fe và Cu. D. Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng.

A. nhôm là kim loại kém hoạt động.

B. nhôm có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ. C. nhôm có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.

D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước.

Câu 43. Nhôm không tan trong dung dịch nào sau đây?

A. NH3. B. HCl. C. H2SO4. D. NaOH.

Câu 44. Cho các dung dịch sau : NaOH, H2SO4, MgCl2, AlCl3, Fe(NO3)3. Al có thể phản ứng được với bao nhiêu dung dịch?

A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 45. Để khơi mào cho phản ứng giữa Al và Fe2O3 người ta thường đốt cháy chất nào sau đây? A. bột than.

B. dải Mg.

C. bột photpho. D. bột lưu huỳnh.

Câu 46. Phản ứng nào là phản ứng nhiệt nhôm? A. 4Al + 3O2 t0 2Al2O3.

B. Al + 4HNO3 đặc, nóng  Al(NO3)3 + NO2 + 2H2O. C. 2Al2O3 + 3C t0 Al4C3 + 3CO2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

D. 2Al + Cr2O3 t0 Al2O3 + 2Cr.

Câu 47. Cho phản ứng : Al + NaOH + H2O  NaAlO2 + 3/2H2

Chất đóng vai trò chất oxi hóa là

A. Al. B. NaOH. C. H2O. D. NaAlO2.

Câu 48. Khi nhúng một lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội thì không thấy có hiện tượng gì. Nếu lấy lá nhôm ra và cho vào dung dịch HCl thì có hiện tượng nào sau đây?

A. Không có hiện tượng gì.

B. Lá nhôm tan dần, dung dịch có sủi bọt khí mùi sốc thoát ra.

C. Lá nhôm tan dần và dung dịch có sủi bọt khí không màu, không mùi thoát ra. D. Lá nhôm tan tạo ra dung dịch có màu vàng nhạt.

Câu 49. Có thể dùng bình bằng nhôm để đựng A. dung dịch xôđa.

B. dung dịch nước vôi. C. dung dịch giấm.

D. dung dịch HNO3 đặc (đã làm lạnh).

Câu 50. Các dụng cụ bằng nhôm hàng ngày khi tiếp xúc với nước dù ở nhiệt độ cao cũng không có phản ứng gì vì

A. nhôm không tác dụng với nước ở mọi nhiệt độ. B. nhôm bị thụ động hóa trong nước sinh hoạt.

C. thực tế nhôm được bảo vệ bằng một lớp kim loại mỏng (Sn, Zn) trên bề mặt không cho nhôm tiếp xúc với nước.

D. trên bề mặt nhôm được phủ kín một lớp màng oxit (Al2O3) rất mỏng, mịn và bền ngăn không cho nước thấm qua.

Câu 51. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất dựa theo phản ứng nào sau đây? A. Al2O3 + 2Fe to 2Al + Fe2O3

B. 2Al2O3đ pnc

4Al + 3O2. C. Al2O3 + 3COto 2Al + 3CO2

D. 3Mg + 2AlCl3 to

2Al + 3MgCl2

Câu 52. Trong quá trinh điện phân Al2O3 nóng chảy, anot và chất xúc tác thường dùng là A. Cu và bột AlCl3.

B. Fe và Na3AlF6 (criolit).

C. Zn và 3NaF.AlF3.

D. than chì và Na3AlF6 (criolit).

Câu 53. Al2O3không tác dụng với chất nào trong số các chất sau đây? A. dung dịch KOH.

B. CO ở nhiệt độ cao.

C. dung dịch H2SO4. D. dung dịch Ba(OH)2.

Câu 54. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhôm oxit? A. Al2O3 bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao.

B. Al2O3 được sinh ra khi nhiệt phân muối Al(NO3)3. C. Al2O3 tan được trong dung dịch NH3.

D. Al2O3 là oxit không tạo muối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 55. Al(OH)3 không tan trong dung dịch nào sau đây? A. dung dịch H2SO4.

B. dung dịch NH3.

C. dung dịch HNO3. D. dung dịch NaOH.

Câu 56. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thì có hiện tượng nào sau đây? A. Xuất hiện kết tủa và kết tủa không tan khi cho NaOH đến dư.

B. Xuất hiện kết tủa và kết tủa tan ngay.

C. Xuất hiện kết tủa và có khí màu vàng lục thoát ra làm mất màu quỳ tím ẩm. D. Xuất hiện kết tủa keo trắng, kết tủa tăng đến cực đại rồi tan dần đến hết.

Câu 57. Cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 đến dư vào dung dịch NaOH thì có hiện tượng nào sau đây? A. Xuất hiện kết tủa ngay và kết tủa không tan ngay.

C. Lúc đầu không có kết tủa, sau đó xuất hiện kết tủa, kết tủa tăng dần đến cực đại rồi tan dần đến hết.

D. Lúc đầu không có kết tủa, sau đó xuất hiện kết tủa keo trắng và kết tủa tăng đến cực đại.

Câu 58. Hiện tượng nào sau đây đúng khi cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch AlCl3?

A. Dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa và kết tủa không tan khi cho dư dung dịch NH3. B. Sủi bọt khí, dung dịch vẫn trong suốt và không màu.

C. Sủi bọt khí và dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa.

D. Dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa sau đó chất kết tủa tan và dung dịch lại trong suốt.

Câu 59. Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch NaAlO2 là A. Không có hiện tượng gì.

B. Có kết tủa keo trắng xuất hiện, tan trong H2SO4 dư.

C. Có kết tủa keo trắng xuất hiện, không tan trong H2SO4 dư. D. Có kết tủa vàng xuất hiện, tan trong H2SO4 dư.

Câu 60. Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ đến dư CO2 vào dung dịch NaAlO2 là A. Không có hiện tượng gì.

B. Có kết tủa keo trắng xuất hiện, không tan trong CO2 dư. C. Có kết tủa keo trắng xuất hiện, tan trong CO2 dư.

D. Có kết tủa vàng xuất hiện, không tan trong CO2 dư.

Câu 61. Cho từ từ lượng nhỏ Na vào dung dịch Al2(SO4)3 cho đến dư, hiện tượng xảy ra như thế nào? A. Na tan, có bọt khí xuất hiện trong dung dịch.

B. Na tan, có Al bám vào bề mặt Na.

C. Na tan, có bọt khí thoát ra, lúc đầu có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần. D. Na tan, có bọt khí thoát ra và có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa vẫn không tan.

Câu 62. Công thức của muối phèn chua là A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

B. K2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O.

C. K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O. D. (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O.

Câu 63. Người ta dùng phèn chua làm trong nước vì

A. phèn chua có tính oxi hóa mạnh nên oxi hóa được các chất bẩn trong nước. B. phèn chua có tính khử mạnh nên khử được các chất bẩn trong nước.

C. phèn chua tan trong nước tạo kết tủa keo hấp thụ các chất bẩn trong nước.

D. phèn chua tan trong nước tạo ra môi trường axit nên hòa tan được các chất bẩn có trong nước.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản (Trang 43 - 56)