1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sửa chữa lớn Đường sắt Km 718+700 Km 720+700 Đường sắt Hà Nội Tp Hồ Chí Minh

15 673 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 660,5 KB

Nội dung

 Các cọc chi tiết được đóng ngoài hiện trường theo các yêu cầu sau: - Phóng tuyến, định trắc tim đường thiết kế: + Bám sát hướng tuyến đã được duyệt trong dự án đặc biệt là các vị trí k

Trang 1

PHẦN I: NHIỆM VỤ KHẢO SÁT THIẾT KẾ

BƯỚC THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG CÔNG TRÌNH: SỬA CHỮA LỚN ĐƯỜNG SẮT KM718+700

-KM720+700 ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI – TP HỒ CHÍ MINH

I.1. Các căn cứ:

- Kế hoạch sửa chữa lớn kết cấu hạ tầng đường sắt năm 2012 của Đường sắt Việt Nam

- Hợp đồng kinh tế số 34/2012/SCL/HĐ-KSTK ngày 9 tháng 10 năm 2012

giữa Ban quản lý cơ sở hạ tầng thuộc Đường sắt Việt Nam và Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải về việc Tư vấn khảo sát, lập TKBCTC, dự toán công trình : Sửa chữa lớn đường sắt Km718+700 đến Km720+700 - Tuyến đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh;

- Quyết định số 1372/QĐ-ĐS ngày 9/10/2012 về việc chỉ định thầu công

trình: Sửa chữa lớn đường sắt Km718+700 đến Km720+700 - Tuyến đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh;

- Quyết định số 1295/QĐ-ĐS ngày 26/09/2012 của Đường sắt Việt Nam về

việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Công trình: Sửa chữa lớn đường sắt Km718+700-Km720+700 tuyến đường sắt Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh

- Và các văn bản pháp lý khác có liên quan

I.2. Thông tin chung về dự án:

- Tên công trình: Sửa chữa lớn đường sắt km718+700 - km720+700 - Đường

sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh

- Chủ đầu tư : Đường sắt Việt Nam

- Đại diện Chủ đầu tư : Ban Quản lý Cơ sở hạ tầng Đường sắt

I.3. Phạm vi khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công :

- Từ Km718+700-Km720+700 có chiều dài L = 2Km

Trang 2

II. QUY MÔ CÔNG TRÌNH VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CHỦ YẾU : II.1. Các hạng mục chủ yếu :

- Cải tạo nâng cấp 2km đường sắt từ Km718+700-Km720+700

- Thay thế kiến trúc tầng trên tại 2 cầu thép (Km719+843.40, Km720+607.0)

và 1 cầu bê tông (Km718+959.30)

- Xây kè chắn đá hai bên tại một số vị trí đường dân sinh do người dân và súc

vật qua lại nhiều làm vai đá ba lát bị sệ (03 vị trí)

II.2. Các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu:

- Khổ đường 1000mm

- Tải trọng thiết kế:T14

- Bán kính tối thiểu: R=500m

- Độ dốc hạn chế ip = 7.0‰

- Chiều dài dốc ngắn nhất: Lmin=150m

- Tốc độ thiết kế: Vmax = 90 km/h

- Bề rộng nền đường: ≥ 5.0m

- Kiến trúc tầng trên:

Ray UIC 50E4, L = 25.0m : 15 cm

Đá balát : 30+5 cm Cộng : 63+5 cm

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khai thác Đường sắt

QCVN08:2011/BGTVT ngày 28/12/2011;

- Quy phạm thiết kế kỹ thuật đường sắt khổ 1000mm do Bộ Giao thông Vận

tải ban hành kèm theo quyết định số 433/QĐ-KT4 ngày 19/02/1976;

- Tiêu chuẩn cơ sở về quy trình khảo sát đường sắt TCCS 01: 2011/VNRA

ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Cục Đường sắt Việt Nam;

Trang 3

Các văn bản kỹ thuật và tài liệu liên quan hiện hành.

IV.1. NỘI DUNG KHẢO SÁT:

IV.1.1.Phạm vi khảo sát:

- Điểm đầu: Km718+700

- Điểm cuối: Km720+700

- Chiều dài khảo sát: 2Km

IV.1.2.Công tác khảo sát tuyến:

1) Khôi phục tuyến và đóng cọc chi tiết:

 Công tác khôi phục tuyến phải đảm bảo đúng vị trí tuyến được duyệt trong

giai đoạn thiết kế cơ sở

 Các cọc chi tiết được đóng ngoài hiện trường theo các yêu cầu sau:

- Phóng tuyến, định trắc tim đường thiết kế:

+ Bám sát hướng tuyến đã được duyệt trong dự án (đặc biệt là các vị trí khống

chế: Cầu, đoạn thẳng dài )

+ Trên cơ sở các đỉnh đường cong đã xác định, tính toán các yếu tố và đưa

đường cong ra ngoài thực địa

 Định vị tim đường:

- Kéo thước, viết sơn ghi lý trình tại các cọc lý trình chẵn 25m, 50m, 75m,

100m trên đường thẳng Trong đường cong cứ 20m một điểm và các cọc chủ yếu (ND, TD, PG, TC, NC) Ngoài ra còn phải định trắc các điểm thay đổi địa hình, tim cầu, cống, điểm cuối các đoạn tường chắn, rãnh xây, nền đào, nền đắp, nền đường đặc biệt và các giao cắt khác

 Công tác đóng cọc: Đóng cọc có đầu đinh ở tất cả các vị trí đã định trắc Đổ

bệ bê tông giữ chân cọc đối với toàn bộ cọc chủ yếu của đường cong, cọc

Hm, cọc Km

 Quy cách cọc, bệ cọc:

Trang 4

- Cọc bằng gỗ có kích thước 4,5c m x 4,5cm x 45cm không nứt nẻ, mối mọt.

Trên đầu cọc phải đóng đinh

- Bệ cọc bê tông mác 200 có kích thước 30cm x 30cm, sâu 30cm trên mặt có

ghi tên cọc (hoặc lý trình)

- Đinh trên đầu cọc phải dùng loại đinh 2cm – 3cm có đầu mũ

2) Đo vẽ mặt cắt dọc tuyến:

- Đi cao đạc chi tiết toàn bộ các vị trí đã định vị trong bước phóng tuyến, cắm

cọc

- Bản vẽ trắc dọc được lên theo tỷ lệ: dài 1:2000, cao 1:200

3) Đo mặt cắt ngang:

- Cập nhật bổ sung những thay đổi tại các mặt cắt đã được đo vẽ trong bước

lập Dự án (mặt cắt tại các cọc Hm)

- Đo vẽ bổ sung mặt cắt ngang tại các lý trình chẵn 25m, 50m, 75m Các vị trí

thay đổi địa hình, đầu và cuối các đoạn đường đào, đường đắp, tường chắn, rãnh xây

- Bản vẽ trắc ngang phải thể hiện đúng địa hình địa vật Mặt cắt ngang thể

hiện đầy đủ cao độ tim đường, vai đường, chân đường, chân ta luy

- Phạm vi đo vẽ:

+ Đối với nền đường không đào, không đắp từ tim đường sắt ra mỗi bên 10m + Đối với nền đường đắp: Đo từ chân ta luy đắp ra mỗi phía 5m

+ Đối với nền đường đào: Đo từ mép ta luy nền đào hoặc mép ngoài rãnh đỉnh

nếu có ra 5m

- Bản vẽ trắc ngang được lên theo tỷ lệ 1/200

IV.1.3.Khảo sát cầu, cống

1) Cầu:

BẢNG THỐNG KÊ CẦU TRÊN TUYẾN

STT Tên cầu Lý trình Khẩu độ Ghi chú

Trang 5

1 Cầu Bê tông Km718+959.30 L=5m

2 Cầu Thép Km719+843.40 L=21.6m

3 Cầu Thép KM720+607.0 L=4.90m

- Tận dụng hồ sơ khảo sát bước lập Dự án chỉ tiến hành:

+ Kiểm tra bố trí chung cầu hiện tại bao gồm mặt chính, mặt bằng, mặt cắt

ngang tại mố, trụ Trên bản vẽ thể hiện kích thước các kết cấu, chi tiết mố, trụ, dầm, cao độ đỉnh ray, cao độ đỉnh mố, trụ, cao độ mặt cầu, đáy dầm và các chi tiết khác

+ Đánh giá sơ bộ chất lượng, khả năng làm việc của các kết cấu Điều tra

hướng thoát nước, khả năng thoát nước của các cầu Đánh giá tình hình xói

lở hoặc bồi lấp thượng hạ lưu nếu có của các cầu trên tuyến

2) Cống: Đo vẽ trắc dọc cống (trắc ngang tuyến tại vị trí cống) bao gồm: tim

đường, vai đường, đỉnh tường đầu, tường cánh, cao độ cửa ra, cửa vào đánh giá chất lượng, khả năng thoát nước của các cống trên tuyến

IV.1.4.Khảo sát điều tra:

 Nền đường: Các vị trí nền đường sụt lở, phọt bùn túi đá , hướng thoát nước

cầu, cống, rãnh ngang, rãnh dọc

 Điều tra kiến trúc tầng trên:

+ Ray trên đường phải được điều tra, đánh giá và được phân loại: dùng lại

được – khuyết tật theo từng cầu ray và chiều dài thanh cụ thể

+ Đối với những thanh ray bị khuyết tật: phải xác định rõ vị trí cụ thể (số thứ

tự cầu ray, thuộc Km nào, bên trái hay bên phải, chiều dài thanh ray )

- Tà vẹt:

Trang 6

+ Yêu cầu của công tác điều tra tà vẹt: điều tra, đánh giá đúng chủng loại tà

vẹt và phụ kiện đồng bộ theo từng cầu ray cụ thể có phân loại tốt xấu từng thanh

- Điều tra số lượng, chất lượng phụ kiện nối giữ ray với ray, ray với tà vẹt và

phải thống kê phân loại tốt xấu theo từng cầu ray một

- Đá ba lát:

+ Điều tra đo vẽ kích thước hình học của nền đá ba lát theo nội dung sau:

 Bề rộng mặt và bề rộng chân đá ba lát

 Chiều dày nền đá tính từ đáy tà vẹt đến đỉnh nền đường tại vị trí đế

ray (trong đường cong điều tra chiều dày nền đá bên phía ray bụng)

 Đánh giá tỷ lệ đá ba lát sử dụng lại

+ Các vị trí cần điều tra:

 Tại các vị trí có lý trình chẵn 50m

 Tại hai đầu cầu thép

 Tại hai đầu và tim cầu bê tông có máng đá ba lát

- Kết quả điều tra kiến trúc tầng trên phải lập theo đúng biểu mẫu theo quy

định

 Khảo sát, điều tra các vị trí giao cắt đường dây điện, đường dây thông tin,

cáp quang quân đội

 Phần điều tra phải lập thành từng hạng mục riêng biệt có cột tổng cộng có

chữ ký của người điều tra và người soát

IV.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

IV.2.1.Khảo sát tuyến:

- Bình diện: Dùng máy toàn đạc điện tử TOPCON-GTS-701 và gương sào để

đo góc đỉnh, đo 2 lần (thuận kính và đảo kính) Độ chính xác của máy được thể hiện qua các thông số:

+ Đo góc đo với độ chính xác 2’

Trang 7

+ Đo cạnh với chế độ đo tinh: ±(3+3PPmxD)mm’.

+ Đo cạnh với chế độ đo thô: ±(5+3PPmxD)mm’

Trong đó D là chiều dài cạnh đo tính bằng Km

- Đo cao kỹ thuật bằng máy thủy bình 30KiA (C30) Khép mốc với sai số cho

phép fhcp = trong đó L là khoảng cách giữa 2 mốc tính bằng Km

Đo cao 02 lần và tính ra cao độ chênh không quá ± 3cm, lấy trị số bình quân

- Trắc ngang: Dùng máy thuỷ bình và thước thép đo cao độ và khoảng cách

giữa các điểm trên mặt cắt ngang

- Điều tra kiến trúc tầng trên: Dùng thước kẹp để đo kích thước mặt cắt ray

Kiểm đếm tà vẹt và các hư hỏng khác bằng mắt thường Đào bới thủ công đo chiều dày đá ba lát tại vị trí dưới đáy tà vẹt

IV.2.2.Khảo sát cầu:

- Đo vẽ cập nhập bổ sung các chi tiết cầu: dùng thước thép 50m, 5m đo vẽ chi

tiết mố, trụ, dầm, trên bản vẽ thể hiện đầy đủ 3 hình chiếu và thuyết minh tổng quan về từng cầu

IV.2.3.Khảo sát cống:

- Đo vẽ cập nhật lại trắc dọc của từng cống (trắc ngang tuyến tại vị trí cống) IV.2.4.Tổng hợp khối lượng khảo sát:

BẢNG KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT

ST

Đơn vị

Khối lượng Ghi chú

1 Khảo sát đo vẽ mặt cắt dọc đường sắt Km 2

Trang 8

2 Khảo sát đo vẽ mặt cắt ngang đường sắt m 1420 Các cọc tại lý trình 25,50,75m

3 Khảo sát đo vẽ vuốt dốc đường sắt Km 0,65 Hết đường cong Đ2

4 Khảo sát điều tra kiến trúc tầng trên Km 2

5 Dẫn mốc thủy chuẩn hạng IV Km 1,3

6 Điều tra cọc tiêu, biển báo Km 2

V.1. Mục đích yêu cầu:

- Đảm bảo an toàn, nâng cao tốc độ chạy tàu, từng bước đồng bộ về tiêu

chuẩn kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của đường sắt qua khu gian Truồi – Cầu Hai nói riêng và trên tuyến đường sắt Hà Nội – T.p Hồ Chí Minh nói chung

- Đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách đi tàu và rút ngắn thời gian

chạy tàu phù hợp với quy mô khai thác trong từng giai đoạn, tránh lãng phí trong đầu tư

- Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế tai nạn giao thông do chất

lượng cơ sở hạ tầng xuống cấp

V.2. Nguyên tắc thiết kế:

- Tuân thủ các quy trình, quy phạm và các văn bản pháp luật hiện hành

- Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật

- Bám sát bình diện (tim cầu, tim đường) và cao độ đỉnh ray hiện tại tránh

phát sinh khối lượng lớn

V.3. Các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu:

- Khổ đường 1000mm

- Tải trọng thiết kế:T14

- Bán kính tối thiểu: R=500m

Trang 9

- Độ dốc hạn chế ip = 7.0‰.

- Chiều dài dốc ngắn nhất: Lmin=150m

- Tốc độ thiết kế: Vmax = 90 km/h

- Bề rộng nền đường: ≥ 5.0m

V.4. Nội dung thiết kế:

V.4.1. Phạm vi thiết kế: Từ Km718+700-Km720+700

V.4.2. Công trình tuyến:

- Bình diện: Cải tạo đường cong hoãn hoà để đảm bảo vuốt siêu cao theo quy

định Bám sát tim đường và tim cầu hiện tại tránh phát sinh khối lượng lớn

- Trắc dọc: Thiết kế bám sát cao độ đỉnh ray qua các công trình cố định như

cầu, đường ngang

- Kiến trúc tầng trên:

+ Ray: Thay thế toàn bộ các thanh ray P43 hiện tại bằng các thanh ray P50

UIC 50E4 L= 25m mới

+ Tà vẹt: Thay thế toàn bộ các thanh tà vẹt trên đường bằng các thanh tà vẹt

BTDƯL TN1 mới Tiêu chuẩn đặt tà vẹt 1520 thanh/km đối với đường thẳng và đường cong R> 800m, 1600 thanh/km trên đường cong R ≤ 800m Thay thế các thanh TVG hỏng trên các cầu thép bằng các thanh TVG mới + Đá ba lát: làm lại nền đá lòng đường toàn đoạn (trừ các cầu thép), tận dụng

lại đá ba lát còn tốt, bổ sung đá mới theo đúng mặt cắt thiết kế Chiều dày đá

ba lát dưới đáy tà vẹt dày 30+5cm Mặt nền đá rộng 2,6m, ta luy mái đá 1/1.5 Chất lượng và quy cách đá theo công văn số 1037CV/CSHT ngày 25 tháng 6 năm 2001 của LHĐS Việt Nam

+ Chiều dày kiến trúc tầng trên thiết kế:

Ray UIC 50E4, L = 25.0m : 15 cm

Đá balát : 30+5 cm Cộng : 63+5 cm

Trang 10

- Nền đường và thoát nước:

+ Chiều rộng nền đường thiết kế theo tiêu chuẩn B ≥ 5.0m trên đường thẳng

và đường cong bán kính R>1000m, trong đường cong bán kính ≤ 1000m mở rộng nền đường về phía lưng theo quy định

+ Ta luy nền đường thiết kế 1:1 đối với nền đường đào và 1:1.5 đối với nền

đường đắp

+ Mui luyện tam giác, độ dốc ngang mặt nền 4- 6%

+ Các đoạn nền đường yếu, phọt bùn túi đá, xử lý thay đất bằng lớp subbalast

(cấp phối đá dăm loại I) dày 20-30cm

+ Kè ốp ta luy những đoạn nền đường thường xuyên bị sạt lở Xây kè vai

đường tại các vị trí người dân và súc vật qua lại

+ Đất đá thừa được vận chuyển đổ xa khu vực nền đường tránh ảnh hưởng đến

thoát nước dọc tuyến

V.4.3. Công trình cầu, cống:

- Cầu bê tông: Thay thế kiến trúc tầng trên đồng bộ với tuyến

- Cầu thép: Bổ sung mới toàn bộ phụ kiện liên kết giữa ray, tà vẹt với dầm I

- Các cống trên tuyến được nối dài hoặc nâng tường đầu để đảm bảo bề rộng

nền đường thiết kế

V.4.4. Các công trình phụ trợ

Cọc tiêu, biển báo, biển đổi dốc, biển đường cong: Tận dụng lại các cọc, biển còn tốt và đúng quy cách hiện có, chỉ sơn sửa và trồng lại; bổ sung các cọc, biển còn thiếu hoặc chất lượng kém

V.4.5. Lý trình cao độ:

- Lý trình dẫn từ cọc Km718+0.00 tại hiện trường

- Sử dụng hệ thống mốc thuỷ chuẩn của tuyến Đường sắt Thống Nhất Cụ thể

mốc Ni442 đặt tại tường cánh mố cầu phía Bắc, cách tim ĐS về phía bên phải 2.0m, ngang lý trình Km717+366 có cao độ: CĐ = + 3.522m và mốc

Trang 11

Ni445 đặt tại tường cánh mố cầu phía Bắc, cách tim ĐS về phía bên phải 3.0m, ngang lý trình Km721+625 có cao độ: CĐ = + 4.342m

VI.1. Thời gian thực hiện

- Công tác lập hồ sơ khảo sát và thiết kế bản vẽ thi công được tiến hành ngay

sau khi Hợp đồng kinh tế được ký kết và Nhiệm vụ khảo sát - thiết kế được chủ đầu tư chấp thuận

- Thời gian thực hiện: 60 ngày

VI.2. Hồ sơ giao nộp:

- Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng gồm 2 tập: tập thuyết minh được đóng

A4 và tập bản vẽ được đóng theo khổ A3

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được đóng thành 3 tập:

+ Tập 1: Thuyết minh đóng thành quyển A4

+ Tập 2: Hồ sơ thiết kế cơ sở đóng thành tập A3

+ Tập 3: Hồ sơ dự toán

- Số lượng: Theo hợp đồng

Trang 12

PHẦN II: THUYẾT MINH DỰ TOÁN KHẢO SÁT - THIẾT KẾ

1. Hợp đồng kinh tế giữa Ban quản lý cơ sở hạ tầng thuộc Đường sắt Việt Nam và Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư & Xây dựng GTVT số 07/2012/ SCL/HĐ-KSTK ngày 19/4/2011 v/v lập dự án đầu tư và xây dựng công trình: “Sửa chữa lớn đường sắt Km718+700 – Km720+700 – Tuyến Hà Nội - T.P Hồ Chí Minh

2. Hồ sơ thiết kế cơ sở số TKCS-SCL-2012-ĐS do Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư & Xây dựng Giao thông vận tải lập năm 2012

3. Quyết định duyệt số 1295/QĐ-ĐS ngày 26/9/2012 của Đường sắt Việt Nam về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình: Sữa chữa lớn đường sắt Km718+700 – Km720+700 tuyến đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh

1 Thông tư số 12/2008/TT-2008/TT-BXD hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng

2 Nghị định số 205/2004/NĐ - CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước

3 Nghị định 31/2012/NĐ – CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung

4 Thông tư số 10/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2012 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ

sở hữu

5 Nghị định 70/2011/NĐ - CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ về việc qui định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động

6 Thông tư số 23/2011/TT-BLĐTBXH ngày 16/09/2011 Thông tư số 10/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2012 của Bộ Lao động Thương binh

và Xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình,

cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động

Ngày đăng: 15/06/2014, 19:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT - Sửa chữa lớn Đường sắt Km 718+700 Km 720+700 Đường sắt Hà Nội  Tp Hồ Chí Minh
BẢNG KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w