Chương Phân biệt một số chất vô cơ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản (Trang 68 - 71)

C. H2SO4, K2SO4 D.KMnO 4, H2SO4

2.2.4. Chương Phân biệt một số chất vô cơ

Câu 1. Cho các dung dịch : FeCl2, FeCl3, CuCl2, AlCl3. Chỉ dùng dung dịch NH3 để nhận biết các dung dịch trên thì có thể nhận biết được dung dịch nào?

A. FeCl3, CuCl2, AlCl3. B. CuCl2, AlCl3.

C. FeCl2, FeCl3, CuCl2. D. Tất cả các dung dịch trên.

Câu 2. Để nhận biết ion Na+ trong dung dịch NaCl ta có thể làm như sau ;

A. Nhúng dây Pt nhiều lần vào dung dịch NaCl rồi đốt trên ngọn lửa đèn cồn, nếu ngọn lửa chuyển sang màu hồng tươi thì chứng tỏ dung dịch có chứa ion Na+.

B. Nhúng dây Pt nhiều lần vào dung dịch NaCl rồi đốt trên ngọn lửa đèn cồn, nếu ngọn lửa chuyển sang màu vàng tươi thì chứng tỏ dung dịch có chứa ion Na+.

C. Nhúng dây Cu nhiều lần vào dung dịch NaCl rồi đốt trên ngọn lửa đèn cồn, nếu ngọn lửa chuyển sang màu hồng tươi thì chứng tỏ dung dịch có chứa ion Na+.

D. Nhúng dây Pt nhiều lần vào dung dịch NaCl rồi đốt trên ngọn lửa đèn hơi natri, nếu ngọn lửa chuyển sang màu hồng tươi thì chứng tỏ dung dịch có chứa ion Na+.

Câu 3. Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt được các chất riêng biệt trong dãy nào sau đây? A. Na2CO3, K2SO3, CaCl2, HCl.

B. Na2CO3, NaOH, HCl, Ba(OH)2.

C. Al(NO3)3, FeSO4, CuCl2, NH4Cl, HCl. D. H3PO4, H2SO4, HCl, H2O.

Câu 4. Có 5 ống nghiệm không nhãn, mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M) ; NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH nhỏ từ từ vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa các dung dịch nào sau đây?

A. hai dung dịch : NH4Cl, CuCl2.

B. ba dung dịch : NH4Cl, MgCl2, CuCl2.

C. bốn dung dịch : NH4Cl, AlCl3, MgCl2, CuCl2. D. cả 5 dung dịch.

Câu 5. Để phân biệt O2 và O3, người ta dùng thuốc thử nào sau đây? A. Dung dịch CuSO4.

B. Dung dịch H2SO4.

C. Dung dịch KI và hồ tinh bột. D. Nước.

Câu 6. Có 5 dung dịch riêng lẻ, mỗi dung dịch chứa 1 cation : NH4+, Mg2+, Fe3+, Al3+, Na+, nồng độ khoảng 0,1M. Bằng cách dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa

A. năm dung dịch chứa ion : NH4+, Mg2+, Fe3+, Al3+, Na+. B. dung dịch chứa ion : NH4+.

C. hai dung dịch chứa ion : NH4+ và Al3+. D. ba dung dịch chứa ion : NH4+, Fe3+ và Al3+.

Câu 7. Để phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn : MgCl2, ZnCl2, AlCl3, FeCl2, KCl. Bằng phương pháp hóa học, có thể dùng

A. dung dịch NaOH. B. dung dịch Na2CO3.

C. dung dịch NH3. D. quỳ tím.

Câu 8. Để phân biệt các dung dịch : ZnCl2, MgCl2, CaCl2 và AlCl3 đựng trong các lọ riêng biệt có thể dùng

A. dung dịch NaOH và dung dịch NH3. B. quỳ tím.

C. dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3. D. natri kim loại.

Câu 9. Để phân biệt các dung dịch loãng : HCl, HNO3, H2SO4 có thể dùng thuốc thử nào sau đây? A. Kim loại sắt và đồng.

B. Dung dịch Ba(OH)2 và bột đồng kim loại. C. Dung dịch Ca(OH)2.

Câu 10. Có 4 dung dịch : NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng thêm 1 hóa chất để phân biệt thì có thể dùng chất nào trong những chất sau đây?

A. Dung dịch HNO3. B. Dung dịch BaCl2.

C. Dung dịch KOH. D. Dung dịch NaCl.

Câu 11. Có các lọ hóa chất không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch không màu sau : Na2SO4, Na2S, Na2CO3, Na3PO4, Na2SO3. Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng, nhỏ trực tiếp vào từng dung dịch thì có thể nhận biết được các dung dịch

A. Na2CO3, Na2S .

B. Na2CO3, Na2S, Na3PO4. C. Na2CO3, Na2S, Na2SO3.

D. Na2SO4, Na2S, Na2CO3, Na3PO4, Na2SO3.

Câu 12. Để phân biệt các chất khí CO2, SO2, HCl ta có thể dùng thuốc thử là A. nước Br2.

B. nước Br2 và Ca(OH)2.

C. dung dịch Ca(OH)2. D. dung dịch AgNO3.

Câu 13. Cho các chất khí : SO2, Cl2, NH3, CO2, HCl. Chỉ dùng quỳ tím ẩm và dung dịch Ca(OH)2 có thể nhận biết được mấy khí?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 14. Không thể nhận biết các khí CO2, SO2 và O2 đựng trong các bình riêng biệt nếu chỉ dùng A. tàn đóm cháy dở và nước vôi trong.

B. nước brom và tàn đóm cháy dở. C. nước brom và dung dịch Ba(OH)2. D. nước vôi trong và nước brom.

Câu 15. Để phân biệt các khí CO, CO2, O2 và SO2 có thể dùng A. tàn đóm chày dỡ, nước vôi trong và dung dịch K2CO3. B. tàn đóm cháy dỡ, nước vôi trong và nước brom.

C. dung dịch Na2CO3 và nước brom. D. tàn đóm cháy dỡ và nước brom.

Câu 16. Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Dùng chất nào sau đây có thể khử được clo một cách tương đối an toàn?

A. Dung dịch NaOH loãng. B. Dùng khí H2S.

C. Dùng khí CO2.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan và thiết kế máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 - ban cơ bản (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)