Năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, dƣới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng,

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ PHƯỜNG QUẢNG TIẾN (Trang 58 - 59)

trực tiếp là Đảng ủy xã với nhiều giải pháp sắc bén, thiết thực phù hợp với thực tế ở địa phƣơng, sự nghiệp đổi mới đã đƣợc triển khai trên tất cả các lĩnh vực; cơ chế thị trƣờng định hƣớng XHCN đƣợc xác lập, hình thành và phát triển trên địa bàn xã; thu đƣợc nhiều kết quả to lớn, kinh tế phát triển, dân chủ xã hội đƣợc phát huy, trình độ dân trí và mức hƣởng thụ văn hóa của nhân dân đƣợc nâng lên, sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế có nhiều thay đổi, tiến bộ; đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân không ngừng đƣợc cải thiện, số hộ có thu nhập trung bình, thu nhập khá và số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm, lòng tin của ngƣời dân vào chế độ, vào Đảng, vào sự điều hành, quản lý của chính quyền đƣợc nâng lên. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân đƣợc củng cố vững chắc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội góp phần đẩy lùi khủng hoảng kinh tế xã hội; tạo tiền đề để đƣa sự nghiệp đổi mới trên quê hƣơng Quảng Tiến phát triển sang một thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

CHƢƠNG V

ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TIẾN LÊN CNH - HĐH (1996- 2011) (1996- 2011)

Cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nƣớc XHCN ở Đông Âu. Cục diện thế giới có nhiều thay đổi bất lợi cho cách mạng Việt Nam, trong bối cảnh đó, Đảng đã lãnh đạo đất nƣớc tiến hành công cuộc đổi mới. Sau 10 năm đổi mới, Dân tộc ta đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các mặt. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, nƣớc ta cũng phải đối đầu với nhiều nguy cơ nhƣ: Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ “Diễn biến hòa bình”; tệ quan liêu, tham nhũng; nguy cơ chệch hƣớng XHCN. Tình hình thế giới và thực tiễn công cuộc đổi mới đặt ra cho Đảng ta những nhiệm vụ và bƣớc đi mới.

Trong hoàn cảnh đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đƣợc tổ chức từ ngày 28/6 đến 1/7/1996. Trên cơ sở phân tích những đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới, những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế, nêu rõ những thời cơ và thách thức lớn, Đại hội định ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2000 và 2020 của sự nghiệp đổi mới, CNH- HĐH đất nƣớc là: Tiếp tục thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc; đẩy mạnh CNH- HĐH và xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp

vật chất và tinh thần cao; quốc phòng- an ninh vững chắc; dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Trên cơ sở định hƣớng của Trung ƣơng Đảng, tháng 5/1996 Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, đề ra nhiệm vụ tổng quát từ 1996 đến năm 2000 là: Phát huy thành tựu đạt được, tranh thủ thời cơ thuận lợi khắc phục khó khăn, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực, đẩy mạnh CNH- HĐH theo hướng CNXH. Triệt để khai thác và sử dụng các nguồn lực thúc đẩy sản xuất đạt tốc độ tăng trưởng cao, bền vững. Kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và quốc phòng- an ninh, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn sau năm 2000.

Triển khai thực hiện nhiệm vụ CNH- HĐH trên địa bàn thị xã du lịch nghỉ mát, tháng 3/1996, Đảng bộ thị xã Sầm Sơn tiến hành Đại hội lần thứ XII; xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tiến hành CNH- HĐH thị xã trong giai đoạn 1996- 2000 đó là: “Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới theo hướng CNH- HĐH với cơ cấu kinh tế Du lịch, dịch vụ - Công nghiệp và xây dựng - Nông, lâm, ngư; tạo bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội; Quốc phòng - an ninh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân; phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, thị xã mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Đại hội đề ra các mục tiêu cần phấn đấu đạt đƣợc cụ thể sau đây: Kinh tế tăng trƣởng bình quân hàng năm 15 - 16%; đến năm 2000 GDP bình quân đầu ngƣời tăng gấp 2 lần 1995, trong đó: du lịch tăng bình quân 16 -18%, đến năm 2000 chiếm 50% tổng sản phẩm xã hội; công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 11%; Nông – Lâm - Ngƣ nghiệp tăng bình quân 7-8%/năm; giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống mức 1,85%; thị xã đạt chuẩn phổ cập THCS; phấn đấu đến năm 2000 không còn hộ đói; giảm tỷ lệ hộ nghèo đến mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ PHƯỜNG QUẢNG TIẾN (Trang 58 - 59)