Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Thực trạng quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa của công ty cổ phầndược trung ương Mediplantex trong giai đoạn 2006 – 2009, qua
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, HÌNH DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NHẬP KHẨU 4
1.1 Một số vấn đề chung về nhập khẩu 4
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nhập khẩu với nền kinh tế 4
1.1.1.1.Khái niệm nhập khẩu 4
1.1.1.2 Đặc điểm và vai trò của nhập khẩu với nền kinh tế 4
1.1.2 Các hình thức nhập khẩu 7
1.1.2.1 Nhập khẩu trực tiếp 7
1.1.2.2 Nhập khẩu uỷ thác 8
1.2 Rủi ro trong hoạt động nhập khẩu 9
1.2.1 Khái niệm rủi ro 9
1.2.2 Phân loại rủi ro 11
1.2.2.1 Phân loại rủi ro nói chung 11
Theo tính chất của rủi ro 11
Theo nguyên nhân của rủi ro 11
Theo phạm vi ảnh hưởng của rủi ro 11
Theo tác động của môi trường vĩ mô 12
Ngoài các cách phân loại rủi ro nói chung như trên, rủi ro trong nhập khẩu còn có một số cách phân loại theo các tiêu chí sau: 12
Theo quá trình nhập khẩu 12
1.3 Quản trị rủi ro trong nhập khẩu 13
1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro trong nhập khẩu 13
1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro trong nhập khẩu 15
Sơ đồ 1.1: Nội dung quản trị rủi ro trong hoạt động nhập khẩu 15
1.3.2.1 Nhận biết các rủi ro có thể xảy ra trong nhập khẩu 16
1.3.2.2 Đo lường rủi ro xảy ra trong nhập khẩu 17
1.3.2.3 Giám sát rủi ro trong nhập khẩu 19
1.3.2.4 Kiểm soát rủi ro trong nhập khẩu 19
1.3.2.5 Báo cáo và đánh giá về quản trị rủi ro trong nhập khẩu 20
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro trong nhập khẩu 20
1.3.3.1 Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới quản trị rủi ro trong hoạt động nhập khẩu 20
1.3.3.2 Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới quản trị rủi ro trong nhập khẩu 22 1.4 Sự cần thiết tăng cường quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần dược TW Mediplantex 25
1.4.1 Xuất phát từ vai trò của quản trị rủi ro trong nhập khẩu 25
Trang 21.4.2 Nhập khẩu chứa đựng nhiều rủi ro 27
1.4.3 Tổn thất từ các rủi ro xảy ra trong nhập khẩu thường lớn 27
1.4.4 Năng lực quản trị rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 28
1.4.5 Xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro 29
CHƯƠNG 2 30
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TW MEDIPLANTEX GIAI ĐOẠN 2006 - 2009 30
2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần dược TW Mediplantex 30
2.1.1 Lịch sử ra đời 30
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động 31
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức 31
2.1.2.2 Chức năng hoạt động 33
2.1.3 Các nhân tố tác động đến quản trị rủi ro trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phẩn dược TW Mediplantex giai đoạn 2006 - 2009 35
2.1.3.1 Nhân tố con người 35
2.1.3.2 Điều kiện cơ sở vật chất, công nghệ thông tin của công ty 36
2.2 Thực trạng quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa của công ty cổ phần dược TW Mediplantex 37
2.2.1 Sơ lược về nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phần dược TW Mediplantex trong những năm gần đây (2006 – 2009) 37
2.2.2 Thực trạng quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phần dược TW Mediplantex 40
2.2.2.1 Nhận biết rủi ro có thể xảy ra trong nhập khẩu hàng hoá 40
2.2.2.2 Đo lường rủi ro trong nhập khẩu 49
2.2.2.3 Giám sát rủi ro trong nhập khẩu 52
2.2.2.4 Kiểm soát rủi ro trong nhập khẩu 53
2.2.2.5 Báo cáo và đánh giá về quản trị rủi ro trong hoạt động nhập khẩu 55
2.3 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa của công ty cổ phần dược TW Mediplantex 56
2.3.1 Những ưu điểm trong quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa của công ty cổ phần dược TW Mediplantex 56
2.3.1.1 Công ty đã nhận biết được tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa 57
2.3.1.2 Quan tâm và chú trọng để hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động nhập khẩu 57
2.3.2 Những tồn tại trong quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa của công ty cổ phần dược TW mediplantex 58
2.3.2.1 Quy trình quản trị rủi ro không có tính hệ thống, không phù hợp với chiến lược tổng thể của công ty 58
2.3.2.2 Quy trình quản trị rủi ro chưa được thực hiện tốt và nghiêm ngặt 59
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa của công ty cổ phần dược TW Mediplantex 60
2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan 60
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan 62
Trang 3CHƯƠNG 3 65 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TW MEDIPLANTEX 653.1 Căn cứ để đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa 653.1.1 Định hướng phát triển chung của công ty cổ phần dược TW Mediplantex trong những năm tới 653.1.2 Định hướng phát triển nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phần dược TW Mdiplantex 663.1.2.1 Định hướng phát triển nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phần dược
TW Mdiplantex 663.1.2.2 Mục tiêu quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phần dược TW Mediplantex 673.1.3 Căn cứ vào các tồn tại quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa của công ty
cổ phần dược TW Mediplantex 673.2 Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa cho công ty cổphần dược TW Mediplantex 683.2.1 Thành lập bộ phận chuyên về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thương mại 683.2.2 Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ nhân viên 693.2.3 Lựa chọn thị trường và nhà xuất khẩu đủ tin cậy 703.2.4 Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro phù hợp với đặc điểm, qui mô, năng lực quản trị kinh doanh của công ty 723.2.5 Tăng cường hơn nữa việc giám sát thực hiện các hợp đồng kinh doanh nhập khẩu 733.2.6 Đầu tư các trang thiết bị hiện đại để bảo đảm việc thu thập thông tin đầy đủ, cập nhật và chính xác phục vụ quản trị rủi ro 733.2.7 Tạo lập mối quan hệ với ngân hàng tốt hơn nữa nhằm nâng cao năng lực tài chính 743.3 Một số kiến nghị với các Bộ ngành liên quan 743.3.1 Đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi, bến cảng cho các đơn vị hỗ trợ hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế 753.3.2 Tập trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp hoá dược 753.3.3 Hoàn thiện chính sách quản lý ngành tạo môi trường cạnh tranh lành mạnhcho thị trường thuốc nhập khẩu 75
KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần dược TW Mediplantex 32
Bảng 2.1: Hoạt động nhập khẩu của Mediplantex giai đoạn 2006 - 2009 37
Bảng 2.2: Hoạt động nhập khẩu từ các nước của Mediplantex 39
giai đoạn 2006 - 2009 39
Bảng 2.3: Hoạt động nhập khẩu theo nhóm hàng của Medciplantex 39
giai đoạn 2006 - 2009 39
Bảng 2.4: Hoạt động nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu của Mediplantex 40
giai đoạn 2006 - 2009 40
Bảng 2.5: Bảng tổng kết số hợp đồng rủi ro của Mediplantex giai đoạn 2006 – 2009 47
ĐVT: Hợp đồng 47
Bảng 2.6: Cơ cấu rủi ro giữa các loại rủi ro trong nhập khẩu của Mediplantex giai đoạn 2006 - 2009 50
Bảng 2.7: Khả năng đo lường của các loại rủi ro trong hoạt động nhập khẩu của Mediplantex giai đoạn 2006 – 2009 52
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt độngkinh tế nói chung, hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng ngày càng mở rộng Sựgiao lưu buôn bán giữa các quốc gia khác nhau với khối lượng ngày càng lớn đòihỏi quá trình thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu phải đảm bảo nhanh chóng,thuận tiện cho các bên Để đảm bảo các điều kiện đó, các doanh nghiệp kinhdoanh xuất nhập khẩu đã phải có những biện pháp, chiến lược nhằm kiểm soát,hạn chế các loại rủi ro xảy ra
Trên thế giới, các doanh nghiệp đã xây dựng các biện pháp đó thành chiếnlược có tính hệ thống, gọi là quản trị rủi ro từ những năm 80 và coi quản trị rủi ronhư một chức năng trong quản trị kinh doanh của doanh nghiệp Còn ở Việt Nam,khái niệm và việc vận dụng quản trị rủi ro chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc xử lýnhững rủi ro đã xảy ra, còn việc nghiên cứu lý luận và đưa ra các giải pháp mangtính nguyên tắc thì chưa được quan tâm nghiên cứu có tính hệ thống
Công ty cổ phần dược TW Mediplantex đã cổ phần hoá được 6 năm nhưngvẫn chưa thực sự chú trọng đến chức năng quản trị rủi ro trong hoạt động xuất nhậpkhẩu của mình Do đó, công ty đã thường gặp phải các rủi ro trong thanh toán quốc
tế, rủi ro trong quá trình chuyên chở hàng hóa, rủi ro vì giá cả hàng hóa tăng… Điều
đó đã làm thiệt hại về kinh tế rất nhiều cho công ty, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởngtrực tiếp đến uy tín của công ty Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế như hiện nay,nếu tình trạng này còn kéo dài thì công ty sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và có
xu hướng ngày càng gia tăng Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm quản trị rủi rotrong hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex tốthơn để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo lập môi trường kinh doanh an toàn hơn
là vấn đề cần thiết Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quản trị rủi ro trong nhập khẩu
Trang 7hàng hoá của công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex” để nghiên cứu cho
luận văn thạc sỹ của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Thực trạng quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa của công ty cổ phầndược trung ương Mediplantex trong giai đoạn 2006 – 2009, qua đó đề xuất một sốgiải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa củacông ty cổ phần dược TW Mediplantex trong những năm sau
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trongnhập khẩu
+ Phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa củacông ty cổ phần dược TW Mediplantex và đưa ra những đánh giá về quản trịrủi ro của công ty
+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro của công ty cổ phầndược TW Mediplantex trong nhập khẩu hàng hóa
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Nội dung quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa của công ty cổ phần dược
TW Mediplantex
- Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nội dung quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóacủa công ty cổ phần dược TW Mediplantex trong giai đoạn từ năm 2006 đếnhết năm 2009
4 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phântích và đề xuất các biện pháp quản trị rủi ro trong nhập khẩu Đề tài chú trọng sử
Trang 8dụng các công cụ: thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, suy luận logic…nhằmtăng thêm cơ sở của vấn đề và giải quyết chúng có hệ thống.
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong nhập khẩu và sự cần thiết tăng cường quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa của công ty cổ phần dược TW Mediplantex giai đoạn 2006 – 2010.
Chương 3: Định hướng và các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phần dược TW Mediplantex đến năm 2020.
Trang 9CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
NHẬP KHẨU 1.1 Một số vấn đề chung về nhập khẩu
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nhập khẩu với nền kinh tế
1.1.1.1.Khái niệm nhập khẩu
Nhập khẩu là việc mua hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài, nhập khẩu để bổsung hàng hoá mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứngđược nhu cầu Nhập khẩu còn để thoả mãn mục đích kiếm lời, nghĩa là nhập khẩunhững hàng hoá mà sản xuất trong nước không có lợi bằng nhập khẩu
Vậy thực chất kinh doanh nhập khẩu ở đây là nhập khẩu từ các tổ chức kinh
tế, các công ty nước ngoài, tiến hành tiêu thụ hàng hoá, vật tư ở thị trường nội địahoặc tái xuất với mục tiêu lợi nhuận và nối liền sản xuất giữa các quốc gia với nhau
Mục tiêu hoạt động kinh doanh nhập khẩu là sử dụng có hiệu quả nguồnngoại tệ để nhập khẩu vật tư, thiết bị kỹ thuật và dịch vụ phục vụ cho quá trình táisản xuất mở rộng, nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị ngày công, và giải quyết
sự khan hiếm hàng hoá, vật tư trên thị trường nội địa
Mặt khác, kinh doanh nhập khẩu đảm bảo sự phát triển ổn định của cácngành kinh tế mũi nhọn của mỗi nước mà khả năng sản xuất trong nước chưa đảmbảo vật tư, thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển, khai thác triệt để lợi thế sosánh của quốc gia, góp phần thực hiện chuyên môn hoá trong phân công lao độngquốc tế, kết hợp hài hoà và có hiệu quả giữa nhập khẩu và cải thiện cán cân thanhtoán
1.1.1.2 Đặc điểm và vai trò của nhập khẩu với nền kinh tế
Đặc điểm của nhập khẩu
Những đặc điểm của nhập khẩu được xem xét dưới góc độ quản trị rủi ro, dovậy chỉ những đặc điểm nào ảnh hưởng tới tình hình rủi ro của doanh nghiệp mớiđược đề cập
Trang 10- Nhập khẩu diễn ra trong môi trường đa dạng và phức tạp
Nhập khẩu liên quan đến một hay nhiều thị trường bên ngoài quốc gia.Những kinh nghiệm từ thị trường trong nước không thể áp dụng sang các thị trườngngoài nước do sự khác biệt về điều kiện văn hoá, xã hội, chính trị Sự khác biệt nàyđòi hỏi doanh nghiệp phải thu thập thông tin không chỉ vì nhu cầu, sở thích, thóiquen… của khách hàng, về tình hình đối thủ cạnh tranh ở thị trường nước ngoài mà
cả các đặc điểm về môi trường tự nhiên, văn hoá, chính trị ở đó Nhu cầu phải xử lýmột khối lượng thông tin nhiều như vậy không thể tránh khỏi tình trạng thông tinsai lệch hay thiếu hụt Đây chính là nguồn gốc tạo ra những loại rủi ro mà cácdoanh nghiệp kinh doanh trong nước có thể không hoặc ít khi gặp phải
- Nhập khẩu chịu sự điều tiết của đồng thời nhiều nguồn luật
Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩukhông chỉ chịu sự điều tiết của pháp luật trong nước mà còn cả pháp luật tại cácnước mà mình có hoạt động kinh doanh, các công ước, tập quán quốc tế Vấn đềnày không chỉ đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm vững luật pháp nước sở tại, cácluật và tập quán quốc tế mà còn phải xử lý những xung đột giữa các nguồn luật này.Đây chính là nguồn gốc dẫn đến những quan niệm khác nhau trong việc xử lý tranhchấp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu dễ rơi vào tình trạng bị kéo dài
- Các đối tác trong nhập khẩu có quốc tịch khác nhau
Một đặc điểm trong nhập khẩu là các giao dịch sẽ được tiến hành với mộthay nhiều đối tác có quốc tịch nước ngoài Đặc điểm này có thể dẫn tới các bất đồng
về ngôn ngữ, tập quán buôn bán, văn hoá… là nguồn gốc gây ra rủi ro
- Phương thức giao dịch gián tiếp và từ xa đóng vai trò chủ yếu
Giao dịch trong kinh doanh quốc tế chủ yếu thông qua các hình thức giántiếp như: thư tín, điện thoại, fax, thư điện tử, mạng internet Các hình thức này giúpgiảm đáng kể chi phí và tăng nhanh tốc độ liên lạc Tuy nhiên, việc sử dụng cáchình thức giao dịch gián tiếp này lại dễ gây ra những rủi ro do tính hạn chế củachúng Thông tin không đến đúng nơi kịp thời, có thể bị giả mạo là những nguyênnhân làm tăng độ rủi ro cho các giao dịch
Trang 11- Hàng hoá và chứng từ liên quan phải chuyển giao trong thời gian dài và cự ly xa
Trong nhập khẩu, hàng hoá được chuyển giao từ người bán sang người muaqua những không gian địa lý rất xa Những rủi ro như bị mất trộm, cướp, bị đắmchìm, bị va tàu… là những rủi ro dường như nằm ngoài tầm kiểm soát của ngườichuyên chở
Việc lưu chuyển chứng từ thanh toán bằng hình thức trực tiếp qua thuyềntrưởng đến thẳng người mua hay gián tiếp qua hệ thống ngân hang cũng thường gặpphải không ít rủi ro như: động đất, bão lụt, thậm chí là sự thiếu trách nhiệm của cácbên liên quan trong giao dịch chứng từ
- Hoạt động thanh toán phải trải qua bước chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác
Mỗi quốc gia đều có đồng tiền riêng, do vậy khi thực hiện thanh toán hợpđồng, các doanh nghiệp đều phải đổi từ đồng tiền nước này sang đồng tiền nướckhác Những rủi ro thường gặp là: tỷ giá hối đoái biến động bất thường hay giá trịđồng tiền nắm giữ bị suy giảm nghiêm trọng
Vai trò của nhập khẩu với nền kinh tế
- Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương Nhập khẩu tácđộng một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước; nhậpkhẩu để bổ sung các hàng hoá trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuấtkhông đáp ứng đủ nhu cầu; nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu nhữnghàng hoá mà nếu sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng xuất khẩu Nhập khẩu
bổ sung và nhập khẩu thay thế nếu được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sựphát triển cân đối nền kinh tế quốc dân
- Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hoá đấtnước, đuổi kịp các nước tiên tiến, bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nềnkinh tế, đảm bảo phát triển kinh tế cân đối ổn định
Trang 12- Nhập khẩu góp phần cải thiện, nâng cao mức sống của nhân dân, vì nhậpkhẩu vừa thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa đảm bảođầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.
- Nhập khẩu có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy xuất khẩu Sự tác độngnày thể hiện ở chỗ xuất khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môitrường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng sản xuất được trong nước ra nước ngoài,đặc biệt là nước đối tác mà mình đã nhập hàng của họ
Có thể nói, nhập khẩu tạo cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh
tế thế giới, biến nền kinh tế thế giới thành nơi cung cấp các “yếu tố đầu vào” và tiêuthụ các “yếu tố đầu ra” cho nền kinh tế quốc dân trong hệ thống kinh tế quốc tế
1.1.2 Các hình thức nhập khẩu
Ở Việt Nam, có khá nhiều hình thức nhập khẩu, tuy nhiên để sử dụng hìnhthức nhập khẩu nào là phù hợp với doanh nghiệp mình để có hiệu quả cao nhất thìdoanh nghiệp nhập khẩu cần phải xem xét môi trường kinh doanh, lĩnh vực kinhdoanh, điều kiện giao dịch… Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần phảidựa vào khả năng tài chính, tiềm lực, thế mạnh của mình để lựa chọn hình thứcnhập khẩu thích hợp hoặc có thể kết hợp các hình thức nhập khẩu
Dưới đây là hai hình thức nhập khẩu phổ biến:
1.1.2.1 Nhập khẩu trực tiếp
Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp,doanh nghiệp trực tiếp nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối tác, lựa chọn đối tác, tínhtoán chi phí, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, chịu trách nhiệm về lỗ lãi… đảmbảo đúng phương hướng, phù hợp luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế
Nhập khẩu trực tiếp có các ưu điểm như:
- Nhập khẩu trực tiếp giúp doanh nghiệp nhập khẩu có thể biết rõ về thị trường xuấtkhẩu, về giá cả, chất lượng, số lượng, quy cách…
- Nhập khẩu trực tiếp giúp doanh nghiệp nhập khẩu không bị chia sẻ lợi nhuận
- Nhập khẩu trực tiếp giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp thị quốc tếphù hợp
Trang 13Bên cạnh đó có những nhược điểm:
- Nhập khẩu trực tiếp sẽ phải chịu chi phí cao để tìm hiểu, nghiên cứu thị trườngnước ngoài nên không phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít
- Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp đòi hỏi doanh nghiệp phải có những cán bộnghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi, giỏi về nghiên cứu thị trường, giao dịchđàm phán, am hiểu và có kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế Có như vậy mới đảmbảo kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp có hiệu quả
1.1.2.2 Nhập khẩu uỷ thác
Nhập khẩu ủy thác là hoạt động được hình thành giữa một doanh nghiệptrong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một số hàng hoá nhưnglại không tham gia nhập khẩu trực tiếp mà uỷ thác cho một doanh nghiệp khác (gọi
là thương nhân trung gian) chuyên nhập khẩu hàng theo yêu cầu của mình Bên đặthàng (bên uỷ thác) giao đơn vị ngoại thương (bên nhận uỷ thác) tiến hành nhậpkhẩu một số lô hàng nhất định Theo đó, bên nhận uỷ thác phải ký hợp đồng nhậpkhẩu với danh nghĩa của mình nhưng bằng chi phí của bên uỷ thác Bên nhận uỷthác phải tiến hành đàm phán với doanh nghiệp nước ngoài để làm thủ tục nhậphàng theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một phần phí gọi là phí uỷ thác
Trách nhiệm và quyền lợi của các bên như sau:
- Bên uỷ thác nhập khẩu: Đưa đơn hàng có kèm theo xác nhận của ngân hàng
về khả năng thanh toán cho bên nhận uỷ thác, tham gia giao dịch mua hàng, cónghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng
- Bên nhận uỷ thác: Ký hợp đồng nhập khẩu với điều kiện có lợi cho bên uỷ
thác, thực hiện các thủ tục hải quan, kiểm tra chất lượng hàng hoá… để bên uỷ thác
có thể nhận hàng, tiến hành các biện pháp hạn chế tổn thất
Nhập khẩu ủy thác có ưu điểm so với nhập khẩu trực tiếp là:
- Thương nhân trung gian thường là những người am hiểu thị trường nước ngoài,pháp luật và tập quán buôn bán của các nước trên thế giới Thương nhân trung gian
có khả năng làm giảm thiểu hay tránh bớt rủi ro cho bên uỷ thác
Trang 14- Thương nhân trung gian thường có cơ sỏ vật chất nên bên uỷ thác đỡ phải đầu tưtrực tiếp cho hoạt động ở nước ngoài.
Nhưng nhập khẩu ủy thác lại có những nhược điểm:
- Doanh nghiệp nhập khẩu không có sự lien hệ trực tiếp với thị trường nước ngoài
- Vốn có thể sẽ bị bên thương nhân trung gian chiếm dụng
- Lợi nhuận bị chia sẻ cho thương nhân trung gian
- Doanh nghiệp nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu của thương nhân trung gian
Ngoài ra, còn có một số hình thức nhập khẩu khác cũng thường được ápdụng của các doanh nghiệp nhập khẩu ở Việt Nam như: nhập khẩu tái xuất, nhậpkhẩu liên doanh, nhập khẩu đổi hàng, nhập khẩu đấu thầu…
1.2 Rủi ro trong hoạt động nhập khẩu
1.2.1 Khái niệm rủi ro
Rủi ro là sự kiện không may mắn, hết sức đa dạng, phức tạp luôn gắn liềnvới môi trường hoạt động của con người
Nói đến rủi ro là đề cập đến những sự kiện không may mắn bất ngờ đã xảy ragây những thiệt hại về lợi ích của con người gồm: sức khỏe, tinh thần, sự nghiệp, tàisản, nguồn lợi mất hưởng Với cách tiếp cận này có thể cho rằng:
Rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất ngờ đã xảy ra gây tổn thất cho con người.Qua khái niệm về rủi ro cho thấy, rủi ro có 3 tính chất quan trọng, đó là:
- Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra
- Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất và mức độ tổn thất là khác nhau
- Kết quả không mong muốn
Tuy nhiên, khái niệm này đều có điểm không rõ ràng và không phù hợp vớilĩnh vực quản trị rủi ro Điểm hạn chế của khái niệm nêu trên là chỉ gắn rủi ro vớitổn thất, mà trong kinh doanh, khả năng kết quả cuối cùng có thể sai lệch so với dựtính ban đầu theo hướng bất lợi cũng được xem là rủi ro Khái niệm nêu trên khôngnói lên được loại rủi ro này Do vậy, có thể đưa ra một khái niệm về rủi ro thích hợphơn cho lĩnh vực quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng như sau:
Trang 15Rủi ro là một tình huống của thế giới khách quan trong đó tồn tại khả năngxảy ra một sự sai lệch bất lợi so với kết quả được dự tính hay mong đợi.
Từ khái niệm này, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của rủi ronhư sau:
Thứ nhất, với việc cho rằng rủi ro là “một tình huống của thế giới khách
quan”, khái niệm đã khẳng định tính chất khách quan của rủi ro, đó là rủi ro chịu sựảnh hưởng của các nhân tố từ môi trường khách quan chứ không phải chịu sự tácđộng bởi nhận thức chủ quan của con người
Thứ hai, với quan niệm kết quả không mong muốn của rủi ro chính là sự sai
lệch bất lợi so với kết quả được dự tính hay mong đợi, khái niệm bao hàm cả nhữngrủi ro gắn với các tổn thất và những rủi ro gắn với sự sai lệch so với dự tính Nếutrong một tình huống cụ thể tồn tại khả năng xảy ra một sự sai lệch bất lợi so vớimong muốn, thì tình huống đó được coi là rủi ro bởi vì nó tồn tại khả năng xảy ratổn thất hay thiệt hại Nhưng nếu một tình huống xảy ra một sự sai lệch so với dựtính mặc dù không gây ra tổn thất hay thiệt hại mà chỉ theo chiều hướng không cólợi thì cũng được coi là rủi ro, chẳng hạn giá cả tăng không như dự tính khiến lợinhuận sẽ không cao như mong đợi
Thứ ba, khái niệm cho thấy nguyên nhân gây ra sự sai lệch là khách quan
nhưng dự tính của con người là nhân tố chủ quan và nó khác nhau trong từng tìnhhuống cụ thể Vì vậy, con người có thể vận dụng một cách linh hoạt các công cụlượng hoá vào mỗi tình huống cụ thể
Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm rủi ro, có thể đưa ra khái niệm về rủi rotrong hoạt động nhập khẩu hàng hóa như sau:
Rủi ro trong hoạt động nhập khẩu là một tình huống của thế giới khách quantrong đó tồn tại khả năng xảy ra một sự sai lệch bất lợi so với kết quả được dự tínhhay mong đợi phát sinh trong quá trình thực hiện nhập khẩu hàng hóa liên quan đếncác giao dịch quốc tế, nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia thựchiện hoạt động nhập khẩu như: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các ngân hàng, các tổ
Trang 16chức cá nhân và các tác nhân trung gian… hoặc do những nhân tố khách quan khácgây nên như thiên tai, chiến tranh, chính trị…
1.2.2 Phân loại rủi ro
1.2.2.1 Phân loại rủi ro nói chung
Có nhiều tiêu chí để phân loại rủi ro, sau đây là một số cách phân loạichủ yếu:
Theo tính chất của rủi ro
Có hai loại: rủi ro suy đoán và rủi ro thuần tuý
Rủi ro suy đoán: còn gọi là rủi ro suy tính hay rủi ro đầu cơ, tồn tại cơ hội
kiếm lời cũng như nguy cơ tổn thất Đây là loại rủi ro gắn liền với khả năng thànhbại trong hoạt động đầu tư kinh doanh và đầu cơ Ví dụ như mua cổ phiếu, việc đầu
tư này có thể lãi hoặc hoà hoặc lỗ
Rủi ro thuần tuý: là loại rủi ro mà nếu xảy ra thì chỉ có thể dẫn đến tổn thất
mà không còn cơ hội kiếm lời nữa Loại rủi ro này thường là những rủi ro thuộc vềmôi trường thiên nhiên như động đất, lụt bão, sóng thần…
Theo nguyên nhân của rủi ro
Có hai loại: rủi ro do các yếu tố khách quan và rủi ro do các yếu tố chủ quan
Rủi ro do các yếu tố khách quan: xảy ra ngoài ý muốn của con người
và không thể lường trước hay kiểm soát được Rủi ro này thường là nhữngnguyên nhân xảy ra từ môi trường tự nhiên như: động đất, cháy nổ, mưa, bãolụt, hạn hán… hay rủi ro do khủng hoảng kinh tế hoặc có nguồn gốc từ chínhsách kinh tế và điều hành vĩ mô của Chính phủ Vì vậy, các doanh nghiệp rấtkhó kiểm soát để hạn chế rủi ro
Rủi ro do các yếu tố chủ quan: loại rủi ro này ảnh hưởng trực tiếp từ hành vi
của con người hoặc của các tổ chức kinh doanh, như hệ thống luật pháp thay đổi,thể chế chính trị không ổn định, chính sách quản lý vĩ mô lệch hướng…
Theo phạm vi ảnh hưởng của rủi ro
Có hai loại: rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt
Trang 17Rủi ro cơ bản: là những rủi ro phát sinh từ những nguyên nhân ngoài tầm
kiểm soát của con người Hậu quả của rủi ro cơ bản thường rất nghiêm trọng, khólường, có ảnh hưởng chung tới toàn xã hội Ví dụ: lạm phát, khủng hoảng kinh tế,động đất…
Rủi ro riêng biệt: là loại rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan và khách
quan của từng cá nhân, tổ chức Loại rủi ro này chỉ ảnh hưởng tới lợi ích của từng
cá nhân hoặc tổ chức, chứ không ảnh hưởng tới toàn xã hội
Theo tác động của môi trường vĩ mô
Có các loại: rủi ro do điều kiện tự nhiên, rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế, rủi roluật pháp, rủi ro văn hoá… Với nhóm rủi ro này, nếu doanh nghiệp không có biệnpháp quản trị tốt thì rất dễ phải chịu hậu quả nặng nề
1.2.2.2 Phân loại rủi ro trong nhập khẩu
Ngoài các cách phân loại rủi ro nói chung như trên, rủi ro trong nhập khẩucòn có một số cách phân loại theo các tiêu chí sau:
Theo quá trình nhập khẩu
Quá trình nhập khẩu bao gồm bốn bước, vì vậy rủi ro theo quá trình nhậpkhẩu có thể tiếp cận như sau:
- Rủi ro trong quá trình nghiên cứu thị trường
- Rủi ro trong quá trình lựa chọn đối tác
- Rủi ro trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu
- Rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Theo nguyên nhân phát sinh
Theo nguyên nhân phát sinh, có rủi ro thương mại
Loại rủi ro này hiện diện trong tất cả các giao dịch giữa các thương gia, rủi
ro trong giao dịch quốc tế cũng giống như những rủi ro xảy ra trong các giao dịchnội địa, tuy nhiên nó phức tạp hơn nhiều trong xử lý Rủi ro này được xem xét mộtcách khác nhau từ:
• Phía người xuất khẩu:
Trang 18Các rủi ro có thể xảy ra đối với nhà nhập khẩu nếu nhà xuất khẩu vi phạmcác điều khoản của hợp đồng như: thời hạn gửi hàng không đúng, không giao hànghay số lượng hàng không đủ, tăng giá cả hàng hóa…
• Phía người nhập khẩu:
Các rủi ro có thể xảy ra đối với nhà nhập khẩu nếu chính nhà nhập khẩukhông đảm bảo về các kiến thức, điều kiện cơ sở vật chất hay khả năng cạnh tranh,năng lực tài chính…
• Phía người chuyên chở:
Các rủi ro có thể xảy ra đối với nhà nhập khẩu nếu phía nhà chuyên chởkhông đảm bảo bảo quản hàng hóa tốt, hay nhà chuyên chở lừa đảo nhận hàng từnhà xuất khẩu nhưng biến mất…
Có rất nhiều cách phân loại rủi ro như trên, nhưng trong chuyên đề này tácgiả sẽ tiếp cận rủi ro theo nguyên nhân phát sinh rủi ro
1.3 Quản trị rủi ro trong nhập khẩu
1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro trong nhập khẩu
Nền kinh tế đang trong quá trình toàn cầu hoá và biến đổi sâu sắc, thực trạngbối cảnh kinh tế thế giới trở thành một cơ may và rủi ro đối với mỗi doanh nghiệp.Trên thực tế, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế đã hạn chếrất nhiều khả năng tự chủ của các quốc gia trong việc quyết định các chính sách củamình, các doanh nghiệp cũng sẽ khó khăn hơn trong việc xây dựng và thực hiệnchiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Trong môi trường cạnh tranh mang tính toàn cầu, các doanh nghiệp, thậm chí
là các ngành kinh tế sẽ bị sụp đổ nếu không có khả năng đứng vững trong môitrường phi bảo hộ này
Như vậy, bối cảnh kinh tế mới không chỉ làm nảy sinh những khó khăn trongviệc định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn làm đảo lộn sâusắc cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp… Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải có khảnăng chủ động quản lý rủi ro, chủ động nắm bắt cơ hội để nâng cao vị thế, tăngcường năng lực canh tranh của mình để phát triển
Trang 19Mọi doanh nghiệp hoạt động đều hướng tới mục tiêu tạo ra lợi thế cạnh tranh
và đem lại giá trị tăng thêm cho những đối tác bên trong và bên ngoài của doanhnghiệp gắn kết chặt chẽ với hoạt động của mình Để có thể đạt được mục tiêu đó,doanh nghiệp thường xây dựng cho mình chiến lược hoạt động cùng hàng loạtnhững chương trình, kế hoạch để thực thi những chiến lược đã được đề ra Trongquá trình thực thi chiến lược sẽ thường có nhiều rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng đếnquá trình tiến tới mục tiêu của doanh nghiệp Và quản trị rủi ro doanh nghiệp đượcthiết lập nhằm san lấp những khiếm khuyết này
Quản trị rủi ro là một quy trình được thiết lập bởi hội đồng quản trị, ban quản
lý và các cán bộ có liên quan khác áp dụng trong quá trình xây dựng chiến lượcdoanh nghiệp thực hiện xác định những sự vụ có khả năng xảy ra gây ảnh hưởngđến doanh nghiệp đồng thời quản trị rủi ro trong phạm vi cho phép nhằm đưa ramức độ đảm bảo trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp
Quản trị rủi ro doanh nghiệp ngày nay được coi như là một bộ phận khôngthể tách rời với chiến lược doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là chiến lược của doanhnghiệp sẽ được xem là không đầy đủ nếu thiếu vắng sự gắn kết với quản trị rủi ro
Rủi ro và tính không ổn định luôn tồn tại mọi nơi trong cuộc sống của conngười và trong hoạt động sản xuất kinh doanh Nếu môi trường kinh doanh quánhiều bất định mà không có biện pháp quản trị rủi ro tốt thì những nhà đầu tư sẽchuyển sang đầu tư cho các doanh nghiệp khác có khả năng quản trị rủi ro tốt hơn.Hơn nữa, quản trị rủi ro không tốt sẽ làm tăng nguy cơ thất bại trong hoạt động sảnxuất kinh doanh, dẫn đến kinh doanh không những không phát triển mà còn có nguy
cơ đứng trước sự sụp đổ Vậy, để quản trị rủi ro được tốt, các nhà quản trị cần thựchiện một số công việc cụ thể như:
- Dự kiến trước với chi phí nhỏ nhất các nguồn lực tài chính cần thiết trong trườnghợp có rủi ro xảy ra
- Kiểm soát các rủi ro bằng cách loại bỏ, giảm nguy cơ hoặc di chuyển một cáchhợp lý rủi ro cho các đối tác kinh tế
Trang 20- Đo lường những hậu quả của rủi ro gây ra và dự kiến các biện pháp tổ chức nhằmgiảm thiểu thiệt hại về người và của đối với công ty.
Như vây, quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro trong nhập khẩu thựcchất là những biện pháp mang tính chủ động nhằm phát hiện, phòng ngừa, loại bớtrủi ro để giảm nhẹ tổn thất trên cơ sở tính toán và so sánh với chi phí quản trị rủi ro
1.3.2 Nội dung quản trị rủi ro trong nhập khẩu
Quản trị rủi ro được tổ chức ở các mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào tiềm lựctài chính của doanh nghiệp cũng như việc phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp chocông tác quản trị rủi ro, tuỳ theo môi trường hoạt động của doanh nghiệp phức tạphay đơn giản cũng như mức độ coi trọng quản trị rủi ro của ban lãnh đạo doanhnghiệp đó… Tuy nhiên, dù mô hình tổ chức quản trị rủi ro tại mỗi doanh nghiệp cóthể khác nhau, quản trị rủi ro vẫn đảm bảo bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Sơ đồ 1.1: Nội dung quản trị rủi ro trong hoạt động nhập khẩu
1 Nhận biết các rủi ro
2 Đo lường nguy cơ xảy ra rủi ro
3 Giám sát các rủi ro
4 Kiểm soát các rủi ro
5 Báo cáo và đánh giá
Trang 211.3.2.1 Nhận biết các rủi ro có thể xảy ra trong nhập khẩu
Nhận biết rủi ro là công việc đầu tiên để thực hiện hoạt động quản trị rủi ro Nhận biết rủi ro là việc xác định một danh sách các rủi ro có thể gặp phải khitiến hành hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp xuất phát từ nguyên nhân kháchquan cũng như các nguyên nhân chủ quan Lập danh sách các rủi ro có thể gặp phảicàng chi tiết và đầy đủ thì càng tốt cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanhnghiệp
Nhận biết rủi ro đòi hỏi nhà quản trị phải có trình độ chuyên môn, tinh thầntrách nhiệm, kinh nghiệm và sự thận trọng để tập hợp được tất cả các loại rủi ro cóthể xảy ra và phân biệt chúng theo các tiêu thức khác nhau
Để nhận biết rủi ro trong hoạt động nhập khẩu, các nhà quản trị cần phải:
- Nghiên cứu nguồn rủi ro
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu liên quan đến việc mua bán giữa các tổchức hay cá nhân của nước này với nước khác Do đó, các doanh nghiệp thườngphải đối mặt với các nguồn rủi ro sau:
• Rủi ro từ môi trường kinh doanh (môi trường tự nhiên, kinh tế,chính trị, luật pháp, văn hoá)
• Rủi ro mang tính ngành nghề (rủi ro do tranh chấp, rủi ro do kiệntụng, rủi ro do chuyên chở, thanh toán…)
• Rủi ro từ nội bộ doanh nghiệp (rủi ro do thiếu thông tin, rủi ro donăng lực canh tranh…)
- Nghiên cứu đối tượng gặp rủi ro
Đối tượng gặp rủi ro ở đây có thể là tài sản, tiền bạc, con người, hay thậmchí là cơ hội tham gia kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp
- Lập bảng danh mục rủi ro
Lập bảng danh mục rủi ro nhằm liệt kê các rủi ro có thể gặp phải một cách có
hệ thống và khoa học Trên cơ sở những thống kê đó sẽ tiến hành phân tích các rủi
ro nhằm xác định nguyên nhân gây ra các rủi ro cũng như các nhân tố làm gia tăng
Trang 22khả năng xảy ra rủi ro cho doanh nghiệp Và từ đó có kế hoạch theo dõi giám sát và
có biện pháp phòng ngừa cũng như hạn chế rủi ro
1.3.2.2 Đo lường rủi ro xảy ra trong nhập khẩu
Đo lường rủi ro là việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro mà doanhnghiệp phải đối mặt và mức độ thiệt hại nếu rủi ro đó xảy ra Đo lường rủi ro giúpcác nhà quản trị quyết định doanh nghiệp có thể tự mình gánh chịu rủi ro hay phảichuyển giao bớt rủi ro, và nếu phải chuyển giao rủi ro thì cách nào là thích hợp đểvừa tiết kiệm được chi phí vừa đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp
Có hai phương pháp đo lường rủi ro:
- Phương pháp đo lường định lượng
Có thể sử dụng các phương pháp đo lường định lượng sau:
• Phương pháp thống kê kinh nghiệm: Là phương pháp dựa vào những
số liệu thống kê về sự cố đã xảy ra trong một khoảng thời gian quan sát hoặc dựavào số lần các sự kiện xảy ra
• Phương pháp xác suất thống kê: Là phương pháp ước lượng xác suấtrủi ro dựa trên cơ sở các định nghĩa, định lý và thuật toán của xác suất cổ điển
• Phương pháp áp dụng các quy luật phân phối xác suất: Trongthực tế, có thể áp dụng các một số quy luật phân phối xác suất thông dụng nhưquy luật phân phối chuẩn, quy luật phân phối nhị thức để nghiên cứu và xácđịnh tần số rủi ro
- Phương pháp đo lượng định tính
Có thể sử dụng phương pháp đo lường định tính sau:
• Phương pháp phân tích, cảm quan: Là phương pháp dự đoán rủi rodựa trên cơ sở tổng hợp một loạt cái ngẫu nhiên từ đó suy ra cái tất nhiên, từ mộtloạt vấn đề về hình thức từ đó suy ra nội dung cũng như bản chất Có thể phân tíchcác điều kiện môi trường, nhân tố ảnh hưởng… để dự đoán, dự báo về những rủi ro
có thể gặp phải
Trang 23• Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp dựa trên nghiên cứu củachuyên gia trong các lĩnh vực bảo hiểm, quản trị rủi ro, quản trị kinh doanh… đánhgiá nguy cơ rủi ro bằng cách cho điểm.
• Phương pháp xếp hạng mức độ ảnh hưởng tới rủi ro: Là phương phápkết hợp so sánh liên hoàn giữa các nhân tố tác động tới rủi ro trong kinh doanh
Trang 241.3.2.3 Giám sát rủi ro trong nhập khẩu
Giám sát rủi ro trong nhập khẩu là việc giám sát rủi ro sao cho tổn thất xảy ranằm trong khả năng có thể chấp nhận được để đảm bảo rằng việc thực hiện các hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp sẽ vẫn mang lại hiệu quả
Để giám sát rủi ro, cần thực hiện các công việc như:
- Giám sát các hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng ngày để kiểm tra tínhtuân thủ theo nguyên tắc đề ra
- Trao đổi thông tin giữa các bộ phận quản lý rủi ro và ban lãnh đạo để thuthập ý kiến phản hồi về các chiến lược quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanhnhập khẩu
1.3.2.4 Kiểm soát rủi ro trong nhập khẩu
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các chiến lược, các chương trình hành động,các công cụ, kỹ thuật… nhằm ngăn ngừa, né tránh hay giảm thiểu những tổn thất,những ảnh hưởng không mong đợi của rủi ro đối với doanh nghiệp
Trong quá trình quản trị rủi ro, việc sử dụng biện pháp kiểm soát rủi ro nàophải căn cứ vào những đánh giá về khả năng xảy ra rủi ro, mức độ thiệt hại mà rủi
ro có thể gây ra, cũng như những nguồn lực tài chính mà doanh nghiệp sẵn có đểkhắc phục những thiệt hại đó Lợi ích và chi phí của từng biện pháp sẽ phải đượccân nhắc kỹ Các biện pháp kiểm soát rủi ro có thể áp dụng:
- Né tránh rủi ro: Là việc chủ động né tránh trước những rủi ro có thể xảy ra
Né tránh rủi ro có thể giúp cho doanh nghiệp không phải chịu bất kỳ hậu quả xấunào mà rủi ro được phát hiện có thể gây ra nhưng có thể khiến cho doanh nghiệp đó
bị bỏ lỡ các cơ hội kiếm lợi nhuận cao Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuấtnhập khẩu thì khó có thể tránh khỏi rủi ro xảy ra
- Giảm thiểu rủi ro: Khi rủi ro xảy ra thì các nhà quản trị sẽ phải tìm cách đểgiảm thiểu số lần xảy ra rủi ro nhằm kiểm soát, giảm thiểu thiệt hại
- Chấp nhận rủi ro: Chấp nhận rủi ro là việc sẵn sàng đương đầu khi rủi ro,tổn thất xảy ra Chấp nhận rủi ro là biện pháp không tránh khỏi để không bỏ lỡnhững cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận cao
Trang 25- Chuyển giao hoặc chia sẻ rủi ro: Chuyển giao hoặc chia sẻ rủi ro có thểthực hiện bằng cách mua bảo hiểm hay áp dụng các điều khoản chia sẻ rủi ro.
1.3.2.5 Báo cáo và đánh giá về quản trị rủi ro trong nhập khẩu
Đây là bước cuối cùng của quá trình quản trị rủi ro trong hoạt động nhậpkhẩu, là bước mang tính chất tổng kết để rút ra các bài học kinh nghiệm cho doanhnghiệp Qua mỗi giai đoạn của quá trình quản trị rủi ro trong nhập khẩu, doanhnghiệp phải đưa ra các nhận xét và kết luận về quá trình quản trị rủi ro đó Nhận xét
và kết luận đó phải chính xác để góp phần hoàn thiện hay điều chỉnh cho phù hợp ởcác giai đoạn tiếp theo
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro trong nhập khẩu
1.3.3.1 Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới quản trị rủi ro trong hoạt động nhập khẩu
Sự yếu kém về năng lực quản trị và trình độ chuyên môn của các nhà quản trị trong hoạt động nhập khẩu
Năng lực của các nhà quản trị được coi là nhân tố quan trọng nhất quyết địnhđến năng lực quản trị rủi ro của các doanh nghiệp nhập khẩu Năng lực của nhàquản trị bao gồm từ nhận thức và quan điểm cho đến khả năng chuyên môn của banlãnh đạo, của đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro
Sự yếu kém về trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp thể hiện ở sự thiếukiến thức trong kinh doanh, trình độ, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu củanhiệm vụ được giao; sự phối hợp về công việc giữa các bộ phận trong doanh nghiệpkhông được liên kết chặt chẽ; các chính sách về tuyển dụng, khen thưởng, đãi ngộ,
sa thải đối với người lao động không phù hợp… Sự yếu kém này sẽ gây ra nhữngrủi ro, tổn thất lớn cho doanh nghiệp như: chất lượng sản phẩm không đạt tiêuchuẩn, hàng hoá bị trả lại, chi phí đào tạo cao…
Việc đề ra một chiến lược kinh doanh không phù hợp với điều kiện củadoanh nghiệp hay một chiến lược kinh doanh không hoàn chỉnh sẽ gây ra nhữnghậu quả nghiêm trọng Doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại, thua lỗ lớn, có thể dẫn đến phásản Vì vậy, ban lãnh đạo doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược kinh doanh cần
Trang 26dựa trên cơ sở khảo sát, phân tích chính xác các điều kiện môi trường bên trong vàngoài doanh nghiệp để đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Quản trị rủi ro chỉ có thể thực hiện tốt xuất phát từ quan điểm, nhận thức củaban lãnh đạo doanh nghiệp nhập khẩu Có những cán bộ hiểu sai về rủi ro và quảntrị rủi ro, luôn né tránh rủi ro, không muốn đối mặt với rủi ro, bởi họ không muốn bị
cơ quan cấp trên phê bình, khiển trách Nếu doanh nghiệp có những cán bộ quản trịrủi ro như vậy thì sự phát triển của doanh nghiệp sẽ không theo kịp với xu thế pháttriển của nền kinh tế hiện nay
Vì vậy, nhận thức và quan điểm của ban lãnh đạo doanh nghiệp nhập khẩu làyếu tố tiên quyết để nâng cao năng lực quản trị rủi ro Trình độ, kinh nghiệm và kỹnăng của các nhà quản trị rủi ro càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro và tổn thất càngnhỏ và ngược lại
Sự thiếu thông tin kinh doanh dẫn đến những quyết định sai lầm gây ra rủi
ro trong kinh doanh nhập khẩu
Để đưa ra được các quyết định đúng đắn, lãnh đạo doanh nghiệp phải dựatrên các thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời về tình hình thị trường, thông tin sảnphẩm, đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh doanh trong nước vànước ngoài…
Sự thiếu thông tin hay có những thông tin không chính xác sẽ dẫn đến cácquyết định quản lý kinh doanh sai lầm, gây ra rủi ro cho doanh nghiệp
Sự yếu kém về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhập khẩu
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở: quy mô về lao động vàvốn, điều kiện cở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, hiệu quả sản xuất kinh doanh… củadoanh nghiệp nhập khẩu
Các cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ phục vụ sản xuất sẽ quyết định đếnnăng suất lao động và chất lượng hàng hóa Nếu chất lượng hàng hoá thấp kém, giáthành sản phẩm cao dẫn đến sản phẩm không có khả năng cạnh tranh trên thị trườngcác nước
Trang 27Các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ thông tin tạo điều kiện cho các cán
bộ thu thập được hệ thống thông tin, dữ liệu cập nhật để theo dõi thường xuyên và
dự báo chính xác và đầy đủ về xu hướng vận động bên trong và bên ngoài doanhnghiệp Điều đó giúp nhà quản trị rủi ro có thể đo lường được mức độ rủi ro và đề
ra các biện pháp ngăn ngừa rủi ro xảy ra
1.3.3.2 Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới quản trị rủi ro trong nhập khẩu
Theo cách tiếp cận phân loại rủi ro theo nguyên nhân phát sinh thì cácnguyên nhân khách quan là các nguyên nhân đến từ bên ngoài doanh nghiệp xuấtphát từ phía nhà xuất khẩu và từ phía nhà chuyên chở Ngoài ra, có kể đến các yếu
tố môi trường bên ngoài như: môi trường tự nhiên, kinh tế - chính trị và văn hoá màdoanh nghiệp hoạt động
Các nhân tố xuất phát từ phía nhà xuất khẩu
• Thời hạn gửi hàng
Theo hợp đồng đã ký kết, người nhập khẩu bắt buộc phải nhận hàng trongthời hạn đã thỏa thuận để họ có thể giao hàng cho đối tác của mình Mọi sự chậmtrễ trong quá trình vận chuyển từ người xuất khẩu đều gây khó khăn cho người nhậpkhẩu là nhận hàng hóa không theo đúng hạn của hợp đồng, điều này gây tổn thấtcho người nhà nhập khẩu khi nhà nhập khẩu không đúng thời hạn với đối tác củamình
• Số lượng hàngKhi nhà nhập khẩu nhận được số lượng hàng ít hơn như đã yêu cầu thỏathuận sẽ gây ra những hậu quả như: không đảm bảo để sản xuất, khách hàng củanhà nhập khẩu có thể sẽ hủy hợp đồng…
• Sự thay đổi về điều kiện và thời gian thanh toánNhiều khi hợp đồng thương mại đã ký quy định cụ thể về các điều kiện
và thời gian thanh toán, song người xuất khẩu đơn phương thay đổi buộc nhà nhậpkhẩu phải thanh toán luôn một lần toàn bộ số tiền hàng, mới nhận được hàng, điềunày khiến cho nhà nhập khẩu bị động phải vay từ ngân hàng để tài trợ cho việc
Trang 28thanh toán với phần lãi phải trả Nếu khoản vay lớn sẽ gây khó khăn trong việc vayvốn và ảnh hưởng đến khả năng nhận hàng.
• Yếu tố giá cả
• Những thay đổi trong điều kiện vận chuyển hàng hóa
• Rủi ro trong bảo hiểm
• Yếu tố chất lượng của hàng hóa
• Nguồn gốc của hàng hóa
• Điều kiện về vệ sinh, y tê
• Rủi ro liên quan đến chi phí hàng phải lưu kho
• Yếu tố quan trọng nhất đó là đạo đức của nhà xuất khẩuKhi nhà xuất khẩu cố ý giao hàng không phù hợp với hợp đồng, nhưng lạixuất trình bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với các điều khoản ký kết của hợp đồngthương mại, hoặc nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả mạo (không giao hàng) nhưngngân hàng vẫn theo bộ hồ sơ hoàn hảo và buộc phải thanh toán cho người hưởnglợi…
Các nhân tố xuất phát từ nhà chuyên chở
• Đạo đức của nhà chuyên chở
Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà chuyên chở, nhưng bị họ lừa đảo, nhậnhàng lấy tiền rồi biến mất Và khi đó ngân hàng vẫn phải thanh toán cho nhà xuấtkhẩu theo bộ chứng từ
• Nhà chuyên chở không quan tâm đến hàng hóa hay sắp xếp hàng hóakhông đúng quy định, làm hàng hóa dễ bị hỏng
Các nhân tố từ môi trường bên ngoài
• Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên trên thế giới hiện nay đang là nơi chứa đựng rất nhiềuhiểm hoạ, nguy cơ rủi ro, tổn thất mang tính toàn cầu Đó là những rủi ro do cácthảm hoạ tự nhiên như: gió bão, song thần, động đất, cháy rừng, tình trạng thời tiếtkhắc nghiệt đã gây ra những tổn thất rất lớn cả về người và tài sản
Trang 29Mặc dù con người đã có những bước phát triển để nhằm giảm bớt nhữngnguy cơ đe doạ từ môi trường tự nhiên nhưng các thảm hoạ vẫn xảy ra khá nhiều,
đe doạ cuộc sống của con người, bởi các hiện tượng thiên tai vẫn nằm ngoài tầmkiểm soát của con người
• Môi trường chính trị
Nguyên nhân chủ yếu xảy ra các cuộc xung đột chính trị trên thế giới xuấtphát từ những mâu thuẫn về chính trị, lợi ích kinh tế, về biên giới lãnh thổ… giữacác sắc tộc, giữa các đảng phái, giữa các tôn giáo, các quốc gia, dân tộc, cộng đồngngười rất khó có thể dung hoà
Sự ổn định chính trị là điều kiện vô cùng quan trọng đảm bảo cho một quốcgia phát triển và thịnh vượng Kinh doanh trong một môi trường chính trị ổn định làđiều kiện cần cho sự thành công của các doanh nghiệp Với một môi trường chínhtrị bất định, doanh nghiệp sẽ luôn gặp phải những rủi ro bất khả kháng không lườngtrước
Đây chính là những nguy cơ rủi ro mà các doanh nghiệp phải nhận diện vàphân tích đầy đủ trong chiến lược kinh doanh của mình
• Môi trường văn hoá – xã hội
Rủi ro do môi trường văn hoá – xã hội là những rủi ro xảy ra cho các doanhnghiệp hoạt động nhập khẩu mà thiếu sự hiểu biết về phong tục, tập quán, tínngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức, cấu trúc xã hội, các định chế… của các quốcgia, dân tộc đang và sẽ tham gia hoạt động kinh doanh Vì những thiếu hiểu biết đó
mà có hành vi ứng xử không phù hợp, dẫn đến mất cơ hội kinh doanh
Đối với các quốc gia có tôn giáo chính thống, doanh nghiệp cần phải rất cẩnthận khi tiếp xúc, đàm phán… hay đối với các nước phát triển thì vấn đề quan trọngnhất là tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong kinh doanh
• Ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầmtrọng Một khi khủng hoảng kinh tế xảy ra tức là nền kinh tế thế giới, khu vực hoặcquốc gia lâm vào tình trạng bất ổn, thất nghiệp gia tăng, lạm phát, giá cả tăng đột
Trang 30biến, tiền tệ mất giá nghiêm trọng, kinh tế suy thoái trầm trọng Tất cả những yếu tốnày là nguyên nhân gây nên những rủi ro, tổn thất cho các doanh nghiệp nói chung
và các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế nói riêng
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2008, có nguồn gốc từ khủng hoảngtài chính ở Hoa Kỳ, là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thốngngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệquy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới Cuộc khủng hoảng này đã dẫn tới suy thoáikinh tế ở nhiều nước, làm cho rất nhiều các ngân hang và doanh nghiệp ở các nướctrên thế giới lao đao, bị phá sản
• Ảnh hưởng từ các chính sách kinh tế và môi trường pháp lý thiếu ổnđịnh, thiếu minh bạch của các nước trên thế giới
Trong thực tế, ở các nước đang phát triển chủ yếu thuộc châu Á, châu Phi,hay Nam Mỹ… hệ thống các văn bản pháp luật và cơ chế điều hành mâu thuẫn, tráingược với chính sách kinh tế chung của nhà nước Sự thay đổi và tính không ổnđịnh của các chính sách kinh tế và hệ thống các văn bản pháp lý là một trong cácnguyên nhân dẫn đến các rủi ro trong kinh doanh quốc tế mà các doanh nghiệpthường gặp phải, mất vốn đã đầu tư, chi phí kinh doanh tăng dẫn đến giảm sức cạnhtranh trên thị trường, thu nhập của doanh nghiệp giảm, thậm chí bị lỗ trong kinhdoanh
1.4 Sự cần thiết tăng cường quản trị rủi ro trong nhập khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần dược TW Mediplantex
1.4.1 Xuất phát từ vai trò của quản trị rủi ro trong nhập khẩu
Với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, quản trị rủi ro ngày càngtrở nên cần thiết và được thể hiện ở vai trò của quản trị rủi ro đối với doanh nghiệpnhư sau:
Thứ nhất, quản trị rủi ro sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi nguy cơ phá
sản Quản trị rủi ro cho phép doanh nghiệp có thể tính toán hậu quả của những sựviệc không mong muốn Với những thông tin có được về ảnh hưởng của các rủi ro,các nhà quản lý có thể có những đánh giá chính xác cho hướng đi của doanh nghiệp
Trang 31mình Nói cách khác, quản trị rủi ro có nhiệm vụ giúp cho doanh nghiệp có thể theođuổi các mục tiêu của mình (tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị của doanhnghiệp…) mà không bị phá sản bởi những rủi ro phát sinh trong quá trình theo đuổicác mục tiêu đó.
Thứ hai, quản trị rủi ro đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của doanh nghiệp
nhờ vào hoạt động kiểm soát chi phí liên quan đến rủi ro của doanh nghiệp Đó là vìlợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào tương quan giữa chi phí và thu nhập củadoanh nghiệp Khi quản trị rủi ro góp phần làm giảm chi phí thì sẽ góp phần làmtăng lợi nhuận của doanh nghiệp
Thứ ba, quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp tránh được những giảm sút về thu
nhập hoặc thiệt hại về tài sản Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp có cách tiếp cận có
hệ thống và khoa học hơn khi giải quyết rủi ro, điều đó giúp các doanh nghiệp chủđộng hơn khi phải đối mặt với rủi ro Đồng thời, quản trị rủi ro hướng dẫn cho cácnhà quản lý các bước cần thực hiện để giảm thiểu các tình huống không mong muốn
đó, cũng như các bước để giảm thiểu tổn thất nếu như những tình huống đó xảy ra
Thứ tư, quản trị rủi ro giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp nên doanh
nghiệp có thể tham gia vào các dự án có khả năng sinh lời cao Quản trị rủi ro giúpcác doanh nghiệp nhận biết được các rủi ro tiềm năng có thể xảy ra Chẳng hạn,giám đốc một doanh nghiệp muốn thành lập một chi nhánh ở nước ngoài nhưng longại vì những rủi ro ở nước đó Nhưng bộ phận quản trị rủi ro của doanh nghiệpkhẳng định có thể bảo hiểm những rủi ro đó với mức phí chấp nhận được Và giámđốc có thể quyết định thành lập chi nhánh đó
Tuy nhiên, quản trị rủi ro không thể giúp các nhà quản lý dự báo một cáchchi tiết các sự kiện không mong muốn Bên cạnh đó, tính hiệu quả của hoạt độngnày phụ thuộc nhiều số lượng và chất lượng thông tin cung cấp cho các nhà quản trịkhi đưa ra các nhận định
Trang 321.4.2 Nhập khẩu chứa đựng nhiều rủi ro
Các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu thường phải đối mặt với các rủi rokhông giống với những rủi ro hay gặp trong kinh doanh nội địa cũng như nguồn gốctạo ra các rủi ro đó Hoạt động nhập khẩu diễn ra trong môi trường đa dạng và phứctạp, chịu sự điều tiết của đồng thời nhiều nguồn luật, các đối tác tham gia có quốctịch khác nhau, phương thức giao dịch chủ yếu là gián tiếp, hàng hoá và chứng từliên quan phải chuyển giao trong thời gian dài và cự ly xa, sử dụng các đồng tiềnkhác nhau… Do đó mà hoạt động nhập khẩu chứa đựng rất nhiều rủi ro Để hoạtđộng nhập khẩu được diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp cần có các biện pháp tăngcường quản trị rủi ro trong hoạt động nhập khẩu
1.4.3 Tổn thất từ các rủi ro xảy ra trong nhập khẩu thường lớn
Rủi ro trong nhập khẩu xảy ra là do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệgiữa các bên tham gia hoặc do những nhân tố khách quan khác Khi rủi ro xảy ra sẽlàm cho Mediplantex phải chịu tổn thất nặng nề, đó là không những thiệt hại vềkinh tế mà con làm giảm uy tín của mình đối với các đối tác, khách hàng
- Uy tín của Mediplantex bị suy giảm
Với một doanh nghiệp không được quản trị rủi ro, tình trạng rủi ro cao củadoanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới các khách hàng, những nhà cung cấp và lực lượnglao động của doanh nghiệp
Các khách hàng sẽ không muốn mua hàng hoá của những doanh nghiệp có
độ rủi ro cao vì họ không biết doanh nghiệp có còn tồn tại đủ lâu dài để thực hiệncác hoạt động bảo hành đối với sản phẩm bán ra, hoặc cung cấp các dịch vụ sau bánhàng khác Các khách hàng sẽ thích lựa chọn hàng hoá của những doanh nghiệp có
độ rủi ro thấp hơn khiến cho khoản thu từ bán hàng của các doanh nghiệp có độ rủi
ro cao sẽ bị giảm sút
Đồng thời, các nhà cung cấp cũng sẽ không muốn duy trì những mối quan hệlâu dài với doanh nghiệp có độ rủi ro cao, thậm chí không muốn cung cấp hàng chodoanh nghiệp vì lo ngại doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanhtoán bất cứ lúc nào
Trang 33Tóm lại, tất cả các tác động nêu trên sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệpkhông được quản trị rủi ro nói chung và cho công ty cổ phần dược TW Mediplantexnói riêng, do đó làm giảm giá trị uy tín của doanh nghiệp.
- Mediplantex phải chịu thiệt hại về kinh tế
Mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp là phải làm tăng giá trị các khoảnđầu tư của các nhà đầu tư bỏ vào doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp phải bảo tồngiá trị các khoản đầu tư đó, và hoạt động quản trị rủi ro là thực sự cần thiết đối vớidoanh nghiệp, các nhà quản trị rủi ro phải cân đối những chi phí bỏ ra cho quản trịrủi ro với những lợi ích thu được từ hoạt động này Khi quản trị rủi ro góp phần làmgiảm chi phí thì sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Có nhiều cách
để quản trị rủi ro có thể giảm chi phí cho doanh nghiệp, chẳng hạn các hoạt độngnhằm ngăn ngừa rủi ro xảy ra, hay bằng việc xác định chính xác những rủi ro nàocần bảo hiểm, rủi ro nào không cần, những rủi ro nào chỉ cần di chuyển một phần,những rủi ro nào cần di chuyển toàn bộ với mức chi phí mua bảo hiểm thấp mà vẫnđảm bảo ngăn ngừa được rủi ro tốt nhất
Khi phát sinh rủi ro, nếu doanh nghiệp giải quyết bằng biện pháp thoả thuận,đàm phán với phía bên kia (đối tác, khách hàng, người chuyên chở, hãng tàu… ) thìcũng đã thiệt hại về mặt vật chất, thời gian cho doanh nghiệp Đây chỉ là những rủi
ro kinh tế trước mắt, còn về lâu dài thì sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanhnghiệp Có những trường hợp không thể giải quyết bằng biện pháp thoả thuận,doanh nghiệp phải đưa vụ án ra toà án để giải quyết, mà việc giải quyết đó phải lựachọn luật pháp phù hợp của các nước có liên quan, điều đó không chỉ mất thời gian,tốn kém về kinh tế mà còn rất khó khăn trong việc giành lại công bằng
Vì vậy, quản trị rủi ro giúp nâng cao hiệu quả kinh tế các hoạt động củaMediplantex, giúp tránh được nguy cơ phá sản
1.4.4 Năng lực quản trị rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trong thời gian qua, có những hợp đồng nhập khẩu của công ty đã bị thua lỗ
do gặp phải rủi ro không đáng để xảy ra Bởi công ty chưa thực sự chú trọng, quantâm đến quản trị rủi ro một cách tốt nhất
Trang 34Quản trị rủi ro tốt sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp nên có thể giúpcho doanh nghiệp tham gia vào những dự án kinh doanh có khả năng sinh lời cao.Năng lực quản trị rủi ro và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệtác động thúc đẩy lẫn nhau Quản trị rủi ro cho phép doanh nghiệp có thể tính toánhậu quả của những sự việc không mong muốn Với những thông tin có được về ảnhhưởng của rủi ro, các nhà quản lý sẽ đưa ra những đánh giá chính xác về hướng đicủa doanh nghiệp mình Ngày nay, quản trị rủi ro đã được coi trọng hơn, quản trị rủi
ro là một nội dung của quản trị kinh doanh của doanh nghiệp và là yêu cầu đối vớicác cấp lãnh đạo, những nhà quản trị doanh nghiệp Vì vậy, nâng cao năng lực quảntrị rủi ro có ý nghĩa quan trọng đối với nâng cao hiệu quả hiệu quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp
1.4.5 Xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro
Nền kinh tế đang trong quá trình toàn cầu hoá và biến đổi sâu sắc Thựctrạng bối cảnh kinh tế thế giới trở thành một cơ may và rủi ro đối với các doanhnghiệp, nó không chỉ làm nảy sinh những khó khăn trong việc định hướng hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp mà còn làm đảo lộn sâu sắc cơ cấu tổ chức củadoanh nghiệp Các doanh nghiệp phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng cao hơn, do
đó nguy cơ rủi ro cao hơn với những diễn biến phức tạp hơn Các biến cố kinh tế vĩ
mô như thu nhập, thất nghiệp, lạm phát… Đặc biệt là khủng hoảng tài chính – kinh
tế toàn cầu làm sụp đổ các ngành kinh tế không có khả năng đứng vững trong môitrường cạnh tranh khắc nghiệt Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp ViệtNam là phải tăng cường quản trị rủi ro bằng cách chọn lựa các định chế phù hợp,tạo ra sự thay đổi, giảm thiểu những rủi ro trong chiến lược toàn cầu hoá
Trang 35CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TW
MEDIPLANTEX GIAI ĐOẠN 2006 - 2009 2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần dược TW Mediplantex
2.1.1 Lịch sử ra đời
Từ năm 1958 trở về trước: Tiền thân là Công ty thuốc Nam – thuốc Bắcthuộc Bộ nội thương
Năm 1958 - 1961: Công ty thuốc Nam – thuốc Bắc TW thuộc Bộ y tế
Năm 1961 - 1968: Quốc doanh dược liệu cấp 1 - thuộc Bộ y tế
Năm 1968 - 1970: Cục dược liệu - Bộ y tế
Năm 1971-1984: Công ty có tên là công ty dược liệu cấp I, là đơn vị kinh tếtrực thuộc khối trung ương có nhiệm vụ hướng dẫn trồng trọt, thu mua, chế biếndược liệu, phân phối thuốc Nam – thuốc Bắc để cung cấp nguyên liệu, dược liệucho các công ty, xí nghiệp, bệnh viện… trên toàn quốc theo kế hoạch của Nhà nước
Năm 1984-2005: Công ty có tên là công ty dược liệu TW I Từ năm 1993,theo quyết định số 406/BYT-QĐ ngày 22-04-1993 của Bộ y tế, công ty chuyểnthành một doanh nghiệp Nhà nước, là đơn vị thành viên của tổng công ty dược ViệtNam, thuộc Bộ y tế Công ty được Bộ y tế xếp là doanh nghiệp loại 1 với nhiệm vụ:sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu, thành phẩm đông nam dược,thành phẩm tân dược, dụng cụ y tế, hương liệu
Năm 2005 cho đến nay: Ngày 25/04/2005 căn cứ vào quyết định số4410/QĐ-BYT ngày 7/12/2004 của bộ y tế, công ty chuyển đổi hình thức sở hữu từdoanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và thay đổi tên gọi từ công ty dược
liệu TW I thành công ty cổ phần dược Trung ương Mediplantex, với 28% vốn
nhà nước Công ty chính thức hoạt động sang mô hình công ty cổ phần từ tháng
Trang 364/2005, với chức năng kinh doanh, sản xuất, xuất nhập khẩu các mặt hàng dượcphẩm, dược liệu, nguyên liệu hoá dược, tinh dầu, mỹ phẩm, máy móc thiết bị, bao
bì cao cấp ngành dược phẩm, mỹ phẩm
Hiện nay, công ty có 02 nhà máy sản xuất dược phẩm hiện đại đạt tiêuchuẩn quốc tế GMP-WHO, với công suất đạt 500 triệu viên/năm: nhà máy dượcphẩm số 1 đặt tại 356 đường Giải Phóng – Hà Nội Nhà máy dược phẩm số 2 đặt tạithôn Trung Hậu – Xã Tiền Phong - Mê Linh – Hà Nội với diện tích 20.000 m2.Ngoài ra, công ty còn có xưởng chiết xuất các nguyên liệu, bán tổng hợp cácnguyên liệu làm thuốc từ dược liệu trong nước với trang thiết bị máy móc hiện đạiđặt tại Mỹ Đình - Từ Liêm – Hà Nội
Hai phòng kiểm tra chất lượng hiện đại đạt tiêu chuẩn GLP
Hệ thống kho bảo quản với diện tích 10.000 m2 đạt tiêu chuẩn quốc tế GSP.Công ty đã được Cục quản lý dược cho phép lưu hành trên 150 sản phẩm cóchất lượng cao, phù hợp với nhu cầu điều trị, tất cả các sản phẩm sản xuất đều đượckiểm tra chất lượng trên hệ thống thiết bị hiện đại Nguyên liệu sản xuất hoá dượcchủ yếu nhập khẩu từ các nhà cung cấp, các công ty đa quốc gia có uy tín, các sảnphẩm được sản xuất từ dược thảo đều tiêu chuẩn hoá cao, đạt các tiêu chuẩn dượcđiển Việt Nam và Quốc tế
Với tinh thần lao động sáng tạo không mệt mỏi và liên tục của các thế hệlãnh đạo và cán bộ công nhân viên công ty, từ ngày thành lập đến nay, công ty luônđứng vững và phát triển với vai trò là một công ty đầu ngành trong lĩnh vực sảnxuất và phân phối dược phẩm, đóng góp tích cực cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻnhân dân và phát triển kinh tế xã hội của đất nước
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý hoạt động của toàn công ty cổ phần dược
TW Mediplantex, chịu trách nhiệm về sự phát triển của công ty Giúp việc hội đồngquản trị là bộ máy điều hành của công ty Thành viên hội đồng quản trị có nhiệm kỳ
5 năm
Trang 37Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần dược TW Mediplantex
Trang 38- Ban kiểm soát: ban kiểm soát gồm 5 người, do hội đồng quản trị chọn ra đểthường xuyên thanh tra, giám sát các hoạt động, báo cáo của tổng giám đốc và cácphó tổng giám đốc.
- Tổng giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của công ty, điều hànhhoạt động hàng ngày của công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết của hộiđồng quản trị, phù hợp với điều lệ của công ty; chịu trách nhiệm trước hội đồngquản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền, nhiệm vụ được giao
- Các phó tổng giám đốc: giúp tổng giám đốc điều hành công ty theo phâncông và uỷ quyền của tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và phápluật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền
- Các phòng ban: mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ riêng và các phòngban có trách nhiệm thực hiện và hoàn thành các công việc cụ thể của phòng mình.Báo cáo các hoạt động cụ thể, kết quả hoàn thành công việc của phòng cho các phótổng giám đốc phụ trách và tổng giám đốc
2.1.2.2 Chức năng hoạt động
Công ty được phép sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng tândược, đông dược, nguyên liệu hoá dược, dụng cụ y tế, mỹ phẩm, bao bì, phụ liệucao cấp cho ngành dược mỹ phẩm, sản ph ẩm dinh dưỡng và các mặt hàng khác
Năng lực nhân sự và kỹ thuật
Hiện nay, công ty có trên 400 cán bộ công nhân viên trong đó có trên 140cán bộ có trình độ đại học và sau đại học Số còn lại là cán bộ trung cấp, kỹ thuậtviên, công nhân có tay nghề cao
Công ty có xí nghiệp sản xuất thuốc viên đạt tiêu chuẩn GMP- ASEAN từnăm 2000, phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP -ASEAN, kho thuốc đạt tiêuchuẩn GSP –ASEAN và đến tháng 6/2007 công ty đi vào vận hành nhà máy sảnxuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO tại Mê Linh – Vĩnh Phúc, ngoài ra còn có
Trang 39xưởng chiết xuất các nguyên liệu, bán tổng hợp các nguyên liệu làm thuốc từ dượcliệu trong nước với trang thiết bị máy móc hiện đại
Công ty đã được Cục quản lý dược cho phép lưu hành trên 150 sản phẩm cóchất lượng cao, phù hợp với nhu cầu điều trị, tất cả các sản phẩm sản xuất đều đượckiểm tra chất lượng trên hệ thống thiết bị hiện đại Nguyên liệu sản xuất hoá dượcchủ yếu nhập khẩu từ các nhà cung cấp, các công ty đa quốc gia có uy tín, các sảnphẩm được sản xuất từ dược thảo đều tiêu chuẩn hoá cao, đạt các tiêu chuẩn dượcđiển Việt Nam và quốc tế
Năng lực kinh doanh
- Kinh doanh nhập khẩu
Trong những năm qua, mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanhnghiệp với nhau, nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty cổ phần dược
TW Mediplantex đã có rất nhiều cố gắng trong việc duy trì bạn hàng cũ và tìm kiếmbạn hàng mới Hiện nay, công ty đã thiết lập được mối quan hệ với các công ty ởtrên 20 nước từ châu Âu tới châu Á như: Pháp, Anh, Áo, Đức, Tiệp, Trung Quốc,
Ấn độ Kim nghạch nhập khẩu của công ty trong các năm gần đây đạt khoảng 16
000 000 USD mỗi năm trên 6 thị trường trọng điểm: Pháp, Úc, Đức, Ấn độ, Nhật,Hàn Quốc Sản phẩm thuốc nhập khẩu có số Visa của Cục quản lý dược với sốlượng trên 200 loại thuốc khác nhau với các nhóm đặc thù như: nhóm thuốc khángsinh, hạ sốt, đường ruột, tim mạch, thần kinh, bổ dưỡng
- Kinh doanh trong nước
Công ty cổ phần dược TW Mediplantex đã tham gia cung cấp thuốc chonhiều chương trình thuốc của nhà nước và của Bộ y tế cũng như cung cấp thuốc chocác bệnh viện lớn như: Bạch Mai, Việt Đức, Viện 108, Viện 103 , Hữu nghị, Viện
198, Viện Nhi Thuỵ Điển, Viện Da liễu và hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước.Chính từ sự nỗ lực của ban lãnh đạo công ty cùng sự đoàn kết của tập thể cán bộcông nhân viên – cùng với sự ủng hộ của đông đảo bạn hàng mà tổng doanh sốhàng năm đạt trên 500 tỉ đồng Việt Nam, thu nộp thuế vào ngân sách nhà nước mỗi
Trang 40năm khoảng 15 tỉ đồng Việt Nam Và Mediplantex nghĩ rằng doanh số không phải
là điều mà Mediplantex mong mỏi, điều mà Mediplantex hướng tới là mọi người cónhu cầu thuốc đều được sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả
Công ty có các chi nhánh khu vực: chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh phục
vụ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng nam bộ, chi nhánh Đắc Lắc phục
vụ các tỉnh miền trung, Tây nguyên và Đông nam bộ Ngoài ra còn có các chi nhánhBắc Giang, chi nhánh Thái Bình, chi nhánh tại nước Lào
- Kinh doanh xuất khẩu
Công ty cổ phần dược TW Mediplantex không chỉ sản xuất, kinh doanh phục
vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Nga,Lào, Campuchia, các nước Châu Âu, Myanma, Nhật Bản, Ấn Độ…
Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là: nguyên liệu, thành phẩm thuốc chữa sốtrét được chiết xuất từ thanh hao hoa vàng, các loại thành phần tân dược, đông dược,tinh dầu
2.1.3 Các nhân tố tác động đến quản trị rủi ro trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty cổ phẩn dược TW Mediplantex giai đoạn 2006 - 2009
2.1.3.1 Nhân tố con người
Con người là nhân tố chủ quan tác động đến quản trị rủi ro Con người và xãhội loài người được hình thành thông qua quá trình tiêu hoá của tự nhiên và sẽkhông thể tồn tại, phát triển nếu không có các hoạt động sống, hoạt động lao động
và hoạt động chính trị, xã hội Tất cả các hoạt động này đều luôn tồn tại những nguy
cơ rủi ro, bất trắc rình rập, đe dọa đến con người, tài sản và thành quả lao động củacon người, nhưng không phải vì thế mà con người có thể từ bỏ các hoạt động này
Con người tác động đến quản trị rủi ro trong hoạt động nhập khẩu hàng hoácủa các doanh nghiệp nói chung và của công ty cổ phần dược TW Mediplantex nóiriêng được thể hiện qua các khía cạnh sau:
Thứ nhất, sự sai lầm trong lựa chọn chiến lược kinh doanh, chính sách và cơchế hoạt động của doanh nghiệp Những sai lầm trong việc lựa chọn phương thức,