1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật rama và sita trong sử thi ramay

57 4 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 4,53 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIÁO DUC DAO TAO

DA! HOC QUOC GLA THANH PHO HO CH! MINH TRUGNG DA! BOC SU PHAM

KHOA NGI’ VAN

PLI:4

KHOA LUAN TOT NGHIEP ‘OME tal

NGHỆ THUAT XAY DUNG HINH TUONG

NitAN YAT RAMA YA SITA

TRONG SU THI RAMAYANA

(tien hhda 1995 - 1999)

| |

,

Trang 2

4Z LAOL

Li Cam On

Em xin chan lhanh cam on:

~ oé Nguyén Bich Thiy, @ 4én GnA hedng

dan, gir da trong gud hinh hoan Ghanh

théa đậm

- Phing Ngheén Cau Khia Hoe Da Hei

hung DH See Pham IP Hé Ché tinh, Ban Cha Nheémihea - lo@ Tan cang guy 2/ñây (2 hong khea dé ding én linh thin

nà đo dê kién dé khéa len dive hoan lhanh

TIP HE Chi Mink, ney 10 thang 5 ntim 1999

Sinh win

Bai thị Liễu ‘Trang

Trang 3

MUC LUC TS ==Th~-< Phần I : DẪN LUẬN 2 1 Lý đo chọn đề tài 222222 nee 3.20 ogio3i9ca06á6vfossdsviaiaaeal 2 2 Lịch sử vấn đề —eressasasdiiivi0Ab%ss0naexsu009/020/0080 3 3 Phạm vi đề tài, l S S 4

Gh; PRR ah eas wh RA Bit RIN 01010igatbeioaoncoaiiuaketiteeszee 4 5 Cll têc XP YẤN 223222022022 252 2á uì42064144(G2u8 D2 7T2/ 500: LTP 5 Phần II : NOI DUNG 6 Chương mộit : Cỏ sở lý luận về nhân vật sử thi Si 6 1 Nhân vật trone tác phẩm van bOc , cc.cecescccceevecsssneeecesneeneneaes ` 6 1.1 Nhân vật ván học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ 6

1.2 Nhân vật văn học là phương tiện khái quát hiên thực 1

2 Nhân vật trong sử thi C10101 1101 1155151011 21521011 2e AI 8

2.1 Về thuật ngữ sử thi - s2 SSeS Vie eS GMS SRY SURE 8 2.3 Đặc điểm của nhân vắt sử thị, ST Sa c4 1 my BS n5 7 110 ` 3 Vài nét khái quát về hình tượng nhân vậttrong be bộ sử thi Ấn K20 v11 3.1 Hình tượng nhân vat trong sử tì Mahabbharata Ll 3.2 Hình tượng nhãn vật tronae sử thi Ramayana 13

3.3 Hình tượng nhãn vật trong sử thi Krishna-Radba 1

Chương hai : Sử thì Ramayana - quả trình hình thành và phát triển 16

1 Cơ sở xã bội - thời đại phát triển của sử thi Ấn Độ 16

2 Nguồn gốc, tic gia, két cdu sif thi Ramayana ccccccssssesnsererersenresesereneens 17

BS aS BOG G0621 siotcgissosdskxie“cäeiSsoxaseeio 17

aT Đế, casa Misia acess ai Retail asian 17

| ee 18

3, Ramayana - hiện tượng văn học Déng NamA ccccessssssssssessnssseeneenvveseens 19

Chương ba : Hình tong Rama va Sita ccccccesessssscsnsesereeesonnssaesvennrnnnnnnenrnnssarsces 22

Ác Hành tướng me isin cass Bia 22

1.1 Kiểu mẫu anh hùng Kshatrya - 2 22552 2v vest 22

1.2 Vẻ đẹp siêu thoát và vẻ đẹp đời thường 2 22222002222122c.e2 29 SH KD Siig aso ccssnscencacssssecasuss ttacenbecisnecegsss ecu cesathasch ea 40

2.1 Khuôn mâu người phụ nữ Ấn Độ cổ đại - 5225222222222 40 2.2 Khối pha lê đúc bằng tình yêu 55-55 seo đỐ

Phần II : KẾT LUẬN 53

Trang 4

“KHmeœa (ad ở? nghiệp

Phan I: DAN LUAN

1 LY DO CHON DE TAI

Có lẽ ở xứ sở của một số nước, người dân nơi đó chưa bao giờ phải

thức hằng đêm liền để lắng nghe những bản anh hùng ca đã có từ ngàn xưa, chưa bao giờ phải bỏ một phần thu hoạch của mình để trả công cho những người nghệ sĩ Nhưng người dân Ấn Độ đã làm điều ấy không phải vì lòng hiếu kỳ lại càng không phải vì sự khoe khoang mà bởi một lẽ cao thượng hơn rất nhiều : khát vọng được thấy, được nghe, được hiểu những gì cha ông họ đã trải qua, đã sống và tranh đấu

Những bản anh hùng ca của Ấn Độ (Mahabharata, Ramayana, Krishna-Radha ) đã trở thành di sản quý báu, gắn bó với tâm hồn, máu

thịt của mỗi người dân Ấn; là sự kết tinh, phản chiếu rõ rệt những giá trị

đạo đức, văn hóa, tỉnh thần của toàn thể dân tộc Ấn Trong ánh mắt họ, luôn ánh lên niềm tự hào về những tác phẩm văn chương tuyệt bích ấy,

Và bản anh hùng ca Ramayana là một khúc ca đặc sắc, là niềm tự hào

không những của nhân dân Ấn Độ mà của cả nhân loại

Tìm hiểu sử thi Ramayana, chính là đến với những tinh hoa văn hóa của đất nước và con người Ấn Độ cổ đại Những nghỉ lễ giết ngựa tế thần, những ngày mùa bình yên, những cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng và cả lẽ sống, lý tưởng cao thượng, tình yêu thương, sự đớn hèn tất cả những điều ấy đều gần gũi, giản dị, mang đậm bản sắc văn hóa Ấn

đã được diễn tả, được thể hiện rất sinh động trong sử thi Ramayana Khúc ca tuyệt vời này sẽ mãi là điều an ủi, che chở, bồi đấp cho những tâm hồn Ấn Độ và nhân loại, là thiên trường ca bất hủ của Ẩn Độ và thế giới Nhà nghiên cứu Mi-sơ-lê (Nhà sử gia và phê bình văn học người Pháp) đã nhận xét về khúc ca này : “Đó là một tác phẩm chứa chan, hòa điệu thiêng liêng, tạo nên một không khí thái hòa và tình thương vô bờ bến trong một hoàn cảnh xã hội đầy xung đột và mâu thuẫn " (L}

Trang 5

“Khóa luận #8¢ nghiép

Giá trị và tầm vóc to lớn của Ramayana ngày càng được khẳng

định trên văn đàn thế giới Vì vậy, khi xu hướng quay về những giá trị

văn hóa phương Đông - tìm về cội nguồn châu Á luôn thôi thúc trong tâm thức nhân loại, thì việc tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị văn hóa, tư tưởng, nghệ thuật của sử thi Ramayana là nhu cầu cấp thiết để bắt kịp

cùng sư tiến triển của thời đại Do đó, khi chọn đề tài “Nghệ thuật xây đựng hình tượng nhân vật Rama và Sita trong sử thi Ramayana” cho

luận văn tốt nghiệp của mình, người viết mong muốn trên cơ sở kế thừa

thành quả nghiên cứu của những người đi trước sẽ đóng góp thêm suy nghĩ nhỏ bé của mình vào việc khẳng định những giá trị lớn lao của

Ramayana trên văn đàn Ấn Độ và thế giới Đồng thời luận văn tốt nghiệp

cũng sẽ đóng góp thiết thực cho công việc giảng dạy sau này của người viết ở trường Phổ thông Trong hoàn cảnh thiếu thốn về tư liệu, hạn chế về kiến thức, người viết chắc chấn sẽ không tránh khỏi những nhược

điểm và thiếu sót nên rất mong được sự chỉ giáo của quý Thầy, Cô

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Sử thi là thời kỳ hoàng kim của văn học Ấn Độ, là bức tranh sinh

động phản ánh đời sống tư tưởng, tình cảm của nhân dân Ấn Độ qua

những xung đột, những cuộc chiến tranh Với những bộ sử thi Mahabharata, Ramayana, Krishna-Radha, sử thi Ấn Độ đã thể hiện rõ

tính chất giáo huấn của cả dân tộc Nó luôn đề cao lý tưởng đạo đức và bổn phận, hướng con người vào điều thiện, chống cái ác, sống theo lẽ Dharma (đạo lý, công bằng, bác ái) Và sử thi Ramayana là một điển

hình tiêu biểu cho tính chất giáo huấn này Người dân Ấn Độ xem Ramayana như bộ kinh Veda thứ năm - -là loại Thánh kinh cứu rỗi linh hồn và răn dạy con người tu luyện

Ramayana đã đi vào lòng nhân dân Ấn Độ một cách sâu sắc và trở

thành nguồn cảm hứng vô tận cho các văn nghệ sĩ ở các thời đại sau Nó vượt biên giới Ấn đến tận Châu Âu, Châu Á, nhất là ảnh hưởng sâu rộng

đối với văn học Đông Nam A

Hiện nay, việc giới thiệu và nghiên cứu sử thi Ramayana ở Việt

Trang 6

“hóa huận t2? nghiép

Trung, Dinh Việt Anh, Nguyễn Tấn Đắc đã giới thiệu về giá trị nội dung

và nghệ thuật của sử thi Ramayana Nhưng việc phân tích một số nhân vật như Rama, Sita, Hanuman mang tính chất khái quát, chưa thật cụ thể, chỉ tiết,

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thừa Hỷ trong “Tìm hiểu văn hóa Ấn

Độ”, Giáo sư Phan Ngọc với lời giới thiệu bộ sử thi Ramayana (Phạm Thùy Ba dịch), Cao Huy Đỉnh trong “Truyện cổ dân gian Ấn Độ” đã đề

cập đến giá trị ảnh hưởng, và hình tượng nhân vật trong sử thi Ramayana

Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Mai Liên đang hoàn thành công trình nghiên cứu về “Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong sử thi Ramayana” Luận án đã tìm hiểu, nghiên cứu thi pháp nhân vật sử thi trong các pham trù : đạo đức, lý tưởng hoàn mỹ, phẩm chất của người anh hùng chiến trận, tâm trạng nhân vật Tất cả những đặc điểm của nhân vật đều được đặt trong mối xung đột ánh sáng và bóng tối, tôn giáo và phi tôn giáo Đây là công trình nghiên cứu về Ramayana có hệ thống và đáp ứng được những đòi hỏi thực tiễn của việc nghiên cứu thể loại sử thi

Trên cơ sở lịch sử vấn đề đã hệ thống trên đây cùng với lý luận về

nhân vật ở tầm vĩ mô của các công trình nghiên cứu, người viết sẽ khảo

sát hình tượng nhân vật ở tầm vi mô để góp phần thiết thực cho việc hiểi sâu về sử thi Ấn Độ và việc giảng dạy ở trường Phổ thông

3 PHAM VIDE TAI

Mục đích luận văn là nghiên cứu, tìm hiểu những đặc điểm nổi bật trong việc xây dựng hình tượng hai nhân vật chính Rama và Sita trong sử

thi Ramayana, Văn bản được chúng tôi dùng để khảo sát là : Ramayana -

ba tập, Phạm Thùy Ba dịch từ bản tiếng Anh, Phan Ngọc giới thiệu, Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội, 1988

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đọc toàn bộ bản dịch của tác phẩm Ramayana, ba tập, Nhà xuất

Trang 7

khóa luận 18+ nghiép

Đọc các bài nghiên cứu, phê bình về tác phẩm Ramayana, chú ý

những vấn đề có liên quan trực tiếp đến luận văn

Luận văn sử dụng các phương pháp :

- Phương pháp thống kê nhầm tập hợp những từ, ngữ, câu, đoạn,

những chỉ tiết có liên quan đến hình tượng nhân vật Rama và Sita Đồng

thời kết hợp với phương pháp phân tích để làm sáng tỏ mức độ của vấn

đề nghiên cứu

- Phương pháp đối chiếu, so sánh với những tác phẩm thuộc thể loại sử thi : Hiát và Ôđixê (Hy Lạp), Mahabharata, Krishna-Radha (Ấn

Độ), Riêm Kê (Campuchia), Xỉinxay (Lào), Trường Ca Đam San (Việt Nam)., nham phát hiện những thành tựu, sự đóng góp và đặc điểm riêng của sử thi Ramayana

S CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Luận văn gồm 3 phần và thư mục tham khảo :

Phần I : Dẫn luận

1.1 ý do chọn đề tài 2 Lịch sử vấn đề 3 Pham vi đề tài

4 Phương pháp nghiên cứu 5 Cấu trúc luận văn

Phần II : Nội dung, gồm 3 chương :

Chương 1 : Cơ sở lý luận : Vấn đề lý luận về nhân vật trong sử thi Chương !I : Sử thi Ấn Độ và Ramayana : Thời đại ra đời của sử thi

Ấn Độ và những vấn đề có liên quan đến si¥ thi Ramayana Chương III : Hình tượng Rama và Sita

1 Hình tượng Rama

1.1 Kiểu mẫu anh hùng Kshatrya

1.2 Vé đẹp siêu thoát và vẻ đẹp đời thường 2 Hình tượng Sita

2.1 Khuôn mẫu người phụ nữ Ấn Độ cổ đại 2.2 Khối pha lê đúc bằng tình yêu

Trang 8

Khóa laận ?ð† nghiệp

Phan I: NOI DUNG

Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT SỬ THỊ

Nhân vật là nơi tập trung những giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học Nó đóng vai trò quan trọng, là yếu tố cơ bản quyết định

giá trị của tác phẩm Vì vậy, người viết xin đóng góp một vài ý kiến về nhân vật để có cách nhìn nhận, đánh giá, phân tích nhân vật ở các thể

loại văn học, đặc biệt là nhân vật trong sử thi 1 Nhân vật trong tác phẩm văn học

1.1 Nhân vật văn học là một hiên tượng nghệ thuật ước lệ

Đối với việc sáng tạo một tác phẩm văn học, người sáng tác

thường chú ý trước tiên đến việc lựa chọn nhân vật : “Văn học không

thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bắn để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng” ( ` )

Nhân vật văn học được thể hiện bằng nhiều hình thức khác

nhau Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch Đó có thể là những người thiếu hẳn những nét ấy nhưng lại có tiếng

nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật trần thuật hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi

niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình

Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có

những dấu hiệu để ta nhận ra Thông thường, đó là một cái tên như : Chí Phèo, Trương Chi, Chị Sứ Thứ đến là các dấu hiệu tiểu sử, nghề nghiệp hoặc đặc điểm như chàng mồ côi, chú lính, thằng ngốc Sâu hơn là các

đặc điểm tính cách : Ông trọc phú học làm quý tộc, người đi tìm hình của nước Các dấu hiệu, đặc điểm ấy thường được đúc kết thành các “công

thức” giới thiệu nhân vật Chẳng hạn, ở truyện “Trương Chi” đó là

“ Ngày xưa, có anh Trương Chỉ, người thì thậm xấu, hát thì thậm hay Cô Mị Nương ở lầu Tây, con quan Thừa tướng ngày ngày cấm cung” (

' Tyần Đình Sử - Lý luận Văn học - Nxb GD-HN - ì9E7 - Sđd - trang 62,

Trang 9

Khóa luận ð? nghiệp

') Toàn bộ quan hệ về sau và kết cục bi kịch của nhân vật đều gắn liền với “công thức” ban đầu đó Các công thức giới thiệu nhân vật thường được chứng thực trong các mối quan hệ, các xung đột của nhân vật, Và cuối cùng, ta có một hình tượng hoàn chỉnh về một nhân vật văn học

1.2 Nhân vật văn học là phương tiện khái quát hiện thực Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của

cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, ước ao và kỳ vọng về con

người, Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về cá nhân đó Nói cách khác, nhân vật văn học là phương tiện khái quát các tính cách số phận con người và các quan niệm về chúng Tính cách được hiểu như là các đặc điểm của nhãn vật, khuynh hướng xã hội và là quy luật hành động của nhân vật, Tính cách đó được thể hiện trong toàn bộ sự miêu tả nhân vật nhưng trước hết là

trong các “công thức” và dấu hiệu, đặc điểm nhận biết nhân vật Chẳng

hạn nhân vật Rama trong sử thi “Ramayana"” được giới thiệu là một vị anh hùng nên chàng có đầy đủ tính cách của một vị anh hùng : dũng cảm, đạo cao, đức trọng

Tuy nhiên, tính cách nhân vật là một hiện tượng xã hội lịch sử, xuất hiện trong hiện thực khách quan nên chức năng khái quát của nhân vật cũng mang tính cách lịch sử văn học Trong thời đại cổ xưa, khi nhiệm vụ của xã hội con người là chính phục thiên nhiên, khai thác địa bàn cư trú, tạo dựng dân tộc thì xuất hiện các nhân vật thần thoại như : Nữ Oa đội đá vá trời, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra trăm trứng Khi xã

hội phân chia giai cấp trên cơ sở chế độ tư hữu, nhân vật văn học lại khái quát các tính cách đối kháng về mặt phẩm chất Đó là các nhân vật cổ

tích với các tính cách người giàu, kẻ nghèo, kẻ ác, người thiện

Nhân vật văn học là hình thức khái quát đời sống hiện thực

Hình thức ấy rất đa dạng để thể hiện các khía cạnh vô cùng phong phú của cuộc sống Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu hết nội dung đời sống, nội dung tư tưởng được thể hiện, phản ánh trong nhân vật để làm phong phú

thêm đi sản văn học nhân loại

——

Trang 10

Khóa luận: (8? nghiép

2 NHÂN VAT TRONG SU THI

2.1 Thuật ngữ “ sử th/"

*Sử thi còn gọi là anh hùng ca, là một loại tác phẩm tự sự dài

(thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học của các dân tộc,

nhằm ngợi ca những sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử” ( ` )

Những tác phẩm sử thi nổi tiếng trong văn học thế giới còn lưu giữ đến nay không nhiều Có thể kể tên những tác phẩm tiêu biểu

như : Iliat và Ôđixê (Hy Lạp), Enêít (La Mã), Mahabharata, Ramayana,

Krishna-Radha (Ấn Độ), Riêm Kê (Campuchia), Xinxay (Lào) Ở Việt Nam, “Trường ca Đam San” cũng mang khá rõ những đặc trưng của thể

loại sử thi ở các nước Đông Nam A

Sử thi là đặc trưng riêng, là tiếng nói riêng của mỗi dân tộc

Sử thi chính là những trang sử hào hùng, phản ánh rõ rệt quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của dân tộc đó Vì vậy, sử thi trở thành niềm tự hào, trở thành di sản văn hóa quý báu của mỗi dân tộc, Đặc biệt

ở Ấn Độ, những bộ sử thi ra đời rất sớm và có giá trị vô cùng to lớn đối với nhân đản Ấn Độ và của cả thế giới

2.2 Đặc điểm của nhân vật sử thi

Đặc trưng chủ yếu của sử thi là biểu hiện ý thức cộng đồng của nhân dân và dân tộc đối với quá khứ vẻ vang của mình Do đó, nhân

vật trong sử thi đã mang những nét riêng cơ bản nồi bật,

Các nhân vật chính của sử thi là những anh hùng, tráng sĩ,

đại diện cho sức mạnh thể chất và tỉnh thần, cho ý chí và trí thông minh, lòng dũng cảm của toàn thể nhân dân thời đó Đó là người anh hùng nhân

dân, cái đẹp, cái giàu mạnh của họ là của nhân dân Trong anh hùng ca

[liat và Ôđixê của Hy Lạp, nhân vật chính là những anh hùng hào kiệt :

Asin, Hecto, Uylix

Asin là sự khái quát hóa cao độ những phẩm chất lý tưởng

của người anh hùng, là hiện thân của sức mạnh dân tộc, thời đại :

Trang 11

“hóa luân ở? nghiệp

**Từ đâu đến chân đêu ngời lên một niêm vinh quang chói lọi vì chàng không đại diện cho bản thân mà là đại điện cho nhân dân,

được miêu tả như là đại điện của nhân dân” (Bêlinxki) ( ` )

Hecto là hóa thân của khí phách hào hùng, của tinh thần hy sinh quên mình cao cả, là trụ cột chủ yếu để duy trì thành Troa Với

chàng, mục đích “chiến đấu vì bộ tộc là điểm hay nhất” ( ° )

Uylix là hiện thân của trí thông minh, là kết tinh cho trí tuệ nhân dân trong đời sống chính trị và sinh hoạt hàng ngày

Mỗi nhân vật anh hùng đều có những đặc điểm, sắc thái riêng không ai giống ai, nhưng họ đều giống nhau ở chỗ là những người anh hùng mang lý tưởng tập thể, thị tộc, bộ lạc Lý tưởng của họ là lý tưởng của con người tràn đầy sức sống và nhiệt tình sôi nổi, khát khao chiến công và lập vinh quang, Người anh hùng sử thi là sản phẩm của

thời đại anh hùng, nên họ được xây dựng có sức mạnh phi thường, họ rất

có ý thức về sức mạnh, về tài năng chiến trận của mình

Đặc điểm của nhân vật sử thi có tầm cỡ dân tộc, nên các

nhân vật đã hành động theo ý nguyện và quyền lợi tập thể, Họ có công

trong các cuộc chiến tranh hay chinh phục thiên nhiên, xây dựng đời sống

sinh hoạt cộng đồng Các nhân vật anh hùng đều có những hành động, lời

nói mang tính chất chuẩn mực nêu gương, thể hiện tỉnh thần, trí tuệ bộ tộc và thời đại lịch sử Đặc biệt, các anh hùng coi trọng danh dự hơn trọng tính mệnh và họ được thử thách, xét xử theo sự nghiệp mà họ bảo vệ Asin (anh hùng ca Iliat - Hy Lạp) là một nhân vật anh hùng rất trọng

danh dự, khi danh dự bị tổn thương, chàng sẵn sàng chống lại Aganơnông Khi người bạn thân thiết của mình bị Hecto giết, chàng đã xông pha ra chiến trường, lập nên chiến công hiển hách Asin đã chiến thắng Hecto, bảo vệ được danh dự của mình và của cả quân Hy Lạp

Hecto vì quyền lợi tập thể, vì quê hương, chàng đã sẵn sàng xông lên

hàng đầu quân sĩ, khích lệ quân Troa hãy chiến đấu hết sức mình, Với chàng, vì quê hương ngã xuống, đó là một vinh dự lớn :

“ÐĐØ1 với người chết vì quê hương, thì chẳng có gì xấu hổ ed”, (3)

Trang 12

“Khóa luận 18? nghiện

Với sử thi Ấn Độ, người anh hùng được xét xử, thử thách theo

sự nghiệp mà họ đã bảo vệ (trong sử thi Mahabharata) Nhân vật Yuhisthira là con của thần Dharma - thần công lý và đạo đức nên trong

suốt tác phẩm, chàng nổi bật hơn các anh hùng khác về đạo cao, đức trọng, được đặt đối diện với thử thách về đạo đức Bhima - con của thần Gió Vayu, chàng là biểu tượng của sức mạnh vô song, được đặt đối diện với thử thách về sức manh Ở sử thi Ramayana, Rama vốn là anh hùng lý tưởng của đẳng cấp vương công quý tộc Kshatrya, nên trong bất cứ hoàn

cảnh chiến đấu nào, chàng cũng quyết tâm bảo vệ lý tưởng anh hùng của đẳng cấp minh Rama đã thể hiện rõ khí phách hùng dũng của một chiến

sĩ Kshatrya : tiêu điệt cái ác, đem lại công lý, hạnh phúc cho xã hội

Sử thi luôn chú ý đến việc phản ánh lịch sử, tính anh hùng

tập thể và chiến cơng của tồn bộ tộc Đó là lý tưởng cao nhất của thời

đại, là khát vọng của toàn thể nhân dân Cho nên cách miêu tả nhân vật

thường trùng lặp mang tính chất ước lệ sử thi Từ một con người một sự vật nói nhiều mặt, nhiều thứ nhằm gây ấn tượng cho người nghe Các nhân vật được miêu tả với những thuộc tính bất biến, sử dụng những vũ khí đặc biệt, nói những lời quy phạm, khoa trương Bên cạnh đó, các

nhân vật được miêu tả khá tỉ mi đầy đủ từ cách ăn mặc, trang bị, đi đứng đến những trận giao chiến, những chiến công lừng lẫy và đôi khi cả các

nét sinh hoạt đời thường của họ Điều đáng chú ý là cách miêu tả này đều được thể hiện trong vẻ đẹp siêu phàm, kỳ vĩ Bởi vì sử thi ra đời vào thời

điểm nối tiếp thần thoại tức là từ thế giới thần linh chuyển sang thế giới con người Chúng ta thấy rõ đặc điểm này qua cách miêu tả một số nhân

vật anh hùng trong sử thi phương Tây, phương Đông

Có thể nói, sử thi phương Tây đã đem đến cho nhân loại

những công trình văn chương tuyệt vời và có giá trị Trong đó IHiiat và

Ôđixê của Hy Lạp là đỉnh cao chói lọi nhất, Đây là một di sản văn hóa

“được nhân loại nhắc đến như một công trình vĩ đại bằng đá hoa

cương” ( ` ) Chính tác phẩm bất hủ này đã giúp chúng ta hình dung lại một thời đã qua náo nức hào hùng, đem đến cho nhân loại những bức chân dung về người anh hùng thời xưa với cách miêu tả riêng của thể loại

: Lương Duy Trung - Văn học Phương Tay - Nxb GD - Sảd - trang 48

Trang 13

Khóa laận #Ø? nghiệp

sử thi, Asin - đó là bức chân dung nổi bật trong hàng trăm chân dung anh

hùng của Iliat Homer đã không tiếc lời khi miêu tả vẻ đẹp, sức mạnh của chàng, Asin “đẹp như vị thần”, sức mạnh vô địch :

“4Sin sử dụng một cây giáo vừa nhọn vừa dài mà ngoài chang ra không người Akêen nào nhấc nổ?” (Khúc ca XVI) ( Ì)

Hình dáng đẹp đẽ, sức vóc như thần, tiếng thét thì âm vang

như “tiếng kèn xung trận” làm cho “đầu gối của hết thấy người Troa đều run rẩy, trái tim tan ra như nước” ( ? ) Khi ASin xung trân thì “như một vị thân tung mình vào chiến trận, lao tới chém giết quân Troa khiến cho đất đen ngập máu” ( Ỷ )

Cách miêu tả nhân vật trong sử thi phương Tây mang tính chất siêu phàm kỳ vĩ khác thường và trong sử thi Ấn Độ (sử thi phương Đông) cũng có cách miêu tả như thế, Nhân vật Rama trong sử thi Ramayana được miêu tả với vẻ đẹp hoàn mỹ lý tưởng :

Chàng có đôi tay khỏe chắc, đôi mắt sắc hông, đôi môi đỗ thắm, mái tóc như bờm sư tử, đôi tai nghe thấu nhạc của trời

đất ”(* )

3 VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT

TRONG BA BỘ SỬ THỊ ẤN ĐỘ

Do hạn chế về tư liệu, trình độ ngoại ngữ và nhận thức, người viết xin được trình bày vài nét về hình tượng nhân vật trong ba bộ sử thi Ấn

Độ : Mahabharata, Ramayana, Krishna-Radha để từ đó đi sâu tìm hiểu “Nghệ thuật xây đựng hình tượng nhãn vật Rama va Sita trong sif thi

Ramayana”

3.1 Hình tượng nhân vật trong sử thi “Mahabharata”

*“Mahabharata” được người Ấn Độ coi là “Đại bách khoa

toàn thư” về đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của Ấn Độ cổ đại, Tác phẩm đã chứa đựng, phản ánh những sự kiện lịch sử, những tín ngưỡng tôn giáo, những tập quán sinh hoạt của toàn thể dân tộc Ấn Độ Tác

! Lưdag Duy Trung - Văn học phương Tây - Nxb Giáo Dục - 1997 - trang 50

Ÿ Lương Duy Trung - Văn học phương Tây Nxb Giáo Dục - 1997, ? Lương Duy Trung - Văn họ c phương Tấy - trang 50

Trang 14

“hóa laận @? nghi@p

phẩm đã đóng góp lớn lao vào gia tài văn hóa thế giới - một tài sản

chung về văn hóa dân gian của nhân loại

Sự phong phú đa dạng về nội dung tư tưởng của sử thi

Mahabharata được thể hiện thông qua một hệ thống nhân vật đặc sắc, độc đáo Thi pháp nhân vật sử thi Mahabharata khắc họa đậm nét hình ảnh của những anh hùng dũng sĩ thuộc đẳng cấp Kshatrya Mỗi người đều

mang một tính cách, một đời sống tỉnh thần riêng : YuhisThira đức độ sáng suốt, Anjuna dũng cảm kiêu hùng, Bhima xông xáo, sôi nổi, Kacna hùng dũng kiêu căng, Krishna tài trí siêu việt, Mỗi nhân vật đều để lại

một ấn tượng khó quên trong tâm hồn người đọc ›

Các nhân vật trong sử thi Mahabharata luôn được đặt đối diên với nhiều thử thách của các vị thần linh về đạo đức và lòng kiên

nhẫn để từ đó tạo nên thế đối lập làm nổi bật điểm mạnh của từng nhân vật Ở “Cái đầm có ma” (Chương 41 - Miahabharata) sử thi đã đặt các nhân vật chịu đựng sự thử thách của thần Dharma dưới hình dạng của

thần sông hồ Năm anh em Pandava lần lượt bước đến cái đầm huyền bí,

lần lượt được thử thách và bộc lộ tính cách của mỗi người Người anh cả

YuhisThira nhờ có tấm lòng nhân hậu, ngay thẳng, chàng đã trả lời được những câu hỏi của Thần sông hồ và đã thoát chết, cứu được các em mình

Trong năm anh em, chỉ có YuhisThira là vượt qua được sự thử thách của

thần công lý Dharma Điều này chứng tỏ người anh hùng có tài trí sức

mạnh chưa đủ mà còn phải có cả đạo đức thì mọi việc mới đạt kết quả

tốt

Cuối cùng là những Íần thử thách ở cổng trời, nhà trời thần

Dharma lại tiếp tục thử thách con trai mình nhưng YuhisThira đã vượt

qua được Với chàng, trên cõi thiên đường không có chỗ cho lòng hận thù nên chàng đã vượt qua được thử thách và xứng đáng là con của thần

Dharma

“Hình tượng nhân vật YuhisThira đã giúp chúng ta hiểu biết được phần nào về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong sử thi Mahabharata, Tác giả đã xây dựng thành công mẫu người anh hùng của

đẳng cấp Kshatrya có sự kết hợp thống nhất giữa tài trí, sức mạnh, đạo

đức, \

Mahabharata đã đề cao lý tưởng và đạo đức Dharma thông qua hành động và tính cách của năm anh em Pandava và một số nhân vật

Trang 15

Khóa luận (8? aghiép

khác : YuhisThira là kết tỉnh sức mạnh đạo đức, Bhima, Arjuna thể hiện

năng lực vật chất, sức mạnh phi thường, Krishna là biểu tượng trí tuệ hiền mỉnh của con người

Sử thi Mahabharata đã xây dựng một thi pháp nhân vật đặc sắc, độc đáo '*Trừ tác phẩm IHiat ra không có tác phẩm nào mà nghệ thuật miêu tả nhân vật phong phú và chan thyc nhu Mahabharata Nhân vật không đau khổ din vặt như nhân vật của Dantê, không say mê cực độ như nhân vật của Shakespeare, trái lại các nhân vật đều phản ánh tính cách uy nghiêm trâm lặng của sức mạnh tỉnh thần

chẳng khác gì những hình tượng bất hủ bằng cẩm thạch từ thời xưa để lại mà các nghệ sĩ điêu khắc ngày nay không tài nào mô phỏng được"

(2)

3.2 Hình tượng nhân vật trong sử thi Ramayana

Trong kho tàng văn hóa truyền thống của Ấn Độ, Ramayana là bộ sử thi nổi tiếng và có giá trị bao quát được nhiều vấn đề của nhân

loại Các nhân vật đã thể hiện được những tâm hồn trong sạch nồng cháy yêu thương, che chở, an ủi những nỗi đau khổ của con người

Hệ thống nhân vật trong tác phẩm rất đa dạng và phong phú từ thế giới thần linh, ma quỷ, con người , tất cả đều được tài năng của Vanmiki xây dựng rất cụ thể, tạo được sức cuốn hút kỳ lạ Đặc biệt các nhân vật chính đều đại điện cho những quan niệm đạo đức đã được chung đúc lại và trở nên định hình : Rama tài ba đức độ, Sita chung thủy vị tha,

Hanuman trung thành dũng mạnh Các nhân vật đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc và góp phần cho sự thành công của thể loại sử thị,

Thi pháp nhân vật của sử thi Ramayana đặt nhân vật trong

mối quan hệ Thiện-Ác, chân lý hay phi chân lý, Mối quan hệ này chỉ

phối toàn bộ tính cách của mỗi nhân vật Các nhân vật trong tác phẩm

chia thành hai tuyến đối nghịch nhau, được chạm khắc bằng những đường nét cao cả hay thấp hèn, tốt đẹp hay xấu xa Rama, Sita, Laksmana, Hanuman là những nhân vật dep dé, cao thượng; Kekêi Ravana là

những nhân vật ích kỷ, tham lam, hèn hạ

Trang 16

Khóa luận đ1 nghiệp

Xét về mặt xã hội, các nhân vật chính của Ramayana thuộc

đẳng cấp Rshatrya (vương tôn võ sĩ) Họ chiến đấu, chiến thắng vinh quang trên chiến trường, song lại hấp thu sâu sắc sự giáo dục của đẳng cấp Balamôn Vì vậy, nhân vật người anh hùng trong Ramayana còn đội trên đầu lý tưởng Balamôn Đó là bổn phận tôn giáo Dharma Chính sự ảnh hưởng của hai đẳng cấp này nên trong sử thi đã xuất hiện loại nhân

vật đặc biệt : anh hùng đạo sĩ Điều này được thấy rõ qua nhân vật Rama,

Chàng vốn là anh hùng của đẳng cấp Kshatrya nhưng vì bổn phận và danh dự, Rama đã từ bỏ mọi công danh phú quý để vào rừng sâu sống

cuộc sống của những ẩn sĩ ngày ngày tu luyện chịu đựng cuộc đời khổ hạnh )

Đặc điểm nổi bật trong thi pháp nhân vật cia “Ramayana”

là các nhân vật luôn được đặt trong những xung đột đỉnh điểm, những tình

huống đầy kịch tính để từ đó bộc lộ rô tính cách mỗi nhân vat) Trong tác

phẩm, cơn ghen của Rama đã đặt nàng Sita vào sự thử thách vô cùng

khắc nghiệt Sita phải mượn thần lửa Agni để chứng minh lòng chung

thủy đối vđi Rama Chinh sự thử thách này đầ làm sáng ngời hơn tình yêu

chung thủy sắt son của nàng Đồng thời những nhân vật trong Ramyana đều có nguồn gốc xuất thân thần thánh, đều mang cốt cách thần linh nhưng được hình tượng hóa mang đầy đủ tính người rất sinh động và chân thực : biết đau đớn khi hy sinh, biết nhớ thương khi ly biệt, biết căm giận, ghen hờn, hối hận, yêu thương và độ lượng Rama và Sita đều có nguồn gốc từ thần linh : Thần Vishnu (Rama) và vợ Laskmi (Sita) nhưng

họ vẫn có những cái “yếu đuối” của con người : lòng cả tin của Sita khi

quỷ Ravana giả dạng lừa nàng, cơn ghen tuông của Rama và sự hối hận của chàng Điều đặc biệt trong tính cách của các nhân vật thường hay để những tình cảm nhân tính lấn lướt khát vọng sống hào hùng Chẳng hạn

khi mất Sita, Rama buồn chán, không còn khao khát sống và hành động,

chàng chỉ còn là một chàng trai yếu đuối, đau khổ

(Hình tượng nhân vật trong sử thi Ramayana được thể hiện

với đầy đủ cung bậc : anh hùng, dũng cẩm, yếu đuối, lỗi lầm và vẫn còn là vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn )

3.3 Hình tượng nhân vật trong sử thi " Krishna-Radha”

Trang 17

khóa laậa *ð† nghiên

Các dân tộc Ấn Độ để lại cho kho tàng văn học Ấn nhiều bản anh hùng ca có tầm cỡ về độ dài khiến chúng ta kinh ngạc :

Ramayana, Mahabharata, Krishna-Radha Đặc biệt bản anh hùng ca

Krishna-Radh tuy không nổi tiếng bằng Ramayana, Mahabharata nhưng

đã chiếm một vị trí khá quan trọng trong đời sống văn hóa nghệ thuật của

nhân dân Ấn Độ

Nhân vật nổi bật trong bản anh hùng ca Krishna-Radha là Krishna Đây là nhân vật chính, là nhân vật điển hình của cuộc sống đời thường Krishna là chú bé chăn bò, thần mục đồng của nhân dân lao động, về sau được đạo Hindu thần thánh hóa trở thành hiện thân thứ tám của thần Vishnu, Như vậy, chàng là nhân vật nửa người, nửa thần Chàng

là mục đồng, là anh hùng bộ lạc, tính tình hồn nhiên, chất phác, tài trí thông minh đã lập nhiều chiến công trong việc tiêu diệt quỷ dữ Kangra, cứu vớt được nhiều sinh linh trên quê hương Ngoài ra Krishna còn có

nhiều kỳ tích chống thiên nhiên, chống những thế lực tàn bạo trong xã

hội, chống cả thần thánh Balamôn Chàng còn là nghệ sĩ thiên thần đã

sáng tạo ra những điệu múa được phổ biến trong dân gian

Nhân vật Krishna được tác giả dân gian xây dựng rất gần gũi với nhân dân lao động Ấn Hình tượng chàng từ bé đến khi trưởng thành

tuy có những đặc tính thần linh bẩm sinh nhưng vẫn mang đầy đủ tính

chất, phẩm chất của một con người trần thế Khi còn bé, Krishna cũng nghịch ngợm ăn vụng, ăn cắp, bị đánh bị phạt, lớn lên cũng yêu thương, dùng tiếng sáo để “tỏ tình” với các cô gái trong làng Những kỳ tích của chàng đều gấn liền với lợi ích, với những ước mơ, khát vọng của những

người lao động

Như vậy, anh hùng ca “Krishna-Radha” đã tập trung xây dựng hình tượng nhân vật Krishna với những đường nét độc đáo Chàng

rất gần gũi với nhân dân lao động Ấn, chàng cùng lao động, cùng vui chơi với những người lao động nghèo với một tỉnh thần yêu mến và trân

trọng họ Nhân vật Krishna đã phản ánh sinh động bức tranh sinh hoạt của nhân dân lao động Ấn Độ, nói lên ước mơ và sức mạnh của nhân

dân Hình tượng chàng sẽ sống mãi trong lòng mỗi người, sẽ là nguồn đề

Trang 18

Khóa lận 0A2 nghidp Chuong 11: SU THI RAMAYANA - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VA PHAT TRIEN 1 Cơ sở xã hội - thời đại của sự hình thành và phát triển của sử thi An D6

Tác phẩm văn học không bao giờ là sản phẩm “phi thời đại”, trái

lại, nó là những đớn đau, dần vặt của người sáng tác đối với xã hội mà họ sống, là những trăn trở của họ đối với cuộc sống hiện tại Vì thế, không thể hiểu được sử thi Ấn Độ nếu ta không đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử

xã hội, thời đại mà nó ra đời và phát triển

Nếu thần thoại cổ đại Ấn Độ ra đời trên cơ sở xã hội công xã

nguyên thủy thì sử thi Ấn Độ ra đời trên cơ sở xã hội Ấn Độ cổ đại đang

phát triển mạnh mẽ qua chế độ quân chủ phong kiến Ở đó, chế độ huyết

thống trong công xã đã suy tàn, thay vào đó là sự phát triển hưng thịnh của nhà nước nô lệ với hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ Sự phân chia

giai cấp ấy lại gắn với tư tưởng tư hữu (danda) trong xã hội, người ta quan tâm đến của riêng nhiều hơn của chung Do đó, xã hội phong kiến Ấn Độ

ngày càng phân hóa sâu sắc, bất công đau khổ càng nhiều, quan hệ tốt

đẹp cũ trong thời đại dân chủ bộ lạc mất đần Sự bình đẳng bác ái không

còn nữa, xã hội đã hình thành bốn đẳng cấp : Brahman (tăng lữ

Balamôn), Kshatrya (vương công quý tộc võ sĩ), Vaisya (thương nhân,

nông dân, thợ thủ công), Sudra (nô lệ, tôi tớ, người làm thuê, làm mướn) Sự phân chia đẳng cấp như vậy làm cho sự hòa hợp bác ái không còn

nữa, lẽ Dharma (đạo đức, bổn phận, chánh pháp) bị vi phạm nghiêm

trọng bởi tư tưởng tư hữu Mặt khác, xã hội lại bị chia cắt thành nhiều

vương quốc, các cuộc chiến trận giữa các vương quốc liên tục xảy ra )

Trên cơ sở lịch sử xã hội đó, những bản anh hùng ca của Ấn Độ ra

đời là bức tranh rộng lớn phản ánh được nhiều mặt đời sống xã hội, tư tưởng của nhân dân Ấn Độ cổ đại, ca ngợi những chiến công hiển hách hào hùng của các vị anh hùng và chống lại những mẫu thuẫn bất công

Thời điểm lịch sử xã hội đó cũng chính là nền tầng của sự ra đời sử thi Ấn Độ nói chung và sử thi Ramayana nói riêng

Trang 19

Khéda luận #3? ashiêm

2 Nguôn gốc, tác giả, kết cấu sử thi Ramayana 2.1 Nguồn gốc

Theo phỏng đoán của nhiều nhà nghiên cứu văn học Ấn Độ thì Ramayana được truyền miệng từ thế kỷ VI - V trước công nguyên (TCN)

Rađakrixnan - một học giả Ấn Độ cho rằng Ramayana được biên soạn sau tác phẩm Mahabharata, mặc dù nội dung câu chuyện ra đời ở một thời xa xưa hơn và nó có thể được ghi lại thành văn sau khi Phật ra đời (563 - 483 TCN) nhưng đó chỉ là ước đoán Còn H.D Xankalia - nhà

khảo cổ học Ấn Độ, phát biểu năm 1967 trong một hệ thống bài giảng về tác phẩm Ramayana của mình ở trưỡng Đại học Tổng hợp Burơđa (Ấn

Độ) thì khẳng định rằng tác phẩm Ramayana ra đời vào thế kỷ III TCN

và hoàn chỉnh nó vào thế kỷ IV sau CN Nhừng ý kiến đó đang tiếp tục

nghiên cứu Sự thực, tác phẩm này ra đời trong dân gian, đã được truyền miệng từ đời này qua đời khác trong khoảng thời gian gần nghìn năm, da

có biết bao thi sĩ vô danh ghi chép, gọt giũa, thêm bớt làm cho tác phẩm

này ngày càng trở nên tuyệt tác

2.2 Tác giả

Theo các nhà nghiên cứu, sử thi Ramayana là câu chuyện được lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ đời này sang đời me Sau, Vanmiki là một tu sĩ Balamôn có tài văn thơ, có nguồn cảm hứng đặc biệt và trí nhớ kỳ lạ đã ghi chép những câu chuyện trong dân gian thành văn

vần và sau này qua nhiều thế kỷ với sự gọt giữa của các nghệ nhân dân

gian, văn bản sử thi Ramayana không còn là nguyên bản của ông nữa ) 'Vanmiki được người Ấn Độ coi là nhà thơ đầu tiên (Adiccavi) còn Ramayana là bài thơ đầu tiên (Adicavia) Bản thân

Vanmiki được xem là nhân vật nửa truyền thuyết, nửa sự thật Cuộc đời

ông được kể như sau : Ông sống vào khoảng thế kỷ V (TCN), xuất thân

Trang 20

Khóa luận 2e nghiép

pắp thần Narađa đến khuyên răn nên cải tà quy chánh và bày vẽ cho ông

phép tu hành, Vanmiki vâng lời làm theo Ngày ngày ông ngồi yên lặng

trong rừng sâu tu luyện, ông đã ngồi tọa thiền hằng ngần năm, sau đó có một tổ mối (vanmika) xông lên trùm lấp hết người, do đó ông mới có tên

là Vanmiki - có nghĩa là “người con của tổ mối” Sau một thời gian tu luyện, ông được tôn làm đạo sĩ Vanmiki vốn là người thông minh, có trí nhớ kỳ lạ, ăn nói lưu loát, hễ xuất khẩu là thành thơ Nhờ biệt tài đó mà

Thần Narada đã kể cho Vanrniki nghe về kỳ tích của hoàng tử Rama Sau khi đã nhập tâm câu chuyên, ông đem kể lại cho các môn đệ của ông

nghe bằng những vần thơ tuyệt diệu Từ đó những nghệ nhân hát rong

đem truyện thợ Ramayana của Vanmiki đi kể khấp làng xóm, phố

phường Ấn Độ `

Sử thi Ramayana đã “khoác” cho tác giả một câu chuyện

huyền thoại Phải chăng huyền thoại về cuộc đời tác giả là nhằm mục đích tăng thêm sức hấp dẫn kỳ lạ, giá trị vĩnh hằng của tác phẩm ? Sự ra

đời và tồn tại của một tác phẩm đồ sô như Ramayana chỉ có thần linh, chỉ có những con người kỳ lạ, tài năng đặc biệt mới sáng tạo được ! Ngày

nay, khi tiếp xúc với tác phẩm, chúng ta ngạc nhiên và nể phục về tài

năng sáng tạo của tác giả, về sự đồ sộ và giá trị to lớn của Ramayana

phải chăng đều xuất phát từ huyền thoại mang yếu tố thần thánh của cuộc đời Vanmiki

2.3 Kết cấu

(Toàn bộ Ramayana nguyên bản bằng tiếng Sanskrit - ngôn

ngữ dùng trong văn học cổ, bao gồm bảy cuốn, trong đó cuốn thứ bẩy (cuốn phụ bản) có nhiều khả năng là do đời sau thêm vào Có thể khẳng định đây là một trong những bản sử thi lớn nhất không chỉ trong văn học Ấn Độ mà còn cả trong văn học thế giới Tuy nó không đồ sộ bằng tác

phẩm Mahabaharata gồm 110,000 Slôka (câu thơ đôi), những Ramayana

cũng có tới 24.000 câu thơ đôi tức 48.000 dòng thơ (mỗi câu 16 vần thơ) được cấu trúc thành 500 đoạn, gần bằng cả hai bản anh hùng ca Hiat và

Ôđixê của Hy Lap cộng lại

Trang 21

Khoa Luận tý nghiap

Bố cục tác phẩm Ramayana tương đối gọn và tập trung hơn bộ sử thi Mahabharata Ngoài một số chuyện thần thoại có liên quan đến

tác phẩm (như các thần thoại về tướng khi Hanuman, thần gió Vayu, thần thoại Siva và sông Hằng, chuyện khuấy biển sữa ) bộ sử thi Ramayana

tập trung vào nội dung phản ánh lịch sử, Nó phản ánh cuộc đấu tranh

giữa các bộ tộc Arya và những bộ tộc phi-Arya cũng như quá trình di cư, xâm nhập của các bộ tộc Arya xuống phía cực Nam Ấn Độ (Sr Lanka) )

Về phần phụ bản của tác phẩm có ý nghĩa thật sâu sắc

Người Ấn Độ cổ đại muốn gửi gắm ước mơ, khát vọng cao đẹp về một xã hội công bằng với những con người hoàn thiện, hoàn mỳ nhất - đó là chàng Rama tài ba đức độ và nàng Sita xinh đẹp, thủy chung Nhân đân Ấn Độ luôn mơ ước lòng thủy chung của nàng Sita mãi mãi là thước đo giá trị vĩnh hằng của người phụ nữ Ấn Độ, đạo cao đức trọng của chàng Rama là hình ảnh lý tưởng, hoàn mỹ của thần Vishnu Chính vì vậy, phần phụ bản của sử thi Ramayana, nhân dân Ấn Độ đã để nàng Sita trở về lòng đất mẹ - nơi nàng sinh ra, chàng Rama trở lại bản thân nguyên thủy

của thần Vishnu - thần bảo vệ lẽ Dharma của toàn thể vũ trụ Đoạn vĩ

thanh đã làm cho hình ảnh Rama và Sita sáng ngời mãi trong lòng mỗi

người dân Ấn Độ và là hình ảnh ngưỡng mộ, tôn thờ đối với họ 3 Ramayana - hiện tượng văn học Đông Nam Á

Văn học Đông Nam Á đã ảnh hưởng sâu sắc các tác phẩm văn học

có giá trị của Ấn Độ Sự ảnh hưởng này hoàn toàn mang tính chất tự nguyện không mang tính chất áp đặt hay tính đồng hóa Nói một cách

khác, văn mỉnh Ấn Độ đến với Đông Nam Á bằng sự thấu ngấm

Các tác phẩm văn hoa Ấn Độ nhu : Jataka, Ramayana,

Panchatantra đã có ảnh hưởng lớn đốt với văn học Đông Nam Á, đặc biệt

tác phẩm Ramayana đã trở thành hiện tượng văn học Đông Nam Á

- Người Ấn Độ thường nói : “Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì Ramayana còn làm say mê lòng người và cứu giúp họ ra khỏi

.” tate

A)

Trang 22

Khda ludn t1 nghiap

tội lỗi” (`) Điều này chứng tỏ bộ sử thi Ramayana chẳng những có ảnh hưởng sâu rộng ở đất nước Ấn Đô mà còn vượt biên giới đến tận châu

Au, châu Á, đặc biệt các nước Đông Nam Á Nhiều nước ở vùng Đông

Nam Á đã mượn cốt truyện Ramayana để sáng tác nhiều tác phẩm bất hủ

mang màu sắc độc đáo của dân tộc mình như Ramakiên ở Thái Lan,

Ramayana ở Inđônêxia, kịch Rama ở Miến Điện, trường ca Riêm kê ở

Campuchia Ở Lào có trường ca Phalắc Phalam và Xin xay Ở Việt Nam có Ramayana của dân tộc Chàm, truyện Dạ Thoa Vương trong “Lĩnh

Nam chích quái” Ngoài ra, ở khu đền Pram-ba-nam trên đảo lava

(Inđônêxia) có rất nhiều phù điêu minh họa câu chuyện tình giữa hoàng tử Rama anh hùng và công chúa Sita xinh đẹp, chung thủy, ở Campuchia,

sử thi Ramayana được khắc họa trên những bức tường đá ở Ängko Vát Tác phẩm Ramayana đã khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật và trở thành những kiểu mẫu sáng tác cho các văn nghệ sĩ ở Đông Nam Á, Chính từ đây diễn ra quá trình di chuyển đề tài, vay mượn cốt truyện, mô

phỏng sắng tác, tạo nên quá trình Lào hóa, Campuchia hóa và đã tạo ra

hàng loạt tác phẩm văn học Lào, Campuchia gốc Ấn

Sự ảnh hưởng sâu sắc tác phẩm Ramayana đối với văn học Đông

Nam Á phải chăng xuất phát từ sự bề thế, đồ sộ, triết lý thâm trầm sâu xa

của Ramayana ? Đọc Ramayana, chúng ta thấy sự hiện hữu cả bóng dáng

của một thời kỳ lịch sử, một chế độ xã hội cổ đại tổng hợp nhiều tư tưởng nhân sinh quan Hay toàn bộ tổng thể những thể loại văn học Ấn Độ mà

nhiều quốc gia Đông Nam Á cần học tập Tuy nhiên, các quốc gia Đông

Nam Á cũng là một trong những quốc gia có nền văn minh lâu đời Do đó

họ cũng tự biết được rằng họ cần lĩnh hội điều gì và cần khẳng định chứng minh cho toàn nhân loại óc sáng tạo, trí thông minh của con người

Đông Nam Á Bởi thế, họ tiếp thu thành tựu của văn học Ấn Độ một cách

chọn lọc “gạn đục khơi trong” Tuy họ có mượn đề tài, cốt truyện trong

Ramayana nhưng quan điểm, cách lý giải, cách kết thúc các số phận

nhân vật hoàn toàn khác với Ramayana

Ì Lưu Đức Trung - giáo trình văn học Ấn Độ - Nxb GD - 1997 - trang 52

Trang 23

Khéda luận tđ? nghiệp

Ảnh hưởng của sử thi Ramayana đối với văn học Đông Nam Á có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Văn học là tấm gương phản ánh một giai đoạn

lịch sử, một chế độ xã hội của một dân tộc Ramayana là một trường hợp như vậy, và có lẽ còn hơn thế nữa Sức sống của nó trong kho tàng

văn học nhân loại ngầy cầng mạnh mẽ và có sức cuốn hút hấp dẫn kỳ lạ Ramayana là một tuyên ngôn nghệ thuật đã trở thành bất tử - đã trở thành

Trang 24

Khda lu&n 43? nghi@p

Chương HI : HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT RAMA VÀ SITA

.Ramayana là một tác phẩm văn học vĩ đại, Nếu sit thi Mahabharata đã nói lên những khát vọng tâm linh cao cả mang tính chất tôn giáo, triết

học thì sử thi Ramayana thể hiện những tâm hồn trong sạch và nồng cháy

yêu thương; chờ che và an ủi những nỗi khổ đau của con người,

Ramayana là tập sách giáo dục tình thần cao thượng Các nhân vật trong

tác phẩm đều là hình tượng của những quan niệm đạo đức nhân sinh đã được chung đúc lại và trở nên định hình, Sử thi Ramayana vượt biên giới đến với nhân loại không phải chỉ ở nội dung phong phú tính triết lý sâu sắc mà còn ở giá trị nghệ thuật nhất là nghệ thuật xây dựng hình tượng hai nhãn vật chính là Rama và Sita

1 Hình tượng Rama

1.1 Kiểu mẫu anh hùng Kshatrya

⁄ Nét nổi bật trong đời sống xã hội của Ấn Độ truyền thống là chế độ đẳng cấp Sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội biểu lộ rð nét nhất là ở thành kiến luật pháp, địa vị xã hội Chính sự phân chia đẳng cấp đã

ảnh hưởng đến nền văn học Ấn Độ đương thời, ảnh hưởng đến việc xây dựng hình tượng nhân vật Tác giả thường chú ý xây dựng nhân vật mang

đậm dấu ấn đẳng cấp

Sử thi Ramayana tập trung xây dựng nhân vật chính Rama là hình ảnh chân thực của một anh hùng võ sĩ thuộc đẳng cấp Kshatrya -

đẳng cấp vương công quý tộc, đẳng cấp ưu tú được coi trọng trong xã hội

Ấn Độ cổ đại

1.1.1 Hiên thân thần thánh của thần Vishnu

(Sử thi Ấn Độ ra đời trong giai đcạn cuối của chế độ

công xã nguyên thủy và buổi đầu của xã hội phong kiến /Trong buổi giao thời đầy nhọc nhần ấy sử thi đã mang đậm dấu ấn cảm quan ling man

của sáng tác thần thoại, Vì thế, sự xuất hiện, ra đời của các nhân vật bao

Trang 25

“hóa 43x tat nghtép

giờ cũng rnang yếu tố thần thoại - có nguồn gốc thần thánh, Nhân vật Rama cũng khơng nằm ngồi thơng lệ đó

Theo truyền thuyết, Rama là hóa thân thứ bảy của thần

Vishnu - thần bảo vệ trật tự xã hội trong ba ngôi tốt linh của thần thoại

Ấn Độ - vị thần này là hiện thân cho sức sống tỏa khắp tràn đầy, được - mọi người gọi bằng một cái tên hết sức trìu mến “Thánh của các Thánh” Thần Vishnu đã giáng thế xuống trần làm người, hóa thân thành hoàng tử

Rama của kinh thành Ayôđhya để cứu nhân loại ra khỏi vùng trầm luân khổ ải Như vậy, Rama là nhân vật xuất thân thần thánh, nguồn gốc ra

đời của chàng là một huyền thoại từ trí tưởng tương của nhân dân nhằm đề cao người anh hùng, làm cho người anh hùng Rama có nguồn gốc siêu

nhiên khác thường, Trong quan niệm của nhân dân Ấn những người làm /

nên kỳ tích phi thường không thể có nguồn gốc xuất thân bình thường hay

tầm thường Sự ra đời của Rama báo trước vai trò “kính bang tế thế” của nhân vật xuất chúng này,

Xuất thân thần thánh - hiện thân của thần Vishnu, tác giả đã tập trung miêu tả Rama thành một hình tượng độc đáo,khoáng đạt |

với những nét mới mẻ, sắc sảo Chàng hiện lén với tất cả vẻ đẹp oai |

hùng của một võ sĩ Kshatrya :

“Rama có đôi tay khỏe chắc, đói mắt sắc hồng, đôi môi đỏ thẩm, mái tóc như bờm sự tử Trên thân hình xinh đẹp, chàng cỏ đủ mọi dấu hiệu quý tướng Chàng là một trang ky mã lđo luyện, một tay

điều khiển xe thành thạo, một tay bắn cung bậc thầy và không hề xao nhãng mảy may việc luyện tập võ nghệ cũng như sớm khuya phụng đưỡng cha già " ( Í )

Đó là bức chân dung cụ thể về một anh hùng phi thường xuất chúng, được mô tả tỉ mỉ từ hình đáng, sức vóc, tài năng, tính cách Tất cả đều khoáng đạt, dðng dạc, bệ vệ khác thường vì chàng đại

diện cho sức mạnh cộng đồng chứ không đại diện cho cái tôi bản ngã” Chàng hiện lên với vẻ đẹp tuyệt vời như các vì sao tỉnh tú tỏa sáng bầu

Trang 26

Khda ludn *8¢ nghiap

trời Qua những hình ảnh so sánh sinh động, phong phú, tác giả sử thi đã khắc họa nên hình ảnh Rama đẹp toàn thiện, toàn mỹ và có sức thu hút kỳ lạ Chàng là niềm vui, niềm hãnh diện của vua Đaxaratha và của cả

kinh thành Ayôđhya Vẻ đẹp của Rama là vẻ đẹp lý tưởng của người anh

hùng sử thi

"Hình dáng đẹp đề, sức vóc như thần, tài nãng xuất chúng, là niềm vui sướng của những ai được nom thấy chàng " ( Ÿ )

Rama trở thành hình tượng nghệ thuật có sức gợi cảm

mãnh liệt và có tầm khái quát lớn, để lại ấn tượng lâu bền trong người đọc

Tác giả sử thi đã xây dựng hình tượng Rama - người

anh hùng sử thi theo quan niệm thẩm mỳ của người Ấn Độ cổ đại, quan niệm dựa trên cơ sở thế giới quan thần linh, Do đó, nhân vật Rama là hóa

thân của thần Vishnu đảm nhiệm chức trách của thần Vishnu : bảo vệ sự

tốt lành, bảo vệ Dharma của xã hội, chở che, cứu giúp con người ra khỏi

đau khổ lầm than đem lại công lý và hòa bình cho xã hội Đó là nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả mà người dân Ấn Độ muốn gửi gấm vào hình ảnh anh hùng Rama

Vẻ đẹp ngoại hình của Rama được miêu tả mang tính

ước lệ tương trưng, là vẻ đẹp điển hình tiêu biểu cho các anh hùng : vẻ

đẹp hoàn thiện, hoàn mỹ, siêu phàm kỳ vĩ khó có thực trong đời sống chúng ta Các anh hùng Asin, Hecto (Hiat - Hy Lạp), Đăm San (trường ca Đăm San - Việt Nam) chính là mẫu người anh hùng như thế

1.1.2 Tính cách - sự biểu hiện của lẽ Dharma

(Rama là nhân vật lý tưởng, mẫu người của đạo Hinđu

và đẳng cấp vương công quý tộc Kshatrya Bên trong vẻ đẹp hình thể là những phẩm chất cao đẹp sáng ngời Tính cách của chang mang dam tinh thần đạo đức thời đại - là sư biểu hiện của lẽ Dharma Tư tưởng Dharmna (chánh pháp, bổn phận, đạo lý) chính là tư tưởng nòng cốt của dao Hindu

Trang 27

và nó trở thành nền tảng đạo đức mà người dân Ấn Độ muốn thể hiện

trong sử thi Ramayana Đạo đức Dharma đề cao lòng cao thượng, mong

muốn con người sống hòa hợp, bình đẳng, bác ái Tỉnh thần Dharma được biểu lộ rất rõ trong cốt cách của các nhân vật Anh hùng Rama biểu hiện những nét cao đẹp của tư tưởng Dharma - đố là đạo đức toàn thiện của vị minh quân uy dũng trọn nghĩa, vẹn tình, khuôn vàng thước ngọc về mẫu

người anh hùng của đẳng cấp Kshatrya

Tính cách nhân vật thường được nảy sinh trong hoàn cảnh Khi xây dựng tính cách của Rama, tác giả sử thi đã đặt nhân vật

trưđc những xung đột hay những tình huống bất ngờ kịch tính cao để qua

đó nhân vật bộc lộ tính cách tốt đẹp và biết lựa chọn những giá trị vĩnh hằng của cuộc sống Nét nổi bật đầu tiên trong tính cách của Rama được

bộc lộ khi chàng đối điện trước tình huống bất ngờ : việc “phong vương” đã có sự thay đổi Chính tình huống này đã tôn lên phẩm chất cao đẹp của một anh hùng Kshatrya biết trọng danh dự, thực hiện được bổn phận

của một người con làm tròn chữ hiếu, của một vị vua nhân đức Rama là người được quyền nối ngôi vua, chàng biết điều đó nhưng vì lời hứa, vĩ danh dư của cha, chàng nhường ngôi cho Bharata và vào rừng lưu đày

mười bốn năm Đối với Rama, lời hứa của cha là danh dự, danh dự của cha là danh dự của chàng và dòng giống Tuyêt đối phục tầng mệnh lệnh

của cha là bổn phận :

( Bổn phận của người con là vâng lời cha mẹ va anh

không muốn sống mà làm sai bổn phận tốt cao đá" (lời Rama nói với

Sitay(')

Đây chính là tiêu chuẩn đạo đức của đẳng cấp quý tộc

trong xã hôi Ấn Độ đương thời

Từ một hoàng tử đang sống trong cung đình đầy ngọc

ngà châu báu, sống hanh phúc bên người vợ hiền dịu và thay cha trị vì

đất nước trong tương lại Nhưng vì bổn phận và danh dự, Rama đã từ bỏ mọi công danh phú quý để vào rừng sâu từm đến cuộc sống của những ẩn

Trang 28

Khóa luận tð1 ngniap

si, ngay ngày tu luyện, ăn quả rừng, uống nước suối, chịu đựng cuộc đời

khổ hạnh Hành động của Rama không phải ai củng dễ thực hiện được Rama đã vượt qua được sự thấp hèn, vị kỷ của con người, hành động

xứng đáng với danh tiếng của một anh hùng Thật khâm phục khi nghe

——_———

“Vì lợi ích của mẹ, vì lời hứa của cha, con có thể trao

tặng vương quốc và mọi thứ cho Bharata Con không muốn sống một cuộc sống ích kỷ Con yêu đạo giáo và không có đạo giáo nào lớn hơn là phụng sự cha già và thực hiện mệnh lệnh của cha Con có thể hv sinh đời / con dé cho cha vui long” (* ),

Lời nói đi đôi với hành động, Rama đã vui vẻ đi vào rừng, chàng ra đi không phải vì lợi ích riêng của mình mà vì lợi ích vì danh dự của vua cha - đó là hành động rất cao thượng Rama xem việc mất vương quốc và phải vào rừng sống là điều bình thường, không ai nom

thấy một dấu hiệu buồn nào trên khuôn mặt thanh tú của chàng, Bằng hành động đó, Rama đã làm tròn bổn phận của một người con đối với

cha, thực hiện được trọn chữ hiếu, bảo vệ được danh dự cho mùnh và cả đòng tộc

Tuy nhiên, vốn xuất thân từ đẳng cấp Balamôn nên khi xây dựng tính cách của nhân vật Rama, Vanmiki đã thể hiện dấu ấn lý

tưởng Balamôn khá đậm nét Giáo lý Balamôn kêu gọi con người hành

động tuân theo Dharma (chánh giáo, bổn phận, đạo lý) Người anh hùng Rama đã cam chịu trước bổn phận, chấp nhận sự phi lý (nhường ngôi cho Bharata, lưu đầy mười bốn năm) Nếu đặt Asin hay Hecto trong sử thi

Iiat (Hy Lạp) vào vị trí của Rama thì chấc chấn rằng thứ phi Kekêi

không dễ dàng được tha thứ

Không chỉ là người biết trọng danh dự, làm tròn chữ hiếu, Rama còn là con người tiêu biểu cho tình cảm vợ chồng thủy chung

son sắt, Đối với Rama, Sita là niềm tự hào, là nơi an ủi, tậm sự, thổ lộ

mọi niềm vui của cuộc sống Nhừng ngày ở rừng sâu gian khổ, Rama đã

Trang 29

“Khéa luận ta? nghiap

chứng tỏ được tình yêu nồng đượm chung thủy với Sita, Chang bé ngoài

tai những lời dụ dỗ của yêu tỉnh Xuapanakha và luôn tự hào nói :

“Tôi là người đã có vợ, Sita đây là vợ tôi, nàng luôn ở

bên tôi "( Ï )

Thật khó có thể tìm thấy một tình yêu chung thủy nào

hơn thế Khi Sita bị quỷ Ravana bat, Rama buồn rầu nhớ thương nang voi

một tình cảm xót xa đau đớn Những ngày vắng xa Sita là chuỗi ngay am

đạm đối với Rama, chàng đã nhớ Sita da diết, càng nhớ chàng càng

quyết tâm nhanh chóng cứu nàng, Rama đã không sợ gian nan hiểm nguy cùng đoàn quân của Hanuman tiến thẳng vào đảo Lanka tiêu diệt loài

quỷ dữ, cứu Sita - người vợ yêu quý của chang Rama làm tất cả vì Sita

vì tình yêu cho dù hy sinh cả tính mạng Rama là hình ảnh đẹp và ngời sáng của tình yêu chung thủy sắt son

Bàn tay chạm khấc của tác giả không chỉ dừng lại những tính cách cao đẹp vốn có đó mà còn chú ý xây dựng nhân vảt Rama trong vẻ đẹp hùng dũng của một võ sĩ, một quân vương

" Rama hùng mạnh và không ai sánh tay, siức khỏe của chàng ngang với thần Vishnu, đẹp như vầng trăng chàng là kẻ thà của

mọi sự ghen tuông giận hờn và tội ác tàn bạo” ( Ÿ )

Với sức mạnh phi thường và lòng dũng cảm của một

anh hùng Kshatrya, Rama đã xông pha trận chiến, tiêu điệt những kẻ tần ác bảo vệ đạo giáo và đẳng cấp, che chở cho mọi người Chàng là một

tay ky mã lão luyện, một chiến binh kiệt xuất, một tướng lĩnh dũng cảm

vô song Rama biết sử dụng võ nghệ, sức mạnh của mình đúng nơi đúng

lúc, Khi loài ác quỷ luôn quấy rối am thất của đạo sĩ, Rama đã ra tay bảo

vệ, khi Sugriva bị người anh trai Vali cướp vợ, đuổi đi giành ngôi bấu,

Rama với tinh thần nghĩa hiệp đã giành lại được sự công bằng cho

Sugriva và trong cuộc chiến ác liệt với vua quỷ Ravana, Rarma bộc lộ

được sức mạnh và tài năng của một anh hùng bảo vệ trật tự xã hội

' Ramayana - t§p | - Sdd - trang 269

Trang 30

Khóa luận #8? nghiép

Chang đã giết chết quỷ dữ Ravana trong một cuộc quyết đấu long trời lở

đất Chiến thắng này giúp Rama rửa được nhục, bảo vệ được tình yêu,

hạnh phúc, đem lại công lý và hòa bình cho mọi người Rama trở thành niềm tự hào và nơi nương tựa vững chắc của nhân dân thành Ayôđhya

Đức tính cao quý của Rama sẽ sáng ngời hơn, hoàn

thiện hơn khi nó được nuôi dưỡng, vun đắp bằng chính tấm lòng khoan

dung độ lượng của chàng :Í* Rama ln khoan hồng từ tâm, ăn nói dịu

dàng và có tấm lòng nhớ ơn Lòng khoan dung độ lượng của chàng rộng

như biển cả, chàng vui mừng với niềm vui của dân chúng và trở nên buồn bã vì nỗi đau buồn của họ " ( Ì )

Lòng khoan dung độ lượng của Rama đã thấm sâu

trong suy nghĩ, hành đông của Rama Không dễ quên hành động tham lam, ích kỷ của thứ phi Kekêi và cũng không dễ dàng tha thứ cho bà

nhưng với Rama, chàng đã sẵn sàng bỏ qua tội lỗi của bà Chàng luôn ăn nói dịu dàng, ôn tồn, đối xử tốt, xem bà như mẹ ruột mình

Vì cứu Sita, chim Giatayu đã không tránh khỏi cái

chết, Rama vô cùng đau khổ, chàng đã tư tay làm lễ hỏa táng cho chim ~ Giatayu, cầu nguyện cho sinh vật nầy sớm đạt đến cõi trời - cði vĩnh hằng `

của cuộc đời |

“Hoi Giatyau mà tôi coi như cha Ôi ! Hới người anh hang tdi sé cham lửa vào giàn hỏa thiêu, cầu sao cho ông đạt đến cối

phúc " (Ÿ )

Đặc biệt với quy dif Ravana - ké đã gây biết bao đau khổ dần vặt cho chàng, Rama vẫn sẵn sàng độ lượng khoan dung, tha thứ tội : “Đa chết rồi là hết thù hết oán, hãy làm tang lễ cho y" ( ” ) Chính

Trang 31

Khóa lu&n tat nahiép

này của Rama đã góp phần nuôi dưỡng hình ảnh chàng sáng mãi trong tâm thức người dân Ấn

Tính cách tốt đẹp của Rama thể hiện rõ đạo đức Dharrmna của giáo lý Hinđu Đồng thời phẩm chất đạo đức của anh hùng

Rama đã làm nổi bật tính nhân văn của tác phẩm Nếu tính nhân văn

trong anh hùng ca Iliat là đề cao người anh hùng trong chiến trận, là vẻ dep con người trong bộ giáp trụ thì trong Ramayana là đề cao người dùng sĩ trong cuộc chiến Thiện - Ác, là vẻ đẹp tâm hồn hướng về hòa bình lẻ / phải, đạo lý đời thường

Hình tượng Rama được xây dựng, miêu tả thông qua lang kính chủ quan của sự tôn thờ, trí tưởng tượng phong phú của tác giả: và nhân dân Ấn Đô cổ đại Rama là hình ảnh thánh thiện, là vẻ đẹp toan \ mỹ, đẹp cả về sức mạnh tài năng lẫn đạo đức Nó tương xứng với địa vị ` | hiển quý của một anh hùng Kshatrya, một hoàng tử, một bậc quân vương, Chính vì thế tác giả đã đành cho Rama những lời ca ngợi tuyệt đẹp :

“Lúc trang nghiêm chàng như biển cả, khi khoan hậu

chàng giống Hymialaya, chàng đẹp như vầng trăng chịu đựng nhẫn nhục như trái đất, trong cơn thịnh nộ chàng như lửa địa ngục, về mặt hào phóng chàng như Kubéra (than ban phát của cải), về mặt trung thành với

chân lý chàng như Dharma hay chính đạo giáo vậy” ( 3 | 1.2 Vẻ đẹp siêu thoát và vẻ đẹp đời thường

“Siz thi Ramayana là một sử thi anh hùng đồng thời cũng có những tính chất của sử thì văn chương ` ( )

Nhân vật trung tâm Rama vừa đại diện cho lý tưởng, phẩm chất anh hùng của một dân tộc - cộng đồng vừa đại diện cho những phẩm chất bình dị gần gũi của con người đời thường với những tình cảm nhân

Trang 32

Khóa luận 121 A2

Sự kết hợp hai vẻ đẹp này tạo cho hình tượng Rama sức truyền cẩm

mạnh mẽ, đi sâu vào tâm hồn mỗi người và gợi cho chúng ta không chỉ cảm giác choáng ngợp bởi vẻ hiên ngang hùng dũng của môt anh hùng mà còn cả nỗi cảm thông sâu xa trong những dần vặt, suy tư trăn trở của tình cảm con người

1.1.2 Khát vọng sống cao cả

.Nếu các anh hùng trong Iliat khao khát vòng nguyệt

quế của vinh quang chiến thắng Hành động trên chiến trường là để đạt

được danh thơm chiến trận, lập chiến công để lưu danh hâu thế Anh hùng Asin nói với mẹ :

“Con chi mong được lừng lẫy danh thơm mẹ yêu con xin dung tìm cách giữ con ngoài cuộc chiến Con phải chiếm được một

chiến công hiển hách không bao giờ phai ma” (' )

\ Thi các anh hùng trong Ramayana bên cạnh việc khao khát chiến thắng họ còn hướng tư tưởng, tình cảm của mình về quan niệm đạo đức nhân sinh Anh hùng Rama ngoài việc thực hiện hành động dũng cảm trong chiến trận, chàng còn ấp ủ cả những khát vọng về tình cảm con người, tình cha con, vợ chồng, anh em, tình yêu trong thế giới thực

tại Đó chính là những yếu tố giúp Rama thể hiện khát vọng sống cao cả

của chàng

Là một anh hùng thuộc đẳng cấp Kshatrya lại mang trong mình sức mạnh thần thánh, Rama đã sống xứng đáng với địa vị,

trọng trách của một anh hùng bảo vệ xã hội và cứu nhân loại Chàng

được nuôi dường và ấp ủ bằng những phẩm chất cao đẹp của một anh hùng chiến trận : dũng cảm, kiên cường, trọng danh dy va uy tin Tinh thần thượng võ, tài năng điêu luyện của Rama là thước đo giá trị vĩnh hằng của người anh hùng

Trang 33

Khóa luận 1ð! nohiêp

đạo, học đời, Rama tỏ ra xứng đáng là một anh hùng trong tương lai Ham học hỏi, biết cách ứng xử khéo léo chàng đã nhanh chóng hòa vào cuộc sống của những đạo sĩ, “tôi luyện” được tài năng, sức mạnh của mình Với những phép thuật diệt yêu ma cùng vũ khí và tài nghệ, Rama đã giết

chết lũ yêu tinh, bảo vệ được nhiều buổi lễ tế sinh của các đạo sĩ

" Rama phóng tên, tên bay tua tủa bao phủ lấy mụ yêu tinh Tactaka, tên đâm thủng ngực yêu tỉnh chết ngay Rama sử dụng vũ khí Manava đẫy lùi lĩ Raksaxa, rời sau đó với vũ khi - lửa Anhâya, Astra, chàng giết chất Xubahu Các nhà tu khổ hạnh hết sức vui mừng, tôn vinh chàng như tôn vinh Indira" ( Ÿ )

Vì mang trọng trách to lớn là bảo vệ trật tự xã hội nên

Rama đã sống, đã hành động xứng đáng với vai trò ấy Chàng cố gắng

học hỏi, tập luyện võ nghệ, thi thố hết tài năng đem lại cuộc sống yên

bình cho dân lành Với chàng : “Bổn phận của một Kshatrya là đem sức

mình ra giúp nước chứ không phải xuống tóc đi tu" ( Ÿ )

Xuất phát từ suy nghĩ cao đẹp đó, Rama đã chiến đấu

quyết liệt để bảo vệ lẽ phải, đạo lý cho mọi người Chàng giết chết quỷ

Vali - kẻ cướp vợ dành ngôi báu của vua khỉ, tiêu diệt bọn quỷ Arura và

loài yêu tỉnh Rakraxa quấy phá am thất của các nhà tu khổ hạnh

Để làm nổi bật khát vọng sống cao cả của Rama, tác giả đã tập trung miều tả các trận đọ sức quyết liệt của chàng với kẻ thù trong nhiều trang sử thi hào hùng Đã có vô số trường đoạn được chắp

cánh bay lên từ cảm hứng chiến tranh giữa Rama và quỷ dữ Ravana, đây là cuộc xung đột Thiện - Ác quyết liệt

“Cả hai hảo hán giao tranh với sát khí bừng bừng Cả hai đều là kỳ phùng địch thủ đều nóng lòng sốt ruột thi thố hết tài điêu

* Ramayana - tập Ì - Sđd - trang 57

Trang 34

hóa luân t4? nghiap

luyện và sự vũ đăng Ravana để đi đến cái chết, Rama vì sự chiến thắng "

a

Rama ra sức chống Ravana để lập lại hòa bình và công lý Cuộc giao chiến đã chứng tỏ được sức mạnh, võ nghệ cao cường của chang Ravana càng hùng hổ, nóng nẩy bao nhiêu thì Rama lại hết sức

bình tĩnh, biết chọn thế đánh đúng và nhanh chóng bấy nhiêu Càng giao tranh với kẻ thù, Rama cang tang thém hao khí của một anh hùng :

"Với về mặt tưới cười, Rama phóng tên vào Ravana, cắt cán cờ của Ravana ra từng khúc, giết chết ngựa của Ravana, bản tới tấp vào người hẳn Rama càng bản càng chắc tay, càng đánh càng thêm khỏe " ( Ÿ )

Mọi sức lực vô nghệ của Rama đều tập trung hết trong cuộc giao tranh ác liệt nầy Song có điều, để giết chết con quỷ mười đầu

Ravana, bằng sức mạnh vốn chưa đủ, Rama phải mượn đến vũ khí thần

Brama do dao sĩ Agaxtya ban tặng, Rama kiêu hùng vừa niệm kinh Vêđa vừa cắm mũi tên lên chiếc cung mũi tên ấy đã chẻ tìm Ravana làm đôi,

kết thúc cuộc đời tàn bạo của vưa quỷ, đem lại yên bình cho xã hội và

tình yêu cho chính chàng Cuộc giao tranh đã chứng tỏ tài năng phì thường của Rama - một trang anh hùng Kshatrya kiệt xuất Quỷ Ravana

nhiều đầu là biểu tượng của cái Ác thiên hình vạn trạng, sức mạnh khôn lường, Chiến thấng của Rama chính là tượng trưng cho sự chiến thắng

của bộ lạc của dân tộc Ấn trước sức mạnh huyền bí của thiên nhiên, của cái Ác,

Trong bất cứ hoàn cảnh chiến đấu nào, Rama vẫn luôn thể hiện khí phách hào hùng của một chiến sĩ Kshatrya : tài năng xuất chúng, dũng cảm can trường Những phẩm chất anh hùng đó đã tạo nên

vẻ đẹp siêu thoát trong hình tượng Rama

1.2.2 Tình yêu - nhân tính thiêng liêng

' Ramayana - tập 3 - Sdd - trang 216

Trang 35

Kháa luậ ta nghiép

Xuất thân thần thánh, là bậc quân vương anh hùng

nhưng tình cảm, tính cách của Rama phát triển rất gần với con người đời

thường Ngòi bút của Vanmiki đã xây dựng một cách hoàn hảo một Rama-anh hùng và một Rama-con người Chính ở phương diện này, hình tượng Rama có thêm sức truyền cảm mạnh mẽ và thấm đượm vào tâm hồn chúng ta

Rama oai phong lẫm liệt, đững cảm là thế nhưng đồng

thời trái tim chàng : trái tim khao khát yêu thương vẫn dành những phút

giây lắng đọng tâm hồn cho mét cdi riêng - đó là tình yêu “Tình yêu là nhân tính thiêng liêng " ( ` }

Con người sinh ra trên cði đời ai cùng khao khát tình yêu vì đó là hạnh phúc, là nhu cầu của cuộc sống Rama là một con , người, chàng cũng cố những rung động của con tim với những cung bậc

vui buồn vốn có : yêu sâu sắc trọn vẹn nhưng lại không tránh khỏi những

_ giận hờn, nghi ngờ, ghen tuông Chính sự đan xen này đã tạo nên xung

.đột giữa cái cao cả và cái tầm thường trong tình yêu của Rama Đây là

một bút pháp nghệ thuật độc đáo của Vanmiki

Với Rama, tình yêu là hương vị của cuộc sống và nàng Sita là vị ngọt của cuộc đời chàng Trái tìm Rama đã dành cho Sita một tình yêu nồng đượm, sắt son Lúc nào, nơi nào, chàng cũng luôn cố gắng mang đến niềm vui hạnh phúc cho nàng, người vợ xinh đẹp và đức hạnh vẹn toàn, Tâm hồn Sita mãi vui tươi, hồn nhiên vì được trái tim nồng cháy yêu thương của Rama sưởi ấm Cuộc sống trong rừng sâu tuy khổ

cực, hiu quạnh nhưng tình cảm của họ vẫn tràn đầy hạnh phúc Với tất cả tấm lòng chăm sóc yêu thương, Rama đã tạo cho Sita niềm vui và sự nương tựa vững chắc nũững nịu bên chàng

“Rama dua Sita di dao trén nui, chi cho nang nhitng cảnh đẹp trong rừng, chàng hái những bông hoa của cây Kéxara đem

Trang 36

Khóa luận t1 aah:Am

trang điểm cho mái tóc đáng yêu của nàng, âu yếm ôm nàng, trong vòng tay của mình " ( Ì )

Rama rất yêu thương Sita, chàng là người hiểu rõ lòng

nàng nhất và chẳng bao giờ muốn xa rời nàng Khi Sita bị quỷ Ravana bất, Rama đã héo hon buồn thẩm và xem đó là nỗi đau, nỗi tuyệt vọng lớn đối với chàng, Những ngày vắng xa Sita, Rama luôn tưởng nhớ đến nàng với một tình cảm xót xa đau đổn

“Sữa, từ nay ta đã mất Ôi, ta mới bất hạnh làm sao,

sợi dây tình buộc chặt ta cảm thấy lòng nặng tru tái tê dưới suc ndng của đau buồn " ( ` }

Mất Sita, đó là nỗi bất hạnh lớn, là khoảng trống vắng

vô bờ đối với Rama Lòng chàng trần ngập nỗi lo lắng, đau khổ, chàng tìm kiếm Sita khắp nơi : “Khi thì chàng chạy nhanh, khi thì quanh quấn một chỗ và phát điên vì đau buồn " ( Ì )

Rama than khóc thảm thiết, nỗi buồn lo choáng ngợp

hết tâm hồn khiến chàng trở nên yếu đuối, Trước cảnh hồ Pampa thơ mộng, xinh đẹp, Rama cảm thấy tâm hồn mình trống rỗng cô đơn Hình

ảnh Sita nô đùa, cưới nói cùng chàng như ngày nào không còn nữa

Chàng tìm đến thiên nhiên như để chia xẻ, khỏa lấp nỗi buồn vắng nhưng

cảnh thiên nhiên lại càng gợi nhớ Sita nhiều hơn, da diết hơn, Khung

cảnh thiên nhiên của hồ Pampa như ẩn như hiện bóng dáng yêu kiều của Sita, Vạn vật vui tươi dường như muốn châm chọc, thiêu đốt nỗi đau của

Rama - chàng đã bày tỏ nỗi đau buồn với em trai Laksmana :

“Ôi em yêu, anh không thể sống thêm nữa một khi không có Sita Lòng anh khắẮc khoải lo âu cho người vợ yêu quý của

Trang 37

Khda luận (47 nghiap

như đang thầm thì tên nàng Anh cảm thấy nàng rờ trên má anh, và nghe tiếng than khóc của nàng trong tiếng kêu gọi của sóng biển” ( Ì )

Rama đã thổ lộ tất cả sự lo lắng, nhớ thương Sita với em trai Laksmana Nỗi nhớ càng lắng sâu, càng cay đắng, Rama tưởng

như trông thấy Sita qua cơn ảo giác, thấy bàn tay nàng âu yếm trên má,

nghe tiếng nàng than khóc gọi chàng Rama bồn chồn đau khổ đến tuyệt

vọng, chàng độc thoại ngay trong nỗi nhớ, suy nghĩ của chính mình,

Rama nhớ Sita đến nỗi mất cả cảm giác hiện thực, mất cả vẻ oai phong của một anh hùng Tâm hồn chàng đang ngập trần trong cảm xúc nhớ Sita da diết không nguôi Nỗi nhớ, tình yêu đó thôi thúc Rama quyết tâm

cứu bằng được nàng, chàng đã không ngần ngại gian nan nguy hiểm vào

tận đảo Lanka - hang ổ của lũ quỷ để quyết chiến với vua quỷ Ravana, cứu người vợ chung thủy, rửa được nỗi nhục của một anh hùng và đem lại

yên lành cho mọi người

Rama đã thể hiện được chiều sâu yêu thương đối với

Sita, Tình yêu của chàng dành cho nàng trọn vẹn thủy chung Tính cách của chàng được tác giả sử thi thể hiện đặc sắc Ở chàng, vừa có cái cứng

cỏi không chịu khuất phục của một anh hùng vừa có cái mềm yếu của

một con người bình thường Chính nét tính cách này đã giúp cho hình tượng Rama đa diện, đa chiều và càng làm nổi bật tài năng bậc thầy của Vanmiki trong nghệ thuật xây dựng hình tượng Rama

1.2.3 Những khoảng tối của tình yêu

Tình yêu được đan xen trong nhiều cung bậc : yêu thương, giận hờn, hồi nghỉ, ghen tng Và trong con người Rama

những cung bậc của tình yêu luôn chi phối sự chuyển biến tâm lý của

chàng

Trải qua biết bao gian nan khổ ải, sau khi tiêu điệt được quỷ ác Ravana, lẽ ra Rama và Sita phải được hưởng cuộc sống đoàn

tụ trong vòng tay nhau như lòng mơ ước của họ và người thân Thế nhưng

thật bất ngờ, thái độ của Rama lạnh làng dửng dưng đến ghê sợ khi gặp

Trang 38

“hóa ludn ¿22 ngh ap

lai Sita, Vi chi€n thắng, Rama bộc lộ phong thái ung dung, bình than, Lời tuyên cáo chiến thắng trước ba quân của Rama trịnh trọng đanh thép

tỏ rõ chàng là một trang anh hùng nhưng với tình yêu, chàng lại tỏ thái độ

thờ ơ, lạnh nhạt, nói những lời gay gắt, ẩn giấu những điều giận dữ đầy khách khí :

“Phu nhân cao quỷ ! Hởi phu nhân cao quỷ Ta dita

nàng tới đây sau khi đã chỉnh phục kẻ thù giao tranh Cơn giận của :a đã

hẳ, ta đã trả thù được kẻ lăng nhục ta " ( Ì }

Tại sao Rama có thái đô như vậy đối với Sita ? Thật ra bản chất tình yêu của chàng đâu phải vậy Sư đa nghỉ là nguyên nhắn mọi chuyện Rama không cồn tin tưởng Sita, nghỉ ngờ lòng chung thủy

của nàng Cơn ghen đã làm cho chàng thiếu sáng suốt nhận ra sự trong trắng của vợ mình Khoảng cách giữa hai người càng lúc càng xa, tiếng gọi “em yêu” thân thương trìu mến không còn, thay vào đó là tiếng “ta -

phu nhân” đầy khách khí, xa lạ, mối quan hệ vợ chồng dường như dang

rạn nứt Sự thay đối bất ngờ của Rama khiến Sita “tròn xoe mắt va đầm

dia giot lệ” Nhìn thấy khuôn mặt âu sầu của Sita, Rama không phải

không đau xót nhưng ý thức danh dư, sự ghen tuông đã Jan At tat ca Chàng lạnh lùng đửng dưng trong cả hành động và lời nói, Sự xung đột

trong tâm lý của Rama được tác giả phân tích thật tai tinh đúng như

- Romesh Dutt nhận xét:

(« Có thể nói không quá đáng rằng chỉ đến lúc

Shakespeare xuất hiện, Vanmiki mới có đối thử", ( Ÿ ))

Tâm trạng đầy kịch tính của Rama được tác giả lần

lượt phân tích từ thấp đến cao, từ gián tiếp đến trực tiếp trong lời nói và

Trang 39

khóa luận #8¢ nghiap

Và khi nhận thấy “ Khuôn mặt bông sen và những cuộn

tóc lượn sóng đầm đìa nước mắt” ( ` ) của Sita, lòng Rama đau như cất

nhưng lập tức chàng lấy lại vẻ mặt và giọng điệu lạnh lùng, nói những lời xa lạ :

“ Chẳng phải vì nàng mà ta đã đạt tới chỗ kết thúc chiến tranh, ta làm như thế vì nhân phẩm của ta, vì y tín và danh dự của

dòng họ ra" ( * ) `

Trước khi cứu được Sita, Rama luôn lo lắng mong nhở

gặp nàng với bao tình cảm yêu thương Nàng là mục đích cho chàng tiến đánh quỷ dữ Thế nhưng bây giờ gặp lại nhau, Rama xa lạ với nàng, xem mục đích giao tranh của mình là vì danh dự uy tín chứ không phải vì Sita,

Chính sự ghen tuông, đa nghi của chàng đã làm thay đổi mọi hành động Về tới cung đình, Rama không còn giấu nổi cơn ghen tuông đang âm Ï trong chàng, chàng nói thẳng ý nghĩ của mình, không cần quanh co giấu

giếm nữa :

ce ta phải đâm nghỉ ngờ tính cách của nàng vì nàng đã lưu lại tại một nhà kê xa lạ Nàng đang ding trước mặt ta nhưng trông thấy nàng ta không chịu nỗi nàng muốn đi đâu thì đi tùy nàng, ta không cần nàng nữa Thấy nàng yêu kiều xinh đẹp và có được nàng trong nhà hắn đâu có chịu đựng được lâu " ( Ì `

Rama đã buộc tội và lăng nhục người mà chàng yêu

thương như bản thân mình Lời lẽ của chàng không còn cấp độ nào thấp

hơn kẻ tầm thường, chàng buộc tội nàng một cách vô lý không căn cứ Rama xem Sita như người xa lạ, không xứng đáng là người vợ, người con

trong một gia đình hiển quý Và đau đớn hơn, chàng không muốn thấy

nàng nữa, không cần nàng những lúc buồn vui Rama càng cao giọng

Trang 40

Kha lu&n t&t nghiap

lời buộc tội, vẫn không nhân nhượng dừng cơn ghen tuông của mình, Những lời buộc tội của Rama xuyên vào trái tim của Sita như một mũi

tên khiến nang “đau đớn đến nghẹt thở”, Rama vẫn dửng dưng đến lạnh lùng, nom chàng khủng khiếp như thần chết Và chỉ có thể đánh thức nội tâm Rama khi Sita sẩn sàng nhảy vào lửa để chứng minh lòng trong trắng

của mình Sự tinh khiết được thử thách qua lửa đã đánh thức bản ngà trong chàng, dừng lại những xáo trộn phê gđm trong con người của Rama Sự thực cơn giận dữ ghen tuông của Rama có hai tác đông Trưđc hết, đó chính là tình yêu nồng đượm cháy bỏng đối với Sita,

cảng vẻu Rama càng muốn độc chiếm nàng, càng sơ tình yêu bị chia xẻ

phản bội Do đó, vừa cay độc nhưng không phải không có nỗi đắng cay

đau xót Bên cạnh đó, cơn ghen của Rama còn xuất phát từ địa vị hiển quý của chàng - một trang anh hùng tài ba nên bắt buộc chàng phải làm

thế để tránh “tai tiếng ” để bảo vệ danh dự và uy tín của mình

Như vậy, cơn giận dữ ghen tuông của Rama một mãt

phản ánh cái tầm thường nông nỗi đáng ghét của người đàn ông bình

thường, mặt khác chứng tỏ tình yêu của chàng đối với Sita vô cùng nồng

đượm : yêu và muốn độc chiếrn không muốn bị chia xẻ Đây là một trong những phẩm chất thường thấy của những anh hùng chiến trận, Phải chăng

vì họ đã đồn hết tâm sức trí tuệ của mình ngoài chiến trận, khát khao

vươn tđi những chiến công hiển hách phi thường, luôn muốn khẳng định quyền lực của mình mà trở nên nông nổi, nghiệt ngã trong cuộc sống đời

thường ! Cơn ghen của đũng tướng đa đen Ơtenlơ với qàng Đexđêmơna

(Ơtenlo - Shakespeare) có những điểm tương tự với cơn ghen của Rama Ôtenlo vì nông nỗi mà bị lừa đối - đó là tấn bi kịch về lòng tin tan vỡ, cồn Rama ghen tuông vì chàng tự ý thức về dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của

minh :

“Ta làm điều đó vì nhan phẩm của ta, vì tay tin va dong

họ lừng lẫy tiếng tăm của ta Ta làm điều đỏ chính là để chưng tỏ ta

không phải thuộc vào một gia đình bình thường " ( ` )

' Ramayana - tập 3 - Sdd - trang 237,

Ngày đăng: 01/09/2023, 13:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w