Trang 1 Yori BO GIAO DUC VA DAO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: GIÁO DỤC THÊ CHẤT C4 tr LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA XU HƯỚNG TÂM LÝ ĐỐI VỚI CÁ
Trang 1Yori
BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: GIÁO DỤC THÊ CHẤT C4 tr) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ
GIỮA XU HƯỚNG TÂM LÝ ĐỐI VỚI
CÁC MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ
SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CỦA HỌC SINH LỚP 11
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Thông qua luận văn này, tôi xin gởi lời cảm ơn đến
tất cả quí Thầy Cô trong khoa Giáo Dục Thể Chất trường
Đại Học Sư Phạm TPHCM, những người đã truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm học
Để hoàn thành luận văn này, tôi chân thành cảm ơn: - Giảng viên - Tiến Sĩ Đỗ Vĩnh, người đã trực
tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận
văn này
- “Thạc Sĩ Trần Trường Sơn - trưởng khoa khoa Giáo Dục Thể Chất Trường Đại Học Sư Phạm
TPHCM
- Các quý thầy cô trong khoa cùng các bạn khoá II
khoa giáo dục thể chất
Vì kinh nghiệm còn hạn chế nên những sai sót trong luận văn là không tránh khỏi, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp tận tình để luận văn của tơi được hồn thiện hơn, nhằm tạo nhiều kinh nghiệm để phục vụ
cho công tác sau này
Trang 3Phải mỹ đu: Đặt VẤN ĐÃ ác 000cc 000000000 ckccee trang | Chương 1: Tổng quan vấn để nghiên cứu - 5-5-5 55555 trang 3
Chương 2: Mục đích-Nhiệm vụ-Phương pháp-Tổ chức nghiên cứu trang 12
Chương 3: Kết quả nghiên cứửu -. - co c<c<sscsessee trang 18
Chương 4: Kết luận —- Khuyến nghị -.-5- trang 36 Tài liệu tham khảo
Trang 4^ ^
PHẦN MỞ ĐẦU
Nghị quyết Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lấn thứ IX đã xác định mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp Muốn đạt được điều này, thì nhân tố con người đóng vai trò hết sức quan trọng vì con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển và
đổi mới đất nước
Văn kiện Đại Hội Dang lan VIII da chỉ rõ: "có thể chất cường tráng
là cơ sở vật chất của đời sống vật chất và tinh than của xã hội" Giáo dục thể
chất là một mặt quan trọng của giáo dục toàn diện, là bộ phận không thể tách rời khỏi sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà Nước Mục tiêu của Thể Dục Thể Thao trường học của nước ta là: “nhằm tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất, góp phan hình thành và bồi đưỡng nhân cách, đáp yêu cấu
gido duc todn diện cho người học °
Để có thể đảm bảo chất lượng giáo duc, đấp ứng thực tiễn nhu cẩu giảng dạy ở các trường phổ thông, nhiều vấn dé cần được giải quyết, trong
đó vấn để khá bức xúc là xu hướng tâm lý tập luyện của học sinh Thực tế
giảng dạy môn giáo dục thể chất ở các trường phổ thông cho thấy sức thu
hút của môn này đối với học sinh còn hạn chế, từ đó làm giảm giá trị công
tác giáo dục thể chất
Những thông tin chính xác về hiện trạng hiện nay là những căn cứ để xây dựng kế hoạch, để có những điều chỉnh kịp thời về phương pháp giáo
dục Từ đó tác động vào ý thức của đối tượng nghiên cứu nhằm gợi mở và phát huy tính tích cực chủ động tập luyện của đối tượng
Việc giáo dục thể chất chỉ có hiệu quả khi người giáo viên nắm vững
được tâm lí của học sinh Trong những năm qua, để tài nghiên cứu về
Trang 5học sinh trung học phổ thông đã nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Tuy nhiên,
những nghiên cứu liên quan đến tâm lý, xu hướng tâm lý của học sinh đối với giờ học giáo dục thể chất còn rất hạn chế Nên đây cũng là vấn để mà thông tin về chúng còn rất ít ỏi
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng
công tác giảng dạy giáo dục thể chất cho học sinh phổ thông, chúng tôi
Trang 6CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 GIAO DUC THE CHAT HỌC SINH, MỘT BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
Hệ thống giáo dục thể chất là một thể thống nhất của những cơ sở tư tưởng, phương pháp khoa học trong giáo dục thể chất Đồng thời đó cũng là sự thống nhất giữa những tổ chức và cơ quan có trách nhiệm thực hiện, kiểm
tra đôn đốc việc giáo dục thể chất đối với mọi người công dân, đặc biệt đối
với hệ thống giáo dục thể chất trong nhà trường - đó là nên tảng của Thể
Dục Thể Thao toàn dân Sự phát triển thể chất phụ thuộc vào các quy luật tự nhiên, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng đời sống vật chất con người qua
những điều kiện lịch sử xã hội phát triển và cũng luôn luôn biến đổi theo
một xu hướng nhất định thông qua chức năng của giáo dục thể chất Giáo
dục thể chất là phạm trù vĩnh cửu, nó được hình thành, phát triển và tổn tại
cùng với lịch sử phát triển của xã hội loài người Bản chất của giáo dục thể
chất là một phương tiện có hiệu quả phục vụ xã hội, có khả năng từng bước
nâng cao thể lực, thực thi ngăn chặn tình trạng sa sút về sức khoẻ con người, đặc biệt là thế hệ trẻ, đồng thời còn có tác dụng mạnh mẽ đến quá trình
phát triển thần kinh, tỉnh thần của mỗi con người
Ngày nay xã hội chuyển sang thời kì phát triển mới, Đảng và Nhà
Nước rất quan tâm đến việc chăm lo sức khoẻ của nhân dân: “Sự cường
Trang 7quyền giữ gìn sức khoẻ, tăng cường thể chất, phát triển toàn diện mỗi học sinh, sinh viên đã được ghi vào điểu 41 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam “ guy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học" Vị trí và tác dụng của giáo dục thể chất rất lớn, nó không chỉ đem lại sức khỏe cho học sinh- sinh viên mà còn góp phần đào tạo con
người phát triển toàn điện, cho nên giáo dục thể chất không thể thiếu trong
trường học Vì vậy, giáo dục thể chất trở thành một trong những yếu tố quan
trọng nhằm đào tạo con người phát triển toàn diện Vấn để đặt ra đối với
ngành Thể Dục Thể Thao cũng như ngành giáo đục nước ta là phải làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường
Qua 10 năm thực hiện chi thi 36CT/TW ngày 24/3/1994 của Ban Bí
thư Trung Ương Đảng về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới:
“Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học, làm cho việc tập
luyện Thể Dục Thể Thao trở thành nếp sống hàng ngày của học sinh " Ö
nước ta, lĩnh vực giáo dục thể chất trong trường học được khá nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu Các nhà khoa học, nhà sư phạm đã đành
không ít thời gian để hoàn thiện nội dung, chương trình giảng dạy thể dục
đối với học sinh như: Trần Đồng Lâm, Trịnh Trung Hiếu, Vũ Huyến 1978 -
1985, Lê Văn Lẩm
Hệ thống giáo dục thể chất trong nhà trường ở nước ta nổi bật các đặc
tính: mục đích, nhân dân và khoa học.Từ lớp 10 đến lớp 12, nội dung chương
trình chủ yếu là thể dục, điển kinh và một số môn tự chọn Đối với môn học
Trang 8Đổng cấp cơ sở, tham gia thi đấu Hội Khoẻ Phù Đổng cấp quận (huyện),
tỉnh, thành và toàn quốc
Giáo dục thể chất trong nhà trường có những nhiệm vụ cơ bản: truyền
thụ cho học sinh các kiến thức, kỹ năng cơ bản về Thể Dục Thể Thao và vệ
sinh sức khoẻ; nâng cao trình độ, tăng cường thể chất cho học sinh; thúc đẩy học sinh phát triển chung và phát triển đặc thù; tiến hành giáo dục tư tưởng và bồi dưỡng phẩm chất, ý chí Để đạt được điểu đó thì giáo viên thể thao
đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo còn học sinh đóng vai trò chủ đạo Vai trò
hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên đuợc tiến hành dựa trên đặc điểm giải
phẩu - sinh lí, đặc điểm tâm lí và tố chất thể lực của từng lứa tuổi học sinh
2 ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẨU - SINH LÍ, TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở lứa tuổi này cơ thể các em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh các
bộ phận vẫn tiếp tục lớn lên, nhưng chậm dần Chức năng sinh lí đã tương
đối ổn định, khả năng hoạt động của các cơ quan, bộ phận của cơ thể cũng
được nâng cao hơn Ở trung học cơ sở, cơ thể các em phát triển theo chiểu
cao nhiều hơn, nhưng khi đến tuổi trung học phổ thông lại phát triển theo chiều ngang nhiều hơn; tuy chiều cao vẫn phát triển, nhưng chậm dan
Nam, nữ học sinh ở trung học cơ sở đã bất đầu phát triển theo hai hướng hoạt động sinh lí khác nhau, khi lên trung học phổ thông sự khác
nhau ấy càng rõ rệt: về tầm vóc, sức chịu đựng và tâm lí 2,1 ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU - SINH LÝ
2.1.1 Hệ thân kinh: các tổ chức thần kinh của lứa tuổi này đang tiếp tục phát triển để đi đến hoàn thiện Tuy nhiên tổng khối lượng của võ não
Trang 9tư duy, nhất là khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá phát triển rất
thuận lợi cho sự hình thành phản xạ có điều kiện 2.1.2 Hệ vận động:
Xương: Xương bắt đầu giảm tốc độ phát triển, các xương nhỏ như xương cổ tay, bàn tay đã kết thành xương nên có thể tập các bài tập nặng Cột sống đã ổn định hình dáng, tuy nhiên vẫn phải chú ý các bài tập rèn luyện tư thế Xương chậu của nữ to và yếu hơn nam, bị chấn động mạnh dễ
ảnh hưởng đến các cơ quan nằm trong khung chậu như dạ con, buỗng trứng
Cơ: Đặc điểm cơ bắp lứa tuổi này là cơ co vẫn còn tương đối yếu, các bắp cơ lớn phát triển tương đối nhanh (như cơ đùi, cơ cánh tay), còn các
cơ nhỏ như các cơ bàn tay, ngón tay, cấc cơ xoay ngoài, xoay trong phát
triển chậm hơn Các cơ co phát triển sớm như các cơ duỗi, nhất là cơ duỗi của nữ lại càng yếu hơn Đặc biệt các tổ chức mỡ đưới da các em nữ phát triển mạnh, do đó phần nào ảnh hưởng đến sức mạnh cơ thể
Hệ tuần hoàn: hệ tuần hoàn đang phát triển và hoàn thiện Tim của nam mỗi phút đập 70 -80 lần, của nữ 75 - 85 lần, cung cấp số lượng máu gần tương đương với người trưởng thành
Hệ hô hấp: tần số thở giống như người lớn khoảng 10 - 20 lẳn / phút Tuy nhiên các cơ của cơ thể vẫn còn yếu, sức co giãn của lổng ngực ít Chú ý rèn luyện để cho các cơ ngực, cơ lườn, cơ mình phát triển, nên tập hít thở
sâu
Từ đặc điểm nêu trên, trong giáo dục thể dục thao cần thay đổi nhiều
hình thức tập luyện, tránh các bài tập đơn điệu dễ làm cho học sinh mệt mỏi, tăng các bài tập thi đấu, trò chơi để rèn luyện sức mạnh, sức bến đồng
Trang 10Đối với nữ cần có yêu cầu riêng biệt, tính chất động tác của nữ cần toàn diện, mang tính chất mềm dẻo, nhịp điệu và khéo léo Những động tác
ấy rất phù hợp với tâm lí của nữ là thích cái đẹp, mềm mại, nhịp nhàng
2.2 ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ:
Ở lứa tuổi này các em đã có một trình độ phát triển nhất định của tư
duy lí luận, khả năng khái quát tổng hợp, đồng thời phải có khả năng tự
phân tích, tự rút ra các kết luận Xu hướng tâm lý học tập của học sinh trở
nên có ý thức hơn nhiều, nhu cầu sự tích luỹ và mở rộng tri thức ngày càng
tăng Động cơ học tập mang tính thực tiễn và đã có sự phân hóa rõ rệt Ở đa
số học sinh có sự phân hố đối với các mơn học: tích cực ở những môn các
em cho là quan trọng đối với nghề nghiệp đã chọn, lơ là đối với những môn
khác Cũng có một số em học cầm chừng
Do sự hoàn thiện về cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh trung ương và các chức năng, do sự tích luỹ kinh nghiệm sống, tri thức và do yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập, lao động mà khả năng nhận thức
và trí tuệ của thanh niên học sinh tăng lên một cách đáng kể:
+ Độ nhạy cảm của cảm giác và tri giác đạt mức cao nhất, khả năng quan sát trở nên có mục đích rõ ràng, hệ thống và toàn diện hơn Các em có
khả năng điều khiển hoạt động quan sát của mình đến từng chỉ tiết của đối tượng
+ Chú ý có chủ định được tăng mạnh, học sinh có khả năng tập trung
chú ý vào những vấn để mà các em không có hứng thú trực tiếp nhưng nhận
thức được ý nghĩa của nó, năng lực phân phối và di chuyển chú ý phát triển
mạnh
Trang 11biện pháp để ghi nhớ, đồng thời ở lứa tuổi này xuất hiện hiện tượng: đánh
giá không đúng vai trò của ôn tập, nhớ đại khái
+ Các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá) được phát triển khá mạnh Từ đó tạo điều kiện để các em hứng thú ngay cả đối với những điều giảng giải bình thường Các em thích
khái quát hoá, thích tm hiểu những qui luật và các nguyên tắc chung của
hiện tượng hàng ngày, của các tri thức cần tiếp thu Tư duy lí luận tăng biểu
hiện ở sự thích thú với việc tranh luận và tự tranh luận Tính độc lập trong tư
duy chưa phát triển đẩy đủ, trong nhiều trường hợp các em không cố gắng
phát huy suy nghĩ độc lập của mình và thường dựa vào ý kiến của người lớn, đặc biệt là người có uy tín đối với chúng
Trên đây là những đặc điểm tâm lí chung của lứa tuổi trung học phổ
thông Xét về mặt Thể Dục Thể Thao, do trình độ nhận thức và tâm lí phát
triển, phạm vi hoạt động, giao lưu rộng rãi hơn, nên việc tiếp thu động tác có những nét mới: luyện tập và nhận thức các bài tập có ý thức hơn Các em
không thỏa mãn với việc tập lặp lại một cách đơn điệu các động tác Các
em muốn nắm bắt những tri thức mới mẻ về văn hoá thể chất, có nhu cầu
thể hiện mọi khả năng về thể lực và tâm lí của mình Một đặc điểm tâm lí
tiêu biểu ở lứa tuổi này là xúc cảm thẩm mỹ mạnh mẽ, nhu cầu trở thành
người đẹp, hấp dẫn cả về hình thức bên ngoài lẫn sự biểu hiện nội tâm Nếu các em thấy sự phấn đấu tập luyện của mình đạt hiệu quả cao thì các em sẽ
có hứng thú sâu sắc và tính tích cực trong các buổi tập sẽ tăng lên đáng kể
Bên cạnh đó, giá trị thực tiễn lớn của giờ thể dục là giáo dục các
phẩm chất ý chí cho học sinh Điều quan trọng ở đây là phải chỉ rõ để các em hiểu được khi nào và những loại bài tập nào cần đến đức tính dũng cảm,
lòng quyết tâm hay tính kiên trì, Một khi các em nhận thức rằng khơng hồn thành được bài tập là do thiếu ý chí thì các em sẽ “chạm tự ái” Tính
Trang 12-8-tự ấi trong trường hợp này có tác dụng kích thích mạnh mẽ lòng -8-tự trọng,
thúc đẩy các em phấn đấu vươn lên
Về mặt phương pháp, việc tạo ra những khó khãn chủ quan và khách
quan trong quá trình tập luyện cũng có tác dụng tích cực rèn luyện ý chí cho
học sinh Động cơ tham gia thi đấu cũng có vị trí quan trọng đối với tỉnh
thần tập luyện Thể Dục Thể Thao đối với học sinh phổ thông trung học Đối với các em ở lứa tuổi lớn, việc tham gia tập luyện và thí đấu không những
chỉ vì tính hấp dẫn, tính lành mạnh của hoạt động này hoặc nó là thời cơ để thể hiện tài năng của các em, mà trước hết thi đấu là dịp để bảo vệ danh dự của lớp, uy tín của nhà trường hoặc địa phương Đối với các em, tình cảm
nghĩa vụ, trách nhiệm trước nhà trường và tập thể là nguồn kích thích chủ yếu, là động cơ của mọi hành vi tham gia thi đấu Các nhà sư phạm phải cẩn
biết khơi dậy và phát huy tình cảm lành mạnh đó
Ngoài ra lòng say mê nghề nghiệp, phong cách văn hoá cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, thể lực đổi dào là cơ sở của uy tín tâm lí tuyệt đối của người thấy giáo Thể Dục Thể Thao trước đối tượng học sinh lứa tuổi
này
3 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC:
3.1 Sức nhanh: khái niệm vé sức nhanh tương đối rộng, như tốc độ phản ứng, tốc độ động tác, tốc độ những động tác có chu kì (chạy), Sức
nhanh phát triển tương đối sớm, ở lứa tuổi trung học cơ sở, nếu không được
tập luyện tốt thì đến giai đoạn 16- 18 tuổi sẽ rất khó nâng cao thêm Ở lứa
tuổi trung học phổ thông cần luyện tập sức nhanh để bổ sung và duy trì sự phát triển đó Ngoài ra ở lứa tuổi này sức mạnh tăng lên nhanh chóng cũng góp phần thúc đẩy sức nhanh phát triển hơn
3.2 Sức mạnh: Sức mạnh lớn hay bé tuỳ thuộc vào tiết điện sinh lí
của cơ và cơ năng chỉ phối thần kinh Ở lứa tuổi trung học phổ thông tiết
Trang 13-9-diện sinh lí của cơ cũng tăng lên nhanh chóng, thắn kinh chỉ phối các cơ tập
trung hơn, cho nên sức mạnh các cơ ở lứa tuổi này tăng lên rõ rệt Những
luyện tập với các dụng cụ có khối lượng trung bình có tác dụng thúc đẩy sức
mạnh phát triển nhanh chóng Các động tác nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ, chạy
tốc độ, cũng có tác dụng lớn trong việc phát triển sức mạnh cơ thể
Ở lứa tuổi 16-17 sức mạnh của nam tăng lên nhanh chóng vượt xa nữ cùng lứa tuổi Nói chung sức mạnh của nữ chỉ bằng 65-70 % nam Trong giảng dạy cần có yêu cầu riêng biệt cho nam, nữ
3.3 Sức bền: có hai loại sức bển, sức bển tĩnh và sức bền động Sức bền tĩnh được thể hiện ở một số động tác như duỗi tay, uốn cẩu, trong thời
gian lâu, sức bền động như chạy băng đồng, chạy cự li trung bình, chạy cự li dai,
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, cơ thể đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, nên có thể luyện tập phát triển sức bển, như chạy cự li 800- 1500m hoặc cự li dài hơn Tuy nhiên cân phải tiến hành từng bước, tuỳ đối tượng và
phải thường xuyên quan sắt theo dõi, nhất là đối với nữ sinh để chọn cự li
thích hợp và có yêu cầu riêng biệt
3.4 Linh hoạt khéo léo: là khả năng thực hiện và hoàn thành những
động tác một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm sức của cơ thể Ở
lứa tuổi nhỏ, nâng cao tố chất này tương đối dễ vì bắp thịt và các tổ chức
xung quanh khớp xương có tính đàn hồi tốt, hoạt động dễ linh hoạt, khéo léo và mềm dẻo Đến tuổi trung học phổ thông, các bộ phận đó cứng lại, làm
giảm tính khéo léo, linh hoạt khi hoạt động
Vì vậy chỉ có tập luyện Thể Dục Thể Thao mới mang lại cho các em tố chất linh hoạt, khéo léo.Trong khi huấn luyện các tố chất: nhanh, mạnh,
bền không thể nào bỏ qua huấn luyện phát triển tố chất linh hoạt, khéo léo;
Trang 14-10-đồng thời tố chất linh hoạt khéo léo phát triển đều có ảnh hưởng đến việc hoàn thành chính xác và nhanh chóng các động tác Thể Dục Thể Thao cũng như các động tác trong đời sống
Từ đặc điểm giải phẩu- sinh lí, đặc điểm tâm lý và đặc điểm về các tố chất vận động của lứa tuổi trung học phổ thông, chúng ta có thể nhận
thấy rằng đây là thời điểm các em đang hoàn thiện về tâm - sinh lí Do vậy
ở lứa tuổi này đòi hỏi các nhà sư phạm phải có sự quan tâm thật sâu sát, trong đó giáo viên thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện và phát triển thể chất của các em Để giáo dục về thể chất các em có hiệu quả thì giáo viên thể dục chịu chỉ phối bởi nhiều yếu tố, một trong những yếu tố
quan trọng là xu hướng tâm lý cuả các em đối với môn học Chính vì những lí do nêu trên, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: *Nghiên cứu mối quan hệ giữa xu hướng tâm lý đốt với các môn giáo dục thể chất và sự phát triển thể lực
cud hoc sinh lớp 1] Trường trung học thực hành ĐHSP TP.HCM”
Qua để tài, tôi chỉ mong cung cấp thêm những thông tin từ phía học sinh cho các giáo viên thể dục và cũng là cơ sở để xây dựng kế hoạch, nội
dung phù hợp hơn với lứa tuổi các em
Trang 15CHƯƠNG 2:
MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CUU
1 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thông qua nghiên cứu, tìm hiểu xu hướng tâm lý của học sinh đối với
các môn giáo dục thể chất và mối quan hệ giữa xu hướng tâm lý đó với tình trạng thể lực của học sinh lớp 11 Trường Trung Học Thực Hành- ĐHSP TP.HCM, góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc cải tiến phương pháp
giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giờ học giáo dục thể chất cho lứa tuổi học sinh phổ thông trung học
2 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích nêu trên, các nhiệm vụ cẩn được giải quyết: 2.1 - Nghiên cứu tìm hiểu xu hướng tâm lý của học sinh khi học môn giáo dục thể chất
2.2 - Nghiên cứu mối quan hệ giữa xu hướng tâm lý đối với các môn giáo dục thể chất và tình trạng thể lực của học sinh
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã được vạch ra, chúng tôi áp
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
3.1 - Phương pháp phân tích và tổng hợp những tài liệu có liên quan đến để tài nghiên cứu
Áp dụng phương pháp này nhầm tổng hợp các tài liệu, để xây dựng
giả định khoa học, hình thành cơ sở lí luận, để xuất biện pháp nhằm nâng
cao xu hướng tâm lý tích cực đốt với môn giáo đục thể chất của học sinh
Trang 16-12-3.2 - Phỏng vấn
- Đối tượng phỏng vấn: học sinh lớp 11 Trường Trung Học Thực Hành - ĐHSP TP.HCM
- Nội dung phỏng vấn: là những vấn để có liên quan đến xu hướng
tâm lý tập luyện của học sinh
- Hình thức phỏng vấn: chủ yếu là hình thức phỏng vấn gián tiếp thông qua bảng câu hỏi
3.3 - Phương pháp kiểm tra sư phạm
Được sử dụng để đo lường các chỉ số thể lực của đối tương nghiên cứu
Các test được sử dụng gồm:
3.3.1 Test chạy 30 m xuất phát cao (giây)
+ Ý ngĩa của test: dùng để đánh giá sức nhanh của đối tượng
s% Cách thực hiện:
- Bung chạy thẳng, có chiều dài ít nhất 40m, chiểu rộng ít nhất
2m Kẻ vạch xuất phát, vạch đích
- _ Khi có hiệu lệnh “vào chỗ ”, người chạy tiến đến sau vạch xuất
phát, đứng chân trước chân sau, trọng tâm hơi đổ về trước, hai
tay thả lỏng tự nhiên, bàn chân trước đặt ngay sau vạch xuất
phát
- Khi nghe hiệu lệnh “sẵn sàng", hạ thấp trọng tâm dồn vào
chân trước, tay hơi co ở khủyu, thân người đổ về trước, đầu hơi
cúi, tập trung chờ lệnh
-_ Khi có lệnh “chạy”, ngay lập tức lao nhanh về trước, tiến tới
đích và băng qua đích Người bấm giờ thấy ngực hoặc vai của
người chạy chạm mặt phẳng đích thì bấm dừng
Trang 17-13-3.3.2 Test bật xa tại chỗ (cm)
4% Ý nghĩa của test: dùng để đánh giá sức mạnh bột phát
Cách thực hiện:
- _ Kẻ vạch giới hạn trước hố cát
- _ Đối tượng đứng sau vạch quy định, khi có hiệu lệnh đối tượng sử dụng sức bật của chân kết hợp với đánh tay, bật mạnh về trước, bật càng xa càng tốt
- Cách đo: đo từ vạch quy định đến đểm chạm gần vạch nhất
của đối tượng
3.3.3 Test chạy con thoi 4x10m (giây)
% Ý nghĩa: dùng để đánh giá sức nhanh và sự khéo léo
% Cách thực hiện:
- Đường chạy phẳng, có kích thước 10 x 1,2m, bốn góc có vật chuẩn để quay đầu
- Đối tượng thực hiện theo khẩu lệnh: “vào chỗ — sẵn sàng -
chạy”
- - Khi chạy đến vạch 10m chỉ cần một chân chạm vạch, lập tức
quay người lại, về vạch xuất phát cứ như thế cho đến hết quãng đường, tổng số 2 vòng với 3 lần quay
3.3.4 Test chống đẩy (số lân)
®% Ý nghĩa: dùng để đánh giá sức mạnh cơ tay
Cách thực hiện:
- _ Tư thế chuẩn bị: người nằm xấp, hai tay chống thẳng trọng tâm
Trang 18- - Khi có hiệu lệnh, đối tượng kiểm tra co khớp khuỷu hạ thấp trọng tâm rồi dùng lực tay để nâng người về tư thế chuẩn bị
Cứ như vậy tiếp tục đến khi đối tượng hết khả năng thực hiện 3.3.5 Test nằm ngừa gập bụng (số lần / 30 giây)
+ Ý nghĩa: dùng để đánh giá sức mạnh cơ bụng
Cách thực hiện:
- _ Tư thế chuẩn bị: đối tượng điều tra ngồi trên sàn bằng phẳng
đầu gối co 90” bàn chân áp sát sàn, các ngón tay đa chéo nhau,
lòng bàn tay áp vào sau đầu, khuỷu tay chạm đùi
Người thứ 2 hỗ trợ bằng cách ngồi lên mu bàn chân, đối diện với đối tượng điều tra, hai tay giữ ở phần dưới cẳng chân nhằm
không cho bàn chân đối tượng điểu tra tách khỏi sàn
Khi có hiệu lệnh “bất đầu” đối tượng điều tra ngả người ra sau, hai bả vai chạm sàn sau đó gập bụng trở về tư thế chuẩn bị Mỗi lần ngả người, co bụng được tính 1 lần, đến giây thứ 30 hô “kết thúc”, tính số lần thực hiện trong 30 giây
3.3.6 Test nhảy dây (số lần / 1 phát) % Ý nghĩa: dùng để đánh giá sức bển
% Cách thực hiện:
- _ Đối tượng kiểm tra chuẩn bị dây nhảy ở tư thế hai chân chum,
hai tay cầm dây phía sau lưng
- Khi nghe lệnh “nhảy” đối tượng kiểm tra nhanh chóng quay tay đưa đây từ sau ra trước kết hợp nhảy bật hai chân Kết quả là số lần nhảy trong 1 phút
Trang 19-15-3.4 - Phương pháp thống kê toán
Đây là để tài liên quan đến tâm lý nên rất nhiều dữ liệu định tính do
đó trong để tài, để xử lý các đữ liệu thu thập được, ngoài những tham số và thuật toán thống kê phổ biến chúng tôi sử dụng một số kỹ thuật phân tích đa
biến như bảng chéo, bang phân tổ kết hợp (crosstabs), phân tích nhân tố với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 12.0:
Phân tích nhân tế là một kỹ thuật của phân tích dữ liệu đa biến bao gồm một nhóm các thủ tục được sử dụng để thu nhỏ và tóm tất các dữ liệu Phân tích nhân tố cho phép ta phát hiện ra nhân tố chung đại diện cho một
nhóm bao gồm nhiều chỉ số (biến độc lập)
Bảng chéo, bảng phân tổ kết hợp (crosstabs) cũng là một kỹ thuật phân tích dữ liệu đa biến, được sử dụng để khảo sát mối quan hệ giữa các
biến (các chỉ số) định tính
Các biến (các chỉ số) định tính là những chỉ số không thể đo lường
bằng các đơn vị vật lý Đó là những chỉ số đặc trưng trong các nghiên cứu
như kinh tế, xã hội, TDTT, tâm lý học, giáo dục học,
Trang 20-16-4 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 11 Trường Trung Học Thực Hành - ĐHSP.TP.HCM ( 100 học sinh) 4.2 Tổ chức nghiên cứu: SỐ NỘI DƯNG THỜI GIAN DIA DIEM TT Bất dau | Két thiic L | Lựa chọn để tài 10/2004 | 11/2004 | DHSP.TPHCM Viết để cương
2 _| Đọc tài liệu, thu thập thông tin 11/2004 | 12/2004 nt
3 | Điều tra khảo sắt
Lập danh sách đối tương điều tra 12/2004 | 1/2005 nt
Tổ chitc kiém tra thu thap s6 liéu lan 1
4 | Xây dựng để cương tổng quan, phân tích | 1/2005 | 2/2005 nt
số liệu
5 | Tổ chức kiểm tra, thu thập số liệu lần2 |2/2005 | 3/2005 nt
6 | Viết báo cáo lấn I1 3/2005 | 4/2005 nt
7_| Trinh thay huGng dẫn góp ý, sửa chữa |4/2005 | 5/2005 nt
8 | Viết luận văn lẫn 2 Báo cáo chính thức |5/2005 | 7/2005 nt
Trang 21
CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 XU HƯỚNG TÂM LÝ CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI CÁC MÔN GIÁO
DỤC THỂ CHẤT
Xu hướng là một bộ phận hợp thành quan trọng của nhân cách, quyết
định phương hướng, chiểu phát triển của con người Nó bao gồm niềm tin, lý tưởng, hoài bão, thế giới quan và được thể hiện cụ thể trong động cơ học
tập - làm việc, nhận thức, hứng thú, nguyện vọng, nhu cẩu, trong để tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu 02 vấn để :
- Một là, nhận thức của đối tượng nghiên cứu về vai trò của giờ học thé duc - Hai là, hứng thú của đối tượng nghiên cứu đối giờ học thể dục 1.1 VềỀ nhận thức TÌ lệ về nhận thức (%) od 88888 Khôngảnh Ảnh hưởng Ảnh hưởng hưởng nhiều Biểu đồ 1: Tï lệ về nhận thức
Có 5% cho rằng các môn giáo dục thể chất không ảnh hưởng đến sự
phát triển cơ thể Như vậy trong 100 học sinh thì có 5 em không nhận thức được tác dụng của việc tập luyện các môn giáo dục thể chất Các em chỉ
học nó như một môn học bất buộc, động cơ tập luyện cũng mang tính bất
buộc “phải dự các giờ thể thao theo chương trình của nhà trường ”
Có 51% cho rằng các môn giáo dục thể chất có ảnh hưởng đến sự
phát triển cơ thể Hơn 50 em trong tổng số 100 cho rằng việc tập luyện các
Trang 22-18-môn giáo dục thể chất có tác dụng đối với sự phát triển cơ thể nhưng đó chỉ
là những nhận thức cảm tính, các em chưa thật sự hiểu một cách sâu sắc vẻ vai trò của Thể Dục Thể Thao đối với thể chất của các em
Có 44% cho rằng các môn giáo dục thể chất ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển cơ thể Có 44 trong 100 học sinh cho rằng các môn giáo dục thể chất có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của cơ thể, đây là một trong những yếu tố góp phan thúc đẩy động cơ của các em trong tập luyện 1.2 Về lượng vận động TI hoàn thành lượng vận động (%) o88 88s Khó khăn Khéngkhé Dễ dàng khãn Biểu đỗ 2: TT lệ hoàn thành lượng vận động
Có 22% ý kiến cho rằng để hoàn thành lượng vận động trong một buổi học là khó khăn Nghĩa là, trong 100 ý kiến thì có 22 ý kiến cho rằng
lượng vận động trong một buổi tập là lớn so với khả năng của họ, nguồn gốc
của ý kiến này xuất phát từ 2 nguyên nhân cơ bản: thứ nhất, do thể lực của người tập bị hạn chế; thứ hai, có thể họ chưa chuẩn bị đủ về tỉnh thần học tập, chưa có hứng thú để hoàn thành nội dung buổi tập, do vậy họ rất đễ mệt
mỏi cho dù lượng vận động không quá sức của họ
Có 72% ý kiến cho rằng để hoàn thành lượng vận động trong một
buổi học thì vừa sức, nghĩa là trong 100 ý kiến thì có 72 ý kiến cho rằng
lượng vận động trong một buổi tập là vừa sức với họ, với tỉ lệ phần trăm như
THU Vv’
Trutug Đại-Học
P HỒ-CHÍ - _j
Trang 23vậy có thể nói rằng lượng vận động trong một buổi tập hiện nay nhìn chung
là phù hợp với tình trạng thể chất của học sinh
Có 6% ý kiến cho rằng để hoàn thành lượng vận động trong một buổi
học thì dễ dàng Trong 100 ý kiến thì chỉ có 6 ý kiến cho rằng lượng vận
động trong một buổi tập là nhỏ so với khả năng của họ, lí do duy nhất của những kiến này là họ đã chuẩn bị đẩy đủ về thể chất lẫn tính thần trước khi bước vào buổi tập luyện 1.3 Về sự hứng thú Tỉ lệ về sự hứng thú (%) 80 s0 40 30 2 10 0 Không Có Rất hứnghú hứngthú hứngthứ Biểu đồ 3: TT lệ vê sự hứng thú
Có 24% các em không hứng thú với buổi tập giáo dục thể chất, như vậy trong 100 ý kiến thì có 24 ý kiến cho rằng các bài tập giáo dục thể chất
không gây cho họ hứng thú trong tập luyện Có nhiều nguyên nhân để dẫn
đến xu hướng tâm lý này, có thể do các em chưa có nhận thức đúng về tác
dụng của môn học; hoặc do các bài tập cứ lặp đi lặp lại, gây sự nhàm chán ở các em; hoặc do phương pháp tổ chức tập luyện của người giáo viên chưa
gây hứng thú,
Có 55% các em có hứng thú với buổi tập giáo dục thể chất, có 55 em
trong tổng 100 em có ý kiến cho rằng các em có hứng thú khi tập các môn
Trang 24chứng tỏ các em có động cơ tập luyện tương đối tốt - điều kiện quan trọng
quyết định chất lượng của giờ học
Có 21% các em rất hứng thú với buổi tập giáo dục thể chất, nghĩa là
có 21 trong tổng số 100 ý kiến cho rằng các em rất hứng thú khi học các
môn giáo dục thể chất, vì vậy những em này có động cơ học rất tốt, được
biểu hiện thông qua xu hướng tâm lý tự giác, tích cực, chủ động trong tập
luyện của các em 1.4, Về sự ham thích TĨ lệ về hamn thích (%) c3è83s Không chọn Chọn Biểu đồ 4: Tï lệ về ham thích
Có 58% các em sẽ không học môn giáo dục thể chất nếu được chọn,
nghĩa là sẽ có 58 em trong tổng số 100 em không học môn giáo dục thể chất nếu không bất buộc Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: do
các em chưa có nhận thức đúng đấn vẻ môn học; hoặc thể chất các em
khơng hồn thành được nội dung buổi tập; hoặc các em không thích thú với
những bài tập thể chất đơn điệu,
Có 42% các em sẽ học môn giáo dục thể chất nếu được chọn, nghĩa
là sẽ có 42 em trong tổng số 100 em học môn giáo dục thể chất nếu không bất buộc Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: do các em có nhận thức đúng đấn về môn học; hoặc các em chuẩn bị đẩy đủ về thể chất để thực hiện được nội dung buổi tập; hoặc các em cảm thấy thích thú với nội
dung môn học và với phương pháp giảng dạy của giáo viên bộ môn,
Trang 25.21-1.5 VỀ tập ngoại khóa Tï lệ tập ngoại khóa (%) c63s»à6s CótpNK KhôngtậpNK
Biểu đồ 5: TT lệ tập ngoại khoá
Có 71% các em không tập ngoại khóa, trong 100 học sinh có đến 71 em không luyện tập ngoại khoá, các em chỉ học theo chương trình bất buộc
trong trường Ở những em này có thể do nhiều lí do khác nhau mà các em không luyện tập thêm: do các em không thấy hứng thú đối với các môn thể thao; do thể lực các em hạn chế; do không có thời gian rỗi,
Có 29% các em có tập ngọai khóa, trong 100 học sinh có 29 em tham
gia tập ngoại khóa, ngoài chương trình giáo dục thể chất bắt buộc trong trường, các em còn tham gia tập luyện ngoài giờ, có nhiều động cơ thúc đẩy
các em tham gia tập ngoại khóa: do các em có nhận thức đúng về vai trò của thể thao; hoặc các em thích thú với môn thể thao nào đó và muốn đạt
Trang 262 MỐI QUAN HỆ GIỮA XU HƯỚNG TÂM LÝ ĐỐI VỚI CÁC MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ TÌNH TRẠNG THỂ LỰC
Để nghiên cứu mối quan hệ giữa xu hướng tâm lý đối với giờ học thể dục (bao gồm nhận thức về vai trò của giờ học thể dục, hứng thú đối với giờ
học thể dục) chúng tôi khảo sát mối quan hệ giữa các thành tố của xu hướng
tâm lý và một vài chỉ số thể lực của đối tượng nghiên cứu Việc làm này
được thực hiện với sự trợ giúp của phần mềm SPSS mà cụ thể là khảo sát mối quan hệ giữa các đại lượng định tính và các đại lượng định lượng thông
qua kỹ thuật Crostabs (bảng chéo) Kiểm định mức ý nghĩa của kết quả
phân tích được dùng là Chi-Square Tests - z` Trong đó nếu giá trị của mức ý nghĩa p< 0.05 thì mối quan hệ có ý nghĩa thống kê
Để khảo sát mối quan hệ giữa xu hướng tâm lý (nhận thức về vai trò
của giờ học thể dục, hứng thú với gid hoc TD ) - những đại lượng định tính với các chỉ số thể lực như thành tích chạy 30 m, chạy con thoi dưới sự hướng dẫn của thày hướng dẫn chúng tôi đã thực hiện 2 kỹ thuật phân tích dữ liệu đa biến:
1 Chuyển đổi các dấu hiệu định lượng thành các dấu hiệu định tính bằng cách phân loại các dấu hiệu định lượng theo 03 loại khá, trung bình, và
kém theo nguyên tắc cộng trừ 0.5 độ lệnh chuẩn Theo đó:
Loại khá :> ¥ +0.5S
Loại trung bình: X - 0.5 S đến XY +0.5 §
Loại kém: < Y-0.5§
2 Phân tích nhân tố: phân tích nhân tố là một kỹ thuật của phân tích
dữ liệu đa biến Phân tích nhân tố cho phép ta phát hiện ra nhân tố chung
đại diện cho một nhóm bao gồm nhiều biến (chỉ số) độc lập
Trang 27Trong để tài của chúng tôi từ các chỉ số thể lực : chạy 30m XPC, Test bật xa tại chỗ, Test chạy con thoi 4x10m, Test chống đẩy, Test nằm ngửa
gập bụng, Test nhảy dây cẩn phải tìm ra một nhân tế có thể đại diện cho các chỉ số trên Nhờ kỹ thuật phân tích nhân tố (bằng phần mềm SPSS 12.0) chúng tôi đã xác định được nhân tố đó và đặt tên cho nó “thể lực chung” Nhân tố chung này có mối tương quan với tất cả các chỉ số thể lực trên Kết quả phân tích nhân tố thể hiện ở bảng l; 2
Bảng I: Ma trận tương quan giữa nhân tố chung và các chỉ số thành phần (Component Matrix) Chỉ số thành phẩn | Hệ số tương quan Chạy 30m XPC -.771 Bật xa tại chỗ 873 Chay con thoi -.810 Nằm xấp chống đẩy 577 | Nằm ngửa gập bụng 635
Nhân tố chung nay (common factor - nhân tố thể lực chung) cũng tao
thành một chỉ số mới (được đặt tên là “thể lực chung”) mà các giá trị của
nó được tính ra bằng cách nhân các giá trị của các biến gốc trong nhóm với hệ số nhân tế Các giá trị của biến mới này chính là nhân số (factor score) :
F¡= W,Xị + Wj¿X¿ +WjX: + +WX (1)
Trọng đó:
r# F: là ước lượng giá trị của nhân tố (nhân số — factor score)
rô W: là hệ số nhân tố (hay quyền số hay trọng số nhân tố - weight or
factor score coefficient) dudc thé hién trong bang 2 Component Score
Cofficient Matrix
9X: giá trị của các biến gốc
Trang 28-24-Bảng 2: Ma trận hệ số nhân té (Component Score Cofficient Matrix.) Hệ số nhân tố Chạy 30m XPC -.280 Bật xa tại chỗ 317 Chay con thoi -.295 Nằm xấp chống đẩy 210 Nằm ngửa gập bụng 231
Chỉ số mới được thành lập “thể lực chung " cũng được phân loại thành
03 loại (khá; trung bình; kém) như trên và được dùng để khảo sát mối quan hệ giữa xu hướng tâm lý và trình độ thể lực Theo phương trình (1) mỗi cá
thể trong đối tượng nghiên cứu được chương trình gần một giá trị của chỉ số
thể lực chung (xin xem phụ lục 1- cột “Nhân tố thể lực chung”) Giá trị
càng lớn biểu thị trình độ thể chất càng tốt và ngược lại, giá trị nhỏ biểu thị trình độ thể chất kém, 2.1 Mối quan hệ giữa nhận thức về vai trò của giờ học TD đối với thành tích chạy 30m Bảng 3: Quan hệ giữa nhận thúc và thành tích chạy 30m Chạy 30m Tổng Kém | Trung bình Khá cộng Số lượng 3 0 2 5 Không ảnh % của Nhận thức 60.0% 0% 40.0% 100.0% hưởng % của Chạy 30m 10.7% 0% 6.5% 5.0% % của Tổng côn 3.0% 0% 2.0% 5.0% Số lượng 17 24 10 51 % của Nhân thức 33.3% 47.1% 19.6% | 100.0% Nhân thức | Ảnh budng | Chay 30m | 607% 58.5% | 323%| 510% % của Tổng công | — 170% 24.0% | 100%| 510% Số lượng 8 17 19 44
Anh hudng |_% cla Nhân thức 18.2% 38.6% 43.2% | 100.0%
Trang 29Dựa vào bảng trên, có thể thấy rằng giữa nhận thức và phân loại thành tích chạy 30m có mối tương quan với nhau: Không ảnh hưởng Bkém Trung bình 'iKhá
Biểu đồ 6: T† lệ phân loại chạy 30m của nhóm nhận thúc không ảnh hưởng Trong 5 học sinh cho rằng các môn giáo dục thể chất không ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể thì có đến 3 em có thành tích chạy 30m xếp
loại kém, chiếm 60% ; và 2 em có thành tích chạy 30m xếp loại khá, chiếm
40% Như vậy, những em có nhận thức chưa đúng về môn học thì các em có phân loại thể chất thành tích chạy 30m kém khá cao( 60%) Ảnh hưởng #Kém ‘Trung tình
Biểu đô 7: Tỉ lệ phân loại chạy 30m của nhóm nhận thức ảnh hưởng Trong 51 học sinh nhận thức rằng các môn giáo dục thể chất có ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể thì có 17 em có phân loại thành tích chạy 30m kém, chiếm 33,3%; có 24 em đạt trung bình, chiếm 47,1%; có 10 em đạt loại khá, chiếm 19,6%
Trang 30-26-Ảnh hưởng nhiều fKém @ Trung bình O Khé
Biểu dé 8: Ti lé phn loai chay 30m cud nhém nhdn thitc dnh hiding nhiều
Trong 44 học sinh nhận thức rằng các môn giáo duc thể chất ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển cơ thể thì chỉ có 8 em xếp loại kém về phân
loại thành tích chạy 30m, chiếm 18,2%; có 17 em đạt loại trung bình, chiếm 38,6%; loại khá 19 em, chiếm 43,2%,
Như vậy, những em có nhận thức đúng về vai trò của giáo dục thể
chất thì các em sẽ có tỉ lệ phân loại thành tích chạy 30m đạt loại khá nhiều hơn so với những em có nhận thức chưa đúng về môn học
Trang 31-21-2.2 Mối quan hệ giữa hứng thú và thành tích chạy con thoi
Bảng 4: Quan hệ giữa hứng thá và thành tích chay con thoi Hứng thú với giờTD Không Có hứng | Rất hứng hứng thú thú thú Cộng Số lượng 12 15 2 29 % của phân loại | 41.4% chay con 51.7% 6.9% | 100.0% Kém thoi % của hứng thú 50.0% 27.3% 9 5% 29.0% với giữTD ae <n tên 12.0% 15.0% 2.0% 29.0% thoi S6 lugng s 25 10 43 % của
Hang chay con 18.6% 58.1% 23.3% | 100.0%
Trang 32Dựa vào bảng trên, có thể thấy rằng giữa hứng thú với giờ thể dục và phân loại thành tích chạy con thoi có mối tương quan với nhau Phân loại chạy con thoi kém Khong hứng thú Có hứng thú D Rất hứng thú |
Biểu đồ 9: Tĩ lệ hứng thú của nhóm phân loại chạy con thoi kém
Trong 29 em có phân loại chạy con thoi đạt loại kém thì có đến 12 em
không hứng thú với giờ thể dục chiếm 41 4%; và 15 em có hứng thú với giờ
thể dục, chiếm 51,7%; chỉ có 2 em rất hứng thú với giờ thể dục, chiếm 6.9% Phân loại chạy con thoi trung bình E Khơng hứng thú ' © C6 hing thé ae
Trang 33-29-Trong 28 em có phân loại chạy con thoi loại khá thì có 4 em không hứng thú với giờ thể dục, chiếm 14,3%; có 15 em hứng thú với giờ thể dục,
chiếm 53,6%; 9 em rất hứng thú với giờ thể dục, chiếm 32,1%
2.3 Mối quan hệ giữa phân loại thể chất và lượng vận động
Bảng 5: Quan hệ giữa phân loại thể chất và Lượng vận động Lượng vận độn Khó Bình Cộng khăn thường eon Số lượng _ 9 27 0 36 % của Phân loại thể chất 25.0% 15.0% OS 100.0% a % của Lượn vận động Ê| 40.9% 31.5% 0%| 360% % của Cong 9.0% 27.0% 0% 36.0% Số lượng 7 25 2 34 * của Phần 20.6% 73.5% 5.9% 100.0%
Phan loai loại thể chất
Trang 34Dựa vào bảng trên, có thể nhận thấy rằng giữa phân loại thể chất và lượng vận động có mối tương quan với nhau Phân loại thể chất kém Biểu đô 12: Tï lệ hoàn thành lượng vận động của nhóm phân loại thể chất kém
Trong 36 em có phân loại thể chất kém, có 9 em cho rằng khó khăn khi hoàn thành lượng vận động trong một buổi tập, chiếm 25,0%; và 27 em không khó khăn, chiếm 75%; có 0 em cho rằng dễ dàng, chiếm 0%
Phân loại thể chất trung bình “ 1 Khó khăn Không khó ODE dàng Biểu đô 13: Tỉ lệ hoàn thành lượng vận động của
nhóm phân loại thể chất trung bình
Trang 35-3]-Trong 30 em có phân loại thể chất khá, có 6 em cho rằng khó khăn để hoàn thành lượng vận động trong một buổi tập, chiếm 20%; và 20 em
cho rằng không khó khăn, chiếm 66,7%; có 4 em cho rằng dé dàng, chiếm
13,3%
Như vậy, qua những phân tích như trên có thể thấy rằng giữa những em phân loại thể chất kém - trung bình và những em phân loại thể chất khá thì những em phân loại thể chất kém - trung bình có tỉ lệ học sinh hoàn
thành lượng vận động một cách khó khăn nhiều hơn và tỉ lệ học sinh hoàn thành lượng vận động một cách dễ dàng ít hơn
Trang 36-32-Dựa vào bảng trên, có thể thấy rằng giữa phân loaj thể chất và tập ngoai khoá có mối tương quan với nhau Phân loại thể chất kém BKbôagdp | ngoại khóa 8é tập uc
Biểu đô 15: Tỉ lệ tập ngoại khoá của nhóm phân loại thể chất kém Trong 36 em có phân loai thể chất kém thì có đến 31 em không tập ngoai khóa, chiếm 86,1% và chỉ có 5 em tập ngọai khoá, chiếm 13,9% Phân loại thể chất trung bình Không tập ngoại khóa IIfCó tập L ngoại khóa
Biểu đô 16: Tỉ lệ tập ngoại khoá của nhóm phân loại thể chất trung bình Trong 34 em có phân loại thể chất trung bình thì có 23 em khơng tập ngoại khố, chiếm 67,6% và có 11 em có tập ngoại khoá, chiếm 32 4% Phân loại thể chất khá Không tập ngoai khóa Có tập , „ ế
Biểu đồ I7: Tï lệ tập ngoại khoá của nhóm phân loại thể chất khá Trong 30 em có phân loai thể chất loại khá thì có 17 em khơng tập ngoai khố, chiếm 56,7% và có 13 em có tập ngoại khoá chiếm 43,3%
Trang 37-33-2.5 Mối quan hệ giữa phân loại thể chất và ham thích gid hoc TD
Trang 38Dựa vào bảng trên chúng ta có thể nhận thấy rằng giữa phân loại thể chất và ham thích giờ thể dục có mối tương quan với nhau
Phân loại thể chất kém
Biểu đô 18: TT lệ ham thích của nhóm phân loại thể chất kém
Trong 36 em có phân loại thể chất kém thì có đến 28 em không học thể dục nếu được chọn, chiếm 77,8% và 8 em sẽ học, chiếm 22,2% Phân loại thể chất trung bình Không thách Thích
Biểu đô 19: TT lệ ham thích của nhóm phân loại thể chất trung bình
Trong 34 em có phân loại thể chất trung bình thì có 18 em không học
môn thể dục nếu được chọn, chiếm 52,9% và có 16 em sẽ học, chiếm 41,1% Phân loại thể chất khá | Không thích Thích
Biểu đô 20: TT lệ ham thích của nhóm phân loại thể chất khá
Trong 30 em có phân loại thể chất khá, có 12 em không học thể dục
nếu được chọn, chiếm 40% và 18 em sẽ học, chiếm 60%,
Trang 39-35-CHƯƠNG 4:
KẾT LUẬN - KHUYÊN NGHỊ
L KETKUAN
Qua kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa xu hướng tâm lý đối với các môn giáo dục thể chất và sự phát triển thể lực của học sinh lớp |! trường Trung học thực hành - ĐHSP - TP.HCM, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1 Một bộ phận khá lớn các em có nhận thức đúng đắn về tác dụng của
môn học, Có 51% cho rằng các môn giáo dục thể chất có ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể Có 44% cho rằng các môn giáo dục thể chất ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển cơ thể, chỉ có 5% cho rằng giáo dục thể chất không có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất
2 Tuy nhiên hứng thú đối với giờ học lại không cao, có đến 58% không
thích học giờ thể dục Các em sẽ không học môn giáo dục thể chất nếu được
chọn, các em này chỉ học và làm một cách máy móc như những môn văn
hoá khác Tình trạng này có thể đo nhiều nguyên nhân Có thể là do phương
pháp, nội dung chương trình giảng dạy chưa phù hợp; do điều kiện cơ sở vật
chất phục vụ cho việc học tập không đầy đủ,
3 Tổn tại mối quan hệ giữa một số chỉ số thể chất và xu hướng tâm lý
của học sinh đối với môn thể dục và giờ học thể đục Xu hướng chung là các em có thái độ tốt đối với môn học và giờ học thể dục thì có trình độ thể lực tốt Nhìn chung những em có phân loại thể lực kém - trung bình thì đa số
các em không thích học môn thể dục, còn những em có thể chất khá thì tỉ lệ các em ham thích học cao hơn Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ không cao các
em mặc dù có thể lực khá nhưng không thích môn học và giờ học thể dục vì
thể lực đó do di truyền, dinh dưỡng hay lí do khác mà các em có được chở
không phải từ sự ham thích thể thao
Trang 40-36-II KHUYEN NGHI
Thông qua sự phân tích về thái độ cuả học sinh đới với các môn giáo dục thể chất và mối quan hệ giữa chúng với trình độ thể lực của học sinh, tôi đưa ra một số khuyến nghị sau:
1 Cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy để tạo sự hứng thú, tự
giác, tích cực ở học sinh thông qua các biện pháp sau:
- Giáo dục, kích thích nhu cầu cho người tập, gấn kết nhiệm vụ học tập với nhu cầu của cá nhân,
- Tăng cường môn tự chọn
- Tạo ra môi trường học tập thoải mái, an toàn, thuận lợi Kết
hợp trò chơi vận động với các nội dung chính
- Tạo mọi điều kiện để học sinh tự chủ, có khả năng phát huy
được sự sáng tạo trong tập luyện
- Tăng cường các giờ học ngoại khoá nhằm khích lệ tinh thần
rèn luyện thể thao, trang bị dụng cụ, sân bãi nhằm tạo điều kiện ở mức tốt nhất cho việc phát triển tố chất thể lực một cách toàn điện cho các em
2, Giáo viên thể dục nên quan tâm một cách sâu sát đến thái độ, sự
phát triển của từng em để kịp thời sửa chữa những suy nghĩ sai lệch, hoặc
những kỹ thuật động tác không đúng ngay từ đầu Nên xen kẽ các bài tập thể lực và các bài tập chiến thuật nhằm giúp các em có một cách nhìn rộng
hơn về thể thao Nhà trường nên thường xuyên tạo điểu kiện và tổ chức các cuộc thi đấu đành cho học sinh giữa các khối nhằm nâng cao trình độ thể
lực, kỹ thuật, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, ý chí, tác phong Đồng thời nên đầu tư cho học sinh tham gia tại các cuộc thi đấu lớn, nhằm giúp cho học
sinh học hỏi kinh nghiệm, nắm vững kỹ năng, kỹ xảo trong thi đấu thể thao
và vận dụng những kiến thức cơ ban trên cơ sở ứng dụng lí thuyết vào thực
tiền