ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN TIẾN HÀNH SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI (1986 – 1995)

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ PHƯỜNG QUẢNG TIẾN (Trang 49 - 58)

2- Quảng Tiến từ 1981

ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN TIẾN HÀNH SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI (1986 – 1995)

(1986 – 1995)

Ngày 30/4/1975 Đất nƣớc thống nhất, Non sông thu về một mối, cả nƣớc đi lên Chủ nghĩa xã hội; Dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nƣớc ta đã thu đƣợc những thành tựu đáng kể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội Chủ nghĩa, bảo vệ an ninh trật tự xã hội, khắc phục một bƣớc sự lạc hậu, phân tán của nền kinh tế- xã hội và bƣớc đầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội, ổn định một bƣớc đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân cả nƣớc.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ II và lần thứ III đã bộc lộ những thiếu sót và yếu kém trên các lĩnh vực, mắc một số sai lầm trong cả việc hoạch định đƣờng lối và hoạt động kinh tế- xã hội. Trong khi đó, tình hình thế giới đang có những biến động phức tạp chứa đựng cả thời cơ, nguy cơ và thách thức, các thế lực thù địch tăng cƣờng bao vây, cấm vận, phá hoại; Hệ thống Chủ nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào khủng hoảng, một số nƣớc đang tìm lối thoát bằng cải cách, cải tổ.

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội, đòi hỏi Đảng phải tiến hành đổi mới đất nƣớc. Ngày 18/12/1986, Đảng ta tiến hành Đại hội lần thứ VI, với tinh thần “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” Đảng đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, quyết định tiến hành sự nghiệp đổi mới sâu sắc, toàn diện, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xác lập cơ chế thị trƣờng định hƣớng XHCN, xác lập cơ chế kinh tế nhiều thành phần, mở đƣờng cho sản xuất, kinh doanh bung ra phát triển. Về kinh tế, trƣớc mắt phải tập trung sức ngƣời, sức của thực hiện thành công 3 chƣơng trình kinh tế lớn, là chƣơng trình về lƣơng thực, thực phẩm; về sản xuất hàng tiêu dùng; về sản xuất hàng xuất khẩu nhằm từng bƣớc đẩy lùi khó khăn về lƣơng thực, thực phẩm, và hàng tiêu dùng, tạo nguồn tích lũy tái sản xuất mở rộng.

Trong bối cảnh chung của đất nƣớc, của tỉnh, trong đó có thị xã Sầm Sơn, xã Quảng Tiến giai đoạn này mặc dù đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể do triển khai thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thƣ, nhất là về tổng sản lƣợng lƣơng thực, sản lƣợng đánh bắt hải sản (Lƣơng thực đạt gần 80 vạn tấn, Hải sản đạt 17.000 tấn, năm 1985 tăng hơn 1978 là 11%) nhƣng nhìn chung kinh tế vẫn tiếp tục trì trệ. Nhằm đẩy lùi tình trạng nói trên, tháng 10/1986 Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa tiến hành Đại hội lần thứ XII; xác đinh phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp triển khai sự nghiệp đổi mới trên địa bàn tỉnh; Trong đó nhấn mạnh: Thực hiện 3 Chƣơng trình kinh tế lớn của Đảng; từ lƣơng thực, thực phẩm, xuất khẩu, sản xuất hàng hóa phong phú đa dạng mà đi lên. Xác định cơ cấu kinh tế sát hợp với từng vùng, từng huyện, từng cơ sở; Gắn phát triển kinh tế với xây dựng con ngƣời mới…; Đồng thời tập trung sức

mạnh tổng hợp khai thác tiềm năng các vùng kinh tế trong đó có kinh tế biển, tạo thế ổn định đi lên vững chắc của vùng đồng bằng.

Trên cơ sở chủ trƣơng tiến hành sự nghiệp đổi mới của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, phát huy những thành tích đã đạt đƣợc ban đầu của quá trình tìm tòi, khảo nghiệm con đƣờng đổi mới. Ngày 29/9/1986 Đảng bộ thị xã Sầm Sơn tiến hành Đại hội lần thứ IX; Đại hội xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ tiến hành sự nghiệp đổi mới trong những năm 1986- 1990 đó là:

Đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khai thác hải sản, sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, phát triển giao thông vận tải, xây dựng khai thác các mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật, tạo bƣớc nhảy vọt của ngành kinh tế du lịch nghỉ mát, nhằm phát triển hoàn chỉnh cơ cấu kinh tế: Du - Công - Ngƣ- Nông- Lâm kết hợp trên địa bàn thị xã, lấy dịch vụ du lịch làm mũi nhọn. Đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao năng lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh, thiết lập trật tự kỷ cƣơng xã hội.

Phát triển Văn hóa - xã hội tại thị xã du lịch nghỉ mát ngang tầm thời đại; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo dựng các mối quan hệ văn minh, lành mạnh thu hút khách du lịch.

Củng cố, nâng cao tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, góp phần phát triển du lịch nghỉ mát trên địa bàn thị xã.

Mở đầu thời kỳ này, ngày 8/10/1985 Đảng bộ xã Quảng Tiến tiến hành Đại hội nhiệm kỳ 1985- 1988. Đại hội đánh giá: Trong nhiệm kỳ 1983 -1985, về cơ bản đạt đƣợc các chỉ tiêu kinh tế- xã hội đề ra từ Đại hội trƣớc; Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể của xã đạt nhiều kết quả đáng kể, giữ vững ổn định chính trị. Song Đại hội cũng thừa nhận: phát triển kinh tế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn… Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế quản lý, trình độ tổ chức quản lý kinh tế còn nhiều hạn chế… Đại hội đã xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ cho những năm đầu thời kỳ đổi mới đó là:

Về Kinh tế: Tập trung phát triển nghề khai thác hải sản, sản xuất thủ công nghiệp, sản xuất lƣơng thực, thực phẩm và nghề dịch vụ vận tải đƣờng biển; Trong đó khuyến khích ngƣ dân chuyển nghề đánh cá rút khơi sang nghề vó ánh sáng, mở rộng sản xuất của các Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp hiện có; đƣa giống mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

Về Văn hóa - xã hội: Đại hội xác định một số mục tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu của giai đoạn 1985- 1988 nhƣ sau: Sản lƣợng khai thác cá đạt 1800- 2000 tấn; sản lƣợng lƣơng thực đạt 800- 1000 tấn, có đủ phòng học và bàn ghế cho học sinh các trƣờng trong xã, giảm tỷ lệ phát triển dân số, nâng cao chất lƣợng khám, chữa bệnh của trạm y tế xã…

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ xã khóa mới gồm 15 đồng chí; Đồng chí Vũ Tiến Độ đƣợc bầu làm Bí thƣ Đảng ủy; Đồng chí Nguyễn Văn Truyện - Phó Bí thƣ, Chủ tịch UBND xã; Đồng chí Phạm Thị Tranh - Thƣờng vụ, Trực Đảng.

Ngày 26/4/1988 Đảng bộ xã Quảng Tiến tiến hành Đại hội nhiệm kỳ 1988 - 1991, tiếp tục hoàn chỉnh phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ triển khai công cuộc đổi mới trên địa bàn. Đại hội chỉ rõ: Việc triển khai cơ chế mới trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh còn bị động, lúng túng, tƣ tƣởng bao cấp trông chờ, ỷ lại còn nặng; Công tác tổ chức quản lý kinh tế còn mang nặng dấu ấn cơ chế cũ, thiếu năng động, sáng tạo, sự vận dụng đƣờng lối, quan điểm đổi mới của Đảng trong thực tiễn còn yếu… dẫn đến sản xuất hàng hóa phát triển chậm, sản xuất tiểu thủ công nghiệp có nhịp độ tăng trƣởng cao nhƣng sản xuất chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu… Đại hội đã bổ sung mục tiêu, giải pháp tiếp tục lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp đổi mới trên địa bàn; Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đổi mới văn hóa- xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; củng cố quốc phòng- an ninh, giữ vững ổn định chính trị; tiếp tục thực hiện 3 chƣơng trình kinh tế lớn, khuyến khích các thành phần kinh tế bung ra sản xuất kinh doanh theo hƣớng sản xuất hàng hóa, lấy sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nghề khai thác hải sản làm kinh tế mũi nhọn; gắn phát triển kinh tế với văn hóa- xã hội.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ xã khóa mới gồm 14 đồng chí; Đồng chí Vũ Tiến Độ tiếp tục đƣợc bầu làm Bí thƣ Đảng ủy; Đồng chí Nguyễn Văn Hòa đƣợc bầu giữ chức Phó Bí thƣ, Chủ tịch UBND xã; Đồng chí Trần Trí Minh, Thƣờng vụ trực Đảng ( Đến tháng 11 /1989 đ/c Nguyễn Văn Hòa được chuyển công tác về Thị giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐND thị xã; Đồng chí Lường Ngọc Thiệu được bầu giữ chức Chủ tịch UBND xã). Đây là Đại hội đã triển khai đƣờng lối, quan điểm đổi mới của Đảng một cách sâu sắc, toàn diện; là động lực thúc đẩy sự nghiệp đổi mới trên địa bàn xã Quảng Tiến nói riêng và thị xã Sầm Sơn nói chung, phát triển đi lên và đạt đƣợc nhiều thành tích đáng tự hào.

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, có nhiều sự kiện lớn tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc, địa phƣơng; Đặc biệt là việc triển khai thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 15 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán ruộng đến hộ nông dân, khoán sản phẩm đến từng tàu, thuyền đánh bắt hải sản… Trong giai đoạn này, ngày 14/6/1986, Đồng chí Phạm Văn Đồng, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng đã vào thăm và làm việc với Đảng bộ, nhân dân Thanh Hóa; Đồng chí đã về thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân dân thị xã Sầm Sơn, trong đó có các đồng chí chủ nhiệm các Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp xã Quảng Tiến; Đồng chí đã chỉ rõ: phát triển ngành nghề thủ công nghiệp là xu hƣớng phát triển tất yếu, là giải pháp giải quyết lực lƣợng lao động dôi thừa của các ngành kinh tế cơ bản. Đồng chí Chủ tịch Hội đồng bộ trƣởng đã khen ngợi phong trào sản xuất tiểu thủ công nghiệp của thị xã Sầm Sơn, trong đó có xã Quảng Tiến.

Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, Đảng ủy xã đã tập trung chỉ đạo đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xác lập cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực. Trong sản xuất nông nghiệp, Đảng ủy chỉ đạo khoán sản phẩm đến ngƣời lao động, đo đạc lại ruộng đất, phân mảnh, định hạng ruộng khoán hộ cho hộ nông dân. Trên 50 ha diện tích ao, hồ mặt nƣớc nuôi trồng thủy hải sản đƣợc đo đạc lại và tổ chức đấu thầu theo mức khoán của Hợp tác xã quy định. Sự chuyển đổi cơ chế quản lý đã tạo ra động lực to lớn, giải phóng sức sản xuất của ngƣời lao động, phát huy vai trò tự chủ của hộ nông dân trong việc đầu tƣ, tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Quá trình đổi mới đã hình thành nhiều mô hình sản xuất khác nhau; nhiều loại hình cây con; diện tích trồng cây lƣơng thực giảm; diện tích trồng cây công nghiệp nhƣ: Cây đay, cây muối cá … tăng lên.

Cùng với việc chỉ đạo chuyển đổi cơ chế quản lý trong sản xuất nông nghiệp thực hiện kế hoạch và sự chỉ đạo của thị, xã đã triển khai xây dựng trạm bơm Quảng Tiến, tổ chức đào đắp, nâng cấp hệ thống đê bao sông Đơ, sông Mã, kênh mƣơng nội đồng… phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu úng. Kết quả, đến năm 1990 sản lƣợng lƣơng thực, hoa màu, cây công nghiệp tăng gấp 3 lần năm 1986.

Thực hiện Nghị quyết số 16 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy về “Đổi mới cơ chế quản lý nghề biển”, tháng 4/1988 sản xuất ngƣ nghiệp trên địa bàn xã Quảng Tiến bắt đầu đƣợc đổi mới; Thực hiện chủ trƣơng mới ngƣ dân phấn khởi đầu tƣ mua sắm thêm thuyền nghề, nâng cấp phƣơng tiện đi biển, ngƣ cụ đánh bắt nhƣ: máy dò cá, máy định vị, bộ đàm…dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển mạnh, nhờ đó sản lƣợng đánh bắt năm 1990 đạt trên 2000 tấn, cao hơn năm 1986 là 500 tấn.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn này phát triển mạnh mẽ, hƣng thịnh tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, số lao động dôi dƣ từ ngành nông nghiệp, ngƣ nghiệp chuyển sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngày càng nhiều; Không khí thi đua lao động sản xuất náo nhiệt trong từng thôn, xóm; Nhà nhà làm chiếu, ngƣời ngƣời làm chiếu; làng trên, xóm dƣới khuya sớm rộn rã tiếng xe đay, đạp quại. Các Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Quảng Tiến nhƣ Hợp tác xã Toàn Tâm, Tân Thành, Tiến Mỹ, Xuân Tiến, Hồng Tiến, Tân Hƣng đầu tƣ lớn kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, nhà xƣởng, công cụ… tập trung sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu sang các nƣớc Đông Âu với khối lƣợng lớn; Mỗi năm sản xuất từ 20 ngàn đến 50 ngàn mét chiếu, thảm xuất khẩu; năm nào cũng vƣợt kế hoạch, đời sống nhân dân trong xã nhờ phát triển tiểu thủ công nghiệp ngày càng đƣợc nâng lên.

Việc xác lập cơ chế quản lý mới giúp cho các thành phần kinh tế phát triển nhanh chóng, đặc biệt là kinh tế hộ, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, một số cơ sở kinh tế quốc doanh và tập thể, do chậm thích nghi với cơ chế mới, thiếu sự năng động, sáng tạo nên làm ăn thua lỗ, buộc phải giải thể nhƣ Hợp tác xã Mua bán xã Quảng Tiến, Hợp tác xã tín dụng….

Lĩnh vực văn hóa- xã hội trong những năm đổi mới có nhiều thuận lợi, nhƣng cũng không ít khó khăn; nhất là vấn đề đầu tƣ kinh phí cho các hoạt động văn hóa- xã hội, kinh tế hộ phát triển, hệ thống các hợp tác xã không đủ điều kiện đầu tƣ cho các hoạt động văn hóa- xã hội; việc huy động sức dân vƣớng cơ chế, chính sách chƣa rõ ràng; kinh tế phát triển nhƣng các hiện tƣợng tiêu cực, tệ nạn xã hội cũng đƣợc hình thành, ảnh hƣởng đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên địa bàn. Khắc phục khó khăn, vƣớng mắc, dƣới sự chỉ đạo của cấp trên, cùng với việc huy động sức dân, xã đã xây dựng thêm một số phòng học, mua sắm bàn ghế phục vụ cho học tập của học sinh, từng bƣớc xóa bỏ tình trạng học ba ca. Công tác y tế, dân số KHHGĐ đƣợc đẩy mạnh, xã đã tăng cƣờng vận động nhân dân làm nhà tiêu tự hoại, bán tự hoại, tăng cƣờng công tác vệ sinh môi trƣờng, phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch bệnh bốn không, vận động chị em phụ nữ đặt vòng tránh thai. Đến năm 1990, 34% gia đình trong xã có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Công tác Quốc phòng- An ninh đƣợc xây dựng củng cố vững chắc, đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội. Thực hiện tốt các đợt huấn luyện dân quân hàng năm; Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn xã đƣợc giữ vững, củng cố.

Sau 5 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới quê hƣơng, đất nƣớc đạt đƣợc những

thành tựu quan trọng. Việc thực hiện 3 Chƣơng trình kinh tế lớn có những tiến bộ rõ rệt. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý Nhà nƣớc bắt đầu hình thành ở địa phƣơng; đời sống của nhân dân đƣợc cải thiện, dân chủ xã hội đƣợc phát huy; lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng… Song bƣớc vào những năm 1989- 1991, tình hình thế giới có những biến động phức tạp, hệ thống CNXH lâm vào thoái trào; các thế lực

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ PHƯỜNG QUẢNG TIẾN (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)