III. Phương pháp nghiên cứu
4.4. Phẩm màu Inđigoit phát triển trong công nghệ nhuộm
Bột chàm (Indigo) là thuốc nhuộm khó sử dụng do nó không hòa tan trong nước; để hòa tan,
nó cần phải trải qua một số biến đổi hóa học. Khi vải cần nhuộm được đưa ra khỏi bể nhuộm, bột chàm nhanh chóng kết hợp với ôxy trong không khí và chuyển hóa thành dạng không hòa tan. Khi lần đầu tiên nó có tương đối sẵn tại châu Âu vào thế kỷ 16, các thợ nhuộm và thợ
in châu Âu đã gặp nhiều khó khăn với bột chàm do tính chất đặc biệt này. Nó cũng là hóa chất có khả năng gây ngộ độc do đòi hỏi một vài biến đổi hóa học, và do vậy có nhiều cơ hội gây thương tổn cho người lao động.
Quy trình tiền công nghiệp để nhuộm màu bằng bột chàm được sử dụng tại châu Âu là hòa tan bột chàm trong nước tiểu để lâu. Nước tiểu khử bột chàm không hòa tan trong nước thành chất hòa tan trong nước gọi là bột chàm trắng hay
leucoindigo, nó sinh ra dung dịch màu lục-vàng. Vải nhuộm trong dung dịch này sẽ
chuyển thành màu chàm sau khi bột chàm trắng bị ôxi hóa và trở thành bột chàm. Urê tổng hợp để thay thế cho nước tiểu chỉ có trong thế kỷ 19.
Một phương pháp tiền công nghiệp khác, sử dụng tại Nhật Bản, là hòa tan bột chàm trong bể chứa nung nóng, trong đó mẻ cấy vi khuẩn ưa nhiệt và kỵ khí được duy trì. Một vài loài vi khuẩn sinh ra hiđrô như là sản phẩm của quá trình trao đổi chất của chúng, nó có thể chuyển hóa bột chàm không hòa tan thành bột chàm trắng hòa tan. Vải nhuộm trong các bể chứa này được trang trí bằng các kỹ thuật shibori, kasuri, katazome, tsutsugaki. Các ví dụ về quần áo được nhuộm bằng các kỹ thuật này có thể nhìn thấy trong các tác phẩm của Hokusai và các nghệ sĩ khác.
Hai phương pháp khác để áp dụng trực tiếp bột chàm được phát triển tại Anh trong thế kỷ 18 và được sử dụng nhiều trong thế kỷ 19. Phương pháp thứ nhất, gọi là pencil blue (bút chì lam) do nó được áp dụng chủ yếu bằng bút chì hay chổi, có thể được sử dụng để thu được tông màu sẫm. Trisulfua asen và chất làm đặc được thêm vào bể chứa bột chàm. Hợp chất của asen làm chậm quá trình ôxi hóa của bột chàm đủ kéo dài để quét lớp thuốc nhuộm lên trên vải.
Phương pháp thứ hai gọi là china blue (lam Trung Hoa) do nó tương tự như
sứ men lam-trắng của Trung Quốc. Thay vì sử dụng dung dịch bột chàm trực tiếp, quy trình sẽ là việc in dạng không hòa tan của bột chàm lên trên vải. Bột chàm sau đó bị khử trong một chuỗi các bể chứa sulfat sắt (II), với quá trình ôxi hóa giữa mỗi lần ngâm nước. Quy trình china blue có thể tạo ra các kiểu mẫu sắc nét, nhưng nó không thể tạo ra tông màu sẫm như ở phương pháp pencil blue.
Vào khoảng năm 1880 quy trình glucoza được phát triển. Nó đã cho phép có khả năng in trực tiếp bột chàm lên vải và có thể tạo ra các bản in bột chàm sẫm màu không đắt tiền mà không thể đạt được với phương pháp china blue.
PHẦN C: KẾT LUẬN
Sự tác động của màu sắc vào mắt người, đến não bộ để phát kích một tâm lý, một khí lực cho cơ thể qua mắt nhìn là vô cùng quan trọng để củng cố, phát huy một tinh thần , một tiêu chí làm việc và cảm quan, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi con người.
Triết thuyết màu sắc xem “Khí” là trọng tâm để nhận thức. Khí là nguyên lý đồng nhất của sức sống, nó là hơi thở, là nguồn sinh lực chảy khắp cơ thể. Khí của môi trường, hun đúc sinh khí con người. Khí là bản thể đích thực, là một thực thể tồn tại trong ta, cho ta cảm nhận, nhận thức mình.
Trong nhu cầu mới màu sắc là một trong những cơ sở để phát huy nội lực có giá trị, khi con người biết khai thác tiềm ẩn này. Không có màu sắc nào xấu chỉ có những người không biết làm “đẹp” bằng màu sắc. Khái niệm “đạo sắc” chưa ra đời nhưng nó sẽ là đề tài không thể bỏ qua cho những ai có mong muốn phát huy truyền thống dân tộc qua nguyên lý “Nhân, Nghĩa,Lễ, Trí, Tín” trong các mục đích phát huy, tăng, giảm của xã hội ngày nay dưới tác động cảm lý của con người.
Khi áp dụng nghệ thuật này mạnh mẽ, thông thạo, khoa học để thành công, qua việc khai thác sự nhạy cảm của con người một cách hiệu quả, màu sắc sẽ là người bạn vô giá cho tinh thần và số phận may rủi của ai hiểu nó.
Kết hợp hài hòa màu sắc thì cuộc sống chúng ta ngày càng tốt đẹp và hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Heinz Berker, Werner Berger, Thực hành hóa học hữu cơ, NXB KHKT Hà Nội, 1997.
2. Nguyễn Trọng Biểu, Từ Văn Mạc, Thuốc thử hữu cơ, NXB KHKT Hà Nội, 2002.
3. Trịnh Thanh Đoan, Nguyễn Đăng Quang, Hoàng Trọng Yêm, Hóa hữu cơ, NXB Giáo dục, 1992.
4. Hữu Trượng, Hoàng Thị Lĩnh, Hóa học thuốc nhuộm, NXB KHKT - Hà Nội, 1995.
5. Fadeev G.N, Hóa học và màu sắc, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1998.
6. Hồ Viết Qúy, Chiết tách, phân chia, xác định các chất bằng
dung môi
hữu cơ, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2002.
7. Phan Tống Sơn, Trần Quốc Sơn, Đặng Như Tại, Cơ sở hóa học hữu cơ, NXB Giáo dục, 2003.