1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thuốc nhuộm tổng hợp inđigoit và một số ứng dụng của thuốc nhuộm tổng hợp

38 2,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 3,42 MB

Nội dung

Đại diện: Ngây thơ, phụ nữ, nữ tính và thẩm mỹ Màu hồng thường được thực hiện là một màu sắc nữ tính, đó là lý do tạisao nó được phổ biến được sử dụng trong các biểu tượng liên quan đến

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN A: MỞ ĐẦU 2

I Lý do chọn đề tài 2

II Mục đích nghiên cứu 8

III Phương pháp nghiên cứu 8

PHẦN B: NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC CỦA THUỐC NHUỘM 9

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ MÀU SẮC – LÝ THUYẾT MÀU HIỆN ĐẠI 10

2.1 Bản chất của màu sắc trong tự nhiên 10

2.2 Cấu tạo của vật thể có màu 12

2.3 Thành phần của ánh sáng chiếu vào vật thể và góc quan sát 12

2.4 Tình trạng của mắt người quan sát 13

2.5 Tính chất của ánh sáng và sự hấp thụ ánh sáng của vật thể 13

2.6 Nguyên lý phối ghép màu 18

CHƯƠNG 3: THUỐC NHUỘM INĐGOIT 22

3.1 Lịch sử thuốc nhuộm Inđigoit 22

3.2 Tính chất hóa học của bột chàm 24

3.3 Tổng hợp hóa học 25

CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG PHẨM MÀU TỔNG HỢP 30

4.1 Ý nghĩa màu sắc đối với công nghiệp và đời sống 30

4.2 Ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm 30

4.3 Ứng dụng trong một số ngành công nghiệp khác 31

4.4 Phẩm màu Inđigoit phát triển trong công nghệ nhuộm 35

PHẦN C: KẾT LUẬN 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

1

Trang 2

PHẦN A: MỞ ĐẦU

I Lý do ch n đ tài ọn đề tài ề tài

Ý nghĩa của màu sắc

Trong lịch sử của nhân loại, ý niệm về sự tương quan giữa màu sắc đãđược nhiều người lưu ý đến và đã gây cảm hứng cho đến cả một số nhà khoahọc

Người ta vẫn thường nói tới “hương vị của màu sắc”, hay về âm thanhcủa chúng Và vì âm thanh đó là hiển nhiên, nên không có một ai có thể tìmthấy một sự giống nhau giữa màu vàng chói và những nốt thấp của đàn dươngcầm hoặc giữa giọng soprano và màu đỏ laque sẫm

Ý nghĩa của màu sắc trong y học. Dựa trên sự liên tưởng, lối giải thíchnày không đủ để biện giải những trường hợp quan trọng nhất Mọi người đềubiết tác dụng của ánh sáng màu trên vật chất, tác dụng mà khoa trị bệnh bằngmàu sắc thường dùng Nhiều lần, trong một vài bệnh thần kinh người ta đã thửdùng, với những mục đích chữa bệnh, những đặc tính của màu sắc Và người ta

đã quan sát thấy rằng ánh sáng đỏ làm bổ sức cho tim, và ngược lại, màu lamlàm cho nhịp tim chậm lại và còn có thể, ít ra là trong chốc lát, làm cho nhịp tim

tê liệt Do đó con người cho rằng màu sắc tiềm ẩn một sức mạnh tuy còn chưađược biết nhiều nhưng có thật, hiển nhiên, và tác động đến con người cũngkhông phải là không chính xác

Ý nghĩa của màu sắc trong hội họa

Đen

Đại diện: quyền lực, bí ẩn, táo bạo, trang nhã và tinh tế

Màu đen được sử dụng trong các thiết kế hướng đến đối tượng caocấp Nó tạo ra một bí ẩn, đại diện cho quyền lực, sang trọng trong logo

Đỏ

Đại diện: Niềm đam mê, tình yêu, giận dữ, sôi động và cuộc sống

Màu đỏ có sức mạnh thu hút và là một trong những màu sắc phổ biếnnhất Sử dụng chủ yếu trong các biểu tượng về thức ăn, sức khỏe, vẻ đẹp và vui

Trang 3

chơi giải trí, nó sẽ sự chú ý của người tiêu dùng Một số loại thực phẩm màu đỏ,như ớt đỏ hoặc rượu vang đỏ, được biết đến để giúp tăng quá trình trao đổichất Đây là một trong những lý do đơn giản mà một số nhà hàng thích sử dụngmàu đỏ để trang trí nội thất.

Vàng

Đại diện: Hạnh phúc, ấm no, thư giãn

Màu vàng là màu ấm gợi lên cảm giác ấm áp, hạnh phúc và thư giãn Nóichung màu vàng không đóng vai trò trung tâm trong logo và ít được sử dụng đểlàm nổi bật các tính năng quan trọng của logo Màu vàng khá khó sử dụng, chonên chúng thường được làm nền và là yếu tố làm nổi bật một màu sắc khác Bạnhãy nhìn ví dụ trên là logo của DHL và Shell, màu vàng làm nền cho màu đỏ,khiến màu đỏ trở nên nổi bật hơn rất nhiều Màu vàng thường được sử dụng bởicác ngành công nghiệp ô tô và thực phẩm

Xanh lam

Đại diện: Tính chuyên nghiệp, tin tưởng, năng động, trẻ trung

Màu xanh được sử dụng trong logo của công ty vì nó tạo ra một cảm giác

an toàn trong khi hiển thị lòng trung thành và tính chuyên nghiệp Màu này

3

Trang 4

được sử dụng bởi các doanh nghiệp khác nhau liên quan đến phần mềm, tàichính, chính phủ, dược phẩm, ngành công nghiệp và các ngân hàng.

Xanh lá

Đại diện: Tự nhiên, khỏe mạnh, đổi mới và phong phú

Màu xanh lá cây được sử dụng chủ yếu để đại diện cho công ty hoặc cácdoanh nghiệp thân thiện với môi trường xoay quanh nông nghiệp năng lượng táichế, cảnh quan, và năng lượng mặt trời Nó là màu của thiên nhiên và cho tácdụng làm dịu, trong khi đại diện cho tăng trưởng

Cam

Đại diện: Sôi động, vui tươi, nghệ thuật, hạnh phúc

Màu cam là một màu yêu quý của nghệ thuật, thực phẩm và các ngànhcông nghiệp thể thao Trong một số lĩnh vực, nó gợi lên một cảm giác ngonmiệng, và ở một số lĩnh vực khác, nó cho thấy năng động, sáng tạo và nănglượng Màu cam là màu sắc ưa thích cho các ngành công nghiệp kinh doanh vớicác sản phẩm và thực phẩm trẻ em Một số ngành công nghiệp sáng tạo bằngcách sử dụng màu cam để giúp họ nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh

Trang 5

Đại diện: Sang trọng, giáo dục và sự thanh lịch

Là một màu sắc của hoàng tộc, màu tím chủ yếu được sử dụng để đạidiện cho cơ quan tôn giáo và các tổ chức giáo dục Nó hiếm khi được sử dụngcho các dịch vụ thương mại, trừ khi nó có thể thể hiện rõ bản chất chính củacông ty đó Sô cô la là một trong những thực phẩm thường được đại diện bởicác biểu tượng màu tím Nó đại diện cho nữ quyền, sang trọng và vẻ đẹp

Trắng

Đại diện: Cơ bản, hòa bình, tinh thần, sạch và thiện chí

Màu trắng là một màu trung tính bao hàm sự tinh khiết Nó thường được

sử dụng trong các logo âm bản Trên đây là logo FedEx và logo của Adobe cũngđược sử dụng màu trắng FedEx có một mũi tên màu trắng trong khi ‘A’ trongAdobe được thiết kế màu trắng trên nền màu đỏ Bạn có thấy nó thực sự sángtạo?

5

Trang 6

Đại diện: Ngây thơ, phụ nữ, nữ tính và thẩm mỹ

Màu hồng thường được thực hiện là một màu sắc nữ tính, đó là lý do tạisao nó được phổ biến được sử dụng trong các biểu tượng liên quan đến thờitrang, vẻ đẹp… Nó cũng được sử dụng cho các công ty kinh doanh quần áo vàphụ kiện của trẻ em bởi nó mang lại một cảm giác vui tươi và ngay thơ, nókhông phải là phù hợp với các đơn vị doanh nghiệp hoặc công nghiệp

Nâu

Đại diện: đáng tin cậy, ấm cúng, mạnh mẽ

Màu nâu là một màu trung tính là mang lại cảm giác vững chắc và đángtin cậy Màu này thường được sử dụng cho các ngành công nghiệp, nôngnghiệp, xây dựng và pháp luật Một số sản phẩm thực phẩm có liên quan như càphê và sô cô la cũng được đại diện bởi màu nâu

Trang 7

Ý nghĩa của màu sắc trong xây dựng Khi chúng ta xây nhà, màu sơncho tường nhà không chỉ góp phần làm đẹp thêm cho ngôi nhà mà còn là nơi đểgia chủ thể hiện tâm tư tình cảm, trạng thái tinh thần, sở thích và mong muốncủa mình Trên cơ sở màu yêu thích, chủ nhà có thể chọn màu sơn theo cáctrạng thái tinh thần:

- Màu giảm stress: những màu có tác dụng giúp thư giãn như xanh nhạt,xanh lá tươi, xanh ghi xám thích hợp nhất đối với phòng ngủ, phòng tắm.Không nên chọn những màu quá chói lọi như màu đỏ

- Màu tạo cảm giác bình yên: có thể kể đến màu be, màu trắng ngà vànhững màu nhạt khác có ánh vàng và xanh biển Những màu này tạo cảm giácyên tĩnh, thanh bình và hài hòa Có thể điểm thêm một vài màu ấm nóng nhưcam tươi hoặc nâu để tránh cảm giác đơn điệu

- Màu giảm sự mệt mỏi trì trệ: màu đỏ thắm, đỏ gạch, màu vàng rơm tươi

là lựa chọn phù hợp Nếu trong trường hợp bạn không có điều kiện hay thờigian quét sơn vôi cho tường nhà bạn thì có treo rèm hay dùng giấy dán tường lànhững biện pháp nhanh chóng và hữu hiệu

- Màu tạo thay đổi tích cực: nên chọn những màu của thiên nhiên, của cây

cỏ hoa lá, của môi trường hoang dã như xanh lá tươi, vàng cát, xanh biển đậm.Khi phối hợp thêm với chậu cây cảnh hoặc vật trang trí bằng gỗ thì không giannội thất sẽ tăng thêm vẻ duyên dáng

Với những ứng dụng thực tế trên, ta thấy màu sắc đóng một vai trò quantrọng cho cuộc sống và trong các ngành công nghiệp như hội học, dược phẩm,

7

Trang 8

Vì lý do trên, tôi chọn đề tài “THUỐC NHUỘM TỔNG HỢP INĐIGOIT VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA THUỐC NHUỘM TỔNG HỢP”

II M c đích nghiên c u ục đích nghiên cứu ứu

- Nguồn gốc của thuốc nhuộm

- Tại sao chúng ta lại nhìn thấy màu?

- Tổng hợp thuốc nhuộm Inđigoit

- Tầm quan trọng của thuốc nhuộm trong đời sống và sản xuất

III Ph ương pháp nghiên cứu ng pháp nghiên c u ứu

Thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan

Trang 9

PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC CỦA THUỐC NHUỘM

Vào thời cổ đại người ta chỉ có thể thu nhận thuốc nhuộm từ giới tựnhiên Đến năm 1857, do nỗ lực của nhiều nhà khoa học, người ta mới chế tạođược thuốc nhuộm tổng hợp đầu tiên

Từ thời xa xưa tổ tiên loài người đã biết dùng thuốc nhuộm để nhuộmquần áo Từ hơn 2000 năm, vào thời Xuân Thu chiến quốc, người Trung Quốc

đã biết dùng cỏ tím để nhuộm quần áo Vì cỏ tím rất hiếm nên thuốc nhuộmchiết xuất từ cỏ tím giá rất đắt Nên vua chúa và các quan thường dùng quần áotía để vênh vang với thiên hạ vì sự giàu sang của mình Nên câu nói "cả triềumuôn hồng nghìn tía" là để chỉ sự việc đó

Tuy có hiếm nhưng không phải là duy nhất, người Phênixi cổ cũng đã tìmđược thuốc nhuộm màu tím, họ lặn sâu xuống biển để thu nhặt ốc biển và thấyrằng phải 8000 con ốc mới thu được 1kg thuốc nhuộm Vào lúc bấy giờ chỉ cócác bậc đế vương mới có thuốc nhuộm để dùng và có tên gọi "màu tím đếvương"

Vào thời cổ đại người ta chỉ có thể thu nhận thuốc nhuộm từ giới tựnhiên Đến năm 1857, do nỗ lực của nhiều nhà khoa học, người ta mới chế tạođược thuốc nhuộm tổng hợp đầu tiên: đó là thuốc nhuộm tím anilin Sau đóngười ta lại tiếp tục chế tạo được thuốc nhuộm inđigo Vào năm 1897, ở Ấn Độước tính có 65.000 ha được trồng cây có thuốc nhuộm inđigo (chàm) Ngày nayloại thực vật này khá hiếm, hầu như bị tuyệt diệt

Ngày nay người ta đã tổng hợp được đến hơn một vạn loại thuốc nhuộm

và hình thành một khoa học mới "hoá học thuốc nhuộm" Loại thuốc nhuộmphổ biến nhất hiện nay là thuốc nhuộm azo Có rất nhiều loại thuốc nhuộm azo,với nhiều màu: màu đỏ tươi, màu đỏ, nâu, vàng, xanh, lam, chàm, tím từ màusẫm đến màu nhạt, rất đầy đủ

Antraquinon cũng là một họ thuốc nhuộm lớn, trong đó quan trọng nhất

là alizarin Alizarin là hợp chất màu đỏ cam, là những tinh thể phát quang lấplánh Đầu tiên alizarin vốn được trích ly từ cây thiên thai, đến năm 1871 mớiđược tổng hợp với số lượng lớn từ hợp chất antraquinon Nổi tiếng nhất có loạithuốc nhuộm cho màu xanh đặc thù gọi là “màu xanh sĩ lâm” Loại thuốcnhuộm này được tổng hợp vào năm 1901 và được người ta hết sức hoan nghênh

vì có màu xanh tươi, rất bền, giặt không phai Loại thuốc nhuộm này có phảnứng với sợi vải (có phản ứng nhuộm màu) nên rất bền khi giặt giũ Người TrungQuốc gọi đây là thuốc nhuộm xanh hoàn nguyên (thuốc nhuộm xanh khử, sở dĩgọi thuốc nhuộm xanh khử vì trong quá trình nhuộm cần phải qua giai đoạn xử

lý thuốc nhuộm bằng chất khử trong môi trường kiềm)

Ngày nay các thuốc nhuộm thường điều chế xuất phát từ dầu hắc nênnhiều người đã dùng cách nói hình tượng: Các nhà hoá học chỉ cần vung tay là

9

Trang 10

dầu hắc đen thui biến thành thuốc nhuộm

"muôn hồng nghìn tía"

CHƯƠNG 2:

LÝ THUYẾT VỀ MÀU SẮC – LÝ THUYẾT

MÀU HIỆN ĐẠI

2.1 Bản chất của màu sắc trong tự nhiên

Để có sự cảm nhận màu sắc củavật, cần phải có đủ 3 yếu tố: nguồn sáng, vật và

Màu sắc nhân tạo

 Màu sắc của các vật dụng sản xuất

ra được con người tạo ra bằng cách

đưa 1 chất màu (thuốc nhuộm hoặc

pigment) lên bề mặt, ví dụ: vải, giấy,

 Màu sắc còn có thể được tạo ra bằng

 Màu đa sắc: màu của tập hợp các

tia phản xạ nhưng cường độ và tỉ lệ các

tia này không như nhau Màu của vật

thể là màu của tia phản xạ chiếm tỷ lệ

lớn nhất hòa với các tia còn lại theo quy

luật phối màu

 Màu vô sắc (màu tiên sắc, màu trung

hòa): đặc trưng bằng cường độ như nhau

của các tia phản xạ ở tất cả các bước

sóng: không có tia trội, chúng trung hòa

lẫn nhau nên mắt người không cảm giác

được sắc thái riêng của màu

 Ánh sáng trắng: phản xạ 100% tia tới

 Màu đen: hấp thụ 100% tia tới, phản xạ 0%

Trang 11

 Màu xám: phản xạ x% tia tới

* Các thuộc tính của màu sắc

 Màu hữu sắc là một đại lượng 3 chiều của 3 thông số: tông màu, độ thuầnsắc, độ sáng

 Tông màu: là tên gọi 1 màu, mô tả sắc điệu của màu, được quy định bởibước sóng trội của màu

 Độ thuần sắc: (độ bão hòa): mức độ tinh khiết của màu, được đánh giábằng tỉ lệ của độ ánh thành phần đơn sắc so với độ ánh chung Màuđơn sắc có độ thuần sắc 100% Màu vô sắc có độ thuần sắc 0%

 Độ sáng: mức độ sáng tối của 1 màu, được đánh giá bằng phần trăm của tiaphản chiếu so với tổng chùm tia tới

* Màu nóng, màu mát:

11

Màu trắngMàu vàng lụcMàu vàngMàu da camMàu đỏMàu tímMàu xanh lamMàu xanh da trờiMàu xanh lụcMàu đenHướng sâu màu

Hướng nhạt màu

Trang 12

Hiệu ứng cộng màu, hiệu ứng trừ màu

2.2 Cấu tạo của vật thể có màu

Do cấu tạo hoá học khác nhau nên dưới tác dụng của ánh sáng, mọi vật sẽhấp thụ và phản xạ lại các phần tia tới với tỷ lệ và cường độ khác nhau Những tiaphản xạ này sẽ tác động vào hệ thống cảm thụ thị giác và truyền thông tin về hệthống thần kinh trung ương để hợp thành cảm giác màu, màu của mỗi vật chính làmàu hợp thành của các tia phản xạ

2.3 Thành phần của ánh sáng chiếu vào vật thể và góc quan sát

 Màu quang phổ là những màu nhận được khi phân tích ánh sáng trắng rathành những tia màu hợp thành nhờ các dụng cụ quang học, mỗi màu được đặctrưng bằng một bước sóng nhất định từ 380nm đến 760nm và được gọi là màuđơn sắc (màu này tươi và thuần sắc)

 Màu vô sắc là những màu được đặc trưng bằng cường độ màu như nhaucủa tất cả các bước sóng Màu vô sắc như là màu trắng, màu ghi, màu đen

 Màu đa sắc là màu của tập hợp các tia phản xạ của một vật nào đó cóbước sóng khác nhau nhưng cường độ và tỷ lệ của các tia này không như nhau,

yellow

yellow

cyan

cy an

Trang 13

màu chủ đạo là màu của tia phản xạ nào chiếm tỷ lệ lớn nhất.

2.4 Tình trạng của mắt người quan sát

 Không có sự tham gia của mắt người thì không có ý niệm về màu sắc

 Trên cơ sở của thuyết 3 màu, người ta giải thích rằng mắt cảm thụ đượcmàu,

phân biệt được các sắc thái

khác nhau trong thiên nhiên

là do sự phối hợp của 3 màu

cơ bản: đỏ, xanh lục và xanh

lam

 Khi mắt nhận được

thông tin màu dưới dạng

năng lượng sóng của ánh

sáng thì hệ thống dây thần

kinh thị giác sẽ truyền hình

ảnh về não, ở đây não sẽ tập

hợp thông tin và dựng lên các

yếu tố về màu sắc của vật

 Võng mạc của mắt được cấu tạo từ 2 tế bào hình que và hình nón:

• Các tế bào hình que làm nhiệm vụ phân biệt sự khác nhau về cường độcủa hình ảnh sáng tạo trên võng mạc, không tham gia vào việc cảm nhận màu thịgiác

• Các tế bào hình nón có ba miền nhạy cảm cực đại tương ứng với cácbước sóng của các màu : đỏ, xanh lục (đúng là vàng lục) và xanh lam

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự cảm thụ màu sắc

 Nguồn sáng khác nhau: Các nguồn sáng khác nhau: ánh sáng mặt trời,đèn huỳnh quang, đèn Vonfram, sẽ làm cho cùng một quả táo có màu sắc trôngkhác nhau

 Người quan sát khác nhau: Màu sắc có thể sẽ được cảm nhận khác nhau dongười quan sát khác nhau

 Hướng quan sát (góc quan sát) khác nhau: Góc mà vật được quan sát vàgóc mà nó được chiếu sáng phải không đổi để sự truyền đạt màu được chính xác

13

Trang 14

Với sự ra đời của

 Một photon được sinh ra khi điện tử từ trạng thái kích thích chuyển sangmột quỹ đạo khác gần nhân hơn và tải đi một năng lượng mà nguyên tử bị mấtdưới dạng tia sáng mà bước sóng tỷ lệ nghịch với năng lượng được truyền đi sựphát ra năng lượng ánh sáng của vật chất

Ánh sáng mặt trời

Trang 15

Như vậy dải phổ của ánh sáng mặt trời là dải quang phổ liên tục có bướcsóng thay đổi từ 400 - 700 nm

Ánh sáng nhân tạo

Khác với quang phổ liên tục của ánh sáng mặt trời, ánh sáng nhân tạo cóquang phổ đứt quãng Với những kỹ thuật hiện nay, con người đã tạo nên đượcnhững nguồn sáng nhân tạo có khả năng phát ra các bức xạ có quang phổ liên tụcgần với ánh sáng trắng (ví dụ đèn xenon)

2.5.2 Thuyết điện tử về hợp chất hữu cơ có màu

 Khi 1 phân tử hấp thu năng lượng bức xạ điện từ, phân tử có thể trải quanhiều dạng kích thích: kích thích chuyển dịch điện tử, kích thích quay, kíchthích làm biến dạng dây nối liên kết, kích thích làm thay đổi spin hạt nhân

 Năng lượng trong vùng ánh sáng nhìn thấy chủ yếu gây ra sự chuyển dịchcủa e lớp bên ngoài (e hóa trị) Khi hấp thụ ánh sáng thì hợp chất màu sẽ tiếpnhận năng lượng của photon làm các điện tử vòng ngoài bị chuyển sang trạng tháikích thích, sau đó phần năng lượng này có thể chuyển sang các dạng: quang năng,hóa năng, nhiệt năng…và hợp chất màu sẽ chuyển sang trạng thái ban đầu

 Nhờ những thành tựu của các ngành vật lý và hoá học người ta đã xác định

rằng chỉ có những điện tử vòng ngoài của chất màu mới tham gia vào quá trình hấp thụ ánh sáng kèm theo sự chuyển động của chúng Khi hấp thụ ánh sáng thì

hợp chất màu sẽ tiếp nhận năng lượng của các hạt photon, làm cho các điện tủvòng ngoài bị chuyển sang trạng thái kích động, sau đó phần năng lượng nàychuyển sang các dạng : quang năng , hoá năng, nhiệt năng và hợp chất màu sẽ về

15

Trang 16

trạng thái ban đầu Như vậy sự hấp thụ ánh sáng là kết quả của sự tương tác củacác điện tử vòng ngoài của các nguyên tử và phân tử các hợp chất hữu cơ vớiphoton ánh sáng

 Những hợp chất hữu cơ nào có liên kết các điện tử vòng ngoài với nhân yếuthì chỉ cần năng lượng của các tia có bước sóng lớn trong miền thấy được của

quang phổ cũng đủ làm chuyễn dịch và hấp thụ một phần các tia này làm cho

nó có màu.Hợp chất nào có điện tử vòng ngoài càng yếu thì càng cần ít nănglượng

để kích động chúng, các dễ hấp thụ các tia có bước sóng dài hơn và có màu sâu hơn Nguyên nhân làm cho các điện tử vòng ngoài liên kết với nhân yếu là:trong phân tử chứa hệ thống mối liên kết nối đôi cách dài; trong hệ thống nàyngoài nguyên tử cacbon còn có các nguyên tử khác như oxi, nitơ , lưu huỳnh

do ảnh hưởng của các nhóm thế , do hiẹn tượng ion hoá phân tử và cấu tạophẳng của phân tử

Ảnh hưởng của hệ thống liên kết nối đôi

 Trong các hợp chất hữu cơ thường gặp hai loại liên kết cơ bản: liên kếtđơn và liên kết đôi Để kích động các điện tử trong mối liên kết đơn cần cómột năng lượng lớn, tương ứng với các tia sóng ngắn, nên những hợp chất chỉchứa một loại liên kết nối đơn thường không có màu Ngược lại các điện tử vòngngoài của mối liên kết nối đôi do liên kết với nhân yếu, chúng linh động, nênchỉ cần một năng lượng nhỏ cũng đủ kích động, nên chúng có khả năng hấp thụcác tia sáng có bước sóng lớn hơn trong miền thấy được của quang phổ và chúng

có màu

 Nếu như các mối liên kết nối đôi và nối đơn trong một hợp chất hữu cơ xếpliên tục thành một hệ thống “một cách một” hay cồn gọi “nối đôi cách”, “nối đôilien hợp” thì các điện tử vòng ngoài sẽ linh động hơn Độ linh động của cácđiện tử vòng ngoài trong hệ thống này phụ thuộc vào các yếu tố:

 Độ dài hệ thống

 Bản chất các nguyên tử chứa trong hệ thống

 Cấu tạo của hợp chất (mạch thẳng hay mạch vòng)

 Nếu như tổng số mối liên kết nối đôi khá lớn nhưng không liên hợp thì hợpchất cũng không có màu hoặc màu không sâu

Ảnh hưởng của các nguyên tử khác ngoài cacbon

Khi trong hệ thống mối liên kết nối đôi cách của một hợp chất hữu cơnào đó ngoài cacbon còn chứu các nguyên tố khác như: O,N,S do các nguyên

Trang 17

tử này có điện tích hạt nhân và khoảng cách từ nhân đến các điện tử vòng ngoàikhác nhau, khi nằm chung trong hệ thống liên hợp thì các điện tử vòng ngoàinày dễ dàng chuyển dịch từ nguyên tử này sang nguyên tử khác túc là chúnglinh động hơn, nên các hợp chất này sẽ hấp thụ được các tia sáng có bước sónglớn hơn và có màu sâu hơn

dễ hơn các hợp chất khác ; khả năng này sẽ tăng lên mạnh mẽ khi đầu mạch vàcuối mạch có chứa các nhóm thế có khả năng thu hay nhường điện tử Điều nàylàm cho điện tử vòng ngoài linh động hơn và kết quả là hợp chất sẽ có thể hấp

thụ được các tia sáng có bước sóng lớn hơn và màu sẽ sâu hơn

Ảnh hưởng của sự ion hoá phân tử

Khi phân tử hợp chất hữu cơ bị ion hoá thì màu của chúng cũng thay đổi

Thí dụ: benzaurin sunfoaxit có màu vàng, trong môi trường axit có màu đỏ do bịion hoá như sau:

Hay alizarin có màu vàng, trong môi trường kiềm có màu tím

Trang 18

Ảnh hưởng của cấu tạo phân tử

Theo thuyết điện tử để cho phân tử hợp chất hữu cơ có màu sâu thì yêucầu quan trọng là phân tử của nó phải có cấu tạo phẳng nhờ đó mà sự tương táccủa các điện tử không bị cản trở Bất kỳ yếu tố nào phá vỡ yêu cầu này cũngảnh hưởng đến màu của hợp chất

2.6 Nguyên lý phối ghép màu

2.6.1 Khả năng cảm thụ màu của mắt

Màu là một hiện tượng phức tạp mang cả bản chất vật lý và tâm lý, hay nói cách khác màu mang đặc điểm của năng lượng sóng ánh sáng được cảm thụ bằng

mắt, không có sự tham gia của mắt thì không có ý niệm về màu sắc Nhữngngười bị mù hay loạn thị từ nhỏ sẽ không có khái niệm về màu sắc, nhữngngười có tật về mắt cũng không có khả năng nhận biết và đánh giá đúng về màusắc

Mắt có thể xem như được cấu tạo bằng một hệ thống quang học rất tinh vigồm có: một thấu kính chính là thuỷ tinh thể được che bởi giác mạc và thuỷ dịch

để ngăn cản những tia cực tím có hại cho mắt; một màng ngăn là tròng đen giúpcho con ngươi hé mở rộng hay hẹp Khi nhận được thông tin màu dưới dạngnăng lượng sóng của ánh sáng thì hệ thống dây thần kinh thị giác sẽ truyền hìnhảnh về não, ở đây não sẽ tập hợp và dựng lại các yếu tố của hình ảnh

Trên cơ sở của thuyết ba màu, người ta giải thích rằng: mắt cảm thụ được màu, phân biệt được các sắc thái khác nhau trong thiên nhiên là do sự phối hợp của ba màu cơ bản Võng mạc của mắt được cấu tạo từ hai loại tế bào hình que vàhình nón, chúng có khả năng cảm thụ các tia có bước sóng nhất định của ánh sángtrắng Những tế bào hình que làm nhiệm vụ phân biệt sự khác nhau về cường độcủa hình ảnh sáng tạo ra trên võng mạc, không tham gia vào việc cảm nhận màucủa thị giác Còn tế bào hình nón có 3 miền nhạy cảm cực đại tương ứng với bướcsóng của các màu: đỏ; xanh lục và xanh lam, chúng có chức năng chính trong việc

Trang 19

tạo nên cảm giác màu Mỗi khi nhận được tín hiệu màu từ môi trường xung quanh,thông qua các nón nhận cảm ứng với 3 màu trên, chúng hội tụ lại và truyền về thầnkinh thị giác, sau đó về vỏ não Ở vỏ não màu sẽ được tái tạo và cho ta nhận biếtđầy đủ về sắc thái của nó

2.6.2 Sự tương phản màu và sự hài hòa màu

Trong in hoa cũng như trong may, đan và ghép các màu khác nhau để tạo racác sản phẩm đa dạng về màu sắc, cần phải đặc biệt lưu ý đến ảnh hưởng qua lạigiữa các màu khi chúng được xếp gần nhau Sự ảnh hưởng đó biểu hiện ở sự thayđổi sắc thái, cường độ và ánh sáng của các màu Sự thay đổi này phụ thuộc vào sựxếp đặt về không gian và diện tích các màu

Sự thay đổi sắc thái màu phản ánh ảnh hưởng qua lại giữa màu này với màu khác để khi chúng gần nhau mà những màu đó lại có sắc thái khác nhau Trong trường hợp xếp các màu cách xa nhau thì sắc thái của các màu mạnh sẽ làm thay đổi sắc thái của các màu bên cạnh theo hướng bổ trợ của màu mạnh Ví dụ, màu xám trên nền đỏ sẽ có sắc thái của màu xanh lục, màu xám trên nền xanh lá cây sẽ có sắc đỏ, màu xám trên nền xanh lam sẽ có sắc vàng Khi xếp hai màu thuộc cặp màu bổ trợ tức là hai màu có sắc thái hoàn toàn khác nhau thì sự ảnh hưởng qua lại của chúng dường như không tồn tại hay có thể nói là sự tương phản giữa chúng trở lên bão hoà Ví dụ, màu vàng trên nền xanh lam hoặc màu đỏ trên nền xanh lục Sự thay đổi về độ tươi sáng của các màu xếp gần nhau sẽ xảy ra khi chúng có độ tươi sáng của các màu xếp gần nhau sẽ xảy ra khi chúng có độ tươi sáng khác xa nhau Một hình vuông màu xám trên nền trắng sẽ cho cảm giác như hình đó bị tối đi Còn khi nó ở trên nền đen thì lại sáng ra

Sự tương phản về sắc thái và độ tươi sáng của các màu thường xảy ra rõnét ở ranh giới giữa chúng Để giảm bớt sự tương phản ranh giới đó người tathường tách biệt các hình có màu sắc khác nhau bằng các đường vạch đen, trắng,xám hoặc tạo nền có màu cùng với ánh màu của màu tương phản Ví dụ, màu vànglục trên nền xanh lục sẽ cho cảm giác như màu vàng thuần sắc

Diện tích của các hình màu cũng có quan hệ qua lại với sự ảnh hưởng của màu sắc: Nếu diện tích của màu càng lớn thì ảnh hưởng của nó càng mạnh Đồng

thời độ sáng và cường độ màu cũng có ảnh hưởng đến diện tích của các hình

19

Ngày đăng: 16/06/2014, 13:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Heinz Berker, Werner Berger, Thực hành hóa học hữu cơ, NXB KHKTHà Nội, 1997 Khác
2. Nguyễn Trọng Biểu, Từ Văn Mạc, Thuốc thử hữu cơ, NXB KHKT Hà Nội, 2002 Khác
3. Trịnh Thanh Đoan, Nguyễn Đăng Quang, Hoàng Trọng Yêm, Hóa hữu cơ, NXB Giáo dục, 1992 Khác
4. Hữu Trượng, Hoàng Thị Lĩnh, Hóa học thuốc nhuộm, NXB KHKT - Hà Nội, 1995 Khác
5. Fadeev G.N, Hóa học và màu sắc, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1998 Khác
6. Hồ Viết Qúy, Chiết tách, phân chia, xác định các chất bằngdung môihữu cơ, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2002 Khác
7. Phan Tống Sơn, Trần Quốc Sơn, Đặng Như Tại, Cơ sở hóa học hữu cơ, NXB Giáo dục, 2003 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w