CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA QUÊ HƢƠNG,
GIAI ĐOẠN 2000- 2005
Trên cơ sở những thành tựu và bài học kinh nghiệm của 15 năm đổi mới; 10
năm thực hiện chiến lƣợc kinh tế- xã hội (1991- 2000), tháng 4/2001, Đảng ta tiến hành Đại hội lần thứ IX nhằm hoàn thiện đƣờng lối, định hƣớng chiến lƣợc phát triển đất nƣớc đến năm 2010. Đồng thời Đại hội đã định hƣớng cơ chế chính sách và các giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch 5 năm 2001- 2005 nhƣ sau: Tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và công dân phát triển sản xuất kinh doanh. Hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường và tạo lập khung luật pháp bảo đảm sự quản lý và giám sát của nhà nước. Tăng cường hiệu lực của các công cụ và chính sách quản lý vĩ mô; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, mở rộng kinh tế đối ngoại. Phát triển nguồn lực, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Tiếp tục đổi mới chính sách xã hội, chính sách bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Trên cơ sở định hƣớng chỉ đạo của Trung ƣơng, tháng 1/2001, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tiến hành Đại hội lần thứ XV. Đại hội đã tổng kết hoạt động của Đảng bộ trong một nhiệm kỳ; chỉ rõ thành tựu đạt đƣợc và những hạn chế, khuyết điểm, xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2001- 2006 và định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội 2001- 2010. Trong đó nhấn mạnh: Quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và làm tốt công tác vệ sinh môi trường; cải tạo, nâng cấp thị xã du lịch Sầm Sơn; phát triển khu vực Nam Sầm Sơn. Về vùng biển, cần phát triển toàn diện kinh tế biển, cả đánh bắt và nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản; làm muối; phát triển cây công nghiệp ngắn ngày; cảng biển và các dịch vụ thủy sản; phát triển thủ công nghiệp; thu hút lao động; quan tâm đến vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường.
Từ ngày 17 đến ngày 19/11/2000, Đảng bộ thị xã Sầm Sơn tiến hành Đại hội lần thứ XIII. Đại hội đã xác định nhiệm vụ, mục tiêu trong nhiệm kỳ tiếp theo đó là:
Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới theo hướng CNH- HĐH với cơ cấu kinh tế “Du lịch, dịch vụ, công nghiệp và nông- lâm- nghiệp”; lấy du lịch, dịch vụ, nghề cá làm mũi nhọn. Tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, ổn định chính trị, xây dựng quốc phòng- an ninh vững chắc; nâng cao năng lực của Đảng bộ và Hệ thống chính trị; phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 10% trở lên; năm 2005 , GDP bình quân đầu người tăng gấp 1,5 lần năm 2000; thu ngân sách tăng từ 10 - 12%; giảm tốc độ tăng dân số xuống 1%; phổ cập THCS vào năm 2005; không còn hộ đói, hộ nghèo giảm xuống 5%. Đảng bộ thị xã đạt trong sạch vững mạnh; 60% cơ sở đảng và 90% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thực hiện chỉ đạo của cấp ủy cấp trên, ngày 26/10/2000 Đảng bộ xã Quảng Tiến tiến hành Đại hội lần thứ XIX, đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII và xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ 2000- 2005 nhƣ sau: Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH- HĐH trên quê hương; lấy nghề cá làm kinh tế mũi nhọn; phát triển hợp lý nghề vận tải biển, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tạo việc làm cho người lao động. Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế và xây dựng kết cấu hạ tầng. Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, cải cách hành chính theo cơ chế một cửa; Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Phấn đấu kinh tế tăng trưởng từ 8 - 10%, trong đó khai thác, nuôi trồng tăng trưởng 10 - 15%; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2005 đạt 4.000.000 đồng/người/năm. Thu ngân sách tăng 8 - 10%/ năm; hàng năm giải quyết từ 300- 500 việc làm mới; đến năm 2005 tỷ lệ phát triển dân số là 1%; không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 7%., hoàn thành phổ cập THCS. Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW 06 (lần 2) phấn đấu Đảng bộ xã đạt trong sạch vững mạnh, 90% đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ xã khóa XIX gồm 11 đồng chí; Đồng chí Nguyễn Viết Mai đƣợc bầu giữ chức Bí thƣ Đảng ủy; Đồng chí Nguyễn Văn Thi đƣợc bầu giữ chức phó Bí thƣ, Chủ tịch UBND xã; Đồng chí Lƣờng Ngọc Thiệu đƣợc bầu Ủy viên Ban Thƣờng vụ, Trực Đảng. Sau thành công của Đại hội, Ban Chấp hành Đảng ủy tập trung chỉ đạo, tổ chức lãnh đạo Đảng bộ đẩy mạnh các giải pháp phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng- an ninh trên địa bàn. Đặc biệt là phát triển lĩnh vực kinh tế nghề cá, tạo đà thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân.
Dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng và do thực hiện các giải pháp đồng bộ, sau gần 20 năm đổi mới, 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX diện mạo làng quê Quảng Tiến đã có những thay đổi rõ rệt, tạo cơ sở, tiền đề vững chắc để thực hiện tiến trình đô thị hóa quê hƣơng.
Về kinh tế: Ngành kinh tế mũi nhọn khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản tiếp tục đƣợc Đảng ủy tập trung chỉ đạo; giá trị ngành thủy sản tăng bình quân 19%/năm, chiếm 50% tỷ trọng kinh tế của xã. Năng lực khai thác và nuôi trồng hải sản tăng nhanh. Sản lƣợng hải sản năm 2005 đạt 7.300 tấn, tăng hơn năm 2000 gần 4.000 tấn. Tàu, thuyền đi biển phát triển nhanh về số lƣợng và công suất máy móc. Năm 2000 có 255 tàu thuyền, tổng công suất là 15.000CV, đến năm 2005 có 310 tàu, thuyền với tổng công suất là 18.000CV trong đó có 102 tàu đánh bắt xa bờ công suất từ 90CV trở lên; giá trị sản xuất ngƣ nghiệp đạt 70 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 23% so với năm 2003.
Nghề nuôi trồng thủy sản tiếp tục đƣợc quan tâm chỉ đạo, với diện tích ao, đầm mặt nƣớc 70 ha do thực hiện nuôi quảng canh, cải tiến bán thâm canh nên năng suất, sản lƣợng tăng nhanh so với thời kỳ trƣớc. Doanh thu hàng năm đạt từ 10 – 13
tỷ đồng; Riêng năm 2005 đạt 14 tỷ đồng, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2000. Do thực hiện chính sách khuyến khích đầu tƣ và do nghề cá phát triển, trong giai đoạn này, ngành dịch vụ thƣơng mại phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là dịch vụ hậu cần nghề cá, đảm bảo cung ứng nhiên liệu, ngƣ lƣới cụ, đá lạnh, lƣơng thực, thực phẩm cho tàu thuyền ra khơi khai thác và thu mua hải sản. Đến năm 2005, toàn xã có 60 tàu thu mua, 16 xe đông lạnh chuyên chở hàng hải sản giao thƣơng đến mọi miền đất nƣớc.
Dịch vụ vận tải biển và vận tải đƣờng bộ tiếp tục phát triển nhanh. Năm 2000 toàn xã có 9 tàu tổng trọng tải 2.900 tấn. Đến năm 2005, phát triển lên 15 tàu cả tàu sắt và tàu xi măng có trọng tải từ 200 tấn đến 1.500 tấn chuyên chở hàng hóa ở trong nƣớc và vƣơn ra làm ăn với các nƣớc khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động. Một số hộ trong xã đã đầu tƣ mua xe vận chuyển khách, xe ô tô tải phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. Cửa hàng, cửa hiệu mọc lên san sát, tạo ra khung cảnh buôn bán, làm ăn nhộn nhịp của thị tứ cảng biển sầm uất.
Công nghiệp, TTCN và xây dựng có bƣớc tăng trƣởng khá; Hợp tác xã dịch vụ điện năng làm tốt vai trò phục vụ sản xuất và sinh hoạt tiêu dùng cho nhân dân trên địa bàn. Hoạt động Bƣu chính viễn thông phát triển mạnh đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, Nhà bƣu điện đƣợc xây dựng mới, khang trang đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Các doanh nghiệp, nhà thầu, tổ hợp xây lắp xây dựng trên địa bàn ngày càng lớn mạnh, đủ sức đảm nhận các công trình tại chỗ và vƣơn ra các địa bàn khác góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho trên 2000 lao động. Các ngành, nghề khác nhƣ cơ khí, mộc dân dụng, vật liệu xây dựng, mây tre đan, thêu ren, may mặc tiếo tục đƣợc nhân dân đầu tƣ phát triển. Đặc biệt nghề đóng mới, tu sửa tàu thuyền phát triển mạnh với 3 cơ sở trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu của ngành kinh tế mũi nhọn khai thác hải sản và vận tải biển.
Sản xuất nông nghiệp, mặc dù ruộng đất bị thu hẹp do dân số phát triển và quá trình đô thị hóa, nhƣng vẫn giữ đƣợc sự ổn định với mức tăng trƣởng hàng năm 5%; sản lƣợng lƣơng thực đều đạt và vƣợt kế hoạch đề ra, đàn gia súc, gia cầm số đầu con vẫn giữ ổn định; nhân dân tập trung nuôi trồng các sản phẩm có giá trị hàng hóa lớn phục vụ cho phát triển du lịch của thị xã.
Do nỗ lực phấn đấu, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Quảng Tiến giai đoạn này hàng năm tăng từ 11- 12%, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 8.500.000 đồng/ngƣời/năm, tăng 1,7 lần so với 2000, đời sống nhân dân đƣợc nâng lên, giải quyết thêm hàng trăm việc làm mới cho ngƣời lao động, số hộ giàu tăng lên từ 8- 10%, số hộ nghèo giảm xuống 8% (năm 2000 là 13%). Nhờ kinh tế phát triển, thu ngân sách trên địa bàn đều đạt và vƣợt chỉ tiêu đề ra từ 8% - 10%/năm, đảm bảo phục vụ chi thƣờng xuyên và cùng với nguồn xã hội hóa, hỗ trợ của cấp trên đầu tƣ kết cấu hạ tầng chuẩn bị các điều kiện để phát triển đô thị Quảng Tiến. Cấp ủy đã chỉ đạo tiến hành lập quy hoạch và quản lý quy hoạch từng bƣớc đƣa công tác quản lý quy hoạch, xây dựng, đất đai vào nề nếp. Tổng vốn đầu tƣ giai đoạn 2000- 2005 tăng
gấp 4 lần giai đoạn trƣớc, xã đã tập trung các nguồn lực nâng cấp cảng cá Lạch Hới, đƣờng Trần Hƣng Đạo; Trần Bình Trọng; Trần Khánh Dƣ; Ngô Quyền… Tiếp tục đầu tƣ 2,8km đƣờng điện hạ thế, xây lắp thêm 5 trạm cao áp trên địa bàn phục vụ nhu cầu sản xuất và dân sinh. Nâng cấp trụ sở UBND xã, xây dựng mới 32 phòng học kiên cố, 2 nhà Hiệu bộ, 5 phòng trạm y tế xã.
Về văn hóa- xã hội: Sự nghiệp giáo dục- đào tạo từng bƣớc đƣợc xã hội hóa và đi vào nề nếp; cơ sở vật chất trƣờng lớp, thiết bị học tập, giảng dạy đƣợc tăng cƣờng, đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Đội ngũ giáo viên đƣợc chuẩn hóa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ; nhờ đó chất lƣợng giảng dạy, học tập tiếp tục đƣợc nâng lên. Tỷ lệ học sinh lên lớp và đậu tốt nghiệp hàng năm ổn định 98%, tỷ lệ học sinh đạt khá, giỏi hàng năm từ 35- 45%. Hàng năm học sinh thi đỗ vào THPT đạt 90%; vào Đại học, Cao đẳng, THCN 50- 60 em/năm. Năm 2002 xã đƣợc công nhận hoàn thành tiểu học đúng độ tuổi, năm 2004 hoàn thành phổ cập THCS; Trƣờng tiểu học Quảng Tiến I, II đạt chuẩn quốc gia năm 2005.
Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em đƣợc đẩy mạnh. Trạm y tế từng bƣớc đƣợc đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật, chất lƣợng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đƣợc nâng lên, nhất là công tác y tế dự phòng, vệ sinh môi trƣờng ngày càng tốt hơn, trong 5 năm không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Công tác dân số gia đình, trẻ em gặt hái những thành công mới và đi vào nề nếp, góp phần giảm tỷ lệ phát triển dân số xuống 1,23% năm 2005, giảm 0,35%/năm. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng còn 23,6%.
Các hoạt động văn hóa- thông tin hƣớng vào nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục nhân dân làm theo luật pháp, đẩy lùi tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ, góp phần tạo dựng, củng cố, phát triển quan hệ văn hóa mới. Tính đến năm 2005, toàn xã có 9/11 thôn, 3 trƣờng học khai trƣơng xây dựng đơn vị văn hóa. Kết quả có 1 đơn vị đƣợc công nhận đơn vị văn hóa cấp tỉnh, 6 đơn vị đƣợc công nhận đơn vị văn hóa cấp thị. Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển khá tạo ra đời sống tinh thần lành mạnh, vui vẻ trong cộng đồng dân cƣ. Đội văn nghệ tham gia các hội thi, hội diễn nhiều năm đạt giải cấp thị, đội bóng chuyền, bóng bàn của xã là một trong những môn thể thao thành tích cao của xã. Đến 2005, 11/11 thôn có nhà văn hóa phục vụ cho nhu cầu hội họp, sinh hoạt cộng đồng của dân cƣ.
Việc thực hiện các chính sách xã hội xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động từ thiện nhân đạo đƣợc đẩy mạnh, đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ chính sách. Trong 5 năm, toàn xã đã xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa 48.907.000 đồng, vận động 14.730.000 đồng đóng góp xây dựng Nhà tƣởng niệm Bác Hồ, ủng hộ đồng bào bị ảnh hƣởng của thiên tai 25.000.000 đồng; xây mới 3 nhà tình nghĩa, 5 nhà Đại đoàn kết; hỗ trợ các gia đình vay vốn sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo. Việc quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác chính sách xã hội là nét đẹp trong đời sống xã hội của nhân dân địa phƣơng, đã tạo ra sự đồng thuận, đoàn kết, gắn bó trong cộng
đồng dân cƣ địa phƣơng, góp phần ổn định đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống dƣới 8,38%.
Về quốc phòng - an ninh: Nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân đƣợc xây dựng, củng cố vững chắc; hoạt động của lực lƣợng dân quân tự vệ đƣợc duy trì có nề nếp, chất lƣợng huấn luyện chính trị, quân sự, diễn tập đƣợc xếp loại khá, giỏi. Công tác tuyển quân hàng năm đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng giao quân. Năm 2004, xã đƣợc khen thƣởng về thành tích công tác diễn tập SS04. Thực hiện Nghị định số 09 của Chính phủ về phòng chống tội phạm và Chỉ thị số 10 của Chủ tịch UBND tỉnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc triển khai sâu rộng trên địa bàn, góp phần tích cực ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tƣợng tiêu cực và tệ nạn xã hội. Trong 5 năm đã điều tra và xử lý 98% vụ việc (trong đó có 6 vụ trọng án, 14 vụ gây thƣơng tích, 42 vụ gây rối trật tự công cộng), nhờ những thành tích trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và TNXH năm 2003 công an xã đƣợc Thủ tƣớng chính phủ tặng bằng khen.
Về Công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị:
Nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sự nghiệp cách mạng, Đảng bộ xã tiếp tục tập trung vào nhiệm vụ nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền,