Ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm

Một phần của tài liệu thuốc nhuộm tổng hợp inđigoit và một số ứng dụng của thuốc nhuộm tổng hợp (Trang 31 - 32)

III. Phương pháp nghiên cứu

4.2. Ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm

Trong các nhu cầu về màu sắc của đời sống xã hội có nhu cầu nhuộm thực phẩm (thức ăn và đồ uống), nhuộm dược phẩm (thuốc uống và bôi ngoài da) và mỹ phẩm (son, phấn, …). Có màu sắc đẹp và phù hợp với sản phẩm kể trên sẽ tăng tính hấp dẫn, dễ tiêu thụ và tăng giá trị sử dụng. Song các loại phẩm màu và chất màu dùng vào mục đích này có yêu cầu

chung là phải không độc với cơ thể hoặc độ độc không đáng kể, không để lại các di chứng về y học, đây là tiêu chuẩn hàng đầu.

Ở những nước công nghiệp phát triển, người ta đã ban hành các luật về sử dụng phẩm màu cho thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Ví dụ như ở Mỹ từ năm 1906 đã có quy định

rằng chỉ những loại phẩm màu nào không độc mới được dùng vào các mục đích nói trên. Sau đó luật này đã liên tục được bổ sung vào các năm 1916, 1929, 1939 và đến năm 1960-1964 thì coi như tương đối hoàn chỉnh, trong đó có những điều qui định cụ thể như sau:

- Tất cả phẩm màu (thiên nhiên và tổng hợp) trước khi đưa vào thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm đều phải làm sạch tạp chất và được kiểm nghiệm chặt chẽ.

- Sau khi nhuộm cần phải kiểm tra lại độ an toàn của phẩm màu đã đưa vào các sản phẩm kể trên.

Như vậy rõ rang là không thể tùy tiện sử dụng phẩm màu hay bột màu (pigment) loại kỹ thuật để nhuộm thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm vì các chế phẩm nàycó thể độc đối với cơ thể, chứa nhiều phụ gia và tạp chất. Sử dụng không đúng phẩm màu và bột màu vào các mục đích kể trên sẽ gây nguy hại về sức khỏe trước mắt cũng như lâu dài cho người sử dụng.

Một phần của tài liệu thuốc nhuộm tổng hợp inđigoit và một số ứng dụng của thuốc nhuộm tổng hợp (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w