TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ KẾ TOÁN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH SƠN LA
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ KẾ TOÁNCỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH SƠN LA
Do điều kiện thời gian hạn chế nên trong quá trình thực tập không tránh khỏi sai sót, em mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và Ban lãnh đạo Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Sơn La để chuyên đề của em hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày 22 tháng 3 năm 2012
Giới thiệu tình hình địa phương
Sơn La là một tỉnh miền núi nằm về phía tây bắc của Tổ quốc, diện tích tự nhiên của tỉnh là 14.210 Km 2 Sơn La giáp Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình, Thanh Hoỏ, Yờn Bỏi, Phỳ Thọ và các tỉnh Bắc Lào dài 290 Km Lịch sử Sơn La có vị trí đáng kể trong khu vực trong mối quan hệ giao lưu kinh tế văn hoá - xã hội và vị trí quan trọng về chính trị an ninh quốc phòng.
Sơn La nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm Song do địa hình chia cắt thành các tiểu vựng nờn vài nơi có khí hậu á nhiệt đới.
Sơn La có ưu thế trên 2 mặt: Diện tích rừng và độ phì nhiêu của ruộng đất. Hiện nay, có gần 1 triệu ha rừng và đất rừng, chiếm 70% diện tích tự nhiên, nhưng chưa được khai thác có hiệu quả Đất dùng vào sản xuất nông nghiệp 130 ngàn ha chiếm 9,8%, hầu hết đất nông nghiệp Sơn La đề ở trên nền đá vụi, cú độ kiềm lớn, cộng với khí hậu mát mẻ nên rất thích hợp cho phát triển nhiều loại cây đặc sản, cây công nghiệp, cây dược liệu Nhiều vật nuôi cú gớa trị kinh tế cao, có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc như: trõu, bũ… Tuy nhiên, trong những năm gần đây khí hậu có nhiều thay đổi khắc nghiệt, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, rét đậm kèm theo sương muối trên diện rộng gây khó khăn trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, gây dịch bệnh cho người và cả gia súc gia cầm.
Trong những năm qua cùng với sự đổi mới nền kinh tế đất nước, Sơn La đã xây dựng các chương trình kinh tế, phát triển công nghiệp hoá theo hướng công,nông nghiệp phát triển toàn diện Lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng tâm, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, quy hoạch cỏc vựng cây con khôi phục nghề truyền thống Thực hiện thành công mục tiêu xoỏ đúi giảm nghốo…
Nhờ có chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, nền kinh tế của Sơn La trong nhiều năm qua có bước phát triển khá kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước Tổng số hộ nghèo giai đoạn 2006 –
2010 là 88.274 hộ / 191.775 hộ, chiếm 46,03% tổng số hộ toàn tỉnh Trong đó hộ nghèo người dân tộc thiểu số ( 12 dân tộc) chiếm 88%, dân tộc Thái là 54% Là năm có tăng trưởng kinh tế cao nhất từ trước đến nay Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, thu nhập bình quân đầu người năm 2006 đạt 3,235 triệu đồng/đầu người, đến năm 2010 đạt 6 triệu đồng/đầu người
Song song với sự phát triển kinh tế, Tỉnh Sơn La cũng có những biến chuyển về mặt văn hoá xã hội, đầu tư cho cơ sở hạ tầng và y tế, giáo dục ngày một tăng lên. Bên cạnh đó tỉnh đã huy động mọi nguồn lực, mọi tổ chức xã hội tham gia vào công cuộc xoỏ đúi giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao trình độ và thu nhập cho người nông dân, nhằm thu hẹp diện đói Tuy có nhiều chuyển biến tích cực, song Sơn La vẫn là một trong số các tỉnh nghèo nhất cả nước Sản xuất hàng hoá chậm phát triển, có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác đúng mức, thu nhập bình quân đầu người thấp.
Dân số Tỉnh gần 1.000.000 người với hơn 200.000 hộ, có 12 dân tộc (trong đó dân tộc Thái chiếm 54%, Kinh 18%, Mông 12%, Mường 8%, Dao 2% ) cùng sinh sống Tỉnh có 11 huyện thị, 203 xã, phường, thị trấn
Do một bộ phận dân cư sống ở nông thôn, vựng sõu, vựng xa sản xuất thuần nông, kỹ thuật lạc hậu và phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, vì vậy tình trạng nghèo đói của Tỉnh Sơn La còn cao, hiện nay toàn Tỉnh có 161 xã thuộc vùng khó khăn, đến cuối năm 2010 có 75.000 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 37% trong tổng số hộ. Mặc dù tỷ lệ hộ đúi nghốo hiện nay đã đạt tới mục tiêu của Tỉnh đề ra là 40%, nhưng theo số liệu khảo sát điều tra, thực tế lại có nhiều hộ tỏi nghốo. Chứng tỏ tỷ lệ nghèo đói của Tỉnh chưa ổn định và chính xác. Điều này cho thấy công cuộc xoỏ đúi giảm nghèo của Tỉnh và trách nhiệm của NHCSXH còn rất nặng nề và cần thiết.
Nghị quyết đảng bộ tỉnh lần thứ XII ( 2006 – 2010 )đã đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế và từng bước giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, xoỏ đúi giảm nghèo, tạo việc làm Trong đó đặc biệt quan tâm đến hộ nghốo vựng sõu vựng sa, vùng dân tộc ít người về cơ sở vật chất điện đường, trường , trạm và chính sách ưu đãi vốn tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng khỏc đó giỳp nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế, ổn định đời sống góp phần đưa Sơn La phát triển cả về kinh tế - xã hội tiến kịp với các tỉnh bạn và góp phần thực hiện mục tiêu CNH_HĐH “ Dân giầu nước mạnh, Xã hội công bằng, dân chủ văn minh” của đảng và nhà nước. Để góp phần thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Sơn La, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Sơn la được thành lập theo quyết định số 32/QĐ-HDQT ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHCSXH Việt nam để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo nghị định 78/NĐ -
CP của chính phủ trên địa bàn toàn tỉnh Đến nay qua 8 năm chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Sơn la đi vào hoạt động, đã triển khai cho vay 10 chương trình/ 12 chương trình của NHCSXH Việt nam, gồm : Cho vay hộ nghèo Cho vay học sinh sinh viên, Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn, Cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, cho vay quỹ quốc gia việc làm, Cho vay hộ nghèo về nhà ở, Cho vay hộ đặc biệt dân tộc thiểu số, Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ…đó được Ngân hàng chính sách xã hội Sơn La triển khai cho vay rộng rãi, để từng bước phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và cải thiện môi trường sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh.
Hiện nay, vốn ưu đãi của NHCSXH đã được triển khai thực hiện đến206/206 xã, phường, thị trấn trong tỉnh, từng bước đưa chính sách tín dụng ưu đãi của chính phủ đi vào cuộc sống, đặc biệt là hộ nghốo vựng sõu, vựng xa,vùng cao biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp, các ngành và nhân dân đồng tình ủng hộ.
Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng Chính sách Xã hội
1 Sự ra đời của Ngân Hàng Chính sách Xã hội Việt Nam.
Tiền thân của NHCSXH Việt Nam là Ngân hàng phục vụ người nghèo, là ngân hàng của người nghèo nờn nú ra đời xuất phát từ nhu cầu bức thiết của người lao động Việc giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp và nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và là một yêu cầu bức thiết không chỉ mang tính xã hội, tính chất nhân đạo giữa con người với con người mà nú cũn mang tính chất kinh tế Bởi lẽ nền kinh tế khi vẫn còn tồn tại một tỷ lệ không nhỏ nông dân nghèo sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề kinh tế xã hội khác, nền kinh tế khó có thể phát triển với tốc độ cao và ổn định. Việc tiếp nhận được nguồn vốn hỗ trợ từ hệ thống ngân hàng chính sách là có ý nghĩa to lớn đối với những hộ nghèo đang cần vốn để sản xuất kinh doanh thay vì phải chấp nhận những nguồn vốn vay đắt đỏ từ những ngân hàng thương mại trong cả nước, khó khăn trong những đIều kiện về tín dụng Từ khi ngân hàng chính sách xã hội ra đời, họ đã có thể được tiếp cận với một nguồn vốn rẻ hơn, những đIều kiện cho vay dễ dàng hơn, góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho người nghèo Có thể tìm hiểu và nghiên cứu cụ thể về ngân hàng chính sách xã hội và những họat động của nó, vì thế cho nên chúng em quyết định lựa chọn NHCSXH Việt Nam làm đề tài nghiên cứu và hy vọng qua đề tài này sẽ có thể giúp chúng em hiểu thêm về hoạt động của ngân hàng chính sách và cách tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này
2.Sự hình thành của chi nhánh Ngân Hàng Chính sách Xã hội tỉnh Sơn La.
Chi Nhánh NHCSXH tỉnh Sơn La được thành lập theo quyết định số: 32/QĐ-HĐQT ngày14 tháng 01 năm 2003 của Chủ tịch HĐQT - NHCSXH Và đi vào hoạt động từ tháng 01 năm 2003 đến nay có mạng lưới hoạt động tại 10 huyện và 1 thành phố.
Khi mới thành lập năm 2003, chi nhánh có 10 cán bộ Đến nay chi nhánh có gần 200 cán bộ Với đội ngũ cán bộ trẻ , khỏe, có trình độ, tâm huyết với hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội.
3 Phạm vi, nội dung hoạt động:
Chi nhánh NHCSXH Tỉnh Sơn La có những hoạt động chính sau:
- Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn Tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng động người nghèo.
- Phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác, vay các tổ chức tài chính tin dụng trong nước và nước ngoài. Vay tiết kiệm, bưu điện, bảo hiểm xã hội Việt nam, vay Ngân hàng nhà nước.
- Được tiếp nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị – xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài.
- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước.
- Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng về thanh toán và Ngân quỹ.
- Nhận làm các dich vụ ủy thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cỏc nhân trong nước, ngoài nước theo hợp đồng ủy thác.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.
4 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Chính Sách Xã hội tỉnh Sơn La:
Chi Nhánh NHCSXH Tỉnh Sơn La có trụ sở giao dịch tại số 51 đường Tô Hiệu, Thành phố Sơn La, có 5 phòng chuyên môn nghiệp vụ, với 31 cán bộ Và
10 phòng giao dịch cấp huyện dều có trụ sở làm việc khang trang, bình quân mỗi phòng giao dịch có từ 9 -> 14 cán bộ , với trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động của ngành.
Mô hình bộ máy quản lý tổ chức của chi nhánh Ngân hàng chính sách Xã hội tỉnh Sơn La
Mụ hình NHCSXH Tỉnh Sơn La được áp dụng theo mô hình quản lý trực tiếp Ban Giám Đốc quản lý toàn bộ các mặt hoạt động kinh doanh của đơn vị
NH mình thông qua việc quản lý tất cả cỏc phũng ban, người quản lý cao nhất là Giám Đốc Mô hình tổ chức này cho phép tổ chức, sử dụng hợp lý nguồn lực, giao những quyền hạn, trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ viên chức, đảm bảo yêu cầu của cơ cấu tổ chức là tính tối ưu, tính linh hoạt có độ tin cậy lớn.
Phòng hành chính tổ chức
Phòng kế toán nghiệp vụ
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng k.tra kiểm toán nội bộ
Phòng giao dịch cấp huyện
Là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc trong việc tổ chức điều hành hoạt động ở Chi nhánh NHCSXH Tỉnh Sơn la, giám đốc chi nhánh có những nhiệm vụ chính sau:
- Tổ chức điều hành các hoạt động nghiệp vụ của hoạt động nghiệp vụ của NHCSXH Tỉnh Sơn la.
- Ban hành quy chế điều hành tại đơn vị sau khi có ý kiến chuẩn của trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH Tỉnh.
- Sơ kết, Tổng kết các hoạt động theo định kỳ và đột xuất, đánh giá phạm vi ảnh hưởng của các hoạt động trình Ban đại diện HĐQT NHCSXH Tỉnh.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp quản lí, bảo tồn, phát triển vốn và tài sản của Ngân hàng.
Phó giám đốc là người giúp việc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của NHCSXH Tỉnh Sơn la theo phân công của giám đốc, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Tại NHCSXH Tỉnh Sơn la giúp việc cho giám đốc có 2 phó giám đốc:
- 1 phó giám đốc phụ trách về lĩnh vực tài chính – ngân quỹ.
- 1 phó giám đốc phụ trách về lĩnh vực tín dụng.
- Phòng tổ chức hành chính
Phòng hành chính - Tổ chức có 6 cán bộ, trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 4 nhân viên.
Phòng hành chính – tổ chức có nhiện vụ chính sau:
+ Xây dựng quy định , quy chế quản lí nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh cán bộ.
+ Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và các phương án, đề án thực hiện công tác tổ chức cán bộ của đơn vị.
+ Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập, theo dõi thường xuyên cán bộ nhân viên trong diện được quy hoạch đào tạo thực hiện quản lý tiền lương, tiền thưởng,phúc lợi và các chế độ bảo hiểm,phụ cấp, trợ cấp đối với người lao động theo qui định của ngành.
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ KẾ TOÁN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH SƠN LA
Hoạt động tín dụng
1 Lý luận chung về công tác cho vay tín dụng hộ nghèo
Ngân hàng Chính sách Xã hội là: Ngân hàng được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khỏc trờn cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5 ngày 01 tháng 9 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, nhằm tách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác ra khỏi hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Tín dụng đối với hộ nghèo là việc sử dụng nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xoỏ đúi giảm nghèo, ổn định kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới.
Hộ nghèo là hộ có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có tên trong danh sách hộ nghèo được Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định theo tiêu chuẩn nghèo do Bộ lao động - Thương binh và xã hội công bố, có thu nhập bình quân đầu người dưới 2tr/người/năm.
Hoạt động của NHCSXH khụng vỡ mục đích lợi nhuận, được nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước.
NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
NHCSXH có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trên phạm vi cả nước, là một pháp nhân có vốn điều lệ, tài sản, con dấu và hệ thống giao dịch từ Trung ương đến địa phương.
Việc cho vay của NHCSXH được thực hiện theo phương thức uỷ thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng uỷ thác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay.
Việc cho vay hộ nghèo của NHCSXH căn cứ vào kết quả bỡnh xột của tổ tiết kiệm và vay vốn Tổ tiết kiệm và vay vốn là tổ chức do các tổ chức chính trị
- xã hội hoặc cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập trên địa bàn hành chính của xã chấp thuận bằng văn bản Hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn do NHCSXH hướng dẫn.
Người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng ưu đãi gồm:
2- Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.
3- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng bộ trưởng.(nay là QĐ 71/2005-QĐ TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005).
4- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
5- Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.
6- Cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn.
7- Cho vay hộ dân tộc thiểu số, đặc biệt khó khăn.
8- Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.
NHCSXH có chức năng khai thác và tập chung các nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với người nghèo và các nguồn vốn khác được Nhà nước cho phép để lập quỹ cho người nghèo vay, thực hiện chương trình của Chính phủ đối với người nghèo
Hoạt động của NHCSXH với chức năng chính là thực hiện chương trình mục tiêu xoỏ đúi giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, phát triển vốn và bù đắp chi phí.
NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp đến hộ nghốo cú sức lao động nhưng thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, không phải thế chấp tài sản, có hoàn trả vốn vay và lãi suất theo quy định.
Tín dụng đối với hộ nghèo và việc nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo, có một vai trò hết sức quan trọng trong qỳa trỡnh chuyển đổi kinh tế ở nuớc ta, góp phần tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển trên mọi lĩnh vực, đồng thời tạo thêm thị trường mới cho Ngân hàng Chính sách Xã hội Vai trò này được thể hiện trờn cỏc mặt sau: a Về kinh tế - xã hội:
Góp phần thúc đẩy các chương trình kinh tế xã hội ở nông thôn, tạo điều kiện để khai thác sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng của nông nghiệp nông thôn như đất đai rừng biển, ao hồ và thế mạnh về con người đồng thời vốn tín dụng còn góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá và điều hoà vốn cho từng vùng, từng ngành giữa các thành phần kinh tế trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam Bên cạnh kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, cũn có hộ gia đình đã và đang được quan tâm phát triển, trong đó có những hộ nghèo chịu sự chi phối rất lớn của chính sách tín dụng b Đối với hộ nghèo:
Hoạt động kế toán – ngân quỹ
1 Chứng từ, kế toán Thu – Chi tiền mặt: a.Chứng từ
Hiện nay Ngân hàng đang sử dụng hệ thống chứng từ in sẵn doNHCSXH Việt Nam quy định Bao gồm chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ,được chia thành các loại sau.
- Chứng từ tiền mặt: Hiện nay Ngân hàng đang sử dụng hệ thống chứng từ in sẵn do NHCSXH Việt Nam quy phiếu thu, phiếu chi, giấy nộp tiền mặt, giấy lĩnh tiền mặt, giấy gửi tiền, giấy rút tiền…
- Bảng kê: Bảng kờ tớnh lói + gốc vay, Bảng kờ cỏc loại tiền, bảng kê thanh toán, bảng kờ cỏc số dư. b Quy trình lập chứng từ
Chứng từ phải được lập đúng theo mẫu do Ngân hàng quy định và phải được ghi đầy đủ các yếu tố theo quy định Không được dùng chứng từ in lại, chứng từ không phải của Ngân hàng, đối với chứng từ có nhiều liờn thỡ nội dung cỏc liờn trong bộ chứng từ phải hoàn toàn khớp đúng.
Chứng từ lập bằng tay phải được ghi bằng loại mực không phai, không được ghi bằng nhiều loại mực.
Chữ viết phải rõ ràng, không được tẩy xoá, nếu sai phải sửa sai theo quy định.
Phải đảm bảo khớp đúng số tiền bằng chữ và số tiền bằng số. c Quy trình thu:
- Căn cứ chứng từ do kế toán chuyển sang, thủ quỹ hướng dẫn khách hàng kê tiền vào bảng kê nộp tiền, kí vào nơi quy định của bảng kê.
- Căn cứ vào số tiền bằng chữ, bằng số trên chứng từ và bảng kê nộp tiền. Tiến hành kiểm đếm nếu xảy ra thừa thiếu thì xử lí: Thiếu thì yêu cầu nộp vào, thừa thì trả lại khách hàng và ghi vào sổ trả tiền thừa.
- Kiểm đếm xong ghi vào sổ nhật kí quỹ, kớ tờn trờn cỏc chứng từ thu tiền. Trả lại khách hàng một liên chứng từ thu và chuyển chứng từ thu trả kế toán. d Quy trình chi:
- Nhận chứng từ chi do kế toán chuyển sang, kiểm tra số tiền bằng chữ,bằng số, chữ kí người lập chứng từ, kế toán kiểm soát , giám đốc Nếu đầy đủ theo quy định thì lập bảng kê chi tiền cho khách
- Vào sổ nhật kí quỹ số tiền chi, giao tiền và bảng kê chi cho khách hàng kiểm đếm, yếu cầu khách hàng kí nhận tiền trên bảng kê và các chứng từ liên quan.
- Chuyển chứng từ chi trả bộ phận kế toán. e Công việc cuối ngày:
- Cuối ngày cộng sổ nhật kí quỹ, đối chiếu tổng thu, tổng chi với bộ phận kế toán xác định số tiền tồn quỹ thực tế so với sổ sách Nếu xảy ra thừa, thiếu quỹ phải xác định rõ nguyên nhân, kiểm tra lại các bảng kê thu chi trong ngày…
- Cuối mỗi ngày yêu cầu kế toán và giám đốc tổ chức kiểm quỹ và kí xác nhận trên sổ nhật kí quỹ (nhiệm vụ của ban kiểm quỹ: Kế toán ghi chép, Giám đốc kiểm tiền, Thủ quỹ xuất tiền và chứng kiến Giám đốc kiểm đếm) Kiểm đếm xong đưa tiền vào kho, két bảo quản theo quy định.
2 Kế toán nghiệp vụ cho vay, thu nợ của NHCSXH tỉnh Sơn la. a Quy trình kế toán cho vay:
- Kế toán nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng do cán bộ tín dụng chuyển đến phải đối chiếu theo danh mục hồ sơ và kiểm soát quản lí theo quy định cho vay hiện hành.
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ cho vay phải theo đúng mẫu đã quy định, sự khớp đúng của bộ hồ sơ vay vốn
Nếu hồ sơ vay vốn của khách hàng nào đảm bảo yêu cầu thì kế toán viên lập phiếu chi bao gồm: ngày lập phiếu chi, họ tên khách hàng, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, số tiền cho vay bằng số, bằng chữ, phần nội dung ghi rõ mục đích cho vay sau đó chuyển cho kiểm soát, người kiểm tra các yếu tố pháp lí của bộ hồ sơ và kí vào phiếu chi tiền sau đó chuyển cho thanh toán viên Thanh toán viờn trỡnh giám đốc kí sau khi bộ hồ sơ đã duyệt thanh toán viên tiến hành lập bìa lưu theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi (sổ nay do khách hàng giữ) sau đó đăng ki mã khách hàng (tối đa là 9 số), đăng kí số khế ước theo quy định của Ngân hàng Các bước tiếp theo là phân loại cho vay, ngày vay, phiếu chi cho bộ phận nhật kí quỹ và chuyển cho thủ quỹ chi tiền Cuối cùng kế toán viên vào máy tính dể đăng kí khế ước cho khách hàng, sau đó thực hiện công việc giải ngõn trờn mỏy.
(1) Hạch toán cho vay bằng tiền mặt:
Nợ TK: cho vay ngắn hạn hoặc cho vay trung dài hạn
(2) Trường hợp cho vay bằng chuyển khoản hạch toán
Nợ TK: Tiền vay ngắn hạn hoặc cho vay trung dài hạn
Có TK: Liên hàng đi nếu chuyển tiền đi địa phương khác
Có TK: đơn vị được hưởng nếu cùng ngân hàng
Ví dụ 1: Ngày 20 tháng 6 năm 2010, giải ngân cho vay hộ nghèo cho khách hàng Giàng A Sỳa – Bản Nậm Tròn, xã Chiềng Sinh, số tiền 20 Triệu Kế toán hạch toán:
Nợ TK: cho vay trung hạn hộ nghèo : 20 Triệu
Có TK: Tiền mặt : 20 Triệu
- Nếu bộ hồ sơ nào sai hoặc còn thiếu thì phải chuyển lại cho bộ phận tín dụng hoàn chỉnh lại b Quy trình kế toán thu nợ, thu lãi:
* Quy trình thu nợ khách hàng:
- Kế toán viên yêu cầu khách hàng vay vốn xuất trình sổ vay vốn và tiết kiệm, hợp đồng tín dụng
- Kế toán rỳt bỡa lưu tờ rời hoặc hợp đồng tín dụng ra khỏi hồ sơ lưu lại quầy giao dịch
- Căn cứ số tiền gốc, lãi do khách hàng trả nợ Kế toán kiểm tra và xác định số gốc lãi khách hàng phải trả, ghi nội dung thu nợ gốc, lãi vào sổ vay vốn hoặc hợp đồng tín dụng của khách hàng, thẻ lưu tờ rời Kế toán viên phải ghi rõ tính lãi từ ngày, tháng, năm vay đến ngày, tháng, năm, số tiền trả gốc, lãi, đồng thời ký vào sổ vay vốn hoặc hợp đồng tín dụng do hộ vay giữ Từ đó lập chứng từ thu nợ (gốc và lãi) cho khách hàng
- Kế toán chuyển chứng từ thu nợ (gốc và lãi) kèm sổ tiết kiệm vay vốn hoặc hợp đồng tín dụng sang cho thủ quỹ thu tiền
Có TK: Cho vay thích hợp
Có TK: 702 xxx - Tài khoản thu lãi tiền vay thích hợp
Ví dụ 2: Ngày 25 tháng 6 năm 2010, thu nợ cho vay hộ nghèo cho khách hàng Lò Thị Xuân – Bản Cọ, xã Hua La, số tiền 10 Triệu Kế toán hạch toán:
Nợ TK: Tiền mặt : 30 Triệu
Có TK: Cho vay ngắn hạn hộ nghèo: 30 Triệu
- Nếu khách hàng trả hết nợ, rút hồ sơ ra để đóng vào hồ sơ tất toán Hồ sơ tất toán được xếp theo thứ tự ngày trả hết nợ, khế ước, sổ vay vốn được xếp trên cùng các giấy tờ khác được xếp liền kề quy định tại CV 126/NHCS - KT ngày 10/03/2003
* Quy trình thu lãi khách hàng:
- Kế toán viên căn cứ vào số tiền lãi do khách hàng nộp hoặc bản kê thu lãi của tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn Kế toán kiểm tra và xác định thời gian thu lãi, số tiền thu lãi kỳ này, ghi nội dung thu lãi vào sổ vay vốn của khách hàng (nội dung ghi rõ tính từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm, số tiền trả lãi kỳ này, đồng thời ký vào sổ vay vốn hoặc hợp đồng tín dụng do hộ vay giữ), lập chứng từ thu lãi cho khách hàng Thông thường hiện nay NHCSXH đang thu lãi theo tháng.
- Kế toán viên hạch toán:
Có TK: 702 xxx - Thu lãi thích hợp
SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Mục tiêu - kế hoạch
Sau khi hoàn thành 2 chương trình quốc gia về giải quyết việc làm- xoỏ đói giảm nghèo thời kỳ 2004- 2007 đã được bộ lao động – thương binh xã hội thông qua,và để tiếp tục công cuộc xoỏ đói giảm nghèo giai đoạn 2008-2010 Tỉnh Sơn La đã định hướng : a Trong ngắn hạn.
Do đặc điểm tâm lý của người dân nghốo cũn rụt rè, tự ti, trình độ dân trí thấp.Vỡ vậy, muốn thực hiện thành công chương trình tín dụng với hộ nghèo, trước hết giúp họ thoát khỏi tâm lý này và khẳng định rằng nếu có vốn và có trợ giúp kỹ thuật chắc chắn họ sẽ thoát khỏi đúi nghốo.
Cần thành lập các tổ nhóm liên kết khi hộ nông dân nghèo vay vốn.Vỡ sự hoạt động của các tổ nhóm này sẽ giúp cho họ tìm đến những người bạn đồng hành trong sản xuất và đời sống, từ đó giúp họ tin tưởng hơn vào sức lực, khả năng vào bản thân mỡnh,khắc phục được tâm lý tự ti rụt rè. b Trong dài hạn
Thực hiện tốt các giải pháp để giúp đỡ cỏc xó nghèo, UBND tỉnh phê duyệt thêm các dự án thuộc chương trình xoỏ đúi giảm nghèo, tập trung các chương trình, dự án lồng ghép cho cỏc xó.
Huy động tối đa mọi nguồn lực cho công tác xoỏ đúi giảm nghèo bằng các nguồn vốn trong và ngoài nước.
Thực hiện đầu tư một số dự án trọng tâm như: Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông cho cỏc xó nghốo.
Trong những năm tới để tăng cường vốn cho vay hộ nghèo NHCSXH Tỉnh Sơn La cần tiếp cận bảo toàn nguồn vốn trung ương giao.
2 Kế hoạch. Để NHCSXH có thể phát triển mở rộng công tác cho vay các đối tượng chính sách xã hội cụ thể là người nghèo thì NHCSXH đã đưa ra phương hướng cụ thể để phát triển một số lĩnh vực sau.
* về nguồn vốn để cho vay :
Ngân hàng đang cố gắng tạo ra nguồn vốn thực sự lớn bên cạnh nguồn vốn vốn để mở rộng cho hộ nông dân nghèo vay vốn thực hiện mục tiêu xoỏ đúi giảm nghèo trong giai đoạn 2005-2010.Bên cạnh đó NHCSXH đang chú trọng việc huy động vốn, bảo toàn và không ngừng phát triển các nguồn vốn để thực hiện mục tiêu xoỏ đúi giảm nghèo chứ không phải vì mục tiêu lợi nhuận.Vỡ vậy, cần huy động các nguồn vốn từ.
* Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Vì đây là ngân hàng 100% vốn nhà nước nên Nhà nước thường dành một tỷ lệ nhất định trong tiết kiệm các khoản chi ngân sách hàng năm để tạo lập quĩ cho vay các đối tượng chính sách xã hội, đặc biệt là quỹ cho vay xoỏ đúi giảm nghèo.
* Đối với các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân.
Thì thường dân cư và cộng đồng những người nghèo thường nhờ NHCSXH quản lý hộ nguồn vốn hộ họ
Ngoài ra, NHCSXH còn có thể huy động nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức kinh tế tài chính, tín dụng và các cá nhân trong nước và ngoài nước Nguồn vốn này được hình thành từ việc trích một phần vốn kinh doanh, nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân để tài trợ theo các chương trình nhân đạo, từ thiện hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo
* Đối với các nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm của hộ nông dân nghèo.
Nguồn vốn này được huy động thông qua nhiều kênh nhưng không thể đáp ứng nếu như NHCSXH không huy động tiền gửi tiết kiệm của dân, người dân tuy nghèo nhưng họ vẫn cố gắng tiết kiệm vì:
+ bản chất của người dân Việt Nam là cần cù chăm chỉ họ vẫn cố dành dụm đồng tiền ít ỏi để phũng lỳc giáp hạt, mất mùa hoặc các nhu cầu đột xuất khác.
+ Người dân có thể tiết kiệm từ mớ rau, con gà, buồng chuối để đề phòng khi gặp khó khăn.
+ Hơn nữa gửi tiết kiệm gần như là một điều kiện bắt buộc để được vay tiền Ngân hàng thì sẽ khuyến khích hộ nông dân để dành tiền gửi
Ngoài các nguồn vốn được huy động ở trên NHCSXH có xu hướng phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội xác định đúng đối tượng phục vụ của NHCSXH là những hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, kinh doanh. Để làm được điều đó chúng ta cần phải đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất một cách có hiệu quả, trên cơ sở đảm bảo khai thác tốt những lợi thế và tiềm năng của địa phương mà đảng và nhà nước đã xác định Đặc biệt coi trọng chương trình mục tiêu xoỏ đúi giảm nghèo, coi đây là mục tiêu cơ bản đảm bảo đến năm 2010 giảm hộ nghèo, xuống dưới mức quy định chung vào năm 2010. Để thực hiện được những mục tiêu cơ bản trên, vai trò của tín dụng ngân hàng hết sức quan trọng, đầu tư để phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn, vừa giúp cho việc đưa khoa học vào sản xuất, thúc đẩy CNH- HĐH, vừa bảo đảm an toàn vốn, trên cơ sở xem xét cụ thể những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất nông lâm nghiệp thời kỳ trước, nhằm khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương Đòi hỏi ngành ngân hàng nói chung và NHCSXH nói riêng phải không ngừng đổi mới nghiệp vụ, đổi mới phương pháp hoạt động, đổi mới mô hình tổ chức tín dụng, đổi mới cơ chế điều hành nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả và chất lượng tín dụng Giải pháp huy động vốn để mở rộng đầu tư cho vay, bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước tại địa phương, để xác định trọng tâm, trọng điểm cần đầu tư cho phù hợp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế với tốc độ cao hơn với hướng chính là tăng cường đầu tư thâm canh ứng dụng khoa học những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi, xác định những vùng trọng điểm của từng loại cây trồng, vật nuôi, cây mũi nhọn, cây đặc sản… Để tập trung đầu tư phát triển tạo ra nhiều khối lượng sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với phân công lao động nông nghiệp nông thôn, tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ Đồng thời, kết hợp phát triển kinh tế hợp tác đổi mới, thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng để nâng cao che phủ của rừng, tăng giá trị sản lượng rừng và cải thiện môi trường sinh thái, từng bước xây dựng nông thôn mới, ổn định nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội đến năm 2010 trên địa bàn Tạo đà cho những bước phát triển mới của những thời kỳ sau.
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại
1 Quán triệt quan điểm cho vay hộ nghèo:
- NHCSXH hoạt động khụng vỡ mục đích lợi nhuận, cho vay hộ nghèo là giải pháp hỗ trợ vốn cho người nghèo nhằm giải quyết nghèo đói.
Hiện nay, NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo với lãi suất ưu đãi Tuy nhiên, đây là nguồn vốn tín dụng với tính chất hoàn trả, cả gốc và lói khỏc cơ bản so với nguồn vốn cấp phát, mang tính chất trợ cấp xã hội.
Cho vay hộ nghèo đòi hỏi phải có thời gian tương đối để hộ nghèo từng bước thích nghi với sản xuất hàng hoá, làm quen dần với hạch toán kinh tế và tạo được một nguồn thu nhập vững chắc, đảm bảo khả năng trả nợ cũng như tái sản xuất mở rộng, tăng thu nhập, thoỏt nghèo.
Trên cơ sở định hướng hoạt động của NHCSXH Tỉnh Sơn La và quán triệt những quan điểm trên đây, việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Tỉnh Sơn La cần tập trung vào những giải pháp sau:
2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo a Thực hiện đúng các quy định cho vay:
Thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, từ khõu bỡnh xét đến xét duyệt củaBXĐGN, UBND cấp xã và cuối cùng là thu nợ có ý nghĩa quan trọng, quyết định chất lượng tín dụng của NHCSXH Nó tạo điều kiện thực hiện chế độ tín dụng công khai và dân chủ trong cộng đồng người nghèo, đồng thời cung ứng vốn đúng đối tượng.
* Xác định đối tượng cho vay:
Trong địa bàn Tỉnh có một số địa phương chưa xác định rõ được đối tượng vay vốn, nờn đã đưa cả những hộ đói thiếu sức lao động hoặc những hộ già cả neo đơn không có sức lao động vào danh sách nghèo đề nghị vay vốn Điều đó dẫn đến có một số quan niệm sai lầm, cho rằng tín dụng đối với hộ nghèo là hình thức cấp phát, mang tính trợ cấp xã hội làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp. Theo quy định chung về cho vay hộ nghèo của NHCSXH thì NHCSXH cấp tín dụng theo nguyên tắc: cho vay hộ nghốo cú sức lao động, có khả năng sản xuất - kinh doanh nhưng thiếu vốn.
Như vậy, cho vay hộ nghèo phải lựa chọn người có điều kiện sử dụng vốn có hiệu quả và có khả năng trả nợ, tránh biến họ thành con nợ và đẩy sâu vào con đường luẩn quẩn.
* Xác định mức vay, thời hạn vay và kỳ hạn nợ:
- Mức vay phải dựa vào nhu cầu sản xuất, chăn nuôi của hộ nghèo, giống cây, con , giá cả thị trường, nguồn vốn của NHCSXH, nguồn trả nợ của người vay.
- Thời hạn vay và kỳ hạn thu nợ phải xác định rõ, dựa vào chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi.
* Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ, nhóm:
NHCSXH Tỉnh Sơn La cho vay trực tiếp tới hộ nghèo thông qua mô hình tổ, nhóm hoạt động vay vốn của tổ nhóm giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác cấp tín dụng cho hộ nghèo.
Vì vậy, NHCSXH Tỉnh Sơn La cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp, để chỉ đạo cấp hội đoàn thể, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ nhóm bằng các biện pháp:
- Thực hiện bỡnh xột công khai, dân chủ để lựa chọn tổ trưởng là người có năng lực, phẩm chất và tâm huyết với hộ nghèo.
- Duy trì củng cố tổ nhóm, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bằng cách thường xuyên tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ cho tổ nhóm để nâng cao nhận
- Chi trả đầy đủ và kịp thời hoa hồng cho tổ trưởng, nhằm động viên tổ thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát tổ trưởng, tránh tình trạng thu nợ, lãi của tổ viên không nộp Ngân hàng. b Cấp tín dụng phải kết hợp với các hình thức chuyển giao kỹ thuật:
Muốn đạt được mục tiêu đầu tư có hiệu quả, nâng cao được trình độ sản xuất, chăn nuôi của hộ nghèo tiến tới xoỏ nghốo bền vững Thì việc đầu tư vốn tín dụng cho hộ nghèo phải được kết hợp một cách đồng bộ, kết nối các chương trình chuyển giao kỹ thuật cho hộ nghèo Tuy nhiên, thực tế cho vay hộ nghèo ở Tỉnh Sơn la, việc kết hợp các chương trình trờn cũn rất hạn chế, nên hiệu quả đầu tư chưa cao Vì vậy, đồng thời với cấp tín dụng cho hộ nghèo cần phải chú ý những vấn đề sau:
- Cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý sản xuất, chăn nuôi.
- Hỗ trợ tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với khoa học, kỹ thuật.
- Kết hợp đồng thời với đầu tư vốn, là hướng dẫn cho hộ nghèo kiến thức kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, cách làm ăn và sử dụng vốn có hiệu quả Và một trong những biện pháp có hiệu quả nhất là:
Thực hiện chuyển vốn cho nông dân nghèo qua các dự án khả thi, theo chương trình kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương. c Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, có tâm huyết nghề nghiệp:
Con người là yếu tố quyết định đến chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo, giải pháp đối với cán bộ cần phải thực hiện như sau:
* Đào tạo bồi dưỡng cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ:
Ngoài nghiệp vụ chuyên ngành thì cán bộ tín dụng phải hiểu biết những vấn đề cơ bản về sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật cây trồng, vật nuôi
* Đội ngũ cán bộ phải thường xuyên được học tập, quán triệt nhận thức tư tưởng, tâm huyết với công tác XĐGN:
Thực hiện đào tạo cán bộ có bài bản sẽ tạo ra một đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ, đó là điều kiện tốt để mở rộng tín dụng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo.
Kiến nghị
1 Kiến nghị với Chính Phủ
Xoỏ đói giảm nghèo là mục tiêu cao cả, là chương trình lớn của Đảng và
Nhà nước ta Muốn thực hiện thành công mục tiêu này đề nghị cần chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan cấp kịp thời và đầy đủ vốn điều lệ cho NHCSXH nhằm khắc phục phần nào thiếu vốn cho vay hộ nghốo.và cỏc đối tượng chính sách xã hội Ngoài ra, Chính Phủ cũng cần ban hành đồng bộ các chính sách kinh tế -xã hội khác tác động đến sự phát triển kint tế khu công nghiệp – nông thôn nói chung và hộ dân nghèo nói riêng.
Chính Phủ cần có chính sách tạo lập nguồn vốn cho vay hộ nghèo, cần làm cho mọi người, mọi ngành nhận thức tạo nguồn vốn để cho vay hộ nghèo là nghĩa vụ, là lương tâm và trách nhiệm của toàn xã hội nhằm tạo điều kiện cho NHCSXH hoạt động chủ động hơn, giúp cho hộ nghèo ổn định đời sống, có thu nhập và từng bước vươn lên.
Chính Phủ cần chỉ đạo các Bộ, các cấp, các ngành tập trung các nguồn vốn ưu đãi vào NHCSXH để thực hiện cho vay ưu đãi hộ nghèo nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia xoỏ đúi giảm nghèo.
Chính Phủ nên chỉ đạo các tổ chức tín dụng Nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH bằng 3 đến 4% số dư nguồn vốn huy động tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước để tạo thêm nguồn vốn cho NHCSXH trong đầu tư vốn cho hộ nghèo.
Chính phủ cần qui định nguồn vốn nhàn rỗi tại ngân sách nhà nước do kho bạc nhà nước quản lý phải gửi vào NHCSXH tạo nguồn vốn có lãi suất rẻ để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Nhà nước nờn cú chính sách động viên các Ngân Hàng Thương Mại, các đơn vị kinh tế có khả năng tài chính tốt góp một phần vốn vào NHCSXH với mức lãi suất thấp hoặc không có lãi để NHCSXH cho vay hộ nghèo.
2 Kiến nghị với nhà nước
- Đề nghị nhà nước cấp đủ vốn điều lệ cho NHCSXH để có điều kiện tài chính triển khai chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Sớm hoàn thiện cơ chế chính sách, điều chỉnh hoạt động của NHCSXH đảm bảo ba yếu tố cơ bản: phù hợp với thông lệ quốc tế, có tính thực tiễn cao và thực sự đi vào cuộc sống, phù hợp với pháp luật.
- Công tác XĐGN thể hiện ở bản chất ưu việt của chế độ Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài, do vậy để xã hội hoá công tác XĐGN là trách nhiệm không chỉ riêng ai, mà phải có sự phối hợp, với trách nhiệm cao của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương Đề nghị Chính phủ tiếp tục có sự chỉ đạo các bộ, ngành, chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa đến công tác XĐGN và hoạt động của NHCSXH.
3 Kiến nghị với UBND Tỉnh Sơn La
- Hiện nay trên địa bàn Tỉnh còn nhiều loại vốn thuộc chương trình cho vay XĐGN nằm rải rác ở một số ban ngành, tổ chức chính trị xã hội, lãi suất cho vay của các tổ chức này khác nhau Tình trạng cho vay chồng chéo gây khó khăn cho công tác quản lý và khó xác định được hiệu quả sử dụng vốn vay Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh sớm đề nghị chính phủ nghiên cứu và chỉ đạo tập trung nguồn vốn này vào NHCSXH để thực hiện theo một chế độ thống nhất.
- Chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan, điều tra thống kê chính xác số hộ nghèo đói tại địa phương để NHCSXH có cơ sở xây dựng kế hoạch huy động vốn cho vay hộ nghèo Mặt khác, khi cho vay đảm bảo đúng đối tượng, có hiệu quả.
- Đề nghị UBND Tỉnh hàng năm có kế hoạch trích ngân sách địa phương từ
2 đến 3 tỷ đồng bổ sung quỹ cho vay XĐGN, lãi thu được của nguồn vốn này cho phép NHCSXH trích lập quỹ rủi ro, bù đắp chi phí, tập huấn nghiệp vụ tổ vay vốn và công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư
- Cùng với các chính sách ưu đãi khác đối với hộ nghèo Đề nghị UBND
III và cỏc xó đặc biệt khó khăn), để hộ có điều kiện vươn lên thoát khỏi đúi nghốo.
- Chỉ đạo các ngành chức năng sớm quy hoạch hoàn chỉnh cỏc vựng cõy, con, ngành nghề, tổ chức tốt công tác đào tạo và chuyển giao kỹ thuật giúp cho hộ nghèo có cơ hội đầu tư dự án có hiệu quả.
- Đề nghị UBND Tỉnh có cơ chế và xử lý rủi ro bất khả kháng nguồn vốn uỷ thác của địa phương kịp thời, để đảm bảo tính khách quan về chất lượng tín dụng, cũng như không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khoán của NHCSXH Việt Nam.
- Để đảm bảo an toàn đồng vốn cho vay, đề nghị UBND Tỉnh Sơn La chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan phối kết hợp với NHCSXH trong việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay Xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân, tham ô, lợi dụng, vay ké, chõy ì, không trả nợ vay Ngân hàng.
4 Kiến nghị với Hội đồng quản trị và NHCSXH Việt Nam
- Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ NHCSXH, để có đủ trình độ chuyên môn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức xã hội rộng rãi, tâm huyết với nghề nghiệp để thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ.
Kết luận
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, vai trò, trách nhiệm của ngàng Ngân hàng nói chung và hệ thông Ngân hàng chính sách xã hội nói riêng là phải không ngừng đổi mới, cải tiến, hoàn thiện cơ chế chính sách cho vay, sao cho phù hợp với nền kinh tế của đất nước và từng bước tiến tới hòa nhập vào sự phát triển khoa học, kĩ thuật công nghệ của hệ thống Ngân hàng thế giới Từ những nhận thức cơ bản về lý luận và thực tế báo cáo này của em cơ bản đã khái quát được những vấn đề có tính lý luận về vai trò quan trọng của Ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn khẳng định đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là đúng đắn tạo điều kiện cho hộ nghèo sản xuất phát triển, góp phần từng bước cải thiện nâng cao đời sống người dân và tạo công ăn việc làm cho người lao động…Nhất là các đồng bào các dân tộc thiểu số Tỉnh Sơn La.
Do thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của cỏc cụ cỏc chỳ trong cơ quan thực tập và các thầy cô giáo để bài viết của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn ban Lãnh đạo Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Sơn La và toàn thể cán bộ công nhân viên trong cơ quan đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong nhà trường đã giúp đỡ em trong thời gian học và thực tập./.
Sơn La, ngày 22 tháng 3 năm 2012