Để giải quyết vấn đề này, nhiều nước trên thế giới đã phát động nhiều phong trào và nhiều quy định chính sách về giảm thiểu sử dụng túi nilon như chương trình “Nói không với túi nilon” ở
Trang 1MỤC LỤC
Mục lục i
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình ix
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3 Mục tiêu nghiên cứu 3
4 Nội dung nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
7 Cấu trúc đề tài 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1 CẤU TẠO TÚI NILON 6
1.2 CÁC LOẠI TÚI NILON 11
1.3 VAI TRÒ CỦA TÚI NILON 12
1.4 TÁC HẠI CỦA TÚI NILON 12
1.4.1 Tác động của túi nilon đối với môi trường 14
1.4.1.1 Đối với môi trường không khí 14
Trang 21.4.1.3 Đối với môi trường đất 16
1.4.1.4 Tiêu thụ tài nguyên 16
1.4.1.5 Cảnh quan 16
1.4.2 Tác hại của túi nilon đối với động vật 17
1.4.2.1 Đối với động vật trên cạn 17
1.4.2.2 Đối với động vật biển 18
1.4.3 Tác hại của túi nilon đối với con người 19
1.4.3.1 Tác động đến sức khỏe 19
1.4.3.2 Tác động đến kinh tế - xã hội 19
1.4.3.3 Tác động của hoạt động tái chế túi nilon 20
1.4.3.4 Tác động đến nhà nước và chính sách 21
1.5 KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC TRONG QUẢN LÝ TÚI NILON 21
1.5.1 Châu Á 22
1.5.2 Châu Âu 26
1.5.3 Châu Phi 31
1.5.4 Châu Mỹ 31
1.5.5 Châu Úc 35
1.6 KINH NGHIỆM Ở VIỆT NAM 41
1.6.1 Trường hợp điển hình: giảm thiểu sử dũng túi nilon tại Metro 42
1.6.1.1 Lộ trình thực hiện 42
1.6.1.2 Kết quả đạt được 42
1.6.2 Đánh thuế túi nilon 45
1.6.3 Kết luận 46
1.7 KẾT LUẬN 47
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 49
Trang 32.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 51
2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ 52
2.3.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan 52
2.3.2 Phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phân tích hành vi 52
2.3.2.1 Đối tượng người tiêu dùng 52
2.3.2.2 Đối tượng các tiểu thương 53
2.3.2.3 Đối tượng cơ sở sản xuất túi nilon 54
2.3.3 Phương pháp đánh giá chính sách 55
2.4 PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ KHẢO SÁT 57
CHƯƠNG 3: Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG VỀ HIỆU QUẢ ĐÁNH THUẾ TÚI NILON VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU SỬ DỤNG TÚI NILON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 59
3.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN TỪ ĐỐI TƯỢNG CÁC TIỂU THƯƠNG 59 3.1.1 Phần thông tin chung 59
3.1.2 Thói quen bán hàng 62
3.1.3 Các giải pháp giảm thiểu túi nilon 67
3.1.4 Tóm tắt các kết quả chính 68
3.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN TỪ ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI TIÊU DÙNG 69 3.2.1 Phần thông tin chung 69
3.2.2 Phần thói quen đi chợ 73
3.2.3 Phần thói quen sử dụng túi nilon 77
3.2.4 Sự hiểu biết về vấn đề môi trường và tác hại túi nilon của người tiêu dùng 78
3.2.5 Các giải pháp giảm thiểu túi nilon 81
3.2.6 Tóm tắt các kết quả chính 89
3.3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỐI TƯỢNG CƠ SỞ SẢN XUẤT TÚI NILON 90
Trang 43.3.1 Kết quả khảo sát và thu thập số liệu 91
3.3.1.1 Về kích cỡ và giá thành túi nilon 91
3.3.1.2 Tác động của thuế túi nilon đến các cơ sở sản xuất 93
3.3.1.3 Các giải pháp giảm thiểu sử dụng túi nilon 93
3.3.2 Tóm tắt các kết quả chính 94
3.4 KẾT LUẬN CHUNG 95
3.4.1 Hiểu quả của việc đánh thuế túi nilon 95
3.4.2 Các đề xuất giảm thiểu của từng đối tượng 99
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NILON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 100
4.1 GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ 100
4.1.1 Giới thiệu các loại túi thay thế 100
4.1.2 Lựa chọn loại túi khả thi: 104
4.1.3 Nhận xét 105
4.2 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 106
4.2.1 Giải pháp mang tính pháp lý 106
4.2.2 Giải pháp mang tính kinh tế 107
4.2.3 Khuyến khích các tiểu thương giảm việc phát miễn phí túi nilon 108
4.3 GIẢI PHÁP TUYÊN TUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG108 4.4 LỘ TRÌNH ÁP DỤNG GIẢI PHÁP 109
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PE Polyehtylene
HDPE High density polyethylene
LDPE Low density polyethylene
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
CSMT Chính sách môi trường
ARA Australian Retailers Association – Hiệp hội các nhà bán lẻ Úc
EPHC Environment Protection and Heritage Council – Hội đồng Bảo vệ môi
trường và di sản UNEP United Nations Environment Programme – Chương trình môi trường
Liên Hiệp Quốc UNFPA United Nations Population Fund – Quỹ dân số Liên hiệp quốc
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc tính của 2 loại túi LDPE và HDPE 8
Bảng 1.2: Giải pháp của các nước trên thế giới 47
Bảng 2.1: Danh mục các chợ khảo sát 53
Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá chính sách 55
Bảng 2.3: Quy trình thực hiện thống kê 57
Bảng 3.1: Thống kê mặt hàng kinh doanh và doanh thu hàng tháng của các tiểu thương 59
Bảng 3.2: Mức chệnh lệch thời điểm trước và sau khi thuế có hiệu lực 61
Bảng 3.3: Thống kê thói quen phát túi nilon cho khách hàng 62
Bảng 3.4: Mối liên hệ giữa các nhóm doanh thu và thói quen hỏi trước khi phát miễn phí túi nilon 65
Bảng 3.5: Mức độ quan tâm của các tiểu thương đến kích thước túi nilon phù hợp với kích thước mặt hàng 66
Bảng 3.6: Giải pháp giảm thiểu sử dụng túi nilon 67
Bảng 3.7: Thống kê nghề nghiệp 70
Bảng 3.8: Thống kê số người trong hộ gia đình 72
Bảng 3.9: Thống kê mật độ đi chợ 73
Bảng 3.10 :Thống kê thói quen yêu cầu lấy thêm túi nilon 74
Bảng 3.11 : Thống kê mức độ sử dụng túi nilon trong cuộc sống hàng ngày 77
Trang 7Bảng 3.12 : Sự nhận thức về hiện trạng sử dụng túi nilon tại Thành phố Hồ Chí Minh
79
Bảng 3.13: Sự nhận thức về tác hại của túi nilon 80
Bảng 3.14: Thống kê tỷ lệ giữa người không trả tiền và người sẵn lòng trả tiền 85
Bảng 3.15 : Hình thức và mức giá túi nilon 87
Bảng 3.16 : Giải pháp giảm thiểu sử dụng túi nilon 88
Bảng 3.17 : Thống kê quy mô sản xuất 91
Bảng 3.18 : Số lượng và giá thành của các loại túi LDPE 92
Bảng 3.19 : Tiêu chí đánh gíá hiệu quả của việc đánh thuế túi nilon 95
Bảng 3.20: Bảng thống kê ý kiến của các đối tượng khảo sát đối với việc giảm thiểu sử dụng túi nilon trên địa bàn TP.HCM 99
Bảng 4.1: Đánh giá điểm cho các loại túi về vấn đề kinh tế – xã hội – môi trường 104 Bảng 4.2 : Lộ trình áp dụng giải pháp 109
Trang 8DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Mô hình 3D của cấu trúc Polyethylene 6
Hình 1.2: Các loại túi nilon 11
Hình 1.3: Túi nilon làm tắc nghẽn cống rãnh 15
Hình 1.4: Rác nilon ở khắc nơi 17
Hình 1.5: Thu gom tái chế túi nilon 21
Hình 1.6: Lượng túi sử dụng nhiều lần Metro bán cho khách hàng 44
Hình 1.7: Lượng túi nilon Metro phát miễn phí cho khách hàng 44
Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu 50
Hình 2.2: Sơ đồ phương pháp phân tích 51
Hình 3.1: Thống kê doanh thu hàng tháng của 100 tiểu thương 60
Hình 3.2: Thống kê thói quen hỏi trước khi phát túi nilon cho khách hàng 63
Hình 3.3 : Mối liên quan giữa doanh thu và thói quen hỏi trước khi phát miễn phí túi nilon cho khách hàng của các tiểu thương 64
Hình 3.4: Thống kê độ tuổi của 100 người tiêu dùng được khảo sát 69
Hình 3.5: Thống kê thu nhập hàng tháng 71
Hình 3.6: Thống kê thói quen mang theo giỏ/túi xách 75
Hình 3.7: Sự thay đổi số lượng túi nilon nhận được khi đi chợ của người tiêu dùng trước và sau thời điểm thuế túi nilon có hiệu lực 76
Trang 9Hình 3.8: Thống kê thói quen sử dụng lại túi nilon 78 Hình 3.9: Loại túi thích hợp thay thế túi nilon 81 Hình 3.10: Thống kê mức độ sẵn lòng tham gia các chương trình giảm thiểu túi nilon82 Hình 3.11: Thống kê phản ứng của người tiêu dùng khi phải trả tiền để sử dụng
túi nilon 83 Hình 3.12: Mối liên quan giữa thu nhập và mức sẵn lòng trả tiền của
người tiêu dùng 84 Hình 3.13: Các loại hạt nhựa nguyên sinh PE 92
Trang 10MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu, túi nilon đã trở thành sản phẩm thông dụng trong cuộc sống hàng ngày của con người Với các tính năng rẻ, nhẹ, bền và tiện lợi, túi nilon được sự ưa chuộng hầu hết khắp nơi trên thế giới, từ nước giàu nước nghèo, từ thành thị đến nông thôn Trong tất cả mọi sinh hoạt trong gia đình, từ các khu trung tâm thương mại, chợ đến khu dân cư, trường học, bệnh viện, không nơi nào là không có sự hiện diện của túi nilon Mỗi lần đi chợ hay mua sắm, chúng ta có thể nhận được từ cả chục túi nilon đủ loại, đồng thời túi nilon cũng được phát miễn phí một cách vô tư theo yêu cầu khách hàng Chính sự tiện lợi này nên khối lượng túi nilon được tiêu dùng rất nhiều Theo tính toán ngoại suy của Vincent Cobb, dựa trên lượng túi nilon sử dụng của Mỹ năm
2001 thì hàng năm có khoảng 500 – 1000 tỷ túi nilon được tiêu thụ trên toàn thế giới [1]
Khi tiêu dùng ngày càng tăng dẫn đến lượng rác túi nilon sẽ tăng theo, việc thu gom xử lý trở nên khó khăn kéo theo việc phát sinh hàng loạt các vấn đề tiêu cực Nguyên nhân là do đặc tính túi nilon bền, khó phân hủy, cần khoảng thời gian rất dài,
từ 20 – 1000 năm để phân hủy vào trong môi trường [2] Ngoài một phần nhỏ túi nilon được tái sử dụng và tái chế, phần lớn vứt bừa bãi khắp nơi, rơi xuống kênh rãnh, cống thoát nước và gây nghẹt cống rãnh, ngập lụt, tù đọng nước, là nơi phát sinh ruồi, muỗi gây bệnh cho con người Rác túi nilon có thể gây hại cho nhiều loài động vật biển hữu nhũ khác đã chết hàng năm do chúng nhầm lẫn túi nilon là thức ăn
Để giải quyết vấn đề này, nhiều nước trên thế giới đã phát động nhiều phong trào và nhiều quy định chính sách về giảm thiểu sử dụng túi nilon như chương trình
“Nói không với túi nilon” ở Úc; cấm sử dụng túi nilon ở Đài Loan, San Francisco; giảm sử dụng túi nilon ở Pháp, Sydney
Trang 11Ở Việt Nam nói riêng và TP.HCM nói riêng, túi nilon đang là vấn đề đáng quan tâm Sử dụng túi nilon đã trở thành thói quen “ăn sâu” vào đời sống sinh hoạt của người dân Do người dân chưa nhận thấy được những tác hại túi nilon gây ra cho môi trường cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe nên họ đã tiêu dùng một cách quá mức Với 1,7 triệu dân ở TP.HCM tiêu thụ 10 – 18 triệu túi nilon/ngày, tương đương 80 – 120 tấn/ngày [2]
Túi nilon còn được phát miễn phí và khách hàng muốn xin bao nhiêu tùy thích Vấn đề đáng lo ngại hơn là sau khi sử dụng, túi nilon lại bị xả bừa bãi khắp nơi mà không được thu gom xử lý triệt để TP.HCM chưa có thống kê cụ thể nào về lượng túi nilon sử dụng, tuy nhiên với việc phát miễn phí trong hoạt động buôn bán cũng có thể nhận thấy lượng túi nilon sử dụng hiện nay là quá nhiều Đây là bài toán chưa tìm được lời giải trong xử lý môi trường đô thị nước ta nói chung và đối với TP.HCM nói riêng, cần có giải pháp cho việc giảm thiểu sử dụng chúng
Việc đánh thuế túi nilon có hiệu lực từ ngày 1-1-2012 khiến một số chuyên gia môi trường và cả người tiêu dùng băn khoăn về tác dụng “giảm lượng rác thải nilon” tại nước ta, như điều mà Luật thuế bảo vệ môi trường đang nhắm tới Nằm trong mục tiêu chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đã được Chính phủ phê duyệt đến năm 2015, Việt Nam sẽ giảm 40% lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010 [3] Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực, mỗi ký túi nilon bán ra sẽ phải chịu thêm 40.000đ/kg Bằng cách này, giá thành túi nilon được đẩy lên cao, người dân Việt Nam sẽ kiềm chế hơn khi dùng túi nilon
Liệu rằng sau hơn năm tháng đánh thuế túi nilon có đạt được hiệu quả như kỳ
vọng của Bộ Tài Nguyên – Môi Trường? Trên cơ sở đó, đề tài tập trung vào “Đánh giá
hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sử dụng túi nilon tại TP.HCM” Kết quả của đề tài sẽ cung cấp các thông tin quan trọng cho các
Trang 12phối, sử dụng và thải bỏ túi nilon tại TP.HCM thông qua một nghiên cứu cụ thể tại Quận Thủ Đức, TP.HCM
2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: thuế túi nilon và các giải pháp giảm hạn chế sử dụng túi nilon
Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát cụ thể tại các chợ và cơ sở sản xuất túi nilon tại
quận Thủ Đức, TP.HCM
3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn
chế sử dụng túi nilon tại TP.HCM
4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thu thập các tài liệu về túi nilon như thành phần, vai trò, tác hại của túi nilon đối với môi trường
Thu thập, khảo sát ý kiến cộng đồng về việc sử dụng túi nilon trên địa bàn TP.HCM (đối tượng người dân, tiểu thương, chủ cơ sở sản xuất túi nilon)
Phân tích dữ liệu thu được đưa ra đánh giá khách quan về hiệu quả việc đánh thuế túi nilon
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu việc sử dụng túi nilon trên địa bàn TP.HCM
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cụ thể sẽ được trình bày ở chương 2
Trang 136 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài sẽ cung cấp các thông tin quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách trong việc kiểm soát và điều tiết hiện trạng sản xuất, phân phối, sử dụng và thải bỏ túi nilon tại TP.HCM Cung cấp thêm phương pháp nghiên cứu điều tra khảo sát trực tiếp đối với cộng đồng
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài tiến hành đánh giá hiệu quả việc đánh thuế túi nilon tại TP.HCM, từ đó chỉ ra được mặt được và chưa được của việc đánh thuế túi nilon.Từ những khúc mắc của việc đánh thuế túi nilon ta có thể rút ra được bài học kinh nghiệm
và đề xuất các giải pháp hữu hiệu hơn trong việc hạn chế sử dụng túi nilon Các giải pháp nếu khả thi sẽ giúp giảm bớt gánh nặng trong việc quản lý chất thải rắn cũng như cải thiện môi trường sống tại TP.HCM
7 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Luận văn bố cục gồm phần mở đầu, bốn chương nội dung: một chương tổng quát, một chương phương pháp nghiên cứu, một chương ý kiến cộng đồng, một chương giải pháp và cuối cùng là phần kết luận kiến nghị Trong đó:
- Phần mở đầu nêu lên mục đích nội dung và ý nghĩa của đề tài
- Chương 1: Tổng quan tài liệu
Giới thiệu về thành phần tính chất túi nilon
Giới thiệu về kinh nghiệm các nước trên thế giới và ở nước ta trong việc quản lý
sử dụng túi nilon
Trang 14- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Nêu ra các cơ sở của việc nghiên cứu và các hình thức áp dụng, các bước của quy trình chọn mẫu và phát phiếu điều tra khảo sát khi thực hiện nghiên cứu
- Chương 3: Ý kiến cộng đồng về hiệu quả đánh thuế túi nilon và các giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng túi nilon trên địa bàn TP.HCM
Đưa ra các kết quả nghiên cứu, khảo sát về hiện trạng phân phối cũng như sử dụng túi nilon, tiến hành đánh giá hiệu quả thuế túi nilon dựa trên các cơ sở đó và phân tích các yếu tố liên quan đến các giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng túi nilon
- Chương 4: Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sử dụng túi nilon trên địa bàn TP.HCM
Đưa ra các giải pháp đối với từng yếu tố, từng đối tượng nhằm hạn chế sử dụng túi nilon trên địa bàn TP.HCM
- Phần kết luận – kiến nghị
Trang 15CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 CẤU TẠO TÚI NILON [4]
Túi nilon là một loại bao bì dẻo dùng để chứa đựng và vận chuyển thức ăn, hóa chất, nước, Trong đồ án tốt nghiệp này, túi nilon đề cập đến là những túi nilon mua sắm hàng hóa với thành phần chính là nhựa Polyethylene (còn gọi là túi xốp)
Polyethylene (PE) là chất dẻo thông dụng thường thấy trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta PE là một loại nhựa nhiệt dẻo phổ biến của ngành công nghiệp hóa chất và sản xuất các sản phẩm tiêu dùng Polyethylene có cấu trúc đơn giản, chỉ là một mạch carbon dài, với hai nguyên tử hydro nối với một nguyên tử carbon
Hình 1.1: Mô hình 3D của cấu trúc Polyethylene
(Nguồn www.en.wikipedia.org)
Công thức cấu tạo
Trang 16Sản xuất: Polyethylene được tạo ra từ phản ứng tổng hợp ethene (C2H4), một loại khí nhẹ có nguồn gốc từ dầu hỏa, nguồn tài nguyên không tái tạo được Nó còn được sinh
ra từ phản ứng trùng hợp gốc, trùng hợp cộng anion, phản ứng trùng hợp phối trí ion hay phản ứng trùng hợp cộng cation
Phân loại nhựa PE: Polyethylene được chia làm nhiều loại khác nhau dựa vào tỷ trọng
và sự phân nhánh của chúng Một số như:
- UHMWPE (ultra high molecular weight polyethylene): PE có khối lượng phân
tử cực cao
- HMWPE (high molecular weight polyethylene): PE có khối lượng phân tử cao
- HDPE (high density polyethylene): PE tỷ trọng cao
- HDXLPE (high density cross-linked polyethylene): PE khâu mạch tỷ trọng cao
- PEX (cross-linked polyethylene): PE khâu mạch
- MDPE (medium density polyethylene): PE tỷ trọng trung bình
- LDPE (low density polyethylene): PE tỷ trọng thấp
- LLDPE (linear low density polyethylene): PE tỷ trọng thấp mạch thẳng
- VLDPE (very low density polyethylene): PE tỷ trọng cực thấp
Hai loại PE chủ yếu để sản xuất túi nilon là HDPE và LDPE
Trang 17Bảng 1.1: Đặc tính của 2 loại túi LDPE và HDPE
Đặc tính Polyethylene tỷ trọng thấp
(LDPE)
Polyethylene tỷ trọng cao (HDPE)
Độ kết tinh Độ kết tinh thấp (50-60%)
Mạch chính bao gồm nhiều gạch bên 2 – 4 carbon, dẫn đến sự sắp xếp không đều
và tính kết tinh thấp (không kết tinh)
Độ kết tinh cao (90%) Bên trong mạch chính 200 nguyên tử carbon gồm ít hơn 1 mạch bên tạo thành một mạch thẳng dài, dẫn đến sự sắp xếp đều đặn và
có độ kết tinh cao Tính dẻo Dẻo hơn so với HDPE vì
có độ kết tinh thấp hơn
Ít dẻo hơn LDPE do độ kết tinh cao hơn
sự sắp xếp không đều trong mạch polymer
Bền do có sự sắp xếp đều đặn trong mạch polymer
Tính chịu nhiệt Duy trì được tính dẻo trong
phạm vi nhiệt độ rộng lớn, nhưng tỷ trọng giảm đột ngột ở nhiệt độ phòng
Được dùng trên 100oC
Tính trong suốt Trong suốt hơn do nó vô
định hình hơn HDPE
Đục hơn LDPE do nó có tính kết tinh cao hơn
Trang 18Tỷ trọng 0.91-0.94 g/cm3 0.95-0.97 g/cm3
Các tính chất hóa học Trơ về phương diện hóa
học Chịu tốt đối với các acid và alkalis
Khi tiếp xúc với ánh sáng
a Sản xuất HDPE
Sản xuất HDPE bằng phản ứng trùng hợp cộng với xúc tác oxide kim loại đòi hỏi:
- Nhiệt độ ~300oC
- Áp suất 1at (101.3kPa)
- Xúc tác oxide kim loại nhôm (xúc tác metallocene)
- Sau khi trùng hợp, polymer được thu lại qua sự làm lạnh hay sự bay hơi dung môi
Sản xuất HDPE bằng sự trùng hợp phối trí đòi hỏi:
- Nhiệt độ 50-75oC
- Áp suất thấp
- Xúc tác phối trí được chuẩn bị ở dạng keo huyền phù bằng phản ứng giữa ankyl nhôm và Titan chloride (TiCl4) trong dung môi heptane (C7H16)
Trang 19- Polymer được hình thành ở dạng bột hay hạt không tan trong dung dịch phản ứng Khi phản ứng trùng hợp kết thúc, thêm nước hay alcol để đốt xúc tác Cuối cùng lọc, rửa và sấy khô polymer
b Sản xuất LDPE
Sản xuất LDPE bằng phản ứng trùng hợp cộng đòi hỏi:
- Nhiệt độ khoảng 100-300oC
- Áp suất rất cao 1500-3000 atm
- Oxy hay peroxide hữu cơ (dibutyl peroxide, benzoyl peroxide hay diethyl peroxide) đóng vai trò là chất khơi mào
- Chất khơi mào là chất được thêm vào một lượng nhỏ và bị phân hủy dưới ánh sáng hay nhiệt để sản sinh ra gốc tự do (*R) Gốc tự do được tạo thành khi liên kết cộng hóa trị bị phá vỡ và electron liên kết rời khỏi các nguyên tử bị phá vỡ Bởi vì liên kết O-O rất yếu nên các gốc tự do dễ dàng được sinh ra từ Oxy hay peroxides
- Benzene or chlorobenzene dùng như là dung môi vì cả polymer và monomer hòa tan trong những hợp chất này ở nhiệt độ và áp suất sử dụng Nước và những dung dịch khác có thể được thêm vào để làm giảm nhiệt của phản ứng trùng hợp tỏa nhiệt nhiều
Trang 20Polymer là những phân tử có liên kết chặt chẽ nên những vi khuẩn hay vi sinh khác khóc có thể phân hủy Túi nilon lại có nguồn gốc từ polymer nên rất bên, cần hàng ngàn năm mới phân hủy vào môi trường “Chúng hầu như không phân hủy khi chôn xuống đất, trừ phi bị đốt hay có phản ứng hóa học nào đó” – theo ông Norihisa Hirata, chuyên gia về mảng Phân loại rác tại nguồn của dự án 3R-HN
1.2 CÁC LOẠI TÚI NILON
Túi nilon phổ biến hiện nay dùng mua sắm hàng hóa là túi HDPE và túi LDPE
- Túi HDPE (túi polyethylene tỷ trọng cao) hay còn gọi là túi xốp mỏng, không dán nhãn, thường dùng trong các siêu thị, chợ, cửa hàng ăn nhanh và đại lý sản xuất
- Túi LDPE (túi polyethylene tỷ trọng thấp) là những túi dầy hơn, có dán nhãn, dùng trong các cửa hàng bán sản phẩm chất lượng cao hơn
Hình 1.2: Các loại túi nilon
Trang 211.3 VAI TRÒ CỦA TÚI NILON
Với sự ứng dụng phổ biến trong cuộc sống cho thấy túi nilon có nhiều ưu điểm đối với chúng ta, cụ thể như:
- Túi nilon nhẹ, giá rẻ lại chắc chắn Chính vì giá thành quá rẻ, túi nilon được phát một cách miễn phí và khách hàng muốn lấy bao nhiêu tùy thích
- Túi nilon có thể đựng những thực phẩm ẩm ướt như thịt, cá hay nước mà túi giấy, túi vải không đựng được
- Túi nilon bọc bên ngoài bảo quản thực phẩm
- Túi nilon bọc bên ngoài hàng hóa chống bụi, gỉ, ướt và dễ dàng vận chuyển hàng hóa
- Túi nilon có thể tái sử dụng đựng các vật phẩm khác hay làm túi đựng rác
1.4 TÁC HẠI CỦA TÚI NILON
Túi nilon là một loại sản phẩm tiện dụng nhưng cũng gây tác hại đến môi trường rất lớn Tác hại đó không kém gì lợi ích mà nó đem lại Có thể chỉ ra một số nguyên nhân chính sau:
Do sử dụng quá mức và ý thức người dân
Với đặc tính rẻ, nhẹ, bền và tiện dụng nên người dân xem nó như một thói quen,
dù cần thiết hay không cần thiết họ vẫn sử dụng túi nilon để gói hay chứa hàng hóa Chính vì vậy, túi nilon thải vào môi trường ngày càng nhiều, thu gom xử lý khó khăn, tồn đọng trong môi trường, vừa làm mất mỹ quan mà vừa làm ô nhiễm tác hại đến sức khỏe con người
Trang 22Các nhà môi trường học thế giới cho biết, người ta mới dùng túi nilon chừng 50 năm trở lãi đây, nhưng số lượng thải ra đã rất kinh khủng
Tại Nam Phi, túi nilon được dùng phổ biến đến mức người ta đặt tên cho chúng
là “hoa quốc gia” vì ở đâu cũng thấy bao xốp bay phần phật do vướng vào hàng rào hay bụi gai [5] Ở Việt Nam, việc sử dụng túi nilon ngày càng phổ biến vì người ta không phải mất tiền để mua khi sử dụng nó Cũng vì thế mà ngày nay rác nilon tràn ngập khắp cả đường phố, khắp mọi nơi trong cả nước, đâu đâu cũng đều thấy rác nilon
Ý thức của người dân về vấn đề này cũng là điều quan tâm Khi mua hàng, không phải tốn tiền trả cho túi nilon nên người dân sử dụng một cách hao phí Ngoài
ra, túi nilon sau khi dùng xong bị ném bừa bãi trên đường phố, nơi công cộng, xuống các kênh rạch Tất cả các ngõ ngách, góc phố chúng ta đều thấy túi nilon vứt khắp nơi Theo nghiên cứu của Cơ quan Bảo vệ môi trường tiểu bang New South Wales cho thấy
có 2 nguyên nhân khiến người ta xả rác bừa bãi [6]:
- Do lười biếng
- Nhận thức xả rác bừa bãi không là vấn đề nghiêm trọng
Tuy nhiên, không tất cả rác này thải ra là do chủ tâm của con người 47% sinh ra
do gió thổi đi từ các bãi chôn lấp Do túi nilon có trọng lượng rất nhẹ nên nó có thể bị gió cuốn đi khỏi nơi thu gom đến những nơi khác, hay vướng trên những cành cây, bụi rậm, cuối cùng vào hệ thống thủy công cộng, sông, biển
Do đặc tính của túi nilon:
Không như PVC, khi đốt có thể phát sinh các chất độc gây hại môi trường và sức khỏe con người, PE gián tiếp gây ra tác hại cho môi trường và con người chỉ do đặc tính khó phân hủy của chúng
Trang 23Túi nilon rất khó phân hủy, cần khoảng thời gian rất dài, từ 20 – 1000 năm để phân hủy vào trong môi trường Đối với các loại rác khác như rác kim loại có thể làm sắt vụn, đem nấu lại để tái chế các vật liệu; rác thủy tinh có thể nấu lại để tái chế các vật dụng; các loại rác thực phẩm thì sau một thời gian sẽ tự tiêu hủy thành đất, riêng có một thứ rác có vẻ đơn giản và nhẹ nhàng, nhưng lại rất khó xử lý, đó là những túi nilon bằng các chất nhựa hóa học mà tự nó rất khó phân hủy [6]
1.4.1 Tác hại của túi nilon đối với môi trường [7]
Các túi nilon gây tác hại đến môi trường rất lớn Nhựa chiếm đến 80% khối lượng rác đổ bừa bãi trên các con đường, công viên, bãi biển và 90% rác trôi nổi trên đại dương Năm 2011, các nhà nghiên cứu Nhật đã có một bài báo nhận định rằng một vài mẫu rác nilon đóng vai trò như một loại vật xốp thấm hút hóa chất Chúng sẽ là nơi tập trung hàng triệu các hợp chất gây chết người như PCBs và DDE (sản phẩm phân hủy của thuốc trừ sâu DDT) hơn nước biển xung quanh Các sinh vật biển sau khi ăn phải những mẫu này đã bị chết
1.4.1.1 Đối với môi trường không khí
Trong suốt quá trình sản xuất túi nilon sẽ phát thải các hóa chất độc hại và nhiều khí CO2 gây ô nhiễm môi trường không khí Ở Ai-len, với xấp xỉ 1,23 triệu người đi mua sắm, nếu chuyển 50% túi nilon sang túi vải thì lượng CO2 thải ra hàng năm sẽ giảm 15.100 tấn Theo Viên Đánh Giá Môi Trường của vòng đời sản phẩm (1990), việc sản xuất hai túi nilon sẽ tạo ra 1,1g chất ô nhiễm khí quyển, góp phần tạo ra mưa acid và sương khói
1.4.1.2 Đối với môi trường nước
Trong quá trình sản xuất túi nilon tạo ra chất thải lây lan vào môi trường nước, gây ô nhiễm Điển hình sản xuất hai túi nilon tạo ra 0,1g chất thải lây lan theo môi
Trang 24trường nước, có khả năng phá vỡ những hệ sinh thái ở môi trường đó (theo Viện Đánh Giá Môi Trường trong vòng đời sản phẩm (1990) [7]
Sau khi sử dụng, một phần túi nilon bị con người xả bừa bãi trên đường phố và xuống các con kênh, rạch Rác nilon dơ, khó phân hủy sẽ nổi lềnh bềnh trên mặt nước, vừa gây mất cảnh quan vừa gây ô nhiễm nguồn nước
Túi nilon còn làm nghẹt cống rãnh, ngăn cản sự thoát nước ra khỏi thành phố theo hệ thống cống ngầm, vừa gây ngập lụt vừa tạo các tù đọng nước, là nơi phát sinh ruồi muỗi gây bệnh cho con người
Hình 1.3: Túi nilon làm tắc nghẽn cống rãnh
Trong môi trường biển, rác nilon phủ đáy biển, như những màng ngăn, đồng thời với đặc tính khó phân hủy khiến nhiều vùng biển trở thành vùng đất chết, phải mất thời gian rất lâu mới khôi phục lại được Trong thập kỷ này, ước lượng 46.000 mảnh nhựa nổi trên 1km2 đại dương trên thế giới (Baker, 2002) [7] Ngoài ra, túi nilon nhẹ, nổi lềnh bềnh trên mặt nước có thể di chuyển những khoảng cách đáng kể trong khu vực và có khi là toàn cầu
Trang 251.4.1.3 Đối với môi trường đất
Vì túi nilon tồn tại trong môi trường một thời gian rất dài, đến 1.000 năm, vì vậy ngăn cản sự phân hủy của vi sinh vật các chất quanh khu vực có sự hiện diện của chúng [7] Túi nilon rơi vào những vùng đất nông nghiệp làm chậm sự sinh trưởng của cây trồng bằng cách bao quanh thực vật Khi lẫn vào đất, rác nilon ngăn cản oxy đi qua, dẫn đến xói mòn đất
Ngoài ra, trong điều kiện nóng ẩm thì những chiếc túi nilon trên mặt đất sẽ làm nơi trú ngụ lý tưởng cho các loài sinh vật, côn trùng mang bệnh phát triển, gây ô nhiễm rất lớn cho môi trường sinh thái
Ở những vùng đồi núi, túi nilon làm giảm số lượng thực vật, do đó giảm sự liên kết đất, có thể gây trơn trượt
1.4.1.4 Tiêu thụ tài nguyên
Túi nilon là sản phẩm thứ cấp của công nghiệp dầu, không phải là tài nguyên có thể phục hồi được Theo đánh giá, dầu thô sử dụng để làm ra một túi nilon bằng với việc lái 1 chiếc xe hơi trên đoạn đường 115m Vì vậy, 6,4 tỷ túi nilon dùng mỗi năm đủ
để lái xe trên đoạn đường 800 triệu km hay gần 20.000 vòng quanh thế giới
1.4.1.5 Về cảnh quan
Những túi nilon nhẹ có thể bị gió cuốn bay đến nơi khác, vướng trên cành cây, rơi xuống các kênh rạch, biển hay khắp nơi trên các con đường phố gây mất cảnh quan Hầu như không con đường, ngõ phố hay lối xóm nào không có túi nilon phất phơ, vươn vãi Cảnh tượng các ao hồ hay sông ngòi bồng bềnh những túi rác đã trở nên quá quen thuộc
Trang 26Hình 1.4: Rác nilon ở khắc nơi
1.4.2 Tác hại của túi nilon đối với động vật
Túi nilon có ảnh hưởng đến động vật trên cạn lẫn ở biển Chúng gây tác hại theo hai con đường sau [8]:
- Sự mắc bẫy (hay vướng víu): làm động vật di chuyển khó khăn, gây nhiễm trùng vết thương hay khiến loài bị ngạt thở Tác hại này thường thấy ở các loài động vật biển
- Sự ăn vào bụng: ngăn cản sự tiêu hóa thức ăn, gây tắc ruột Và chính sự tắc ruột này có thể gây những tổn thương nghiêm trọng và khiến loài bị chết
1.4.2.1 Đối với động vật trên cạn [7]
Trên đất liền, túi nilon không là vấn đề nghiêm trọng đối với động vật, vì chỉ liên quan đến cái chết của một số loài gia súc Túi nilon có thể gây chết cho loài gia súc, chủ yếu là do chúng nhầm lẫn túi nilon là thức ăn, nên khi ăn vào dẫn đến chúng
bị nghẹt thở hay bị tắt đường tiêu hóa, cuối cùng bị chết
Theo tờ báo Ấn Độ - Munbai Central, bò được thả rông trên các đường phố, chúng có thể ăn phải các thứ rác xả ngoài đường, ăn cả các túi nilon dẫn đến đầy bụng,
Trang 27phải đưa đến bệnh viện thú y Có trường hợp, bác sĩ thú y phải mổ dạ dày của một con
bò và lôi ra đúng 46 kg túi nilon Khoảng 100 con bò chết ở Ấn Độ mỗi ngày
1.4.2.2 Đối với các động vật ở biển [7]
Phần lớn mối quan tâm về rác thải nilon tập trung vào các tác động lên sự sống
ở biển vì các loài có thể bị gây hại theo nhiều đường khác nhau
- Do bị vướng phải, các loài chim biển giảm khả năng di chuyển , giảm khả năng bắt mồi và tránh các loài động vật ăn thịt chúng hay bị nghẹt thở và chết Vào tháng 5/2003, một con thú mỏ vịt đã được cứu thoát trên sông Don, Tasmania, sau khi túi nilon quấn quanh cổ nó, cắt sâu vào da Con thú cố gắng đến gần con người để kêu cứu Sau khi được chăm sóc và có thời gian phục hồi lại, nó được thả tự do Loài cá heo mắt rất kém, chỉ di chuyển nhờ có tai thính, có nhiều con
đã bị chết ngạt vì nhỡ chui đầu vào túi nilon
- Nhiều loài động vật có vú ở biển (cá voi, chim, hải cẩu và rùa) bị giết mỗi năm
do nhầm lẫn túi nilon là thức ăn hay loài sứa biển Khi ăn phải vào bụng, túi nilon không thể tiêu hóa và ở lại trong ruột Khi đó cản trở sự tiêu hóa các thức
ăn khác, gây ra cái chết đau đớn Trường hợp điển hình như vào tháng 8/2000, một con cá voi Bryde dài 8m đã chết sau khi mắc cạn ở bờ biển Cairns Khám nghiệm cho thấy trong dạ dày của nó có đến 6m2 nhựa, gồm nhiều túi nilon Sự tắc nghẽn đó có thể gây tổn thương nghiêm trọng, gây đau đớn và chết Khi nó chết, xác phân hủy, thì nhựa giải phóng vào môi trường, giết hại nhiều loài khác, có ảnh hưởng đến hàng trăm năm sau
Tuy nhiên, tác động của túi nilon không dừng lại khi động vật đã chết bởi vì sau khi xác chúng bị phân hủy, túi nilon giải phóng vào môi trường và tiếp tục gây hại cho những loài khác
Trang 281.4.3 Tác hại của túi nilon đối với con người
1.4.3.1 Tác hại đến sức khỏe [7]
Những tác động lên sức khỏe của con người là những tác động nghiêm trọng nhất của túi nilon Chính sự ô nhiễm môi trường đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người
Quá trình sản xuất túi nilon liên quan đến việc sử dụng dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên, dẫn đến phát sinh ra nhiều khí độc, gây ảnh hưởng không tốt cho những công nhân mỏ Những kim loại như chì, cadimi có trọng mực in tạo màu trên các bao bì có thể gây tác hại cho não và là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi Túi nilon cũng có khả năng đưa các thành phần hóa chất và chất độc vào đất và nguồn nước, đến con người, gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe như các vấn đề về thần kinh, các bệnh ung thư
Khi cống rãnh nghẹt, túi nilon cũng gây ra tù đọng nước, sinh ra nhiều muỗi và
ký sinh trùng có khả năng lan truyền nhiều loại bệnh như viêm não, sốt xuất huyết, đáng lưu ý nhất là bệnh sốt rét
Vùng biển Đông Nam nước ta, nơi giao lưu giữa nhiều luồng hải lưu, lượng túi nilon thải ra nhiều đến mức đã gây tai nạn nguy hiểm cho nhiều tài thuyền đánh cá, như nghẽn chân vịt hoặc kẹt máy bơm nước
1.4.3.2 Tác động đến kinh tế - xã hội
a Gây thiệt hại về vật nuôi
Khi gia súc ăn phải túi nilon, chúng bị chết, gây tổn thất cho người nông dân Một người nông dân ở gần Mudgee NSW đã thực hiện một khám nghiệm xác một con
bê và thấy 8 túi nilon trong dạ dày của nó
Trang 29b Tác động đến du lịch
Ở nhiều quốc gia, du lịch là nguồn sống của nhiều người và là ngành trọng điểm của nhiều quốc gia Tuy nhiên, vấn đề về túi nilon cũng gây kiềm hãm ngành công nghiệp này, kể cả du lịch biển và du lịch trên cạn Con người muốn đến những nơi công cộng như công viên, bãi biển hay những khu vực giải trí không có rác túi nilon xả một cách bừa bãi Tuy nhiên mọi người lại có khuynh hướng xả rác bừa bãi ở những nơi giải trí như bãi biển, công viên, điểm du lịch, khu thể thao gây cái nhìn không tốt cho khách du lịch
Ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, túi nilon là vấn đề rắc rối vì chúng làm mất cảnh quan đẹp ở những điểm du lịch, nhất là những điểm du lịch biển hiện nay rất thu hút khách du lịch trong và ngoài nước
1.4.3.3 Tác động của hoạt động tái chế túi nilon
Lượng rác thải túi nilon quá lớn thì việc thu gom tái chế túi nilon đáng lý phải khả thi Nhưng ở các cơ sở tái chế, công nghệ vừa lạc hậu, việc xử lý túi nilon lại không tốt nên sản phẩm tạo ra không đạt chất lượng mà cơ sở còn gây ô nhiễm môi trường Nhiều túi nilon sau khi được tái chế lại có múi rất khó chịu, màu sắc mẫu mã không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, nếu dùng đựng thực phẩm thì rất gây hại
Tại các bãi rác là nơi người dân sống bằng nghề phơi và tái chế túi nilon Hoạt động này diễn ra cả ngày lẫn đêm, bốc mùi hôi thối, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến người dân xung quanh
Trang 30Hình 1.5: Thu gom tái chế túi nilon (Nguồn: www.baomoi.com)
1.4.3.4 Tác động đến nhà nước và chính sách [7]
Việc sản xuất và sử dụng túi nilon có nhiều tác động quan trọng lên chính sách của nhà nước Do các nước phương Tây có cơ sở hạ tầng rất tốt cho chất thải và tái chế nên các nước này không thấy được các tác động của nó đến môi trường Tuy nhiên, điều này khác xa trường hợp ở các nước đang phát triển, nơi quản lý chất thải chưa được thực hiện tốt hay không tồn tại Các ảnh hưởng gay gắt thường thấy ở những vùng nông thôn hay khu dân cư nghèo, nơi túi nilon phân tán và sử dụng rộng rãi nhưng không được thu gom một cách đúng đắn Do đó, tốn nhiều chi phí để thu gom,
xử lý Chính phủ nhà nước và địa phương Úc phải tốn hơn 200 triệu USD để thu gom
80 triệu túi nilon xả bừa bãi trên các bãi biển, các con đường hay công viên
1.5 KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC TRONG QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÚI NILON
Túi nilon gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về tác hại túi nilon, có chăng chỉ thấy trước mắt những ảnh hưởng bên ngoài như túi nilon thải bỏ bừa bãi, gây mất mỹ quan hay túi nilon gây nghẹt cống rãnh Trên thế giới thì khác, họ có hẳn những điều tra nghiên cứu về tác hại túi nilon
Trang 31đối với môi trường, đồng thời đưa ra những biện pháp quản lý chúng Tùy quốc gia mà đưa ra những giải pháp khác nhau, cụ thể như:
- Các quốc gia cấm dùng túi nilon xài 1 lần là thành phố San Fracisco, Úc, Trung Quốc
- Cấm túi nilon mỏng, nhẹ: Ấn Độ, Kenya, Nam Phi, Đài Loan, Uganda
- Đánh thuế túi nilon: Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Ai-len, Kenya, Nam Phi
- Phải có trung tâm tái chế bắt buộc: New York, Bang California
1.5.1 Châu Á
Ấn Độ [9]
Túi nilon gây ngập lụt Chính vì thế, chính phủ Bombay của tiểu bang Maharashtra – tiểu bang phía Tây Ấn Độ cấm việc buôn bán, sản xuất và sử dụng túi nilon, có hiệu lực vào 12/2005 Ngập lụt và lở đất đã giết hơn 1000 người ở quốc gia này Lệnh cấm đưa ra mức tiền phạt 5000 rupi cho việc sản xuất và bán túi nilon, 1000 rupi tiền phạt cho những người sử dụng chúng Himachi Pradesh – tiểu bang phía Bắc
Ấn Độ là tiểu bang đầu tiên ra lệnh cấm về túi nilon Mức phạt khi sử dụng túi nilon
PE lên đến 2000 $ US hay bị giam 7 năm Nhiều nơi cũng cấm sử dụng túi nilon quá mỏng, mỏng hơn 20 micromet
Bangladesh [10]
Từ tháng 01/2002, chính phủ Bangladesh cấm sử dụng túi nilon ở thủ đô Dhaka Năm 2001, mỗi ngày có 9,3 triệu túi nilon thải ra môi trường, trong đó chỉ có 10–15% cho vào thùng rác Phần còn lại đi vào hệ thống cống rãnh hay đường ống thoát nước, gây nghẹt cống rãnh Ngập lụt cũng là lí do Bangladesh cưỡng bức bằng lệnh cấm
Trang 32nghiêm ngặt việc bán và sử dụng túi PE ở thủ đô Dhaka Hiện nay, ở đây đẩy mạnh việc thay thế sử dụng túi nilon bằng túi đay
Hồng Kông [11]
Năm 2003, 372.000 tấn túi nilon thải bỏ vào bãi chôn lấp, 368.158 tấn năm 2004
và 362.080 tấn năm 2005 Theo điều tra thực hiện vào cuối năm 2005 thì lượng túi nilon thải bỏ vào bãi chôn lấp ước tính là 23 triệu túi mỗi ngày, trong đó hơn 30% từ siêu thị, các cửa hàng tiện lợi, tiệm bánh Giá xử lý một tấn rác là 125 đôla HK, 46 triệu đôla HK năm 2004 và 45,2 triệu đôla HK năm 2005 Chính phủ có nhiều nỗ lực trong việc giảm sử dụng túi nilon Vấn đề làm gia tăng mối quan tâm cho cộng đồng khi “Ngày không túi nilon” được tổ chức vào năm 2006, một chiến dịch được phối hợp
tổ chức bởi Green Student Council, Friends of the Earth, The Conservancy Association
và Green Power
Chiến dịch được tự nguyện và chỉ áp dụng cho thứ 3 đầu tiên của mỗi tháng Hơn 30 siêu thị và chuỗi cửa hàng bán lẻ tự nguyên tham gia vào chiến dịch nhằm giảm sử dụng túi nilon mua sắm một sách bừa bãi
Đài Loan [12]
Năm 2003, Đài Loan đưa ra lệnh cấm phát miễn phí túi nilon và chén đĩa dùng một lần ở nhà hàng, cửa hàng tạp hóa, siêu thị, cửa hàng ăn nhanh Đài Loan không cho phép phát không túi nilon và bất kỳ vi phạm sẽ bị phạt một số tiền lên đến 300.000 đôla Đài Loan Hòn đảo nhỏ này đã phát sinh khoảng 16 triệu túi/ngày hay 6 tỷ túi/năm Bên cạnh những biện pháp hành chính, giải pháp tìm vật liệu thay thế cũng được áp dụng ở nhiều nơi Thực ra trước kho bao bì chất dẻo trở nên thông dụng, con người đã sử dụng nhiều loại chất liệu khác như giấy, gỗ, Nay người dân Đài Loan được khuyến khích sử dụng lại những vật liệu thân thiện hơn với môi trường Một số nhà hàng đã bắt đầu phục vụ bằng loại chén ăn làm từ vỏ trấu Người ta cũng đặt mua
Trang 33lá cây bương từ Việt Nam và Trung Quốc để gói hàng thực phẩm “Chất dẻo sinh học”
dễ phân hủy không gây hại cho môi trường cũng đang được nghiên cứu Nhưng quan trọng nhất vẫn là tuyên truyền để mỗi người hiểu được tác hại của rác thải chất dẻo
Trung Quốc [13]
Ước tính người Trung Quốc sử dụng trên ba tỉ túi nilon mỗi ngày Túi nilon bay khắp nơi trên đường và được gọi là “ô nhiễm trắng” Bắt đầu từ 01/06/2008, trên khắp đất nước Trung Quốc, tất cả siêu thị, trung tâm thương mại và các cửa hàng sẽ bị cấm phát túi nilon miễn phí cho khách hàng và mọi người mua hàng đều phải trả tiền mua túi đựng Các cửa hàng phải thông báo giá rõ ràng và cấm không được quy chung giá của túi nilon vào cùng hóa đơn của khách Việc sản xuất, mua bán, sử dụng túi xốp mỏng hơn 0,025mm, hay 0,00098 inches sẽ bị cấm Quy định phạt và tịch thu hàng hóa nếu vi phạm cũng được ban hành kèo theo Hội đồng nhà nước gọi đó là “sự quay về với túi đay và rổ”
Các chủ cửa hàng đã bắt đầu phát các túi mỏng, nhẹ và rẻ tiền cho khách hàng
15 năm trước, cùng lúc với Trung Quốc chuyển từ nhà xuất khẩu dầu thô sang thành nhà nhập khẩu dầu Trong vài năm gần đây, các siêu thị lớn ở miền tây hay theo kiểu Nhật Bản đã bắt đầu thay thế các chợ truyền thống, giảm nhu cầu của khách hàng bằng cách khuyến khích họ mang theo túi tiêng
Do đó, lệnh cấm rất có ý nghĩa để giáo dục cho công động về các vấn nạn môi trường Các nhà buôn Trung Quốc cho rằng phương án của chính phủ Trung Quốc có thể ban đầu sẽ làm giảm doanh thu nhưng sẽ có lợi thời gian về sau Sự chuyển đổi của Trung Quốc rất nghiêm túc do gia nhập vào hoạt động toàn cầu để ngăn chặn sự phá hủy môi trường
Mặc dù ngày càng có nhiều mối quan ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng trong các thành phố, nhưng lệnh cấm có thể không hoàn toàn được hưởng ứng
Trang 34Cuối năm 2007, tại Thẩm Quyến, một cuộc tranh luận đã nổ ra khi dự thảo cấm phát túi nilon miễn phí ở các cửa hàng được ban hành Các chủ tiệm lo lắng rằng, khách hàng của họ vì thế sẽ không tới mua hàng nữa
Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cũng tuyên bố, các cơ quan tài chính nước này cần xem xét thay đổi mức thuế phù hợp để ngăn chặn việc sản xuất và bán túi nilon, thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế Chính phủ Trung Quốc cũng yêu cầu đơn vị thu gom rác tăng cường phân loại các túi nilon cho tái chế, giảm số lượng đốt túi nilon đã
sử dụng
Sau hơn 20 năm mở cửa, Trung Quốc đã rút ra một số bài học kinh nghiệm về vấn đề quản lý môi trường: do chưa có nhận thức đúng đắn về vấn đề này, chưa thấy hết tầm quan trọng của nó nên đã buông lỏng quản lý môi trường vì vậy tình trạng môi trường đã bị xuống cấp nghiêm trọng, trong đó không thể không kể đến vấn nạn túi nilon bị sử dụng quá bừa bãi
Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra những chính sách nhanh nhạy, sắc bén, biện pháp kiên quyết và kịp thời Hệ thống chính sách được hình thành và do Chính phủ tổ chức điều hành thực hiện theo hình thức cưỡng ép bắt huộc Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách đồng bộ để khuyến khích các doanh nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng túi nilon áp dụng các biện pháp đổi mới kỹ thuật, sản xuất sạch, ít ô nhiễm hoặc khuyến khích các đơn vị sản xuất có thu hồi chất thải để tái sử dụng (ví dụ thu hồi phế liệu để sản xuất giấy, bao bì, túi nilon, ) Tất cả những chính sách mềm dẻo, sắc bén và biện pháp kiên quyết, cứng rắn đó đều nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường
Các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế túi nilon có thể được vay vốn từ Quỹ Môi Trường Chính phủ Truong Quốc đã xây dựng Quỹ Môi Trường Trước hết Chính phủ đã xác định sự cần thiết, nguồn gây Quỹ, cơ chế quản lý chiến lược sử dũng,
Trang 35duy trì Quỹ Môi Trường Quỹ Môi Trường ở địa phương của Trung Quốc đã được thử nghiệm từ năm 1979, tổng số tiền các Quỹ Môi Trường ở địa phương khoảng 5 tỷ nhan dân tệ (0,6 tỷ USD), các khoản thu ban đầu cho Quỹ do người gây ô nhiễm phải đóng góp (thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền), người xả thải vượt quá mức bị phạt, có ba dạng phạt: không tuan thủ quy định, phạt tái vi phạm quá thời hạn
và phạt do thải quá nhiều Tiền phạt chuyển cho ngân hàng địa phương quản lý và gây Quỹ Trong đó dành 80% để phục vụ lại các hoạt động có ý nghĩa bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp như là cho vay, tài trợ, hoặc để kiểm soát, tái chế phế thải, còn lại 20% để xây dựng năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thu phí và tiền phạt do gây ô nhiễm môi trường
1.5.2 Châu Âu
Cộng hòa Ai-len [14]
Hàng năm, len sử dụng 1,2 tỷ túi nilon Vì vậy, tháng 3/2002, Chính phủ len đã đưa ra thuế nhựa “PlasTax” lên túi nilon Theo thuế này, mỗi túi nilon sử dụng một lần lấy ở nơi bán hàng, siêu thị, cửa hàng bán lẻ phải trả phí 15cent Một số loại túi không đánh thuế như:
Ai Những loại túi bán với giá trên 70 cent, như “túi cho cuộc sống (bags for life)”
- Túi đựng thịt cá, rau quả
Kế hoạch như sau:
- Có chương trình giáo dục trước khi đưa ra thuế
- Thu thuế ở điểm bán
- Đưa ra túi sử dụng nhiều lần
Trang 36- Đánh thuế lên cả túi tự hủy sinh học
- Hệ thống đánh thuế trực tiếp lên các nhà bán lẻ lớn
Trong năm đầu hoạt động, kế hoạch đạt 10 -12 triệu euro, về căn bản ít hơn dư định đưa ra trước đó Các túi nilon giảm 90%, đồng thời tăng việc sử dụng “túi vì cuộc sống” Quỹ thu về sẽ được dùng hỗ trợ cho các hoạt động tái chế Khảo sát ở các hộ dân cho thấy họ đều nghĩ thuế này là tốt cho môi trường và không phải là vấn đề đối với người tiêu dùng Các kết luận từ nghiên cứu của UCD – University College Dublin
về thuế trên cho thấy:
- Phí từ hệ thống thuế chính phủ cho quảng cáo, tổ chức, quản lý là khiêm tốn
- Phí từ các nhà bán lẻ cho thu gom và vận hành thuế cũng là khiêm tốn
- Túi nilon sử dụng giảm được 90%
- Có sự đồng tình của nhiều người tiêu dùng Không có chứng minh nào cho thấy thuế này gây bất lợi cho những người thất nghiệp hay người có thu nhập thấp
- Ý thức về các vấn đề môi trường nhìn chung tăng lên
Thuế 15 cent giảm số lượng túi nilon từ 115 triệu năm 2003 thành 85 triệu năm
2004, sau đó lại tăng lên 115 triệu Vì vậy, ngày 1/6/2007 phí đó tăng lên 22 cent
Pháp [14]
Cuộc bỏ phiếu về ý kiến người dân Pháp vào năm 2003 cho thấy 50% muốn duy trì việc phát không túi nilon trong khi 47% sẵn lòng trả tiền cho túi tái sử dụng Hiệp hội các nhà bán lẻ Pháp đồng ý có kế hoạch thay đổi thói quen của người tiêu dùng Kế hoạch gồm các mục tiêu:
- Nâng cao ý thức người tiêu dùng ở những nơi bán
Trang 37- Đề nghị các loại túi thay thế như túi tái sử dụng nhiều lần
- Cải thiện công nghệ (tái chế, tự phân hủy) và dán nhãn sinh thái cho túi
Nhiều chuỗi siêu thị ở Pháp đặt ra các giải pháp riêng để đạt mục tiêu trên, bao gồm :
- Giáo dục nhân viên
- Đưa ra túi sử dụng nhiều lần, túi giấy hay túi tự hủy sinh học
- Đặt mục tiêu cho việc giảm sử dụng túi
- Thực hiện đánh giá vòng đời sản phẩm
- Thu gom túi nilon để tái chế
- In nhãn sinh thái lên túi
Lệnh cấm túi nilon đã có hiệu lực cuối năm 2007 nhưng chỉ ở một vài thành phố Và một lệnh cấm toàn quốc gia có hiệu lực vào ngày 1/1/2010 Gia tăng mối quan tâm đến tác động của túi nilon đã dẫn đến các nhà bán lẻ buộc khách hàng phải mua túi nilon sử dụng nhiều lần
Trang 38- Có quá nhiều loại nhựa được dùng, do đó việc phân loại rất khó khăn
- Thị trường sử dụng nhựa tái chế thì chưa phát triển
Mối quan tâm đang tăng lên ở Anh về vấn đề sử dụng túi nilon bừa bãi đang khuyến khích một vài nhà bán lẻ lớn hoàn trả lại cho khách hàng nếu họ mang theo túi riêng hay sử dụng lại túi hay tái hế lại các túi đang tồn tại Điều này đã được Tesco thông qua, tổ chức đã gọi đó là “Câu lạc bộ xanh” Dự án này mang lại cho khách hàng một thẻ ghi điểm của “Câu lạc bộ xanh” mà có giá trị tiền từ 1 – 4 pound, cho mỗi túi
họ tái sử dụng (hoặc là họ sử dụng bất kỳ túi nào không phải của Tesco, như là mang túi riêng của họ chẳng hạn)
Các nhà bán lẻ ở Modbury đã xung phong giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, là thị trấn đầu tiên trên cả nước thực hiện việc đó Nhiều thị trấn khác cũng thực hiện theo, với chiến dịch ở Lyme Regis ở Dorset, Hebden Bridge, Eceter và Brighton Chi nhánh Saffron Walden của công ty Waitrose đã giảm thiểu hoàn toàn các dụng cụ chứa hàng mà chỉ cung cấp “túi cho cuộc sống”
Đầu tiên là trả phí 5 pound cho túi sử dụng 1 lần, năm 2007 IKEA đã trở thành nhà bán lẻ đầu tiên của quốc gia từ bỏ sử dụng túi nilon, thay vào đó tặng “túi cho cuộc sống” cho họ với 2 kích thước: túi xanh (30 pound) và túi hoàn toàn mới “baby blue” (15 pound)
Vào ngày 24/07/2007 Green-England.co.uk kiến nghị thuế 10 pound cho túi có thể thải bỏ, với số tiền tăng thêm đó sẽ chi trả cho các dự án môi trường Kiến nghị đó được Tổ chức Xanh tán thành nhiệt liệt và hơn 10.000 chữ ký đã thu được trong 2 tháng đầu tiên Kiến nghị đó được gửi đến cho Thư ký của Tổ chức Thức Ăn Môi Trường Và Hoạt Động Nông Thôn Hilary Benn, và cựu bộ trưởng Gordon Brown Tại cuộc họp của Đảng tự do dân chủ vào tháng 9 năm 2007, các khách mời kêu gọi một loại thuế lên túi nilon với hình thức tương tự
Trang 39Theo cuộc khảo sát trên mạng của Hội đồng Anh thông báo vào 13/11/2007 thì
Dự luật chính quyền London sẽ bao gồm cả phác thảo lệnh cấm việc phân phối túi nilon trong thủ đô Dự luật chính London đã được ký Quỹ trong cuộc họp Quốc hội ngày 27/11/2007
Ngày 13/01/2008, Girtoon, Cambridgeshire trở thành làng đầu tiên ở phía Đông nước Anh tuyên bố là “cộng đồng không túi nilon” Kế hoạch đến từ Sustainable Girton, một nhóm môi trường mang đến cho dân cư địa phương
Ngày 28/02/2008, Marks anh Spencers thông báo rằng từ 06/05/2008, bắt đầu thu phí khách hàng 5 pound 1 túi đẻ tạo ý thức sống sinh thái Tất cả số tiến thu được
sẽ được tài trợ cho các mục đích môi trường và từ thiện
Đức
Hầu hết các cửa hiệu ở Đức đều đưa cho khách hàng các chọn lựa giữa túi nilon
và túi vải với mức phí nhất định Túi nilon, tùy vào kích cỡ, có giá từ 7-74 cent Túi vải gái khoảng 1,47 USD Rất nhiều người mua hàng ở Đức đã tự mang túi khi đi mua sắm
Nhìn chung, hầu hết các siêu thị Đức phải trả 5 và 25 cent trên một túi dùng một lần, tùy thuộc vào loại túi Hầu hết các cửa hàng thường tặng túi vải hay túi dệt bằng nhựa khoảng một euro Khuyến khích khách hàng sử dụng lại chúng Nhiều nhà bán lẻ
sẽ vẫn cung cấp túi không tính tiền Hầu hết người dân sẽ tái sử dụng các túi đáng lẽ ra chỉ để dùng một lần, để thu gom các chai lọ bỏ đi hay dùng chúng như một lớp lót thùng rác
Trang 401.5.3 Châu Phi
Nam Phi [15]
Được biết đến với tên gọi “Hoa quốc gia” Hiện nay các nhà bán lẻ ở đây phải đối mặt với khoảng tiền phạt 100.000 ran ($13800) hay mức phạt 10 năm tù giam Theo luật, những người đi mua sắm phải mang túi theo hay mua những túi dày có thể tái chế lại được Ngoài ra còn bắt buộc các nhà sản xuất tăng độ dày túi từ 17 micromet lên 30 micromet Các túi dày sẽ dễ tái chế hơn
1.5.4 Châu Mỹ
Mỹ
Túi nilon đã thay thế túi giấy thành một loại túi phổ biến nhất trong suốt những năm cuối 1980 đến đầu những năm 1990 Ngày 27/03/2007, Hội đồng thành phố và Hạt San Francisco trở thành thành phồ đầu tiên ban hành lệnh cấm túi nilon, theo ngày sau đó là thành phố Oakland Bắt đầu tháng 7 năm 2007, tất cả các siêu thị ở bang của California sẽ bị buộc theo luật, thu hồi túi nilon và tái chế chúng
Kế tiếp là thành phố Portland, Oregon ban hành lệnh cấm (theo lệnh thông tin KATU, túi nilon bị cấm ít nhất trong 30 làng và thị trấn của Alaska, bao gồm cả Emmonak, Galena, và Kotlik)
Theo lệnh đã được thông qua 27/03/2007, đã có hiệu lực bắt đầu vào ngày 01/12/2007, San Francisco trở thành thành phố đầu tiên trên cả nước chính thức cấm sử dụng túi nilon Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là kết thúc cho tất cả các túi nilon, nhưng chính sách tuyên bố rằng các cửa hàng nhỏ lẻ và kinh doanh lẻ vẫn được cho phép sử dụng túi này