1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên

156 1,5K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 4,09 MB

Nội dung

Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên

Trang 1

ĐINH THỊ XUÂN THẢO

XÂY DỰNG E-BOOK HỌC PHẦN THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HOÁ HỌC

ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành ph ố Hồ Chí Minh – 2011

Trang 2

ĐINH THỊ XUÂN THẢO

XÂY DỰNG E-BOOK HỌC PHẦN THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HOÁ HỌC

ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học

Mã số: 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS Lê Trọng Tín

Thành ph ố Hồ Chí Minh – 2011

Trang 3

Trong quá trình th ực hiện luận văn, tôi được sự giúp đỡ, động viên của rất nhiều người, là nguồn khích lệ lớn lao đã giúp tôi hoàn thành luận văn này

Trước hết, tôi xin gởi lời tri ân sâu sắc đến TS Lê Trọng Tín

Th ầy đã rất tận tình góp ý chuyên môn, vạch ra định hướng, ý tưởng, động viên tôi trong những lúc khó khăn

Tôi xin chân thành c ảm ơn tập thể quí thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong su ốt quá trình học, Phòng sau Đại học trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học và nghiên c ứu

Tôi xin chân thành c ảm ơn các giảng viên bộ môn Hoá và các bạn sinh viên sư phạm Hoá học Trường Đại học Tây Nguyên và các thầy cô đồng nghiệp khác đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm Tôi xin h ết lòng biết ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình và bạn bè Đó là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi hoàn thành luận văn này

Thành ph ố Hồ Chí Minh - 2011

Đinh Thị Xuân Thảo

Trang 6

hoá học”cho sinh viên sư phạm hóa học trường Đại học Tây Nguyên5T 48

2.3 Định hướng thiết kế E-Book “ Thí nghiệm thực hành PPDHHH” cho SV

sư phạm hoá học trường Đại học Tây Nguyên5T 53

Trang 9

CNTT : công nghệ thông tin

HTML : Hypertext Markup Language

– Ngôn ngữ liên kết siêu văn bản ICT : information and communication technology

– Công nghệ thông tin và truyền thông KHTN&CN : Khoa học tự nhiên và công nghệ

VOCW : Viet Nam OpenCourseWare

– Chương trình học liệu mở Việt Nam

Trang 10

Bảng 3.19 Nhận xét của giảng viên về hiệu quả sử dụng E-BookU 122

Bảng 3.20 Nhận xét của SV về hiệu quả sử dụng E-Book 127

Trang 11

Hình 1.3 Mô hình máy chủ VOCW đặt tại mạng LAN của trường 19

Trang 13

mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục

Nhận ra lợi ích này các nước trên thế giới đang tiến hành nghiên cứu và tìm

kiếm những hình thức đào tạo có chi phí thấp mà chất lượng cao đó chính là việc thiết kế và sử dụng sách điện tử (E-Book) E-Book là một mô hình dạy học với sự

hỗ trợ của máy tính nhằm giúp người học đạt các mức độ nhận thức cao trong quá trình học tập Đây là phương thức đào tạo mới đang phát triển trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay

0T

Học phần “Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hoá học” đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong chương trình đào tạo SV sư phạm hoá học Nó giúp SV nắm vững mặt lí luận dạy học (mặt phương pháp) của thí nghiệm hoá học đồng thời rèn luyện cho SV khả năng phân tích mục đích trí dục và đức dục của từng thí nghiệm trong chương trình phổ thông, xây dựng mối liên hệ giữa thí nghiệm với nội dung bài giảng, phương pháp biểu diễn và tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm, phương pháp sử dụng các thí nghiệm ấy vào các bài dạy hóa học

cụ thể

Từ thực tiễn giảng dạy môn “Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hoá học” tại trường Đại học Tây Nguyên, chúng tôi nhận thấy với điều kiện cơ sở vật chất, dụng cụ và hóa chất phòng thí nghiệm còn thiếu thốn; đối tượng SV hầu

hết là người dân tộc thiểu số hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có điểm tuyển sinh đầu vào thấp thì việc 0Trèn luyện phương pháp tiến hành thí nghiệm trong dạy

học hoá học và 0Thỗ trợ 0Thoạt động tự học của SV để chuẩn bị tốt cho các bài thực hành thí nghiệm là hết sức cần thiết Học phần này giúp cho SV rèn luyện kỹ năng,

Trang 14

kỹ xảo tiến hành thí nghiệm, biết sáng tạo trong tiến hành cũng như biết tìm những phương án cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của các trường phổ thông khu vực Tây Nguyên

Xây dựng E-Book nhằm hỗ trợ hoạt động tự học và rèn luyện phương pháp

tiến hành thí nghiệm hoá học cho SV góp phần nâng cao chất lượng đào tạo SV sư

phạm hoá học trường Đại học Tây Nguyên, từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông

17B

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Việc xây dựng E-Book thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho SV sư phạm hóa học ở trường Đại học Tây Nguyên

Khách thể nghiên cứu

Quá trình đào tạo SV sư phạm hóa học ở trường Đại học Tây Nguyên

18B

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

– Nghiên cứu cơ sở lí luận về thiết kế E-Book

– Nghiên cứu nội dung chi tiết học phần Thí nghiệm thực hành phương pháp

dạy học hoá học của trường Đại học Tây Nguyên

– Nghiên cứu các thí nghiệm hoá học trong chương trình lớp 10 phổ thông – Nghiên cứu các phần mềm và cách sử dụng các phần mềm để xây dựng E-Book

– Xây dựng E-Book phần chương trình lớp 10 của học phần “Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hoá học”

Trang 15

– Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng E–book trong việc rèn luyện phương pháp tiến hành thí nghiệm trong dạy học

hoá học và hỗ trợ hoạt động tự học của SV

6 Giả thuyết khoa học

Nếu E-Book học phần “Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hoá học” được xây dựng tốt, có nội dung đầy đủ, khoa học, hấp dẫn, giao diện đẹp sẽ kích thích hứng thú học tập, hỗ trợ tốt cho SV tự học, tự nghiên cứu đồng thời nâng cao

kỹ năng và phương pháp sư phạm trong việc tiến hành thí nghiệm của SV sư phạm hóa học từ đó nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên hóa học tại trường Đại học Tây Nguyên và nâng cao chất lượng dạy học hoá học ở các trường phổ thông khu vực Tây Nguyên

21B

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Các p hương pháp nghiên cứu lý luận

− Đọc và nghiên cứu tài liệu

− Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa trong nghiên cứu các tài liệu lý thuyết có liên quan

7.2 Các ph ương pháp nghiên cứu thực tiễn

− Điều tra tình hình thực tiễn về việc tình hình giảng dạy học phần “Thí nghiệm thực hành PPDHHH”

− Phương pháp thực nghiệm sư phạm

7.3 Phương pháp thống kê toán học

− Dùng các phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu, các kết quả điều tra và các kết quả thực nghiệm để có những nhận xét, đánh giá xác thực

Trang 16

− Sử dụng các phần mềm và công thức để xử lý kết quả thực nghiệm

22B

8 Nh ững đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

– Sử dụng công nghệ thông tin để xây dựng các bài hướng dẫn thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hoá học dưới dạng E-Book làm nguồn tư liệu hỗ

trợ hoạt động tự học, tự nghiên cứu và rèn luyện phương pháp tiến hành thí nghiệm trong dạy học hoá học cho SV sư phạm hoá học trường Đại học Tây Nguyên

− E-Book cung cấp nhiều kiến thức cần thiết cho SV khi tiến hành thí nghiệm

hoá học như kỹ thuật sử dụng một số dụng cụ và hoá chất thí nghiệm thông

dụng, các công tác cơ bản trong phòng thí nghiệm cũng như các biện pháp phòng tránh và xử lý tai nạn khi tiến hành thí nghiệm hoá học

− E-Book giúp SV hiểu kĩ về thao tác, kĩ năng và kỹ thuật tiến hành các thí

nghiệm trong chương trình hoá học lớp 10 THPT đồng thời giúp giảng viên rút ngắn thời gian hướng dẫn trong buổi thực hành thí nghiệm, tăng thời gian rèn luyện kỹ năng biểu diễn thí nghiệm cho SV

Trang 17

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

23B

1.1 T ổng quan vấn đề nghiên cứu

E-Book là phiên bản điện tử của giáo trình giấy và có thể xem trên màn hình của máy tính, nó là sự tích hợp các công nghệ phần mềm dạy học (như công nghệ WEB, công nghệ đa phương tiện để thể hiện các tính năng mô phỏng, tương tác, tích hợp hình ảnh (tĩnh, động), có khả năng thể hiện và truyền tải tri thức nhanh chóng và hiệu quả Vì vậy sử dụng E-Book giúp giảm giờ lên lớp đối với SV do họ

có thể chủ động học tập mọi nơi, mọi lúc

Hiện nay có thể dễ dàng tìm thấy các E-Book phục vụ cho việc học tập của

SV đại học trên mạng internet như trang web E-Book online của Edusoft Team

( 5TUhttp://www.e-book.edu.vnU), trang web thư viện giáo trình điện tử của Bộ GD&ĐT (5TUhttp://ebook.edu.net.vnU) và một số trang web khác như 5TUhttp://www.ebook4u.vnU,

5TU

http://ebook.here.vnU, 5TUhttp://tailieu.vnU, hoặc kho tài nguyên trong các trang web của các trường đại học như Đại học Cần Thơ, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Khoa học tự nhiên thành phố HCM,… Tác giả của các E-Book này là các giảng viên của các trường đại học trong cả nước, các E-Book mang nội dung lý thuyết và bài tập các môn học của SV rất nhiều chuyên ngành khác nhau với 2 định dạng phổ biến là định dạng DOC hoặc PDF Đây chủ yếu là các bài giảng hoặc giáo trình của

giảng viên được đăng tải lên mạng nên thực chất đây chỉ là bản “số hoá” của sách

in Các định dạng khác của E-Book như HTML hay CHM hay multimedia book được hỗ trợ bằng số liệu, hình ảnh (ảnh màu, động hoặc tĩnh), phim, âm thanh,

nhằm hỗ trợ hoạt động tự học của SV đại học còn rất ít và chưa phổ biến

Định dạng CHM là một dạng E-Book rất thông dụng trên mạng internet do tính phổ biến, sự gọn nhẹ, dễ chia sẻ, dễ làm, dễ tuỳ biến và dễ sử dụng của nó

4T

CHM là viết tắt của Compile HTML.4T Các file này có phần mở rộng là CHM Đây là một file ban đầu được Microsoft sử dụng để làm file trợ giúp cho các ứng dụng trong Microsoft Window, nhưng về sau do có những ưu điểm và tính năng vượt trội

mà thường được sử dụng như là một định dạng E-book Từ hệ điều hành Window98

Trang 18

trở đi, các tài liệu CHM chạy dễ dàng trên môi trường Window mà không cần thiết

phải cài đặt bất cứ phần mềm hỗ trợ4T Đồng thời cùng một nội dung nhưng định dạng CHM có dung lượng nhỏ hơn khá nhiều so với các định dạng khác, do vậy chia sẻ nhanh chóng hơn Trong E-Book mục lục được thiết kế dạng hình cây thư mục, vì vậy dễ dàng có được cái nhìn tổng quát và có thể tuỳ biến chọn lựa nội dung cần đọc Giao diện E-Book rất thân thiện với người dùng vì nó giống như các file help

đi kèm các phần mềm của Microsoft Người thiết kế có thể đưa vào E-Book những công cụ multimedia như hình ảnh, âm thanh, phim, liên kết,… làm cho E-Book trở nên sinh động, hấp dẫn người đọc Dung lượng E-Book rất nhỏ vì vậy dễ dàng chia

sẻ qua mạng internet hoặc ghi vào đĩa CD, DVD, người học có thể học mọi nơi mọi lúc mà không cần trực tuyến trên mạng Với những ưu thế vượt trội như trên, E-Book định dạng CHM được rất nhiều người quan tâm thiết kế nhưng chủ yếu phục

vụ cho việc tự học tin học, tự học ngoại ngữ hoặc tự học các nghề phổ thông Các Book định dạng CHM có nội dung hoá học có thể tìm thấy trên mạng internet như

E-ảo thuật hoá học.chm; sổ tay kiến thức hoá học THPT.chm; tra cứu hoá lớp 10,11,12.chm,… Các E-Book này đều được đầu tư công phu về nội dung, tuy nhiên

về mặt multimedia hầu như không có

Học phần “Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hoá học” là học phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo SV sư phạm hoá học vì đây chính

là học phần rèn luyện nghiệp vụ cho SV, nó giúp SV có được những kỹ năng, kỹ xảo về kĩ thuật và phương pháp tiến hành thí nghiệm hoá học, một phương tiện trực quan chủ yếu có vai trò quyết định trong dạy học hoá học Về thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hoá học và thí nghiệm hoá học ở trường phổ thông Việt Nam

đã có nhiều công trình nghiên cứu Chúng tôi chỉ xin giới thiệu (theo trình tự thời gian) những công trình gần gũi với đề tài:

1 Giáo trình “THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH LÝ LUẬN DẠY HỌC HOÁ HỌC” của tác giả Nguyễn Cương – Dương Xuân Trinh – Trần Trọng Dương NXB Giáo dục năm 1980

Giáo trình này dùng cho SV khoa Hoá các trường ĐH sư phạm hệ 4 năm, nội

Trang 19

Tài liệu gồm 2 phần, trong đó nội dung chính phần 1 về những đề nghị cải tiến nội dung thực hành và phương pháp hướng dẫn thực hành lý luận dạy học hoá học Phần 2 về nội dung và phương pháp hướng dẫn các bài thực hành thí nghiệm hoá học

Trong tài liệu có một số nội dung đáng chú ý là một số quan điểm chỉ đạo để cải tiến nội dung công tác thực hành lý luận dạy học hoá học và phân phối thời gian cho một buổi thực hành 4 giờ

Đây là một tài liệu có giá trị, những kinh nghiệm mà tác giả trỉnh bày là rất quý báu

3 Tài liệu “THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HOÁ HỌC” của GS.TS Nguyễn Cương (chủ biên)– Nguyễn Thị Mai Dung – Đặng Thị Oanh – Nguyễn Đức Dũng, Đại học Sư phạm 1 Hà Nội năm 1994

Tài liệu gồm 9 bài thực hành trong đó có 109 thí nghiệm So với giáo trình “ THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH LÝ LUẬN DẠY HỌC HOÁ HỌC” của tác giả Nguyễn Cương – Dương Xuân Trinh – Trần Trọng Dương thì cuốn tài liệu này cô

Trang 20

đọng hơn, ngắn gọn hơn Tuy nhiên vẫn còn một số thí nghiệm dụng cụ cồng kềnh

và phức tạp, khó thực hiện do thời gian phản ứng lâu

4 Công trình NCKH mã số CS 99/02 “ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỌC PHẦN THỰC HÀNH LÝ LUẬN DẠY HỌC HOÁ HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI” của nhóm nghiên cứu Trịnh Văn Biều (chủ nhiệm đề tài) – Lê Trọng Tín – Trang Thị Lân – Vũ Thị Thơ – Trần Thị Vân, trường Đại học Sư phạm Tp HCM năm 2000

Công trình nghiên cứu gồm 2 phần, trong đó nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong 8 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng về việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học ở trường THPT một số tỉnh – thành phố phía nam

Chương 4: Thực trạng về các giờ thí nghiệm thực hành lý luận dạy học hoá học ở khoa Hoá Đại học Sư phạm Tp HCM

Chương 5: Xây dựng hệ thống các thí nghiệm trong phần thực hành lý luận dạy học hoá học

Chương 6: Phòng chống độc hại khi tiến hành thí nghiệm

Chương 7: Rèn luyện các kỹ năng dạy học cho SV trong các buổi thực hành lý luận dạy học hoá học

Chương 8: Kết luận

Công trình nghiên cứu góp phần thay đổi cách thức làm việc của phòng thí nghiệm, giúp SV rèn luyện tốt kỹ năng biểu diễn thí nghiệm và các kỹ năng sư phạm khác trong các buổi thực hành SV sẽ vững vàng hơn khi đi TTSP Một phần kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc ra đời giáo trình Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hoá học mới

Đây là một công trình nghiên cứu khoa học có giá trị cả về lý luận và thực tiễn trong công tác đào tạo SV sư phạm

Trang 21

5 Giáo trình “THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC” của các tác giả Trịnh Văn Biều (chủ biên) – Trang Thị Lân – Vũ Thị Thơ – Trần Thị Vân, trường Đại học sư phạm Tp HCM năm 2001

Tài liệu gồm 6 chương cung cấp một số kiến thức cơ bản về:

– Kỹ thuật sử dụng dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm

– Thí nghiệm và sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học

– Các kỹ năng dạy học chủ yếu trong thực hành phương pháp DHHH – Phòng chống độc hại khi tiến hành thí nghiệm

Tài liệu bao gồm 98 thí nghiệm trong đó có một số thí nghiệm mới và thí nghiệm cải tiến, thí nghiệm lượng nhỏ Các thí nghiệm được trình bày theo chương trình của từng lớp 10, 11, 12 giúp cho SV dễ dàng tham khảo và chuẩn bị cho bài thực hành Ở mỗi thí nghiệm đều có hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ và đặc biệt là những điều cần lưu ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công Tuy nhiên tài liệu vẫn còn thiếu nội dung về dụng cụ và hoá chất của từng thí nghiệm

6 Tài liệu “HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC LỚP 10, 11, 12” của tác giả Trần Quốc Đắc, NXB Giáo dục

Ba cuốn tài liệu hướng dẫn thí nghiệm hoá học lớp 10, 11, 12 lần lượt được xuất bản năm 2007, 2008, 2009 ngay sau khi bộ sách giáo khoa mới được phát hành Các tài liệu được tác giả biên soạn phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới Đây là các tài liệu được tác giả biên soạn tỉ mỉ và công phu, ở một số thí nghiệm tác giả còn giới thiệu những phương án thực hiện khác nhau để GV có thể tự chọn cho phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu dạy học ở mỗi trường

7 Tài liệu “THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC” của Nguyễn Cương (chủ biên) – Nguyễn Xuân Trường – Nguyễn Thị Sửu – Đặng Thị Oanh – Nguyễn Mai Dung – Hoàng Văn Côi – Trần Trung Ninh – Nguyễn Đức Dũng, Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2008

Đây chính là giáo trình PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC – TẬP III của Khoa Hoá học– Trường Đại học Sư phạm Hà Nội do một tập thể biên soạn tương đối phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới, các phần được trình bày

Trang 22

theo kiểu module có mục tiêu, nội dung, câu hỏi và bài tập Tài liệu trình bày kĩ thuật và phương pháp tiến hành các thí nghiệm hoá học ở cả 2 bậc THCS và THPT, ngoài ra còn có một số nội dung khác như sử dụng một số phương tiện trực quan và phương tiện kĩ thuật dạy học Đây là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho SV sư phạm hoá học học viên cao học cũng như GV phổ thông

Các tài liệu trên là những tài liệu quý có giá trị cả về lí luận và thực tiễn Tuy nhiên các tài liệu này chủ yếu đều ở dạng sách in nên hình ảnh minh hoạ chưa đẹp, chưa khoa học hoặc chưa đúng với thực tế của các dụng cụ SV khó hình dung các hiện tượng xảy ra trong từng giai đoạn của thí nghiệm Vì vậy việc xây dựng giáo trình điện tử cho học phần này là hết sức cần thiết giúp cho SV hình dung các bước tiến hành thí nghiệm, các hiện tượng xảy ra,… từ việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho bài thực hành từ đó tiết kiệm được dụng cụ hoá chất, rút ngắn thời gian tự làm thí nghiệm thay vào đó dành nhiều thời gian rèn luyện các kỹ năng dạy học cho SV trong buổi thực hành

24B

1.2 Ứng dụng CNTT trong dạy học tích cực

42B

1.2.1 Phương pháp dạy học tích cực và vai trò của phương tiện dạy học [16]

Trong thời đại hiện nay, tốc độ phát triển của CNTT tin khiến cho người

thầy không thể dạy hết mọi điều cho học trò, mà dù có kéo dài thời gian để dạy

hết mọi điều thì rồi các kiến thức đó cũng nhanh chóng trở nên lạc hậu Do đó,

người thầy cần phải tìm ra phương pháp dạy học tích cực hơn để tăng hiệu quả

dạy và học Dạy cho học sinh cách học chủ động, cách học suốt đời, cách học

những điều mà thực tế đòi hỏi thay vì việc phải chuyển tải một lượng kiến thức quá nhiều đến mức chúng không nhớ nổi hoặc cố nhớ lúc học, còn lúc thi và cần

vận dụng thì quên sạch

Quan niệm và tiêu chuẩn dạy tốt thường thay đổi theo thời gian và được chính xác hoá dần Trước đây, “dạy tốt” thuần tuý là nghệ thuật cá nhân, với cách giảng truyền thống “thầy nói, trò ghi”, chủ yếu vẫn là theo hướng làm cho

học sinh dễ tiếp thu những gì thầy “độc thoại” ở lớp Nó đã bộc lộ nhiều nhược

Trang 23

điểm, trong đó hai nhược điểm lớn nhất là:

– Đặt học sinh vào vị trí thụ động, chờ đợi Cách dạy này chưa thể giúp cho người học “biến quá trình được đào tạo thành tự đào tạo”

– Chưa kiểm soát được nội dung có phù hợp với mục tiêu đào tạo thực hành hay không

Do đó, đến nay dạy tốt còn phải đáp ứng những đòi hỏi mới do thực tiễn đặt ra

43B

1.2.2 Vai trò của CNTT trong việc nâng cao tính tích cực của học sinh [15]

Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nhất là chỉ thị CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001–2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg

Hiện nay các trường đại học, cao đẳng và trường phổ thông đều trang bị phòng máy tính, phòng đa năng, kết nối Internet và Tin học được giảng dạy chính thức Một số trường còn trang bị thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera, Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy học cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường CNTT và truyền thông Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mạng, dạy học qua cầu truyền hình Nếu trước kia người

ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho người học nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho người học các phương pháp học chủ

Trang 24

động Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của người học Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy người học làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn

Sử dụng máy tính như công cụ dạy học hay như là phương tiện góp phần nâng cao tính tích cực trong dạy - học là để khai thác điểm mạnh của kỹ thuật hiện đại hỗ trợ cho quá trình dạy - học Máy tính có thể mô phỏng những hiện

tượng không thể hoặc không nên để xảy ra trong nhà trường, không thể hoặc khó thể hiện nhờ những phương tiện khác Việc mô phỏng có thể tránh được những thí nghiệm nguy hiểm, vượt quá những hạn chế về thời gian, không gian

và kinh phí

Máy tính có khả năng lưu giữ một lượng thông tin rất lớn và tái hiện chúng dưới những dạng khác nhau trong thời gian hạn chế Máy tính có thể được dùng như một máy soạn thảo văn bản tuyệt vời Người giáo viên có thể dùng nó để chuẩn bị bài giảng, nội dung giảng dạy,… và chỉnh sửa, bổ sung, cập

nhật thông tin cho bài giảng luôn mới, luôn phong phú và sinh động Máy tính

cũng được dùng để tạo ra các bảng tính với những công thức hoặc chương trình cài đặt sẵn và do đó có thể giúp người học trong việc điều tra, nghiên cứu… và máy tính có thể hỗ trợ tốt cho những người học khác nhau từ người có tài năng đến người bị khuyết tật…

Máy tính còn cho phép người học học theo từng bước riêng của mình,

do đó tiết kiệm được nhiều thời gian giảng bài trên lớp, tạo nên khả năng cá thể hoá trong học tập của người học Các chương trình dạy học trên máy còn tạo điều kiện cho người học tự củng cố những kiến thức mà mình chưa nắm vững

Mô phỏng trên máy tính giúp người học tự rèn luyện kỹ năng thực hành, làm các bài thí nghiệm mà không cần có trang thiết bị thực

Dạy học bằng máy tính nói riêng cũng như sử dụng các phương tiện hiện đại nói chung có ưu điểm nổi bật là: hàm lượng thông tin truyền đạt cao trong

thời gian ngắn, cách truyền đạt thông tin sinh động tạo điều kiện cho người học dễ

Trang 25

tiếp thu kiến thức được truyền đạt, gây hứng thú trong học tập; thông tin được truyền đạt cho người học bằng nhiều hình thức; bài giảng được chắt lọc từ các bài mẫu và từ nhiều nguồn tư liệu tổng hợp Giáo viên khi đó tiết kiệm được thời gian

“chết” (thời gian để vẽ các sơ đồ, hình vẽ, kẻ bảng, viết công thức,…) trên lớp

Do đó, chất lượng bài giảng rất cao và hiệu quả sử dụng giờ giảng cũng rất cao

Để sử dụng máy tính làm công cụ dạy học hay như là phương tiện nâng cao tính tích cực trong dạy học thì cũng cần phải thấu suốt một số điểm sau đây:

Thứ nhất, cần phải đặt nó trong toàn bộ hệ thống các phương pháp dạy học

nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống đó Mỗi phương pháp dạy học đều có những điểm mạnh và điểm yếu, nên ta cần phải biết: phát huy mặt

mạnh của phương pháp này là hạn chế mặt yếu của phương pháp khác

Thứ hai, máy tính không hề thủ tiêu vai trò của người thầy, mà trái lại cần phát huy hiệu quả hoạt động của giáo viên trong quá trình dạy học Như đã

khẳng định nhiều lần, máy tính được sử dụng như công cụ dạy học của người giáo viên Công cụ này dù hiện đại đến mấy cũng không thể thay thế hoàn toàn người giáo viên trong dạy học Chúng ta chủ trương tìm cách phát huy vai trò, tác dụng

của người thầy nhưng theo những hướng không hoàn toàn giống như trong dạy

học thông thường Thầy giáo cần lập kế hoạch cho những hoạt động của mình

trước, trong và sau khi học sinh học tập trên máy tính

Thứ ba, máy tính không chỉ dùng để nâng cao tính tích cực trong dạy -

học mà nó còn góp phần dạy học về máy tính Điều này có nghĩa là thông qua

việc học tập trên máy tính, học sinh được làm quen với những thao tác sử dụng máy Bản thân học sinh được trải nghiệm những ứng dụng của tin học và máy tính ngay trong quá trình dạy học từ đó sẽ kích thích động cơ say mê học tập tin học cho chúng

Cuối cùng, máy tính không chỉ là công cụ để dạy học mà còn góp phần thúc đẩy việc hình thành các phương pháp dạy học hiện đại hơn, đáp ứng được các nhu cầu của thực tiễn cuộc sống và xã hội

Như vậy, với vai trò và vị trí quan trọng của máy tính, với những ưu điểm

Trang 26

và thế mạnh đặc biệt của nó trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, việc sử

dụng máy tính như là phương tiện để nâng cao tính tích cực trong dạy - học là một xu hướng tất yếu góp phần hoàn thiện công nghệ đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện

Dạy học, xét về hình thức tiến hành là một quá trình truyền thông hai chiều Vì vậy, việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung, vào nâng cao tính tích cực trong dạy - học nói riêng là xu hướng tất yếu của thời đại Sở dĩ như vậy là

vì CNTT có những những thế mạnh mang lại cho con người sử dụng nó là: tốc độ cao, nhất quán, chính xác và ổn định

Ứng dụng CNTT để nâng cao tính tích cực trong dạy - học là xu hướng

tất yếu còn được lý giải qua các chức năng của CNTT mang lại cho con người như thu thập, xử lý, lưu giữ và truyền dữ liệu Trong thời đại ngày nay, nếu không biết tận dụng các thành tựu của CNTT thì không thể phát huy tổng hợp các

yếu tố có lợi trong quá trình dạy học CNTT sẽ làm thay đổi không chỉ nội dung

và cả phương pháp truyền đạt của người thầy trong dạy học:

– Có thể minh hoạ bài giảng một cách sinh động thông qua hình ảnh, âm thanh – Có thể tiến hành các thí nghiệm minh hoạ trực tiếp trong khi giảng – Có thể chỉ ra các tài liệu tham khảo, cần thiết ngay trong lúc giảng – Nguồn thông tin đa dạng, phong phú, sinh động và có cả yếu tố bất ngờ – Có thể làm tăng hàng chục, hàng trăm lần lượng thông tin trong một giờ

giảng bài

– Có thể hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu

Trong dạy học hiện đại, người thầy dạy những tri thức mà người học cần

và xã hội đang đòi hỏi; người dạy quản lý, tổ chức quá trình nhận thức, dẫn dắt

học viên tiếp cận khai thác kho tài nguyên tri thức của nhân loại, để người học tự tìm kiếm tri thức, tự sáng tạo CNTT là phương tiện hữu hiệu giúp người thầy thực hiện được mục tiêu trên Đồng thời CNTT đòi hỏi người thầy phải sử dụng phương pháp dạy học hiện đại, phải thay đổi cách viết giáo trình, giáo khoa: thay đổi các hình thức dạy học như giảng lý thuyết, thực hành, thí nghiệm,… tăng

Trang 27

cường hoạt động tự học, tự nghiên cứu của người học CNTT là cơ sở để tạo điều

kiện thuận lợi cho người giáo viên thực hiện phương pháp dạy học tích cực

44B

1.2.3 Dạy học với phương tiện điện tử (E-learning) [19]

Giáo dục từ xa trên máy tính đang ngày càng phổ biến rộng rãi khắp các nơi và đang là nhu cầu cần thiết của mỗi SV Những ai đang làm việc dựa vào sự chỉ dẫn trên internet là đang góp phần phát triển và xây dựng môi trường học tập trực tuyến

Một mô hình giáo dục khác với mô hình cổ điển, nó hỗ trợ thiết kế, phát triển và

thực hiện sự dạy học có chất lượng cao trên internet Nghĩa là tạo ra cho người học

có cơ hội học mọi nơi, mọi lúc và học tập suốt đời theo xu hướng tự học, tự nghiên

Web (Web Based Training) mà đỉnh cao là hình thức học điện tử – đào tạo trực

tuyến, thuật ngữ của nó là “E-Learning”

E−Learning (viết tắt của electronic learning) là thuật ngữ mới Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau, có nhiều cách hiểu về E-Learning

“E–learning là hình thức học tập dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông E–learning được biểu hiện ra qua các hình thức hỗ trợ học tập như: Sự kết hợp giữa học tập truyền thống với E–learning cho đến các hoạt động học tập hoàn toàn trực tuyến”

Theo quan điểm hiện đại, E−Learning là sự phân phát các nội dung học bằng cách sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet,… trong đó, nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio,… thông qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến

Trang 28

(chat), diễn đàn (forum), hội thảo video, … “Hình thức học tập dựa trên bất cứ các định dạng nào có tính điện” [34]

Hình 1.1 Mô hình đào tạo E – learning

Trong mô hình này, hệ thống đào tạo bao gồm bốn thành phần, toàn bộ hoặc

một phần của những thành phần này được chuyển tải tới người học thông qua các phương tiện truyền thông điện tử

+ Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện

+ Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử Ví dụ tài liệu được gửi cho học viên bằng e-mail, học viên

học trên website, học qua đĩa CD-Rom multimedia …

+ Quản lý: Quá trình quản lý đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ phương

tiện truyền thông điện tử Ví dụ như việc đăng ký học qua mạng, bằng bản tin nhắn SMS, việc theo dõi tiến độ học tập (điểm danh) được thực hiện qua mạng Internet,…

+ Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng được thông qua phương tiện truyền thông điện tử Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông qua chat, forum trên mạng …

Tóm lại E-learning được hiểu một cách chung nhất là quá trình học thông qua

Trang 29

các phương tiện điện tử Ngày nay với sự hội tụ của máy tính và truyền thông learning được hiểu một cách trực tiếp hơn là quá trình học thông qua mạng internet

giới truy nhập hoàn toàn miễn phí Sau MIT, rất nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới đã tham gia phong trào học liệu mở để chia sẻ nội dung, công cụ cũng như phương thức triển khai học liệu mở sao cho đạt được hiệu quả cao

nhất Giảng viên, sinh viên và người tự học ở mọi nơi trên thế giới, đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận các tri thức mới

Đối với Việt Nam, học liệu mở là một nguồn tài nguyên vô cùng hữu ích cho chương trình đổi mới giáo dục đại học Về nguyên tắc, bất kỳ ai có máy tính nối

mạng Internet đều có thể truy nhập được học liệu mở của các trường đại học trên thế giới, tuy nhiên có nhiều lý do cản trở người dùng Việt Nam trong việc sử dụng các

học liệu mở một cách trực tiếp

Chương trình học liệu mở Việt Nam ra đời nhằm xây dựng các phương thức

để xoá bỏ các rào cản đối với người dùng Việt Nam để có thể tận dụng một cách tối

đa các nguồn học liệu mở sẵn có Ngày 12/12/2007, trang tin chính thức của chương trình, website 5TUwww.vocw.edu.vnUđã được hoạt động

98B

1.2.4.2 Nội dung hiện có trên VOCW

Tài nguyên trên VOCW có được là do các thầy cô giáo trong/thuộc các trường đại học trên cả nước đưa lên, số nội dung còn lại có được thông qua các hoạt động tài trợ và chuyển đổi các kho giáo trình đã có Các chuyên gia Việt Nam tận dụng các nguồn học liệu mở sẵn có như MIT OCW, RICE Connexions, OER Commons,…

Trang 30

Cách thức xây dựng nội dung của chương trình Học liệu mở Việt Nam là sử

dụng bộ công cụ phần mềm Connexions trong việc xuất bản và chia sẻ nội dung lên Internet Nội dung trong hệ thống phần mềm Connexions sẽ được lưu trữ dưới hai định dạng:

1) module: là một chủ đề nhỏ hoặc một phần hoàn chỉnh của chủ đề lớn; 2) course: là tập hợp các module được sắp xếp theo một trình tự nhất định để tạo thành một giáo trình

Các giảng viên khi cần xây dựng giáo trình cho môn học của mình chỉ việc xây dựng bộ khung của giáo trình trước bằng công cụ soạn thảo course sau đó tìm các module phù hợp đã có sẵn trong kho dữ liệu chung để đưa vào Một module có

thể được sử dụng trong nhiều course khác nhau, một tác giả có thể sử dụng module

của tác giả khác trong course của mình

Hình 1.2 Mô hình ho ạt động của phần mềm Connexions

Phần mềm Connexions còn cho phép đưa các giáo trình ra dưới dạng sách điện tử với đầy đủ mục lục và bảng chỉ mục để người sử dụng có thể đọc trên máy tính không có kết nối Internet hoặc in thành sách giấy thông thường, do không phải trả chi phí bản quyền nên sách in ra theo cách này sẽ rất rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số sinh viên

Trang 31

1.2.4.3 Mô hình hệ thống, cơ sở hạ tầng VOCW

Hiện tại ba trung tâm dữ liệu của chương trình tại Hà nội, Đà nẵng và Thành

phố Hồ Chí Minh cùng các máy chủ do VEF tài trợ đặt tại 14 trường thành viên đã chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày khai trương website 5TUwww.vocw.edu.vnU

Ngoài ra, rất nhiều trường Đại học trong cả nước đã và đang xúc tiến phối hợp với

tổ công tác VOCW để cài đặt cho máy chủ sẵn có của trường mình, giúp cho cán bộ, sinh viên trong trường nhanh chóng truy cập nguồn học liệu mở và giảm chi phí Internet đáng kể cho nhà trường

Hình 1.3 Mô hình máy ch ủ VOCW đặt tại mạng LAN của trường

Trang 32

Như vậy E-Book là toàn bộ kịch bản dạy học của người thầy được số hóa, tạo nên một phần mềm dạy học hoàn chỉnh có tương tác và khả năng quản lý Đặc biệt

là nó có thể thay thế vai trò của người thầy ở một số thời điểm nhất định Toàn bộ hoạt động dạy học được chương trình hóa thông qua môi trường multimedia, thông tin được truyền dưới các dạng: văn bản (text), đồ họa (graphics), hoạt cảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip)

E-Book có những ưu điểm và hạn chế sau đây:

+ Ưu điểm: E−Book có những tính năng ưu việt mà sách in thông thường

không thể có được như cung cấp tối đa các tư liệu multimedia dưới dạng văn bản,

đồ hoạ, hoạt cảnh, hình ảnh, âm thanh, phim video,… hoặc các phần mềm trợ giúp khác Người dùng có thể truy xuất nhanh đến các phần, mục trong E-Book, không gian lưu trữ nhỏ trong một dĩa CD, hoặc một dĩa DVD có thể lưu trữ được rất nhiều E-Book, người dùng có thể đọc ở mọi lúc, mọi nơi Về tính năng sử dụng, khi đọc E-Book trên máy tính người dùng có thể điều chỉnh cỡ chữ đến mức tốt nhất của mình, có thể in thành bản in những nội dung cần thiết nếu được sự đồng ý của tác

giả Giá thành của E−Book rẻ hơn sách in khá nhiều, không bị hỏng theo thời gian

Thậm chí, có thể sao lưu dự phòng nếu được tác giả chấp nhận

+ Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm vượt trội như trên E-Book còn có một

số hạn chế nhất định như cần có thiết bị để đọc được E-Book như máy tính, thiết bị đọc E-Book,… Một số E-Book được thiết kế bằng phần mềm chuyên dụng thì cần

phải cài đặt những phần mềm vào máy tính thì mới có thể đọc được E-Book Về mặt

sức khoẻ, sử dụng E-Book có thể ảnh hưởng đến thị giác do phải đọc trên máy tính lâu

47B

1.3.2 Một số phần mềm hỗ trợ thiết kế E-Book định dạng CHM

100B

1.3.2.1.Microsoft Word

Microsoft Word trong bộ Microsoft Office được xem là phần mềm phổ biến nhất

hiện nay dùng để soạn thảo văn bản thông thường, văn bản khoa học, định dạng các

tư liệu, xuất bản Web, tạo và gởi thư

Trang 33

Microsoft Word cho phép người dùng làm việc với văn bản thô (text), các

hiệu ứng như phông chữ, màu sắc, cùng với hình ảnh đồ họa (graphics) và nhiều

hiệu ứng đa phương tiện khác (multimedia) như âm thanh, video khiến cho việc soạn thảo văn bản được thuận tiện hơn Ngoài ra cũng có các công cụ như kiểm tra chính tả, ngữ pháp của nhiều ngôn ngữ khác nhau để hỗ trợ người sử dụng Các phiên bản của Word thường lưu tên tập tin với đuôi là doc (hay docx đối với Word

có phiên bản từ 2007 trở đi) Hầu hết các phiên bản của Word đều có thể mở được các tập tin văn bản thô (.txt) và cũng có thể làm việc với các định dạng khác, chẳng

hạn như xử lý siêu văn bản (.html), thiết kế trang web

4T

Toàn bộ nội dung các tài liệu của E-Book này đều được soạn thảo trên nền

phần mềm Microsoft Word và được xử lý ở định dạng html

Trang 34

Hình 1.5 Giao diện phần mềm SnagIt

Dùng phần mềm SnagIt, có thể chọn lựa và chụp lại bất cứ thứ gì trên màn hình máy tính Ngoài ra bộ biên tập tích hợp trong SnagIt cho phép chỉnh sửa, chú

giải, và làm đẹp thêm các ảnh chụp và dùng trình duyệt Catalog Browser để tổ chức các file

SnagIt cung cấp cho bạn một phương cách dễ dàng nhất để chụp ảnh và in ra các màn hình Windows Không chỉ có hình ảnh, SnagIt còn chụp luôn cả text và video Một số chức năng chính của SnagIt là: “capture” các màn hình và các menu trong một chương trình Windows để dùng làm tư liệu; xử lý hình ảnh một cách chuyên nghiệp; lưu trữ được các cửa sổ dài, hình thành các file video AVI từ hoạt động của một chương trình nào đó đang diễn ra trên “desktop”; phần mềm ghi được

cả âm thanh từ micro và có thể chụp ảnh màn hình để gửi qua e-mail

Với những tiện ích đa dạng như trên, SnagIt được dùng để xử lý ảnh đưa vào E-Book với mục đích minh hoạ cụ thể cho nội dung E-Book

102B

1.3.2.3 Phần mềm Windows Movie Maker

Đây là chương trình biên tập phim, nhạc và hình ảnh Chương trình được tích

hợp sẵn trong trong các phiên bản Windows Tuy đây không phải là chương trình biên tập chuyên nghiệp nhưng nó cũng đủ mạnh và có thể đáp ứng khá đầy đủ cho người dùng không chuyên

Trang 35

Hình 1.6 Giao diện phần mềm Windows Live Movie Maker

Sử dụng phần mềm này để chỉnh sửa file video từ nhiều nguồn khác nhau như máy quay kỹ thuật số, đĩa VCD, DVD, Internet, mycomputer Phần mềm có các tiện ích như có thể cắt bỏ những đoạn phim không cần thiết, nối các đoạn phim lại với nhau và tạo những hiệu ứng chuyển cảnh, tạo nhạc nền cho phim hay chèn tiêu đề, phụ đề cho đoạn phim

4T

1.3.2.4 Phần mềm AM-Word2CHM

AM-Word2CHM là một phần mềm máy tính dùng để chuyển đổi các tài liệu được soạn thảo bằng chương trình Microsoft Word thành các tài liệu dạng CHM CHM là viết tắt của Compile HTML Các file này có phần mở rộng là CHM Đây là một file thoạt đầu được Microsoft sử dụng để làm file trợ giúp cho các ứng dụng trong Microsoft Window, nhưng về sau do có những ưu điểm và tính năng vượt trội

mà thường được sử dụng như là một định dạng E-book Từ hệ điều hành Window98 trở đi, các tài liệu CHM chạy dễ dàng trên môi trường Window mà không cần thiết phải cài đặt bất cứ phần mềm hỗ trợ nào

Hiện nay có rất nhiều phần mềm có thể thiết kế E-Book định dạng CHM như WinCHM, PocketCHM, PowerCHM, Fly Help, AM–Word2CHM Hầu hết các phần mềm đều phải mua bản quyền sử dụng và gặp những lỗi trợ ngại về hỗ trợ

Trang 36

tiếng Việt riêng AM – Word2CHM là phần mềm Việt hoá của tác giả Trần Triết Tâm (Đà Nẵng), phần mềm này được giới thiệu và cung cấp trên trang web của tạp chí Echip (5TUwww.echip.com.vnU)

Phần mềm được viết bằng ngôn ngữ Visual Basic 6.0 với một số đặc trưng như hỗ trợ nhiều định dạng và đối tượng của tài liệu được soạn thảo bằng Microsoft Word, hỗ trợ tiếng Việt với bộ mã Unicode đồng thời cho phép xác lập các giá trị topic ID và topic Alias để tạo ra các file trợ giúp cho các phần mềm viết bằng ngôn ngữ Visual Basic hoặc C

Hiện có 2 ấn bản của phần mềm này:

• Ấn bản rút gọn: sử dụng cho những người chỉ có nhu cầu tạo ra một tài liệu CHM trực tiếp từ tài liệu HTML được soạn thảo và lưu bởi MS Word Ấn bản này có hướng dẫn trực tiếp từng thao tác cho người sử dụng

• Ấn bản chuyên nghiệp: ngoài chức năng như ấn bản trên, người sử dụng

có thể xem mã nguồn của các file thành phần, tùy biến và chỉnh sửa để có tài liệu CHM theo yêu cầu

Để tạo ra E-Book với định dạng CHM, cần thực hiện 2 giai đoạn:

• Giai đoạn 1: Sử dụng Microsoft Word để soạn thảo tài liệu Sau đó lưu tài

- Kích hoạt chức năng biên dịch của phần mêm HTML Help Workshop để

tạo ra tài liệu CHM

Quá trình chuyển đổi:

Toàn bộ tài liệu HTML (được soạn bởi MS Word) được phân chia thành nhiều chương, mục; mỗi chương, mục có một tiêu đề Các chương, mục có thể phân cấp theo thứ bậc Khi chuyển tài liệu sang định dạng CHM, các tiêu đề được liệt kê

Trang 37

trong một bảng; còn mỗi chương, mục sẽ tạo thành một trang và chỉ xuất hiện khi

bấm chọn bảng liệt kê các tiêu đề

Hình 1.7 Sơ đồ chuyển đổi từ tài liệu HTML sang định dạng CHM

Qua một thời gian tham khảo và sử dụng nhiều phần mềm khác nhau để thiết

kế E-Book định dạng CHM, chúng tôi nhận thấy phần mềm AM–Word2CHM là phần mềm hữu hiệu, dễ sử dụng và tương thích với bộ mã Unicode tiếng Việt vì vậy thích hợp để thiết kế những E-Book hỗ trợ cho hoạt động tự học của HS và SV Ngoài ra E-Book định dạng CHM có thiết kế đơn giản, khoa học, dễ sử dụng, bên trái là phần mục lục tự động dạng cây thư mục giúp cho người học có được cái nhìn tổng quát nội dung E-Book và lựa chọn nội dung cụ thể cần tham khảo Bên cạnh

đó vẫn còn một số hạn chế như phần mục lục chưa được thiết kế dạng chữ tiếng Việt có dấu, giao diện không đẹp,

Trang 38

Hình 1.8 Giao diện E-Book thiết kế bằng phần mềm AM-Word2CHM

“Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho, một thứ quan trọng hơn nhiều do tự mình tìm lấy” Gibbon

Tự học là con đường tự khẳng định của mỗi người Tự học giúp cho con người giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống cá nhân Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người, quá trình tự học khác hẳn với quá trình học tập thụ động, nhồi nhét và áp đặt Quá trình tự

Trang 39

học diễn ra theo đúng quy luật của hoạt động nhận thức Kiến thức có được do tự học

là kết quả của hứng thú, của sự tìm tòi, lựa chọn nên bao giờ cũng vững chắc và bền lâu hơn Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn

Tự học khắc phục nghịch lí “học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì giới hạn” Sự bùng nổ thông tin làm cho người thầy không thể truyền thụ hết kiến thức cho trò, trò phải học cách học, tự học, tự đào tạo Tự học trở thành chìa khoá vàng trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay

Tự học là một trong những phẩm chất không thể thiếu của người học, nó có ích không chỉ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường, mà cả khi đã bước vào cuộc sống

49B

1.4.2 Khái niệm tự học

Theo t ừ điển Giáo dục học − NXB Từ điển Bách khoa 2001, tự học là “quá

trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo

dục, đào tạo.”

Theo TS Võ Quang Phúc: “Tự học là một bộ phận của học, nó cũng được hình thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ

thống tương tác của hoạt động dạy học Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc về

học tập của người học, phản ánh tính tự giác và sự nỗ lực của người học, phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt được kết quả nhất định trong hoàn cảnh nhất định với nồng độ học tập nhất định”

50B

1.4.3 Các hình thức của tự học

Theo PGS.TS Trịnh Văn Biều [5], có 3 kiểu tự học:

− T ự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận

dụng các kiến thức trong đó Đối tượng dùng kiểu tự học này khá đa dạng, có thể là

những người đã trưởng thành, những nhà khoa học; cũng có thể là HS phổ thông có

sự đam mê về một lĩnh vực hoặc bộ môn nào đó (tự học tin học, tự học đồ họa, …)

Trang 40

− T ự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc

bằng các phương tiện thông tin khác Đó là việc tự học của SV, thực tập sinh, nghiên cứu sinh,

− T ự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và gặp trực tiếp thầy một số tiết

trong tuần, được thầy chỉ dẫn, giảng giải, sau đó về nhà tự học Đây là hình thức cần được đưa vào phổ biến trong nhà trường phổ thông vì mức độ của nó phù hợp với

khả năng của HS

Như vậy sự thuận lợi đối với người học tăng dần, nếu tự học không có hướng dẫn thì người học gặp rất nhiều khó khăn, nếu gặp khó khăn, trở ngại thì không biết hỏi ai và mất nhiều thời gian vì vậy hình thức tự học phù hợp với SV trong học theo học chế tín chỉ là tự học có hướng dẫn vì hình thức này vừa tiết kiệm thời gian, việc

tự học của SV đã được định hướng đồng thời vừa giúp SV phát huy khả năng làm việc độc lập

51B

1.4.4 Cách hướng dẫn SV tự học

– Xác định và giao nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu cho SV: Chọn trong chương trình môn học những nội dung, vấn đề (ngoài những nội dung, vấn đề đã được thảo luận tại lớp, hoạt động theo nhóm) và chỉ rõ mục đích, yêu cầu, cách thức thực hiện để giao cho SV tự học, tự nghiên cứu Liệt kê đủ chi tiết các công việc SV phải làm

– Biên soạn các tiêu chí đánh giá, xác định thời gian nộp báo cáo kết quả tự học, tự nghiên cứu của SV và thông báo cho SV ngay khi giao nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu

– Cung cấp tài liệu và giới thiệu địa chỉ tìm tài liệu tối thiểu SV cần đọc,

nghiên cứu Hướng dẫn cách thức tìm kiếm, xử lí thông tin khi tự học, tự nghiên cứu (chỉ rõ cách tìm kiếm theo cấu trúc kiến thức của bài học, cụ thể đến từng chương, mục, trang, của các học liệu thông qua các phiếu học tập phát cho SV trong giờ lên lớp của bài học đó)

– Tạo điều kiện cho SV được tiếp xúc dễ dàng và nhận các tư vấn cần thiết

Ngày đăng: 30/01/2013, 11:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ph ạm Ngọc Bằng, Trần Trung Ninh (2005), Ứng dụng công nghệ thông tin và truy ền thông trong dạy học hóa học , Tài li ệu tập huấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học hóa học
Tác giả: Ph ạm Ngọc Bằng, Trần Trung Ninh
Năm: 2005
2. Bernd Meier, Nguy ễn Văn Cường (2005), Tài liệu Hội thảo tập huấn Phát tri ển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới , Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Hội thảo tập huấn Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới
Tác giả: Bernd Meier, Nguy ễn Văn Cường
Năm: 2005
4. Tr ịnh Văn Biều (chủ biên) (2001), Th ực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hoá học, ĐHSP Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hoá học
Tác giả: Tr ịnh Văn Biều (chủ biên)
Năm: 2001
5. Tr ịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học , NXB Đại học Sư phạm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
Tác giả: Tr ịnh Văn Biều
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm TP.HCM
Năm: 2005
8. B ộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài li ệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK lớp 10 THPT môn Hóa học , NXB Giáo d ục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK lớp 10 THPT môn Hóa học
Tác giả: B ộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
9. Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Trung Thành (2001), Kiến tập và thực tập sư ph ạm , NXB Giáo d ục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến tập và thực tập sư phạm
Tác giả: Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Trung Thành
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
11. Nguyễn Cương, Nguyễn Thị Mai Dung, Đặng Thị Oanh, Nguyễn Đức Dũng (1994), Thí nghi ệm thực hành phương pháp giảng dạy hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thí nghiệm thực hành phương pháp giảng dạy hóa học
Tác giả: Nguyễn Cương, Nguyễn Thị Mai Dung, Đặng Thị Oanh, Nguyễn Đức Dũng
Năm: 1994
12. Nguyễn Cương, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh (2005), Thí nghi ệm thực hành phương pháp d ạy học hóa học , T ập 3, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học
Tác giả: Nguyễn Cương, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2005
13. Nguyễn Cương, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh (2005), Thí nghi ệm thực hành phương pháp gi ảng dạy hóa học, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thí nghiệm thực hành phương pháp giảng dạy hóa học
Tác giả: Nguyễn Cương, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Hoàng Văn Côi, Trần Trung Ninh
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2005
14. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông và đại học , NXB Giáo d ục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông và đại học
Tác giả: Nguyễn Cương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
15. Nguyễn Mạnh Cường(2003), Đổi mới phương pháp giảng dạy với sự hỗ trợ của máy tính, Niên giám khoa học, Viện Nghiên Cứu Giáo Dục, ĐHSP Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp giảng dạy với sự hỗ trợ của máy tính
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường
Năm: 2003
17. Nguyễn Thị Mai Dung (1980), “Cải tiến nội dung và phương pháp thực hành lý luận dạy học hoá học”luận văn khoa học cấp I. Đại học Sư phạm 1 Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải tiến nội dung và phương pháp thực hành lý luận dạy học hoá học”
Tác giả: Nguyễn Thị Mai Dung
Năm: 1980
18. Tr ần Quốc Đắc (2007), Hướng dẫn thí nghiệm hoá học lớp 10 , NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thí nghiệm hoá học lớp 10
Tác giả: Tr ần Quốc Đắc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
34. 5TU http://camthachsp.wordpress.com/ U5T 35. 5TU http://cancerweb.ncl.ac.uk/omd/U5T Link
39. 5T http://www.dec.ctu.edu.vn 5T . 40. 5TU www.echip.com.vn U5T Link
41. 5TU http://edu.net.vn/forums/p/1567/1567.aspx U5T 42. 5TU http://ebook.edu.net.vn U5T Link
50. 5TU http://hoahoc.org/forum/showthread.php?t=2759 U5T Link
51. 5TU http://hoahoc-org.pcsite.us/forum/showthread.php?p=5753 U5T 52. 5T http://hoclieumo.com Link
55. 5TU http://thinhbk.googlepages.com/phothong U5T Link
56. 5TU http://truongtructuyen.org/mod/resource/view.php?id=4 U5T 57. 5TU http://www.crocodilia.com/chemistry/content/activity.jspU5T Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2. Mô hình ho ạt động của phần mềm Connexions. - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 1.2. Mô hình ho ạt động của phần mềm Connexions (Trang 30)
Hình 1.3. Mô hình máy ch ủ VOCW đặt tại mạng LAN của trường - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 1.3. Mô hình máy ch ủ VOCW đặt tại mạng LAN của trường (Trang 31)
Hình 1.4.  Hình ảnh E-Book định dạng. Html - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 1.4. Hình ảnh E-Book định dạng. Html (Trang 33)
Hình 1.6. Giao diện phần mềm Windows Live Movie Maker - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 1.6. Giao diện phần mềm Windows Live Movie Maker (Trang 35)
Hình 1.6.  Giao diện phần mềm Windows Live Movie Maker - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 1.6. Giao diện phần mềm Windows Live Movie Maker (Trang 35)
Hình 1.7. Sơ đồ chuyển đổi từ tài liệu HTML sang định dạng CHM - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 1.7. Sơ đồ chuyển đổi từ tài liệu HTML sang định dạng CHM (Trang 37)
Hình 1.8. Giao diện E-Book thiết kế bằng phần mềm AM-Word2CHM - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 1.8. Giao diện E-Book thiết kế bằng phần mềm AM-Word2CHM (Trang 38)
Bảng 2.1. Mẫu viết tường trình thí nghiệm - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Bảng 2.1. Mẫu viết tường trình thí nghiệm (Trang 65)
Hình 2.1.  Sơ đồ cấu trúc E-Book “Thí nghiệm thực hành PPDHHH” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc E-Book “Thí nghiệm thực hành PPDHHH” (Trang 71)
Hình 2.2. Giao diện E-Book “Thí nghiệm thực hành PPDHHH” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.2. Giao diện E-Book “Thí nghiệm thực hành PPDHHH” (Trang 72)
Hình 2.2. Giao diện E-Book “Thí nghiệm thực hành PPDHHH” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.2. Giao diện E-Book “Thí nghiệm thực hành PPDHHH” (Trang 72)
Bảng 2.2. Chức năng thanh công cụ E-Book - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Bảng 2.2. Chức năng thanh công cụ E-Book (Trang 73)
Hình 2.6. Giao diện cửa sổ nội dung - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.6. Giao diện cửa sổ nội dung (Trang 75)
Hình 2.8. Giao diện trang chủ E-Book - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.8. Giao diện trang chủ E-Book (Trang 77)
Hình 2.10. Giao diện mục “Giới thiệu E-Book” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.10. Giao diện mục “Giới thiệu E-Book” (Trang 78)
Hình 2.11. Giao diện mục “Giới thiệu học phần” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.11. Giao diện mục “Giới thiệu học phần” (Trang 79)
Hình 2.12. Giao diện mục “Cấu trúc E-Book” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.12. Giao diện mục “Cấu trúc E-Book” (Trang 80)
Hình 2.12. Giao diện mục “Cấu trúc E-Book ” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.12. Giao diện mục “Cấu trúc E-Book ” (Trang 80)
Hình 2.14. Cấu trúc trang “Kỹ thuật sử dụng dụng cụ và hoá chất trong phòng thí nghiệm”  - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.14. Cấu trúc trang “Kỹ thuật sử dụng dụng cụ và hoá chất trong phòng thí nghiệm” (Trang 81)
Hình 2.16. Giao diện phần “Quy tắc chung khi sử dụng các dụng cụ thuỷ tinh” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.16. Giao diện phần “Quy tắc chung khi sử dụng các dụng cụ thuỷ tinh” (Trang 83)
Hình 2.16. Giao diện phần “Quy tắc chung khi sử dụng các dụng cụ thuỷ tinh” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.16. Giao diện phần “Quy tắc chung khi sử dụng các dụng cụ thuỷ tinh” (Trang 83)
Hình 2.17. Giao diện phần “Quy tắc khi đun nóng các dụng cụ thuỷ tinh” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.17. Giao diện phần “Quy tắc khi đun nóng các dụng cụ thuỷ tinh” (Trang 84)
Hình 2.18. Giao diện phần “Kỹ thuật rửa các dụng cụ thuỷ tinh” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.18. Giao diện phần “Kỹ thuật rửa các dụng cụ thuỷ tinh” (Trang 85)
Hình 2.19. Giao diện phần “Yêu cầu về bảo quản hoá chất” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.19. Giao diện phần “Yêu cầu về bảo quản hoá chất” (Trang 86)
Hình 2.20. Giao diện phần “Yêu cầu về cách dán nhãn các lọ đựng hoá chất” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.20. Giao diện phần “Yêu cầu về cách dán nhãn các lọ đựng hoá chất” (Trang 87)
Hình 2.21. Giao diện phần “Yêu cầu trong sử dụng hoá chất” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.21. Giao diện phần “Yêu cầu trong sử dụng hoá chất” (Trang 88)
Hình 2.21. Giao di ện phần “Yêu cầu trong sử dụng  hoá chất” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.21. Giao di ện phần “Yêu cầu trong sử dụng hoá chất” (Trang 88)
Hình 2.22. Giao diện phần “Pha hoá chất theo nồng độ” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.22. Giao diện phần “Pha hoá chất theo nồng độ” (Trang 89)
Hình 2.23. Giao diện phần “Tìm kiếm, thay thế một số hoá chất đơn giản” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.23. Giao diện phần “Tìm kiếm, thay thế một số hoá chất đơn giản” (Trang 90)
Hình 2.25. Giao di ện phần “Kỹ thuật bảo hiểm khi thí nghiệm với chất độc” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.25. Giao di ện phần “Kỹ thuật bảo hiểm khi thí nghiệm với chất độc” (Trang 93)
Hình 2.26. Giao diện phần “Cách cứu chữa khi bị bỏng” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.26. Giao diện phần “Cách cứu chữa khi bị bỏng” (Trang 94)
Hình 2.26. Giao diện phần “Cách cứu chữa khi bị bỏng” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.26. Giao diện phần “Cách cứu chữa khi bị bỏng” (Trang 94)
Hình 2.27 Giao diện phần “Vật dụng bảo hộ cá nhân và thiết bị bảo hộ trong phòng thí nghiệm”  - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.27 Giao diện phần “Vật dụng bảo hộ cá nhân và thiết bị bảo hộ trong phòng thí nghiệm” (Trang 95)
Hình 2.28. Giao diện phần “Sử dụng thiết bị điện trong phòng thí nghiệm” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.28. Giao diện phần “Sử dụng thiết bị điện trong phòng thí nghiệm” (Trang 96)
Hình 2.28. Giao diện phần “Sử dụng thiết bị điện trong phòng thí nghiệm” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.28. Giao diện phần “Sử dụng thiết bị điện trong phòng thí nghiệm” (Trang 96)
Hình 2.30. Giao diện phần “Danh mục dụng cụ thí nghiệm hoá học” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.30. Giao diện phần “Danh mục dụng cụ thí nghiệm hoá học” (Trang 97)
Hình 2.29. Cấu trúc trang “Phương pháp tiến hành thí nghiệm  trong chương trình hoá học lớp 10 THPT”  - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.29. Cấu trúc trang “Phương pháp tiến hành thí nghiệm trong chương trình hoá học lớp 10 THPT” (Trang 97)
Hình 2.30 . Giao diện phần “Danh mục dụng cụ thí nghiệm hoá học” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.30 Giao diện phần “Danh mục dụng cụ thí nghiệm hoá học” (Trang 97)
Bảng 2.3. Danh mục thí nghiệm trong chương trình lớp 10 THPT - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Bảng 2.3. Danh mục thí nghiệm trong chương trình lớp 10 THPT (Trang 98)
Hình 2.31. Giao diện phần “Danh mục hoá chất thí nghiệm hoá học” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.31. Giao diện phần “Danh mục hoá chất thí nghiệm hoá học” (Trang 98)
Hình 2.31 . Giao diện phần “Danh mục hoá chất thí nghiệm hoá học” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.31 Giao diện phần “Danh mục hoá chất thí nghiệm hoá học” (Trang 98)
Hình 2.32. Giao diện phần “Danh mục thí nghiệm của nhóm Oxi – Lưu huỳnh” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.32. Giao diện phần “Danh mục thí nghiệm của nhóm Oxi – Lưu huỳnh” (Trang 101)
Hình 2.33. Giao diện trang “Tư liệu về thí nghiệm hoá học” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.33. Giao diện trang “Tư liệu về thí nghiệm hoá học” (Trang 110)
Hình 2.34. Giao diện phần “Phòng tránh và xử lý tai nạn khi làm việc với chất khí độc hại ”  - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.34. Giao diện phần “Phòng tránh và xử lý tai nạn khi làm việc với chất khí độc hại ” (Trang 111)
Hình 2.35. Giao diện mục“Tư liệu về màu sắc của các chất hoá học” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.35. Giao diện mục“Tư liệu về màu sắc của các chất hoá học” (Trang 112)
Hình 2.36 . Giao diện phần “Phim tư liệu” - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 2.36 Giao diện phần “Phim tư liệu” (Trang 112)
Bảng 3.1. Các nhóm thực nghiệm và đối chứng thực nghiệm lầ n1 - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Bảng 3.1. Các nhóm thực nghiệm và đối chứng thực nghiệm lầ n1 (Trang 120)
Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích điểm kiểm tra kỹ năng bi ểu diễn thí nghiệm  - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích điểm kiểm tra kỹ năng bi ểu diễn thí nghiệm (Trang 126)
Hình 3.1.  Đồ thị đường lũy tích điểm kiểm tra kỹ năng biểu diễn thí nghiệm - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích điểm kiểm tra kỹ năng biểu diễn thí nghiệm (Trang 127)
– Chọn xác suất sai lầm α= 0,01 với k= 67*2 2= 132, tra bảng phân phối Student tìm được giá trị t α,k = 2.58 - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
h ọn xác suất sai lầm α= 0,01 với k= 67*2 2= 132, tra bảng phân phối Student tìm được giá trị t α,k = 2.58 (Trang 128)
Hình 3.4. Biểu đồ điểm tập giảng - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 3.4. Biểu đồ điểm tập giảng (Trang 129)
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích điểm tập giảng Bảng 3.11. Phân loại điểm tập giảng  - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích điểm tập giảng Bảng 3.11. Phân loại điểm tập giảng (Trang 129)
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích điểm đánh giá thực tập giảng dạy B ảng 3.15. Tổng hợp các tham số đặc trưng điểm thực tập giảng dạy  - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích điểm đánh giá thực tập giảng dạy B ảng 3.15. Tổng hợp các tham số đặc trưng điểm thực tập giảng dạy (Trang 131)
Hình 3.5.  Đồ thị đường lũy tích điểm đánh giá thực tập giảng dạy - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích điểm đánh giá thực tập giảng dạy (Trang 131)
Đánh giá về hình thức Mức độ (%) - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
nh giá về hình thức Mức độ (%) (Trang 133)
Hình 3.6. Biểu đồ đánh giá nội dung E-Book của giảng viên Bảng 3.17. Nhận xét của giảng viên về hình thức E-Book  - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 3.6. Biểu đồ đánh giá nội dung E-Book của giảng viên Bảng 3.17. Nhận xét của giảng viên về hình thức E-Book (Trang 133)
Hình 3.7. Biểu đồ đánh giá hình thức E-Book của giảng viên B ảng 3.18. Nhận xét của giảng viên về tính khả thi của E-Book  - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 3.7. Biểu đồ đánh giá hình thức E-Book của giảng viên B ảng 3.18. Nhận xét của giảng viên về tính khả thi của E-Book (Trang 134)
Hình 3.9. Biểu đồ đánh giá hiệu quả sử dụng E-Book của giảng viên - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Hình 3.9. Biểu đồ đánh giá hiệu quả sử dụng E-Book của giảng viên (Trang 135)
Bảng tổng hợp số liệu thống kê từ các phiếu đã thu thập được trình bày dưới đây. - Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên
Bảng t ổng hợp số liệu thống kê từ các phiếu đã thu thập được trình bày dưới đây (Trang 139)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w