Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá và phân tích lý luận cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng tạiNHTM.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng
Hạ, đề tài chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
- Từ những thực tế về rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro, tác giả đưa ra những kiến nghị và đề xuất nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cũng như tăng cường năng lực quản trị rủi ro tín dụng của NH.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ.
- Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro đến tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ từ năm 2008 – 2010 Định hướng và các giải pháp quản lý rủi ro tÝn dụng đến năm 2012, tập trung nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng ở khâu cho vay nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
- Cơ sở phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử chủ nghĩa Mác- Lờnin.
- Cơ sở lý thuyết: Các lý thuyết, công thức và mô hình định tính, định lượng; các nghiên cứu hiện đại về quản lý rủi ro tín dụng đã được thực tiễn kiểm nghiệm
- Cơ sở thực tiễn: Số liệu thực tiễn, dữ liệu phân tích nghiên cứu do chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ cung cấp và tác giả tự thu thập; kết hợp với các dữ liệu thống kê chính thức của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNN Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu, tổng hợp các số liệu để vẽ đồ thị và phân tích đồ thị, phân tích các cơ sở dữ liệu, để đưa tới các đánh giá về thực tiễn công tác quản lý RRTD tại NH Từ đó đưa ra các gợi ý giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.
5 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Lý luận cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Láng Hạ
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Láng Hạ
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.1.1 Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Hoạt động của NHTM rất đa dạng và phong phó, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố “Thực tế là các chuyên viên ngân hàng đang ở trong một ngành kinh doanh về quản lý rủi ro, nói một cách trực tiếp và đơn giản, đó chính là công việc của ngân hàng” 1 Chính vì vậy tồn tại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là không thể tránh khỏi, những loại rủi ro thường gặp bao gồm:
- Rủi ro thị trường: là rủi ro đối với lợi nhuận và vốn của ngân hàng do sự biến động xấu của giá cả - lãi suất, chứng khoán, tỷ giá ngoại tệ, giá cả hàng hoá, dịch vụ Rủi ro thị trường luôn tồn tại trong mọi thời kỳ, rủi ro thị trường còn được gọi là rủi ro “giá cả”.
- Rủi ro tín dụng: là loại rủi ro do khách hàng không trả được nợ, nghĩa là không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của họ Khách hàng không có khả năng hoặc không sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình Khả năng không trả được nợ của khách hàng gây ra toàn bộ hay một phần lỗ của khoản tiền cho vay của người cho vay Rủi ro tín dụng rất nguy hiểm, khi một vài khách hàng quan trọng không trả được nợ có thể gây nên những khoản lỗ lớn cho ngân hàng và có thể dẫn đến ngân hàng tới tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Rủi ro hoạt động: là rủi ro khi ngân hàng phải chịu tổn thất trực tiếp hay gián tiếp từ các sự kiện hoặc hành động xảy ra do thất bại của công nghệ, các
Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Rủi ro thị tr ờng: Lãi suất, tỷ giá hối đoái, chứng khoán
Rủi ro tín dụng: Vỡ nợ, sự cố tín dụng
Hệ thống, công nghệ, quy trình, con ng ời, lừa đảo
RR thanh khoản ngắn hạn, thanh toán tr ớc hạn quá trình xử lý, hệ thống hạ tầng, nhân viên hoặc các rủi ro khác có tác động đến hoạt động của ngân hàng, bao gồm cả hoạt động lừa đảo.
- Rủi ro thanh khoản: Khi ngân hàng không đảm bảo được nhu cầu thanh toán hay không dự kiến trước được nhu cầu có tính chất thời vụ gây ra sự mất lòng tin của khách hàng vào ngân hàng dẫn đến việc rút tiền gửi một cách đồng loạt chính là rủi ro thanh khoản Vì vậy các ngân hàng cần phải luôn luôn giữ một mức thanh khoản vừa đủ để đúng ở trạng thái mà trong các điều kiện kinh doanh bình thường có thể thực hiện được tất cả các nghĩa vụ, thực hiện đầy đủ các cam kết và đáp ứng các cam kết khác mà họ đưa ra.
1.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
Cấp tín dụng (bao gồm: cho vay, bảo lãnh, cam kết thanh toán, đồng tài trợ ) và huy động vốn là hai hoạt động phổ biến của một NHTM, trong đó cấp tín dụng đem lại thu nhập chính cho ngân hàng, tuy nhiên đây cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là một loại rủi ro do sù suy giảm về khả năng trả nợ của các khách hàng.
Có nhiều khái niệm về rủi ro tín dụng, theo uỷ ban Basel cho rằng: “Rủi ro là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thoả thuận” 2
Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu Error! Bookmark not defined 5 Kết cấu của luận văn
- Cơ sở phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử chủ nghĩa Mác- Lờnin.
- Cơ sở lý thuyết: Các lý thuyết, công thức và mô hình định tính, định lượng; các nghiên cứu hiện đại về quản lý rủi ro tín dụng đã được thực tiễn kiểm nghiệm
- Cơ sở thực tiễn: Số liệu thực tiễn, dữ liệu phân tích nghiên cứu do chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ cung cấp và tác giả tự thu thập; kết hợp với các dữ liệu thống kê chính thức của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNN Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu, tổng hợp các số liệu để vẽ đồ thị và phân tích đồ thị, phân tích các cơ sở dữ liệu, để đưa tới các đánh giá về thực tiễn công tác quản lý RRTD tại NH Từ đó đưa ra các gợi ý giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.
Lý luận cơ bản về Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thơng mại
Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thơng mại
1.1.1 Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Hoạt động của NHTM rất đa dạng và phong phó, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố “Thực tế là các chuyên viên ngân hàng đang ở trong một ngành kinh doanh về quản lý rủi ro, nói một cách trực tiếp và đơn giản, đó chính là công việc của ngân hàng” 1 Chính vì vậy tồn tại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là không thể tránh khỏi, những loại rủi ro thường gặp bao gồm:
- Rủi ro thị trường: là rủi ro đối với lợi nhuận và vốn của ngân hàng do sự biến động xấu của giá cả - lãi suất, chứng khoán, tỷ giá ngoại tệ, giá cả hàng hoá, dịch vụ Rủi ro thị trường luôn tồn tại trong mọi thời kỳ, rủi ro thị trường còn được gọi là rủi ro “giá cả”.
- Rủi ro tín dụng: là loại rủi ro do khách hàng không trả được nợ, nghĩa là không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của họ Khách hàng không có khả năng hoặc không sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình Khả năng không trả được nợ của khách hàng gây ra toàn bộ hay một phần lỗ của khoản tiền cho vay của người cho vay Rủi ro tín dụng rất nguy hiểm, khi một vài khách hàng quan trọng không trả được nợ có thể gây nên những khoản lỗ lớn cho ngân hàng và có thể dẫn đến ngân hàng tới tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Rủi ro hoạt động: là rủi ro khi ngân hàng phải chịu tổn thất trực tiếp hay gián tiếp từ các sự kiện hoặc hành động xảy ra do thất bại của công nghệ, các
Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Rủi ro thị tr ờng: Lãi suất, tỷ giá hối đoái, chứng khoán
Rủi ro tín dụng: Vỡ nợ, sự cố tín dụng
Hệ thống, công nghệ, quy trình, con ng ời, lừa đảo
RR thanh khoản ngắn hạn, thanh toán tr ớc hạn quá trình xử lý, hệ thống hạ tầng, nhân viên hoặc các rủi ro khác có tác động đến hoạt động của ngân hàng, bao gồm cả hoạt động lừa đảo.
- Rủi ro thanh khoản: Khi ngân hàng không đảm bảo được nhu cầu thanh toán hay không dự kiến trước được nhu cầu có tính chất thời vụ gây ra sự mất lòng tin của khách hàng vào ngân hàng dẫn đến việc rút tiền gửi một cách đồng loạt chính là rủi ro thanh khoản Vì vậy các ngân hàng cần phải luôn luôn giữ một mức thanh khoản vừa đủ để đúng ở trạng thái mà trong các điều kiện kinh doanh bình thường có thể thực hiện được tất cả các nghĩa vụ, thực hiện đầy đủ các cam kết và đáp ứng các cam kết khác mà họ đưa ra.
1.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
Cấp tín dụng (bao gồm: cho vay, bảo lãnh, cam kết thanh toán, đồng tài trợ ) và huy động vốn là hai hoạt động phổ biến của một NHTM, trong đó cấp tín dụng đem lại thu nhập chính cho ngân hàng, tuy nhiên đây cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là một loại rủi ro do sù suy giảm về khả năng trả nợ của các khách hàng.
Có nhiều khái niệm về rủi ro tín dụng, theo uỷ ban Basel cho rằng: “Rủi ro là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thoả thuận” 2
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 V/v sửa đổi, bổ sung quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động kinh doanh, do khách hàng không thực hiện, hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Tóm lại, về mặt bản chất, rủi ro tín dụng là những khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi ngân hàng cấp tín dụng; là những thiệt hại, mất mát mà ngân
22 Hiệp ớc Basel II, có hiệu lực từ 01/2007 hàng gánh chịu do người vay vốn không trả đúng hạn, không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng tín dụng vì bất kể lý do gì.
1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, có thể chia thành hai loại chính: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
- Do môi trường kinh tế, chính trị không ổn định
Nền chính trị quốc gia ổn định là điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, là điều kiện thuận lợi thu hút, gọi vốn đầu tư Ngược lại, môi trường chính trị kém ổn định tất yếu dẫn đến sản xuất ngừng trệ, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hót.
- Do môi trường tự nhiên
Những nguyên nhân từ môi trường tự nhiên như: thiên tai, động đất, lũ lụt, dịch bệnh cũng gây ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp tới hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn ngân hàng làm suy giảm khả năng trả nợ vay ngân hàng dẫn tới rủi ro tín dụng.
Ví dụ, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp tại Việt Nam, do phụ thuộc nguồn cung rất lớn từ nguyên liệu tự nhiên và nhập khẩu nên rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu.
- Do môi trường pháp lý chưa thuận lợi
Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thơng mại
1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng
Có nhiều khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng như:
- Quản lý rủi ro là hình thức quản lý nhằm giảm thiểu các tổn thất và tối đa hoá các khoản lợi nhuận cho NHTM bằng các công cụ thích hợp thông qua xác định nguyên nhân của rủi ro, từ đó có biện pháp phòng ngừa chống đỡ hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro.
- Quản lý rủi ro là một phương pháp tiếp cận được cơ cấu để quản trị sự rủi ro thông qua việc đánh giá rủi ro và xây dựng chiến lược để quản lý và giảm thiểu rủi ro thông qua các nguồn lực quản lý của NHTM.
- Quản lý rủi ro là việc NHTM xác định, đánh giá và xử lý các tình huống xảy ra rủi ro gây thiệt hại về tài sản.
Từ các khái niệm về quản lý rủi ro nêu trên, có thể suy ra khái niệm tổng hợp về quản lý rủi ro tín dụng như sau:
Quản lý rủi ro tín dụng là việc NHTM tổ chức và thực hiện phòng ngừa, kiểm soát và xử lớ cỏc tình huống xảy ra RRTD khi cho vay nhằm giảm thiểu các tổn thất do rủi ro này gây ra
1.2.2 Vai trò quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý rủi ro tín dụng không chỉ mang lại lợi Ých cho bản thân các NHTM mà còn mang lại lợi Ých cho toàn xã hội.
- Lợi Ých đối với các NHTM
Quản lý rủi ro tín dụng nhằm tối thiểu hoá tổn thất có thể xảy ra, giảm chi phí hoạt động nên tăng lợi nhuận kinh doanh, từ đó tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Bên cạnh đó, giảm thiểu rủi ro tín dụng đem lại sự thanh thản và cải thiện sức khoẻ, tinh thần cho các nhà quản lý, góp phần quan trọng trong việc tăng thu nhập cho người lao động.
- Lợi Ých với khách hàng
Một ngân hàng có mô hình quản lý rủi ro tín dụng tốt sẽ giúp các doanh nghiệp, hé gia đình, cá nhân chống lại các tổn thất mang tính thảm hoạ, họ gửi tiền vào NHTM sẽ cảm thấy an toàn hơn trong đầu tư.
- Lợi Ých đối với nền kinh tế-xã hội
Rủi ro trong kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế thị trường luôn luôn là vấn đề cần được quan tâm, do hoạt động ngân hàng có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng mạnh đến sự ổn định kinh tế - xã hội Nếu một ngân hàng nào đó gặp rủi ro, lâm vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán, có nguy cơ hoặc thực sự đi đến phá sản, dễ gây tâm lý hoảng loạn, khiến mọi người đổ xô đi rút tiền gửi để tránh bị tổn thất, gây đổ vỡ hệ thống.
1.2.3 Công cụ quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý rủi ro tín dụng là điều mà tất cả những nhà quản lý ngân hàng rất quan tâm, vì nếu quản lý được thì việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trở nên dễ dàng hơn Việc quản lý rủi ro tín dụng được các NHTM sử dụng một số công cụ và biện pháp chủ yếu sau:
Hoạt động tín dụng của ngân hàng rất phong phú, đa dạng nhưng đồng thời cũng tiềm Èn nhiều nguy cơ rủi ro Xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm của từng ngân hàng sẽ giúp phát huy được các thế mạnh của mỗi ngân hàng, là nền tảng để quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả. Một chính sách tín dụng tốt sẽ giúp ngân hàng lựa chọn được khách hàng mục tiêu, các danh mục cho vay được ưu tiên, tiêu chí chấp nhận rủi ro Tiêu chí chấp nhận rủi ro như một công cụ giúp cán bộ và người quản lý xác định khoản vay nào sẽ được phê duyệt lớn nhất, và khoản vay nào có khả năng bị từ chối Chính sách tín dụng còn quy định quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ tham gia quá trình ra quyết định cho vay, các hồ sơ cần thiết cho việc xem xét, đánh giá ra quyết định cho vay Một chính sách tín dụng càng cụ thể, rõ ràng sẽ giúp cán bộ vận hành được dễ dàng, tránh hiểu theo nhiều nghĩa, từ đó nâng cao chất lượng khoản vay.
Quy trình tín dụng là những quy định nội bộ của ngân hàng về trình tự các bước nghiệp vụ trong một quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, từ khi nhận hồ sơ tín dụng cho đến khi quyết định cho vay, thu nợ Xây dùng một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho công tác quản lý tín dụng được thống nhất, khoa học, đồng thời nâng cao trách nhiệm của từng khâu trong quy trình cấp tín dụng Tất cả các khâu trong quá trình cho vay đều có khả năng xảy ra rủi ro, đòi hỏi nhà quản lý cần có quy trình tín dụng chặt chẽ, thường xuyên giám sát để xử lý nghiêm khắc đối với từng khâu, quy trách nhiệm đúng người, đúng việc.
- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng trên nguyên tắc chấm điểm trên cơ sở các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng nhằm lượng hoá các rủi ro mà ngân hàng sẽ phải đối mặt Xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp cho việc đánh giá khách hàng được nhất quán, giảm bớt được các đánh giá mang tính chủ quan của con người Ngoài ra nó còn là cơ sở để quyết định cấp tín dụng, đánh giá thực trạng khách hàng, là cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
- Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro là một công cụ quản lý rủi ro mà bất cứ ngân hàng thương mại nào cũng áp dụng, việc phân loại nợ các khoản vay thành các nhóm khác nhau dựa trên đánh giá về mức độ rủi ro của các khoản vay, giúp nhà quản lý ngân hàng đánh giá đúng chất lượng tín dụng, đồng thời là cơ sở để xác định mức dự phòng cần trích lập cho các khoản vay có dấu hiệu suy giảm khả năng thu hồi.
Hiện nay, các NHTM Việt Nam đang thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 V/v sửa đổi, bổ sung QuyÕt định số 493 Theo quy định này, tất cả các khoản vay được phân loại vào
5 nhóm nợ, việc phân loại nợ có thể được sử dụng một trong hai phương pháp: phương pháp định lượng (Điều 6 Quyết định 18) và phương pháp định tính (Điều 7 Quyết định 493).
Theo điều 6 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của NHNN, các ngân hàng tiến hành phân loại nợ theo 5 nhóm:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn Tỷ lệ trích lập DPCT 0%
Nhóm 2: Nợ cần chú ý Tỷ lệ trích lập DPCT 5%
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn Tỷ lệ trích lập DPCT 20%
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ Tỷ lệ trích lập DPCT 50%
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn Tỷ lệ trích lập DPCT 100%
Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính nh sau:
- R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích
- A: Số dư nợ gốc của khoản vay
- C: Giá trị khấu trừ của tài sản (Giá trị tài sản x Tỷ lệ khấu trừ).
- r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể Đến nay, hầu hết các NHTM đã áp dụng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo phương pháp định tính (Theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005), việc phân loại nợ theo phương pháp định tính là xu thế tất yếu của thế giới mà các NHTM các nước đang áp dụng, dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có thể đánh giá khách hàng ở mọi thời điểm, giúp cho phân loại nợ và trích lập dự phòng được tự động Với phương pháp định tính giúp cho nhà quản trị ngân hàng đánh giá đúng thực trạng của khách hàng bởi các yếu tố tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, đánh giá được chất lượng hoạt động tín dụng của mình, từ đó đưa ra các quyết sách đối phó với những rủi ro có thể xảy ra nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng
1.2.4.1 Nhân tố cơ chế, chính sách
Khái quát về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ 26
2.1.1 Vài nét về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Láng Hạ
Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh Ngày 15/11/1996, được thủ tướng Chính phủ uỷ quyền Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Đến nay, NHNo&PTNT Việt Nam đã có hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc NHNo&PTNT Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, luôn mong muốn tăng trưởng, phát triển hoạt động nhằm thúc đẩy kinh tế với phương châm “hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chính là lợi nhuận của ngân hàng”.
Cùng thực hiện những mục tiêu trên ngày 17/03/1997 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Láng Hạ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động, là Chi nhánh ngân hàng cấp I, hạng I trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, được đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một Ngân hàng hiện đại, có uy tín trong và ngoài nước.
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, khi mới thành lập chi nhánh có 13 cán bộ đến nay đã có hơn 200 cán bộ, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Láng Hạ đã tù tin vững bước trong công cuộc đổi mới, hoà mình với sự phát triển vượt bậc của hệ thống điện tử hiện đại – an toàn – tin cậy – hiệu quả với chuẩn mực quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Với mạng lưới các điểm giao dịch trải khắp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tính đến nay Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Láng Hạ đã có 6 phòng giao dịch trực thuộc, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, với mức lãi suất và phí cạnh tranh, đa tiện Ých, từng bước nâng cao và giữ uy tín cũng như thương hiệu của Chi nhánh trên thị trường nội địa và quốc tế.
SƠ ĐỒ 2.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH Ngân hàng Nông nghiệp
& Phát triển Nông thôn LÁNG HẠ nh SAU:
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh bao gồm:
- 08 phòng nghiệp vụ tại hội sở chính: Phòng hành chính nhân sự; phòng kế toán ngân quỹ; phòng điện toán; phòng tín dụng; phòng kinh doanh ngoại hối; phòng kế hoạch tổng hợp; phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ; phòng dịch vụ marketing.
- Các phòng giao dịch trực thuộc:
+ Phòng giao dịch số 2 – 179 Phùng Hưng
+ Phòng giao dịch số 3 – 159 Doãn Kế Thiện
+ Phòng giao dịch số 5 – C2 Trung Kính
+ Phòng giao dịch số 7 – 106 Đào Tấn
+ Phòng giao dịch số 8 – Khuất Duy Tiến
+ Phòng giao dịch sè 11 – 69 Trần Thái Tông
2.1.2 Hoạt động kinh doanh của chi nhánh
2.1.2.1 Tình hình huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là tiền đề cho các hoạt động khác của NHTM. Quy mô nguồn vốn huy động là yếu tố đánh giá quy mô của NHTM, vì vậy một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ là đẩy mạnh công tác huy động vốn Với những thế mạnh của mình như uý tín, mạng lưới rộng, thái độ phục vụ nhiệt tình, nhanh nhẹn, chính xác, hình thức huy động khá phong phú, đa dạng Chi nhánh NHNo&PTNT Láng
Hạ ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch Kết quả là nguồn vốn của Chi nhánh luôn tăng trưởng ổn định, không những đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư tín dụng tại chi nhánh, mà còn bổ sung nguồn vốn về NHNo&PTNT ViệtNam để điều hoà vốn toàn hệ thống.
BẢNG 2.2 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN Đơn vị tính: tỷ đồng
II/Theo nội, ngoại tệ 6.495 100 8.002 100 7.109 100
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008-2010)
Qua Bảng 2.2 ta thấy tổng nguồn vốn qua các năm đã tăng trưởng ổn định, đáp ứng đầy đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2009 là 8.002 tỷ đồng tăng 1.507 tỷ đồng so với thời điểm
31/12/2008 tương đương 123,5% đạt 115,5% kế hoạch năm 2009 là 6.985 tỷ đồng Năm 2010 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng có phần giảm so với năm 2008, về số tuyệt đối giảm là 893 tỷ đồng tương đương với 88,84% và chỉ đạt 88,5% kế hoạch (kế hoạch tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm
2010 là 8.030 tỷ) Có sự giảm sút này có thÓ lý giải được vì trong năm 2010 nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi và không ổn định, lạm phát tăng cao, thị trường tài chính suy giảm, thị trường bất động sản đóng băng, mặt bằng lãi suất thị trường liên tục tăng cao, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái và cũng có tác động không nhỏ tới thị trường trong nước Với mặt bằng lãi suất đầu vào tăng cao liên tục nên Chi nhánh đã quyết định trả nợ trước hạn những hợp đồng huy động vốn có lãi suất cao để đảm bảo khả năng tài chính của chi nhánh Với đặc thù của Chi nhánh Láng Hạ, dư nợ thường chỉ bằng 1/3 so với nguồn vốn huy động nên thường thừa nguồn vốn huy động Chính vì những lý do trên nên việc giảm nguồn vốn huy động của ngân hàng cũng là điều dễ hiểu và với lượng vốn huy động được thì đây có thể coi là thành tích không nhỏ của ngân hàng.
2.1.2.2 Tình hình sử dụng vốn
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ đạo của NHNo&PTNT nói chung và Chi nhánh Láng Hạ nói riêng Bảng thống kê sau sẽ cho ta biết sơ qua về tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh:
BẢNG 2.3 CƠ CẤU DƯ NỢ Đơn vị tính: tỷ đồng
II/Theo thời hạn cho vay 2.262 100 3.125 100 2.389 100
(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008-2010)
Qua Bảng 2.3 ta thấy trong 3 năm tổng dư nợ tại chi nhánh có sự gia tăng đáng kể Năm 2008, tổng dư nợ là 2.262 tỷ đồng đã tăng lên 3.125 tỷ đồng năm
2009, về số tuyệt đối tăng 863 tỷ đồng Năm 2010, do chịu sự tác động của môi trường bên ngoài, nền kinh tế có nhiều bất ổn, lãi suất thị trường tăng liên tục và một số các quy chế chính sách hạn chế tín dụng nên tổng dư nợ của ngân hàng có giảm so với năm 2009 là 736 tỷ đồng về số tuyệt đối, tuy nhiên vẫn tăng so với năm 2008 Điều này cho thấy ngân hàng đã có sự chuẩn bị và đối phó tốt với những tác động bên ngoài, làm hạn chế tối đa những ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Điểm đáng chú ý trong tổng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế trong năm 2010 là mặc dù cho vay theo thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh vẫn chiếm đa số trong cơ cấu cho vay nhưng lại giảm so với năm 2009, dư nợ đối với cho vay tiêu dùng lại tăng Đây có lẽ là hướng chuyển biến tích cực của chi nhánh, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường hiện tại và trong tương lai. Đối với dư nợ phân theo loại tiền thì trong năm 2010 trong khi dư nợ nội tệ vẫn tăng tương đối ổn định thì dư nợ ngoại tệ lại giảm mạnh Điều này chứng tỏ việc suy giảm trong tổng dư nợ là do việc suy giảm trong dư nợ ngoại tệ.
Qua bảng 2.3 ta cũng thấy dư nợ theo thời gian đa phần là ngắn hạn Đây là chính sách tín dụng hợp lý trong tình hình lãi suất luôn biến động thất thường mà chủ yếu là theo chiều tăng Tuy nhiên về lâu dài nên duy trì tỷ trọng dư nợ trung dài hạn so với dư nợ ngắn hạn để đảm bảo dư nợ ổn định.
2.1.2.3 Một số hoạt động kinh doanh khác a Kinh doanh ngoại tệ
Bên cạnh mở rộng hoạt động kinh doanh trong nước, mở rộng tín dụng, Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác, khai thác vốn của các tổ chức tài chính quốc tế và mở rộng kinh doanh hối đoái Với chức năng của phòng kinh doanh ngoại hối trong những năm qua đã thực hiện tốt việc điều tiết ngoại tệ tại Chi nhánh, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng.
BẢNG 2.4 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ Đơn vị tính: triệu USD
1/Doanh sè mua ngoại tệ 406 402 494
2/Doanh số bán ngoại tệ 409 418 498
3/Doanh sè thanh toán ngoại tệ 605 594 728
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008-2010)
Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ
2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Láng Hạ
Mặc dù hoạt động kinh doanh của chi nhánh Láng Hạ tương đối ổn định, phát triển nhưng trong hoạt động cho vay của Chi nhánh còn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm Èn, để phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh, ta phân tích các chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng tín dông của bất kỳ NHTM nào, số liệu sau đây phản ánh chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ.
BẢNG 2.7 TÌNH HÌNH NỢ XẤU Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008-2010)
Kể từ năm 2007, Chi nhánh đã thực hiện công tác cơ cấu và phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 493 Nhìn chung, tổng nợ xấu có xu hướng tăng theo thời gian Năm 2009, tổng nợ xấu tăng 12,997 tỷ và chiếm 0,76% tổng dư nợ, điều này là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tại Mỹ và một số nền kinh tế lớn suy thoái Năm 2010, mặc dù tổng dư nợ giảm so với năm 2009 nhưng tổng nợ xấu lại tăng mạnh, tăng gần gấp đôi với con số tuyệt đối tăng 22,3 tỷ trong đó:
+/Nhóm 3 chiếm 1,55% tổng dư nợ (trong đó doanh nghiệp chiếm 1,1% tổng dư nợ, DNNVV chiếm 1,1% tổng dư nợ)
+/Nhóm 4 chiếm 0,005% tổng dư nợ (trong đó doanh nghiệp chiếm 0% tổng dư nợ, DNNVV chiếm 0% tổng dư nợ)
+/Nhóm 5 chiếm 0,394 tổng dư nợ (trong đó doanh nghiệp chiếm 0,19% tổng dư nợ, DNNVV chiếm 0,19% tổng dư nợ)
Như vậy ta thấy trong 2 năm gần đây dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng mạnh nhưng là theo chiều rộng chứ không theo chiều sâu Chất lượng tín dụng bị giảm sút đáng kể, qua đó đòi hỏi Chi nhánh cần phải có các biện pháp để cải thiện tình hình hiện tại Với kinh nghiệm hoạt động hơn 10 năm trên thị trường tiền tệ, Chi nhánh Láng Hạ đã quan hệ với các khách hàng lớn và có một số lượng khách hàng truyền thống như: Tổng công ty xăng dầu, Tổng công ty lắp máy, Tổng công ty Sông Đà…vv nên phần lớn dư nợ tập trung vào các khách hàng này, có thời điểm dư nợ các khách hàng này chiếm khoảng 80% tổng dư nợ của toàn chi nhánh Sang năm 2009 và năm 2010 đánh dấu sự chuyển mình của chi nhánh khi Chi nhánh mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất, đồng thời duy trì mối quan hệ với các khách hàng truyền thống Đây có thể coi là bước đi đúng đắn của Ban giám đốc Chi nhánh Láng Hạ, tuy nhiên với sự mở rộng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên tỷ lệ nợ xấu tăng, điều này là do trong năm 2010 nền kinh tế thế giới nói chung rơi vào tình trạng suy thoái và nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng
2.2.1.2 Tỷ lệ các khoản xoá nợ Để lành mạnh hoá tài chính, các ngân hàng nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ nói riêng đã trích lập dự phòng theo đúng quy định. Theo quy định, các khoản nợ được phân vào nhóm 5 theo QĐ 493 và QĐ 18 thì trình hồ sơ lên NHNo&PTNT Việt Nam để dùng quỹ dự phòng cụ thể của Chi nhánh Láng Hạ xử lý rủi ro và theo dõi ngoại bảng Việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro được thực hiện hàng quý.
BẢNG 2.8 TỶ LỆ CÁC KHOẢN XOÁ NỢ Đơn vị: triệu đồng
Dư nợ các khoản xoá nợ 8.517 19.840 32.762
Tỷ lệ các khoản xoá nợ 0,37% 0,63% 1,37%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008-2010)
Nhìn trên Bảng 2.8 ta thấy dư nợ các khoản xoá nợ ngày càng tăng theo các năm, điều này là do sang năm 2009 tất cả các NHTM áp dụng Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi Quyết định 493 ngày 22/04/2005, theo đó các ngân hàng nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ nói riêng đã áp dụng phân loại nợ theo cả phương pháp định lượng và phương pháp định tính Chi nhánh đã mạnh dạn mở rộng tín dụng, đồng thời xử lý rủi ro những khách hàng có nợ thuộc nhóm 5 Nguyên nhân của việc tăng tỷ lệ các khoản xoá nợ là do chi nhánh xác định đối tượng đầu tư chưa phù hợp, chất lượng công tác thẩm định kém, việc đôn đốc thu hồi nợ chưa được quan tâm, bên cạnh đó còn do áp lực hoàn thành kế hoạch NHNo&PTNT Việt Nam giao chỉ tiêu để lành mạnh tài chính của hệ thống Tuy nhiên cho đến nay Chi nhánh đã thành lập tổ xử lý nợ đọng và bước đầu đang thu được kết quả rất khả quan.
2.2.1.3 Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng so với tỷ lệ tổng dư nợ cho vay
Trong những năm qua, Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ rất chú trọng tới công tác trích lập dự phòng theo đúng quy định, số dư quỹ dự phòng của chi nhánh luôn đảm bảo duy trì mức an toàn.
BẢNG 2.9 TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG Đơn vị: triệu đồng
Dự phòng rủi ro được trích lập 29.328 49.577 32.092
Tỷ lệ DPRR/Dư nợ 1,3% 1,58% 1,34%
Số dư quỹ dự phòng cuối năm 31.092 97.678 94.315
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008-2010)
Qua bảng số liệu về trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dông của Chi nhánh, ta thấy Chi nhánh luôn duy trì tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ ở mức hợp lý Với sự chuẩn bị của Chi nhánh để phòng ngừa rủi ro tín dụng, số dư quỹ dự phòng duy trì dao động khoảng 90 tỷ đồng (bao gồm cả dự phòng cụ thể và dự phòng chung) góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng Tuy vậy, với đặc thù của Chi nhánh tập trung rất nhiều khách hàng chiếm tỷ trọng dư nợ cao, nên trong trường hợp một trong sè các khách hàng lớn có rủi ro thì rủi ro cho chi nhánh là rất lớn Đối với một ngân hàng thì sự tập trung này thể hiện một danh mục đầu tư với độ rủi ro cao và chỉ tập trung vào một số khách hàng, trong thời gian tới cần mở rộng đối tượng khách hàng, nhằm phân tán rủi ro.
2.2.1.4 Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng so với các khoản nợ xấu Đây là chỉ tiêu thể hiện sự chuẩn bị của ngân hàng trước những tổn thất tín dụng.
BẢNG 2.10 TỶ LỆ DỰ PHÒNG SO VỚI NỢ XẤU Đơn vị: triệu đồng
Số dư quỹ dự phòng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008-2010)Qua bảng 2.10 ta thấy, năm 2008 tỷ lệ quỹ dự phòng so với nợ xấu là288%, năm 2009 tăng lên là 411%, điều này thể hiện sự quan tâm của Ban lãnh đạo tới chÊt lượng tín dụng, ang năm 2010 tỷ lệ này là 204%, giảm so với năm 2009.
2.2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ là thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, do vậy mọi hoạt động liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng cũng được áp dụng theo những quy định chung của toàn hệ thống.
- Quy trình nghiệp vụ tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ:
SƠ ĐỒ 2.11 QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO
- Lập kế hoạch: chiến l ợc, kinh doanh, hoạt động
- Tiêu chí chấp nhận rủi ro (phân loại khách hàng)
Xác định thị tr ờng và thị tr ờng mục tiêu §Ò xuÊt tÝn dông
- Tự tìm kiếm/phát hiện
- Ng ời khác giới thiệu Đánh giá
- Không trả nợ lãi Đàm phán
Lập hồ sơ và giải ngân
- Xem xét lại hồ sơ
Dấu hiệu bất th ờng
- Cố gắng thu hồi nợ
Theo quy trình cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng hiện tại, NHNo&PTNT Việt Nam ra những chính sách tín dụng, lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh của toàn ngành, tiêu chí chấp nhận rủi ro, đồng thời xác định thị trường mục tiêu Theo đó NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành Quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/03/2002 quy định về quy chế cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam, Quyết định 1406/NHNo-TD ngày 23/05/2007 về tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam Đây là những văn bản mà tất cả các Chi nhánh trong hệ thống nói chung và Chi nhánh Láng
Hạ nói riêng phải thực hiện theo mà không có văn bản hướng dẫn riêng của Chi nhánh Với thị trường mục tiêu của NHNo&PTNT Việt Nam là thị trường nông nghiệp, nông thôn, tuy nhiên tại Chi nhánh Láng Hạ - là Chi nhánh nằm trên địa bàn Hà Nội nên thị trường mục tiêu của Chi nhánh tập trung vào các khách hàng truyền thống, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Đây có thể coi là tình trạng chung của các chi nhánh NHNo trên địa bàn Hà Nội.
Theo Quyết định 555/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 01/06/2007 V/v “Ban hành quy định phân cấp mức phán quyết mức cho vay đối với một khách hàng”, QĐ639/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 26/05/2008, QĐ số 222/QĐ-HĐQT-KHTH ngày02/03/2009 V/v sửa đổi, bổ sung phân cấp mức phán quyết mức cho vay đối với một khách hàng, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam uỷ quyền phê duyệt cấp tín dụng cho các chi nhánh trên cơ sở xếp loại khách hàng và xếp hạng của chính từng chi nhánh tương ứng Đối với các món vay trong quyền phán quyết của chi nhánh, cán bộ tín dụng tại chi nhánh là người tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định xét duyệt các điều kiện vay vốn và đưa ra ý kiến của mình về việc cấp tín dụng sau đó trình lãnh đạo phòng tín dông, lãnh đạo phòng tín dông tái thẩm định (nếu cần thiết) và ghi ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp tín dụng, Giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách tín dụng là người quyết định cuối cùng việc cấp tín dụng Trường hợp đồng ý, cán bộ tín dụng sẽ trực tiếp lập hồ sơ giải ngân, hồ sơ tài sản bảo đảm, đăng ký thế chấp tài sản, giải ngân món vay, quản lý khoản vay và thu nợ Trường hợp không đồng ý Giám đốc sẽ thông báo bằng văn bản tới khách hàng Đối với những món vay vượt quyền phán quyết, Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp thẩm định và trình ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thông qua Ban tín dụng, Ban tín dụng tái thẩm định hồ sơ vay vốn và đưa ra ý kiến tham mưu Tổng giám đốc đồng thời sẽ ra thông báo về việc đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng Các chi nhánh thực hiện việc cho vay, thu nợ theo đúng thông báo của Tổng giám đốc. Đối với quy định mức phán quyết tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ thì theo QĐ số 757/QĐ/NHLH-KHTH ngày 02/06/2008 của Giám đốc quy định về việc “Phân cấp mức phán quyết cho vay tối đa với một khách hàng”, theo văn bản này Giám đốc uỷ quyền phê duyệt cấp tín dụng cho phó giám đốc phụ trách tín dụng và giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc tại Chi nhánh Với những món vay vượt quyền phán quyết của phó giám đốc và giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc thì trình Giám đốc chi nhánh phê duyệt khoản vay.
Trong trường hợp có nợ quá hạn thì cán bộ tín dụng trực tiếp là người đi đôn đốc thu nợ, tuy chi nhánh đã có tổ thu hồi nợ đọng nhưng bộ phận này chỉ tập trung thu hồi nợ đã xử lý rủi ro
- Công tác thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng
Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ
2.3.1 Những kết quả đạt được
Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ với tuổi đời hoạt động khá dài so với các chi nhánh khác trên địa bàn nên Chi nhánh có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động trên thị trường cũng như có mối quan hệ truyền thống với khách hàng. Nhìn chung hoạt động của chi nhánh là khá tốt và góp phần không nhỏ vào sự lớn mạnh của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam Dư nợ tín dụng tăng trưởng ổn định, tỷ lệ nợ xấu dưới mức quy định (Kế hoạch của NHNo&PTNT Việt Nam tỷ lệ nợ xấu dưới 5%), thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của Chi nhánh Tuy nhiên, tăng trưởng về tín dụng tại Chi nhánh Láng
Hạ không đi đôi với sự buông lỏng về quản lý rủi ro tín dụng Cùng với những kết quả đạt được trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, có thể khái quát những kết quả đạt được trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Láng Hạ như sau:
Một là, các cơ chế chính sách tín dụng đối với khách hàng đã được Chi nhánh Láng Hạ thực hiện nghiêm túc
Các cơ chế, chính sách của NHNo&PTNT Việt Nam ra đời đã được chi nhánh Láng Hạ thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Quy chế cho vay, quy chế bảo đảm tiền vay, xếp loại khách hàng đã được chi nhánh tập huấn cho tất cả các cán bộ tín dụng, đồng thời chi nhánh còn tổ chức kiểm tra và thi nghiệp vụ, tuyên dương những cán bộ đạt kết quả cao Vì vậy mà các chính sách cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam được chi nhánh thực hiện rất tốt
Hai là, quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng hiện tại được quy định rõ ràng và hợp lý
Thể hiện ở việc quy định vai trò, nhiệm vụ của trưởng phòng tín dụng, các phó Phòng và từng cán bộ tín dụng Khi khách hàng đến quan hệ với ngân hàng,cán bộ tín dụng hướng dẫn hồ sơ vay vốn, thu thập thông tin, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng, sau đó cán bộ tín dụng trình trưởng (phó) phòng tín dông thẩm định lại (nếu thấy cần thiết) rồi ghi ý kiến đồng ý hay không đồng ý cấp tín dụng vào kết quả thẩm định, cuối cùng trình lên Giám đốc (phó giám đốc phụ trách) phê duyệt khoản vay, cán bộ tín dụng có trách nhiệm quản lý khoản vay, thu nợ, hồ sơ tín dụng có riêng một bộ phận lưu giữ Đồng thời mức phán quyết cho vay đối với Giám đốc, phó giám đốc, giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc và của cán bộ tín dụng tại chi nhánh được quy định chi tiết, rõ ràng,phù hợp với tình hình thực tế Theo QĐ số 757/QĐ/NHLH-KHTH ngày
02/06/2008 của Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ quy định về việc
“Phân cấp mức phán quyết cho vay tối đa với một khách hàng”, theo văn bản này Giám đốc uỷ quyền phê duyệt cấp tín dụng cho phó giám đốc phụ trách tín dụng và giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc tại Chi nhánh Với những món vay vượt quyền phán quyết của phó giám đốc và giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc thì trình Giám đốc chi nhánh phê duyệt khoản vay.
VD: đối với khách hàng là doanh nghiệp vay ngắn hạn (