Những phương pháp sơ cứu đầu tiên khi gặp tai nạn

Một phần của tài liệu Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên (Trang 25 - 156)

tiếp thu kiến thức được truyền đạt, gây hứng thú trong học tập; thông tin được truyền đạt cho người học bằng nhiều hình thức; bài giảng được chắt lọc từ các bài mẫu và từ nhiều nguồn tư liệu tổng hợp. Giáo viên khi đó tiết kiệm được thời gian “chết” (thời gian để vẽ các sơ đồ, hình vẽ, kẻ bảng, viết công thức,…) trên lớp. Do đó, chất lượng bài giảng rất cao và hiệu quả sử dụng giờ giảng cũng rất cao.

Để sử dụng máy tính làm công cụ dạy học hay như là phương tiện nâng cao tính tích cực trong dạy học thì cũng cần phải thấu suốt một số điểm sau đây:

Thứ nhất, cần phải đặt nó trong toàn bộ hệ thống các phương pháp dạy học nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống đó. Mỗi phương pháp dạy học đều có những điểm mạnh và điểm yếu, nên ta cần phải biết: phát huy mặt mạnh của phương pháp này là hạn chế mặt yếu của phương pháp khác.

Thứ hai, máy tính không hề thủ tiêu vai trò của người thầy, mà trái lại cần phát huy hiệu quả hoạt động của giáo viên trong quá trình dạy học. Như đã khẳng định nhiều lần, máy tính được sử dụng như công cụ dạy học của người giáo viên. Công cụ này dù hiện đại đến mấy cũng không thể thay thế hoàn toàn người giáo viên trong dạy học. Chúng ta chủ trương tìm cách phát huy vai trò, tác dụng của người thầy nhưng theo những hướng không hoàn toàn giống như trong dạy học thông thường. Thầy giáo cần lập kế hoạch cho những hoạt động của mình trước, trong và sau khi học sinh học tập trên máy tính.

Thứ ba, máy tính không chỉ dùng để nâng cao tính tích cực trong dạy - học mà nó còn góp phần dạy học về máy tính. Điều này có nghĩa là thông qua việc học tập trên máy tính, học sinh được làm quen với những thao tác sử dụng máy. Bản thân học sinh được trải nghiệm những ứng dụng của tin học và máy tính ngay trong quá trình dạy học từ đó sẽ kích thích động cơ say mê học tập tin học cho chúng.

Cuối cùng, máy tính không chỉ là công cụ để dạy học mà còn góp phần thúc đẩy việc hình thành các phương pháp dạy học hiện đại hơn, đáp ứng được các nhu cầu của thực tiễn cuộc sống và xã hội.

14

và thế mạnh đặc biệt của nó trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, việc sử dụng máy tính như là phương tiện để nâng cao tính tích cực trong dạy - học là một xu hướng tất yếu góp phần hoàn thiện công nghệ đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện.

Dạy học, xét về hình thức tiến hành là một quá trình truyền thông hai chiều. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung, vào nâng cao tính tích cực trong dạy - học nói riêng là xu hướng tất yếu của thời đại. Sở dĩ như vậy là vì CNTT có những những thế mạnh mang lại cho con người sử dụng nó là: tốc độ cao, nhất quán, chính xác và ổn định.

Ứng dụng CNTT để nâng cao tính tích cực trong dạy - học là xu hướng tất yếu còn được lý giải qua các chức năng của CNTT mang lại cho con người như thu thập, xử lý, lưu giữ và truyền dữ liệu. Trong thời đại ngày nay, nếu không biết tận dụng các thành tựu của CNTT thì không thể phát huy tổng hợp các yếu tố có lợi trong quá trình dạy học. CNTT sẽ làm thay đổi không chỉ nội dung và cả phương pháp truyền đạt của người thầy trong dạy học:

– Có thể minh hoạ bài giảng một cách sinh động thông qua hình ảnh, âm thanh. – Có thể tiến hành các thí nghiệm minh hoạ trực tiếp trong khi giảng. – Có thể chỉ ra các tài liệu tham khảo, cần thiết ngay trong lúc giảng. – Nguồn thông tin đa dạng, phong phú, sinh động và có cả yếu tố bất ngờ. – Có thể làm tăng hàng chục, hàng trăm lần lượng thông tin trong một giờ

giảng bài.

– Có thể hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu.

Trong dạy học hiện đại, người thầy dạy những tri thức mà người học cần và xã hội đang đòi hỏi; người dạy quản lý, tổ chức quá trình nhận thức, dẫn dắt học viên tiếp cận khai thác kho tài nguyên tri thức của nhân loại, để người học tự tìm kiếm tri thức, tự sáng tạo. CNTT là phương tiện hữu hiệu giúp người thầy thực hiện được mục tiêu trên. Đồng thời CNTT đòi hỏi người thầy phải sử dụng phương pháp dạy học hiện đại, phải thay đổi cách viết giáo trình, giáo khoa: thay đổi các hình thức dạy học như giảng lý thuyết, thực hành, thí nghiệm,… tăng

15

cường hoạt động tự học, tự nghiên cứu của người học. CNTT là cơ sở để tạo điều kiện thuận lợi cho người giáo viên thực hiện phương pháp dạy học tích cực.

44B

1.2.3.Dạy học với phương tiện điện tử (E-learning) [19]

Giáo dục từ xa trên máy tính đang ngày càng phổ biến rộng rãi khắp các nơi và đang là nhu cầu cần thiết của mỗi SV. Những ai đang làm việc dựa vào sự chỉ dẫn trên internet là đang góp phần phát triển và xây dựng môi trường học tập trực tuyến. Một mô hình giáo dục khác với mô hình cổ điển, nó hỗ trợ thiết kế, phát triển và thực hiện sự dạy học có chất lượng cao trên internet. Nghĩa là tạo ra cho người học có cơ hội học mọi nơi, mọi lúc và học tập suốt đời theo xu hướng tự học, tự nghiên cứu là chính.

Theo thời gian, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhiều hình thức đào tạo mới ra đời với sự hỗ trợ cao của công nghệ hiện đại. Trong đó sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang mang lại nhiều lợi thế cho dạy học. Các hình thức đào tạo tiên tiến ra đời như: Đào tạo dựa trên máy tính (Computer Based Training); Đào tạo dựa trên dịch vụ World Wide Web (Web Based Training) mà đỉnh cao là hình thức học điện tử – đào tạo trực tuyến, thuật ngữ của nó là “E-Learning”.

E−Learning (viết tắt của electronic learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau, có nhiều cách hiểu về E-Learning.

“E–learning là hình thức học tập dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông. E–learning được biểu hiện ra qua các hình thức hỗ trợ học tập như: Sự kết hợp giữa học tập truyền thống với E–learning cho đến các hoạt động học tập hoàn toàn trực tuyến”.

Theo quan điểm hiện đại, E−Learning là sự phân phát các nội dung học bằng cách sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet,… trong đó, nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio,… thông qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến

16

(chat), diễn đàn (forum), hội thảo video, … “Hình thức học tập dựa trên bất cứ các định dạng nào có tính điện” [34].

Hình 1.1. Mô hình đào tạo E – learning

Trong mô hình này, hệ thống đào tạo bao gồm bốn thành phần, toàn bộ hoặc một phần của những thành phần này được chuyển tải tới người học thông qua các phương tiện truyền thông điện tử.

+ Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện.

+ Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Ví dụ tài liệu được gửi cho học viên bằng e-mail, học viên học trên website, học qua đĩa CD-Rom multimedia …

+ Quản lý: Quá trình quản lý đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc đăng ký học qua mạng, bằng bản tin nhắn SMS, việc theo dõi tiến độ học tập (điểm danh) được thực hiện qua mạng Internet,…

+ Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng được thông qua phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông qua chat, forum trên mạng … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17

các phương tiện điện tử. Ngày nay với sự hội tụ của máy tính và truyền thông E- learning được hiểu một cách trực tiếp hơn là quá trình học thông qua mạng internet và công nghệ web.

45B

1.2.4. Chương trình học liệu mở

97B

1.2.4.1.Tổng quan về chương trình Học liệu mở Việt Nam (VOCW)[21] Thuật ngữ học liệu mở (OpenCourseWare) được Viện Công nghệ Massachusetts - MIT (Mỹ) phát triển vào năm 2002 khi MIT quyết định đưa toàn bộ nội dung giảng dạy lên website và cho phép người dùng Internet ở mọi nơi trên thế giới truy nhập hoàn toàn miễn phí. Sau MIT, rất nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới đã tham gia phong trào học liệu mở để chia sẻ nội dung, công cụ cũng như phương thức triển khai học liệu mở sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Giảng viên, sinh viên và người tự học ở mọi nơi trên thế giới, đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận các tri thức mới.

Đối với Việt Nam, học liệu mở là một nguồn tài nguyên vô cùng hữu ích cho chương trình đổi mới giáo dục đại học. Về nguyên tắc, bất kỳ ai có máy tính nối mạng Internet đều có thể truy nhập được học liệu mở của các trường đại học trên thế giới, tuy nhiên có nhiều lý do cản trở người dùng Việt Nam trong việc sử dụng các học liệu mở một cách trực tiếp.

Chương trình học liệu mở Việt Nam ra đời nhằm xây dựng các phương thức để xoá bỏ các rào cản đối với người dùng Việt Nam để có thể tận dụng một cách tối đa các nguồn học liệu mở sẵn có. Ngày 12/12/2007, trang tin chính thức của chương trình, website 5TUwww.vocw.edu.vnU5Tđã được hoạt động.

98B

1.2.4.2. Nội dung hiện có trên VOCW

Tài nguyên trên VOCW có được là do các thầy cô giáo trong/thuộc các trường đại học trên cả nước đưa lên, số nội dung còn lại có được thông qua các hoạt động tài trợ và chuyển đổi các kho giáo trình đã có. Các chuyên gia Việt Nam tận dụng các nguồn học liệu mở sẵn có như MIT OCW, RICE Connexions, OER Commons,…

18

Cách thức xây dựng nội dung của chương trình Học liệu mở Việt Nam là sử dụng bộ công cụ phần mềm Connexions trong việc xuất bản và chia sẻ nội dung lên Internet. Nội dung trong hệ thống phần mềm Connexions sẽ được lưu trữ dưới hai định dạng:

1) module: là một chủ đề nhỏ hoặc một phần hoàn chỉnh của chủ đề lớn; 2) course: là tập hợp các module được sắp xếp theo một trình tự nhất định để tạo thành một giáo trình.

Các giảng viên khi cần xây dựng giáo trình cho môn học của mình chỉ việc xây dựng bộ khung của giáo trình trước bằng công cụ soạn thảo course sau đó tìm các module phù hợp đã có sẵn trong kho dữ liệu chung để đưa vào. Một module có thể được sử dụng trong nhiều course khác nhau, một tác giả có thể sử dụng module của tác giả khác trong course của mình.

Hình 1.2. Mô hình hoạt động của phần mềm Connexions.

Phần mềm Connexions còn cho phép đưa các giáo trình ra dưới dạng sách điện tử với đầy đủ mục lục và bảng chỉ mục để người sử dụng có thể đọc trên máy tính không có kết nối Internet hoặc in thành sách giấy thông thường, do không phải trả chi phí bản quyền nên sách in ra theo cách này sẽ rất rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số sinh viên.

19

99B

1.2.4.3. Mô hình hệ thống, cơ sở hạ tầng VOCW

Hiện tại ba trung tâm dữ liệu của chương trình tại Hà nội, Đà nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh cùng các máy chủ do VEF tài trợ đặt tại 14 trường thành viên đã chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày khai trương website 5TUwww.vocw.edu.vnU5T

Ngoài ra, rất nhiều trường Đại học trong cả nước đã và đang xúc tiến phối hợp với tổ công tác VOCW để cài đặt cho máy chủ sẵn có của trường mình, giúp cho cán bộ, sinh viên trong trường nhanh chóng truy cập nguồn học liệu mở và giảm chi phí Internet đáng kể cho nhà trường.

Hình 1.3. Mô hình máy chủ VOCW đặt tại mạng LAN của trường

25B

1.3. E-Book

46B

1.3.1. Khái niệm

E-Book là từ viết tắt của electronic book (sách điện tử). Hiểu một cách đơn giản, E−book là sản phẩm “số hóa” cuốn sách in, là một hình thức văn bản, mà để đọc được, cần phải có máy tính điện tử (computer) hoặc máy đọc sách điện tử (E-Book readers, smartbook). Một số điện thoại di động (smartphone) cũng có thể dùng để đọc E−book [19]

20

Như vậy E-Book là toàn bộ kịch bản dạy học của người thầy được số hóa, tạo nên một phần mềm dạy học hoàn chỉnh có tương tác và khả năng quản lý. Đặc biệt là nó có thể thay thế vai trò của người thầy ở một số thời điểm nhất định. Toàn bộ hoạt động dạy học được chương trình hóa thông qua môi trường multimedia, thông tin được truyền dưới các dạng: văn bản (text), đồ họa (graphics), hoạt cảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

E-Book có những ưu điểm và hạn chế sau đây:

+ Ưu điểm:E−Book có những tính năng ưu việt mà sách in thông thường không thể có được như cung cấp tối đa các tư liệu multimedia dưới dạng văn bản, đồ hoạ, hoạt cảnh, hình ảnh, âm thanh, phim video,… hoặc các phần mềm trợ giúp khác. Người dùng có thể truy xuất nhanh đến các phần, mục trong E-Book, không gian lưu trữ nhỏ trong một dĩa CD, hoặc một dĩa DVD có thể lưu trữ được rất nhiều E-Book, người dùng có thể đọc ở mọi lúc, mọi nơi. Về tính năng sử dụng, khi đọc E-Book trên máy tính người dùng có thể điều chỉnh cỡ chữ đến mức tốt nhất của mình, có thể in thành bản in những nội dung cần thiết nếu được sự đồng ý của tác giả. Giá thành của E−Book rẻ hơn sách in khá nhiều, không bị hỏng theo thời gian. Thậm chí, có thể sao lưu dự phòng nếu được tác giả chấp nhận.

+ Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm vượt trội như trên E-Book còn có một số hạn chế nhất định như cần có thiết bị để đọc được E-Book như máy tính, thiết bị đọc E-Book,… Một số E-Book được thiết kế bằng phần mềm chuyên dụng thì cần phải cài đặt những phần mềm vào máy tính thì mới có thể đọc được E-Book. Về mặt sức khoẻ, sử dụng E-Book có thể ảnh hưởng đến thị giác do phải đọc trên máy tính lâu.

47B

1.3.2. Một số phần mềm hỗ trợ thiết kế E-Book định dạng CHM

100B

1.3.2.1.Microsoft Word

Microsoft Word trong bộ Microsoft Office được xem là phần mềm phổ biến nhất hiện nay dùng để soạn thảo văn bản thông thường, văn bản khoa học, định dạng các tư liệu, xuất bản Web, tạo và gởi thư....

21

Microsoft Word cho phép người dùng làm việc với văn bản thô (text), các hiệu ứng như phông chữ, màu sắc, cùng với hình ảnh đồ họa (graphics) và nhiều hiệu ứng đa phương tiện khác (multimedia) như âm thanh, video khiến cho việc soạn thảo văn bản được thuận tiện hơn. Ngoài ra cũng có các công cụ như kiểm tra chính tả, ngữ pháp của nhiều ngôn ngữ khác nhau để hỗ trợ người sử dụng. Các phiên bản của Word thường lưu tên tập tin với đuôi là. doc (hay. docx đối với Word có phiên bản từ 2007 trở đi). Hầu hết các phiên bản của Word đều có thể mở được các tập tin văn bản thô (.txt) và cũng có thể làm việc với các định dạng khác, chẳng hạn như xử lý siêu văn bản (.html), thiết kế trang web.

4T

Toàn bộ nội dung các tài liệu của E-Book này đều được soạn thảo trên nền phần mềm Microsoft Word và được xử lý ở định dạng. html.

Hình 1.4. Hình ảnh E-Book định dạng. Html

101B

1.3.2.2. Phần mềm SnagIT

Sử dụng SnagIT để chụp ảnh phục vụ làm E-Book. Snag IT là một chương

Một phần của tài liệu Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học Đại học Tây Nguyên (Trang 25 - 156)