1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn huyện thống nhất tỉnh đồng nai

166 406 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 5,92 MB

Nội dung

ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ Chế biến lâm sản với đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải phá

Trang 1

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả

Lâm Trung Kiên

Trang 2

ii

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ

chuyên ngành Công nghệ Chế biến lâm sản với đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai”

Tôi xin gửi những tình cảm tốt đẹp và lời cảm ơn chân thành đến TS Phan Duy Hưng, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo tham gia giảng dạy khóa Cao học, quý thầy cô Khoa sau đại học, Trường Đại học Lâm Nghiệp, quý thầy cô Ban Khoa học công nghệ, CS2 – Trường Đại học Lâm nghiệp cùng toàn thể quý thầy cô giáo đã truyền đạt những kiến thức bổ ích giúp tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Tài nguyên môi trường huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, cùng toàn thể các doanh nghiệp Chế biến gỗ trên địa bàn huyện đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi suốt thời gian thực hiện

Tôi xin cảm ơn Trung tâm Thực nghiệm & PTCN Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm Nghiệp tạo điều kiện giúp tôi phân tích số liệu Cuối cùng cho tôi gửi lời cảm

ơn tới người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm động viên tôi hoàn thành luận văn

Đồng Nai, ngày tháng năm 2016

Tác giả

Lâm Trung Kiên

Trang 3

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II MỤC LỤC III DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT VII DANH MỤC CÁC BẢNG VIII DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ X

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Lịch sử nghiên cứu 3

1.1.1 Trên thế giới 3

1.1.2 Ở Việt Nam 3

1.2 Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam và vấn đề môi trường xoay quanh 5

1.2.1 Hiện trạng công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam 5

1.2.1.1 Cơ cấu các doanh nghiệp chế biến gỗ 5

1.2.1.2 Cơ cấu doanh nghiệp 5

1.2.1.3 Cơ cấu doanh nghiệp phân bổ theo vùng và rừng sản xuất 6

1.2.2 Tổng quan cung ứng và sử dụng nguyên liệu gỗ 7

1.2.2.1 Tổng tiêu thụ nguyên liệu gỗ rừng cho chế biến năm 2014 7

1.2.2.2 Thực trạng cung ứng nguyên liệu gỗ 8

1.2.3 Năng lực sản xuất công nghiệp chế biến gỗ 9

1.2.3.1 Năng lực sản xuất 9

1.2.3.2 Thị trường xuất khẩu 9

1.2.3.4 Trình độ công nghệ: 9

1.2.3.5 Tình trạng lao động: 10

1.2.4 Định hướng và các giải pháp 10

1.2.4.1 Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đến 2020 và định hướng đến 2030 10

1.2.4.2 Định hướng về phát triển và sử dụng nguyên liệu gỗ: 12

1.2.4.3 Một số giải pháp chủ yếu: 13

1.3 Vấn đề môi trường trong công nghiệp chế biến gỗ 15

1.3.1 Chất thải rắn 15

1.3.2 Chất thải lỏng 17

1.3.2.1 Nguồn nước thải ô nhiễm trong chế biến gỗ 17

1.3.2.2 Các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải từ chế biến gỗ và tính nguy hại của nó 18

1.3.3 Chất thải khí 19

1.3.3.1 Khí thải, bụi từ dây chuyền công nghệ sản xuất 19

Trang 4

iv

1.3.3.2 Khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông vận tải 19

1.3.3.3 Nguồn gốc tạo ra khí ô nhiễm trong nhà máy chế biến gỗ 19

1.3.3.4 Sự nguy hại của khí thải trong công nghiệp chế biến gỗ 20

1.3.4 Ô nhiễm tiếng ồn 22

1.3.4.1 Khái niệm về môi trường tiếng ồn 22

1.3.4.2 Đặc trưng chủ yếu của môi trường tiếng ồn 22

1.4 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 23

1.4.1 Khái niệm môi trường 23

1.4.2 Các chức năng cơ bản của môi trường 24

1.4.2.1 Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật 24

1.4.2.2 Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho con người 25

1.4.2.3 Môi trường là nơi chứa đựng và đồng hóa chất thải 25

1.4.2.4 Môi trường là nơi ghi chép lịch sử loài người 25

1.4.3 Ô nhiễm môi trường 25

1.4.3.1 Khái niệm: 25

1.4.3.2 Nhận biết ô nhiễm môi trường 26

1.4.4 Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường 26

1.4.4.1 Nguồn gốc tự nhiên: 26

1.4.4.2 Nguồn gốc nhân tạo: 27

1.4.5 Đánh giá tác động môi trường 32

1.4.5.1 Khái niệm 32

1.4.5.2 Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường của Việt Nam 32

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 36

2.1.1 Mục tiêu tổng quát 36

2.1.2 Mục tiêu cụ thể: 36

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 36

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu: 36

2.2.2 Phạm vi nghiên cứu: 36

2.3 Nội dung nghiên cứu 36

2.4 Phương pháp nghiên cứu 37

2.4.1 Phương pháp đo nồng độ bụi và đo vi khí hậu 38

2.4.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích nước thải 40

2.4.2.1 Phương pháp lấy mẫu 40

2.4.2.2 Phương pháp đo độ pH của nước thải 40

2.4.2.3 Phương pháp phân tích chất rắn lơ lửng (TSS) trong mẫu nước thải 40

2.4.2.4 Phương pháp phân tích nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) trong mẫu nước thải 41

Trang 5

v

2.4.2.5 Phương pháp phân tích nhu cầu oxy hóa học (COD) trong mẫu

nước thải 44

2.4.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu đất 47

2.4.3.1 Phương pháp lấy mẫu đất 47

2.4.3.2 Xác định hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin 47

2.4.3.3 Phương pháp xác định độ chua của đất 49

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52

3.1 Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và thực trạng môi trường của huyện Thống Nhất 52

3.1.1 Vị trí địa lý 52

3.1.2 Địa hình 52

3.1.3 Khí hậu 54

3.1.4 Hiện trạng dân số, lao động 55

3.1.5 Lĩnh vực Môi trường: 56

3.2 Đánh giá tình hình chế biến, kinh doanh gỗ trên địa bàn huyện Thống Nhất 56

3.2.1 Nguyên liệu 56

3.2.2 Số lượng cơ sở và năng lực chế biến gỗ 57

3.2.3 Hiện trạng lao động 59

3.2.4 Hiện trạng về thiết bị và khoa học công nghệ 59

3.2.5 Vấn đề môi trường trong chế biến gỗ huyện Thống Nhất 60

3.3 Thực trạng môi trường tại các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn huyện Thống Nhất 63

3.3.1 Đánh giá thực trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất viên nén gỗ 64

3.3.1.1 Dây chuyền công nghệ sản xuất và tác động của từng công đoạn đến môi trường 65

3.3.1.2 Thực trạng môi trường không khí 67

3.3.1.3 Thực trạng môi trường nước thải 72

3.3.1.4 Thực trạng môi trường đất 73

3.3.1.5.Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của loại hình sản xuất viên nén gỗ 74

3.3.2 Đánh giá thực trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh gỗ xẻ, sấy 76

3.3.2.1 Dây chuyền công nghệ sản xuất và tác động của từng công đoạn đến môi trường 76

3.3.2.2 Thực trạng môi trường không khí tại các cơ sở sản xuất gỗ xẻ, sấy 78

3.3.2.3 Thực trạng môi trường nước thải tại các cơ sở sản xuất gỗ xẻ, sấy 83

3.3.2.4 Thực trạng môi trường đất tại các cơ sở sản xuất gỗ xẻ, sấy 84

3.3.2.5 Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh gỗ xẻ, sấy 85

Trang 6

vi

3.3.3 Đánh giá thực trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất ván ép nhiều lớp

từ ván mỏng 87

3.3.3.1 Dây chuyền công nghệ sản xuất và tác động của từng công đoạn đến môi trường 88

3.3.3.2 Thực trạng môi trường không khí tại cơ sở sản xuất ván ép nhiều lớp từ ván mỏng 90

3.3.3.3 Thực trạng môi trường nước thải tại cơ sở sản xuất ván ép nhiều lớp từ ván mỏng 95

3.3.3.4 Thực trạng môi trường đất tại cơ sở sản xuất ván ép nhiều lớp từ ván mỏng 96

3.3.3.5 Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất ván ép nhiều lớp từ ván mỏng 97

3.3.4 Đánh giá thực trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất ván dăm 99

3.3.4.1 Dây chuyền công nghệ sản xuất và tác động của từng công đoạn đến môi trường 100

3.3.4.2 Thực trạng môi trường không khí tại các cơ sở sx ván dăm 101

3.3.4.3 Thực trạng môi trường nước thải tại các cơ sở sản xuất ván dăm 106 3.3.4.4 Thực trạng môi trường đất tại các cơ sở sản xuất ván dăm 107

3.3.4.5 Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất ván dăm 108

3.4 Nhận xét chung về thực trạng môi trường tại các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn huyện Thống Nhất 110

3.4.1 Về môi trường không khí 110

3.4.2 Về môi trường nước thải 111

3.4.3 Về chất thải rắn 112

3.4.4 Về môi trường đất 112

3.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn huyện Thống Nhất 112

3.5.1 Giải pháp quy hoạch 112

3.5.2 Giải pháp quản lý 116

3.5.3 Giải pháp về giáo dục 116

3.5.4 Giải pháp công nghệ 117

3.5.4.1 Đối với môi trường không khí 117

3.5.4.2 Đối với môi trường nước thải 124

3.5.4.3 Đối với chất thải rắn, chất thải nguy hại 128

3.5.4.4 Đối với môi trường đất 128

3.5.5 Giải pháp về áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và nâng cấp máy móc thiết bị 128

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 131

4.1 KẾT LUẬN 131

4.2 KIẾN NGHỊ 132

PHỤ LỤC 135

Trang 7

vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ NN và PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BOD5 Nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày

TT thực nghiệm và PTCN Trung tâm thực nghiệm và phát triển công nghệ

Trang 8

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

1.1 Phân bố doanh nghiệp chế biến gỗ và rừng trồng năm 2014 7

2.1 Phương pháp tiến phân tích mẫu với các thể tích khác nhau 46

3.2 Số lượng cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn huyện 57 3.3 Tỷ lệ cơ cấu cơ sở chế biến gỗ chia theo loại hình doanh nghiệp 58

3.4 Bảng thống kê tải lượng chất thải rắn của các cơ sở chế biến gỗ

3.5 Bảng thống kê lượng nước thải của các cơ sở chế biến gỗ trên

Trang 10

x

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

1.1 Chất thải rắn trong công nghiệp chế biến gỗ 15

3.1 Bản đồ hành chính huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai 53 3.2 Dây chuyền sản xuất viên nén gỗ công nghiệp 65

3.10 Biểu đồ thể hiện tiếng ồn tại công ty TNHH Hƣng Nhơn 80 3.11 Biểu đồ thể hiện nồng độ bụi tại công ty TNHH Hƣng Nhơn 80 3.12 Biểu đồ hàm lƣợng các thông số vi khí hậu tại công ty TNHH

Trang 11

3.29 Sơ đồ quy hoạch cụm công nghiệp chế biến gỗ 115

3.31 Sơ đồ nguyên lý của thiết bị Cyclone 119

3.34 Công nghệ xử lý khí thải hơi dung môi hữu cơ 122 3.35 Một số hình ảnh về hệ thống xử lý bụi tại các cơ sở chế biến gỗ 123 3.36 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt 125 3.37 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất 126

Trang 12

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Huyện Thống Nhất mới được thành lập theo Nghị định số 97/2003/NĐ-CP ngày 21/8/2003 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004, Huyện có 10 đơn vị hành chính (trên cơ sở sáp nhập của 8 xã thuộc huyện Thống Nhất cũ và 2 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Long Khánh cũ), có tổng diện tích đất tự nhiên 24.721,6 ha, bao gồm 10 xã: Hưng Lộc, Bàu Hàm 2, Xuân Thạnh, Lộ 25, Xuân Thiện, Quang Trung, Gia Kiệm, Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3; với dân số đến tháng 5/2015 là 163.809 người Địa giới hành chính huyện Thống Nhất: Đông giáp Thị xã Long Khánh, Tây giáp huyện Trảng Bom và huyện Vĩnh Cửu, Nam giáp huyện Long Thành, Bắc giáp huyện Định Quán Huyện Thống Nhất

có Quốc lộ 1A, Quốc Lộ 20, Đường cao tốc Dầu Giây – Long Thành – Thành phố

Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam đi qua, cách thành phố Hồ Chí Minh 50 Km về phía tây

Trong những năm qua ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhân dân trong huyện và xuất khẩu, toàn huyện hiện có 814

cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động, trong đó 38 công ty, doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình tham gia ngành chế biến gỗ

Ngành chế biến gỗ của huyện Thống Nhất đã có thời gian phát triển khá sớm

từ Huyện Thống Nhất cũ (nay là huyện Trảng Bom) Trong những năm qua, ngành công nghiệp này đã có những đóng góp không nhỏ trong sự phát triển chung của kinh tế toàn huyện Thống Nhất Tuy nhiên, đa số các cơ sở chế biến gỗ trong huyện đều có quy mô còn hạn chế, công nghệ lạc hậu, trang thiết bị đơn giản và chưa có biện pháp hạn chế các nguồn gây tác động đến môi trường, chưa có quy hoạch cho ngành chế biến gỗ của huyện

Bên cạnh đó, vấn đề môi trường hiện nay đang ngày càng được xã hội quan tâm, môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người Các cơ sở chế biến gỗ tại huyện Thống Nhất nói riêng và trong nước nói chung hiện nay vẫn coi kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường là gánh nặng tài chính với cơ sở của mình

Trang 13

2

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để ngành chế biến gỗ huyện Thống Nhất vẫn phát triển mạnh mà không làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người, đạt tới sự hài hòa lâu dài bền vững giữa phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường Để tìm ra các nguyên nhân, nguồn gốc gây ô nhiễm, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm, được sự chấp nhận của hội đồng phê duyệt đề cương luận văn thạc sỹ trường Đại học Lâm nghiệp – Cơ sở 2, dưới sự hướng dẫn của TS Phan Duy Hưng, tôi thực hiện đề tài:

“Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai”

Trang 14

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lịch sử nghiên cứu

1.1.1 Trên thế giới

Tại các nước Phương tây có nền công nghiệp phát triển từ những năm 1970

đã có hàng loạt các công trình nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường ra đời Riêng Hoa Kỳ tính đến năm 1976 có 26 sách chuyên đề và 89 phương pháp đánh giá tác động môi trường, năm 1979 có 1400 bản báo về đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện

Trong các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã công nghiệp hóa việc xem xét tác động môi trường đã được gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội

và quy hoạch phân bố lực lượng sản xuất theo lãnh thổ và theo ngành Tính đến năm 1985 hầu như tất cả các nước phát triển đều có quy định pháp chế về đánh giá tác động môi trường, 3/4 các nước phát triển đã có quy định đó hoặc ít nhất cũng hoàn thành một bản báo cáo đánh giá tác động môi trường

Tuy nhiên đánh giá tác động môi trường vẫn còn nhiều vấn đề đang tiếp tục được nghiên cứu để hoàn chỉnh việc sử dụng một cách thích hợp Lĩnh vực chiến lược này hiện nay đang được nhiều cơ quan khoa học trên thế giới đang tiếp tục đi sâu nghiên cứu

1.1.2 Ở Việt Nam

Từ năm 1983 chương trình nghiên cứu về tài nguyên, thiên nhiên và môi trường bắt đầu đi vào nghiên cứu phương pháp luận đánh giá tác động môi trường Năm 1985 trong quyết định về điều tra cơ bản sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam đã quy định rằng trong xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật của các công trình xây dựng lớn hoặc các chương trình phát triển kinh tế xã hội cần tiến hành đánh giá tác động môi trường Để thực hiện quyết định này một số dự án phát triển quan trọng trong thời gian đó như: thủy điện Trị An, nhà máy hóa dầu Thành Tuy Hạ , đã phải có những báo cáo luận chứng về đánh giá tác động môi trường

Trang 15

4

Trong thời gian 1986-1990 việc nghiên cứu về đánh giá tác động môi trường đã được triển khai rộng hơn, một loạt dự án quốc gia lớn như: thủy điện Yali, Sơn La , đã được đánh giá về môi trường

Năm 1992-1993 đánh giá các công trình khoan dò dầu khí của công ty BP Việt Nam, Shell tại vùng phía Nam cũng được tiến hành Đầu năm 1993 trong chỉ thị về công tác bảo vệ môi trường Thủ tướng chính phủ đã quyết định: “Các ngành, các địa phương khi xây dựng các dự án phát triển hợp tác với nước ngoài đều phải thực hiện nội dung đánh giá tác động môi trường trong các luận chứng kinh tế kỹ thuật”

Ngày 10/9/1993 Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã ban hành, hướng dẫn tạm thời về đánh giá tác động môi trường, đồng thời quy định thời hạn kinh phí cần thiết cho các khâu đánh giá tác động môi trường Luật bảo

vệ môi trường do quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 10/9/1993 trong một số điều khoản đã xác định nội dung và chế định đánh giá tác động môi trường ở nước ta

Hiện nay các nghiên cứu về sản xuất sạch hơn đã được các doanh nghiệp chế biến gỗ áp dụng đưa vào sản xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả sản xuất và hạ giá thành sản phẩm

Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1419/QĐ-TTG phê duyệt vào ngày 07/09/2009 Theo đó, Sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp

Việc đánh giá tác động môi trường đã thực sự trở thành một yêu cầu trong

sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam với ý nghĩa một phương tiện khoa học kỹ thuật và pháp chế để xử lý một cách tích cực mối quan hệ giữa phát triển với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường

Viêc xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường và đưa ra giải pháp khắc phục là việc làm rất cần thiết Vì vậy, để hoàn thiện việc đánh giá tác động môi trường tại các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn huyện Thống Nhất trong khuôn

Trang 16

5

khổ của bài luận văn tốt nghiệp tôi kế thừa những kết quả các đề tài đã nghiên cứu, công bố và tiếp tục nghiên cứu xác định các chỉ tiêu về môi trường không khí, môi trường nước và môi trường đất Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường tại các phân xưởng, đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường sống phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay

1.2 Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam và vấn đề môi trường xoay quanh

1.2.1 Hiện trạng công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam [7] [9]

1.2.1.1 Cơ cấu các doanh nghiệp chế biến gỗ

Theo số liệu điều tra năm 2015, cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp chế biến gỗ và kinh doanh lâm sản, trong đó có khoảng gần 3.000 doanh nghiệp chế biến gỗ (Nguồn: VNFORES 2016);

Số liệu thống kê cho thấy năm 2000 số doanh nghiệp chế biến gỗ là 741 doanh nghiệp, năm 2005 tăng lên 1.700 doanh nghiệp, năm 2009 tăng lên 3.098 doanh nghiệp và năm 2015 lên 4000 doanh nghiệp Tốc độ tăng trong vòng 15 năm

là 3.259 doanh nghiệp (từ 741 lên 4.000 doanh nghiệp)

Số lượng doanh nghiệp tăng mạnh cũng đối mặt với thách thức to lớn về quản lý và bảo vệ môi trường trong công nghiệp chế biến gỗ Hàng năm, lượng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất của ngành chế biến gỗ thải ra hàng nghìn tấn Kéo theo việc số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ tăng lên là lượng chất thải thải ra môi trường rất lớn, nếu không xử lý tốt sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh

1.2.1.2 Cơ cấu doanh nghiệp

- Cơ cấu theo thành phần kinh tế: Doanh nghiệp chế biến gỗ tư nhân (dân doanh) chiếm gần 81,7%; Doanh nghiệp FDI chiếm 14,0%; doanh nghiệp nhà nước chiếm 4,3%

- Cơ cấu quy mô theo vốn đầu tư: Doanh nghiệp quy mô vốn đầu tư từ dưới

1 tỷ đồng chiếm 15,8%; từ 1- 5 tỷ đồng là 47,8%; từ 5- 10 tỷ đồng là 12,6%; từ 10 –

Trang 17

6

15 tỷ đồng là 16%; từ 50 – 200 tỷ đồng là 5,7%; từ 200 – 250 tỷ đồng là 1,5%; và trên 500 tỷ đồng là 0,6%

- Cơ cấu về trình độ trang thiết bị, công nghệ: có hơn 1,587 cơ sở, doanh nghiệp, chiếm 53% là quy mô nhỏ, trang thiết bị đơn giản phục vụ sơ chế và sản xuất sản phẩm có chất lượng thấp, phục vụ tiêu thụ nội địa Số còn lại 1,391 cơ sở, doanh nghiệp (khoảng 800 của các tổ chức và cá nhân trong nước và 594 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có thiết bị và công nghệ ở mức độ trung bình khá của thế giới

- Cơ cấu theo loại hình sản phẩm chính: Sản phẩm đồ gỗ (đồ mộc, gia dụng,

kỹ nghệ, …)/2.467 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất các loại ván nhân tạo: 355 cơ sở, doanh nghiệp, sản xuất linh kiện, sản phẩm phụ trợ: 26 cơ sở, doanh nghiệp, sản xuất giấy 15 cơ sở doanh nghiệp, chế biến dăm gỗ: 122 cơ sở, doanh nghiệp

- Cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô lao động: Có 49% quy mô lớn; 46% quy

mô siêu nhỏ; 1,7% quy mô vừa; 2,5% quy mô lớn

- Cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô vốn: Có 93% quy mô nhỏ và siêu nhỏ;

5,5% quy mô vừa; có 1,7% quy mô lớn (Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Từ các số liệu trên có thể thấy cơ cấu doanh nghiệp chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhỏ, quy mô sản xuất nhỏ, máy móc thiết bị thô sơ chiếm đa số Các doanh nghiệp này đa phần không đủ điều kiện đầu tư hoặc chưa quan tâm đến vấn đề xử lý các loại chất thải bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe người lao động, với máy móc thiết bị cũ và lạc hậu cũng chính là nguồn gây ô nhiễm Đây là vấn đề nhức nhối cần có sự quan tâm và hỗ trợ để giải quyết các vấn đề về môi trường tại các doanh nghiệp này

1.2.1.3 Cơ cấu doanh nghiệp phân bổ theo vùng và rừng sản xuất

Doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam phát triển không đồng đều ở các vùng, đặc biệt là vùng tập trung nhiều rừng như Đông Bắc Bộ (37% diện tích rừng trồng) lại chỉ có 6% doanh nghiệp Trong khi ở vùng Đông Nam Bộ nơi chỉ có 6% rừng trồng lại chiếm tỉ lệ 56% doanh nghiệp chế biến gỗ

Trang 18

7

Việc tập trung lượng lớn các doanh nghiệp chế biến gỗ ở vùng Đông Nam

Bộ kéo theo một lượng công nhân cũng vô cùng lớn, phát sinh một lượng lớn các loại chất thải sinh hoạt của công nhân, các chất thải sản xuất của các doanh nghiệp cho vùng này, đồng thời với diện tích rừng hạn chế có khả năng sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của dân cư trong vùng

Bảng 1.1 Phân bố doanh nghiệp chế biến gỗ và rừng trồng năm 2014

Vùng/miền Doanh nghiệp CBG Diện tích rừng trồng

Nguồn: VIFORES và VNFOREST - 2014

1.2.2 Tổng quan cung ứng và sử dụng nguyên liệu gỗ [7] [9]

1.2.2.1 Tổng tiêu thụ nguyên liệu gỗ rừng cho chế biến năm 2014

- Tổng số: 22,3 triệu m3 trong đó:

+ Gỗ nhập khẩu quy tròn: 4,79 triệu m3

+ Gỗ từ rừng trồng tập trung, cây phân tán và gỗ cao su: 17,5 triệu m3

+ Sản xuất dăm mảnh xuất khẩu: 13 triệu m3;

+ Sản xuất các loại ván nhân tạo (MDF, ván ghép thanh, gỗ ép,…) và gỗ xây dựng: 2,3 triệu m3

;

Trang 19

8

Trong đó, chỉ có khoảng 2/3 lượng nguyên liệu gỗ được tạo thành phẩm còn lại một lượng nguyên liệu rất lớn trở thành phế thải hoặc làm chất đốt gây lãng phí

và ảnh hưởng tới môi trường không khí

1.2.2.2 Thực trạng cung ứng nguyên liệu gỗ

Khối lượng gỗ nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến gỗ tăng hàng năm Năm 2003 sử dụng 8,8 triệu m3, năm 2005 là 10 triệu m3; năm 2008 lên 12 triệu m3

và năm 2014 là 22,3 triệu m3

- Nguyên liệu trong nước:

Sử dụng gỗ rừng tự nhiên trong nước giảm dần và gỗ rừng trồng tăng lên hàng năm: Trước năm 2000, gỗ khai thác từ rừng tự nhiên là 1,8 triệu m3 Năm

2000 – 2003 giảm xuống còn 300.000 m3/năm; năm 2008 chỉ còn 180.000 m3/năm Theo Quyết định Số: 2242/QĐ-TTg, ngày 11/12/2014 của Chính phủ, kể từ tháng

12 năm 2014 sẽ cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên trừ các khu rừng đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC (thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Đắk Tô, tỉnh Kon Tum và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm công nghiệp Long Đại, tỉnh Quảng Bình)

Sử dụng gỗ rừng trồng, cây phân tán và gỗ cao su tăng lên: Năm 2012, tổng lượng gỗ khai thác từ rừng trồng, cây phân tán gỗ cao su là 15 triệu m3 trong đó:

+ Gỗ rừng trồng của các doanh nghiệp : 6,5 triệu m3

+ Gỗ từ rừng trồng của HGĐ, cá nhân : 4,5 triệu m3

+ Gỗ vườn, gỗ cây phân tán: 2 triệu m3Năm 2014 tăng lên 17,5 triệu m3 như đã nêu ở phần trên;

Với tốc độ khai thác như ở trên cần có biện pháp cân bằng giữa việc trồng mới và khai thác nếu không muốn mất đi nguồn sinh thái tự nhiên, phá hủy môi trường sống

- Gỗ nhập khẩu:

Giá trị kim ngạch nhập khẩu gỗ hàng năm tăng tỷ lệ thuận với giá trị kim ngạch XK sản phẩm gỗ và chỉ bằng 1/3 giá trị kim ngạch xuất khẩu;

Trang 20

9

Việt Nam nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ và gỗ ván dăm làm nguyên liệu gia công

đồ gỗ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu Ngoài các quốc gia ở Đông Dương, Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là nước cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ hàng đầu cho Việt Nam

1.2.3 Năng lực sản xuất công nghiệp chế biến gỗ [7] [9]

1.2.3.1 Năng lực sản xuất

Sản xuất các sản phẩm xuất khẩu:

- Tổng khối lượng gỗ để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu/năm là 7 triệu m3với giá trị kim ngạch xuất khẩu là 5,7 tỷ USD (năm 2013);

- Tổng giá trị tiêu thụ nội địa năm 2013 là 2 tỷ USD;

- Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ tăng theo hàng năm: năm 2000: 219 triệu USD; năm 2010: 3,5 tỷ USD, trong vòng 10 năm kim ngạch XK đã tăng lên 12 lần so với năm 2000 Năm 2015: 6,9 tỷ USD

1.2.3.2 Thị trường xuất khẩu

- Sản phẩm gỗ Việt Nam đã được tiêu thụ trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các thị trường chính là Hoa Kỳ chiếm 35,91%; Nhật Bản là 15,28%; Trung Quốc chiếm 28%; EU chiếm 12% còn lại là các thị trường khác

- Các sản phẩm gỗ chủ yếu: Đồ gỗ nội thất, bàn ghế ngoài trời; đồ kỹ nghệ;

đồ gỗ xây dựng; các loại ván nhân tạo (MDF, ván ghép thanh, gỗ ép, )

Trang 21

10

Trình độ đầu tiên công nghệ và trang thiết bị đơn giản chủ yếu tiến hành sản xuất nhỏ lẻ, sơ chế Với công nghệ và trang thiết bị như vậy không tránh khỏi những tác động đến môi trường, những loại máy móc đơn giản đa phần không có thiết bị bảo vệ người lao động, có thể gây tiếng ồn lớn, không có thiết bị thu gom bụi và khí độc cũng như xử lý nước thải Với trình độ thứ hai máy móc thiết bị và công nghệ cũng đã được quan tâm hơn nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức trung bình khá không thể tránh khỏi những tác động xấu đến môi trường Các doanh nghiệp sở hữu trình độ công nghệ này cũng có nguồn vốn hạn chế, thường xuyên bỏ qua các bước xử lý chất thải nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất, với quy mô sản xuất lớn nếu không được quan tâm và kiểm tra thường xuyên sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn Trình độ công nghệ thứ ba thường có vốn đầu tư lớn, được đầu tư bởi các nhà đầu tư nước ngoài, được xây dựng các hệ thống xử lý môi trường nhưng cần có chế tài quản lý tốt nếu không sẽ thành bãi công nghiệp cho các doanh nghiệp nước ngoài

1.2.3.5 Tình trạng lao động:

Toàn ngành công nghiệp chế biến gỗ đã thu hút được trên 300.000 lao động trực tiếp và gián tiếp Các lao động tại các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn được đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng sản xuất, vận hành và kỹ năng về quản

lý, tổ chức sản xuất để thích ứng với yêu cầu sản xuất, công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh

Với lượng lao động đông đảo thì vấn đề chất thải sinh hoạt cũng là vấn đề đau đầu với các nhà quản lý Tại các khu công nghiệp tập trung hay tại các doanh nghiệp có khu ở tập thể của người lao động nếu không có các bể xử lý nước thải sinh hoạt hay các biện pháp xử lý chất thải rắn sẽ gây bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước ngầm và ảnh hưởng đến môi trường sống của cư dân trong vùng

1.2.4 Định hướng và các giải pháp [7] [9]

1.2.4.1 Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đến 2020 và định hướng đến 2030

Trang 22

- Lao động qua đào tạo về chế biến gỗ đạt 800.000 người vào năm 2020 và 1.200.000 người vào năm 2030;

- Hỗ trợ và thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền đến các doanh nghiệp về vấn đề môi trường và sức khỏe người lao động đến năm 2030 có trên 80% doanh nghiệp, cơ sở có đầy đủ các biện pháp xử lý chất thải và biện pháp bảo hộ lao động

* Quy hoạch sản phẩm:

- Sản xuất ván nhân tạo:

Bảng 1.2 Sản xuất ván nhân tạo

Tổng công suất SP Đơn vị tính 2011 - 2015 2016 - 2020 2021 - 2030

Ván dăm m3 SP/năm 100.000 100.000 100.000 Ván sợi m3 SP/năm 1.200.000 1.600.000 1.800.000

Gỗ ghép thanh m3 SP/năm 800.000 1.000.000 1.500.000 Các loại ván nhân tạo khác m3

SP/năm 200.000 300.000 500.000 Lượng formaldehyde tự do trong sản xuất ván nhân tạo là rất đáng kể nhất là trong sản xuất ván dăm, ván sợi, nên với công suất sản xuất sản phẩm như bảng trên cần có những biện pháp hoặc công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm thiểu formaldehyde tự do, tác nhân gây ung thư cho người sử dụng

- Sản xuất đồ gỗ: Đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu Khối lượng sản phẩm đồ gỗ nội địa đạt 2,8 triệu m3 SP/năm (2020) và 4,0 triệu m3SP/năm (2030) Khối lượng sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu đạt 5,0 triệu m3 SP/năm (2020) và 7,0 triệu m3

SP/năm (2030)

Trang 23

12

Với diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh và nhu cầu về sản phẩm đồ gỗ tăng nhanh như hiện nay, đi đôi với quy hoạch sản xuất đồ gỗ cần có quy hoạch phát triển rừng trồng thay thế nhằm cân bằng hệ sinh thái tự nhiên

- Sản xuất dăm mảnh: giảm dần việc chế biến và xuất khẩu, tiến tới ngừng xuất khẩu mặt hàng này vào năm 2020 Sản xuất mặt hàng dăm mảnh cũng cần quản lý tốt việc sử dụng hóa chất trong ngâm tẩm bảo quản dăm, tránh gây thất thoát ra môi trường, vì để ngừng xuất khẩu một lượng lớn dăm mảnh vào năm 2020 cũng là thách thức trong công nghệ sản xuất sản phẩm của loại nguyên liệu này

1.2.4.2 Định hướng về phát triển và sử dụng nguyên liệu gỗ:

* Giai đoạn 2016 – 2020:

Kế hoạch khai thác: đến năm 2020, dự kiến khai thác được khoảng 25 triệu

m3/năm (tăng 5 triệu m3, tương ứng với 25% so với năm 2015, tăng bình quân 5%/năm), bao gồm:

- Gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung: 21 triệu m3, trong đó có khoảng 7 triệu m3 đạt tiêu chuẩn gỗ lớn, tương ứng 33%;

- Cây trồng phân tán: 2 triệu m3/năm;

- Gỗ cao su thanh lý: 2 triệu m3/năm (đủ tiêu chuẩn gỗ lớn)

* Kế hoạch sử dụng nguyên liệu:

- Giai đoạn 2016 – 2020, mỗi năm sử dụng khoảng 25 triệu m3 nguyên liệu chế biến trong đó:

- Chế biến đồ mộc xuất khẩu: 9 triệu m3 (tổng nhu cầu là 13 triệu m3, trong

đó gỗ nhập khẩu 4 triệu m3/năm) Trong đó: gỗ cao su 2 triệu m3, gỗ rừng trồng tập trung 7 triệu m3;

- Sản xuất dăm xuất khẩu: 6 triệu m3/năm, tương ứng với 3 triệu m3 sản phẩm;

- Sản xuất ván MDF: 3 triệu m3 (giai đoạn 2016 – 2020 sẽ có 10 nhà máy đi vào hoạt động);

- Sản xuất ván ghép thanh và các loại ván khác: 2 triệu m3/năm;

- Gỗ xây dựng cơ bản và sản xuất đồ mộc nội địa 4 triệu m3/năm

Trang 24

13

1.2.4.3 Một số giải pháp chủ yếu:

Để phát triển ngành chế biến gỗ đi đôi với bảo vệ môi trường các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ nên áp dụng các công nghệ và thiết bị tiên tiến vào sản xuất tại cơ sở, vừa tiết kiệm tối đa chi phí, tận dụng tối đa nguyên liệu, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường

* Tầm nhìn chiến lược đến năm 2020:

- Tầm nhìn đến năm 2020 và cả sau đó là: “Việt Nam là nơi sản xuất đồ gỗ

từ nguồn gỗ hợp pháp về bền vững” Nguồn gốc nguyên liệu “sạch” có quy hoạch rừng trồng thay thế vùng đã khai thác

- Chiến lược phát triển ngành đến 2020 là: “Lấy chế biến gỗ làm trung tâm

để phát triển các ngành phụ trợ và kinh tế lâm nghiệp, gắn với mục tiêu phát triển nông thôn” Mục tiêu cần đạt được là giá trị xuất khẩu 15 tỷ USD, thay vì 7 tỷ USD vào năm 2020 như đã từng kỳ vọng trước đây Hiện nay một số thị trường nước ngoài đã dừng nhập khẩu đồ gia dụng ván nhân tạo từ Việt Nam do lượng formaldehyde tự do phát ra từ các sản phẩm này vượt quá tiêu chuẩn cho phép Để đạt được giá trị xuất khẩu như ở trên ngành công nghiệp sản xuất ván nhân tạo cần

có biện pháp thay thế hoặc làm giảm lượng formaldehyde trong keo hoặc gia tăng sản xuất các sản phẩm mộc thay thế các sản phẩm từ ván nhân tạo

- “Đưa chế biến gỗ vào danh mục ngành kinh tế mũi nhọn” đến năm 2020, với những chính sách khuyến khích, các biện pháp đồng bộ và quyết tâm thực hiện của các ngành, các cấp có liên quan Cần sự ủng hộ và kiểm tra gắt gao của các ngành có liên quan trong quá sản xuất và bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động

- Chính sách tạo nguồn nguyên liệu:

Chính phủ nên xem xét ban hành các chính sách:

+ Cho vay trồng rừng dài hạn hơn (trung bình khoảng 12 năm) để lâm dân có điều kiện duy trì rừng đến sau 10 năm tuổi, tỷ lệ sinh khối nhiều hơn, tỷ lệ sử dụng

gỗ cao hơn (khoảng 35- 40%)

Trang 25

+ Bên cạnh đó thực hiện chính sách trồng rừng thay thế sau khai thác để đảm bảo hệ sinh thái xanh của khu vực đó

- Chính sách nguồn nhân lực:

+ Khuyến khích các trường đại học, cao đẳng mời thỉnh giảng với số tiết nhất định những cán bộ đã có kinh nghiệm thực tế Cho sinh viên đi thực tập thực tế nhiều hơn

+ Hỗ trợ chi phí để các Hiệp hội tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về quản trị sản xuất, thiết kế, chất lượng,… công nhận giá trị chứng nhận do Hiệp hội cấp

+ Hỗ trợ doanh nghiệp về giáo trình căn bản và một phần chi phí đào tạo Giáo án do doanh nghiệp tự viết phù hợp với nhu cầu đào tạo của họ

+ Đưa các môn học về bảo vệ môi trường vào chương trình học

+ Tăng cường tuyên truyền phổ biến đến người lao động về vấn đề môi trường và ý thức bảo vệ môi trường, mở các lớp tập huấn bảo hộ lao động cho công nhân

+ Có cơ chế đánh giá máy móc, dây chuyền thiết bị cũ để cấp phép cho chọn lọc, ưu tiên các đơn vị có hợp đồng liên kết đầu ra

Trang 26

15

+ Phân tích đánh giá tác động của công nghệ sản xuất hoặc máy móc thiết bị đến môi trường xung quanh, đi đến lựa chọn công nghệ sản xuất cũng như máy móc thiết bị phù hợp vừa nâng cao hiệu quả sản xuất vừa giảm thiểu tác động đến môi trường

1.3 Vấn đề môi trường trong công nghiệp chế biến gỗ

Trong tổng số khoảng 3.000 doanh nghiệp chế biến gỗ hiện có thì khoảng hơn 50% số cơ sở chế biến có quy mô nhỏ, trang thiết bị đơn giản và chưa có biện pháp hạn chế các nguồn gây tác động đến môi trường Chỉ những doanh nghiệp quy mô lớn, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu mới có khả năng đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, ngoại trừ công nghiệp sản xuất giấy và việc phát thải formaldehyde tự do khi sản xuất ván dán, ván dăm, ván sợi thì ngành công nghiệp chế biến gỗ ít gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Với công nghệ hiện nay, công nghiệp chế biến gỗ tạo ra các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu sau:

1.3.1 Chất thải rắn

Trong công nghiệp chế biến gỗ, chất thải rắn chủ yếu phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm: Vỏ cây, bìa bắp, cành ngọn, mùn cưa, phoi bào Tùy theo mục đích sản xuất các sản phẩm cuối cùng mà chất thải rắn phát sinh với lượng khác nhau

Hình 1.1 Chất thải rắn trong công nghiệp chế biến gỗ

Trang 27

16

Đối với các cơ sở sản xuất ván dăm, ván sợi, dăm mảnh thì chất thải rắn chủ yếu là vỏ cây, bụi gỗ dạng mịn Do đặc thù công nghệ sản xuất có khả năng tận dụng nguyên liệu gỗ cao nên lượng phế thải rắn của loại hình sản xuất này không lớn Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, các công đoạn băm, nghiền dăm phát sinh nhiều chất thải rắn bằng bụi mịn, gây ô nhiễm môi trường không khí trong phân xưởng sản xuất Một số cơ sở sản xuất ván dăm, ván sợi quy mô lớn như nhà máy MDF Gia Lai, nhà máy MDF Đông Hà – Quảng Trị, nhà máy MDF Bình Phước đã được đầu tư hệ thống hút bụi trực tiếp tại các công đoạn sản xuất phát sinh bụi gỗ mịn Còn lại các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ hầu như chưa được quan tâm đầu tư Đây là một trong các nguy cơ gây các bệnh về đường hô hấp cho người lao động

Đối với các cở sở sản xuất gỗ xẻ, ván ghép thanh, đồ mộc chất thải rắn bao gồm vỏ cây, bìa bắp, cành ngọn, mùn cưa, phoi bào, bụi gỗ mịn Ước tính với tỷ

lệ sử dụng gỗ khoảng 50% đối với các sản phẩm mộc thì lượng phế thải rắn phát sinh là rất lớn Nguồn phế thải này thường được các cơ sở sản xuất tận dụng làm nhiên liệu đốt để cung cấp nhiệt cho nồi hơi Tuy nhiên ở phần lớn các cơ sở sản xuất nhỏ, phân tán không đầu tư thiết bị sấy gỗ thì lượng phế thải rắn này chưa được thu gom để sử dụng có hiệu quả, mà thường được đốt tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường Mặt khác, nguồn phế thải rắn nếu không quản lý tốt sẽ là một nguy cơ gây cháy cho cơ sở sản xuất Nếu phát triển cơ sở chế biến gỗ theo quy hoạch, theo từng cụm thì có thể tận dụng tối đa lượng phế thải rắn để sản xuất ván dăm, viên đốt, làm giá thể nuôi trồng nấm

Vấn đề phát sinh bụi mịn tại các công đoạn chế biến từ khâu xẻ đến khâu đánh nhẵn là rất lớn Nhiều nhà máy chế biến gỗ có quy mô công nghiệp đều bố trí

hệ thống thu hồi bụi nhưng khá đơn giản (Cyclon đơn), chỉ có khả năng thu hồi bụi có kích thước lớn mà không có khả năng thu hồi bụi tinh từ các công đoạn chà nhám, đánh bóng Hiện nay, một số cơ sở chế biến gỗ đã có một số công nghệ xử

lý bụi hiệu quả như: Hút bụi túi di động, hút trực tiếp từng máy; Hệ thống hút bụi

Trang 28

17

và xử lý bụi dùng Cyclon lọc; Hệ thống hút bụi và xử lý bụi dùng Filter lọc; Hệ thống hút bụi và xử lý bụi tự động Optiflow

1.3.2 Chất thải lỏng

1.3.2.1 Nguồn nước thải ô nhiễm trong chế biến gỗ

Trong ngành chế biến gỗ từ các quá trình sản xuất keo dán, xử lý nhuộm màu

và tẩy trắng gỗ, xử lý bảo quản đối với gỗ, hệ thống phun sơn đồ gỗ có trang bị màng nước để thu bụi sơn,… là những nguồn chủ yếu tạo ra nước thải công nghiệp Bởi vì, trong các quá trình này đều cần đến một lượng lớn nước công nghiệp dùng

để làm dung dịch, làm nước pha loãng, làm nước truyền tải sợi, nước rửa, nước thu bụi,… trong nước thải còn chứa một lượng lớn các dung dịch hữu cơ, các chất có độc và những loại chất phế thải khác Nếu như không được xử lý thích hợp mà thải trực tiếp ra môi trường, thì nó không những sẽ làm ô nhiễm đối với nguồn nước ở các sông suối, ao hồ hay đọng lại ở các con sông, mà nó còn có thể gây bụi nguy hại đối với sự sống và sự sinh sản của các hệ sinh vật dưới nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đồng thời cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp

Hình 1.2 Nước dùng để ngâm tẩm gỗ

Trong quá trình tổng hợp keo cũng sẽ tạo ra ô nhiễm đối với nguồn nước bao gồm: nước thải từ công đoạn sản xuất keo, nước rửa các thiết bị pha chế keo và

Trang 29

Những chất trong gỗ có khả năng hòa tan như: các loại đường, hemicelluloses, lignin, tannin,… Hemicellulose và lignin ở một điều kiện nhất định

sẽ phát sinh các phản ứng phân giải và tùy thủy phân, tạo thành rất nhiều các hợp chất hữu cơ có khả năng hòa tan trong nước Những chất hòa tan trong nước này sau khi đi vào trong nước, một bộ phận sẽ cần khí oxy để phân giải, làm giảm lượng oxy ở trong nước, bộ phận còn lại cũng sẽ phát sinh những phản ứng hóa học gây ô nhiễm cho nguồn nước

Ngoài ra trong nước thải của chế biến gỗ có chứa rất nhiều các nguyên tố kim loại như: aluminium (Al), iron (Fe), molybdenum (Mo), chromium (Cr), nickel (Ni), zinc (Zn), barium (Ba),… Các nguyên tố này ở trong nước rất ổn định, về cơ bản không thể bị vi sinh vật oxy hóa phân giải, chúng sẽ làm tăng hàm lượng các nguyên tố kim loại có ở trong nước, thông qua thực vật để đi vào cơ thể người sẽ tạo ra hiện tượng trúng độc mãn tính cho con người

Trong nước thải của công nghiệp sản xuất đồ gỗ có sử dụng các loại keo, trong keo có chứa các chất phenol, formaldehyde, hay các chất keo tổng hợp Những chất này đều có độc tính đối với con người, khi chúng đi vào trong nước sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của các sinh vật trong nước, ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, khi nước đã bị ô nhiễm thì không thể sử dụng được, cũng không thể dùng để tưới cho các cây trồng nông nghiệp được

Trong ngành chế biến gỗ có dùng một số chất hóa học có tính hòa tan hoặc không có tính hòa tan trong nước như: paraffin, hóa chất chống côn trùng hại gỗ,

Trang 30

19

thuốc chống mốc,… Khi nước thải có chứa những hóa chất này, nếu như không được xử lý mà thải trực tiếp vào nguồn nước thì sẽ rất có hại đối với con người cũng như các loài sinh vật sống trong nước

1.3.3 Chất thải khí

1.3.3.1 Khí thải, bụi từ dây chuyền công nghệ sản xuất

Do dây chuyền công nghệ chế biến các sản phẩm từ gỗ bao gồm rất nhiều các công đoạn gia công khác nhau, ở mỗi công đoạn tùy thuộc vào cách gia công sẽ phát sinh ra các loại bụi với kích thước và nồng độ khác nhau Các công đoạn có khả năng phát sinh bụi nhiều nhất là các công đoạn sơ chế nguyên liệu gỗ và gia công chi tiết (bao gồm cưa, bào, xẻ gỗ, chà nhám, đánh bóng gỗ) chủ yếu là bụi mùn cưa Ngoài ra, bụi còn phát sinh từ sự bốc dỡ gỗ nguyên liệu từ các phương tiện vào kho, sự vận chuyển gỗ nguyên liệu từ kho đến khu vực gia công

Trong công đoạn phun sơn và đánh vecni lên bề mặt sản phẩm Công ty sử dụng các loại sơn khác nhau để làm tăng giá trị sử dụng và tạo màu sắc cho sản phẩm, từ đó làm phát sinh bụi sơn và hơi dung môi

Quá trình vận hành máy phát điện dự phòng và lò hơi sẽ phát sinh một lượng lớn khí thải chứa nồng độ các thành phần ô nhiễm: bụi, SO2, NOx, CO,…

1.3.3.2 Khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông vận tải

Các phương tiện vận tải phục vụ cho việc di chuyển chở nguyên liệu và hàng hóa ra vào khu vực nhà máy cùng với các loại xe chở công nhân, xe du lịch và xe vãng lai trong quá trình vận hành sẽ thải ra khói thải chứa các thành phần: bụi, CO,

SOx, NOx… Tải lượng chất ô nhiễm chứa trong khí thải giao thông vận tải phụ thuộc vào số lượng xe lưu thông, chất lượng nhiên liệu sử dụng, tình trạng kỹ thuật phương tiện và chất lượng giao thông

1.3.3.3 Nguồn gốc tạo ra khí ô nhiễm trong nhà máy chế biến gỗ

Chủng loại của khí thải dạng hóa học trong ngành chế biến gỗ có rất nhiều qui nạp lại chủ yếu gồm: benzene, gốc amino (-NH2), gốc nitro (-NO2), gốc alkyl, nguyên tố halogen, sulfonic acid, các acid hữu cơ, lead (chì, Pb), mercury (thủy ngân, Hg), chromium (Cr), các nguyên tố kim loại có độc chloride (Cl) hydrogen

Trang 31

20

chloride (HCl), hydrogen fluoride (HF), sulfate dioxide (SO2), ammonia (NH3), phosgene (COCl2), dimethyl sulfate (C2H6O4S), bromine methyl hydride, phosphine (PH3), formic acid (HCOOH), formaidehyde (HCHO), carbon monoxide (CO), hợp chất của cyanide (CN), hydrogen sulfide (H2S) và các loại khí có độc của keo tổng hợp….Những loại khí hoặc hóa chất này sẽ trực tiếp gây hại đối với sức khỏe của con người, đồng thời chúng gây ra sự ô nhiễm cho môi trường

Thông thường, các quá trình hoặc các bước công nghệ tao ra khí thải hóa học trong ngành công nghiệp chế biến gỗ có thể được khái quát thành các mặt sau:

a) Trong quá trình phun sơn trang sức đối với đồ mộc, sẽ làm cho một lượng dung dịch hóa chất bay vào không khí

b) Do các quá trình phản ứng hóa học hoặc biến đổi vật lý ở trong không khí

mà cũng có thể tạo thành những chất ô nhiễm cho môi trường

1.3.3.4 Sự nguy hại của khí thải trong công nghiệp chế biến gỗ

Chủng loại nguyên liệu khác nhau thì độc tính của khí thải gây hại đối với môi trường cũng không hoàn toàn giống nhau Đối với những loại khí có chứa benzene, gốc amino, gốc nitro, nguyên tố halogen, sunfonic hay các hợp chất của alkyl, chúng có thể thông qua sự hấp thụ của da hoặc là qua đường hít thở đi vào bên trong cơ thể mà dễ dàng dây độc cho cơ thể; trong công nghệ trang sức đồ mộc

sẽ có một lượng dung dịch được bay hơi vào không khí, nếu như nồng độ của chúng quá cao, có thể gây hại nghiêm trọng đến thần kinh của con người, dễ tạo thành các căn bệnh như chóng mặt, hôn mê, co giật,… Nếu các khí bay ra có nồng độ thấp thì cũng có khả năng tạo thành đau đầu, mỏi mệt

Chì (Pb) trong công nghiệp hay các hợp chất được hình thành từ bụi chì, khói chì, thông qua đường hô hấp để đi vào cơ thể, hoặc thông qua tay hay thực phẩm bị

ô nhiễm để đi vào đường tiêu hóa Khi bị nhiễm độc bởi chì có thể tạo thành những triệu chứng như: đau bụng, thiếu máu, tê liệt, bệnh về não, suy nhược thần kinh, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, mê nhiều, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa

Thủy ngân và các hợp chất của nó (như mercuric chlorid HgCl2 và các hợp chất vô cơ, hữu cơ khác) đều là những chất rất độc, hơi hoặc bụi của chúng có thể

Trang 32

Hiện nay, các bộ phận sản xuất trong ngành chế biến gỗ đã sử dụng rộng rãi những loại keo tổng hợp, trong đó thường thấy nhất có keo UF, keo PF và keo epoxy Những loại keo này không những sẽ gây ra độc tính nhất định đối với cơ thể con người, mà còn trong quá trình sử dụng dễ bị phân tán gây độc hại cho môi trường không khí, như phenol tự do, aldehyde tự do,…đều là những chất có kích thích gây hại Thực tiễn chứng minh, nếu tiếp xúc với những dung dịch, thể khí hay bụi của keo tổng hợp trong thời gian dài, sẽ có thể làm xuất hiện những triệu chứng như: mọc mụn trên da, phù, khô da, nứt nẻ, hay những bệnh về đường hô hấp hoặc

về mắt

Khí formaldehyde (HCHO) tự do là một thể khí có hại điển hình nhất trong ngành công nghiệp chế biến gỗ, nó gây hại nghiêm trọng đến cơ thể của con người Tính năng phản ứng giữa formaldehyde với protein là rất cao, nó thuộc nhóm chỉ phản ứng theo một chiều, tạo thành những hợp chất không có khả năng hòa tan, không lưu thông, rất có hại cho sức khỏe của con người Nếu tiếp xúc với formaldehyde trong thời gian dài có thể sẽ làm cho da bị mất khả năng đàn hồi, nếu lượng formaldehyde đi vào cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến làm giảm thị lực hay xuất hiện những căn bệnh về gan Nếu như formaldehyde tự do trong không khí đến một nồng độ nhất định, thì sẽ làm cho con người sống trong môi trường đó dễ phát sinh

Trang 33

22

những triệu chứng như: bị kích thích về da và mắt, khó thở, đau đầu, buồn nôn, thậm chí là hôn mê Căn cứ vào xác định, chỉ cần trong không khí có chứa một hàm lượng là 0,1 mg/m3

formaldehyde đạt đến giá trị từ 2,4 – 3,6 mg/m3, thì sẽ có tác dụng kích thích rất mạnh đối với mắt, mũi, họng, đặc biệt là thần kinh trung ương, nếu như hệ thống thông gió trong nhà xưởng không tốt, rất dễ làm cho người công nhân cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, thậm chí là bị độc Các nghiên cứu cho thấy, formaldehyde ở trong máu và trong gan, sẽ nhanh chóng bị oxy hóa tạo thành formic acid (HCOOH), nếu như nồng độ của formic acid ở trong máu quá cao sẽ làm cho giá trị pH của máu dao động quá lớn, dẫn đến một số ống quản dẫn máu bị trúng độc acid

Hiện nay, ván nhân tạo càng ngày càng được sử dụng nhiều ở trong môi trường gia đình Lượng formaldehyde tự do ở trong ván sẽ bốc hơi dần dần, liên tục trong thời gian dài giải phóng ra ngoài môi trường, nó sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường, nó sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường bên trong phòng ở

1.3.4 Ô nhiễm tiếng ồn

1.3.4.1 Khái niệm về môi trường tiếng ồn

Tiếng ồn là một loại sóng âm nên nó có được tất cả những đặc tính của sóng

âm Từ quan điểm vật lý mà xét tiếng ồn là chỉ tổ hợp của âm thanh có cường độ lớn, tần xuất biến đổi không theo một quy luật nhất định, những âm thanh mà con người không hề mong muốn

1.3.4.2 Đặc trưng chủ yếu của môi trường tiếng ồn

a) Môi trường tiếng ồn là sự có hại mang tính cảm giác, tiếng ồn cũng gây ra

sự ô nhiễm cho môi trường như đối với bụi, nước thải và khí thải công nghiệp Nó

là một loại gây hại cho môi trường sinh hoạt của con người, nhưng xét về tính chất gây hại của nó mà nói thì tiếng ồn thuộc loại gây hại về cảm giác, nó là chất gây hại

mà hoàn toàn không có độc tố

b) Môi trường tiếng ồn có được “tính giới hạn, tính phân tán, tính tạm thời”, tiếng ồn ảnh hưởng đến môi trường không mang tính tích lũy, khoảng cách lan

Trang 34

23

truyền có giới hạn, tức là phạm vi ảnh hưởng của môi trường tiếng ồn là có giới hạn, nguồn phát ra tiếng ồn là dạng phân tán nên tiếng ồn có tính phân tán, khi nguồn phát ra tiếng ồn ngừng phát thì tính nguy hại của nó cũng theo đó mà mất đi, tức là sự ô nhiễm của tiếng ồn chỉ có tính tạm thời

Do 3 đặc tính trên của tiếng ồn mà làm cho nó không thể tiến hành xử lý một cách tập trung được, mà cần phải sử dụng những phương pháp đặc thù để tiến hành

xử lý khống chế

Nguồn phát sinh tiếng ồn:

Hoạt động của Công ty làm phát sinh tiếng ồn với các nguồn phát sinh như:

Từ các công đoạn như pha trộn, sấy, rửa và từ quá trình vận hành của các máy móc, thiết bị (máy xẻ, máy chà nhám, máy bào,…) trong các phân xưởng sản xuất Do các phương tiện giao thông vận tải: tiếng ồn này phát ra từ động cơ và sự rung động của các bộ phận xe…

1.4 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.4.1 Khái niệm môi trường [13] [16]

Thuật ngữ môi trường có thể được dùng trong rất nhiều các trường hợp khác nhau như môi trường kinh tế, môi trường vật lý, môi trường pháp lý, Tất cả các thuật ngữ trên đều có điểm chung là: "tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nào đó"

Như vậy bất cứ một sự vật hiện tượng nào cũng tồn tại trong một môi trường của nó

Tuy nhiên môi trường, cái mà loài người hiện nay đang phải đối mặt và nghiên cứu bảo vệ nó là môi trường sống bao quanh con người, nó được định nghĩa như sau:

- Môi trường sống (living environment): là tổng hợp các điều kiện vật lý,

hoá học, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống, sự phát triển của từng cá nhân và toàn bộ cộng đồng người

Trang 35

24

- Theo luật BVMT số 55/2014/QH13: Môi trường bao gồm các yếu tố tự

nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật

- Theo ngành Khoa học môi trường: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu

tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng đến con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như: không khí, đất, nước, sinh vật, xã hội loài người v.v

Như vậy môi trường sống bao gồm các thành phần:

- Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người (đất, nước, không khí, sinh vật)

- Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa người với người tạo nên sự trở ngại hoặc thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người

- Môi trường nhân tạo: là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người

1.4.2 Các chức năng cơ bản của môi trường [8] [13]

1.4.2.1 Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật

Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, kho tàng, bến cảng,…trung bình mỗi người cần khoảng 4 m3không khí sạch để thở; 2,5 lít nước để uống, một lượng lương thực thực phẩm tương ứng với 2000-2400 calo Như vậy chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một không gian thích hợp cho mỗi con người Ví dụ phải có bao nhiêu m2

, hecta hay km2 cho mỗi người Không gian này lại đòi hỏi phải đạt những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, cảnh quan và xã hội Tuy nhiên diện tích không gian sống bình quân trên Trái đất của con người ngày càng bị thu hẹp

Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ khoa học

và công nghệ Trình độ khoa học công nghệ phát triển càng cao thì nhu cầu không gian sản xuất càng giảm Như vậy chức năng này có thể chia nhỏ thành các chức năng như sau:

Trang 36

1.4.2.2 Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho con người

Trong hoạt động sống con người phải liên tục sản xuất để tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu của mình Có thể nói hầu như tất các các dạng vật chất đầu vào đều có nguồn gốc từ tự nhiên như tài nguyên rừng, khoáng sản, đất, nước, không khí,…

1.4.2.3 Môi trường là nơi chứa đựng và đồng hóa chất thải

Trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của con người luôn tạo ra một lượng chất thải, có thể nói càng ngày lượng chất thải đó thải ra càng nhiều Nơi chứa đựng các loại chất thải đó chính là các thành phần của môi trường tự nhiên như môi trường nước (ao, hồ, sông suối, biển) hoặc đất hoặc không khí Trong các thành phần môi trường đó luôn luôn chứa các loại vi sinh vật, chính các vi sinh vật

đó lại có khả năng phân hủy các chất thải thành các dạng vật chất ít hoặc không gây ô nhiễm Đó chính là khả năng tự làm sạch của môi trường Tuy nhiên khả năng tự làm sạch đó chỉ trong một giới hạn nhất định

1.4.2.4 Môi trường là nơi ghi chép lịch sử loài người

- Cung cấp sự ghi chép và lưu giữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa và lịch

sử sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người

- Môi trường là nơi giảm nhẹ tác động của thiên tai đối với con người và sinh vật

1.4.3 Ô nhiễm môi trường [8] [13]

1.4.3.1 Khái niệm:

Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi thành phần và tính chất của môi trường,

có hại cho các hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật

Trang 37

26

Theo luật BVMT số 55/2014/QH13: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật

1.4.3.2 Nhận biết ô nhiễm môi trường

- Bằng trực quan: căn cứ màu sắc bất thường của môi trường (nước), bụi,

- Bằng cảm quan: khó chịu

- Bằng các sinh vật chỉ thị: sự biến mất của các loài sinh vật nhạy cảm với môi trường, hoặc sự thay đổi bất thường về tập tính của chúng

Ba cách trên mang tính định tính, để có cơ sở pháp lý kết luận môi trường

bị ô nhiễm bởi một yếu tố nào đó phải dựa vào thanh tiêu chuẩn của Nhà nước ban hành (quy chuẩn môi trường) Nếu một thông số môi trường nào đó sau khi đo đạc, phân tích bằng các phương pháp tiêu chuẩn mà vi phạm thanh tiêu chuẩn quy định thì được kết luận môi trường bị ô nhiễm bởi thông số đó:

Ví dụ: tại khu dân cư người ta tiến hành đo đạc và phân tích hàm lượng khí

SO2 trong không khí thấy giá trị của nó là 500 mg/m3/h Theo QCVN 05:2013 của BTNMT thì giới hạn tối đa cho phép của thông số này là 350 mg/m3/h Như vậy không khí khu dân cư đã bị ô nhiễm khí SO2

1.4.4 Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường [10]

Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong

hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ

Trang 38

27

Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất

Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu

1.4.4.2 Nguồn gốc nhân tạo:

a Từ sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt: là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người

Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn

và vi trùng Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao

Nước thải đô thị: là loại nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung Thông thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70% đến 90% tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống Nhìn chung, thành phần cơ bản của nước thải đô thị cũng gần tương tự nước thải sinh hoạt

Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm nho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại

Dưới đây là thực trạng ô nhiễm nước ở một vài thành phố tiêu biểu ở Việt Nam

Trang 39

28

+ Theo thống kê của Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường Cần Thơ, trung bình mỗi ngày 1 người dân đô thị Cần Thơ thải ra hơn 0,89 kg rác Lượng rác thu gom đổ vào bãi rác chỉ khoảng 60%, số còn lại người dân đổ ra sông, ao hồ, cống rãnh, kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

+ Không chỉ có hoá chất, rác, bệnh phẩm, trên hầu hết các sông, kênh trên địa phận tỉnh Cần Thơ, người dân đua nhau lấn chiếm lòng sông, làm cản trở dòng chảy, cản trở giao thông đường thuỷ và tranh thủ sử dụng khoảng sông nhỏ hẹp ấy như một hệ thống WC

+ Các bãi rác là nơi chứa đựng sự ô nhiễm rất cao, nếu không được thu dọn,

xử lý triệt để thì nước từ các bãi rác theo nước mưa, chảy vào các ao hồ gần khu dân

cư, hoặc thấm vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm

+ Theo báo cáo mới nhất của Sở KHCN & MT TP.HCM trung bình mỗi ngày sông Đồng Nai và Sài Gòn phải hứng chịu trên 852.000 m3

lượng ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt với hàm lượng DO thấp và COD quá cao (tiêu chuẩn sau này để ước tính nồng độ hữu cơ trong nước)

b Từ các hoạt động công nghiệp:

Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua,

Người ta thường sử dụng đại lượng PE (population equivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải sinh hoạt Đại lượng này được xác định dựa vào lượng thải trung bình của một người trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định Các tác nhân gây

ô nhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất rắn lơ lửng)

Trang 40

29

Ví dụ: Tính PE của nguồn nước thải có lưu lượng là 200 m3/ngày, nồng độ BOD5 của nước thải là 1200 mg/L Lượng BOD5 trung bình do một người thải ra trong một ngày là 50 g/người/ngày

Như vậy, xét đối với thông số BOD5, nước thải của nguồn thải này tương đương với nước thải của một khu dân cư có 4800 người

Có nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nước, trong đó chủ yếu là:

+ Do các hoạt động sản xuất: hiện nay trong tổng số 134 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động ở nước ta mới chỉ có 1/3 khu công nghiệp, chế xuất có hệ thống xử lý nước thải Nhiều nhà máy vẫn dùng công nghệ cũ, có khu công nghiệp thải ra 500.000 m3

nước thải mỗi ngày chưa qua xử lý Chất lượng nước thải công nghiệp đều vượt quá nhiều lần giới hạn cho phép Đặc biệt là nước thải các ngành công nghiệp nhuộm, thuộc da, chế biến thực phẩm, hóa chất có hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, không được xử lý thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng

+ Do khai thác khoáng sản: trong việc khai khoáng công nghiệp thì khó khăn lớn nhất là xử lý chất thải dưới dạng đá và bùn Trong chất thải này có thể có các hóa chất độc hại mà người ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá Trong chất thải ở các mỏ thường có các hợp chất sulfid-kim loại, chúng có thể tạo thành axít, với khối lượng lớn chúng có thể gây hại đối với đồng ruộng và nguồn nước ở xung quanh Bùn từ các khu mỏ chảy ra sông suối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây lũ lụt Một lượng chất thải rất lớn bao gồm chất thải rắn, nước thải và bùn thải hàng năm, không được quản lý và xử lý, gây ô nhiễm môi trường

Hiện tượng ô nhiễm và lắng đọng trầm tích ở các sông và biển do khai thác khoáng sản cũng có thể đe dọa đến đa dạng sinh học trong các thủy vực, đe dọa đến sức khỏe của người dân gần đó, và xa hơn nữa là làm ảnh hưởng đến các cộng đồng sống phụ thuộc vào nguồn nước Các chất thải có thể làm bẩn các nguồn nước dự trữ khác như các túi nước ngầm Xói lở từ các mái dốc không có rừng bao phủ làm các con sông đầy ắp bùn phù sa và làm tăng khả năng lũ lụt Khai thác khoáng sản

Ngày đăng: 03/03/2017, 11:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Trương Bùi Nguyệt Hảo (2014), Bài giảng Thực hành thổ nhưỡng, Ban Nông lâm, Trường Đại học Lâm nghiệp – Cơ sở 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Thực hành thổ nhưỡng
Tác giả: Trương Bùi Nguyệt Hảo
Năm: 2014
8. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ (2000), Đánh giá tác động môi trường, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động môi trường
Tác giả: Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2000
9. Trần Văn Hùng (2005), Thực trang và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ, Tạp chí phát triển và hội nhập, số 22 (32) - tháng 5, 6/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trang và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ, Tạp chí phát triển và hội nhập
Tác giả: Trần Văn Hùng
Năm: 2005
10. Lê Văn Khoa (2003), Khoa học môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học môi trường
Tác giả: Lê Văn Khoa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003
11. Lê Văn Khoa (1996), Phương pháp phân tích đất – nước – phân bón – cây trồng, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phân tích đất – nước – phân bón – cây trồng
Tác giả: Lê Văn Khoa
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1996
12. Bùi Thị Nga, Trần Sỹ Nam (2015), Bài giảng Phân tích và đánh giá lý – hóa nước, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Phân tích và đánh giá lý – hóa nước
Tác giả: Bùi Thị Nga, Trần Sỹ Nam
Năm: 2015
13. Phan Thị Thanh Thủy (2015), Bài giảng Phân tích môi trường, Ban QLTNR & MT, Trường Đại học Lâm Nghiệp – Cơ sở 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Phân tích môi trường
Tác giả: Phan Thị Thanh Thủy
Năm: 2015
1. Bộ TNMT (2011), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT Khác
2. Bộ TNMT (2013), Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05 : 2013/BTNMT Khác
3. Bộ Y tế (2002), Tiêu chuẩn vệ sinh lao động (Theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002) Khác
4. Chi cục thống kê huyện Thống Nhất, Niên giám thống kê huyện thống nhất các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 Khác
5. Cục thống kê tỉnh Đồng Nai, Niên giám thống kê huyện thống nhất các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 Khác
7. Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, Thực trạng và phát triển công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w