ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BDC

Một phần của tài liệu Đề tài:: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BDC docx (Trang 25 - 30)

Qua kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty BDC trong 3 năm gần đây, ta có thể thấy sự tăng trưởng khá của Công ty và hiện tại Công ty đang trên đà phát triển mạnh. Có được kết quả này là do sự nỗ lực của Ban giám đốc và cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Mặc dù vậy trong nền kinh tế thị trường, ngày nay Công ty BDC đang phải cạnh tranh quyết liệt với các đối thủ cạnh tranh của mình, do vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm giá thành là những nhiệm vụ được đặt ra cấp bách để Công ty có thể tồn tại và phát triển trong thời gian tới. Để có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm mang tính thực thi cao, trước hết chúng ta phải đánh giá tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm của Công ty ứng dụng, phát triển Phát thanh- Truyền hình ( BDC) trong thời gian qua.

I. ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BDC SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BDC

Chất lượng sản phẩm là kết quả của nhiều yếu tố tạo thành trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy việc đánh giá những ưu, nhược điểm của các yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của Công ty như: Quan điểm về chất lượng của lãnh đạo và CBVC trong Công ty, trình độ kỹ thuật, công nghệ được sử dụng trong sản xuất, năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, yếu tố con người cũng như công tác quản lý của Nhà nước về chất lượng...là hết sức cần thiết.

1. Ưu điểm

a- Về quan điểm chất lượng của lãnh đạo và CBVC trong Công ty.

Trong nền kinh tế thị trường Lãnh đạo và CBVC Công ty luôn nhận thức sâu sắc rằng, muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh. Mấu chốt chính để tạo ra khả năng cạnh tranh là chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ, linh hoạt nhạy bén và thích ứng đối với các thay đổi, yêu cầu đòi hỏi của thị trường; chấp nhận sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường trong nước và quốc tế. Nhờ có được nhận thức đúng đắn như 25

đã nêu trên, nên Công ty đã xác định các mặt mạnh và các mặt còn yếu trong vấn đề chất lượng sản phẩm của mình, để từ đó phát triển các mặt mạnh, hạn chế khắc phục các mặt còn yếu kém nhằm xây dựng mục tiêu, chiến lược kinh doanh hợp lý cho mình.

b - Về trình độ kỹ thuật, công nghệ được sử dụng trong sản xuất.

Về trình độ kỹ thuật.

Phát thanh-Truyền hình là một lĩnh vực đặc thù , mà về mặt công nghệ luôn có sự phát triển và dẫn đến việc sản phẩm, chất lượng cũng phải thường xuyên thay đổi theo sự thay đổi của công nghệ mới và sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Để có thể tồn tại và phát triển, sản phẩm hàng hoá của Công ty BDC phải đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra của nhà nước Việt Nam khi cung cấp hàng cho các đơn vị trong nước, hoặc phải đảm bảo chỉ tiêu chất lượng quốc tế khi xuất khẩu ra nước ngoài ( theo yêu cầu của khách hàng). Chính điều này đã bắt buộc Công ty phải luôn tìm tòi, ứng dụng công nghệ mới nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm đạt trình độ kỹ thuật cao, được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận. Sản phẩm của Công ty đã được bán sang một số nước ở châu Phi cũng như khu vực đông Nam Á. Điều này phần nào đã nói lên trình độ kỹ thuật của Công ty .

Mặc dù vậy Việt Nam hiện nay chưa phải là nước có trình độ và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện tử - tin học . Phần lớn công nghệ và linh kiện, bán thành phẩm phải nhập ngoại là chủ yếu ; do vậy để cạnh tranh trên thị trường quốc tế là vấn đề rất khó khăn của Công ty BDC nói riêng và các Công ty của Việt Nam nói chung.

- Về thiết bị công nghệ.

Từ năm 1998 đến nay, trước tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều thay đổi, bằng vốn tự có, vốn vay hàng năm, Công ty đã thường xuyên đổi mới công nghệ , máy móc thiết bị để nhằm nâng cao chất lượng và giảm các chi phí không đáng có do phải dùng thiết bị và công nghệ cũ. Việc đầu tư mới dây chuyền làm bo mạch tự động trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, dây chuyền hàn tự động, một số thiết bị kiểm tra chất lượng thế hệ mới, tin học hoá khâu quản lý nghiệp vụ là những minh chứng cho sự đổi mới này. Nhờ có sự đầu tư thiết mới , nên Công ty cũng có điều kiện để ứng dụng công nghệ mới , do vậy hàng năm Công ty đã cho ra đời những sản mới như loa truyền thanh không dây, loa truyền thanh không dây sử dụng năng lượng 26

mặt trời, các thiết bị có sự tự hoá cao và được điều khiển từ xa ... Nhà xưởng được cải tạo lại khang trang hơn trước, trang thiết bị văn phòng gần như được trang bị mới hoàn toàn ...

c- Về năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

Do có nhận thức được vai trò, vị trí quan trọng qua hoạt động quản lý sản xuất, nên từ nhiều năm nay Công ty đã hết sức quan tâm xác lập quyền quản lý và điều hành hoạt động này tại Công ty. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn khác nhau, Công ty đã áp dụng các phương pháp, phương tiện quản lý khác nhau đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đặc biệt ttrong khâu kiểm soát chất lượng sản phẩm . Sở dĩ có sự thay đổi này tại Công ty vì liên quan đến sự thay đổi về nội dung, về cơ chế quản lý của nhà nước đối với công tác chất lượng. Và chính điều này đã đem lại một số kết quả tích cực trong công tác quản lý chất lượng của Công ty. Những kết quả đạt được đó thể hiện trên một số nội dung:

- Bước đầu xây dựng được một số văn bản làm cơ sở cho công tác quản lý chất lượng tại đơn vị ( chỉ tiêu chất lượng chính cho 1 số sản phẩm do Công ty sản xuất, các hướng dẫn, quy chế về kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, triển khai các hoạt động có liên quan đến vấn đề chất lượng tại Công ty, công bố sản phẩm phù hợp tiêu chuần …).

- Thiết lập cơ chế và phương thức hoạt động ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và xu thế hội nhập quốc tế và khu vực. Quản lý chất lượng đạt được nhiều tiến bộ bởi đã có sự phân công chịu trách nhiệm về chất lượng trong các bộ phận hợp lý hơn, có giải pháp thiết thực và hiệu quả hơn trong công tác này đối với các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ do công ty đảm nhận. Phương thức và giải pháp trong các lĩnh vực kiểm tra chất lượng hàng hoá, chứng nhận sản phẩm …phù hợp hơn với tập quán quốc tế;

- Đã bước đầu có sự hợp tác, giao lưu với các tổ chức chất lượng của các đơn vị khác, làm cho hoạt động chất lượng của Công ty có điều kiện tiếp thu, học tập kiến thức, kinh nghiệm tiên tiến của các đơn vị bạn .

d- Về yếu tố con người trong Công ty

Con người là yếu tố cơ bản nhất, quyết định sự thành công trong hoạt động của các đơn vị. Hiện nay không những Công ty BDC, mà các doanh nghiệp, đơn vị khác cũng đang khẩn trương để tự hoàn thiện mình, đặc biệt là 27

về công nghệ. Khi áp dụng công nghệ mới, dù là lĩnh vực nào, kỹ thuật hay quản lý, từng thành viên phải phấn đấu để nâng cao năng lực, kỹ năng, trình độ về các mặt, và điều này đòi hỏi tất cả phải tranh thủ học tập, nghiên cứu cả về chính trị, cả về chuyên môn, nghiệp vụ.

Như đã trình bày ở phần trên, tổng số lao động trong toàn Công ty là 160 người, trong đó trên 27,5% có trình độ đào tạo đại học và trên đại học. Phần đông cán bộ kỹ thuật trong Công ty có trình độ chuyên môn khá và lâu năm trong nghề và làm việc hết sức chuyên nghiệp. Đây là một thế lợi thế về trình độ kỹ thuật của đội ngũ CBVC trong Công ty.

2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm quan trọng nêu trên, trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng các mặt hoạt động nói chung và sản phẩm nói riêng trong thời điểm hiện nay, đã bộc lộ những nhược điểm, bất cập cần có biện pháp khắc phục, đó là:

- Hệ thống kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm ở Việt Nam nói chung và tại Công ty BDC đưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Trước yêu cầu, đòi hỏi của thị trường, trong điều kiện Việt Nam đã tham gia vào thị trường quốc tế thì vấn đề năng suất, chất lượng, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam, việc kiểm soát chất lượng hàng hoá xuất, nhập khẩu đòi hỏi các phòng thử nghiệm của Việt Nam nói chung và ở các Công ty sản xuất hàng hoá phải được tăng cường nhanh chóng thì mới đáp ứng được yêu cầu. Rõ ràng, thực trạng yếu kém về cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng của các hoạt động chất lượng hiện nay cũng là một thách thức đòi hỏi Nhà nước nói chung và Công ty nói riêng phải có giải pháp xử lý kiên quyết và kịp thời. Đặc biệt hiện nay khi mà Công ty chưa có được 1 bộ phận chuyên về công tác chất lượng.

- Các hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản hàng hoá, giao nhận hàng hoá ở Công ty nói riêng và nước ta nói chung còn nhiều vấn đề bất cập.

- Cơ sở hạ tầng như kho hàng, bến bãi, vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản hàng hoá ở nước ta nhìn chung còn nhiều yếu kém. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm tra hàng hóa cũng rất quan liêu, thiếu trách nhiệm đã làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hàng hoá, gây nên nhiều tổn thất không đáng có, hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng hoá.

28

- Về quy trình sản xuất, hiện Công ty chưa có được bộ tiêu chuẩn đầy đủ về quy trình sản xuất của mình. Điều này liên quan đến việc đổi mới công nghệ của dây chuyền do kinh phí cho tái đầu tư, mở rộng còn nhiều hạn chế. Công tác kiểm tra chất lượng trong sản xuất là một hoạt động không thể thiếu, nhưng việc quy định rõ những điểm cần kiểm tra và những chỉ tiêu cần thử nghiệm trong toàn bộ quá trình sản xuất của Công ty cũng còn những bất cập.

- Về năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải năng động nhạy bén hơn. Điều này phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người. Bên cạnh những CBVC có tâm huyết, toàn tâm toàn ý cho công việc, vì cái chung mà gạt bỏ cái riêng thì vẫn còn một số cán bộ công nhân viên thiếu tinh thần tự giác, chưa năng động sáng tạo trong công việc, ý thức kỷ luật chưa cao còn trông chờ ỷ lại người khác. Vẫn còn tư duy phong cách làm việc của thời kỳ bao cấp, chủ quan, trì trệ chưa thấy được sự cấp bách cần phải thay đổi phong cách làm việc, phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường.

- Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý chất lượng hàng hoá ở nước ta từ năm 1999 đến nay cho thấy hệ thống pháp luật về lĩnh vực này tuy đã được xây dựng nhưng chưa đầy đủ, phân công trách nhiệm quản lý một số đối tượng còn dàn trải và chưa phù hợp mục đích quản lý, chưa tiếp thu và áp dụng kịp thời khoa học quản lý tiên tiến vào hoạt động quản lý chất lượng. - Chính sách và giải pháp của Nhà nước về chất lượng chưa đủ mạnh để khuyến khích nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá sản xuất tại Việt Nam, tạo động lực và môi trường cho sự phát triển sản xuất trên cơ sở đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp. Chưa phân định rõ trách nhiệm về chất lượng hàng hoá giữa người sản xuất, người nhập khẩu và người bán hàng; xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hoá chưa đủ mạnh và kém tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn; chưa làm tốt trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng …Đặc biệt còn thiếu nhiều văn bản hướng dẫn triển khai trong lưu thông, trong xuất nhập khẩu. Chính điều này đã làm cho việc hướng dẫn triển khai công tác chất lượng tại Công BDC gặp khó khăn vì thiếu tính pháp lý.

Từ thực trạng công tác quản lý, giám sát về chất lượng như đã phân tích trên đây, chúng ta cần xác định các phương hướng và giải pháp để đổi 29

mới quản lý, giám sát nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty một cách hợp lý, thực tiễn và khả thi.

Một phần của tài liệu Đề tài:: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BDC docx (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w