THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ XÃ LẦN THỨ XVIII, TRIỂN KHAI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ PHƯỜNG QUẢNG TIẾN (Trang 59 - 66)

TRIỂN KHAI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA

GIAI ĐOẠN 1996- 2000.

Sau 10 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, gần 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVII, diện mạo quê hƣơng Quảng Tiến đã có nhiều khởi sắc đáng phấn khởi, tự hào. Tình trạng thiếu lƣơng thực, khan hiếm hàng hóa, vật tƣ từng bƣớc đƣợc đẩy lùi; kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên một bƣớc; những thành tựu ban đầu đó là nền tảng, tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo, thời kỳ CNH- HĐH quê hƣơng, đất nƣớc.

Tháng 12/1996 Đảng bộ xã Quảng Tiến tiến hành Đại hội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 1996- 2000. Đại hội đánh giá: Trong nhiệm kỳ XVII, dƣới sự lãnh đạo của Đảng ủy công cuộc đổi mới trên địa bàn xã đã gặt hái đƣợc những thành công to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Việc triển khai cơ chế mới đã tạo ra động lực đòn bẩy thúc

đẩy kinh tế- xã hội phát triển; đời sống nhân dân không ngừng đƣợc nâng lên; niềm tin của dân vào đƣờng lối và sự lãnh đạo của Đảng đƣợc củng cố, tăng cƣờng; quốc phòng- an ninh đƣợc giữ vững; cơ sở vật chất, xã hội tăng nhanh, đặc biệt ngành khai thác, chế biến hải sản nghề truyền thống và đặc trƣng của xã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đóng góp lớn vào tăng trƣởng kinh tế của thị xã hàng năm. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, Đại hội cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, yếu kém cần phải khắc phục đó là: Trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ xã, nhất là quản lý kinh tế còn yếu kém nên hiệu quả phát triển kinh tế- xã hội chƣa cao và thiếu vững chắc; lĩnh vực văn hóa- xã hội phát sinh nhiều vấn đề phải quan tâm nhƣ: vấn đề việc làm cho ngƣời lao động sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ; công tác xây dựng gia đình, thôn văn hóa chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; vấn đề môi trƣờng …

Bám sát chỉ đạo của cấp trên và căn cứ vào tình hình thực tế địa phƣơng, Đại hội xác định phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu nhằm khắc phục khó khăn, thách thức, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo hƣớng CNH- HĐH trong những năm 1996- 2000 nhƣ sau: Ngành khai thác, chế biến hải sản và tiểu thủ công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của xã, khuyến khích các đơn vị, các hộ ngƣ dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nghề cá, tăng cƣờng ngƣ, lƣới cụ; phát triển, nâng cấp phƣơng tiện đánh bắt xa bờ, bám biển dài ngày, tăng năng suất lao động; Gắn khai thác với chế biến hải sản, nâng cao chất lƣợng và quy mô cơ sở chế biến hải sản thu hút lực lƣợng lao động. Củng cố, phát triển các nghề thủ công nghiệp truyền thống; sửa chữa tàu thuyền, mộc dân dụng, tìm thị trƣờng mới để sản xuất các mặt hàng đay, cói, thêu ren; Khuyến khích phát triển ngành dịch vụ vận tải biển. Trong sản xuất nông nghiệp chỉ đạo tận dụng ruộng đất mở rộng vụ đông, đƣa giống mới vào sản xuất; phát triển trồng trọt, chăn nuôi phục vụ du lịch.Từng bƣớc xã hội hóa giáo dục- đào tạo, thể dục thể thao; y tế và các hoạt động văn hóa bằng việc phát huy nội lực của nhân dân, đồng thời tích cực tranh thủ sự đầu tƣ của cấp trên; xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc; phấn đấu hoàn thành kế hoạch huấn luyện dân quân, tự vệ, chỉ tiêu giao quân; đẩy mạnh phát triển an ninh nhân dân; củng cố, chỉ đạo các tổ an ninh nhân dân thôn xóm hoạt động hiệu quả. Tăng cƣờng công tác xây dựng Đảng trên cả 3 mặt chính trị - tƣ tƣởng và tổ chức; nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chi bộ; nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Nhà nƣớc; Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong xã vì sự nghiệp CNH- HĐH quê hƣơng.

Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ khóa XVIII gồm 15 đồng chí, bầu Ban Thƣờng vụ 3 đồng chí. Đồng chí Ngô Hồng Liên đƣợc bầu làm Bí thƣ Đảng ủy; Đồng chí Nguyễn Văn Thi giữ chức Phó Bí thƣ, Chủ tịch UBND xã; Đồng chí Nguyễn Viết Mai đƣợc bầu làm Ủy viên Thƣờng vụ, Trực Đảng.

Tháng 6/1998 Đảng bộ và nhân dân Quảng Tiến vinh dự đƣợc đón Đồng chí Lê Khả Phiêu - Ủy viên Thƣờng trực Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng về thăm, tiếp xúc với cử tri nghề cá tại Cảng Hới. Tháng 9/1999, Đồng chí Trần Đức Lƣơng - Chủ

thành tích mà Đảng bộ và nhân dân Quảng Tiến đã đạt đƣợc trong thời gian qua đồng thời nhắc nhở, khuyến khích địa phƣơng tập trung phát triển nghề khai thác, chế biến hải sản theo hƣớng kinh tế thị trƣờng quy mô lớn. Đây là nguồn cổ vũ, động viên cán bộ, nhân dân xã Quảng Tiến quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội mà Đại hội Đảng các cấp đã đề ra.

Triển khai Nghị quyết Đại hội XVIII, với nhiều giải pháp sắc bén và sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, nhiệm kỳ 1996- 2000 đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng phấn khởi. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm đạt từ 7- 10% thu nhập bình quân đầu ngƣời từ 1.800.000đồng năm 1996 lên 3.000.000 đồng năm 2000.

Về kinh tế: Thực hiện Nghị quyết 02 của Ban Chấp hành Thị ủy về phát triển nghề cá. Ban Chấp hành Đảng ủy xã đã có Nghị quyết chuyên đề phát triển nghề cá, tập trung chỉ đạo phát triển nghề khai thác hải sản theo hƣớng duy trì nghề lộng, phát triển nghề khơi; chuyển từ vó đánh ánh sáng đèn sang nghề vây rút chì; tăng cƣờng bồi dƣỡng, đào tạo đội ngũ thợ máy, thuyền trƣởng, tích cực đầu tƣ mua sắm phƣơng tiện có công suất lớn từ 70CV đến 280CV, ứng dụng nhanh khoa học kỹ thuật vào thuyền nghề.

Năm 1996 toàn xã có 155 phƣơng tiện tàu thuyền, tổng công suất là 7.000CV, đến năn 2000 phát triển lên 250 tàu, thuyền với tổng công suất là 15.000 CV, trong đó số tàu thuyền có công suất 70CV trở lên chiếm 45% với tổng vốn đầu tƣ lên đến 50 tỷ đồng; sản lƣợng khai thác tăng từ 2000 tấn năm 1996 lên 4000 tấn năm 2000, đạt 112% kế hoạch Đại hội đề ra, giải quyết việc làm cho 3.200 lao động.

Cùng với phát triển nghề khai thác, chế biến, nuôi trồng hải sản dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển mạnh mẽ, thu hút hành ngàn lao động; mỗi năm chế biến hàng trăm tấn chƣợp, hàng chục tấn cá khô, cá kho nồi, nƣớc mắm, mực khô… đƣợc các hộ gia đình, cơ sở sản xuất mang đi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt trong giai đoạn này, nhân dân trong xã đã đầu tƣ lắp đặt 12 máy sản xuất đá lạnh, mỗi năm sản xuất hàng ngàn tấn đá để phục vụ cho nghề khai thác hải sản.

Nghề tiểu thủ công nghiệp và xây dựng những năm đầu đổi mới tuy gặp khó khăn, nhƣng do chuyển đổi kịp thời, nên giai đoạn 1996- 2000 đƣợc củng cố và có nhiều khởi sắc. Toàn xã có 12 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền; hàng chục tổ, nhóm phụ nữ đan, vá lƣới; các nghề thủ công truyền thống nhƣ thêu ren, thảm, chiếu tiếp tục đƣợc duy trì; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Ngoài ra trong thời kỳ này, bà con ở khu vực sản xuất nông nghiệp tự bỏ vốn, đầu tƣ hơn 5 tỷ đồng mua sắm 350 máy xay xát lúa chuyển vào làm dịch vụ tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm gửi về địa phƣơng từ 6 -7 tỷ đồng.

Thực hiện Nghị quyết 06 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII về CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn, Nghị quyết 09/TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa về kiện toàn, đổi mới các Hợp tác xã chuyển sang dịch vụ sản xuất và kinh doanh. Nông dân đƣợc chủ động hơn trong sản xuất, kinh doanh. Xã đã huy động đầu tƣ kiên cố hóa 2km kênh mƣơng nội đồng; 5.000m mƣơng tiêu, cống thoát nƣớc… Nhờ đó,

năng suất, sản lƣợng cây trồng, vật nuôi đều tăng; năm 1996 đạt 980 tấn lƣơng thực quy thóc bằng 80% kế hoạch; năm 2000 đạt trên 1.200 tấn; 4 năm liên tục Quảng Tiến hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế nông nghiệp với nhà nƣớc; đời sống, thu nhập của nông dân đƣợc cải thiện, nhiều gia đình có thu nhập từ 30- 50 triệu đồng; bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

Ngành kinh doanh vận tải đƣờng bộ, đƣờng biển có sự phục hồi, phát triển rõ nét sau khi Hợp tác xã Tiến Hƣng làm ăn thua lỗ phải giải thể; các mô hình kinh doanh vận tải tƣ nhân khá phát triển. Năm 1996 toàn xã có 4 tàu với trọng tải trên 1.000 tấn, đến năm 2000 có 9 tàu với trọng tải 2.900 tấn thu hút hàng trăm lao động; doanh thu đạt 4,2 tỷ đồng, thu nhập bình quân 700.000 đồng/ngƣời/tháng; riêng Công ty vận tải biển Sao Mai có 4 tàu, với tổng trọng tải 1.500 tấn. Song song với vận tải biển, vận tải đƣờng bộ phát triển nhanh chóng; nhân dân đã mạnh dạn đầu tƣ hàng chục ô tô đông lạnh, xe ô tô tải, công nông vận chuyển hàng hải; đặc biệt phục vụ chuyên chở hải sản đông lạnh, đá lạnh phục vụ dịch vụ, hậu cần nghề cá.

Do sản xuất phát triển, nguồn thu vào ngân sách tăng dần; thu thuế nhà nƣớc trên địa bàn đạt khá; năm 1996 đạt 241 triệu, đến năm 2000 đạt gần 300 triệu. Tổng thu ngân sách toàn xã từ 1996 - 2000 đạt 3.775.724.000 đồng bằng 118,8% kế hoạch; trong đó tập trung chi đầu xây dựng nâng cấp trạm xá, cơ sở vật chất trƣờng học; Trạm biến thế công suất 650KVA, 2km đƣờng giao thông liên thôn, liên xã…

Đến cuối nhiệm kỳ XVIII, cơ sở vật chất của 3 nhà trƣờng đi vào ổn định, đảm bảo nhu cầu học tập cho 3.400 học sinh toàn xã, chấm dứt tình trạng học sinh học 3 ca. Thực hiện Nghị quyết TW 02 (khóa VIII) về giáo dục và đào tạo, cấp ủy tăng cƣờng chỉ đạo kết hợp giáo dục học sinh giữa nhà trƣờng, gia đình, xã hội; qua đó chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng lên; tình trạng học sinh THCS bỏ học giảm dần. Đội ngũ giáo viên từng bƣớc đƣợc chuẩn hóa; các phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” đạt hiệu quả thiết thực. Kết quả: Tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm của học sinh cấp tiểu học, THCS đạt trên 95%; từ năm 1996- 2000 toàn xã có 195 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp thị, tỉnh và cấp quốc gia. Mỗi năm Quảng Tiến có từ 30 đến 40 học sinh thi đậu vào các trƣờng Đại học, Cao đẳng. Đến năm 2000 toàn xã có 130 ngƣời có trình độ đại học; 4 giáo sƣ, phó giáo sƣ, tiến sỹ; 7 thạc sỹ.

Bên cạnh đó việc chăm lo, nâng cấp trạm xá xã, chất lƣợng hoạt động y tế xã, chất lƣợng khám, điều trị bệnh của đội ngũ thầy thuốc đƣợc nâng lên; Quảng Tiến là xã đầu tiên có Bác sỹ phục vụ ở trạm xá xã. Công tác y tế dự phòng, vệ sinh môi trƣờng, các Chƣơng trình quốc gia bảo vệ sức khỏe Bà mẹ, trẻ em, KHHGĐ; các chƣơng trình phòng ngừa đại dịch HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy đƣợc quan tâm triển khai sâu rộng. Trong nhiệm kỳ, toàn xã khoan lắp mới 1600 giếng nƣớc khoan máy; 60% hộ có 3 công trình vệ sinh môi trƣờng. Xã đã thành lập Hợp tác xã dịch vụ thu gom rác thải góp phần làm xanh – sạch – đẹp môi trƣờng; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 1999 giảm xuống 1,35%.

Hoạt động thể dục thể thao đi vào nề nếp và trở thành phong trào quần chúng sâu rộng; môn bóng chuyền, bơi lội, bóng đá trở thành thế mạnh của xã; đƣợc đông đảo nhân dân tham gia đặc biệt là thanh thiếu niên, đội tuyển của xã hàng năm đạt đƣợc nhiều giải thể thao cấp thị, cấp tỉnh góp phần tạo ra lối sống lành mạnh, giảm thiểu tệ nạn xã hội trên địa bàn.

Hoạt động văn hóa thông tin chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân trong xã đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng; pháp luật của nhà nƣớc; đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện quy ƣớc, hƣơng ƣớc làng văn hóa, cơ quan, trƣờng học, gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa, văn minh đô thị ở thị xã du lịch; triển khai Chỉ thị 27 của tỉnh về thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cƣới, việc tang và lễ hội. Việc thực hiện các chính sách xã hội, các hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa”; “nhân đạo từ thiện”… đƣợc tiến hành sâu rộng và đạt hiệu quả tốt. Hoạt động văn hóa- xã hội đƣợc Đảng bộ quan tâm chỉ đạo đã tăng cƣờng sự đoàn kết, nhất trí, đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng- an ninh trên địa bàn làm cho địa phƣơng giàu hơn, văn minh hơn. Tính đến năm 2000 toàn xã có 48% số hộ giàu và khá; 85% hộ có nhà kiên cố và cao tầng; 100% hộ dùng điện sáng quốc gia; có 3,5 máy điện thoại trên 100 dân; 70% hộ có phƣơng tiện nghe nhìn. Từ năm 1996- 2000 toàn xã đã xây dựng mới và tu sửa 6 nhà tình nghĩa; đóng góp ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa trên 60 triệu đồng; chi trả kịp thời chế độ trợ cấp và lƣơng cho các đối tƣợng chính sách, các đối tƣợng khó khăn đƣợc cứu trợ, cứu tế theo quy định; đấu mối với ngân hàng cho 2000 lƣợt hộ vay vốn với số tiền trên 2 tỷ đồng phát triển kinh tế hộ gia đình.

Công tác quốc phòng- an ninh trong giai đoạn này có chuyển biến tích cực, nhiều năm liên tục công an xã đƣợc công nhận là đơn vị quyết thắng, nhờ đó giữ vững đƣợc an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đảng ủy đã tập trung lãnh đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc; phấn đấu giữ vững danh hiệu “Vững mạnh, an toàn, làm chủ, sẵn sàng chiến đấu”.Triển khai xây dựng mô hình thôn an toàn làm chủ theo cơ chế Đảng lãnh đạo, lực lƣợng quốc phòng làm tham mƣu đƣợc thực hiện có hiệu quả; gắn kết giữa 2 nhiệm vụ quốc phòng- an ninh với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội.; tăng cƣờng hoạt động của các tổ an ninh nhân dân.

Công tác huấn luyện dân quân tự vệ đƣợc tổ chức theo định kỳ và đƣợc xếp loại khá, giỏi; Hàng năm đều hoàn thành chỉ tiêu giao quân theo kế hoạch; không có quân nhân đào, bỏ ngũ. Đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân công an xã đã làm tốt công tác an ninh trật tự, an ninh tôn giáo, an ninh vùng cửa biển; triển khai sâu rộng chƣơng trình quốc gia phòng chống tội phạm; phong trào vận động, giáo dục, cảm hóa ngƣời lầm lỗi. Hàng năm, 90% vụ việc xảy ra trên địa bàn đƣợc giải quyết kịp thời, dứt điểm; các loại tội phạm và tệ nạn xã hội có xu hƣớng giảm. Công tác quốc phòng- an ninh đã tạo ra môi trƣờng lành mạnh, yên bình, đảm bảo cho sự nghiệp đổi mới trên địa bàn đi đến thành công.

Trong nhiệm kỳ XVIII, giai đoạn 1996- 2000, do xác định rõ xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới; Công tác xây dựng Đảng đƣợc quan tâm chỉ đạo; Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ, Đảng bộ từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng.

Trong công tác chính trị tƣ tƣởng, Cấp ủy Đảng luôn coi trọng công tác bồi

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ PHƯỜNG QUẢNG TIẾN (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)